You are on page 1of 4

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 - LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

1. Phần dẫn nhập - một hệ tư tưởng mới


2. Lý thuyết trò chơi
- Lý thuyết trò chơi - tìm cách để đưa cạnh tranh và hợp tác lại gần nhau
hơn.
+ Làm biến chuyển hoàn toàn suy nghĩ về kinh doanh của mọi người từ
trước tới nay.
+ Trở thành công cụ cần thiết để hiểu được thế giới kinh doanh hiện đại.
- Hình thành:
+ Đầu thế chiến thứ II
+ Hải quân Anh - phát xít Đức. Bằng cách áp dụng những lý thuyết (mà
sau này được biết đến như là lý thuyết trò chơi) hải quân Anh đã cải
thiện thành tích bắn trúng đích của mình một cách đáng kể.
+ Được áp dụng trong các hoạt động khác.
=> Đã được chứng minh tính hiệu quả trước khi được viết thành một lý
thuyết trên giấy.
- Lý thuyết ra đời: 1944 “Lý thuyết trò chơi và hành vi kinh tế” John von
Neumann & Oscar Morgenstern => sau đó dẫn đến sự ra đời của hàng loạt
công trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác, bao gồm kinh doanh.
- Lý thuyết trò chơi giúp chúng ta bước ra ngoài ý tưởng về “cạnh tranh” và
“hợp tác” mà đạt đến tầm nhìn của “cạnh tranh hợp tác” - phù hợp với
thời đại. Trước hết lý thuyết trò chơi thường gợi ra hình ảnh của một trò chơi
mà ở đó tổng lợi ích bằng không, nghĩa là phải luôn có người thắng và kẻ
thua. → Tuy nhiên ở lý thuyết trò chơi đương đại, nó còn được áp dụng vào các
trò chơi mà ở đó tổng lợi ích lớn hơn không - trò chơi “cùng thắng”. Giá trị
thực của lý thuyết trò chơi chỉ có thể phát huy khi nó được đặt vào thực tiễn,
nơi có sự tương tác giữa cạnh tranh và hợp tác.
3. Lý thuyết trò chơi mang lại điều gì
Lý thuyết trò chơi tập trung vào vấn đề áp lực nhất trong mọi bối cảnh kinh doanh
“Xây dựng các chiến lược đúng đắn + Ra các quyết định đúng đắn”

Có nhiều cuốn sách giá trị đề cập


+ Làm thế nào tạo ra môi trường quản lý → đưa ra quyết định đúng
+ Làm thế nào để xây dựng các tổ chức một cách hiệu quả → nhằm thực hiện các
quyết định đưa ra
Tuy nhiên, vẫn cần có những chỉ dẫn để biết được đâu là quyết định đúng đắn để bắt
đầu → Đó là điều mà lý thuyết trò chơi mang lại → Lý thuyết trò chơi cho bạn biết
những điều cần làm trước hết trên quan điểm về chiến lược
Lý thuyết trò chơi hiệu quả nhất khi nào?
Hiệu quả nhất trong trường hợp có nhiều yếu tố liên hệ tương tác qua lại lẫn nhau và
không một quyết định nào có thể được đưa ra một cách hoàn toàn độc lập với các
quyết định khác
Thế giới kinh doanh ngày nay diễn ra phức tạp khôn lường → có những yếu tố đôi khi
không nghĩ tới nhưng nó sẽ quyết định sự thành bại.
Thậm chí, khi bạn nhận biết được các yếu tố liên quan → bất kì điều gì làm thay đổi
một trong số đó → đều có khả năng gây ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác
→ Lý thuyết trò chơi tách mỗi cuộc chơi thành các phần chủ yếu
→ Giúp bạn thấy được điều gì đang xảy ra + hành động như thế nào trong từng hoàn
cảnh

Lý thuyết trò chơi là công cụ đặc biệt giá trị để chia sẻ với các đồng nghiệp trong
cùng tổ chức
Các nguyên tắc rõ ràng, minh bạch của lý thuyết trò chơi giúp dễ dàng giải thích các
nguyên nhân cho mỗi chiến lược được đề xuất
→ Tạo tiếng nói chung khi thảo luận về những khả năng thay thế và đảm bảo sự nhất
trí trong toàn tổ chức → Vì bạn đã đặt người khác vào quá trình mà bạn đã sử dụng để
đạt đến các quyết định chiến lược

Từ những điều mà lý thuyết trò chơi mang lại, chúng ta có thể hiểu rằng:
Lý thuyết trò chơi:
+ Không phải là một “đơn thuốc” cụ thể phù hợp với MỘT thời điểm cụ thể
+ Không vô hiệu ngay lập tức khi các điều kiện môi trường xung quanh thay đổi
→ Nó là cách suy nghĩ có thể tồn tại trong TẤT CẢ các môi trường kinh doanh đang
biến đổi không ngừng

Nếu áp dụng sự tiếp cận có hệ thống trong lý thuyết trò chơi


→ Gợi ra những phương án mà nếu không có nó thì sẽ không bao giờ được xem xét
cẩn thận
→ Giúp nhìn thấy những khía cạnh của tình huống, mà bằng cách khác, có thể bị
bỏ qua

4. Nội dung và bố cục cuốn sách


4.1 Nội dung cuốn sách
Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh của tác giả Brandenburger và Nalebuff tiếp
cận lý thuyết trò chơi chủ yếu thông qua những câu chuyện có thật, các nhân vật hoặc
công ty mà người đọc có thể dễ dàng nhận ra.
Đây là những câu chuyện về sự cạnh tranh và hợp tác, thành công hoặc thất bại,
đôi khi gặp những biến cố bất ngờ của các doanh nghiệp. Tác giả sử dụng lý thuyết trò
chơi để giải thích từng thành công và thất bại trong một số câu chuyện về chiến tranh
và hòa bình. Giống như những bài tập tình huống tham khảo, mọi câu chuyện đều
được phân tích chi tiết và đầy đủ cùng các nguyên tắc được áp dụng trong đó.
Từ đây, tác giả đan xen những tình huống thực tế với lý thuyết thành các bài
học dưới dạng khung liệt kê để người đọc dễ dàng kiểm nghiệm lại. Khi bạn hiểu
được vì sao chiến lược này thành công hay không thành công, người đọc sẽ có khả
năng áp dụng những kinh nghiệm bạn học được cho các tình huống khác.
4.2 Bố cục cuốn sách
Phần một của cuốn sách gồm 3 chương phác họa sơ lược về cuộc chơi kinh
doanh.
Chương I chỉ là phần định hướng, như là một lời giải thích ngắn gọn để người
đọc biết cuốn sách này sẽ dẫn dắt họ đi đến đâu.
Chương II mô tả về tất cả người chơi và phân tích các yếu tố cạnh tranh cũng
như hợp tác giữa họ. Điều đó được làm rõ hơn bằng Mảng giá trị mà tác giả đã xây
dựng.
Chương III giới thiệu về lý thuyết trò chơi, đề cập đến năm yếu tố cơ sở như tất
cả các trò chơi khác, đó là: Người chơi, Giá trị gia tăng, Quy tắc, Chiến thuật và
Phạm vi.
Phần hai của cuốn sách bàn riêng về năm yếu tố nói trên một cách chi tiết. Và
theo các tác giả, đây là đòn bẩy giúp lay chuyển cả thế giới kinh doanh.

5. Thay đổi cuộc chơi


Đây chính là nơi bạn có thể giành được phần thưởng cao nhất. Ngoài việc kinh
doanh cho phép có nhiều hơn một người thắng cuộc thì trò chơi kinh doanh không
bao giờ đứng yên. Tất cả các yếu tố trong trò chơi kinh doanh đều liên tục thay đổi và
không bao giờ cố định. Nó còn đặt biệt ở chỗ không hề có ai điều hành trò chơi này
như những trò chơi khác chẳng hạn như bóng đá hay cờ vua do FIFA và FIDE. Tất cả
mọi người đều có thể tự do và luôn tìm cách thay đổi trò chơi kinh doanh sao cho có
lợi nhất cho mình.
Vì sao phải thay đổi trò chơi?
Một câu ngạn ngữ cổ Trung Hoa đã giải thích cho điều này: nếu bạn tiếp tục đi theo
hướng đã đi, bạn sẽ kết thúc cũng chính ở đó. Thành công lớn sẽ đến từ sự tích cực
định hình trò chơi bạn đang chơi, từ việc tạo ra cuộc chơi bạn muốn, chứ không
phải chơi trò chơi mà bạn tìm được.
Cần phải thay đổi trò chơi như thế nào?
Bản năng của con người cũng có thể đã và đang làm điều này. Tuy nhiên một phương
pháp có tính hệ thống để thay đổi trò chơi, bạn chỉ cần thay đổi một trong năm
yếu tố cơ bản của PARTS. [PARTS là năm chữ cái viết tắt tên của năm yếu tố:
Players (Người chơi), Added values (Giá trị gia tăng), Rules (Quy tắc), Tactics (Chiến
thuật), Scope (Phạm vi). Bản thân từ Parts còn có nghĩa là các bộ phận (ND)]. Chính
việc làm thay đổi trò chơi là lợi thế khiến lý thuyết trò chơi tìm thấy những cơ
hội lớn nhất cho mình. Đó không chỉ là thay đổi cách bạn chơi mà còn là thay đổi
chính trò chơi của bạn.

You might also like