You are on page 1of 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN


Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo
Tôi ghi tên dưới đây:
Số Họ và Ngày tháng Nơi công tác Chức danh Trình độ Tỷ lệ (%0
TT tên năm sinh chuyên môn đóng góp
vào việc tạo
ra sáng kiến
Phan Đại học sư
Trường THCS Và THPT
1 Thanh 02/08/1973 Giáo viên phạm ngành 100%
Vĩnh Hòa Hưng Bắc
Hùng Sinh học
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“Một số biện pháp vận động học sinh có nguy cơ bỏ học đi học trở lại”
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đổi mới việc tổ chức, xây dựng các phong trào
thi đua tích cực và đạt hiệu quả cao.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9/2022
- Mô tả bản chất của sáng kiến
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trước khi áp dụng giải pháp mới: Lớp chủ nhiệm được phân công trong năm
học trước 2021 - 2022 có tỉ lệ nghỉ học khá cao, trên 9%.
Sau khi áp dụng giải pháp tỉ lệ học sinh bỏ học 0% đạt 100% chỉ tiêu đăng ký
trong Hội nghị viên chức người lao động.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp: Giảm bớt tình trạng học sinh bỏ học của Trường
THCS và THPT Vĩnh Hòa Hưng Bắc nói chung, lớp 10C1 năm học 2023-2024 nói
riêng.
- Nội dung giải pháp:
Trong những năm gần đây, vấn đề bỏ học của học khối học sinh Trung học phổ
thông khá phổ biến, nhất là khối 10. Là giáo viên được Lãnh đạo nhà trường phân
công chủ nhiệm lớp 10 ba năm liên tiếp.
Năm học 2023 – 2024, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 10C1 với sĩ số là 43
học sinh , trong đó có 14 nữ. Qua danh sách tôi được biết về Học lực như sau: Các em
xếp loại Học lực giỏi 02; khá 05, còn lại học lực Trung bình là 36. Nhìn chung tất cả
các em đều có phương tiện đến trường và có ý thức cao trong học tập. Tuy nhiên, Một
số học sinh có ý thức học tập chưa tốt, hoàn cảnh gia đình khó khăn, …
Qua thực tế các năm chủ nhiệm tôi cảm nhận được một vấn đề rất quan trọng
đó là làm thế nào để “Vận động học sinh có nguy cơ bỏ học đi học trở lại”. Từ đó, tôi
đã nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các phương pháp nghiên cứu được vào công tác
chủ nhiệm của mình, kết quả đạt được rất khả quan.
2

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đế các em nghỉ học, bỏ học. Trong giải pháp này
bản thân tôi thấy được những nguyên nhân sau dây là nguyên nhân các em nghỉ và bỏ
học:
- Khó khăn trong học tập: Đối với chương trình giáo dục 2018 mục tiêu của học
sinh là: “Giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức,
kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp
phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân
cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng
góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.” Do đó một số em gập khó
khăn tiếp cận phương pháp mới, các em tự ti, mặc cảm khi phải đứng trả lời các câu
hỏi mà giáo viên đặc ra trước lớp. Một số học sinh khác lại không xác định được
phương pháp học tập, cách ghi nội dung, cũng như tiếp thu kiến thức ở lớp và vận
dụng làm bài tập ở nhà. Những bài học, môn học, những bài kiểm tra đã gây khó khăn
cho các em, các em cảm thấy mình thua kém bạn bè, sự mặc cảm ngày càng tăng trong
suy nghĩ của các em.
- Do hoàn cảnh gia đình: Như các thầy, cô cũng thấy gia đình là điểm tựa là
nhân tố rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của các em. Các em sống trong gia
đình hạnh phúc đủ đầy về tình cảm, sự yêu thương gắn bó của cha mẹ sẽ tạo rất nhiều
thuận lợi trong học tập của các em. Do nhu cầu cuộc sống, do bận rộn nhiều công việc
hoặc do cha mẹ bất hòa mà các bậc phụ huynh đó ít có thời gian gắn bó, quan tâm,
chăm sóc con em mình trong học tập. Do những vấn đề nêu trên mà các em mặt cảm,
có hành vi nông nổi, thái hóa, nói dối, các em cảm thấy mình cô lập, mất lòng tin dẫn
đến vấn đề nghỉ, bỏ học là tất yếu.
- Vấn đề xã hội: Thời đại 4.0 phát triển mỗi học sinh có điện thoại thông minh,
các em không thể tìm tòi học hỏi cách nói, cách làm mà những gì đã nhìn, đã thấy, đã
biết đồng thời các em rất thích thể hiện người lớn hơn, thích thể hiện cái “tôi” theo cái
mới. Từ đó cái em sẽ phát sinh tính cách ương ngạnh thiếu lễ phép. Sự tác động của
môi trường xã hội nhất là không gian mạng, làm cho các em thấy thích và say mê từ đó
các em nghỉ học. Bên cạch đó các em còn có tình cảm khác giới, thích yêu đương làm
người lớn, lơ đãng việc học, kiến thức cơ bản không có, chán học dẫn đến bỏ học.
Qua các nguyên nhân nêu trên, bản thân là Giáo viên chủ nhiệm tôi thấy mình
cần đưa ra các giải pháp để thực hiện nhằm khắc phục tình trạng nghỉ và bỏ học của
học sinh mình đó là:
- Khắc phục khó khăn trong học tập của học sinh:
Bản thân là giáo viên giảng dạy môn Sinh học nên việc giúp đỡ kiến thức cho
các em rất khó khăn, cho nên bản thân tôi vận dụng ban cán sự lớp, các em học giỏi
môn Khoa học tự nhiên và môn Khoa học xã hội, thường xuyên hỗ trợ những học sinh
yếu, kém: Sửa bài tập; học nhóm hay thành lập các nhóm học tập thực hiên “ Đôi bạn
cùng tiến” hàng tuần , hàng tháng có khen thưởng, đánh giá biểu dương các em trước
lớp. Riêng bản thân tôi thì hướng dẫn cách học cho các em như: Cách học trong sách
giáo khoa học, các đầu sách khác có liên quan kiến thức hoặc tìm hiểu trên internet,
hay YouTube xem các bài giảng của các thầy cô mà các em chưa hiểu ở lớp. Đối với
phân môn phụ trách giảng dạy, tôi tuyên dương kịp thời những học sinh có tiến bộ,
khuyến khích các em bằng cách cho điểm 10.
- Đối với các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn:
Bản thân là giáo viên chủ nhiệm cần phải, phát hiện sớm hoàn cảnh khó khăn
của các em ngay từ khi nhận lớp đầu năm, để chúng ta có những biện pháp giúp đõ kịp
thời và đúng lúc thực hiện theo câu nói “ ngứa chỗ nào thì gãi chỗ đó”. Nếu là kinh tế
3

thì vận động tập thể lớp, cùng động viên cả lớp quan tâm đóng góp một phần công sức
giúp bạn thực hiện tinh thần “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Bên cạnh đó
giáo viên tham mưu cho Lãnh đạo nhà trường, công đoàn, phối hợp với đoàn thanh
niên xét tặng học bổng cho các em giúp các em hòa nhập vào việc học tập ngày một
tốt hơn.
Đối với gia đình của các em, bản thân tôi nhờ đến sự hỗ trợ của Mặt trận ấp, xã
mà các em cư trú. Đồng thời nhờ lực lượng này động viên tháo gỡ những khó khăn về
tinh thần, sớm tìm ra hướng giải quyết nhằm mang lại hạnh phúc gia đình cho các em.
Đảm bảo cho các em, có chỗ dựa vững chắc nhất để em an tâm học tập.
- Đối với vấn đề xã hội:
Vấn đề này rất khó nhưng chúng ta là giáo viên chủ nhiệm thì cần tìm hiểu và
nắm bắt các vấn đề sau đây:
+ Dấu hiệu ở trường: Việc học tập của các em có dấu hiệu xa xúc, khủng
hoảng: học không vào, bỏ tiết, dị ứng với thầy cô, nghịch phá, nói chuyện, coi điện
thoại, sử dụng điện thoại để chơi Game.
+ Ở nhà: quậy phá, lơ đễnh không để ý đến bất cứ vấn đề gì, thờ ơ.
Đối vấn đề trên, giáo viên chủ nhiện cần linh động các biện pháp giải quyết.
Làm sau phải có được mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa gia đình , nhà trường. Tăng
cường biện pháp thiết phục, không chê trách, răn đe, quở phạt. Nhằm mục đích hướng
các em hòa nhập vào tập thể lớp với các hình thức vui chơi thể dục thể thao trong
trường, hay có thể phân công các em đó giữa vị trí nào đó trong lớp như là tổ phó. Từ
đó sự say mê trong nhiệm vụ mới, có sự sự tin yêu của bạn bè, sự tin tưởng của thầy
chủ nhiệm thì các em sẽ tự tin hơn.
Đối với học sinh mới chuyển trường về, là giáo viên chủ nhiệm chúng ta cần có
sự quan tâm nhiều hơn thể hiện bằng nhiều hình thức, trong đó không bỏ qua sự hỏi
thăm dù rằng đó chỉ là một câu hỏi, tạo cho học sinh sự tinh tưởng, gần gũi giữa thầy
và trò. Lòng cảm mến của học sinh, sự thương yêu của thầy sẽ giúp các em có vượt
những tác động của của môi trường xã hội, từ đó các em sẽ không có ý định nghỉ học,
bỏ học nữa.
Đối với học sinh do yêu đương khác giới, Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò rất
quan trọng, sẽ giúp cho các em có được niềm tin. Giáo viên chủ nhiệm nên gặp riêng
tâm sự từ đó tìm ra nguyên nhân giải thích cho các em hiểu được vấn đề “ Học tập lúc
này là quan trọng nhất”, có thể thông qua một vài mẫu chuyện có thật để minh chứng
cho các em thấy.
Ngoài những vấn đề nêu trên giáo viên chủ nhiệm muốn vận động học sinh nghỉ
học, bỏ học đi học trở lại thì người giáo viên phải có được nghệ thuật thuyết phục đối
với học sinh của mình. Qua đó học sinh sẽ cảm nhận được sự yêu thương, ý nghĩa của
việc học, tương lai của mình đang chờ phía trước, từ đó các em sẽ trở lại trường.
Theo tôi một vấn đề không thể thiếu của người giáo viên chủ nhiệm là việc bố
trí chỗ ngồi cho các em có biểu hiện nghỉ học, bỏ học rất quan trọng. Đồng thời quan
tâm dành nhiều thời gian hỏi thăm, tâm sự, chi sẽ, tạo tình huống cho các em tham gia
trong hoạt động trãi nghiệm hướng nghiệp mà mình phụ trách. Giáo viên cổ vũ,
khuyến khích dù chỉ là một vấn đề nhỏ của các em.
Phối hợp với Đoàn thanh niên, Công đoàn trường để có sự trao đổi về kế hoạch
giáo dục, thiết phục như điện thoại trực tiếp, kết bạn Zalo. Kết hợp với cán bộ của lớp
gương mẫu vận động các em khi nghỉ học, bỏ học.
4

3. Khả năng áp dụng giải pháp


Giải pháp có thể áp dụng đối với tất cả các giáo viên làm công tác chủ nhiệm
của trường THCS Và THPT Vĩnh Hòa Hưng Bắc.

4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
Từ những việc làm cụ thể trong công tác chủ nhiệm, năm học 2023 – 2024 cụ
thể là trong tháng 10 đối với lớp chủ nhiệm 10C_1. Tôi đã vận động em Lê Trần Bình
An đã nghỉ học, bỏ học đi học lại. Thêm vào đó là sự thành công trong công tác duy trì
sĩ số học sinh của lớp chủ nhiệm 10A năm học 2022 - 2023 là 100%.
Tuy nhiên công tác vận động học sinh nghỉ học, bỏ học cũng không kém phần
may rủi, song thất bại chỗ nào chúng ta sẽ đứng lên từ chỗ đó, tôi tinh rằng với sự
nhiệt quyết và lòng đam mê nghề nghiệp thì công tác “Vận động học sinh có nguy cơ
bỏ học đi học trở lại” sẽ thành công và góp phần cùng với nhà trường duy trì sĩ số
học sinh hàng năm đúng theo quy định đã đăng ký trong Hội nghị viên chức người lao
động năm 2023 - 2024.”
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thông tin liện hệ:
- SĐT: 0919745861
Kiên Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2023
- Email: phanhung112@gmail.com Người nộp đơn
- Cơ quan: Trường THCS Và THPT
Vĩnh Hòa Hưng Bắc
- Địa chỉ cơ quan: Ấp 1 xã Vĩnh Hòa
Hưng Bắc, Gò Quao, Kiên Giang
Phan Thanh Hùng

You might also like