You are on page 1of 8

TỔNG HỢP KIẾN THỨC HỌC PHẦN: IMC

1. TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP

1.1. Xác định các công cụ IMC được sử dụng từ các Case Study

Công cụ Media
Quảng cáo ▪ Quảng cáo là bất kỳ hình thức trình bày phi cá nhân và cổ động cho
Advertising ý tưởng, sản phẩm hay dịch vụ và do người tài trợ được xác định trả
tiền.
▪ Quảng cáo sử dụng mọi phương tiện có thể truyền đạt thông điệp đến
khách hàng thông qua các phương tiện như truyền hình, báo in, tạp
chí, internet, bưu phẩm, tài trợ, áp phích, sự kiện,…
Khuyến thị Khuyến thị là hoạt động khuyến khích người mua hàng hoặc thúc đẩy
Sales promotion các đại lý làm thế nào để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
*Cần phân biệt
và xác định
chính xác:
- Khuyến mãi Mass - Khuyến mãi: hoạt động khuyến khích người mua
- Khuyến mại

- Khuyến mại: hoạt động khuyến khích đại lý (trung gian phân phối)
TỔNG HỢP KIẾN THỨC HỌC PHẦN: IMC

Quan hệ công ▪ PR quảng bá sự hiểu biết về tổ chức cũng như sản phẩm, dịch vụ và
chúng hoạt động của tổ chức → PR khắc phục sự hiểu lầm hoặc định kiến
Public relations của công chúng đối với tổ chức, thay đổi tình thế bất lợi.
▪ PR thu hút và giữ chân được người tài qua việc quan hệ nội bộ tốt
▪ PR tạo ra mối thiện cảm về trách nhiệm xã hội của tổ chức đối với
cộng đồng qua các hoạt động xã hội, tài trợ, từ thiện, văn hoá, thể
thao, gây quỹ, v.v…
Marketing trực Là phương thức truyền thông trực tiếp (sử dụng điện thoại, thư, email
tiếp và những công cụ tiếp xúc khác (không phải là người) mà DN sử dụng
Direct để tiếp cận KH mục tiêu ở các phân khúc nhỏ, mong muốn tạo ra các đáp
marketing Customized ứng tức thì.
Bán hàng cá Là sự giao tiếp mặt đối mặt của nhân viên bán hàng với khách hàng
nhân tiềm năng để trình bày, giới thiệu và bán sản phẩm
Personal selling

Áp dụng:

a. Vinamilk triển khai một chiến dịch tiếp thị để quảng bá sản phẩm sữa bột cho trẻ em
của họ. Công ty này gửi thư trực tiếp tới các bậc phụ huynh thông qua các địa chỉ trong
cơ sở dữ liệu của họ. Thư này bao gồm cuốn tài liệu giới thiệu sản phẩm, lợi ích sức
khỏe, và cách mua hàng. Thư cũng kèm theo một mẫu thử nghiệm sản phẩm phát tặng
miễn phí.
Vinamilk đã sử dụng những công cụ chiêu thị nào?

b. Công ty ABC vừa ra mắt sản phẩm mới là một loại nước tăng lực thể thao với hàm
lượng khoáng chất cao. Dưới đây là cách họ kết hợp các công cụ chiêu thị cho hoạt
động truyền thông:
Họ hợp tác với các cửa hàng tiện lợi và siêu thị để tổ chức chương trình mua một sản
phẩm và nhận thêm một sản phẩm miễn phí. Song song đó, họ tài trợ một giải chạy
marathon địa phương và cung cấp sản phẩm mới của họ cho tất cả các vận động viên
tham gia. Đồng thời, để nhiều người biết đến giải chạy marathon này, hãng đã sử dụng
trang web và các nền tảng truyền thông xã hội để đăng tải thông tin về sự kiện này, tạo
sự tương tác với cộng đồng thể thao và khán giả trực tuyến.
Hãy cho biết doanh nghiệp này đã kết hợp các công cụ chiêu thị nào?
TỔNG HỢP KIẾN THỨC HỌC PHẦN: IMC

1.2. Đề xuất kết hợp các công cụ IMC (Promotional – Mix)


*Lưu ý:
- Xác định công cụ đề xuất là công cụ nào?
- Trình bày cụ thể cách kết hợp
- Thể hiện ý tưởng sáng tạo

2. QUY TRÌNH TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP

- Xác định các yếu tố của quy trình truyền thông

STT YẾU TỐ NỘI DUNG


1 Người gửi Nguồn phát thông điệp, thường là doanh nghiệp, người đại diện…, là
bên gửi thông điệp cho bên còn lại
2 Mã hoá thông điệp Hình thức thể hiện của thông điệp chủ đích, có thể sáng tạo qua hình
ảnh, màu sắc, thiết kế, chất liệu,…
TỔNG HỢP KIẾN THỨC HỌC PHẦN: IMC

3 Thông điệp Nội dung thông điệp mà người gửi muốn truyền tải

4 Phương tiện truyền Công cụ thực hiện/ hỗ trợ quá trình chuyển tải nội dung và hình thức
thông của thông điệp
6 Giải mã thông điệp Quá trình người nhận hiểu nội dung của thông điệp mà người gửi
muốn truyền tải (là tiến trình người nhận quy ý nghĩa cho các biểu
tượng do người gửi truyền đến)
7 Người nhận Khán giả mục tiêu của hoạt động truyền thông marketing tích hợp, là
bên nhận thông điệp do bên kia gửi đến
8 Đáp ứng Quá trình tương tác giữa người nhận với phương tiện truyền thông
chuyển tải nội dung và hình thức của thông điệp, là tập hợp những
phản ứng mà người nhận có được sau khi tiếp nhận thông điệp.
9 Phản hồi Quá trình phản hồi của người nhận với thông điệp của người gửi, được
thông tin trở lại cho người gửi
10 Nhiễu Xảy ra khi thông điệp của người gửi bị hiểu sai, hiểu nhầm, hiểu theo
nhiều hướng khác nhau không chính xác… do ảnh hưởng của quá
trình truyền đạt, phương tiện truyền thông hoăc các điều kiện ngoại
cảnh khác.

Áp dụng:

Cho ví dụ và xác định các yếu tố của quy trình truyền thông

3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN TẢI THÔNG ĐIỆP

PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP


TỔNG HỢP KIẾN THỨC HỌC PHẦN: IMC

Thông tin Đưa ra thông tin giới thiệu đầy đủ về SP, DV


→ Cho KH muốn tìm kiếm thông tin để ra quyết định mua hàng
→ Giới thiệu đến KH tiềm năng về sự hiện diện của SP
Lý luận Đưa ra thông tin về SP, DV & kèm theo ý kiến đánh giá về các thuộc tính SP
→ Thuyết phục KH nhằm tạo ra hành vi mua
Tâm lý Thường được áp dụng để quảng cáo: Hình ảnh/ Âm thanh/ Màu sắc
→ Tạo tác động tâm lý đến người xem (cảm giác sợ hãi/ vui cười..)

Khẳng định lặp Làm nhập tâm người nghe bằng việc lặp đi, lặp lại (một hình ảnh/ đoạn
đi lặp lại nhạc…) trong một bản thông điệp QC hoặc phát sóng nhiều lần trong ngày/
trong tuần.
Mệnh lệnh Thông điệp được truyền tải theo kiểu mệnh lệnh đến người tiêu dùng
→ ”Đừng chần chừ, đắn đo gì nữa, hãy mua ngay SP”
Liên tưởng biểu Làm cho người tiêu dùng phát sinh các ý tưởng thông qua biểu tượng của
tượng một thương hiệu (Hình ảnh/ Nhân vật/ Một đoạn nhạc…)
Nêu gương Đưa ra những nhân vật nổi tiếng được công chúng ái mộ để sử dụng SP đó
→ Chia sẻ quan điểm, trải nghiệm, góc nhìn của họ về sản phẩm

Áp dụng:

Trình bày và cho ví dụ

4. MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG MARKETING

4.1. Trình bày mục tiêu truyền thông


TỔNG HỢP KIẾN THỨC HỌC PHẦN: IMC

THÔNG TIN THUYẾT PHỤC NHẮC NHỞ


▪ Thông tin về các tính năng ▪ Hình thành sự ưa thích ▪ Nhắc nhở người mua là sắp
của SP mới nhãn hiệu tới họ sẽ cần SP
▪ Tạo nhận thức về sự tồn tại ▪ Khuyến khích khách hàng ▪ Nhắc nhở người mua về địa
của SP của đối thủ chuyển sang điểm có thể mua
▪ Tạo dựng hình ảnh của DN, nhãn hiệu của mình ▪ Nhắc nhở người mua về sự
SP ▪ Thay đổi nhận thức của có mặt của SP trong thời kỳ
▪ Tăng cường, củng cố nhận người mua về các tính chất trái mùa vụ
thức của KHMT về SP của SP ▪ Duy trì sự biết đến sản phẩm
▪ Thuyết phục người mua ở mức độ cao
mua ngay

4.2. Áp dụng xác định mục tiêu cho một tình huống truyền thông cụ thể

1 – Xác định mục tiêu


a) Xác định loại mục tiêu (Vd: thông tin)
b) Lý giải dựa vào xác định chu kỳ sống của sản phẩm (Vd: Vì sản phẩm mới, KH chưa
biết về SP)

THÔNG TIN - THUYẾT PHỤC - NHẮC NHỞ

Đề xuất mục tiêu cụ thể nguyên tắc SMART

(*YẾU TỐ CẦN QUAN TÂM QUAN TRỌNG LÀ: SPECIFIC - MEASURABLE VÀ


TIMEBOUND)
TỔNG HỢP KIẾN THỨC HỌC PHẦN: IMC

5. NGÂN SÁCH TRUYỀN THÔNG MARKETING NGÂN SÁCH TRUYỀN


THÔNG

5.1.Xác định phương pháp thiết lập ngân sách truyền thông

a) Phương pháp khả năng chi trả


Theo phương pháp này, ngân sách truyền thông là tất cả khả năng tài chính củacông ty sau khi
đảm bảo được một số lợi nhuận cơ bản nào đó. Phương pháp này xem chương trình truyền
thông như một khoản đầu tư trongtương lai. Mặt khác có thể giảm bớt, trì hoãn thậm chí loại
bỏ những chi phí này đểđạt được lợi nhuận trong ngắn hạn.
b) Phương pháp phần trăm doanh thu
Công ty ấn định một mức ngân sách dành cho hoạt động truyền thông bằng một tỷ lệ (%) nào
đó so với doanh số bán dự kiến. Thường thì công ty sử dụng tỷ lệ của chi phí truyền thông trên
tổng doanh số của năm trước hoặc chu kỳ kinh doanh trước liền kề.
c) Phương pháp cạnh tranh tương xứng
Theo phương pháp này, công ty xác định mức ngân sách truyền thông ngang bằng mức ngân
sách của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực thị trường và chu kỳ kinh doanh.
d) Phương pháp mục tiêu và nhiệm vụ
Công ty xác định ngân sách cho truyền thông của mình trên cơ sở những mục tiêu và nhiệm vụ
cần được giải quyết. Trên cơ sở xác định những nhiệm vụ cần phải làm sau đó mới xác định
chi phí giành cho các hoạt động truyền thông.

5.2. Tính toán ngân sách truyền thông


Dạng bài Thường kỳ 1
*Lưu ý:
- Căn cứ theo lịch thực tế mà đề bài cho
- Tần suất của từng hoạt động thực thi
- Có yêu cầu tính VAT hay không?

6. LẬP KẾ HOẠCH TÍCH HỢP BẰNG SƠ ĐỒ GANTT


Là lập kế hoạch bố trí thời gian trên một bảng thời khóa biểu chỉ ra chi tiết thời gian sử dụng
cho mỗi phương tiện cụ thể.
TỔNG HỢP KIẾN THỨC HỌC PHẦN: IMC

You might also like