You are on page 1of 5

BÀI TẬP SỐ 7

Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - tiếp theo (59 câu)
1.1.4.2.1. Đa bội lẻ
Câu 1: (ĐH 2008) Thể đa bội lẻ
A. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1.
B. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
C. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội.
D. không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
Câu 2: (CĐ 2007) Tế bào sinh dưỡng của thể ngũ bội (5n) chứa bộ nhiễm sắc thể (NST), trong đó
A. một cặp NST nào đó có 5 chiếc.
B. một số cặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc.
C. tất cả các cặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc.
D. bộ NST lưỡng bội được tăng lên 5 lần.
Câu 3: (BT 2009) Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tam bội (3n)?
A. Số lượng ADN tăng lên gấp bội.
B. Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn.
C. Khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật.
D. Luôn có khả năng sinh giao tử bình thường, quả có hạt.
Câu 4: (TC CĐ 2009) Đặc điểm chung của thể đa bội lẻ là
A. tế bào có hàm lượng ADN tăng lên gấp bội, sự tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ; cơ thể phát triển nhanh,
chống chịu tốt.
B. cơ thể phát triển chậm, chống chịu kém.
C. số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là 2n + 1 hoặc 2n - 1.
D. hoàn toàn không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 5: (CĐ 2011) Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo được giống dâu tằm tam bội (3n) bằng phương pháp nào sau đây?
A. Đầu tiên tạo ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai với dạng lưỡng bội (2n) để tạo ra giống dâu tam bội (3n).
B. Xử lí 5 - brôm uraxin (5BU) lên quá trình giảm phân của giống dâu lưỡng bội (2n) để tạo ra giao tử 2n, sau đó cho
giao tử này thụ tinh với giao tử n để tạo ra giống dâu tam bội (3n).
C. Tạo ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai các giống dâu tứ bội với nhau để tạo ra giống dâu tam bội (3n).
D. Cho lai giữa các cây dâu lưỡng bội (2n) với nhau tạo ra hợp tử và xử lí 5 - brôm uraxin (5BU) ở những giai đoạn
phân bào đầu tiên của hợp tử để tạo ra các giống dâu tam bội (3n).
Câu 6: (TH 2013) Trong công tác giống, hướng tạo ra những giống cây trồng tự đa bội lẻ thường được áp dụng đối với
những loại cây nào sau đây?
A. Điều, đậu tương. B. Nho, dưa hấu. C. Cà phê, ngô. D. Lúa, lạc.
Câu 7: (PT 2009) Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào
không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo
ra hợp tử có thể phát triển thành
A. thể đơn bội. B. thể lưỡng bội. C. thể tam bội. D. thể tứ bội.
Câu 8: (TC CĐ 2010) Ở một loài thực vật, hàm lượng ADN trong tế bào của thể đột biến nào sau đây tăng lên nhiều
nhất?
A. Thể ba. B. Thể một. C. Thể tam bội. D. Thể bốn.
Câu 9: (PT PB 2008) Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=36. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng
của thể tam bội (3n) được hình thành từ loài này là
A. 54. B. 37. C. 108. D. 35.
Câu 10: (TC CĐ 2010) Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể tam
bội ở loài này là
A. 20. B. 40. C. 30. D. 22.
Câu 11: (BT 2008) Bộ nhiễm sắc thể ở lúa mì 6n = 42, khoai tây 4n = 48, chuối nhà 3n = 27, dâu tây 8n = 56. Loài có bộ
nhiễm sắc thể đa bội lẻ là
A. chuối nhà. B. khoai tây. C. dâu tây. D. lúa mì.
Câu 12: (PT KPB 2008) Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Thể tam bội phát sinh từ loài này có số lượng
nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là
A. 27. B. 48. C. 72. D. 36.
Câu 13: (TC CĐ 2009) Người ta không gây đột biến đa bội lẻ ở loại cây trồng nào sau đây?
A. Khoai lang. B. Dưa hấu. C. Cà rốt. D. Ngô.
1.1.4.2.2. Bài tập đa bội chẵn
Câu 1: (CĐ 2007) Ở một loài thực vật, khi cho cây tứ bội có kiểu gen AAaa giao phấn với cây tứ bội có kiểu gen Aaaa;
các cây này giảm phân đều cho giao tử 2n. Số kiểu tổ hợp tạo ra từ phép lai trên là
A. 36. B. 6. C. 12. D. 16.
Câu 2: (CĐ 2007) Ở một loài thực vật, gen A qui định hạt màu nâu trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu trắng;
các cơ thể đem lai giảm phân đều cho giao tử 2n. Phép lai không thể tạo ra con lai có kiểu hình hạt màu trắng là
A. AAaa x AAaa. B. AAAa x aaaa. C. AAaa x Aaaa. D. Aaaa x Aaaa.
Câu 3: (CĐ 2008) Ở cà chua, gen A quy định tính trạng quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng quả
màu vàng. Lai những cây cà chua tứ bội với nhau (F 1), thu được thế hệ lai (F2) phân li theo tỉ lệ 35 cây quả màu đỏ : 1
cây quả màu vàng. Cho biết quá trình giảm phân hình thành giao tử 2n diễn ra bình thường. Kiểu gen của F1 là
A. AAaa x AAaa. B. AAAa x AAAa. C. Aaaa x Aaaa. D. AAAa x Aaaa.
Câu 4: (ĐH 2008) Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ
bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu
gen ở đời con là:
A. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.
B. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
C. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa.
D. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.
Câu 5: (PT PB 2008) Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, kiểu
gen nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%?
A. Aaaa. B. AAAa. C. AAaa. D. aaaa.
Câu 6: (PT PB 2008) Ở cà chua, gen qui định màu sắc quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả màu đỏ
trội hoàn toàn so với alen a qui định quả màu vàng. Trong trường hợp các cây bố, mẹ giảm phân bình thường, tỉ lệ kiểu
hình quả vàng thu được từ phép lai AAaa x AAaa là
A. 1/8. B. 1/12. C. 1/36. D. 1/16.
Câu 7: (PT KPB 2008) Ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Cho
hai thứ cà chua tứ bội quả màu đỏ giao phấn với nhau, thu được F 1 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 11 cây quả màu đỏ :
1 cây quả màu vàng. Biết không có đột biến mới xảy ra. Sơ đồ lai cho kết quả phù hợp với phép lai trên là:
A. AAaa Aaaa. B. AAaa AAaa. C. AAAa Aaaa. D. AAaa aaaa.
Câu 8: (PT PB 2008) Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử 2n được tạo ra từ thể tứ bội có kiểu gen AAaa là
A. 1AA : 1aa. B. 1Aa : 1aa. C. 1AA : 4Aa : 1aa. D. 4AA : 1Aa : 1aa.
Câu 9: (BT 2008) Ở cà chua, gen B quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả màu vàng. Cho hai
thứ cà chua tứ bội quả màu đỏ giao phấn với nhau, thu được F 1 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 11 cây quả màu đỏ : 1
cây quả màu vàng. Biết không có đột biến mới xảy ra. Sơ đồ lai cho kết quả phù hợp với phép lai trên là:
A. BBbb bbbb. B. BBBb Bbbb. C. BBbb BBbb. D. BBbb Bbbb.
Câu 10: (ĐH 2012) Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng
thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
(1) AAAa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) AAaa × AAAa. (4) AAaa × Aaaa.
Đáp án đúng là:
A. (1), (4). B. (1), (2). C. (2), (3). D. (3), (4).
Câu 11: (CĐ 2012) Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Biết
rằng cơ thể tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai nào sau
đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng?
A. Aaaa × Aaaa. B. AAaa × AAaa. C. AAaa × Aaaa. D. AAAa × AAAa.
Câu 12: (CĐ 2012) Biết rằng các thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường và không
có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 5 loại kiểu gen?
A. Aaaa × Aaaa. B. AAaa × AAAa. C. Aaaa ×AAaa. D. AAaa × AAaa.
Câu 13: (CĐ 2013) Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép
lai giữa hai cây tứ bội AAAa × Aaaa cho đời con có kiểu gen AAaa chiếm tỉ lệ
A. 75%. B. 50%. C. 56,25%. D. 25%.
Câu 14: (TC CĐ 2010) Biết rằng cơ thể tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, cơ thể có

kiểu gen mà khi giảm phân sẽ tạo ra loại giao tử Bb chiếm tỉ lệ là


A. BBBb. B. Bbbb. C. BBbb. D. bbbb.
Câu 15: (TC CĐ 2010) Cơ thể tứ bội có kiểu gen Aaaa giảm phân bình thường tạo giao tử 2n. Khi cơ thể này tự thụ phấn
cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là
A. 1AAAa : 2Aaaa : 1aaaa. B. 1AAaa : 2Aaaa : 1aaaan .
C. 1AAaa : 4Aaaa : 1aaaa. D. 1AAAa : 4Aaaa : 1aaaa.
Câu 16: (TC CĐ 2010) Ở một loài thực vật, gen B quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp.
Cho biết thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng sống và thụ tinh bình thường. Giao phấn cây tứ bội thân
cao với cây tứ bội thân thấp, thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình: 5 cây thân cao : 1 cây thân thấp. Kiểu gen của cây bố,
mẹ trong phép lai trên là
A. BBbb × bbbb. B. Bbbb × bbbb. C. BBBB × bbbb. D. BBBb × bbbb.
Câu 17: (ĐH 2011) Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ
tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa cho đời con có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ

A. B. C. D.
Câu 18: (PT PB 2008) Bằng phương pháp tứ bội hoá, từ hợp tử lưỡng bội kiểu gen Aa có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu
gen
A. Aaaa. B. AAAA. C. AAAa. D. AAaa.
Câu 19: (BT 2008) Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Thể tứ bội phát sinh từ loài này có số lượng nhiễm
sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là
A. 48. B. 72. C. 36. D. 27.
Câu 20: (PT KPB 2008) Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Dự đoán số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc
thể của thể tứ bội (4n) ở loài này là
A. 18. B. 24. C. 56. D. 28.
Câu 21: (CĐ 2010) Tiến hành đa bội hóa các tế bào sinh dưỡng của một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
(2n). Theo lí thuyết, có thể thu được những loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể là:
A. 3n, 4n. B. 4n, 6n. C. 6n, 8n. D. 4n, 8n.
Câu 22: (ĐH 2013) Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu
từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến I II III IV V VI
Số lượng NST trong tế bào sinh 48 84 72 36 60 108
dưỡng
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột
biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là:
A. I, III. B. II, VI. C. I, II, III, V. D. I, III, IV, V.
Câu 23: (CĐ 2011) Ở một loài thực vật, từ các dạng lưỡng bội người ta tạo ra các thể tứ bội có kiểu gen sau:
(1) AAaa; (2) AAAa; (3) Aaaa; (4) aaaa.
Trong điều kiện không phát sinh đột biến gen, những thể tứ bội có thể được tạo ra bằng cách đa bội hoá bộ nhiễm sắc
thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội là
A. (1) và (4). B. (2) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (3).
Câu 24: (TC CĐ 2010) Cho lai giữa hai cây thuốc lá có kiểu gen: AaBB  AAbb. Biết quá trình giảm phân và thụ tinh ở
các cây bố, mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen có thể có của con lai trong trường hợp con lai tự đa bội hoá thành 4n là
A. AAAABBbb, AAaaBBbb. B. AaaaBbbb, AAaaBBbb.
C. AaaaBBbb, AAAaBBBb. D. AAAaBBbb, AAAaBBbb.
Câu 25: (TC ĐH 2009) Cho phép lai (P): AaBB  AAbb. Nếu tất cả các hợp tử được tạo ra đều tự đa bội và phát triển
thành các thể tứ bội thì chúng sẽ có kiểu gen là:
A. AAAABBbb và AAaaBBbb. B. AAAABBbb và aaaaBBbb.
C. AAAABbbb và AAaaBBbb. D. AAAABBbb và AaaaBBbb.
Câu 26: (ĐH 2012) Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B
quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ
bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn.
Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A. 35:35:1:1. B. 33:11:1:1. C. 105:35:3:1. D. 105:35:9:1.
Câu 27: (ĐH 2013) Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây:
(1) AAaaBBbb × AAAABBBb. (2) AaaaBBBB × AaaaBBbb. (3) AaaaBBbb × AAAaBbbb.
(4) AAAaBbbb × AAAABBBb. (5) AAAaBBbb × Aaaabbbb. (6) AAaaBBbb × AAaabbbb.
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí
thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là
A. (1) và (5). B. (2) và (4). C. (2) và (5). D. (3) và (6).
Câu 28: (BT 2009) Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho giao phấn
giữa hai cây cà chua tứ bội đều có kiểu gen AAaa. Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, tỉ lệ phân li kiểu
hình ở đời con là
A. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 100% cây quả đỏ.
Câu 29: (PT KPB 2008) Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả màu vàng. Cây
tứ bội (4n) thuần chủng quả màu đỏ giao phấn với cây tứ bội quả màu vàng, F 1 thu được toàn cây quả đỏ. (Biết rằng quá
trình giảm phân ở các cây bố, mẹ và F1 xảy ra bình thường). Cho các cây F1 giao phấn với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là
A. 1 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. B. 11 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng.
C. 3 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. D. 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng.
Câu 30: (TC ĐH 2010) Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cây tứ bội 4n
giảm phân cho giao tử lưỡng bội 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Cho cây 4n thuần chủng quả đỏ giao phấn với cây
4n quả vàng, thu được F 1 gồm toàn cây quả đỏ. Cho các cây F 1 giao phấn với nhau, thu được F 2 có kiểu hình phân li theo
tỉ lệ:
A. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 9 cây quả đỏ : 7 cây quả vàng.
Câu 31: (PT 2011) Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây cà chua tứ
bội có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa. Cho biết các cây tứ bội giảm phân đều tạo giao tử 2n
có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
A. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Câu 32: (ĐH 2010) Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây
tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây cà chua tứ
bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là
A. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Câu 33: (CĐ 2010) Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho biết
các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến xảy ra. Theo lí
thuyết, phép lai AAaa × Aaaa cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
A. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. B. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
C. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. D. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
Câu 34: (ĐH 2007) Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình
giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng
hợp tử lặn ở đời con là
A. 1/6. B. 1/12. C. 1/36. D. 1/2.
Câu 35: (CĐ 2009) Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với
alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân
bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là
A. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa. B. AAaa x Aa và AAaa x AAaa.
C. AAaa x Aa và AAaa x aaaa. D. AAaa x aa và AAaa x Aaaa.
Câu 36: (TC CĐ 2009) Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu
trắng. Giả thiết rằng cây tứ bội cho giao tử 2n đều có khả năng thụ tinh và các hợp tử đều phát triển bình thường. Phép lai
nào sau đây cho F1 gồm toàn cây có hoa màu đỏ?
A. AAaa  Aaaa. B. Aaaa  Aa. C. Aaaa  AA. D. AAaa  Aa.
Câu 37: (ĐH 2011) Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng
cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Chọn ngẫu nhiên hai cây
F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không
xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F 2 là
A. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa. B. 5 AAA : 1 AAa : 5 Aaa : 1 aaa.
C. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa. D. 1 AAA : 5 AAa : 1 Aaa : 5 aaa.
Câu 38: (PT 2014) Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả
vàng. Lai cây quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thuần chủng (P), thu được các hợp tử. Dùng cônsixin xử lí các hợp
tử, sau đó cho phát triển thành các cây F 1. Cho một cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 176 cây quả đỏ và 5 cây quả
vàng. Cho biết cây tứ bội giảm phân chỉ tạo giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các cây F 2 thu được
có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

1.1.4.2.3. Dị đa bội
Câu 1: (TC CĐ 2010) Dị đa bội là hiện tượng
A. tăng một số nguyên lần số nhiễm sắc thể đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n.
B. khi cả hai bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào.
C. những biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. những biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 2: (ĐH 2008) Thể song nhị bội
A. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ.
B. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào.
C. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.
D. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.
Câu 3: (ĐH 2011) Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
B. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
C. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
D. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hoá.
Câu 4: (CĐ 2014) Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài
Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số
lượng nhiễm sắc thể làm tăng gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao
nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này?
(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu.
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể tương đồng.
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính.
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 5: (PT PB 2008) Trong nhân tế bào sinh dưỡng của một cơ thể sinh vật có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai
loài khác nhau, đó là dạng đột biến
A. thể bốn nhiễm. B. thể lệch bội. C. thể tự đa bội. D. thể dị đa bội.
Câu 6: (BT 2014) Ở thực vật, cho loài A có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội AA giao phấn với loài thân thuộc B có bộ nhiễm
sắc thể lưỡng bội BB tạo ra cây lai có sức sống nhưng bất thụ. Thể dị đa bội (thể song nhị bội hữu thụ) được tạo ra từ hai
loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. AAAB. B. ABBB. C. AB. D. AABB.
Câu 7: (TC CĐ 2009) Thể dị đa bội có thể được tạo thành do
A. lai xa kết hợp với đa bội hoá.
B. sự kết hợp giữa hai giao tử 2n của một loài.
C. các nhiễm sắc thể không phân li trong lần phân bào đầu tiên của hợp tử.
D. sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n của cùng một loài.
Câu 8: (CĐ 2010) Cho lai giữa cây cải củ có kiểu gen aaBB với cây cải bắp có kiểu gen MMnn thu được F 1. Đa bội hóa
F1 thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, thể song nhị bội này có
kiểu gen là
A. aBMn. B. aaBBMMnn. C. aaBBMn. D. aBMMnn.

You might also like