You are on page 1of 3

Tình hình dân số Hàn Quốc trước và sau 1960.

Vấn đề nổi trội của xã hội Hàn


Quốc hiện nay
Giai đoạn 1950 - 1953, do ảnh hưởng của cuộc nội chiến Nam - Bắc, thiệt hại nhân
mạng trong chiến tranh và sự di chuyển dân cư giữa hai miền Nam Bắc mà tỷ lệ tăng dân số
Hàn Quốc rất thấp, chỉ đạt khoảng 1,02%, tỷ lệ tử vong cao đạt khoảng 31 người/1000
người/năm.
Sau cuộc nội chiến, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên tăng mạnh do đời sống ổn định trở
lại, các cặp đôi kết hôn sinh con tạo nên sự bùng nổ dân số, đặc biệt từ năm 1955 - 1960, dân
số tăng mạnh tạo nên hiện tượng “Baby Boom”. Thêm vào đó, sau khi hòa bình lập lại, chính
phủ Hàn Quốc khuyến khích đưa vào sử dụng các loại thuốc tăng cường đề kháng nên tỷ lệ tử
vong giảm đáng kể. Tỷ lệ sinh tăng, tỷ lệ tử giảm làm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên tăng
mạnh.
Trước sự “bùng nổ” dân số một cách mạnh mẽ như vậy, Chính phủ Hàn Quốc coi việc
“giảm tốc độ tăng dân số là một trong những vấn đề cần ưu tiên giải quyết để tạo môi trường
và tạo đà cho công cuộc tái thiết đất nước, phát triển kinh tế”. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất (1962 - 1966), chính phủ Park Chung Hee đã nhanh chóng đề ra chính sách kế hoạch
hoá dân số với khẩu hiệu “Sinh ít con và nuôi dạy cho tốt” nhằm kiểm soát sự gia tăng dân
số. Kế hoạch hoá dân số được chính phủ Hàn Quốc đẩy mạnh và đưa nó trở thành một trong
sáu mục tiêu chiến lược của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1967 - 1971). Nhờ đó mà tỷ lệ sinh
của Hàn Quốc giảm đáng kể. Theo Tổng cục thống kê Hàn Quốc, năm 1960, tỷ lệ gia tăng
dân số là 2,98% nhưng đến năm 1970 giảm xuống còn 1,88%.
Nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học, chất lượng y tế ngày
càng cao thì người Hàn Quốc có khuynh hướng thiên về hưởng thụ, đề cao cuộc sống cá nhân
và nảy sinh tâm lý ngại kết hôn, sinh con làm cho Hàn Quốc gặp phải vấn đề dân số mới: tỷ
lệ sinh thấp và già hoá dân số nhanh.
Xét theo tiêu chí của UNFPA, xu hướng già hóa dân số xuất hiện tại Hàn Quốc từ
năm 2000 khi mà tỷ lệ người trên 65 tuổi trên tổng số dân ở Hàn Quốc là 7,34%. Tính đến
ngày 1/11/2017, dân số trên 65 tuổi chiếm 14,2% tổng dân số. Với kết quả này, Hàn Quốc
chính thức bước vào “xã hội già” (KBS World 2018) bất chấp mọi nỗ lực ứng phó của Chính
phủ Hàn Quốc. Theo “Thống kê sinh tử (tạm thời)” của Cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc
(KOSIS), giai đoạn 2010 – 2020, tỉ lệ gia tăng dân số xuống dưới mức 0.5%/năm, năm 2022
tỷ suất sinh của Hàn Quốc là 0.78%, giảm 0.03% so với năm 2021, thấp hơn nhiều tỷ suất
sinh cần để duy trì ổn định dân số (2.1%). Từ năm 1960 - 2022, trong cơ cấu dân số theo tuổi,
tỉ lệ người già trên 60 tuổi có xu hướng tăng từ 3,75% lên 17,5%, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi có
xu hướng giảm từ 40,65% xuống 11,5%, chỉ số già hoá tăng liên tục từ 6,9% lên 152%.
Ngoài lý do tâm lý kể trên nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc giảm có thể kể
đến gánh nặng trong sinh hoạt như chi phí học tập đắt đỏ, vật giá leo thang, khó tìm kiếm
việc làm sau thời gian nghỉ việc ở nhà chăm sóc con cái...; ước muốn khẳng định cái tôi của
người phụ nữ hiện đại (đi làm, tham gia hoạt động kinh tế, …) mặc cho nhà nước đã có
những chính sách khuyến sinh để cải thiện tình hình: giảm thuế thu nhập cho các gia đình
sinh con, miễn thuế thu nhập với gia đình có con dưới 6 tuổi, miễn giảm học phí cho gia đình
có đông con,...
Suy giảm dân số có tác động đến kinh tế, văn hoá, các vấn đề xã hội khác. Về mặt
kinh tế, già hóa dân số gây thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai, giảm năng suất lao
động, giảm nhu cầu tiêu dùng và tăng gánh nặng về tài chính công. Về mặt xã hội, già hoá
dân số nhanh tạo nên những thay đổi trong hệ thống giáo dục (thay đổi số lượng giáo viên, tổ
chức hệ thống giáo dục thay đổi khi dân số trong độ tuổi lao động ít đi, gia tăng gánh nặng
cho an sinh xã hội (chăm sóc sức khỏe và phúc lợi cho người già tăng). Về mặt văn hoá có
thể gây ra sự xung đột giá trị giữa thế hệ già và thế hệ trẻ, ….
Sự gia tăng dân số nhanh chóng đặc biệt ở khu vực nông thôn từ những năm 1960 tạo
áp lực lên việc phân chia đất đai nhà ở cùng với tác động của quá trình công nghiệp hoá ở
thành thị đã làm hình thành nên dòng di cư từ nông thôn ra thành thị với mong muốn kiếm
được việc làm, cải thiện cuộc sống. Đô thị hóa nhanh chóng được biểu hiện bằng sự mở rộng
hệ thống đô thị và tỉ lệ dân cư đô thị ngày càng cao. Từ năm 1960 - 1995, số lượng đô thị nhỏ
(20.000 người) tăng gấp 4 lần, số khu đô thị tăng hơn 30%; các đô thị rất lớn (hơn 1 triệu
người) tăng gần 20%. Những dòng người nhập cư chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn
như Busan, Seoul. Dân số của Seoul trong 35 năm tăng liên tục từ 2,4 triệu người lên 11 triệu
người.
Đô thị hóa nhanh chóng gây ra nhiều vấn đề tiêu cực. Ở thành thị vấn đề dịch vụ
công; ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng cư dân đô thị, vấn đề
về giao thông, dân cư tập trung quá đông đúc, số lượng việc làm mỗi năm tăng chậm hơn so
với số dân đến nhập cư gây nên tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm. Trái lại ở nông thôn lại
thiếu lao động, buộc phải nhập lao động từ bên ngoài (từ năm 1990 trở đi), người nước ngoài
trực tiếp sinh hoạt trong cộng đồng một dân tộc vấp phải sự bài trừ, những mâu thuẫn mới gia
đời: ra đình đa văn hoá.

Tài liệu tham khảo


1. Vấn đề đô thị hoá ở Hàn Quốc, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, truy cập ngày
21/09/2023 https://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=30
2. 한국의 인구 감소와 초고령화 사회, truy cập ngày 21/09/2023
https://ooooooo.tistory.com/entry/%ED%95%9C%EA%B5%AD%EC%9D%98-%EC
%9D%B8%EA%B5%AC-%EA%B0%90%EC%86%8C%EC%99%80-%EC
%B4%88%EA%B3%A0%EB%A0%B9%ED%99%94-%EC%82%AC%ED%9A
%8C
3. 인간집단의 계수(計數)로서 정치적 · 경제적 · 사회문화적으로 구획된 일정한
지역내에 거주하는 주민, 한국민족문화대백과사전, truy cập ngày 21/09/2023
https://encykorea.aks.ac.kr/Article/E0046845#section-8
4. Già hoá dân số và người cao tuổi ở Hàn Quốc hiện nay, Tạp chí Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Tập 5, Số 6 (2019) 751-763, truy cập ngày 21/9/2023
https://www.researchgate.net/profile/Huong-Nguyen
119/publication/351687404_Gia_hoa_dan_so_va_nguoi_cao_tuoi_o_Han_Quoc_hien
_nay/links/60a4bf72a6fdccb2cc21848a/Gia-hoa-dan-so-va-nguoi-cao-tuoi-o-Han-
Quoc-hien-nay.pdf
5. KOSIS 100 대지표, truy cập ngày 21/9/2023
https://kosis.kr/visual/nsportalStats/detailContents.do?
statJipyoId=3646&vStatJipyoId=4883&listId=A
6. 국가통계표, truy cập ngày 21/9/2023 https://kosis.kr/index/index.do

You might also like