You are on page 1of 4

VẼ LẠI MẠCH ĐIỆN – MỘT SỐ CHÚ Ý VÀ CÁCH VẬN DỤNG

CHÚ Ý
- Đây là nội dung sưu tập: một số được lấy từ các SKKN của các thầy cô giáo, một số lấy từ
cuốn sách VLNC 9,.. đã được điều chỉnh lại 1 số nội dung cho phù hợp.
- Phương pháp chuyển mạch chủ yếu dùng để xác định điện trở, bởi vì sau khi chuyển mạch thì
có nhiều nút được chập lại – các đoạn bị bỏ nên khó dùng nó để xác định các giá trị Hiệu điện
thế và cường độ dòng điện.
- Để có thể vẽ lại mạch thì các em cần phải nắm được 1 số quy tắc chuyển mạch cơ bản và các
khái niệm bản chất của các quy tắc đó
KHÁI NIỆM
1/ Mạch tương đương là gì?
Là mạch sau khi chuyển các mạch điện phức tạp về những dạng đơn giản hơn nhưng tương đương với
mạch ban đầu.
2/ Các quy tắc chuyển mạch cơ bản
Có một số QUY TẮC để chuyển những mạch điện phức tạp về những dạng đơn giản. Từ đó tìm ra lời
giải ngắn gọn cho bài toán. Ví dụ:
a. QUY TẮC 1 : Chập các điểm có cùng hiệu điện thế.
b. QUY TẮC 2 : Tách nút.
Tách một nút thành hai nút sao cho hai nút vừa tách có cùng điện thế, chập lại ta được mạch điện ban đầu.
c. QUY TẮC 3 : Bỏ điện trở.
- Ta có thể bỏ các điện trở (khác 0) nếu hai đầu điện trở đó có điện thế bằng nhau.
- Ta có thể bỏ Vôn kế vì với Vôn kế lý tưởng dòng điện không đi qua mạch chứa vôn kế
Các điểm có cùng hiệu điện thế là các điểm sau đây:
- Nối với nhau bằng dây dẫn và ampe kế có điện trở rất nhỏ có thể bỏ qua.
- Các điểm đối xứng với nhau qua trục đối xứng của mạch đối xứng. Trục đối xứng là đường thẳng hoặc
mặt phẳng chia mạch điện thành hai nửa đối xứng.
3. Cách vẽ mạch tương đương :
Vẽ lại sơ đồ mạch điện. Tiến hành lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Đặt tên cho các điểm nút trong mạch điện (từ 02 nhánh trở giao nhau trở lên)
Bước 2: Xác định điểm đầu và điểm cuối của mạch điện.
Bước 3: Xác định các quy tắc chuyển mạch có thể áp dụng (như chập nút, tách nút,…)
Bước 4: Liệt kê các điểm nút của mạch điện theo hàng ngang theo thứ tự các nút trong mạch điện ban
đầu, điểm đầu và điểm cuối của mạch điện để ở hai đầu của dãy hàng ngang, mỗi điểm nút được thay thế

Vật lý Thầy Thư – ST © Trí Hiếu Study – www.facebook.com/vatlythaythu - 0904.654.798 Page 1


bằng một dấu chấm, những điểm nút có cùng điện thế thì chỉ dùng một chấm điểm chung và dưới chấm
điểm đó có ghi tên các nút trùng nhau.
Bước 5: Lần lượt đưa từng điện trở nằm giữa hai điểm nào thì đặt các điện trở vào giữa hai điểm đó.
Ví dụ:
Cho mạch điện

Bước 1 : đặt tên điểm.


Đặt tên cho tất cả những điểm có từ 3 dây nối trở lên.

Bước 2 : chập mạch và loại bỏ mạch.


Xác định tất cả những điểm nối 2 đầu Ampe kế, dây điện, chập thành 1.
A trùng I trùng C ; B trùng D ; E trùng F.

Bước 3 : bỏ dây nối những điểm nối Vôn kế.

Vật lý Thầy Thư – ST © Trí Hiếu Study – www.facebook.com/vatlythaythu - 0904.654.798 Page 2


Đoạn IH từ hình vẽ ta thấy không có dòng điện đi qua, ta bỏ đoạn IH.

Bước 4 : viết tất cả các điểm lên một đường thẳng, chú ý những điểm trùng nhau chỉ vẽ thành một điểm,
hai điểm mút hai bên là hai cực của nguồn điện, điểm H coi như không còn trong mạch.

Bước 5 : vẽ điện trở lên đường thẳng


vừa vẽ.
Xét xem từng điện trở hay
nhiều điện trở được nối giữa 2 điểm
gần nhất nào, vẽ điện trở và dây nối
vào giữa các điểm.

Vật lý Thầy Thư – ST © Trí Hiếu Study – www.facebook.com/vatlythaythu - 0904.654.798 Page 3


Đưa điểm G xuống dưới thì ta có mạch điện như sau :

Bước 6 : đọc mạch điện.


Đây là cách cơ bản và chính xác nhất, cách này khá lâu nhưng nếu các em chưa nắm vững cách chuyển đổi
mạch thì nên sử dụng cách này, khi quen rồi thì có thể không cần dùng nữa, không nên từ đầu đã tập cách
nhìn mạch bằng mắt sẽ dễ dẫn đến những sai lầm không đáng có.

Vật lý Thầy Thư – ST © Trí Hiếu Study – www.facebook.com/vatlythaythu - 0904.654.798 Page 4

You might also like