You are on page 1of 7

1/7

Điều chỉnh môi trường làm việc


Làm quen với một số thao tác điều chỉnh trên Windows 10 để thiết lập môi trường làm việc
thuận tiện

Hệ điều hành (HĐH) tạo nên “môi trường” làm việc trên máy tính với các thiết lập mặc định,
hoặc được chọn khi cài đặt. Trong quá trình sử dụng máy tính ta có thể thay đổi các thiết lập đã
định để tạo môi trường làm việc thuận tiện.

Để điều chỉnh các thiết lập ta có thể chọn nút Start , chọn Settings, sau đó chọn thành phần
muốn điều chỉnh trên cửa sổ Settings và thực hiện các điều chỉnh cần thiết

Cửa sổ Settings hiển thị khi chọn Start > Settings

Thay cho việc mở cửa sổ Settings ta cũng có thể nhấn nút phụ của mouse trên đối tượng muốn
điều chỉnh và chọn thao tác tương ứng trên context menu được hiển thị.

1. Điều chỉnh cửa sổ Desktop


Desktop là cửa sổ làm việc chính của Windows, ta có thể xem Desktop như mặt bàn làm việc và
đặt lên đó các “vật dụng” thường dùng (các đối tượng dữ liệu, shortcut của các ứng dụng) hoặc
trang trí theo sở thích.

• Nhấn nút Start, chọn Settings, chọn


Personalization hoặc
Nhấn nút phụ (nút phải) của mouse trên
Desktop, chọn Personalize
• Trên cửa sổ Personlization, chọn Themes
để thay đổi phong cách trình bày:

 Chọn theme có sẵn hoặc chọn theme


khác từ Microsoft Store
 Điều chỉnh các thuộc tính của theme
hiện hành: Background, Color, Sound,
Mouse cursor
2/7

 Chọn các thiết lập khác:

o Thêm/xóa các desktop icon trên màn hình Desktop


o Điều chỉnh độ tương phản
o Đồng bộ hóa các thiết lập

Thực hành
1. Thêm desktop icon tên “Computer” lên Desktop. Thông qua desktop icon “Computer”
xem các thông tin liên quan đến máy tính đang dùng như phiên bản HĐH đã cài đặt trên
máy tính, thông số của bộ xử lý, kích thước bộ nhớ làm việc, …

2. Thử nghiệm thay đổi theme, thay đổi các thuộc tính của theme

3. Tìm hiểu các thao tác điều chỉnh khác có trên cửa sổ Personalization.

Lưu ý:

Không nên đặt quá nhiều icons trên Desktop (vì sẽ khó sử dụng và tiêu tốn nhiều thời gian xử lý
hiển thị)

Tránh chọn hình nền có tông màu nóng hoặc quá sặc sở. Không nên đặt chế độ thay đổi hình nền
thường xuyên (vì sẽ tiêu tốn nhiều thời gian xử lý hiển thị hình ảnh)

2. Điều chỉnh Start Menu


Start menu như cổng giao tiếp chính giữa Windows và người dùng, hầu hết các thao tác làm việc
với máy tính đều có thể bắt đầu từ Start menu.

Người sử dụng có thể điều chỉnh cách thức hiển thị, các thành phần hiển thị trên Start menu để
tiện sử dụng.

Khảo sát Start menu


• Nhấn chọn nút Start để mở Start menu
3/7

• Quan sát danh sách các ứng dụng, cuộn danh sách lên xuống để xem toàn bộ nội dung, danh
sách, mở xem nội dung bên trong các phần tử “thư mục” trên danh sách
• Quan sát nội dung hiển thị trên vùng bên phải
• Quan sát nội dung hiển thị trên menu ở biên trái, nhấn Start hoặc di chuyển mouse đến một
phần tử trên menu để mở rộng menu

 Chọn mục Settings, quan sát các mục hiển thị trên cửa sổ Settings
 Chọn các mục Documents, Pictures (nếu có), quan sát kết quả
 Chọn biểu tượng người dùng, quan sát kết quả
 Chọn mục Power, quan sát các lựa chọn liên quan

Menu biên trái

Điều chỉnh Start menu


• Mở cửa sổ Personalization

 Chọn Start
 Thực hiện các thay đổi
4/7

Thực hành
4. Thử điều chỉnh Start menu

3. Điều chỉnh Taskbar


Taskbar là thành phần giao diện giúp tiện tương tác với các ứng dụng đang vận hành. Taskbar
thường được đặt cố định (locked) tại biên dưới của màn hình.

Người sử dụng có thể điều chỉnh các thuộc tính và các thành phần hiển thị trên taskbar để tiện
sử dụng.

Các thành phần thường có trên taskbar:

• Nút Start
• Hộp tìm kiếm
• Icons của các ứng dụng được gắn sẵn (để tiện chọn vận
hành) , nút Cortana, nút Task View
• Icons của các ứng dụng đang vận hành
• Vùng thông báo (notification area)
• Nút Show desktop

Điều chỉnh các thuộc tính của Taskbar


• Chọn mở cửa sổ Personalization, chọn Taskbar
-hoặc-
Nhấn nút phụ (nút phải) của mouse trên vùng trống của taskbar, chọn Taskbar settings
• Thực hiện các thay đổi
5/7

 Thay đổi các thuộc tính hiển thị

o Lock the taskbar, bật/tắt chế độ khóa cố định vị trí của taskbar
o Automatically hide, bật/tắt chế độ tự động ẩn taskbar khi dời mouse khỏi phạm vi
taskbar
o Use small taskbar buttons, bật/tắt chế độ sử dụng nút kích thước nhỏ trên taskbar

 Thay đổi vị trí taskbar trên màn hình


 Quy định cách thức hiển thị các nút trên taskbar
 Quy định các thành phần hiển thị trên notification area

Thay đổi cách thức hiển thị hộp tìm kiếm


• Nhấn nút phụ của mouse trên vùng trống của taskbar
• Chọn Search, chọn

 Hidden → không hiển thị hộp tìm kiếm


 Show search icon → hiển thị ở dạng biểu tượng
 Show Search box → hiển thị hộp tìm kiếm

Thêm các công cụ vào taskbar


• Nhấn nút phụ của mouse trên vùng trống của taskbar
• Chọn Toolbars

 Chọn công cụ muốn gắn lên taskbar

Thực hành:
5. Thử điều chỉnh các thuộc tính của taskbar.

6. Sử dụng hệ thống trợ giúp của Windows để tìm thông tin chỉ dẫn thao tác điều chỉnh
ngày giờ.

7. Thêm công cụ Address vào taskbar. Nhập địa chỉ một trang web (thí dụ www.ou.edu.vn)
vào phần tử Address và nhấn Enter, nhận xét về kết quả.
6/7

4. Một số điều chỉnh khác


Điều chỉnh mouse
• Mở cửa sổ Personalization, chọn Themes > Mouse cursor
• Trên hộp thoại Mouse properties, chọn thẻ Buttons

 Chọn Swicth primary and secondary buttons để hoán


đổi vai trò của các nút mouse (primary/secondary
button ≡ nút trái/phải cho người thuận tay phải, và
ngược lại)
 Điều chỉnh trên thang tốc độ double-click để thay đổi
độ nhạy của thao tác nhấp đúp nút mouse
 Bật/tắt chế độ ClickLock

Cách làm khác

• Chọn Settings, chọn Device > Mouse


-hoặc-
Sử dụng hộp tìm kiếm để chọn chạy Mouse settings 
• Trên cửa sổ Mouse settings thực hiện các thay đổi tương
ứng

Cửa sổ Mouse settings

Điều chỉnh kích cỡ hiển thị các phần tử trên màn hình
Kích cỡ của các phần tử hiển thị trên màn hình có độ phân giải cao thường khá nhỏ, điều chỉnh
kích cỡ hiển thị làm cho các phần tử dể nhìn nhưng vẫn giữ nguyên độ phân giải màn hình (bảo
toàn độ sắc nét của hình ảnh)

• Chọn Settings, chọn System > Display

 Chọn tỷ lệ hiển thị muốn dùng


7/7

Thay đổi độ phân giải của màn hình


Độ phân giải của màn hình là thông số đặc trưng cho khả năng hiển thị của màn hình, độ phân
giải càng cao hình ảnh hiển thị càng sắc nét.

Thường các HĐH có khả năng nhận biết và khuyến nghị sử dụng đúng độ phân giải của màn hình.
Trong một số trường hợp nối kết máy tính với các thiết bị chiếu có độ phân giải thấp hơn, người
dùng sẽ phải điều chỉnh độ phân giải màn hình cho phù hợp.

• Chọn Settings, chọn System > Display

 Chọn độ phân giải muốn dùng


 Chọn Keep Change (nếu muốn giữ độ phân
giải đã chọn)

Thực hành
8. Thử thực hiện các thao tác điều chỉnh (lưu ý đến độ phân giải của màn hình Windows
khuyên dùng).

9. Mở cửa sổ Settings, khảo sát các thao tác thiết lập trên các thành phần System, Device,
Network & Internet, Apps, Account, Time & Language, Update & Security

You might also like