You are on page 1of 4

1.

Giới thiệu doanh nghiệp


Adidas là một trong những thương hiệu nổi tiếng thế
giới, được người dùng biết tới với các sản phẩm chất
lượng cao, đa dạng mẫu mã, đối tượng người dùng…
Quần áo, giầy dép, phụ kiện thương hiệu Adidas có mức
giá bán khá cao so với thu nhập trung bình của người
Việt.

Adidas là tập đoàn đa quốc gia đến từ nước Đức. Tiền


thân của hãng là công ty Gebruder Dassler Schuhfabrik
được ra đời vào năm 1924 bởi hai anh em nhà Dassler là
Adi Dassler và Rudolf.

Trong thời gian đầu thương hiệu này rất thành công và
đạt được doanh thu khủng. Nhưng sau thế chiến thứ hai,
do bất đồng quan điểm nên Rudoft đã tách ra thành lập
công ty Ruda, sau này đổi tên là Puma. Trong khi đó Adi
Dassler vẫn tiếp tục điều hành công ty cũ và đặt tên mới
là Adidas từ năm 1949.

Mặt hàng chủ lực của thương hiệu Adidas bao gồm giày
dép, quần áo, mũ, tất, túi xách thể thao…Ưu điểm của
những sản phẩm t’hương hiệu Adidas đó là luôn được
làm từ những chất liệu tốt nhất, thiết kế khá tỉ mỉ, cẩn
thận, tinh tế thể hiện trong từng đường may để mang
tới người dùng cảm giác thoải mái, dễ chịu.

2.Chiến lược chiêu thị


2.1 Cơ sở lí luận
“ Promotion” là một thuật ngữ tiếng Anh được
dùng để chỉ thành tố thứ tư trong Marketing – mix,
hiện nay thuật ngữ này được dịch theo nhiều cách:
xúc tiến, cổ động, truyền thông khuyến mại, chiêu
thị và gần đây người ta sử dụng thuật ngữ “ truyền
thông marketing”. Nhưng trong tài liệu thống nhất
sử dụng chiêu thị

Chiêu thị là hoạt động thực hiện chức năng thông


tin của doanh nghiệp

Chiến lược chiêu thị là tập hợp các hoạt động


thông tin, giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu, về
tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt
mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp

Phối thức chiêu thị ( Promotion-mix ) là việc phối


hợp các công cụ chiêu thị để thực hiện mục tiêu
truyền thông đáp ứng với thị trường mục tiêu đã
chọn.

2.1.1 Các công cụ chiêu thị


Chiêu thị bao gồm năm công cụ chính:
- Quảng cáo ( Advertising ): là hoạt động truyền thông phi
cá nhân để đưa thông tin về sản phẩm/thương hiệu tới
thị trường mục tiêu thông qua các phương tiện truyền
thông.
- Khuyến mại ( Sales Promotion ): là những khich lệ có tính
ngắn hạn nhằm khuyến khích người tiêu dùng hoặc
trung gian mua sắm sản phẩm.
- Giao tế ( Public relations ): Các hoạt động truyền thông
xây dựng hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp hay thương
hiệu.
- Chào hàng cá nhân ( Personal selling ): là hoạt động
truyền thông trực tiếp nhằm giới thiệu, thuyết phục
khách hàng qua tiếp xúc trực tiếp giữa đội ngũ bán hàng
và khách hàng mục tiêu.
- Marketing trực tiếp ( Direct marketing ): là hình thức
truyền thông trực tiếp đến các đối tượng đã xác định
thông qua phương tiện như thư tín, email, fax… với
mong muốn nhận được sự đáp ứng tức thời.
2.1.2 Vai trò của chiêu thị
- Đối với doanh nghiệp
+ Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xâm nhập thị
trường mới, giữ thị phần.
+ Giúp cải thiện doanh số, điều chỉnh nhu cầu thị trường,
tìm khách hàng mới.
+ Công cụ truyền thông giới thiệu sản phẩm, doanh
nghiệp và hỗ trợ chiến lược định vị.
+ Tạo thuận tiện cho phân phối, thiết lập quan hệ và
khuyến khích trung gian phân phối.
+ Giúp xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đối
với các nhóm công chúng, giúp giải quyết những khủng
hoảng tin tức xấu, tạo sự kiện thu hút sự chú ý…

- Đối với người tiêu dùng


+ Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, giúp tiết kiệm
thời gian, công sức khi mua sắm.
+ Cung cấp kiến thức, giúp người tiêu dùng nâng cao
nhận thức về sản phẩm trênt thị trường.
+ Cung cấp lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng.
+ Hoạt động chiêu thị tạp áp lực cạnh tranh buộc doanh
nghiệp cải tiến hoạt động marketing nhằm thỏa mãn tốt
hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

- Đối với xã hội


+ Hoạt động chiêu thị hỗ trợ các phương tiện truyền
thông nâng cao chất lượng và giảm chi phí phát hành
cũng như đa dạng hóa sản phẩm của mình phục vụ xã
hội tốt hơn.
+ Tạo công việc cho nhiều người trong lĩnh vực sản xuất
và lĩnh vực liên quan ( nghiên cứu thị trường, quảng cáo,
PR,..). Tạo động lực cho sự cạnh tranh.
+ Là yếu tố đánh giá sự năng động, phát triển của nền
kinh tế.
2.1.3 Chức năng của chiêu thị
Chiêu thị có chức năng như sau:
- Thông tin: giới thiệu, thuyết phục, nhắc nhở.
- Kích thích: khuyến khích người tiêu dùng, trung gian,
nhân viên bán hàng.
- Liên kết, tạo quan hệ: liên kết thiết lập mối quan hệ giữa
nhà sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng và các
nhóm công chúng.

You might also like