You are on page 1of 2

Một số cái nhất:

- Châu lục lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 44.580.000 km2.
- Châu Á có nhiều quốc gia nhất thế giới, với 51 quốc gia độc lập và vùng lãnh thổ phụ
thuộc.
- Địa thế chiến lược quan trọng , núi cao nguyên chiếm ¾ diện tích , đỉnh Chomolungma
8.848m cao nhất thế giới - nằm giữa Nepal và Tây Tạng, một khu tự trị của Trung Quốc.
- Điểm thấp nhất thế giới: Biển Chết – nằm trên biên giữa Bờ Tây Israel và Jordan, đây là
hồ chứa nước có độ mặn cao nhất trên thế giới (Trung bình hàm lượng muối có trong nước
biển là 2,5% thì hàm lượng muối ở đây lên đến 38%), bề mặt biển chết nằm ở cao độ 417,5
m dưới mực nước biển.
- Vùng địa chất bất ổn nhất vỏ trái đất: vành đai lửa Thái Bình Dương - là một chuỗi núi lửa
dài khoảng 40.000 km. Nó vạch ra ranh giới giữa một số mảng kiến tạo —bao gồm các
mảng Thái Bình Dương, Juan de Fuca, Cocos, mảng Ấn Độ-Úc, Nazca, Bắc Mỹ và
Philippine.
- Rộng lớn, đông dân, đa sắc tộc, đa tôn giao-tín ngưỡng nhất thế giới: Bao gồm Phật giáo,
Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Đạo giáo, Hindu giáo, Sikh giáo, Do Thái giáo và nhiều tôn giáo
khác.
Hồi giáo: là tôn giáo nổi bật nhất ở châu Á với hơn 1,1 tỷ tín đồ. Đông Nam Á và Nam Á là
quê hương của một số quốc gia Hồi giáo đông dân nhất như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan
và Indonesia, mỗi quốc gia có hơn một trăm triệu người Hồi giáo. Ở Trung Á; Uzbekistan
và Afghanistan là hai quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất, trong khi các quốc gia phi Ả
Rập như Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có số lượng người theo đạo Hồi cao nhất Tây Á. Bangladesh
có 90% dân số theo đạo Hồi, Pakistan có 97% dân số theo đạo Hồi và Indonesia, quốc gia
có dân số theo đạo Hồi lớn nhất Đông Nam Á, với 87% dân số theo đạo Hồi.
Phật giáo: là tôn giáo lớn thứ ba ở châu Á và được khoảng 11,9% người dân ở châu Á thực
hành. Đây là tôn giáo lớn thứ tư trên thế giới với hơn 520 triệu tín đồ, chiếm khoảng 7% dân
số toàn cầu. đây là tôn giáo được thực hành rộng rãi nhất ở Indonesia, Philippines, Malaysia,
Afghanistan và Trung Á. Dân số theo đạo Phật lớn nhất cư trú tại Hàn Quốc (22,9%), Hồng
Kông (15%), Singapore (33%), Việt Nam (10%), Nepal (10,7%), Đài Loan (35%), Nhật
Bản (36,2%), và Trung Quốc (18,2%). Phật giáo chiếm ưu thế ở nhiều quốc gia bao gồm
Thái Lan, Sri Lanka, Mông Cổ, Lào, Tây Tạng, Miến Điện và Bhutan cùng những nơi khác.
Do Thái giáo: là tôn giáo độc thần lâu đời nhất thế giới, có niên đại gần 4.000 năm. Ngày
nay, có khoảng 14 triệu người Do Thái trên toàn thế giới. Hầu hết họ sống ở Hoa Kỳ và
Israel . Theo truyền thống, một người được coi là người Do Thái nếu mẹ người đó là người
Do Thái.
Ấn Độ Giáo: là một trong những tôn giáo lâu đời nhất và lớn nhất ở châu Á với hơn một tỷ
tín đồ. Hơn 25% người dân sống ở châu Á theo đạo Hindu. Đây là tôn giáo chính ở Bali
(83,5%), Nepal (81%) và Ấn Độ (80%) với các nhóm thiểu số mạnh mẽ ở nhiều quốc gia
châu Á khác nhau như Ả Rập Saudi, Nga, Bangladesh, Malaysia, Indonesia và Bhutan.
Phật giáo Hòa Hảo: được nội sinh tại Việt Nam, hiện nay Phật giáo Hoà Hảo có gần 1,3
triệu tín đồ. Các tín đồ theo Phật giáo Hòa Hảo có mặt ở 24 tỉnh, thành phố nhưng tập trung
đông tại các tỉnh, thành phố Tây Nam bộ, các tỉnh khác tuy có nhưng số lượng ít.
- Cái nôi của nền văn minh cổ đại nhất thế giới, như Ấn Độ, Trung Hoa, Lưỡng Hà, Ba Tư,
Anatolia và nhiều nền văn minh khác.
1.Nền văn minh Lưỡng Hà: Các nền văn minh Lưỡng Hà bắt nguồn từ bờ sông Tigris và
Euphrates (Iraq và Kuwait ngày nay). Nó có niên đại từ 4000-3500 năm trước Công nguyên
và được coi là cái nôi của nền văn minh
2.Nền văn minh Ba Tư: Khi nói đến nền văn minh này, chúng ta phải nói đến sự kết nối.
Người Ba Tư đã đủ tiến bộ để trở thành những người đầu tiên có tuyến đường thường xuyên
nối liền các lục địa Châu Á, Châu Phi và Châu u
3.Nền văn minh thung lũng Indus: Nền văn minh Thung lũng Indus hay Nền văn minh
Harappa là một trong bốn nền văn minh vĩ đại nhất thế giới. Nó phát triển mạnh mẽ vào
năm 2500 trước Công nguyên, trên bờ sông Indus. Nền văn minh Thung lũng Indus đã lan
rộng khắp Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan
4.Văn minh Trung Hoa: Nền văn minh Trung Hoa hoặc ít nhất là lịch sử thành văn của nó
có niên đại từ năm 1250 trước Công nguyên. Nó bắt đầu từ triều đại nhà Thương theo ghi
chép lâu đời nhất. Một số nguồn cũng đề cập đến triều đại Hạ, được cho là có niên đại lâu
hơn triều đại nhà Thương nhưng vì không có ghi chép lịch sử nào về triều đại Hạ nên cho
đến nay nó vẫn còn trong tình trạng lấp lửng.
5.Văn minh Ai Cập cổ đại: Với các triều đại như Kim tự tháp, Ai Cập cổ đại đã tạo ra một
nền văn minh ấn tượng với kiến trúc độc đáo, văn hóa tôn giáo phong phú, và hệ thống chữ
viết hieroglyph.
- Có nhiều quốc gia đang phát triển nhất thế giới, trong đó có hai nước có diện tích và dân
số lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ.
- Nền kinh tế công nghiệp phát triển nhất thế giới, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore, Israel, Hồng Kông và Macau.

Châu Á đã phát huy các cái nhất đó bằng cách:


- Tăng cường hợp tác kinh tế, chính trị, an ninh và văn hóa giữa các quốc gia châu Á, thông
qua các tổ chức khu vực như ASEAN, SAARC, SCO, APEC,CSTO và nhiều diễn đàn khác.
Bảng xếp hạng HDI các quốc gia châu Á cho thấy sự phát triển con người của các quốc gia
ở châu Á đứng top cao.
- Tôn trọng và bảo vệ sự đa dạng tôn giáo, văn hóa và dân tộc của châu Á, thông qua các
hiệp ước, tuyên bố và các hoạt động giao lưu.
- Khai thác và phát triển các nguồn lực thiên nhiên, nhân lực và trí tuệ của châu Á, thông
qua các chương trình đổi mới, nghiên cứu và phát triển, đào tạo và giáo dục.
- Tham gia và đóng góp vào các vấn đề toàn cầu, như hòa bình, an ninh, phát triển, môi
trường, nhân quyền và nhiều vấn đề khác.

You might also like