You are on page 1of 9

TÌNH HUỐNG

Amazon cắt giảm nhân sự hàng loạt. Trước tình trạng tốc độ tăng trưởng kinh
tế toàn cầu chậm lại buộc “ông lớn” thương mại điện tử phải tiến hành đợt sa thải
số lượng lớn nhân viên tại nhiều nước sau đợt tuyển dụng rầm rộ trong thời kỳ đại
dịch Covid-19. Công ty phải tiến hành các phương án giảm thiểu chi phí, hợp lý
hóa chi phí trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn. Lý do được cho là
công ty do những rủi ro từ môi trường kinh tế thế giới, cùng với giải quyết hậu quả
của quá trình tuyển dụng ồ ạt nhân sự trong vài năm qua. Amazon đã cắt giảm số
lượng lớn nhân viên trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh trước lo ngại về
lạm phát tăng cao và nguy cơ suy thoái kinh tế. Cổ phiếu của Amazon giảm gần
25% mức thấp nhất trong 8 năm qua

1. Nhận định của nhà quản trị và phân tích ưu điểm quyết định của nhà
quản trị
a. Nhận định của nhà quản trị trong tình huống:
 Nhà quản trị đã nhìn nhận đúng vấn đề đang xảy ra
b. Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí để giảm bớt gánh nặng tài chính:
+ Ngày 5/1/2023, Giám đốc điều hành của Amazon - Andy Jassy cho biết,
những vị trí bị loại bỏ phần lớn nằm ở nhân viên cửa hàng Amazon, cùng bộ phận
về con người, trải nghiệm và công nghệ (PXT).
+ Chiến lược sa thải, cắt giảm nhân sự của Amazon đã diễn ra từ cuối năm
2022 và tiếp tục tăng mạnh trong năm 2023. Amazon đã cắt giảm 18.000 nhân sự
vào tháng 1/2023 và sa thải thêm 9.000 người lao động vào tháng 3/2023
- Cơ hội nâng cao chất lượng bộ máy nhân sự:
+ Việc phân bổ lại nguồn lực để tập trung hơn nữa vào các ưu tiên của chúng
tôi sẽ giúp chúng tôi phát triển doanh nghiệp của mình tốt hơn nữa. Tập trung vào
các phân khúc tăng trưởng cao. Việc đầu tư cũng theo hướng này. Cụ thể là
Amazon có kế hoạch chuyển hướng đến các hoạt động đám mây nhiều hơn là
thương mại điện tử. Minh chứng dù thương mại điện tử gặp khó khăn, Amazon vẫn
chứng kiến lượng đăng ký dịch vụ Prime (dịch vụ ưu tiên) tăng 10%, hoạt động
quảng cáo tăng 18% và cuối cùng là doanh thu đám mây AWS là 19,5 tỷ USD,
tăng 33% so với năm 2021. Tổng cộng, tập đoàn này đã tăng trưởng 7%, đạt 121 tỷ
USD.
- Việc cắt giảm còn giúp công ty giảm thiểu sự cồng kềnh trong công tác quản
lý và duy trì hoạt động của các bộ phận đó, dễ dàng quản lý điều hành hơn
+ Giám đốc tài chính Brian Olsavsky của Amazon chia sẻ sự vui mừng vì "bất
chấp lạm phát đang làm tăng giá nhiên liệu, năng lượng và vận tải, chúng tôi vẫn
kiểm soát được các chi phí, đặc biệt bằng cách cải tiến năng suất của mạng lưới các
trung tâm phân phối và hậu cần."
- Tránh sự lãng phí nguồn lực, hạn chế rủi ro trong kinh:
+ Việc cắt giảm các nhân sự giúp Amazon thích ứng với môi trường kinh
doanh nhiều bất ổn, suy thoái kinh tế. Việc giảm nhân sự trở thành một cách để
giảm chi phí, duy trì sự ổn định tài chính và tập trung vào những hoạt động cốt lõi.
2. Nhà quản trị đã ra quyết định để giải quyết vấn đề trên như thế nào?
Phân tích các vấn đề không chắc chắn khi ra quyết định của nhà quản trị.
 Nhà quản trị đã ra quyết định giải quyết vấn đề trên là: Cắt giảm nhân sự,
mục đích nhằm giảm thiểu chi phí trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn.
 Nguyên nhân việc cắt giảm nhân sự của Amazon
 Khó khăn về tài chính buộc Amazon phải cắt giảm chi phí. Trước tình trạng
kinh tế toàn cầu suy yếu, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh trước lo ngại về lạm phát,
lãi suất tăng cao và nguy cơ suy thoái kinh tế, công ty phải tiến hành các phương
án giảm thiểu chi phí. Amazon đang thực hiện nhiều kế hoạch nhằm cắt giảm chi
phí, đặc biệt ở khía cạnh nhân công.
 Sa thải đang trở thành “xu hướng” ở các công ty công nghệ. Amazon
không phải là một ngoại lệ trong “xu hướng” thu hẹp quy mô nhân sự. Theo
CNBC, nguyên nhân dẫn đến xu hướng sa thải này trong lĩnh vực công nghệ có thể
là do sự giảm thiểu nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng do lạm phát, cắt giảm
chi phí cho quảng cáo kỹ thuật số và điều kiện kinh tế không ổn định trong những
tháng cuối năm.
 Một số bộ phận ở công ty tăng trưởng chậm, và lượng nhân viên tăng vọt
trong đại dịch hậu quả của tuyển dụng ồ ạt khiến công ty dư thừa nhân lực.
 Tái cơ cấu để thích nghi với môi trường kinh tế hiện tại
"Trong năm 2020, hoạt động kinh doanh bán lẻ của Amazon tăng trưởng 39%
so với năm trước đó, đạt doanh thu kỷ lục 245 tỷ USD. Vì vậy, chúng tôi phải đầu
tư nhiều hơn, nhanh hơn cho cơ sở hạ tầng bán lẻ cũng như lực lượng nhân công.”
– CEO Amazon nhấn mạnh.
 Nhu cầu về dịch vụ và thiết bị công nghệ - bùng nổ trong giai đoạn đại dịch
COVID-19, giảm mạnh. Cụ thể là doanh số bán hàng trực tuyến của Amazon đã
giảm 5%, xuống còn 51 tỷ USD trong quý II/2022.
 Những vấn đề không chắc chắn:

Vấn đề không chắc chắn khi ra quyết định của nhà quản trị là tình trạng mà
những quyết định mà họ phải đưa ra không có đủ thông tin hoặc không có kết quả
rõ ràng. Điều này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm sự thiếu thông tin, sự
không chắc chắn về tương lai, hoặc khả năng đoán định không chính xác về kết
quả của các quyết định.

Áp dụng vào doanh nghiệp Amazon, và cụ thể là trong quyết định trong việc
cắt giảm nhân sự lớn chưa từng có- theo kế hoạch sẽ cắt giảm đến 27000 nhân viên
trong doanh nghiệp.

Từng hưởng lợi rất lớn từ đại dịch COVID-19 và các dịch vụ mua sắm trực
tuyến “lên ngôi” trong thời dịch, hoạt động kinh doanh của Amazon nay có chiều
hướng tụt giảm khi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt khiến người tiêu dùng phải
sống “thắt lưng buộc bụng”.

Tổng doanh số của Amazon trong quý 3.2022 tăng 15% lên 127,1 tỉ USD so
với cùng kỳ năm 2021, với khu vực Bắc Mỹ tăng trưởng 20%. Ngược lại, hoạt
động kinh doanh ở thị trường quốc tế suy giảm và nhu cầu dành cho dịch vụ đám
mây của Amazon “thu hẹp” lại.

Amazon ghi nhận kết quả kinh doanh giảm mạnh trong hai tháng 8 và 9.2022,
đặc biệt tại khu vực Châu Âu khi người dân phải hạn chế tiêu thụ năng lượng để
tiết kiệm tiền cho các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và nhiên liệu.

Amazon đang sa thải 27.000 nhân viên, đợt cắt giảm việc làm lớn nhất trong
lịch sử 29 năm của hãng. Amazon đã cắt giảm tổng cộng khoảng 76.000 nhân viên,
qua đó khiến tổng số lượng nhân sự xuống còn 1,46 triệu nhân viên năm 2024.

Giả sử như những vấn đề không chắc chắn nêu trên sẽ xảy ra thì quyết định cắt
giảm nhân sự ngày hôm nay của nhà quản trị nên cần cân nhắc kỹ lưỡng. Ngoài ra
cũng cần có những kế hoạch dự phòng khi những vấn đề không chắc chắn xảy ra.
Nếu không thì có thể dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung lao động, từ đó làm cho
nguồn cung sản phẩm/dịch vụ của Công ty cho ra thị trường sẽ bị giảm và có khả
năng bị các đối thủ cạnh tranh chiếm mất thị phần. Bên cạnh đó, việc sau này
muốn tuyển dụng thêm các nhân viên cũng sẽ tạo ra các khoản chi phí (chi phí đào
tạo, chi phí tuyển dụng).

Các yếu tố không chắc chắn chủ đạo:

1. Tình hình nền kinh tế suy thoái và lạm phát cao: Tình hình kinh tế đang
suy thoái và lạm phát gia tăng, các doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực giảm chi
phí để duy trì lợi nhuận. Sự suy thoái có thể làm giảm doanh số bán hàng, buộc các
doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí như sa thải nhân viên.
2. Sự bất ổn chính trị trên thế giới: Hiện nay, tình hình chính trị trên thế giới
đang cực kì không ổn định. Xung đột Nga-Ukraine đã diễn ra hơn 2 năm chưa có
dấu hiệu chấm dứt, gần đây tiếp tục là xung đột tại giải Gaza. Một môi trường
chính trị không ổn định như vậy có thể tạo ra rủi ro cho doanh nghiệp, đặc biệt là
trong việc mở rộng hoạt động quốc tế hoặc duy trì chuỗi cung ứng. Do đó, doanh
nghiệp có thể cần điều chỉnh cấu trúc và quy mô nhân sự của mình để phản ứng
với sự không chắc chắn trong môi trường kinh doanh.
3. Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật: Sự tiến bộ trong công nghệ có thể
dẫn đến sự tự động hóa và tăng cường năng suất lao động. Trong một số trường
hợp, các công nghệ mới có thể thay thế vai trò của lao động con người, khiến cho
việc cắt giảm nhân sự trở nên hợp lý hơn để tối ưu hóa hiệu suất và giảm chi phí.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà các công nghê AI đang phát triển với tốc
độ chóng mặt, điều này ép buộc các doanh nghiệp, mà trong đó có Amazon phải
chạy theo xu hướng đó, cắt giảm nhân sự ở những bộ phận khác nhằm tập trung
vào bộ phận trí tuệ nhân tạo
4. Xu hướng lay-off trên toàn cầu: Sự gia tăng trong việc sa thải nhân viên
trên toàn cầu có thể phản ánh một xu hướng chung trong nền kinh tế toàn cầu,
trong những năm gần đây, không chỉ Amazon mà gần như tất cả các doanh nghiệp
tại Mĩ đều đang có sự cắt giảm nhân sự lớn. Thể hiện tại biểu đồ sau:

5. Khả năng an sinh xã hội: Quyết định sa thải nhân viên cũng có thể ảnh
hưởng đến khả năng an sinh xã hội của những người bị ảnh hưởng. Việc mất việc
làm có thể gây ra căng thẳng tài chính và tinh thần cho các nhân viên và gia đình
của họ, đặc biệt là trong bối cảnh không chắc chắn về việc tìm kiếm công việc mới
trong thị trường lao động khó khăn. Điều này có thể dẫn đến những cuộc đình
công, biểu tình và có thể sẽ gây ra những thiệt hại lớn cho Amazon.

=> Nhìn chung, các yếu tố trên đều là những yếu tố không chắc chắn, vừa
mang lại những rủi ro nhưng cũng tiềm tàng những cơ hội rất lớn. Ví dụ như
tình hình kinh tế có thể sẽ phục hồi trong thời gian tới, giúp tăng đầu tư vào
doanh nghiệp hoặc sự áp dụng AI vào kinh doanh sẽ tại những bước tiến mới
cho Amazon.

Trong năm 2024, đã gần 2 năm kể từ khi áp dụng chiến lược cắt giảm
nhân sự, tình hình tài chính của Amazon đã có sự tăng trưởng. Cụ thể: Kết
quả kinh doanh 3 tháng đầu năm 2024:
Lãi ròng của Amazon trong ba tháng đầu năm đạt 3,2 tỷ USD. Lợi nhuận từ
hoạt động của công ty trong quý đầu đã tăng lên 4,77 tỷ USD, so với 3,67 tỷ USD
cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận của Amazon phụ thuộc chủ yếu vào bộ phận AWS,
vì đơn vị kinh doanh đám mây của công ty đã tạo ra thu nhập từ hoạt động đạt mức
5,1 tỷ USD trong ba tháng đầu năm nay.
Trong khi đó, đơn vị quảng cáo của Amazon tiếp tục hoạt động hiệu quả, với
doanh thu tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái lên 9,51 tỷ USD. “Quảng cáo tăng
trưởng mạnh trong quý ở mức 23% và điều đó đang tiếp tục duy trì rất tốt trong
một môi trường mà có lẽ doanh số bán sản phẩm cơ bản đang chậm lại”, ông
Olsavsky cho biết.
 Như vậy, có thể thấy rằng, quyết định trên là 1 quyết định khá đúng đắn
3. Quyết định trong tình huống trên thuộc quyết định nào? Yêu cầu đối
với loại quyết định đó?
 Quyết định quản trị trong tình huống trên là quyết định có chiều sâu (thuộc
cách thức ra quyết định). Quyết định có chiều sâu thường không phải là những
quyết định có thể giải quyết ngay và đòi hỏi phải có kế hoạch tập trung, thảo luận
và suy xét. Đây là loại quyết định thường liên quan đến việc thiết lập định hướng
hoạt động hoặc thực hiện các thay đổi. Chúng cũng là những quyết định gây tranh
cãi, bất đồng và xung đột. Những quyết định có chiều sâu thường đòi hỏi nhiều về
thời gian và những thông tin đầu vào đặc biệt, bao gồm quá trình chọn lọc, thích
ứng, sáng tạo và đổi mới.
 Với tình huống trên, ta có thể thấy, trước tình trạng tốc độ tăng trưởng kinh
tế toàn cầu chậm lại, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh (hậu đại dịch Covid-19),
Amazon đã tiến hành các phương án giảm thiểu chi phí, hợp lí hóa chi phí và cắt
giảm số lượng nhân viên “khổng lồ” thuộc loại quyết định có chiều sâu.
 Yêu cầu:
1. Có thông tin đầu vào về tình hình kinh tế toàn cầu
- Nghiên cứu các báo cáo kinh tế toàn cầu và dự báo tương lai để hiểu rõ hơn
về tình hình kinh tế thế giới.
- Xem xét các xu hướng tiêu dùng và biến động trong thị trường thương mại
điện tử để đánh giá tác động đối với Amazon.
- Phân tích cụ thể về hiệu quả hoạt động của Amazon trong từng thị trường cụ
thể và đối mặt với các thách thức cụ thể.
2. Quá trình chọn lọc, đánh giá rủi ro
- Xác định các yếu tố rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế không ổn định, như
biến động giá cả, lạm phát, và sự suy thoái kinh tế
- Đánh giá tác động của các rủi ro này đối với hoạt động kinh doanh và tài
chính của Amazon, đặc biệt là về lợi nhuận và dòng tiền .
3. Xác định, sáng tạo, đổi mới trong chiến lược Tương lai
- Đề ra mục tiêu chiến lược dài hạn của Amazon, bao gồm việc tối ưu hóa cơ
cấu tổ chức và tài nguyên để đảm bảo sự bền vững và tăng trưởng.
- Xác định các lĩnh vực kinh doanh chiến lược mà
Amazon muốn tập trung vào, bao gồm việc phát triển các dịch vụ mới và mở
rộng vào các thị trường mới.
4. Lập kế hoạch thực hiện thích ứng với môi trường mới
- Xác định số lượng nhân viên cần cắt giảm và các bộ phận hoặc vị trí công
việc cụ thể bị ảnh hưởng.
- Phát triển kế hoạch cho quá trình sa thải, bao gồm việc cung cấp hỗ trợ cho
nhân viên bị ảnh hưởng và quản lý mối quan hệ công chúng.
5. Đánh giá và Điều chỉnh
- Theo dõi và đánh giá kết quả của quyết định cắt giảm nhân sự,bao gồm việc
đánh giá tác động đến hiệu suất kinh doanh và văn hoá tổ chức
- Điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết dựa trên phản hồi và dữ liệu mới nhất từ
thị trường và bên trong tổ chức.
CÂU HỎI
Câu 1: Có bao nhiêu cách phân loại quyết định quản trị

A.3
B. 4
C. 5
D.6

Câu 2: Amazon bắt đầu sa thải nhân sự hàng loạt từ bao giờ?

A. Đầu năm 2021


B. Cuối năm 2021
C. Cuối năm 2022
D.Đầu năm 2023

Câu 3: Ra quyết định là:

A.Công việc của các nhà quản trị cấp cao


B. Lựa chọn một giải pháp cho vấn đề đã xác định
C. Một công việc mang tính nghệ thuật
D.Tất cả những cách hiểu trên đều sai

Câu 4: Ra quyết định là một hoạt động:

A.Nhờ vào trực giác


B. Mang tính khoa học và nghệ thuật
C. Nhờ vào kinh nghiệm
D.Tất cả đều sai

Câu 5: Theo tiêu chí cách thức ra quyết định, ta có thể phân loại quyết định ra
thành?
A. Quyết định theo tiêu chuẩn, quyết định tức thời, quyết định có chiều sâu
B. Quyết định dài hạn, quyết định ngắn hạn, quyết định trung hạn
C. Quyết định toàn cục, quyết định bộ phận, quyết định theo các chương trình
dự án
D. Quyết định chiến lược, quyết định tác nghiệp, quyết định rủi ro

You might also like