You are on page 1of 3

GIẢI THÍCH ĐIỀU 112 §1 TRONG BỘ GIÁO LUẬT 1983

§1. Sau khi nhận Bí tích Rửa tội, những người sau đây được ghi danh vào Giáo Hội nghi lễ
tự lập khác:

1o người đã được Tông Toà ban phép;

2o người phối ngẫu, khi kết hôn hay trong đời sống hôn nhân, đã tuyên bố chuyển sang
Giáo Hội nghi lễ tự lập của người phối ngẫu kia; nhưng một khi hôn nhân đã đoạn
tuyệt, người ấy có thể tự do trở lại Giáo Hội Latinh;

30 con cái của những người được nói đến ở 1 o và 2o chưa đủ mười bốn tuổi trọn, cũng
như trong một đôi hôn nhân hỗn hợp, con cái của bên Công giáo đã chuyển qua
Giáo Hội nghi lễ khác cách hợp pháp; nhưng khi qua tuổi trên rồi, chúng có thể trở
lại Giáo Hội Latinh.

BÀI LÀM

Tất cả các Bí tích là Chúa Giêsu thiết lập để thông ban ân sủng và thánh hoá con người.
Nhờ vào việc lãnh nhận các Bí tích, các tín hữu được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa
và tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần. Trong các Bí tích, Bí tích Rửa tội là cửa dẫn giúp các Kitô
tín hữu đi vào các Bí tích. Sự lãnh nhận Bí tích Rửa tội cách thực sự hay ít ra bằng nguyện
ước là điều cần thiết cho phần rỗi linh hồn1. Bí tích Rửa tội giải thoát con người khỏi tội lỗi,
họ được tái sinh làm con Chúa, được đồng hình đồng dạng với Đức Kitô nhờ một ấn tích
không thể xoá nhoà và được thông dự vào mầu nhiệm thập giá và phục sinh của Chúa Kitô 2.
Trong khi đó, Kinh Thánh Tân Ước và truyền thống Giáo Hội nói đến sự thông hiệp của
người lãnh nhận Bí tích này tham dự vào sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô, lãnh nhận hồng ân
của Chúa Thánh Thần, ơn tha thứ tội lỗi, sự tái sinh vào đời sống mới. Bí tích Rửa tội là khởi
đầu của sự hiệp thông Giáo Hội và tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nơi phép
Rửa, người lãnh nhận sẽ được trao ban hồng ân đức tin, đức cậy và đức mến, đồng thời người
tín hữu đã lãnh nhận phép Rửa tội tham phần vào sứ mạng cứu độ của Giáo Hội để tuyên
xưng và loan báo đức tin, và trở thành một thành viên của cộng đoàn tư tế để cử hành phụng
tự tôn thờ Thiên Chúa3. Nhờ đó, họ được tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả
của Chúa Kitô theo cách thế và ơn gọi riêng của mình. Qua đó, việc ghi danh gia nhập Giáo
Hội nghi lễ tự lập khác như thế nào và chuyển sang nghi lễ khác có thể diễn ra được không,
nếu được thì diễn ra như thế nào? Trong bài tiểu luận ngắn này, chúng ta cùng tìm hiểu sơ
lược điều 112 §1 của Bộ Giáo Luật 1983 để trả lời cho câu hỏi nêu trên.

1
X. Phạm Ngọc Hải, Các Bí tích của Giáo Hội phần chuyên biệt, lưu hành nội bộ, Đcv Huế, 2021, tr. 6.
2
Sđd., tr. 5.
3
Sđd., tr. 6.
1
Điều 112 §1 của Bộ Giáo Luật 1983, đặt ra những quy tắc về việc gia nhập một nghi lễ
hoặc chuyển từ nghi lễ này sang nghi lễ khác. Bên cạnh những hậu quả pháp lý khác, việc xác
nhận nghi lễ có ảnh hưởng tới việc giữ bộ luật nào: Latinh hay Đông phương? “Trên nguyên
tắc…họ lãnh Bí tích đó”4. Các trẻ em mới sinh ra theo nghi lễ của cha mẹ (cha và mẹ cùng
một nghi lễ Latinh hoặc Đông phương). Trường hợp, cha và mẹ thuộc hai nghi lễ khác nhau,
trẻ em sẽ thuộc về nghi lễ nào do cha mẹ thoả thuận5 hoặc được sự đồng ý của cha mẹ (ít là
một trong hai người) hay của người thay quyền cha mẹ, với hy vọng là trẻ em được giáo dục
trong môi trường Công giáo. Vấn đề đặt ra ở đây, cả cha và mẹ không nhất trí thì trẻ em sẽ
thuộc về nghi lễ nào? Trong điều 111 §1 có ghi rằng: Nếu cha và mẹ không đồng ý với nhau,
thì trẻ em thuộc về Giáo Hội nghi lễ của người cha 6. Trong khi đó, điều 112 cũng đề cập tới
vấn đề sau khi nhận Bí tích Rửa tội, những người đã được ghi danh vào Giáo Hội nghi lễ tự
lập khác. Tuy nhiên, người đã lãnh nhận Bí tích này có thể chuyển nghi lễ theo những cách
sau:

Cách thứ nhất: trong điều 112 §1 đề cập đến “người đã được Tông Toà ban phép”7. Khi
được chuẩn phép rõ ràng và có phúc nghi của Toà thánh, người theo Nghi lễ Đông phương có
thể chuyển qua Latinh. Trước đây, muốn chuyển qua một nghi lễ khác cần phải qua Toà
Khâm sứ Toà Thánh và được sự cho phép của Toà thánh thì mới chuyển được. Tuy nhiên,
Giáo Hội với sự mở cửa để phù hợp với thời đại, dù Toà Khâm sứ có thể chuyển đơn và phê
votum vào đơn, cắt bản quyền cũ và giao cho bản quyền mới8.

Cách thứ hai: khi một người Công giáo Latinh kết hôn với người Công giáo Đông
phương sẽ theo nghi lễ nào? Việc theo nghi lễ Latinh hay Đông phương tuỳ vào cặp đôi phối
ngẫu chọn lựa nghi lễ. Vợ có thể theo Giáo Hội nghi lễ của chồng, và ngược lại, chồng có thể
theo Giáo Hội nghi lễ của vợ, bao lâu hôn nhân còn tồn tại 9. Tuy nhiên, “lúc kết hôn hay sau
đó, nếu muốn, phối ngẫu công giáo có thể làm một bản tuyên ngôn xin chuyển qua nghi lễ
của phối ngẫu kia, và có thể trở về lại nghi lễ Latinh sau khi phối ngẫu qua đời”10. Việc
chuyển nghi lễ này, luật không nói rõ hình thức của bản tuyên ngôn và có phải ghi vào sổ
không? Có ý kiến cho rằng, việc chuyển nghi lễ phải làm trước mặt trưởng ấn và phải ghi chú
vào việc Rửa tội11. Ngoài ra,“Luật không nói gì về việc hoán chuyển trở lại nghi lễ Latinh
trong thời gian giá thú”12.Việc chuyển nghi lễ cũng phát sinh một số vấn đề, chẳng hạn như:
việc cử hành hình thức giáo luật cho hôn phối sẽ theo nghi lễ nào? (Latinh hay Đông phương).

4
X. Phan Tấn Thành, Giải thích quyển I: tổng tắc, Rôma 1995, tr. 164.
5
Sđd.
6
X. Bộ giáo luật 1983, bản dịch của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Nxb. Tôn Giáo, 2017, tr. 58.
7
Sđd., tr. 59.
8
X. Trần Đình Phục, Giải thích quyển I: những quy tắc tổng quát, Đcv Huế, 2022, tr. 190.
9
X. Trần Ngọc Tín, Giáo luật và quy tắc tổng quát, tr. 153.
10
Sđd., tr. 190.
11
Sđd.
12
Sđd.
2
Trong Bộ Giáo Luật 1917 buộc phải theo nghi lễ Latinh, còn bộ luật 1983 cho phép cử hành
theo nghi lễ nào cũng được13, tuỳ theo ý muốn của người cha hoặc mẹ.

Cách thứ ba: những trẻ em trong §1, 1o và 2o sẽ theo nghi lễ của cha hoặc mẹ cho đến 14
tuổi, nhưng sau 14 tuổi nếu chúng muốn thì có thể chuyển nghi lễ khác 14. Tuy nhiên, việc
chuyển nghi lễ này cần phải ghi lại vào sổ lưu trữ hoặc sổ Rửa tội để làm minh chứng về
sau15.

Tóm lại, điều 112 §1 trong Bộ Giáo Luật 1983 trình bày về vấn đề gia nhập nghi lễ
trong Giáo Hội Latinh và Đông phương. Việc gia nhập nghi lễ này, Giáo Hội mở ra cho mỗi
người tín hữu tự do lựa chọn hay thay đổi nghi lễ mà mình muốn theo khi đã đủ 14 tuổi trọn.
Tuy nhiên, một vấn đề chúng ta thắc mắc và đặt ra ở đây đó là: việc ưu tiên cho trẻ em mới
sinh theo nghi lễ của người cha có hợp lý và công bằng không? (trường hợp người cha đó là
một người sống bê tha không tham dự các nghi lễ Bí tích và không làm mẫu gương tốt lành để
trẻ em noi theo, hay người cha có những tư tưởng, lối sống sai lạc về đức tin). Từ lối sống
cũng như mẫu gương không tốt của người cha, khi trẻ em lớn lên và trưởng thành cũng bị ảnh
hưởng phần nào và sống theo lối sống đó. Vì thế, Giáo Hội luôn luôn ưu tiên theo nghi lễ của
người cha (khi cặp phối ngấu không thống nhất) có hợp lý không? và Giáo Hội có nên chú
trọng và lưu ý về vấn đề này trong điều 111 của Bộ Giáo Luật không, để tránh những trường
hợp nêu trên xảy ra.

Như vậy, qua Bí tích Rửa tội, các tín hữu được thánh hiến cho Thiên Chúa, trở nên đền
thờ của Chúa Thánh Thần, sống đời sống hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô trong Giáo Hội là
thân thể của Ngài16. Các tín hữu khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, họ nhận lãnh ấn tín cụ thể và
không thể xóa bỏ, đó là mối dây làm cho người ấy từ đây thuộc về Dân Thiên Chúa. Đối với
các trẻ em, Bí tích Rửa tội được hiểu như một hành động do sáng kiến của Thiên Chúa trong
việc trao ban ân sủng cho mọi người. Thánh Tôma Aquino nói Bí tích Rửa tội cho trẻ em là
cử hành Bí tích đức tin; các trẻ em chưa tin bằng hành vi cá nhân, nhưng bằng đức tin của
Giáo Hội mà chúng trở nên thành viên, và nhờ đức tin này mà các trẻ em lãnh nhận được ân
sủng và các nhân đức17. Vì thế, các trẻ em được rửa tội trong đức tin của Giáo Hội, và Giáo
Hội đón nhận các trẻ em này qua hành động Bí tích. Qua đó, Bí tích Rửa tội trao ban cho
chúng ta Chúa Thánh Thần như là nguyên lý và sự khởi đầu của sự sống Thiên Chúa trong
chúng ta, kết nhập chúng ta vào thân thể Chúa Kitô và làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên
Chúa.

13
Sđd., tr. 191.
14
Sđd.
15
Sđd.
16
X. Phạm Ngọc Hải, Sđd., tr. 23.
17
X. Phạm Ngọc Hải, Sđd., tr. 45.
3

You might also like