You are on page 1of 2

Minh Huệ là niềm xúc động của ông trước tình thương bao la của nguồn sáng dân

tộc với
mọi người,… Trong khi đó” Viếng lăng Bác” của Viễn Phương lại là bài ca chân thành,
cảm động của nhà thơ đối với Người, và có lẽ đây chính là một trong những bài thơ hay
nhất viết về Người!

Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng giải phóng miền
Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. Bài thơ” Viếng lăng Bác”
được in trong tập” Như mây mùa xuân”( 1978), bài thơ ra đời khi cuộc kháng chiến
chống Mĩ thắng lợi, đất nước được thống nhất và lăng Chủ tịch cũng vừa được khánh
thành năm 1976.

Bài thơ mở đầu thật tự nhiên, như một lời kể chuyện mà chứa chan trong đó là biết bao
xúc cảm của nhà thơ:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”Giọng điệu câu thơ thật nhẹ nhàng, thiết tha mà sâu
lắng, với việc sử dụng cách xưng hô thân thiết “con”- “Bác” nghe thật thân thiết, gắn bó
như người một nhà- nơi mà họ cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách, cùng nhau trao
nhau những yêu thương đầm ấm, cũng như có nhà thơ từng viết:
“Người là cha, là bác, là anhQuả tim lớn bọc trong dòng máu đỏ”

Bác đã mất… Nhưng không, trong lòng Viễn Phương cũng như hàng triệu người con đất
Việt khác, Bác mãi sống trong lòng chúng ta! Tác giả đã dùng từ “thăm”, một cách nói
giảm nói tránh đầy tinh tế như muốn nhấn mạnh rằng Bác vẫn còn sống và đây chỉ là một
chiến thăm từ miền Nam. Chuyến thăm từ miền đất đau thương, quật cường trong bao
năm gian khó kháng chiến chống Mĩ, nơi mà Bác đã gửi gắm biết bao yêu thương, niềm
tin và hi vọng cũng là nói gửi gắm yêu thương của hàng vạn người dân nơi đây đến Bác
“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”.
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngá
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Chẳng phải tự nhiên mà Viễn Phương nhắc tới những hàng tre, ta đều biết rằng tre là loài
cây dẻo dai, bất chấp mọi khó khăn của thiên nhiên mà chúng vẫn kiên cường chính vì
vậy nó đã thành biểu tượng cao đẹp nhất của người dân Việt Nam ta. Hình ảnh tre đã có
trong “Cây tre Việt Nam” của Nguyễn Duy hay “Tre Việt Nam” của Thép Mới đều mạnh
mẽ như vậy và tre của Viễn Phương cũng không ngoại lệ:” Bão táp mưa sa đứng thẳng
hàng”. Thán từ “Ôi!” như để bộc lộ cảm xúc, một cảm xúc mãnh liệt, tha thiết khi nhìn
thấy lại hàng tre bất khuất muôn thuở trong kháng chiến ngày nào của dân tộc khi mà”
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. Tre của Viễn Phương còn
ẩn dụ cho những người lính tận tuỵ canh giữ chốn thiêng liêng, bảo vệ giấc ngủ của
Người.

Khổ thơ tiếp theo chính là cảm xúc của Viễn Phương khi hoà vào dòng người thăm lăng
Bác.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Mặt trời chính là nguồn sáng bất tận của vũ trụ, nó không thể thiếu trên trái đất này được.
Bác cũng vậy, Bác cũng không thể thiếu trong con đường cứu nước trường kì của dân
tộc. Nếu ánh sáng của mặt trời soi sáng đường đi, giúp sinh vật phát triển, lớn lên còn
mặt trời trong lăng kia đã soi sáng cho cách mạng Việt Nam, soi sáng cho tâm can lòng
người, chính mặt trời ấy đã cứu biết bao sinh mệnh trước chiến tranh đau thương, và ánh
dương ấy dẫn ta đến niềm vui, hạnh phúc… Bác được Viễn Phương ngợi ca như mặt trời-
thứ ánh sáng bật diệt của thế gian, phải chăng nhà thơ đang gửi gắm một niềm tin về sự
trường tồn mãi mãi của Người đối với đất nước. Với nghệ thuật nhân hoá” Thấy một mặt
trời trong lăng rất đỏ” đó như một đòn bẩy ngợi ca Bác, ngay cả mặt trời vĩ đại của vụ trụ
cũng phải ngước nhìn sự sáng bừng vĩ đại trong lăng kia. Mặt trời “rất đỏ” đã gợi cho ta
đến trái tim nhiệt huyết của Bác, một trái tim nhiệt huyết với cách mạng, với nhân dân,
với đất nước,…

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ


Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
“Ngày ngày” được lặp lại hai lần như thể hiện sự nối tiếp thời gian, tạo một nhịp điệu
chẫm rãi và rất lắng sâu của dòng người đi thăm lăng Bác. Và rồi Viễn phương đã khéo
léo sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, dường như những con người ấy đi
“trong thương nhớ” và đó là niềm thương nhớ khôn nguôi đối với Người, để rồi họ “kết
tràng hoa” gửi tặng đến Bác, đó là những tràng hoà đẹp nhất, thơm nhất, lung linh nhất để
tỏ lòng biết ơn.

“kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”


Ở đây “bảy mươi chín mùa xuân” không những chỉ tuổi của Bác mà tác giả còn nhấn
mạnh một điều rằng trong bảy mươi chín mùa xuân ấy Bác đã không ngừng cống hiến hết
mình để mang tới biết bao mùa xuân ấm êm hạnh phúc cho muôn dân và giờ đây dòng
người kia muốn tỏ lòng biết ơn tới Bác bằng những bông hoa tươi thắm nhất
Đến khổ thơ tiếp, cảm xúc của nhà thơ thật mãnh liệt biết bao khi thấy Người, nhìn thấy
bị cha già kính yêu của dân tộc:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Tác giả lại một lần nữa sử dụng nghệ thuật nói giảm nói tránh, chẳng là Bác chỉ mệt quá
chỉ ngủ chút thôi? Cả cuộc đời Bác có lẽ chẳng có nổi một giấc ngủ yên bời vì Bác lo cho
nước nhà, cho Tổ quốc và Bác” chỉ viết quên mình cho tất cả”. Câu thơ như khẳng định
lại Bác mãi sống trong lòng nhân dân Việt Nam, cũng như Tố Hữu đã từng viết:
“Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ”

You might also like