You are on page 1of 24

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BAN NGÂN HÀNG SỐ
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Bộ phận Chiến lược – Nhóm Đào tạo số

BÁO CÁO TỔNG HỢP


Agile và ứng dụng trong hệ thống Ngân hàng trên Thế Giới và tại Việt Nam

I. Danh sách các nghiên cứu


Agile được coi là một trong những bước đầu tiên, quan trọng nhất trong quá
trình chuyển đổi số. Sau đây là kết quả tổng hợp các nghiên cứu về điển hình Agile
được áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng trên Thế giới và tại Việt Nam. Các nghiên
cứu bao gồm:
1. Năm dấu hiệu của Agile và cách ngân hàng áp dụng Agile
2. Mô hình Disciplined Agile và Disciplined Agile Delivery
3. Sơ lược mô hình lai Scrum - FDD
4. Những sai lầm khi áp dụng Agile
5. Ví dụ về các ngân hàng trên thế giới thành công với Agile
6. Sơ lược về vấn đề áp dụng Agile tại các ngân hàng lớn ở Việt Nam
7. Nghiên cứu về phương pháp áp dụng Agile trong quá trình chuyển đổi số đối
với ngân hàng Agribank
8. Các công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo, huấn luyện Agile tại
Việt Nam
II. Sơ lược về các nghiên cứu
1. Năm dấu hiệu của Agile và cách ngân hàng áp dụng Agile
1.1. Phần 1 Đặc điểm của một tổ chức Agile
- Một tổ chức Agile có đặc điểm đó là vừa uyển chuyển, vừa ổn định. Để có
thể đạt được như thế, tổ chức Agile được thiết kế giống như một sinh vật sống, có
hệ thống xương sống vững chắc ổn định, nhưng cũng có các bộ phận xung quanh
có thể phản ứng linh hoạt tuỳ theo tình huống tổ chức này gặp phải.
Ngoài ra, tổ chức Agile còn có 5 đặc điểm khác có thể nói tóm gọn như sau:
+ Toàn tổ chức hướng tới một mục tiêu
+ Một tổ chức Agile không có tính áp đặt
+ Liên tục thử nghiệm
+ Tạo điều kiện cho nhân viên đưa ra quyết định
+ Luôn luôn hỗ trợ các thế hệ công nghệ tiếp theo
- Trong thời đại mới, công nghệ là một sự tiếp nối một cách liền mạch, tránh
bỡ ngỡ hoặc mất mát dữ liệu; bởi thế, sự hỗ trợ từ A đến Z là một điều cần thiết khi
áp dụng Agile, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp phản ứng một cách nhanh chóng
mỗi khi áp dụng bất cứ một công nghệ nào vào doanh nghiệp của mình.
2

1.2. Cách mà một ngân hàng áp dụng phương pháp Agile vào các vấn đề của
mình
Với các vấn đề lớn, phức tạp, Agile team chuyển vấn đề này thành từng thành
phần nhỏ để giải quyết và các nhóm sẽ tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả
nhưng lại có một mục tiêu chung.
2. Các ví dụ về ngân hàng áp dụng Agile để giải quyết vấn đề của mình có
thể kể đến như sau
- ING Group, một công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia của Hà Lan cũng cung
cấp cả dịch vụ ngân hàng.
- ING đã áp dụng Agile vào hệ thống của mình theo cách chia hệ thống của
mình theo từng nhóm nhỏ, trong đó mỗi nhóm phục vụ mục tiêu riêng, có cách
quản lý riêng, tự đánh giá mình như thế nào sau mỗi quý theo tiêu chí riêng của
mình nhưng không nằm ngoài mục đích chung, điều này tương ứng với đặc điểm
thứ 2 của một tổ chức Agile.
- Một cách mà ngân hàng áp dụng Agile rất thực tế, đó là luôn ở gần khách
hàng, từ đó ngân hàng có đủ dữ liệu về khách hàng và sau đó ngân hàng sẽ có thể
đưa ra được các dịch vụ phù hợp với sở thích, hành vi v.v của khách hàng. Cách
tiếp cận này giúp ngân hàng có thể đáp ứng được với sự thay đổi nhanh chóng
trong tình hình hiện nay của khách hàng. Cụ thể: ngân hàng chỉ đưa ra một tiêu chí
chung, còn việc thử nghiệm và đánh giá phương pháp này liên tục qua các sprint
thì tuỳ theo người chịu trách nhiệm gần gũi nhất với khách hàng; điều này tương
ứng với đặc điểm thứ 1 và thứ 3 của một tổ chức Agile
- Việc áp dụng Agile vào một tổ chức đã được chứng minh là có hiệu quả trong
thực tế. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng đại dịch Covid 19, các tổ chức buộc phải đưa
ra các lựa chọn cho nhân viên và khách hàng của mình, ví dụ việc làm việc từ xa,
khách hàng đặt hàng chọn dịch vụ, tuy nhiên với sự áp dụng Agile, các tổ chức tài
chính đã vươn lên đứng đầu trong khả năng cung cấp trải nghiệm khách hàng và
khả năng quản lý rủi ro trong cuộc khủng hoảng đó.
Cùng với việc áp dụng Agile trong các tổ chức, việc tìm kiếm các nhân viên tài
năng cũng sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Lý do đơn giản là khi áp dụng aglie, các
nhân viên được trao quyền tự chủ nhiều hơn và họ cảm thấy sự thách thức, từ đó
họ thực sự phấn khích khi làm công việc này. Đó chính là điểm thu hút các nhân
tài đến với các công ty công nghệ, công ty fintech và cả các ngân hàng, ứng với
điều thứ 1 và điều thứ 2
- Một ví dụ khác về cách tiếp cận Agile, đó là ngân hàng Loyds. Lloyds bank
khi tiếp cận Agile đã chia làm ba giai đoạn :
+ Xây dựng nền tảng số, tạo nền tảng số có thể mở rộng, mang lại sự lựa chọn
và thuận tiện cho khách hàng. Tạo ra ngân hàng số lớn nhất Vương quốc Anh,
nâng cao năng lực số và thực hiện chuyển đổi hành trình của khách hàng để cải
thiện trải nghiệm và hiệu quả kinh doanh.
+ Số hóa nhóm và chuyển đổi cách làm việc bằng cách cho phép các nhóm tự
do thí nghiệm chuyển đổi số rộng hơn và sâu hơn. Bên cạnh đó các nhóm có thể tự
quyết định phương pháp để đơn giản hóa và hiện đại hóa kiến trúc dữ liệu và công
nghệ thông tin của họ.
3

+ Đầu tư để xây dựng các kỹ năng quan trọng của tương lai với năng lực nội bộ
tốt hơn
Như vậy, chúng ta có thể thấy trong quá trình áp dụng Agile vào quá trình số
hoá, ngân hàng Loyds liên tục thí nghiệm các công nghệ mới và luôn Tạo điều
kiện cho nhân viên đưa ra quyết định của mình.
- Với ngân hàng Deloitte, công nghệ của họ thay đổi liên tục, và sự áp dụng
Agile của họ cũng có thể thấy là một điển hình.
Tuy liên tục áp dụng các công nghệ mới, Deloitte luôn cần đến một team gọi là
site reliability engineering – SRE, mục đích của đội này nhằm hỗ trợ việc áp dụng
các công nghệ từ cũ tới mới vào ngân hàng một cách trơn tru không gặp khó khăn
gì, từ đó tất cả người dùng có thể sử dụng được dịch vụ của ngân hàng đều hoàn
hảo.
Reference :
https://www.cigniti.com/blog/Agile-testing-banking-transformation-Agile-
trans/
https://deloitte.wsj.com/articles/run-the-bank-better-withAgile-01563152525
2. Mô hình Disciplined Agile và Disciplined Agile Delivery
2.1 Tìm hiểu về mô hình Disciplined Agile
- Khải niệm: Disciplined Agile (DA) là một bộ công cụ quản lý dự án, công cụ
này kết hợp nhiều phương pháp với nhau từ Scrum, Agile Modeling, Extreme
Programming (XP), Kanban, SAFe tuỳ theo dự án nào mà sử dụng phương pháp
phù hợp với điều kiện thực tế.
- Vì sao lại nên dùng DA?
+ Phương pháp này cung cấp nhiều lựa chọn khác nhau.
+Tăng khả năng cạnh tranh.
+ Đòi hỏi sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt nhất, để khách hàng có được sự
phục vụ tốt nhất, vì thế DA giúp cho sản phẩm có được khả năng cạnh tranh cao
nhất.
+ Giúp nhóm gắn kết hơn: DA là một phương pháp uyển chuyển, phù hợp với
nhiều tình huống khác nhau.
+ Làm việc được với mọi loại nhóm.
- Các nguyên tắc đơn giản về DA là gì?
+ Luôn làm tốt hơn mong muốn của khách hàng và tốt nhất có thể.
+ Mỗi một vấn đề sẽ được giải quyết ứng với từng bộ phận có nhiệm vụ phù
hợp với vấn đề đó.
+ Luôn biết cách lựa chọn phương án tốt nhất cho công việc của mình
+ Luôn thực tế và tối ưu hoá công việc.
+ Nhận thức được vị trí của mình đối với doanh nghiệp.
- Nhược điểm của DA
+ Không có một chỉ dẫn rõ ràng nào và cũng không có hướng dẫn nào cho DA
nên khi triển khai sẽ cần có chuyên gia hoặc mất nhiều thời gian trong huấn luyện,
học tập.
2.2. Mô hình Disciplined Agile Delivery (DAD)
4

- Trong các phương pháp Agile scaling model phổ biến trong phát triển phần
mềm bao gồm: SAFe, LeSS, DAD,… DAD - Disciplined Agile Delivery là một
phương pháp agile model áp dụng cho các dự án phần mềm phức tạp. Đây là một
dạng hybrid Agile framework dùng để quản lý các dự án IT.
DAD không phải là một framework cố định kiểu như Scrum, Kanban, hay
Extreme Programming (XP), thay vào đó mô hình này được áp dụng tuỳ theo hoàn
cảnh khác nhau mà đưa vào phương pháp giải quyết khác nhau.
- Lợi ích của việc áp dụng DAD vào trong dự án
+ Ưu tiên con người
+ Bao gồm toàn bộ vòng lặp
+ Có những chiến lược linh hoạt, (hybrid strategy): DAD kết hợp nhiều ý
tưởng từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Scrum, XP, v.v, tối đa hoá hiệu quả của
chúng vào đúng thời điểm thích hợp và tình huống chính xác
DAD - Disciplined Agile Delivery có các tính chất chính như sau:

+ Quy trình của DAD tuân theo 3 giai đoạn : Khởi động – Xây dựng – Chuyển
đổi. Mỗi giai đoạn đều được xác định rõ mục tiêu và có kế hoạch từ trước.
+ DAD xây dựng rõ các vai trò cụ thể của từng thành phần trong team như kiến
trúc sư, lãnh đạo nhóm, thành phần vận hành IT nhằm mang lại kết quả khi tiếp
cận với quy mô lớn và quy mô nhỏ.
+ DAD cũng xây dựng các cột mốc nhằm cung cấp cho team các điểm mốc để
có thể kiểm tra kết quả hoạt động của dự án xuyên suốt trong vòng đời của dự án.
+ Để có thể quản lý được dự án, DAD đưa ra các định nghĩa về thông lệ quản
trị, giải pháp nhằm buộc team phải tuân thủ theo luật lệ của đội ngũ.
+ DAD kết hợp các kết quả áp dụng từ thực tiễn của các phương pháp như
Scrum, Kanban, Lean, XP v.v vào thực tế
3. Sơ lược mô hình lai Scrum – FDD
3.1. Sơ lược về mô hình cũ – Mô hình Fearture – Driven Development (FDD)
5

- Định nghĩa mô hình FDD: Phương pháp này giúp đáp ứng các dự án lớn tốt
hơn, được coi là phương pháp agile cổ điển bao gồm 5 hoạt động được thực hiện
theo chu trình như sau:
+ Phát triển mô hình dự án tổng quan.
+ Xây dựng danh sách các tính năng cần thiết.
+ Lập kế hoạch cho từng tính năng đặc biệt.
+ Thiết kế các tính năng đã được đề xuất trước đó.
+ Xây dựng tính năng hoàn chỉnh.
- Cấu trúc một nhóm FDD bao gồm những thành phần:
+ Project manager: Có trách nhiệm giám sát toàn bộ dự án.
+ Chief architect: Có trách nhiệm thiết kế về tổng thể và mô hình hoá hệ thống,
làm việc với đội phát triển có kỹ năng trong giai đoạn lên kế hoạch các chu trình
phát triển.
+ Development manager: Lãnh đạo các nhóm dev và quản lý hoạt động hàng
ngày của nhóm.
+ Chief programmer: Giúp việc phân tích và thiết kế cũng như được phân vào
việc quản lý các nhóm nhỏ.
+ Class owner: Là thành viên của một nhóm phát triển được lãnh đạo bởi chief
programmer. Chịu trách nhiệm thiết kế, code, test và lập tài liệu.
+ Domain expert: Là thành viên của nhóm nắm vững vấn đề mà khách hàng
cần phải giải quyết. Đội phát triển dựa vào hiểu biết của domain expert để chắc
chắn rằng họ đang làm gì và chuyển giao những vấn đề quan trọng cho khách
hàng.
- Những điểm mạnh của mô hình FDD
+ Phù hợp với những project lớn
+ Phù hợp với những project phức tạp với những trường hợp khó giải quyết
+ Các process phù hợp với những member mới và những dự án ngắn ngày
- Tuy nhiên mô hình FDD cũng có những nhược điểm:
+ Không phù hợp với những dự án nhỏ
+ Không có tài liệu, dễ gây bối rối cho team
+ Phụ thuộc quá cao vào leader nên nếu leader vắng mặt sẽ gây ra vấn đề lớn
cho team
Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên mô hình FDD cũng có một số nhược điểm
khi áp dụng vào các dự án kéo dài và phức tạp mà các dự án của ngân hàng là một
điển hình.
3.2. Mô hình lai giữa FDD và Scrum
- Các đặc điểm của một mô hình lai FDD – Scrum
Đặc thù của phương pháp Scrum là sự tập trung của phương pháp vào thời gian
của dự án.
6

Nhằm cải tiến các mô hình áp dụng cho các dự án phức tạp như vậy, một dạng
mô hình kiểu mới đã được đề xuất, gọi là mô hình lai FDD-Scrum, có thể được mô
tả cơ bản như sau:
+ Giai đoạn 1: Xác định đặc điểm của dự án (giai đoạn đầu của mô hình FDD)
+ Giai đoạn 2: Xây dựng các đơn vị phát triển theo từng sprint (giai đoạn thứ
hai của SCRUM – giai đoạn thứ hai của FDD)
+ Giai đoạn 3: Giao các task nhỏ cho từng đơn vị - lặp đi lặp lại theo từng
sprint (giai đoạn thứ ba của SCRUM)
+ Giai đoạn 4: Xem lại các sản phẩm bởi BA hoặc tester (giai đoạn thứ tư của
SCRUM – giai đoạn đánh giá của FDD)
+ Giai đoạn 5: Phát hành sản phẩm, đánh giá tính khả thi từ review của khách
hàng
+ Giai đoạn 6: Xem xét review của khách hàng để có thể tiếp tục phát triển các
tính năng mới
Có thể thấy rằng với FDD, mô hình này mang tính quy tắc và hình thức hơn
Scrum, có tính tuần tự giống như một mô hình waterfall. Nhưng đối với một mô
hình lai FDD-Scrum, mô hình lai này không còn mang tính waterfall nhiều nữa.
- Kết quả thí nghiệm mô hình lai FDD – Scrum trên thực tế trên hệ thống ngân
hàng
Đối với hệ thống ngân hàng, mô hình FDD-Scrum đã thể hiện được sự hiệu
quả khi áp dụng vào thử nghiệm trên thực tế. Sau đây là kết quả thí nghiệm:

Hình 1 So sánh khả năng hoàn thành các task trong thời lượng 4 tuần của 3
mô hình Scrum – FDD - Hybrid
Thí nghiệm trên được áp dụng cho một ngân hàng của Đức, cùng một nhóm,
các dự án có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Nhìn vào kết quả có thể thấy ngay rằng với
mô hình FDD – Scrum, các dự án được triển khai tốt hơn hẳn mô hình Scrum và
mô hình FDD
3.3. Áp dụng với Agribank – giải pháp và phương hướng
- Tổ chức: Các nhóm IT của ngân hàng Agribank đã quen với cấu trúc mô hình
Agile truyền thống hoặc mô hình FDD, tuy nhiên để tổ chức một mô hình lai FDD
– Scrum, có thể tổ chức một nhóm IT cụ thể như sau:
7

+ Team leader: 1 người


+ Business Analyst: 1 người
+ Developers: 6 người
+ Testers: 1 người
- Dự án có thể được áp dụng chia thành các giai đoạn như đã được nhắc tới ở
Phần 1 Mô hình lai. Mặc dù vậy, đối với Agribank, để đảm bảo thành công, có thể
áp dụng mô hình FDD – Scrum với một dự án tầm trung bình ( thời hạn 03 tháng )
để trước tiên nhằm đánh giá hiệu quả và so sánh với các mô hình khác, sau đó sẽ
mở rộng đối với các dự án có quy mô lớn hơn.
4. Những sai lầm khi áp dụng Agile
- Quản lý quá chặt chẽ tất cả thành viên của nhóm và cố gắng áp đặt quy trình
vào nhóm của mình.
- Không đạt được kết quả gì thì đổ hết lỗi cho Agile: Toàn bộ thành viên có thể
tự quản lý công việc của mình, không hướng dẫn gì cho cấp dưới. Kết quả là Agile
không đạt được kết quả gì cả, lãnh đạo lại đổ lỗi cho Agile.
- Cho rằng mình đã hiểu hết các quy tắc của Agile và không cần phải đọc gì:
Agile không phải là một quy chuẩn, Agile cần phải được update một cách uyển
chuyển. Khi áp dụng Agile vào công ty của mình, cần phải tham khảo rất nhiều nơi
và nhiều ý kiến khác nhau.
- Vấn đề về tổ chức khi áp dụng Agile: Agile xét cho cùng vẫn là một phương
pháp, mỗi tổ chức vẫn cần phải được thiết lập một cách chặt chẽ và yếu tố uyển
chuyển trong Agile cần có thời hạn.
- Vấn đề về thời gian khi áp dụng Agile: Khi áp dụng Agile, cần phải hết sức
chú ý về tiến độ và phương án giải quyết khi gặp vấn đề càng sớm càng tốt, tránh
để tình trạng dồn toa.
- Tách các nhóm thành từng nhóm nhỏ: Triết lý Agile đề cao sự kết nối giữa
các nhóm, không có nghĩa là các nhóm không có sự liên kết với nhau.
- Thay thế tài liệu kế hoạch bằng một kế hoạch mà chỉ một mình lãnh đạo biết:
Mọi vấn đề, kế hoạch trong triết lý Agile đều cần được minh bạch.
- Cho rằng thứ tự công việc không quan trọng vì Agile rất uyển chuyển: Agile
vốn uyển chuyển, nhưng Agile cũng cần một trật tự nhất định. Vì vậy thứ tự công
việc là một điều cần phải tuân thủ.
5. Ví dụ về các ngân hàng trên thế giới thành công với Agile
Các ngân hàng nổi tiếng trên Thế giới đã ứng dụng thành công triết lý Agile có
thể kể đến như: Barclays, BBVA Compass, Capital One, HSBC, IIG.
5.1 Các định nghĩa: Disciplined Agile, SAFe, LeSS
5.1.1. Disciplined Agile (DA)
- Khái niệm: Là một quy trình để phát triển sản phẩm và agile và gọn nhẹ. DA
cung cấp một cách tiếp cận toàn diện, tích hợp các phương pháp một cách thực tiễn
và gọn nhẹ, có thể tuỳ chỉnh được. DA nhằm mục đích giúp các tổ chức và nhóm
đưa ra được các quyết định chính xác về việc áp dụng và điều chỉnh các phương
pháp nào cần thiết dựa trên bối cảnh, mục tiêu và nhu cầu riêng của họ.
- Các tính năng và nguyên tắc chính:
8

+ Tính linh hoạt: DA nhận ra rằng các tổ chức khác nhau có nhu cầu và bối
cảnh khác nhau, vì vậy DA cung cấp nhiều tùy chọn và thực tiễn có thể được kết
hợp và điều chỉnh cho phù hợp với các tình huống cụ thể.
+ Các khung quy trình: DA bao gồm một tập hợp các khung quy trình, đại diện
cho các khía cạnh khác nhau của vòng đời phát triển phần mềm và sản phẩm,
chẳng hạn như Mô hình hóa linh hoạt, Dữ liệu linh hoạt, Thử nghiệm linh hoạt,
DevOps, v.v. Những khung này cung cấp hướng dẫn và thực hành tốt nhất cho
từng khu vực.
+Vai trò và Trách nhiệm: DA xác định nhiều vai trò khác nhau mà các cá nhân
có thể đảm nhận trong một tổ chức, bao gồm các thành viên trong nhóm, người
lãnh đạo v.v Mỗi vai trò lại có một trách nhiệm khác nhau.
+ Các giai đoạn trong dự án: DA hỗ trợ một loạt các giai đoạn trong dự án, từ
khi bắt đầu dự án đến khi phân phối và vận hành. DA thấy rằng các dự án khác
nhau có thể yêu cầu các vòng đời khác nhau và các nhóm có thể chọn quá trình
phù hợp nhất.
5.1.2. SAFe
- Khái niệm: SAFe, được sử dụng để áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp liên
quan đến nhiều nhóm, sản phẩm và các bên liên quan. SAFe áp dụng cho các dự án
gồm nhiều nhóm khác nhau trong khi vẫn duy trì được các nguyên tắc và giá trị
của Agile.
- Các tính năng và nguyên tắc chính:
+ Giá trị cốt lõi của SAFe: uyển chuyển, tích hợp chất lượng vào trong dự án,
tính minh bạch và luôn thực hành chương trình.
+ Nguyên tắc: SAFe bao gồm một bộ mười nguyên tắc cung cấp hướng dẫn để
triển khai các phương pháp Lean và Agile trong bối cảnh mở rộng. Những nguyên
tắc này thúc đẩy sự hợp tác, phân cấp quyền ra quyết định và học tập liên tục.
+ Vai trò và Trách nhiệm: SAFe xác định một số vai trò, bao gồm giám đốc
điều hành, người quản lý, người quản lý sản phẩm, kiến trúc sư, Scrum Master và
nhóm Agile. Mỗi vai trò có trách nhiệm cụ thể để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho
sự liên kết và cộng tác trong toàn tổ chức.
+ Agile Release Trains (ARTs): ART là một cấu trúc Agile làm việc cùng nhau
trong công ty. ART hoạt động theo một nhịp độ cố định và bao gồm tất cả các vai
trò và kỹ năng cần thiết để mang đến một giải pháp hoàn chỉnh.
+ Lập kế hoạch (PI): SAFe giới thiệu khái niệm Lập kế hoạch PI, một sự kiện
hợp tác trong đó các nhóm lập kế hoạch và sắp xếp công việc của họ trong một
khoảng thời gian cố định, thường là 8-12 tuần. Lập kế hoạch PI giúp đảm bảo rằng
tất cả các nhóm được đồng bộ hóa và làm việc hướng tới các mục tiêu chung.
+ Tổ chức kiểu uyển chuyển tuỳ theo tình hình: SAFe cung cấp các mô hình
khác nhau dựa trên nhu cầu của tổ chức. Các mô hình này được điều chỉnh theo
mức độ quy mô và độ phức tạp khác nhau.
- Đối với SAFe, Multiple Agile Release Trains (ARTs) là một định nghĩa quan
trọng.
+ Định nghĩa về ARTs : Mỗi ART bao gồm 5-12 nhóm Agile như nhóm Scrum
hoặc nhóm Kanban.
9

+ Các nhóm làm việc cùng nhau để dần dần phát triển, thử nghiệm và đưa ra
các giải pháp hoặc thành phần.
+ ART lập kế hoạch và cam kết thực hiện sứ mệnh chung cũng như triển khai
nhịp độ thông qua quy trình Tăng trưởng Chương trình chung (PI) - a shared
Program Increment process (PI)
- Cách SAFe ứng dụng trong một ngân hàng lớn
+ SAFe có thể thiết lập các Multiple Agile Release Trains (ARTs) khác nhau
ứng với mỗi dòng sản phẩm, phân khúc khách hàng hoặc lĩnh vực công nghệ khác
nhau. Mỗi ART cung cấp các giải pháp theo phương pháp Agile.
+ Ở cấp độ cao hơn, ART được điều phối thông qua các cuộc họp lên kế hoạch
PI thường xuyên theo tiến độ dự án, điều này giúp gắn kết các nhóm Agile với
chiến lược của ngân hàng.
+ SAFe có centralized Lean Portfolio Management function – chức năng quản
lý danh mục tinh gọn tập trung có thể ưu tiên các sáng kiến và phân bổ kinh phí
cho ART dựa trên các giá trị của giải pháp.
+ Dựa trên các ART, SAFe có thể thiết lập các cơ sở để có thể quản lý, tạo tiêu
chuẩn, tạo công cụ để sử dụng. SAFe cũng có thể tạo ra các nhóm chuyên biệt dưới
dạng dịch vụ dành cho các ART sử dụng khi cần thiết.
+ Với tư cách nhà điều hành, việc lập ngân sách sẽ được xảy ra ở cả cấp độ
nhóm cho OpEx và cấp độ đầu tư CapEx.
+ SAFe cung cấp sự phối hợp cho các nhóm Agile của ngân hàng một cách
nhuần nhuyễn nhưng cũng cho phép các nhóm Agile hoạt động tự chủ một mức độ
nào đó phù hợp với nhu cầu của ngân hàng.
- Định nghĩa về OpEx (Chi phí hoạt động)
+ OpEx (Chi phí hoạt động) đề cập đến các chi phí thường xuyên liên tục mà
một công ty phải chịu để điều hành các hoạt động kinh doanh cơ bản của mình.
- Một số đặc điểm chính của OpEx:
+ OpEx là một chi phí định kỳ, ví dụ như chi phí hàng tháng hoặc hàng năm.
OpEx ví dụ bao gồm tiền thuê nhà, tiện ích internet, dịch vụ nhà, dịch vụ nhân viên
vệ sinh v.v
+ OpEx là chi phí ngắn hạn, được định nghĩa là trong một kỳ kế toán sẽ phải
được sử dụng hết nếu chúng phát sinh.
+ OpEx có thể bị thay đổi trong một năm vì các lý do ví dụ như thuế v.v, OpEx
cũng có thể thay đổi tùy theo khối lượng sản xuất hoặc bán hàng, hoặc các hoạt
động kinh doanh nhiều hơn cũng có thể dẫn tới OpEx cao hơn
+ OpEx chính là chi phí hoạt động hàng ngày của một doanh nghiệp, nếu
doanh nghiệp không chi trả OpEx một cách chính xác, hoạt động của doanh nghiệp
sẽ bị ảnh hưởng.
+ OpEx bao gồm tất cả các chi phí sản xuất và cả chi phí dịch vụ để kinh
doanh, ví dụ vật liệu sản xuất và nhân công.
+ Khi thiết kế chi phí cho OpEx, người ta thường đưa ra một ngân sách cụ thể
phân bổ cho chi phí hoạt động ngoài chi phí vốn dài hạn.
- Sau đây là quy trình lập ngân sách cho các nhóm của OpEx
10

+ Phân tích lịch sử chi tiêu của OpEx, xem lại chi phí của OpEx trong 3-5 năm
qua, cần phải chia nhỏ lịch sử chi tiêu theo danh mục để người nghiên cứu hiểu
được xu hướng chi tiêu của công ty.
+ Dự đoán những thay đổi trong OpEx dựa trên những hoạt động, sản xuất,
doanh thu, lạm phát v.v trong các kỳ ngân sách để có được sự cân đối đúng đắn.
+ Xác định giới hạn và mục tiêu ngân sách cho từng danh mục OpEx dựa trên
yêu cầu hoạt động và các mục tiêu chiến lược.
+ Yêu cầu các đơn vị kinh doanh ước tính nhu cầu OpEx của họ một cách đầy
đủ, sau khi có được báo cáo từ các đơn vị thành viên thì tổng hợp tất cả các ngân
sách thành ngân sách chính
+ OpEx của tổ chức và cân đối sao cho phù hợp với mục tiêu.
+ Đưa ngân sách OpEx đã được phê duyệt vào hệ thống kế toán để theo dõi chi
tiêu.
+ So sánh ngân sách dự kiến OpEx so với thực tế để xác định sự khác biệt và
thực hiện điều chỉnh.
+ Định kỳ đánh giá lại dự báo và điều chỉnh ngân sách nếu cần. Cố gắng tìm
kiếm cơ hội tối ưu hóa chi phí.
+ Từ việc lập ngân sách năm hiện tại, kết hợp với tổng kết cuối năm để đưa ra
dự đoán cho năm tới.
- Định nghĩa về CapEx (Capital Expenditures - Chi tiêu vốn)
+ CapEx (Capital Expenditures - Chi tiêu vốn) đề cập đến các khoản chi tiêu
kinh doanh chính được thực hiện để mua, nâng cấp hoặc duy trì các tài sản dài hạn
như tài sản, tòa nhà, thiết bị hoặc công nghệ.
- Một số đặc điểm chính của CapEx:
+ Các khoản phí CapEx cần được vốn hóa, phân bổ theo thời gian sử dụng dự
kiến của một loại tài sản cố định. Trường hợp CapEx được sử dụng để duy trì hoạt
động, doanh nghiệp cần khấu trừ hoàn toàn trong năm phát sinh.
+ Các khoản đầu tư chi phí vốn thường có giá trị lớn hoặc ở quy mô lớn hoặc
cả hai. Những tài sản này sẽ được sử dụng trong nhiều năm và có thể trở thành tài
sản cố định.
+ Chi phí vốn là đầu tư dài hạn, không thể thu hồi ngay lập tức mà cần thời
gian hoạt động. Khi chi phí vốn giảm, tài sản cố định sẽ mất đi một phần giá trị của
nó sau mỗi kỳ kế toán.
+ CapEx sẽ phải xác định và ghi nhận ở các mục khác nhau, tùy từng loại tài
sản. Ví dụ như: Chi phí mua bất động sản, chi phí đầu tư máy móc, thiết bị, nhà
xưởng…
+ Tùy từng lĩnh vực hoạt động mà giá trị của CapEx sẽ khác nhau. Ví dụ như:
Sản xuất, khai khoáng, nông nghiệp… Trong đó, ngành viễn thông, khai thác dầu
mỏ và sản xuất sẽ có chỉ số CapEx cao nhất.
- Sau đây là quy trình lập ngân sách cho các nhóm của CapEx
+ Các nhóm sẽ gửi đề xuất về các khoản khoản chi tiêu chính như thiết bị mới,
hệ thống CNTT, mở rộng cơ sở, v.v.
+ Các nhóm cần phải có thông tin chi tiết về dự án, thông tin chi tiết phải được
tổng hợp lại bao gồm chi phí, mốc thời gian, lý do kinh doanh, rủi ro, nguồn lực
cần thiết, v.v.
11

+ Lãnh đạo cần phải ước tính được chi phí vòng đời của dự án, có nghĩa là dự
án không chỉ là chi phí trả trước mà còn bao gồm cả chi phí bảo trì, khấu hao, tài
chính v.v liên tục trong suốt vòng đời của dự án.
+ Thực hiện phân tích về chi phí – lợi ích một cách cụ thể, phân tích về thời
gian hoàn vốn, lợi tức đầu tư, giá trị hiện tại ròng v.v cho dự án.
+ Đưa ra xếp hạng về các dự án, quản lý dự án và xếp hạng dự án dựa trên mục
tiêu chiến lược, lợi nhuận, vốn khả dụng, sự phụ thuộc lẫn nhau v.v
+ Phù hợp với các kế hoạch dài hạn - Đảm bảo các sáng kiến CapEx phù hợp
với kế hoạch chi tiêu vốn dài hạn tổng thể và các mục tiêu kinh doanh.
+ Khi tiến hành chi tiêu, cần có kiểm tra giám sát để có thể theo dõi chi tiêu
thực tế của dự án và so sánh với ngân sách CapEx, đồng thời thực hiện thay đổi
nếu cần thiết.
+ Đảm bảo các dự án được hoàn thành đúng như kế hoạch và xác nhận kết quả
đạt được như dự định.
+ Luôn phải tiến hành kiểm tra sau dự án để so sánh thực tế với ước tính trước
khi dự án diễn ra nhằm xác nhận lợi nhuận và đưa ra các ước lượng cho các dự án
sắp tới.

- Định nghĩa về PI :
+ ART mang lại giá trị khi phát hành vào cuối mỗi khoảng thời gian PI 2-3
tháng.
+ ART sắp xếp các nhóm theo sứ mệnh công nghệ và kinh doanh chung.
- Các tính chất của PI
+ Các nhóm sẽ tham gia vào việc lập kế hoạch PI để điều chỉnh mục tiêu, nội
dung, nhóm và mốc thời gian cho khoảng thời gian PI.
+ Khi thiết lập PI, sẽ phải có ngày bắt đầu và ngày kết thúc cố định cho PI
nhằm đảm bảo kế hoạch cho PI.
+ Về nội dung, trong quá trình lập kế hoạch, các nhóm tham gia sẽ xác định
chính xác ngay từ đầu nội dung của PI nhằm đảm bảo hoạt động PI diễn ra đúng
như kế hoạch.
+ Các nhóm sẽ đưa ra bản demo ở cuối PI để kiểm tra và điều chỉnh giải pháp
cũng như xác minh những gì mình đã hoàn thành.
+ Các nhóm tham gia vào PI sẽ xem xét lại xem mình đã làm được gì để có thể
cải tiến cho PI lần tiếp theo.
+ Kết quả thử nghiệm có thể được đưa vào quá trình thực tế ngay sau khi được
thử nghiệm đầy đủ.
5.1.3. LeSS
- Khái niệm: LeSS, hay Scrum quy mô lớn, là một dạng áp dụng Agile trong
các tổ chức lớn. LeSS được thiết kế cho các tổ chức phức tạp, tiến hành áp dụng
cho các dự án với nhiều nhóm khác nhau trong khi vẫn duy trì được dự đơn giản
của Agile.
- Các tính năng và nguyên tắc chính của LeSS bao gồm:
12

+ Scrum: LeSS giữ nguyên các nguyên tắc cốt lõi của Scrum, bao gồm các bộ
phận của Scrum (Product Owner, Scrum Master, Development Team), các sự kiện
(Lập kế hoạch Sprint, Scrum Hằng ngày, Sơ kết Sprint, Cải tiến Sprint) và các sản
phẩm (Product Backlog, Sprint Backlog, Increment).
+ Sự đơn giản: LeSS khuyến khích đơn giản hóa và giảm thiểu các quy trình,
vai trò. LeSS tập trung vào việc áp dụng Scrum mà không quan tâm đến những yếu
tố khác.
+ Kiểm soát quy trình dựa theo kinh nghiệm: LeSS coi trọng kinh nghiệm và
thúc đẩy việc thử nghiệm nhằm tìm ra phương pháp tốt nhất.
+ LeSS Frameworks: LeSS có hai loại framework: LeSS (8 nhóm) và LeSS
Huge (nhiều hơn 8 nhóm). Cả hai đều có chung các nguyên tắc cốt lõi như nhau
nhưng áp dụng cho các dự án với quy mô khác nhau.
+ Hợp tác giữa các nhóm: LeSS nhấn mạnh vào sự hợp tác giữa các nhóm để
đảm bảo rằng các nhóm sẽ chia sẻ với nhau tất cả những gì cần thiết.
+ Cải tiến liên tục: LeSS thúc đẩy sự cải tiến liên tục nhằm phát triển dự án.
Các nhóm được khuyến khích học tập và cải tiến liên tục.
5.2. Thành công của các ngân hàng khi áp dụng agile vào các dự án
5.2.1. Ngân hàng Barclays:
- Giới thiệu: Barclays là một công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đầu tư đa
quốc gia của Anh. Barclays đã sử dụng agile development từ năm 2012 và họ đã
nhận thấy một số lợi ích, bao gồm tăng tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường, cải thiện
sự hài lòng của khách hàng và giảm chi phí.
- Barclays có nhiều lựa chọn, Disciplined Agile, SAFe (Scaled Agile
Framework) và LeSS (Large Scale Scrum), cụ thể về Disciplined Agile , SAFe,
LeSS.
- Các tính chất của DA khi áp dụng vào Barclays:
+ DA giúp tổ chức có được khả năng tự học: nhờ có việc cung cấp các agile
framework để học và cải thiện cách làm việc của mình WoW mà các nhóm có thể
tự học tập
+ DA cho phép tổ chức có thể cái thiện quy trình của mình
+ DA tự cải thiện quy trình của mình thông qua một loạt các cải thiện nhỏ từng
bước một gọi là kaizen
- Lý do Barclays lựa chọn phương pháp DA: Phương pháp DA có một đặc
điểm là phương pháp này có được sự uyển chuyển với nhiều công ty, phù hợp với
sự rủi ro có khả năng xảy ra khi chuyển đổi số, phù hợp với quá trình chuyển đổi
số của một công ty vừa vừa với nhiều sản phẩm khác nhau.
5.2.2. Ngân hàng BBVA Compass:
- Giới thiệu: BBVA Compass là một ngân hàng khu vực tại Hoa Kỳ. BBVA
Compass đã sử dụng phương pháp agile development từ năm 2014 và họ đã nhận
thấy một số lợi ích, bao gồm tăng sự hài lòng của nhân viên, cải thiện quá trình ra
quyết định và giảm rủi ro.
- Đối với trường hợp BBVA Compass, họ lựa chọn Scaled Agile Framework
(SAFe) cho project của họ. Bởi vì các nguyên nhân như sau:
13

+ SAFe là một framework được được thiết lập cho nhiều tổ chức khác từ trước.
Vì thế, khi áp dụng cho trường hợp BBVA Compass, họ sẽ nhận được nhiều hỗ trợ
và có được các tài nguyên sẵn có cho việc áp dụng SAFe.
+ SAFe là một giải pháp cho dự án lớn, BBVA cần giải pháp cho dự án lớn.
+ BBVA đã thử áp dụng một vài phương án và sau khi áp dụng thử SAFe, họ
thấy ấn tượng với SAFe, SAFe có thể cải thiện tốc độ và chất lượng phân phối
phần mềm của họ. Họ có thể giảm chi phí phát triển phần mềm, cải thiện sự hợp
tác giữa các nhóm, cải thiện sự linh hoạt của tổ chức.
5.2.3. Ngân hàng Capital One
- Giới thiệu: Capital One là một công ty dịch vụ tài chính tại Hoa Kỳ.
- Ứng dụng: Capital One đã sử dụng agile development từ năm 2008 và họ đã
nhận thấy một số lợi ích, bao gồm tăng cường đổi mới, cải thiện trải nghiệm của
khách hàng và giảm chi phí CNTT.
5.2.4. Ngân hàng HSBC
- Giới thiệu: HSBC là một công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia
của Anh.
- Ứng dụng: HSBC đã sử dụng agile development từ năm 2015 và họ đã nhận
thấy một số lợi ích, bao gồm tăng năng suất, cải thiện quản lý rủi ro và giảm thời
gian đưa sản phẩm ra thị trường.

Vì các dự án của Capital One và HSBC cũng là các dự án lớn, họ cũng chọn
SAFe cho các dự án của họ
5.2.5. Ngân hàng ING.
- Khái niệm: ING là một công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia
của Hà Lan.
- Ứng dụng:
+ ING đã sử dụng agile development từ năm 2013 và họ đã nhận thấy những
lợi ích, bao gồm tăng sự hài lòng của khách hàng, cải thiện sự gắn kết của nhân
viên và giảm chi phí CNTT.
+ Trường hợp của ING là một trường hợp đặc biệt, họ có các dự án phức tạp và
trộn lẫn nhiều thể loại khách hàng với nhau. Vì vậy họ đưa ra một khái niệm về
agile được gọi là One Agile Way. Họ phối hợp các khái niệm Agile với nhau và
đưa ra các phương án phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể, được hiểu là áp
dụng một cách linh hoạt: Scrum, Kanban, hay XP.
+ Ngoài các phương pháp Agile, ING còn sử dụng các phương pháp khác để
cải thiện quy trình phát triển phần mềm của họ ví dụ như: Phương pháp DevOps:
phương pháp thử nghiệm liên tục, cải tiến liên tục.
6. Sơ lược về vấn đề áp dụng Agile tại các ngân hàng lớn ở Việt Nam
6.1. Hiện trạng
Việc chuyển đổi Agile đang trở thành một xu hướng mà ngành ngân hàng
không phải là ngoại lệ. Đây là việc chuyển đổi theo hướng làm linh hoạt tổ chức,
xây dựng và phát triển tổ chức nhằm giúp tổ chức đưa ra các ý tưởng mới.
Tuy vậy, trên thực tế, việc chuyển đổi Agile tại các ngân hàng ở Việt Nam vẫn
chưa đem lại kết quả được như kỳ vọng.
14

6.2. Tình hình cụ thể tại một số ngân hàng lớn


- Ngân hàng Vietcombank
+ Năm 2022, ngân hàng Vietcombank đẩy mạnh chuyển đổi số với kế hoạch
tới năm 2025 với nhiều kế hoạch: liên tục nâng cao trải nghiệm khách hàng, tối ưu
hóa quy trình nội bộ, hiện đại hóa nền tảng hạ tầng, thay đổi mô hình làm việc, tất
cả đều được làm theo định hướng Agile.
+ Vietcombank cũng ra nghị quyết ban hành năm 2021 liên quan đến hành
động chuyển đổi số đến năm 2025, trong đó có mục tiêu: xây dựng mô hình hoạt
động mới theo hướng Agile.
Tài liệu tham khảo
https://tapchitaichinh.vn/vietcombank-chuyen-minh-manh-me-voi-thanh-toan-
so.html
- Ngân hàng VPbank
Ngân hàng VPbank đang phát triển theo hướng Agile, từ năm 2016 đã bắt đầu
cải tổ dịch vụ và lập ra quy trình CNTT. VPbank cũng bắt đầu xây dựng đội ngũ
nhân sự tập trung vào các lĩnh vực ngân hàng số và hoạt động theo mô hình
Agile/Scrum
Tài liệu tham khảo:
https://www.vpbank.com.vn/sites/default/files/media%20update/
VPBank_AR_2016_Vietnamese_v1.8.6_part_2.pdf
- Ngân hàng MBBank
+ MBBank có thành lập một phòng lab được gọi là Innovation Lab để đề xuất
và thử nghiệm các mô hình giải pháp kinh doanh mới và đã thử nghiệm Agile khá
thành công.
+ Ngoài ra, MBBank còn có sự khác biệt so với các ngân hàng khác đó là khi
áp dụng Agile thì đó là "quy trình ngược". Khi chuyển đổi số, việc quản lý tập
trung vào việc lấy khách hàng làm trung tâm. Tất cả các quy trình và dịch vụ sản
phẩm của MBBank đều được phát triển từ những trải nghiệm thực tế của khách
hàng, đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn tại mỗi điểm tiếp xúc với khách hàng.
Tài liệu tham khảo:
https://cafef.vn/nhan-su-cong-nghe-mat-xich-quan-trong-cua-mot-ngan-hang-
so-20210729132350417.chn
https://zingnews.vn/van-hoa-doanh-nghiep-chia-khoa-thuc-day-chuyen-doi-so-
post1358141.html
- Ngân hàng Techcombank
+ Ngân hàng Techcombank chuyển đổi và xây dựng các mô hình làm việc theo
hướng làm việc hiện đại kiểu mô hình Agile. Tuy nhiên từ khi đại dịch Covid – 19
bùng phát thì tất cả các dự án càng được chuyển đổi số nhanh hơn nữa.
+ Techcombank áp dụng rất nhiều ứng dụng khác nhau để đấy mạnh Agile,
trong đó có Microsoft 365.
Tài liệu tham khảo:
https://news.microsoft.com/vi-vn/2021/12/30/techcombank-chuyen-doi-
phuong-thuc-lam-viec-cho-hon-12-nghin-nhan-vien-voi-microsoft-365/
15

- Ngân hàng ACB


Theo tuyên bố trên truyền thông, ACB đã áp dụng Agile thành công một phần
như công bố trên các phương tiện truyền thông.
“Việc áp dụng mô hình Agile giúp ACB đưa ra các ứng dụng nhanh chóng và
tiết kiệm lao động.”
“ACB còn áp dụng mô hình Agile để làm sao đưa ra ứng dụng càng nhanh
càng tốt.”
Tài liệu tham khảo:
https://f247.com/t/acb-va-goc-nhin/611085
https://tienphong.vn/nho-chuyen-doi-so-quyet-liet-loi-nhuan-acb-tang-gap-17-
lan-post1542465.tpo
https://tuoitre.vn/ceo-ngan-hang-acb-chuyen-doi-so-phai-quyet-liet-va-di-vao-
thuc-chat-20230606092043324.htm
https://theleader.vn/do-quang-vinh-va-hanh-trinh-chuyen-doi-so-cua-shb-
1643534706212.htm
- Ngân hàng TP Bank: đã chuẩn bị nguồn lực về ngân hàng số và đang triển
khai mô hình Agile
Tài liệu tham khảo:
https://tpb.vn/tin-tuc/tin-tpbank/dan-dau-so-hoa-tpbank-kien-tao-phong-cach-
tai-chinh-ca-nhan
Việc áp dụng Agile vào các ngân hàng là xu thế tất yếu trong thời đại hiện nay.
Sau khi tiến hành khảo sát, có thể nhận thấy đối với các ngân hàng ở Việt Nam,
một số một vài ngân hàng đã có các hành động cụ thể và bài bản (cho ra được kết
quả - công bố cho khách hàng thấy rằng ngân hàng đã áp dụng được Agile cho đơn
vị của mình), đó là các ngân hàng Vietcombank, VPBank, MB Bank,
Techcombank. Bên cạnh đó, các ngân hàng khác vẫn đang trong quá trình triển
khai và áp dụng triết lý Agile và chưa đưa nhiều thông tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
7. Nghiên cứu về phương pháp áp dụng Agile trong quá trình chuyển đổi
số đối với ngân hàng Agribank
7.1. Mô hình cũ - Mô hình giá cố định fixed pried
- Mô tả sơ lược về mô hình cũ: Mô hình cũ được hiểu một cách đơn giản là
mỗi giai đoạn của dự án sẽ được hoàn thành toàn bộ trước khi giai đoạn tiếp theo
được thực hiện.
Đối với các dự án công nghệ thông tin theo mô hình cũ, có nhiều cách xây
dựng một dự án dựa trên hợp đồng khác nhau ví dụ như mô hình giá cố định fixed
– price, mô hình time and material T&M …
- Các bước Lấy mô hình giá cố định fixed – price:
+ Bước 1: Công ty sẽ tính toán số giờ, nhân lực và nguồn lực cần thiết cho dự
án
+ Bước 2: Lập hoá đơn
+ Bước 3: Thảo luận với khách hàng về dự án và lập hợp đồng
+ Bước 4: Tiến hành dự án
+ Bước 5: Thanh toán
16

- Nhược điểm của mô hình fixed – price:


+ Quá trình chuẩn bị lâu: việc phải tiên đoán những yêu cầu, mức phí cho dự
án sẽ làm mất thời gian ban đầu
+ Không thích ứng tốt với các thay đổi: mô hình fixed – price không cho phép
trực tiếp can thiệp vào tiến độ dự án cũng như đưa ra thay đổi vào giữa quá trình
công việc đang thực hiện, vì thế khi có thay đổi khi dự án đang diễn ra, mô hình
này không thể đáp ứng được.
+ Thiếu tính linh hoạt: nhóm không có sự chuẩn bị cho sự thay đổi giữa chừng.
Do đó khi có sự thay đổi cần thiết nào cũng sẽ yêu cầu những tính toán lại về giá
cả, nguồn nhân lực v.v, sự tính toán này không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
- Mặc dù vậy, mô hình giá cố định fixed – price vẫn có thể phát huy tốt các tính
chất của mình và được sử dụng trong các trường hợp như sau:
+ Các điều kiện của dự án được duy trì ổn định và không yêu cầu thay đổi nào.
+ Ngân sách cố định.
+ Nguồn lực và công nghệ không thay đổi
- Vì sao mô hình cũ trở nên lỗi thời

+ Môi trường của ngành công nghệ phát triển rất nhanh chóng dẫn đến việc
mua lại, hợp tác và tái cấu trúc của các công ty thay đổi liên tục, rất khó có thể
đoán biết trước được các công ty, kể cả các công ty lớn sẽ thay đổi như thế nào.
+ Các công ty lớn liên tục giới thiệu hoặc thương mại hoá các công nghệ mới,
do đó việc chuẩn bị tính toán nhân lực, tài chính v.v ở phase 1 như ở mô hình giá
cố định fixed – price gặp rất nhiều rủi ro
+ Các công ty hiện nay đang cạnh tranh rất mạnh việc thu hút nhân sự, do đó
việc tính toán nhân sự từ giai đoạn đầu cũng rất khó khăn
7.2. Mô hình Agile
Để giải quyết những vấn đề được nêu ở trên, các công ty hiện nay đã tổ chức
nhóm của mình theo phương pháp agile hay còn được gọi là agile organization.
- Năm đặc điểm của một tổ chức Agile
+ Toàn tổ chức hướng tới một mục tiêu: Một tổ chức Agile sẽ chỉ đề ra một
mục tiêu duy nhất và tập trung vào mục tiêu đó. Sau đó, khi thực hiện dự án, tổ
chức sẽ liên tục đánh giá mục tiêu thông qua các sprint, nếu thấy dự án của mình
không đạt được hiệu quả thì sẽ tiến hành thay đổi một cách phù hợp để đạt được
mục tiêu của mình.
+ Một tổ chức Agile không có tính áp đặt: Trong một tổ chức Agile, nhiệm vụ
vẫn được phân công một cách rõ ràng nhưng sẽ có sự uyển chuyển hơn so với cách
làm việc cũ, các bộ phận sẽ có sự kết hợp với nhau để cùng nhau làm việc nhằm
hoàn thành công việc.
+ Đặc điểm thứ ba: Liên tục thử nghiệm: Với phương pháp Agile, các nhóm
được phép thử nghiệm các biện pháp mới v.v miễn là mà đạt hiệu quả tốt
+ Đặc điểm thứ tư: Tạo điều kiện cho nhân viên đưa ra quyết định: Công ty sẽ
trao cho nhân viên tự mình đưa ra quyết định phù hợp với chính bản thân mình,
17

chính điều này tạo nên sự linh hoạt trong công ty nhằm tạo điều kiện để nhân viên
cảm thấy thoải mái quyết định lấy mọi việc.
+ Đặc điểm thứ năm: Luôn luôn hỗ trợ các thế hệ công nghệ tiếp theo: Trong
thời đại hiện nay, công nghệ là một sự tiếp nối một cách liền mạch, vì thế, sự hỗ
trợ liên tục là một điều rất cần thiết, , điều này sẽ giúp các doanh nghiệp phản ứng
một cách nhanh chóng mỗi khi áp dụng bất cứ một công nghệ nào vào doanh
nghiệp của mình. Chính sự áp dụng agile giúp việc hỗ trợ các thế hệ công nghệ tiếp
theo được hoàn hảo
7.3. Một số ví dụ về các ngân hàng đã chuyển đổi thành công theo mô hình
Agile
- Ví dụ thứ nhất: ING, một công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia của Hà Lan.
+ ING là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng phương pháp Agile vào
tổ chức của mình, ING chia nhân viên thành các đơn vị. Mỗi một đơn vị này sẽ xác
định mục tiêu riêng của đơn vị đó, từ đó đơn vị sẽ tự xác định cách đơn vị tác động
đến khách hàng và cách đơn vị tự quản lý hoạt động hàng ngày của mình. Sau đó,
đơn vị này sẽ tự mình tiến hành đánh giá hoạt động kinh doanh hàng quý, trong đó
đơn vị và cả các cá nhân phải tự mình trình bày được những thành tựu và bài học
lớn nhất của bản thân đơn vị hoặc cá nhân đó trong quý vừa qua, sau đó nêu lên
mục tiêu trong quý tiếp theo.
+ Phương pháp này của ngân hàng ING được ING học tập từ các công ty công
nghệ như Google, Spotify và Netflix, đã giúp ING cải thiện được thời gian làm
việc, thời gian tiếp thị sản phẩm cũng như thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên và
tăng năng suất.
- Ví dụ thứ hai, ngân hàng DBS của Singapore
+ DBS đã trải qua một cuộc cải tổ lớn về mặt nhân sự và kinh doanh nhằm đạt
được mục tiêu tăng trưởng sau một giai đoạn trì trệ. Để đạt được điều này, ngân
hàng DBS quyết định chia các bộ phận của mình thành các nhóm đa chức năng
nhằm giảm sự lãng phí về mặt nhân sự.
+ Các nhóm đa chức năng này cũng được phép tự mình thử nghiệm các công
nghệ mới, đưa ra các quy trình mới, cụ thể như việc giảm thời gian lãng phí cho
khách hàng bởi khách hàng phải chờ đợi các giao dịch hoặc các quy trình thủ tục
báo cáo dài dòng.
Chính vì vậy, DBS đã được công nhận là ngân hàng tốt nhất thế giới vào năm
2017, năm 2014 doanh thu là 9.6 tỷ đô la Singapore, năm 2021 doanh thu đã tăng
lên 14.6 tỷ Đô la Singapore.
- Ví dụ thứ ba, các ngân hàng Đức, là một ví dụ khác về việc áp dụng thành
công Agile vào các dự án của mình. Các ngân hàng Đức điển hình như ngân hàng
Deutsche Bank, Commerzbank, hoặc KfW Bankengruppe đều đã quan tâm đến
việc áp dụng Agile vào các dự án của mình vì các lý do như sau: Thứ nhất, phương
pháp Agile đã thể hiện được khả năng áp dụng được với các dự án có quy mô lớn,
với các hệ thống lớn, gồm nhiều quy trình khác nhau. Thứ hai, việc áp dụng
phương pháp Agile đã cho thấy hiệu quả trong việc tiết kiệm doanh số cũng như
nhân lực.
18

+ Quá trình áp dụng Agile vào hệ thống của các ngân hàng Đức được chia làm
nhiều bước. Bước thứ nhất, các ngân hàng lớn của Đức thiết lập một số các câu hỏi
liên quan đến tỷ lệ các dự án công nghệ thông tin áp dụng Agile, các mục tiêu mà
ngân hàng nhắm tới, và quy mô của các dự án đó, các câu hỏi này sẽ do CEO hoặc
CTO trả lời. Bước thứ hai, các ngân hàng sẽ làm một khảo sát về nguồn nhân lực
để biết được chi phí, thời gian diễn ra dự án, khả năng về chất lượng của dự án và
khả năng nâng cao hiệu quả của dự án. Bước thứ ba, các ngân hàng đưa ra danh
sách các câu hỏi nhằm làm sáng tỏ những trở ngại có thể xảy ra trong khi triển khai
dự án nhằm mục đích nhanh chóng xử lý những sự cố xảy ra khi tiến hành dự án.
7.4. Mô hình Agile đối với ngân hàng Agribank
7.4.1. Những điểm giống và khác nhau giữa ngân hàng Agribank và các ngân
hàng đã nghiên cứu
- Những điểm giống nhau:
+ Sự tương đồng về quy mô: Agribank và các ngân hàng đã nghiên cứu đều là
các ngân hàng lớn, có độ phủ sóng rộng, tương tự như các ngân hàng của Đức như
ngân hàng Deutsche Bank, Commerzbank, KfW Bankengruppe
+ Về cấu trúc: Các ngân hàng được xem xét nghiên cứu đều có trụ sở chính,
các trung tâm nghiên cứu, các chi nhánh ở các thành phố lớn, các chi nhánh ở các
thành phố nhỏ.
+ Về mặt tổ chức nhân sự: ngân hàng Deutsche Bank có Tổng giám đốc là
Josef Ackermann, còn Chủ tịch hội đồng thành viên là Paul Achleitner.
Commerzbank có Tổng giám đốc là Manfred Knof, trưởng ban giám sát là Jens
Weidmann.
+ Về mặt chính trị, các ngân hàng lớn ở các nước tư bản cũng mang trong mình
nhiệm vụ chính trị như ngân hàng Agribank, đó là ổn định nền kinh tế quốc gia
thông qua các chính sách tài chính của mình. Ảnh hưởng của các ngân hàng được
đưa ra làm mẫu để nghiên cứu đến các nền kinh tế là rất lớn, ví dụ ngân hàng
Deutsche Bank, ngân hàng Commerzbank nắm giữ hầu như toàn bộ nền kinh tế
Đức, ngân hàng DBS rất có ảnh hưởng đến nền kinh tế Singapore, do đó nếu các
ngân hàng này gặp vấn đề hoặc cần cải tổ sẽ có ảnh hưởng ngay đến nền kinh tế
của cả một quốc gia. Ví dụ năm 2016, giới chính trị Đức đã phải đặt câu hỏi nước
Đức có phải bỏ tiền để cứu ngân hàng Deutsche Bank khỏi cuộc khủng hoảng tài
chính bất động sản hay không ? Nếu ngân hàng Deutsche Bank bị phạt và mất
thanh khoản thì nền kinh tế sẽ như thế nào ? Và sự kiện đó rất gây chú ý bởi quy
mô của ngân hàng này có thể gây khủng hoảng toàn cầu.
- Những điểm khác nhau:
+ Sự tự chủ giữa cấp dưới và cấp trên, trong khi Agribank vẫn còn nặng nề về
vấn đề điều hành và thủ tục, thì các ngân hàng như Deutsche Bank, DBS hay
Commerzbank khá linh động trong quan hệ giữa các cấp. Cấp dưới được tự do
quyết định những vấn đề được cho là có lợi cho ngân hàng, sau đó có thể báo cáo
sau tới cấp trên. Điều này đem lại sự uyển chuyển khi thực hiện những dự án cần
phải thi hành ngay.
19

+ Sự phối hợp chưa được chặt chẽ giữa các đơn vị trong Agribank, so với đó,
các đơn vị của các ngân hàng được đưa ra để nghiên cứu có được sự phối hợp rất
tốt nhằm đưa ra giải pháp cuối cùng.
7.4.2. Phương hướng giải quyết
- Các vấn đề được đặt ra khi chuyển đổi theo mô hình Agile ở Agribank
+ Agribank không phải là một công ty công nghệ thông tin và các nhân viên
không có trình độ đồng đều, vì vậy việc đào tạo gặp nhiều khó khăn
+ Khách hàng của Agribank gồm nhiều nhóm khách hàng khác nhau, vì vậy
khi triển khai dịch vụ và xác định mục tiêu cho các nhóm cũng sẽ gặp nhiều vấn đề
+ Agribank đã trải qua một quá trình phát triển ổn định lâu dài, do đó việc trao
quyền tự chủ cho nhân viên mới và dám thử nghiệm một quy trình hoàn toàn mới
là một việc khá mạo hiểm.
- Mặc dù có những vấn đề như vậy, mô hình Agile vẫn là một mô hình xứng
đáng để quan tâm và thử nghiệm bởi những điểm ưu việt mô hình đó mang lại.
Việc áp dụng mô hình Agile có thể được tiến hành theo tiến trình như sau:
+ Agribank có thể áp dụng Agile vào các đơn vị thuộc khối Công nghệ và các
đơn vị nhỏ trước nhằm lấy kinh nghiệm. Các đơn vị này cần phải xác định rõ mục
tiêu hoạt động của mình; cách đo lường tác động của agile đối với khách hàng và
cách quản lý các hoạt động hàng ngày của mình. Sau đó, các đơn vị sẽ tiến hành
đánh giá hoạt động kinh doanh hàng quý, trong đó mỗi nhóm trình bày những
thành tựu và bài học đơn vị mình rút ra được, nêu rõ mục tiêu của mình cần đạt
được trong quý tiếp theo.
+ Để khuyến khích sự sáng tạo, Agribank cần tạo điều kiện cho các đơn vị tự
do áp dụng các công nghệ mới vào trong công việc của mình, từ đó các đơn vị có
thể tìm được phương thức phù hợp nhất với đơn vị mình khi triển khai Agile trong
tầm kiểm soát.
+ Để tăng cường hơn nữa sự tự chủ, Agribank chỉ cần đưa ra một tiêu chí
chung, còn việc thử nghiệm và đánh giá các vấn đề liên tục qua các sprint thì tuỳ
theo các đơn vị gần gũi nhất với khách hàng.
8. Các công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo, huấn luyện Agile
tại Việt Nam
8.1. Học viện Agile
- Dịch vụ của học viện Agile:
+ Cung cấp các hình mẫu Agile, văn hóa số cho các tổ chức được đào tạo tại
học viện.
+ Xây dựng cấu trúc quy trình linh hoạt cho tổ chức được đào tạo.
+ Tạo nền tảng công nghệ để làm việc một cách nhanh chóng.
+ Kiến tạo năng lực số và khả năng đáp ứng linh hoạt cho đội ngũ nhân sự.
- Các giải pháp của học viện Agile dành cho từng bộ phận
+ Agile Mindset for Leader: dành cho ban giám đốc trưởng ban đơn vị và các
bộ phận.
20

+ Agile for Manager: dành cho các lãnh đạo và quản lý tại bộ phận Ngân hàng
số.
+ Agile thực chiến: dành cho tất cả các cán bộ đang tham gia phát triển sản
phẩm tại bộ phận Ngân hàng số.
+ Define Process: dành cho Lãnh đạo,QA và quản lý.
+ Agile Coaching: dành cho thành viên nhóm phát triển sản phẩm.
+ OKR Coaching: dành cho đội ngũ lãnh đạo và quản lý ngân hàng số.
- Khách hàng của học viện Agile: Sacombank, BIDV, Vietinbank, PVcom,
Techcombank, ABBank
- Kết quả
+ Tạo được sự ủng hộ của ban điều hành thông qua việc cung cấp góc nhìn
toàn cảnh và cho ban lãnh đạo hiểu được sự thiết yếu của cách làm việc Agile
trong doanh nghiệp.
+ Chuẩn hóa năng lực Agile cho đội ngũ: mục đích nhằm đồng bộ ngôn ngữ,
cách tương tác và cộng tác linh hoạt trong công việc.
+ Nâng cao năng lực nhóm phát triển sản phẩm: mục đích nhằm đạt được sự
cân bằng giữa hiệu quả và linh hoạt với triết lý đặt khách hàng vào trung tâm.
+ Triển khai hệ thống quản trị mục tiêu bài bản: giúp đội ngũ lãnh đạo và quản
lý có được cái nhìn đồng bộ, nhất quán về mục tiêu chung.
Link tham khảo: https://hocvienagile.com/san-pham/agile-cho-ngan-hang/
8.2. Công ty Atoha
- Các giải pháp của công ty Atoha:
+ Agile Leadership
+ Design Thinking
+ Digital Transformation
+ Project for team member/Leaders
+ Project Management Training
- Khách hàng của công ty Atoha: VPBank, BIDV
- Kết quả
+ Các giải pháp của công ty Atoha giúp đội ngũ tại VPBank có khả năng áp
dụng phương pháp Agile - Scrum Methology vào các dự án trong tương lai gần,
giúp nhóm có thể xây dựng và nắm bắt được Agile mindset một cách hiệu quả
nhất.
+ Các giải pháp của công ty Atoha giúp đội ngũ tại BIDV nắm vững được kiến
thức quản lý dự án theo phương pháp Agile/Scrum và hiểu được cách triển khai
phương pháp này một cách tối ưu nhất.
Link tham khảo: https://www.atoha.com/blogs/lop-da-trien-khai/khai-giang-
thanh-cong-khoa-hoc-agile-scrum-master-tai-vpbank
8.3. Công ty PMA
- Dịch vụ của Công ty PMA:
21

+ Quản lý dự án theo phương pháp Agile/Scrum


+ Kiến thức nền tảng về Agile/Scrum
+ Trải nghiệm thực tế thử nghiệm về Agile/Scrum
- Khách hàng của Công ty PMA: Sacombank, BIDV, Vietinbank, Pvcom,
Techcombank ABBank
- Kết quả:
+ Giúp các khách hàng của công ty PMA có được nền tảng vững chắc về kiến
thức, từ đó có thể thảo luận và chia sẻ về phương pháp Agile.
+ Giải pháp của công ty PMA sẽ rèn luyện khả năng quản lý, tư duy linh hoạt
và làm việc hiệu quả trong môi trường thay đổi liên tục.
+ Đội ngũ có khả năng đạt được chứng chỉ PMI-ACP.
Link tham khảo: https://pma.edu.vn/blogs/chuong-trinh-dao-tao-quan-ly-du-an-
theo-agile-scrum-danh-cho-cbnv-ngan-hang-bidv/
https://pma.edu.vn/blogs/chuong-trinh-dao-tao-quan-ly-du-an-theo-agile-
scrum-danh-cho-cbnv-ngan-hang-bidv/
8.4. Công ty SaiGonCTT
- Các giải pháp của Công ty SaiGonCTT
+ Đào tạo cho khách hàng lấy các chứng chỉ Professional Scrum Master (PSM)
và áp dụng vào thực tế theo chương trình Agile Scrum Master, từ đó giải pháp có
thể được áp dụng cho người sử dụng Scrum framework hoặc Scrum Master, các
cấp quản lý hoặc thành viên của Scrum team.
+ Đưa ra dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng quy trình sản xuất
theo chuẩn CMMI” và “Hệ thống an ninh thông tin ISO 27001”, trong đó công ty
cung cấp khóa học “làm việc nhóm đối với phần mềm Agile Scrum Workshop và
Professional Scrum Master” – khóa học này được cung cấp bởi ban quản lý các dự
án công nghiệp công nghệ thông tin trực thuộc Bộ thông tin và truyền thông.
- Kết quả sau khi áp dụng giải pháp: Đội ngũ sau khi được đào tạo sẽ nắm vững
kinh nghiệm về quản lý backlogs sản phẩm, có thể lập kế hoạch tiến độ phát hành,
các bước lặp (Sprints), theo dõi và báo cáo trong Agile Scrum. Ngoài ra, phần
Professional Scrum Master (PSM) có thể cung cấp những thông tin và công cụ để
người quản lý hiểu rõ về Scrum, áp dụng vào thực tiễn.
- Khách hàng của Công ty SaiGonCTT: Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt
Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Link tham khảo: https://saigonctt.com.vn/be-giang-khoa-dao-tao-agile-scrum-
master-applying-professional-scrum/
https://khoahocphothong.vn/dao-tao-ky-nang-san-xuat-phan-mem-theo-tieu-
chuan-bao-mat-233227.html
8.5. Công ty KMS Solution
- Dịch vụ của Công ty KMS Solution:
22

+ Dịch vụ của công ty KMS Solution là SAFe 1(Scaled Agile Framework):


KMS Solution là công ty đầu tiên ở Việt Nam cung cấp SAFe (Scaled Agile
Framework) cho các công ty tại Việt Nam.
+ Công ty KMS Solution đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý chất lượng
phần mềm Agile (Agile Software Quality).
- Kết quả sau khi áp dụng dịch vụ của công ty KMS Solution:
+ Tương tác tốt hơn: SAFe khuyến khích sự hợp tác giữa các thành viên trong
nhóm.
+ Đơn giản hóa cấu trúc: SAFe đưa ra các định nghĩa và ranh giới rõ ràng, đưa
ra một định nghĩa về cấu trúc mở và minh bạch.
+ Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn: SAFe tối ưu hóa giá trị,
giúp rút ngắn thời gian thực hiện và đẩy nhanh quá trình phân phối sản phẩm.
- Khách hàng của Công ty KMS Solution: Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quân đội (MB Bank), KPMG
Link tham khảo: https://kms-solutions.asia/services/scaled-agile/
https://blog.kms-solutions.asia/essentials-of-scaled-agile
https://vneconomy.vn/techconnect//doanh-nghiep-chuyen-doi-so-voi-kms-
solutions-doi-tac-dau-tien-cua-scaled-agile-tai-viet-nam.htm
8.6. Công ty bittrain
- Dịch vụ: Bittrain xuất phát từ công ty sản xuất phần mềm KingSOFTs, dịch
vụ của công ty bittrain gồm có:
+Dịch vụ huấn luyện chuyển đổi Agile cho doanh nghiệp.
+Huấn luyện chuyển đổi Agile trong phạm vi sản xuất sản phẩm và đưa ra các
dịch vụ mới.
+Huấn luyện chuyển đổi Agile cho các nhóm vận hành (Operation Teams): các
nhóm kinh doanh (team kinh doanh), vận hành, chi nhánh ngân hàng, sale,
marketing.
+Dịch vụ đào tạo quản lý chuyên nghiệp.
+Đào tạo Agile cho lãnh đạo doanh nghiệp.
+Agile cho các nhóm kinh doanh – điều hành trong doanh nghiệp (Business-
Operation Teams).
+ Agile cho nhóm phát triển sản phẩm (product development teams)
+ Agile cho trưởng sản phẩm và quản lý sản phẩm.
+ Khóa Scrum Master và Agile Coach chuyên nghiệp.
+ Quản lý dự án chuyên nghiệp theo chuẩn PMP.
- Các giải pháp của Công ty bittrain dành cho từng bộ phận
+ Dịch vụ học và thi lấy chứng chỉ quốc tế.
1
SAFe (Scaled Agile Framework): Scaled Agile Framework (SAFe) là một phương pháp quản lý và phát triển dự án
Agile quy mô lớn. Phương pháp này giúp cho các doanh nghiệp giải quyết những thách thức quan trọng trong việc
phát triển và cung cấp phần mềm cho doanh nghiệp. SAFe giúp tăng cường sự linh hoạt, hiệu suất và chất lượng
của dự án.
23

+ Học và thi lấy chứng chỉ Quốc tế từ PMI Mỹ: PMP, PMI-ACP.
+ Học và thi lấy chứng chỉ Quốc tế từ Scaled Agile (Mỹ): POPM, SA, SSM…
- Khách hàng của Công ty bittrain: vietcombank, MBBank
- Kết quả:
+ Bittrain được tin tưởng cung cấp dịch vụ Agile cho nhiều khách hàng,
vietcombank, MBBank, GHM v.v, quá trình cung cấp dịch vụ được đánh giá thành
công.
+ Sau đây là trích dẫn đánh giá của các khách hàng đối với công ty bittrain:
“Công ty Bittrain có cách làm mới, linh hoạt và chủ động chia sẻ với khách hàng”;
“MBBank đánh giá cao quá trình đào tạo và hỗ trợ của công ty Bittrain đã giúp chi
nhánh áp dụng thành công Agile vào hoạt động kinh doanh cũng như các công việc
liên quan khác”
Link tham khảo: https://bittrain.coach/gioi-thieu-1-31.html
8.7. Công ty apexglobal.com
- Dịch vụ:
+ Khóa đào tạo Agile của công ty apexglobal gồm có các lớp học lý thuyết và
bài tập thực hành, diễn ra trong vòng 3 ngày với 60% tập trung vào thời gian thực
hành và làm việc teamwork.
+ Khách hàng của Công ty apexglobal.com: VP Bank, HDBank.
- Kết quả:
+ Công ty Apexglobal đã tiến hành đào tạo thành công phương pháp Agile
thực hành cho đội phát triển sản phẩm phần mềm và các đội ngũ quản lý trong năm
2020 cho ngân hàng VPBank.
+ Công ty Apexglobal đã tiến hành đào tạo phương pháp Agile thực hành với 4
lớp, bao gồm 130 nhà quản lý, giám đốc các khối, trưởng phòng các khối, phòng
PMO chiến lược, phòng PMO-IT trong chiến lược “Digital Tranformation” của
ngân hàng VPBank trong năm 2018.
Link tham khảo: https://www.apexglobal.com.vn/vi/3-sai-lam-pho-bien-nhat-
ma-cac-phong-ban-mac-phai-khi-ap-dung-cac-phuong-phap-agile/
8.8. Kết luận
- Đối với ngành ngân hàng nói riêng, khi áp dụng agile không có một phương
pháp nào được cho là tốt nhất vì cách tiếp cận tốt nhất còn phải tùy thuộc vào nhu
cầu và bối cảnh cụ thể của từng ngân hàng.
Tuy vậy, có thể liệt kê ra một số phương pháp được cho là phù hợp hơn đối với
các ngân hàng:
- Đối với cấu trúc và kích cỡ của ngân hàng: Với các ngân hàng lớn có cấu trúc
phức tạp sẽ phù hợp với phương thức SAFe (Scaled Agile Framework) nhằm kết
hợp các nhóm khác biệt với nhau và mở rộng quy mô linh hoạt trong toàn tổ chức
- Đối với văn hóa của ngân hàng:
24

+ Với một ngân hàng có sự cởi mở tốt và phản hồi nhanh thì có thể lựa chọn
phương án Lean Startup2 – (còn được gọi là khởi nghiệp tinh gọn) nhằm khuyến
khích sự phát triển, tuy nhiên đối với các ngân hàng ưu tiên sự ổn định có thể lựa
chọn phương án Scrum hơn vì phương án này có các bước rõ ràng và có được sự
kiểm soát.
Đối với việc đối phó với các mục tiêu và thách thức được đặt ra của ngân hàng:
+ Với một ngân hàng luôn lấy khách hàng làm trung tâm và cần sự trải nghiệm
nhiều của khách hàng thì có thể thử nghiệm phương án làm việc trực quan Kanban.
Tuy nhiên đối với các ngân hàng có các quy định nghiêm ngặt và phức tạp thì
SAFe framework có thể sẽ là một lựa chọn được ưu tiên hơn vì phương án này
đảm bảo được tính quản trị và tuân thủ.
Như vậy, đối với ngân hàng Agribank, có thể đánh giá rằng Agribank là ngân
hàng lớn, có cấu trúc phân nhánh nhiều tầng lớn phức tạp và có các quy định rất
nghiêm ngặt. Do đó nếu thực hiện áp dụng quy trình huấn luyện Agile cho các đơn
vị của Agribank, có thể ưu tiên SAFe (Scaled Agile Framework) cho Agribank.

Người thực hiện

Bùi Phi Anh

2
Lean Startup: là một phương pháp khởi nghiệp tập trung vào việc làm thế nào có thể đưa ra sản phẩm một cách
nhanh nhất và đơn giản nhất

You might also like