You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM


KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
-----------  -----------

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Môn: Tính chất vật liệu


GVHD: Nguyễn Thanh Phương

Nhóm: Ca 3
1. Bùi Thị Mỹ Duyên - 22139013
2. Nguyễn Quỳnh Như - 22139080
3. Hoàng Như Quỳnh - 22139091
4. Lê Ngọc Anh Thư - 22139114
5. Nguyễn Thị Ngọc Thắm - 22139105
6. Trần Thị Thủy Tiên - 22139121
BÀI 1
Đo cấu trúc vật liệu thiết bị texture-analyzer
1. 1.1 Phương pháp TPA
a, Giới thiệu:
- TPA (Texture profile analysis) là một phương pháp dùng công cụ để xác
định cấu trúc của thực phẩm bằng lực nén cơ học. Đây là phương pháp
đánh giá được nhiều thuộc tính cấu trúc 9 của thực phẩm trong một lần thử,
thiết bị kĩ thuật sử dụng đường cong của lực, đường cong của sự biến dạng
để phân loại các đặc tính cấu trúc then chốt của mẫu, là cầu nối với cảm
quan.
- Phương pháp này chỉ dùng lực nén, mẫu được tiến hành nén 2 lần liên tiếp.
Việc thao tác lặp lại nhiều lần giúp ta có thể tính toán được các đặc tính cấu
trúc. Kết quả thu được là một đường cong thể hiện quan hệ giữa lực và thời
gian. Một vài thuộc tính cấu trúc như độ cứng, độ cố kết, độ nhớt, độ đàn
hồi có thể được đánh giá từ đường cong này. Đa chức năng, nhiều ứng dụng
trong công nghiệp.

b, Các thông số thông thường:


- Test “ hai lần nén” ( two-bite test) cung cấp các thông số cấu trúc tương
quan với các thông số đánh giá cảm quan.
Đồ thị phân tích biến dạng kết cấu

Biến dạng kết cấu tiêu biểu của chu kỳ nén hai lần cắn

Biến dạng kết cấu tiêu biểu của chu kỳ nén hai lần cắn
- Trong đó : PA1: độ giòn, PP1: độ cứng, NA1: độ dính, PA2/PA1: độ kết
dính
* Độ cứng (Hardness):
- Theo đặc tính vật lý: độ cứng là lực cần thiết để làm mẫu biến dạng đến
một mức xác định cho trước. T
- Theo đặc tính cảm quan: độ cứng là lực cần thiết để cắn đứt mẫu hoàn
toàn khi mẫu được đặt giữa các răng hàm.

* Độ cố kết (Cohesivement):
- Theo đặc tính vật lí: độ cố kết là mức độ vật liệu bị biến dạng trước khi
xảy ra nứt vỡ.
- Theo đặc tính cảm quan: độ cố kết là mức độ biến dạng của mẫu trước khi
vỡ ra, khi xuyên qua mẫu hoàn toàn bằng răng hàm.

* Độ đàn hồi (Resilience):


- Theo đặc tính vật lí: độ đàn hồi là mức độ vật liệu phục hồi lại trạng thái
ban đầu sau khi bị làm biến dạng và thôi tác dụng lực.
- Theo đặc tính cảm quan: độ đàn hồi là mức độ mẫu có thể hồi phục trở lại
hình dạng, kích thước ban đầu sau khi được nén một phần giữa lưỡi và vòm
miệng khi ăn.
* Độ dính (Adhesivement):
- Theo đặc tính vật lí: độ dính là công cần thiết để cắt đứt các liên kết giữa
bề mặt mẫu thực phẩm và bề mặt tiếp xúc với mẫu đó.
- Theo đặc tính cảm quan: độ dính là lực cần thiết để gỡ thực phẩm dính
vào miệng (thường là vòm miệng) khi ăn.
*Độ giòn (Fracturability):
- Theo đặc tính vật lí: độ giòn là lực cần thiết để làm nứt vật liệu, bằng tích
độ cứng và độ cố kết (thường là khi độ cứng lớn thì độ cố kết thấp).
- Theo đặc tính cảm quan: độ giòn là lực cần thiết để làm thực phẩm nứt
hoặc vỡ vụn ra.

* Độ nhai – Chewiness:
- Theo đặc tính vật lí: độ nhai là tổng năng lượng cần thiết để nhai thực
phẩm đến kích thước đủ nhỏ để nuốt được, bằng tích của độ cứng, độ cố kết
và độ đàn hồi.
- Theo đặc tính cảm quan: độ dai là thời gian (giây) cần thiết để nghiền mẫu,
khi có một lực không đổi tác dụng, đến khi thực phẩm đủ nhỏ để có thể
nuốt.
* Độ dai – Gumminess:
- Theo đặc tính vật lí: độ dai là năng lượng cần thiết để nghiền vụn thực
phẩm đến kích thước đủ nhỏ để nuốt được, bằng độ cứng nhân độ cố kết.
Trong đó thực phẩm phải có độ cứng thấp, độ cố kết cao.
- Theo đặc tính cảm quan: độ dai là mức độ các tiểu phần dính lại với nhau
trong suốt quá trình nhai, năng lượng cần thiết để nghiền vụn thực phẩm đủ
nhỏ để có thể nuốt.
 Ưu nhược điểm của phương pháp
* Ưu điểm:
- Thao tác dễ thực hiện và dùng hầu hết ở các nơi.
- Tốn ít thời gian và cho kết quả nhanh chóng.
- Hoạt động liên tục (không hạn chế số lượng mẫu kiểm tra).
- Cho kết quả chính xác có độ tin cậy cao.
- Biểu diễn được nhiều đặc tính cấu trúc mẫu trong một lần đo.
- Kết hợp được với các thiết bị khác như máy vi tính để thu được các biểu
đồ thuận lợi cho việc phân tích kết quả.
* Nhược điểm:
- Khó có sự đồng nhất kết quả thu được với thực tế đánh giá khi thực hiện
trên hội đồng và đây cũng chính là đặc điểm chung của phương pháp phân
tích công cụ.
1.2)Bảng phân tích các thông số cấu trúc của xúc xích, đồ thị lực theo
thời gian của các thành viên trong nhóm. Nhận xét, biện luận, giải
thích kết quả đo.
Peak Peak
Positive Positive
Positive Positive Time Time Time
Area Area
Force Force 1 2 3
(Cycle: 1) (Cycle: 2)
(Cycle: 1) (Cycle: 2)
N N N.sec N.sec sec sec sec
Peak Peak
Positive Positive Area F-T Area F-T Time Time Time
Force Force 1:2 3:4 1 2 3
(Cycle: 1) (Cycle: 2)
Start
Batch N1-
N1-1 29,405 27,288 153,682 104,126 10,005 25,830 35,030
N1-2 28,911 26,539 149,929 103,193 9,930 25,880 34,980
N1-3 29,865 27,052 155,538 105,311 9,980 25,785 34,980
N1-4 28,205 26,238 144,191 100,930 9,980 26,075 35,030
N1-5 27,759 25,746 143,484 99,991 9,980 25,980 35,030
N1-6 24,722 22,782 126,805 89,811 9,980 25,735 35,030
N1-7 28,439 26,105 149,746 103,362 9,980 25,880 34,980
End
Batch N1-
Average : 28,187 25,964 146,197 100,961 9,976 25,881 35,009
S.D. 1,687 1,502 9,637 5,243 0,022 0,116 0,027
Coef. of
5,986 5,785 6,592 5,193 0,225 0,448 0,076
Variation
Bảng phân tích các thông số cấu trúc của xúc xích
Hardness Fracture Springiness Brittleness Cohesiveness Chewiness
Strength
N1-1 29,405 0,678 0,928 29,405 3,55 4,435
N1-2 28,911 0,688 0,918 28,911 3,56 4,430
N1-3 29,865 0,677 0,906 29,865 3,54 4,436
N1-4 28,205 0,699 0,930 28,205 3,58 4,433
N1-5 27,759 0,697 0,927 27,759 3,55 4,434
N1-6 24,722 0,703 0,922 24,722 3,57 4,437
N1-7 28,439 0,690 0,918 28,439 3,60 4.438

Đồ thị lực theo thời gian của xúc xích


- Giải thích:
Sau kết quả đo ta rút được yếu tố ảnh hưởng kết cấu:
+ Nhiệt độ phòng tại lúc đo
+ Nhiệt độ mẫu vật tại lúc đo
+ Điều kiện đầu đo
+ Tốc độ đâm đo
+ Mức độ chịu lực của cảm biến
+ Kích thước đầu đo
+ Kiểu đầu đo
+ Lực cao nhất mà ta áp dụng.
2. 2.1) Phương pháp nén:
- Đây là phép đo đơn giản nhất trong phương pháp đo cấu trúc. Mẫu được
làm biến dạng và mức độ biến dạng và/hoặc sức bền của mẫu được ghi
nhận và sử dụng như một chỉ số cấu trúc của thực phẩm.
- Trong quá trình đo, đầu đo di chuyển đến điểm tiếp xúc với mẫu, tác dụng
lực lên mẫu. Đầu đo thường có dạng hình trụ hoặc dạng đĩa phẳng, đường
kính bằng hoặc lớn hơn mẫu (phụ thuộc vào mức độ biến dạng). Nếu mẫu
có bề mặt lớn hơn đầu đo thì đầu đo có thể đâm thủng hay xuyên vào mẫu.
- Các phép đo nén đơn giản thường gọi là nén một trục, nghĩa là mẫu được
nén theo một hướng và không bị giới hạn theo hai hướng khác. Nguyên tắc
nén này làm thay đổi hình dạng mẫu và áp dụng phổ biến cho các loại thực
phẩm dạng rắn (Bourne, 2002).
- Khi mẫu bị nén theo ba hướng, thường bằng áp suất thủy lực thì gọi là nén
khối. Nguyên tắc này làm thay đổi thể tích mẫu nhưng không làm thay đổi
hình dạng. Nén khối ít sử dụng trong đo thực phẩm vì quá trình tiến hành
thường chậm và khó khăn (dùng áp suất thủy lực).
- Các đầu đo sau đây thường sử dụng trong phương pháp nén (tùy theo mức
độ nén):
+ Các đầu đo dạng xylanh (đường kính thường lớn hơn 10 mm)
+ Các đầu đo dạng hình cầu
+ Thiết bị Ottawa (hình 2.1a)
+ Các đầu nén phẳng (hình 2.1b)

(a) (b)
Hình 2.1: Một số thiết bị và đầu đo sử dụng trong phép đo nén
2.2) Phương pháp đâm xuyên
- Trong phép đo này, đầu đo đâm xuyên vào mẫu và giá trị lực cần thiết để
đạt một chiều sâu xuyên vào hoặc chiều sâu xuyên được trong một khoảng
thời gian nhất định, dưới những điều kiện xác định được đo và ghi nhận là
độ cứng, độ chắc, độ dai hay các tính chất cấu trúc khác của thực phẩm.
- Phép đo này làm mẫu biến đổi không thuận nghịch. Mẫu đo phải có diện
tích bề mặt lớn hơn diện tích tiếp xúc với đầu đo sử dụng, nếu mẫu nhỏ
hơn diện tích tiếp xúc đầu đo thì trở thành nguyên tắc nén.
Hình 2.2: Nguyên tắc của phép đo đâm xuyên
(Nguồn: Texture Report, Volume 3. Bản quyền của Texture Technologies
Inc.)
- Giá trị lực đo được (hoặc chiều sâu đâm xuyên – trường hợp lực không
đổi) càng lớn thì vật liệu có sức bền càng lớn.
- Các đầu đo thường sử dụng trong phương pháp đâm xuyên là:
+ Các đầu đo dạng xylanh (đường kính thường nhỏ hơn 10 mm) (hình
2.2a)
+ Các đầu đo dạng mũi kim
+ Các đầu đo dạng hình cầu (hình 2.2b)
- Ưu điểm:
+ Thiết bị đơn giản, dễ vận hành, cho kết quả nhanh chóng, độ tin cậy cao.
+ Sử dụng được ở hầu hết các nơi.
+ Có thể phân biệt nhanh chóng giữa các mẫu thử.
+ Kết hợp được với máy tính cho kết quả cụ thể và thể hiện biểu đồ.
+ Hoạt động liên tục và không hạn chế số lượng mẫu kiểm tra.
+ Phạm vi áp dụng rộng: thích hợp cho nhiều loại thực phẩm khác nhau
(lựa chọn đầu đo thích hợp). điểm đặc biệt của phép thử đâm xuyên là rất
hữu dụng trong trường hợp kích thước và hình dạng rất khác nhau vì kích
thước mẫu ảnh hưởng đến lực đâm xuyên không đáng kể nếu như mẫu đạt
được dạng hình học bán vô hạn ( kích thước mẫu lớn hơn nhiều lần so với
đầu đo). Phép thử này cũng thích hợp cho các loại thực phẩm có nhiều lớp
khác nhau, do mỗi hợp phần có thể bị đâm xuyên riêng biệt.
- Nhược điểm:
+ Chi phí mua thiết bị khá cao.
+ Chỉ đánh giá được một thuộc tính nhất định.
+ Không có khả năng dự đoán được tính chất cảm quan.
2.3) Nhận xét sự khác biệt ở đồ thị của bánh quy so sánh với đồ thị
của xúc xích.
*Đồ thị lực xúc xích
Đồ thị là mối tương quan giữa lực và thời gian, Từ đường cong lực/thời
gian, ta có thể tìm được nhiều thông số cấu trúc như khả năng gãy vỡ, độ
cứng, tính dai sẽ được rút ra.
- Độ cứng của xúc xích được xác định trên các nén đầu tiên là chiều cao
của đỉnh lực là lực tối đa trong chu kỳ đầu tiên của nén.
- Khả năng gãy vỡ là điểm nút gãy đặc biệt đầu tiên trong lần nén thứ nhất
(N).
- Độ kết cấu là tỉ số của diện tích phần đường cong âm lần thứ nhất.
- Lực cắn ( gumminess) là năng lượng cần thiết nghiền mẫu thực phẩm bán
rắn được tính bằng thông số tính bằng độ cứng nhân với độ kết cấu.
* Đồ thị lực bánh quy

- Giai đoạn đầu: ta thấy các loại đường cong đều có sự tăng nhanh tốc độ
đâm xuyên trong khoảng thời gian ngắn. Trong giai đoạn này do thực phẩm
vẫn chưa chịu tác động của mẫu vẫn còn nguyên vẹn. Giai đoạn này kết
thúc khi đầu đo tiếp xúc mẫu và giai đoạn này được gọi là giai đoạn biến
dạng ban đầu.
- Giai đoạn 2: Xuất hiện khi đầu đo xâm nhập vào mẫu. Điểm quan trọng
nhất của thí nghiệm này là điểm thể hiện ngay lập tức trên biểu đồ khi đầu
đo đâm xuyên qua thực phẩm nhưng không làm phá vỡ hay nghiền nát mẫu.
- Giai đoạn 3: Xuất hiện khi lực tác động thay đổi khi đã đâm xuyên qua
thực phẩm.
2.4) Trình bày đồ thị lực của bánh quy theo thời gian của các thành
viên. Nhận xét, giải thích kết quả đo.
Peak Positive Force
Test ID Batch
(Cycle: 1)
N
Peak Positive Force
(Cycle: 1)
Start Batch Nhóm 1 N1-
N1-1 N1- 20,812
N1-2 N1- 17,193
N1-3 N1- 16,345
N1-4 N1- 17,465
N1-5 N1- 12,749
N1-6 N1- 8,198
N1-7 N1- 11,550
N1-
End Batch Nhóm 1 N1-
Average: N1- (F) 14,902
S.D. N1- (F) 3,958
Coef. of Variation N1- (F) 26,558
Bảng phân tích các thông số cấu trúc của bánh quy

Đồ thị lực theo thời gian của bánh quy


 Nhận xét:
- Kết quả thu được là những đường cong thể hiện quan hệ giữ lực và thời
gian. Một vài thuộc tính cấu trúc như độ cứng, độ nhớt, độ cố kết, độ đàn
hồi của bánh quy được đánh giá từ đường cong.
- Tốc độ đâm xuyên trong khoảng thời gian ngắn, giai đoạn đâm xuyên qua
bánh quy làm vỡ bánh quy nên các đường trên đồ thị có các nếp gấp khúc.
 Giải thích: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm
❖ Bản chất của thực phẩm: khi đo thực phẩm mềm thì lực sẽ nhỏ hơn thực
phẩm cứng.
❖ Dạng hình học của mẫu đo: dù chỉ là những bất thường nhỏ trên bề mặt
sản phẩm cần kiểm tra cũng có thể gây ra những sai số rất lớn trong sự biến
dạng.
❖ Độ đồng đều của mẫu đo: sự đa dạng về cấu trúc là vấn đề thường gặp.
Đầu tiên ta phải xác định mức độ đa dạng của sản phẩm, sau đó chú ý tới sự
phân bố cấu trúc của một mẫu thực phẩm cụ thể. Thông thường những mẫu
không đồng nhất sẽ cho kết quả ít tương quan hơn so với cảm quan.
❖ Nhiệt độ: Độ lớn của cấu trúc đo giảm khi nhiệt độ tăng.
❖ Kích thước và hình dạng của đầu đâm xuyên.
❖ Số lần đâm xuyên sử dụng.
❖ Tốc độ đâm xuyên: Đối với mẫu thực phẩm có tính nhớt hay dẻo thì vận
tốc đo gây ảnh hưởng đáng kể. Trong khi đó, mẫu có tính đàn hồi hay gần
như đàn hồi thì vận tốc đo ít ảnh hưởng.
❖ Độ sâu đâm xuyên tác động lên một phần thực phẩm, không phải toàn bộ
thực phẩm.
❖ Tốc độ thu nhận dữ liệu từ máy phân tích: Ta cần một khoảng thời gian
để ghi nhận kết quả dữ liệu về lực sinh ra.
BÀI 2
Xác định bề dày vật liệu
1.Trình bày kết quả thí nghiệm 1,2. Giải thích, biện luận kết quả thí nghiệm.
 Vật 1: - Đo độ dày bằng sóng siêu âm: 0,464 mm
- Đo độ dày bằng thước cặp kĩ thuật: 0.5mm

 Vật 2: - Đo độ dày bằng sóng siêu âm: 0,914 mm


- Đo độ dày bằng thước cặp kĩ thuật: 1 mm

 Vật 3: - Đo độ dày bằng sóng siêu âm: 0,432 mm


- Đo độ dày bằng thước cặp kĩ thuật: 0,5 mm

 Vật 4: - Đo độ dày bằng sóng siêu âm: 0,480 mm


- Đo độ dày bằng thước cặp kĩ thuật: 0,5 mm
 Nhận xét: 2 phương pháp đo có sự chênh lệch về số đo.
 Giải thích: Do trong quá trình đo có sự ảnh hưởng của môi trường, chất
lượng của gel, và cách quan sát của người đo,…
 Biện luận: Sai số trong quá trình đo độ dày vật liệu là một yếu tố quan
trọng cần xem xét
*Thước cặp kỹ thuật:
- Sai số do đọc mắt:
Sai số có thể phát sinh nếu người sử dụng không đọc đúng giá trị trên thước
cặp. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ứng dụng đòi hỏi độ chính xác
cao.
- Độ mòn và hiệu chuẩn:
Nếu thước cặp không được bảo quản và hiệu chuẩn định kỳ, nó có thể trở
nên lỗi thời và gây ra sai số trong kết quả đo.
- Áp lực đo:
Áp dụng áp lực đo không đồng đều có thể gây sai số. Áp lực nén lớn có thể
làm biến dạng vật liệu, ảnh hưởng đến kết quả đo.
* Thiết bị đo độ dày bằng sóng siêu âm:
- Sai số từ bề mặt vật liệu:
Các đặc tính của bề mặt vật liệu như đàn hồi và sóng âm có thể gây nên sai
số. Đối với các vật liệu không đồng nhất, sóng siêu âm có thể bị phản xạ
một cách không đều, ảnh hưởng đến độ chính xác của đo lường.
- Nhiệt độ và độ ẩm:
Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường có thể ảnh hưởng đến tốc độ truyền sóng
siêu âm trong vật liệu và do đó ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Chất lượng gel truyền dẫn:
Sử dụng gel truyền dẫn kém chất lượng có thể giảm hiệu suất của sóng siêu
âm và gây sai số trong đo lường.
- Địa chỉ cảm biến:
Địa chỉ cảm biến có thể tạo ra sai số nếu không được đặt đúng vị trí trên bề
mặt vật liệu.
- Độ phân giải và tần số sóng siêu âm:
Độ phân giải của thiết bị và tần số sóng siêu âm có thể ảnh hưởng đến khả
năng phát hiện độ dày của các lớp mỏng.
 Tổng kết: Cả hai phương pháp đo độ dày vật liệu đều mắc phải sai số, và
để giảm thiểu sai số, cần phải thực hiện các biện pháp kiểm soát như hiệu
chuẩn thiết bị định kỳ, sử dụng gel truyền dẫn chất lượng cao, và đảm bảo
đúng áp dụng áp lực đo và các điều kiện môi trường. Đồng thời, người sử
dụng cũng cần được đào tạo để thực hiện đúng quy trình đo để giảm thiểu
sai số do người sử dụng gây ra.
2.Trình bày các phương pháp xác định bề dày vật liệu
 phương pháp đo bề dày vật liệu bằng sóng siêu âm.
- Một trong những phương pháp xác định chiều dày của vật liệu là một kỹ
thuật kiểm tra không phá huỷ đó là phương pháp đo bề dày bằng siêu âm,
nó được sử dụng để đo chiều dày vật liệu từ một bên, ví dụ như đo chiều
dày của ống sắt, thép…. Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp công nghệ sóng
siêu âm tại các loại máy đo độ dày vật liệu.
- Các thiết bị đo chiều dày bằng siêu âm có thể đo chiều dày cho nhiều loại
đối tượng vật liệu như kim loại, nhựa, vật liệu tổng hợp, sợi thuỷ tinh, gốm
và thuỷ tinh…. Trên thực tế, đo độ dày bằng siêu âm là phương pháp ưu
việt, hoàn toàn không phá huỷ mẫu, không cần cắt hoặc phân đoạn, làm tổn
hại mẫu. Tuy nhiên, một số loại vật liệu chống chỉ định khi đo bằng phương
pháp này là gỗ, giấy, bê tông, và bọt xốp...
- Siêu âm là sóng âm ở tần số cao hơn giới hạn của con người có thể nghe
được. Dải tần số siêu âm trong khoảng giữa 200kHz và 20 MHz thường sử
dụng trong máy kiểm tra bề dày vật liệu, trong một số thiết bị đặc biệt
người ta có thể sử dụng tần số thấp đến 50kHz hoặc cao tới 200MHz. Dù ở
tần số nào, sóng âm cũng là các dao động cơ học truyền qua môi trường dẫn
âm theo các định luật cơ bản của vật lý về sóng âm.

- Máy đo độ dày lớp phủ bằng siêu âm hoạt động trên nguyên tắc đo chính
xác thời gian giữa hai xung siêu âm liên tiếp nhau vọng về đầu thu do phản
xạ từ mặt đáy của chi tiết. Tức là, phép đo chiều dày bằng siêu âm được
thực hiện từ một bên theo kỹ thuật đo thời gian giữa 2 xung siêu âm liên
tiếp vọng về đầu thu do phản xạ từ mặt phân giới phía xa đầu thu.
- Đầu dò của thiết bị là một tinh thể áp điện, khi phát nó sẽ được kích hoạt
bởi xung điện rất ngắn có biên độ khoảng 400Vpp, độ rộng vừa đủ để tạo ra
chỉ một chu kỳ sóng siêu âm (vài μs). Sóng siêu âm này sẽ truyền vào chi
tiết kiểm tra, đập vào mặt đáy và phản xạ trở lại. Một phần năng lượng sóng
phản xạ sẽ đi vào đầu dò, trong khi phần lớn năng lượng sóng vẫn tiếp tục
phản xạ từ mặt phân giới bên này. Như vậy năng lượng sóng sẽ tiếp tục
phản xạ qua lại giữa hai mặt phân giới cho đến khi triệt tiêu hoàn toàn. Do
tính chất áp điện, đầu dò sẽ chuyển sóng âm phản xạ thu được thành tín
hiệu điện.
- Thời gian truyền chỉ vào khoảng vài μs. Với vận tốc truyền âm V trong
vật liệu đã biết trước, người ta có thể tính chiều dày d của vật liệu bằng
công thức đơn giản:
d = V. t = N.V.T/2
Trong đó:
+ d = Chiều dày của chi tiết
+ V = Vận tốc truyền âm trong vật liệu kiểm tra
+ N = Số đếm giữa hai xung tiếng vọng từ mặt đáy liên tiếp
+ T = Chu kỳ của xung đồng hồ đưa vào bộ đếm để số hóa độ rộng xung.
+ t = Thời gian truyền của xung siêu âm giữa hai mặt phân giới.
- Các vật liệu khác nhau truyền sóng âm với vận tốc khác nhau, nhanh
trong các vật liệu cứng và chậm hơn trong vật liệu mềm. Vận tốc âm có thể
thay đổi đáng kể theo nhiệt độ. Do vậy luôn luôn phải chuẩn thiết bị đo
chiều dày bằng siêu âm với vận tốc âm trong vật liệu cần đo, độ chính xác
của phép đo phụ thuộc vào phép chuẩn này.
- Sóng âm trong dải MHz không truyền tốt trong không khí, nên chất dẫn
âm sẽ được sử dụng để lắp đầy khoảng trống giữa đầu dò và chi tiết cần
kiểm tra để đạt được sự truyền âm tốt. Các chất dẫn âm thông dụng là
glycerin, propylene glycol, nước, dầu và gel.
- Có ba cách thông dụng để đo khoảng thời gian sóng âm truyền qua chi
tiết::
+Cách 1: Đo khoảng thời gian giữa xung kích phát sóng âm và xung phản
xạ đầu tiên từ mặt đáy của chi tiết.
+ Cách 2 : Đo khoảng thời gian giữa xung phản xạ từ mặt trước và từ mặt
đáy đầu tiên của chi tiết.
+ Cách 3: Đo khoảng thời gian giữa hai xung phản xạ từ mặt đáy liên tiếp.

Các loại đầu dò được ứng dụng


Với mỗi loại đầu dò khác nhau sẽ có từng cách đo cũng như dùng để đo
trên từng loại vật liệu khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số những loại
đầu dò đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Đầu dò tiếp xúc
Đầu dò tiếp xúc trực tiếp với chi tiết kiểm tra. Phép đo với đầu dò tiếp xúc
thường thực hiện đơn giản nhất và là sự lựa chọn đầu tiên cho các ứng dụng
đo chiều dày bằng siêu âm thông dụng hơn là để đo sự ăn mòn.
Đầu dò trễ
Đầu dò trễ dẫn âm bằng lớp đệm chất dẻo, epoxy hoặc silicon giữa của đầu
dò và chi tiết kiểm tra. Nó dùng để đo vật liệu mỏng vì cần phải tách xung
phát ra khỏi xung phản xạ từ mặt đáy.
Đầu dò trễ có thể sử dụng như phần tử cách nhiệt, bảo vệ đầu dò nhạy với
nhiệt độ khi tiếp xúc với chi tiết nóng. Đầu dò trễ này cũng có thể được tạo
hình dạng hoặc đường bao để tiếp âm với các mặt cong đột ngột hoặc
những vị trí khó tiếp cận.
Đầu dò nhúng
Đầu dò nhúng sử dụng cột nước hoặc bể nước để truyền sóng âm vào chi
tiết kiểm tra. Chúng có thể được sử dụng để đo các sản phẩm chuyển động
trên dây chuyền, phép đo quét trong trường hợp đo độ dày hay khuyết tật
của ống chống giếng khoan dầu khí,v.v...
Đầu dò kép
Đầu dò kép được sử dụng chủ yếu để đo trên các bề mặt thô ráp, đo sự ăn
mòn. Các đầu dò phát và thu riêng rẽ được gắn phần trễ nghiêng một góc
nhỏ để hội tụ sóng âm ở khoảng cách đã chọn trong chi tiết. Mặc dù phép
đo với đầu dò kép đôi khi không được chính xác như các loại đầu dò khác,
nhưng chúng thực hiện tốt trong các ứng dụng kiểm tra sự ăn mòn.
 Phương pháp đo bằng thước cặp kỹ thuật
Thước cặp là dụng cụ đo lường có thể được sử dụng để đo khoảng cách
bên trong, bên ngoài và đo độ sâu (tùy loại thước) độ chính xác dao động từ
(±0.02 mm đến ± 0.15 mm)
Thước cặp có 2 loại: Thước cặp điện tử và thước cặp cơ khí.
Thay vì phải dùng kính lúp đọc vạch chia trên du xích của thước cặp rồi
tính toán ra kết quả, để nhanh gọn lẹ và đỡ tốn nhiều thời gian thì ta chỉ cần
mua loại thước cặp điện tử cho ra kết quả nhanh chóng, đỡ tốn nhiều thao
tác như trên và giá thành cũng cao hơn loại thước cặp cơ.
Hướng dẫn cách đọc kết quả đo của thước cặp:

Có 2 chỗ cần chú ý trên thước cơ như mũi tên.


-Thứ 1 là vạch chia 0.02 mm. Còn những vạch chia khác như 0.1 mm, 0.05
mm. Hoặc đơn vị là inch (vạch chia ở đây là khả năng đọc của thước)
-Thứ 2: vạch trên thước chính và vạch trên du xích.
*Vạch trên du xích:
Ta để ý vạch trên du xích hay thước phụ có 50 vạch, trải dài từ 0 1 2… đến
9 0.
Mỗi vạch trên thước tương ứng với 0.02 mm. 50 vạch x 0.02 = 1 mm.
50 vạch trên du xích tương ứng với 1 mm trên thước chính.
*Vạch trên thước chính:
Ở hình trên ta thấy vạch 0 trên du xích đã gần ngay giữa 2 vạch 37 mm và
38 mm. Nếu nhìn sơ sơ chưa tính kết quả đo chính xác thì kết quả gần
37.50.
Giờ ta tính kết quả cụ thể như sau:
Ta dùng kính lúp xem vạch nào trùng nhất ngay thẳng nhất 1 đường thẳng
từ vạch trên thước chính xuống thước phụ thì vạch đó là số lẻ phía sau số
nguyên của thước chính.
Hình trên vạch trùng nhất là vạch 23 trên du xích
Ta có: 37+(23*0.02)= 37.46 mm
Ở hình 2 do vạch số 0 trên du xích đã qua vạch 8 mm trên thước chính và
vạch số 4 trên du xích là trùng nhất thì kết quả đo như sau:
Ta có: 8+(4*0.02)=8.08 mm
Để đỡ mất thời gian cho việc tính toán và đau mắt ta nên chọn mua thước
cặp điện tử.
 Lưu ý:
+ Để đạt được kết quả chính xác, nên thực hiện đo lường ở nhiều điểm khác
nhau trên bề mặt vật liệu.
+ Luôn giữ thước cặp và bề mặt vật liệu sạch sẽ để tránh ảnh hưởng đến độ
chính xác của đo lường.
+ Lưu ý đến đơn vị đo lường được sử dụng, có thể là milimet hoặc inches
tùy thuộc vào thiết kế của thước cặp.
 Phương pháp đo bề dày của tán xạ ngược gamma
 Phương quá truyền qua của hạt beta
BÀI 3
Xác định màu sắc của vật liệu trên không gian màu CIE-Lab
1. Trình bày các chỉ số không gian màu L,a,b và chỉ số độ trắng của 5
loại vật liệu. Nhận xét.
- Các thông số màu của mẫu được xác định bằng máy đo màu Colorimeter
trong không gian màu CIE-Lab.
- Chỉ số độ trắng (WI) được tính theo công thức sau:
WI=100 - √𝑎2 + 𝑏2 + (100 − 𝐿)2
Trong đó:
L chỉ độ đậm nhạt
a chỉ định màu trên trục từ xanh lục (-) đến đỏ (+)
b hiển thị màu trên trục (-) màu xanh lam đến màu vàng (+)
Máy đo màu kích thích ba thành phần ( Colorimeter)
Máy đo màu kích thích ba thành phần được chế tạo với nguyên lý hoạt
động tương tự như cơ chế nhìn màu của mắt người.

Hình: Tín hiệu phản xạ từ vật thể sẽ thu nhận được bởi bộ thu nhận có độ
nhạy như mắt người
Để hiểu rõ về máy đo màu kích thích ba thành phần ta sẽ tìm hiểu về
phương pháp đo 3 kích thích thành phần màu.
Phương pháp đo kích thích 3 thành phần màu là đo ánh sáng phản xạ từ
vật thể bằng cách sử dụng bộ thu nhận có tác dụng như bộ lọc màu có phổ
đáp ứng tương tự như mắt người do vậy nó đo trực tiếp các giá trị kích
thích R, G, B ( hoặc X, Y, Z). Tuy nhiên, việc đo màu còn bị lệ thuộc
nguồn sáng và đặc tính của người quan sát nên quy trình xác định các giá trị
kích thích màu diễn ra như hình 5.
Ánh sáng với sự phân bố quang phổ được phản chiếu từ mẫu đo (A) đi
vào các bộ cảm biến (B) đã được lọc tương ứng với 3 màu sơ cấp của tổng
hợp cộng, sau đó các bộ cảm biến sẽ xuất ra các giá trị kích thích ( X,Y.Z)
(C). Vì thế (C)=(A)x(B).

Hình : Quy trình xác định các giá trị màu theo phương pháp kích thích ba
thành phần màu
Máy đo màu sử dụng phương pháp đo kích thích 3 thành phần màu như
trình bày ở trên gọi là máy đo màu kích thích ba thành phần. Ánh sáng phát
ra từ nguồn chiếu tới bề mặt mẫu, sau khi phản xạ tự mẫu, chùm ánh sáng
phản xạ sẽ được truyền tới bộ cảm biến màu. Cảm biến màu có tác dụng lọc
chùm ánh sáng phản xạ chỉ cho 3 loại ánh sáng là Red, Green và Blue đi
qua và đồng thời nó sẽ chuyển đổi cường độ của 3 màu này thành tần số
hoặc điện áp của các màu thành phần. Tín hiệu sau khi qua cảm biến sẽ
được chuyển đến một hệ thống vi xử lý nhằm hiệu chỉnh cho phù hợp với
chuẩn quan sát của CIE. Và cho ra 3 giá trị thành phần nên màu của bề mặt
mà ta đo.
Ví dụ với quả táo màu đỏ các giá trị kích thích mà máy đo được sẽ là
X=21,21, Y=13,37 và Z=9,32. Các giá trị kích thích này sau đó sẽ được
dùng để tính các giá trị trong không gian màu khác nhau như Yxy hay
L*a*b.
Các thiết bị đo theo phương pháp kích thích 3 thành phần có hạn chế là
độ chính xác không cao lắm. Tuy nhiên ưu điểm của nó là kích thước nhỏ,
tốc độ xử lí nhanh, giá thành tương đối rẻ và tiện lợi. Do vậy, chúng được
dùng chủ yếu cho việc đo sự khác biệt màu trong lĩnh vực sản xuất và kiểm
tra chất lượng sản phẩm in.
 Vật 1: Ghế nhựa màu đỏ
L= 2,77
a= 1,92
b= 23,30
WI=100 - √𝑎2 + 𝑏2 + (100 − 𝐿)2 = -1,24. 10-3
 Vật 2: Hộp nhựa màu xanh lá
L= 1,10
Aa= -6,55
Bb= 20,43
WI=100 - √𝑎2 + 𝑏2 + (100 − 𝐿)2 = -1,20
 Vật 3: Quạt vải màu hồng
L= 3,27
a= 6,60
b= 17,73
WI=100 - √𝑎2 + 𝑏2 + (100 − 𝐿)2 = 1,60
 Vật 4: Miếng da màu nâu
L= 1,10
a= -6,55
b= 20,43
WI=100 - √𝑎2 + 𝑏2 + (100 − 𝐿)2 = -1,20
 Vật 5: Nắp chai nhựa màu xanh dương
L= 1,34
a= -6,33
b= 18,94
WI=100 - √𝑎2 + 𝑏2 + (100 − 𝐿)2 = -0,66
 Nhận xét:
Máy so màu sử dụng hệ màu không gian bao gồm 3 màu cơ bản mà mắt
thường có thể phân biệt được là màu đỏ, màu xanh lá cây và màu xanh lam.
3 màu này tạo nên hệ không gian màu và được xác định bằng hệ X-Y-Z
1. Mẫu nghiên về màu tối, xanh lá, vàng
2. Mẫu nghiên về màu tối, đỏ, vàng
3. Mẫu nghiên về màu tối , xanh lá, vàng
4. Mẫu nghiên về màu tối, đỏ, vàng
5. Mẫu nghiên về màu tối, xanh lá, vàng
Mẫu số 4 có độ sáng cao nhất L = 3,27
Mẫu số 4 có nhiều màu đỏ nhất a = 6,60
Mẫu số 1 có nhiều màu xanh nhất a = -6,55
Mẫu số 2 có nhiều màu vàng nhất b = 23,30
Mẫu số 4 có độ trắng cao nhất WI = 1,60
Mẫu số 3 có độ trắng thấp nhất WI = -1,24.10-3
2. Lập biểu đồ biến đổi màu sắc theo thời gian của bột. Giải thích,
nhận xét kết quả thí nghiệm.

Bột milo

Bột milo để nhiệt độ 600C


Biểu đồ biến đổi màu sắc theo thời gian
20

15

10

0
L a b WI
-5

-10

Bột milo Bột milo để ở nhiệt độ 60 độ C

 Nhận xét: Bột milo trước và sau khi để ở nhiệt độ 600C có sự thay đổi
về a,b và chỉ số độ trắng nhưng không thay đổi số đo L.
 Giải thích: - Màu bột từ màu nâu sang màu nâu đậm hơn do có sự tác
động của nhiệt độ.

You might also like