You are on page 1of 8

BÀI 4.

MÁY NÉN TRỤC VÍT


I. Giới thiệu sơ lược về máy nén trục vít

Ngày nay, máy nén trục vít giữ vai trò quan trọng trong ngành kỹ thuật lạnh do máy nén trục
vít có 1 loạt ưu điểm so với máy nén piston trượt. Máy nén trục vít thường được thiết kế,
chế tạo với năng suất hút lý thuyết từ 400m3/h đến khoảng 5000m3/h cho tất cả các loại môi
chất lạnh R12, 502, 22 và amoniac.

1. Ưu điểm
- Cấu tạo đơn giản, số lượng chi tiết chuyển động ít, các bề mặt chuyển động giữa hai trục
vít và thân không tiếp xúc với nhau, độ kín giữa các khoang nén được giữ bằng lớp dầu phun
do đó hầu như không có sự mài mòn chi tiết, độ tin cậy cao, tuổi thọ cao.
- Máy nén gọn gàng chắc chắn, có khả năng chống va đập cao.
- Giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thường chirphair bảo dưỡng sau 40.000h vận hành.
- Dễ lắp đặt, nền mống yêu cầu không cao do truyền động quay ổn định hơn nhiều so với
truyền động xung qua lại của piston trục khuỷu.
- Năng suất lạnh có thể điều chỉnh từ 100% xuống 10% vô cấp và tiết kiệm được công nén.
- Nhiệt độ cuối tầm nén thấp hơn.
- Tỉ số nén thấp hơn, có thể đạt tới π = pk/po = 20.
- Hiệu suất áp pk – po có thể đạt tới 20 bar ở bất kỳ tỉ số nén nào.
- Có thể đạt nhiệt độ sôi thấp mà máy nén piston nhất thiết phải dùng chu trình 2 cấp.
- Không có van hút và đẩy nên không có tổn thất tiết lưu, hiệu suất nén cao hơn nhiều so với
máy nén piston.
- Máy làm việc ít xung động hơn.
- Năng suất lạnh của máy nén trục vít có thể đạt gấp rưỡi máy nén piston lớn nhất.
- Dầu phun tràn trong máy nén ngoài tác dụng làm kín, bôi trơn, hấp thụ nhiệt cảu quá trình
nén còn có tác dụng làm giảm tiếng ồn.
2. Nhược điểm
- Công nghệ gia công phức tạp.
- Giá thành cao và cần có thêm hệ thống phun dầu, bơm dầu, làm mát dầu kèm theo.
II. Chuẩn bị

Dụng cụ Hình ảnh


Bộ lục giác

Bộ cờ lê

III. Nội dung thực hành


1. Hướng dẫn tháo lắp máy nén
 Các bước tháo gồm có 4 bước
- Bước 1: Tháo nắp động cơ.
- Bước 2: Tháo ống đẩy và khoang đẩy.
- Bước 3: Tháo cụm 2 trục vít và tháo roto.
- Bước 4: Tháo bộ phận giảm tải.
 Các bước lắp ngược lại với các bước tháo
2. Tiến hành tháo lắp máy
STT Tên chi tiết Dụng cụ Cách tháo
1 Nắp động cơ Lục giác 10 Nắp đầu hút máy nén được cố định bằng 20 lục
giác 10, ta chỉ cần dùng lục giác 10 là có thể tháo
ra được. Lưu ý phải nhấc nắp máy nhẹ nhàng để
tránh làm rách roan đệm kín nắp máy. Khi tháo
các lục giác ra cần phải để gọn gàn trước khi lắp
lại, vì trong thân máy phần lớn các lục giác giống
nhau.
2 Cụm ống đẩy Cờ lê 14  Tháo cụm ống đẩy môi chất
và nắp đầu Lục giác 14 Cũng như cụm ống hút, cụm ống đẩy cũng
đẩy được cố định bằng 4 bulông 14, ta chỉ cần dùng cờ
lê 14 là có thể dễ dàng lấy cụm này ra. Khi tháo
cũng phải cẩn thận tránh là rách roan đệm kín cụm
ống đẩy với nắp đầu đẩy máy nén. Sau khi tháo
cụm ống đẩy ra, ta tiếp tục tháo rời ống đẩy và cụm
van điều chỉnh lưu lượng môi chất ra.
 Tháo nắp đầu đẩy máy nén
Nắp đầu đẩy máy nén được cố định bằng 24
lục giác 14. Ta chỉ cần dùng lục giác 14 là có để
mở ra được. Lưu ý nắp máy nén rất nặng nên nếu
muốn lấy máy ra dễ dàng ta nên kê dưới thân máy
một thanh gỗ sau đó dùng dây đai hoặc dây thừng
để kéo nắp máy ra và cũng phải chú ý tránh làm
rách roan đệm kín nắp máy.
3 Trục vít và Lục giác 12  Tháo trục vít
roto Sau khi tháo nắp đầu đẩy ra, ta sẽ thấy cụm bịt
kín trục vít được cố định bằng 6 lục giác 12, để mở
6 lục giác này ra ta chỉ dùng lục giác 12 thì có thể
mở ra được. Trên thân máy có 2 lỗ nông đối diện
nhau, ta vặn bulông vào 2 lỗ này. Vặn đối xứng 2
bulông này cho đến khi cụm bịt kín bị đẩy ra. Tiếp
tục vặn cho đến khi không vặn được nữa thì ra
dùng dây đai để kéo cụm bịt kín và trục vít ra. Lưu
ý rằng phải kéo đủ lực nhưng phải mạnh và dứt
khoát để tránh làm trầy xướt trục vít.
Sau khi đã tháo được trục vít ra, ta tiến hành
tháo miếng che cụm bịt kín để lấy các thiết bị
phụ ra như lò xo giảm tải, piston giảm tải, các ổ
bi đỡ trục v.v…
 Roto
Sau khi đã tháo được trục vít, ta có thể dễ dàng
tháo được roto ra
4 Cơ cấu giảm Sau khi đã tháo trục vít, nhìn vào bên trong
tải khoang chứa trục vít, ta sẽ thấy cơ cấu giảm tải
loại piston giảm tải đặt ở phía trên bên cạnh lỗ đẩy
của máy nén, ta chỉ cần dùng tay kéo piston và lò
xo giảm tải ra là xong. Lưu ý đặt piston giảm tải ở
nơi sạch sẽ tránh làm xước bề mặt piston.

IV. Hệ thống củng cố kiến thức


1. Cấu tạo
Máy nén trục vít được cấu tạo gồm các chi tiết:
- Nắp khoang hút động cơ
- Khoang động cơ
- Nắp đậy đầu đẩy
- Khoang cacte
- Điện trở sấy dầu
- Van điện từ
- Cơ cấu giảm tải
- Hộp điện
- Cụm trục vít

2. Đường đi của môi chất trong máy nén

Môi chất từ khoang hút đi qua phin lọc môi chất rồi đi qua khoang động cơ sau đó đi vào
khoang nén để nén đoạn nhiệt, sau đó được đẩy vào đầu đẩy, ở khoang đẩy môi chất được đi
qua tấm lọc để giữ dầu có trong hơi môi chất hồi về cacte do dầu và freon hòa tan lẫn nhau.

3. Đường đi của dầu bôi trơn trong máy nén


Vì khoang đẩy và khoang cacte của máy nén thông với nhau nên áp suất khoang đẩy cũng
chính là áp suất dầu trong cacte. Nhờ áp suất này tạo ra áp lực mà dầu từ cacte được hút lên
đi qua phin lọc dầu đi đến vị trí cần bôi trơn. Tại đây dầu chia thành 2 đường:
- Một đường bôi trơn cho các ổ bi của trục vít chủ động và bị động ở phía khoang đẩy.
- Đường còn lại đi bôi trơn 2 trục vít, trục cơ và ổ bi ở phía khoang động cơ, đồng thời làm
tăng độ kín cho 2 bánh vít. Dầu sau khi bôi trơn sẽ rớt xuống phía đáy động cơ và hồi về cacte.
Như đã trình bày ở trên, dầu sau khi bôi trơn sẽ có một phần dầu hòa tan vào môi chất nên
trước khi ra khỏi đầu đẩy hơi môi chất sẽ được qua lưới lọc để giữ dầu đồng thời lọc cặn bã
trước khi ra khỏi đầu đẩy máy nén.

4. Đường dầu giảm tải của máy nén trục vít 1


- Máy nén trục vít là loại có thể giảm tải vô cấp, đối với máy nén trục vít 1 có thể được giảm
tải từ 100% - 25% tùy mục đích sử dụng. Bộ phận giúp máy nén trục vít 1 giảm tải là piston
giảm tải.
- Đối với máy nén trục vít nói chung và máy nén trục vít 1 nói riêng, khi bắt đầu khởi động
chỉ chạy ở công suất thấp nhất tức là được giảm tải 75% sau đó máy hoạt động ổn định mới
bắt đầu nâng dần tải lên. Các van điện từ trên máy đều ở trạng thái đóng.
- Đối với máy nén trục vít 1, khoang đẩy và khoang cacte thông với nhau nên khi bánh vít
quay, áp suất trong khoang đẩy cũng chính là áp suất dầu trong cacte. Do khi mới khởi động
máy nén chỉ chạy 25% tải nên để nâng tải lên ta cấp điện cho van điện từ 1 (15). Van điện từ
1 có chức năng bơm dầu từ cacte vào ống xy lanh của piston giảm tải, thắng được lực nén của
lò xo và đẩy piston đi vào trong. Do áp lực đầu đẩy cũng là áp lực dầu khá lớn nên dầu tràn
vào xylanh piston giảm tải khá nhanh và nhanh chóng đẩy piston giảm tải đi vào. Càng đi vào
sâu, công suất máy nén càng thăng, cho đến khi công suất máy nén đạt 100% tải và tiếp tục
duy trì nguồn điện cho van điện từ 1 để máy nén hoạt động với công suất cao nhất.
- Nếu muốn giảm tải cho máy nén nhiều hơn, cụ thể là máy nén chỉ chạy 25% tải tức là
giảm tải 75%, ta sẽ cấp điện trở lại cho van điện từ 1 sau đó tiếp tục cấp điện cho van điện từ
3 (17) mở ra, lúc này dầu từ xylanh giảm tải tràn về van điện từ 3 vì máy nén đang hoạt động
ở mức 100% hoặc 75% tải lại giảm xuống 25%, để tránh hiện tượng mất tải đột ngột nên trên
đường ống dẫn dầu của van điện từ 3 người ta đặt thêm một số van có đường kính nhỏ. Sau
khi dầu tràn về van điện từ 3 thì lực nén của lò xo bên trong piston giảm tải dần dần thắng
được áp lực dầu bên trong xylanh giảm tải nên sẽ đẩy piston đi ra, và sẽ đi ra cho đến khi đạt
giá trị giảm tải 75% thì ta ngắt điện van điện từ 1 và van điện từ 3 để duy trì trạng thái giảm
tải.
- Nếu vì một lý do nào đấy mà người sử dụng muốn máy nén chỉ hoạt động 75% công suất
tức là giảm tải 25% thì ta tiến hành cấp điện cho van điện từ số 2 và van điện từ số 1. Sau khi
có điện van điện từ số 2 mở ra, dầu từ trong xylanh của piston giảm tải tràn về khoang động
cơ máy nén. Vì đường ống dẫn dầu của van điện từ 2 (16) có tiết diện lớn hơn đường ống dẫn
dầu của van điện từ 1 nên dầu tràn qua van điện từ 2 và rơi về khoang động cơ rất nhanh,
nhanh gần như gấp đôi so với lượng dầu được bơm từ van điện từ 1 vào xylanh, nên piston
được giảm 50% tải khá nhanh. Cho đến khi piston đạt đúng vị trí giảm tải 50% thì ta ngắt van
điện từ 2 và van điện từ 1 nhằm duy trì mức giảm tải. Máy nén hoạt động ở 50% tải.

15
16

18
17

Hình 23: 15 – Van điện từ 1. 16 – Van điện từ 2. 17 – Van điện từ 3.


18 – Nắp cacte.

5. Nguyên lý là việc của cơ cấu giảm tải


Cụm piston giảm tải gồm có xylanh giảm tải, piston giảm tải và lò xo. Lò xo được lồng
vào piston giảm tải rồi cả hai được lồng vào xylanh. Trên bề mặt ngoài của xylanh có khoan
lỗ.

Hình 24: 13 – Piston của cơ cấu giảm tải. 14 – Lò xo của cơ cấu giảm tải.
Nhiệm vụ của piston giảm tải (13) là che hoặc không che những lỗ trên xylanh giảm tải
để giữ kín khoang nén của 2 bánh vít.
Lò xo (14) có nhiệm vụ cân bằng lực giữa áp lực dầu bơm vào xylanh và áp lực của lượng
môi chất không nén tràn vào các lỗ.
Nguyên lý như sau: Điều kiện khởi động của máy nén trục vít là chạy ở tải thấp nhất
cụ thể ở đây là 25% tải, như vậy cụm piston giảm tải ở vị trí cân bằng lúc máy chưa khởi động
phải giảm tải 75%, mà trên bề mặt xylanh có 4 lỗ (19) giảm van tải 75% tức là hở 3 lỗ và chỉ
che 1 lỗ. Như vậy khi máy khởi động, lượng môi chất được nén không đáng kể. Nếu muốn
tăng tải lên, ta chỉ việc cấp điện cho điện từ 1 (nguyên lý, đường dầu giảm tải đã nói ở trên)
để đưa dầu vào xylanh giảm tải, nhờ áp lực dầu thắng được lực lò xo mà đẩy được piston đi
vào. Càng đi vào thì số lượng lỗ trên xylanh càng bị che đi nhiều hơn nghĩa là buồng làm việc
của 2 bánh vít được tăng lên môi chất được nén nhiều hơn, công suất tăng lên. Như vậy khi
che hết các lỗ thì máy nén hoạt động 100% tải tức là không giảm tải.

19

Hình 25: 19 – 4 Lỗ bên trong xylanh giảm tải.


Tuy nhiên, không bao giờ có trường hợp giảm tải 100% vì nếu như vậy máy nén sẽ không
nén được môi chất, trong trường hợp này ta nên tắt máy để tiết kiệm điện năng.
Như đã trình bày ở trên áp suất khoang hút cũng chính là áp suất khoang cacte, thông
thường dầu đi từ cacte qua van điện từ 1 đi vào xylanh giảm tải là nhờ áp lực đẩy của khoang
hút. Nên nếu muốn lượng dầu nằm trên đường ống dẫn dầu của van điện từ 1 hồi về cacte ta
chỉ việc tắt máy nén. Khi máy nén dừng áp lực khoang hút bằng 0 và do đó không còn đủ lực
để đẩy dầu đi nên dầu sẽ tự chảy ngược về lại cacte, lượng dầu nằm trong xylanh giảm tải
cũng sẽ được đẩy ra nhờ lực nén của lò xo. Dầu sẽ được đẩy ra cho đến khi lò xo giảm tải trở
lại vị trí cân bằng tức là vị trí giảm được nhiều tải nhất để chuẩn bị cho lần khởi động sau.

You might also like