You are on page 1of 61

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VI MÔ

Chương thứ 1 thoả mãn các mục tiêu sau:


 Kiến thức
 Mười nguyên lý của kinh tế học
 Kinh tế học là gì
 Phương pháp nghiên cứu và công cụ hỗ trợ
 Kỹ năng
 Tư duy
 Phân tích và tổng hợp
 Nhận thức
 Thảo luận
 Soạn bài theo yêu cầu của giảng viên

I. Mười nguyên lý của kinh tế học


Trước khi tìm hiểu về mười nguyên lý của kinh tế học, sinh viên cần biết những
khái niệm cơ bản về kinh tế học và các vấn đề cơ bản của nó. Các nguyên lý của kinh
tế học được suy ra từ những kiến thức cơ bản đó. Cách tìm hiểu này giúp sinh viên
hiểu bài từ cơ bản đến phức tạp, từ đó có thể nắm được bản chất của vấn đề và nắm bắt
được nội dung bài sâu hơn.
Kinh tế là gì? (Economy)
(Vấn dề kinh tế)
Ví dụ: vấn đề kinh tế của một sinh viên khoá 44 là gì?
 Tiền học phí
 Tiền đi lại
 Tiền ăn ở
 Tiền tài liệu học tập
 Các chi phí khác
Thu nhập sinh viên có từ đâu?  từ cha mẹ 2.500.000 đồng/ tháng ( nguồn lực có giới
hạn).
 Ăn ở, điện nước, đi lại… (nhu cầu thiết yếu)
 Tiết kiệm (an toàn)
 Tham gia phong trào hoạt động đoàn đội, của trường khoa…; giao lưu bạn bè
(xã hội)
Nhu cầu là vô hạn trong khi nguồn lực (thu nhập) là có giới hạn từ đó đòi hỏi phải
có sự lựa chọn và phân bổ nguồn lực khan hiếm một cách tối ưu nhất.
Sự lựa chọn kinh tế xuất phát từ sự khan hiếm các nguồn lực. Các quốc gia, các
doanh nghiệp và các hộ gia đình đều có một số nguồn lực hữu hạn nhất định. Trong
kinh tế các nguồn lực đó gồm lao động, vốn và đất đai. Việc sử dụng các nguồn lực đó
làm sao phải đạt được hiệu quả cao nhất để tránh các sự lãng phí và tổn thất
Như vậy vấn đề kinh tế đó là sử dụng nguồn lực có giới hạn (khan hiếm) để giải
quyết nhu cầu vô hạn.
Điều này có nghĩa là không bao giờ có thể thoả mãn được tất cả các nhu cầu.
Do đó, con người trong bất cứ nền kinh tế nào cũng phải đối mặt với Bài toán lựa
chọn (chấp nhận đánh đổi – trade off, lựa chọn nhu cầu nào phù hợp với khả năng (tài
chính/thời gian/sức khoẻ) và sở thích của bản thân) --nguyên lý 1-- xuất hiện chi phí
cơ hội --nguyên lý 2--
Chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện một sự lựa
chọn về kinh tế.
Ví dụ: Một người có một lượng tiền mặt là 1 triệu đồng. Anh ta cất giữ ở trong
két tại nhà. Nếu như anh ta gửi lượng tiền đó vào ngân hàng với lãi suất có kỳ hạn 1
năm là 5% thì sau một năm anh ta có được một khoản lãi là 50 nghìn đồng. Như vậy,
chi phí cơ hội của việc giữ tiền là khoản tiền lãi mà lẽ ra chúng ta có thể thu được khi
gửi chúng vào ngân hàng.
Môn học (khoa học) giải quyết sự lựa chọn trong kinh tế gọi là kinh tế học
(Economics).
1. Những thực thể sẽ lựa chọn trong nền kinh tế
 Chính phủ (Government)
 Doanh nghiệp (Enterprise)
 Hộ gia đình (Households)
(Lựa chọn: xảy ra trong 3 thị trường (1) thị trường hàng hoá tiêu dùng (*), (2) thị
trường các yếu tố đầu vào (thị trường lao động, nguyên vật liệu…), (3) thị trường tài
chính
Nguyên tắc lựa chọn: con người duy lý luôn hướng đến mục tiêu đề ra. Và họ
có thể sử dụng cách thay đổi cận biên để điều chỉnh nhỏ so với kế hoạch hiện tại --
nguyên lý 3--. Nguyên lý cận biên cấu thành cách tiếp cận phân tích của chúng ta đối
với vấn đề lựa chọn. Phương pháp này cho phép chúng ta hiểu được bản chất tối ưu
của các quyết định kinh tế. Phép phân tích cận biên sẽ giúp chúng ta hiểu được cách
thức lựa chọn của các thành viên kinh tế. Bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào cũng liên
quan đến hai vấn đề cơ bản là: chi phí và lợi ích của sự lựa chọn. Cả hai biến số ích lợi
và chi phí đều thay đổi khi các thành viên kinh tế đưa ra các sự lựa chọn với quy mô
khác nhau. Mọi thành viên kinh tế đều mong muốn tối đa hoá lợi ích ròng (hiệu số
giữa lợi ích và chi phí).
Câu hỏi thảo luận : vận dụng nguyên lý 3 giải thích tại sao nước cần thiết cho cơ thể
lại có giá rẽ trong khi kim cương lại đắt?
Ba thực thể lựa chọn trong thị trường hàng hoá tiêu dùng để trả lời 3 câu hỏi:
 Lựa chọn cái gì = sản xuất cái gì (what is production)
 Phương pháp nào = sản xuất như thế nào (how is production)
 Phân phối kết quả = sản xuất cho ai (for whom)
Việc trả lời 3 câu hỏi trên phụ thuộc về cơ chế nền kinh tế.
Trong cơ chế mệnh lệnh (cơ chế kế hoạch hoá tập trung) ba vấn đề kinh tế cơ
bản do chính phủ quyết định. Còn trong cơ chế thị trường, các vấn đề kinh tế cơ bản
do thị trường (quy luật cung - cầu hay còn gọi bàn tay vô hình (invisible hand)) xác
định. Trong cơ chế hỗn hợp, cả chính phủ và thị trường đều tham gia giải quyết các
vấn đề kinh tế cơ bản. Hiện nay các nước đều áp dụng cơ chế hỗn hợp để giải quyết
các vấn đề kinh tế cơ bản. Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản đó khác
nhau ở các nước khác nhau.
Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các động cơ khuyến khích
Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người đều được hưởng lợi
Nguyên lý 6: Thị trường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường
Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và
dịch vụ của nước đó
Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền
Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
2. Kinh tế học
Phân thành 2 nhánh:
+ Nhánh 1: nghiên cứu tổng thể nền kinh tế như các vấn đề tăng trưởng, lạm phát, thất
nghiệp...gọi là kinh tế vĩ mô (macroeconomics).
+ Nhánh 2: nghiên cứu giả định lựa chọn cụ thể của các thực thể trong nền kinh tế gọi
là kinh tế vi mô (microeconomics). Như vậy, kinh tế học vi mô là một bộ phận của
kinh tế học. Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của các thành viên kinh tế đo là các
hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức ra quyết
định của mỗi thành viên
Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô tuy có đối tượng nghiên cứu khác nhau
nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, hai bộ phận này có mối quan
hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau. Các học thuyết vĩ mô có thể được xây dựng dựa
trên các cách tiếp cận vi mô và ngược lại các quyết định vi mô phụ thuộc vào các mối
quan hệ vĩ mô.
Các cách tiếp cận nghiên cứu (2 cách ): Khi đưa ra kết luận hoặc nhận định về một
vấn đề kinh tế,
+ Dựa vào quan điểm riêng (gọi là kinh tế học chuẩn tắc): sử dụng cụm từ “nên
hay có thể” vì chỉ là quan điểm riêng và ít có độ tin cậy hơn
Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các cá nhân. Nó
liên quan đến các câu hỏi như điều gì nên xảy ra, cần phải như thế nào.Ví dụ, một số
nhà hoạt động xã hội nói “các công ty bất động sản cần phải xây thêm nhà để người
thu nhập thấp được thuê nhà với giá rẻ” thì đó cũng là nhận định mang tính chuẩn tắc
vì việc xây nhà do thị trường xác định chứ không phải dựa trên ý muốn chủ quan của
một cá nhân nào đó.
+ Dựa vào bằng chứng thực tế (gọi là kinh tế thực chứng): có bằng chứng nên
có độ tin cậy cao hơn nhưng lại mất thời gian điều tra và có độ trễ.
Kinh tế học thực chứng liên quan đế cách lý giải khoa học, các vấn đề mang
tính nhân quả và thường liên quan đế các câu hỏi như là đó là gì? Tại sao lại như vậy?
Điều gì xảy ra nếu... ví dụ, Nhà nước đánh thuế tiêu thụ cao đối với thuốc làm tăng
hiện tượng buôn lậu thuốc lá qua biên giới trong thời gian gần đây. Đây là vấn đề thực
chứng vì hiện tại thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá ở mức cao hơn trước và thực tế
tình trạng buôn lậu thuốc lá qua biên giới đang tăng lên.
Vai trò của giả định và mô hình
• Vai trò của giả định: đơn giản hóa một thể giới đầy phức tạp và làm cho nó dễ
hiểu hơn  tập trung để suy nghĩ về bản chất của vấn đề.
• Mô hình kinh tế học: biểu đồ, phương trình để tìm hiểu thế giới, được xây dựng
đi kèm với các giả định.
• VD: Sơ đồ chu chuyển, Đường giới hạn khả năng sản xuất.
Tại sao các nhà kinh tế học bất đồng chính kiến
• Sự khác nhau về đánh giá khoa học
• Khác nhau về giá trị
• Nhận thức và thực tiễn
Phương pháp vẽ đồ thị
• Đồ thị đơn biến
• Đồ thị hai biến: Hệ tọa độ
• Các đường cong trong hệ tọa độ
• Độ dốc
• Nguyên nhân và kết quả
• Bỏ sót biến
CHƯƠNG 2 – LÝ THUYẾT CUNG CẦU

Chương thứ 2 thoả mãn các mục tiêu sau:


 Kiến thức
 Khái niệm cầu hàng hoá, cầu cá nhân và cầu thị trường, các yếu tố tác động đến
cầu ngoài giá
 Khái niệm cung hàng hoá, cung cá nhân và cung thị trường, các yếu tố tác động
đến cung ngoài giá
 Cân bằng cung – cầu
 Vấn đề kiểm soát giá
 Kỹ năng
 Tư duy
 Phân tích và tổng hợp
 Tính toán
 Nhận thức
 Thảo luận
 Soạn bài theo yêu cầu của gv

I. Cầu D (demand)
1. Khái niệm
Cầu là số lượng hàng hoá mà người mua mong muốn và có khả năng thanh toán tại các
mức giá, trong một khoảng thời gian xác định khi các yếu tố không đổi (ceteris
paribus).
Ví dụ : Với mức giá 15.000 VNĐ/kg cam, người tiêu dùng A sẵn sàng mua 2 kg
cam cho gia đình ăn một ngày trong các tháng hè nóng nực tại Đà Nẵng. Tuy nhiên,
khi giá lên tới 30.000 VNĐ/kg cam, người tiêu dùng đó chỉ có mong muốn mua và chỉ
có khả năng mua 1 kg cam thôi. Khi giá cam là 15.000 VNĐ/kg thì hàng ngày lượng
cam được bán ra trên thị trường Đà Nẵng đến 4 tấn cam. Nhưng khi giá lên tới 30.000
VNĐ/kg thì lượng cam được bán ra có 2 tấn cam một ngày. Như vậy, với mỗi một
mức giá khác nhau, người tiêu dùng sẽ có mong muốn và có khả năng mua được một
lượng hàng hoá khác nhau.
Biểu cầu
Biểu cầu là một bảng số ghi lại các lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mua ứng
với các mức giá khác nhau.
Biểu cầu thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả của một loại hàng hoá cụ
thể

ΔP P QD Δ QD

20 90
5 -10
25 80
5 -10
30 70

Đường cầu là đường đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu về một
loại hàng hóa mà người mua muốn và sẵn sàng mua hay đường cầu là sự thể hiện trên
đồ thị ( thông thường trục hoành biểu thị số lượng, trục tung biểu thị giá) nhu cầu của
người tiêu dùng về một hàng hoá nào đó theo sự thay đổi về giá.
Một cách diễn đạt khác thì đường cầu chính là lượng cầu tại các mức giá với
lượng cầu là lượng mua tại một điểm trên đường cầu.
Phương trình đường cầu: QD = aP + b (a<0)
QD lượng cầu
P giá
a biểu hiện sự tác động của giá đến lượng cầu
ΔQ D
=(Q D )' P
a= ΔP = hệ số góc (độ dốc của đường cầu)
a<0  P tăng thì QD giảm và ngược lại, P giảm thì QD tăng (luật cầu)
b: ảnh hưởng của các yếu tố khác (không đổi) ngoài giá
Từ ví dụ về biểu cẩu
ΔQ D −10
= =−2
a = ΔP 5

Thay vào phương trình đường cầu: 90 = -2x20+b


Vậy b = 130
Như vậy QD = -2P + 130
−1
 P = 2 QD + 65
Chú ý: P thay đổi thì lượng cầu thay đổi (di chuyển trên đường cầu (move along…))
2. Cầu cá nhân và cầu thị trường
- Cầu cá nhân là cầu của một người tiêu dùng đối với hàng hoá hoặc dịch nào đó trên
thị trường
- Cầu thị trường: là tổng mức cầu cá nhân ứng với từng mức giá
Nếu chúng ta biết được đường cầu của các cá nhân tiêu dùng riêng biệt thì
lượng cầu thị trường tại một mức giá đã cho bằng tổng lượng cầu của tất cả người tiêu
dùng tại mức giá đó. Giả sử một trường hợp đơn giản nhất là một thị trường chỉ có hai
người 2 người mua A và B (sản phẩm X) với các hàm cầu tương ứng của họ là Q D(A)
và QD(B)
Tại P1 = 20, A: QD(A1) = 70
B: QD (B1) = 80
Tại P2 = 25, A: QD(A2) = 60
B: QD (B2) = 60

A
{70=ax20 +b¿¿¿¿¿¿ B
{80=ax20 +b¿¿¿¿¿¿
Suy ra a = -2 a = -4
b = 110 b = 160
QD(A) = -2P + 110 QD(B) = -4P + 160
Vậy QD = QD(A) + QD(B) (tại các mức giá)  QD = -6P + 270
Kết luận:
1) Đường cầu cá nhân dốc hơn đường cầu thị trường hay có thể nói khác là đường cầu
thị trường thoải hơn đường cầu cá nhân (do lượng cầu thị trường luôn lớn hơn lượng
cầu cá nhân tại mỗi mức giá)
2) Cầu thị trường = tổng cầu tất cả các cá nhân trên thị trường tại các mức giá (theo
chiều ngang) như vậy để có được đường cầu thị trường từ ta cộng theo chiều ngang
đường cầu của tất cả các cá nhân trên thị trường.
3. Các yếu tố tác động đến cầu ngoài giá, các yếu tố khác không đổi
QD = aP + b (a<0)
QD = -6P + 270
b=270 ( đại diện cho các yếu tố khác không đổi)
Khi b = 270 thay đổi: + b tăng thì lượng cầu tăng tại các mức giá (cầu tăng): đường
cầu D dịch chuyển song song sang phải (sang D1) shift right
+ b giảm thì lượng cầu giảm tại các mức giá (cầu giảm): đường
cầu D dịch chuyển song song sang trái (sang D2) shift left

Chú ý: cần phân biệt lượng cầu với cầu, sự di chuyển trên đường cầu với sự dịch
chuyển đường cầu.
+ Lượng cầu: số lượng mua và có khả năng mua tại một mức giá cụ thể (tại 1 điểm
trên đường cầu)
+ Khi giá thay đổi làm lượng cầu thay đổi  di chuyển trên đường cầu
+ Cầu: lượng cầu tại các mức giá (cả đường cầu)
+ Các yếu tố tác động đến cầu ngoài giá thay đổi làm cầu thay đổi  dịch chuyển
đường cầu
Các yếu tố tác động đến cầu ngoài giá
 Thu nhập It (Income) Nếu mức thu nhập tăng, người tiêu dùng có thể dành
nhiều tiền hơn cho việc mua mọi hàng hóa điều này làm cho lượng cầu tại mỗi mức
giá có thể tăng lên. Tuy vậy, mối quan hệ giữa thu nhập với lượng cầu còn phụ thuộc
vào loại hàng hóa. với những hàng hóa thông thường khi thu nhập tăng thì cầu cũng
tăng lên và ngược lại khi các yếu tố khác không đổi, tuy vậy, đối với các hàng hóa
thứ cấp thì cầu giảm khi thu nhập tăng và ngược lại.
It tăng: + đối với hàng hoá bình thường (hàng hoá thiết yếu và hàng hoá cao cấp/
xa xỉ phẩm) thì cầu sẽ tăng (D dịch chuyển đến sang phải D1)
+ đối với hàng hoá thứ cấp (hàng hoá có phẩm cấp thấp): cầu giảm (D
dịch chuyển sang trái D2)
It giảm (ngược lại)
 Thị hiếu Jt (Taste and Preference): thích hơn (D sang D 1), ít thích hơn (D sang
D2)
Thị hiếu của người tiêu dùng là sự kết tinh của sở thích, thói quen, văn hoá, môi
trường sống, v.v... của người tiêu dùng, điều này phản ánh thông qua việc lựa chọn
hàng hoá. Ví dụ: Người thích màu đỏ, người thích màu trắng khi mua quần áo họ sẽ
chọn loại quần áo có màu sắc ưa thích. Việc thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng cũng
khiến cho đường cầu dịch chuyển. Người dân Đà Nẵng chuyển sang ăn nhiều rau và
hoa quả hơn trong những năm gần đây. Điều đó làm cho lượng cầu về các thức ăn này
tăng lên nhanh chóng. Do vậy có thể nói, đường cầu của rau quả tại thị trường Đà
Nẵng đã dịch chuyển sang bên phải, làm cho lượng cầu tăng lên ở mọi mức giá.
 Kỳ vọng của người tiêu dùng Et (Expectation of consumers):
+ về giá trong tương lai: tăng thì cầu tăng (D sang D 1), giảm thì cầu giảm (D sang
D2)
+ về thu nhập trong tương lai: tăng thì cầu tăng (D sang D1), giảm thì cầu giảm
(D sang D2)
Số lượng người tiêu dùng Nt ( the number of consumers): nhiều thì cầu tăng (D
sang D1), ít thì cầu giảm (D sang D2)
 Giá hàng hoá liên quan đến PX,Y: X và Y là hàng hoá liên quan
 Hàng hóa thay thế. Hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn
một nhu cầu. Thông thường, hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng công dụng
và cùng chức năng nên người tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng
khác khi giá của các mặt hàng này thay đổi. Ví dụ, người tiêu dùng có thể thay thế thịt
bằng cá khi giá thịt tăng lên và giá cá không đổi; khách du lịch có thể lựa chọn giữa
Vũng Tàu, Đà Lạt hay Nha Trang. Cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm
(tăng) đi khi giá của (các) mặt hàng hóa thay thế của nó giảm (tăng), nếu các yếu tố
khác là không đổi.
 Hàng hóa bổ sung. Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng song
hành với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó.
Trong thực tế có rất nhiều hàng hóa bổ sung. Ví dụ, xăng là hàng hóa bổ sung cho xe
gắn máy vì chúng ta không thể sử dụng xe gắn máy mà không có xăng. Giá xăng tăng
có thể dẫn đến lượng cầu đối với xe gắn máy giảm xuống. Gas và bếp gas, máy hát CD
và đĩa CD là những hàng hóa bổ sung cho nhau. Từ những thí dụ trên, ta cũng có thể
dưa ra một nhận xét quan trọng sau: cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm
(tăng) khi giá của (các) hàng hóa bổ sung của nó tăng (giảm), nếu các yếu tố khác
không đổi.
 Các hàng hóa không liên quan. Đặc điểm chính của mối quan hệ này là nếu
giá của mặt hàng này thay đổi thì lượng cầu của mặt hàng kia cũng không bị ảnh
hưởng. Vì vậy đường cầu của hàng hoá đang phân tích không bị thay đổi khi có biến
động về hàng hoá không liên quan.
+ X và Y là hàng hoá thay thế: POMO tăng làm QTIDE tăng
+ X và Y là hàng hoá bổ sung: Pxăng tăng làm Qxe máy giảm
Hàm số cầu QD = f(P, It, Jt, Et, Nt, PX,Y,…)
II. Cung S (supply)
1. Khái niệm
Cung là số lượng hàng hoá mà người bán sẵn lòng cung ứng và có khả năng cung ứng
tại các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi.
Ví dụ về cung
Với mức giá 15.000đ/kg cam, nhà sản xuất A sẵn sàng cung ứng ra thị trường Đà
Nẵng 5 tấn cam/ngày. Khi giá lên tới 30.000 VNĐ/kg, lúc này nhận thấy lợi nhuận
tăng, nhà sản xuất mong muốn cung ra 10 tấn/ngày nhưng thực tế họ chỉ có khả năng
sẵn sàng cung ứng 7 tấn/ngày ra thị trường. Như vậy, cung thị trường ở đây là 7
tấn/ngày khi giá là 30.000 VNĐ/kg. Ta thấy, với mỗi một mức giá khác nhau, nhà sản
xuất sẽ và chỉ sẵn sàng cung ứng ra thị trường một lượng hàng hoá khác nhau. Với
mức giá càng cao, nhà sản xuất sẽ sẵn sàng cung ứng một lượng hàng hóa nhiều hơn
so với mức giá thấp hơn trước đó. Nhưng cung này của nhà sản xuất phụ thuộc vào cả
năng lực sản xuất. Nên nhiều khi biết bán rất có lợi nhưng họ không thể sản xuất đủ
hàng để bán.
Biểu cung
Biểu cung của hàng hóa, tương tự như biểu cầu, mô tả mối quan hệ giữa giá thị
trường của hàng hóa đó và lượng hàng hóa mà người sản xuất làm ra và muốn bán,
trong điều kiện không có sự thay đổi của yếu tố khác.
2. Cung cá nhân và cung thị trường
Giả định thị trường có 2 nhà cung ứng H và I (sản phẩm X)
Tại P1 = 20, H: QS(H1) = 70
I: QS (I1) = 60
Tại P2 = 25, H: QS(H2) = 80
I: QS (I2) = 80

H
{70=cx20 +d¿¿¿¿¿¿ I
{60=cx20 +d¿¿¿¿¿¿
Suy ra c = 2 c=4
d = 30 d = -20
QS(H) = 2P + 30 QS(I) = 4P - 20
Vậy QS = QS(H) + QS(I) (tại các mức giá)  QS = 6P + 10

Kết luận:
1) Đường cung cá nhân dốc hơn đường cung thị trường hay nói cách khác là đường
cung thị trường thoải hơn đường cung cá nhân do lượng cung thị trường luôn lớn hơn
lượng cung cá nhân tại mỗi mức giá
2) Cung thị trường = tổng cung tất cả các cá nhân trên thị trường tại các mức giá (theo
chiều ngang) từ đó để có đường cung thị trường ta cộng theo chiều ngang tất cả các
đường cung cá nhân
3. Các yếu tố tác động đến cung ngoài giá, các yếu tố khác không đổi
QS = cP + d (c>0)
QS = 6P + 10
d=10 ( đại diện cho các yếu tố khác không đổi)
Khi d = 10 thay đổi: + d tăng thì lượng cung tăng tại các mức giá (cung tăng): đường
cung S dịch chuyển song song sang phải (sang S1) shift right
+ d giảm thì lượng cung giảm tại các mức giá (cung giảm):
đường cung S dịch chuyển song song sang trái (sang S2) shift left

Chú ý: cần phân biệt lượng cung với cung, sự di chuyển trên đường cung với dịch
chuyển đường cung (tương tự với cầu)
Các yếu tố tác động đến cung ngoài giá
 Giá cả các yếu tố đầu vào Pg,t
Pg,t tăng  giá thành sản phẩm tăng  giá bán sản phẩm cao  khả năng cạnh tranh
giảm: cung giảm (S dịch chuyển sang trái S2)
Pg,t giảm (ngược lại)
 Công nghệ Tt (Technology): tiên tiến (S sang S1), lạc hậu (S sang S2)
 Kỳ vọng của nhà sản xuất ES,t (Expectation of suppliers):
+ về giá trong tương lai:
Nếu kỳ vọng giá tương lai sẽ tăng thì dẫn đến hiện tượng đầu cơ  cung giảm
(S sang S2),
Nếu kỳ vọng giá tương lai sẽ giảm thì tăng bán ra  cung tăng (S sang S1)
 Số lượng nhà sản xuất N S,t ( the number of suppliers): nhiều thì cung tăng (S
sang S1), ít thì cung giảm (S sang S2)
 Tác động của chính phủ Gt
+ thuế: S sang S2
+ trợ cấp: S sang S1
Hàm số cung là hàm số biểu diến mối quan hệ giữa lượng cung và các nhân
tố ảnh hưởng đến cung. Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa cung và yếu tố
khác dưới dạng tổng quát sau: QS = f(P, Pg,t, Tt, ES,t, NS,t, Gt,…)
III. Cân bằng thị trường
1. Điều kiện cân bằng thị trường
- Khái niệm cân bằng: cân bằng thị trường là một trạng thái của thị trường mà ở đó
lượng cung bằng với lượng cầu xác định mức giá cả chung, giá cả thị trường. Tại trạng
thái cân bằng, tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán một
lượng bất kỳ mà họ mong muốn, do vậy mà cả người mua và người bán đều không
thích thay đổi hành vi của họ. Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn
bán theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng (P E). Sản lượng được mua và bán tại
mức giá cân bằng gọi là lượng cân bằng (QE)
- Điều kiện cân bằng:
QD = QS = QE (hay PD = PS = PE)

{QD=−6P+270 ¿¿¿¿¿¿
260 65
=
Suy ra PE = 12 3 , QE = 140
2. Giá thực tế luôn luôn dao động xung quanh giá cân bằng và thị trường sẽ có
chức năng tự động điều chỉnh về lại PE.
a. P1 = 15 < PE
Tại P1 = 15  thế vào phương trình đường cầu, xác định được lượng cầu QD = 180
thế vào phương trình đường cung, xác định được lượng cung QS = 100
lượng cầu > lượng cung  xảy ra thiếu hụt một lượng = 80.
Khi P1 < PE: xảy ra thiếu hụt  giá hàng hoá sẽ có khuynh hướng tăng  (theo luật
cầu) làm lượng cầu giảm và (theo luật cung) làm lượng cung tăng  về lại điểm cân
bằng

Nếu chính phủ quy định giá P1 = 15 < PE thì xảy ra hiện tượng thiếu hụt.
Ví dụ: ở Việt Nam, có giá điện, giá sữa trẻ em
P1 được gọi là giá trần hay còn gọi là giá tối đa (ceiling price) là mức giá cao nhất mà
người bán được phép bán
Mục đích chính phủ quy định giá trần/ giá tối đa là không muốn giá thị trường tăng
cao hơn giá trần quy định (nhằm hỗ trợ cho người mua).
b. P2 = 30 > PE
Tại P2 = 30  thế vào phương trình đường cầu, xác định được lượng cầu QD = 90
thế vào phương trình đường cung, xác định được lượng cung QS = 190
lượng cầu < lượng cung  xảy ra dư thừa một lượng = 100.
Khi P2 > PE: xảy ra dư thừa  giá hàng hoá sẽ có khuynh hướng giảm  (theo luật
cầu) làm lượng cầu tăng và (theo luật cung) làm lượng cung giảm  về lại điểm cân
bằng

Nếu chính phủ quy định giá P2 = 30 > PE thì xảy ra hiện tượng dư thừa.
Ví dụ: tiền lương tối thiểu, mua thóc ở miền Tây Việt Nam
P2 được gọi là giá sàn hay còn gọi là giá tối thiểu (floor price). Giá sàn là mức giá
thập nhất mà người mua được phép mua.
Mục đích chính phủ quy định giá sàn/ giá tối thiểu là không muốn giá thị trường thấp
hơn giá sàn quy định (nhằm hỗ trợ cho người bán).
3. Thay đổi điểm cân bằng thị trường (E)
 Giá thay đổi không làm thay đổi điểm cân bằng thị trường mà chỉ gây ra hiện
tượng dư thừa hay thiếu hụt.
 Đường cầu/ đường cung dịch chuyển thì sẽ làm thay đổi giá cân bằng thị trường
(khi các yếu tố tác động đến cung/ cầu ngoài giá thay đổi).
Các bước thực hiện sau khi chia trường hợp:
 Bước 1: nêu nguyên nhân (sự kiện) làm thay đổi cầu (cung)
 Bước 2: xác định đường cầu/ cung thay đổi như thế nào
 Bước 3: vẽ đồ thị và kết luận về PE và QE
a. Cầu thay đổi - cung không đổi
 Cầu tăng - cung không đổi
Nguyên nhân (sự kiện) làm cầu tăng:
+ It tăng (hàng hoá bình thường) hoặc It giảm (hàng hoá thứ cấp)
+ Jt thích hơn
+ Nt nhiều hơn
+ Et về giá trong tương lai tăng, hoặc Et về thu nhập trong tương lai tăng
+ PX,Y -- hàng hoá thay thế: PX tăng làm QD(Y) tăng
-- hàng hoá bổ sung: PX giảm làm QD(Y) tăng
đường cầu dịch chuyển song song sang phải (D sang D1)

Kết luận PE tăng và QE tăng


 Cầu giảm - cung không đổi
Thực hiện tương tự như trên
b. Cung thay đổi - cầu không đổi
 Cung tăng - cầu không đổi
Nguyên nhân (sự kiện) làm cung tăng:
+ Pg,t tăng
+ Tt tiên tiến
+ ES,t về giá trong tương lai giảm
+ NS,t nhiều
+ Gt -- giảm thuế
-- tăng trợ cấp
đường cung dịch chuyển song song sang phải (S sang S1)

Kết luận: PE giảm và QE tăng


 Cung giảm - cầu không đổi (thực hiện tương tự)
c. Cầu thay đổi - cung thay đổi
 Cầu tăng - cung tăng
Nêu nguyên nhân (sự kiện) làm cầu tăng - cung tăng

Kết luận: QE tăng và PE không kết luận được (không đủ thông tin để kết luận)
(đây là hợp của 2 trường hợp cầu tăng, cung không đổi và cung tăng, cầu không đổi)
 Cầu tăng - cung giảm
 Cầu giảm - cung tăng
 Cầu giảm - cung giảm
Thực hiện tương tự
CHƯƠNG 3 – ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG - CẦU
Chương thứ 3 thoả mãn các mục tiêu sau:
 Kiến thức
 Độ co giãn của cầu: khái niệm, độ co giãn của cầu theo giá, độ co giãn của cầu
theo thu nhập và độ co giãn chéo của cầu
 Độ co giãn của cung: độ co giãn của cung theo giá và các yếu tố ảnh hưởng
 ảnh hưởng của thuế
 Kỹ năng
 Tư duy
 Phân tích và tổng hợp
 Tính toán
 Nhận thức
 Thảo luận
 Soạn bài theo yêu cầu của gv
I. Độ co giãn của cầu ED (Elasticity of demand)
Hàm số cầu: QD = f(P, It, Jt, Et, Nt PX,Y,…)
Độ co giãn của cầu là phản ứng của người mua trước sự thay đổi của các yếu tố tác
động đến cầu. (đo lường sự thay đổi tương đối của lượng cầu phụ thuộc vào một trong
số các yếu tố tác động đến cầu) Δ % % Δ
Kết luận: Độ co giãn của cầu đo lường % thay đổi của lượng cầu theo/chia % thay đổi
của một số các yếu tố tác động đến cầu.
%ΔQ
E D=
%Δx (với Q = QD)
ΔQ
%ΔQ=
Q , Δ Q = Qsau - Qtrước
Δx
% Δ x = x , Δ x = xsau - xtrước

ΔQ
%ΔQ Q ΔQ x
E D= = = ×
%Δx Δx Δx Q
x
P
1. Độ co giãn của cầu theo giá Ed hoặc E D
Khái niệm: đo lường % thay đổi của lượng cầu theo % thay đổi của giá.
%ΔQ ΔQ P
E d= = ×
Công thức: %ΔP ΔP Q (Q =QD)
−1 270
QD+
Chú ý: QD = -6P + 270 ⇔ P = 6 6
ΔQ 1 1
= = =−6
ΔQ ΔP ΔP −1
=(Q)' P=−6
ΔP ΔQ 6
65
Ví dụ 1: Tính Ed tại điểm cân bằng thị trường E (PE = 3 và QE = 140)
65
ΔQ P 3
E d = × =−6× =−0 , 93
ΔP Q 140
Ý nghĩa: Ed = -0,93
Dấu âm biểu hiện mối quan hệ ngược chiều giữa giá và lượng cầu.

Quy ước
|E d|=|−0,93|=0,93
P thay đổi 1% thì Q thay đổi 0,93% tức là: P tăng 1% thì Q giảm 0,93% và P giảm 1%
thì Q tăng 0,93%.
Trong trường hợp này, có thể kết luận khách hàng kém phản ứng với giá (cầu không/
kém co giãn) vì Ed < 1. (ghi chú thêm: có thể nhận thấy đường cầu dốc thì kém co
giãn)
 Phương pháp điểm giữa (midpoint method) trong tính toán độ có giãn cầu
Khi tính toán độ co giãn của cầu theo giá, việc xác định điểm khởi đầu (điểm xác
định trước) sẽ ảnh hưởng đến kết quả tính toán độ co giãn và cho ra kết quả không
giống nhau khi điểm khởi đầu được chọn ngược lại, để tránh ảnh hưởng này và tạo ra
kết quả thống nhất, phương pháp điểm giữa cho phép xác định độ co giãn của cầu theo
từ công thức
ΔQ
%ΔQ Q 2+Q1
E D= =
%Δx Δx
x 2+ x 1
Chú ý: để tính Ed trong khoảng (P1; P2) thì lấy trung bình cộng của khoản đó rồi tính.
P1 + P2
P̄=
2
Q 1 +Q 2
Q̄=
2
 Mối quan hệ giữa doanh thu với độ co giãn của cầu theo giá
Doanh thu của doanh nghiệp = giá bán x lượng tiêu thụ
Tức là TR = P x Q (với Q = QD, TR: Total Revenue)
Khi Ed < 1 tức là cầu không co giãn (khách hàng kém phản ứng với giá) nên tăng giá
để làm doanh thu TR tăng.
Thông thường rơi vào những trường hợp sau:
+ sản phẩm thiết yếu (lương thực, thực phẩm, quần áo, nguyên vật liệu, năng
lượng, nhiên liệu…)
+ sản phẩm (hàng hoá) ít có sản phẩm thay thế
+ thời gian không đủ dài để người mua điều chỉnh
+ giá bán sản phẩm chia sẻ rất nhỏ trong ngân sách tiêu dùng
Ví dụ 2: Tính Ed tại điểm có P = 30 Q = QD = 90
ΔQ P 30
| × |=|−6× |=|−2|=2
Ed = ΔP Q 90 >1
 khách hàng phản ứng mạnh với giá  cầu co giãn  nên giảm giá để làm doanh
thu tăng
Thông thường rơi vào những trường hợp sau:
+ sản phẩm có nhiều sản phẩm thay thế
+ thời gian đủ dài để người mua điều chỉnh
+ giá bán sản phẩm chia sẻ lớn trong ngân sách tiêu dùng (thường là những mặt
hàng cao cấp/ xa xỉ phẩm)
+ đường cầu thoải co giãn hơn đường cầu dốc
Khi Ed = 1: gọi là cầu co giãn đơn vị (tức là tăng hay giảm giá đều làm doanh thu
không đổi)
Hai trường hợp đặc biệt của Ed

Đường cầu của dược phẩm dành cho bệnh Đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh
sida hoặc bệnh K. hoàn hảo (ví dụ như người nông dân bán
Q* ∉ P  Q* = a (hằng số) thóc trên thị trường)
ΔQ P P*∉ Q  P* = a (hằng số)
E d= × =0
ΔP Q ΔQ P
E d= × =∞
Cầu hoàn toàn không co giãn ΔP Q
P thay đổi a% sẽ làm TR thay đổi a% Cầu hoàn toàn không co giãn
(vì sao?) Q thay đổi a% sẽ làm TR thay đổi a%.
(vì sao?)

2. Độ co giãn của cầu theo thu nhập EI


Khái niệm: đo lường % thay đổi của lượng cầu theo % thay đổi của thu nhập.
%ΔQ ΔQ I
EI= = ×
%ΔI ΔI Q
Công thức:

Phân loại:

+ I tăng ( ΔI > 0)  hàng hoá bình thường thì Q tăng (ΔQ > 0)  EI > 0

hàng hoá thứ cấp thì Q giảm (ΔQ < 0)  EI < 0

+ I giảm ( ΔI < 0)  hàng hoá bình thường thì Q giảm (ΔQ < 0)  EI > 0

hàng hoá thứ cấp thì Q tăng (ΔQ > 0)  EI < 0


Vậy, kết luận: EI > 0: hàng hoá bình thường  0 < EI < 1 đối với hàng hoá thiết yếu
và EI¿ 0 đối với hàng cao cấp (xa xỉ phẩm)
EI < 0: hàng hoá thứ cấp
3. Độ co giãn chéo của cầu EX,Y
X và Y là hai hàng hoá liên quan.
Khái niệm: đo lường % thay đổi của lượng cầu theo % thay đổi của giá hàng hoá liên
quan.
%ΔQ X ΔQ X P Y
EX ,Y= = ×
thức: %ΔP Y ΔP Y Q X
Công

Phân loại:

+ PY tăng ( ΔPY > 0)  hàng hoá thay thế thì QX tăng (ΔQX > 0)  EX,Y >

hàng hoá bổ sung thì QX giảm (ΔQX < 0)  EX,Y < 0

+ PY giảm ( ΔI < 0)  hàng hoá thay thế thì QX giảm (ΔQX < 0)  EX,Y > 0

hàng hoá bổ sung thì QX tăng (ΔQX > 0)  EX,Y < 0


Vậy, kết luận: EX,Y > 0: X và Y là 2 hàng hoá thay thế
EX,Y < 0: X và Y là 2 hàng hoá bổ sung
II. Độ co giãn của cung ES (Elasticity of supply)
Hàm số cung QS = f(P, Pg,t, Tt, ES,t, NS,t, Gt,…)
Độ co giãn của cung đo lường sự thay đổi tương đối của lượng cung phụ thuộc vào
gía.
Kết luận: Độ co giãn của cung đo lường % thay đổi của lượng cung theo/chia % thay
đổi của giá.
ΔQ
%ΔQ Q ΔQ P
E S= = = ×
%ΔP ΔP ΔP Q
P (với Q = QS)
III. Thuế
1. Thuế đánh vào người bán
Khi thuế (gián thu) đánh vào hàng hoá trên thị trường (thuế đánh vào người
bán) sẽ làm dịch chuyển đường cung sang trái và lên trên một đoạn đúng bằng
mức thuế (vì mức giá mà người sản xuất nhận được là P-T thay vì P khi không
có thuế . Khi đường cung dịch chuyển sang trái, đường cầu không đổi, điểm cân
bằng cũng thay đổi theo hướng giá cả tăng lên lượng giao dịch thực tế giảm đi.
Như vậy cả người sản xuất và người tiêu dùng đều bị ảnh hưởng, người sản
xuất hay người tiêu dùng bị ảnh hưởng nhiều hơn phụ thuộc vào độ dốc của
đường cung, đường cầu, dạng hàm số của cung, cầu. Có thể minh họa qua ví dụ
sau:
Phương trình đường cầu QD = -6P + 270
Phương trình đường cung QS = 6P + 10
Chính phủ đánh thuế t =10/ đơn vị giá vào người bán
1 10
Q S−
QS = 6P + 10  P = 6 6
1 10
Q S−
Pt = P + t = 6 6 + 10
1 50
Q S+
Vậy P = 6 t 6
t
QS = 6Pt - 50
t t
Cân bằng thị trường mới QD = Q S =QE

{QD=−6P+270 ¿¿¿¿¿¿ 
PtE =
80
3

Q tE = 110

80 65
PtE−P E= − =5
Thuế người mua chịu là 3 3
Thuế người bán chịu là (t - thuế người mua) = 10 - 5 = 5
t
Bên cạnh đó, có thể tính thuế người bán bằng cách ứng với lượng cung Q E = 110 thay
vào phương trình đường cung
1 10 50 65 50
×110− = − =5
P= 6 6 3 thuế người bán chịu là 3 3
2. Thuế đánh vào người mua
Khi thuế (gián thu) đánh vào hàng hoá trên thị trường (thuế đánh vào người
mua) sẽ làm dịch chuyển đường cầu sang phải và xuống dưới một đoạn đúng
bằng mức thuế (vì mức giá mà người mua thực tế phải trả là là P+T thay vì P
khi không có thuế) . Khi đường cầu dịch chuyển sang phải, đường cung không
đổi, điểm cân bằng cũng thay đổi theo hướng làm giảm lượng giao dịch. Như
vậy cả người sản xuất và người tiêu dùng đều bị ảnh hưởng, người sản xuất hay
người tiêu dùng bị ảnh hưởng nhiều hơn phụ thuộc vào độ dốc của đường
cung, đường cầu, dạng hàm số của cung, cầu. Có thể minh họa qua ví dụ sau:
Theo đề, chính phủ đánh thuế t = 10/ đơn vị giá vào người mua.
1
− Q D + 45
QD = -6P + 270  P = 6
1
− Q D +35
Pt = P - t = 6
t
Q D = -6Pt +210
t t
Cân bằng thị trường mới QS = Q D =Q E

{ t
QD=−6P+210 ¿ ¿¿¿¿¿ P =200

t
E
12
=
50
3 ;Q
t
E= 110

65 50
P E−PtE= − =5
Thuế người bán chịu là 3 3
Thuế người mua chịu là = (t - thuế người bán) = 10 - 5 = 5
t
Bên cạnh đó, có thể tính thuế người mua bằng cách ứng với lượng cung Q E = 110 thay
vào phương trình đường cầu
1 80 80 65
− ×110+45= − =5
P= 6 3 thuế người mua chịu là 3 3
Chú ý:
 Cho dù thuế đánh vào người bán hay người mua thì phần thuế mà người mua và
người bán chịu là không đổi
 Nếu cầu co giãn hơn cùng (đường cầu thoải, đường cung dốc) thì phần thuế
người mua chịu ít hơn phần thuế người bán chịu.
 Nếu cầu kém co giãn hơn cung thì thuế người mua chịu nhiều hơn người bán.
CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG VÀ PHÚC LỢI
4.1. Người tiêu dùng, nhà sản xuất và hiệu quả của thị trường
4.1.1. Thặng dư người tiêu dùng (consumer surplus, CS)
- Là chênh lệch mà người tiêu dùng sẵn lòng trả và giá thị trường
- Thặng dư tiêu dùng bằng phần diện tích trên đường giá cân bằng thị trường và dưới
đường cầu
4.1.2. Thặng dư người sản xuất (Producer surplus, PS)
- Là chênh lệch giữa giá sẵn sàng bán và giá thị trường
- Thặng dư sản xuất bằng phần diện tích nằm trên đường cung và dưới đường giá thị
trường
Tổng thặng dư
Tổng thặng dư = Thặng dư người tiêu dùng + Thặng dư người sản xuất

Để tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng


Bước 1 : xác định giá thị trường (giá cân bằng)
Bước 2 : xác định tung độ góc (hoành độ góc) của đường cung, cầu
Bước 3 : xác định diện tích hình cần tính
4.2. Ứng dụng và chi phí của thuế
4.2.1. Tổn thất vô ích của thuế
Phương trình đường cầu QD = -6p+270
Phương trình đường cung QS= 6p + 10
Nếu chính phủ đánh thuế t =10/đơn vị, thuế đánh vào người bán
khi chưa có thuế
CS = S(AEPE) = 4900/3
PS = S(OBEPE) = 625
Sau khi đánh thuế
CS = S(AFG)
PS = S(OBIH)
Doanh thu thuế của chính phủ = S(GHIF)
Tổn thất vô ích của thuế = S(IFE) = 150

Tổng quát hơn, ta có


Trước khi có thuế có thuế thay đổi
Thặng dư tiêu A+B+C A -(B+C)
dùng
Thặng dư sản xuất D+E+F F -(D+E)
Doanh thu thuế 0 B+D B+D
Tổng thặng dư A+B+C+D+E+ A+B+D+F -(C + E)
F
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất vô ích
- Yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất vô ích của thuế là độ co giãn cung cầu theo giá. Khi
cung ít co giãn, tổn thất của thuế nhỏ. Khi cung tương đối co giãn, tổn thất của thuế
lớn. Khi cầu tương đối co giãn, tổn thất của thuế nhỏ. Khi cầu ít co giãn, tổn thất của
thuế lớn.
- Mối quan hệ giữa độ co giãn của cung và tổn thất vô ích của thuế được thể hiện theo
hình sau
- Mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu và tổn thất vô ích của thuế được thể hiện theo
hình sau

4.2.3. Tổn thất vô ích và doanh thu thuế khi mức thuế thay đổi
- Khi mức thu thuế tăng thì tổn thất vô ích ngày càng lớn và tăng nhanh hơn độ lớn của
thuế. Thuế tăng 2 lần thì tổn thất của thuế tăng gấp 4 lần
CHƯƠNG 5 : LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

5.1. Mục tiêu của người tiêu dùng


Mục tiêu lựa chọn của người tiêu dùng là thỏa mãn tối đa lợi ích trước các
ràng buộc về thu nhập
Các giả định:
(1) Lợi ích hoàn toàn : Giả sử có 2 hàng hóa X và Y thì có 3 khả năng xảy
ra là
+ X được thích hơn Y
+ Y được thích hơn X
+ X và Y được thích như nhau
(2) lợi ích có tính bắc cầu : Giả sử có 3 hàng hóa X, Y và Z thì nếu X
được thích hơn Y, Y được thích hơn Z  X được thích hơn Z
5.2. Lý thuyết về lợi ích
5.2.1. Khái niệm lợi ích
Lợi ích được định nghĩa như là mức độ thỏa mãn hay hài lòng liên quan
đến các lựa chọn tiêu dùng. Lợi ích có hai đặc tính như sau:
- Lợi ích và “hữu dụng” là không đồng nhất nhau. Chẳng hạn, tranh của
Picasso có lẽ không hữu dụng trong cuộc sống, nhưng lại có lợi ích cực kỳ lớn
đối với các nhà nghệ thuật.
- Lợi ích thường không giống nhau đối với mỗi người khi tiêu dùng cùng
sản phẩm. Chẳng hạn, kính cận có lợi ích lớn đối với người cận hoặc viễn thị,
nhưng không có lợi ích đối với người có mắt bình thường.
Các nhà kinh tế giả định rằng mỗi cá nhân phải đưa ra sự lựa chọn trong
số các lựa chọn tiêu dùng và cá nhân sẽ lựa chọn tiêu dùng đem lại lợi ích cao
nhất.
5.2.2. Tổng lợi ích và lợi ích biên
Tổng lợi ích (U) là mức độ hài lòng hay thỏa mãn liên quan đến việc tiêu
dùng một lượng hàng hóa.
Lợi ích biên (MU) là lợi ích tăng thêm khi người tiêu dùng tăng thêm một
đơn vị tiêu dùng hàng hóa.
∆ TU
MU =
∆Q
Bảng dưới đây minh họa mối quan hệ giữa tổng lợi ích và lợi ích biên liên
quan đến tiêu dùng của cá nhân đối với bánh pizza (trong một khoảng thời gian
nhất định).

Q U TU MU
1 50 50 50
2 30 80 30
3 10 90 10
4 0 90 0
5 -5 85 -5

Trong ví dụ này, lợi ích có khung hướng giảm dần thể hiện của quy luật
lợi ích cận biên giảm dần.

Phần MU>0 tương


ứng với đường cầu

5.3. Quyết định lựa chọn tiêu dùng


Giả sử người tiêu dùng chi tiêu tất cả thu nhập (I) vào hàng hóa X và Y,
người tiêu dùng phải tối đa hóa lợi ích (U) thỏa mãn ràng buộc ngân sách chi
tiêu. Khi đó
Hàm mục tiêu: U = f(QX , QY ) → Max
Ràng buộc: PX QX + PY QY ≤ I
Điều kiện cần là
MUy MUx
=
Py Px
5.3.1. Đường bàng quan
Đường bàng quan là một đường biểu thị các kết hợp tiêu dùng hàng hóa
đem lại cùng mức lợi ích. Biểu đồ dưới đây gồm một đường bàng quan của hai
hàng hóa, X và Y.

Đường bàng quan cao hơn được ưa thích hơn đường bàng quan thấp hơn.
Người tiêu dùng thích lựa chọn điểm tiêu dùng ở đường bàng quan có mức lợi
ích cao hơn. Điều này phản ảnh mong muốn người tiêu dùng là thích tiêu dùng
nhiều hơn đối với một hàng hóa.
Đường bàng quan có độ dốc đi xuống. Độ dốc của đường bàng quan
phản ảnh tỷ lệ thay thế hàng hóa này bởi hàng hóa khác. Trong hầu hết các
trường hợp, người tiêu dùng thích cả hai. Vì vậy, nếu số lượng một hàng hóa
giảm đi thì số lượng hàng hóa khác phải tăng lên để người tiêu dùng đạt
được cùng mức thỏa mãn. Vì lý do này, đường bàng quan có dạng dốc
xuống.
Các đường bàng quan không cắt nhau
Các đường bàng quan lõm vào góc tọa độ. Độ dốc của đường ngân sách
phản ảnh tỷ lệ thay thế biên của hàng hóa bởi hàng hóa khác. Khi người tiêu
dùng có nhiều hơn với cùng một sản phẩm thì mong muốn trên mỗi sản phẩm
sẽ ít đi và mong muốn đối với sản phẩm ít hơn sẽ lớn hơn. Điều này cũng phản
ảnh qui luật lợi ích biên giảm dần. Chính vì vậy, hình dạng của đường bàng
quan là dốc xuống và lõm vào góc tọa độ.
Khi hàng hóa dễ thay thế cho nhau đường bàng quan ít cong hơn và khi
hàng hóa khó thay thế cho nhau đường bàng quan trở nên cong hơn
Hai hàng hóa thay thế hoàn hảo thì đường bàng quan thẳng vì tỷ lệ thay
thế biên giữa là cố định không đổi (Y/X=-2)
Hàng hóa bổ sung hoàn hảo thì đường bàng quang vuông góc
Đồng Số
5 cent chiếc
tất
trái

Đồng Số chiếc tất phải


10 cent

5.3.2. Đường ngân sách


Chúng ta hãy xem xét ràng buộc về thu nhập ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn tiêu dùng của cá nhân như thế nào. Giả sử rằng cá nhân có thu nhập cố
định (I), chi tiêu vào hai hàng hóa (X và Y) với giá cố định (PX and PY ).
+ Nếu người tiêu dùng mua hết chỉ sản phẩm X, khi đó I = P X*QX  QX =
I/ PX
+ Nếu người tiêu dùng mua hết chỉ sản phẩm Y, khi đó I = P Y* QY QY =
I/ PY
Ràng buộc thu nhập của cá nhân có thể biểu thị như sau:
PX QX + PY QY = I hay
−Px I
Y= X+
Py Py
Phương trình trên có thể biểu thị thông qua đồ thị đường ngân sách. Điểm
giao nhau của đường ngân sách với các trục tọa độ được xác định bằng cách lấy
thu nhập chia cho giá của hàng hóa tương ứng trên mỗi trục tọa độ (Bằng cách
cho lượng X=0 sẽ xác định được điểm giao nhau trên trục Y (tất cả thu nhập chi
tiêu vào hàng hóa Y) và cho lượng Y=0 sẽ xác định được điểm giao nhau trên
trục X.

Khi thu nhập người tiêu dùng và giá cả của các hàng hóa là cố định, thì
đường ngân sách sẽ được xác định như trên. Lưu ý rằng, hệ số góc của đường
ngân sách chính là giá tương đối của hai hàng hóa P X/PY . Từ khi giá hàng hóa
là cố định nên hệ số góc của đường ngân sách là không đổi. Một cách tương tự
khi chỉ có thu nhập thay đổi, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song (dịch
chuyển ra hướng bên ngoài hoặc trong góc tọa độ). Nếu như chỉ có giá cả hàng
hóa thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hệ số góc của đường ngân sách, đường ngân
sách trở nên nông hoặc dốc hơn.
Cá nhân bị giới hạn lựa chọn tiêu dùng trong phạm vi thu nhập, đó chính
là phần giới hạn bên trong của đường ngân sách. Nếu cá nhân lựa chọn điểm
tiêu dùng nằm bên trong của đường ngân sách thì chi tiêu nhỏ hơn thu nhập
hiện có, các lựa chọn nằm trên đường ngân sách thì toàn bộ thu nhập sẽ chi tiêu
hết. Trong khi các điểm nằm ngoài đường ngân sách thì cá nhân không thể đạt
được vì chi tiêu vượt quá thu nhập hiện có.
Ngoại trừ có sự thay đổi thu nhập hay có sự thay đổi giá của hàng hóa, khi
đó giới hạn lựa chọn của cá nhân có thể mở rộng ra phạm vi bên ngoài của
đường ngân sáchquyết định lựa chọn tiêu dùng điều kiện thu nhập phải dùng
hết, như vậy, điểm lựa chọn sẽ nằm trên đường ngân sách lợi ích mang lại là
cao nhất, như vậy, đường bàng quan phải nằm xa gốc tọa độ nhất có thể

Trong biểu trên, điểm cân bằng tiêu dùng được xác định tại tiếp điểm F
(QX*,QY*) QX* đơn vị hàng hóa X và QY* đơn vị hàng hóa Y. Trong khi đó, các
điểm khác trên đường ngân sách, chẳng hạn điểm A, là điểm có thể lựa chọn
nhưng đem lại mức lợi ích nhỏ hơn B đem lại mức lợi ích cao hơn nhưng không
thể đạt được. Cá nhân không thể đạt được mức lợi ích lớn hơn U 0 trừ khi cá
nhân có thể mở rộng được phạm vi lựa chọn của đường ngân sách ra hướng bên
ngoài
Kết luận :
Quyết định lựa chọn tiêu dùng để tối đa hóa lợi ích là lợi ích của một đơn
vị cho tất cả các hàng hóa đều bằng nhau và thu nhập của người tiêu dùng phải
được sử dụng hết khi giá một hàng hóa thay đổi sẽ xảy ra hai hiệu ứng
Hiệu ứng thu nhập là tác động của sự thay đổi giá của một hàng hóa lên
thu nhập thực tế của người tiêu dùng và kết quả ảnh hưởng lên lượng cầu tiêu
dùng.
Hiệu ứng thay thế là tác động của sự thay đổi giá của một hàng hóa lên
mức giá của hàng hóa liên quan và kết quả ảnh hưởng đến lượng cầu tiêu dùng..
Trong khi đó, tác động thu nhập là sự dịch chuyển từ đường đẳng ích này sang
đường đẳng ích khác. Tác động tổng hợp là tổng của tác động thu nhập và tác
động thay thế.
Để xem xét tác động riêng biệt của thay thế và thu nhập khi giá thay đổi,
chúng ta vẽ đường ngân sách giả thuyết G*F* song song với GF và tiếp xúc với
đường bàng quan U1 tại J. Đường ngân sách giả thuyết G*F* biểu thị sự giảm
thu nhập 15 nghìn đồng = GG* = FF*. Điều này nhằm giữ cho cá nhân tiêu
dùng có cùng mức lợi ích như trước khi có sự thay đổi giá.
Sự dịch chuyển từ A đến J trên đường U1 (bằng 1X) là do tác động thay
thế khi giá thay đổi. Trong khi đó, sự dịch chuyển từ J trên U1 đến B trên U2
(cũng bằng 1X) là do tác động thu nhập. Vì vậy, tổng tác động khi giá thay đổi
là 2X.
Theo minh họa ở trên, thì tác động thay thế và tác động thu nhập là bằng
nhau. Nhưng trong thực tế, tác động thay thế thường lớn hơn tác động
thu nhập. Lý do là các cá nhân thường chi tiêu một phần nhỏ thu nhập vào
một hàng hóa nhất định. Vì thế, mặc dù có sự thay đổi lớn về giá hàng hóa cũng
không gây ra tác động thu nhập lớn hơn. Mặc khác, tác động thay thế thường
rất lớn nếu như có nhiều hàng hóa thay thế.
CHƯƠNG 6 : LÝ THUYẾT SẢN XUẤT – CHI PHÍ

6.1. Lý thuyết sản xuất


6.1.1. Các khái niệm
Hàm số sản xuất tổng quát: Q = f(L, K, ...)
K : vốn sản xuất
L : số lượng lao động sử dụng
Đầu ra (Q) là hàm số phụ thuộc như số lượng hàng hóa (xe hơi, máy tính).
Hàm số sản xuất chỉ ra số lượng đầu ra tương ứng với các kết hợp đầu vào giữa
lao động và vốn. Trong đó, công nghệ được giả định là không thay đổi trong
quá trình phân tích.
Hàm số sản xuất với một biến số đầu vào Tổng sản phẩm sản xuất (TP)
của một doanh nghiệp là một hàm số theo các mức sử dụng các yếu tố đầu vào.
Trong ngắn hạn, chúng ta giả định chỉ có một yếu tố đầu vào biến đổi
ảnh hưởng đến tổng sản phẩm sản xuất (hay sản lượng, Q) của một doanh
nghiệp. Tổng sản lượng (sản phẩm) này có thể biểu thị thông qua hàm số sản
xuất như sau: TP = f (L) Trong đó, các yếu tố đầu vào khác như vốn và công
nghệ giả định không đổi.
Mối quan hệ giữa các mức sử dụng yếu tố đầu vào có thể được biểu thị
thông qua sản phẩm trung bình (AP) (hay năng suất bình quân trên mỗi lao
động). Sản phẩm trung bình được xác định bằng cách lấy tổng sản phẩm chia
cho số lượng lao động như sau: AP= Q/L
Sản phẩm biên (MP) được định nghĩa như là sản phẩm tăng thêm từ việc
sử dụng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào, trong khi các yếu tố đầu vào khác vẫn
không đổi. Sản phẩm biên được đo lường bằng tỷ số giữa thay đổi tổng sản
phẩm (TP) và thay đổi lượng lao động sử dụng (L).
MP = TP/L
MP có khuynh hướng giảm dần thể hiện quy luật cận biên giảm dần (Quy
luật năng suất cận biên giảm dần nói rằng khi một yếu tố sản xuất đạt được lợi
thế thì năng suất thu được từ mỗi đơn vị sản xuất tiếp theo sẽ chỉ tăng nhẹ từ
đơn vị này sang đơn vị tiếp theo.), MP cắt đường AP tại điểm cực đại của
AP.
Các đường TP, AP và MP có thể minh họa trong cùng một đồ thị. Biểu đồ
cho thấy TP ban đầu tăng lên rất nhanh khi số lượng lao động sử dụng (L) tăng
lên. Tuy nhiên, sau đó TP tăng với các mức nhỏ dần theo mức lao động. Thậm
chí, TP giảm khi lao động sử dụng vượt quá một mức nhất định. Biểu đồ dưới
đây minh họa mối quan hệ giữa đường AP và MP cùng với đường TP. Ta thấy
AP ban đầu tăng nhưng sau đó giảm. Trong khi đó, MP tăng trong khoảng TP
tăng với tốc độ nhanh hơn và giảm khi TP tăng với tốc độ giảm dần. MP bằng
không tại mức sử dụng lao động mà ở đó TP đạt được tối đa và MP âm khi TP
giảm. => TP MAX khi MP=0
TP giảm khi MP<0
TP giảm khi MP>0
6.1.2. Sản xuất theo thời gian
Sản xuất ngắn hạn là thời kỳ quá ngắn đối với một doanh nghiệp để thay
đổi năng lực sản xuất. Năng lực sản xuất là cố định trong ngắn hạn, nhưng sản
lượng có thể biến đổi bằng cách sử dụng nhiều lao động, nguyên vật liệu và
các nguồn lực tương tự khác trong giới hạn năng lực hiện có.
Sản xuất dài hạn là thời kỳ đủ dài để doanh nghiệp có thể thay đổi toàn
bộ yếu tố đầu vào, bao gồm cả năng lực sản xuất. Lưu ý năng lực sản xuất chỉ
có thể thay đổi khi công ty đầu tư thêm vốn và thay đổi công nghệ. Theo quan
điểm của ngành thì sản xuất dài hạn xem xét đến khả năng một doanh nghiệp
gia nhập hay rút khỏi ngành
6.1.3. Bài toán tối ưu hóa sản xuất
Cho mức sản lượng trước (Q) xác định các yếu tố đầu vào (K,L) cần thiết
tối thiểu
Cho trước mức đầu vào (K, L) tìm mức sản xuất tối đa sản lượng
Điều kiện tối ưu hóa sản xuất
Thêm một đơn vị lao động với mức lương đơn vị là w
Sản phẩm của một đơn vị lao động tăng thêm là MPL
Như vậy, một đơn vị giá lao động là MPL/w và của vốn là MPK/r
Điều kiện cần để tối ưu hóa sản xuất là MPL/w = MPK/r
Điều kiện đủ là chi phí phải được đầu tư hết hay C = w*L + r*K (iso-cost)
6.2. Lý thuyết chi phí
6.2.1. Bản chất chi phí
Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu - Chi phí kinh tế
Lợi nhuận kế toán = Tổng doanh thu - Chi phí kế toán.
So sánh các định nghĩa về lợi nhuận kinh tế và kế toán, chúng ta thấy lợi
nhuận kinh tế bao giờ cũng nhỏ hơn lợi nhuận kế toán, do
Chi phí kinh tế = Chi phí kế toán + Chi phí cơ hội (ẩn)
Chi phí kinh tế bao gồm cả chi phí cơ hội, bất kể là chi phí minh nhiên
hay chi phí ẩn. Chi phí minh nhiên là chi phí được thanh toán dựa trên các
chứng từ cụ thể (các chi phí kế toán là những chi phí minh nhiên). Trái lại, chi
phí ẩn là chi phí không bằng tiền.
Như vậy, chúng ta đã thấy sự khác nhau giữa chi phí kinh tế và chi phí kế
toán. Trong hầu hết các trường hợp, chi phí kế toán là chi phí minh nhiên (chỉ
có trường hợp ngoại lệ, đó là chi phí khấu hao vẫn được xem là chi phí kế toán
mặc dù khấu hao là chi phí không bằng tiền).
Như vậy, hệ thống kế toán được tổ chức để ghi nhận các nghiệp vụ phát
sinh về các khoản thu, chi của doanh nghiệp. Các ghi nhận này rất hữu ích đối
với cơ quan thuế, người chủ doanh nghiệp. Vì thế, mỗi khoản thu và chi đều
phải được ghi nhận thông qua các nghiệp vụ phát sinh. Trong khi đó, chi phí ẩn
thì không thể quan sát trực tiếp (và vì vậy cũng không có biên nhận để làm cơ
sở để kiểm tra sổ sách kế toán).
Do chi phí kinh tế bao gồm cả chi phí minh nhiên và chi phí ẩn, trong khi
chi phí kế toán bao gồm (hầu hết) chi phí minh nhiên. Vì vậy, chi phí kinh tế
luôn lớn hơn chi phí kế toán. Sự khác biệt giữa hai chi phí này thực chất chính
là chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Lợi
nhuận kế toán được xác định bằng:
6.2.2. Chi phí sản xuất ngắn hạn
Trong ngắn hạn, tổng chi phí (Total Cost =TC) bao gồm hai loại chi phí:
chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí cố định (Total Fixed Cost =TFC) là những chi phí không biến
đổi theo mức sản lượng. Chi phí cố định là như nhau đối với mọi mức sản
lượng (thậm chí khi sản lượng bằng không). Các chi phí cố định chẳng hạn như:
tiền thuê văn phòng, chi phí đăng ký, khoản trả lãi vay, chi phí khấu hao liên
quan đến các tiện ích sử dụng (nhà xưởng, thiết bị, phương tiện vận tải, ...).
Chi phí biến đổi (Total Variable Cost =TVC) là những chi phí biến đổi
theo mức sản lượng. Chẳng hạn, chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu, chi
phí điện nước là những chi phí biến đổi. Chi phí biến đổi bằng không khi sản
lượng bằng không và tăng lên theo sản lượng sản xuất.
TC = TFC + TVC
Chi phí cố định trung bình (AFC) được xác định bằng:
AFC =TFC/Q
Chi phí biến đổi trung bình (AVC) được xác định bằng:
AVC =TVC/Q
Chi phí trung bình (ATC) được xác định bằng:
ATC =TC/Q
ATC = AVC + AFC do TC=TFC+TVC  TC/Q = TFC/Q + TVC/Q
Chi phí biên là chi phí của đơn vị sản lượng tăng thêm (MC). Chi phí biên
được đo lường bởi:
MC = TC/Q =(TC)'Q
MC= TC(Q=3)-TC(Q=2)

VC là hàm theo Q nên phải đổi L sang Q


Mối quan hệ giữa đường chi phí và sản phẩm

6.2.3. Chi phí sản xuất trong dài hạn


Trong dài hạn, tất cả chi phí đều biến đổi. Mỗi khi doanh nghiệp thay đổi
vốn đầu tư sẽ làm cho đường chi phí trung bình ngắn hạn (SRATC) dịch
chuyển từ đường này sang đường khác. Biểu đồ dưới đây minh họa cho mối
quan hệ này. Điểm cực tiểu của các đường chi phí trung bình ngắn hạn biểu thị
mức vốn đầu tư của doanh nghiệp, tương ứng với mức sản lượng.
Vì vậy trong biểu đồ này, SRATC4 biểu thị mức vốn đầu tư cao hơn
SRATC1.
Đường chi phí trung bình dài hạn (LRATC) là đường biểu thị các mức
thấp nhất của đường chi phí trung bình trong ngắn hạn. Dĩ nhiên, trong mỗi thời
kỳ ngắn hạn thì doanh nghiệp bao giờ cũng lựa chọn qui mô sản xuất mà ở đó
chi phí trung bình là thấp nhất. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản xuất Qo
đơn vị khi mức vốn đầu tư tương ứng với đường chi phí trung bình SRATC2
(chi phí sản xuất ở mức sản lượng này có thể cao hơn hay thấp hơn tùy thuộc
vào qui mô của doanh nghiệp)
LRATC dốc xuống thì doanh nghiệp có lợi thế về hiệu suất kinh tế theo
quy mô
LRATC dốc lên thì doanh nghiệp bất lợi về hiệu suất kinh tế theo quy mô
LRATC nằm ngang thì doanh nghiệp có hiệu suất kinh tế không đổi theo
quy mô

6.3. Quyết định sản xuất


Lợi nhuận kinh tế (PROFIT)= Tổng doanh thu - Tổng chi phí = TR -TC
Khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản lượng thì doanh thu của
nó sẽ tăng lên và chi phí cũng tăng lên. Lợi nhuận sẽ tăng khi phần doanh thu
tăng lớn hơn phần chi phí tăng. Trong đó, doanh thu tăng do bán thêm một đơn
vị sản lượng gọi là doanh thu biên (MR) và chi phí tăng liên quan đến việc sản
xuất thêm một đơn vị sản lượng gọi là chi phí biên (MC).

MR = TR/Q = (TR)'Q
MC = TC/Q = (TC)'Q
Để lợi nhuận (Q) =TR-TC  MAX
Điều kiện cần : Q' = 0  MR =MC
Điều kiện đủ : Q'' < 0
Như vậy, để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp trong bất kỳ hình thái
thị trường nào đều là tại mức sản lượng có MR =MC

CHƯƠNG 7: CẠNH TRANH HOÀN HẢO


1. Khái niệm
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường rất nhiều người mua, rất nhiều người
bán và sản phẩm đồng nhất (có thể thay thế hoàn hảo cho nhau)
Vd: Thị trường gạo VN
2. Đặc điểm
 Số lượng người mua, người bán rất nhiều và những mỗi người mua không có
ảnh hưởng đến cầu thị trường cũng như mỗi người bán không có ảnh hưởng (đáng kể)
đến cung thị trường của sản phẩm.
 Sản phẩm có thể thay thế cho nhau một cách hoàn hảo
 Thông tin về thị trường là hoàn hảo: bên mua và bán đều nắm rõ thông tin về
giá, chất lượng, nơi bán, thời gian
 Không có rào cản vào và ra khỏi thị trường
 Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có quy mô rất nhỏ so với thị trường
không ảnh hưởng giá và lượng thị trường DN cạnh tranh hoàn hảo là người chịu giá
thị trường (giá thị trường do cung cầu thị trường quyết định), vì vậy các doanh nghiệp
trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có đường cầu nằm ngang chính là đường giá sản
phẩm.
3. Quyết định sản xuất trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, quyết định sản xuất của doanh nghiệp tập trung vào lượng
cung của doanh nghiệp (sản lượng sản xuất). Doanh nghiệp sẽ xác định mức sản
lượng để tối đa hóa lợi nhuận. Như vậy, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng
mà ở đó doanh thu biên bằng với chi phí biên (MR=MC), như đã đề cập ở chương
trước. Do đường cầu đối với doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là
đường giá thị trường, do đó, doanh thu biên bằng với giá thị trường (P=MR=D), và
doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng Qo mà ở đó MR = MC.
Biểu đồ dưới đây mô tả mối quan hệ này.

Với mức sản lượng Qo, chi phí trung bình bằng ATCo. Vì thế, lợi nhuận trên
mỗi đơn vị sản lượng bằng Po - ATCo. Trong khi đó, lợi nhuận bằng lợi nhuận đơn
vị nhân (x) tổng sản lượng sản xuất. Trong đồ thị bên dưới, lợi nhuận của doanh
nghiệp chính là phần chữ nhật bôi đậm.
Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa giá thị trường với tổng chi phí bình quân
(ATC) và chi phí biến đổi bình quân (AVC) mà doanh nghiệp có các quyết
định khác nhau.

Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận: MR=MC

Xác định tại Q*: xét ∆ ( lợi nhuận) tại Q*

∆Q* = TRQ* - TCQ* = tổng doanh thu- tổng chi phí

∆Q* = P.Q* - ATC.Q*

∆Q* = Q* (P – ATC)

Trường hợp 1: P>ATC thì ∆Q* >0. Ta có đồ thị 1 như sau:

Đồ thị 1
P MC
ATC

∆Q*
P D=M
E R
T
C
O Q
Q*

Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ sản xuất bình thường tại mức sản lượng Q*

Trường hợp 2: P=ATC, thì ∆Q* =0. Trong ngắn hạn: nếu không sản xuất (tạm thời
đóng cửa, shutdown) doanh nghiệp sẽ bị lỗ chi phí cố định. Ngược lại nếu tiếp tục
hoạt động thì DN sẽ bù đắp chi phí cố định

Đồ thị 2:
P
MC
ATC = (P - AVC) Q*

AVC
ATC=PE D=MR
AVC

O Q
Q*

Trường hợp 3: AVC<P< ATC thì ∆Q* <0.

Trong ngắn hạn: nếu DN không sản xuất (tạm thời đóng cửa) thì sẽ bị lỗ phần chi
phí cố định. Ngược lại thì DN sẽ bù đắp được 1 phần chi phí cố định tối thiểu lỗ
Đồ thị
P ATC

MC

ATC
AVC
P D=MR
AVC

O Q
Q*

+ Các phân tích trên cho thấy khi P>AVC thì doanh nghiệp tiếp tục sản xuất. Như
vậy, đường MC xác định mức sản lượng sản xuất của doanh nghiệp với điều kiện P
> AVC (giá lớn hơn chi phí biến đổi bình quân). Phần MC nằm phía trên AVC min
chỉ ra lượng cung theo các mức giá, đó chính là đường cung ngắn hạn của doanh
nghiệp. Đường cung được minh họa bởi phần MC nằm phía trên AVCmin tô đậm
dưới đây.
P
Đường cung ngắn
MC
hạn của DN cạnh
tranh hoàn hảo
AVC

D=MR

PE min=
AVC

O Q
Q*
Trường hợp 4: P<AVC Doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất
4. Quyết định sản xuất trong dài hạn của doanh nghiệp
Trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ gia nhập ngành khi có lợi nhuận kinh tế dương
và rời khỏi ngành khi lợi nhuận kinh tế âm (lỗ). Giả sử, một doanh nghiệp có lợi
nhuận kinh tế dương với mức giá thị trường hiện tại. Lợi nhuận dương sẽ kích
thích các doanh nghiệp mới gia nhập ngành sẽ làm tăng cung. Khi cung tăng sẽ
dịch chuyển đường cung sang phải và giá cân bằng thị trường sẽ giảm xuống. Quá
trình này tiếp diễn cho đến khi lợi nhuận kinh tế bằng không (lợi nhuận thông
thường), sẽ không kích thích doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường.
Ngược lại, trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ tại mức giá hiện tại, các doanh
nghiệp sẽ rời khỏi ngành trong dài hạn. Khi doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường thì
đường cung sẽ dịch chuyển sang trái cho đến khi lợi nhuận kinh tế bằng không
Vì vậy, cân bằng dài hạn diễn ra khi doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế bằng
không. Khi cân bằng dài hạn diễn ra thì sức hấp dẫn ngành không còn nữa bởi tỷ
suất lợi nhuận ngành tương tương với những ngành khác. Biểu đồ dưới đây minh
họa về cân bằng thị trường trong dài hạn.

4.1. Quyết định rời ngành (exit): Doanh nghiệp sẽ rời khỏi thị trường nếu như
doanh thụ họ có được ít hơn tổng chi phí mà họ bỏ ra
P< ATC  lượng cung giảm  Cung thị trường dịch chuyển sang trái 
lượng Q* tăng
4.2. Quyết định nhập nhành (entry):
Doanh nghiệp sẽ nhập nhành nếu như hoạt động sẽ mang lại lợi nhuận chỉ xảy ra
khi mà giá bán thành phẩm lớn hơn tổng chi phí bình quân: P>ATC
 Cung tăng cung thị trường dịch chuyển sang phải lượng Q* giảm

BÀI TẬP CẠNH TRANH HOÀN HẢO


QD = 250 - 10P
QS = -50 + 20P
TC= 200-20Q+Q2
1. Xác định đường cầu và MR
 Ta có PE=10 và QE = 150
 Đường cầu DN co giãn hoàn toàn tại PE=10
 Đồ thị:
P P

D
D
10 10
P=MR

O Q O Q
150 150
2. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
 ∆Q= TR-TC= 10Q- ( 200-20Q+Q2) = - Q2 +30Q-200(1)
 MR=P=10
 MC=(TC)’Q = 2Q-20
 ∆ max khi MR=MC QD= 15
 (1) ∆Qmax = 25
3. Sản lượng hòa vốn ∆=0
 (1) - Q2 +30Q-200=0 Q1= 10 hoặc Q2= 20

P
MC

TC
D
10
P=MR
8.3

O Q
4. Thuế đơn vị t=2 10 15 20
 ∆Q= TR-TC-tQ= - Q2 +28Q-200(2)
 TC1=TC+ tQ
 MC1=(TC1)’Q= MC+ t = 2Q -18
 ∆ max khi MR1=MC1  Q1=14
 (1) ∆1 = -4
5. Thuế doanh thu t=20%
 ∆1= TR- TC - t%.TR= 0.8TR-TC= - Q2 +28Q-200(3)
 TR1= TR-t%TR
 MR1= (TR1)’= (1-t%).MR=0.8 x 10=8
 MR=MC Q1=14 và ∆1 = -4
CHƯƠNG 8: CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO

I. DOANH NGHIỆP ĐỘC QUYỀN


1. Khái niệm: Thị trường độc quyền là thị trường chỉ có một người bán duy
nhất, sản phẩm đặc biệt ( không có sản phẩm thay thế)
Vd: thị trường điện ở Việt Nam
2. Đặc điểm:
 Số lượng người bán là một
 Sản phẩm không có sản phẩm thay thế
 Thông tin là không hoàn hảo
 Có rào cản vào và ra khỏi thị trường do:
+ Do các quy định của luật có tính chất bảo vệ người sản xuất
+ Do bảo hộ quyền phát minh sáng chế
+ Độc quyền về nguồn lực: bí quyết nghề nghiệp, nguồn nhân lực, tài nguyên
+ Hiệu suất kinh tế theo quy mô đàu tư ban đầu quá lớn, ATC thấp
2. Phân loại:
- Độc quyền nhà nước (Độc quyền do Chính phủ tạo ra) : Trong nhiều trường
hợp, các doanh nghiệp độc quyền hình thành do Chính phủ trao cho một cá nhân hoặc
doanh nghiệp nào đó đặc quyền trong việc mua bán một hàng hóa hoặc cung cấp một
dịch vụ nhất định. Ví dụ, với qui định từ ngân hàng Nhà nước thì chỉ có công ty
TNHH một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) mới có chức năng gia
công vàng miếng cho ngân hàng Nhà nước.
- Độc quyền về bằng phát minh sáng chế : Các quy định về sở hữu trí tuệ cho
phép doanh nghiệp, người sở hữu phát mình được quyền khai thác duy nhất trong một
khoản thời gian nhất định. Các phần mềm, hay các loại thuốc chữa bệnh là ví dụ cụ
thể của thị trường này.
- Độc quyền tự nhiên: khi có lợi thế kinh tế theo quy mô
- Độc quyền về nguồn lực : Hình thức độc quyền này xuất hiện khi doanh nghiệp
nào đó sở hữu một nguồn lực then chốt. Ví dụ: người viết cuốn sách được nhận quyền
tác giả và cho phép người viết độc quyền bán cuốn sách của mình; các dòng phần mềm
hệ điều hành Microsoft Windows là sản phẩm độc quyền của hãng Microsoft, vì thế
công ty kiểm soát việc phân phối sản phẩm…
3. Quyết định về sản xuất và giá cả ở thị trường độc quyền
3.1. Đường cầu và doanh thu biên
- Vì trong thị trường độc quyền, chỉ có một doanh nghiệp độc quyền nên đường
cầu thị trường cũng chính là đường cầu của doanh nghiệp độc quyền. Thông thường
đường cầu của doanh nghiệp độc quyền dốc xuống. Nếu các DN này tăng giá bán,
người tiêu dùng sẽ mua ít hàng hơn và ngược lại.
Ví dụ: cho biết đường cầu D và doanh thu biên
QD= -6P+270
 P=-1/6QD +270/6
MR=(TR)’Q với Q=QD
TR= P.Q= (-1/6Q +270/6)*Q = -1/6 Q2 + 270/6 Q
 MR=-1/3 Q+270/6
 Đồ thị:

α β
3.2. Quyết định sản xuất trong ngắn hạn của doanh nghiệp độc quyền
- DN độc quyền có thể tối đa hóa lợi nhuận khi P > MR=MC --> Điểm cân
bằng giữa doanh thu biên và chi phí biên xác định mức sản lượng mà DN đạt
được tối đa hóa lợi nhuận, sau đó đường cầu được sử dụng để xác định mức giá
cao nhất mà DN có thể bán hết mức sản lượng đó (doanh nghiệp độc quyền xác
định lượng sản xuất, cung ứng ở mức MR=MC sau đó sử dụng đường cầu thị
trường để xác định mức giá bán)
Lợi nhuận= TR - TC= (P-ATC)*Q
* Trường hợp 1: P>ATC ∆Q*>0
Đồ thị:

P
MC

P ATC

ATC
D

MR
O Q
Q

* Trường hợp 2: P=ATC ∆Q*=0


Đồ thị:
P
MC
AT
C

P=ATC AVC

AVC
D

MR
* Trường hợp 3: AVC<P<ATC ∆Q*<0
Đồ thị:
P
MC AT
C
AT
C P AVC

AVC
D

MR
O Q
Q

* Trường hợp 4: P<AVC : ngừng sản xuất


4. Chính sách phân biệt giá của doanh nghiệp độc quyền
4.1. Đặc điểm của phân biệt giá
Ví dụ: Nhà xuất bản chuyên bán sách và chi phí 2 triệu đôla, giả sử chi phí
khác bằng 0
100.000 người sẵn lòng trả $30 ở Úc
400.000 người sẵn lòng trả $5 ở Hoa Kỳ
Nếu bán tại $30  có 100.000 người mua: TR= $3 triệu  Lợi nhuận=1
triệu
Nếu bán tại $5  có 400.000 người mua: TR= $2 triệu  lợi nhuận =0
Không chọn bán tại $30 vì tổn thất vô ích= mất thặng dư = 400.000* $5=
2 triệu
Phân biệt giá: + Thị trường Úc: bán $30  R=3 triệu
+ Thị Trường Hoa Kỳ: bán $5 R=2 triệu
TR= 5 triệu lợi nhuận= 3 triệu
Chiến lược tối đa hóa lợi nhuận, bán ở mức giá sẵn lòng trả của mỗi đối
tượng khách hàng
Phân biệt giá dựa trên mức độ sẵn lòng chi tiêu: địa lý, tuổi tác, thu nhập
Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá làm cản trwor hoạt động phân biệt
giá của DN. Ví dụ: 1 nhà sách ở Úc mua sách ở Hoa Kỳ với giá $5 và bán tại
thị trường Úc với giá cao hơn $5 và thấp hơn $30
Phân biệt giá làm gia tăng phúc lợi kinh tế khi tất scar độc giả đều mua
sách  sự hiệu quả
4.2. Ví dụ về phân biệt giá
 GIÁ VÉ RẠP CHIẾU PHIM: Vé cho trẻ em và người cao tuổi rẻ hơn vì
họ là những đối tượng có mức sẵn lòng chi trả thấp hơn
 GIÁ VÉ MÁY BAY: Giá vé khứ hồi cho khách hàng qua đêm thứ bảy rẻ
hơn. Vì đây là khách hàng đi nghỉ, đi lại vì lý do cá nhân, học có mức sẵn lòng chi trả
thấp hơn. Khách hàng Doanh nhân có mức sẵn lòng chi trả cao hơn và không ở lại qua
đêm vào thứ 7
 PHIẾU GIẢM GIÁ: Phiếu giảm giá được in trên báo, khách hàng cắt
được phiếu giảm giá để được hưởng 50 cent cho lần mua. Công ty không trược tiếp
giảm 50cent trên sản phẩm. Những doanh nhân giàu có và bận rộn thì không bỏ thời
gian ngồi cắt phiếu giảm giá, họ sẵn lòng chi trả cao. Những người thất nghiệp có mức
chi trả thấp và cắt những phiếu giảm giá đó
 GIẢM GIÁ THEO SỐ LƯỢNG: DN giảm giá cho khách hàng mua với
số lượng lớn. 1 chiếc bánh giá 50 cent, 12 chiếc với giá $5. Mức độ sẵn lòng chi trả
cho một đơn vị sản phẩm mua thêm của khách hàng giảm khi họ mua nhiều sản phẩm
hơn. Khách hàng trả cho chiếc bánh đầu tiên cao hơn chiếc bánh thứ 12.
 HỖ TRỢ TÀI CHÍNH: trường đại học hỗ trợ tài chính cho sinh viên. SV
giàu có mức sẵn lòng trả cao hơn SV cần hỗ trợ tài chính lấy học phí cao và đưa ra
trợ giúp tài chính có chọn lọc
5. Chính sách của chính phủ đối với doanh nghiệp độc quyền
5.1. Tăng mức độ cạnh tranh bằng luật chống độc quyền
- Bộ luật Sherman 1890
- Bộ luật Clayton 1914
Ví dụ: ngăn cản sát nhập Coca và Pepsico, ngăn cản Microsoft mua Intuit, tách
tập đoàn viễn thông AT&T thành 8 công ty nhỏ, ngăn cản các công ty phối hợp với
nhau làm thị trường kém cạnh tranh
- Mặt trái: đôi khi các công ty sát nhập để hợp tác sản xuất, giảm chi phí, sự phối
hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp
- So sánh lợi ích xã hội đạt được từ những phối hợp với tổn thất xã hội do suy
giảm cạnh tranh
P

ATC ATC
Tổn thất
MC

D
O Q
5.2. Quản lý
 Nhà nước kiểm soát hoạt động của công ty
Ví dụ: Kiểm soát giá điện, nước ( công ty độc quyền tự nhiên)
 Doanh nghiệp độc quyền có ATC ( tổng chi phí bình quân) giảm gần 
MC<ATC
Nếu P=MC<ATC thì doanh nghiệp rời ngành
 Chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp độc quyền, chi trả khoản lỗ do chi
phí biên nhưng phải tăng thuế gia tăng tổn thất vô ích
 P=ATC>MC  lợi nhuận=0  tổn thất vô ích  cho phép doanh
nghiệp giữ lại một phần lợi nhuận từ việc cắt giảm chi phí. Doanh nghiệp từ bỏ việc
định giá theo MC
5.3. Sở hữu nhà nước
 Nhà nước tự điều hành DN. Vd: chính phủ sở hữu công ty điện, nước,
viễn thông
 Nhà kinh tế học thích sỡ hữu tư nhân hơn sở hữu Nhà nước. Tư nhân có
động cơ cắt giảm chi phí xuống mức thấp nhất. Ngược lại, nếu Nhà nước không hoàn
thành tốt công việc, người thiệt hại là người tiêu dùng và người đóng thuế.
5.4. Không làm gì cả: Một số nhà kinh tế học cho rằng tốt nhất chính phủ
không nên cố gắng khắc phục tình trạng không hiêu quả do độc quyền.

SO SÁNH DOANH NGHIỆP CẠNH TRANH VÀ DOANH NGHIỆP ĐỘC QUYỀN


CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN
GIỐNG NHAU
1. Mục tiêu của DN Tối đa hóa lợi nhuận Tối đa hóa lợi nhuận
2. Nguyên tắc tối đa hóa lợi MR=MC MR=MC
nhuận
3. Lợi nhuận trog ngắn hạn Có Có
KHÁC NHAU
4. Số lượng DN Nhiều Một
5. Doanh thu biên MR=P MR<P
6. Giá P=MC P>MC
7. SX ở sản lượng tối đa hóa Có Không
phúc lợi
8. Khả năng xuất nhập Có Không
ngành trong dài hạn
9. Lợi nhuận kinh tế trong Không Có
dài hạn
10. Khả năng phân biệt giá Không Có

II. CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN


1. Đặc điểm
Cạnh tranh độc quyền là một thị trường trong đó có nhiều hãng sản xuất các
hàng hoá và dịch vụ, nhưng mỗi hãng chỉ có khả năng kiểm soát một cách độc lập đối
với giá cả của họ. Thị trường cạnh tranh độc quyền có các đặc điểm cơ bản sau:
- Sự phân biệt sản phẩm : Nếu trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo khi mà tất
cả các hãng đều bán (sản xuất) một sản phẩm đồng nhất thì trong cạnh tranh độc quyền
các hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Người tiêu dùng phân biệt được các sản
phẩm của từng hãng thông qua nhãn hiệu, quảng cáo, đóng gói và các dịch vụ khác.
- Số lượng người sản xuất tương đối lớn. Chính vì vậy mà mỗi nhà sản xuất sẽ
có đựơc ảnh hưởng lớn tương đối đến các quyết định về sản xuất, giá cả của riêng
mình.
- Việc xâm nhập thị trường phải tương đối dễ dàng để không có các sự thông
đồng như cố định giá hoặc phân chia thị trường cho nhau.
2. Giá và sản lượng trong cạnh tranh độc quyền
Trong cạnh tranh độc quyền mỗi hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau do
đó đường cầu đối với từng hãng là đường nghiêng xuống dưới về bên phải. Nghĩa là
nếu hãng nâng giá lên đôi chút hãng sẽ mất đi một ít khách hàng chứ không phải là
toàn bộ và ngược lại nếu hãng giảm giá đi một chút hãng sẽ thu được thêm một ít
khách hàng chứ không phải là toàn bộ khách hàng của đối thủ. Điều này khác với cạnh
tranh hoàn hảo khi đường cầu đối với một hãng là đường nằm ngang.
Tương tự các thị trường khác hãng quyết định sản lượng sản xuất theo quy tắc
tối đa hoá lợi nhuận. Một hãng cạnh tranh độc quyền sẽ sản xuất ở mức sản lượng tại
đó chi phí cận biên bằng với doanh thu cận biên (MR=MC). Đồ thị bên dưới mô tả
quyết định sản xuất của hãng trong ngắn hạn, Trên hình vẽ ta thấy mức thấy lượng
mang lại lợi nhuận tối đa là Q 0 được xác định bằng đường giao điểm của đường chi
phí cận biên và doanh thu cận biên. Mức giá được xác định là OP 0 và lợi nhuận đơn vị
là P0 và C0 .

Trong dài hạn, nhiều hãng mới xâm nhập vào thị trường làm cho giá bán thấp
xuống, lợi nhuận sẽ dần đến 0. Điều này được minh hoạ bằng hình vẽ bên dưới. Khi có
thêm nhiều hãng mới thâm nhập ngành, thị trường của hãng bị co hẹp lại. Đường cầu
D dịch chuyển về phía bên trái đến D’. Hãng sẽ sản xuất tại mức Q’ và đặt giá bằng
P’= ATC. Lợi nhuận kinh tế của hãng sẽ biến mất.
III. ĐỘC QUYỀN TẬP ĐOÀN
1. Đặc điểm
- Thị trường độc quyền có một vài hãng sản xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung
của thị trường về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Nếu một số rất ít hãng sản
xuất ra sản phẩm giống nhau như xi măng hay sắt thép thì đó là độc quyền tập đoàn
thuần tuý. Nếu sản phẩm khác nhau như ô tô, máy móc… thì đó là độc quyền tập đoàn
phân biệt.
- Rào cản đối với xâm nhập và rút khỏi thị trường là tương đối lớn. Đó có thể là
các cản trở về vốn, công nghệ sản xuất.
- Sự phụ thuộc lẫn nhau của các hãng tham gia thị trường này. Trong độc quyền
tập đoàn, mỗi hãng này xây dựng chính sách của mình đều chú ý đến hành vi của các
đối thủ. Vì trong thị trường độc quyền tập đoàn số lượng hãng rất ít do đó mỗi sự thay
đổi về giá, sản lượng của một hãng sẽ tức khắc dẫn đến sự thay đổi của các hãng đối
thủ.
- Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền tập đoàn có dạng gãy khúc : Trong
thị trường độc quyền tập đoàn vài hãng chia nhau phần lớn lượng cung của thị trường.
Nói cách khác, mỗi hãng có được một tỷ trọng nhất định của thị trường. Tuy nhiên tất
cả mọi hãng đều muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn, chiếm được tỷ trọng thị trường
lớn hơn và chính điều đó dẫn đến sự gãy khúc của đường cầu.

BÀI TẬP DN CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO


Cho biết: QD= 30-P, TC= 200-20Q+Q2
1. Đường cầu và doanh thu biên
 QD= 30-P  P= 30-Q
 TR=P*Q= 30Q- Q2
 MR=(TR)’= 30-2Q
2. Tối đa hóa lợi tổng doanh thu
 TR max khi MR=0  Q=15 và TRmax= 30Q-Q2= 225
 TR=0  30Q- Q2=0  Q=0 hoặc Q=30
3. Tối đa hóa lợi nhuận
 ∆ = TR-TC= -2Q2 +50 Q-200
 ∆ max khi MR=MC  (TR)’=(TC)’
 30-2Q=2Q-20  Q=12,5
Vậy khi Q=12,5 thì P=17,5 và ∆ max =112,5
 Lợi nhuân =0  -2Q2 +50 Q-200 =0  Q=5 hoặc Q=30
4. Thuế đơn vị t=2
 ∆ 1 = TR-TC-tQ= -2Q2 +48 Q-200
 TC1= TC +tQ  MC1 = (TC1)’ = MC+ t
 MC1 =2Q-18 =MR  Q1= 12 và ∆ 1= 88
5. Thuế doanh thu t=20%
 ∆ 1 = TR-TC- t%TR =-1,8Q2 +44Q-200
 TR1=TR- t%TR= TR(1-t%)  MR1= (1-t%) MR
 MR1= 24-1,6Q  Q=12,2 và ∆ 1= 68,8

You might also like