You are on page 1of 6

ĐẶT VẤN ĐỀ Sức nâng của cầu trục là bao nhiêu ?

Dầm cầu trục (crane runway beam) là một thành phần không Với sức nâng này, thì cầu trục sử dụng sẽ có các thông số
thể thiếu trong hệ thống kết cấu thép của các xưởng sản xuất. về :
Các dầm này hỗ trợ cho các cầu trục (bridge crane) có thể
hoạt động xuyên suốt hành trình dọc nhà. Tải trọng bản thân của dầm cầu trục (bridge crane / bridge
girder)

Tải trọng bản thân của pa lăng (hoist)

(Hình minh họa được trích từ phần mềm NCRANE)


Dầm đỡ cầu trục (Màu cam)
Đối với kết cấu đỡ :
Việc áp dụng tiêu chuẩn Hoa Kỳ, cụ
thể là AISC 360, cùng với các ưu điểm
về mặt khối lượng cũng như tính an
toàn mà tiêu chuẩn này mang lại thì
việc áp dụng những điều khoản và quy
định của tiêu chuẩn này đang dần phổ
biến trong công đoạn thiết kế kết cấu
thép tại Việt Nam bên cạnh việc áp
dụng song song TCVN 5575-2012.

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội đó,


thì còn tồn động khá nhiều những
nhược điểm gây trở ngại cho các kỹ sư
thiết kế khi áp dụng AISC 360 trong
công việc của mình. Và việc NCal
Solution cho ra đời phần mềm
NCRANE cũng đã góp phần giải quyết
gần như là triệt để các vấn đề khó khăn
mà tiêu chuẩn còn đang tồn đọng.

Với NCRANE, việc áp dụng chuẩn


thiết kế AISC 360 vào công việc thiết
kết cấu dầm đỡ cầu trục được giải
quyết rất nhanh chóng và chính xác,
giúp tối ưu công sức và nâng cao năng
suất thiết kế cho người kỹ sư.

Nhịp dầm đỡ (runway crane beam) là bao nhiêu mét ?


QUY TRÌNH THIẾT KẾ
Có sử dụng hệ dàn ngang hay không, nếu có thì khoảng cách
Theo [1], quy trình thiết kế kết cấu dầm đỡ cầu trục được
giữa các đốt dàn là bao nhiêu mét, chiều cao dàn là bao
tóm tắt như bên dưới :
nhiêu
Bước 1 : Chuẩn bị các thông số đầu vào :
Hệ dàn ngang (Hình minh họa được trích từ phần mềm
Đối với hệ thống cầu trục NCRANE)
Tiết diện sử dụng cho hệ kết cấu đỡ và dàn ngang (nếu có) Lực ngang được sản sinh ra trong quá trình cầu trục hoạt
có các thông số như thế nào? động, được tính theo công thức :

Nhận xét : Theo như thực tế và kinh nghiệm làm việc của tác
giả, hầu như tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói
chung, tiết diện chữ I được ưa chuộng và thích hợp cho việc Với P là được lấy 20% (Theo [1]) nhân với lực đứng V
thiết kế dầm đỡ cầu trục. Và để tiết kiệm được khối lượng (Không nhân hệ số F cho V).
cũng như mang lại hiệu quả kinh tế và khả năng chịu lực, tiết
diện chữ I lệch cánh (với các thông số cánh dưới và cánh Lực dọc được sinh ra trong quá trình cầu trục hoạt động,
trên khác nhau) được sử dụng rộng rãi và rất phổ biến trong được tính theo công thức :
thực tế thiết kế dầm cầu trục theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ
(AISC).
Với P là được lấy 10% (Theo [1]) nhân với lực đứng V
(Không nhân hệ số F cho V).

Ngoài 3 (ba) lực V, H, P, còn thêm tải trọng bản thân dầm đỡ,
tải trọng do hệ thống lan can,… tác dụng lên dầm.

Bước 3 : Sau khi đã xác định được giá trị lực tác dụng, tiến
hành sử dụng phần mềm chuyên dụng phân tích kết cấu để
tim nội lực.

Phương pháp phổ biến mà các phần mềm phân tích kết cầu
sử dụng là phương pháp phần tử hữu hạn.

Và được sử dụng rộng nhất tại Việt Nam có lẽ là phần mềm


SAP2000 của hãng CSI, để phân tích kết cầu dầm đỡ cầu
trục bằng SAP2000, người dùng có thể sử dụng chức năng
Moving Load trong phân mềm. Nhưng việc sử dụng chức
năng Moving Load trong CSI SAP2000 có các nhược điểm
Mặt đứng của hệ kết cấu đỡ cầu trục (Hình minh họa được sau :
trích từ phần mềm NCRANE)
Chỉ sử dụng được một loại (một dạng) tải trọng khi phân
Nếu không sử dụng dàn ngang thì kết cấu dầm đỡ có được tích.
giằng giữ hay không? Và nếu có sẽ được giằng như thế nào?
Không thể xem xét lực ngang tác dụng đồng thời với lực
Bước 2 : Sau khi đã chuẩn bị các thông số đầy đủ ở bước 1, đứng.
tiến hành tính toán lực tác dụng lên kết cấu đỡ cầu trục.
Không thích hợp phân tích trong trường hợp sử dụng tổ hợp
Lực tác dụng lên dầm đỡ bao gồm : LRFD với các hệ số tĩnh tải và hoạt tải lớn hơn 1.

Lực đứng của bánh xe Khi sử dụng LRFD, tải trọng cầu trục sẽ được phân ra làm 2
loại là tải trọng bản thân cầu trục và hoạt tải cầu trục (tải
Lực vô ngang và lực dọc trục (dọc nhà) khi cầu trục hoạt nâng hàng).
động
Nhưng khi xem xét độ võng, theo [1] thì hệ số của tải trọng
Cũng theo [1], lực đứng V của bánh xe tác dụng lên cầu trục sẽ là 1.0; điều này dẫn tới phải chạy rất nhiều mô hình trong
được tính theo công thức : SAP2000, từ đo gây ra sự rối rắm cho kỹ sư; cũng như là sự
sai sót.

Các trường hợp cần phải xem xét khi đặt lực tác dụng lên
dầm đỡ.
Với :
Theo [1], việc đặt lực cầu trục lên dầm đỡ có các trường hợp
RC là tải trọng nâng của cầu trục (Tấn) sau :

HT là tải trọng pa-lăng (hoist) (Tấn) Trường hợp chỉ có một cầu trục hoạt động : Xem xét lực V
(có nhân hệ số F) và 100% giá trị tải trọng ngang cùng tác
CW là tải trọng bản thân dầm cầu trục (Tấn) dụng lên dầm.

NWb là số bánh một bên Trường hợp có 2 cầu trục cùng hoạt động :

Chú ý : Tải trọng V này phải được nhân cho một hệ số F lớn Xem xét các trường hợp sau :
hơn 1 trong trường hợp chỉ có một cầu trục hoạt động để kể
đến hiệu ứng động khi cầu trục làm việc (xem thêm trong [1] Xem xét lực V (có nhân hệ số F) và 100% giá trị tải trọng
để rõ thêm về trường hợp này). ngang của từng cầu trục tác dụng lên dầm.
Xem xét V (không nhân hệ số) và 100% lực ngang của cầu
trục thứ nhất tác dụng lên dầm.

Xem xét V (không nhân hệ số) và 100% lực ngang của cầu
trục thứ hai tác dụng lên dầm.
Chuyển vị của dàn ngang khi chịu lực ngang
Xem xét V (không nhân hệ số) và 50% lực ngang của hai cầu
trục cùng tác dụng lên dầm.

Như vậy có 5 trường hợp tác dụng lên dầm đỡ.

(Trích Bảng 2.6 Các trường hợp về lực tác dụng lên dầm đỡ -
[1])

“Chụp đầu I” tiết diện C


Nếu như có nhiều hơn 2 cầu trục tác dụng, có thể sử dụng Và phương án sử dụng tiết diện C chúng ta không thể sử
Bảng 2.6 phía trên hoặc theo chỉ dẫn riêng theo các tài liệu dụng SAP2000 để phân tích cũng như thiết kế.
chuyên ngành khác. Do MBMA chỉ là tài liệu chuyên ngành
mà không phải là tiêu chuẩn chính thức. NCRANE

Và từ các trường hợp trên đây, nhận thấy một điều là nếu NCRANE là một phần mêm chuyên dụng cho việc thiết kế
dùng SAP2000 để phân tích các trường hợp trên là quá phức dầm đỡ cầu trục, là một phần mềm nằm trong hệ sinh thái
tạp và tỉ lệ dẫn đến sai sót trong thiết kế là điều khó tránh NCAL (thuộc NCAL Solution).
khỏi.

Bước 4 : Thiết kế

Sau khi có nội lực, chúng ta tiến hành sử dụng tiêu chuẩn
AISC để tiến hành thiết kế dầm cầu trục.

Các yêu cầu cần kiểm tra bao gồm :

Phân loại tiết diện, sử dụng Chương B (Chapter B).

Kiểm tra về khả năng chịu nén, sử dụng Chương E (Chapter


E).
Hệ sinh thái NCAL
Kiểm tra về khả năng chịu uốn, sử dụng Chương F (Chapter
NCRANE ra đời giúp giải quyết tất cả các nhược điểm đã
F).
được nêu ở phần 2 phía trên.
Kiểm tra về khả năng chịu cắt, sử dụng Chương G (Chapter
Hỗ trợ tính toán theo tiêu chuẩn :
G).
AISC 360-05 ASD
Tổ hợp tỉ số ứng suất, sử dụng Chương H (Chapter H).
AISC 360-05 LRFD
Kiểm tra khả năng chịu lực tập trung, sử dụng Chương J
(Chapter J). AISC 360-10 ASD
Lưu ý : SAP2000 không kiểm tra khả năng chịu lực tập trung AISC 360-10 LRFD
theo AISC, vì thế nếu sử dụng SAP2000 thiết kế dầm cầu
trục là còn sai sót. AISC 360-16 ASD

Lưu ý : Nếu như chuyển vị ngang của dầm đỡ không thỏa AISC 360-16 LRFD
mãn hoặc lực ngang H tác dụng quá lớn, thay vì tăng tiết
diện chúng ta có thể bố trị hệ dàn ngang hoặc “Chụp đầu I” Kiểm toán đầy đủ các hạng mục thiết kế theo quy định của
tiết diện C (Channel). AISC.
Thuyết minh rõ ràng, chi tiết từng công thức, giúp cho người
dùng có thể kiểm soát kết quả tốt nhất.

Tính toán tiết diện I kết hợp với tiết diện C dựa trên các
nghiên cứu mới nhất trên thế giới, cũng như tuân thủ nghiêm
ngặt các quy định của AISC đưa ra.

Thuật toán tính toán sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn
(FEM) kết hợp với công nghệ độc quyền do NCAL phát
triển, có thể cho ra kết quả ngay lập tức (< 0.5s – Nhanh hơn
SAP 2000 rất nhiều) cho mỗi lần tính toán. Từ đó, giúp cho
việc thiết kế giảm thiểu thời gian thiết kế, công sức của kỹ
sư.

Thuyết minh tính toán chi tiết

Giao diện chính của phần mềm


Giao diện đồ họa, hiển thị trực quan sinh động cho cấu kiện
đã thiết kế

Tỉ số ứng suất tóm gọn, giúp kiểm soát kết quả nhanh chóng.

So sánh kết quả nội lực của NCRANE và SAP2000

Giao diện kiểm soát tiết diện

Phương án đặt lực

Kết quả trong SAP2000


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Kết quả trong NCRANE

Độ lệch về mặt tính toán giữa NCRANE và SAP2000 là 0%.

So sánh về mặt thiết kế giữa tính tay và NCRANE

Đại lượng so sánh NCRAN Excel Độ lệch


E (%)
Khả năng chịu nén 230.91 230.91 0
Khả năng chịu uốn 235.56 235.56
(Ứng với Cb = 1)
Khả năng chịu cắt 235.56 235.56 0

Bảng tính Excel cho phần chịu nén

Kết luận

Từ những so sánh ở phần trên, phần nào chúng ta đã có một


cái nhìn bao quát về tính phức tạp của việc thiết kế kết cấu
dầm đỡ cầu trục theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ (AISC); và cũng
qua những tính toán bên trên đã khẳng định tính đúng đắn
của phần mềm NCRANE và khả năng ứng dụng vào thực
tiễn thiết kế kết cấu dầm đỡ cầu trục, giúp cho việc thiết kế
trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, từ đó góp phần giảm tải
được thời gian thiết kế, nâng cao năng suất lao động cũng
như hiệu quả công việc thiết kế.

[1] Metal Building System Manual, MBMA, 2018.

[2] ANSI/AISC 360-05 : Specification for Structural Steel Buildings, AISC,Construction, American Institute of Steel, 2005.

[3] ANSI/AISC 360-10 : Specification for Structural Steel Buildings, AISC,Construction, American Institute of Steel, 2010.

[4] ANSI/AISC 360-16 : Specification for Structural Steel Buildings, AISC,Construction, American Institute of Steel, 2016.
[5] "CSI SAP2000 v19.2.1," Computers and Structures, Inc.: Structural Engineering Software.

You might also like