You are on page 1of 28

Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2

Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

MỤC LỤC

1. TỔNG QUÁT.......................................................................................................2
1.1. PHẠM VI CÔNG VIỆC............................................................................................2
1.2. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG...............................................................................2
1.3. BIỆN PHÁP THI CÔNG VÀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT...........................................3
1.3.1. Biện pháp thi công................................................................................................3
1.3.2. Giám sát kỹ thuật..................................................................................................3
1.3.3. Thí nghiệm đắp thử tại hiện trường......................................................................4
2. CÔNG TÁC XỬ LÝ NỀN ĐẬP.........................................................................4
3. ĐẮP ĐẬP CHÍNH...............................................................................................5
3.1. YÊU CẦU CHUNG..................................................................................................5
3.2. KẾT CẤU ĐẬP CHÍNH...........................................................................................6
3.3. ĐẮP CÁC VÙNG THÂN ĐẬP.................................................................................6
3.3.1. Đắp đất Zone 1A...................................................................................................6
3.3.2. Đắp đất Zone 1B...................................................................................................9
3.3.3. Đắp cát lọc Zone 2A (Lớp lọc 1)........................................................................13
3.3.4. Đắp dăm lọc Zone 2B (Lớp lọc 2)......................................................................15
3.3.5. Đắp đá đới IIa, IIb Zone 3A (Đá dạng A)..........................................................17
3.3.6. Đắp đá xô bồ Zone 3B (Đá dạng B)...................................................................19
3.3.7. Đắp đá quá cỡ Zone 4.........................................................................................21
PHỤ LỤC A

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


1
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

1. TỔNG QUÁT
1.1. PHẠM VI CÔNG VIỆC
- Tổng thầu EPC sẽ thực hiện công tác thi công đắp đập chính, đập phụ tuân
theo các quy định trong thiết kế và bản Chỉ dẫn kỹ thuật này. Trong phần
này nêu Chỉ dẫn kỹ thuật cho công tác thi công đắp đập cho công trình thủy
điện Nam Mô 2. Cùng với các quy định trong phần này, các công việc khác
có liên quan Tổng thầu EPC sẽ phải thực hiện theo các quy định trong Chỉ
dẫn kỹ thuật phần xây dựng công trình thủy điện Nam Mô 2.
- Bản Chỉ dẫn kỹ thuật này đề xuất các loại vật liệu hoặc thiết bị cũng như
các quy trình thi công mà Tổng thầu EPC phải thực hiện.
1.2. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
Công tác thi công đắp đập tuân theo các tiêu chuẩn chủ yếu sau đây:
- TCVN 10397:2015 Công trình thủy lợi – Đập hỗn hợp đất đá đầm nén –
Thi công, nghiệm thu.
- TCVN 8297:2018 “Công trình thủy lợi – Đập đất đầm nén – Thi công và
nghiệm thu”;
- TCVN 4447:2012 “Công tác đất – Thi công và nghiệm thu”;
- TCVN 4195:2012 “Đất xây dựng – Phương pháp xác định – Khối lượng
riêng trong phòng thí nghiệm”;
- TCVN 4196:2012 “Đất xây dựng – Phương pháp xác định – Độ ẩm và độ
hút ẩm trong phòng thí nghiệm”;
- TCVN 4197:2012 “Đất xây dựng – Phương pháp xác định – Giới hạn dẻo
và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm”;
- TCVN 4198:2014 “Đất xây dựng – Phương pháp phân tích thành phần hạt
trong phòng thí nghiệm”;
- TCVN 4199:1995 “Đất xây dựng – Phương pháp xác định sức chống cắt
trong phòng thí nghiệm ở máy cắt phẳng;
- TCVN 4200:2012 “Đất xây dựng – Phương pháp xác định tính nén lún
trong phòng thí nghiệm”;
- TCVN 4201:2012 “Đất xây dựng – Phương pháp xác định độ chặt tiêu
chuẩn trong phòng thí nghiệm”;
- TCVN 4202:2012 “Đất xây dựng – Phương pháp xác định khối lượng thể
tích trong phòng thí nghiệm”;
- ASTM D4395 và 4394: Standard Test Method for Determining In Situ
Modulus of Deformation of Rock Mass Using Flexible Plate Loading Method
- ASTM D4554: Standard Test Method for In Situ Determination of Direct
Shear Strength of Rock Discontinuities.
- ASTM D2216: Standard Test Methods for Laboratory Determination of
Water (Moisture) Content of Soil and Rock by Mass
- ASTM D4318 Standard Test Methods for Liquid Limit, Plastic Limit ..
- ASTM D2487 Classification of Soils for Engineering Purposes (Unified
Soil Classification System);
- ASTM D698, ASTM D1557- Standard Test Methods for Laboratory
Compaction Characteristics of Soil Using Standard Effort

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


2
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

- ASTM D2434 Standard Test Methods for Permeability of Granular Soils


(Constant Head)
- ASTM D1556 Standard Test Method for Density and Unit Weight of Soil
in Place by the Sand-Cone Method
- ASTM C 29/ C 29M-97- Standard Test Methods for Bulk Density (“Unit
Weight”) And Voids in Aggregate;
- ASTM C 136-96a- Standard Test Methods for Sieve Analysis of Fine and
Coarse Aggregates
- ASTM C 535-96- Standard Test Methods For Resistance To Degradation
Of Large-Size Coarse Aggregate By Abrasion And Impact In The Los
Angeles Machine
Và các tiêu chuẩn quy định hiện hành khác được áp dụng cho các nội
dung công tác được nêu cụ thể trong từng phần của bản Chỉ dẫn kỹ thuật
này.
1.3. BIỆN PHÁP THI CÔNG VÀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT
1.3.1. Biện pháp thi công
- Tổng thầu EPC phải lập biện pháp thi công, công tác chuẩn bị vật liệu cũng
như các công việc phụ trợ khác đảm bảo yêu cầu chất lượng và tiến độ để
thỏa thuận Tư vấn trước khi bắt đầu thi công đắp đập, trong đó phải bao
gồm nhưng không giới hạn ở các nội dung sau:
1. Sơ đồ tổ chức thi công.
2. Sơ đồ vận chuyển vật liệu đến bãi đắp.
3. Sơ đồ bố trí thiết bị san, đầm.
4. Các chi tiết khác.
- Khi có sự thay đổi về hướng thi công, sơ đồ vận chuyển, bố trí thiết bị...,
Tổng thầu EPC phải lập lại bản vẽ biện pháp tổ chức thi công để Tư vấn
thoả thuận lại trước khi tiến hành thi công.
1.3.2. Giám sát kỹ thuật
- Tổng thầu EPC phải thiết lập hệ thống tổ chức giám sát kỹ thuật trong tất cả
các công đoạn thi công.
- Trước khi thi công, Tổng thầu EPC phải lập và chuyển cho Tư vấn danh
sách cụ thể những cán bộ kỹ thuật của Tổng thầu EPC sẽ bố trí trong từng
công đoạn thi công phù hợp với hệ thống tổ chức giám sát kỹ thuật. Tổng
thầu EPC phải thông báo cho Tư vấn biết khi có bất kỳ sự thay đổi nào về
danh sách cán bộ kỹ thuật này trong quá trình thi công. Tư vấn có quyền
yêu cầu Tổng thầu EPC đưa ra khỏi danh sách cán bộ kỹ thuật của Tổng
thầu EPC những người mà Tư vấn cho là không phù hợp với hệ thống tổ
chức giám sát kỹ thuật.
1.3.3. Thí nghiệm đắp thử tại hiện trường
- Tổng thầu EPC phải thực hiện thử nghiệm đồng bộ toàn bộ các vấn đề có
liên quan đến công nghệ thi công khi tiến hành tại bãi đầm hiện trường.
Việc đắp thử nghiệm để kiểm chứng thiết bị thi công phù hợp, xác định các
thông số đắp của vật liệu dùng cho đắp đập đáp ứng yêu cầu thiết kế.
- Công tác thử nghiệm tại hiện trường phải có sự thoả thuận và có mặt của Tư
vấn.

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


3
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

2. CÔNG TÁC XỬ LÝ NỀN ĐẬP


2.1Đặc điểm nền đập
Đập Nậm Mô 2 là đập đá đổ lõi giữa. Lõi chống thấm chủ yếu được đặt trên nền khối
IIa. Một phần đoạn lõi giáp đập đất được đặt trên bệ phản áp bằng bê tông cốt thép
C16 R28 trong hào nằm trên đới IIa.
Khối đá đắp chủ yếu nằm trên nền IA 1 và IB. Một phần khối đá đắp tại đoạn giáp đập
với vai được đặt trên đới IA1. Một phần khối đá đắp tại đoạn tiếp giáp với đập đất
đồng chất nằm trên đới IA1.
2.2 Các yêu cầu chung
2.2.1 Trước khi tiến hành đào hố móng phải tiến hành công tác trắc địa định vị
công trình, các mặt cắt cùng với các ký hiệu tương ứng. Các mốc định vị,
các mốc kiểm tra cần được bảo vệ trong quá trình thi công, trường hợp hư
hỏng hoặc xê dịch cần phải khôi phục lại.
2.2.2 Kích thước và cao độ của hố móng (của các bộ phận công trình), các mái
dốc, các điểm xử lý cục bộ trong phạm vi nền đập được tuân thủ theo bản
vẽ thi công và các qui định trong điều kiện kỹ thuật này.
2.2.3 Công tác đào xử lý nền chỉ được thực hiện sau khi đã chuẩn bị xong công
tác thu nước thấm qua đê quai từ phía thượng lưu.
Nền nằm dưới mực nước ngầm phải được làm khô, việc làm khô hố móng
được thực hiện theo thiết kế thi công riêng.
2.2.4 Trong quá trình chuẩn bị nền, trước khi đắp đập, các thiết bị đo lường,
kiểm tra phải được đặt đúng thiết kế (số lượng, vị trí, cao trình đặt các
thiết bị đo lường, kiểm tra có hồ sơ thiết kế riêng).
2.2.5 Nếu trong hố móng có tổ chức thoát nước với hố thu nằm trong nền đập
thì cần thiết kế các biện pháp cụ thể để lấp các hố thu nước đó.
2.2.6 Trong quá trình thi công cần phải tiến hành công tác mô tả hố móng nhằm
mục đích kiểm tra sự phù hợp về điều kiện địa chất công trình trong giai
đoạn thiết kế với các tài liệu thực tế khi thi công (nội dung của công tác
mô tả hó móng thực hiện theo qui định riêng)
Trong trường hợp tài liệu địa chất thực tế khác biệt so với tài liệu địa chất
khi lập bản vẽ thi công, bộ phận mô tả hố móng cần lập tài liệu thực tế
cấp cho cơ quan thiết kế để xem xét điều chỉnh kích thước cao trình hố
móng công trình (các bộ phận công trình).
2.2.7 Việc thiết kế các biện pháp khoan nổ trong quá trình chuẩn bị nền phải
đảm bảo khối đá bị tơi trong giới hạn hố móng dự kiến, không làm phá
huỷ các lớp đá dưới nền và lõi đập.
2.3 Yêu cầu về công tác chuẩn bị nền đập
2.3.1 Chuẩn bị nền phần lõi đập và nền đập đất đồng chất
Nền của lõi đập và nền đập đất đồng chất cần phải có tính thấm nước
tương đối nhỏ và cần được bảo vệ chống xói ngầm, xói tiếp xúc dọc theo
đường viền đáy lõi đất và nền đá.
2.3.1.1 Công tác đào đá lớp Ib trong phạm vi nền lõi đập và nền đập đất đồng
chất (2 mái của chân khay) cần tiến hành bằng biện pháp khoan nổ nhỏ để
Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập
4
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

đảm bảo không làm tăng độ nứt nẻ dẫn tới việc tăng tính thấm nước khu
vực đường viền chân khay. Việc bóc bỏ các đá long rời trên bề mặt chân
khay được tiến hành bằng thủ công.
2.3.1.2 Bề mặt nền ở lõi đập đảm bảo làm phẳng với độ gồ ghề tương đối ±5cm
2.3.1.3 Tại các đứt gãy bậc 4,5 trong phạm vi lõi đập là dăm cục được gắn kết
tương đối chặt bởi vậy dự kiến xử lý lớp đá bề mặt với chiều sâu bằng 2
lần chiều rộng đứt gẫy (dự kiến sâu khoảng 1,0m), phạm vi và chiều sâu 2
mái xử lý sẽ được chính xác tại hiện trường trên cơ sở tài liệu mô tả hố
móng. Sau khi xử lý được lấp đầy bằng bê tông M150.
2.3.1.4 Các khe nứt lớn trong phạm vi nền lõi đập được làm sạch các vật liệu và
đá long rời, các khe nứt nhỏ kích thước > 1mm sau khi làm sạch được lấp
đầy bằng vữa xi măng.
2.3.1.5 Tại phạm vi đào đá trong khu vực chân khay có nhiều khe và các hốc đá
sâu do tác dụng xâm thực của dòng nước. Sau khi cậy các lớp đá long rời
và làm sạch được lấy đầy bằng bê tông M150. Đối với các hốc sâu có mái
âm, cần phải xử lý đảm bảo mái dương với độ dốc tối đa 2:1 trước khi đổ
bê tông lấp đầy.
2.3.1.6 Cần phải dọn sach đất đá vương vãi, các vết dầu mỡ, phun nước có áp
lực mạnh hoặc bằng kh nén để làm sạch mặt bền, tưới ẩm nền trước khi
đổ bê tông.
2.3.1.7 Thời gian để chuẩn bị nền được xác định theo tiến độ thi công, sau khi
chuẩn bị xong nền việc đổ bê tông phải được thực hiện trong thời gian 24
giờ, trường hớp chậm hơn phải tiến hành nghiệm thu lại nền.
2.3.1.8 Trong trường hợp địa chất nền chân khay (cao trình các lớp IIa, IIb, hoặc
Ib) thực tế khác so với tài liệu thiết kế, trên cơ sở tài liệu mô tả hố móng
cơ quan thiết kế sẽ quyết định công tác xử lý tiếp theo.
2.3.2 Chuẩn bị nền tầng lọc và lớp chuyển tiếp
Nền tầng lọc và lớp chuyển tiếp theo thiết kế là đá thuộc đới phong hoá Ib
hoặc IIa.
2.3.2.1 Việc đào đất đá đến cao trình thiết kế chủ yếu được tiến hành bằng máy
xúc, chỉ nổ mìn nhỏ để san phẳng mặt nền với mức độ hạn chế. Cần dọn
sạch các lớp đá long rời trên bề mặt nền.
2.3.2.2 Tại các đứt gẫy bậc IV, V trong phạm vị nền tầng lọc dự kiến xử lý lớp
đá bề mặt với chiều sâu bằng 2 lần chiều rộng đứt gẫy (dự kiến 1m).
Phạm vi, chiều sâu và mái xử lý sẽ được chính xác tại hiện trường trên cơ
sở tài liệu mô tả hố móng.
2.3.2.3 Các khe nứt lớn được làm sạch các vật liêu và đá long rời. Trong phạm
vi nền lớp lọc cát xử lý các đứt gãy và khe nứt bằng bê tông M150 và vữa
xi măng như dưới nền lõi đập. Trong phạm vi nền lớp lọc dătm và lớp
chuyển tiếp các đứt gẫy được đắp lại bằng vật liệu bên trên theo kết cấu
đập.
2.2.3 Chuẩn bị nền lăng trụ thượng hạ lưu

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


5
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

Theo thiết kế, nền lăng trụ đá là nền đá thuộc đới đá phong hoá Ib hoặc
IIa.
2.3.3.1 Nền lăng trụ đá là mặt đá mới đào của lớp Ib hoặc IIa. Khi thi công
cần lưu ý tạo ra bề mặt đá nhám nhưng không quá mấp mô (không > ½
chiều dầy lớp đầm).
2.3.3.2 Tại các đứt gẫy bậc IV, V trong phạm vi nền lăng trụ cần đào hết lớp
đá long rời trên bề mặt dự kiến với chiều sâu bằng 2 lần chiều rộng đứt
gẫy (dự kiến 1m). Phạm vi xử lý, chiều sâu, mái đào cần được chính
xác trong quá trình thi công trên cơ sở tài liệu mô tả hố móng.
2.4 Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu nền
2.4.1 2.4.2 Lấy mẫu kiểm tra
Trung bình 100m2 nền khu vực lõi đập cần có 1 mẫu kiểm tra các chỉ tiêu
cơ lý của đá. Trong trường hợp cần thiết phải lấy 1 số mẫu thạch học để
kiểm tra.
3.4.1 Công tác nghiệm thu nền
- Công tác nghiệm thu nền được tiến hành theo từng đoạn và toàn bộ
- Chỉ được tiến hành xem xét nghiệm thu nền khi có đầy đủ các tài liệu
hoàn công theo qui định hiện hành, đặc biệt chú ý:
* Các tài liệu trắc địa - địa hình tỉ lệ của bản vẽ thi công
 Bình đồ hố móng (kích thước; cao độ, các mốc định vị, vị trí mặt cắt)
 Các mặt cắr hố móng.
* Các tài liệu địa chất lập trên cơ sở các tài liệu địa hình cùng tỉ lệ
 Bản đồ địa chất hố móng (thể hiện: vị trí các đứt gẫy, các khe nứt, các
mạch nước ngầm xuất hiện, vị trí các thiết bị quan trắc, vị trí lấy
mẫu kiểm tra...)
 Các mặt cắt địa chất
 Các chỉ tiêu cơ lý của đá nền
* Các sổ nhật ký thi công, sổ ghi chép tài liệu thí nghiệm và kiểm tra
chất lượng nền
* Tài liệu về khối lượng thi công từng đợt và toàn bộ
- Sau khi xem xét các tài liệu, sẽ kiểm tra ngoài thực địa nếu có gì nghi
vấn phải xác minh lại, căn cứ vào hồ sơ hoàn công đánh giá chất lượng
công trình, lập biên bản nghiệm thu hoặc quyết định phải sửa chữa xử
lý nếu thấy cần thiết.
3. ĐẮP ĐẬP CHÍNH
3.1. YÊU CẦU CHUNG
Đơn vị thi công phải căn cứ vào yêu cầu thiết kế để kiểm tra lại chất lượng, trữ
lượng của các mỏ vật liệu, lập báo cáo và kế hoạch khai thác. Khi cần thiết, đề
xuất ý kiến tối ưu hoá các mỏ vật liệu, báo cáo cho chủ đầu tư phê duyệt. Nếu
phát hiện vấn đề gì phải kịp thời báo cáo chủ đầu tư.
3.2. KẾT CẤU ĐẬP CHÍNH
Kết cấu đập chính Thủy điện Nam Mo 2 được chia thành 7 vùng đắp chính như
sau:

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


6
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

3 Zone 1A: Lõi chống thấm edQ


4 Zone 1B: Đắp đất IA1
5 Zone 2A: Đắp cát lọc (Lớp lọc 1)
6 Zone 2B: Đắp dăm lọc (Lớp lọc 2)
7 Zone 3A: Đắp đá đới IIa, IIb (Đá dạng A)
8 Zone 3B: Đắp đá xô bồ (Đá dạng B)
9 Zone 4: Đắp đá quá cỡ

Hình 1. Mặt cắt điển hình đập đất đá đắp Thủy điện Nam Mo 2
3.3. ĐẮP CÁC VÙNG THÂN ĐẬP
3.3.1. Đắp đất Zone 1A
3.3.1.1. Vật liệu
10 Đất đắp trong điều kiện hoàn toàn khô ráo được lấy từ đất á sét lẫn dăm sạn
granit đới edQ.
11 Khai thác đất được lấy từ các bãi trữ và các mỏ đất do Tư vấn giám sát thi
công xây dựng công trình chỉ định.
12 Vật liệu đất để đắp phải có hàm lượng hạt sét (d<0.005mm) tối thiểu 25%.
Hàm lượng hạt thô (d>2mm) không vượt quá 29%. Hàm lượng chất hữu cơ,
tàn dư thảo mộc chưa phân huỷ hoàn toàn không vượt quá 5%.
13 Trước khi đắp, phải tiến hành lấy mẫu thử để xác định độ ẩm tối ưu, dung
trọng khô max. Độ ẩm của đất khi đắp được phép dao động trong khoảng
đ = tn  2%.(Độ ẩm tốt nhất của đất tại mỏ đất đang khai thác phải được
xác định bằng thí nghiệm)
14 Độ lớn cực đại dmax của đá tảng và hạt sạn riêng biệt trong đất đắp qui định
như sau:
 Không lớn hơn 100 mm cho đất ngoài vùng tiếp giáp với nền và công
trình bê tông.
 Không lớn hơn 50 mm cho đất trong vừng tiếp giáp với nền và công trình
bê tông.
15 Trong bãi đắp không cho phép sử dụng lẫn vật liệu từ các nguồn khác nhau.

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


7
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

3.3.1.2. Khai thác và vận chuyển đất


- Trước khi khai thác đất ở mỏ vật liệu hoặc lấy đất tận dụng từ đào hố móng
phải bóc hết tầng phủ đất hữu cơ, việc bóc bỏ toàn bộ hay một phần tầng phủ
phụ thuộc vào điều kiện thi công và việc khống chế độ ẩm cũng như tiến độ thi
công. Thời kì đầu mùa khô và cuối mùa khô nên bóc lớp phủ trước vài ngày để
giảm độ ẩm. Ở giữa mùa khô nên khai thác ngay sau khi bóc để đảm bảo độ ẩm.
Nhà thầu cần căn cứ vào năng lực của mình và biện pháp, tiến độ thi công để
thực hiện yêu cầu này.
- Để tránh nước mưa, nước ngầm và nước mặt, tại bãi vật liệu cần khai thác
với độ dốc ra phía ngoài khoảng 2% đến 3%, hoăc tổ chức hệ thống rãnh thoát
nước để thoát nước ra khỏi vị trí khai thác.
- Đất khai thác có độ ẩm không đảm bảo độ ẩm khống chế cần phải có biện
pháp giải quyết, các biện pháp này phải căn cứ vào kết quả thí nghiệm đầm nén
hiện trường. Trong quá trình khai thác đất đắp phải thường xuyên kiểm tra chất
lượng và độ ẩm của đất. Nếu chất lượng đất cũng như độ ẩm của đất không đảm
bảo phải ngừng khai thác và báo ngay cho cơ quan tư vấn biết để có biện pháp
sử lí.
- Vận chuyển đất đắp nên dùng ô tô tự đổ từ khu vực khai thác đến khối đắp.
Đường vận chuyển phải đảm bảo vận chuyển thuận tiện liên tục. Không được
dùng thân đập hoặc bờ kênh đang đắp để làm đường vận chuyển phục vụ cho
các mục đích khác.
3.3.1.3. Công nghệ đổ và san đất
1) Nền trước khi đắp phải được xử lý theo quy định như sau :
- Phát cây, đào gốc, bóc hết lớp đất hữu cơ và đầm chặt, đánh sờm.
- Nếu nền bằng phẳng hoặc có độ dốc nhỏ hơn 1:5 thì chỉ cần đánh xờm
bề mặt.
- Nếu độ dốc nền từ 1:3 đến 1:5 thì phải đánh dật cấp theo kiểu bậc thang.
Chiều rộng mỗi bậc 2-4m, chiều cao bậc không quá 2m. Nếu chiều cao của mỗi
bậc nhỏ hơn 1m thì mái có thể để thẳng đứng. Nếu chiều cao bậc lớn hơn 1m thì
để mái thoải 1:0,5.
- Nếu nền là đá phải làm phẳng trước khi đắp bằng bê tông M150
2) Chỉ được đắp đất khi có biên bản nghiệm thu nền và xử lí chân khay đập.
Việc đắp đất phải được tiến hành ngay, không được để quá 24 giờ kể từ khi kí
biên bản nghiệm thu nền móng.
3) Đất đắp phải đảm bảo các chỉ tiêu yêu cầu đối với từng mỏ cụ thể nêu
trong hồ sơ thiết kế bao gồm:
- Góc ma sát trong  0
+ Khi không bão hoà nước
+ Khi bão hoà nước
- Lực dính kết C (T/m2)
+ Khi không bão hoà nước
+ Khi bão hoà nước

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


8
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

- Hệ số thấm K (Cm/s)
- Dung trọng khô đảm bảo chặt c (g/cm3)
- Độ ẩm khống chế %
- Thành phần hạt sỏi sạn trong đất đắp cho phép (%) tính theo trọng lượng
(hạt có đường kính từ 2 đến 20mm)
4) Đường kính hạt lớn cá biệt có thể cho phép lẫn trong đất đắp, nhưng
đường kính của nó phải nhỏ hơn 1/2 bề dầy lớp đắp, khi đầm không làm vỡ kết
cấu của nó và không để chúng xếp thành hàng liên tục, những đá tảng có đường
kính lớn vượt quá quy định trên cần phải loại bỏ.
5) Thành phần muối hoà tan và tạp chất hữu cơ lẫn trong đất được khống chế
như sau:
- Hàm lượng muối hoà tan:  1%(Thí nghiệm 1 lần/nguồn/mỏ đất)
- Hàm lượng tạp chất hữu cơ: 2%
6) Đất phải được đắp thành từng lớp, chiều dày mỗi lớp sau khi đầm là 30cm,
số lần đầm và tốc độ đầm ứng với từng loại máy phải dựa trên: (Cơ sở thiết bị
công nghệ thi công và kết quả đầm nén hiện trường), cần phải đắp những chỗ
thấp trước, khi đã tạo được mặt phẳng thì đắp lên đều.
- Chỉ được phép đổ đất vào bãi để đắp lớp sau, sau khi đã nghiệm thu lớp trước. Trước
khi đổ đất vào bãi đắp phải thực hiện việc xới tơi bề mặt lớp trước bằng máy bằng
bánh xích. Trường hợp bề mặt lớp trước quá ẩm phải nạo bỏ hết lớp đất quá ẩm đó rồi
mới đổ đất lớp tiếp theo.
- Đổ đất vào bãi được san ủi bằng máy ủi với chiều dày không quá 35cm. Tại vùng
tiếp giáp với nền và vùng tiếp giáp công trình bê tông chiều dày này giới hạn là 20cm.
Việc san đất tại bãi đắp được thực hiện theo mặt nằm ngang hoặc hơi nghiêng về
thượng lưu khoảng 0.5%.
- Đất tại vùng tiếp giáp với lớp lọc - chuyển tiếp được đổ áp với lớp dăm cát lọc. Lớp
dăm cát lọc đã đắp trước chỉ được vượt trước phần đất đắp không quá 40cm. Việc đầm
vùng tiếp xúc được thực hiện khi đầm đất.
7) Khi đắp đất gặp trời mưa phải ngừng lại và tìm biện pháp khắc phục, khi
hết mưa phải bóc hết lớp đất quá ướt, kiểm tra độ ẩm, khi đạt độ ẩm khống chế
mới được tiếp tục đắp.
8) Các bãi đắp riêng biệt phải được nối với nhau bằng đường gãy khúc, mái
đắp tại nơi nối với nhau giữa các bãi phải được bạt nghiêng theo hệ số mái m 
3.
9) Việc đắp đất ở khu vực tếp giáp với nền, sườn đồi, và các công trình xây
đúc trong thân khối đắp phải thực hiện như sau:
- Mái dốc hai bên sườn đồi và nền đập phải thực hiện theo đúng đồ án thiết
kế và tuân thủ theo mục 1. Khi gặp các hang hốc, phải báo ngay cho cơ quan tư
vấn để có phương án giải quyết kịp thời.
- Trong phạm vi khu vực tiếp giáp với các công trình xây đúc trong thân
khối đắp ít nhất 1m, hoặc những vị trí đặc biệt, khi đắp phải đầm rất cẩn thận
bằng thủ công hoặc dùng đầm cóc.
- Đối với lớp đất đầu, cần đắp đất có độ ẩm cao hơn (khoảng 1 đến 2%)
Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập
9
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

- Đối với khu vực tiếp giáp không được để cho đất bị khô, nứt nẻ hay co
ngót tạo khe hở ở mặt tiếp giáp, khi đắp loại bỏ những hạt cá biệt như đã nêu ở
mục 4, khi ngừng đắp phải che đậy bảo đảm độ ẩm. Nếu khối đất đắp bị nứt phải
bóc bỏ và sử lí triệt để.
- Đất nền và hai bên sườn đồi phải có độ ẩm trong phạm vi khống chế. Nếu
đất nền quá khô phải tưới thêm nước, nếu ướt quá phải sử lý cho đạt yêu cầu.
sau đó đầm chặt lại, đánh xờm rồi mới đổ đất đắp đập.
10) Công tác đầm đất: Số lần đầm, chiều dày đầm, quy trình công nghệ đầm
đã được thực hiện theo kết quả của thí nghiệm đầm nén đất ( Đầm nén trong
phòng và hiện trường), với độ chặt khô: c  0.97 x c max.
3.3.1.4. Công nghệ đầm đất
16
Đất sau khi đầm phải đảm bảo trị số độ chặt thiết kế. Dung trọng khô kiểm
tra Khôkiêmtra  1.54 tấn/m3 cho phép tối đa có 10% số mẫu kiểm tra có
Khôkiêmtra < 1.54 tấn/m3 nhưng trong mọi trường hợp phải >1.5 tấn/m3
17 Kiểm tra chất lượng đất sau khi đầm phải đảm bảo không nhỏ hơn các chỉ
tiêu sau đây:
Bảng 1
Hệ số
Đất ở độ ẩm khi đắp Đất bão hoà
thấm
Mô đuyn
Loại đất
C biến dạng C E
 2  cm/s
kg/cm (E) kg/cm kg/cm2
2

kg/cm2
Sét và á sét
lẫn dăm sạn 220 0.40 130 200 0.3 80 1x10-5
granit
18 Chỉ tiêu kiểm tra về trương nở tự do.
 Độ trương nở tự do: 3.5%.
 Áp lực trương nở: 0.3 -:- 0.5 kg/m2
19 Việc đầm đất được thực hiện bằng máy đầm, có tải trọng rung  20T, mỗi
vệt đầm ít nhất 8-:-10 lượt đầm; trong một số trường hợp nếu thí nghiệm
không đạt phải đầm bổ sung nhưng không quá 12 lượt. Số lượt đầm cụ thể
đã được xác định thông qua thí nghiệm đầm nén thử. Tốc độ di chuyển của
đầm hạn chế trong khoảng 1,8 km/h. Việc sử dụng các loại đầm khác nhau
cần được đầm nén thử trước khi thi công để xác định qui trình đắp đảm bảo
các yêu cầu về chất lượng đất đắp.
20 Hướng di chuyển của máy đầm phải theo phương song song với tim đập;
các dải đầm phải chồng lên nhau không ít hơn 30cm.
21 Tại dải tiếp xúc giữa đất đắp và lớp lọc - chuyển tiếp. Chiều rộng của lớp
lọc - chuyển tiếp được đầm lại đồng thời với đất đắp không dưới 1m.
22 Tại khu vực tiếp giáp với công trình bê tông, đất được đầm bằng máy đầm
lăn kết hợp với các biện pháp đầm nện khác trên toàn bộ chiều rộng tiếp
xúc.

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


10
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

23 Đất có độ ẩm đạt yêu cầu đắp đập sau khi san phải được đầm ngay. Trong
trường hợp bị gián đoạn ở khâu đầm phải kiểm tra lại độ ẩm của đất đã san
và có biện pháp xử lý thích hợp cần thiết.
24 Trong mùa mưa bề mặt của các lớp đất đã đầm phải đảm bảo phẳng và có
độ dốc về phía thượng lưu khoảng 5%. Trong trường hợp cần thiết phải có
xẻ rãnh ở lớp lọc chuyển tiếp để tăng khả năng thoát nước mặt của khối
đắp.
3.3.1.5. Kiểm tra chất lượng
25 Đất tại khu vực khai thác trước khi đắp vào bãi đắp ngoài việc kiểm tra
bằng mắt thường được qui định khối lượng công tác kiểm tra như sau:
 Thành phần hạt mịn và độ ẩm cứ 2000 m3 lấy mẫu khoảng 10-20 kg từ
gầu của máy đào. Khi đất có sự thay đổi tính chất rõ rệt hoặc khi thay đổi
tầng khai thác phải lấy mẫu để kiểm tra lại.
 Xác định thành phần hữu cơ và muối hoà tan: 50 000 m3 đất kiểm tra 1
mẫu.
26 Tại bãi đắp qui định khối lượng công tác kiểm tra đối với tất cả các lớp đắp
như sau:
 Xác định dung trọng khô, độ ẩm và thành phần hạt mịn: 200m3 đắp
ngoài vùng tiếp xúc với công trình bê tông và ngoài vùng tiếp xúc với
lớp lọc chuyển tiếp lấy 1 mẫu kiểm tra. Mẫu lấy bằng dao vòng đường
kính khoảng 100 mm tại phần dưới của lớp đắp. Mẫu lấy rải đều trên
diện tích cần kiểm tra và tại các nơi nghi ngờ về chất lượng đắp.
27 Tại vùng tiếp xúc giữa đất đắp với nền, giữa đất đắp với công trình bê tông
và đất đắp với lớp lọc chuyển tiếp các chỉ tiêu nêu ở trên được kiểm tra như
sau:
 Vùng tiếp giáp với lớp lọc chuyển tiếp: 20m dài tiếp giáp lấy 1 mẫu.
 Vùng tiếp giáp với công trình bê tông: 10m dài tiếp giáp lấy 1 mẫu.
 Vùng tiếp giáp với nền: 100m2 tiếp xúc lấy 1 mẫu
 Mẫu được lấy tại phần dưới của lớp đắp và giáp với lớp lọc chuyển tiếp
hoặc công trình bê tông.
 Mẫu kiểm tra tổng hợp tất cả các chỉ tiêu cơ lý, thấm của đất được lấy từ
hố đào sau 20000 m3 đắp. Mẫu lấy từ hố đào qua tất cả các lớp đất cần
kiểm tra, vị trí hố đào kiểm tra tại các khối đắp do bộ phận kiểm tra
quyết định.
28 Công tác giám sát kỹ thuật phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đối
với tất cả các công đoạn thi công.
29 Tất cả các bãi đắp phải có lý lịch chi tiết sau khi hoàn công.
30 Phương pháp tiến hành các thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu kiểm tra
được thực hiện theo các tiêu chuẩn/qui định hiện hành, những trường hợp
đặc biệt phải có sự thoả thuận của Tư vấn thiết kế.
3.3.2. Đắp đất Zone 1B
3.3.2.1. Vật liệu
31 Đất đắp trong điều kiện hoàn toàn khô ráo được lấy từ đất sét hoặc á sét lẫn
dăm sạn granit đới IA1.
32 Khai thác đất được lấy từ khối đào hữu ích của hố móng đới IA1.

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


11
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

33 Vật liệu đất để đắp phải có hàm lượng hạt sét (d<0.005mm) tối thiểu 18%.
Hàm lượng hạt thô (d>2mm) không vượt quá 29%. Hàm lượng chất hữu cơ,
tàn dư thảo mộc chưa phân huỷ hoàn toàn không vượt quá 5%.
34 Trước khi đắp, phải tiến hành lấy mẫu thử để xác định độ ẩm tối ưu, dung
trọng khô max. Độ ẩm của đất khi đắp được phép dao động trong khoảng
đ = tn  2%.
35 Độ lớn cực đại dmax của đá tảng và hạt sạn riêng biệt trong đất đắp qui định
như sau:
 Không lớn hơn 100 mm cho đất ngoài vùng tiếp giáp với nền và công
trình bê tông.
 Không lớn hơn 50 mm cho đất trong vừng tiếp giáp với nền và công trình
bê tông.
36 Trong bãi đắp không cho phép sử dụng lẫn vật liệu từ các nguồn khác nhau.
3.3.2.2. Khai thác và vận chuyển đất
- Trước khi khai thác đất ở mỏ vật liệu hoặc lấy đất tận dụng từ đào hố móng
phải bóc hết tầng phủ đất hữu cơ, việc bóc bỏ toàn bộ hay một phần tầng phủ
phụ thuộc vào điều kiện thi công và việc khống chế độ ẩm cũng như tiến độ thi
công. Thời kì đầu mùa khô và cuối mùa khô nên bóc lớp phủ trước vài ngày để
giảm độ ẩm. Ở giữa mùa khô nên khai thác ngay sau khi bóc để đảm bảo độ ẩm.
Nhà thầu cần căn cứ vào năng lực của mình và biện pháp, tiến độ thi công để
thực hiện yêu cầu này.
- Để tránh nước mưa, nước ngầm và nước mặt, tại bãi vật liệu cần khai thác
với độ dốc ra phía ngoài khoảng 2 đến 3%, hoăc tổ chức hệ thống rãnh thoát
nước để thoát nước ra khỏi vị trí khai thác.
- Đất khai thác có độ ẩm không đảm bảo độ ẩm khống chế cần phải có biện
pháp giải quyết, các biện pháp này phải căn cứ vào kết quả thí nghiệm đầm nén
hiện trường. Trong quá trình khai thác đất đắp phải thường xuyên kiểm tra chất
lượng và độ ẩm của đất. Nếu chất lượng đất cũng như độ ẩm của đất không đảm
bảo phải ngừng khai thác và báo ngay cho cơ quan tư vấn biết để có biện pháp
sử lí.
- Vận chuyển đất đắp dùng ô tô tự đổ từ khu vực khai thác đến khối đắp. Đường
vận chuyển phải đảm bảo vận chuyển thuận tiện liên tục. Không được dùng thân
đập hoặc bờ kênh đang đắp để làm đường vận chuyển phục vụ cho các mục đích
khác.
3.3.2.3. Công nghệ đổ và san đất
1) Nền trước khi đắp phải được xử lý theo quy định như sau :
- Phát cây, đào gốc, bóc hết lớp đất hữu cơ và đầm chặt, đánh sờm.
- Nếu nền bằng phẳng hoặc có độ dốc nhỏ hơn 1:5 thì chỉ cần đánh xờm
bề mặt.
- Nếu độ dốc nền từ 1:3 đến 1:5 thì phải đánh dật cấp theo kiểu bậc thang.
Chiều rộng mỗi bậc 2-4m, chiều cao bậc không quá 2m. Nếu chiều cao của mỗi
bậc nhỏ hơn 1m thì mái có thể để thẳng đứng. Nếu chiều cao bậc lớn hơn 1m thì
để mái thoải 1:0,5.

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


12
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

- Nếu nền là đá phải làm phẳng trước khi đắp bằng bê tông M150
2) Chỉ được đắp đất khi có biên bản nghiệm thu nền và xử lý chân khay đập.
Việc đắp đất phải được tiến hành ngay, không được để quá 24 giờ kể từ khi kí
biên bản nghiệm thu nền móng.
3) Đất đắp phải đảm bảo các chỉ tiêu yêu cầu đối với từng mỏ cụ thể nêu
trong hồ sơ thiết kế bao gồm:
- Góc ma sát trong  0
+ Khi không bão hoà nước
+ Khi bão hoà nước
- Lực dính kết C (T/m2)
+ Khi không bão hoà nước
+ Khi bão hoà nước
- Hệ số thấm K (Cm/s)
- Dung trọng khô đảm bảo chặt c (g/cm3)
- Độ ẩm khống chế %
- Thành phần hạt sỏi sạn trong đất đắp cho phép (%) tính theo trọng lượng
(hạt có đường kính từ 2 đến 20mm)
4) Đường kính hạt lớn cá biệt có thể cho phép lẫn trong đất đắp, nhưng
đường kính của nó phải nhỏ hơn 1/2 bề dầy lớp đắp, khi đầm không làm vỡ kết
cấu của nó và không để chúng xếp thành hàng liên tục, những đá tảng có đường
kính lớn vượt quá quy định trên cần phải loại bỏ.
5) Thành phần muối hoà tan và tạp chất hữu cơ lẫn trong đất được khống chế
như sau:
- Hàm lượng muối hoà tan:  1%(Thí nghiệm 1 lần/nguồn/mỏ đất)
- Hàm lượng tạp chất hữu cơ: 2%
6) Đất phải được đắp thành từng lớp, chiều dày mỗi lớp sau khi đầm là 30cm,
số lần đầm và tốc độ đầm ứng với từng loại máy phải dựa trên: (Cơ sở thiết bị
công nghệ thi công và kết quả đầm nén hiện trường), cần phải đắp những chỗ
thấp trước, khi đã tạo được mặt phẳng thì đắp lên đều.
- Chỉ được phép đổ đất vào bãi để đắp lớp sau, sau khi đã nghiệm thu lớp trước. Trước
khi đổ đất vào bãi đắp phải thực hiện việc xới tơi bề mặt lớp trước bằng máy bằng
bánh xích. Trường hợp bề mặt lớp trước quá ẩm phải nạo bỏ hết lớp đất quá ẩm đó rồi
mới đổ đất lớp tiếp theo.
- Đổ đất vào bãi được san ủi bằng máy ủi với chiều dày không quá 35cm. Tại vùng
tiếp giáp với nền và vùng tiếp giáp công trình bê tông chiều dày này giới hạn là 20cm.
Việc san đất tại bãi đắp được thực hiện theo mặt nằm ngang hoặc hơi nghiêng về
thượng lưu khoảng 0.5%.
- Đất tại vùng tiếp giáp với lớp lọc - chuyển tiếp được đổ áp với lớp dăm cát lọc. Lớp
dăm cát lọc đã đắp trước chỉ được vượt trước phần đất đắp không quá 40cm. Việc đầm
vùng tiếp xúc được thực hiện khi đầm đất.
7) Khi đắp đất gặp trời mưa phải ngừng lại và tìm biện pháp khắc phục, khi
hết mưa phải bóc hết lớp đất quá ướt, kiểm tra độ ẩm, khi đạt độ ẩm khống chế
mới được tiếp tục đắp.
Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập
13
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

8) Các bãi đắp riêng biệt phải được nối với nhau bằng đường gãy khúc, mái
đắp tại nơi nối với nhau giữa các bãi phải được bạt nghiêng theo hệ số mái m 
3.
9) Việc đắp đất ở khu vực tếp giáp với nền, sườn đồi, và các công trình xây
đúc trong thân khối đắp phải thực hiện như sau:
- Mái dốc hai bên sườn đồi và nền đập phải thực hiện theo đúng đồ án thiết
kế và tuân thủ theo mục 1. Khi gặp các hang hốc, phải báo ngay cho cơ quan tư
vấn để có phương án giải quyết kịp thời.
- Trong phạm vi khu vực tiếp giáp với các công trình xây đúc trong thân
khối đắp ít nhất 1m, hoặc những vị trí đặc biệt, khi đắp phải đầm rất cẩn thận
bằng thủ công hoặc dùng đầm cóc.
- Đối với lớp đất đầu, cần đắp đất có độ ẩm cao hơn (khoảng 1 đến 2%)
- Đối với khu vực tiếp giáp không được để cho đất bị khô, nứt nẻ hay co
ngót tạo khe hở ở mặt tiếp giáp, khi đắp loại bỏ những hạt cá biệt như đã nêu ở
mục 4, khi ngừng đắp phải che đậy bảo đảm độ ẩm. Nếu khối đất đắp bị nứt phải
bóc bỏ và sử lí triệt để.
- Đất nền và hai bên sườn đồi phải có độ ẩm trong phạm vi khống chế. Nếu
đất nền quá khô phải tưới thêm nước, nếu ướt quá phải sử lĩ cho đạt yêu cầu. sau
đó đầm chặt lại, đánh xờm rồi mới đổ đất đắp đập.
10) Công tác đầm đất: Số lần đầm, chiều dày đầm, quy trình công nghệ đầm
đã thực hiện theo kết quả của thí nghiệm đầm nén đất ( Đầm nén trong phòng và
hiện trường), với độ chặt khô: c  0.97 x c max.
3.3.2.4. Công nghệ đầm đất
Đất sau khi đầm phải đảm bảo trị số độ chặt thiết kế. Dung trọng khô
kiểm tra Khôkiêmtra  1.55 tấn/m3 cho phép tối đa có 10% số mẫu kiểm tra có
Khôkiêmtra < 1.55 tấn/m3 nhưng trong mọi trường hợp phải >1.50 tấn/m3
Kiểm tra chất lượng đất sau khi đầm phải đảm bảo không nhỏ hơn các chỉ tiêu
sau đây:
37 Bảng 2
Hệ số
Đất ở độ ẩm khi đắp Đất bão hoà
thấm
Loại đất
C E C E
  cm/s
kg/cm2 kg/cm2 kg/cm2 kg/cm2
á sét lẫn
dăm san. 220 0.40 130 200 0.25 80 5x10-5
Granit
38 Chỉ tiêu kiểm tra về trương nở tự do.
 Độ trương nở tự do: 3.5%.
 Áp lực trương nở: 0.3-:- 0.5 kg/m2
39 Việc đầm đất được thực hiện bằng máy đầm, có tải trọng rung  20T, mỗi
vệt đầm ít nhất 8-:-10 lượt đầm; trong một số trường hợp nếu thí nghiệm
không đạt phải đầm bổ sung nhưng không quá 12 lượt. Số lượt đầm cụ thể

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


14
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

đã được xác định thông qua thí nghiệm đầm nén thử. Tốc độ di chuyển của
đầm hạn chế trong khoảng 1,8 km/h. Việc sử dụng các loại đầm khác nhau
cần được đầm nén thử trước khi thi công để xác định qui trình đắp đảm bảo
các yêu cầu về chất lượng đất đắp.
40 Hướng di chuyển của máy đầm phải theo phương song song với tim đập;
các dải đầm phải chồng lên nhau không ít hơn 30cm.
41 Tại dải tiếp xúc giữa đất đắp và lớp lọc - chuyển tiếp. Chiều rộng của lớp
lọc - chuyển tiếp được đầm lại đồng thời với đất đắp không dưới 1m.
42 Tại khu vực tiếp giáp với công trình bê tông, đất được đầm bằng máy đầm
lăn kết hợp với các biện pháp đầm nện khác trên toàn bộ chiều rộng tiếp
xúc.
43 Đất có độ ẩm đạt yêu cầu đắp đập sau khi san phải được đầm ngay. Trong
trường hợp bị gián đoạn ở khâu đầm phải kiểm tra lại độ ẩm của đất đã san
và có biện pháp xử lý thích hợp cần thiết.
44 Trong mùa mưa bề mặt của các lớp đất đã đầm phải đảm bảo phẳng và có
độ dốc về phía thượng lưu khoảng 5%. Trong trường hợp cần thiết phải có
xẻ rãnh ở lớp lọc chuyển tiếp để tăng khả năng thoát nước mặt của khối
đắp.
3.3.2.5. Kiểm tra chất lượng
45 Đất tại khu vực khai thác trước khi đắp vào bãi đắp ngoài việc kiểm tra
bằng mắt thường được qui định khối lượng công tác kiểm tra như sau:
 Thành phần hạt mịn và độ ẩm cứ 2000 m3 lấy mẫu khoảng 10-20 kg từ
gầu của máy đào. Khi đất có sự thay đổi tính chất rõ rệt hoặc khi thay đổi
tầng khai thác phải lấy mẫu để kiểm tra lại.
 Xác định thành phần hữu cơ và muối hoà tan: 50 000 m3 đất kiểm tra 1
mẫu.
46 Tại bãi đắp qui định khối lượng công tác kiểm tra đối với tất cả các lớp đắp
như sau:
 Xác định dung trọng khô, độ ẩm: 200m3 đắp ngoài vùng tiếp xúc với
công trình bê tông và ngoài vùng tiếp xúc với lớp lọc chuyển tiếp lấy 1
mẫu kiểm tra. Mẫu lấy bằng dao vòng đường kính không dưới 100 mm
tại phần dưới của lớp đắp. Mẫu lấy rải đều trên diện tích cần kiểm tra và
tại các nơi nghi ngờ về chất lượng đắp.
47 Tại vùng tiếp xúc giữa đất đắp với nền, giữa đất đắp với công trình bê tông
và đất đắp với lớp lọc chuyển tiếp các chỉ tiêu nêu ở trên được kiểm tra như
sau:
 Vùng tiếp giáp với lớp lọc chuyển tiếp: 20m dài tiếp giáp lấy 1 mẫu.
 Vùng tiếp giáp với công trình bê tông: 10m dài tiếp giáp lấy 1 mẫu.
 Vùng tiếp giáp với nền: 100m2 tiếp xúc lấy 1 mẫu
 Mẫu được lấy tại phần dưới của lớp đắp và giáp với lớp lọc chuyển tiếp
hoặc công trình bê tông.
 Mẫu kiểm tra tổng hợp tất cả các chỉ tiêu cơ lý, thấm của đất được lấy từ
hố đào sau 20000 m3 đắp. Mẫu lấy từ hố đào qua tất cả các lớp đất cần
kiểm tra, vị trí hố đào kiểm tra tại các khối đắp do bộ phận kiểm tra
quyết định.

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


15
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

48 Công tác giám sát kỹ thuật phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đối
với tất cả các công đoạn thi công.
49 Tất cả các bãi đắp phải có lý lịch chi tiết sau khi hoàn công.
50 Phương pháp tiến hành các thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu kiểm tra
được thực hiện theo các tiêu chuẩn/qui định hiện hành, những trường hợp
đặc biệt phải có sự thoả thuận của Tư vấn thiết kế.
3.3.3. Đắp cát lọc Zone 2A (Lớp lọc 1)
Lớp lọc 1 tiếp xúc với khối đất đắp. Vị trí, kích thước của khối đắp lớp lọc 1
được thể hiện trên các bản vẽ mặt bằng và các mặt cắt ngang đập trong hồ sơ thiết kế.
3.3.3.1. Vật liệu
51 Đá để làm vật liệu cho lớp lọc 1 được lấy từ cơ sở nghiền sàng với việc gia
công tuyển chọn cho phù hợp tính chất vật liệu.
52 Hệ số mềm hoá của đá dùng làm vật liệu cho lớp lọc 1 không được nhỏ hơn
0,9.
53 Trong vật liệu đắp vào vùng đá lớp lọc 1 không cho phép lẫn đất, tàn tích
thực vật với khối lượng quá 5% so với khối lượng toàn bộ.
54 Cho phép sử dụng các loại đá có nguồn gốc thành tạo khác nhau trong cùng
một khối đắp.
55 Vật liệu cho lớp lọc 1 có thành phần hạt nằm trong giới hạn sau:
Bảng 3
Giới hạn P% 0 10 35 75 85 100
trên D(mm) 0.03 0.11 0.5 3 4.5 12.71
Giới hạn P% 0 10 17 50 60 85 90 100
dưới D(mm) 0.1 0.32 0.5 3.9 5.12 14.13 16.28 21.19
Vật liệu cho lớp lọc cát ngoài việc nằm trong vùng đường bao thành phần hạt
d 60
cho phép còn phải đảm bảo hệ số không đều hạt ( = d 10 )
3    1,5
3.3.3.2. Sản xuất và vận chuyển đến vị trí đắp
56 Tại mỏ đá được đào bằng biện pháp khoan nổ mìn. Lượng tiêu hao thuốc nổ
và mạng lưới hố khoan nổ sẽ được xác định trên cơ sở thí nghiệm khoan nổ
theo các tầng và các gương khai thác khác nhau phù hợp với yêu cầu sử
dụng.
57 Đá sau khi khoan nổ và chọn lọc sơ bộ sẽ được chuyển về cơ sở nghiền
sàng để gia công cho đúng các yêu cầu về thành phần hạt.
58 Trong mọi trường hợp, không cho phép trộn đá ngay trên bãi đắp.
59 Không cho phép sử dụng đá vỡ vụn trong phạm vi ảnh hưởng của các đứt
gẫy kiến tạo bậc IV và bậc V để gia công thành đá nhỏ cho lớp lọc 1.
60 Việc tận dụng đá đào từ hố móng để gia công thành đá cho lớp lọc 1 do bộ
phận kỹ thuật đánh giá trước khi tiến hành chuẩn bị nổ mìn.
61 Đá gia công đủ tiêu chuẩn để đắp vào lớp lọc 1 được vận chuyển bằng xe tự
đổ đến khối đắp trong trạng thái tự nhiên.

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


16
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

3.3.3.3. Công nghệ đổ và san lớp lọc 1


62 Lớp lọc 1 được đổ, san, đầm theo từng bãi khác nhau đồng thời với khối đá
đắp thượng lưu phía ngoài. Chiều dài các bãi được xác định trên cơ sở đảm
bảo thi công liên tục. Chiều rộng các bãi lấy bằng chiều dày thiết kế của lớp
lọc 1.
63 Vật liệu cho vào bãi nào được đổ trực tiếp trên bãi đó và theo kiểu lấn dần.
Không cho phép đổ vật liệu vào bãi bên cạnh rồi san vào bãi đắp.
64 Tiếp giáp giữa các bãi đắp trên mặt bằng được thực hiện theo đường gẫy
khúc. Tiếp giáp giữa các bãi theo mặt đứng phải thực hiện theo mái không
lớn hơn 1:3.
65 Vật liệu đổ vào bãi được san ủi với chiều dày trước khi đầm không lớn hơn
0.4 m.
66 Vật liệu chỉ được đắp cao hơn phần đất đắp một lớp không quá 0.4 m với
mái dốc 1:2.2 về phía đất đắp. Chân mái dốc nằm trên đường giới hạn thiết
kế của lớp lọc 1.
67 San lớp lọc 1 tại bãi đắp thực hiện theo mặt nằm ngang.
68 Trước khi đổ vào lớp trên phải thực hiện việc xới tơi bề mặt lớp dưới với độ
sâu xới đến 5 cm.
3.3.3.4. Công nghệ đầm lớp lọc 1
69 Lớp lọc 1 sau khi đầm phải đạt dung trọng khô kiểm tra qui định không nhỏ
hơn 1.8 T/m3
70 Các chỉ tiêu kháng trượt của lớp lọc 1 sau khi đắp đảm bảo không nhỏ hơn
các giá trị sau: đắp(thiênnhiên)  30o , bh  27o
71 Việc đầm lớp lọc 1 thực hiện bằng đầm rung hoặc đầm bánh lốp với trọng
lượng đầm 15-:-20 tấn. Số lượt đầm dự kiến 5-:-7 lượt và đã được đầm thử
trước khi thi công cho phù hợp với mỗi loại đầm được sử dụng nhằm đạt
được độ chặt yêu cầu. Tốc độ di chuyển của máy đầm hạn chế trong khoảng
1.8km/h.
72 Việc đầm lớp lọc 1 có thể được thực hiện đồng thời với việc đầm lớp đất
đắp và lớp lọc 2.
73 Việc đầm lớp lọc 1 phải thực hiện tưới ẩm dự tính 150 lít nước cho 1m3 vật
liệu. Việc tưới ẩm phải đảm bảo đồng đều trên toàn bộ diện tích bãi đầm.
Lượng nước tưới ẩm cần được chính xác khi thi công nhằm đảm bảo độ
chặt yêu cầu.
74 Hướng di chuyển của máy đầm phải theo phương song song với tim đập.
Các dải đầm phải chồng lên nhau không ít hơn 30 cm.
75 Tại khu vực tiếp giáp với công trình bê tông, lớp lọc 1 được đầm bằng máy
đầm kết hợp với máy đầm cầm tay. Chiều rộng vùng tiếp xúc tối thiểu là 1
m.
76 Việc thi công các lớp tiếp theo chỉ được tiến hành sau khi có biên bản
nghiệm thu lớp dưới.
77 Lớp lọc 1 được đầm đảm bảo tiêu chuẩn độ lỗ rỗng khối đắp:
n = 25% -:-30%
3.3.3.5. Kiểm tra chất lượng
78 Công tác giám sát kỹ thuật phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đối
với tất cả các công đoạn thi công.
Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập
17
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

79 Tất cả các bãi đắp phải có lý lịch chi tiết sau khi hoàn công.
80 Việc kiểm tra chất lượng khối đắp được thực hiện với mức độ sau:
 Độ chặt: 100 m3 đắp lấy 1 mẫu, đồng thời mỗi bãi đắp phải có ít nhất 1
mẫu. Vị trí lấy mẫu tại mặt dưới lớp đắp.
 Thành phần hạt: 2000 m3 đắp và cứ 2000 m3 tại bãi trữ lấy 1 mẫu kiểm
tra.
 Hệ số thấm: 10000 m3 đắp lấy 1 mẫu kiểm tra.
 Các chỉ tiêu tổng hợp khác (; , a …): 20000m3 đắp lấy 1 mẫu kiểm tra.
81 Phương pháp tiến hành các thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu kiểm tra
được thực hiện theo các qui định/tiêu chuẩn hiện hành, những trường hợp
đặc biệt phải có sự thoả thuận của Tư vấn thiết kế.
82 Sai số cho phép của chiều dày lớp lọc 1 không lớn hơn  10 cm so với thiết
kế.
83 Trong các trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Chủ đầu tư hoặc hội đồng
nghiệm thu phải lấy mẫu bổ sung để kiểm tra chất lượng khối đắp.
3.3.4. Đắp dăm lọc Zone 2B (Lớp lọc 2)
Lớp lọc 2 là lớp chuyển tiếp từ lớp lọc 1 với khối đá đắp hạ lưu đập. Vị trí, kích
thước của khối đắp lớp lọc 2 được thể hiện trên các bản vẽ thiết kế.
3.3.4.1. Vật liệu
- Đá để làm vật liệu cho lớp lọc 2 được lấy từ mỏ đá hoặc tận dụng từ đá đào
hầm, đá đào hố móng công trình…với mạng khoan nổ thích hợp theo cấp
phối của lớp lọc 2.
- Hệ số mềm hoá của đá dùng làm vật liệu cho lớp lọc 2 không được nhỏ hơn
0,9.
- Trong vật liệu đắp vào vùng đá lớp lọc 2 không cho phép lẫn đất, tàn tích
thực vật với khối lượng quá 5% so với khối lượng toàn bộ.
- Cho phép sử dụng các loại đá có nguồn gốc thành tạo khác nhau trong cùng
một khối đắp.
- Vật liệu cho lớp lọc 2 có thành phần hạt nằm trong giới hạn sau:
Bảng 4
Giới hạn P% 0 10 35 75 85 100
trên D(mm) 0.5 2.49 14.92 89.52 111.9 200

Giới hạn P% 0 10 17 50 60 85 90 100


dưới D(mm) 2 7.46 11.48 85.99 111.9 304.21 349.9 453.34

- ngoài ra đá đắp lớp lọc 2 còn phải đảm bảo hệ số không đồng đều hạt

 = đ60/ d10 ( 3    15 )
3.3.4.2. Sản xuất và vận chuyển đến vị trí đắp
- Tại mỏ đá được đào bằng biện pháp khoan nổ mìn. Lượng tiêu hao thuốc nổ
và mạng lưới hố khoan nổ sẽ được xác định trên cơ sở thí nghiệm khoan nổ

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


18
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

theo các tầng và các gương khai thác khác nhau phù hợp với yêu cầu sử
dụng.
- Đá sau khi khoan nổ và chọn lọc sơ bộ sẽ được chuyển về cơ sở nghiền sàng
để gia công cho đúng các yêu cầu về thành phần hạt.
- Trong mọi trường hợp, không cho phép trộn đá ngay trên bãi đắp.
- Không cho phép sử dụng đá vỡ vụn trong phạm vi ảnh hưởng của các đứt
gẫy kiến tạo bậc IV và bậc V để gia công thành đá nhỏ cho lớp lọc 2.
- Việc tận dụng đá đào từ hố móng để gia công thành đá cho lớp lọc 2 do bộ
phận kỹ thuật đánh giá trước khi tiến hành chuẩn bị nổ mìn.
- Đá gia công đủ tiêu chuẩn để đắp vào lớp lọc 2 được vận chuyển bằng xe tự
đổ đến khối đắp trong trạng thái tự nhiên.
3.3.4.3. Công nghệ đổ và san lớp lọc 2
- Lớp lọc 2 được đổ, san, đầm theo từng bãi khác nhau đồng thời với khối đá
đắp phía ngoài. Chiều dài các bãi được xác định trên cơ sở đảm bảo thi công
liên tục. Chiều rộng các bãi lấy bằng chiều dày thiết kế của lớp lọc 2.
- Vật liệu cho vào bãi nào được đổ trực tiếp trên bãi đó và theo kiểu lấn dần.
Không cho phép đổ vật liệu vào bãi bên cạnh rồi san vào bãi đắp.
- Tiếp giáp giữa các bãi đắp trên mặt bằng được thực hiện theo đường gẫy
khúc. Tiếp giáp giữa các bãi theo mặt đứng phải thực hiện theo mái không
lớn hơn 1:3.
- Vật liệu đổ vào bãi được san ủi với chiều dày trước khi đầm không lớn hơn
0.6 m.
- Vật liệu chỉ được đắp cao hơn phần lớp lọc 1 một lớp không quá 0.4 m với
mái dốc 1:2.2 về phía đất đắp. Chân mái dốc nằm trên đường giới hạn thiết
kế của lớp lọc 2.
- San lớp lọc 2 tại bãi đắp thực hiện theo mặt nằm ngang.
- Trước khi đổ vào lớp trên phải thực hiện việc xới tơi bề mặt lớp dưới với độ
sâu xới đến 5 cm.
3.3.4.4. Công nghệ đầm lớp lọc 2
- Lớp lọc 2 sau khi đầm phải đạt dung trọng khô kiểm tra qui định không nhỏ
hơn 2.0 T/m3
- Các chỉ tiêu kháng trượt của lớp lọc 2 sau khi đắp đảm bảo không nhỏ hơn
các giá trị sau: đắp(thiênnhiên)  30o , bh  27o
- Việc đầm lớp lọc 2 thực hiện bằng đầm rung hoặc đầm bánh lốp với trọng
lượng đầm 15-:-20 tấn. Số lượt đầm phải từ 5-:-7 lượt và đã được đầm thử
trước khi thi công cho phù hợp với mỗi loại đầm được sử dụng nhằm đạt
được độ chặt yêu cầu. Tốc độ di chuyển của máy đầm hạn chế trong khoảng
1.8km/h.
- Việc đầm lớp lọc 2 được thực hiện đồng thời với việc đầm lớp đá đắp đập.
- Việc đầm lớp lọc 2 phải thực hiện tưới ẩm dự tính 150 lít nước cho 1m3 vật
liệu. Việc tưới ẩm phải đảm bảo đồng đều trên toàn bộ diện tích bãi đầm.
Lượng nước tưới ẩm cần được chính xác khi thi công nhằm đảm bảo độ chặt
yêu cầu.
- Hướng di chuyển của máy đầm phải theo phương song song với tim đập.
Các dải đầm phải chồng lên nhau không ít hơn 30cm.

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


19
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

- Tại khu vực tiếp giáp với công trình bê tông, lớp lọc 2 được đầm bằng máy
đầm kết hợp với máy đầm cầm tay. Chiều rộng vùng tiếp xúc tối thiểu là 1
m.
- Việc thi công các lớp tiếp theo chỉ được tiến hành sau khi có biên bản
nghiệm thu lớp dưới.
- Lớp lọc 2 được đầm đảm bảo tiêu chuẩn độ lỗ rỗng khối đắp:
n = 22% -:-28%
3.3.4.5. Kiểm tra chất lượng
- Công tác giám sát kỹ thuật phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đối
với tất cả các công đoạn thi công.
- Tất cả các bãi đắp phải có lý lịch chi tiết sau khi hoàn công.
- Việc kiểm tra chất lượng khối đắp được thực hiện với mức độ sau:
 Độ chặt: 100 m3 đắp lấy 1 mẫu, đồng thời mỗi bãi đắp phải có ít nhất 1
mẫu. Vị trí lấy mẫu tại mặt dưới lớp đắp.
 Thành phần hạt: 2000 m3 đắp và cứ 2000 m3 tại bãi trữ lấy 1 mẫu kiểm
tra.
 Các chỉ tiêu tổng hợp khác (; , a …): 20000m3 đắp lấy 1 mẫu kiểm tra.
- Phương pháp tiến hành các thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu kiểm tra
được thực hiện theo các qui định hiện hành của Nhà nước, những trường
hợp đặc biệt phải có sự thoả thuận của cơ quan thiết kế.
- Sai số cho phép của chiều dày lớp lọc 1 không lớn hơn  10 cm so với thiết
kế.
- Trong các trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Chủ đầu tư hoặc hội đồng
nghiệm thu phải lấy mẫu bổ sung để kiểm tra chất lượng khối đắp.
3.3.5. Đắp đá đới IIa, IIb Zone 3A (Đá dạng A)
3.3.5.1. Vật liệu
- Đắp bằng đá nổ mìn khai thác từ mỏ đá đới IIA và IIB hoặc tận dụng từ khối
đào đá hữu ích của hố móng đá đới IIA và IIB
- Đá đắp Zone 3A có thành phần hạt cho phép nằm trong giới hạn sau:
Bảng 5
Thành phần cỡ hạt (mm) %
< 25 <30 <60 <100 <200 <300 <400 <500 <700
Giới hạn trên 5 10 30 45 70 100
Giới hạn
dưới 10 25 45 60 70 80 100
- Cho phép sử dụng những viên đá riêng lẻ có kích thước đến 1000 mm để
đắp vào khối đá đắp ở ngoài vùng tiếp giáp với lớp lọc 1; 2 và công trình bê
tông, tổng khối lượng đá có kích thước lớn hơn so với qui định không vượt
quá 5% khối lượng đá đắp.
- Đá dùng để đắp thân lăng trụ đá thượng hạ lưu đập Zone 3A là các loại
đá IIA, IIB, không cho phép lẫn đất và các tàn tích thực vật. Hệ số hoá
mềm của đá dắp không được nhỏ hơn 0,9.
- Do yêu cầu kinh tế nên lăng trụ đá thượng hạ lưu đập Zone 3A có thể
cho phép không khống chế thành phần hạt mà chỉ khống chế đường

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


20
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

kính lớn nhất của viên đá Dmax = 80 cm, tuy nhiên trong quá trình thi
công phải khống chế hệ số không đồng đều hạt 
-  = D60/D10 ( 5    25 )
- Đối với lăng trụ đá Zone 3A thượng, hạ lưu đập chính gồm 2 vùng là:
+ Vùng thân lăng trụ đá
+ Vùng chuyển tiếp
- Vùng chuyển tiếp là phần tiếp giáp với bờ đất đá tự nhiên, phần tiếp
giáp công trình bê tông. Lớp chuyển tiếp có chiều rộng trong khoảng
0.8  1.2m.
- Yêu cầu vật liệu để đắp vùng chuyển tiếp như sau:
Đá đắp vùng chuyển tiếp lăng trụ đá được lựa chọn, gia công từ bãi trữ vật
liệu gồm các loại đá IIA, IIB, không cho phép lẫn đất và các tàn tích thực vật,
Hệ số hoá mềm của đá không được nhỏ hơn 0.9. Đá đắp vùng chuyển tiếp phải
tuân thủ giới hạn thành phần hạt như bảng sau
Giới hạn thành phần hạt lớp chuyển tiếp
Bảng 6
Giới hạn P% 0 10 35 75 85 100
trên D(mm) 0.5 2.49 14.92 89.52 111.9 200

Giới hạn P% 0 10 17 50 60 85 90 100


dưới D(mm) 2 7.46 11.48 85.99 111.9 304.21 349.9 453.34
- ngoài ra đá đắp vùng chuyển tiếp còn phải đảm bảo hệ số không đồng
đều hạt 
 = đ60/ d10 ( 3    15 )
3.3.5.2. Khai thác và vận chuyển đá.
- Đá để đắp vai đập bờ phải được khai thác từ các lớp IIA và IB từ đá đào
khai thác tại mỏ đá.
- Đá được khai thác bằng biện pháp khoan, nổ mìn. Lưới khoan nổ mìn được
xác định trên cơ sở tính toán và khoan nổ thử, nhằm đạt được cấp phối yêu
cầu.
- Không cho phép sử dụng đá trong phạm vi đới phá huỷ và ảnh hưởng của
các đứt gẫy bậc IV và V để đắp.
- Việc phân chia ranh giới các lớp đá ở mỏ đá được xác định bằng mắt
thường, trong trường hợp có sự không thống nhất về ranh giới các lớp đá
hoặc chất lượng đá cần thiết phải lấy mẫu thí nghiệm.
3.3.5.3. Đổ đá và san đá
- Đá đắp vào vai đập bờ phải được đổ, san theo từng ô, kích thước ô đắp xác
định trên cơ sở đảm bảo thi công liên tục và không có sự khác biệt lớn giữa
các ô đắp.
- Đá đắp cho ô nào được đổ trực tiếp lên ô đó theo kiểu lấn dần, không được
phép đổ đá vào các ô bên cạnh rồi san vào ô đắp.

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


21
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

- Chiều dày sau khi san của mỗi lớp đắp khoảng 1.5 m. Chiều dày lớp đắp dự
kiến khoảng 1.5 m và đã được chính xác bằng thí nghiệm đầm nén thử hiện
trường.
- Tiếp giáp giữa các bãi đắp trên mặt bằng được thực hiện theo đường gẫy
khúc. Theo phương vuông góc với tim đập, các bãi đắp phải bố trí so le
nhau. Tiếp giáp giữa các bãi đắp theo mặt đứng phải đảm bảo mái dốc < 1:3.
- Phần tiếp giáp giữa lăng trụ đá với lớp lọc và công trình bê tông phải đổ đá
có thành phần cấp phối nêu ở bảng trên.
- San đá dự kiến bằng máy ủi, trong quá trình san đá tại ô đắp không được
phép nâng hạ ben ủi.
- Việc thực hiện san đá tại mỗi ô đắp được thực hiện theo mái nghiêng
khoảng 0.5% theo hướng từ thượng lưu về tim đập.
3.3.5.4. Đầm đá
- Việc đầm đá sau khi san bằng máy đầm, có tải trọng rung  25T. Trong thi
công thực tế có thể sử dụng các loại đầm rung khác có các thông số tương
đương.
- Số lượt đầm phải từ 8-10 lượt và đã được chính xác bằng thí nghiệm đầm
nén thử tại hiện trường. Tốc độ di chuyển của máy đầm hạn chế trong
khoảng 1.8 km/h.
- Hướng di chuyển của máy đầm theo hướng song song với tim đập. Các dải
đầm chồng lên nhau không dưới 50 cm.
- Tại khu vực tiếp giáp với công trình bê tông, tại các khe và hõm sâu tiếp
giáp với nền đập, đá được đầm bằng thủ công (máy đầm cầm tay) kết hợp
với cơ giới.
- Việc đi lại của các xe vận chuyển trên bề mặt bãi đá đã đắp phải phân bố
đều trên toàn bộ diện tích bề mặt, không được đi lại theo 1 vệt cố định.
- Đá đắp Zone 3A được đầm đảm bảo tiêu chuẩn độ lỗ rỗng khối đắp:
n = 22%-:-28%
- Việc thi công các lớp đắp sau chỉ được tiến chỉ được tiến hành sau khi có
biên bản nghiệm thu các lớp đắp trước.
- Đá sau khi đắp phải đảm bảo:
 Độ chặt  kiểm tra  2.0 tấn/m3
 đắpthiênnhiên  400.
 đắpbãohoà  380.
 Mô đuyn biến dạng (E)  500 KG/cm2.
3.3.5.5. Kiểm tra chất lượng khối đá đắp
- Công tác kiểm tra chất lượng khối đá đắp phải được tiến hành thường xuyên
trong quá trình thi công. Chỉ tiến hành nghiệm thu khi có đủ các tài liệu
hoàn công theo qui định.
- Tất cả các ô đắp cần phải có ly lịch riêng (ngoài nhật ký thi công). Sau khi
hoàn thành các ô đắp của 1 lớp cần có tài liệu hoàn công toàn bộ theo mặt
bằng lớp đắp.
- Cứ 10 000 m3 đá đắp phải lấy 1 mẫu (khối lượng mẫu không nhỏ hơn 3m3)
kiểm tra độ chặt KT. Cứ 50 000 m3 lấy 1 mẫu kiểm tra độ chặt và cấp phối

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


22
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

(khối lượng mẫu không nhỏ hơn 3 - 4m3). Vị trí và cao trình các mẫu kiểm
tra được xác định bằng trắc địa và được thể hiện trên bản vẽ hoàn công.
- Các mẫu kiểm tra được lấy bằng phương pháp đào hố trong khối đá đã đắp.
Các hố đào được đắp lại bằng đá theo qui định, đầm bằng máy đầm cầm tay
đến độ chặt yêu cầu.
- Trong các trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Tư vấn giám sát thi công
xây dựng công trình phải lấy mẫu bổ sung để kiểm tra chất lượng khối đá
đắp.
3.3.6. Đắp đá xô bồ Zone 3B (Đá dạng B)
3.3.6.1. Vật liệu
- Đắp bằng đá nổ mìn tận dụng từ khối đào đá hữu ích của hố móng đá đới IIa
và IIb, cho phép lẫn đá phong hóa đới Ib nhưng tỷ lệ không quá 30%
- Do yêu cầu kinh tế nên lăng trụ đá thượng hạ lưu đập Zone 3A có thể
cho phép không khống chế thành phần hạt mà chỉ khống chế đường
kính lớn nhất của viên đá Dmax = 80 cm, tuy nhiên trong quá trình thi
công phải khống chế hệ số không đồng đều hạt 
-  = D60/D10 ( 5    25 )
- Cho phép sử dụng những viên đá riêng lẻ có kích thước đến 1000 mm để
đắp vào khối đá đắp vai đập bờ phải ở ngoài vùng tiếp giáp với lớp lọc 1; 2
và công trình bê tông, tổng khối lượng đá có kích thước lớn hơn so với qui
định không vượt quá 5% khối lượng đá đắp.
- Đối với lăng trụ đá Zone 3B thượng lưu đập chính gồm 2 vùng là:
+ Vùng thân lăng trụ đá
+ Vùng chuyển tiếp
- Vùng chuyển tiếp là phần tiếp giáp với bờ đất đá tự nhiên, phần tiếp
giáp công trình bê tông. Lớp chuyển tiếp có chiều rộng trong khoảng
0.8  1.2m.
- Yêu cầu vật liệu để đắp vùng chuyển tiếp như sau:
Đá đắp vùng chuyển tiếp lăng trụ đá được lựa chọn, gia công từ bãi trữ vật
liệu gồm các loại đá IIA, IIB, không cho phép lẫn đất và các tàn tích thực vật,
Hệ số hoá mềm của đá không được nhỏ hơn 0.9. Đá đắp vùng chuyển tiếp phải
tuân thủ giới hạn thành phần hạt như bảng sau
Giới hạn thành phần hạt lớp chuyển tiếp
Bảng 8
Giới hạn P% 0 10 35 75 85 100
trên D(mm) 0.5 2.49 14.92 89.52 111.9 200

Giới hạn P% 0 10 17 50 60 85 90 100


dưới D(mm) 2 7.46 11.48 85.99 111.9 304.21 349.9 453.34
- ngoài ra đá đắp vùng chuyển tiếp còn phải đảm bảo hệ số không đồng
đều hạt 
 = đ60/ d10 ( 3    15 )

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


23
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

3.3.6.2. Khai thác và vận chuyển đá


- Đá để đắp vai đập bờ phải được khai thác từ các lớp IIA và IB từ đá đào hố
móng đập tràn, hố xói và khai thác tại mỏ đá.
- Đá được khai thác bằng biện pháp khoan, nổ mìn. Lưới khoan nổ mìn được
xác định trên cơ sở tính toán và khoan nổ thử, nhằm đạt được cấp phối yêu
cầu.
- Không cho phép sử dụng đá trong phạm vi đới phá huỷ và ảnh hưởng của
các đứt gẫy bậc IV và V để đắp.
- Việc phân chia ranh giới các lớp đá ở mỏ đá được xác định bằng mắt
thường, trong trường hợp có sự không thống nhất về ranh giới các lớp đá
hoặc chất lượng đá cần thiết phải lấy mẫu thí nghiệm.
3.3.6.3. Đổ đá và san đá
- Đá đắp vào vai đập bờ phải được đổ, san theo từng ô, kích thước ô đắp xác
định trên cơ sở đảm bảo thi công liên tục và không có sự khác biệt lớn giữa
các ô đắp.
- Đá đắp cho ô nào được đổ trực tiếp lên ô đó theo kiểu lấn dần, không được
phép đổ đá vào các ô bên cạnh rồi san vào ô đắp.
- Chiều dày sau khi san của mỗi lớp đắp khoảng 1.5 m. Chiều dày lớp đắp dự
kiến khoảng 1.5 m và đã được chính xác bằng thí nghiệm đầm nén thử hiện
trường.
- Tiếp giáp giữa các bãi đắp trên mặt bằng được thực hiện theo đường gẫy
khúc. Theo phương vuông góc với tim đập, các bãi đắp phải bố trí so le
nhau. Tiếp giáp giữa các bãi đắp theo mặt đứng phải đảm bảo mái dốc < 1:3.
- Phần tiếp giáp giữa lăng trụ đá với lớp lọc và công trình bê tông phải đổ đá
có thành phần cấp phối nêu ở bảng trên.
- San đá dự kiến bằng máy ủi, trong quá trình san đá tại ô đắp không được
phép nâng hạ ben ủi.
- Việc thực hiện san đá tại mỗi ô đắp được thực hiện theo mái nghiêng
khoảng 0.5% theo hướng từ thượng lưu về tim đập.
3.3.6.4. Đầm đá
- Việc đầm đá sau khi san bằng máy đầm, có tải trọng rung  25T. Trong thi
công thực tế có thể sử dụng các loại đầm rung khác có các thông số tương
đương.
- Số lượt đầm phải từ 8-10 lượt và đã được chính xác bằng thí nghiệm đầm
nén thử tại hiện trường. Tốc độ di chuyển của máy đầm hạn chế trong
khoảng 2,5 km/h.
- Hướng di chuyển của máy đầm theo hướng song song với tim đập. Các dải
đầm chồng lên nhau không dưới 50 cm.
- Tại khu vực tiếp giáp với công trình bê tông, tại các khe và hõm sâu tiếp
giáp với nền đập, đá được đầm bằng thủ công (máy đầm cầm tay) kết hợp
với cơ giới.
- Việc đi lại của các xe vận chuyển trên bề mặt bãi đá đã đắp phải phân bố
đều trên toàn bộ diện tích bề mặt, không được đi lại theo 1 vệt cố định.
- Đá đắp Zone 3B được đầm đảm bảo tiêu chuẩn độ lỗ rỗng khối đắp:
n = 22%-:-28%

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


24
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

- Việc thi công các lớp đắp sau chỉ được tiến chỉ được tiến hành sau khi có
biên bản nghiệm thu các lớp đắp trước.
- Đá sau khi đắp phải đảm bảo:
 Độ chặt  kiểm tra  1.85 tấn/m3
 đắpthiênnhiên  400.
 đắpbãohoà  380.
 E  500 KG/cm2.
3.3.6.5. Kiểm tra chất lượng khối đá đắp
- Công tác kiểm tra chất lượng khối đá đắp phải được tiến hành thường xuyên
trong quá trình thi công. Chỉ tiến hành nghiệm thu khi có đủ các tài liệu
hoàn công theo qui định.
- Tất cả các ô đắp cần phải có ly lịch riêng (ngoài nhật ký thi công). Sau khi
hoàn thành các ô đắp của 1 lớp cần có tài liệu hoàn công toàn bộ theo mặt
bằng lớp đắp.
- Cứ 10 000 m3 đá đắp phải lấy 1 mẫu (khối lượng mẫu không nhỏ hơn 3m3)
kiểm tra độ chặt KT. Cứ 50 000 m3 lấy 1 mẫu kiểm tra độ chặt và cấp phối
(khối lượng mẫu không nhỏ hơn 3 - 4m 3). Vị trí và cao trình các mẫu kiểm
tra được xác định bằng trắc địa và được thể hiện trên bản vẽ hoàn công.
- Các mẫu kiểm tra được lấy bằng phương pháp đào hố trong khối đá đã đắp.
Các hố đào được đắp lại bằng đá theo qui định, đầm bằng máy đầm cầm tay
đến độ chặt yêu cầu.
- Trong các trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Tư vấn giám sát thi công
xây dựng công trình phải lấy mẫu bổ sung để kiểm tra chất lượng khối đá
đắp.
3.3.7. Đắp đá quá cỡ Zone 4
- Yêu cầu vật liệu để đắp vùng gia cố hạ lưu Zone 4: Sử dụng đá khai thác từ
mỏ hoặc tận dụng từ khối đào hữu ích của hố móng có kích thước viên đá từ
400mm đến 1200mm.
- Công tác rải, san và đầm thực hiện tương tự như đắp đá Zone 3A
- Lát bảo vệ mái vùng Zone 4 nên làm khi đập đã đắp xong, có thể sử dụng
máy hoặc thủ công để thi công, từng viên đá cục bộ phải được ổn định
Thông số đầm nén
Zone Zone Lớp Lớp Đắp đá Đắp đá
T Thông số 1A: Lõi 1B: lọc 1 lọc 2 đới IIa, xô bồ
T chống Đắp đất (2A) (2B) IIb Zone
thấm IA1 Zone 3B
edQ 3A (Đá
dạng A)
1 Cỡ hạt max (cm) - - 2.1 45.5 70 70
2 Chiều dày lớp sau 30 30 30  40 50  60 120150 120150
đầm (cm)
3 Máy đầm, có tải  20T  20T  20T  20T  25T  25T
trọng rung
4 Số lần đầm 8  10 8  10 57 57 8  10 8  10
5 Tốc độ di chuyển 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


25
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

của máy đầm


(Km/h)
6 Độ rỗng (%) <28 <28 <28 <28
7 Độ chặt (K) K 0.97 K 0.97
8 Dung trọng khô 1.54 1,55 1,80 2,00 2,0 1.85
3
(T/m )
9 Hệ số thấm (cm/s) <1x10-5 <5x10-5 - - -
10 Khống chế cấp Xem Xem Xem Xem
phối Bảng 3 Bảng 4 bảng 5 Bảng 7

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


26
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

PHỤ LỤC A
YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ CÁC HẠNG MỤC CHỦ YẾU
CỦA KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

A.1. Xử lý nền và vai đập


A.1.1 Yêu cầu kỹ thuật và hạng mục kiểm tra chất lượng xem bảng A1.
Bảng A1. Yêu cầu kỹ thuật và hạng mục kiểm tra chất lượng xử lý nền
đập.
Hạng mục Yêu cầu chất lượng
Lỗ khoan địa chất, Không rò rỉ, xử lý phù hợp yêu cầu
hố đào, giếng, hầm
ngang
Bộ phận nền đập 1. Đào bỏ, dọn sạch toàn bộ cỏ, rễ cây, đá rời, mồ mả và
các công trình... phù hợp yêu cầu thiết kế.
2. Theo yêu cầu của thiết kế dọn bỏ tầng phủ cuội sỏi, lớp
đá phong hoá IA1.
3. Xử lý nền đá phù hợp yêu cầu của thiết kế.
Bộ phận vai (bờ) 1. Đào mái bờ và xử lý sạch theo yêu cầu của thiết kế
2. Bạt mái ổn định, không còn đá long rời đá nguy hiểm và
đá mồ côi.
3. Xử lý mái âm, chỗ lõm phù hợp yêu cầu của thiết kế.
Nền của bê tông 1. Kích thước, độ sâu và cao độ của nền phải phù hợp với
phản áp thiết kế, không phải đào lại.
2. Đã xử lý tốt đứt gẫy, nứt nẻ, vùng vỡ vụn mềm yếu.
3. Trong phạm vi đổ bê tông cắt đứt mạch nước, không tụ
nước, nước chảy, mặt đá sạch sẽ.
4. Phụt vữa đạt yêu cầu thiết kế và các quy định liên quan
A.1.2 Số lần và phương pháp kiểm tra
1. Kiểm tra từng thứ một, lỗ khoan, hố đào, giếng, hầm ngang.
2. Vai đập phân ô vuông 50-100m để kiểm tra việc bạt mái, làm sạch, chỗ nào
cần thì mau hơn.
3. Kiểm tra dọn sạch cuội sỏi ở nền đập theo ô vuông 50-100m, ở mỗi giao
điểm của ô vuông lấy mẫu đo độ chặt khô và cấp phối cỡ hạt. ở nền đập địa
chất phức tạp thì mật độ dày hơn.
4. Số điểm kiểm tra đào đá, trong vòng 200m2 không ít hơn 10 điểm, trên
200m2, cứ tăng 20m2 thêm một điểm, nơi lồi lõm cục bộ cứ trên diện tích
0.5m2 thêm một điểm kiểm tra.
A.2 Mỏ vật liệu
A.2.1 Khống chế chất lượng mỏ vật liệu theo thiết kế, nội dung gồm:
1. Trong phạm vi khai thác vật liệu làm sạch cỏ, rễ cây, tầng phủ, đất phong
hoá.
2. Phương pháp khai thác, gia công vật liệu cho đập phù hợp với quy định.
3. Phương pháp cấp phối, hàm lượng bùn đất tính chất vật lý v.v... của vật liệu
đắp đập phù hợp với yêu cầu của thiết kế.

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


27
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn
Thiết kế kỹ thuật Dự án Thủy điện Nam Mo 2
Tập V - Phần 2: Chỉ dẫn đập đất đá đắp

A.2.2 Khi tận dụng đá đào từ móng của công trình đầu mối ra thì khống chế chất
lượng giống như A.2.1.
A.2.3 Vật liệu trữ, trước khi đem dùng phải kiểm tra theo điều 3 của A.2.1.
A.3 Đắp đập
A.3.1 Những yêu cầu chung:
1. Chất lượng vật liệu của các bộ phận của đập phải phù hợp với yêu cầu của
thiết kế.
2. Quy cách, chất lượng, tần số chấn động, lực chấn động v.v... của máy đầm
phải phù hợp yêu cầu.
3. Đầm và bảo vệ mái vùng các lớp lọc phải phù hợp với các quy định ở điều
2.2 của điều kiện kỹ thuật này.
4. Kiểm tra đầm chặt vật liệu đắp đập phải dùng số liệu về tham số đầm nén và
hệ số rỗng; lấy tham số đầm nén là chính.
A.3.2 Những tham số đầm nén như chiều dày lớp rải, số lần đầm, lượng tưới nước
v.v... phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế. Chiều dày lớp rải phải đo từng lớp
một, sai số không vượt quá 10% chiều dày lớp rải.
A.3.3 Hạng mục thí nghiệm nén, số lần lấy mẫu và phương pháp thí nghiệm như đã
đề cập cho từng Vùng ở các hạng mục trên.
Phương pháp kiểm tra độ chặt khô của vùng đệm, vùng chuyển tiếp và khối đắp
chính, nên dùng cách đào hố lấy mẫu kiểm tra, hoặc máy đo độ chặt bề mặt
dốc.
Hố kiểm tra ở vùng lọc (filter) có đường kính bằng 34 lần đường kính viên đá
lớn nhất và chiều sâu bằng chiều dày lớp đầm.
Hố kiểm tra ở khối đắp chính nên có đường kính bằng 2-3 lần đường kính viên
đá lớn nhất và không lớn hơn 2m. Chiều sâu bằng chiều dày lớp đầm.
Trong quá trình thi công có thể sử dụng máy đo độ nén chặt. Vùng lọc có thể đo
bằng siêu âm.
A.3.4 Kết quả kiểm tra các hạng mục lấy mẫu từ hố đào phải phù hợp với yêu cầu của
thiết kế.
A.3.5 Sai số đo dung trọng khô không quá 0,1g/cm 3. Khi số tổ mẫu nhỏ hơn 20 tổ thì
số mẫu đạt phải là 90% và các điểm có độ chặt khô không đạt không được thấp
hơn 95% giá trị thiết kế.

Chủ nhiệm TK Quản lý KT Người lập


28
Hoàng Thế Vinh Ngô Vũ An Nguyễn Duy Toàn

You might also like