You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA HÓA

BÁO CÁO DỰ ÁN
HÓA HỌC ỨNG DỤNG – APPLIED CHEMISTRY

Đề tài: Sản xuất nước Javen

Lớp học phần: 20N52 Sinh viên thưc hiện:


1. Lê Tiến Linh Mã số:
2. Nguyễn Cảnh Nghị Mã số:
3. Lê Việt Dũng Mã số:
4. Đào Huỳnh Tấn Phúc Mã số:

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đình Lâm

Đà nẵng, tháng.........năm 2022


LỜI NÓI ĐẦU
CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của dự án do chính chúng tôi
tìm kiếm tài liệu và tham khảo từ nguồn tài liệu như trình bày bên dưới là
đúng sự thật. Không có sao chép từ bất cứ đồ án nào khác, tất cả những tham
khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tôi xin chịu trách
nhiệm với lời cam đoan của mình.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MUC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
I. GIỚI THIỆU ĐẠI CƯƠNG

2.1.KHÁI NIỆM
Javen hay nước javen (giaven) là một hỗn hợp được tạo thành bởi hai loại muối NaCl và
NaClO khi sục khí Clo dư vào NaOH (Natri Hydroxit). Nước Javen có công thức là
NaClO. Là một chất oxy hóa mạnh mẽ được sử dụng rộng rãi như một chất khử trùng và
tẩy trắng. NaClO là dung dịch có màu xanh nhạt, là một hợp chất không có tính ổn định
cao và dễ phân hủy trong điều kiện thường. Nó là một hợp chất Ion bao gồm cation kim
loại Natri (Na+) liên kết với Anion Hypochlorite (ClO-).

Nước Javen hay còn gọi là Chất khử trùng Javel (Hypochlorite NaOCl) 10%

 Công thức phân tử : NaOCl


 Khối lượng phân tử : 74,448
 Màu sắc : Dung dịch màu vàng nhạt
 Trạng thái : Dạng lỏng
 Nồng độ : 10% ± 2%
 Tỷ trọng : 1 lít = 1.150 Kg
2.2. ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC JAVEN
2.1.1. Nước Javen là một hợp chất có tính oxy hóa mạnh – chất tẩy rửa cực mạnh
NaClO là thành phần chính của Nước JAVEN mà NaClO là một axit có tính oxi hóa rất
mạnh. Trong hợp chất, Cl có số oxi hóa +1, do vậy nó có khả năng oxi hóa mạnh các chất
để trở về số oxi hóa thấp hơn. Các hợp chất phức hữu cơ dưới dạng các vết mực, vết màu
dính trên quần áo, vật liệu sẽ bị tính oxi hóa mạnh của phân tử NaClO làm phá vỡ nên sẽ
nhanh chóng tẩy được những vết bẩn rất hữu hiệu.
2.1.2. Nước Javen là hỗn hợp có mùi xốc khi sử dụng
Trong môi trường axit, NaClO phản ứng theo phương trình NaClO + 2HCl → NaCl + Cl2+
H2O Khí Cl2 tạo thành có mùi xốc, khi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người khi hít phải.
Nên chúng ta phải cẩn thận khi sử dụng hóa chất này.

2.3. Ý NGHĨA CỦA NƯỚC JAVEN


1.3.1. Dùng để tẩy trắng
 Chất tẩy gia dụng là dung dịch chứa 3-8% natri hypoclorit và 0,01-0,05% natri
hydroxit. Natri hydroxit được sử dụng để làm chậm quá trình phân hủy natri
hypoclorit thành natri clorua và natri clorat.
 Các hộ gia đình sử dụng NaClO để loại bỏ vết bẩn khỏi đồ giặt. Nó đặc biệt hiệu
quả trên sợi bông, dễ bám bẩn nhưng tẩy trắng tốt. Thông thường nên sử dụng 50
đến 250 mL chất tẩy cho mỗi giặc.
 Các đặc tính của chất tẩy gia dụng có hiệu quả trong việc loại bỏ vết bẩn cũng có
nhược điểm, chẳng hạn như bông và tuổi thọ hữu ích của các vật liệu này sẽ được
rút ngắn khi tẩy trắng thường xuyên.
 Natri hydroxit (NaOH) cũng được tìm thấy trong chất tẩy gia dụng cũng làm giảm
độ bền vải. Nó không dễ bay hơi và lượng NaOH còn lại không được rửa sạch sẽ
tiếp tục làm suy giảm dần các sợi hữu cơ khi có độ ẩm. Nước nóng làm tăng hiệu
quả của chất tẩy, do tăng khả năng phản ứng của các phân tử.
1.3.2 Dùng để khử trùng, khử mùi
 Dung dịch chưa 2% nước javeb được sử dụng để vệ sinh các bề mặt nhẵn trước khi
ủ bia hoặc rượu vang.
 Pha loãng tỉ lệ 1: 5 (1 phần thuốc tẩy với 4 phần nước) có hiệu quả chống lại nhiều
vi khuẩn và một số vi-rút và thường là chất khử trùng được lựa chọn trong việc làm
sạch bề mặt trong bệnh viện.
 Nó còn dùng để khử trùng nhà vệ sinh, nhà tắm giúp diệt vi khuẩn.
 Tác dụng khử mùi hôi hiệu quả
1.3.4 Ứng dụng trong nha khoa
 Natri hypochlorite hiện được sử dụng trong quá trình điều trị tủy răng. Nó là thuốc
được lựa chọn do hiệu quả của nó chống lại các sinh vật gây bệnh răng, nứu.
 Ở nồng độ thấp, nó sẽ hòa tan chủ yếu là mô hoại tử, trong khi ở nồng độ cao hơn
giải thể mô tốt hơn nhưng nó cũng hòa tan mô quan trọng
1.3.4 Xử lý nước
 Trong các hệ thống nước uống, hồ bơi, nước sinh hoạt., natri hypochlorite
được sử dụng rộng rãi để khử trùng bằng clo. Các dung dịch natri
hypoclorit đã được sử dụng để xử lý nước thải xyanua loãng, như chất thải
mạ điện.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ chế phản ứng
2.1.1. Điều chế NaClO bằng Cl2
 Bằng cách thêm khí clo (Cl2) vào xút (NaOH). Phản ứng xảy ra, natri
hypochlorite, nước (H2O) và muối (NaCl) là những sản phẩm tạo
thành.
 Phương trình điều chế nước Javen: Cl2 + 2NaOH + → NaOCl + NaCl
+ H2O
 Nếu nhiệt độ từ 60 độ C trở lên và natri hydroxit đậm đặc sẽ không tạo
ra natri hypochlorite, nhưng sẽ tạo ra natri clorua, natri clorat và nước
 Phương trình phải ứng : 3Cl₂ + 6NaOH → 5NaCl + NaClO₃ + 3H₂O
2.1.2 Điều chế bằng NaOH kết hợp với nước và điện phận
 Dung dịch muối ăn NaCl được điện phân giúp giải phóng Hydro và Clo. Sau đó Clo
được tạo ra phản ứng với NaOH tạo hỗn hợp nước Javen tương tự như đối với điều
chế Javen trong phòng thí nghiệm
 Phương trình phản ứng
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
2.1.3 Điều chế nước Javen từ MnO2
Cách này phải sử dụng 2 phương trình phản ứng mới tạo thành NaClO thành phẩm.
Đầu tiên MnO2 tác dụng với axit HCl để tạo thành khí Clo
Phương trình phản ứng:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2h2O
Tiếp đến lấy khí Cl2 tác dụng với NaOH để thu được NaClO
Cl2 + 2 NaOH → H2O + NaCl + NaClO
2.2.Xác định tính chất chính
2.2.1. Tính chất vật lý

 Công thức hóa học của natri hypochlorite là NaClO


 Khối lượng mol của nó là 74,44 g / mol.
 Công thức phân tử: Na+ Cl-O–
 Nhiệt độ nóng chảy 18 ° C.
 Nhiệt độ sôi: 102,2 độ C
 Tỉ trọng: 1,20
 Điều kiện bảo quản: 2 oC – 8 oC
 Có màu vàng (dung dịch) hoặc bột trắng (rắn), có mùi như khí clo.
 Không ổn định, bị phân hủy bởi ánh sáng.
 Mật độ: 1,11 g/Ml

2.2.2. Tính chất hóa học


 Natri hypochlorite là một chất oxy hóa mạnh. Nó phản ứng với các
axit protic như HCl, tạo thành muối và giải phóng khí clo độc hại.
 Nó cũng phản ứng với một số axit để tạo thành axit hypochlorous
(HClO). Trong nước, nó bị phân hủy thành các ion natri và clorua.
NaClO cũng bị phân hủy thành natri clorua và oxy.
 Các phản ứng của nước Javen với các hợp chất khác:
 NaClO tác dụng với axit ( acid oxalic, H2SO4,HCl...)

H₂C₂O₄ + NaClO -> NaCl + 2CO₂ + H₂O

H2SO4 + 2NaClO → Na2SO4 + 2HclO

 NaClO tác dụng với nước oxy già

2H2O2 + NaClO → NaClO3 + 2H2O

 NaClO tác dụng với khí CO2 + H20

H2O + NaClO + CO2 → NaHCO3 + HClO


 NaClO tác dụng với NaOH

NaClO + 2NaOH + 2NH2Cl → 3H2O + N2 + 3NaCl

 NaClO tác dụng với kI

H2O + 2KI + NaClO → I2 + 2KOH + NaCl

 NaClO tác dụng với dung dịch đệm PbS

4NaClO + PbS → 4NaCl + PbSO4

 Tác dụng với kim loại hoạt động mạnh

NaClO + Zn → ZnO + NaCl

2.3.Tìm hiểu các phương pháp phân tích


2.3.1. Chuẩn độ oxy hóa-khử

Ta có phản ứng giữa nước Javen và dung dịch KI là phản ứng oxy
hóa-khử nên ta chọn phương pháp chuẩn độ oxy hóa-khử để xác định
nồng độ, hàm lượng của nước javen. Khi nước javen tác dụng với
dung dịch KI, ClO- sẽ đẩy I- ra tạo thành I2. Sau đó ta dùng phép đo
Iod- Thiosulfat: I2 + 2Na2S2O2 -> 2NaI
+ Na2S4O6
Ta dùng Na2S2O2 để chuẩn độ I2 sinh ra với chỉ thị là hồ tinh bột. Ở
điển tương đương thì dung dịch mất màu, ta xác định được lượng
Na2S2O2 đã chuẩn độ từ đó xác định được lượng I2 sinh ra. Từ đó, ta
xác định được nồng độ cũng như hàm lượng của nước Javen chúng ta
cần xác định.
2.3.2. Quang phổ hấp thụ

2.4.Sửa chữa lại Cơ sở lý thuyết

You might also like