You are on page 1of 132

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lao là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong trong các bệnh truyền
nhiễm, chỉ đứng sau HIV/AIDS, khoảng ¼ dân số thế giới bị nhiễm lao. Năm
2013, ước tính có khoảng 9 triệu trường hợp mắc lao mới và khoảng 1,1 triệu
người chết do lao [1], [2], [3]. Bệnh lao có tỷ lệ mắc và tử vong cao ở các
nước đang phát triển. Tỷ lệ mắc và tử vong cao hơn ở vùng sâu, vùng xa, nơi
có lực lượng y tế mỏng và yếu, nơi có điều kiện giao thông không thuận lợi,
dân trí thấp, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, sống chật chội, dinh dưỡng
kém [4], [5], [6], [7], [8].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2013, Việt Nam thuộc nhóm các
nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng 12/22 nước có có tình hình dịch tễ lao
cao nhất trên toàn cầu, đứng thứ 14 trong số 27 quốc gia có gánh nặng bệnh
lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Châu Á-
Thái Bình Dương, chỉ sau Trung Quốc và Philippines [1], [2], [3].
Theo báo cáo của Chương trình chống lao Quốc gia năm 2013, tổng số
bệnh nhân lao các thể được phát hiện là 100.721 người và tỷ lệ phát hiện lao
các thể là 111,2/100.000 dân. Trong đó có 50.031 bệnh nhân lao phổi AFB
(+) mới chiếm 49,7%, tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB (+) mới là 55,2/100.000
dân. Mục tiêu của Chương trình chống lao Quốc gia năm 2013 là tỷ lệ phát
hiện lao các thể là 110/100.000 dân và tỷ lệ điều trị khỏi cho bệnh nhân AFB
(+) mới trên 85% [9]. Phát hiện lao sớm đặc biệt quan trọng để phòng ngừa và
kiểm soát bệnh lao hiệu quả trong cộng đồng, làm giảm tỷ lệ lây lan và góp
phần thanh toán bệnh lao. Để tăng hiệu quả phát hiện lao sớm, nhiều quốc gia
trên thế giới và trong đó có Việt Nam đã triển khai mô hình phát hiện lao chủ
động thông qua chụp X- quang ngực chuẩn [10], [11], [12].
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, công tác phòng chống
lao gặp nhiều khó khăn do đường xá hiểm trở, đi lại khó khăn, địa bàn rừng
2

núi, hầu hết các xã thuộc vùng sâu, vùng xa (trừ thành phố Hà Giang và một số
thị trấn), địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa, thu nhập bình quân thấp, tỷ lệ hộ
nghèo cao, dân trí thấp [13]. Trên địa bàn tỉnh có 22 dân tộc anh em sinh sống,
trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (H’Mông: 32,98%; Tày:
23,15%; Dao: 4,82%, Nùng: 10%…). Hệ thống y tế cơ sở mỏng, nguồn lực và
trang thiết bị y tế còn thiếu, nhiều xã còn chưa có trạm y tế. Năm 2013, tỉnh Hà
Giang chỉ có 177/195 xã, phường, thị trấn, cơ quan xí nghiệp có trạm y tế [13],
[14]. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, lực lượng bộ đội đội địa phương, bộ đội biên
phòng, đoàn kinh tế quốc phòng đóng quân ở các huyện, địa bàn vùng sâu,
vùng xa có nhiều cán bộ quân y thường trực, có thể đảm nhiệm khám chữa
bệnh cho bộ đội và nhân dân theo Thông tư liên tịch số 08 ngày 16/3/2005 giữa
Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế [15].
Do đặc điểm khó khăn của tỉnh Hà Giang nên tỷ lệ phát hiện lao phổi
của tỉnh còn thấp, năm 2013 lao phổi AFB (+) mới chỉ phát hiện được là
54,6/100.000 dân, thấp hơn tỷ lệ phát hiện của cả nước [9]. Để làm tăng tỷ
lệ phát hiện bệnh lao phổi ở tỉnh Hà Giang, từ năm 2013, Chương trình
chống lao Quốc gia đã phối hợp với Học viện Quân y triển khai dự án tăng
cường phát hiện lao tại tỉnh Hà Giang và một số địa bàn vùng sâu, vùng xa
khác. Vì vậy, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng, kết quả kết hợp quân- dân y phát hiện và quản lý lao phổi tại
tỉnh Hà Giang” với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lao phổi tại tỉnh
Hà Giang.
2. Đánh giá kết quả kết hợp quân- dân y trong phát hiện và quản
lý bệnh lao phổi tại tỉnh Hà Giang.
3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. TÌNH HÌNH BỆNH LAO TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới
Bệnh lao là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tàn phế.
Trong các bệnh truyền nhiễm, lao là nguyên nhân tử vong thứ 2, chỉ sau
HIV/AIDS. Khoảng một phần tư dân số thế giới bị nhiễm lao và có nguy cơ
phát triển thành bệnh lao. Theo quy luật, một người bệnh (NB) lao có đờm
AFB (+), không được điều trị thì gây ra 5-10 trường hợp nhiễm lao. Số ca lao
phổi đờm AFB (+) chiếm 0,1% tỷ lệ lao toàn bộ (khoảng 100/100.000 NB
lao). Khoảng 5-10% người nhiễm lao sẽ phát triển thành bệnh lao. Quá trình
phát triển lao nhiễm sang lao bệnh từ 2- 4 năm, khoảng 2/3 trường hợp lao
phổi đờm AFB (+) không điều trị sẽ tử vong trong vòng 5- 8 năm, chủ yếu tử
vong trong 2 năm đầu tiên [16], [17].
Những người có nguy cơ mắc lao cao nhất là những người nhiễm HIV
(cao gấp 28 lần người không nhiễm HIV trong vòng 25 tháng). Những nguy
cơ khác là một số bệnh như đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh bụi phổi, suy dinh
dưỡng, hít khói (hút thuốc). Người Châu Á hút thuốc lá có tỷ lệ mắc lao cao,
người Châu Phi suy dinh dưỡng có tỷ lệ mắc lao cao [4]. Bệnh lao đã tác động
mạnh tới 70% đối tượng lao động chính của xã hội, làm giảm lực lượng sản
xuất, giảm năng suất lao động. Bệnh lao là nguyên nhân chủ yếu làm đói
nghèo dai dẳng và trở ngại đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Bệnh lao là
bệnh của người nghèo, lây lan trong cộng đồng có điều kiện sống chật chội,
thiếu vệ sinh, thông khí và dinh dưỡng kém. Các yếu tố nguy cơ của bệnh lao
gồm: sức đề kháng miễn dịch, các yếu tố môi trường, kinh tế- xã hội và chủng
tộc [7], [8].
4

Bảng 1.1. Các yếu tố nguy cơ phát triển lao


Các yếu tố nguy cơ Nguy cơ chuyển lao nhiễm
nhiễm lao sang lao bệnh
- Quốc gia tỷ lệ mắc lao cao; - Người nhiễm HIV, tiêm chích ma tuý,
- Dân tộc thiểu số, người vô gia cư; ĐTĐ, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch,
- Người nghiện ma túy; điều trị corticoid kéo dài (>15mg
- Người ở trại tập thể; prednisolon/ngày ≥ 2 tuần);
- Người tiếp xúc lao; - NB cắt dạ dày, suy dinh dưỡng, suy
- Người cao tuổi, người du lịch đến thận giai đoạn cuối ở NB lọc máu chu
nước có tỷ lệ mắc lao cao; kỳ, bệnh bụi phổi silic, xạ trị;
- Nhân viên y tế (NVYT) tiếp xúc - Có thai, sau giai đoạn sinh nở;
với người lao (bệnh lao nghề - Người cao tuổi, không được điều trị;
nghiệp); - Chuyển test da với tuberculosis từ (-)
- Người tiếp xúc nhóm nguy cơ cao. sang (+).
*Nguồn: Theo Long R. và cs (1999) [7].
Trên thế giới, bệnh lao đang có xu hướng giảm với tỷ lệ mới mắc giảm
khoảng 2%/năm. Trong kế hoạch chiến lược giai đoạn 2011-2015, Tổ chức Y
tế Thế giới (TCYTTG) đã đề ra mục tiêu phát là đến năm 2015 giảm 50% số
người bệnh lao hiện mắc và tử vong so với năm 1990. Mục tiêu này có thể đạt
được ở một số khu vực trên thế giới, tuy nhiên sẽ không đạt được ở khu vực
Châu Phi vì liên quan đến tình hình dịch tễ HIV cao. Đối với khu vực Tây
Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, mục tiêu này được đặt ra ở mức cao
hơn do lấy chỉ số tham chiếu vào năm 2000 [2].
Trên toàn cầu, năm 2018, ước tính có 10,0 triệu người (9,0- 11,1 triệu
người) bị bệnh lao, tương đương với 132 (118- 146)/100.000 dân. Hầu hết các
trường hợp mắc mới năm 2018 là ở khu vực Đông Nam Á (44%), Châu Phi
(24%) và Tây Thái Bình Dương (18%); chiếm tỷ lệ thấp hơn là ở Địa Trung
Hải (8,0%), Châu Mỹ (3,0%) và Châu Âu (3,0%) (bảng 1.2) [8].
5

Bảng 1.2. Tình hình bệnh lao trên thế giới năm 2018
Tỷ lệ hiện mắc lao Tỷ lệ lao/HIV
Khu vực (/100.000 dân) (/100.000 dân)
KTC 95%
Tỷ lệ KTC 95% Tỷ lệ

Châu Phi 231 206–257 25 23–27

Châu Mỹ 29 27–31 10 7,7–13

Địa Trung Hải 115 91–142 0,86 0,36–1,6

Châu Âu 28 24–32 12 7,5–16

Đông Nam Á 220 175–271 3,2 2,4–4,1

Tây Thái Bình Dương 96 79–114 2,2 1,2–3,5

Toàn cầu 132 118–146 8,6 7,4–9,9


*Nguồn: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2019) [8]
Tỷ lệ bệnh lao giảm dần trong vòng hai thập kỷ qua là do giảm nguy cơ
lây lan, giảm khả năng tiếp xúc của con người với bệnh lao và giảm độc tính
của vi khuẩn. Theo TCYTTG, mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể
trong công tác phòng chống lao (PCL), nhưng bệnh lao vẫn đang là một trong
các vấn đề sức khoẻ cộng đồng trên toàn cầu. Tình hình dịch tễ lao kháng
thuốc đang diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia [3], [4].
Năm 2018, trên thế giới có 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao,
chiếm 87% các trường hợp mắc lao trên toàn thế giới và có 8 quốc gia có tỷ lệ
bệnh lao chiếm 2/3 toàn cầu là Ấn Độ (27%), Trung Quốc (9%), Indonesia
(8%), Philippines (6%), Pakistan (6%), Nigeria (4%), Bangladesh (4%) và
Nam Phi (3%) (bảng 1.3) [8].
6

Bảng 1.3. Tình hình bệnh lao ở 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao
Tỷ lệ hiện mắc lao Tỷ lệ lao/HIV
Quốc gia (/100.000 dân) (/100.000 dân)
Tỷ lệ KTC 95% Tỷ lệ KTC 95%
Angola 355 230 –507 9,6 9,4–9,8
Bangladesh 221 161–291 0,20 0,11– 0,32
Brazil 45 39–52 11 11–12
Cam Pu Chia 302 169–473 2,1 2,0 –2,3
Cộng hòa Trung Phi 540 349–771 26 25–27
Trung Quốc 61 52–70 2,0 1,2–3,2
Congo 375 238–543 29 18–41
CHDCND Triều Tiên 513 446–584 0,17 0,093– 0,27
Cộng hòa Congo 321 208–458 11 3,9–22
Ethiopia 151 107–204 4,6 4,5–4,7
Ấn Độ 199 136–273 3,4 3,4–3,4
Indonesia 316 288–345 2,5 1,1–4,5
Kenya 292 179–432 27 27–27
Lesotho 611 395–872 65 64–66
Liberia 308 199–440 17 16–18
Mozambique 551 356–787 36 35–36
Myanmar 338 222–477 8,5 8,4–8,7
Namibia 524 375–697 35 34–36
Nigeria 219 143–311 12 12–12
Pakistan 265 188–355 0,68 0,55– 0,82
Papua New Guinea 432 352–521 7,3 7,0 –7,6
Philippines 554 311–866 1,7 0,94–2,7
Liên bang Nga 54 35–77 20 20 –20
Sierra Leone 298 191–427 13 12–13
Nam Phi 520 373–691 59 59–59
Thái Lan 153 116–195 10 9,9–10
Tanzania 253 119–435 28 28–28
Việt Nam 182 116–263 3,4 3,3–3,5
Zambia 346 225–493 59 59–60
Zimbabwe 210 155–272 62 61–63
Các nước có gánh nặng 180 159–202 8,2 7,1–9,3
bệnh lao cao
*Nguồn: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2019) [8].
7

Mức độ nghiêm trọng của dịch lao (tỷ lệ mới mắc) có sự khác nhau
giữa các quốc gia. Có dưới 10/100.000 dân ở hầu hết các quốc gia có thu nhập
cao, 150-400/100.000 dân ở các quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao và trên
500/100.000 dân ở Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên, Lesotho, Mozambique, Namibia, Philippines và Nam Phi. Trong số 30
quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao, có ba quốc gia có tỷ lệ hiện mắc thấp là
Brazil, Trung Quốc và Liên bang Nga, ước tính là 45; 61 và 54/100.000 dân
(bảng 1.3) [8].
Như vậy, trong nhiều năm qua, số người bệnh lao mới mắc giữa các
khu vực trên thế giới có sự khác nhau rõ rệt, điều này phản ánh đến mức độ
lưu hành, khả năng thanh toán bệnh lao giữa các khu vực là rất khác nhau.
1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam
Việt Nam còn nằm trong nhóm các nước có gánh nặng bệnh lao trên
toàn cầu, bệnh lao còn phổ biến ở mức độ trung bình cao. Ở phía Bắc, trong
những năm từ 1957- 1975, theo điều tra dịch tễ của Bệnh viện (BV) Phổi
Trung ương phối hợp với các địa phương: tỷ lệ nhiễm lao chung 40,29%.
Năm 1986, điều tra nguy cơ nhiễm lao đã được tiến hành ở nhiều tỉnh cho
thấy chỉ số nguy cơ nhiễm lao của cả nước khoảng 1,5% (1% cho các tỉnh
phía Bắc, 2% cho các tỉnh phía Nam). Năm 2006- 2007, Chương trình chống
lao Quốc gia (CTCLQG) đã tiến hành điều tra mắc lao trên toàn quốc
(VINCOTB- 06- 07) thấy dịch tễ lao ở Việt Nam cao hơn 1,6 lần so với ước
tính trước đây. Tỷ lệ mắc lao là 280/100.000 dân, tỷ lệ mắc lao các thể là 200,
tỷ lệ mắc lao phổi AFB (+) mới là 99. Tỷ lệ hiện mắc lao phổi AFB (+) trên
toàn quốc là 197 và tỷ lệ này ở khu vực miền núi là 134/100.000 dân.
Lưu Thị Liên (2007) nghiên cứu phát hiện chủ động bệnh lao ở 20 xã,
phường (11.624 người ≥15 tuổi) ở Hà Nội (10/2003- 3/2004), đã phát hiện
được 22 trường hợp lao phổi, trong đó 20 NB là lao phổi mới (LPM) (15 NB
là lao phổi AFB (+) và 5 NB là lao phổi AFB (-)); chỉ có 2 NB lao phổi tái
8

phát, không phát hiện được bệnh lao ngoài phổi. Tỷ lệ lao phổi là
189/100.000 dân; Lao phổi AFB (+) là 146/100.000 dân; Lao phổi AFB (-) là
43/100.000 dân. Về phương diện XQ phổi: tỷ lệ phát hiện có tổn thương nghi
lao là 2,72%. LPM ở nam nhiều hơn nữ, khu vực ngoại thành cao hơn nội
thành, mức độ vi khuẩn dương tính 1+ chiếm tỷ lệ cao nhất (68,29%) ở những
NB LPM AFB (+). Theo dõi trong thời gian 1 năm đã ghi nhận được 8 NB
lao tử vong. Ước tính tỷ lệ tử vong là: 4/100.000 dân [18].
Theo Lê Thanh Hải (2010), chỉ số nguy cơ nhiễm lao ở ngưỡng phản
ứng Tuberculin trong da từ 10 mm trở lên (kể cả các trẻ có tiêm BCG) của
nhóm trẻ 6- 8 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh là 3,30% (ngoại thành là 3,57%
và nội thành là 3,13%). Học sinh nam có nguy cơ mắc lao chỉ bằng 94% so
với học sinh nữ. Số trẻ được tiêm BCG có tỷ lệ nhiễm lao chỉ bằng 60% so
với số trẻ không tiêm BCG, đặc biệt tại nội thành tỷ lệ này là 35% [19].
Năm 2011, theo báo cáo của TCYTTG, Việt Nam là nước đứng thứ
12/22 nước có số NB lao mới mắc hàng năm cao nhất thế giới, đứng thứ 3 ở
khu vực Tây Thái Bình Dương sau Trung Quốc và Philippines. Ước tính mỗi
năm Việt Nam có khoảng 145.000 NB lao các loại, tương đương 189/100.000
dân, trong đó NB lao AFB (+) là 65.000, tương đương 85/100.000 dân. Thực
tế mỗi năm phát hiện được khoảng 90.000 NB lao các loại, trong đó khoảng
60.000 NB ho khạc ra vi khuẩn lao, tương đương 70/100.000 dân. Lao phổi
kết hợp với HIV ngày càng gia tăng. Từ trường hợp lao/HIV phát hiện đầu
tiên vào năm 1998 cho đến nay tỷ lệ bệnh lao/HIV chiếm khoảng 3% tổng số
NB lao.
Việt Nam thuộc nhóm các nước có gánh nặng bệnh lao cao đã đạt được
mục tiêu của TCYTTG là phát hiện trên 70% và điều trị khỏi trên 85% số NB
là nguồn lây được phát hiện [9], [20], [21], [22], [23]. Việt Nam đã 9 năm liên
tục đạt mục tiêu của TCYTTG về phát hiện và điều trị bệnh lao [24], [25].
9

Nghiên cứu gần đây của Dương Đình Đức (2018) ở 213 người mắc lao
phổi được quản lý tại Chương trình chống lao (CTCL) tỉnh Lai Châu (2011-
2012) thấy tỷ lệ lao phổi có AFB (+) là 70%; đồng nhiễm lao/HIV (8,0%). Chủ
yếu (97,6%) người mắc lao phổi được quản lý điều trị tại trạm y tế (TYT) [26].
1.1.3. Tình hình bệnh và hoạt động phòng chống lao tại Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh miền núi nằm ở cực bắc Việt Nam, là tỉnh có vị
trí địa lý chính trị, quân sự chiến lược trọng yếu về quốc phòng và an ninh,
diện tích 7.884 km2, có đường biên giới với Trung Quốc dài trên 277 km, có
10 huyện, 1 thành phố, 195 xã phường, thị trấn. Dân số 778.958 người (năm
2013), có 22 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc H’Mông chiếm đa
số. Điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp
nên giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, điều kiện canh tác, tập quán sinh
hoạt, trình độ dân trí ở mức thấp, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nên ảnh hưởng rất
nhiều đến việc giáo dục truyền thông trong phòng chống, phát hiện và điều trị
bệnh lao [13], [14]. CTCL tỉnh được thành lập từ năm 1991, nhưng lực lượng
hoạt động PCL của tỉnh trong giai đoạn 2011- 2013 còn mỏng, trang thiết bị
phục vụ cho chẩn đoán còn thô sơ, cán bộ phụ trách ở tuyến huyện là y sỹ nên
càng gặp khó khăn cho công tác phát hiện và điều trị bệnh lao.
- Tuyến tỉnh: CTCL tỉnh thuộc BV lao và phổi Hà Giang, có Phòng chỉ
đạo tuyến phụ trách toàn bộ các hoạt động phòng chống lao trên địa bàn toàn
tỉnh. Cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho chuyên môn với 100
giường bệnh, triển khai được nhiều kỹ thuật cận lâm sàng đáp ứng được khám
chữa bệnh (KCB) lao và các bệnh phổi khác [13], [14].
- Tuyến huyện: có tổ chống lao gồm 6 cán bộ thuộc trung tâm y tế và
BV đa khoa huyện với nhiệm vụ chính chẩn đoán điều trị lao phổi AFB (+),
thu nhận điều trị các bệnh lao khác do tỉnh chuyển đến. Tham gia công tác
truyền thông bệnh lao đến thôn bản, kiểm tra giám sát hoạt động chống lao
tuyến xã. Đội ngũ cán bộ tuyến huyện đều đã được đào tạo về công tác PCL
10

nhưng do kiêm nhiệm nhiều chương trình và có sự thay đổi nên cũng ảnh
hưởng nhiều đến hoạt động PCL.
- Tuyến xã: cả tỉnh có 195 xã, phường, thị trấn trong mạng lưới PCL.
Mỗi xã có 01 cán bộ phụ trách lao, nhưng kiêm nhiệm nhiều chương trình,
thay đổi do luân chuyển công tác, đi học nên các hoạt động PCL ở một số xã
bị gián đoạn. Nhân viên y tế (NVYT) thôn bản đã được tập huấn về công tác
PCL, nhưng thay đổi nhiều, hoạt động chưa hiệu quả. Kinh phí cấp cho hoạt
động PCL hàng năm cắt giảm nhiều, nên ảnh hưởng đến các hoạt động của
chương trình. Công tác đào tạo lại cho cán bộ chống lao tuyến cơ sở không
được thường xuyên nên việc cập nhật kiến thức PCL còn hạn chế.
Đường lối của CTCL tỉnh là phát hiện thụ động là chính và quản lý điều
trị bằng chiến lược DOTS. Khi NB có triệu chứng nghi lao đến khám tại TYT
xã hoặc phòng khám các trung tâm y tế huyện, được NVYT giới thiệu đến tổ
chống lao huyện xét nghiệm (XN) đờm để chẩn đoán bệnh lao. Tất cả các NB
đều được điều trị 2 tháng tấn công tại BV huyện hoặc TYT xã (song số này rất
ít), được NVYT tiêm và phát thuốc hàng ngày, giai đoạn duy trì điều trị tại nhà,
được cấp thuốc hàng tháng và có sự giám sát của NVYT huyện, xã tại nhà từ 1-
2 lần/tháng. Hàng năm CTCL tỉnh đều có kế hoạch tập huấn về bệnh lao và
thực hiện CTCL cho NVYT huyện, xã, thôn bản. Bên cạnh đó công tác giáo
dục truyền thông- giáo dục sức khỏe (TT- GDSK) về bệnh lao ngày càng được
đẩy mạnh như tuyên truyền trực tiếp cho các đối tượng chủ chốt của xã, thôn,
tuyên truyền kiến thức bệnh lao qua các kênh thông tin đại chúng như: đài phát
thanh truyền hình, báo địa phương, phát tờ rơi, tới tận hộ gia đình (HGĐ). Cho
tới nay, CTCLQG triển khai phủ rộng hầu hết tới các xã. Nhưng do trình độ
dân trí hạn chế, trình độ chuyên môn của mạng lưới y tế cơ sở còn yếu, điều
kiện kinh tế khó khăn cộng với phong tục tập quán sinh hoạt riêng của mỗi dân
tộc nên việc TT- GDSK nói chung, bệnh lao nói riêng là hết sức khó khăn. Sau
khi có Chiến lược PCL quốc gia được Chính phủ phê duyệt, BV lao và Bệnh
11

phổi Hà Giang tham mưu cho Sở Y tế trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt
Chiến lược PCL tỉnh giai đoạn từ 2016- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đây
cũng là những điều kiện thuận lợi để triển khai nhiều hoạt động chống lao trong
giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, việc huy động xã hội đến công tác PCL cũng
được tỉnh quan tâm, tỉnh đã thành lập Ban vận động PCL tỉnh do Đồng chí Phó
Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, các thành viên là các sở ngành của tỉnh,
Sở Y tế là cơ quan thường trực tham mưu cho Ban vận động triển khai nhiều
hoạt động PCL thu được nhiều kết quả.
Theo Báo cáo hoạt động của CTCLQG phát hiện lao phổi các thể tại tỉnh
Hà Giang năm 2013 là 346 trường hợp, tỷ lệ phát hiện là 44,4/100.000 dân và
lao phổi AFB (+) mới là 189 trường hợp và tỷ lệ phát hiện là 24,3/100.000 dân
(dân số toàn tỉnh Hà Giang, phụ lục 1). So với năm 2012, số lượng NB lao phổi
AFB (+) mới tăng 10%. Tuy vậy, so với toàn quốc tỷ lệ phát hiện lao các thể là
110/100.000 dân và tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB (+) là 65/100.000 dân thì khả
năng phát hiện lao tại tỉnh Hà Giang thấp hơn rất nhiều [9].
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG LAO PHỔI
1.2.1. Lâm sàng lao phổi
1.2.1.1. Đặc điểm lâm sàng
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị dự phòng bệnh lao năm 2018
[27], người nghi lao phổi khi có các triệu chứng sau: Ho kéo dài trên 2 tuần
(ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất.
Ngoài ra có thể: Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi “trộm”
ban đêm, đau ngực, đôi khi khó thở [28], [27], [29]. Chẩn đoán lao phổi dựa
vào lâm sàng và cận lâm sàng [10], [30].
- Lâm sàng: toàn thân: sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, chán ăn, mệt
mỏi, gầy sút cân. Cơ năng: ho, khạc đờm, ho ra máu, đau ngực, khó thở. Thực
thể: nghe phổi có thể có tiếng bệnh lý (ran ẩm, ran nổ ...) [12], [31].
- Cận lâm sàng: nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB, XN Gene Xpert
12

MTB/RIF, nuôi cấy tìm vi khuẩn lao, XQ phổi [11], [32], [33], [34].
Hình ảnh trên phim XQ gợi ý lao phổi tiến triển là thâm nhiễm, nốt,
hang, có thể thấy hình ảnh co kéo ở 1/2 trên của phế trường, có thể 1 bên hoặc
2 bên. Ở người có HIV, hình ảnh XQ phổi ít thấy hình hang, hay gặp tổn
thương tổ chức kẽ và có thể ở vùng thấp của phổi. XQ phổi có giá trị sàng lọc
cao với độ nhậy trên 90% với các trường hợp lao phổi AFB (+) [35], [36],
[37], [38].
1.2.1.2. Đặc điểm lâm sàng một số thể lao phổi
* Lao phổi mới:
LPM là người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc chống lao hoặc mới dùng
thuốc chống lao dưới 1 tháng [39], [40], [41], [42]. Theo Vũ Quang Diễn
(2008), các tổ hợp triệu chứng trong LPM AFB (-) có giá trị cao là:
- Tổ hợp có 8 triệu chứng: Ho khạc đờm, sốt nhẹ về chiều ≥ 2 tuần, ra
mồ hôi đêm, có ran (nổ, ẩm), tổn thương thâm nhiễm, tổn thương hang,
Mantoux (+), ELISA (+) có Se: 97,2%, Sp: 96,6%).
- Tổ hợp 7 triệu chứng: Ho khạc đờm, sốt nhẹ về chiều ≥ 2 tuần, ra mồ
hôi đêm, có ran nổ, ẩm), tổn thương thâm nhiễm, tổn thương hang, ELISA (+)
có (Se: 97,9%, Sp: 94,9%).
- Tổ hợp 6 triệu chứng: Sốt nhẹ về chiều ≥ 2 tuần, có ran (nổ, ẩm), tổn
thương thâm nhiễm, tổn thương hang, Mantoux (+), ELISA (+) có (Se:
96,6%, Sp: 93,2%).
- Tổ hợp 5 triệu chứng: Sốt nhẹ về chiều ≥ 2 tuần, tổn thương thâm
nhiễm, tổn thương hang, Mantoux (+), ELISA (+) có (Se: 95,2%, Sp: 91,5%).
- Tổ hợp có 4 triệu chứng: Sốt nhẹ về chiều ≥ 2 tuần, tổn thương hang,
Mantoux (+), ELISA (+) có (Se: 93,8%, Sp: 91,5%).
- Tổ hợp 3 triệu chứng: Sốt nhẹ về chiều ≥ 2 tuần, tổn thương thâm
nhiễm, tổn thương hang có Se: (85,0%, Sp: 98,3%).
- Tổ hợp 2 triệu chứng: Sốt nhẹ về chiều ≥ 2 tuần, tổn thương hang, có
13

(Se: 87,7%, Sp: 91,5%) [35].


Hoàng Thị Phượng (2009) nghiên cứu 130 NB LPM có ĐTĐ và 130
NB LPM không ĐTĐ thấy ở nhóm lao phổi có ĐTĐ, bệnh khởi phát từ từ
(95,4%), một số dấu hiệu lâm sàng thường gặp và nặng hơn lao phổi không có
ĐTĐ là gầy sút cân, khó thở, ran nổ ở phổi (74,6% - 53,1%), (p<0,01);
(48,5% - 28,5%), (p<0,05); (52,3% - 39,2%), (p<0,05) [36].
Đỗ Quyết và cs (2013) nghiên cứu ở 87 NB LPM AFB (+) và AFB (-),
sau 8 tuần điều trị tấn công bằng phác đồ 2SRHZ/6HE thấy nhóm lao phổi
AFB (+): ho khạc còn 20%, ran ở phổi còn 2,4%; nhóm lao phổi AFB (-): ho
khạc còn 26,7%, ran ở phổi còn 4,8%, (p<0,001). Âm hóa đờm 93,3%,
(p>0,05). Mật độ AFB trong đờm càng ít, mức độ âm hoá AFB càng nhanh:
AFB (1+) là 100%, AFB (2+) là 81,1%, AFB (3+) là 80%, (p>0,05). Tỷ lệ
hấp thu diện tích tổn thương trên XQ phổi của nhóm lao phổi AFB (+) là
80,0%, nhóm AFB (-) là 85,7%, (p>0,05) [38].
Nguyễn Thanh Trang và cs (2018) nghiên cứu 78 NB LPM AFB (+)
thấy có liên quan giữa triệu chứng đau ngực, khó thở, hội chứng hang với tính
chất tổn thương, mức độ tổn thương trên XQ phổi. Những NB có tổn thương
hang trên XQ có tỷ lệ đau ngực 14,2%; khó thở 26,19%. Nghe phổi phát hiện
hội chứng hang trên NB có tổn thương hang trên XQ là 23,81% [40].
Võ Trọng Thành (2019) nghiên cứu 158 NB lao phổi không kháng
thuốc thấy có 72 NB (45,57%) AFB (+) trong đờm và có 86 NB (54,43%)
AFB (-). Thể LPM có 111 NB (70,25%) và lao phổi đã điều trị có 47 NB
(29,75%) [41]. Hoàng Văn Lâm và cs (2020) nghiên cứu 105 NB lao phổi
AFB (-) thấy NB có tiền sử bệnh lao chiếm 8,6% [42].
* Lao phổi tái phát:
Lao tái phát là người bệnh đã được điều trị lao và được thầy thuốc xác
định là khỏi bệnh, hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại với AFB (+)
hoặc có bằng chứng vi khuẩn [43], [44], [45], [46], [47]. Các triệu chứng lâm
14

sàng quan trọng ở NB lao tái phát thường thấy có tỷ lệ cao các triệu chứng:
sốt cao, ho ra máu, khó thở, phổi có ran ẩm, ran rít, ran ngáy, lồng ngực lép,
nhiều hang, hang rộng trên 4cm [48], [49], [50].
Tống Thị Hiếu Tâm (2007) nghiên cứu NB LPM và tái phát ngay sau
điều trị khỏi thấy trong nhóm LPM có 27,3% NB còn triệu chứng, ho ra máu
là 18,1% và có tâm phế mạn 1,8%. Nhóm lao phổi tái phát có 92,7% còn triệu
chứng, trong đó ho ra máu 14,6% và tâm phế mạn là 24,4%, khó thở 24,4%,
khạc đờm 22), teo cơ bậc thang 51,2% cao hơn rõ rệt so với nhóm LPM
(5,5%) [34].
Hoàng Hà (2009) nghiên cứu 295 NB lao phổi (108 NB lao tái phát,
102 NB lao thất bại điều trị, 85 NB lao bỏ trị) thấy các triệu chứng thường
gặp là gầy sút cân, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi bất thường,
ho kéo dài, đau ngực… Triệu chứng sốt cao, ho ra máu ở nhóm NB lao thất
bại điều trị (14,7% và 27,5%) cao hơn so với nhóm lao tái phát (5,6% và
13%) với p<0,05. Triệu chứng khó thở, ran nổ ở nhóm NB lao phổi tái phát
(56,5% và 30,6%) cao hơn so với nhóm thất bại (34,3% và 18,6%) với
p<0,05, nhóm bỏ trị là 30,6% và 22,4% [43].
Đặng Văn Khoa (2010) cho thấy lao phổi tái phát cao hơn LPM có ý
nghĩa thống kê về tỷ lệ phát hiện trong 2 tháng đầu (80% so với 52,2%), tỷ lệ
NB có hồng cầu giảm (27,5% so với 13,0%), tỷ lệ NB có bạch cầu tăng
(48,8% so với 27,5%), tỷ lệ NB có phản ứng Mantoux < 5mm (31,3% so với
18.8%) [44].
Nguyễn Văn Lành và cs (2010) nghiên cứu 110 ca lao phổi tái phát
thấy lao động nặng chiếm tỷ lệ cao hơn các lao động khác, nhóm người thiếu
dinh dưỡng nhiều hơn nhóm người có dinh dưỡng đầy đủ (82,73% so với
17,29%). Lao phổi tái phát trước 5 năm chiếm tỷ lệ cao (97,3%). Tổn thương
phổi trên phim XQ vừa và nhiều chiếm đa số (78,2%) [45].
Nguyễn Anh Quân và cs (2012) nghiên cứu 126 NB lao phổi mạn tính
15

thấy có một số đặc điểm lâm sàng là đau ngực: 77,78%; ho kéo dài: 85,71%;
sốt: 51,14%; ho máu: 38,89%; khó thở: 38,1%. Tổn thương XQ rộng, đa hình
thái, với các tổn thương xơ và xơ hang (84,92%). Tỷ lệ kháng thuốc chung
100%; kháng đa thuốc 35,71% [46].
Ngô Thanh Bình và cs (2013) nghiên cứu 138 NB lao phổi tái phát và
138 NB LPM thấy thời gian lao phổi tái phát trung bình 22  21,67 tháng (2-
120 tháng), chủ yếu gặp ở nam giới (81,2%), tuổi trên 65 tuổi (25,4%), kinh tế
thiếu ăn (87,7%), sống ở vùng sâu, vùng xa (69,6%), sống bằng nghề nông
(73,3%), có tiền sử tiêm phòng BCG thấp (3,6%), nghiện thuốc lá (57,3%),
nghiện rượu (10,1%), tiếp xúc nguồn lây lao (21%) và có tiền sử bệnh lý nội
khoa mạn tính phối hợp (17,4%) [47].
Trần Anh Huy và cs (2017) nghiên cứu ở 76 NB lao phổi (54 NB lao
phổi mới AFB (+) và 22 NB lao phổi tái phát AFB (+)) thấy các triệu chứng
lâm sàng hay gặp là sốt (lao mới: 98,68% và lao tái phát: 100%), ho 85,53%,
hội chứng đông đặc (lao phổi mới: 33,33% và lao phổi tái phát: 54,55%) [48].
Lê Hữu Hạnh và cs (2019) nghiên cứu 194 NB lao phổi AFB (+) với 2
nhóm: nhóm có Gene Xpert (-) và nhóm có Gene Xpert (+) thấy tỷ lệ nam
(75% và 85,1%) cao hơn nữ (25% và 14,9%). Tỷ lệ lao tái phát ở nhóm có
Gene Xpert (-) ít hơn nhóm có Gene Xpert (+), (p<0,05). Triệu chứng ho kéo
dài gặp nhiều nhất (85,0% và 82,5%), tiếp đến là sốt kéo dài (45,0% và
46,1%). Triệu chứng sốt kéo dài, gầy sút cân, hội chứng hang ở nhóm Gene
Xpert (+) nhiều hơn nhóm có Gene Xpert (-) (p<0,05) [50].
* Lao phổi ở trẻ em:
Chẩn đoán lao phổi ở trẻ em, nhất là ở trẻ nhỏ, gặp nhiều khó khăn vì
triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, phản ứng Mantoux (-) giả, hình ảnh XQ
phổi không đặc hiệu và tỷ lệ tìm thấy BK trong bệnh phẩm rất thấp [51].
Trần Thị Lan Khanh và cs (2009) nghiên cứu 69 trẻ em lao phổi hay
màng phổi có BK (+) hoặc PCR lao (+) thấy hay gặp ở nhóm tuổi từ 11-15
16

tuổi, không có sự khác biệt về giới. Trẻ có tiền sử tiếp xúc nguồn lao là
37,3%, có tiêm ngừa lao là 77,6%; nhiễm HIV là 23,9%, suy dinh dưỡng là
40,3%. Triệu chứng ho kéo dài 94%, sốt kéo dài 83,6%, sụt cân 32,8%. Khám
lâm sàng: ran ẩm, ran nổ là 41,8%. Ho ra máu ít gặp hơn (10,5%). BK (+)
trong đờm là 74,6%, trong dịch dạ dày là 25,4%. Hình ảnh XQ ngực chủ yếu
là thâm nhiễm (44,7%), hang lao (20,9%). Tổn thương lao thường gặp ở cả
hai phổi (44,8%) [51].
* Lao phổi ở người cao tuổi:
Lâm sàng lao phổi người già có đặc điểm chung là khởi phát thường từ
từ, mạn tính. Các triệu chứng thường nghèo nàn và thường không đặc hiệu,
thường có nhiều bệnh mạn tính phối hợp [52], [53], [54].
Phạm Ngọc Thạch (2009) nghiên cứu 101 NB lao phổi ở người cao tuổi
(tuổi trung bình 62,9: 40- 86) thấy 90% NB khởi phát từ từ, chỉ có 8,3% khởi
phát cấp tính [52].
Theo Nguyễn Đạo Tiến (2009), lao phổi người cao tuổi khởi phát lặng
lẽ nhiều hơn so với nhóm lao phổi người trẻ. Các triệu chứng sốt (53,33%), ra
mồ hôi trộm, ho ra máu ít gặp hơn so với lao ở người trẻ; trong khi khó thở
(45%), ran nổ ở phổi (68,33%) lại gặp nhiều hơn so với nhóm lao người trẻ.
Đa số (55%) lao phổi người già có bệnh kết hợp, cao hơn so với nhóm lao
người trẻ (22%), bệnh kết hợp hay gặp là: ĐTĐ (20%), tăng huyết áp
(18,33%). Lao ngoài phổi kết hợp có tỷ lệ 25%, trong đó chủ yếu là tràn dịch
màng phổi do lao (20%), gặp nhiều hơn lao người trẻ (4%), (p<0,05). Tỷ lệ
chẩn đoán nhầm khi vào viện ở lao phổi người già cao hơn lao phổi người trẻ
(33,33% so với 6%) và hay nhầm với viêm phổi (tỷ lệ 18,33%) [53].
Chu Thị Mão và cs (2012) nghiên cứu 60 NB người cao tuổi mắc LPM
AFB (+) thấy nhóm tuổi gặp nhiều nhất từ 60- 70 tuổi (66,7%), nam nhiều
hơn nữ (78,3% và 21,7%), thời gian phát hiện muộn chiếm 76,7%. Các triệu
chứng lâm sàng thường gặp là: Mệt mỏi (80%), gầy sút cân (78,3%), phổi có
17

ran (71,7%), đau tức ngực, ho khạc đờm (55- 60%) [54].
* Lao phổi kháng thuốc:
Theo TCYTTG, lao phổi kháng thuốc bao gồm kháng đơn thuốc, kháng
nhiều thuốc, kháng Rifampicin, đa kháng thuốc (MDR- TB), tiền siêu kháng và
siêu kháng thuốc (XDR- TB) [55], [56].
Nguyễn Anh Quân và cs (2013) đánh giá kết quả của phác đồ
6KRHREO/12RHZEO điều trị lao phổi mạn tính kháng đa thuốc và không
kháng đa thuốc thấy chỉ số BMI tăng rõ ở mức bình thường từ 12,7% lên
38,89%. Sốt giảm từ 51,14% xuống 8,73%, ho khạc giảm từ 88,89% còn
8,73%. Đau ngực giảm từ 77,78% còn 16,67%. Tổn thương trên XQ hấp thu
tốt chủ yếu ở mức độ I, II, mức độ III không thay đổi [55].
* Lao đồng nhiễm HIV:
Lao phổi đồng nhiễm HIV hay kèm theo các tổn thương gần phổi (lao
màng phổi, lao hạch khí- phế quản) và lao ngoài phổi: lao màng bụng, màng
tim và lao hạch với đặc điểm viêm hạch toàn thân [57], [58], [59], [60], [61].
Theo Lưu Thị Liên (2007), NB lao đồng nhiễm HIV có hơn một nửa
(51,82%) ở lứa tuổi 25- 34; nam (96,36%) nhiều hơn nữ; nghiện ma túy
89,09% và không có nghề nghiệp 70,91%. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp
là sốt kéo dài (95,45%), sút cân (89,09%), ho khạc đờm kéo dài trên 3 tuần
(79,09%). Thể lao phổi chiếm 70% và lao ngoài phổi là 30%. Tỷ lệ phát hiện
AFB (+) trong đờm thấp (32,60%); Tỷ lệ vi khuẩn lao kháng đa thuốc cao
(11,76%) [18].
Nguyễn Tiến Lâm (2013) nghiên cứu 131 bệnh nhân AIDS thấy 16,1%
NB lao phổi kèm theo lao ngoài phổi; 26,9% NB lao phổi kèm theo viêm phổi
do vi khuẩn và 35,7% NB lao phổi kèm theo nhiễm nấm phổi. Các triệu
chứng lâm sàng gồm: sốt (87,5%), ho (58,9%), trong đó, ho khan (12,5%), ho
có đờm (46,4%), khó thở (17,9%), đau ngực (17,9%), 1,8% NB có ran khi
nghe phổi, 5,4% NB có hội chứng 3 giảm [57].
18

Nguyễn Năng Viện và cs (2019) nghiên cứu 148 NB lao phổi AFB (+)/
HIV thấy triệu chứng cơ năng: sốt (50%), ho gặp ở 100% NB (ho khan: 12,8%;
ho có đờm: 86,5%; ho máu: 0,7%). Triệu chứng thực thể: hạch to (16,9%); hội
chứng đông đặc (75,7%); hội chứng tràn dịch màng phổi (2,0%) [59].
Lê Phước Hùng và cs (2020) nghiên cứu 131 NB lao phổi AFB (-)/HIV
thấy NB thường trẻ (34,9 ± 8,4 tuổi). Tỷ lệ nam/nữ là 3,85/1,0. Các triệu
chứng lâm sàng phổ biến là sốt (92,4%), sút cân (66,4%), ho có đờm kéo dài
trên 2 tuần (92,4%). Triệu chứng thực thể nghèo nàn: ho ra máu (0,9%), ran
nổ (27,5%), hội chứng hang (1,5%), ra mồ hôi trộm ban đêm (60,30%) [60].
Nguyễn Thị Lệ (2020) nghiên cứu 248 NB lao/HIV thấy phần lớn ở độ
tuổi từ 25- 54 (56,5%). Tuổi trung bình là 46,32 ± 16,82 tuổi, chủ yếu là nam
giới (81,0%). Đa số NB sống ở vùng nông thôn (72,6%), có tới 82,3% NB là
lao phổi và 86,7% là lao mới, 69,2% NB có mẫu đờm (+). Nguy cơ mắc
Lao/HIV ở nhóm tuổi từ 31- 45 cao hơn 6,6 lần so với nhóm tuổi dưới 25 (OR
6,6; 95% CI 2,01 – 21,72, p = 0,02) [61].
1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng của lao phổi
1.2.2.1. X- quang phổi chuẩn
Tổn thương XQ lao phổi có đặc điểm: Hay gặp ở 1/2 trên phổi, đối xứng
nếu tổn thương lan tràn theo đường máu, tổn thương chéo nhau giữa phổi nếu
lan tràn đường phế quản. Tổn thương xen kẽ giữa xuất tiết, tăng sinh và xơ hoá.
Đáp ứng thuốc chống lao ngoài 1 tháng điều trị [12], [39], [62], [63], [64].
Tổn thương cơ bản trong lao phổi là thâm nhiễm (đám mờ thuần nhất
hoặc không thuần nhất đường kính từ 10mm trở lên, giới hạn không rõ); nốt
(kích thước khác nhau, trung bình 5-10mm, tối đa không quá 10mm, có thể ở
một vùng của phổi hoặc rải rác 2 phổi) và hang (hình sáng, bờ khép kín, kích
thước to nhỏ khác nhau, những hang mới thành dày, hang cũ thành mỏng và
độ cản quang đậm). Các tổn thương hay xen kẽ nhau. Ngoài 3 tổn thương cơ
bản trên còn tổn thương xơ, vôi.
19

- Phân loại mức độ tổn thương phổi [28].


+ Tổn thương nhẹ (độ I): tổn thương không có hang, tổng diện tích tổn
thương 1 hoặc 2 bên phổi không vượt quá một phân thuỳ phổi.
+ Tổn thương mức trung bình (độ II): có thể tổn thương 1 hoặc 2 bên
phổi nhưng tổng diện tích tổn thương không vượt quá giới hạn một thuỳ phổi
và tổng đường kính các hang không quá 4cm.
+ Tổn thương nặng (độ III): rộng hơn mức trung bình là tổng diện tích
tổn thương 1 hoặc hai bên phổi và tổng đường kính các hang trên 4 cm.
Tống Thị Hiếu Tâm (2007) nghiên cứu NB lao phổi ngay sau điều trị
khỏi thấy ở nhóm LPM có 80% NB có tổn thương trên phim XQ và nhóm lao
tái phát là 95,2%. Các tổn thương khác ở nhóm LPM gồm có giãn phế quản
(21,8%), khí thũng phổi cạnh tổn thương xơ (10,9%), hang di sót (9,1%), chít
hẹp phế quản (3,6%). Ở nhóm lao phổi tái phát cũng có các tổn thương trên
với tỷ lệ cao hơn hẳn: giãn phế quản (53,7%), khí thũng phổi cạnh tổn thương
xơ (46,3%), hang di sót (26,8%), chít hẹp phế quản (17,1%), ổ cặn màng phổi
(4,8%) NB và 1 trường hợp ung thư phế quản trên nền xẹo xơ [34].
Hoàng Hà (2009) thấy các biểu hiện tổn thương nặng trên XQ phổi như
tổn thương hang, tổn thương rộng độ III ở nhóm NB thất bại (69,6% và
36,3%) cao hơn nhóm tái phát (50,0% và 21,3%) (p<0,05- 0,01) [43]. Nguyễn
Lam và cs (2015) nghiên cứu 54 NB lao phổi kháng đa thuốc thấy tổn thương
XQ mức độ rộng 50,0%; trung bình 27,78%; mức độ hẹp chỉ có 22,22% [56].
Trần Anh Huy và cs (2017), nghiên cứu 76 NB lao phổi thấy thâm nhiễm
(100%) ở cả hai nhóm lao mới và lao tái phát. Phim cắt lớp vi tính lồng ngực:
Hình ảnh đông đặc nhu mô (100%), tiếp đến là xơ (82,89%). Hình ảnh hang
lao: có 1 hang gặp nhiều nhất (31,48%) ở lao mới, (22,73%) ở lao tái phát,
hang nhỏ dưới 4cm (lao mới 25,93%, lao tái phát: 18,18%) [48].
Lê Hữu Hạnh và cs (2019) nghiên cứu 194 NB lao phổi AFB (+) thấy
tổn thương hang ở nhóm Gene Xpert (+) nhiều hơn so với nhóm Gene Xpert
20

(-), (33,8% so với 5%) Ngược lại, tổn thương dạng nốt gặp ở nhóm có Gene
Xpert (-) nhiều hơn nhóm có Gene Xpert (+) (p<0,05) [50]. Lê Phước Hùng và
cs (2020) nghiên cứu 131 NB lao phổi AFB (-)/HIV thấy tổn thương cả hai
phổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất (85,3%); 6,2% NB không thấy hình ảnh tổn
thương trên XQ phổi. Hình ảnh thâm nhiễm gặp nhiều nhất (64,7%), tiếp đến
là dạng nốt (25,9%), hang gặp ít với tỷ lệ 3,9%. Tổn thương diện rộng gặp
nhiều nhất (72,9%) [60].
1.2.2.2. Soi đờm trực tiếp tìm AFB
Soi đờm trực tiếp tìm AFB là kỹ thuật đơn giản, cho kết quả nhanh, ít
tốn kém. Độ nhậy thấp nhưng độ đặc hiệu gần 100%. Trong lao phổi có hang,
1/2 số bệnh phẩm đờm (+) khi soi trực tiếp. Kết quả tìm AFB trong đờm phụ
thuộc vào kỹ thuật, số lần XN, thể lao phổi có hang hay không có hang, NB
dùng thuốc lao hay chưa [43], [50], [56], [65].
Hoàng Hà (2009) nghiên cứu 295 NB lao phổi thấy AFB (+) nhiều
trong đờm ở nhóm NB thất bại điều trị (36,3%) nhiều hơn nhóm tái phát
(22,2%) và nhóm bỏ trị (23,5%), p<0,05 [43]. Nguyễn Lam và cs (2015)
nghiên cứu 54 NB lao phổi kháng đa thuốc thấy tỷ lệ AFB (+) là 92,59%,
AFB(2+) là 38,89%, AFB(3+) là 25,93%, AFB(1+) là 24,07% [56]. Lê Hữu
Hạnh và cs (2019) XN vi khuẩn học cho 194 NB lao phổi AFB (+) thấy kết
quả AFB (1+) chiếm 92,5% ở nhóm Gene Xpert (-) và 57,1% ở nhóm Gene
Xpert (+); AFB (2+, 3+) chiếm tỷ lệ rất ít. Tỷ lệ AFB (2+, 3+) ở nhóm có
Gene Xpert (+), nhiều hơn nhóm NB Gene Xpert (-), (p<0,05) [50].
1.2.2.3. Test Tuberculin
Bản chất của test là phát hiện dị ứng lao bằng cách đưa một lượng kháng
nguyên dạng tuberculin của trực khuẩn lao vào cơ thể. Phản ứng Mantoux (+)
chứng tỏ có sự hiện diện của trực khuẩn lao trong cơ thể trước đó, gây nên hiện
tượng tăng cảm muộn. Phản ứng Mantoux (+) không phân biệt được lao tiềm
tàng hay lao hoạt động, nhưng lại rất có giá trị trong chẩn đoán lao sơ nhiễm ở
21

trẻ em và những trường hợp chuyển phản ứng từ Mantoux (-) sang Mantoux
(+). Âm tính giả xảy ra ở NB lao phổi suy kiệt nặng, lao phổi người già, lao
phổi đồng nhiễm HIV/AIDS, lao phổi nhiễm vi rút, nhiễm khuẩn nặng, lao
phổi ở người điều trị corticoid kéo dài... [32], [36], [52], [66].
Lưu Thị Liên (2007) nghiên cứu ở NB lao/HIV thấy phản ứng Mantoux
(-) với tỷ lệ cao (70,90%) [18]. Quang Văn Trí (2007) nghiên cứu 197 NB
LPM thấy phản ứng lao trong da (+) chiếm (73,1%) [32]. Nguyễn Đạo Tiến
(2009) thấy tỷ lệ Mantoux (-) ở nhóm lao phổi người già (43,33%) cao hơn
nhóm lao người trẻ (18%) [53]. Phạm Ngọc Thạch (2009) nghiên cứu lao
phổi ở người già thấy đa số NB có phản ứng Mantoux (-) là 65,5%, Mantoux
(+) là 34,5%, đa số dương tính nhẹ (90%). Không có mối liên quan giữa kết
quả Mantoux với diện tích tổn thương và thể lâm sàng lao phổi [52].
Nguyễn Thị Thu Dung (2012) thấy NVYT ở BV Lao và Bệnh phổi
Thái Bình có tỷ lệ Mantoux (+) (94,1%) cao hơn so với NVYT nhóm đối
chứng (BV Tâm thần Thái Bình) (50%). (p<0,0001) [66].
1.2.2.4. Xét nghiệm Xpert MTB và MGIT
Hiện nay có nhiều kỹ thuật cao đã được áp dụng để chẩn đoán sớm và
chính xác lao phổi AFB (-). Các kỹ thuật này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
hơn so với phương pháp soi và nuôi cấy cổ điển. Đặc biệt là XN Gene Xpert
MTB và kỹ thuật nuôi cấy trên môi trường lỏng MGIT [42], [58].
Nghiên cứu của Nguyễn Kim Cương (2017) cho thấy Gene Xpert
MTB chẩn đoán vi khuẩn lao trong nhóm lao phổi AFB (-) nhiễm HIV là
49,6%, so với XN tiêu chuẩn là MGIT; có độ nhậy 66,7%, độ đặc hiệu 77,1%,
giá trị dự đoán dương tính 82,0%, giá trị dự đoán âm tính 59,7% [58]. Hoàng
Văn Lâm và cs (2020) nuôi cấy trên môi trường lỏng MGIT 105 mẫu bệnh
phẩm AFB (-) thấy tỷ lệ MGIT (+) chiếm 45,7%, trong đó tỷ lệ MTB (+)
chiếm 35,2% và tỷ lệ NTM (+) chiếm 10,5%, thời gian trung bình cho kết quả
(+) là 11,4 ± 4,3 ngày [42].
22

1.2.2.5. Xét nghiệm máu và miễn dịch


Lưu Thị Liên (2007) nghiên cứu ở NB lao/HIV thấy số lượng bạch cầu
và bạch cầu Lympho giảm ở máu ngoại vi, số lượng tế bào, TCD4, TCD8 đều
giảm (55,46% NB có số lượng TCD4<200 TB/mm3), tỷ lệ TCD4/TCD8 =
0,335, có mối liên quan giữa giảm tế bào TCD4 với gầy sút cân, mức độ
dương tính trong đờm và kết quả phản ứng Mantoux [18].
Nguyễn Đạo Tiến (2009) nghiên cứu ở NB lao phổi người già thấy
nhóm lao phổi người già thường kèm theo thiếu máu 68,33%, Lympho giảm
16,67%, tỷ lệ cao rõ rệt so với lao người trẻ [53]. Phạm Ngọc Thạch (2009)
nghiên cứu lao phổi ở người già thấy số lượng tế bào TCD4, TCD8 giảm,
62,1% NB tăng nồng độ TNFα. Tỷ lệ tăng nồng độ TNFα gặp nhiều ở thể lao
xơ hang và thâm nhiễm (66,7%- 68,1%) [52]. Đặng Văn Khoa (2010) nghiên
cứu một số chỉ tiêu miễn dịch ở LPM và lao phổi tái phát thấy so với người
bình thường cả LPM và lao phổi tái phát có hiệu giá IgA, IgG, TNF, IFN cao
hơn và số lượng TCD4, TCD8 thấp hơn [44].
1.3. TÌNH HÌNH PHÁT HIỆN, CHẨN ĐOÁN VÀ QUẢN LÝ BỆNH
NHÂN LAO PHỔI
1.3.1. Tình hình phát hiện, chẩn đoán bệnh lao phổi trên thế giới
Năm 2014, tỷ lệ phát hiện bệnh lao trên thế giới là 63%, ước tính là 3,6
triệu ca. Tỷ lệ phát hiện ca bệnh cao nhất trong năm 2014 là ở Châu Mỹ
(77%), Tây Thái Bình Dương (85%), Châu Âu (79%), các khu vực khác đạt
43- 75%. Trong số 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất, tỷ lệ phát hiện
cao nhất trong năm 2014 đạt trên 80% là ở Brazil, Trung Quốc, Philippine và
Liên bang Nga. Tỷ lệ phát hiện thấp hơn là ở các nước Cộng hòa Công Gô,
Indonesia, Mozambique, Nigeria và Tanzania [2].
1.3.2. Tình hình phát hiện, chẩn đoán bệnh lao phổi ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tình hình phát hiện bệnh lao còn thấp, trung bình mỗi năm
CTCLQG phát hiện khoảng 50.000 đến 55.000 ca lao phổi AFB (+) mới và
23

khoảng 100.000 ca lao các thể. Tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB (+) mới dao
động trong khoảng 60/100.000 dân [19].
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang áp dụng hai phương
pháp phát hiện bệnh lao tại cộng đồng [67], [68], [69], [70], [71], [72].
1.3.2.1. Phát hiện chủ động
NVYT chủ động đến tận gia đình yêu cầu người bệnh khạc đờm để XN
và phải đưa kính hiển vi và máy XQ tới xã, phường, thôn, bản để tìm NB.
Đây là biện pháp chủ động đối với thầy thuốc nhưng thụ động đối với NB.
Phương pháp phát hiện này rất tốn kém về kinh tế, lãng phí về nhân lực,
không thường xuyên và kém hiệu quả. Phát hiện chủ động có thể áp dụng ở
một số đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao như HIV, sống gần nguồn lây
(nhưng phải có tỷ lệ lành bệnh cao trong chiến lược DOTS trước khi làm
thêm phát hiện chủ động) [73], [74], [75], [76].
Tại Nepal, Khanal S. và cs (2016) triển khai sàng lọc bệnh lao bằng soi
đờm trực tiếp và XN Gene Xpert/MTB/RIF cho 145.679 người thấy 28.574
(19,6%) người nghi lao. Trong đó 1.239 (4,3%) người được chẩn đoán mắc
bệnh lao, 1.195 người (96%) được điều trị lao. Tỷ lệ sàng lọc chủ động cao
nhất ở nhóm lao đồng nhiễm HIV (6,1%), tiếp theo là người tiếp xúc trong
cùng HGĐ (3,5%) và những người sống ở khu ổ chuột (0,5%). Tỷ lệ được
sàng lọc thấp hơn ở các nhóm có nguy cơ khác như tù nhân, công nhân các
nhà máy, người tị nạn và NB mắc bệnh ĐTĐ (0,5%). Số lượng cần thiết sàng
lọc để chẩn đoán trường hợp mắc bệnh lao đang hoạt động là 17 đối với người
nhiễm HIV, 29 đối với người tiếp xúc trong gia đình và 197 đối với người
sống ở khu ổ chuột. Trong số 11.525 NB mắc lao được chương trình quản lý
có 112 NB (1%) là mắc bệnh lao đa kháng thuốc và có một số lượng đáng kể
các trường hợp mắc lao ở các nhóm nguy cơ là HIV và những người tiếp xúc
trong gia đình [69].
Ở Campuchia, Codlin A. J. và cs (2018) thấy tỷ lệ mắc lao ở những
24

người > 55 tuổi chiếm 50% gánh nặng bệnh lao của quốc gia, tuy nhiên nhóm
này có tỷ lệ phát hiện thấp do rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế
(DVYT). Các tác giả đã nghiên cứu hiệu quả của việc phát hiện chủ động lao
bằng hệ thống Gene Xpert và XQ di động ở tại 75 CSYT công thấy tỷ lệ điều
trị thành công tăng đáng kể ở các NB được phát hiện lao chủ động (88,8% so
với 94,5%, p= 0,012) [72].
1.3.2.2. Phát hiện thụ động
Khi NB xuất hiện các triệu chứng hô hấp nghi lao (ho khạc kéo dài trên
3 tuần lễ), kèm theo các triệu chứng khác như: gầy sút cân, kém ăn, mệt mỏi,
sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, đau ngực, khó thở, ho ra máu… thì chủ động
tới các CSYT khám bệnh và làm XN đờm tìm vi khuẩn lao. Bằng phương
pháp này người thầy thuốc hoàn toàn thụ động, song có thể phục vụ thường
xuyên cho số đông NB trong thời gian dài, hiệu quả phát hiện cao và đỡ tốn
kém. Vì vậy, CTCLQG khuyến cáo nên sử dụng phương pháp phát hiện này
và chỉ tiêu phát hiện là ≥ 75% số NB lao phổi AFB (+) hiện có theo ước tính,
ưu tiên phát hiện nguồn lây chính: đảm bảo ≥65% NB lao phổi AFB (+) trong
số NB lao phổi phát hiện và chẩn đoán [77].
1.3.3. Tình hình chậm trễ chẩn đoán
Chậm trễ lao là nguyên nhân làm cho bệnh nặng hơn, có thể dẫn đến tử
vong. Chậm trễ chẩn đoán lao đặc biệt là lao phổi AFB (+), còn làm tăng
nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng, gia tăng tỷ lệ lao kháng thuốc. Chậm
trễ chẩn đoán có thể do NB chậm trễ tìm kiếm DVYT (chậm trễ do NB), có
thể do nhà cung cấp DVYT chậm trễ chẩn đoán và điều trị (chậm trễ do hệ
thống y tế), hoặc cả hai. Do đó, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất cần
thiết đối với hiệu quả của CTCLQG [78], [79], [80], [81], [82].
Một số người mắc bệnh lao không được chẩn đoán sớm thường do khó
khăn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) [83], [84], [85].
Các yếu tố liên quan tới việc tìm kiếm các dịch vụ CSSK bao gồm nhận thức
25

về nguy cơ mắc lao, kiến thức về bệnh lao, thông tin về nơi cung cấp DVYT,
khả năng tiếp cận cơ sở chống lao của NB… [86], [87], [88], [89].
Sự chậm trễ tiếp cận DVYT của NB lao phổi được tính từ lúc có triệu
chứng nghi lao đầu tiên đến ngày được bắt đầu điều trị. Sự chậm trễ phát hiện
LPM AFB (+) có thể từ phía NB hoặc chậm trễ trong tiếp cận DVYT từ phía
y tế [90], [91], [92], [93].
- Chậm trễ do NB: Là khoảng thời gian từ khi NB có triệu chứng đầu
tiên nghi lao cho tới khi bắt đầu tìm đến các DVYT [94], [95].
- Chậm trễ do y tế: Là khoảng thời gian được tính từ khi NB bắt đầu
tìm đến các DVYT (ngoài gia đình) cho tới ngày được bắt đầu điều trị. Sự
chậm trễ trong tiếp cận DVYT mà nguyên nhân từ phía y tế phụ thuộc vào 3
yếu tố cơ bản là: Tình trạng nguồn lực, trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất của
các CSYT tiếp nhận NB [96], [97], [98].
Bonadonna L. V. và cs (2018) nghiên cứu 105 NB lao (22- 49 tuổi;
38% là nữ giới, 78% tốt nghiệp phổ thông trung học) thấy chậm trễ chẩn đoán
trung bình kể từ khi các triệu chứng bắt đầu đến khi chẩn đoán AFB (+) tại
các CSYT công là 57 ngày (28- 126 ngày) [92].
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trịnh Hữu Hùng (2010) tại Thanh Hóa
cho thấy tiếp cận DVYT của NB LPM AFB (+) tương đối dài (7,42 tuần);
40,8% số NB chậm trễ ngắn, 23,2% NB chậm trễ dài và chỉ có 36% NB được
xem là không chậm trễ [95]. Tại Lai Châu, Dương Đình Đức (2018) khám
sàng lọc cho 9.807 người từ 15 tuổi trở lên thấy có 13,7% trường hợp có triệu
chứng nghi lao phổi, tỷ lệ lao phổi AFB (+) là 0,9% (10 trường hợp) trong số
người nghi lao. Ước tính tỷ lệ phát hiện lao phổi là 102/100.000 dân. Tỷ lệ
người có triệu chứng nghi lao có hành vi tìm kiếm DVYT thấp (39,7%) và đa
số (72,4%) đến khám tại TYT (72,4%). Có sự khác biệt về tỷ lệ biết khi mắc
lao không cần giấu bệnh giữa nam và nữ, trong đó, nam biết thông tin này
thấp hơn số nữ (RR= 0,79; KTC 95%: 0,63-0,99; p<0,05) [26].
26

Nguyễn Đình Tuấn và cs (2017) phỏng vấn 355 NB lao thấy phần lớn
thiếu kiến thức về bệnh lao, chỉ có 57,2% hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh,
36,9% đồng ý tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh, 29% đồng ý đi khám sớm
khi có dấu hiệu nghi lao. Hành vi tìm kiếm DVYT của người bệnh lao khi lần
đầu xuất hiện triệu chứng nghi lao ở TYT xã là 49,3% và ở BV đa khoa huyện
là 59,2%, ở nhà thuốc 10,1%, phòng khám tư/BV/thầy thuốc tư 21,4% [96].
Nguyễn Thị Thu Hường (2018) nghiên cứu 304 NB lao phổi thấy tỷ lệ
NB tiếp nhận các thông tin về bệnh lao là 95,1%. Việc tiếp nhận các thông tin
truyền thông, tư vấn, giáo dục thông chủ yếu là từ NVYT (69,1%) tiếp đến là từ
sách báo, tạp chí, tờ rơi (36,5%). Nội dung được truyền thông, tư vấn, giáo dục
nhiều nhất là các dấu hiệu nghi lao (59,2%) và đường lây truyền bệnh (55,6%).
Về kiến thức thấy 61,8% đối tượng mắc sai lầm về nguyên nhân gây bệnh lao.
Số đối tượng có thái độ đúng về bệnh lao là 80,2%. Các yếu tố tuổi, giới, trình
độ học vấn (TĐHV), số lần bị bệnh, tiếp nhận thông tin từ internet và từ NVYT
có ảnh hưởng đến mức độ kiến thức của đối tượng nghiên cứu [50].
1.3.4. Quản lý điều trị bệnh nhân lao
Theo báo cáo của CTCLQG từ năm 2012 đến năm 2018, tỷ lệ phát hiện
lao các thể đạt từ 82,44 đến 112,8/100.000 dân, thấp nhất là năm 2017
(82,44/100.000 dân) và cao nhất là năm 2016 (112,8/100.000 dân). Tỷ lệ phát
hiện NB lao phổi AFB (+) mới từ năm 2012 đến năm 2016 đạt trên 48,8%,
thấp nhất năm 2015 (48,8%) và cao nhất năm 2013 (49,7%). Tỷ lệ phát hiện
lao phổi có bằng chứng vi khuẩn mới trong năm 2017 và 2018 lần lượt đạt
49,93% và 48,61%. Tỷ lệ điều trị khỏi NB lao phổi AFB (+) mới và NB lao
phổi có bằng chứng vi khuẩn học mới và tái phát đạt từ 88,80% trở lên [9], [21],
[22], [23], [24], [25].
Uông Thị Mai Loan và cs (2011) nghiên cứu 174 NB lao phổi thấy tỷ lệ
đối tượng chưa tuân thủ đúng nguyên tắc còn cao (36,2%). Có mối liên quan
giữa việc tuân thủ các nguyên tắc với các yếu tố TĐHV, nghề nghiệp, sự động
27

viên nhắc nhở của người thân, sự hiểu biết các nguyên tắc điều trị và sự giám
sát điều trị của NVYT. Lý do NB đưa ra để giải thích cho việc không tuân thủ
điều trị chủ yếu là do mệt, sợ tác dụng phụ, quên, đi vắng, bận, không kịp đến
lấy thuốc [99]. Trong một nghiên cứu khác, Uông Thị Mai Loan và cs (2012)
thấy trong giai đoạn tấn công, tỷ lệ không tuân thủ điều trị cao hơn giai đoạn
duy trì. Tỷ lệ không tuân thủ các nguyên tắc điều trị ở hai giai đoạn tương ứng
là 88,5% và 66,7%. Nguyên tắc điều trị không được tuân thủ nhiều nhất là
dùng thuốc đều đặn ở hai giai đoạn tấn công và duy trì (90% và 86,2%).
Nguyên tắc dùng thuốc đúng liều NB không tuân thủ ít nhất (5,2%). Các tác
giả cho rằng cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục cho NB và cộng
đồng về nguyên tắc điều trị và tầm quan trọng của tuân thủ điều trị, đồng thời
tư vấn cho gia đình, người thân kiến thức về bệnh lao để họ phối hợp với
NVYT trong việc giám sát quá trình tuân thủ điều trị của NB đặc biệt là trong
giai đoạn duy trì [37].
Thân Thị Bình (2019) nghiên cứu 60 NB lao tại tỉnh Lạng Sơn thấy
kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị của NB lao còn hạn chế. Tỷ lệ NB
có kiến thức đúng về tuân thủ điều trị là 58,3%; tỷ lệ NB nhận biết 4 nguyên
tắc điều trị chỉ đạt 21,7% trong đó tỷ lệ NB biết nguyên tắc uống thuốc đều
đặn là 43,3%. Tỷ lệ NB thực hành đạt về nguyên tắc điều trị là 48,3% [98].
Hoàng Hà và cs (2020) đánh giá hoạt động quản lý điều trị lao của tỉnh
Bắc Giang thời gian từ 2014-2018 thấy số lao phát hiện: AFB (+) mới giảm từ
43,86% xuống 40,60%, tái phát tăng từ 3,94% lên 13,23%, lao các thể tăng từ
62,96% lên 74,31%. Tỷ lệ khỏi của NB lao phổi AFB (+) mới giai đoạn 2014-
2018 là 95,82%. Như vậy, tỷ lệ phát hiện lao AFB (+) mới giảm qua các năm,
tỷ lệ lao tái phát và các thể tăng qua các năm [100].
28

1.4. MÔ HÌNH TỔ CHỨC PHÒNG CHỐNG LAO Ở VIỆT NAM


1.4.1. Hệ thống tổ chức phòng chống lao ở Việt Nam
Công tác PCL ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1957 với qui mô còn nhỏ,
viện chống lao ra đời. Năm 1986, CTCLQG được thành lập và bắt đầu triển
khai chiến lược điều trị có kiểm soát DOTS, từng bước triển khai xuống tuyến
tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã và thôn bản. Từ năm 1995 đến nay, công tác PCL
ở Việt Nam được coi là một trong 10 chương trình quan trọng trong chương
trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy
hiểm và HIV/AIDS được đầu tư của Chính phủ. Bộ Y tế đã thiết lập
CTCLQG nhằm: “Tăng cường phát hiện nguồn lây, củng cố hệ thống y tế cơ
sở, chẩn đoán và điều trị những trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng nhằm
khống chế việc lây lan bệnh lao” [101].
Hiện nay, hệ thống tổ chức PCL bao gồm 4 tuyến: Tuyến Trung ương,
tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã. Ở tuyến cơ sở (tuyến huyện và xã) mạng
lưới chống lao lồng ghép vào hệ thống y tế chung và các Chương trình CSSK
ban đầu nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất để người dân có điều kiện
tiếp cận với dịch vụ phòng chống bệnh lao. Tại các tuyến cũng có sự phối hợp
lồng ghép với hệ thống y tế tư, y tế công, các đối tác, tổ chức xã hội cùng
tham gia phòng, chống bệnh lao (hình 1.1) [101], [102].
1.4.1.1. Tuyến trung ương
- BV Phổi Trung ương là BV đầu ngành chịu trách nhiệm khám bệnh,
chữa bệnh lao và bệnh phổi, chỉ đạo công tác PCL và bệnh phổi trong phạm
vi toàn quốc [102].
- BV 74 Trung ương, BV 71 Trung ương là BV trực thuộc Bộ Y tế chịu
trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh lao và bệnh phổi, chỉ đạo công tác PCL và
bệnh phổi các tỉnh theo sự phân công của Bộ Y tế.
- BV Phạm Ngọc Thạch thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh chịu trách
nhiệm khám bệnh, chữa bệnh lao và bệnh phổi, chỉ đạo công tác PCL và bệnh
29

phổi tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh theo sự phân công của Bộ Y tế.
- Các Trung tâm, khoa hô hấp hoặc lao và bệnh phổi của các BV Bạch
Mai, BV đa khoa Trung ương Huế, BV Chợ Rẫy, BV Nhi Trung ương chịu
trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh lao và bệnh phổi và tham gia chỉ đạo công
tác PCL và bệnh phổi theo sự phân công của Bộ Y tế [102].

Hình 1.1. Sơ đồ mô hình chống lao tại Việt Nam


* Nguồn: Theo Bộ Y tế (2013) [102].
1.4.1.2. Tuyến tỉnh
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuỳ theo điều kiện thành lập
BV hoặc Trung tâm PCL và bệnh phổi trực thuộc Sở Y tế; là đơn vị đầu mối
thực hiện nhiệm vụ khám phát hiện, điều trị bệnh lao, các bệnh phổi và quản
lý triển khai công tác PCL và bệnh phổi trong toàn tỉnh, thành phố. Tuyến
tỉnh có CTCL tỉnh do Sở Y tế quản lý. CTCL tỉnh chịu trách nhiệm triển khai
công tác chống lao ở địa bàn tỉnh [102].
1.4.1.3. Tuyến huyện
Các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là huyện) tùy
theo điều kiện thành lập Tổ chống lao hoặc Phòng khám lao và bệnh phổi có
biên chế ít nhất 03 cán bộ, cụ thể [102]:
- Tại các huyện đã có BV đa khoa huyện: thành lập phòng khám hoặc
tổ chống lao và bệnh phổi thuộc BV thực hiện khám phát hiện, điều trị bệnh
lao, các bệnh phổi và triển khai công tác PCL trong địa bàn.
- Tại các huyện mà Trung tâm y tế huyện thực hiện cả chức năng khám,
chữa bệnh (chưa có BV huyện): thành lập Tổ chống lao thực hiện khám phát
hiện, điều trị bệnh lao và triển khai công tác PCL trong địa bàn. Tổ chống lao
huyện có nhiệm vụ phát hiện bệnh lao, đăng ký, quản lý điều trị NB lao theo
hướng dẫn của CTCLQG [102].
30

1.4.1.4. Tuyến xã
Mỗi xã (hoặc tương đương) có ít nhất 01 NVYT được đào tạo kiến thức
về quản lý bệnh lao, giám sát điều trị cho NB đã được chẩn đoán lao, TT-
GDSK, giới thiệu người nghi mắc bệnh lao đi khám phát hiện. TYT xã chịu
trách nhiệm triển khai các chương trình y tế trong đó có CTCL. NVYT xã
phát hiện những trường hợp nghi lao, gửi đến tổ chống lao huyện để XN đờm
chẩn đoán, NVYT xã còn có trách nhiệm quản lý điều trị NB lao tại xã [102].
Bên cạnh đó, chúng ta có mạng lưới các phòng XN, từ trung ương đến
các huyện thị. Trung ương có 2 phòng XN có đầy đủ khả năng kỹ thuật XN vi
khuẩn lao, các tỉnh đều có phòng XN đảm bảo chất lượng, các huyện đều có ít
nhất 1 phòng XN có khả năng phát hiện vi khuẩn lao bằng phương pháp soi
kính trực tiếp [102].
1.4.2. Một số mô hình can thiệp phòng chống lao
CTCLQG được thực hiện từ năm 1986, đã triển khai nhiều hoạt động
PCL theo các khuyến cáo cập nhật của các tổ chức quốc tế: Mở rộng phác đồ
hóa trị liệu ngắn ngày (phác đồ 6 tháng chứa Rifampicin) từ tháng 4/2014; kết
hợp y tế công và tư (PHYTC-T) từ năm 2013; áp dụng kỹ thuật sinh học phân
tử (Gene Xpert) từ năm 2011; tiếp tục duy trì triển khai hóa trị liệu ngắn ngày
có kiểm soát trực tiếp - DOTS (Directly Observed Treatment, Short- Course)
dựa vào cộng đồng… Trong bối cảnh nguồn lực có hạn và sự ra đời của
phương pháp chẩn đoán, điều trị kỹ thuật cao và đắt tiền, việc xác định và
triển khai các can thiệp hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và giúp bảo vệ NB lao
khỏi rủi ro về tài chính là vô cùng quan trọng [103], [104], [105], [106].
Nguyễn Thu Hà và cs (2016) tổng kết thấy có 5/6 nhóm giải pháp can
thiệp có hiệu quả làm giảm gánh nặng kinh tế từ phía HGĐ trong PCL phù
hợp với bối cảnh Việt Nam là (1) Can thiệp liên quan đến chẩn đoán lao; (2)
Can thiệp liên quan đến KHYTC-T; (3) Can thiệp về hỗ trợ tài chính cho NB;
(4) Can thiệp DOTS dựa vào cộng đồng; (5) Can thiệp liên quan đến sử dụng
31

phác đồ hóa trị liệu ngắn ngày. Riêng nhóm can thiệp phân tuyến điều trị chưa
thực sự phù hợp với bối cảnh Việt Nam: y tế tuyến xã, phường khó có khả
năng đáp ứng được các yêu cầu liên quan đến cơ sở vật chất cũng như con
người để cung cấp toàn bộ dịch vụ chẩn đoán và điều trị lao [103].
Thân Thị Bình (2020) TT- GDSK cho 60 NB mắc lao điều trị giai đoạn
củng cố về các nguyên tắc điều trị, lợi ích cũng như hậu quả của việc không
tuân thủ điều trị… thấy trước can thiệp, tỷ lệ NB có kiến thức về tuân thủ các
nguyên tắc điều trị lao chiếm 58,3% nhưng sau can thiệp 1 tuần tỷ lệ này là
95% và sau can thiệp 1 tháng tỷ lệ này vẫn ở mức cao là 91,7%. Trước can
thiệp, tỷ lệ NB thực hành tuân thủ điều trị đạt là 48,3%. Nhưng sau can thiệp
1 tuần thì tỷ lệ này tăng lên 76,7%; sau can thiệp 1 tháng là 75%, sự khác biệt
này đều có ý nghĩa thống kê với (p<0,05) [104].
1.4.3. Phối hợp y tế công- tư trong phòng chống lao
Y tế ngoài công lập đã trở thành bộ phận quan trọng và đang ngày càng
phát triển trong hệ thống y tế nói chung. Chính phủ và Bộ Y tế đã chỉ đạo
bằng nhiều văn bản pháp lý cho việc hành nghề y, dược tư nhân. Trong đó đã
động viên khuyến khích, nhưng cũng quy định rõ về nghĩa vụ tham gia vào
công tác CSSK ban đầu và thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia.
Khảo sát của CTCLQG cho thấy một số lượng lớn người có triệu chứng
hô hấp đến lần đầu với y tế tư nhân. Có tới trên 37 % NB lao đã đến khám lần
đầu tại các CSYT tư nhân và thời gian kéo dài chẩn đoán có nơi tới 30 tuần.
Khoảng 1/4 số CSYT tư nhân được khảo sát có tham gia vào điều trị lao
nhưng với tỷ lệ rất cao không đúng theo hướng dẫn của CTCL (85% điều trị
dưới 6 tháng, 23% điều trị 2 thứ thuốc phối hợp). Như vậy, tiềm năng cơ hội
phát hiện sớm bệnh lao ở khu vực y tế tư nhân chưa được khai thác. Việc
tham gia điều trị lao còn chưa nhiều, điều trị không đúng có thể gây gia tăng
tỷ lệ lao kháng đa thuốc. Nguyên nhân có thể từ 2 phía: 1) Thầy thuốc khu
vực y tế tư nhân chưa có đủ kiến thức, kỹ năng thực hành phát hiện và điều trị
32

bệnh lao; 2) CTCL chưa có các hướng dẫn kỹ thuật phổ biến đến khu vực
này. Đây là lý do cần phải thực hiện KHYTC-T trong CTCL ở nước ta.
Lực lượng y tế tư nhân là một lực lượng quan trọng có thể hỗ trợ rất tốt
cho hoạt động chống lao. Sự phối hợp có hiệu quả y tế công - tư sẽ mang lại lợi
ích cho cộng đồng, NB sẽ được chẩn đoán sớm, giảm được chi phí điều trị. Đối
với hệ thống y tế tư cũng được cập nhật kiến thức, kỹ năng thực hành, uy tín
nghề nghiệp. Sự KHYTC-T trong CTCL sẽ mang lại lợi ích cho các bên tham
gia. Bài học rút ra từ các nước trên thế giới cho thấy hoạt động KHYTC-T cho
những kết quả đáng khích lệ: có thể làm tăng thêm tỷ lệ phát hiện tới 20%, tỷ lệ
điều trị khỏi đạt 75- 90%, giảm chi phí y tế cho người dân và huy động được
nhiều đối tác tham gia với CTCL [107], [108], [109], [110], [111], [112].
Tại Việt Nam, CTCL đã thử nghiệm các mô hình tại một số tỉnh, bước
đầu cho thấy tính khả thi của việc triển khai KHYTC-T trong CTCL. Đó là tỷ
lệ sử dụng DVYT tư trong KCB ban đầu của nhân dân rất cao. Có sự sẵn sàng
phối hợp từ các phía y tế tư cũng như CTCL ở các tuyến. Sự phối hợp làm tăng
khả năng chẩn đoán sớm và chẩn đoán đúng. Sự phối hợp sẽ tốt hơn nếu có cơ
chế chuyển gửi, phản hồi báo cáo. Sự phối hợp có thông qua Hội hành nghề y
dược tư nhân sẽ có nhiều thuận lợi và là mô hình có hiệu quả hiện nay. Mục
tiêu của hoạt động KHYTC-T nhằm đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu
của CTCLQG 2007- 2015 hướng tới giảm 50% tỷ lệ mắc và chết do bệnh lao
vào năm 2015 so với năm 2000. Sự phối hợp hiệu quả sẽ chẩn đoán sớm người
bệnh lao, giảm nguồn lây, giảm thời gian lây nhiễm trong cộng đồng, tăng hiệu
quả điều trị và do vậy tránh được bệnh lao kháng đa thuốc. Tuy nhiên, đối với
các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng đồng bào các dân
tộc thiểu số (DTTS) thì việc KHYTC-T trong PCL cũng gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, việc tìm kiếm một mô hình phối hợp đặc thù với điều kiện hoàn cảnh
của Việt Nam để tăng cường phát hiện, chẩn đoán và quản lý điều trị NB lao là
vấn đề cần thiết.
33

1.4.4 Chương trình kết hợp quân- dân y trong phòng chống bệnh tật
Kết hợp quân- dân y (KHQDY) là sự kết hợp giữa các lực lượng quân y
(QY) và dân y nhằm sử dụng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng
y tế bảo đảm sức khỏe, cứu chữa cho nhân dân và quân đội, trong thời bình và
thời chiến. KHQDY là sự kết hợp toàn diện, cả mặt tổ chức và các mặt bảo
đảm y tế; một truyền thống của y tế nhân dân và y tế quân đội được hình
thành từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, phát triển trong chiến tranh và
từng bước được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Chính
phủ và Liên bộ Y tế- Quốc phòng [113].
1.4.4.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công tác kết hợp
Quân- Dân y trong giai đoạn chiến tranh bảo vệ tổ quốc
KHQDY là một đặc trưng của y tế Việt Nam. Trong chiến tranh giải
phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, KHQDY trong tổ chức cứu chữa vận
chuyển thương binh, bệnh binh được gắn với những nguyên tắc thống nhất về
chuyên môn kỹ thuật.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngành Y tế đảm nhiệm việc
CSSK cho các lực lượng vũ trang. Tháng 12/1945, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết
định thành lập Ban Y tế Vệ quốc đoàn để CSSK cho các đơn vị quân đội ở Hà
Nội. Tháng 9/1945, Ban Hồng thập tự được thành lập tại Mặt trận Sài Gòn -
Chợ Lớn, đảm nhiệm việc chăm sóc cứu chữa thương binh cho mặt trận. Tháng
9/1946, Sở Quân- dân y Nam Bộ được thành lập, điều hành các tổ chức y tế
quân- dân y. Thực chất sau cách mạng tháng Tám chưa có ngay KHQDY mà
Bộ Y tế và y tế các địa phương góp sức xây dựng các tổ chức QY [113].
Trong kháng chiến chống Pháp, KHQDY chặt chẽ ở trung ương và ở
các địa phương, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trung tâm của cả QY và dân y,
trước hết hết là cứu chữa thương binh và bệnh binh. Ở trung ương, KHQDY
để thực hiện việc đào tạo cán bộ, cứu chữa thương binh, bệnh binh, nhiều cán
bộ y tế giỏi đã được bổ sung cho lực lượng QY. Ở địa phương, từng chiến
34

trường, đều có sự KHQDY trong cứu chữa thương bệnh binh.


Trong chiến tranh chống Mỹ, năm 1960, ở các chiến trường miền Nam,
các BQDY được tổ chức ra để điều hành chung việc CSSK cho các lực lượng
vũ trang cách mạng và nhân dân vùng giải phóng.
Trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc ở biên giới cũng như
chiến đấu giúp bạn ở chiến trường Campuchia đều có sự KHQDY mật thiết.
Ở phía Bắc, trong tháng 2 năm 1979, gần 2/3 thương binh đã được cứu chữa
qua các BV dân y ở các tỉnh biên giới.
Trong giai đoạn cách mạng mới, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà
nước, KHQDY được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật [113].
1.4.4.2. Kế hợp quân- dân y trong giai đoạn đổi mới
Nhận thấy tính cấp thiết của việc thể chế hóa các mối quan hệ quân-
dân y trong thời kỳ đổi mới, Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng thống nhất triển khai
Chương trình y tế số 12: KHQDY xây dựng quốc phòng toàn dân và phục vụ
sức khỏe nhân dân. Chương trình y tế số 12 đã đưa sự nghiệp KHQDY phát
triển lên một bước mới cả bề rộng lẫn chiều sâu. Ngoài vai trò của mạng lưới
y tế xã, trong nhiều năm qua sự phối kết hợp giữa lực lượng QY và dân y đã
đem lại hiệu quả cao trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, hỗ
trợ về chuyên môn cho NVYT thôn bản..., đặc biệt là khu vực biên giới, vùng
cao [114], [15], [115], [116].
Năm 2001, theo Quyết định số 1026/QĐ-TTg, Thủ tướng đã phê duyệt
dự án KHQDY bảo vệ, CSSK nhân dân và phục vụ an ninh quốc phòng giai
đoạn 2001-2010. Mục tiêu của dự án là xây dựng và củng cố các trạm, trung
tâm y tế quân- dân y kết hợp tại các vùng biên giới, hải đảo, đáp ứng nhu cầu
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và bộ đội; xây dựng các lực
lượng y tế cơ động có đủ năng lực nhằm đáp ứng kịp thời khi xảy ra thiên tai,
thảm họa và các tình huống khẩn cấp; và đề xuất với Chính phủ các cơ chế,
chính sách cho các hoạt động KHQDY và phát triển nhân lực y tế ở những
35

vùng đặc biệt khó khăn [114].


Ngày 16/3/2005, Liên bộ Y tế- Quốc phòng đã ban hành Thông tư
08/2005/TTLB-BYT-BQP hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 25/2004/CT-TTg về
tăng cường công tác KHQDY, trong đó quy định cụ thể thành phần Ban
Quân- dân y (BQDY) các cấp, các chế độ hoạt động [115].
Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 118/2018/
NĐ- CP, ngày 12/9/2018 quy định về công tác KHQDY. Trong Nghị định nêu
rõ việc kết hợp điều tra, giám sát, can thiệp trong phòng, chống dịch bệnh: 1)
Tổ chức điều tra dịch tễ, giám sát tình hình dịch; 2) Thực hiện các biện pháp
vệ sinh môi trường, quản lý chất thải sinh học, chất thải y tế và thực hiện các
biện pháp khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh và các trung gian truyền bệnh tại địa
phương, đơn vị; 3) Thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng cho nhân dân và
bộ đội; 4) Triển khai thực hiện các biện pháp cách ly y tế khi cần thiết; 5) Tổ
chức huấn luyện, diễn tập các phương án phòng, chống dịch bệnh sát với tình
hình thực tế tại địa phương; 6) Kết hợp trong việc tổ chức thu dung, điều trị
người mắc bệnh truyền nhiễm khi có dịch bệnh xảy ra; 7) Thực hiện đào tạo,
đào tạo liên tục về chuyên môn kỹ thuật trong điều tra dịch tễ học, giám sát,
chẩn đoán và xử lý, điều trị các bệnh truyền nhiễm có thể lây thành dịch; 8)
Nghiên cứu các mầm bệnh truyền nhiễm có nguy cơ phát sinh thành dịch ở
người, đường lây truyền, các vật trung gian truyền bệnh và phát triển các kỹ
thuật giám sát, xác định mầm bệnh gây dịch [115].
1.4.4.3. Một số mô hình kết hợp quân- dân y
Năm 1988, Cục QY đã thực hiện thành công đề tài khoa học cấp Nhà
nước: “Mô hình KHQDY nhằm CSSK nhân dân và lực lượng vũ trang trên
một số đảo, quần đảo thuộc lãnh hải Việt Nam” với 4 mô hình thực hiện tại
13 đảo ở vùng Đông Bắc, Nam Trung Bộ và quần đảo Trường Sa.
- Mô hình 1: KHQDY trong tổ chức thu dung điều trị NB và cấp cứu,
cứu chữa, vận chuyển người bị thương bị nạn.
36

- Mô hình 2: KHQDY phòng chống dịch bệnh- thực hiện các chương
trình y tế quốc gia.
- Mô hình 3: KHQDY đào tạo, bổ túc, huấn luyện nhân viên của y tế
biển, đảo.
- Mô hình 4: KHQDY bảo đảm nguồn lực y tế.
Các mô hình được áp dụng trên đã mang lại sự công bằng, bình đẳng về
quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mỗi thành viên sống trong cộng
đồng trên đảo [117].
Chu Tiến Cường (1994) tổng kết kinh nghiệm của cuộc chiến tranh Bảo
vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc qua hai giai đoạn 2-3/1979 và 1979- 1989
cho thấy trong thời bình mô hình BQDY các cấp tỉnh- huyện- xã có nhiệm vụ
lãnh đạo và chỉ đạo toàn bộ công tác KHQDY. Mô hình triển khai KHQDY ở
đại đội QY Trung đoàn và Tiểu đoàn QY Sư đoàn bộ binh bảo đảm tốt việc
thu dung, cứu chữa thương binh, nhân dân tại chỗ cũng như việc tham gia
CSSK nhân dân. Mô hình triển khai KHQDY tuyến huyện, tỉnh với hình thức
chủ yếu là thành lập đội phẫu và dự kiến lực lượng cán bộ, NVYT cũng như
giường bệnh để có thể tăng cho quân đội khi cần thiết [118].
Nghiên cứu của Lê Quang Nồng (2002) cho thấy mô hình KHQDY khu
vực phòng thủ huyện biên giới Quân khu 7 thực hiện trong giai đoạn 1991-
1995 đã góp phần nâng cao khả năng KCB, phòng chống dịch bệnh cho nhân
dân và lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện. Số lượng bộ đội KCB tại trung
tâm y tế huyện tăng lên 45,6%, số lượng nhân dân KCB tại các cơ sở QY tăng
94,2% và hình thành được tuyến điều trị KHQDY từ thôn tới xã, huyện.
Phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, nhất là sốt rét. Số người mắc bệnh sốt rét
giảm 32,7%, số người bị sốt rét ác tính giảm 65,5%, không còn tử vong do sốt
rét. Nâng cao khả năng cấp cứu ở tuyến thôn, bản đảm bảo cho sẵn sàng chiến
đấu [119].
1.4.4.4. Nội dung công tác kết hợp quân- dân y
37

- Xây dựng các tổ chức KHQDY: Bao gồm các cơ quan chỉ đạo điều
hành KHQDY theo thông tư liên tịch số 08/2005/TTLB- BYT- BQP ngày
16/3/2005 về Hướng dẫn triển khai thực hiện chỉ thị 25/2004/CT- TTg ngày
29/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác KHQDY chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và bộ đội trong giai đoạn mới. Theo đó, các cơ
quan chỉ đạo, điều hành KHQDY được thành lập các “Ban quân- dân y” từ
Trung ương đến tuyến xã [15].
- QY tham gia củng cố y tế cơ sở: Nội dung là giúp các xã, phường, chủ
yếu là các xã ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhằm nâng cao chất lượng CSSK
nhân dân của y tế cơ sở. Trong giai đoạn từ năm 1991- 2001, đã có 972 xã
được QY tham gia giúp đỡ trong đó có 507 xã thuộc vùng sâu, vùng xa [113].
- KHQDY thực hiện các nhiệm vụ y tế quân sự địa phương.
- KHQDY phòng chống dịch bệnh, phòng chống thảm họa và cứu chữa
người bị thương, bị bệnh.
- KHQDY trong công tác đào tạo và phát triển khoa học công nghệ,
được triển khai ở Trung ương và các địa phương.
1.4.4.5. Ý nghĩa của công tác kết hợp- quân dân y
- KHQDY là biểu hiện sinh động của tư tưởng đại đoàn kết, thực hiện
lời dạy “thầy thuốc như mẹ hiền” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quân- dân y đã
đoàn kết phục vụ nhân dân và bộ đội trong kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ và bảo vệ biên giới, trong thực hiện chương trình y tế 12, đem lại sức
mạnh mới cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và bộ đội.
- KHQDY đã được xác định là một nguyên tắc bảo đảm của ngành QY,
một quan điểm cơ bản của Đảng ủy Quân sự Trung ương về công tác QY.
- KHQDY thể hiện việc quán triệt đường lối quốc phòng toàn dân của
Đảng và Chính phủ vào công tác y tế.
- KHQDY có cội nguồn lịch sử và đã trở thành một truyền thống của y
tế nhân dân và y tế quân đội. Truyền thống KHQDY đã được ghi nhận trong
38

nhiều văn kiện của Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế, nghị quyết của Đảng. Báo cáo
của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị KHQDY toàn quốc lần thứ nhất năm
1990 nêu: “Việc KHQDY trong những cuộc kháng chiến trước đây và hiện
nay đã là một truyền thống tốt đẹp”, hiện nay KHQDY trong vệ sinh phòng
chống dịch, KCB đang được phát huy và hiệu quả rất tốt [113].
Thông qua hoạt động KHQDY, trình độ chuyên môn của cán bộ QY và
dân y được nâng cao, lực lượng QY được học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng về
sản, nhi và nắm vững địa bàn; NVYT xã học thêm về chẩn đoán, điều trị các
bệnh lý thông thường và một số XN đơn giản phục vụ chẩn đoán bệnh, tăng
tình đoàn kết gắn bó giữa hai lực lượng QY và y tế địa phương. Các bệnh xá
QY của các đơn vị đóng quân khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa là
cơ sở điều trị trong hệ thống bậc thang điều trị của ngành QY, được biên chế từ
10 đến 20 nhân viên, trong đó có 1- 3 bác sỹ có khả năng điều trị cứu chữa
bước đầu và một phần chuyên khoa. Như vậy, các bệnh xá (BX) quân- dân y
ngoài nhiệm vụ bảo đảm CSSK cho bộ đội còn có nhiệm vụ KCB cho nhân dân
và phối hợp thực hiện các chương trình y tế quốc gia tại địa bàn đóng quân.
KHQDY trong PCL ở tỉnh Hà Giang thực hiện ở những địa bàn không
có dân y hoặc lực lượng dân y rất mỏng, những nơi người dân khó tiếp cận
DVYT thì lực lượng QY phải tuyên truyền, vận động người dân, khám bệnh,
chụp XQ, XN đờm… sau đó gửi kết quả và NB cho y tế của huyện, BV lao và
bệnh phổi Hà Giang quản lý và điều trị. Tất cả các hoạt động này đều báo cáo
các cơ sở y tế (CSYT), phòng y tế huyện, ủy ban nhân dân huyện, ủy ban
nhân dân các xã và có huy động một số nguồn nhân lực của địa phương để
truyền thông, vận động, phiên dịch, hỗ trợ cho QY trong công tác phát hiện
bệnh lao [15], [114].
39

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện ở 2 giai đoạn:
Giai đoạn 2011- 2013 (Giai đoạn trước can thiệp): Đối tượng nghiên
cứu là các dữ liệu báo cáo của CTCL tỉnh Hà Giang. Mục đích đánh giá thực
trạng phát hiện và quản lý lao phổi tại tỉnh Hà Giang và là cơ sở dữ liệu để so
sánh với kết quả hoạt động của KHQDY.
Giai đoạn 2014- 2018 (Giai đoạn can thiệp): Đối tượng nghiên cứu là NB
được phát hiện lao phổi bằng phương pháp chủ động và thụ động tại Hà Giang.
2.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng
và cận lâm sàng
Gồm 387 NB mắc lao phổi được phát hiện theo phương pháp chủ động
và thụ động điều trị tại BV lao và bệnh phổi Hà Giang, có hồ sơ ghi chép,
bệnh án đầy đủ thông tin về thời gian khởi phát, kết quả khám lâm sàng, cận
lâm sàng, quá trình và kết quả điều trị từ 01/01/2014 đến 31/12/2018.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: NB được chẩn đoán lao phổi AFB (+), AFB (-),
LPM chủ động và thụ động, lao phổi điều trị lại (ĐTL) (lao phổi tái phát, thất
bại điều trị, ĐTL sau bỏ trị và ĐTL khác), lao phổi/HIV.
2.1.1.2. Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 2: Đánh giá kết quả KHQDY trong
phát hiện và quản lý bệnh lao phổi tại tỉnh Hà Giang.
Để có thể so sánh dữ liệu báo cáo của CTCL tỉnh Hà Giang giai đoạn
2011 - 2013 (chỉ có phát hiện lao thụ động) và giai đoạn 2014-2018 sau khi
tiến hành hoạt động của KHQDY (có phát hiện lao thụ động và phát hiện lao
chủ động), chúng tôi tiến hành đánh giá tỷ lệ phát hiện lao tại tỉnh Hà Giang
40

giai đoạn 2014 – 2018. Đối tượng là các ca mắc lao mới được phát hiện trong
giai đoạn này, thỏa mãn các tiêu chuẩn:
* Đối tượng phát hiện lao phổi mới chủ động:
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Công dân có thời gian sinh sống và làm việc liên tục 03 tháng trở lên
tại tỉnh Hà Giang tính đến thời điểm nghiên cứu;
+ Có khả năng tham gia và đồng ý trả lời phỏng vấn;
+ Được xác định nghi lao và chẩn đoán LPM chủ động bởi KHQDY và
CTCL tỉnh Hà Giang theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao
năm 2015 và 2018 của Bộ Y tế [27], [28].
+ NB được quản lý điều trị tại CTCL tỉnh Hà Giang sau khi được phát hiện.
+ Sổ sách, báo cáo hoạt động PCL của Ban QY tỉnh đội Hà Giang và
Học viện Quân y trong 6 năm (2013- 2018).
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Công dân có thời gian sinh sống tại tỉnh Hà Giang ít hơn 3 tháng;
+ Người dân không có khả năng hoặc từ chối phỏng vấn;
+ LPM phát hiện thụ động.
* Đối tượng phát hiện lao phổi thụ động:
+ NB lao phổi phát hiện được do NB tự đến BV hoặc tự đến các CSYT
để KCB, được cơ sở phát hiện hoặc nghi ngờ lao phổi và chuyển đến cơ sở có
chuyên khoa lao khám và phát hiện ra.
+ Sổ sách, báo cáo hoạt động PCL của CTCL tỉnh Hà Giang trong 8
năm (2011- 2018).
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Mục tiêu 1: Tại BV lao và bệnh phổi Hà Giang
Mục tiêu 2: Trên địa bàn các xã, phường, thị trấn của các huyện thuộc
tỉnh Hà Giang, gồm 2 hình thức thực hiện triển khai KHQDY và không triển
khai KHQDY ở 2 nhóm huyện:
41

- Nhóm huyện khó tiếp cận: Được triển khai KHQDY để phát hiện
LPM chủ động. Nhóm huyện khó tiếp cận gồm các huyện biên giới, huyện có
điều kiện giao thông đi lại khó khăn, lực lượng y tế dân y mỏng, khó tiếp cận
với DVYT của CTCL tỉnh Hà Giang, nhóm này gồm 7 huyện: Đồng Văn,
Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần.
- Nhóm huyện dễ tiếp cận: Không được triển khai KHQDY để phát
hiện lao chủ động, chỉ phát hiện lao thụ động, được thực hiện ở nhóm huyện
dễ tiếp cận: Nhóm huyện dễ tiếp cận gồm các huyện không phải huyện biên
giới, huyện có điều kiện giao thông đi lại thuận lợi hơn, có điều kiện dễ tiếp
cận với DVYT của CTCL tỉnh Hà Giang. Nhóm này gồm 3 huyện và 01
thành phố: huyện Bắc Mê, Bắc Quang, Quang Bình và thành phố Hà Giang.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang


42

2.1.3. Thời gian nghiên cứu


Nghiên cứu thực hiện thu thập trong 8 năm (2011- 2018), gồm hai giai đoạn.
- Giai đoạn 2011- 2013 (giai đoạn trước can thiệp): đánh giá thực trạng
phát hiện và quản lý điều trị lao phổi tại tỉnh Hà Giang.
- Giai đoạn 2014- 2018 (giai đoạn can thiệp):
+ Mô tả một số đặc điểm: dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng NB lao phổi
điều trị tại BV lao và bệnh phổi Hà Giang.
+ Đánh giá kết quả KHQDY trong phát hiện và quản lý bệnh lao phổi
tại tỉnh Hà Giang.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu
2.2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
* Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích.
* Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Phướng pháp chọn mẫu thuận tiện:
- Lập danh sách tất cả các bệnh án của NB lao phổi được quản lý tại
CTCL tỉnh Hà Giang từ 01/01/2014 đến 30/12/2018 thỏa mãn tiêu chuẩn đối
tượng được phát hiện thụ động và chủ động sẽ đưa vào nghiên cứu.
- Cỡ mẫu: Tổng số có 387 hồ sơ bệnh án NB lao phổi được đưa vào
nghiên cứu (phần phụ lục 7).
2.2.1.2. Nghiên cứu kết quả phát hiện lao mới của kết hợp quân- dân y
* Thiết kế nghiên cứu:
Áp dụng thiết kế nghiên cứu kết hợp mô tả và can thiệp cộng đồng có
đối chứng, so sánh hiệu quả trước và sau can thiệp.
Giai đoạn 1: Thiết kế mô tả hồi cứu: Mô tả thực trạng mắc lao tại tỉnh
Hà Giang từ 2011-2013, đánh giá các chỉ tiêu trước can thiệp bằng KHQDY.
Giai đoạn 2: Tiến hành can thiệp bằng triển khai KHQDY trong giai
43

đoạn 2014 - 2018. Mô tả các chỉ tiêu của giai đoạn này, phân tích so sánh với
giai đoạn 2011-2013 tại Hà Giang.
* Cỡ mẫu:
Nhằm đánh giá thực trạng mắc lao tại Hà Giang khi triển khai KHQDY
(2014 -2018). Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu mô
tả 1 tỷ lệ [120]:
Z21-/2  p q
n=
2
d

- Trong đó:
+ n: Cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu.
+ p: Tỷ lệ hiện mắc lao, p= 0,001112 (số liệu của CTCLQG năm 2013
là 111,2/100.000 dân) [9].
+ Z: Hệ số tin cậy, với ngưỡng xác suất  = 5%, có Z(1-α/2) = 1,96.
+ d: Sai số tuyệt đối, do p nhỏ, do đó chọn d= 0,00055 (thỏa mãn d<p/2).
Thay vào công thức, tính được n = 14.106 người. Dự phòng 5% đối
tượng bỏ cuộc, hoặc các trường hợp không trả lời của đối tượng nghiên cứu.
Tổng số mẫu nghiên cứu là: 14.849 người dân.
Thực tế, trong nghiên cứu này, số người được khám sàng lọc là
15.232 người.
* Phương pháp chọn mẫu [120]:
- Áp dụng kĩ thuật chọn mẫu nhiều giai đoạn.
Bước 1: Kĩ thuật chọn mẫu không xác suất: Chọn đơn vị mẫu là huyện
(hoặc thị xã, thành phố) của tỉnh Hà Giang. Chủ đích chọn các huyện có đơn
vị bộ đội đóng quân, có các thị trấn, xã đông dân, khó tiếp cận với DVYT tỉnh
Hà Giang và có triển khai mô hình KHQDY được 07 huyện (bảng 2.1).
Bước 2: Kĩ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên cụm: Lập danh sách các xã của
07 huyện được chọn ở bước 1, tổng có 134 xã, thị trấn. Căn cứ vào khả năng
44

của QY trên địa bàn, chọn ngẫu nhiên 61 xã, thị trấn có trong danh sách để
triển khai KHQDY.
Bước 3: Chọn mẫu thuận tiện: Tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục
sức khỏe về bệnh lao cho người dân tại mỗi xã. Tổ chức triển khai các điểm
khám và sàng lọc bệnh lao, chọn các cá nhân tự nguyện đến tham gia khám
phát hiện lao chủ động cho đến khi đủ tổng cỡ mẫu cần đạt.
Bảng 2.1. Số xã/huyện được triển khai kết hợp quân- dân y
Số thị Số xã TT- GDSK Số xã khám
Huyện
trấn/xã Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Đồng Văn 19 13 68,4 13 68,4
Vị Xuyên 24 9 37,5 11 45,8
Mèo Vạc 18 14 77,7 11 61,1
Xín Mần 18 12 66,6 11 61,1
Quản Bạ 13 3 23,0 7 53,8
Yên Minh 18 2 11,1 4 22,2
Hoàng Su Phì 24 5 20,8 4 16,7
Tổng số 134 58 43,3 61 45,5
(Danh sách các xã, số đợt triển khai TT- GDSK và sàng lọc XQ chủ động
trình bày ở phần phụ lục 4)
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi
* Đặc điểm lâm sàng:
- Phân loại lao phổi theo tiền sử điều trị:
+ LPM;
+ Lao phổi ĐTL: tái phát, thất bại, ĐTL sau bỏ trị và ĐTL khác.
- Tuổi: ≤15 tuổi, 16- 59 tuổi và ≥60 tuổi.
- Giới: nam và nữ;
45

- Dân tộc: chia làm 4 nhóm:


+ Dân tộc H’Mông;
+ Dân tộc Tày, Nùng, Dao (Dân số và văn hóa tương đồng nên xếp vào
1 nhóm);
+ Dân tộc Kinh;
+ DTTS khác: Bố Y, Cờ Lao, Giáy, La Chí, Lô Lô, Pà Thẻn, Phù Lá và
Pu Péo (các dân tộc có số lượng dân số thấp nên xếp vào 1 nhóm).
- Nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên; Công nhân; Nông dân, tự do; Cán
bộ, giáo viên và phạm nhân.
- TĐHV: Mù chữ, trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông
(THPT).
- Thời gian chậm trễ chẩn đoán:
+ Nhóm LPM phát hiện chủ động, thụ động và tái phát, bỏ trị, ĐTL khác.
+ Trước can thiệp và sau can thiệp.
- Các yếu tố liên quan đến thời gian chậm trễ chẩn đoán: tuổi, giới,
Nghề nghiệp, dân tộc và TĐHV.
* Triệu chứng lâm sàng:
- Triệu chứng cơ năng: sốt, gầy sút cân, ho kéo dài, ho ra máu, ho có
đờm, khó thở và đau ngực.
- Triệu chứng thực thể: không có ran, ran ẩm, ran nổ…
* Triệu chứng cận lâm sàng:
- XN đờm tìm AFB.
- Hình ảnh tổn thương trên XQ.
+ Phổi tổn thương: một phổi và hai phổi.
+ Vị trí tổn thương: vùng đỉnh, vùng giữa và nền phổi.
+ Đặc điểm tổn thương: thâm nhiễm, xơ, và hang.
- XN máu: Công thức máu
46

2.2.2.2. Nghiên cứu thực trạng của lao phổi tại Hà Giang giai đoạn 2011- 2013
- Tình hình mạng lưới chống lao của CTCL tỉnh Hà Giang giai đoạn
2011- 2013.
- Trình độ chuyên môn, thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho CTCL
tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011- 2013.
- Kết quả phát hiện chẩn đoán và điều trị lao phổi tại Hà giang giai
đoạn 2011- 2013.
- Tỷ lệ LPM giai đoạn 2011- 2013: lao phổi AFB (+) mới, AFB (-)
mới. Trong đó:
- Tỷ lệ LPM các năm từ 2011, 2012, 2013.
- Tỷ lệ hiện mắc lao phổi giai đoạn 2011- 2013: LPM và lao phổi tái
phát, bỏ trị, ĐTL khác.
2.2.2.3. Nghiên cứu kết quả kết hợp quân- dân y trong phát hiện và quản lý
bệnh lao phổi tại tỉnh Hà Giang
- Số đợt TT- GDSK và tập huấn về bệnh lao giai đoạn 2013- 2018.
- Kết quả TT- GDSK và tập huấn về bệnh lao giai đoạn 2013- 2018: địa
điểm (Chợ, TYT và HGĐ), số cán bộ QY triển khai tập huấn, số NVYT xã và
thôn, bản tham gia tập huấn.
- Số đợt khám sàng lọc, chụp XQ phát hiện lao phổi chủ động giai đoạn
2014- 2018.
- Kết quả chụp XQ chủ động của mô hình KHQDY giai đoạn 2014- 2018:
+ Số người đến khám, số người chụp XQ, số người nghi lao phổi, tổng số
ca LPM phát hiện chủ động, Lao phổi AFB (+) mới, Lao phổi AFB (-) mới.
+ Tỷ lệ phát hiện/số người chụp XQ phổi (%).
+ Tỷ lệ phát hiện LPM (/100.000 dân).
- Tỷ lệ LPM phát hiện chủ động và tỷ lệ LPM giai đoạn 2014- 2018.
47

2.2.3. Hoạt động can thiệp của kết hợp quân- dân y
2.2.3.1. Khảo sát thực trạng hoạt động phòng chống lao tuyến huyện trước
can thiệp
- Hồi cứu các sổ sách ghi chép, báo cáo hoạt động chống lao tại 01
thành phố và 10 huyện trước khi can thiệp.
- Xác định số người nghi lao tới khám, số lượng NB lao phổi AFB (+)
mới, AFB (-) mới và lao phổi tái phát, bỏ trị, ĐTL khác, tỷ lệ khỏi của NB lao
tại CSYT nơi nghiên cứu trước khi can thiệp.
2.2.3.2. Xây dựng và triển khai kết hợp quân- dân y trong phát hiện lao phổi
mới chủ động
* Hợp đồng, phân công và phạm vi phối hợp:
- Ký kết, hợp đồng giữa CTCL tỉnh Hà Giang với Ban QY tỉnh đội, các
BX của Đoàn KT- QP về phương thức KHQDY.
- Phân công, làm rõ trách nhiệm về phạm vi phối hợp:
+ Tuyên truyền để người dân hiểu biết về bệnh lao.
+ Đào tạo cho nhân viên QY về kiến thức, TT- GDSK về bệnh lao.
+ Chụp XQ ngực chuẩn;
+ XN đờm tìm AFB bằng phương pháp soi trực tiếp;
+ Đăng ký và điều trị cho NB được chẩn đoán mắc lao;
+ Chuyển đến đơn vị chống lao để chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ
mắc lao phổi AFB (-), lao ngoài phổi và lao trẻ em.
* Nhiệm vụ của đơn vị quân y:
- Chụp XQ ngực chuẩn.
- XN đờm tìm AFB bằng phương pháp soi trực tiếp cho các trường hợp
nghi lao:
+ Thực hiện XN đờm soi trực tiếp tìm AFB miễn phí cho người bệnh, tuân
thủ theo các quy trình kỹ thuật trong tài liệu hướng dẫn XN lao của CTCLQG.
+ Lưu giữ tất cả các tiêu bản XN để thực hiện việc kiểm tra chất lượng
48

theo qui định của CTCLQG.


- Chuyển đến đơn vị chống lao những trường hợp khó chẩn đoán:
Chuyển những người có XN AFB (-) nhưng vẫn nghi ngờ mắc lao phổi AFB (-),
lao ngoài phổi và lao trẻ em đến đơn vị chống lao để chẩn đoán xác định. Khi
chuyển NB cần gửi kèm “Phiếu chuyển NB” có ghi rõ các thông tin của NB
cùng với kết quả xét nghiệm AFB nếu có.
- Ghi chép, báo cáo về XN:
+ Ghi chép tất cả các NB được XN đờm vào “Sổ xét nghiệm lao” theo
đúng quy định của CTCLQG;
+ Ghi tên của đơn vị chống lao (nơi chuyển người bệnh đến) vào sổ XN
hoặc sổ khám bệnh (phần ghi chú);
+ Báo cáo hoạt động XN và hoạt động KHQDY hàng quý cho đơn vị
chống lao tuyến huyện;
- Đăng ký và quản lý điều trị cho NB:
+ Tiếp nhận NB đã được chẩn đoán và đăng ký điều trị từ đơn vị chống lao;
+ Tư vấn cho NB về điều trị lao, tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị;
+ Cấp phát thuốc và tiêm thuốc (nếu có), hướng dẫn và giám sát việc sử
dụng thuốc chống lao cho NB. Giám sát trực tiếp phải được thực hiện trong
suốt thời gian sử dụng thuốc Rifampicin.
+ Phiếu điều trị có kiểm soát trực tiếp phải được thực hiện theo quy
định của CTCLQG.
+ Hướng dẫn NB đi XN đờm theo dõi tại thời điểm cuối tháng thứ 2
(hoặc 3), tháng thứ 5 và tháng thứ 8.
+ Đối với trường hợp bỏ trị phải tìm, thuyết phục NB tiếp tục điều trị
và báo cáo với đơn vị chống lao.
+ Theo dõi, phát hiện và xử trí những tác dụng phụ của thuốc lao và các
diễn biến đặc biệt của bệnh. Chuyển những trường hợp vượt quá khả năng xử
trí đến các tuyến y tế phù hợp.
49

+ Báo cáo kết quả điều trị theo các biểu mẫu của CTCLQG.
* Nhiệm vụ của đơn vị chống lao:
- Hoạt động XN, chẩn đoán:
+ Tiếp nhận NB được chuyển đến từ đơn vị QY
+ Ghi phiếu phản hồi và gửi cho các đơn vị QY ngay sau khi NB được
đăng ký điều trị hoặc có kết quả chẩn đoán.
+ Ghi tên của đơn vị QY đã chuyển NB đến vào sổ khám bệnh hoặc sổ
tiếp nhận NB;
+ Đăng ký điều trị trường hợp AFB (+) do đơn vị QY phát hiện và
chuyển đến. Kết quả XN đờm của đơn vị QY cần được công nhận và có giá
trị như kết quả của phòng XN thuộc các đơn vị chống lao;
+ Tiến hành các biện pháp cần thiết để xác định chẩn đoán cho những
trường hợp nghi lao phổi AFB (-), lao ngoài phổi và lao trẻ em được chuyển
đến theo quy trình chẩn đoán của CTCLQG;
+ Chuyển trả đơn vị QY những trường hợp không chẩn đoán là lao để
đơn vị QY tiếp tục điều trị và theo dõi (trong trường hợp đơn vị QY có đơn vị
lâm sàng);
+ Giám sát hàng quý quy trình kỹ thuật XN tại đơn vị QY. Kiểm định chất
lượng tiêu bản cần được thực hiện hàng tháng theo đúng quy định của CTCLQG;
- Hoạt động điều trị:
+ Chỉ định điều trị, chuyển NB và cung cấp thuốc tới đơn vị QY.
+ Phối hợp với đơn vị QY tìm NB để điều trị tiếp khi NB bỏ điều trị.
+ Tiếp nhận và xử trí những NB có tác dụng phụ của thuốc lao và biến
chứng đặc biệt của bệnh.
+ Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho đơn vị QY tham gia điều trị.
+ Giám sát việc thực hiện điều trị của đơn vị QY định kỳ hàng quý.
* Triển khai các giải pháp can thiệp:
- Kiện toàn tổ chức, củng cố mạng lưới KHQDY PCL ở tuyến tỉnh và
50

tuyến huyện.
- Học viện Quân y kết hợp với CTCLQG chỉ đạo chuyên môn, cung
cấp máy XQ di động, vật tư, hóa chất cho Ban QY tỉnh đội Hà Giang và
CTCL tỉnh Hà Giang.
- Học viện Quân y kết hợp với CTCL tỉnh Hà Giang triển khai tập huấn
về công tác TT- GDSK, chụp XQ di động và XN đờm cho BX tỉnh đội Hà
Giang và BX của các Đoàn KT- QP.
- BX tỉnh đội Hà Giang và BX của các Đoàn KT- QP kết hợp với Đơn
vị chống Lao của các huyện triển khai nhiệm vụ:
+ Đào tạo và sử dụng kỹ thuật viên ở BX tỉnh đội Hà Giang tham gia
vào XN PCL.
+ Tập huấn kiến thức, thái độ, thực hành cho các NVYT xã, thôn bản
tham gia các hoạt động PCL.
+ TT- GDSK về bệnh lao cho HGĐ.
+ Sàng lọc các đối tượng nghi lao.
+ Chụp XQ phát hiện lao mới chủ động.
+ Nếu phát hiện các trường hợp nghi lao, mắc bệnh lao chuyển về đơn vị
chống lao của huyện, tỉnh; đồng thời báo cáo về Ban QY tỉnh đội Hà Giang.
- Ban QY tỉnh đội Hà Giang và CTCL tỉnh Hà Giang cùng tổng hợp
báo cáo về Học viện Quân y và CTCLQG.

Hình 2.2. Sơ đồ kết hợp quân- dân y phát hiện lao phổi chủ động
2.2.3.3. Đánh giá kết quả sau can thiệp
- Kết quả tăng cường nguồn lực chống lao, kết quả hoạt động phát triển
mạng lưới chống lao, kết quả tập huấn, TT- GDSK và khám sàng lọc, chụp
XQ chủ động, phát hiện LPM.
- Xác định số người nghi lao tới khám, số lượng NB LPM phát hiện.
- Đánh giá kết quả phát hiện LPM sau can thiệp của KHQDY và không

p2- p1
CSHQ (%) = x 100
p1 p1
51

KHQDY bằng CSHQ (CSHQ). CSHQ được tính theo công thức:

Trong đó:
+ p1: là tỷ lệ phát hiện LPM trước can thiệp.
+ p2: là tỷ lệ phát hiện LPM sau can thiệp.
- Hiệu quả can thiệp (HQCT) tính bằng công thức:
HQCT = CSHQ (nhóm huyện KHQDY) - CSHQ (nhóm huyện không
KHQDY)
2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá
Các tiêu chuẩn xác định nghi lao và chẩn đoán LPM, lao phổi tái phát,
lao phổi bỏ trị, lao phổi ĐTL khác theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và
phòng bệnh lao năm 2015 và 2018 của Bộ Y tế [27], [28].
2.2.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá một số triệu chứng
- Ho khạc kéo dài: Người bệnh có dấu hiệu ho, khạc từ 3 tuần trở lên
được xếp là ho khạc kéo dài.
- Sút cân: Nghiên cứu này sử dụng thuật ngữ “sút cân” khi đối tượng
điều tra sút từ 10% trọng lượng cơ thể trở lên trong vòng 2 tháng.
2.2.4.2. Người nghi lao phổi
* Người nghi lao phổi khi có các triệu chứng sau:
- Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng
nghi lao quan trọng nhất.
Ngoài ra có thể:
- Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.
- Sốt nhẹ về chiều.
- Ra mồ hôi “trộm” ban đêm.
- Đau ngực, đôi khi khó thở.
52

* Nhóm nguy cơ cao cần chú ý:


- Người nhiễm HIV.
- Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em.
- Người mắc các bệnh mạn tính: loét dạ dày- tá tràng, đái tháo đường,
suy thận mãn, ...
- Người nghiện ma tuý, rượu, thuốc lá, thuốc lào.
- Người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid, hoá
chất điều trị ung thư, …
2.2.4.3. Chẩn đoán lao phổi
* Dựa vào lâm sàng:
- Toàn thân: sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút
cân.
- Cơ năng: ho, khạc đờm, ho ra máu, đau ngực, khó thở.
- Thực thể: nghe phổi có thể có tiếng bệnh lý (ran ẩm, ran nổ, ....).
* Dựa vào cận lâm sàng:
- Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB: tất cả những người có triệu chứng
nghi lao phải được XN đờm phát hiện lao phổi. Để thuận lợi cho người bệnh
có thể chẩn đoán được trong ngày đến khám bệnh, XN 2 mẫu đờm tại chỗ.
Mẫu đờm tại chỗ cần được hướng dẫn cẩn thận để người bệnh lấy đúng cách,
thời điểm lấy mẫu 1 và mẫu 2 cách nhau ít nhất là 2 giờ.
- XN Gene Xpert MTB/RIF cho kết quả sau khoảng 2 giờ với độ nhậy
và độ đặc hiệu cao. Các trường hợp AFB (+) cần được làm XN Gene Xpert để
biết tình trạng kháng thuốc Rifampicin trước khi cho phác đồ thuốc chống lao
hàng 1.
- Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao: kết quả nuôi cấy vi khuẩn lao môi trường
đặc là 8 tuần (2 tháng) và MGIT kết quả là 6 tuần. Các trường hợp phát hiện
tại các BV tuyến tỉnh nên được khuyến khích XN nuôi cấy khi có điều kiện.
- XQ phổi: hình ảnh trên phim XQ phổi gợi ý lao phổi tiến triển là thâm
53

nhiễm, nốt, hang, có thể thấy hình ảnh co kéo ở 1/2 trên của phế trường, có
thể 1 bên hoặc 2 bên. Ở người có HIV, hình ảnh XQ phổi ít thấy hình hang,
hay gặp tổn thương tổ chức kẽ và có thể ở vùng thấp của phổi. XQ phổi có giá
trị sàng lọc cao với độ nhậy trên 90% với các trường hợp lao phổi AFB (+).
Cần tăng cường sử dụng XQ phổi tại các CSYT cho các trường hợp có triệu
chứng hô hấp để sàng lọc lao phổi.
XQ phổi có độ đặc hiệu không cao, nên không khẳng định chẩn đoán
lao phổi chỉ bằng 1 phim XQ phổi. XQ phổi còn có tác dụng đánh giá đáp ứng
với điều trị thử bằng kháng sinh thông thường trước khi chẩn đoán lao phổi
không có bằng chứng vi khuẩn và để đánh giá kết quả điều trị lao sau 2 tháng
và kết thúc điều trị.
2.2.4.4. Chẩn đoán xác định lao phổi
Chẩn đoán xác định lao phổi khi có tổn thương trên XQ phổi nghi lao
và một trong 2 tiêu chuẩn sau:
- Có bằng chứng về sự có mặt của vi khuẩn lao trong bệnh phẩm lâm
sàng như đờm, dịch phế quản, dịch dạ dày và các bệnh phẩm khác.
- Khi có các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng nhưng không xác định
được vi khuẩn lao, chẩn đoán lao vẫn có thể xác định bằng tổng hợp các dấu
hiệu lâm sàng, cận lâm sàng của thầy thuốc được đào tạo chuyên khoa lao
quyết định.
2.2.4.5. Phân loại lao phổi
* Phân loại chẩn đoán dựa theo xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB:
- Lao phổi AFB (+): có ít nhất 1 mẫu đờm hoặc dịch phế quản, dịch dạ
dày có kết quả soi trực tiếp AFB (+) tại các phòng XN được kiểm chuẩn bởi
CTCLQG.
- Lao phổi AFB (-): khi có ít nhất 2 mẫu đờm AFB (-), người bệnh cần
được thực hiện quy trình chẩn đoán lao phổi AFB (-).
Người bệnh được chẩn đoán lao phổi AFB (-) cần thoả mãn 1 trong 2
54

điều kiện sau:


+ Có bằng chứng vi khuẩn lao trong đờm, dịch phế quản, dịch dạ dày
bằng phương pháp nuôi cấy hoặc các kỹ thuật mới như Gene Xpert MTB/RIF.
+ Được thầy thuốc chuyên khoa chẩn đoán và chỉ định một phác đồ
điều trị lao đầy đủ dựa trên (1) lâm sàng, (2) bất thường nghi lao trên XQ phổi
và (3) thêm 1 trong 2 tiêu chuẩn sau: HIV (+) hoặc không đáp ứng với điều trị
kháng sinh phổ rộng.
* Phân loại dựa theo tiền sử điều trị (theo phân loại mới của TCYTTG)
- Lao mới: người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc chống lao hoặc mới
dùng thuốc chống lao dưới 1 tháng.
- Bệnh nhân ĐTL: là người bệnh đã dùng thuốc chống lao từ 1 tháng
trở lên. Bệnh nhân ĐTL bao gồm:
+ Tái phát: người bệnh đã được điều trị lao trước đây và được xác định
là khỏi bệnh, hay hoàn thành điều trị ở lần điều trị gần đây nhất, nay được
chẩn đoán là mắc lao trở lại.
+ Thất bại: người bệnh đã được điều trị lao trước đây và được xác định
thất bại điều trị ở lần điều trị gần đây nhất.
+ ĐTL sau bỏ trị: người bệnh đã điều trị lao trước đây và được xác định
bỏ trị ở lần điều trị gần đây nhất.
+ ĐTL khác: các trường hợp đã từng điều trị lao trước đây nhưng
không xác định được kết quả điều trị.
- NB không rõ về tiền sử điều trị: là các NB không rõ tiền sử điều trị,
không thể xếp vào một trong các loại trên.
2.2.4.6. Đánh giá phim X- quang phổi
- Vị trí tổn thương:
+ Một phổi, hai phổi;
+ Vùng đỉnh, vùng giữa, nền phổi.
- Đặc điểm tổn thương: thâm nhiễm, nốt, xơ, vôi, hang.
55

2.2.4.7. Soi kính hiển vi trực tiếp tìm AFB trong đờm
Kỹ thuật này nhằm xác định vi khuẩn kháng cồn, kháng toan AFB bằng
phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen.
- Mức độ dương tính khi soi kính hiển vi trực tiếp tìm AFB trong đờm:
+ Dương tính đếm vi khuẩn là có từ 1- 9 vi khuẩn trên 100 vi trường.
+ Dương tính 1+ là có từ 10- 99 vi khuẩn trên 100 vi trường.
+ Dương tính 2+ là có từ 1- 10 vi khuẩn trên 1 vi trường.
+ Dương tính 3+ là có > 10 vi khuẩn trên 1 vi trường.
- Mức độ dương tính: được xác định với tiêu bản có mức độ dương tính
cao nhất.
2.2.4.8. Chỉ số tế bào máu ngoại vi bình thường
+ Số lượng hồng cầu (1012/lít): Nam từ 4,0- 5,8, nữ 3,9- 5,4
+ Huyết sắc tố (gam/lít): Nam từ 140- 160, nữ từ 125- 145
+ Số lượng bạch cầu (109/lít): từ 4- 10
+ Tỷ lệ % bạch cầu mono: 4- 8%
+ Tỷ lệ % bạch cầu đa nhân trung tính: 60- 66%
+ Tỷ lệ % lym phô: 20- 25%
2.2.4.9. Một số chỉ số dịch tễ học bệnh lao
- Tỷ suất LPM (tỷ suất mới mắc): là số NB LPM được xác định ở quần
thể nghiên cứu trong một khoảng thời gian xác định. Tỷ suất LPM được tính
theo công thức [121]:
Tổng số người mới mắc lao xuất hiện trong 1 năm
Tỷ suất LPM = x 105
Dân số trung bình trong 1 năm
Tỷ suất LPM được biểu diễn dưới dạng số trường hợp mới mắc trên
100.000 dân (105 dân).
- Tỷ suất hiện mắc (tỷ suất lao phổi hiện mắc): là số NB lao phổi hiện
có ở quần thể nghiên cứu trong một khoảng thời gian xác định. Tỷ suất hiện
56

mắc LPM được tính theo công thức:

Tổng số người mắc lao trong khoảng


thời gian hoặc thời điểm x 105
Tỷ suất hiện mắc =
Dân số trong cùng thời gian, thời điểm

Tỷ suất hiện mắc lao phổi được biểu diễn dưới dạng số trường hợp hiện
mắc trên 100.000 dân (105 dân).
2.2.5. Xử lý số liệu
- Số liệu sau thu thập được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử
lý phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0, tại Học viện Quân y.
+ Các biến định tính mô tả bằng phân bố tần suất (n), tỷ lệ (%) với biến
định lượng mô tả: trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Std. Deviation) giá trị
nhỏ nhất (Minimum), lớn nhất (Maximum) với biến phân phối chuẩn.
+ Đánh giá tỷ lệ mắc bệnh/tử vong dựa trên tổng hiện tượng sức khỏe (mắc
lao, lao mới, lao tái phát…) được ghi nhận trên tổng dân số cộng dồn, với hệ số
k=105 tương ứng 100.000 dân. Thống kê số liệu theo chuỗi thời gian từng năm.
+ Đánh giá CSHQ dựa trên tỷ suất phát hiện LPM trước can thiệp và sau
can thiệp, HQCT (công thức mục 2.2.3.3).
+ Phân tích mối liên quan giữa các biến số được thể hiện thông qua kiểm
định khi bình phương (χ2) khi có dưới 20% tần số kì vọng nhỏ hơn 5, sử dụng
kiểm định Fisher test với khi có trên 20% tần số kì vọng nhỏ hơn bằng 5.
+ So sánh can thiệp trước- sau bằng kiểm định ghép cặp T- test nếu biến
có phân phối chuẩn hoặc dùng kiểm định Wilcoxon signrank test khi biến
phân phối không chuẩn.
+ Ngưỡng tin cậy 95% tương ứng p= 0,05 áp dụng trong thống kê y học.
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu
- Ủy ban Nhân dân và các đơn vị y tế QY và dân y có liên quan, các
quận/huyện, các phường/xã đã chấp thuận cho phép và phối hợp chặt chẽ thực
hiện đề tài.
57

- Tất cả các HGĐ và những người dân trên địa bàn nghiên cứu đã tự
nguyện chấp thuận tham gia nghiên cứu.
- Không đưa vào diện nghiên cứu cho tất cả các cá nhân và gia đình vì
bất kỳ lý do nào từ chối không tham gia nghiên cứu.
- Miễn toàn bộ kinh phí thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, được bồi
dưỡng thêm kinh phí đi lại đến khám và làm các XN.
- Khi phát hiện các trường hợp bệnh hiểm nghèo thì thông báo cho đối
tượng và TYT để có biện pháp điều trị kịp thời.
- Các nội dung nghiên cứu cũng nằm trong khuôn khổ của quy trình
chẩn đoán, điều trị và quản lý đối tượng nghi lao và NB lao. Do đó, các bước
lấy mẫu bệnh phẩm, chẩn đoán, tư vấn và điều trị cho NB khi phát hiện bệnh
là việc làm cần thiết của CSYT trong hệ thống của CTCLQG. Các thông tin
về đối tượng nghiên cứu, hoàn cảnh gia đình, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của
mọi cá nhân tham gia nghiên cứu đều được bảo mật.
2.2.7. Những hạn chế và khó khăn của nghiên cứu
Hạn chế:
- Đề tài chưa triển khai hết được các huyện của tỉnh Hà Giang (mới
triển khai được 7/11 huyện- thành phố).
- Số liệu còn hạn chế nên chưa thể đánh giá hết được tình hình phát
hiện và chưa đánh giá được ở các địa bàn khác nhau, mới so sánh được dân
tộc Kinh và một số nhóm dân tộc.
Khó khăn:
- Địa bàn tỉnh Hà Giang rộng, địa hình rừng núi hiểm trở, giao thông
gặp nhiều khó khăn, ngôn ngữ cũng là rào cản trong việc tuyên truyền và
khám sàng lọc vì vậy việc can thiệp gặp rất nhiều khó khăn.
- Thời gian can thiệp từ năm 2013- 2018 được tính là 5 năm nhưng thời
gian thực tế cho can thiệp lại ít hơn vì hạn chế bởi thời tiết. Mùa mưa địa hình
thường xảy ra sạt lở, ngăn cách các tuyến đường giao thông và mùa đông
58

băng giá thì chương trình cũng rất khó thực hiện được.
- Có sự thay đổi và cập nhật các tiêu chuẩn chẩn đoán lao và hướng dẫn
điều trị trong giai đoạn nghiên cứu, do đó có phần khó khăn trong việc ghi
nhận các báo cáo ở địa phương.
59

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI TẠI TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN
2014- 2018
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ
3.1.1.1. Tuổi
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của các bệnh nhân lao phổi theo nhóm phát hiện
Nhóm LPM Lao phổi tái
phát hiện Chủ động Thụ động phát, bỏ trị, Chung
(n= 79) (n=267) ĐTL khác (n= 387)
Nhóm (SL, %) (SL, %) (n= 41) (SL, %)
tuổi (1) (2) (SL, %) (3)
≤15 1 (1,3) 7 (2,6) 0 8 (2,1)
16- 59 72 (91,1) 244 (91,4) 38 (92,7) 354 (91,5)
≥60 6 (7,6) 16 (6,0) 3 (7,3) 25 (6,5)
(  SD) 38,45 13,22
37,91 12,17 38,33 13,59 40,29 12,90
(Min-Max) (13- 87)
p1-2>0,05; p1-3>0,05

Qua bảng 3.1 thấy tuổi trung bình của NB là 38,45  13,22 tuổi. Hầu hết
NB ở lứa tuổi 16- 59 tuổi (91,5%). Số NB lao phổi ≤15 tuổi và ≥60 tuổi chiếm
tỷ lệ thấp (2,1% và 6,5%). Tuổi trung bình của nhóm NB LPM phát hiện chủ
động 37,91  12,1 tuổi, thụ động 38,33  13,59 tuổi, không khác biệt so với
nhóm lao phổi tái phát, bỏ trị, ĐTL khác 40,29  12,90 tuổi, (p>0,05).
60

3.1.1.2. Giới tính


Bảng 3.2. Phân bố giới tính của các bệnh nhân lao phổi theo nhóm phát hiện
Nhóm LPM Lao phổi tái
Phát hiện Chủ động Thụ động phát, bỏ trị, Chung
(n= 79) (n=267) ĐTL khác (n= 387)
(SL, %) (SL, %) (n= 41) (SL, %)
Giới tính (1) (2) (SL, %) (3)
Nam 60 (75,9) 200 (74,9) 34 (82,9) 294 (76,0)
Nữ 19 (24,1) 67 (25,1) 7 (17,1) 93 (24,0)
Tỷ lệ nam/nữ 3,14/1,0 2,98/1,0 4,84/1,0 3,16/1,0
p1-2>0,05; p1-3>0,05
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ NB nam là 76,0% cao hơn NB nữ
(24,0%). Tỷ lệ nam/nữ là 3,16/1,0. Tỷ lệ NB nam ở nhóm LPM phát hiện chủ
động là 75,9% và thụ động là 74,9%, không khác biệt so với nhóm lao phổi
tái phát, bỏ trị, ĐTL khác (82,9%), (p>0,05).
Bảng 3.3. Phân bố giới tính theo nhóm tuổi của các bệnh nhân lao phổi
Giới tính Nam (n= 294) Nữ (n= 93) Chung (n=387)
Tuổi SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)
≤15 4 1,4 4 4,3 8 2,1
16- 59 271 92,2 83 89,2 354 91,5
≥60 19 6,5 6 6,5 25 6,5
(  SD) 38,45  13,22
39,03  12,92 36,61  14,04
(Min-max) (13- 87)
p (nam-nữ)>0,05

Qua bảng 3.3 thấy tuổi trung bình của các NB nam là 39,03  12,92
tuổi không khác biệt so với các NB nữ là 36,61  14,04 tuổi, (p>0,05).
61

3.1.1.3. Dân tộc


Bảng 3.4. Phân bố dân tộc trong nhóm phát hiện
Nhóm LPM Lao phổi tái
phát hiện Chủ động Thụ động phát, bỏ trị, Chung
(n= 79) (n=267) ĐTL khác (n= 387)
(SL, %) (SL, %) (n= 41) (SL, %)
Dân tộc (1) (2) (SL, %) (3)

H’Mông 51 (64,6) 120 (44,9) 31 (75,6) 202 (52,2)

Tày, Nùng, Dao 20 (25,3) 98 (36,7) 3 (7,3) 121 (31,3)

Kinh 4 (5,1) 18 (6,7) 1 (2,4) 23 (5,9)

DTTS khác 4 (5,1) 31 (11,6) 6 (14,6) 41 (10,6)

p<0,001
(Phân bố cụ thể các NB lao phổi theo dân tộc xem phụ lục 3)
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy:
- Đa số NB lao phổi là dân tộc H’Mông (52,2%), tiếp đến là nhóm dân
tộc Tày, Nùng, Dao (31,3%). Số NB là dân tộc Kinh và các DTTS khác chiếm
tỷ lệ thấp (5,9% và 10,6%).
- Tỷ lệ lao phổi tái phát, thất bại, bỏ trị, ĐTL khác ở người dân tộc
H’Mông là 75,6% cao hơn so với LPM phát hiện chủ động (64,6%) và phát
hiện thụ động (44,9%). Tỷ lệ LPM phát hiện thụ động ở nhóm dân tộc Tày,
Nùng, Dao là 36,7% cao hơn so với phát hiện chủ động (25,3%) và lao phổi
tái phát, bỏ trị, ĐTL khác (7,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,001.
62

Bảng 3.5. Tuổi theo dân tộc của các bệnh nhân lao phổi
Dân H’Mông Tày, Nùng, Kinh DTTS khác
tộc (n= 202)(1) Dao (n=121)(2) (n= 23)(3) (n= 41)(4)
Tuổi SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL(%)
≤15 4 2,0 2 1,7 1 4,3 1 2,4
16- 59 190 94,1 110 90,9 16 69,6 38 92,7
≥60 8 4,0 9 7,4 6 26,1 2 4,9
(  SD) 37,81  11,75 38,95  14,32 45,35  16,27 36,27  14,07
p1-3< 0,01; p2-3> 0,05; p4-3< 0,05
Qua bảng 3.5 thấy: tuổi mắc lao phổi của NB dân tộc Kinh cao hơn so
với dân tộc H’Mông và DTTS khác (p<0,05).
3.1.1.4. Nghề nghiệp
Bảng 3.6. Nghề nghiệp theo nhóm của các bệnh nhân lao phổi
Nhóm LPM Lao phổi tái
phát hiện phát, bỏ trị, Chung
Chủ động Thụ động
ĐTL khác (n= 387)
(n= 79) (n=267)
(n= 41) (SL, %)
(SL, %) (1) (SL, %) (2)
Nghề nghiệp (SL, %) (3)
Học sinh, sinh viên 1 (1,3) 5 (1,9) 0 6 (1,6)
Công nhân 0 2 (0,7) 0 2 (0,5)
Nông dân, tự do 74 (93,7) 244 (91,4) 40 (97,6) 358 (92,5)
Cán bộ, giáo viên 4 (5,1) 16 (6,0) 0 20 (5,2)
Phạm nhân 0 0 1 (2,4) 1 (0,3)
p>0,05 387 (100)
Qua bảng 3.6 thấy hầu hết NB lao phổi là làm ruộng, nội trợ, tự do là
92,5%, các nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ thấp (0,3- 5,2%) và không có sự
khác biệt giữa các nhóm lao phổi (p>0,05).
63

3.1.1.5. Trình độ học vấn


Bảng 3.7. Trình độ học vấn của các bệnh nhân lao phổi theo nhóm phát hiện
Nhóm LPM Lao phổi
phát hiện tái phát, bỏ
Chung
Chủ động Thụ động trị, ĐTL
(n= 387)
(n= 67/79) (n=247/267) khác
(SL, %)
Trình độ (SL, %) (1) (SL, %) (2) (n= 36/41)
học vấn (SL, %) (3)
Mù chữ 26 (38,8) 98 (39,7) 17 (47,2) 141 (40,3)
THCS 29 (43,3) 92 (37,2) 12 (33,3) 133 (38,0)
THPT 12 (17,9) 57 (23,1) 7 (19,4) 76 (21,7)
p>0,05 350 (100)

Qua bảng 3.7 thấy số NB lao phổi mù chữ chiếm tỷ lệ cao nhất là
40,3%, tiếp đến là THCS (38,0%), thấp nhất là THPT (21,7%) và không có sự
khác biệt giữa các nhóm lao phổi (p>0,05).
Bảng 3.8. Trình độ học vấn của bệnh nhân lao phổi theo nhóm dân tộc
Dân tộc H’Mông Tày, Nùng, Kinh DTTS khác
(n= 202) Dao (n=121) (n= 23) (n= 41) Chung
(1) (2) (3) (4)
Trình Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
SL SL SL SL SL
độ học vấn (%) (%) (%) (%) (%)
Mù chữ 114 63,7 19 17,1 0 0 8 20,0 141 40,3
THCS 53 29,6 56 50,5 9 45,0 15 37,5 133 38,0
THPT 12 6,7 36 32,4 11 55,0 17 42,5 76 21,7
Tổng p<0,001 350 100
64

Qua bảng 3.8 thấy tỷ lệ mù chữ cao nhất ở nhóm dân tộc H’Mông
(63,7%), tiếp đến là nhóm các DTTS khác (20,0%) và nhóm dân tộc Tày,
Nùng, Dao (17,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,001).
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng
3.1.2.1. Thời gian chậm trễ chẩn đoán
Bảng 3.9. Thời gian chậm trễ chẩn đoán của kết hợp quân- dân y và
không kết hợp quân- dân y phát hiện bệnh nhân lao phổi
Thời gian chậm trễ chẩn đoán (tuần) (  SD)
LPM Lao phổi
KHQDY tái phát, bỏ
Chủ động Thụ động Chung
trị, ĐTL
(1) (2)
khác (3)
Có kết hợp (n= 76/79) (n=193/205) (n= 35/38) (n= 304/322)
(07 huyện)(  SD) 5,55  4,06 7,05  5,17 4,89  2,94 6,42  4,76
(A) p1-2<0,05; p1-3>0,05; p2-3<0,001
Không kết hợp - n= 57/61 n= 3/4 n= 60/65
(01 TP, 03 huyện) - 6,39  4,99 5,67  6,35 6,35  5,01
(  SD) (B) - p2-3>0,05 pA-B>0,05
n= 76/79 n= 250/267 n= 38/41 n= 364/387
Tổng số (  SD) 5,55  4,06 6,90  5,13 4,95  3,16 6,41  4,80
p1-2<0,05; p1-3>0,05; p2-3<0,05 (1- 27)

Qua bảng 3.9 thấy thời gian chậm trễ chẩn đoán lao phổi trung bình ở
tỉnh Hà Giang là 6,41  4,80 tuần (1 - 27 tuần). Thời gian chậm trễ chẩn đoán
ở nhóm LPM phát hiện chủ động là 5,55  4,06 tuần và lao phổi tái phát, bỏ
trị, ĐTL khác là 4,95  3,16 tuần, ngắn hơn so với nhóm LPM phát hiện thụ
động (6,90 5,13 tuần), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,05- 0,001).
65

Bảng 3.10. Một số yếu tố liên quan đến thời gian chậm trễ chẩn đoán lao phổi
Thời gian chậm trễ
Yếu tố liên quan p
(tuần) (  SD)
≤15 (n= 8/8) (1) 7,75  5,62
Tuổi 20- 59 (n= 331/354) (2) 6,47  4,84 p1,2-3 >0,05
≥60 (n= 25/25) (3) 5,28  3,95
Nam (n= 278/294) 6,36  4,93
Giới p>0,05
Nữ (n= 86/93) 6,58  4,37
Nghề Nông dân, tự do (n= 335/358) 6,58  4,86
p<0,05
nghiệp Khác (n= 29/29) 4,48  3,50
H’Mông (n= 186/202) (1) 7,09  5,25
Tày, Nùng, Dao (n=115/121) (2) 6,03  4,63 p1,2-3<0,01
Dân tộc
Kinh (n= 23/23) (3) 4,13  2,58 p4-3>0,05
DTTS khác (n= 40/41) (4) 5,65  3,33

Trình Mù chữ (n= 129/141) (1) 7,32  5,87


p1-2<0,01
độ học THCS (n= 125/133) (2) 5,96  3,82
p1-3<0,05
vấn THPT (n= 73/76) (3) 5,73  4,29

Qua bảng 3.10 thấy thời gian chậm trễ chẩn đoán lao phổi ở nhóm NB có
nghề nghiệp khác (học sinh, công nhân, cán bộ…) ít hơn so với nhóm nông dân và
làm nghề tự do. Thời gian chậm trễ chẩn đoán lao phổi ở nhóm NB dân tộc
H’Mông; dân tộc Tày, Nùng, Dao và DTTS khác dài hơn so với nhóm dân tộc
Kinh. Thời gian chậm trễ chẩn đoán lao phổi ở nhóm NB mù chữ dài hơn so
với nhóm NB có TĐHV THCS và THPT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
(p<0,05- 0,01). Thời gian chậm trễ chẩn đoán lao phổi không liên quan đến
tuổi và giới tính (p>0,05).
66

3.1.2.2. Triệu chứng cơ năng và toàn thân


Bảng 3.11. Triệu chứng cơ năng và toàn thân của bệnh nhân lao phổi
theo nhóm phát hiện
Nhóm LPM
Lao phổi tái
phát hiện
phát, bỏ trị, Chung
Chủ động Thụ động
ĐTL khác (n= 387)
(n= 79) (n=267)
(n= 41) (SL, %)
(SL, %) (1) (SL, %) (2)
(SL, %) (3)
Triệu chứng
Sốt 68 (86,1) 239 (89,5) 33 (80,5) 340 (87,9)
Gầy sút cân 75 (94,9) 254 (95,1) 37 (90,2) 366 (94,6)
Ho kéo dài 69 (87,3)* 232 (86,9)* 29 (70,7) 330 (85,3)
Ho ra máu 10 (12,7) 38 (14,2) 7 (17,1) 55 (14,2)
Ho có đờm 70 (88,6)* 205 (76,8)* 27 (65,9) 302 (78,0)
Khó thở 53 (67,1) 162 (60,7) 27 (65,9) 242 (62,5)
Đau ngực 70 (88,6) 233 (87,3) 34 (82,9) 337 (87,1)
*p1,2-3<0,05
Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy các triệu chứng cơ năng phổ biến, thường
gặp ở NB lao phổi là gầy sút cân (94,6%), sốt (87,9%), đau ngực (87,1%), ho
kéo dài (85,3%), ho có đờm (78,0%) và khó thở (62,5%)%). Triệu chứng ho
ra máu chiếm tỷ lệ thấp (14,2%).
- Triệu chứng ho kéo dài, ho có đờm ở nhóm LPM phát hiện chủ động
và thụ động nhiều hơn so với nhóm lao phổi tái phát, thất bại, bỏ trị, ĐTL khác,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,05).
- Các triệu chứng lâm sàng khác không khác biệt giữa ba nhóm LPM phát
hiện chủ động, thụ động và lao phổi tái phát, bỏ trị, ĐTL khác (p>0,05).
67

Bảng 3.12. Các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân lao phổi theo dân tộc
H’Mông Tày, Nùng, Dao Kinh DTTS khác
Dân tộc
(n= 202) (n=121) (n= 23) (n= 41)
Triệu
chứng (SL, %) (SL, %) (SL, %) (SL, %)
Sốt 184 (91,1) 100 (82,6) 20 (87,0) 36 (87,8)
Gầy sút cân 193 (95,5) 115 (95,0) 23 (100,0) 35 (85,4)
Ho kéo dài 174 (86,1) 104 (86,0) 18 (78,3) 34 (82,9)
Ho ra máu 25 (12,4) 18 (14,9) 4 (17,4) 8 (19,5)
Ho có đờm 157 (77,7) 96 (79,3) 17 (73,9) 32 (78,0)
Khó thở 134 (66,3) 70 (57,9) 12 (52,2) 26 (63,4)
Đau ngực 174 (86,1) 108 (89,3) 20 (87,0) 35 (85,4)
p>0,05
Bảng 3.12 cho thấy các triệu chứng cơ năng của lao phổi: sốt, gầy sút cân,
ho kéo dài, ho ra máu… không khác biệt giữa các nhóm dân tộc (p>0,05).
3.1.2.3. Triệu chứng thực thể
Bảng 3.13. Các triệu chứng thực thể theo nhóm bệnh của bệnh nhân lao phổi
Nhóm LPM Lao phổi tái
Chung
phát hiện Chủ động Thụ động phát, bỏ trị, ĐTL
(n= 387)
(n= 79) (n=267) khác (n= 41)
(SL, %)
Triệu chứng (SL, %) (1) (SL, %) (2) (SL, %) (3)
Không có ran 9 (11,4) 42 (15,7) 5 (12,2) 56 (14,5)
Ran ẩm 28 (35,4) 79 (29,6) 7 (17,1) 114(29,5)
Ran nổ 2 (2,5) 9 (3,4) 2 (4,9) 13 (3,4)
Ran ẩm, nổ 37 (46,8) 133 (49,8) 27 (65,9) 197(50,9)
p p>0,05
Bảng 3.13 cho thấy ran ẩm, ran nổ kết hợp chiếm tỷ lệ nhiều nhất
(50,9%) và không khác biệt giữa các nhóm bệnh (p>0,05).
68

Bảng 3.14. Các triệu chứng thực thể theo nhóm dân tộc
của bệnh nhân lao phổi
Nhóm dân tộc H’Mông Tày, Nùng, Kinh DTTS khác
(n= 202) Dao(n=121) (n= 23) (n= 41)
Triệu chứng (SL, %) (SL, %) (SL, %) (SL, %)
Không có ran 30 (14,9) 17 (14,0) 5 (21,7) 4 (9,8)
Ran ẩm 57 (28,2) 38 (31,4) 7 (30,4) 12 (29,3)
Ran nổ 7 (3,5) 5 (4,1) 0 1 (2,4)
Ran ẩm, nổ 106 (52,5) 57 (47,1) 11 (47,8) 23 (56,1)
p p>0,05
Qua bảng 3.14 thấy các triệu chứng về ran của lao phổi không khác biệt
giữa các nhóm dân tộc (p>0,05).
Bảng 3.15. Phân loại bệnh nhân lao theo tiền sử điều trị
Chẩn đoán SL (%)
AFB (+) 272 70,3
LPM AFB (-) 73 18,9
AFB (+)/HIV 1 0,3
Lao phổi tái phát, bỏ AFB (+) tái phát 31 8,0
trị, ĐTL khác AFB (+) bỏ trị,
10 2,6
ĐTL khác
Tổng số 387 100,0
Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy:
- Trong số các NB lao phổi điều trị tại BV lao và Bệnh phổi tỉnh Hà
Giang, đa số là lao phổi AFB (+) mới (70,3%), tiếp đến là lao phổi AFB (-)
mới (18,9%), lao phổi AFB (+) mới /HIV là 0,3%.
- Lao phổi tái phát, bỏ trị, ĐTL khác chiếm tỷ lệ thấp: Lao phổi AFB
(+) tái phát là 8,0%; Lao phổi AFB (+) bỏ trị, ĐTL khác là 2,6%.
69

3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng


3.1.3.1. Kết quả xét nghiệm đờm
Bảng 3.16. Kết quả xét nghiệm đờm theo nhóm phát hiện
LPM Lao phổi
Tỷ lệ tái phát, bỏ
Lần XN chủ động thụ động trị, ĐTL
Chung
Loại (SL, %) (SL, %) (SL, %)
soi (SL, %) khác
(1) (2) (SL, %) (3)
n= 79 n= 267 n=4 1 n= 387
387
Lần 1 AFB (+) 55 (69,6) 171(64,0) 34 (82,9) 260 (67,2)
(100,0)
AFB (-) 24 (30,4) 96 (30,0) 7 (17,1) 127 (32,8)
p p>0,05 p<0,05
n 27 81 8 116
116
Lần 2 AFB (+) 9 (33,3) 34 (42,0) 6 (75,0) 49 (42,2)
(30,0)
AFB (-) 18 (66,7) 47 (58,0) 2 (25,0) 67 (57,8)
p p>0,05
n 3 23 - 26
26
Lần 3 AFB (+) 2 (66,7) 2 (8,7) - 4 (15,4)
(6,7)
AFB (-) 1 (33,3) 21 (91,3) - 22 (84,6)
p p>0,05
n 13 31 6 50
Tháng 50
AFB (+) 3 (23,1) 9 (29,0) 1 (16,7) 13 (26,0)
thứ 1 (12,9)
AFB (-) 10 (76,9) 22 (71,0) 5 (83,3) 37 (74,0)
p p>0,05
n 59 208 25 292
Tháng 292 AFB (+) 9 (15,3) 37 (17,8) 7 (28,0) 54 (18,5)
thứ 2 (75,5) 171
AFB (-) 50 (84,7) 18 (72,0) 238(81,5)
(82,2)
p p>0,05
n 12 34 22 68
Tháng 68
AFB (+) 2 (16,7) 7 (20,6) 6 (27,3) 15 (22,1)
thứ 3 (17,6)
AFB (-) 10 (83,3) 27 (79,4) 16 (72,7) 53 (77,9)
p p>0,05
Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy 100% NB được soi đờm trực tiếp lần 1,
AFB (+) là 67,2%; AFB (-) là 32,8%, tỷ lệ AFB (+) giữa nhóm phát hiện chủ
động và phát hiện thụ động ở các lần XN đờm khác không có sự khác biệt
(p>0,05). Sau 1- 3 tháng điều trị, tỷ lệ âm hóa đờm cao: 74,0%- 81,5%.
70

Bảng 3.17. Kết quả xét nghiệm đờm của bệnh nhân lao phổi
theo nhóm dân tộc
Nhóm
Tày, Nùng,
DT H’Mông Kinh DTTS khác
Loại Dao
(SL, %) (SL, %) (SL, %)
(SL, %)
Lần soi
n= 202 n= 121 n= 23 n= 41
Lần 1 AFB(+) 144 (71,3) 73 (60,3) 12 (52,2) 31 (75,6)
AFB (-) 58 (28,7) 48 (39,7) 11 (47,8)* 10 (24,4)
p P<0,05
n= 62 n= 37 n= 7 n= 10
Lần 2 AFB(+) 33 (53,2) 13 (35,1) 0 3 (30,0)
AFB (-) 29 (46,8) 24 (64,9) 7(100,0)* 7 (70,0)
p P<0,05
n= 9 n= 10 n= 5 n= 2
Lần 3 AFB(+) 1 (11,1) 2 (20,0) 1 (20,0) 0
AFB (-) 8 (88,9) 8 (80,0) 4 (80,0) 2 (100,0)
p p>0,05
n= 29 n= 15 n= 3 n= 3
Tháng
AFB(+) 6 (20,7) 4 (26,7) 2 (66,7) 1 (33,3)
thứ 1
AFB (-) 23 (79,3) 11 (73,3) 1 (33,3) 2 (66,7)
p p>0,05
n= 144 n= 103 n= 17 n= 28
Tháng
AFB(+) 34 (23,6) 15 (14,6) 1 (5,9) 3 (10,7)
thứ 2
AFB (-) 110 (76,4) 88 (85,4) 16 (94,1) 25 (89,3)
p p>0,05
n= 48 n= 16 n= 1 n= 3
Tháng
AFB(+) 8 (16,7) 6 (37,5) 0 1 (33,3)
thứ 3
AFB (-) 40 (83,3) 10 (62,5) 1 (100,0) 2 (66,7)
p p>0,05

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy ở các lần soi trực tiếp lần 1 và lần 2, tỷ lệ
AFB (+) ở các nhóm dân tộc H’Mông, Tày, Nùng, Dao và DTTS khác đều
cao hơn so với nhóm dân tộc Kinh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
(p<0,05). Sau 1- 3 tháng điều trị, tỷ lệ âm hóa đờm tăng dần và không có sự
khác biệt giữa các nhóm dân tộc (p>0,05).
71

3.1.3.2. Kết quả X -quang ngực


Bảng 3.18. Vị trí phổi tổn thương trên X- quang ngực theo nhóm phát hiện
Nhóm phát LPM Lao phổi tái
hiện phát, bỏ trị, Chung
Chủ động Thụ động
ĐTL khác (n= 325)
(n= 79) (n=213)
Vị trí (n= 33) (SL, %)
(SL, %) (1) (SL, %) (2)
tổn thương (SL, %) (3)
Phải 13 (16,5) 36 (16,9) 7 (21,2) 56 (17,2)
Một
Trái 8 (10,1) 18 (8,5) 2 (6,1) 28 (8,6)
phổi
+ 21 (26,6) 54 (25,4) 9 (27,3) 84 (25,8)
Hai phổi 58 (73,4) 159 (74,6) 24 (72,7) 241 (74,2)
Tổng 79 (100) 213 (100) 33 (100) 325 (100)
p p>0,05
Qua bảng 3.18 thấy tỷ lệ tổn thương hai phổi nhiều hơn so với tổn
thương một phổi. Tỷ lệ tổn thương hai phổi ở nhóm LPM phát hiện chủ động,
thụ động không khác biệt so với lao phổi tái phát, bỏ trị, ĐTL khác (p>0,05).
Bảng 3.19. Vị trí phổi tổn thương trên X- quang ngực theo nhóm dân tộc
Nhóm
Tày, Nùng, DTTS Chung
dân tộc H’Mông Kinh
Dao khác (n= 325)
Vị trí (SL, %) (SL, %)
(SL, %) (SL, %) (SL, %)
tổn thương
Một phổi 42 (24,1) 25 (26,3) 8 (34,8) 9 (27,3) 84 (25,8)
Hai phổi 132 (75,9) 70 (73,7) 15 (65,2) 24 (72,7) 241 (74,2)
Tổng 174 (100) 95 (100) 23 (100) 33 (100) 325 (100)
p>0,05
Qua bảng 3.19 thấy tỷ lệ NB tổn thương một phổi và hai phổi không
khác biệt theo nhóm dân tộc (p>0,05).
72

Bảng 3.20. Vị trí tổn thương trên X- quang ngực theo nhóm phát hiện
Nhóm LPM
phát hiện Chủ động Thụ động Lao phổi tái phát, Chung
bỏ trị, ĐTL khác (n= 325)
(n= 79) (n= 213)
Vị trí (n= 33) ( SL, %) (SL, %)
tổn thương (SL, %) (SL, %)
57 (72,2) 136 (63,8) 24 (72,7) 217 (66,8)
Vùng đỉnh
p>0,05
56 (70,9) 155 (72,8) 27 (81,8) 238 (73,2)
Vùng giữa
p>0,05
36 (45,6) 105 (49,3) 17 (51,5) 158 (48,6)
Nền phổi
p>0,05
Qua bảng 3.20 thấy tỷ lệ tổn thương lao trên XQ ngực chuẩn gặp nhiều
ở vùng đỉnh và vùng giữa phổi (66,8% và 73,2%). Tổn thương ở nền phổi
chiếm tỷ lệ thấp (48,6%). Phân bố vị trí tổn thương trên XQ ngực chuẩn ở
nhóm LPM không khác biệt so với lao phổi tái phát, bỏ trị, ĐTL khác (p>0,05).
Bảng 3.21. Vị trí tổn thương trên X- quang theo nhóm dân tộc
Nhóm Tày, Nùng,
H’Mông Kinh DTTS khác Chung
Dân tộc Dao
(n= 174) (n= 18) (n= 34) (n= 325)
(n= 104)
(SL, %) (SL, %) (SL, %) (SL, %)
Vị trí (SL, %)
125 (71,8) 62 (65,3) 12 (52,2) 18 (54,5%) 217 (66,8)
Vùng đỉnh
p>0,05
133 (76,4) 71 (74,7) 17 (73,9) 17 (51,5) 238 (73,2)
Vùng giữa
p<0,05
88 (55,7) 45(28,5) 13 (8,2) 12 (7,6) 158 (48,6)
Nền phổi
p>0,05
73

Kết quả ở bảng 3.21 cho thấy tỷ lệ phân bố vị trí tổn thương trên XQ
ngực chuẩn ở vùng đỉnh, nền phổi không khác biệt theo nhóm dân tộc
(p>0,05) và tỷ lệ tổn thương vùng giữa của nhóm dân tộc H’Mông, nhóm
dân tộc Tày, Nùng, Dao và nhóm dân tộc Kinh cao hơn tỷ lệ tổn thương
nhóm DTTS khác có ý nghĩa thống kế với (p<0,05).
Bảng 3.22. Đặc điểm tổn thương trên X- quang ngực theo nhóm phát hiện
Nhóm LPM Lao phổi tái
phát hện phát, bỏ trị, Tổng số
Chủ động Thụ động
ĐTL khác (n= 325)
(n= 79) (n=213)
Đặc điểm (n= 33) (SL, %)
(SL, %) (SL, %)
tổn thương (SL, %)
78 (98,7) 199 (93,4) 32 (97,0)
Thâm nhiễm 309 (95,1)
p>0,05
39 (49,4) 115 (54,0) 26 (78,8)
Xơ 180 (55,4)
p<0,05
16(20,3) 34(16.0) 7(21,2)
Vôi hóa 57 (17,5)
p>0,05
41 (51,9) 98 (46,0) 17 (51,5)
Hang 156 (48,0)
p>0,05

Kết quả ở bảng 3.22 cho thấy tổn thương thâm nhiễm chiếm tỷ lệ cao
nhất (95,1%), tiếp theo là tổn thương xơ (55,4%), tổn thương hang (48,0%) và
thấp nhất là tổn thương vôi hóa (17,5%). Tỷ lệ tổn thương xơ ở nhóm lao phổi
tái phát, bỏ trị, ĐTL khác cao hơn so với nhóm LPM, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với (p<0,05). Tổn thương thâm nhiễm, tổn thương vôi hóa và tổn
thương hang lao trên XQ ngực chuẩn ở nhóm LPM không khác biệt so với lao
phổi tái phát, bỏ trị, ĐTL khác (p>0,05).
74

Bảng 3.23. Đặc điểm tổn thương trên X- quang ngực theo nhóm dân tộc
Nhóm Tày,
DTTS
dân tộc H’Mông Nùng, Kinh Chung
khác
(n = 174) Dao (n = 23) (n = 325)
(n = 33)
Đặc điểm (SL, %) (n = 104) (SL, %) (SL, %)
(SL, %)
tổn thương (SL, %)

168(96,6) 90(94,7) 21(91,3) 30(90,9) 309(95,1)


Thâm nhiễm
p>0,05

98(56,3) 51(53,7) 9(39,1) 22(66,7) 180(55,4)



p>0,05

30(17,2) 17(17,9) 3(13) 7(21,2) 57(17,5)


Vôi hóa
p>0,05

91(52,3) 39(41,1) 12(52,2) 14(42,4) 156(48)


Hang
p>0,05

Qua bảng 3.23 thấy tổn thương xơ và vôi hóa ở các nhóm dân tộc
H’Mông (56,3% và 17,2%), dân tộc Tày, Nùng, Dao (53,7% và 17,9%) và DTTS
khác (66,7% và 21,2%) trên XQ ngực chuẩn cao hơn so với nhóm dân tộc Kinh
(39,1% và 13%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
75

Bảng 3.24. Liên quan giữa đặc điểm và vị trí tổn thương trên X- quang
Đặc điểm Đặc điểm tổn thương (SL, %)
tổn thương Thâm Chung
Xơ Hang
nhiễm (n= 325)
(n= 180) (n= 156)
Vị trí (n= 309) (SL, %)
(SL, %) (SL, %)
tổn thương (SL, %)
Một phổi 76 28 35 84
(n= 84) (1) (23,4) (8,6) (10,8) (25,8)
Phổi Hai phổi 233 152 121
241 (74,2)
(n= 241) (2) (71,7) (46,8) (37,2)
p1-2 <0,05 <0,001 >0,05
Vùng đỉnh 209 129 104
217 (66,8)
(n= 217) (64,3) (39,7) (32,0)
Vùng giữa (n= 228 149 116
Vị trí 238 (73,2)
238) (70,2) (45,8) (35,7)
Nền phổi 149 92 73
158 (48,6)
(n= 158) (45,8) (28,3) (22,5)
309 180 325
Tổng số (n= 325) 156 (48,0)
(95,1) (55,4) (100)

Qua bảng 3.24 cho thấy:


Tổn thương thâm nhiễm và tổn thương xơ ở hai phổi (71,7% và 46,8%)
nhiều hơn so với một phổi (23,4% và 8,6%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với (p<0,05) và (p<0,001). Tỷ lệ tổn thương thâm nhiễm và hang ở vùng đỉnh
và giữa phổi đều cao hơn so với vùng nền phổi.
76

3.1.3.3. Kết quả xét nghiệm huyết học


Bảng 3.25. Kết quả xét nghiệm các chỉ số huyết học theo nhóm phát hiện
LPM
Lao phổi tái
Chung
Chủ động Thụ động phát, bỏ trị, ĐTL
(n= 325)
Chỉ số (n= 79) (n=213) khác (n= 33)
(SL, %)
(SL, %) (1) (SL, %) (2) (SL, %) (3)

Giảm 19(24,1) 73 (27,3) 11 (26,8) 103 (26,6)


Hồng
BT 56 (70,9) 179 (67,0) 29 (70,7) 264 (68,2)
cầu
Tăng 4 (5,1) 15 (5,6) 1 (2,4) 20 (5,2)
p p>0,05
Giảm 33(41,8) 132(49,4) 19 (46,3) 184 (47,5)
Hb
BT 44(55,7) 120(44,9) 15 (36,6) 179 (46,3)
(g/l)
Tăng 2 (2,5) 15 (5,6) 7 (17,1) 24 (6,2)
p p>0,05
Giảm 0 6 (2,2) 0 6 (1,6%)
N bạch
BT 50(63,3) 155(58,1) 13 (31,7) 218 (56,3)
cầu
Tăng 29(36,7) 106 (39,7) 28 (68,3) 163 (42,1)
p p>0,05
Giảm 42(53,2) 170(63,7) 26 (63,4) 238 (61,5)
% L.pho BT 36(45,6) 89 (33,3) 12 (29,3) 137 (35,4)
Tăng 1 (1,3) 8 (3,0) 3 (7,3) 12 (3,1)
p p>0,05
Giảm 14(17,7) 58 (21,7) 12 (29,3) 84 (21,7)
%
BT 64(81,0) 207(77,5) 29 (70,7) 300 (77,5)
Mid
Tăng 1 (1,3) 2 (0,7) 0 3 (0,8)
p p>0,05
Giảm 3 (3,8) 11 (4,1) 3 (7,3) 17 (4,4)
% Grand BT 38(48,1) 96 (36,0) 13 (31,7) 147 (38,0)
Tăng 38(48,1) 160(59,9) 25 (61,0) 223 (57,6)
p p>0,05

Kết quả ở bảng 3.25 cho thấy 26,6% NB giảm số lượng hồng cầu.
Hàm lượng Hemoglobin ở mức thấp (47,5%). Số lượng bạch cầu ở mức
tăng (42,1%). Các chỉ số huyết học ở nhóm LPM phát hiện chủ động, thụ
động không khác biệt so với lao phổi tái phát, bỏ trị, ĐTL khác (p>0,05).
77

Bảng 3.26. Kết quả xét nghiệm các chỉ số huyết học theo nhóm dân tộc
H’Mông Tày, Nùng, Kinh DTTS khác
Chỉ số (n= 174) Dao (n= 104) (n= 18) (n= 34)
(SL, %) (SL, %) (SL, %) (SL, %)
Giảm 53 (26,2) 35 (28,9) 6 (26,1) 9 (22,0)
Hồng
BT 144 (71,3) 76 (62,8) 17 (73,9) 27 (65,9)
cầu
Tăng 5 (2,5) 10 (8,3) 0 5 (12,2)
p p>0,05
Giảm 92 (45,5) 64 (52,9) 10 (43,5) 18 (43,9)
Hb
BT 95 (47,0) 51 (42,1) 12 (52,2) 21 (51,2)
(g/l)
Tăng 15 (7,4) 6 (5,0) 1 (4,3) 2 (4,9)
p p>0,05
Giảm 2 (1,0) 2 (1,7) 0 2 (4,9)
Bạch
BT 109 (54,0) 72 (59,5) 11 (47,8) 26 (63,4)
cầu
Tăng 91 (45,0) 47 (38,8) 12 (52,2) 13 (31,7)
p p>0,05
Giảm 142 (70,3) 65 (53,7) 10 (43,5) 21 (51,2)
%
BT 56 (27,7) 54 (44,6) 8 (34,8) 19 (46,3)
L.pho
Tăng 4 (2,0) 2 (1,7) 5 (21,7) 1 (2,4)
p p<0,001
Giảm 51 (25,2) 24 (19,8) 3 (13,0) 6 (14,6)
%
BT 151 (74,8) 95 (78,5) 20 (87,0) 34 (82,9)
Mid
Tăng 0 2 (1,7) 0 1 (2,4)
p p>0,05
Giảm 6 (3,0%) 4 (3,3) 5 (21,7) 2 (4,9)
%
BT 62 (30,7%) 56 (46,3) 9 (39,1) 20 (48,8)
Grand
Tăng 134 (66,3%) 61 (50,4) 9 (39,1) 19 (46,3)
p p<0,001

Qua bảng 3.26 thấy tỷ lệ NB tăng bạch cầu đa nhân trung tính ở nhóm
dân tộc H’Mông (66,3%), nhóm dân tộc Tày, Nùng, Dao (50,4%) và nhóm
DTTS khác (46,3%) cao hơn so với nhóm dân tộc Kinh (39,1%). Tỷ lệ NB giảm
bạch cầu lympho ở nhóm dân tộc H’Mông (70,3%), nhóm dân tộc Tày, Nùng,
Dao (53,7%) và DTTS khác (51,2%) cao hơn so với nhóm dân tộc Kinh
(43,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,001).
78

3.2. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI CHỐNG LAO GIAI ĐOẠN 2011-
2013 VÀ KẾT QUẢ KẾT HỢP QUÂN- DÂN Y PHÁT HIỆN VÀ CHẨN
ĐOÁN LAO PHỔI GIAI ĐOẠN 2014 – 2018
3.2.1. Thực trạng mạng lưới chống lao tại tỉnh Hà Giang năm 2011- 2013
Trong giai đoạn 2011- 2013, 100% số huyện, thành phố và các xã,
phường, thị trấn của tỉnh Hà Giang được triển khai hoạt động PCL và thực
hiện chiến lược DOTS, 100,0% dân số trong tỉnh Hà Giang được chương
trình bảo vệ.
Bảng 3.27. Trình độ chuyên môn của thư ký Chương trình chống lao
tuyến huyện giai đoạn 2011- 2013

Trình độ chuyên môn Chuyên Kiêm


Năm
Y sĩ Bác sĩ Tổng trách nhiệm

2011 10 (90,9%) 1 (9,1%) 11 (100%) 0 11 (100%)

2012 10 (90,9%) 1 (9,1%) 11 (100%) 0 11 (100%)

2013 10 (90,9%) 1 (9,1%) 11 (100%) 0 11 (100%)


Qua bảng 3.27 thấy thư ký làm CTCL tuyến huyện chủ yếu là y sĩ
(90,9%), tỷ lệ bác sĩ thấp (9,1%) và đều là kiêm nhiệm.
Bảng 3.28. Nhân lực cán bộ Quân y tại Hà Giang

Giai đoạn Đơn vị Bác sĩ Y sĩ Y tá Tổng số

BX đoàn KT- QP 4 12 6 22
2011-2013
QY Hà Giang 5 42 2 49

Tổng số 9 54 8 71

BX đoàn KT- QP 4 12 5 21
2014-2018
QY Hà Giang 6 42 2 50

Tổng số 10 54 7 71
79

Bảng 3.28 cho thấy:


- Nhân lực QY của tỉnh Hà Giang không có sự thay đổi nhiều qua từng
năm và qua các giai đoạn, lực lượng QY làm nhiệm vụ cứu chữa chung cho
bộ đội và nhân dân, trong đó có vai trò tham gia công tác PCL.
Bảng 3.29. Tình hình thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho
Chương trình chống lao giai đoạn 2011- 2013

Kính hiển vi Thuốc lao Hoá chất Cốc đờm Tờ rơi Tài liệu
Năm
(cái) (viên) (ml) (cái) (bộ) (bộ)

2011 5(41,7%) 229.680 20.000 12.000 500 20

2012 6(50%) 264.690 21.000 15.000 700 22

2013 1(8,3%) 258.120 24.000 14.000 600 30

Tổng 12(100%) 752.490 65.000 41.000 1.800 72

Kết quả ở bảng 3.29 cho thấy:


- Giai đoạn 2011- 2013: thuốc lao, vật tư, trang thiết bị thiết yếu, tranh
tuyên truyền, tài liệu phục vụ công tác TT- GDSK được tiếp nhận từ Trung
ương để phục vụ cho CTCL tỉnh Hà Giang tương đối đầy đủ.
- Giai đoạn này, chưa có máy XQ di động để phục vụ PCL.
80

3.2.2. Kết quả hoạt động phát hiện và chẩn đoán lao phổi tại Hà Giang
giai đoạn 2011- 2013
Bảng 3.30. Tỷ lệ lao phổi AFB (+) mới tại Hà Giang giai đoạn 2011- 2013

Năm
Chung
2011 2012 2013
Huyện
SL /105 SL /105 SL /105 SL /105
dân dân dân dân
Dân số 2.291.998
749.537 763.503 778.958
toàn tỉnh (cộng dồn)

Đồng Văn 26 39,2 33 48,3 41 58 100 48,7


Mèo Vạc 13 17,9 24 32,4 25 33,1 62 27,9
Yên Minh 23 28,8 23 28,3 34 40,9 80 32,7
Quản Bạ 4 8,7 7 14,8 11 22,8 22 15,5
Vị Xuyên 1 1 3 3 1 1 5 1,7
Hoàng Su Phì 18 29,3 11 17,7 11 17,4 40 21,4
Xín Mần 0 0 0 0 3 4,9 3 1,6
TP. Hà Giang 0 0 0 0 0 0 0 0
Bắc Mê 4 8 5 9,8 3 5,7 12 7,8
Bắc Quang 7 6,6 5 4,6 10 9,2 22 6,8
Quang Bình 2 3,4 3 5 0 0 5 2,8
BV. Phổi HG 47 - 44 - 50 - 141 -
TP và huyện 98 13,1 114 14,9 139 17,8 351 15,3
Tổng số 145 19,3 158 20,7 189 24,3 492 21,5
(Dân số các huyện của Hà Giang: xem ở phụ lục 1)
Qua bảng 3.30 thấy tại Hà Giang giai đoạn 2011- 2013, tỷ lệ lao phổi
AFB (+) mới là 21,5/100.000 dân/năm. Tỷ lệ lao phổi AFB (+) mới phát hiện
tại các huyện là 15,3/100.000 dân/năm, chiếm tỷ lệ cao ở huyện Đồng Văn
(48,7/100.000 dân/năm), Yên Minh (32,7/100.000 dân/năm), Mèo Vạc
(27,9/100.000 dân/năm) và Hoàng Su Phì (21,4/100.000 dân/năm).
81

Bảng 3.31. Tỷ lệ lao phổi AFB (-) mới tại Hà Giang giai đoạn 2011- 2013
Năm
Chung
2011 2012 2013
Huyện
/105 /105 /105 /105
SL SL SL SL
dân dân dân dân
Dân số 2291.998
749.537 763.503 778.958
toàn tỉnh (cộng dồn)
Đồng Văn 9 13,6 6 8,8 0 0 15 7,3
Mèo Vạc 7 9,6 13 17,6 1 1,3 21 9,5
Yên Minh 0 0 0 0 13 15,6 13 5,3
Quản Bạ 0 0 0 0 0 0 0 0
Vị Xuyên 0 0 0 0 0 0 0 0
Hoàng Su Phì 0 0 0 0 0 0 0 0
Xín Mần 0 0 0 0 0 0 0 0
TP Hà Giang 0 0 0 0 0 0 0 0
Bắc Mê 0 0 0 0 0 0 0 0
Bắc Quang 4 3,8 6 5,6 0 0 10 3,1
Quang Bình 0 0 2 3,4 1 1,6 3 1,7
BV Phổi HG 22 - 18 - 18 - 58 -
TP và huyện 20 2,7 27 3,5 15 1,9 62 2,7
Tổng số 42 5,6 45 5,9 33 4,2 120 5,2
(Dân số các huyện của tỉnh Hà Giang: xem ở phụ lục 1)
Qua bảng 3.31 thấy tổng số lao phổi AFB (-) mới ở Hà Giang giai đoạn
2011- 2013 là 120 trường hợp. Tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB (-) mới là
5,2/100.000 dân/năm. Tỷ lệ lao phổi AFB (-) mới phát hiện tại các huyện là
2,7/100.000 dân/năm, chiếm tỷ lệ cao ở huyện Mèo Vạc (9,5/100.000 dân/
năm), Đồng Văn (7,3/100.000 dân/năm) và Yên Minh (5,3/100.000 dân/năm).
82

Bảng 3.32. Tổng số lao phổi mới tại các huyện của tỉnh Hà Giang
giai đoạn 2011- 2013

Năm
Chung
2011 2012 2013
Huyện
/105 /105 /105
SL SL SL SL /105 dân
dân dân dân
Dân số 2291.998
749.537 763.503 778.958
toàn tỉnh (cộng dồn)
Dân số huyện 1482899
can thiệp (*) 484924 493936 504039
(cộng dồn)
Dân số huyện 809099
không CT 264613 269567 274919
(cộng dồn)
Đồng Văn* 35 52,7 39 57 41 58 115 56,0
Mèo Vạc* 20 27,6 37 50 26 34,4 83 37,4
Yên Minh* 23 28,8 23 28,3 47 56,6 93 38,1
Quản Bạ* 4 8,7 7 14,8 11 22,8 22 15,5
Vị Xuyên* 1 1 3 3 1 1 5 1,7
Hoàng Su Phì* 18 29,3 11 17,7 11 17,4 40 21,4
Xín Mần* 0 0 0 0 3 4,9 3 1,6
TP Hà Giang 0 0 0 0 0 0 0 0
Bắc Mê 4 8 5 9,8 3 5,7 12 7,8
Bắc Quang 11 10,3 11 10,2 10 9,2 32 9,9
Quang Bình 2 3,4 5 8,4 1 1,6 8 4,5
BV Phổi HG 69 - 62 - 68 - 199 -
Huyện can thiệp 101 20,8 120 24,3 140 27,8 361 24,3
Huyện không
17 6,4 21 7,7 14 5,1 52 6,4
can thiệp
TP và huyện 118 15,7 141 18,5 154 19,8 413 18,0
Tổng số 187 24,9 203 26,6 222 28,5 612 26,7
(*) huyện can thiệp KHQD
(Dân số các huyện của Hà Giang: xem ở phụ lục 1)
83

Qua bảng 3.32 thấy tổng số LPM ở tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011- 2013
là 612 trường hợp. Tỷ lệ phát hiện LPM là 26,7/100.000 dân/năm. Tỷ lệ LPM
phát hiện tại các huyện là 18,0/100.000 dân/năm, chiếm tỷ lệ cao ở huyện
Đồng Văn (56,0/100.000 dân/năm) và Yên Minh (38,1/100.000 dân/năm),
Mèo Vạc (37,4/100.000 dân/năm) và Hoàng Su Phì (21,4/100.000 dân/năm).
Tỷ lệ lao phổi mới ở các huyện can thiệp là 24,3/100.000 dân/năm cao hơn tỷ
lệ lao phổi ở nhóm huyện không can thiệp (6,4/100.000 dân/năm).
84

Bảng 3.33. Số lượng và tỷ lệ mới mắc và hiện mắc lao phổi


tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011- 2013
Năm
Chỉ số Chung
2011 2012 2013
2.291.998
Dân số toàn tỉnh 749.537 763.503 778.958
(cộng dồn)
AFB (+) 145 158 189 492
LPM
AFB (-) 42 45 33 120
AFB (+) tái phát 21 22 21 64
Lao phổi
tái phát, bỏ AFB (+) thất bại 1 1 0 2
trị, ĐTL AFB (+) ĐTL 1 1 0 2
khác AFB (+) khác 1 2 2 5
Mới mắc 187 203 222 612
Tổng số
Hiện mắc 211 229 245 685
Tỷ lệ LPM (/100.000 dân) 24,9 26,6 28,5 26,7
Tỷ lệ hiện mắc (/100.000 dân) 28,1 29,9 31,4 29,8
Bảng 3.33 cho thấy tỷ lệ phát hiện LPM ở tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-
2013 (26,7/100.000 dân/năm), thấp hơn so với tỷ lệ hiện mắc (29,8/100.000
dân/năm).
Bảng 3.34. Tỷ lệ lao phổi mới ở tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011- 2013 ở
nhóm huyện khó tiếp cận và dễ tiếp cận

Nhóm Các huyện khó tiếp Các huyện dễ tiếp cận


huyện cận (07 huyện) (01 TP, 03 huyện) p
Năm/giai đoạn (/100.000 dân) (/100.000 dân)
2011 21,16  19,03 5,44  4,63 < 0,05
2012 24,40  22,08 7,09  4,79 < 0,05
2013 27,87  22,96 4,13  4,12 < 0,05
GĐ 2011- 2013 24,53  20,31 5,54  4,32 < 0,05
(Các huyện khó tiếp cận: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên,
Hoàng Su Phì và Xín Mần; Các huyện dễ tiếp cận: TP Hà Giang, Bắc Mê, Bắc
Quang và Quang Bình).
85

Qua bảng 3.34 thấy tỷ lệ phát hiện LPM ở các huyện khó tiếp cận dịch
vụ của CTCL giai đoạn 2011- 2013 (24,5  20,3/100.000 dân/năm) cao hơn
các huyện dễ tiếp cận dịch vụ (5,5  4,3/100.000 dân/năm), sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với (p<0,05).
3.2.3. Kết quả triển khai kết hợp quân- dân y trong tăng cường nhân lực
2013-2018 và trong phát hiện và chẩn đoán lao phổi tại Hà Giang giai
đoạn 2014- 2018
Bảng 3.35. Kết quả đào tạo và tăng cường nguồn lực phòng chống lao cho
các đơn vị Quân y của tỉnh đội Hà Giang giai đoạn 2013- 2018
Số
Năm lượng Nội dung đào tạo/tăng cường nguồn lực Số lớp
học viên
20 Chẩn đoán, điều trị và quản lý NB lao phổi 01
4 Thực hành chẩn đoán, điều trị lao phổi 01
2013 20 KHYTC-T trong PCL 01
30 Vận động, truyền thông và huy động xã hội 02
10 Chăm sóc hỗ trợ NB lao phổi tại cộng đồng 01
2015 15 Vận động, truyền thông và huy động xã hội 01
2016 15 Chẩn đoán, điều trị và quản lý NB lao phổi 01
20 Chẩn đoán, điều trị và quản lý NB lao phổi 01
2017
20 Vận động, truyền thông và huy động xã hội 01
Tổng 154* 10
Trang thiết bị - 03 máy XQ kỹ thuật số, phim XQ
Số lượng - Tờ rơi, tài liệu TT- GDSK về PCL
*: BS, YS của BX tỉnh đội Hà Giang, Đoàn KT-QP và BCHQS các huyện triển
khai KHQDY
86

Kết quả ở bảng 3.35 cho thấy:


- Trong giai đoạn 2013- 2018 đã triển khai được 10 lớp tập huấn về
chẩn đoán, điều trị, quản lý NB lao phổi; KHYTC-T trong PCL; vận động,
truyền thông và huy động xã hội trong PCL và chăm sóc hỗ trợ NB lao tại
cộng đồng cho 154 lượt BS, YS của BX tỉnh đội Hà Giang, BX các Đoàn KT-
QP, BCHQS các huyện triển khai KHQDY.
- Cung cấp 03 máy XQ di động kỹ thuật số, phim XQ, tờ rơi, tài liệu
TT- GDSK về PCL.
Bảng 3.36. Số đợt truyền thông - giáo dục sức khỏe và tập huấn về bệnh
lao tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013- 2018
Năm (SL, %) Chung
Huyện
2013 2014 2015 2016 2017 2018 (SL,%)
Đồng Văn 2 8 3 2 3 1 19 (25,0)
Mèo Vạc 7 2 1 3 3 3 19 (25,0)
Yên Minh 0 0 0 0 2 0 2 (2,6)
Quản Bạ 0 0 0 0 1 2 3 (3,9)
Vị Xuyên 0 3 3 3 1 1 11 (14,5)
Hoàng Su Phì 2 0 0 0 0 3 5 (6,6)
Xín Mần 3 11 3 0 0 0 17 (22,4)
14 24 10 8 10 10
Tổng số 76 (100,0)
(18,4) (31,6) (13,2) (10,5) (13,2) (13,2)

Qua bảng 3.36 cho thấy trong 6 năm (2013- 2018) KHQDY đã triển
khai được 76 đợt TT- GDSK và tập huấn về PCL. Các huyện được TT-
GDSK và tập huấn về bệnh lao nhiều là Đồng Văn 25,0%, Mèo Vạc 25,0%,
Xín Mần 22,4% và Vị Xuyên 14,5%.
87

Bảng 3.37. Hoạt động tập huấn và truyền thông- giáo dục sức khỏe về
bệnh lao tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013- 2018

Địa điểm Số Số NVYT tham gia


Địa điểm cán tập huấn
Số đợt TT- GDSK
Năm tập huấn bộ
(SL, TYT và Chợ QY Số người
%) (TYT)
HGĐ (SL, tập SL TG/đợt
(SL, %)
(SL, %) %) huấn (  SD)

2013 14 14 14
0 45 263 18,7  1,4
(1) (18,4) (18,4) (18,4)

2014 24 24 24 24,000,0
0 86 576
(2) (31,6) (31,6) (31,6) p1-2<0,01

2015 10 8 2 10 24,000,0
36 240
(3) (13,2) (10,5) (2,6) (13,2) p1-3<0,01

2016 8 8 8 24,000,0
0 27 192
(4) (10,5) (10,5) (10,5) p1-4<0,01

2017 10 10 10 24,000,0
0 31 240
(5) (13,2) (13,2) (13,2) p1-5<0,01

2018 10 10 10 24,000,0
0 31 240
(6) (13,2) (13,2) (13,2) p1-6<0,01
Tổng 76 74 2 76
256 1751 23,0 2,16
số (100,0) (97,4) (2,6) (100,0)
Min-Max 17-24

Qua bảng 3.37 thấy hầu hết các địa điểm TT- GDSK về bệnh lao là TYT
và HGĐ (97,4%), có 2,6% là ở các chợ của thị trấn huyện. 100% các buổi tập
huấn là ở TYT xã. Số lượng cán bộ QY triển khai tập huấn là 256 lượt người,
số NVYT được tập huấn về bệnh lao là 1.751 lượt người. Tỷ lệ người/đợt tập
huấn giai đoạn 2014- 2018 là 24,0 người/đợt cao hơn so với năm 2013 (18,7 
1,4 người/đợt), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,01).
88

Bảng 3.38. Số đợt khám sàng lọc, chụp X- quang phát hiện lao phổi chủ
động tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014- 2018

Số đợt khám Số người khám Số người Số người


sàng lọc sàng lọc chụp XQ nghi lao
Huyện
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

Đồng Văn 21 26,3 4040 26,5 1679 23,3 154 26,9

Mèo Vạc 13 16,3 2546 16,7 1337 18,5 83 14,5

Yên Minh 4 5,0 868 5,7 501 7,0 30 5,3

Quản Bạ 7 8,8 1600 10,5 978 13,6 34 5,9

Vị Xuyên 15 18,8 2811 18,4 1227 17,0 140 24,5

Hoàng Su Phì 4 5,0 800 5,3 639 8,9 13 2,3

Xín Mần 16 20,0 2567 16,9 845 11,7 118 20,6

Tổng 80 100 15.232 100 7.206 100 572 100

Qua bảng 3.38 thấy trong 5 năm (2014- 2018) KHQDY đã triển khai
được 80 đợt khám sàng lọc cho 15.232 người, chụp XQ chủ động cho 7.206
người và phát hiện được 572 người nghi ngờ lao phổi.
Các huyện có số người được khám sàng lọc, nghi ngờ lao phổi nhiều là
Đồng văn (26,5% và 26,9%), Vị Xuyên (18,4% và 24,5%), Xín mần (16,9%
và 20,6%), Mèo Vạc (16,7% và 15,5%). Các huyện còn lại Yên minh, Quản
Bạ và Hoàng Su phì có số người được khám sàng lọc, chụp XQ và nghi lao
chiếm tỷ lệ ít hơn.
89

6.00

5.00 4.98
4.60
4.00
3.81
3.26 3.46
Tỷ lệ %

3.00

2.00 2.13
1.63
1.00
0.54 0.63 0.63 0.53 0.47 0.35
0.00 0.13
ĐỒNG VĂN HOÀNG SU MÈO VẠC QUẢN BẠ VỊ XUYÊN XÍN MẦN YÊN MINH
PHÌ
Huyện

Tỷ lệ số người nghi lao/số người khám sàng lọc


Tỷ lệ phát hiện lao/số người khám sàng lọc

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ người nghi lao và tỷ lệ người phát hiện lao chủ
động tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2018

Qua biểu đồ 3.1 cho thấy:


Tỷ lệ số người nghi lao trên số người khám sàng lọc ở huyện Vị
Xuyên cao nhất (4,98%), tiếp đến là huyện Xín Mần (4,6%), Đồng Văn
(3,81%), Yên Minh (3,46%). Tỷ lệ này thấp hơn ở các huyện Mèo Vạc
(3,26%), Quản Bạ (2,13%) và Hoàng Su Ph́ì (0,16%). Trong khi đó tỷ lệ
phát hiện lao chủ động trên số người khám sàng lọc ở huyện Quản Bạ và
Mèo Vạc cao nhất (cùng 0,63%), ở các huyện thấp hơn là Đồng Văn
(0,54%), Vị Xuyên (0,53%), Xín Mần (0,47%). Thấp hơn cả là Huyện Yên
Minh và Hoàng Su Phì (0,35% và 0,13%).
90

Bảng 3.39. Kết quả chụp XQ chủ động của kết hợp quân- dân y
tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014- 2018
Tổng Tỷ lệ Tỷ lệ
Số
Số Số Lao Lao số ca phát phát
Số người
người người phổi phổi lao hiện/số hiện
đợt nghi
Năm đến chụp AFB AFB phổi người LPM
khám lao
khám XQ (+) (-) phát chụp (/105
phổi
hiện XQ (%) người)

2014 18 2.400 716 217 11 0 11 1,54 458,3

2015 14 2.803 784 118 15 0 15 1,91 535,1

2016 12 2.308 870 53 10 4 14 1,61 606,5

2017 16 3.396 1.350 89 10 2 12 0,89 353,3

2018 20 4.325 3.486 95 17 10 27 0,77 624,2

TS 80 15.232 7.206 572 63 16 79 1,09 518,6


Qua bảng 3.39 cho thấy:
- Trong giai đoạn 2014- 2018, KHQDY đã triển khai khám sàng lọc
cho 15.232 người có triệu chứng ho, khạc đờm kéo dài >2 tuần. Chụp XQ chủ
động cho 7.206 người và phát hiện được 79 trường hợp LPM.
- Tỷ lệ NB LPM được phát hiện chủ động do KHQDY năm 2018 là 27
trường hợp chiếm (34,2%) cao hơn so với các năm khác phát hiện được từ 11
đến 15 trường hợp chiếm (13,9% - 19,0%).
- Tỷ lệ phát hiện lao chủ động trên tổng số người chụp XQ trung bình
trong 5 năm là (1,09%), cao nhất là năm 2015 (1,91%) và thấp nhất là năm
2018 (0,77%). Ước tính tỷ lệ phát hiện LPM ở người có triệu chứng ho, khạc
đờm kéo dài >2 tuần là 518,6/100.000 dân.
91

Bảng 3.40. Kết quả phát hiện chủ động lao phổi mới của
kết hợp quân- dân y giai đoạn 2014- 2018

Lao phổi AFB (+) Lao phổi AFB (-) Chung


Huyện
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

Đồng Văn 19 24,1 3 3,8 22 27,8

Mèo Vạc 14 17,7 2 2,5 16 20,3

Yên Minh 4 3,8 0 0 4 3,8

Quản Bạ 5 6,3 5 6,3 10 12,6

Vị Xuyên 11 13,9 4 5,1 15 19,0

Hoàng Su Phì 1 1,3 0 0 1 1,3

Xín Mần 10 12,6 2 2,6 12 15.2

63 79,7 16 20,3 79 100


Tổng số
p<0,05

Qua bảng 3.40 cho thấy rằng ở các NB LPM được phát hiện chủ động
trong giai đoạn từ năm 2014- 2018 được 79 trường hợp, các huyện phát hiện
được nhiều là Đồng Văn 22 trường hợp (27,8%), Mèo Vạc 16 trường hợp
(20,3%), Vị Xuyên 15 trường hợp (19,0%), Xín Mần 12 trường hợp
(15,2%). Số ca lao phổi AFB (+) là 63 ca (79,7%) cao hơn so với 16 ca lao
phổi AFB (-) (20,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
92

3.2.4. Kết quả hoạt động phát hiện và chẩn đoán lao phổi tại tỉnh Hà
Giang giai đoạn 2014- 2018
3.2.4.1. Kết quả phát hiện và chẩn đoán lao phổi của Chương trình chống
lao tỉnh Hà Giang
Bảng 3.41. Tỷ lệ lao phổi AFB (+) mới tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014- 2018
Năm
Chung
2014 2015 2016 2017 2018
Huyện
/105 /105 /105 /105 /105 /105
SL SL SL SL SL SL
dân dân dân dân dân dân
Dân số 4.099.823
792.472 806.702 820.427 833.692 846.530
toàn tỉnh (cộng dồn)
Dân số huyện 2670443
514162 525287 534495 543761 552738
can thiệp (cộng dồn)
Dân số huyện 1429380
278310 281415 285932 289931 293792
không CT (cộng dồn)
Đồng Văn* 31 42,9 21 28,4 35 46,4 45 58,3 49 62,2 181 47,9
Mèo Vạc* 18 23,3 27 34,2 26 32,3 35 42,6 37 44,3 143 35,5
Yên Minh* 34 40,1 64 72,9 46 51,2 62 67,6 65 69,5 271 60,6
Quản Bạ* 11 22,3 12 23,9 3 5,9 11 21,1 11 20,8 48 18,8
Vị Xuyên* 0 0 1 0,9 8 7,5 9 8,3 10 9,1 28 5,2
Hoàng S.Phì* 11 17,2 17 26,2 6 9,1 11 16,5 12 17,8 57 17,3
Xín Mần* 4 6,4 4 6,3 3 4,6 6 9,1 7 10,5 24 7,4
TP Hà Giang 0 0 0 0 5 9 0 0 0 0 5 1,8
Bắc Mê 2 3,7 3 5,6 3 5,5 5 9 6 10,6 19 6,9
Bắc Quang 11 10 8 7,2 5 4,5 7 6,2 8 7 39 7
Quang Bình 2 3,2 0 0 1 1,6 1 1,6 1 1,5 5 1,6
BV Phổi HG 73 - 86 - 1 - 77 - 89 - 326 -
Huyện CT 109 21,2 146 27,8 127 23,8 179 32,9 191 34,6 752 28,2
Huyện KCT 15 5,4 11 3,9 14 4,9 13 4,5 15 5,1 68 4,8
Các huyện 124 15,6 157 19,5 141 17,2 192 23 206 24,3 820 20,0
Tổng số 197 24,9 243 30,1 142 17,3 269 32,3 295 34,8 1.146 28,0
Ghi chú: (*) huyện can thiệp KHQDY
(Dân số các huyện của Hà Giang: xem ở phụ lục 1)
Qua bảng 3.41 thấy tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014- 2018, phát hiện
được 1.146 NB lao phổi AFB (+) mới. Tỷ lệ lao phổi AFB (+) mới là
28,0/100.000 dân/năm. Tỷ lệ lao phổi AFB (+) mới phát hiện tại các huyện là
93

20,0/100.000 dân/năm. Tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB (+) mới ở các huyện
triển khai KHQDY (28,2/100.000 dân/năm) cao hơn so với các huyện không
triển khai KHQDY (4,8/100.000 dân/năm).
Bảng 3.42. Tỷ lệ lao phổi AFB (-) mới tại Hà Giang giai đoạn 2014- 2018
Năm
Chung
2014 2015 2016 2017 2018
Huyện
/105 /105 /105 /105 /105 /105
SL SL SL SL SL SL
dân dân dân dân dân dân
Dân số 4099.823
792.472 806.702 820.427 833.692 846.530
toàn tỉnh (DS cộng dồn)

Dân số huyện 2670443


514162 525287 534495 543761 552738
can thiệp(*) (cộng dồn)
Dân số huyện 1429380
278310 281415 285932 289931 293792
không CT (cộng dồn)
Đồng Văn 2 2,8 1 1,4 8 10,6 12 15,6 13 16,5 36 9,5
Mèo Vạc 0 0 1 1,3 6 7,4 8 9,7 7 8,4 22 5,5
Yên Minh 15 17,7 16 18,2 13 14,5 13 14,2 14 15 71 15,9
Quản Bạ 0 0 0 0 1 2 1 1,9 1 1,9 3 1,2
Vị Xuyên 0 0 0 0 3 2,8 2 1,8 3 2,7 8 1,5
Hoàng S. Phì 0 0 1 1,5 0 0 0 0 0 0 1 0,3
Xín Mần 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
TP Hà Giang 0 0 0 0 2 3,6 0 0 0 0 2 0,7
Bắc Mê 0 0 0 0 3 5,5 2 3,6 2 3,5 7 2,6
Bắc Quang 0 0 0 0 3 2,7 2 1,8 2 1,7 7 1,2
Quang Bình 2 3,2 0 0 1 1,6 1 1,6 1 1,5 5 1,6
BV Phổi HG 29 - 29 - 1 - 32 - 31 - 122 -
Huyện CT 17 3,3 19 3,6 31 5,8 36 6,6 38 6,9 141 5,3
Huyện KCT 2 0,7 0 0 9 3,1 5 1,7 5 1,7 21 1,5
Các huyện 19 2,4 19 2,4 40 4,9 41 4,9 43 5,1 162 4,0
Tổng số 48 6,1 48 6 41 5 73 8,8 74 8,7 284 6,9
Ghi chú: (*) huyện can thiệp KHQDY
(Dân số các huyện của Hà Giang: xem ở phụ lục 1)
94

Kết quả ở bảng 3.42 cho thấy tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014- 2018,
phát hiện được 284 NB lao phổi AFB (-) mới. Tỷ lệ lao phổi AFB (-) mới là
6,9/100.000 dân/năm. Tỷ lệ lao phổi AFB (-) mới phát hiện tại các huyện là
4,0/100.000 dân/năm. Tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB (-) mới ở các huyện triển
khai KHQDY (5,3/100.000 dân/năm) cao hơn so với các huyện không triển
khai KHQDY (1,5/100.000 dân/năm).
Bảng 3.43. Tỷ lệ lao phổi mới tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014- 2018
Năm
Chung
2014 2015 2016 2017 2018
Huyện
/105 /105 /105 /105 /105 /105
SL SL SL SL SL SL
dân dân dân dân dân dân
Dân số 4099.823
792.472 806.702 820.427 833.692 846.530
toàn tỉnh (DS cộng dồn)
Dân số huyện 2670443
514162 525287 534495 543761 552738
can thiệp(*) (cộng dồn)
Dân số huyện 1429380
278310 281415 285932 289931 293792
không CT (cộng dồn)
Đồng Văn* 33 45,7 22 29,8 43 57 57 73,9 62 78,7 217 57,5
Mèo Vạc* 18 23,3 28 35,4 32 39,7 43 52,4 44 52,6 165 41,0
Yên Minh* 49 57,8 80 91,1 59 65,7 75 81,8 79 84,5 342 76,4
Quản Bạ* 11 22,3 12 23,9 4 7,8 12 23 12 22,6 51 19,9
Vị Xuyên* 0 0 1 0,9 11 10,3 11 10,2 13 11,9 36 6,7
Hoàng S. Phì* 11 17,2 18 27,7 6 9,1 11 16,5 12 17,8 58 17,6
Xín Mần* 4 6,4 4 6,3 3 4,6 6 9,1 7 10,5 24 7,4
TP Hà Giang 0 0 0 0 7 12,6 0 0 0 0 7 2,5
Bắc Mê 2 3,7 3 5,6 6 10,9 7 12,6 8 14,2 26 9,5
Bắc Quang 11 10 8 7,2 8 7,1 9 7,9 10 8,7 46 8,2
Quang Bình 4 6,5 0 0 2 3,1 2 3,1 2 3,1 10 3,2
BV Phổi HG 102 - 115 - 2 - 109 - 120 - 448 -
Huyện CT 126 24,5 165 31,4 158 29,6 215 39,5 229 41,4 893 33,4
Huyện KCT 17 6,1 11 3,9 23 8 18 6,2 20 6,8 89 6,2
Các huyện 143 18 176 21,8 181 22,1 233 27,9 249 29,4 982 24,0
Tổng số 245 30,9 291 36,1 183 22,3 342 41 369 43,6 1.430 34,9
Ghi chú: (*) huyện can thiệp KHQDY
(Dân số các huyện của Hà Giang: xem ở phụ lục 1)
95

Qua bảng 3.43 thấy tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014- 2018, phát hiện
được 1.430 NB LPM. Tỷ lệ LPM là 34,9/100.000 dân/năm, chiếm tỷ lệ cao ở
các huyện Yên Minh (76,4/100.000 dân/năm), Đồng Văn (57,5/100.000
dân/năm) và Mèo Vạc (41,0/100.000 dân/năm). Tỷ lệ LPM phát hiện tại các
huyện là 24,0/100.000 dân/năm. Tỷ lệ phát hiện LPM ở các huyện triển khai
KHQDY (33,4/100.000 dân/năm) cao hơn so với các huyện không triển khai
KHQDY (6,2/100.000 dân/năm).
3.2.4.2. Kết quả phát hiện lao phổi chủ động của kết hợp quân- dân y
Bảng 3.44. Tỷ lệ lao phổi phát hiện chủ động giai đoạn 2014- 2018
Năm
Chỉ số Chung
2014 2015 2016 2017 2018
Phát hiện chủ động 11 15 14 12 27 79
Số LPM 245 291 183 342 369 1.430
Tỷ lệ lao phổi phát hiện chủ
4,5 5,2 7,6 3,5 7,3 5,5
động/Số LPM (%)

Qua bảng 3.44 thấy tỷ lệ LPM phát hiện chủ động của KHQDY so với
tỷ lệ LPM tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014- 2018 là 5,5%.
96

Bảng 3.45. Kết quả phát hiện lao phổi mới của kết hợp quân- dân y
Triển khai KHQDY Không triển khai
(  SD) (1) (  SD) (2)
Giai đoạn p1-2
Số phát hiện /100.000 Số phát /100.000
mới dân hiện mới dân
2011- 2013 (A) 51,5 45,2 24,5 20,3 13,0 13,6 5,5 4,3 <0,05
2014- 2018 (B) 127,5 119,1 32,3 26,7 22,2 17,8 5,8 3,5 <0,05
p p<0,05 p>0,05
CSHQ 31,8%
HQCT 26,3%

Qua bảng 3.45 thấy sau 5 năm triển khai KHQDY, tỷ lệ phát hiện LPM
ở các huyện can thiệp tăng từ 24,5  20,3/100.000 dân/năm (giai đoạn 2011-
2013) lên 32,3  26,7/100.000 dân/năm (giai đoạn 2014- 2018), sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với (p<0,05). Tỷ lệ phát hiện LPM ở các huyện không
can thiệp biến đổi không có ý nghĩa thống kê và dao động từ 5,5% đến 5,8%.
So sánh tỷ lệ phát hiện LPM ở hai giai đoạn thấy CSHQ của KHQDY là
31,8%. HQCT của KHQDY là 26,3%.
97

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN

4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LAO PHỔI TẠI HÀ GIANG
GIAI ĐOẠN 2014- 2018
4.1.1. Phân loại lao phổi theo tiền sử điều trị
Qua nghiên cứu thấy trong số 387 NB lao phổi điều trị tại BV lao và
Bệnh phổi Hà Giang, đa số là lao phổi AFB (+) mới (70,3%), tiếp đến là lao
phổi AFB (-) mới (18,9%), lao phổi AFB (+) mới /HIV là 0,3%. Lao phổi AFB
(+) tái phát, bỏ trị, ĐTL khác chiếm tỷ lệ thấp (8,0% và 2,6%), (bảng 3.15).
Tỷ lệ lao phổi AFB (+) cao trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự
Báo cáo Tổng kết hoạt động PCL năm 2018 của CTCLQG: Tổng số NB lao các
thể được phát hiện trong năm 2018 là 102.077 NB (107,41/100.000 dân). Trong
đó có 56.815 NB lao phổi có bằng chứng vi khuẩn (55,7%), tỷ lệ phát hiện lao
phổi có bằng chứng vi khuẩn là 59,8/100.000 dân. Số NB lao có bằng chứng vi
khuẩn học mới và tái phát trong năm 2017 là 55.438 NB, giảm 1.334 NB so với
cùng kỳ năm 2016. Tỷ lệ điều trị khỏi là 87,1%, giảm nhẹ so với tỷ lệ khỏi năm
2016 (88,8%), tuy nhiên vẫn chưa đạt mục tiêu đặt ra là > 90% [25].
Chúng tôi cho rằng lao phổi AFB (+) mới chiếm tỷ lệ cao, có lẽ là do
các đối tượng nghiên cứu phần đông là người DTTS, công tác chấp hành về
sử dụng vaccine phòng lao trong CTCLQG còn chưa tốt.
4.1.2. Đặc điểm tuổi và giới
Theo Tổng kết hoạt động PCL năm 2018 của CTCLQG: Tỷ suất nam/nữ
ở số NB mới và tái phát là 2,6/1, tương đương với năm 2017 và thấp hơn 2016
(3/1). Tỷ suất này vẫn thấp hơn so với tỷ suất nam/nữ trong NB lao phổi AFB
(+) mới của điều tra hiện mắc lao toàn quốc (4,8). Tỷ suất nam/nữ giảm đi chứng
tỏ công tác phát hiện NB lao trong nam giới có xu hướng giảm so với tình hình
dịch tễ bệnh lao trong nam giới cao hơn rất nhiều so với nữ giới (cao hơn 4,8 lần
98

theo kết quả điều tra hiện mắc lao toàn quốc) [25].
Qua nghiên cứu thấy tuổi trung bình của các NB là 38,45  13,22 tuổi. Hầu
hết NB ở lứa tuổi 16- 59 tuổi (91,5%). Tỷ lệ nam/nữ là 3,16/1,0, (bảng 3.1- 3.3).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả: giới tính chủ
yếu là nam giới, độ tuổi mắc bệnh chủ yếu là ở độ tuổi lao động (bảng 4.1).
Bảng 4.1. Tuổi mắc lao trung bình ở Hà Giang so với các nghiên cứu khác

Tuổi (  SD) Giới


Tác giả Thể lao n
Hay gặp (%) (Nam/nữ)
Quang Văn Trí (2007) [32] Lao mới 198 32,7 ± 11,3; 1,22/1,0
21- 60 (84,77)
Ng. T. N. Anh (2007) [33] Lao mới 98 20- 40 (92)0,81/1,0
Hoàng Hà (2009) [43] Tái phát 108 57,3 ± 13,22,71/1,0
Thất bại 102 42,8 ± 12,64,68/1,0
Bỏ trị 85 46,4 ± 15,34,68/1,0
Đặng Văn Khoa (2010) [44] Lao mới 138 48,81 ± 17,393,31/1,0
Tái phát 80 54,50 ± 15,05 4,0/1,0
Ng. Văn Lành (2010) [45] Tái phát 110 30- 44 (32,7)
2,05/1,0
U. T. M. Loan (2012) [37] Lao mới 174 15- 44 (52,2)
4,61/1,0
Nguyễn Lam (2015) [56] K. thuốc 54 26- 55 (70,37)
3,09/1,0
Ng. Đức Lập (2016) [39] Lao mới 138 40,7 ± 14,3 2,9/1,0
Ng.T.T. Hường (2018) [49] Lao mới 304 18- 60 (67,8)
2,10/1,0
D. Đình Đức (2018) [26] Lao mới 35- 44 (27,2)
2,87/1,0
Võ Tr. Thành (2019) [41] Lao mới 158 47,88 ± 16,554,85/1,0
Ng. Năng Viện (2019) [59] Lao mới 148 20- 39 (77,7).
2,44/1,0
Hoàng V. Lâm (2020) [42] Lao mới 105 51,3 ± 16,62,27/1,0
LPM CĐ* 79 37,91  12,173,14/1,0
LPM TĐ* 267 38,33  13,592,98/1,0
Kết quả nghiên cứu (2020) LPTP*,LPBT*, 41 40,29  12,904,84/1,0
LPĐTLK*
Chung 387 38,45  13,22 3,16/10
LMCĐ*: LPM chủ động, LPMTĐ*: LPM thụ động, LPTP*: lao phổi tái phát,
LPBT*: lao phổi bỏ trị, LPĐTLK*: lao phổi ĐTL khác.
4.1.3. Đặc điểm dân tộc
Theo Niên giám Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2018, với dân số là
99

846.531 người, các dân tộc của tỉnh Hà Giang chiếm tỷ lệ cao là dân tộc
H’Mông (32,98%), dân tộc Tày (23,15%), dân tộc Dao (14,82%), dân tộc
Kinh (12,73%) và dân tộc Nùng (9,72%). Còn các DTTS khác như dân tộc
Giáy, La Chí, Hoa Hán, Pà Thẻn, Cờ Lao, Lô Lô, Bố Y, Phù Lá, Pu Péo,
Mường, Sán Chay, Thái, Sán Dìu… chiếm tỷ lệ dưới 2% (phụ lục 2) [14].
Qua nghiên cứu 387 NB lao phổi điều trị tại BV Phổi Hà Giang thấy đa số
NB là người dân tộc H’Mông (52,2%), tiếp đến là nhóm người dân tộc Tày,
Nùng, Dao (31,3%). Số NB là người dân tộc Kinh và các DTTS khác chiếm tỷ lệ
thấp (5,9% và 10,6%). Tỷ lệ lao phổi tái phát, bỏ trị, ĐTL khác ở người dân tộc
H’Mông (75,6%) cao hơn so với LPM phát hiện chủ động (64,6%) và phát hiện
thụ động (44,9%). Tỷ lệ LPM phát hiện thụ động ở nhóm dân tộc Tày, Nùng,
Dao (36,7%) cao hơn so với phát hiện chủ động (25,3%) và lao phổi tái phát, bỏ
trị, ĐTL khác (7,3%). Tuổi mắc lao phổi của NB dân tộc Kinh (45,35  16,27
tuổi) cao hơn so với người H’Mông (37,81  11,75 tuổi), nhóm dân tộc Tày,
Nùng, Dao (38,95  14,32 tuổi) và các DTTS khác (36,27  14,07 tuổi), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,01- 0,001) (bảng 3.4 và 3.5).
Chúng tôi cho rằng tỷ lệ lao phổi tái phát, bỏ trị, ĐTL khác và lứa tuổi
mắc lao trẻ hơn ở người dân tộc H’Mông so với dân tộc Kinh là do điều kiện
sinh hoạt, do phong tục tập quán của người H’Mông họ sinh sống trong nhà
Trình Tường, nhà chỉ có một cửa ra vào duy nhất, không có cửa sổ, cửa thông
khí nên khả năng lây bệnh sẽ cao hơn. Hơn nữa đời sống còn nhiều khó khăn,
thêm vào đó, việc chấp hành về CTCLQG còn chưa triệt để. Với tỷ lệ chủ yếu
mắc lao phổi ở nam giới và độ tuổi lao động, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển kinh tế, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói
nghèo kéo dài, đặc biệt ở khu vực miền núi phía Bắc.
4.1.4. Đặc điểm nghề nghiệp và trình độ học vấn
Qua nghiên cứu thấy số NB lao phổi mù chữ chiếm tỷ lệ cao nhất
100

(40,3%), tiếp đến là THCS (38,0%) và thấp nhất là THPT (21,7%). TĐHV ở
nhóm LPM phát hiện chủ động và thụ động không khác biệt so với nhóm lao
phổi tái phát, bỏ trị, ĐTL khác (p>0,05). Tỷ lệ mù chữ cao nhất ở nhóm dân
tộc H’Mông (63,7%), tiếp đến là nhóm các DTTS khác (20,0%) và nhóm dân
tộc Tày, Nùng, Dao (17,1%), (p<0,001) (bảng 3.7 và 3.8).
Điều này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Uông Thị Mai Loan và
cs (2012) ở 174 NB lao phổi là đa số NB học hết THCS và THPT chiếm đa số
(32,8% và 39,7%), cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ thấp (11,5% và 8,0%). Có
lẽ người có TĐHV cao có kiến thức, biết cách phòng bệnh và có điều kiện môi
trường sống tốt hơn nên tỷ lệ mắc lao thấp hơn. NB chủ yếu làm nghề tự do,
buôn bán chiếm 55,8%. Phần lớn NB làm buôn bán nhỏ ở những khu chợ chật
chội, điều kiện sống và làm việc thấp kém, bốc vác là nghề vất vả thường ở
những khu lao động, đây là những yếu tố làm cho họ có nguy cơ mắc bệnh lao
cao hơn. Tỷ lệ NB tham gia nghiên cứu được tiêm phòng lao thấp, chỉ có
18,4%. Đây cũng là một nhiệm vụ mà CTCL cần phối hợp với chương trình
tiêm chủng mở rộng để đảm bảo 100% trẻ em được tiêm phòng lao [37].
Nghiên cứu của Dương Đình Đức (2018) ở Lai Châu cũng cho thấy các
đối tượng có tỷ lệ mắc lao phổi cao là nông dân (87,8%), nhóm người không
đi học (54,9%) [26]. Nguyễn Thị Thu Hường (2018) nghiên cứu 304 NB lao
phổi tại BV lao và Bệnh phổi Nam Định thấy 69,7% đối tượng sống ở nông
thôn, 52,3% đối tượng làm ruộng và 55,9% đối tượng có TĐHV dưới THPT,
15,5% bị lao tái phát [49].
Chúng tôi cho rằng, Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng miền núi phía
Bắc nước ta, kinh tế còn nghèo, chưa phát triển, công việc chủ yếu của người
dân đều gắn bó với đồng ruộng. Vì vậy, tỷ lệ mắc lao phổi chủ yếu gặp ở đối
tượng làm ruộng và nghề tự do, nhưng đối tượng học sinh, sinh viên ở mức
thấp, là do đặc điểm khu vực dân cư sinh sống ở vùng này chủ yếu là người
dân lao động nghèo, không có nhiều các nhà máy, xí nghiệp, ít các trường đại
101

học, cao đẳng, dạy nghề. Những người dân lao động và làm nghề tự do
thường có điều kiện sinh hoạt, lao động không đảm bảo, thêm nữa khi có
nguồn lây là người mắc bệnh lao thường không có khu vực, phòng ở, phòng
sinh hoạt, làm việc cách ly riêng, do vậy, khả năng lây lan của bệnh ở nhóm
đối tượng này là cao hơn so với nhóm đối tượng khác.
4.1.5. Đặc điểm chậm trễ chẩn đoán ở bệnh nhân lao phổi tại Hà Giang
4.1.5.1. Thời gian chậm trễ chẩn đoán lao phổi
Phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh lao là ưu tiên toàn cầu. Thời gian
chậm trễ chẩn đoán bệnh lao có liên quan đến tăng tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và
nguy cơ lây truyền. Chậm trễ chẩn đoán vẫn còn là vấn đề phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới, chủ yếu ở các nước đang và kém phát triển. Thời gian
chậm trễ chẩn đoán khác nhau giữa các quốc gia và khác nhau giữa các vùng,
miền trong cùng một quốc gia. Nguyên nhân chậm trễ chẩn đoán có ở cả 2
phía NB và thầy thuốc, trong đó nguyên nhân do NB chiếm tỷ lệ cao hơn.
Thời gian chậm trễ do thầy thuốc có liên quan tới việc NB lần đầu tìm đến
khám tại TYT, thầy thuốc đông y, khu vực sinh sống không có BV, những
NB đã lập gia đình hoặc đã từng mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục,
liên quan tới những NB đến với y tế tư nhân... [93].
Getnet F. và cs (2017) phân tích 40 nghiên cứu với 18.975 NB thấy
thời gian chậm trễ chẩn đoán lao có trung vị từ 30- 366,5 ngày [tứ phân vị:
44- 77,8], trong đó chậm trễ do NB từ 4 - 199 ngày [tứ phân vị: 15- 50] và
chậm trễ do hệ thống y tế từ 2- 128,5 ngày [tứ phân vị: 12- 34]. Phân tích
meta cho thấy 42% NB lao phổi chậm trễ chẩn đoán từ một tháng trở lên; Tỷ
lệ chậm trễ chẩn đoán bệnh lao cao hơn ở các nhóm NB có TĐHV thấp [OR=
1,5, KTC 95%: 1,1- 1,9], hành vi tìm kiếm DVYT ban đầu từ các nhà cung
cấp không chính thống [OR = 3,0; KTC 95%: 2,3- 3,9] [93].
Ở Việt Nam tình hình chẩn đoán muộn bệnh lao còn rất phổ biến. Có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như điều kiện kinh tế khó khăn,
102

thầy thuốc chẩn đoán chậm, đặc biệt kiến thức về bệnh lao trong cộng đồng
còn thiếu hụt và sai nhiều… và cũng khác nhau tuỳ từng khu vực. Những
nghiên cứu trước đây về DTTS tại Việt Nam cho thấy mức độ tiếp cận các
DVYT là thấp một cách có hệ thống đối với những nhóm người như DTTS
sống tại những vùng nghèo như vùng núi, vùng xa và những nơi cách ly với
hạ tầng yếu kém và điều kiện khắc nghiệt. Tiếp cận với nhóm DTTS là một
thách thức cho CTCL, điều này đã dẫn đến việc phát hiện bệnh lao thấp trong
nhóm người này. Số lượng người bệnh chậm trễ trong việc đến các CSYT để
chẩn đoán bệnh trong nhóm người DTTS cao gấp đôi so với chỉ số chung,
những phụ nữ DTTS còn chậm trễ hơn nữa.
Nghiên cứu của Trịnh Hữu Hùng (2010) tại Thanh Hóa cho thấy thời
gian chậm trễ trung bình do NB là 7,42  6,79 tuần (52 ngày): 40,8% chậm
trễ ngắn (5- 8 tuần) và 23,2% chậm trễ dài (≥ 9 tuần) [95]. Nguyễn Đình Tuấn
và cs (2017) cho rằng khoảng thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng nghi lao
đến khi bệnh lao được chẩn đoán khá dài (1,3 tháng). Lý do chính khiến
người bệnh chậm trễ trong khám phát hiện bệnh là bản thân họ không nghĩ bị
mắc bệnh lao (43,0%) và gia đình khó khăn kinh tế (10,4%) [96]. Lê Thị Bích
Vân và cs (2018) nghiên cứu 384 NB lao tại Phòng khám Lao Gò Vấp thấy tỷ
lệ chẩn đoán chậm do NB là 51,6%, thời gian chậm trễ trung vị là 3 tuần [97].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ khảo sát thời gian chậm trễ do NB
(thời gian chậm trễ trong cộng đồng) và thấy thời gian chậm trễ chẩn đoán lao
phổi trung bình ở tỉnh Hà Giang là 6,41  4,80 tuần (1- 27 tuần: 7- 189 ngày).
Thời gian chậm trễ chẩn đoán ở nhóm LPM phát hiện chủ động (5,55  4,06
tuần) và lao phổi tái phát, bỏ trị, ĐTL khác (4,95  3,16 tuần), ngắn hơn so
với nhóm LPM phát hiện thụ động (6,90  5,13 tuần), (p<0,05) (bảng 3.9).
Thời gian chậm trễ chẩn đoán lao phổi trong nghiên cứu này cũng
tương tự một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước (bảng 4.2).
103

Bảng 4.2. Thời gian chậm trễ chẩn đoán lao phổi tại tỉnh Hà Giang
so với một số kết quả nghiên cứu.

Thời gian chậm trễ


Tác giả Quốc gia Năm n (ngày)
Do NB Do y tế Chung
Nguyễn Thu Hương và cs (2007) Việt Nam 2007 2.087 21 7 30
[78]
Maior M. L. và cs (2012) [79] Brazil 2012 199 56 14 70
Ukwaja K. N. và cs (2013) [80] Nigeria 2013 450 56 21 77
Saifodine A. và cs (2013) [81] Mozambique 2013 622 61 62 150
Behera B. K. và cs (2013) [82] Ấn Độ 2013 204 16 39 43
Rabin A. S. và cs (2013) [83] Georgia 2013 247 23.5 14 59,5
Deponti G. N. và cs (2013) [84] Brazil 2013 153 30 18 60
Ekinci G. H. và cs [85] Thổ Nhĩ Kỳ 2014 136 12 29 54
Makwakwa G. H. và cs [86] Malawi 2014 588 14 59 80
Asefa A. và cs [87] Ethiopia 2014 328 30 7 45
Buregyeya E. và cs [88] Uganda 2014 158 30 77 112
Belkina T. V. và cs [89] Uzbekistan 2014 538 27 7 50
Takarinda K. C. và cs [90] Zimbabwe 2015 383 28 2 36
Trịnh Hữu Hùng [95] Việt Nam (tỉnh 2010 414 52
Thanh Hóa)
LPM chủ động
2020 76 (5,55 4,06 tuần) 39
LPM thụ động
2020 250 (6,90 5,13 tuần) 48,5
Việt Nam (tỉnh Lao phổi tái phát,
Kết quả nghiên cứu (2020)
Hà Giang) bỏ trị, ĐTL khác
2020 38 34,5
(4,95 3,16 tuần)
Chung
2020 364 (6,41 4,80 tuần) 45
4.1.5.2. Các yếu tố liên quan đến chậm trễ chẩn đoán lao phổi
Thời gian chậm trễ chẩn đoán ở NB lao luôn là vấn đề cần quan tâm và
cần có giải pháp nhằm rút ngắn thời gian chậm trễ, giảm thời gian NB bị mắc
lao còn ở ngoài cộng đồng, nhờ đó tăng khả năng điều trị khỏi cho NB. Sự
104

chậm trễ chẩn đoán thường liên quan tới một số yếu tố như: tình hình kinh tế
xã hội, kiến thức, nhận thức của NB và DVYT đầu tiên, bao gồm:
- TĐHV: NB có TĐHV thấp thường có ít hiểu biết về bệnh lao và cách
nhận biết cũng như các biện pháp phòng chống bệnh lao nên thường chậm trễ
tiếp cận với DVYT.
- Tình trạng kinh tế: Bệnh lao là bệnh của người nghèo, của những
người có đời sống kinh tế thấp. Những người có điều kiện kinh tế kém lại
thường thiếu hiểu biết về bệnh lao và có tâm lý ngại đến BV vì sợ tốn kém.
Vòng luẩn quẩn này khiến những NB có mức kinh tế thấp kém trong xã hội
tiếp cận với DVYT muộn hơn khi bị mắc bệnh lao trong khi họ lại là những
đối tượng nguy cơ cao.
- Nơi cư trú: Những người sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thời
gian chậm trễ chẩn đoán kéo dài hơn những người ở thành thị.
- Ngôn ngữ, dân tộc: DTTS thường gặp khó khăn trong giao tiếp khi
không biết nói tiếng phổ thông. Công tác TT- GDSK gặp rất nhiều khó khăn.
- CSYT đầu tiên NB tìm đến: những NB lần đầu tìm đến các CSYT tư
nhân thường có thời gian chậm trễ chẩn đoán kéo dài hơn so với những NB
đến CSYT công. Nguyên nhân là do NB không được điều trị đúng phác đồ
chống lao cả về thời gian lẫn việc phối hợp thuốc khi điều trị. Sự chậm trễ
trong tiếp cận DVYT từ phía y tế phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản là tình trạng
nguồn lực, trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất của các CSYT tiếp nhận NB.
Các yếu tố liên quan đến chậm trễ chẩn đoán lao phổi được Getnet F.
và cs (2017) tóm tắt ở (bảng 4.3) [93].
105

Bảng 4.3. Các yếu tố liên quan đến chậm trễ chẩn đoán lao phổi
Chậm trễ Chậm trễ do NB
Yếu tố Chậm trễ do NB
do hệ thống y tế và hệ thống y tế
- TĐHV thấp;
- Địa bàn: nông thôn hay
thành thị; - Giới: nam, nữ
- Tuổi cao; - Tuổi cao; - Người nội trợ;
- Khoảng cách đến - Khoảng cách đến - Gia đình có nhiều
Yếu tố nhân CSYT gần nhất; CSYT gần nhất; người;
khẩu, kinh - Giới: nam, nữ; - Giới: nam, nữ; - TĐHV thấp;
tế- xã hội - Số ngày làm việc trung - Thu nhập thấp; - Cư trú ở thành thị;
bình/tháng> 24; - Thất nghiệp; - Khoảng cách đến
- Thất nghiệp; - Lao động di cư. CSYT gần nhất;
- Người có thu nhập - Tuổi cao;
chính;
- Điều kiện kinh tế kém;
- Hiểu biết kém về bệnh - Kỳ thị xã hội;
lao; kỳ thị xã hội; không - Thăm khám đầu
có khả năng chi trả cho tiên tại các CSYT
việc chăm sóc y tế; không chính thống:
Yếu tố hành
- Lao phổi là bệnh phổ y học cổ truyền, tôn
vi
biến; Lao phổi có liên giáo...
quan đến HIV; Lao phổi - Tự điều trị;
là bệnh không nghiêm - Nghiện thuốc lá.
trọng, có thể chữa được.
- XN đờm AFB (+)
- Tình trạng sức khỏe tốt;
- XN HIV (+);
Không ho;
- Lao mới; - Ho kéo dài;
- Có các triệu chứng bất
- Ho kéo dài; - Chỉ đau ngực;
Yếu tố lâm thường khác với các triệu
- Bệnh hô hấp kết hợp; - Sử dụng liệu pháp
sàng chứng thường gặp;
- Mức độ bệnh; ức chế miễn dịch.
- XQ ngực bình thường;
- Ho ra máu
- Sốt; hình ảnh xơ hóa
- Đau ngực;
trên XQ; XN đờm (-).
- Nhiều triệu chứng.
- Thăm khám đầu tiên tại
- Sử dụng kháng
các CSYT tư nhân:
sinh trước;
- Thăm khám đầu tiên tại phòng khám, nhà thuốc;
- Thăm khám đầu
các CSYT không chính - Thăm khám đầu tiên tại
tiên tại các CSYT
DVYT đầu thống: y học cổ truyền, các CSYT không chính
tư nhân: phòng
tiên tôn giáo; thống: y học cổ truyền,
khám, nhà thuốc;
- Tự điều trị; tôn giáo...;
- Thăm khám đầu
- Nghiện rượu, thuốc lá. - CSYT có trình độ thấp;
tiên tại nhiều
- Thăm khám >02 nhà
CSYT.
cung cấp DVYT.
*Nguồn: theo Getnet F. và cs., 2017 [93].
106

Qua nghiên cứu thấy thời gian chậm trễ chẩn đoán lao phổi ở nhóm NB
có nghề nghiệp khác (học sinh, công nhân, cán bộ, giáo viên…) là 4,48  3,50
tuần, ngắn hơn so với nhóm nông dân và làm nghề tự do (6,58  4,86 tuần).
Thời gian chậm trễ chẩn đoán lao phổi ở nhóm NB dân tộc H’Mông là 7,09 
5,25 tuần; nhóm dân tộc Tày, Nùng, Dao (6,03  4,63 tuần) và nhóm DTTS
khác (5,65  3,33 tuần), dài hơn so với nhóm nhóm dân tộc Kinh (4,13  2,58
tuần). Thời gian chậm trễ chẩn đoán lao phổi ở nhóm NB mù chữ (7,32  5,87
tuần) dài hơn so với nhóm NB có TĐHV THCS (5,96  3,82 tuần) và THPT
(5,73  4,29 tuần), (p<0,05- 0,01). Thời gian chậm trễ chẩn đoán lao phổi
không liên quan đến tuổi và giới tính (p>0,05), (bảng 3.10).
Điều này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của một số tác giả [91], [92],
[95], [97]. Nguyen Hoang Long và cs (1999) nghiên cứu 1.027 NB lao phổi
AFB (+) mới, tuổi từ 15 - 49, ở 23 huyện thuộc 4 tỉnh, thành gồm: Hà Nội,
Quảng Ninh, Quảng Nam - Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Mính thấy thời gian
chậm trễ chẩn đoán ở phụ nữ kéo dài hơn so với nam giới. Tổng thời gian
chậm trễ do NB ở nữ là 7,9 tuần, ở nam là 7,6 tuần. Thời gian chậm trễ do
thầy thuốc ở nữ kéo dài hơn ở nam (nữ là 5,4 tuần, nam là 3,8 tuần) [91].
Lily V. B. và cs. (2018) cho rằng chậm trễ chẩn đoán dài hơn ở người cao
tuổi (aRR = 1,01; KTC 95%: 1,00- 1,03, p= 0,01), giới tính nữ (aRR = 1,5; KTC
95%: 1,1- 2,2, p= 0,02), thu nhập thấp (aRR = 1,5; KTC 95%: 1,1- 2,1, p= 0,03)
và số lượng người sống chung (aRR = 0,87; KTC 95%: 0,81- 0,94, p<0,001).
Thời gian chậm trễ chẩn đoán ở những NB đến các CSYT chuyên khoa dài hơn
so với những NB đầu tiên tìm kiếm DVYT y tế công hoặc được bảo hiểm chi
trả. NB mắc lao tự điều trị có thời gian chậm trễ chẩn đoán dài hơn so với các
NB tìm đến các CSYT chuyên khoa (p= 0,003). Do vậy, để giảm thời gian chậm
trễ chẩn đoán lao nên nhắm vào các nhóm dễ bị tổn thương tại các CSYT tư
nhân là nơi nhiều NB mắc lao tìm kiếm DVYT đầu tiên [92].
107

Nghiên cứu của Trịnh Hữu Hùng (2010) cho thấy các yếu tố liên quan tới
sự chậm trễ là tuổi (nhóm <20 và >50 tuổi có nguy cơ chậm trễ cao hơn nhóm
20- 50 tuổi: OR= 6,25; p = 0,01); nghề nghiệp (nhóm nông dân, công nhân, buôn
bán, thủ công có nguy cơ chậm trễ cao hơn nhóm công chức, sinh viên: OR=
6,06; p= 0,0001); thu nhập (nhóm có thu nhập dưới 200.000đ/tháng có nguy cơ
chậm trễ cao hơn nhóm thu nhập trên 200.000đ/tháng: OR= 2,13; p = 0,01);
TĐHV (nhóm đối tượng TĐHV thấp dưới THPT có nguy cơ chậm trễ cao hơn
nhóm trình độ THPT trở lên: OR= 4,26; p = 0,001), kiến thức của NB về bệnh
lao: (nhóm NB kiến thức kém có nguy cơ chậm trễ cao hơn nhóm có kiến thức
đạt và tốt: OR = 2,32; p = 0,001); nguồn thông tin (nhóm chưa tiếp nhận thông
tin về bệnh lao có tỷ lệ chậm trễ cao hơn nhóm đã từng nhận thông tin: OR=
2,19, p = 0,02); Mức độ thu nhận thông tin (nhóm tiếp nhận thông tin dưới 1
lần/tuần chậm trễ cao hơn nhóm tiếp nhận thông tin trên 1 lần/tuần: OR= 5,11, p
= 0,01). Một số yếu tố khác có liên quan tới sự chậm trễ tiếp cận DVYT của NB
là dân tộc, tình trạng hôn nhân, khoảng cách từ nhà đến TTYT huyện, phương
tiện đi lại [95].
Theo Lê Thị Bích Vân và cs (2018), các yếu tố liên quan đến chậm tìm
kiếm DVYT (p<0,05) là kiến thức về bệnh lao. DVYT bệnh nhân tìm đến đầu
tiên khi mắc bệnh là BV đa khoa tuyến quận/huyện hoặc tuyến thành phố
(48,4%), kế đến là y tế tư nhân (31,6%). Cơ sở chống lao thành phố/quận là
nơi đến thứ hai khi NB có biểu hiện bệnh lao (81,5%). Vẫn còn 2,6% NB
không điều trị khi có triệu chứng bệnh. Lý do chính khiến người bệnh không
đến phòng khám lao đầu tiên khi có các triệu chứng lao phổi do họ không
nghĩ đến mắc lao (78,3%) [97].
Chúng tôi thấy rằng người bệnh còn thiếu kiến thức về bệnh lao, đặc
biệt là thiếu kiến thức về dấu hiệu sớm của bệnh lao (ho kéo dài trên 2 tuần,
sốt về chiều…), NB chưa tiếp cận thông tin về PCL nên đã làm tăng nguy cơ
chậm trễ. Hành vi tìm kiếm DVYT của người bệnh chủ yếu ở tuyến y tế cơ
108

sở, thời gian từ khi có triệu chứng nghi lao đến khi bệnh lao được chẩn đoán
khá dài. Để tăng cường hiệu quả công tác chống lao và bệnh có thể phát hiện
sớm, cần tăng cường công tác TT- GDSK cho cộng đồng; triển khai các mô
hình can thiệp KHYTC-T tại tuyến y tế cơ sở, đặc biệt có sự tham gia của
CSYT tư để tăng cường phát hiện sớm cho người bệnh lao.
Hà Giang là vùng núi biên giới hiểm trở, đường xá đi lại khó khăn, dân
cư sống không tập trung. Có nhiều yếu tố thể ảnh hưởng tới thời gian chậm
trễ chẩn đoán như nhiều đồng bào DTTS sinh sống, trình độ dân trí còn thấp,
đi lại khó khăn, CSYT còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, với KHQDY, lực lượng
QY thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang đã tích cực tuyên truyền, vận
động bà con trong các phiên chợ, đồng thời tổ chức khám sàng lọc và chụp
XQ ngực sàng lọc tại thời điểm các phiên chợ. Bằng hình thức này, đã phát
hiện được thêm nhiều NB lao trong cộng đồng bằng phát hiện chủ động, đồng
thời những NB phát hiện chủ động này có thời gian chậm trễ chẩn đoán ngắn
hơn hẳn so với NB được phát hiện thụ động (bảng 3.9).
Theo chúng tôi, mặc dù biện pháp chụp XQ ngực chủ động nhằm phát
hiện lao phổi chủ động vẫn còn nhiều tranh cãi về hiệu quả, đặc biệt là hiệu
quả về kinh tế. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn phát triển kinh tế cũng như tùy
theo điều kiện thực tế từng địa bàn và cộng đồng đặc trưng để áp dụng cho
phù hợp. Thông thường, biện pháp chụp XQ chủ động sàng lọc lao được áp
dụng đối với những nhóm nguy cơ cao, nhưng đối với tỉnh Hà Giang, nơi địa
bàn đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp và mạng lưới y tế cơ sở còn mỏng thì
việc áp dụng KHQDY chụp XQ chủ động sàng lọc lao vẫn đem lại hiệu quả
nhất định trong chiến lược PCL ở Việt Nam.
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI TẠI HÀ
GIANG GIAI ĐOẠN 2014- 2018
Qua nghiên cứu thấy các triệu chứng cơ năng thường gặp ở NB lao
phổi là gầy sút cân (94,6%), sốt (87,9%), đau ngực (87,1%), ho kéo dài
109

(85,3%), ho có đờm (78,0%) và khó thở (62,5%). Triệu chứng ho ra máu


chiếm tỷ lệ thấp (14,2%). Triệu chứng ho kéo dài ở nhóm LPM phát hiện chủ
động (87,3%) và thụ động (86,9%) nhiều hơn so với nhóm lao phổi tái phát,
bỏ trị, ĐTL khác (70,7%), (p<0,05). Các triệu chứng lâm sàng khác không
khác biệt giữa ba nhóm LPM phát hiện chủ động, thụ động và lao phổi tái
phát, bỏ trị, ĐTL khác (p>0,05). Về thực thể: triệu chứng ran ẩm, ran nổ kết
hợp chiếm tỷ lệ nhiều nhất (50,9%), tiếp đến là ran ẩm (29,5%). Các triệu
chứng cơ năng và thực thể của lao phổi không khác biệt giữa các nhóm dân
tộc (p>0,05), (bảng 3.11- 3.14).
Đặc điểm các triệu chứng cơ năng và thực thể trong nghiên cứu của
chúng tôi cũng tương tự với các nghiên cứu khác [39], [47], [52], [56], [58].
Nguyễn Đức Lập và cs. (2016) thấy các triệu chứng thường gặp nhất là ho
(93,3%), khạc đờm (59,7%), ho ra máu (18,1%), sụt cân (16,8%), sốt
(13,8%), khó thở (10,1%), đau ngực (7,9%,) [39]. Ngô Thanh Bình và cs.
(2013) thấy triệu chứng thường gặp là ho khạc đờm kéo dài (84,9%), đau
ngực (65,2%), khó thở (37%), ho ra máu (31,9%), sốt nhẹ về chiều (68,8%),
biếng ăn (81,9%), sụt cân (77,5%). NB lao phổi tái phát có biểu hiện triệu
chứng nặng nề hơn so với NB LPM (p<0,05) như sụt cân gấp 2 lần (OR=2),
biếng ăn gấp 3,5 lần (OR=3,5), ho ra máu gấp 2,8 lần (OR=2,8), khó thở gấp
2,8 lần (OR=2,8), đau ngực gấp 1,6 lần (OR=1,6), và ran bệnh lý ở phổi gấp
2,2 lần (OR=2,2) [47].
Phạm Ngọc Thạch (2009) nghiên cứu lao phổi người cao tuổi thấy các
triệu chứng sốt, mồ hôi đêm, mệt mỏi, gầy gặp tỷ lệ cao (75,0%- 98,3%); 78,3%-
95% NB có ho và khạc đờm. Khó thở và đau ngực gặp 28,3%- 33,3%. Ho ra
máu gặp 23,3% và chủ yếu ho ra máu nhẹ (78,6%). 98,3% NB có hội chứng
đông đặc. Dầy dính màng phổi, hội chứng hang, lồng ngực giãn và lép gặp từ
21,7% đến 28,3%. Lao mới là chủ yếu (71,7%), lao tái phát là 28,3% [52].
Nguyễn Lam và cs (2015) nghiên cứu 54 NB lao phổi kháng đa thuốc
110

thấy triệu chứng lâm sàng hay gặp là ran nổ (96,30%); ho khạc đờm
(94,44%); hội chứng hang (68,52%), đau ngực (51,85%), sốt về chiều (50%),
khó thở và ho ra máu (9,26 - 12,96%). Gầy các độ (92,59%) [56]. Nguyễn
Kim Cương (2017) nghiên cứu lao phổi AFB (-) nhiễm HIV thấy những triệu
chứng toàn thân và cơ năng thường gặp là sốt (88,6%), mệt mỏi (89,4%), gầy
sút cân 83,7%, ra mồ hôi về đêm (76,4%), ho (92,7%), ho khan (50,4%) [58].
Chúng tôi cho rằng do đặc điểm dân cư trong nghiên cứu chủ yếu là
người DTTS, hiểu biết về lao phổi còn hạn chế, thường để bệnh tiến triển kéo
dài, do đó chủ yếu là các triệu chứng như: gầy sút cân, ho kéo dài, sốt nhẹ.
Triệu chứng nghe phổi có tiếng ran ẩm, ran nổ phản ánh tổn thương đông đặc
nhu mô phổi, là dạng tổn thương thường gặp trong bệnh lao phổi. Do vậy,
những triệu chứng này cũng là một trong những dấu hiệu lâm sàng có ý nghĩa
trong phát hiện sớm bệnh.
4.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI TẠI
HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2014- 2018
4.3.1. Kết quả xét nghiệm đờm
Qua nghiên cứu thấy 100% NB được soi đờm trực tiếp lần 1, trong đó
AFB (+) là 67,2% và AFB (-) là 32,8%. Tỷ lệ AFB (+) không có sự khác biệt
giữa nhóm phát hiện chủ động và phát hiện thụ động (p>0,05). Ở các lần soi
trực tiếp lần 1 và lần 2, tỷ lệ AFB (+) ở các nhóm dân tộc H’Mông, nhóm
Tày, Nùng, Dao và DTTS khác đều cao hơn so với nhóm dân tộc Kinh, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,05) (bảng 3.16- 3.17).
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cũng tương tự một số nghiên cứu khác
[54], [65]. Chu Thị Mão và cs (2012) nghiên cứu 60 người cao tuổi mắc LPM
AFB (+) thấy AFB dương tính 1+ chiếm chủ yếu (38,3%). Các tác giả cho
rằng lao phổi AFB (+) mới trên người cao tuổi thường phát hiện muộn, triệu
chứng lâm sàng không điển hình, tổn thương phổi nặng. Các CSYT cần chú
trọng phát hiện chẩn đoán lao cho người cao tuổi nhằm sớm phát hiện và điều
111

trị [54]. Lê Thị Luyến và cs (2018) nghiên cứu trên các đối tượng là NB LPM
và tái trị thấy kết quả chẩn đoán lao ở mức 1+ chiếm tỷ lệ cao (62,5% cho lao
mới và 59,0% cho lao tái trị); AFB (+) ở mức 2+ chiếm tỷ lệ thấp (12,5% cho
lao mới, 15,4% cho lao tái trị) và dương tính mức 3+ ở nhóm LPM là 25,0%
và nhóm lao phổi tái trị là 25,6% [65].
Chúng tôi thấy rằng ở nhóm dân tộc Kinh có tỷ lệ XN đờm có AFB (+)
ở mức 3+ là thấp hơn so với nhóm DTTS, điều này có thể là do ở nhóm dân
tộc Kinh phát hiện triệu chứng và đi khám sớm, nên thường bệnh đang ở AFB
(+) mức 3+ chiếm tỷ lệ thấp hơn, nhóm DTTS có hiểu biết về bệnh lao phổi
còn thấp, do vậy thường phát hiện và thăm khám bệnh muộn hơn nên XN
đờm có AFB (+) mức 3+ chiếm tỷ lệ cao hơn.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy sau 1- 3 tháng điều trị, tỷ lệ âm hóa
đờm cao (74,0%- 81,5%). Tỷ lệ âm hóa đờm tăng dần và không có sự khác
biệt giữa các nhóm dân tộc (p>0,05), (bảng 3.16).
Tỷ lệ âm hóa đờm sau 1- 3 tháng điều trị ở NB lao phổi tại tỉnh Hà
Giang cũng tương tự kết quả nghiên cứu trong báo cáo Tổng kết hoạt động
PCL năm 2018 của CTCLQG. Tỷ lệ âm hoá đờm sau 2- 3 tháng điều trị năm
2018 là (88,7%). Tỷ lệ âm hoá đờm sau 2- 3 tháng điều trị cao nhất ở khu vực
miền Bắc (92,1%) so với khu vực miền Trung (89%) và miền Nam (87,4%).
Tỷ lệ âm hoá ở nhóm bệnh nhân ĐTL là 82,7%. Tỷ lệ âm hoá đờm trong bệnh
nhân ĐTL cao nhất ở khu vực miền Bắc (90,1%) so với miền Trung (85,3%)
và miền Nam (79,3%). Tỷ lệ không XN đờm trong nhóm ĐTL là 13,6% và
cao hơn tỷ lệ này trong nhóm NB mới (7,2%) [25].
4.3.2. Kết quả X- quang ngực
Nghiên cứu hình ảnh XQ phổi của 325 NB thấy tỷ lệ tổn thương hai phổi
(74,2%) nhiều hơn so với tổn thương một phổi (25,8%). Tổn thương lao gặp
nhiều ở vùng đỉnh và vùng giữa phổi (66,8% và 73,2%). Tổn thương ở nền phổi
chiếm tỷ lệ thấp (48,6%). Phân bố vị trí tổn thương trên XQ ngực chuẩn ở nhóm
112

LPM phát hiện chủ động, thụ động không khác biệt so với lao phổi tái phát, bỏ
trị, ĐTL khác và cũng không khác biệt theo nhóm dân tộc (p>0,05). Tổn thương
thâm nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất (95,1%), tiếp theo là tổn thương xơ (55,4%) và
thấp nhất là tổn thương hang (48,0%). Tỷ lệ tổn thương xơ ở nhóm lao phổi tái
phát, bỏ trị, ĐTL khác (78,8%) cao hơn so với nhóm LPM phát hiện chủ động
(49,4%) và thụ động (54,0%), (p<0,05). Tổn thương xơ ở các nhóm dân tộc
H’Mông (56,3%), dân tộc Tày, Nùng, Dao (53,7%) và DTTS khác (66,7%) trên
XQ ngực chuẩn cao hơn so với nhóm dân tộc Kinh (39,1%), nhưng sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tổn thương thâm nhiễm và tổn thương
hang lao trên XQ ngực chuẩn ở nhóm LPM phát hiện chủ động, thụ động không
khác biệt so với lao phổi tái phát, bỏ trị, ĐTL khác (p>0,05), (bảng 3.18- 3.23).

Hình 4.1. Tổn thương lao thâm Hình 4.2. Tổn thương hang lao
nhiễm lan tỏa 2 phổi đỉnh phổi phải
(NB Nguyễn Đức X, nam, 40T) (NB Vang Sao C, nam, 31T)
Xem xét liên quan giữa đặc điểm và vị trí tổn thương trên XQ ngực
thấy tổn thương thâm nhiễm ở hai phổi (71,7%) nhiều hơn so với một phổi
(23,4%). Ở vùng đỉnh phổi, tổn thương thâm nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất
(64,3%). Ở vùng giữa phổi, tổn thương thâm nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất
113

(70,2%), tiếp đến là tổn thương xơ (45,8%). Ở vùng nền phổi, tổn thương
thâm nhiễm cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (45,8%), tiếp đến là tổn thương xơ
(28,3%), (bảng 3.24).
Kết quả nghiên cứu đặc điểm XQ ngực trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng tương tự nhận xét của các tác giả khác về hình ảnh XQ phổi ở NB lao
phổi [32], [33], [39], [47], [52], [64].
Quang Văn Trí (2007) nghiên cứu 197 NB LPM thấy 100% trường hợp
đều có tổn thương lao trên XQ phổi, chủ yếu là dạng thâm nhiễm (84,77%),
phì đại hạch rốn phổi và trung thất (31,98%), hình hạt kê (16,24%) và 5,58%
là hình hang; một bên nhiều hơn hai bên (81,22% so với 18,78%), bên phải
nhiều hơn trái (46,70% so với 34,52%). Tổn thương lao trên XQ phổi thường
gặp là mức độ nhẹ (46,7%), kế đến là mức độ trung bình (28,43%) và ít nhất
là mức độ nặng (24,87%) [32]. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2007) thấy tổn thương
trên XQ phổi ở mức độ II và III thì có tỷ lệ AFB (+) càng cao. Những NB có
tổn thương trên XQ phổi càng rộng thì khả năng AFB (+) trong đờm càng
cao. Tổn thương phổi ở mức độ I (46,9%) cao hơn so với mức độ II (35%) và
mức độ III (17,4%) [33]. Theo Nguyễn Đức Lập và cs (2016) tổn thương trên
XQ thường gặp là xơ sẹo (79,7%), thâm nhiễm (71,7%), tạo hang (61,6%),
xẹp phổi (32,6%), giãn phế quản (28,9%), khí phế thũng (10,1%) [39].
Ngô Thanh Bình và cs (2013) nghiên cứu lao phổi tái phát và LPM thấy
tổn thương lao trên XQ phổi ở mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (69,6%), kế
đến (20,3%) mức độ trung bình và (10,1%) mức độ nhẹ. Thường gặp tổn thương
lao lan tỏa hai bên phổi (68,8%) và tập trung ở 1/3 trên phổi, (73,2%) hình tạo
hang. Đồng thời, có 66,4% trường hợp có di chứng lao trên XQ phổi của lần
điều trị trước. Có 41,3% AFB (+) từ 2+ trở lên. Tổn thương lao mức độ nặng
trên XQ phổi ở nhóm lao phổi tái phát nhiều gấp 2,8 lần so với ở nhóm LPM
(OR=2,8; p<0,0001). Mức độ AFB (+) trong đờm 3+ ở nhóm lao phổi tái phát
nhiều gấp 2,4 lần so nhóm LPM (OR=2,4; p=0,0013) [47].
114

Ở người cao tuổi, tổn thương lao trên XQ thường nặng hơn so với
người trẻ tuổi. Nguyễn Đạo Tiến (2009) nghiên cứu đặc điểm XQ phổi ở NB
lao phổi người già thấy tỷ lệ tổn thương ở vùng thấp của phổi là 65%, cao hơn
so với nhóm người trẻ (48%, p<0,05); thường tổn thương cả 2 bên phổi
(46,67%), rộng hơn và ít có phá hủy hang hơn so với lao phổi người trẻ
(p<0,05) [53]. Trần Anh Huy và cs. (2017) nghiên cứu 54 trường hợp lao phổi
mới có AFB (+) thấy trên XQ chuẩn: tổn thương thâm nhiễm gặp 100%; tổn
thương nốt nhỏ gặp 55,56%; tổn thương hang gặp 22,22%; diện tổn thương
vừa gặp 85,19%. Cắt lớp vi tính: Thâm nhiễm đông đặc 100%; Xơ vôi, dày
dính phổi 77,78%; Nốt nhỏ trung tâm tiểu thùy 57,41%; dạng kính mờ
48,15%; dấu hiệu cành cây nảy chồi 27,78% [64].
Phạm Ngọc Thạch (2009) thấy ở lao phổi người già: thể thâm nhiễm
gặp 78,3%. Thể lao tản mạn và xơ hang gặp 10%- 11,7%. Tổn thương ở thuỳ
trên và dưới gặp 60,0%- 88,3%, tổn thương hai bên là 63,4%. Tỷ lệ tổn
thương ở thuỳ giữa gặp 10%. Tổn thương thâm nhiễm, nốt gặp chủ yếu
82,9%- 96,6%. Tổn thương hang gặp 66,6%, xơ gặp 80%, vôi gặp tỷ lệ thấp
(5%). Tỷ lệ hang nhỏ và hang lớn gặp 34,6%- 50%. Diện tích tổn thương
trung bình gặp nhiều nhất (43,3%), diện tích tổn thương rộng gặp 28,3% [40].
Chu Thị Mão và cs. (2012) nghiên cứu 60 người cao tuổi mắc LPM AFB (+)
thấy tổn thương cả hai bên phổi chiếm tỷ lệ cao (78,3%), hình thái tổn thương
phối hợp thâm nhiễm và nốt chiếm 70%, mức tổn thương độ II, III chiếm tới
80%. Các tổn thương phối hợp hay gặp là co kéo khí quản, trung thất, vòm
hoành tỷ lệ 21,7% - 23,3% [54].
Đối với bệnh nhân ĐTĐ thì tỷ lệ tổn thương hang lại thường gặp hơn
[36], [63]. Theo Hoàng Thị Phượng, hình ảnh XQ phổi chuẩn ở NB lao phổi
kết hợp ĐTĐ gặp tổn thương nốt ít nhưng hang ở phổi nhiều hơn nhóm không
có ĐTĐ (43,8% - 60% và 59,2% - 40,8%, p<0,05). Tổn thương rộng (độ III)
ở nhóm lao phổi có ĐTĐ nhiều hơn so với nhóm lao phổi không có ĐTĐ
115

(63,1% - 20,8% và 70% - 45,4%) (p<0,05) [36]. Nguyễn Thị Thu Ba (2008)
thấy tổn thương thường gặp nhất là tổn thương hình hang (58,03%), trong
đó hang ở rốn phổi là 15,18%, hang ở đáy phổi là 9,82%, nhiều hang đối
xứng là 8,03%. Tổn thương nhiều thùy mức độ III là 42,86%. Tổn thương ở
thùy dưới chiếm tỷ lệ 11,6% [63].
Ở NB lao đồng nhiễm HIV, tổn thương trên XQ lại thường gặp ở cả hai
phổi. Lưu Thị Liên (2007) thấy tổn thương ở vùng cao (46,73%), vùng thấp
(53,27%). Diện tích tổn thương trên XQ phổi (66,31%) tổn thương trung bình
và rộng, bên phải nhiều hơn bên trái [18]. Nguyễn Kim Cương (2017) thấy
hình ảnh XQ phổi chủ yếu dạng nốt (82,9%), thâm nhiễm (68,3%), tập trung
thùy dưới (46,3%), tổn thương độ I (43,9%). Tỷ lệ tổn thương hang ở nhóm
có lympho T-CD4 >200/mm3 cao hơn nhóm có lympho T-CD4 ≤ 200/mm3
(48,4% so với 19,6%), (p<0,05) [58]. Theo Nguyễn Năng Viện và cs. (2019),
tổn thương phổi phải là 14,2%, phổi trái là 8,1% và cả 2 phổi là 77,7%. Ở
bệnh nhân HIV sẽ suy giảm sức đề kháng, do vậy vi khuẩn lao dễ lan tràn từ
vị trí này sang vị trí khác có thể theo cả đường máu và bạch huyết, đường phế
quản và đường tiếp cận. Các dạng tổn thương như thâm nhiễm không thuần
nhất gặp nhiều (75,7%), nốt (14,9%), tổn thương có hang chiếm 4,8%, dạng u
lao 3,4% [59].
Chúng tôi cho rằng tổn thương của lao phổi chủ yếu ở vùng cao, vùng
đỉnh phổi là do đặc tính sinh học của vi khuẩn lao là vi khuẩn ái khí, thường
có xu hướng phát triển ở vùng có phân áp oxy cao. Do vậy, vùng đỉnh phổi là
nơi sống và phát triển phù hợp. Tổn thương do lao phổi thường gặp ở hai bên,
là do diễn biến lan tràn từ bên phổi này sang bên phổi kia. Nếu tổn thương lao
lan tràn theo đường máu thì các nốt phân bố đối xứng ở cả hai phổi. Nếu tổn
thương lan tràn theo đường phế quản thì các nốt lao phân bố không đối xứng
mà phân bố chéo ở hai bên phổi.
116

4.3.3. Đặc điểm xét nghiệm huyết học


Qua nghiên cứu XN huyết học thấy có 26,6% NB giảm số lượng hồng
cầu, hàm lượng Hemoglobin chủ yếu ở mức thấp (47,5%) tăng số lượng bạch
cầu là 42,1%. Phân bố các mức độ tăng, giảm số lượng hồng cầu, hàm lượng
Hemoglobin và số lượng bạch cầu không khác biệt theo nhóm LPM phát hiện
chủ động, thụ động và lao phổi tái phát, bỏ trị, ĐTL khác cũng như nhóm dân
tộc (p>0,05), (bảng 3.25 và 3.26).
Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của Võ Trọng Thành (2019)
nghiên cứu một số chỉ số XN máu và tủy xương trên 158 NB lao phổi không
kháng thuốc thấy tỷ lệ thiếu máu ở nam là 71,76%; ở nữ là 7,37%. Tỷ lệ thiếu
máu kích thước hồng cầu nhỏ ở nam là 19,85%; ở nữ là 14,81%). Tỷ lệ thiếu
máu ở bệnh ở NB lao phổi đã điều trị (76,6%) cao hơn NB LPM (69,37%). NB
lao phổi có tăng bạch cầu, tỷ lệ số lượng bạch cầu tăng có 59 NB (37,34%),
bạch cầu mono tăng có 121 NB (76,58%), bạch cầu trung tính tăng có 60 NB
(37,97%). Có 21 NB (13,29%) giảm số lượng tiểu cầu [41].
Chúng tôi cho rằng các NB lao phổi ở tỉnh Hà Giang chủ yếu là người
DTTS, ngay trong điều kiện sinh hoạt bình thường đã có hiện tượng thiếu
chất dinh dưỡng, thiếu máu. Trong nghiên cứu này, các NB mắc lao phổi lại
càng làm cho tình trạng thiếu máu nặng thêm. Như vậy, hiện tượng thiếu máu
trên các đối tượng nghiên cứu là phù hợp về đặc điểm môi trường và điều
kiện kinh tế - xã hội của vùng. Mặt khác, lao phổi là bệnh lý nhiễm khuẩn
mạn tính, nhưng các NB đều đến khám trong tình trạng bệnh đang tiến triển,
do đó bạch cầu đa nhân trung tính tăng chủ yếu, trong khi bạch cầu lympho
lại giảm, đặc biệt là ở nhóm NB là người DTTS.
117

4.4. KẾT QUẢ PHÁT HIỆN LAO PHỔI CHỦ ĐỘNG CỦA KẾT HỢP
QUÂN- DÂN Y TRONG PHÒNG CHỐNG LAO TẠI TỈNH HÀ GIANG
4.4.1. Kết quả tăng cường nguồn lực chống lao cho Ban Quân y và bệnh
xá QY tại tỉnh Hà Giang
Bảo vệ, CSSK cho bộ đội và nhân dân là một trong những chính sách
ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ
Chính trị (khóa IX) về công tác bảo vệ, CSSK nhân dân trong tình hình mới
xác định: “KHQDY trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
và lực lượng vũ trang, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,...;
chủ động phòng, chống, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả các tình huống khẩn
cấp như dịch bệnh, thảm họa, thiên tai v.v. Đưa chương trình KHQDY thành
một nội dung của chương trình mục tiêu y tế quốc gia”.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng, hệ thống BQDY các cấp
được thành lập để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và đơn vị
Quân đội và trực tiếp triển khai có hiệu quả các mục tiêu của Chương trình
KHQDY trên địa bàn. Các nội dung hoạt động KHQDY được triển khai ngày
càng sâu rộng, sát thực tiễn, đem lại hiệu quả tích cực trong CSSK cho bộ đội,
nhân dân và xây dựng tiềm lực y tế quốc phòng tại các địa phương [15], [115].
KHQDY đạt nhiều thành tựu quan trọng, phát huy được sức mạnh tổng hợp của
Quân- Dân y trong củng cố y tế cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo;
tạo mạng lưới KCB và phòng, chống dịch bệnh, CSSK cho nhân dân. Các đơn vị
QY trên các địa bàn không chỉ KCB cho nhân dân mà còn tích cực tham gia các
chương trình y tế quốc gia (tiêm chủng mở rộng, phòng, chống: sốt rét, lao, suy
dinh dưỡng, sức khỏe sinh sản,...); tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng
“Làng văn hóa sức khỏe”, nếp sống vệ sinh khoa học, bài trừ hủ tục, tuyên
truyền phòng, chống HIV/AIDS, dân số - kế hoạch hóa gia đình, v.v. KHQDY
đã khẳng định rõ vai trò trong việc củng cố tuyến y tế cơ sở và CSSK ban đầu
cho nhân dân, góp phần giảm tải lưu lượng NB ở các BV dân sự [115], [116].
118

Theo Quyết định 2357/QĐ-BYT, mục tiêu phát triển mạng lưới PCL và
bệnh phổi giai đoạn từ 2011 đến 2020 là “Tăng cường và hoàn thiện mạng lưới
PCL và bệnh phổi giai đoạn từ 2011 đến năm 2020 phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế- xã hội của quốc gia và của từng địa phương nhằm đáp ứng nhu
cầu khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa ngày càng cao của nhân dân”. Để đạt
được mục tiêu này, cần phải tăng cường phát triển nguồn nhân lực: Tăng cường
đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ chuyên khoa; Thường xuyên bổ sung
đủ nhân lực, CBYT làm công tác PCL và bệnh phổi ở tất cả các tuyến; Thường
xuyên tập huấn kỹ năng KCB và quản lý chương trình PCL cho đội ngũ NVYT
đang hoạt động tại các CSYT công lập và ngoài công lập, ưu tiên cho các vùng
kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn [101].
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2013 - 2018, Học viện
Quân y đã kết hợp với CTCL tỉnh Hà Giang triển khai được 10 lớp tập huấn
cho các cán bộ QY về chẩn đoán, điều trị, quản lý NB lao phổi; KHYTC-T
trong PCL; vận động, truyền thông và huy động xã hội trong PCL và chăm
sóc hỗ trợ NB lao tại cộng đồng. Đã bổ sung, cập nhật kiến thức về PCL cho
154 lượt BS, YS của BX tỉnh đội Hà Giang, BX các Đoàn KT-QP, cán bộ QY
ở các huyện có điều kiện khó khăn, khó tiếp cận với các DVYT (07 huyện:
Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín
Mần). Các lớp tập huấn được triển khai chủ yếu vào năm 2013, trước khi triển
khai KHQDY và định kỳ các năm tập huấn bổ sung để duy trì hiệu quả của
KHQDY. CTCLQG cũng trang bị cho BX QY của tỉnh đội Hà Giang 03 máy
XQ di động, nhiều phim XQ, tờ rơi, tài liệu TT- GDSK về PCL (bảng 3.35).
Những hoạt động này đã tăng cường nguồn lực PCL cho Ban QY, BX
QY của tỉnh đội, Đoàn KT- QP và QY ở các huyện triển khai KHQDY.
4.4.2. Kết quả truyền thông- giáo dục sức khỏe về bệnh lao của kết hợp
quân- dân y
TT- GDSK về bệnh lao không phải là dịch vụ kỹ thuật và cũng không
119

thay thế được dịch vụ kỹ thuật, nhưng TT- GDSK có vai trò quan trọng trong
y tế dự phòng, chi phí ít tốn kém, nhưng mang lại kết quả cao, đặc biệt là ở
các cộng đồng dân cư nghèo, DTTS, vùng sâu, vùng xa, khó khăn trong việc
tiếp cận với các DVYT PCL.
Các nghiên cứu về PCL ở các địa bàn khó khăn đều cho thấy có nhiều
rào cản trong quy trình phát hiện, quản lý điều trị NB lao như NVYT kiêm
nhiệm nhiều, không tập trung vào công tác PCL; NVYT ít được cập nhật kiến
thức, khó phát hiện được bệnh khi NB giấu triệu chứng và khó giám sát NB
do điều kiện giao thông khó khăn. Rào cản rõ rệt nhất đối với NB lao và
người nghi lao là họ không nhận thức được rằng có thể mắc lao, mặc dù biết
về triệu chứng của bệnh lao. Hành vi đầu tiên mà NB lao và người nghi lao là
coi các triệu chứng đó như là kết quả của việc mắc một bệnh nào khác như
cúm hoặc cảm lạnh mà không hề nghĩ tới bệnh lao. Vì vậy, họ sẽ không tìm
đến những nhà cung cấp dịch vụ PCL để KCB. Hành vi đầu tiên là không làm
gì hoặc tự chữa bệnh và nếu không có kết quả thì mua thuốc kháng sinh ở nhà
thuốc và vẫn không nghĩ rằng họ có nguy cơ mắc lao [26], [95].
Qua nghiên cứu thấy trong 6 năm (2013- 2018) KHQDY đã triển khai
được 76 đợt TT- GDSK và tập huấn về PCL. Các huyện được TT- GDSK và
tập huấn về bệnh lao nhiều là Đồng Văn (25,0%), Mèo Vạc (25,0%), Xín Mần
(22,4%) và Vị Xuyên (14,5%). Địa điểm tập huấn là ở TYT xã (100%). Số
lượng CBQY triển khai tập huấn là 256 lượt người, số NVYT tuyến xã được
tập huấn về PCL là 1.751 lượt người. Tỷ lệ người/đợt tập huấn các năm từ
2014 đến 2018 (24,0  0 người/đợt/năm) cao hơn so với năm 2013 (18,7  1,4
người/đợt/năm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,01). Địa điểm TT-
GDSK về bệnh lao là TYT và HGĐ (97,4%), có 2,6% đợt TT- GDSK là ở các
chợ của thị trấn huyện (bảng 3.36 và 3.37). Thực tế cho thấy nhờ có TT-
GDSK tốt, nên mặc dù địa bàn triển khai KHQDY khó khăn về giao thông,
nhưng số người dân được khám sàng lọc vẫn tăng cao: tăng từ 2.400 người/18
120

đợt khám năm 2014 lên 4.325 người/20 đợt khám năm 2018. Trong giai đoạn
2014- 2018 KHQDY đã triển khai khám sàng lọc được cho 15.232 người có
triệu chứng ho, khạc đờm kéo dài >2 tuần (bảng 3.38- 3.39). Đồng thời, thời
gian chậm trễ chẩn đoán ở nhóm LPM phát hiện chủ động và lao phổi tái phát,
bỏ trị, ĐTL khác, ngắn hơn so với nhóm LPM phát hiện thụ động, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với (p<0,05) (bảng 3.9).
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Dương Đình Đức (2018)
triển khai các giải pháp và hoạt động can thiệp tại Lai Châu như: củng cố
mạng lưới chống lao tuyến huyện, xã; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực
chuyên môn PCL cho NVYT cơ sở; hỗ trợ trang thiết bị phục vụ CTCL. Sau
01 năm can thiệp thấy 100% số huyện có tổ chống lao, 100% số xã có cán bộ
chuyên trách chống lao và có sử dụng NVYT thôn bản tham gia chống lao
(trước can thiệp tỷ lệ này đạt thấp: 37,5% và 26,9%). Tỷ lệ NVYT biết đúng:
các triệu chứng nghi lao đã tăng lên rõ rệt (CSHQ từ 13,1% đến 269,2%), các
nguyên tắc điều trị lao tăng lên rõ rệt (CSHQ đạt từ 43,7 - 421,4%). Tỷ lệ
NVYT có thái độ xử trí đúng khi NB lao phổi đang điều trị bỏ trị tăng cao
(CSHQ đạt từ 13,6% đến 942,9%). Tỷ lệ NVYT cấp thuốc hàng ngày cho NB
điều trị lao phổi trong giai đoạn tấn công và đến nhà NB kiểm tra điều trị tăng
lên rõ rệt (CSHQ đạt 200,3% và 658,8%) [26].
Nguyễn Đình Tuấn và cs (2019) triển khai một số biện pháp can thiệp
để phát hiện lao phổi tại tỉnh Nam Định 2013- 2014: tập huấn nâng cao kiến
thức cho NVYT công- tư tại tuyến cơ sở, huy động sự tham gia của họ trong
việc tư vấn và chuyển người nghi lao đến BV đa khoa huyện để khám phát
hiện lao, truyền thông về bệnh lao và bệnh hô hấp tại cộng đồng. Sau can
thiệp, nhận thức của NB về bệnh lao như triệu chứng, nguyên nhân, đường
lây và các biện pháp phòng bệnh đều tăng cao hơn so với trước can thiệp. Sau
can thiệp, kiến thức về triệu chứng, nguyên nhân và đường lây bệnh đều tăng
cao. Ngoài ra, kiến thức về phòng bệnh lao như “tiêm vắc xin phòng lao” và
121

“đi khám phát hiện sớm khi có dấu hiệu nghi lao” cũng tăng cao hơn so với
trước can thiệp, CSHQ tương ứng 94,2% và 152,9%. Hành vi tìm kiếm
DVYT và thực hành khám phát hiện sớm của người bệnh đã thay đổi có lợi
như tăng tìm kiếm DVYT ở BV đa khoa huyện và BV lao và Bệnh phổi Nam
Định, giảm tìm kiếm DVYT ở các CSYT tư nhân [111].
Chúng tôi cho rằng một trong các nhiệm vụ của CTCLQG là phải tăng
cường các hoạt động TT- GDSK về PCL phổi tại cộng đồng. Truyền thông
cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm như: những biểu hiện/triệu
chứng nghi mắc lao phổi; tầm quan trọng của việc phát hiện, chẩn đoán và
điều trị sớm bệnh lao phổi; những nguy cơ đối với sức khoẻ nếu bị chậm trễ
trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi. Đồng thời, hoạt động TT- GDSK
cũng phải cung cấp thông tin và hướng dẫn cụ thể cho cộng đồng về mạng
lưới chăm sóc bệnh lao, thông tin về các tổ chống lao huyện và các hoạt động
PCL ở tuyến xã để người dân hiểu và có cơ sở để tin vào quy trình khám,
chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao tại cộng đồng.
4.4.3. Kết quả tăng cường khám phát hiện lao phổi chủ động của kết hợp
quân- dân y
Phát hiện ca bệnh chủ động là ưu tiên hàng đầu đối với việc kiểm soát
bệnh lao. Sàng lọc bệnh lao trong cộng đồng có thể phát hiện nhiều người
mắc bệnh lao hơn so với chỉ tìm kiếm các trường hợp mắc bệnh thụ động và
phát hiện sớm hơn. Tuy nhiên, các chiến lược phát hiện các trường hợp mắc
bệnh sẽ khác nhau theo từng điều kiện, hoàn cảnh. Những người tiếp xúc và
những người nhiễm HIV cũng có khả năng phát hiện LPM cao hơn các hoạt
động tìm kiếm trường hợp thông thường [68], [72], [77]. Phát hiện lao phổi
chủ động ở các nhóm nguy cơ cao khác như công nhân mỏ, tù nhân, người tị
nạn và bệnh nhân ĐTĐ cũng được khuyến nghị, nhưng chiến lược cũng có
những hạn chế nhất định do quy định của bảo hiểm y tế và kết quả thấp hơn
so với những người tiếp xúc và những người nhiễm HIV [69], [70].
122

Qua nghiên cứu thấy trong 5 năm (2014- 2018) KHQDY đã triển khai
được 80 đợt khám sàng lọc cho 15.232 người có triệu chứng ho, khạc đờm
kéo dài > 2 tuần. Chụp XQ chủ động cho 7.206 người và phát hiện được 79
trường hợp LPM: 63 trường hợp AFB (+) và 16 trường hợp AFB (-). Tỷ lệ
phát hiện lao chủ động trên tổng số người chụp XQ trung bình trong 5 năm là
1,09%, cao nhất là năm 2015 (1,91%) và thấp nhất là năm 2018 (0,77%). Ước
tính tỷ lệ phát hiện LPM ở người có triệu chứng ho, khạc đờm kéo dài > 2
tuần là 518,6/100.000 dân (bảng 3.38- 3.40). Ước tính tỷ lệ mắc (thô) thấy tỷ
lệ lao phổi AFB (+) mới là 28,0/100.000 dân/năm. Tỷ lệ lao phổi AFB (+)
mới phát hiện tại các huyện là 20,0/100.000 dân/năm. Tỷ lệ lao phổi AFB (-)
mới là 6,9/100.000 dân/năm. Tỷ lệ lao phổi AFB (-) mới phát hiện tại các
huyện là 4,0/100.000 dân/năm. Tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB (+) mới và AFB
(-) mới ở các huyện triển khai KHQDY (28,2/100.000 dân/năm và
5,3/100.000 dân/năm) cao hơn so với các huyện không triển khai KHQDY
(4,8/100.000 dân/năm và 1,5/100.000 dân/năm), (bảng 3.41- 3.43).
Tổng số NB LPM tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014- 2018 là 1.430 người.
Tỷ lệ LPM là 34,9/100.000 dân/năm, chiếm tỷ lệ cao ở các huyện Yên Minh
(76,4/100.000 dân/năm), Đồng Văn (57,5/100.000 dân/năm) và Mèo Vạc
(41,0/100.000 dân/năm). Tỷ lệ LPM phát hiện tại các huyện là (24,0/100.000
dân/năm). Tỷ lệ phát hiện LPM ở các huyện triển khai KHQDY (33,4/100.000
dân/năm) cao hơn so với các huyện không triển khai KHQDY (6,2/100.000
dân/năm). Tỷ lệ LPM phát hiện chủ động của KHQDY so với tỷ lệ LPM tại tỉnh
Hà Giang giai đoạn 2014- 2018 là 5,5% (bảng 3.41- 3.44). Điều này cũng phù
hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả [70], [71], [72], [76], [77], [112].
Fox G. J. và cs (2018) thử nghiệm ngẫu nhiên theo cụm, có kiểm soát tại
các phòng khám ở 70 quận, huyện (khoảng 500.000 người ở thành thị và
100.000 dân ở nông thôn) tại 8 tỉnh của Việt Nam: nhóm can thiệp (NVYT của
các phòng khám huyện hoặc BV sàng lọc, phát hiện những người tiếp xúc
123

trong HGĐ kết hợp với phát hiện lao thụ động) và nhóm đối chứng (phát hiện
lao thụ động đơn thuần). Ở các huyện can thiệp, những người tiếp xúc trong gia
đình của NB có AFB (+) được khám lâm sàng, chụp XQ ngực kể từ khi phát
hiện và các thời điểm 6, 12 và 24 tháng. Kết quả cho thấy tại 70 quận, huyện
nghiên cứu đã sàng lọc 25.707 người trong gia đình của 10.964 NB lao phổi
AFB (+). Trong 36 quận, huyện ở nhóm can thiệp phát hiện 180/10.069 người
mắc bệnh lao (1788/100.000 dân), so với 110/15.638 người mắc bệnh lao
(703/100.000 dân) ở nhóm đối chứng (OR= 2,5; KTC 95%: 2,0- 3,2;
p<0,001); nguy cơ tương đối AFB (+) ở những người tiếp xúc trong HGĐ
trong nhóm can thiệp là 6,4 (KTC 95%: 4,5- 9,0; p<0,001). Các tác giả cho
rằng điều tra tiếp xúc với HGĐ kết hợp với phát hiện lao thụ động có hiệu quả
hơn so với phát hiện lao thụ động đơn thuần trong phát hiện bệnh lao [77].
Tại Philippines, dự án sàng lọc, phát hiện lao chủ động đã được triển
khai bằng các đơn vị sàng lọc di động (mobile screening unit) được trang bị
các thiết bị chẩn đoán như XQ ngực và Gene Xpert/MTB/RIF. Đích của dự
án là người nghèo nông thôn, người nghèo thành thị, tù nhân, người bản địa
và học sinh trung học. Morishita F. và cs (2017) hồi cứu dữ liệu sàng lọc bệnh
lao từ 25.103 người thấy tỷ lệ được sàng lọc cao nhất và số lượng người tối
thiểu cần phải sàng lọc (needed to screen) là tù nhân (6,2%; số người cần sàng
lọc: 16), tiếp đến người bản địa (2,9%, số người cần sàng lọc: 34), người
nghèo ở nông thôn (2,2%, số người cần sàng lọc: 45), người nghèo thành thị
(2,1%, số người cần sàng lọc: 48) và học sinh trung học (0,2%, số người cần
sàng lọc: 495). Tỷ lệ điều trị thành công cao (89,5%) ở những NB nhậy cảm
với Rifampicin và (83,3%) ở những NB kháng Rifampicin. Triệu chứng ho >2
tuần có mối liên quan với kết quả chẩn đoán lao ở (OR: 1,71- 6,73). Tỷ lệ XN
đờm AFB (+) ở những người có triệu chứng ho >2 tuần cao nhất ở nhóm
người nghèo thành thị (72,0%). Tỷ lệ XN đờm AFB (-) (Gene Xpert dương
tính) ở nhóm NB không ho > hai tuần cao nhất ở người bản địa (39,3%), tiếp
124

theo là tù nhân (27,7%) và người nghèo ở nông thôn (22,8%). Các tác giả cho
rằng chiến lược sử dụng các đơn vị sàng lọc di động đã phát hiện được số
lượng đáng kể NB lao và đạt được kết quả điều trị thành công. Sàng lọc bệnh
lao cho các tù nhân, người dân bản địa và cộng đồng nghèo ở thành thị và
nông thôn là có hiệu quả. Sử dụng kết hợp XQ ngực và Gene Xpert đã góp
phần làm tăng khả năng phát hiện các trường hợp bệnh lao [70].
Westhuizen G. V. và cs (2018) phân tích XQ ngực của QY Nam Phi trên
2.371 quân nhân không có triệu chứng ở độ tuổi trên 40 thấy 29 người (1,2%)
mắc bệnh lao [71]. Codlin A. J. và cs (2018) sàng lọc các trường hợp có triệu
chứng XQ ngực bất thường bằng XN Gene Xpert MTB/RIF cho 2.068 người
thấy tỷ lệ NB có AFB (+) là 319 người (15,4%) và có 574 người được chẩn
đoán lâm sàng mắc bệnh lao. Trong các khu vực được sàng lọc phát hiện chủ
động, tỷ lệ AFB (+) mới tăng +119,2% ở mọi lứa tuổi và tăng +262,7% ở
những người từ 55 tuổi trở lên so với dự báo [72].
Nadiah Z. và cs (2020) sàng lọc 1.690 NB lao phổi bằng bảng câu hỏi,
chụp XQ ngực, soi đờm, nuôi cấy vi khuẩn lao cho 74% số NB và Gene
Xpert MTB/RIF cho 17,2% số NB thấy có 943 NB (55,8%) chẩn đoán mắc
bệnh lao, trong đó 870 NB (92,3%) được chẩn đoán vi khuẩn học và 73 NB
(7,7%) được chẩn đoán lâm sàng trên cơ sở XQ ngực. Các tác giả cho rằng sử
dụng XQ ngực trước khi nuôi cấy hoặc XN Gene Xpert đã làm giảm số lượng
NB cần phải sàng lọc từ 7,6 đến 5,0 lần, giảm số lượng các trường hợp bỏ lỡ
và tăng hiệu quả của nuôi cấy vi khuẩn và XN Gene Xpert [76].
Để cải thiện việc chăm sóc bệnh lao cho các NB ở khu vực y tế tư nhân,
Đỗ Thu Thương và cs (2020) đã triển khai huy động nguồn lực y tế tư nhân,
bao gồm: (1) Sàng lọc chủ động các triệu chứng bệnh lao ở tất cả người trưởng
thành (và chụp XQ ngực cho những người có triệu chứng lao), XN đờm tại chỗ
hoặc vận chuyển mẫu đờm về nơi XN (2) sử dụng ứng dụng điện thoại di động
để giảm tình trạng bỏ trị trong quá trình điều trị và (3) tăng cường theo dõi,
125

chăm sóc do NVYT cộng đồng. Các tác giả triển khai huy động nguồn lực y tế
tư nhân để sàng lọc, chẩn đoán và điều trị lao ở 52.078 người thấy có 368
người (0,7%) có các triệu chứng bệnh lao và các tổn thương trên XQ ngực.
Trong số đó, có 299 người (81%) được XN và 103 người (34,4%) được chẩn
đoán mắc bệnh lao. Ngoài ra, có 195 người có XQ ngực bình thường được chỉ
định XN lao thì có 07 người được chẩn đoán mắc bệnh lao [112].
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 5 năm triển khai KHQDY, tỷ lệ phát
hiện LPM ở các huyện can thiệp tăng từ 24,5  20,3/100.000 dân/năm (giai
đoạn 2011- 2013) lên 32,3  26,7/100.000 dân/năm (giai đoạn 2014- 2018),
(p<0,05). Tỷ lệ phát hiện LPM ở các huyện không can thiệp biến đổi không có
ý nghĩa thống kê và dao động từ 5,5% đến 5,8%, (p>0,05). So sánh tỷ lệ phát
hiện LPM ở hai giai đoạn thấy CSHQ của KHQDY đạt 31,8% và HQCT của
KHQDY là 26,3% (bảng 3.45).
Kết quả đạt được của KHQDY cũng tương tự như hiệu quả đạt được
của một số mô hình can thiệp khác [26], [95], [110], [111].
Trịnh Hữu Hùng (2010) đánh giá HQCT bằng mô hình TT- GDSK tại
tỉnh Thanh Hóa thấy tỷ lệ phát hiện lao cải thiện rõ rệt. Số người nghi lao đi
khám bệnh: tại huyện Tĩnh Gia (nhóm can thiệp) tăng gấp 1,7 lần, trong khi
đối tượng nghi lao đến khám tại huyện Nga Sơn (nhóm đối chứng) có tăng
nhưng không đáng kể. Tỷ lệ người nghi lao đến khám/1000 dân tại huyện
Tĩnh Gia tăng nhanh trong quá trình tiến hành can thiệp (1,8 lần), và tăng đều,
ổn định đến sau quá trình can thiệp. Nhưng ở huyện Nga Sơn thì tỷ lệ này
tăng giảm thất thường. Số người được thử đờm/1000 dân sau can thiệp của
huyện Tĩnh Gia gấp 2,1 lần huyện Nga Sơn. Số NB LPM AFB (+) phát hiện
sau can thiệp, ở Tĩnh Gia tăng 11%, trong khi ở Nga Sơn lại giảm 8,4%. Tỷ lệ
NB có thay đổi về kiến thức và nhận thức tại huyện can thiệp đều cao hơn
huyện đối chứng ở các mức độ khác nhau. Tỷ lệ NB có thay đổi về hành vi
tìm kiếm DVYT theo chiều hướng tích cực tại huyện can thiệp đều cao hơn
126

huyện đối chứng. Thời gian chậm trễ được rút ngắn: đối tượng sau can thiệp
của huyện Tĩnh Gia không chậm trễ trong tiếp cận DVYT tăng cao hơn 2 lần
so với huyện Nga Sơn. Tỷ lệ chậm trễ dài của huyện Tĩnh Gia cũng giảm
nhiều hơn huyện Nga Sơn 1,9 lần [95].
Nguyễn Trung Hòa và cs (2015) can thiệp cộng đồng bởi nhóm cộng
tác viên qua biện pháp tiếp cận chủ động tại các HGĐ để tư vấn và tầm soát
bệnh lao, KHYTC-T trong phát hiện, điều trị và theo dõi bệnh lao tại cộng
đồng thấy tỷ lệ XN đờm tăng 75,1%, tỷ lệ phát hiện bệnh lao tăng 17,3%, tỷ
lệ điều trị thành công tăng 9%, CSHQ: 10,8%, tỷ lệ bỏ trị giảm còn 0,5%,
CSHQ: 93%, tỷ lệ tử vong giảm 0,3%, CSHQ: 10,3%). Như vậy, tăng cường
tiếp cận chủ động để tư vấn và tầm soát bệnh lao, quản lý NB tại cộng đồng
sẽ gia tăng phát hiện bệnh và điều trị thành công, giảm tỷ lệ bỏ trị từ đó sẽ
giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong vì bệnh lao [110].
Dương Đình Đức (2018) triển khai các giải pháp và hoạt động can thiệp
nâng cao năng lực PCL của y tế cơ sở tỉnh Lai Châu thấy sau 01 năm can
thiệp đã tăng khả năng khám phát hiện, điều trị lao phổi: Ở tuyến huyện: Số
người nghi lao phổi đến khám tăng 1,2 lần, số lam XN đờm tăng 1,5 lần, số
NB lao phổi AFB (+) mới tăng 1,2 lần và AFB (-) tăng 1,5 lần. Tỷ lệ điều trị
khỏi tăng 34,5%. Ở tuyến xã: số người đến khám lao tại TYT tăng 1,2 lần; tỷ
lệ điều trị khỏi tăng 39,5% [26].
Nguyễn Đình Tuấn và cs (2019) triển khai mô hình KHYTC-T để phát
hiện lao phổi tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2013- 2014 thấy tỷ lệ phát hiện lao
phổi/100.000 dân tăng 14,1%, trong đó tỷ lệ phát hiện tại huyện tăng 47,7%
so với trước can thiệp. Thời gian phát hiện bệnh giảm từ 1,27 tháng trước can
thiệp xuống còn 0,64 tháng, trong đó tỷ lệ phát hiện < 1 tháng tăng từ 22,9%
trước can thiệp lên 43,3%, CSHQ đạt 89,3%. Trước can thiệp, tổng số người
bệnh lao phổi được phát hiện là 343 ca (46,0/100.000 dân). Sau can thiệp,
tổng số người bệnh lao phổi được phát hiện tăng lên 395 ca (52,5/100.000
127

dân), CSHQ đạt 14,1%. Số người bệnh lao phổi được phát hiện tại huyện
trước can thiệp là 183 ca, tương ứng tỷ lệ phát hiện 24,6/100.000 dân. Sau can
thiệp, số NB lao phổi được phát hiện tại huyện tăng lên 273 ca, tương ứng tỷ
lệ 36,3/100.000 dân, CSHQ đạt 47,7%. Các tác giả cho rằng mô hình
KHYTC-T trong công tác PCL giúp tăng tỷ lệ phát hiện lao phổi và thời gian
phát hiện bệnh sớm hơn; tỷ lệ phát hiện lao phổi (tổng số) lên 14,1%, đặc biệt
tăng tỷ lệ phát hiện lao phổi tại huyện lên 47,7% so với trước can thiệp [111].
Để tăng cường hiệu quả sàng lọc phát hiện lao chủ động, Luan Nguyen
Quang Vo và cs (2018) đã kết hợp công nghệ Geographic Information
Systems (GIS) nhằm xác định khu vực địa lý có NB mắc lao để triển khai
sàng lọc lao chủ động tại thành phố Hồ Chí Minh và thấy hiệu quả đáng kể
trong phát hiện NB lao trong cộng đồng [75].
Sàng lọc bệnh lao trong cộng đồng có thể tạo ra kết quả cao, nhưng phụ
thuộc vào việc NB hiểu biết tự bảo vệ sức khỏe thường trong giai đoạn tiến
triển của bệnh và do đó có thể có tác động hạn chế đến việc lây truyền. Ngược
lại, việc sàng lọc toàn bộ dân cư một cách bừa bãi và sàng lọc XQ ngực hàng
loạt tạo ra phạm vi bao phủ rộng, nhưng thông thường mang lại kết quả chẩn
đoán bệnh thấp [74], [93], [94].
Chúng tôi cho rằng XQ ngực là phương pháp sàng lọc lao trong cộng
đồng phổ biến nhất được sử dụng. Ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi hạn
chế về điều kiện phương tiện kỹ thuật thì XQ ngực chủ động thường là công
cụ chẩn đoán hiệu quả nhất nhằm phát hiện các NB mắc lao mà không có điều
kiện tiếp cận với các kỹ thuật y tế hiện đại. Tuy nhiên cũng có những thách
thức liên quan đến việc sử dụng XQ ngực để chẩn đoán bệnh lao được thừa
nhận rộng rãi nhưng không được ghi nhận rõ ràng. Đầu tiên là chất lượng của
XQ ngực thường thấp trong bối cảnh điều kiện cơ sở vật chất khó khăn và có
thể dẫn đến việc diễn giải sai kết quả chụp XQ. Thứ hai là sự nhận biết và giải
thích các bất thường của XQ ngực là khác nhau và thường không nhất quán.
128

Thứ ba, các bất thường nhu mô trên XQ ngực thường không rõ ràng với bệnh
lao và có thể chồng chéo với các bất thường do nhiễm trùng đường hô hấp
dưới khác. Cuối cùng, XQ lồng ngực ít nhậy hơn trong việc phát hiện các bất
thường bên trong lồng ngực liên quan đến bệnh lao so với các phương thức
chẩn đoán hình ảnh khác [12], [76].
Tuy nhiên, trong điều kiện hạn chế về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, đi
lại, trình độ dân trí còn thấp, việc đưa XQ ngực đến với người dân thực hiện
phát hiện lao chủ động vẫn có những giá trị nhất định. Tại các khu vực biên
giới, vùng núi cao như tỉnh Hà Giang, cộng đồng dân cư chủ yếu là đồng bào
dân tộc, trình độ dân trí còn hạn chế, việc đi lại rất khó khăn, việc người dân
chủ động tiếp cận các DVYT để KCB rất hạn chế. Đặc biệt đối với bệnh lao,
các triệu chứng thường tiến triển âm thầm, mạn tính, người dân sẽ không đến
các CSYT khi bệnh ở mức độ nhẹ và là nguồn lây cho cộng đồng. Tại khu
vực này, các cơ sở chống lao dân y còn mỏng và cần sự hỗ trợ chuyên môn
nhiều, do đó, KHQDY phát hiện lao chủ động bằng XQ ngực có ý nghĩa nhất
định, góp phần hạn chế nguồn lây bệnh lao trong cộng đồng.
129

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin rút ra kết luận như sau:
1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh lao phổi ở tỉnh
Hà Giang giai đoạn 2014- 2018
Đặc điểm dịch tễ:
- Tuổi: Tuổi trung bình là 38,45  13,22 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 3,16/1,0.
Dân tộc H’Mông 52,2%, Dân tộc Tày, Nùng, Dao 31,3%, Dân tộc Kinh và
các DTTS lần lượt là 5,9% và 10,6%.
- Nghề nghiệp: làm ruộng, nội trợ, tự do 92,5%
- Trình độ học vấn: mù chữ 40,3%.
Đặc điểm lâm sàng:
- Lao phổi AFB (+) mới 70,3%, lao phổi AFB (-) mới 18,9%, lao phổi
AFB (+) mới /HIV 0,3%, lao phổi ĐTL 10,6%.
- Thời gian chậm trễ chẩn đoán là 6,41 4,80 tuần. Các yếu tố liên quan là
phát hiện chủ động, nghề nghiệp, dân tộc và TĐHV (p<0,05- 0,01).
- Các triệu chứng cơ năng thường gặp là gầy sút cân (94,6%), sốt
(87,9%), đau ngực (87,1%), ho kéo dài (85,3%), ho có đờm (78,0%). Ho kéo
dài ở nhóm LPM nhiều hơn so với nhóm lao phổi ĐTL. Ran ẩm, nổ kết hợp
chiếm tỷ lệ nhiều nhất (50,9%).
Đặc điểm cận lâm sàng:
- 100% NB được soi đờm trực tiếp lần 1, trong đó AFB (+) là 67,2% và
AFB (-) là 32,8%. Ở các lần soi trực tiếp lần 1 và lần 2, tỷ lệ AFB (+) ở các
nhóm dân tộc H’Mông, nhóm Tày, Nùng, Dao và nhóm DTTS khác đều cao
hơn so với nhóm dân tộc Kinh (p<0,05).
- Trên XQ thấy đa số tổn thương hai phổi 74,2%, ở vùng đỉnh và vùng giữa
phổi lần lượt là 66,8% và 73,2%, dạng thâm nhiễm 95,1%, xơ 55,4% và hang
48,0%. Tổn thương xơ ở nhóm lao phổi ĐTL cao hơn nhóm LPM (p<0,05).
130

- 26,6% NB giảm số lượng hồng cầu, 47,5% NB giảm hàm lượng


Hemoglobin và 42,1% tăng số lượng bạch cầu.
2. Kết quả kết hợp quân- dân y phát hiện lao chủ động giai đoạn
2014- 2018
- KHQDY chụp XQ cho 7.206 người/15.232 người và phát hiện được 79
trường hợp LPM. Tỷ lệ phát hiện phát hiện lao chủ động trên tổng số người
chụp XQ trung bình trong 5 năm là (1,09%). Ước tính tỷ lệ phát hiện LPM ở
người có triệu chứng ho, khạc đờm kéo dài > 2 tuần là 518,6/100.000 dân.
- Tỷ lệ LPM phát hiện tại các huyện là 24,0/100.000 dân/năm. Tỷ lệ phát
hiện LPM ở các huyện triển khai KHQDY (33,4/100.000 dân/năm) cao hơn so
với các huyện không triển khai KHQDY (6,2/100.000 dân/năm).
- Tỷ lệ LPM phát hiện chủ động so với tỷ lệ LPM tại tỉnh Hà Giang giai
đoạn 2014- 2018 là 5,5%.
- Sau 5 năm triển khai KHQDY, tỷ lệ phát hiện LPM ở các huyện can
thiệp tăng từ 24,5  20,3/100.000 dân (2011- 2013) lên 32,3  26,7/100.000 dân,
với (p<0,05). CSHQ của KHQDY là 31,8% và HQCT của KHQDY là 26,3%.
131

KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục triển khai kết hợp quân- dân y trong phòng chống lao tại tỉnh
Hà Giang và áp dụng cho các tỉnh vùng sâu, vùng xa và biên giới hải đảo khác
nhằm tăng hiệu quả phát hiện lao phổi chủ động. Chú trọng công tác truyền
thông- giáo dục sức khỏe và phối hợp y tế công tư trong phòng chống lao.
2. Cần quan tâm hơn nữa đến người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người
dân tộc H’Mông. Người có TĐHV thấp, nông dân vì đây là nhóm người dễ bị
tổn thương.
132

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1. (2020). Diagnostic delay and associated factors in pulmonary


tuberculosis patients in Ha Giang province from 2014 to 2018, Journal of
Military Pharmaco - medicine. 45(7): 102-107.
2. (2020). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng lao phổi tại tỉnh Hà Giang
giai đoạn 2014-2018, Tạp chí Y học Việt Nam. 495(1): 52-55.

You might also like