You are on page 1of 18

Dẫn nhập Đông Nam Á học

Phần 1: Khái quát về khu vực Đông Nam Á - ASEAN


1. Tổng quan về ngành Đông Nam Á học:
- Đông Nam Á học ( Southeast Asian Stuidies - SEAS ) là khoa học nghiên cứu và giáo
dục về tôn giáo, văn hóa , lịch sử , ngôn ngữ, tộc người,…
- Bản thân khu vực Đông Nam Á trước thế kỉ 20 chưa có ý thức được vai trò mang
tính khu vực, các vương quốc, tiểu quốc, bộ lạc tranh giành sự ảnh hưởng của nhau
và chưa bao giờ có một khối liên minh thống nhất.
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN ) :
+ Là một tổ chức kinh tế , văn hóa , xã hội của các nước trong khu vực Đông
Nam Á
+ Được thành lập vào ngày 8/8/1967 với 5 nước thành viên sáng lập Cộng
hòa Indonesia, Cộng hòa Philippines, Cộng hòa Singapore, Liên bang Malaysia,
Vương quốc Thái Lan tại Thủ đô Bangkok Thái lan.
- Cộng đồng ASEAN:
+ Được thành lập vào ngày 31/12/2015 , là bước đột phá đánh dấu sự trưởng
thành cũng như giúp nâng cao vai trò, vị thế của ASEAN trên trường quốc tế
+ 3 trụ cột chính:
APSC: Cộng đồng an ninh - chính trị
ASCC: Cộng đồng văn hóa - xã hội
AEC: Cộng đồng kinh tế
Lưu ý: Để các nước phát triển về kinh tế, văn hóa , xã hội thì các nước phải giao lưu
văn hóa, hội nhập , đoàn kết , và đặc biệt trước là phải ổn định về mặt chính trị.
2. Khái quát về khu vực Đông Nam Á
- Về đặc điểm tự nhiên:
+ Đông Nam Á lục địa ( Campuchia, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Myanmar và bán
đảo Malaysia ) : bị chia cắt bởi nhiều dãy núi tự nhiên , có các thung lũng rộng và
đồng bằng màu mỡ.
+ Đông Nam Á hải đảo ( Philippines, Singapore, Malaysia, Indonesia, Brunei,
Đông Ti-mor ): tập trung hàn vạn đảo lớn nhỏ, nhiều quận đảo, ít đồng bằng, nhiều
đồi , nhiều núi và nhiều núi lửa.
+ Khí hậu : gió mùa nóng ẩm ( Châu Á gió mùa ): mùa khô tương đối mát , khô
từ th10 - th4 năm sau, mùa mưa nóng ẩm từ th4 - th10
+ Sông ngoài và biển: có mạng lưới dày đặc và phong phú
+ Đất đai: chủ yếu là đất bazan , phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả lâu
năm. Đất phù sa màu mỡ phát triển nông nghiệp.
+ Tài nguyên khoáng sản: đa dạng, phong phú bởi nhiều khoáng sản kim loại,
phi kim loại cả trên biển và đất liền. Là cơ sở để phát triển công nghiệp khai khoáng
và chế biến khoáng sản.
+ Tài nguyên thiên nhiên: các loài động thực vật đa dạng và phong phú.
- Về văn hóa - tộc người - tôn giáo ở Đông Nam Á:
+ Đa dạng về tộc người và tôn giáo, là khu vực có số dân đông và trẻ, nền
nông nghiệp lúa nước là chủ đạo.
+ Tín ngưỡng phổ biến là tín ngưỡng phồn thực.
- Về diện tích: Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Philippines,
Lào,Campuchia, Đông Timor, Brunei, Singapore.
- Về dân số: Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Malaysia,
Campuchia, Lào, Singapore, Đông Timor, Brunei.
Phần 2: Các nước trong khu vực Đông Nam Á
1. Vương quốc Brunei
- Thủ đô: Bandar Seri Bangawan
- Quốc khánh: 23/02/1984
- Tiền tệ : Đô la Brunei
- Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Nam Á, giáp biển Đông và Ma-lai-xi-a, sát tuyến đường
biển quan trọng đi xuyên qua biển Đông, nối Ấn Độ Dương với Thái Bình
Dương. Gồm hai phần tách rời nhau nằm lọt trong bang Xa-ra-oát (Sarawak) của Ma-
lai-xi-a. Trừ phía Bắc giáp biển Đông (160 km bờ biển), ba mặt còn lại có chung biên
giới với Đông Ma-lai-xi-a (381 km).
- Khí hậu: khí hậu xích đạo.
- Quốc kỳ:
+ Nền vàng tượng trưng cho vị vua tối cao của Đạo Hồi ( vua Sultan - Quốc
vương Islam giáo )
+ Hai sọc đen trắng chéo thể hiện lòng biết ơn hai vị thân vương đã có công
với hoàng gia.
+ Quốc huy được đặt ở giữa biểu trưng cho sự độc lập của Tổ quốc.

- Quốc huy:

+ Cờ đuôi én nhỏ và xòe : vương quyền của chế độ quân chủ của Vương
quốc.
+ Đôi cánh: bảo vệ công lý, yên tĩnh, thịnh vượng và hòa bình.
+ Hình trăng lưỡi liềm: biểu trưng của Islam giáo.
+ Bàn tay hướng lên: nhiệm vụ của chính phủ là bảo tổn và thúc đấy phúc lợi
của công dân và bảo vệ người dân.
- Quốc hoa: hoa simpor

- Quốc ca: Allah Peliharakan Sultan (Thượng đế phù hộ cho đức vua) từ 1951 trở
thành quốc ca.
- Tộc người: Tộc người Malay 65,7%, tộc người Hoa 10,3% và 24% tộc người khác.
- Tôn giáo: Islam dòng sumi 67%, Phật giáo 13%, Công giáo 10% , tính ngưỡng bản
địa và tôn giáo khác 10%.
- Ngôn ngữ chính: Tiếng Mã Lai, tiếng Anh, tiếng Hoa
- Giai đoạn lịch sử:
+ TK VI : quốc gia hùng mạnh.
+ 1888: chịu sự ảnh hưởng bảo hộ của Anh.
+ 1941-1945: bị Nhật chiếm đóng.
+ 1984: là quốc gia độc lập trong khối Liên hiệp Anh.
- Thể chế chính trị: Quân chủ chuyên chế Islam giáo.
- Gia nhập ASEAN: 07/01/1984
- Tài nguyên quốc gia: dầu khí.
2. Vương quốc Campuchia
- Thủ đô: Phnom Penh - đơn vị hành chính đặc biệt ( còn lại có 24 tỉnh )
- Quốc khánh: 09/11/1953
- Tiền tệ: Riel
- Vị trí địa lý: giáp với Việt Nam, Thái Lan, Lào và Vịnh Thái Lan.
- Khí hậu: khí hậu gió mùa nóng ẩm.
- Quốc kỳ: màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm của toàn thể nhân dân
Campuchia. Màu xanh biểu trưng cho sự tự do , đoàn kết , tình nghĩa anh em , cho
nhà vua của đất nước Campuchia. Đền Angkor Wat ở giữa biểu trưng cho Tôn giáo.
- Quốc huy: biểu hiện tính Vương quyền và Tôn giáo của vương quốc Campuchia.
+ Vương miện và thanh kiếm: biểu trưng cho mọi quyền lực thuộc về quốc
vương.
+ Hào quang tỏa sáng trên vương miện tượng trưng cho kiến thức đền tháp.
+ Hai bên lần lượt là Gajasingha và Singha. Rải băng khẩu hiệu Preah Chao
Krung Kampuchea “Quốc vương của Vương quốc Campuchia”.

- Quốc hoa: hoa rumdul

- Quốc ca: Nokere-ach (Vương quốc huy hoàng) sáng tác vào năm 1941 và viết lại
1947.
- Tộc người: người Khmer
- Tôn giáo: Phật giáo Theravada là chủ yếu, Islam giáo, Công giáo.
- Ngôn ngữ chính: tiếng Khmer
- Giai đoạn lịch sử:
+ 68-550: Vương quốc Phù Nam
+ 550-706: Vương quốc Chân Lạp
+ 802-1431: Đế quốc Khmer
+ 1941: Độc lập từ Pháp
+ 1953: Hiệp định hòa bình Paris
+ 1993: Khôi phục chế độ quân chủ
- Thể chế chính trị: Quân chủ nghị viện
- Gia nhập ASEAN: 30/04/1999 tại Hà Nội , trở thành thành viên thứ 10
- Tài nguyên quốc gia: cây thốt nốt , tài nguyên than.

3. Cộng hòa dân chủ Đông Timor


- Thủ đô: Dili
- Quốc khánh: 28/11/1975
- Tiền tệ: Đô la Mỹ
- Vị trí địa lý: Đông Ti-mo gồm phần Đông Bắc và một vùng nhỏ phía Tây của đảo Ti-
mo (đảo Ti-mo nằm ở phía Nam quần đảo In-đô-nê-xi-a) cùng hai đảo nhỏ phụ cận là
Cam-Binh và Gia-Cô. Phía Tây của đảo Ti-mo là lãnh thổ của In-đô-nê-xi-a (thuộc tỉnh
Nusa Tenggara Timur). Phía Đông và Bắc của Đông Ti-mo gần với các đảo thuộc In-
đô-nê-xi-a, phía Nam gần với Ố-xtrây-li-a và được ngăn cách cách bởi biển Ti-mo.
- Khí hậu: Nhiệt đới ấm và nóng.
- Quốc kỳ:
+ Tam giác màu vàng đại diện cho dấu vết của chủ nghĩa thực dân trong lịch
sử Đông Timor.
+ Tam giác đen đại diện cho sự tối nghĩa cần phải vượt qua
+ Cơ sở màu đỏ của lá cờ đại diện cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
+ Ngôi sao hay "ánh sáng dẫn đường", có màu trắng tượng trưng cho hòa
bình .

- Quốc huy:
+Ở trung tâm của huy hiệu, có một kim tự tháp cong với các cạnh màu đỏ và
lõi đen, tượng trưng cho núi Ramelau, đỉnh cao nhất ở Timor Leste.
+ Trên cánh đồng đen ở trung tâm có một ngôi sao năm cánh với năm tia
sáng. Dưới nó có một cuốn sổ đỏ mở trên một thiết bị công nghiệp màu vàng. Ở phía
bên trái có một tai gạo (thỏ rừng) và ở phía bên phải có một tai ngô (batar Fulin).
Dưới các thiết bị công nghiệp có súng trường tấn công AK-47, cung và mũi tên (rama
inan).
+ Dưới núi Ramelau có một biểu ngữ ruy băng viết bằng tiếng Bồ Đào Nha:
"Unidade, Acção, Progresso" ("Thống nhất, Hành động, Phát triển").
+ Xung quanh biểu tượng có một ban nhạc hình tròn được viết với tên chính
thức của nhà nước bằng tiếng Bồ Đào Nha: "República Democática de Timor-Leste"
(Cộng hòa Dân chủ Đông Timor), và từ viết tắt được viết dưới "RDTL".
- Quốc hoa: không có quốc hoa
- Quốc ca: Pátria ( Tổ quốc )
- Tộc người: Malay, Papuan và thiểu số người Hoa.
- Tôn giáo: Thiên chúa giáo (98%), Tin Lành (1%) và Hồi giáo (1%).
- Ngôn ngữ: Tiếng Tetum và tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức, tiếng In-đô-
nê-xi-a và tiếng Anh là ngôn ngữ làm việc.
- Giai đoạn lịch sử:
+ Thế kỉ XVI: Timor thuộc Bồ Đào Nha
+ 28/11/1975: tuyên bố độc lập
+ 17/07/1976: bị Indonesia thôn tính
+ 25/10/1999: tiếp quản UNTAET (Cơ quan quản lý chuyển tiếp tại Đông
Timor)
+ 20/5/2002: khôi phục độc lập
- Gia nhập ASEAN: chưa gia nhập ASEAN , 11/11/2022 trở thành quan sát viên ASEAN
- Thể chế chính trị: cộng hòa bán tổng thống.
- Tài nguyên quốc gia: Dầu mỏ, khí tự nhiên, ngành công nghiệp cà phê lớn và giàu
tiềm năng.
4. Cộng hòa Indonesia
- Thủ đồ: Jakarta
- Quốc khánh: 17/08/1945
- Tiền tệ: Rupiah
- Vị trí địa lý: nằm giữa Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, giáp Ma-lai-xi-a ở
phía tây bắc, Đông Ti-mo và Pa-pua Niu Ghi-nê ở phía đông.
- Khí hậu: Nhiệt đới nóng ẩm, ở vùng núi khí hậu dịu hơn.
- Quốc kỳ: hai gam màu chủ đạo trắng - đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và tinh
thần , sự tinh khiết.

- Quốc huy:
+ Phần chính của quốc huy Indonesia là Garuda với một chiếc khiên huy
hiệu trên ngực và một cuộn giấy được nắm chặt ở chân.
+ Năm biểu tượng của chiếc khiên đại diện cho Pancasila , năm nguyên tắc
trong hệ tư tưởng dân tộc của Indonesia .
+ Móng vuốt Garuda nắm chặt một cuộn ruy băng trắng có khắc khẩu hiệu
quốc gia Bhinneka Tunggal Ika được viết bằng văn bản màu đen, có thể được dịch
một cách lỏng lẻo là "Thống nhất trong sự đa dạng".

- Quốc hoa: Hoa nhài tượng trưng cho sự cao quý và tinh khiết. Hoa lan mặt trăng là
một loài hoa phong lan đẹp mọc phổ biến ở Indonesia. Hoa xác thối là loài hoa đặc
hữu chỉ có trên đảo Sumatra, nổi tiếng thế giới với kích thước khổng lồ và mùi tương
tự như một miếng thịt thối.

- Quốc ca: Indonesia Raya ( Indonesia vĩ đại )


- Tộc người: Người Java (45%), Sundan (14%), Madur (7,5%), Mã Lai (7,5%), các dân
tộc khác 26%.
- Tôn giáo: Đạo Hồi (88%), đạo Tin lành (5%), đạo Thiên chúa (3%), đạo Hin-du (2%),
đạo Phật (1%), các tôn giáo khác (1%).
- Ngôn ngữ chính: Tiếng In-đô-nê-xi-a Bahasa (ngôn ngữ phổ thông bắt nguồn từ
tiếng Ma-lai-xi-a); tiếng Anh, Hà Lan, các thổ ngữ địa phương được sử dụng rộng rãi.
- Giai đoạn lịch sử:
+ Từ cuối thế kỷ XVI, thực dân Hà Lan xâm chiếm và cai trị.
+ Năm 1811, Anh cũng tìm cách xâm chiếm In-đô-nê-xi-a.
+ Năm 1824, Anh và Hà Lan thỏa thuận việc phân chia vùng đất ở Đông Nam
Á, để Hà Lan chiếm In-đô-nê-xi-a.
+Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chiếm đóng quần đảo này. +
+ Ngày 17/8/1945, In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, nhưng sau đó đã phải tiến
hành cuộc chiến tranh gần 4 năm để chống mưu toan quay trở lại thống trị của thực
dân Hà Lan.
- Thể chế chính trị: Cộng hòa lập hiến tổng thống chế đơn nhất.
- Tài nguyên quốc gia: Dầu mỏ, thiếc, khí tự nhiên, niken, gỗ, bô xit, đồng, đất
đai màu mỡ, than đá, vàng, bạc.
5. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- Thủ đô: Vientiane
- Quốc khánh: 02/12/1975
- Tiền tệ: Kip
- Vị trí địa lý: có đường biên giới với Việt Nam, Thái Lan, , Campuchia, Trung Quốc và
Myanmar.
- Khí hậu: nhiệt đới và á nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa.
- Quốc kỳ:
+ Màu đỏ tượng trưng cho máu của người Lào đã hy sinh cho độc lập dân tộc
+ Hình tròn màu trắng tượng trưng cho sự thống nhất đất nước
+ Màu xanh tượng trưng cho sự thịnh vượng của đất nước.

- Quốc huy:
+ Hình tròn, viền ngoài bởi hai bó lúa và dải đỏ quấn quanh quốc huy tượng
trưng vẫn là nước nông nghiệp.
+ Ngọn tháp Thạt Luổng, đập nước Nậm Ngừm, hình ảnh kênh thủy lợi , con
đường trải nhựa, cánh đồng ruộng, rừng già tượng tượng trưng cho nguồn tài
nguyên thiên nhiên rừng phong phú.
- Quốc hoa: đại diện cho sự chân thành và niềm vui trong cuộc sống. Hoa
Chămpa hội tụ ý nghĩa triết học nhân sinh cao quý, gắn liền với nhà Phật, biểu hiện
tính cách đôn hậu, hiền hòa của người dân xứ Chămpa.

- Quốc ca: Pheng Xat Lao ( Bài ca nhân dân Lào )


- Tộc người chủ thể: Lào Loum, Lào Theung, Lào Sủng
- Tôn giáo: Phật giáo, tính ngưỡng vạn vật hữu linh và tính ngưỡng tôn giác khác,
Công giáo, Islam và Bahai.
- Giai đoạn lịch sử:
+ Thế kỷ XIV: Lan Xang ( Triệu Voi )
+ Năm 1559-1571: Miến Điện xâm lược
+ Cuối thế kỷ XVIII: 3 vương quốc nhỏ: LuangPrabang, Vientiane, và
Champasak
+ Năm 1893: Thực dân Pháp xâm chiếm Lào
+ Năm 1945: Nước Lào độc lập
+ Năm 195: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- Thể chế chính trị:
+ Đảng Nhân dân Cách mạng lào được thành lập vào ngày 22/03/1955. Là
chính Đảng duy nhất lãnh đạo toàn diện tổ chức chính trị của Lào và đất nước Lào
+ Tất cả các quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì lợi ích của nhân
dân.
- Gia nhập ASEAN: 23/07/1997
- Tài nguyên quốc gia: rừng và hệ thống động thực vật đa dạng.
6. Liên bang Malaysia
- Thủ đô: Kuala Lumpur
- Quốc khánh: 31/8/1957
- Tiền tệ: Ringgit
- Vị trí địa lý: gồm một bộ phận trên bán đảo Mã Lai và một bộ phận ở phía bắc đảo
Calimantan. Ma-lai-xi-a giáp Thái Lan, biển Đông, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, eo Ma-lac-
ca và biển A-đa-man.
- Khí hậu: nhiệt đới.
- Quốc kỳ:
+ 14 sọc ngang đại diện cho tư cách bình đẳng trong liên bang 13 bang thành
viên và chính phủ liên bang
+ Còn 14 cánh sao đại diện cho sự thống nhất giữa các bang này.
+ Lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo, quốc giáo của Malaysia
+ Nền xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân Mã Lai, màu
vàng của ngôi sao và lưỡi liềm là màu hoàng gia của Vua Malaysia.
- Quốc huy: Bersekutu bertambah mutu: Đoàn kết tạo nên lực lượng.

- Quốc hoa: hoa râm bụt , tượng trưng cho sự đoàn kết và hòa giao , màu đỏ tượng
trưng cho lòng quả cảm.

- Quốc ca: Negaraku - Đất nước tôi


- Tộc người: Người Mã Lai và người bản xứ khác (58%), người Hoa (26%), người Ấn
Độ (7%), các dân tộc khác (9%).
- Tôn giáo: Đạo Hồi (53%), đạo Phật (17%), đạo Hindu (7%); ngoài ra còn có đạo
Thiên chúa, đạo Sikh, v.v..
- Ngôn ngữ chính: Tiếng Bahasa Melayu; tiếng Anh và các thổ ngữ Trung Quốc,
Malalalam, Panjabi cũng được sử dụng.
- Giai đoạn lịch sử:
+ Thế kỷ XV, nhà nước Hồi giáo đã ra đời trên bản đảo Malacca.
+ Năm 1511, Bồ Đào Nha chiếm Vương quốc Malacca.
+ Đầu thế kỷ XX, toàn bộ vùng này trở thành thuộc địa của Anh. Trong Chiến
tranh thế giới thứ hai bị Nhật Bản chiếm đóng.
+ Tháng 11-1945, Anh phục hồi lại chính quyền của mình ở Mã Lai.
+ Hội nghị Luân Đôn 1956 quyết định trao trả độc lập cho Ma-lai-xi-a.
+ Ngày 31/8/1957, Mã Lai được độc lập.
+ Ngày 16/9/1963, Mã Lai, Xinhgapo, Sabah và Sarawak ký hiệp ước thành lập
Liên bang Ma-lai-xi-a.
+ Ngày 9/8/1965, Xinhgapo tuyên bố tách khỏi Liên bang Ma-lai-xi-a, trở
thành quốc gia độc lập.
- Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến
- Gia nhập ASEAN: 8/8/1967 ( đồng sáng lập )
- Tài nguyên quốc gia: Thiếc, dầu mỏ, gỗ, đồng, quặng sắt, khí tự nhiên, bôxit.
7. Cộng hòa Liên bang Myanmar
- Thủ đô: Naypyidaw
- Quốc khánh: 04/01/1948
- Tiền tệ: Kyat
- Vị trí địa lý: có biên giới với Trung Quốc, Ấn Độ, Bangledesh, Thái Lan và Lào.
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa
- Quốc kỳ: thay đổi quốc kỳ 21/10/2010
+ Màu vàng tượng trưng cho tình đoàn kết, ổn định giữa các dân tộc.
+ Màu xanh lá cây là hòa bình và vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước .
+ Màu đỏ tượng trưng cho dũng cảm và quyết đoán.
+ Ngôi sao năm cánh màu trắng tượng trưng cho sự kết hợp năm nhóm tộc
người chính Bruman ( Bamar), Karen, Shan, Kachin và Chin.

- Quốc huy:
+ Bánh xe tượng trưng cho công nghiệp
+ 14 răng tượng trưng cho 14 bang
+ Bản đồ biểu thị cho biên giới của Myanmar
+ Bông lúa vàng tượng trưng Myanmar là đất nước có nền nông nghiệp trồng
lúa nước.
+ Thánh sư biểu trưng cho sự tốt lành , là hỏa thân của thần hộ mệnh, tượng
trưng cho bảo vệ quốc gia , bảo vệ tổ quốc.
+ Ngôi sao màu vàng năm cánh tượng trưng cho độc lập của đất nước.
+ Phía dưới quốc huy là một dải trang trí màu vàng, trên đó có dòng chữ
“Liên bang Myanmar”
- Quốc hoa: hoa dáng hương mắt chim là biểu tượng của tuổi trẻ, tình yêu và sự lãng
mạn.

- Quốc ca: Kaba Ma Kyei - Đến tận cùng Thế giới


- Tộc người: Bruman ( Bamar), Karen, Shan, Kachin và Chin.
- Tôn giáo: Phật giáo Theravada, Công giáo, Islam, Hindu giáo
- Ngôn ngữ chính: tiếng Myanmar ( tiếng Miến Điện )
- Giai đoạn lịch sử:
+ Nửa cuối thế kỷ XVI: Triều đại Tougoo 1510-1752 đã tái hợp đất nước và lập
ra đế chế lớn nhất trong lịch sử Đông Nam Á.
+ Cuối thế kỷ XVIII : Triều đại Konbaung đã khôi phục lại vương quốc, tiếp tục
những cải cách của triều đại Tougoo và đã sản sinh ra nhà nước văn hiến bật nhất tại
Đông Nam Á.
+ Sau 6 thập kỷ xung đột: Vương quốc trở thành thuộc địa của đế quốc Anh.
+ Năm 1947: Aung San trở thành Phó chủ tịch Ủy ban hành pháp Miến Điện.
+ 04/01/1948: Quốc gia trở thành một nước Cộng hòa độc lập , với cái tên là
Liên bang Myanmar
- Thể chế chính trị: chính phủ lâm thời đại nghị đơn nhất dưới chế độ quân quản
- Gia nhập ASEAN: 23/07/1997 , đảm nhiệm chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm
2014.
- Tài nguyên quốc gia: giàu khoáng sản, đất đai phì nhiêu, đa dạng sinh học, cung cấp
gỗ Ếch lớn trên thế giới.
8. Cộng hòa Philippines
- Thủ đô: Manila
- Quốc khánh: 12/06/1898
- Tiền tệ: Peso Philippines
- Vị trí địa lý: ở Đông Nam Á
- Khí hậu: Nhiệt đới biển
- Quốc kỳ:
+ Ở đỉnh của tam giác là ba ngôi sao năm cánh, mỗi ngôi sao đại diện cho ba
đảo chính Luzon, Visayas và Mindanao.
+ Màu trắng là hình ảnh tượng trưng cho bình đẳng và tình đoàn kết, sọc
ngang màu xanh là nền hòa bình, sự thật và công lý, và một sọc ngang màu đỏ tượng
trưng cho lòng yêu nước và dũng cảm.
+ Ở trung tâm của tam giác màu trắng là một tám-quang vàng mặt trời tượng
trưng cho sự thống nhất, tự do, dân chủ của người dân và chủ quyền của quốc gia.

- Quốc huy: Maka-Diyos, Makatao, Makakalikasan, at Makabansa: Hướng về Chúa,


Nhân dân, Thiên nhiên, và Quốc gia. Ý nghĩa của quốc huy là sự thống nhất, tự do,
dân chủ của người dân và chủ quyền của quốc gia. Nó được sử dụng để thể hiện tình
yêu nước và tự hào về nguồn gốc của dân tộc Philippines.
- Quốc hoa: hoa nhài Ả Rập biểu tượng của sự tinh khiết, khiêm nhường, giản dị và
sức mạnh.

- Quốc ca: Lupang Hinirang - Vùng đất được lựa chọn


- Tộc người: Người Mã Lai (95,5%); người Hoa (1,5%); người dân tộc khác (3%).
- Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (83%), đạo Tin lành (9%), đạo Hồi (5%), đạo Phật và tôn
giáo khác (3%).
- Ngôn ngữ chính: Tiếng Philippines, tiếng Anh.
- Giai đoạn lịch sử:
+ Từ thế kỷ XIV - XVI, trên quần đảo Phi-líp-pin đã hình thành chế độ phong
kiến.
+ Năm 1521, Ma-gen-lăng người Tây Ba Nha đã tới Phi-líp-pin.
+ Năm 1565 - 1571, Tây Ban Nha thiết lập ách thống trị ở Phi-líp-pin.
+ Năm 1898, đã nổ ra cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha nhằm giành
quyền thống trị Phi-líp-pin.
+ Ngày 12/6/1898, nước Cộng hòa Phi-líp-pin tuyên bố thành lập, nhưng trên
thực tế Mỹ vẫn kiểm soát nước này.
+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Phi-líp-pin bị Nhật Bản chiếm.
+ Năm 1946, Phi-líp-pin phục hồi chế độ cộng hòa, tuyên bố là nước độc lập.
- Thể chế chính trị: Cộng hòa tổng thống.
- Gia nhập ASEAN: 8/8/1967 ( đồng sáng lập )
- Tài nguyên quốc gia: Gỗ, dầu mỏ, niken, cô ban, bạc, vàng, muối, đồng.
9. Cộng hòa Singapore
- Thủ đô: Singapore
- Quốc khánh: 09/08/1965
- Tiền tệ: Đô la Singapore
- Vị trí địa lý: Quốc gia này có biên giới tự nhiên phía bắc là eo biển Johor với
Malaysia và eo biển Singapore với Indonesia về phía Nam. Các nước được coi là láng
giềng gần nhất với Singapore là: Brunei, Indonesia và Malaysia.
- Khí hậu: khí hậu xích đạo ẩm.
- Quốc kỳ:
+ Màu đỏ tượng trưng cho "thế giới đại đồng và bình đẳng của con người",
+ Màu trắng tượng trưng cho "thuần khiết và mỹ đức phổ quát và vĩnh viễn".
+ Trăng lưỡi liềm "tượng trưng cho một quốc gia trẻ đang lên".
+ Năm sao tượng trưng cho "các lý tưởng quốc gia về dân chủ, hòa bình, tiến
bộ, công chính, và bình đẳng.

- Quốc huy:
+ Màu đỏ tượng trưng cho "thế giới đại đồng và bình đẳng của con người" và
màu trắng tượng trưng cho "thuần khiết và mỹ đức phổ quát và vĩnh viễn".
+ Trăng lưỡi liềm "tượng trưng cho một quốc gia trẻ đang lên". Năm sao
tượng trưng cho "các lý tưởng quốc gia về dân chủ, hòa bình, tiến bộ, công chính, và
bình đẳng".
+ Đỡ khiên là một con sư tử và một con hổ: hổ tượng trưng cho liên kết mang
tính lịch sử với Malaysia còn sư tử tượng trưng cho bản thân Singapore.
+ Bên dưới hai con vật là một dải màu lam viết khẩu hiệu quốc gia Majulah
Singapura màu vàng Majulah Singapura cũng là tiêu đề của quốc ca; nó có nghĩa là
"Singapore tiến lên"

- Quốc hoa: hoa phong lan biểu trưng cho mong muốn, khát vọng vươn lên và tiến
bộ của đất nước Singapore.

- Quốc ca: Majulah Singapura ( Tiến lên Singapore )


- Tộc người: Người Hoa, Mã Lai, Ấn Độ, Âu-Á và Peranakan.
- Tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian, Kito giáo, Hồi giáo và Ấn
Độ giáo
- Ngôn ngữ chính: Tiếng Mã Lai, Tiếng Tamil, Tiếng Anh, Tiếng Hoa, Tiếng Quan
Thoại.
- Giai đoạn lịch sử:
+ 03/06/1959: chính phủ tự trị
+ 16/09/1963: Hiệp định Malaysia
+ 09/08/1965: Tuyên ngôn Singapore
- Thể chế chính trị: Cộng hòa lập hiến đại nghị Đảng chiếm ưu thế đơn nhất
- Gia nhập ASEAN: 8/8/1967 ( đồng sáng lập )
- Tài nguyên quốc gia: ít than, chì, đất sét, không có nước ngọt.
10. Vương quốc Thái Lan
- Thủ đô: Bangkok
- Quốc khánh: 05/12/1927
- Tiền tệ: Balt
- Vị trí địa lý: phía bắc giáp Lào, Myanmar; phía đông giáp Lào, Campuchia; phía nam
giáp vịnh Thái Lan, Malaysia; phía Tây giáp Myanmar, biển Andaman;miền Nam là eo
đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa.
- Quốc kỳ:
+ Màu đỏ tượng trưng cho dân tộc
+ Màu xanh tượng trưng cho nhà vua
+ Màu trắng tượng trưng cho tôn giáo

- Quốc huy: là một con thú trong thần thoại Hindu và Phật giáo truyền thống. Biểu
tượng cho lòng trung thành , sức mạnh của đất nước này với đôi cánh dang rộng có
thể bay khắp mọi nơi để bảo vệ nhân dân, tiêu diệt yêu ma quỷ quái, giữ hòa bình
cho Vương quốc
- Quốc hoa: hoa muồn hoàng yến tượng trưng cho sự đoàn kết và hòa hợp của người
Thái

- Quốc ca: Phleng Chat


- Tộc người: người Thái, người gốc Hoa, người Mã Lai và các tộc người thiểu số như
Môn, Khmer,….
- Tôn giáo: Phật giáo Theravada, Hindu, Islam và Công giáo.
- Ngôn ngữ chính: tiếng Thái
- Giai đoạn lịch sử:
+ Vương quốc Sukhothai 1238
+ Vương quốc Ayutthaya 1378
+ Vương triều Thonburi 1768
+ Vương triều Charki 1782
+ Vương quốc Thái Lan hiện đại 1932
+ 1992-nay
- Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến
- Gia nhập ASEAN: 8/8/1967 ( đồng sáng lập )
- Tài nguyên quốc gia: Voi, xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
11. Việt Nam
- Thủ đô : Hà Nội
- Quốc khánh: 02/09/1945
- Tiền tệ: Đồng
- Vị trí địa lý: giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía
đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây.
- Khí hậu: khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa
- Quốc kỳ:
+ Màu đỏ tượng trưng cho cách mạng
+ Màu vàng tượng trưng cho dân tộc Việt Nam
+ Ngôi sao năm cánh tượng trưng cho năm tần lớp sĩ , nông, công, thương,
binh cùng đoàn kết trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.Là hồn nước, là niềm tự
hào , là biểu tượng thiêng liên bất khả xâm phạm của bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Quốc huy:
+ Màu đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết chiến đấu, là máu của các anh hùng
liệt sĩ đã xả thân cứu nước và màu vàng là màu da của người Việt Nam.
+ 5 cánh của ngôi sao là đại diện cho năm tầng lớp: sĩ, nông, công, thương,
binh cùng hợp lại, đoàn kết chống lại kẻ thù, xây dựng đất nước.
+ Hình ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe
tượng trưng cho công nghiệp khẳng định: Việt Nam là nước liên minh công - nông và
luôn đoàn kết cùng nhau để xây dựng đất nước phát triển hơn.

- Quốc hoa: không có


- Quốc ca: Tiến quân ca
- Tộc người: người Kinh
- Tôn giáo: tín ngưỡng dân gian và không tôn giáo, Phật giáo, Kito giáo, Công giáo, Tin
Lành,….
- Ngôn ngữ chính: Tiếng Việt
- Giai đoạn lịch sử:
+ 257 TCN: Nhà nước đầu tiên được xác nhận
+ 939: Độc lập khỏi Trung Hoa
+ 1802: Thống nhất bởi Nhà Nguyễn
+ Hiệp ước bảo hộ: 25/8/1883
+ 2/9/1945: Tuyên ngôn độc lập
+ 21/07/1954: Chia cắt hai miền Bắc-Nam
+ 27/01/1973: Hiệp định Paris
+ 30/04/1975: kết thúc chiến tranh
+02/07/1976: tái thống nhất
+ 20/09/1977: Gia nhập Liên Hợp Quốc
+ 18/12/1986: cải cách và mở cửa
+ 28/11/2013: hiếp pháp hiện hành
- Thế chế chính trị: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa theo một Đảng duy nhất theo chủ
nghĩa Mác Lênin
- Gia nhập ASEAN: 28/07/1995
- Tài nguyên quốc gia: tài nguyên đa dạng và phong phú.

You might also like