You are on page 1of 2

A Phủ là người có số phận bất hạnh nhưng lại có một sức sống vô cùng mãnh

liệt

Số phận bất hạnh được thể hiện qua:

Mồ côi cha mẹ, sống một mình, không người thân thích từ bé.
Vượt qua cơ cực thử thách, trở thành chàng trai Mông khỏe mạnh tháo vát,
thông minh, nhiều cô gái trong làng mơ ước được lấy A Phủ làm chồng
Nghèo, không lấy nổi vợ vì phép làng và tục cưới xin ngặt nghèo

Sức sống mãnh liệt của A Phủ được thể hiện qua khi A Phủ đột ngột xuất hiện,
mạnh mẽ, hiên ngang khi đánh A Sử:
Sức sống mãnh liệt của nhân vật A Phủ được khẳng định ngay từ đầu, khi mới
xuất hiện. Cũng như Mị, A Phủ được tác giả giới thiệu bằng sự xuất hiện đột
ngột, gây chú ý cho người đọc. Trong cuộc va chạm giữa trai làng bên và nhóm
A Sử, A Phủ bất ngờ xuất hiện ngay sau câu nói : “Lũ phá đám ta đêm qua đây
rồi. A Phủ đâu ? A Phủ đánh chết nó đi !”. Ngay lập tức, “một người to lớn
chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay bằng gỗ
ngát lăng vào giữa mặt” con trai thống lý Pá Tra. A Sử “vừa kịp bưng tay lên”
thì A Phủ đã “xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới
tấp”.
Những hành động của A Phủ diễn ra liên tiếp, nhanh và mạnh đến mức A Sử
không kịp chống đỡ. Một loạt các động từ chỉ hành động với nhịp nhanh,
mạnh, dồn dập, dứt khoát đã được Tô Hoài sử dụng ở đây để đặc tả các đòn
đánh tới tấp, áp đảo của A Phủ. Những đòn đánh ấy vừa cho thấy sức mạnh
của chàng trai này vừa tạo nên một hình ảnh thật dũng mãnh, hiên ngang ở A
Phủ khi đối đầu không chút sợ hãi với con trai quan thống lý – một thứ “con
giời” ở vùng núi cao Tây Bắc.

Càng bị hành hạ và bóc lột, A Phủ càng sống mãnh liệt và khát khao tự do:

Cùng chiều hướng số phận và sự phát triển tính cách như Mị, A Phủ không hề
mất đi cái sức sống tiềm tàng mãnh liệt của những người con tự do của núi
rừng. Cuộc sống địa ngục trần gian ở nhà thống lí Pá Tra không hủy diệt được
ngọn lửa của lòng ham sống trong A Phủ. Sự cam phận, nhẫn nhục chỉ tạm làm
ngọn lửa ấy bớt cháy ngùn ngụt chứ chẳng thể khiến nó tắt ngấm. Vì thế, chỉ
cần một trận gió mát lành thổi tới là nó lại bùng cháy một cách mãnh liệt. Vì để
hổ vồ mất bò A Phủ đã bị “trói đứng vào một cây cột trong góc nhà bằng dây
mây quấn từ chân đến vai”. Cái kiểu trói tàn nhẫn ấy, sự đớn đau về thể xác mà
nó mang lại, Mị đã từng trải qua. Tô Hoài đã thông qua cảm nhận của Mị để
gián tiếp miêu tả nỗi đau và tình cảnh nguy kịch của A Phủ : “trời ơi, nó bắt
trói đứng người ta đến chết […]. Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết
đau, chết đói, chết rét”. Nhưng chính trong khoảnh khắc cận kề cái chết ấy của
A Phủ, nhà văn đã cho mọi người thấy cái sức sống mãnh liệt đến mức nào của
anh.
Khi A Phủ được Mị cắt bỏ hết dây trói:
Mặc dù “khuỵu xuống”, chân “không bước nổi” nhưng A Phủ vẫn “quật sức
vùng lên” và “chạy”. Bốn chữ “quật sức vùng lên” đã cho thấy sức mạnh quật
cường, khả năng đứng dậy mạnh mẽ từ trong đau thương của A Phủ. Cái sức
sống tiềm tàng được bảo lưu trong con người A Phủ đã được đánh thức. Lòng
ham sống và khát vọng tự do trong anh đã trỗi dậy. Tất cả đã cộng hưởng với
nhau để tạo nên một nguồn sức mạnh to lớn giúp A Phủ vượt thoát khỏi thế
giới ngục tù ở nhà thống lý để tìm đến một chân trời mới, tự do.

Như vậy, cùng với Mị, nhân vật A Phủ đã thể hiện một cách sống động và chân
thực những nét tính cách của người dân lao động miền núi nói chung và người
Mông nói riêng. Đó là những con người có bề ngoài lặng lẽ, âm thầm, nhẫn
nhục nhưng bên trong lại sôi nổi, mạnh mẽ một niềm ham sống, khát khao tự
do và hạnh phúc. Tuy nhiên, khác với Mị – được miêu tả chủ yếu bằng bút
pháp “hướng nội” – A Phủ được khắc họa bằng bút pháp hướng ngoại. Nếu ở
Mị, sức sống tiềm tàng mạnh mẽ được nhà văn miêu tả qua đời sống nội tâm
thì ở A Phủ cái sức sống ấy lại được “ngoại hiện hóa” ra ở vẻ đẹp nam tính
thông qua những hành động dữ dội, quyết liệt và lời nói dứt khoát. Ở A Phủ, ta
còn thấy Tô Hoài đã có những phát hiện thú vị về nét riêng, nét lạ trong tính
cách nhân vật : âm thầm mà mãnh liệt; đơn sơ mà hết sức dữ dội; và nhất là
phóng khoáng, tự do, hồn nhiên như núi rừng Tây Bắc của tổ quốc. Điều đó đã
góp phần làm nên một A Phủ độc đáo, một “con người này” bên cạnh hình
tượng trung tâm của truyện – nhân vật Mị.

You might also like