You are on page 1of 2

Nho giáo , còn gọi là đạo Nho, đạo nhân hay đạo Khổng (Nhơn đạo) là

một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính
trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục
đích xây dựng một xã hội hài hòa.
Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước Đông Á là Trung Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam.
-Quá trình hình thành và phát triển:
Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Nho giáo, Nho gia (đạo Nho) là một thuật
ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự từ "Nho" gồm từ "Nhân" (người)
đứng gần chữ "Nhu". Nho gia còn được gọi là nhà Nho người đã học sách
thánh hiền, có thể dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý,... Nhìn
chung "Nho" là một danh hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa.
Tại Trung Quốc, Nho giáo độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư
tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn
2.000 năm. Từ thế kỷ thứ IV, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các
nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
-Ảnh hưởng của nho giáo đến Trung quốc thời trung – cổ đại:
Tiêu biểu là chính trị
+Chính trị:
-Hướng đến gia tầng thống trị, hay nói một cách khác, nhắm đến giai cấp
vua chúa: Người quân tử cai trị đất nước thì phải lấy nhân lễ thì mới thu
phục được lòng dân hướng về thiên tử, đất nước mới thái bình. “quân
quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” Nghĩa là vua phải ra vua, tôi phải ra tôi,
cha phải ra cha, con phải ra con.
*Nhấn mạnh về ba mối quan hệ quân thần, cha con và vợ chồng. Một là
mối quan hệ Quân thần: “Quân sử thần dĩ lễ, thận sự quân dĩ trung” Nghĩa
là, vua bảo thần chết mà thần không chết là tội bất trung.
*Hai là, mối quan hệ cha con: “Phụ tại, quan kì chí”: phụ một, quan kì hành,
tam niên vô cải vu phụ chi đạo, khả vị hiếu hĩ.
*Ba là, mối quan hệ vợ chồng: “Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi, nan dưỡng dã,
cận chi tắc bất tôn, viễn chi tắc oán” :coi đàn bà và tiểu nhân là một loại, là
đối tượng cần gião dưỡng. Tạo ra một sự bất bình đẳng đối với người phụ
nữ trong xã hội phong kiến.
- Tư tưởng chính trị chủ yếu và nổi bật của Mạnh Tử là tư tưởng dân bản.
đối với một quốc gia phải lấy dân là quý, xã tắc là hàng thứ sau dân, vua là
nhẹ, vua có lỗi lớn phải khuyên can, vua cứ làm trái không nghe lời can
ngăn thì thay ngôi vua khác.

*Chư hầu làm nguy xã tắc, thì phải loại bỏ, thay đổi vị trí. Điều gọi là thay
ngôi, đổi vị trí đều có nghĩa là tiêu diệt và thay thế. “Vua xem bề tôi như
tay chân, thì bề tôi xem vua như tâm phúc, vua xem bề tôi như chó ngựa,
thì bề tôi xem vua như thương dân, vua xem bề tôi như bùn đất rau cỏ, thì
bề tôi xem vua như thù địch”. Mối quan hệ vua tôi phải có sự đỗi đãi qua lại
ở một chừng mực nhất định, không có sự phục tùng và nghĩa vụ lệ thuộc
trời sinh.

You might also like