You are on page 1of 5

I.

Giới thiệu chung về Afghanistan:


1. Vị trí địa lý:
- Tên gọi chính thức là Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan là một quốc gia
miền núi không giáp biển ở ngã tư Trung và Nam Á. Afghanistan giáp với
Pakistan ở phía đông và nam, Iran ở phía tây, Turkmenistan, Uzbekistan, và
Tajikistan ở phía bắc, và Trung Quốc ở phía đông bắc.
- Có diện tích 652.000 kilômét vuông (252.000 dặm vuông Anh), đây là một quốc
gia miền núi với đồng bằng ở phía bắc và tây nam. Kabul là thủ đô và thành phố
lớn nhất nước này, với dân số ước tính khoảng 4,6 triệu người chủ yếu gồm các
dân tộc Pashtun, Tajiks, Hazaras và Uzbek.
- Afghanistan là quốc gia lớn thứ 40 trên thế giới, lớn hơn một chút so với Pháp và
nhỏ hơn Miến Điện, có kích thước bằng Texas của Hoa Kỳ. Nó giáp Pakistan ở
phía nam và phía đông; Iran ở phía tây; Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan ở
phía bắc; và Trung Quốc ở vùng viễn đông.
- Khí hậu: Khô cằn và bán khô cằn, mùa đông lạnh và mùa hè nóng. Lượng mưa
trung bình: 300 - 400 mm, vùng núi: 800 mm.
- Địa hình: Phần lớn là núi, đồng bằng ở phía bắc và tây nam.
- Tài nguyên thiên nhiên: Khí tự nhiên, dầu mỏ, than đá, đồng, đá tan, barit, lưu
huỳnh, chì, kẽm, sắt, muối mỏ, đá quý.
- Dân số: khoảng 30.551.700 người (2013).
2. Nhân khẩu:
- Ngôn ngữ: Các ngôn ngữ được sử dụng ở Afghanistan gồm: tiếng Ba Tư (chính
thức được gọi là Dari, nhưng được biết đến rộng hơn dưới cái tên Farsi) 50% và
Pashto 35%; cả hai đều là các ngôn ngữ Ấn- u trong ngữ chi Iran. Tiếng Pashto
và Ba Tư là các ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Tiếng Hazara, của cộng đồng
thiểu số Hazara, là một thổ ngữ của tiếng Ba Tư. Các ngôn ngữ khác gồm các
ngôn ngữ Turk (chủ yếu là Uzbek và Turkmen) 9%, cũng như 30 ngôn ngữ nhỏ
khác chiếm 4% (chủ yếu gồm Baloch, Nuristan, Pashai, Brahui, các ngôn ngữ
Pamir, Hindko, Hindi/Urdu,...). Số người thạo nhiều ngôn ngữ rất đông.
- Tiếng Ba Tư là ngôn ngữ mẹ đẻ của khoảng một phần ba dân số Afghanistan, và
nó cũng là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trong nước, với khoảng 90% dân
số. Từ điển bách khoa này cũng cho rằng tiếng Pashto được khoảng 50% dân số
sử dụng.
- Tôn giáo: Đạo Hồi dòng Sunni (84%), Đạo Hồi dòng Shi'a (15%), tôn giáo khác
(1%).
- Theo tôn giáo, Hơn 99% người dân Afghanistan là người Hồi giáo: khoảng 74-
89% thuộc hệ phái Sunni và 9-25% thuộc Shi'a (những con số ước tính có thể
khác biệt). Có khoảng 30.000 tới 150.000 người Ấn giáo và người đạo Sikh sống
tại nhiều thành phố nhưng chủ yếu tại Jalalabad, Kabul, và Kandahar.
- Các dân tộc: Người Pashtu (38%), người Tagic (25%), người U-dơ-bếc (6%),
người Hazara (19%), các nhóm dân tộc thiểu số.
- Giáo dục: Mặc dù trường học ở đô thị vẫn mở cửa, nhưng cuộc nội chiến đã gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển giáo dục ở Áp-ga-ni-xtan.

II. Những giá trị văn hóa:


1. Chủ nghĩa cá nhân:
- Nước Afghanistan có tổ chức nhà nước là Cộng hòa Hồi giáo.
- Ở Afghanistan, chủ nghĩa cá nhân ở mức độ thấp. Điều này thể hiện qua nhiều khía
cạnh:
• Chủ nghĩa tập thể: Người Afghanistan coi trọng giá trị cộng đồng và gia đình hơn chủ
nghĩa cá nhân. Họ có xu hướng đặt lợi ích của cộng đồng và gia đình lên trên lợi ích cá
nhân.
• Tôn giáo: Đạo Hồi là tôn giáo chủ đạo ở Afghanistan, và nhiều người dân tin tưởng
vào ý chí của Allah. Họ có thể ít tập trung vào việc đạt được mục tiêu cá nhân hơn vì tin
rằng mọi thứ đều đã được định đoạt.
- Chủ nghĩa cá nhân ở Afghanistan cũng có thể đang dần thay đổi do nhiều yếu tố, bao
gồm:
• Toàn cầu hóa: Việc tiếp xúc với các nền văn hóa khác có thể khiến người Afghanistan
cởi mở hơn với những ý tưởng mới và hướng đến cá nhân hơn.
• Giáo dục: Việc tiếp cận giáo dục cao hơn có
2. Định hướng thời gian:
- Nền văn hóa của nước này không quan trọng hóa về thời gian, chủ yếu là những ngành
nghề nông nghiệp và công nghiệp, chưa áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại nên họ
vẫn đang là một nước nghèo, kinh tế tự cung tự cấp là chủ yếu. Chứng tỏ họ vẫn đang
còn lạc hậu và chưa khai thác tối đa thời gian của mình hay định hướng thời gian đang
còn thấp.
3. Khoảng cách quyền lực:
- Nước này có khoảng cách quyền lực cao. Quyền lực thường được tập trung trong tay
một số ít người, chẳng hạn như các nhà lãnh đạo chính trị, các nhà lãnh đạo tôn giáo và
các già làng. Hầu hết mọi người đều chấp nhận sự phân chia quyền lực này và không
mong đợi có tiếng nói trong việc ra quyết định. Afghanistan có một lịch sử lâu dài về
chế độ độc tài và nội chiến. Điều này đã dẫn đến sự tập trung quyền lực trong tay một số
ít người. Hồi giáo, tôn giáo chủ đạo ở Afghanistan, dạy rằng mọi người nên tuân theo
những người có quyền lực. Và khoảng cách quyền lực cao có thể có một số tác động tiêu
cực và tích cực đến đất nước này.
4. Tránh xa những điều không chắc chắn:
- Ở nước này có sự không ổn định về chính trị, thường xuyên xảy ra các bạo nạn, nền
kinh tế có nguy cơ khủng hoảng do sự quản lý yếu kém và hệ thống chính trị bất ổn,
giáo dục còn yếu kém, nạn đói khát còn nhiều. Trong khi chưa thể tìm ra được một mô
hình lãnh đạo hiệu quả và giải quyết những khó khăn cốt yếu thì chính quyền Taliban lại
phải đương đầu với những nguy hiểm từ nhiều kẻ thù mới ở bên ngoài và các cuộc nội
chiến ở trong quốc gia đầy bất ổn này. Nền kính tế nước này còn yếu kém và phụ thuộc
vào viện trợ quốc tế. Điều này khiến người dân khó kiếm sống và có thể khiến họ lo
lắng về tương lai. Vì vậy mà khó có thể chắc chắn được những gì xảy ra trong tương lai
mà đất nước này có thể gặp phải.
5. Nghi thức:
- Ở Afghanistan, họ rất xem trọng các nghi lễ, nguyên tắc xã hội, địa vị:
 Tôn giáo: Hồi giáo là tôn giáo chủ đạo ở Afghanistan, và ảnh hưởng đến mọi khía
cạnh trong cuộc sống của người dân. Các nghi lễ tôn giáo như Eid al-Fitr và Eid
al-Adha được tổ chức rộng rãi.
 Lễ hội: Nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức ở Afghanistan, bao gồm Nowruz
(năm mới), Jashn-e-Dehqan (lễ hội người nông dân) và Buzkashi (trò chơi cưỡi
ngựa).
 Âm nhạc và khiêu vũ: Âm nhạc và khiêu vũ truyền thống là một phần quan trọng
trong văn hóa Afghanistan. Nhạc cụ phổ biến bao gồm tabla, harmonica và rubab.
 Cưới hỏi: Lễ cưới ở Afghanistan thường là những sự kiện phức tạp và kéo dài
nhiều ngày. Các nghi lễ bao gồm lễ đính hôn, lễ henna và lễ nikah (lễ cưới chính
thức).
 Tôn trọng người lớn tuổi: Người lớn tuổi được tôn trọng và kính trọng trong xã
hội Afghanistan.
 Lòng hiếu khách: Lòng hiếu khách là một giá trị quan trọng trong văn hóa
Afghanistan. Khách được chào đón nồng nhiệt và được cung cấp thức ăn và chỗ ở
tốt nhất.
 Giáo dục: Giáo dục được coi trọng ở Afghanistan, mặc dù tỷ lệ biết chữ vẫn còn
thấp.
 Hệ thống phân cấp bộ tộc: Xã hội Afghanistan được tổ chức thành các bộ tộc, và
địa vị xã hội thường được xác định bởi bộ tộc mà một người thuộc về.
 Giới tính: Nam giới thường có địa vị xã hội cao hơn phụ nữ ở Afghanistan.
 Tài sản: Sự giàu có cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định địa vị xã
hội ở Afghanistan.
6. Chủ nghĩa vật chất:
- Afghanistan là quốc gia có chủ nghĩa vật chất thấp, với thu nhập thấp, GDP bình quân
đầu người thấp hơn so với mức trung bình toàn cầu. Mức độ bất bình đẳng thu nhập cao,
một nhóm nhỏ người giàu nắm giữ phần lớn tài sản. Hồi giáo là tôn giáo chủ đạo của
nước này nên họ tin rằng sự giàu có là dấu hiệu của sự chúc phúc của Allash. Mặc dù
một số người Afghanistan giàu có nhưng phần lớn dân số trong cảnh nghèo cho nên tôn
giáo và văn hóa đóng vai trò quan trong trong xã hội Afghanistan, và những giá trị này
thường được coi trong hơn là sự giàu có. Một cuộc khảo sát năm 2018 của Pew
Research Center cho thấy chỉ 17% người Afghanistan cho rằng việc sở hữu nhiều tài sản
là điều quan trọng trong cuộc sống. Nhiều người Afghanistan vẫn sống trong những ngôi
nhà đơn giản, và họ thường sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ. Các
lễ hội và nghi lễ ở Afghanistan thường tập trung vào các giá trị tinh thần và cộng đồng
hơn là vật chất.
7. Độ nhạy của bối cảnh:
- Afghanistan là một nước có độ nhạy bối cảnh ở mức độ cao, người dân thân thiện và
hiếu khách. Họ đã trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh và bất ổn, nhưng họ vẫn giữ được
niềm hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Người Afghanistan cũng dành thời gian để
xây dựng các mối quan hệ và thiết lập sự tun tưởng. hiện nay, người Afghanistan dành
thời gian để thiết lập mối quan hệ hữu nghị với cộng động quốc tế, bao gồm cả nước
láng giềng và trong khu vực. bằng cách tham gia vào các cuộc giao lưu văn hóa quốc tế
cũng như gặp gỡ và trao đổi với các lãnh đạo quốc tế. Mặc dù, Afghanistan gặp nhiều
khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ quốc tế. Dù vậy, Afghanistan vẫn đang nỗ
lực để trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

III. Những lưu ý khi giao tiếp với người Afghanistan:


- Tôn trọng văn hoá và truyền thống: Thể hiện sự tôn trọng đối với giá trị văn hoá và
truyền thống của người Afghanistan. Hãy cố gắng hiểu và thể hiện sự tôn trọng đối với các
quy tắc xã hội và tôn giáo.
- Sử dụng ngôn ngữ tôn trọng: Sử dụng các từ ngữ tôn trọng và lịch sự khi giao tiếp, bao
gồm sử dụng từ “xin vui lòng” và “cảm ơn” để truyền đạt sự lịch sự và tôn trọng.
- Tránh các chủ đề nhạy cảm: Tránh đề cập đến chính trị, tôn giáo và các vấn đề nhạy cảm
khác trừ khi được người đối tác đề cập trực tiếp. Luôn tôn trọng quyền riêng tư và không
đặt câu hỏi quá cá nhân.
- Giao tiếp phi ngôn ngữ: Khi gặp người không nói tiếng Anh, sử dụng dịch giả hoặc
thông qua người đồng hành có thể giúp hiểu và truyền đạt thông điệp một cách chính xác.
- Nhớ đến sự đa dạng: Afghanistan có sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo và quan điểm. Hãy
nhớ rằng không phải tất cả mọi người đều giống nhau và tránh đưa ra những phán đoán tổng
quát về người Afghanistan.
- Kiên nhẫn và sẵn lòng lắng nghe: Giao tiếp hiệu quả đòi hỏi sự kiên nhẫn và sẵn lòng
lắng nghe. Hãy cố gắng hiểu và đồng cảm với người đối tác và tránh đánh giá hoặc đưa ra
tranh luận nhanh chóng.
- Học cách giao tiếp phi ngôn ngữ: Học cách sử dụng cử chỉ, biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể
để truyền đạt thông điệp. Thậm chí một nụ cười nhỏ cũng có thể làm cho một cuộc trò
chuyện trở nên thoả mái hơn và tạo sự gần gũi.
 Mỗi người Afghanistan là một cá nhân riêng biệt, do đó không nên tổng quát hoá
hoặc đánh giá toàn bộ người dân của quốc gia này. Trên hết, chúng ta nên đối xử với
lòng tôn trọng, sự hiểu biết và sẵn lòng học hỏi về văn hoá và quan điểm của người
Afghanistan.

You might also like