You are on page 1of 4

Chi phí logistic của amazon từ 2009 – 2021

(bao gồm chi phí fulfillment và vận chuyển)

Chi phí hậu cần của Amazon đã tăng vọt trong thập kỷ qua, với chi phí vận chuyển và
fulfillment tăng gần 40 lần từ năm 2009 đến năm 2021. Riêng năm ngoái, chi phí vận chuyển
của công ty, bao gồm các trung tâm phân loại và giao hàng cũng như chi phí vận chuyển, lên
tới 76,7 tỷ đô la, với chi phí fulfillment cộng thêm 75,1 tỷ đô la nữa. Mặc dù doanh thu của
Amazon cũng tăng gần 20 lần kể từ năm 2009, nhưng điều đó không đủ để bù đắp sự gia
tăng chi phí hậu cần. Trong năm 2009, chi phí vận chuyển và fulfillment chiếm 15,6% doanh
thu thuần. Đến năm 2021, tỷ lệ đó đã tăng lên 32,3%.
Chi phí hậu cần tăng mạnh trong 2 năm 2020-2021 phần lớn nguyên nhân tới từ đại dịch
covid 19. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ đồng ý rằng Amazon đã là người chiến thắng trong đại
dịch COVID-19. Rốt cuộc, trong hai năm ngắn ngủi từ 2019 đến 2021, doanh số bán hàng đã
tăng vọt lên 469 tỷ đô la từ 280 tỷ đô la và vốn hóa thị trường của họ đã tăng lên mức định
giá 1,7 nghìn tỷ đô la.
Tuy nhiên, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu khiến cho việc vận chuyển hàng hoá trong nước
cũng như ra nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn do các cảng biển bị ùn ứ và thiếu nhân lực
trong việc bóc dỡ hàng. Điều đó làm cho chi phí thuê container tăng lên chóng mặt từ 4-10
lần. Chi phí hậu cần vì thế mà cũng tăng mạnh trong khoảng thời gian này.
Bảng thống kê chi phí vận chuyển (shipping cost) của Amazon 2011 -2021
Chi phí vận chuyển của amazon tăng qua các năm do nhiều yếu tố, đa phần do bù đắp các phí
tổn từ các hoạt động đầu tư và chi phí khác của mình:
Số lượng thành viên Amazon Prime
Vì các thành viên Amazon Prime có quyền sử dụng giao hàng miễn phí đối với hầu hết các
sản phẩm, điều này khiến chi phí vận chuyển tăng lên đối với những thành viên không phải
là Prime.
Việc giao hàng trong một ngày của Amazon cho các thành viên Prime dẫn đến một phần
đáng kể chi phí của nó (gần 1,5 tỷ đô la chỉ riêng trong năm ngoái).
Trong vài năm qua, số lượng thành viên Amazon Prime không ngừng tăng lên. Đặc biệt,
trong thời kì COVID-19, số lượng đăng kí Prime tăng vọt do mọi người có xu hướng sat-at-
home và mua sắm online.
Vì vậy, để bù đắp khoản lỗ lớn trong chi phí vận chuyển mà các thành viên Amazon Prime
tránh được, Amazon phải tính phí vận chuyển cho những khách hàng không phải là Prime
mua sắm trên trang web.
Amazon đang đầu tư nhiều hơn
Trong vài năm qua, Amazon đã đầu tư rất nhiều tiền vào nhiều dự án kinh doanh khác nhau
để kiếm nhiều tiền hơn.
Ví dụ: Amazon đã tài trợ cho dịch vụ phát trực tuyến mới IMDbTV, mở rộng các tính năng
cho các thành viên Prime và đổ tiền vào các trung tâm thực hiện của mình để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
Vì Amazon đầu tư rất nhiều tiền nên chi phí vận chuyển là một cách đơn giản để kiếm thêm
doanh thu bù đắp các khoản đầu tư.
Amazon đang cải thiện mạng lưới vận chuyển của mình
Để phát triển mạng lưới vận chuyển, Amazon đầu tư tiền vào nhiều nhà kho, nhân viên và
công nghệ mới.
Amazon còn dành những khoản chi tiêu rất lớn cho việc đa dạng hoá các phương tiện vận
chuyển, bao gồm cả mua và thuê lại với số lượng tăng lên hàng năm.

Bảng thống kê chi phí fulfillment của Amazon giai đoạn 2018 – 2022
Chi phí fulfillment (fulfillment cost - FBA) bao gồm toàn bộ các chi phí lấy hàng, đóng gói,
lưu trữ, bảo quản và vận chuyển một đơn hàng.
Theo số liệu thống kê những năm gần đây trên biểu đồ và theo thông báo, Amazon cho biết
sẽ tăng phí thực hiện FBA lên trung bình 5,2% mỗi năm.
Riêng trong năm 2020, amazon đã tăng FBA lên 30%. Amazon cũng cho biết họ đã thuê hơn
628.000 nhân viên mới tại Hoa Kỳ và tăng mức lương khởi điểm trung bình lên 18 đô la mỗi
giờ. Phí FBA do đó cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt trong các dịp lễ, số lượng hàng trong kho
lưu trữ trước và trong kì nghỉ lễ có sự tăng mạnh nhất trong cả năm, do đó chi phí lưu kho
giai đoạn cao điểm này thường có sự tăng vọt rất mạnh. Chi phí nhân công, packing,
manufaturing theo đó cũng tăng.

You might also like