You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP ĐIỆN TỬ SỐ


Mã môn học: 2223II_ELT3103_4

Bài 1: CỔNG LOGIC

Sinh viên: Đào Tuấn Linh


Mã số sinh viên: 21020924
1. Định nghĩa – Bảng chân lý
1.1. Yếu tố logic chứa 1 bit thông tin
Công tắc Đèn LED Mức thế Trạng thái Kí hiệu toán học
1 Sáng V=4,72 H(High) 1
0 Tối V=0,1 L(Low) 0

- Định nghĩa về mức logic: Mức logic là giá trị điện áp vào, ra được quy định cho các số nhị phân
0, 1 (với bit 1 là biểu thị mức logic cao và 0 là biểu thị mức logic thấp). Thường người ta chỉ ra
giá trị danh định cho hai mức logic.
Mức logic phụ thuộc vào nguồn nuôi: Nguồn nuôi cung cấp điện áp cho hệ thống và mức logic
của tín hiệu được sử dụng trong hệ thống phụ thuộc vào mức điện áp của nguồn nuôi. Nếu mức
logic vào mà lớn hơn nguồn nuôi sẽ dẫn đến tình trạng gây hư hỏng cho cổng.
- Trong sơ đồ trên, khi đèn sáng thì mức logic là “1”, đèn tối thì mức logic là “0”.
1.2. Các cổng logic
1. Cấp nguồn +5V cho mảng sơ đồ D1-1a
2. Khảo sát nguyên lý hoạt động của cổng đảo (Inverter)
Công tắc LS8 Lối vào A Lối vào C
1 1 0
0 0 1
Lối vào IC1/a bỏ lửng 0 0

- Cổng đảo: cổng thay đổi làm đảo trạng thái đầu vào
̅
=> Công thức: C = 𝐴.

- Nếu lối vào bị bỏ lửng thì đầu ra sẽ luôn là mức logic thấp (do chưa có nguồn trong mạch), do
đó đèn sẽ không sáng
3. Khảo sát nguyên lý hoạt động của cổng không đảo với collector hở (O.C.Open
collector)
Công tắc LS8 Lối vào A Lối ra C
1 1 1
0 0 0
Lối vào IC2/a bỏ lửng 0 1

- Cổng không đảo: cổng giữ nguyên trạng thái đầu vào
- Công thức: C = 𝐴
- Khi bỏ lửng lối vào thì coi như mức logic đầu vào là 0 => dòng ở cực base = 0 => dòng ở cực C
= 0 => 𝑉𝐶 ở mức cao => đèn sáng. Ngoài ra, nó còn có chức năng sửa dạng tín hiệu vuông hơn
và đưa về tín hiệu đúng mức logic.
4. Khảo sát nguyên lý hoạt động của cổng NAND 2 lối vào
LS7 LS8 Lối vào A Lối vào B Lối vào C
1 1 1 1 0
1 0 1 0 1
0 1 0 1 1
0 0 0 0 1
- Định nghĩa: Cổng NAND là cổng mà lối ra ở mức thấp chỉ khi 2 lối vào ở mức cao
̅̅̅̅
- Công thức: C = 𝐴𝐵
- Khi một trong hai lối vào thấp thì lối ra vẫn ở mức cao.
- Khi bỏ lửng chân B thì ta có mạch giống với cổng đảo ở mạch D1-1a. Khi A ở mức logic "0" thì
NAND hoạt động như cổng đảo.
5. Khảo sát nguyên lý hoạt động của cổng NAND có 2 lối vào với lối ra collector hở
(2- Input open collector NAND)
LS7 LS8 Lối vào A Lối vào B Lối ra C
1 1 1 1 0
1 0 1 0 1
0 1 0 1 1
0 0 0 0 1
Bảng chân lý này giống bảng trong mục 4.
6. Khảo sát nguyên lý hoạt động của cổng OR 2 lối vào
LS7 LS8 Lối vào A Lối vào B Lối ra C
1 1 1 1 1
1 0 1 0 1
0 1 0 1 1
0 0 0 0 0

- Định nghĩa: Cổng OR là cổng có thể nhận nhiều tín hiệu đầu vào. Tín hiệu đầu ra là “1”  có
ít nhất 1 tín hiệu là 1 và là “0”  toàn bộ đầu vào là 0.
- Công thức: C = A + B
- Khi một trong hai lối vào là thấp thì đầu ra là mức cao -> ngược với mức AND vì khi một trong
hai lối vào là thấp thì đầu ra của AND lại cho mức thấp.
7. Khảo sát nguyên lý hoạt động cổng XOR 2 lối vào
LS7 LS8 Lối vào A Lối vào B Lối ra C
1 1 1 1 0
1 0 1 0 1
0 1 0 1 1
0 0 0 0 0

- Định nghĩa: Cổng XOR là một mạch kỹ thuật số hai đầu vào có đầu ra logic “1” nếu hai giá trị
đầu vào khác nhau.
- Công thức: C = A ⊕ B = 𝐴𝐵̅ + 𝐴̅𝐵.
8. Lập bảng chân lý và viết biểu thức đại số logic cho
- Cổng AND 2 lối vào: Q = A.B

Lối vào A Lối vào B Lối ra Q

1 1 1

0 1 0

1 0 0

0 0 0

- Cổng NAND 4 lối vào: Q = ̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅


𝐴⋅𝐵⋅𝐶⋅𝐷
Lối vào A Lối vào B Lối vào C Lối vào D Lối ra Q
1 1 1 1 0

1 1 1 0 1

1 1 0 1 1
1 1 0 0 1

1 0 0 0 1

1 0 0 1 1
1 0 1 0 1
1 0 1 1 1

0 0 0 0 1
0 0 0 1 1
0 0 1 0 1

0 0 1 1 1
0 1 0 1 1

0 1 0 0 1

0 1 1 0 1

0 1 1 1 1

- Cổng OR với 3 lối vào: Q = A+B+C

Lối vào A Lối vào B Lối vào C Lối ra Q

1 1 1 1

1 1 0 1

1 0 1 1
1 0 0 1

0 1 1 1

0 1 0 1
0 0 1 1

0 0 0 0

2. Phân loại cổng Logic


2.1. AND loại Diode Logic(DL)
LS7 LS8 Lối vào A Lối vào B Lối ra C
1 1 1 1 1
1 0 1 0 0
0 1 0 1 0
0 0 0 0 0

- Nguyên tắc hoạt động:


+ Khi có ít nhất 1 đầu vào ở mức thấp, không có dòng đi qua base của transistor=> lối
ra có mức logic thấp (đèn LED tắt)
+ Khi cả 2 đầu vào ở mức cao, diode 𝐷1 , 𝐷2 phân cực ngược, dòng không qua diode
mà qua LED => lối ra có mức logic cao (đèn LED sáng)
- Ưu nhược điểm sơ đồ:
+ Ưu điểm: mạch điện đơn giản
+ Nhược điểm: điện áp lối ra không lớn
2.2.Cổng NAND loại Resistor - Transistor Logic (RTL)
LS7 LS8 Lối vào A Lối vào B Lối ra C
1 1 1 1 0
1 0 1 0 1
0 1 0 1 1
0 0 0 0 1

- Nguyên tắc hoạt động của cổng NAND loại RTL


+ Khi 1 trong 2 hoặc cả 2 lối vào ở mức logic thấp, điện áp tại B thấp, Transistor
ngưng dẫn, dòng 𝐼𝐶 đi thẳng qua LED => lối ra có mức logic cao (đèn LED sáng)
+ Khi cả 2 lối vào đồng thời ở mức logic cao, điện áp tại B cao, transistor ở chế độ
dẫn, dòng 𝐼𝐶 chạy thẳng xuống cực emiter => lối ra có mức logic thấp (đèn LED tắt)

- Ưu nhược điểm sơ đồ:


+ Ưu điểm: số lượng transitor tối thiểu, thời gian phản hồi nhanh, tiêu thụ điện thấp
+ Nhược điểm:
● Độ chống nhiễu kém.
● Khi transistor mở, công suất tiêu tán cao => đòi hỏi phải cung cấp nhiều
dòng điện hơn bà nhiệt được loại bỏ khỏi RTL, tốc độ hoạt động thấp, độ
chính xác thấp.

2.3.Cổng NAND loại Diode - Transistor Logic (DTL) – (hình D1-2c)

LS7 LS8 Lối vào A Lối vào B Lối ra C


1 1 1 1 0
1 0 1 0 1
0 1 0 1 1
0 0 0 0 1
- Nguyên tắc hoạt động của cổng NAND loại DTL
+ Khi tất cả đầu vào ở mức cao, các diode phân cực ngược => không có dòng qua
diode. Dòng qua tran nên transitor hoạt động ở chế độ dẫn, Ic chạy thẳng xuống emitter
dẫn đến lối ra có mức logic thấp => đèn tắt.
+ Khi 1 trong 2 hoặc cả 2 lối vào ở mức thấp, 1 trong 2 diode 𝐷5 , 𝐷6 hoặc cả 2 diode
sẽ phân cực thuận. Dòng điện qua 𝑅6 , đi qua diode dẫn đến 𝑉𝐵 hoạt động ở mức
logic thấp. Vì vậy Transistor hoạt động ở chế độ ngắt, dòng 𝐼𝐶 chạy thẳng qua LED
dẫn đến lối ra có mức logic cao (đèn LED sáng)
- Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm:
● Cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo.
● Độ chống nhiễu được cải thiện, tốc độ hoạt động tốt, độ tin cậy cao hơn
RTL, giá thành rẻ.
+ Nhược điểm: Độ trễ truyền lan của họ cổng này còn lớn, sử dụng nhiều năng lượng,
tín hiệu có độ chính xác thấp.

2.4.Cổng NAND loại Transistor - Transistor Logic (TTL)

LS7 LS8 Lối vào A Lối vào B Lối ra C


1 1 1 1 0
1 0 1 0 1
0 1 0 1 1
0 0 0 0 1
- Nguyên tắc hoạt động của cổng NAND loại TTL
+ Khi tất cả đầu vào ở mức cao, transitor T3, T4 bị cấm, dòng qua transitor T5.
Tương tự như vậy với transistor T6, T7 ở trạng thái tắt, dòng điện được đưa
xuống đất, không qua LED. Vì vậy, đầu ra ở mức thấp.
+ Khi chỉ có 1 đầu vào ở mức thấp, một trong 2 transitor T3, T4 bị cấm, transitor
còn lại bão hòa. Transistor T5, T6 ở trạng thái bão hòa => transistor T7 cấm =>
dòng qua LED ở mức cao. Vì vậy, đầu ra ở mức cao.
- Ưu nhược điểm sơ đồ:
+ Ưu điểm: độ ổn định đầu ra cao, thời gian chuyển mạch nhanh, sử dụng ít năng
lượng , ít tiêu thụ điện
+ Nhược điểm:
● Không thể thực hiện hoạt động NOT
● Khi kết nối các cổng TTL với nhau thì không thể nối hết các đầu ra của
chúng với nhau vì việc nối này có thể làm hỏng các bán dẫn trong mạch
đồng thời cũng không thể thay đổi khả năng tải của chúng
● Dùng nhiều transitor và lắp mạch khá phức tạp.

2.5.Cổng NAND collector hở

LS7 LS8 Lối vào A Lối vào B Lối ra C Lối ra C


(nối J1) (không nối J1
1 1 1 1 0 0
1 0 1 0 1 0
0 1 0 1 1 0
0 0 0 0 1 0
3. Cổng CMOS

- Ta có bảng chân lý :
LS7 LS8 Lối vào A Lối vào B Lối ra C
1 1 1 1 0
1 0 1 0 1
0 1 0 1 1
0 0 0 0 1
- Nhận xét: ta thấy rằng trạng thái logic giống hệt với mạch NAND ở trên.

4. Bộ chuyển đổi mức TTL – CMOS & CMOS – TTL

Bảng dưới đây (khi cấp nguồn +5V và +12V (+VDD) cho các mảng sơ đồ hình D1-4)

Công tắc V(A) V(B) V(C-D) V(E) V(F)


LS1
1 4.635V 0,05V 11.6V 0.1V 0.1V
0 -1,2mV 11.6V 0V 4.72V 4.72V
Trạng thái TTL CMOS CMOS TTL TTL

You might also like