You are on page 1of 6

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Giáo viên: Ngô Lan Anh Lớp: 9 Trường Trung học Vinschool Times city
Môn học: Khoa học tự nhiên Số tiết của bài: 1 Tổ chuyên môn: KHTN THCS
Tên bài học: [SCI9-Lesson22.1] Acid và base

Mục tiêu học tập Tiêu chí thành công


Sau bài học, HS có khả năng:
Học sinh trình bày được khái niệm acid, kiềm, chất chỉ
● Trình bày được khái niệm:
thị, thang pH.
+ Acid: chứa ion H+
+ Base: chứa ion OH-
+ Chất chỉ thị: là chất có sự đổi màu khi gặp dung dịch acid/ base
+ Thang pH: là thang đo độ mạnh, yếu của dung dịch acid và base

● Nêu được một vài ví dụ về acid và base: HCl, H2SO4, NaOH,

● Nêu được một vài chất chỉ thị phổ biến: quỳ tím, chỉ thị vạn năng, metyl da cam,..

● Nêu được quy luật của thang đo pH:

+ Acid có pH nhỏ hơn 7


+ Dung dịch có tính acid càng cao thì pH càng thấp
+ Các chất trung tính như nước có pH bằng 7
+ Kiềm có pH lớn hơn 7
Học sinh chỉ ra được tầm quan trọng của ion hydrogen
● Trình bày được dung dịch acid làm quỳ hóa đỏ là do ion H+, dung dịch kiềm chuyển
và tầm quan trọng của nước trong dung dịch acid,
xanh là do ion OH–
dung dịch kiềm.
● Nêu được vai trò của nước là môi trường để acid phân li ra ion H+ và bản chất trong

acid là liên kết cộng hóa trị, chúng không phân li ra được H+
Học sinh sử dụng được chất chỉ thị, giá trị pH để xác
● Xác định giá trị pH của các dung dịch dựa vào thang đo pH:
định môi trường acid, base và trung tính.

+ Các dung dịch gồm: HCl, NaOH, HNO3, KOH, H2O


+ Kết quả thu được:
- HCl, HNO3 là acid với các giá trị pH
- NaOH, KOH là kiềm với các giá trị pH
- H2O với pH = 7

Bối cảnh/ kiến thức nền/ định vị học sinh (dự kiến)
Kiến thức nền:
Mục tiêu Hoạt động dạy - học
Mục tiêu Hoạt động 1. Ổn định lớp
Xây dựng môi trường học tập an toàn. - GV ổn định và điểm danh lớp học.
- GV và HS thống nhất nội quy lớp học.
Thời gian: 5 phút

Mục tiêu Hoạt động 2. Khái niệm acid và kiềm


Học sinh trình bày được khái niệm acid, 1. Nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình ảnh và cho biết đây là dung dịch acid/ base hay trung tính?
kiềm, chất chỉ thị, thang pH. 2. Hình thức: Cá nhân
Thời gian: 10 phút 3. Thực hiện nhiệm vụ:
4. Câu hỏi truy vấn:
o Điểm chung trong công thức của acid là gì?
o Điểm chung trong công thức của base là gì?
o Sao để xác định được dung dịch này là acid và base?
 Sử dụng chỉ thị
o Hãy kể tên một vài chỉ thị mà con biết
o Chỉ thị nào cho các con biết nhiều thông tin về acid và base?
o Cách sử dụng chỉ thị vạn năng?
6. Chốt kiến thức
o Acid: chứa ion H+
o Base: chứa ion OH-
o Các chỉ thị phổ biến: chỉ thị vạn năng, quỳ tím,..
o Cách sử dụng thang pH
Mục tiêu Hoạt động 3. Tìm hiểu về định luật bảo toàn khối lượng và các bước tiến hành cân bằng phương
Học sinh chỉ ra được tầm quan trọng của trình hóa học
ion hydrogen và tầm quan trọng của nước 1. Nhiệm vụ: Đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
trong dung dịch acid, dung dịch kiềm. 2. Hình thức: Cá nhân
3. Câu hỏi truy vấn:
Thời gian: 10 phút o Quan sát hình ảnh và cho biết hợp chất HCl có chứa liên kết gì?
o Nếu HCl ở dạng khí thì nó có dẫn điện không?
o Nếu HCl tan vô hạn trong nước thì HCl có dẫn điện không? Vì sao lại dẫn điện? (kiến thức điện
phân)
o Khí NO2 là hợp chất chứa liên kết gì?
o Vậy khi khí NO2 tác dụng với nước tạo ra HNO3 là acid thì có dẫn điện không?
4. Chốt kiến thức
o Acid phân li ra ion H+ khi hòa tan trong nước.
Mục tiêu Hoạt động 4. Sử dụng chất chỉ thị và xác định giá trị pH và môi trường acid, base và trung tính
Học sinh sử dụng được chất chỉ thị, giá trị 1. Nhiệm vụ: Làm và quan sát thí nghiệm
pH để xác định môi trường acid, base và 2. Hình thức: Nhóm 5 học sinh
trung tính. 3. Chuẩn bị: 5 bộ thí nghiệm:
o 3 ống nghiệm mất nhãn
Thời gian: 10 phút o 3 pipet sạch
o Giấy pH
o Thang pH
o Phiếu học tập
o Nhãn dán
4. Câu hỏi truy vấn:
o Xác định pH của các dung dịch mất nhãn?
o Dự đoán dung dịch đó là gì?
5. Đánh giá
- Phiếu học tập
Mục tiêu Hoạt động 3. Vận dụng – đánh giá- hướng dẫn về nhà
Củng cố và đánh giá việc hoàn thành mục 1. Nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi SGK trang 137 (C5.08- C5.12)
tiêu 2. Hình thức: Cá nhân
3. Câu hỏi truy vấn:
Thời gian: 10 phút o Thông qua bài tập con rút ra được kinh nghiệm gì khi làm bài?
o Đánh giá mục tiêu con đạt được?
4. Đánh giá/tổng kết
5. Hướng dẫn về nhà:

● Bắt buộc

- Ôn bài, hoàn thành nhiệm vụ trên LMS


o Tự chọn
Phiếu bổ trợ: Cân bằng phương trình hóa học
Tài liệu sử dụng:
- SGK, SBT, SGV
- Phiếu bài tập
- Powerponit dạy học

You might also like