You are on page 1of 25

Câu 1 (15đ): Các phương pháp khai thác tàu buôn, các dạng cụ thể của

từng phương pháp? Việc ứng dụng chúng ở Việt Nam?


1.Các phương pháp khai thác tàu buôn
a/ Khai thác trực tiếp (5.0đ): Chủ tàu tổ chức vận chuyển để lấy tiền
cước. Các chủ tàu sẽ dùng tàu của mình hoặc tàu thuê của người khác để tổ
chức vận tải theo nhu cầu của khách hàng nhằm hưởng tiền cước vận tải.
Khi áp dụng phương pháp này thì chủ tàu có thể phải gánh chịu các rủi ro
trên thị trường cước, đặc biệt là khi cước trên thị trường tự do giảm mạnh, đồng
thời phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa.
Khai thác trực tiếp có hai phương pháp tổ chức vận tải, đó là tổ chức vận
tải tàu chuyến và tổ chức vận tải tàu định tuyến
b/ Khai thác gián tiếp (5,0đ): Chủ tàu cho người khác thuê tàu để lấy tiền
thuê tàu (khác với tiền cước vận chuyển). Các chủ tàu sẽ không trực tiếp tổ chức
vận chuyển hàng hóa mà sẽ cho các chủ hàng lớn hoặc các chủ tàu khác thiếu
năng lực vận chuyển thuê lại tàu của mình trong một thời gian nhất định.
Khi áp dụng phương pháp này thì chủ tàu không phải gánh chịu các rủi ro
trên thị trường cước vận chuyển, rủi ro này chuyển sang người thuê tàu (vận tải
công nghiệp). Đồng thời người thuê tàu phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa.
Hiện nay trên thế giới đang tồn tại hai phương pháp cho thê tàu là: cho
thuê định hạn (bao gồm định hạn chuyến và định hạn theo thời hạn) và cho thuê
tàu trần
2.Việc ứng dụng chúng ở Việt Nam (5,0đ):
Hiện nay ở VN đều đang áp dụng cả 2 phương pháp trên;
-Phương pháp khai thác trực tiếp áp dụng phổ biến khi thi trường cước
trong giai đoạn phục hồi
Phương pháp khai thác gián tiếp bằng cách cho thuê định hạn sẽ phổ
biến hơn khi thị trường suy giảm.

Câu 2 (15đ): Trình bày đặc trưng kích thước tuyệt đối của tàu và ứng dụng
của chúng trong khai thác tàu?
a) Chiều dài tàu (2,5đ0):
- Chiều dài lớn nhất (LOA): còn gọi là chiều dài toàn bộ của tàu, được đo
từ mũi tàu đến đuôi (lái) tàu. Thông số này thường được nêu trong các giấy tờ
của tàu. Chiều dài của tàu cho biết tàu cần có cầu cảng dài bao nhiêu để neo đậu
và xếp dỡ hàng hoá an toàn.
- Chiều dài thiết kế
b) Chiều rộng của tàu (2,5đ)
-Chiều rộng Max: được đo theo chiều ngang tàu tại nơi rộng nhất; (m)
-Chiều rộng thiết kế được đo theo chiều ngang tàu tại mặt cắt sườn giữa
+) Chiều sâu tàu (2,5đ): Chiều sâu tàu được đo theo chiều thẳng đứng tại mặt
cắt sườn giữa, từ đáy tàu đến mép trên của boong tàu. Chiều sâu tàu liên quan
đến chiều sâu hầm hàng, khả năng chứa hàng của tàu.
Đối với lĩnh vực khai thác tàu biển, hầu như không sử dụng chiều cao đo
từ đáy tàu lên đến điểm nhô cao nhất của tàu, bởi vậy thông số chiều cao tàu
không được đề cập trong các bản chào tàu.
+) Mớn nước của tàu (2,5đ)
- Mớn nước không hàng;
- Mớn nước đầy hàng mùa hè.
c) Ứng dụng (5,0đ):
-Kích thước tuyệt đối của tàu được dùng để kiểm tra các khả năng an toàn
trong quá trình hành hải có bị ảnh hưởng bởi kich thước của luòng lạch, kênh,
eo và nơi neo đậu xếp dỡ hàng hoá ở cảng;
-Dùng để tính toán hàng hoá giao nhận theo mớn nước hoặc cần thiết
chuyển tải tại các cảng.
Câu 3 (15đ): Trình bày đặc trưng trọng tải tàu vận tải biển và ứng dụng
trong khai thác tàu?
a) Trọng tải toàn bộ (2,5đ )
Là hiệu số giữa trọng lượng đầy hàng và trọng lượng không hàng của tàu
DWT = DH - D0 ; (Tấn)
Giải thích DH và D0
b) Trọng tải thực chở của tàu (7,5đ )
-Là khối lượng hàng hoá mà tàu có thể chất xếp được theo dấu hiệu
chuyên chở, theo vùng vận hành và theo mùa quy định.
DC = DWT - (Trọng lượng các thành phần dự trữ, thuyền viên, ..);
(Tấn)
DC thay đổi theo tầm xa hoạt động của tàu, do đó DC cũng thay đổi khi
tàu chạy trên các tuyến có tầm xa khác nhau.
c)Ứng dụng trong khai thác tàu (5,0đ):
-Dùng để định mức chất tải, Max Qh=Dc
-Lập kế hoạch chuyến đi (TXD), Tch= Tc+Tđ
-Định mức doanh thu =Qm *giá cước
-Định mức chi phí chuyến đi =Cchạy +Cđỗ

Câu 4 (15đ): Các nhóm chi phí và các khoản mục chính của từng nhóm?
các mức giá hòa vốn tương ứng các hình thức cho thuê tàu? Mục đích xây
dựng các mức giá hòa vốn ?
a. Các nhóm chi phí (2,5đ):
Chi phí vốn đầu tư (Capital cost): Khấu hao tàu, Lãi vay mua tàu phải trả.
Chi phí duy trì hoạt động khai thác tàu (Ship's operating cost): Thuyến
viên, Bảo hiểm tàu, Bảo quản và sửa chữa, Dự trữ, Quản lý.
Chi phí theo chuyến đi (Voyage cost): Cảng phí, nhiên liệu, kênh, eo
Chi phí làm hàng: Chi phí xếp/dỡ hàng hóa
b.Các mức giá hòa vốn tương ứng các hình thức cho thuê tàu(1,0đ):
Việc xác định giá cả tối thiểu hay giá hòa vốn tùy thuộc từng loại tàu, kiểu
tàu, tuổi tàu cụ thể. Tuy nhiên, dựa vào tổng chi phí theo các nhóm chi phí của
tàu như mục a ở trên, chúng ta có thể đưa ra các mức giá hòa vốn theo các hình
thức cho thuê tàu như bảng dưới đây:
NHÓM CHI PHÍ HÌNH THỨC CHO THUÊ TAU
(THEO MỨC HÒA VỐN)=(BEP = Break even point)
Bare Time
Capital cost boat charter C.O.A Voyage Voyage
charter period Fio Charter Charter
Operating cost or trip terms Fio Terms Liner
Voyage cost Terms
Cargo handling cost

c)Mục đích (2,5đ)


Mục đích của việc xác định giá tối thiểu theo các nhóm chi phí của tàu là
để làm rõ nguồn tiền thu về cần trang trải các chi phí nào, đồng thời giúp cho
chủ tàu nhanh chóng đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp với tình hình cụ
thể của thị trường, chủ động trong công tác lập kế hoạch tài chính của chủ tàu,
tránh ứ đọng lãng phí nguồn tiền mặt trong các hình thức cho thuê tàu, chủ động
cung cấp đầy đủ các nhu cầu chi phí của tàu theo các hình thức cho thuê tàu

Câu 5 (20đ): Trình bày đặc trưng dung tích của tàu và ứng dụng của chúng
trong khai thác tàu ?
- Dung tích đăng ký toàn bộ của tàu (2,5đ): Là toàn bộ dung tích bên
trong của tàu. Trừ: buồng lái, các buồng vệ sinh công cộng, đáy đôi, buồng hải
đồ ..
- Dung tích đăng ký tịnh (2,5đ): NT là phần của GT sau khi đã trừ đi
dung tích buồng lái, nồi hơi, cabin và những nơi không xếp hàng.
- Dung tích chứa hàng của tàu (2,5đ): WT < M3; FT3 >. Tàu hàng khô
tổng hợp và tàu bách hóa thường cso hai số đo về dung tích chứa hàng là Grain
Space; Grain capacity: WG và Bale capacity: WB
- Dung tích bổ sung khi chở hàng trên boong (2,5đ)
WBS = SBS x HBS ; < M3; FT3 >
SBS : Diện tích mặt boong được sử dụng để xếp hàng (m3). Đây chính là
phần diện tích trên nắp đậy hầm hàng
HBS : Chiều cao cho phép xếp hàng trên boong (m), có tính đến các điều
kiện an toàn
của tàu và của hàng hoá.
- Dung tích đơn vị của tàu ( 2,5đ): (M3/T hoặc FT3/T). T còn gọi là hệ số xếp
hàng của tàu, nó biểu thị khả năng chứa hàng của một tấn trọng tải thực chở của
tàu. Nói cách khác, một đơn vị trọng tải thực chở của tàu tương ứng với bao
nhiêu đơn vị dung tích để chứa hàng.
-Ứng dụng (7,5đ):
-GT và NT là cơ sở để tính lệ phí cảng biển, phí kênh đào, phí bảo hiểm
TNDS của chủ tàu.
-Trên cơ sở so sánh dung tích đơn vị của tàu và hệ số xếp hàng của hàng
hoá (S.F) để biết được tàu có thể tận dụng tối đa trọng tải thực chở và dung tích
chứa hàng hoặc chỉ thoả mãn một trong hai đặc trưng đó.
-Dung tích chứa hàng của tàu còn làm cơ sở để định mức kỹ thuật về chất
tải cho tàu khi tàu chở hàng nhẹ.
Ví dụ: Qx=Dung tích chứa hàng/ Hệ số chất xếp của hàng hóa (Wt/S.F) ; (tấn)

Câu 6 (20đ): Các bên chính liên quan đến khai thác tàu vận tải biển?
Trình bày nghĩa vụ của người vận chuyển đường biển và trách nhiệm của
người thuê vận chuyển theo luật Hàng hải VN ?
a) Chủ tàu biển (2,5đ)
Theo luật Hàng hải Việt Nam Chủ tàu biển là người sở hữu tàu.
Chủ tàu là người đứng tên mình thực hiện công tác quản lý và khai thác
tàu, là người đứng ra ký kết các hợp đồng hàng hải liên quan đến tàu biển.
Chủ tàu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động của
mình liên quan đến tàu biển.
b)Người chuyên chở đường biển (2,5đ)
Người chuyên chở đường biển là người dùng tàu biển thuộc sở hữu của
mình hoặc tàu biển thuê của người khác để thực hiện các dịch vụ vận chuyển
hàng hóa hoặc hành khác nhằm mục đích nhận tiền cước vận chuyển. Ngưòi
chuyên chở đường biển là một bên chính của hợp đồng vận tải, có thể là chủ tàu
(Ship Owner) hoặc là người thuê tàu đứng ra ký kết hợp đồng vận tải với người
thuê vận chuyển.
c)Người thuê vận chuyển(2,50đ):
Người thuê vận chuyển là người nhân danh mình hoặc nhân danh người
khác ký kết HĐ để thuê người VC tiến hành v/c hàng hoá.
Người thuê có quyền chuyển giao quyền thực hiện hợp đồng cho người
thứ ba khác mà không cần sự đồng ý của bên vận chuyển, nhưng phải có trách
nhiệm về thực hiện HĐ theo nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm với bên thứ ba
đã được chuyển giao quyền.
d) Chủ hàng (2,5đ):
Là những người có quyền định đoạt về hàng được vận chuyển trên tàu.
Chủ hàng có thể trực tiếp đi thuê tàu hoặc có thể uỷ thác cho một người khác
đứng ra thuê tàu cho mình.
Nếu chủ hàng đóng vai trò Shipper thì sẽ có quyền phát lệnh giao hàng khi
trên B/L ghi “TO ORDER”
e) Người thuê tàu(2,5đ):
Là người đi thuê tàu của chủ tàu để tự mình thực hiện các dịch vụ vận
chuyển. Họ có thể là người thuê tàu trần hoặc người thuê tàu định hạn.

f) Nghĩa vụ của Người chuyên chở đường biển (5,0đ).


Làm cho tàu đủ khả năng đi biển.
Biên chế, trang bị và cung ứng đầy đủ cho tàu.
Làm cho các hầm hàng/ nơi chứa hàng đủ điều kiện nhận hàng
Vận chuyển và bảo quản an toàn các đối tượng vận chuyển
Cung cấp chứng từ vận tải (vận đơn đường biển)
Giao hàng cho người nhận hợp pháp trình chứng từ hợp lệ
g)Trách nhiệm của người thuê vận chuyển (2,5đ):
Người thuê vận chuyển sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện các điều
khoản của hợp đồng, cho dù họ là người được ủy thác thuê tàu. Người thuê vận
chuyển có thể chỉ định một người khác thay mặt mình thực hiện nghĩa vụ giao
hàng với người vận chuyển.

Câu 7 (15đ): Những điểm khác biệt giữa các hình thức tổ chức vận tải hàng
hóa bằng đường biển?Tình hình ứng dụng ở Việt Nam?
a)Những điểm khác biệt (1,0đ)
Liner (5,0đ) Tramp (5,0đ)
- 1 tàu = nhiều loại hàng (nhiều chủ hàng) - 1 tàu =1 hàng (1 chủ hàng)
- Hàng tìm tàu - Tàu tìm hàng
- Các tuyến cố định - Tuyến bất kỳ
- Tổ chức chạy tàu theo lịch vận hành - Chạy tàu theo hợp đồng
- Dịch vụ thường xuyên - Dịch vụ không thường xuyên
- Cần nhiều tàu cùng hợp tác trên tuyến - Các tàu độc lập trên tuyến
- Vận đơn thay thế hợp đồng - Vận đơn lập theo hợp đồng thuê
tàu

b)Tình hình ứng dụng ở Việt Nam (5,0đ)


-Liner (2,5đ): Các tuyến VC khách ven biển
Các tuyến VC container trong nước và quốc tế, không có tuyến tàu mẹ
Hình thức này chưa phát triển mạnh ở VN vì kém linh hoạt
-Tramp (2,5đ): Các tuyến VC hàng trong và ngoài nước, không hạn chế thị
trường. Hình thức này phát triển mạnh ở VN, linh hoạt và phù hợp trình độ quản
lý và khai thác.

Câu 8 (15đ): Khái niệm về tàu chuyến? Ưu nhược điểm và ý nghĩa của khai
thác tàu chuyến?
a) Khái niêm (2,5đ):
Tàu chuyến là loại tàu hoạt động không theo tuyến cố định, không có lịch
trình chạy tàu được công bố từ trước mà theo yêu cầu của người thuê tàu trên cơ
sở của các loại hợp đồng thuê tàu chuyến.

b).Ưu điểm (5,0đ)


-Hình thức khai thác tàu chuyến có tính linh hoạt cao, chủ tàu tùy ý lựa
chọn các nhu cầu vận chuyển có lợi cho họ trong từng điều kiện cụ thể.
-Chủ tàu kịp thời điều chỉnh giá cước phù hợp với biến động chi phí của
tàu và thị trường vận tải.
-Thích hợp với việc vận chuyển các lô hàng có nhu cầu không thường
xuyên
-Tàu có cơ hội tận dụng được hết sức tải trong từng chuyến đi, vì vậy nếu
làm tốt công tác tìm hàng thì hình thức khai thác tàu chuyến có thể đạt hiệu quả
cao, đặc biệt là các lô hàng khối lượng lớn.
C). Nhược điểm(5,0đ) :
-Khó tổ chức và phối hợp giữa tàu và cảng cùng các bên liên quan khác.
-Giá cước vận tải tàu chuyến biến động bất thường, phụ thuộc cung cầu
của thị trường
-Tốc độ của tàu chuyến thường thấp hơn tàu chợ và thời gian tập kết hàng
dài hơn so với tàu chợ, vì vậy thường gây ra chi phí tồn kho của chủ hàng rất
lớn (ứ đọng vốn lưu động của chủ hàng).
-Thủ tục ký kết hợp đồng phức tạp, thường gây ra các tranh chấp trong quá
trình thực hiện hợp đồng do sự đa dạng về tập quán hàng hải.
d) Ý nghĩa (2,5đ):
Khai thác tàu chuyến là một trong những hình thức phổ biến nhất hiện nay
đối với hầu hết các nước có đội tàu buôn vận chuyển hàng hoá bằng đường
biển. Hình thức này có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển có
đội tàu còn nhỏ bé, hệ thống cảng chưa phát triển, nguồn hàng không ổn định,
trình độ khai thác tàu chưa cao.

Câu 9 (15đ): Điều khoản quy định về hàng hoá và chi phí làm hàng trong
hơp đồng thuê tàu chuyến?
a) Quy định về hàng hoá (5,0đ):
Hợp đồng phải ghi rõ tên hàng, chủng loại, ký mã hiệu, số lượng, trọng
lượng, thể tích, tính chất nguy hiểm của hàng (nếu có). Số lương, trọng lượng,
có thể quy định một tỷ lệ dung sai nhất định do chủ tàu hoặc người thuê lựa
chọn. Hợp đồng cũng có thể quy định một khối lượng hàng hoá tối đa và tối
thiểu.
VD:10,000MT 10% MOOLO (More or Less at owner’s Option)
10,000MT 10% MOOCHOP (More or Less at Charterer’s Option )
b) Quy định về chi phí làm hàng (10,0đ)
-Theo điều khoản tàu chợ: Liner Terms / Berth Terms/ Gross Terms: theo
điều khoản này thì chủ tàu phải chịu trách nhiệm và chi phí về việc xếp hàng lên
tàu, sắp xếp, san cào, chèn lót và dỡ hàng ra khỏi tàu. (2,5đ)
-Theo điều khoản miễn chi phí xếp dỡ hai đầu bến: FIOS hoặc FIOT Hoặc
FIOST (Free In and Out, Stowed and Trimmed); (2,5đ)
-Theo điều khoản FI hay FILO (Free In, Liner Out); (Giải thích đầy đủ)
(2,5đ)
- Điều khoản FO hay LIFO (Liner In, Free out). (Giải thích đầy đủ) (2,5đ)

Lưu ý: Các thuật ngữ về điều khoản chi phí xếp dỡ thường đi kèm sau giá cước
để chỉ rõ trách nhiệm chi phí xếp dỡ thuộc về chủ tàu hay người thuê tàu, ở cảng
nào.

Câu 10 (15đ): Cargo Offers là gì, tính pháp lý của nó? Giải thích nội dung
của Cargo Offer ?
a) Cargo Offers (2,5đ):
Là đơn chào vận chuyển hay thường gọi là đơn chào hàng (ĐCH), do chủ
hàng hoặc người môi giới lập gửi tới các hãng vận chuyển để tìm tàu thích hợp.
ĐCH không có tính pháp lý, nó chỉ là một bản chào giá.
b)Giải thích nội dung của Cargo Offer(12,5đ):
-Hàng hóa cần vận chuyển: Gạo bao (50 kg/bao) có hệ số chất xếp khoảng
3
1,3 M /T;
-Khối lượng: 10.000 tấn hơn kém 10% do người thuê quyết định.
-Ngày tàu phải có mặt và sẵn sàng xếp hàng: 20th/FEB/20.....
-Ngày hủy hợp đồng: 25th/FEB/20….;
-Xếp hàng tại một cầu cảng an toàn tại HCMC (Việt Nam), dỡ hàng tại
một cầu cảng an toàn tạiManila (Philippines).
- Mức xếp/dỡ: 2000 tấn cho một ngày làm việc thời tiết tốt, không kể
ngày lễ và chủ nhật, trừ khi có làm có tính, áp dụng cho cả cảng bốc hàng và
cảng dỡ hàng.
-Giá cước biển: chủ tàu đưa ra giá hợp lý trên cơ sở 1 cảng xếp và 1 cảng
dỡ theo điều kiện miễn chi phí làm hàng cho chủ tàu tại các cảng.
- Hoa hồng môi giới: 3,75% bao gồm cả hoa hồng cho người thuê hưởng
2,5%

Câu 11 (20đ): Giải thích các thuật ngữ về ngày liên quan đến thời hạn làm
hàng cho phép của tàu chuyến? Lấy ví dụ cho các trường hợp sử dụng các
thuật ngữ này trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến ? Các cách tính thời
hạn làm hàng cho phép?
a) Các loại ngày (17,5đ) (Mỗi ý =2,5đ)
-Running days: là ngày làm việc liên tục kế tiếp nhau theo lịch kể cả ngày
lễ và chủ nhật. Nếu quy định thời gian làm hàng theo loại này sẽ có lợi cho chủ
tàu, vì người thuê không được phép ngừng làm hàng vào các ngày lễ chính thức
và chủ nhật. (2,5đ)
- Working days: là những ngày làm việc chính thức theo tập quán của từng
nước quy định, không bao gồm chủ nhật và các ngày lễ chính thức. Ngày làm
việc theo tập quán hàng hải là ngày 24 tiếng, tính từ nửa đêm hôm trước đến
nửa đêm hôm sau, cho dù việc làm hàng có tiến hành suốt cả 24 tiếng hay
không. (2,5đ)
-Working days of 24 consecutive hours: ngày làm việc 24 giờ liên tục, tức
là cứ 24 tiếng làm việc liên tục thì tính một ngày, kể cả ngày và đêm. Thuật ngữ
này thường đưa vào hợp đồng để nói rõ số giờ tính trong 1 ngày làm việc phải là
24 h liên tục. Tức là cứ cộng đủ 24 tiếng liên tục trong một ngày hoặc một số thì
được tình bằng 1ngày. (2,5đ)
-Weather Working days: Những ngày làm việc thời tiết tốt (good weather)
hay là những ngày làm việc thời tiết cho phép (Permitting weather). Thông
thường, tập quán hàng hải quy định cho ngày 24 tiếng trừ ngày lễ và chủ nhật có
làm có tính hoặc thậm chí có làm cũng không tính. (2,5đ)
-WWDSHEX (Viết đầy đủ): Ngày làm việc thời tiết cho phép, trừ ngày
lễ và chủ nhật (2,5đ)
-WWDSHEX-UU (Viết đầy đủ): Ngày làm việc thời tiết cho phép, trừ
ngày lễ và chủ nhật, nếu có làm có tính (2,5đ)
-WWDSHEX-EIU(Viết đầy đủ): Ngày làm việc thời tiết cho phép, trừ
ngày lễ và chủ nhật, thậm chí có làm cũng không tính (2,5đ)
b) Các cách quy định thời hạn làm hàng cho phép (2,5đ)
(1). Quy định một số ngày xếp/ dỡ nhất định: ( Days);
2). Quy định mức xếp dỡ hàng hoá, gồm:
- Mức xếp/dỡ bình quân cho một ngày tàu (Tấn/ngày);
-Mức xếp/dỡ cho một máng ngày (tấn/máng ngày).
(3). Xếp dỡ theo tập quán của cảng (CQD = Customary Quik Despatch)

Câu 12 (20đ): Nội dung chủ yếu của Fixure Note? Sự giống nhau và khác
nhau giữa Fixure Note và Cargo offer?
a)Phần 1 (2,5đ):
Tiêu đề loại hợp đồng: Fixure Note
Ngày và nơi ký hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng: Bao gồm tên và địa chỉ của người vận chuyển
(chủ tàu); tên và địa chỉ của người thuê vận chuyển’
b) Phần 2: Các điều khoản chủ yếu (10đ):
Các điều khoản chủ yếu, gồm:
- Điều khoản về tàu: Tên tàu, các đặc trưng khai thác kỹ thuật cần thiết;
nếu thay thế tàu phải được sự đồng ý của người thuê tàu, phải ghi ”hoặc một tàu
khác thay thế” (S.S.Ship)
- Điều khoản về hàng hóa: Tên hàng, quy cách, số lượng, dung sai về số
lượng, quyền lựa chọn dung sai,....
- Điều khoản về cảng xếp hàng: tên cảng và số lượng cầu/cảng xếp hoặc
dỡ
- Điều khoản về thời gian tàu có mặt tại cảng xếp hàng (Laycan)
- Điều khoản về cước phí vận chuyển: Mức cước, chi phí xếp dỡ (Fios; ...)
- Điều khoản thanh toán cước
- Điều khoản trách nhiệm chi phí vật liệu chèn lót, chằng buộc,...
- Điều khoản về thời gian làm hàng: Ngày làm hàng là những loại ngày
nào (WW SH EXUU, WW SH EXEU,...CQD)
- Điều koản về thưởng/ phạt làm hàng
- Hoa hồng môi giới
- Các điều khoản khác: Trọng tài, luật áp dụng, hai tàu đâm va cùng có
lỗi, cầm giữ hàng, bắt giữ tàu, tổn thất chung, thông báo tàu đến (ETA)...
c)Sự giống nhau và khác nhau giữa Fixure Note và Cargo offer (7,5đ)
Giống nhau (2,5đ)
Về thông tin về tàu, hàng hóa, giá cước, cảng xếp/dỡ và lay
time
Khác nhau (5,0đ): Trên Cargo offer không có:
- Chủ thể ký hợp đồng
- Điều khoản thanh toán cước
- Điều khoản trách nhiệm chi phí vật liệu chèn lót, chằng buộc,...
- Điều koản về thưởng/ phạt làm hàng
- Các điều khoản khác: Trọng tài, luật áp dụng, hai tàu đâm va cùng có
lỗi, cầm giữ hàng, bắt giữ tàu, tổn thất chung, thông báo tàu đến ..

Câu 13 (20đ): Quy định về cước phí và thanh toán cước phí trong các hợp
đồng vận chuyển bằng tàu chuyến?
a) Quy định về giá cước (10đ): Đây là điều khoản quan trọng không thể thiếu
trong hợp đồng thuê tàu chuyến, giá cước là một số tiền nhất định do 2 bên thoả
thuận trên cơ sở thống nhất về loại đồng tiền tính cước và đơn vị tính cước (T,
M3,FT3..) (2,5đ)
-Đơn vị tính cước: Cước theo trọng lượng (W=Weight) nếu là hàng nặng,
đơn vị tính là các loại Tấn, gồm: Tấn mét (1000kg); Tấn dài (2.240lbs=
1.016kg); Tấn ngắn (2.000 Lbs=907 kg).(2,5đ)
-Cước tính theo thể tích (M) nếu là hàng nhẹ và cồng kềnh, 1 M
(Measurement Ton) có thể quy định bằng một số feet khối tùy theo hãng tàu (ví
dụ 1M= 35 FT3 hay 1M= 40 FT3,..) (2,5đ)
-Cước tính theo kiểu thuê bao (Lumpsum Freight) cho cả chuyến. Cước
này có thể tính cho cả tàu hoặc tính theo 1 tấn trọng tải toàn bộ của tàu (USD/
DWT). Khi tiền cước trả theo kiểu thuê bao (Lumpsum) thì chi phí xếp dỡ
thường do người thuê tàu chịu;(2,5đ)
b) Quy định về trọng lượng, khối lượng tính cước (5,0đ):
Trọng lượng, khối lượng tính cước có thể là trọng lượng lúc nhận hàng
(Intaken Quantity), tức là trọng lượng ghi trên vận đơn hoặc theo trọng lượng
giao hàng (Delivered Quantity) tại cảng đến. Trọng lượng hàng giao ở cảng đến
có thể được xác định bằng việc cân hàng hoặc đo mớn nước của tàu .
+) Quy định về thời hạn thanh toán tiền cước và phương thức chuyển tiền cước
(5,0đ) :
Tiền cước do người thuê tàu trả, có thể được tiến hành trả theo một trong
3 cách sau:
(1) Cước phí trả trước (Freight Prepaid
(2) Cước phí trả sau (Freight to Collect
(3) Cước trả trước một phần, trả sau một phần (Freight Advance)
+) Quy định phương thức chuyển tiền cước: Bằng thư hoặc bằng
điện

Câu 14 (20đ):Thưởng/ phạt làm hàng trong vận tải chuyến là gì? Các quy
định về thưởng phạt làm hàng đối với tàu chuyến? Các cách tính
thưởng/phạt làm hàng ? Các loại thời gian tính thưởng/phạt?
a)Thưởng/ phạt làm hàng trong vận tải chuyến(5,0đ):
-Thưởng/phạt làm hàng trong vận tải chuyến là chế tài do các bên quy định
trong hợp đồng thuê tàu chuyến.
- Nếu người thuê gây chậm trễ trong việc làm hàng so với quy định của
hợp đồng thì họ sẽ bị phạt một khoản tiền - nhằm bù đắp các chi phí cho chủ tàu
- gọi là tiền phạt làm hàng chậm;
- Nếu người thuê rút ngắn thời hạn làm hàng so với hợp đồng thì sẽ được
chủ tàu thưởng cho một khoản gọi là thưởng tiết kiệm thời gian làm hàng.
b)Quy định mức thưởng/ phạt làm hàng cho tàu chuyến (5,0đ):
- Mức thưởng phạt do 2 bên thoả thuận trên cơ sở tính toán của chủ tàu
và ghi vào hợp đồng Thông thường mức thưởng chỉ bằng 1/2 mức phạt (DHD)
- Chủ tàu phải xây dựng mức tiền phạt dôi nhật dựa trên cơ sở của tổng
chi phí thực tế duy trì tàu và thuyền bộ trong thời gian dôi nhật tại cảng. Mức
tiền phạt cho một ngày tàu có thể tính như sau:
Tiền phạt = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi* + Lợi nhuận;
(USD/day)
Trong đó: Chi phí biến đổi * bao gồm: Chi phí nhiên liệu khi tàu đỗ và Phí cầu
tàu.
Lợi nhuận: số tiền mà chủ tàu có thể thu được nếu như cho thuê định
hạn.(cùng cơ hội KD)
Tiền phạt = Mức tiền cho thuê tàu định hạn + Chi phí biến đổi
c) Các cách tính thưởng/ phạt (5,0đ):
-Thưởng phạt tính theo Laytime riêng rẽ: Nếu quy định thời hạn làm
hàng riêng rẽ thì tiền thưởng/ phạt sẽ tính riêng cho từng cảng xếp và dỡ..
-Thưởng phạt tính theo Laytime tính gộp: Nếu quy định thời hạn bốc dỡ
tính gộp (Reversible Laytime) thì cho phép người thuê vận chuyển cộng dồn
thời hạn bốc hàng và thời hạn dỡ hàng để tính thưởng/ phạt làm hàng. Nếu thời
gian thực tế sử dụng vào làm hàng ngắn hơn Laytime thì sẽ thưởng.
-Thưởng phạt tính theo Laytime bình quân: Nếu quy định thời hạn bốc dỡ
tính bình quân (Averaging Laytime) thì cho phép người thuê vận chuyển bù trừ
thời hạn bốc hàng vào thời hạn dỡ hàng .

d) Các loại thời gian tính thưởng/phạt (5,0đ):


-Thưởng có thể quy định theo 2 cách sau (2,5đ):
Thưởng cho toàn bộ thời gian tiết kiệm được (All Time saved –ATS)
hoặcThưởng cho toàn bộ thời gian làm việc tiết kiệm được (WTS )
- Phạt cho mọi thời gian bị kéo dài (2,5đ): Nguyên tắc của phạt là: Khi
đã bị phạt thì luôn luôn bị phạt, nghĩa là khi thời gian xếp dỡ đã hết và đã bị
phạt thì tất cả những ngày sau đó đều bị phạt, cho dù đó là ngày làm việc, chủ
nhật hay ngày lễ, trừ khi có quy định rõ ràng là không phạt vào ngày lễ và chủ
nhật

Câu 15 (20đ): Trình bày việc chọn phương án có lợi, Ký kết hợp đồng và
Thực hiện hợp đồng?
a)Chọn phương án (5,0đ)
Để quyết định chọn phương án nào có lợi trong số các phương án bố trí
tàu sơ bộ đã lập, chủ tàu cần xem xét các vấn đề sau:
-Nếu thu nhập của tàu tương ứng với điểm treo tàu thì loại bỏ phương án
đó.
-Nếu thu nhập của các tàu theo các đơn chào hàng lớn hơn điểm treo tàu
thì việc lựa chọn phương án có lợi sẽ theo quan điểm sau: Phương án có lợi là
phương án có: Lmax
Trường hợp Lk = L(k+1) người ta phải tính thêm một số yếu tố khác: năng
suất, mức độ an toàn đối với hàng hoá, sự thuận tiện trong công tác làm hàng,
cơ hội của chuyến tiếp theo trên tuyến,...
b)Ký kết hợp đồng (5,0đ)
Sau khi đã lựa chọn được phương án có lợi, chủ tàu phải nhanh chóng
đàm phán với thuê tàu tất cả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng chuyên chở
như, cước phí, chi phí xếp dỡ, thanh toán. Sau khi các bên đồng ý các điều
khoản thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển theo hai dạng sau:
(1)- Hợp đồng rút gọn (Fixture Note): Các Fixture Note rất đa dạng tùy
thuộc vào tập quán từng khu vực và từng loại hàng (xem mẫu ở phần phụ lục).
F/N dùng để tổ chức thực hiện chuyến đi khi hợp đồng chính thức chưa được ký
kết.
(2)- Hợp đồng chính thức: Là văn bản đầy đủ các điều khoản do hai bên
thỏa thuận, để đơn giản hóa trình tự lập hợp đồng, các bên thường dùng hợp
đồng mẫu cho từng loại hàng theo các khu vực thị trường đồng thời kèm theo
phụ lục (Rider clause) của hợp đồng. Mẫu GENCON 22/76/94 là mẫu được sử
dụng rộng rãi hiện nay dùng cho hàng thông dụng không yêu cầu mẫu riêng
(xem BIMCO). Trước khi kết thúc chuyến đi phải hoàn thành bản hợp
c) Thực hiện hợp đồng (10,0đ)
Để hoàn thành thực hiện Voyage C/P đã ký, người khai thác tàu phải triển
khai các công việc chính sau đây:
- Tìm đại lý phục vụ tàu tại các cảng (Agency Nomination)
- Lập Bản hướng dẫn chuyến đi (Sailing Instuction)
- Thông báo tàu đến (NOA) tại cảng xếp và dỡ
- Lập sơ đồ xếp hàng tại cảng xếp gửi cho các bên liên quan
- Trao Thông báo sẵn sàng (NOR)
- Nhận hàng để chở (Take the cargo in his charge for carriage)
- Cấp Biên lai thuyền phó (M/R) tại cảng xếp
- Cấp vận đơn đường biển (Issue B/L) tại cảng xếp cho Shipper
- Lập Bản lược khai hàng hóa (Cargo manifest) tại cảng xếp/dỡ
- Cấp lệnh giao hàng (D/O) tại cảng dỡ và trả hàng cho người nhận
- Quyết toán chuyến đi (các biên bản liên quan đến tàu và hàng:
ROROC,COR, CSC,SOF, Servey Report, Laytime Calculation,...)
- Lập hóa đơn thu cước (Freight Invoice)

Câu 16 (15đ): Đặc điểm của khai thác tàu định tuyến? Ưu nhược điểm của
hình thức khai thác này?
1) Đặc điểm của khai thác tàu định tuyến (10,0đ):
- Một tàu có thể chở nhiều lô hàng của nhiều chủ hàng khác nhau trong
một chuyến;
Giá cước tương đối ổn định do chủ tàu hoặc hiệp hội đưa ra, cước này
thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ; Chủ tàu có quyền lựa chọn đơn vị tính cước
tuỳ theo đặc tính vận tải của hàng (2,5đ)
-Tàu chợ không quy định mức xếp /dỡ và thưởng phạt xếp/dỡ với chủ
hàng, vì trách nhiệm xếp dỡ thuộc về chủ tàu; Chủ tàu chịu trách nhiệm nhận
hàng tại tàu hoặc tại kho bãi của mình và chủ động xếp hàng lên tàu, dỡ hàng ra
khỏi tàu tại các cảng trong hành trình của tàu (2,5đ)
-Chủ tàu có quyền xếp hàng vào bất kỳ chỗ nào trên tàu sao cho đảm bảo
an toàn và tiện lợi khi dỡ trả hàng tại các cảng ghé dọc đường. Đối với tàu
container thì chủ tàu có quyền xếp hàng trên boong (2,5đ)
- Không có hợp đồng thuê tàu, vận đơn thay thế hợp đồng vận tải, do vậy
mọi tranh chấp về hàng đều dựa vào các quy định của B/L để giải quyết. Điều
kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển.
Người thuê không được phép sửa đổi, bổ sung bất cứ điều gì đã quy định trên
vận đơn (2,5đ)

b)Ưu điểm (2,5đ):


Chủ động phối hợp
Thi trường ổn định
Đơn giả trong giao kết hợp đồng vc
c)Nhược điểm (2,5đ):
Kém linh hoạt trong khai thác
Khó tận dụng hết năng lực vc của tàu
Khó rút khỏ thị trường

Câu 17 (15đ): Các loại cước vận tải container? Ở Việt Nam biểu cước vận
tải container của các hãng tàu xây dụng như thế nào?
a) Cước trọn1 cont cho mỗi mặt hàng riêng biệt (Commodity Box Rate - CBR).
(5,0đ)
Các hãng tàu ngoài Công nội (Non - Conference Carriers) thường dùng loại
giá cước này, nhưng chỉ quy định cho một số mặt hàng nhất định. Đơn vị tính của
loại cước này là Container, mà không phụ thuộc vào khối lượng hàng hoá xếp
trong Container.
Fi = FBH + ∆F; (USD)
b) Cước cước trọn 1 Container cho mọi mặt hàng (Freight All Kinds - FAK).
(5,0đ)
Theo cước này, tất cả hàng hoá khác nhau đóng trong một Container hay
một lô đều được tính theo một mức cước như nhau mà không phân biệt hàng giá
trị cao hay giá trị thấp. Tiền cước tính theo khối lượng hàng, do vậy những hàng
giá trị thấp sẽ bị thiệt nếu đóng chung với hàng giá trị cao.

Fconti 
 Fch ; (đ; USD/Cont)
 Ncont (ch)
FCh: Tổng doanh thu trong chuyến đi; (USD)
NCONT(Ch):Tổng só cont mà tàu chở được trong chuyến đi (TEU)

c) Ở Việt Nam biểu cước vận tải container của các hãng tàu VN (0,5đ)
- Không có biểu cước sẵn trước,
- Không được công bố rộng rãi.
- Cước linh hoạt theo tình hình thị trường hiện thời
- Không xét đến thay đổi giá cả nhiên liệu, CAF
- áp dụng theo cước CBR

Câu 18 (15đ): Liệt kê các loại phụ phí của vận tải container?Những loại
nào không áp dụng ở VN?
a) các loại phụ phí của vận tải container (10,0đ)
(SV không cần phải trình bày theo thứ tự dưới đây)
(1)-Phí dịch vụ hàng lẻ (LCL Service Charges) :
(2)- Chi phí bến bãi (THC) (Equiment Handling charges - EHC)
(3)- Chi phí vận chuyển nội địa (Inland Haulage Charges);
(4) -Chi phí nâng/hạ, di chuyển, sắp xếp Container trong kho bãi (Up
and Down Removal);
(5)- Tiền phạt đọng Container (Demurrage):
(6)-Phụ phí giá dầu tăng ( BAF - GBnker Adjustment Factor)
(7)-Phụ phí do sự biến động của tiền tệ (CAF - Currency Adjustment
Factor):
(8). Phụ phí chung (GRI)
(9). Phụ phí bất cân đối theo chiều (CIS)
(10) Phụ phí chống tắc nghẽn tại cảng (CSS)
(11). Phụ phí mùa cao điểm (PCS)
b) Những loại nào không áp dụng ở VN (5,0đ)
-Các hãng tàu VN hầu hết đều không thu các phụ phí sau trên các tuyến
nội địa và quốc tế: BAF, CAF, GRI, ICS, SCS, PSS (2,5đ)
-Các hãng tàu nước ngoài đến VN có thu đủ các phụ phí trên, tùy từng
hãng và sự biến động các yếu tố đầu vào so với mức cước đã công bố.(2,5đ)

Câu 19 (20đ): Liner Bill of Lading là gì? Chức năng và nội dung chủ yếu ?
Những hạn chế của B/L?)
a)Liner Bill of Lading (2,5đ):
Liner Bill of Lading: là một chứng từ vận tải đường biển do người vận
chuyển (Carrier) hoặc người đại diện của họ lâp và cấp cho người gửi hàng
(Shipper) sau khi đã xếp hàng hoá lên tàu hoặc sau khi người vận chuyển đã
nhận hàng để vận chuyển.
Vận đơn vận tải liner là dạng vận đơn có đầy đủ các điều khoản và điều
kiện chuyên chở do người chuyên chở soạn thảo và in sẵn ở mặt sau.
a/Chức năng của B/L: (2,5đ))
-Là một biên lai nhận hàng của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận
hàng để chở.
-Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường
biển.
-Là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng
đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L.
b/Nội dung chủ yếu trên B/L (12,5đ)
-Mặt trước (10,0đ)): Tiêu đề của vận đơn: Bill of Lading, hoặc không cần ghi
tiêu đề
-Tên người chuyên chở: (Shipping Company, Carrier) tên công ty hay
hãng vận tải
Tên địa chỉ của Người gửi hàng (Shipper); Tên địa chỉ của Người nhận
hàng: (Consignee) ; Tên địa chỉ của Bên được thông báo (Notify Party)
Nơi nhận hàng (Place of Receive) ; Nơi giao hàng (Place of Delivery)
Cảng bốc hàng lên tàu (Port of Loading) ; Cảng dỡ hàng (Port of
Discharge) (5,0đ)
-Têu con tàu và số hiệu chuyến đi (Vessel and Voyage No.) ;
Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original) ;Mô tả hàng
hóa (Discription of Goods): Ký mã hiệu hàng hóa, số lượng và trọng
lượng (Marks, Weight, Numbers)
Ngày và nơi ký phát vận đơn (5,0đ)
-Mặt sau của B/L (2,5đ): là những điều khoản và điều kiên chuyên chở do chủ
tàu quy định, đây là cơ sở để giải quyết tranh chấp khi có xung đột các quyền
lợi giữa các bên.Vì vậy, B/L mặc dù không phải là hợp đồng nhưng nó là bằng
chứng của hợp đồng vận chuyển và được coi là hợp đồng vận chuyển theo
chứng từ.
Hạn chế (2,5đ): Phải xuất trình B/L gốc để nhận hàng. Chính vì yêu cầu đặc
biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn hiện nay.

Câu 20 (20đ): Liner Seaway Bill là gì? Chức năng và nội dung chủ yếu ?
Những điểm khác biệt cần lưu ý khi cấp và sử dụng chứng từ này?
1.Khái niêm (2,5đ):
Giấy gửi hàng đường biển (Sea way bill): là chứng từ vận chuyên do
người vận chuyển hoặc người đại diện của họ lâp và cấp phát cho người gửi
hàng sau khi đã xếp hàng hoá lên tàu hoặc sau khi người vận chuyển đã nhận
hàng để vận chuyển.
2) Chức năng của Sea Way Bill: (2,5đ):
-Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở.
-Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường
biển
c) Nội dung của Giấy gửi hàng (12,5đ):
- Mặt trước (10,0đ): tương tự như trên B/L, nhưng nêu rõ tên người nhận
trong ô Consignee (not to Order)
(SV không cần trình bày theo thứ tự các nội dung cụ thể, đúng ý
nào thì cho điểm ý đó)!!
- Mặt sau (2,5đ): Gồm các điều khoản tương tự như các vận đơn đường
biển.
d) Những điểm khác biệt cần lưu ý khi cấp và sử dụng chứng từ này(2,5đ)
-Sea Way Bill không có chức năng chứng từ sở hữu nên không thể
chuyển nhượng được, do vậy phải ghi rõ NON-NEGOTIABLE
-Không cấp ở dạng Theo lệnh (Not to Order), ghi đích danh tên người
nhận hàng
-Ghi rõ luật chi phối khi giải quyết tranh chấp (loại Blank Back)
-Giao hàng không cần chứng từ gốc.
Câu 21: Nghĩa vụ và quyền hạn của các bên trong hình thức cho thuê tàu
định hạn?
a) Nghĩa vụ và quyền hạn của chủ tàu:
- Nghĩa vụ:
+ Giao tàu đúng thời hạn và địa điểm theo quy định của hợp đồng thuê tàu
+ Cung cấp một bộ thuyền viên đầy đủ
+ Chịu trách nhiệm trả lương cho thuyền bộ
+ Chịu trách nhiệm sửa chữa tàu trong phạm vi trách nhiệm của mình
+ Chịu trách nhiệm duy trì tàu luôn trong tình trạng kỹ thuật tốt đảm bảo “ khả
năng đi biển” trong suốt thời gian thuê
+ Yêu cầu thuyền trưởng thực hiện theo lệnh khai thác của người thuê tàu
- Quyền hạn:
+ Thu tiền thuê tàu do người thuê tàu trả theo quy định của hợp đồng
+ Đòi lại tàu nếu người thuê sử dụng không đúng mục đích đã quy định trong
hợp đồng
b) Nghĩa vụ và quyền hạn của người thuê tàu định hạn:
- Nghĩa vụ:
+ Nhận tàu tại nơi và thời điểm theo quy định trong hợp đồng
+ Trả tiền thuê tàu theo quy định trong hợp đồng
+ Sử dụng tàu đúng mục đính của hợp đồng
+ Sửa chữa những hư hỏng của tàu do lỗi của mình gây ra trong quá trình khai
thác
+ Chịu chi phí liên quan đến quá trình khai thác con tàu đã thuê: Nhiên liệu,
nước ngọt, cảng phí, đại lý phí, xếp dỡ hàng hóa,..
+ Hết thời gian thuê, phải hoàn trả tàu thuê trong tình trạng kỹ thuật tốt đúng
thời gian và địa điểm quy định trong hợp đồng thuê tàu.
- Quyền hạn:
+ Từ chối nhận tàu nếu tàu không đúng như mô tả trong hợp đồng thuê tàu
+ Người thuê tàu được phép khấu trừ tiền cước trong thời gian ngừng thuê như
thời gian tàu phải sửa chữa định kỳ hay máy móc tàu bị hỏng do lỗi của chủ tàu
+ Giao trả tàu trước thời hạn
+ Cho thuê lại tàu (nếu hợp đồng thuê tàu không cấm điều này)
Câu 22 (15đ): Các hình thức cho thuê tàu định hạn, các phương pháp định
giá cho thuê tàu định hạn?
a)Các hình thức cho thuê tàu định hạn(5,0đ):
- Cho thuê định hạn chuyến (Trip T/C): Theo hình thức này chủ tàu sẽ
cho người thuê sử dụng tàu trong phạm vi của một chuyến đi. Khi kết thúc việc
dỡ hàng thì hợp đồng thuê định hạn chuyến sẽ kết thúc. Tiền thuê tàu được tính
trên cơ sở giá thuê tàu theo ngày và thời gian chuyến đi của tàu.
- Cho thuê định hạn theo thời hạn (Period T/C): Theo hình thức này chủ
tàu sẽ cho người thuê sử dụng tàu trong một khoảng thời hạn nhất định, thường
là 6 tháng, một năm hoặc dài hạn hơn.
b) Các phương pháp định giá cho thuê tàu định hạn (10,0đ)
(1)- Định giá theo chi phí cố định (5,0đ):
-TC Rate = Chi phí cố định + Lãi dự tính (USD/ngày) hoặc USD/DWT-
ngày.
-Chi phí cố định gồm (2,5đ): Khấu hao, Bảo hiểm, thuyền viên, bảo
dướng, sửa chữa, quản lý.
(2)-Định giá theo thị trường vận chuyển hiện thời (5,0đ):
-TC Rate = Tổng doanh thu –chi phí biến đổi/ Thời gian chuyến đi;
(USD/ngày)
-Doanh thu gồm: Cước vận chuyển
-Chi phí biến đổi gồm: cảng phí, nhiên liệu, kênh eo, hoa hồng
Câu 23 (15đ): Khái niệm và đặc điểm của phương thức cho thuê tàu định
hạn ?
a). Khái niệm (2,5đ)
b) Đặc điểm của phương thức cho thuê tàu định hạn (12,5đ).

- Cho thuê tàu định hạn là phương thức cho thuê tài sản - vì trong suốt thời
gian thuê, quyền sở hữu con tàu vẫn thuộc chủ tàu. Chủ tàu chỉ chuyển quyền
sử dụng con tàu của mình cho người thuê trong một thời gian nhất định.
- Thuê tàu định hạn là thuê cả chiếc tàu cùng thuỷ thủ đoàn của chủ tàu trong
một thời gian nhất định. Trong suốt thời gian thuê, thuyền trưởng, sĩ quan, thuỷ
thủ điều khiển con tàu dưới sự quản lý của người đi thuê tàu.
- Chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng con tàu cho người thuê,
đồng thời phải đảm bảo "khả năng đi biển" của con tàu trong suốt thời gian thuê
-Chi phí hoạt động của tàu (Operating cost): do người thuê phải chịu
- Hết thời hạn thuê tàu, người thuê có trách nhiệm hoàn trả cho chủ tàu chiếc tàu
trong tình trạng kỹ thuật đảm bảo tại một cảng được quy định, đúng thời gian
quy định.
- Người thuê tàu có trách nhiệm về việc kinh doanh khai thác con tàu được thuê
để lấy cước hoặc vì mục đích kinh tế khác (tự vận chuyển hàng cho mình).
-Tất cả các chi phí có liên quan tới việc kinh doanh khai thác tàu (trừ lương
thuyền viên) đều thuộc về người đi thuê tàu.Người đi thuê tàu thực hiện chức
năng của một người chuyên chở.
-Người thuê phải trả tiền thuê tàu (Hire) theo quy định của hợp đồng

-Hợp đồng thuê tàu là văn bản điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa chủ tàu và người
thuê tàu
-Chủ tàu không đóng vai trò là người chuyên chở mà người thuê đóng vai trò
này để thực hiện vận chuyển hàng hoá theo mục đích riêng (tự vận chuyển hoặc
kinh doanh thu cước- Freight)

Câu 24 (20đ): Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu định hạn?
-Phần 1-Chủ thể của hợp đồng(2,5đ)
Người cho thuê tàu: thường là chủ tàu.
Người thuê tàu: có thể là chủ hàng hoặc các chủ tàu khác thuê tàu để bổ
sung năng lực vận tải trong một thời hạn nhất định.
Phần 2- Các điều khoản chủ yếu (17,5đ)
-Điều khoản về tàu (2,5đ)
Hai bên quy định khá chi tiết về chiếc tàu thuê và cho thuê. Cụ thể như:
Tên tàu. Các đặc trưng của tàu. Thời gian giao và nhận tàu.
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của tàu khi giao và nhận tàu.
-Điều khoản về thời gian thuê (2,5đ)
Thời gian thuê tàu được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê tàu.
Hết thời gian thuê, người thuê tàu phải có trách nhiệm hoàn trả tàu thuê
trong tình trạng kỹ thuật tốt đúng thời gian và địa điểm quy định trong hợp đồng
thuê tàu
-Điều khoản về tiền cước thuê tàu (5,0đ)
Tiền cước thuê tàu thường được tính theo tấn trọng tải hay tấn dung tích
trên tháng (DWT/ tháng ) hoặc cũng có thể tính theo thuê bao cả tàu theo ngày.
Tiền cước có thể thanh toán theo định kỳ hàng tháng. Chủ tàu có quyền
huỷ hợp đồng và rút tàu về nếu người thuê tàu không thanh toán đủ tiền cước
đúng thời gian như đã quy định.
Người thuê tàu được phép khấu trừ tiền cước trong thời gian ngừng thuê
như thời gian tàu phải sửa chữa định kỳ hay máy móc tàu bị hỏng do lỗi của chủ
tàu.
-Điều khoản về phân chia chi phí có liên quan
* Chủ tàu thường phải chịu các chi phí: (2,5đ)
Các khoản chi phí của thuyền viên trên tàu, Duy tu, bảo dưỡng và sửa
chữa tàu trong suốt thời gian cho thuê. Cung ứng phụ tùng, vật tư, thiết bị cho
tàu. Khấu hao tàu, Bảo hiểm thân tàu, Chi phí văn phòng, Chi phí kiểm tra tàu,
Chi phí hoa hồng môi giới.
Người thuê tàu thường phải chịu các chi phí sau:(2,5đ)
Dầu chạy máy. Cảng phí. Chi phí xếp dỡ hàng hoá. Chi phí vật liệu chèn
lót. Chi phí nước ngọt.
-Các điều khoản khác (2,5đ):
Điều khoản cho thuê lại tàu; Điều khoản về điều hành thuyền trưởng, điều
khoản về huỷ hợp đồng; điều khoản về khiếu nại, trọng tài hay luật xét xử...
Bài Tập dạng 1: Tính thưởng phạt làm hàng

Câu 1 (30đ): Trong hợp đồng thuê vận chuyển hàng hóa từ A đến B, có quy
định một số điều khoản chủ yếu như sau: C.GO Q.TY: 10.000 MT Rice in bags
(50kg) 10% MOOLOO; Laycan: 5th-10thAPR; Freight Rate: USD 20,0/MT-
FIOS BSS1/1; thời hạn xếp hàng cho phép là 5 ngày theo điều kiện
WWDSHEX-EIU; Thời gian dỡ hàng cho phép là 4 ngày theo điều kiện
WWDSHEX-EIU; Mức thưởng/phạt là DHD rate: 4000 USD /day-ATS-Bend;
NOR được trao và chấp nhận theo GENCON 94 và theo điều kiện W.W.W.W;
Nếu làm hàng trước khi Laytime được tính thì toàn bộ thời gian thực tế đó sẽ
không được tính vào Laytime. Thứ 7 chỉ tính đến 19 giờ. Hoa hồng môi giới là
3,75%, trong đó hoa hồng dành cho người thuê là 2,0%.
Trên NOR tại cảng xếp ghi: Tàu đã sẵn sàng nhận 11.000 MT. Trên SOF
có ghi: Tại cảng xếp NOR được trao vào lúc 08h00 ngày 4/APR, tàu bắt đầu
xếp hàng liên tục từ lúc 10h00 ngày 4/APR (Thứ 5); Xếp xong hàng lúc 24h00
ngày 8/APR. Trên B/L ghi: Tàu đã nhận 10.500MT để vận chuyển. Tại cảng dỡ
NOR được trao vào lúc 09h00 ngày 18/APR (Thứ 4), tàu bắt đầu dỡ hàng liên
tục từ lúc 12h00 ngày 21/APR; ngày 23/APR trời mưa ngừng làm hàng từ
14h00 đến 19h00; Tàu dỡ xong hàng lúc 12h00 ngày 25/APR.
Yêu cầu :
(1).Lập Time Sheet và Tính thưởng phat làm hàng theo cách tính Averaging
Laytime
(2) Số tiền thực thu của người khai thác tàu trong chuyến đi?
Cách giải:
1/ Lập bảng và tính Laytime tại cảng bốc hàng (7,5đ)
-Lập bảng tính (5đ)
- Thời gian tiết kiệm được cho chủ tàu tại cảng xếp là 1,75 ngày (2,5đ)
2/ Lập bảng và tính Laytime tại cảng dỡ hàng (7,5đ)
-Lập bảng tính (5,0đ)
- Thời gian kéo dài tại cảng dỡ là 1,5 ngày=36 tiếng (2,5đ)
3/Cân đối thời gian thưởng và phạt như sau: (7,5đ)
Tại cảng xếp: Thưởng làm hàng nhanh =42 tiếng;
Tại cảng dỡ : Phạt làm hàng chậm =26 tiếng
Người thuê được thưởng =42- 36 =6 tiếng=0,25 ngày.
Tiền thưởng là 0,5*2000 =50 USD
4/ Tổng thu của người khai thác tàu trong chuyến đi là (7,5đ):
Doanh thu: F=11.000 *20,00 USD/T= 220.000 USD;
Trừ HH môi giới 3,75% = 0.0375* 220.000 = 8250 USD
Trừ thưởng =50USD
Tổng thu: 220.000 -8250 – 50 =211700 USD
Time sheet Lay time Thưởng/Phạt
Day Date Remasks
From To D H M D H M

Tổng thời gian Laytime


Tổng thời gian tiết kiệm

Câu 2 (30đ): Trong hợp đồng thuê vận chuyển hàng hóa từ A đến B, có quy
định một số điều khoản chủ yếu như sau: C.GO Q.TY: 10.000 MT Rice in bags
(50kg) 10% MOOLOO; Laycan: 5th-10thAPR; Freight Rate: USD 20,0/MT-
FIOS BSS1/1; thời hạn xếp hàng cho phép là 5 ngày theo điều kiện
WWDSHEX-EIU; Thời gian dỡ hàng cho phép là 4 ngày theo điều kiện
WWDSHEX-EIU; Mức thưởng/phạt là DHD rate: 4000 USD /day-ATS-Bend;
NOR được trao và chấp nhận theo GENCON 94 và theo điều kiện W.W.W.W;
Nếu làm hàng trước khi Laytime được tính thì toàn bộ thời gian thực tế đó sẽ
không được tính vào Laytime. Thứ 7 chỉ tính đến 19 giờ. Hoa hồng môi giới là
3,75%, trong đó hoa hồng cho người thuê là 2,0%.

Trên NOR tại cảng xếp ghi: Tàu đã sẵn sàng nhận 11.000 MT. Trên SOF
có ghi: Tại cảng xếp NOR được trao vào lúc 08h00 ngày 4/APR, tàu bắt đầu
xếp hàng liên tục từ lúc 10h00 ngày 4/APR (Thứ 5); Xếp xong hàng lúc 24h00
ngày 8/APR. Trên B/L ghi: Tàu đã nhận 10.500MT để vận chuyển. Tại cảng dỡ
NOR được trao vào lúc 09h00 ngày 18/APR (Thứ 4), tàu bắt đầu dỡ hàng liên
tục từ lúc 12h00 ngày 21/APR; ngày 23/APR trời mưa ngừng làm hàng từ
14h00 đến 19h00; Tàu dỡ xong hàng lúc 12h00 ngày 25/APR.
Yêu cầu : (1).Lập Time Sheet và Tính thưởng phat làm hàng theo cách tính
Normal Laytime
(2) Số tiền thực thu của người khai thác tàu trong chuyến đi?

Cách giải:
1/ Lập bảng và tính Laytime tại cảng bốc hàng (7,5đ)
Thời gian tiết kiệm được cho chủ tàu tại cảng xếp là 1,75 ngày
Số tiền thưởng sẽ là: 2000 +(18/24) x ½*4000 = 1.500 USD =3500
2/ Lập bảng và tính Laytime tại cảng bốc hàng (10đ)
Thời gian kéo dài tại cảng dỡ là 1,5 ngày=36 tiếng
Tiền phạt =4000 +2000= 6000 USD
Trừ chiết khấu hoa hồng 2* =120 USD
Còn lại phạt =5880 USD
3/Cân đối tiền thưởng và phạt như sau: (2,5đ)
Người thuế trả cho chủ tàu =5880 USD-3500=2380 USD
4/ Tổng thu của người khai thác tàu trong chuyến đi là: (10đ)
-Doanh thu: F=11.000 *20,00 USD/T= 220.000 USD;
-Trừ HH môi giới 3,75% = 0.0375* 220.000 = 8250 USD;
-Tiền phạt dôi nhật 2380 USD
Tổng thu: 220.000 +2380 -8250 =215.550 USD
Time sheet Lay time Thưởng/Phạt
Day Date Remasks
From To D H M D H M

Tổng thời gian Laytime


Tổng thời gian tiết kiệm

Câu 3 (30đ) : Trong hợp đồng thuê vận chuyển hàng hóa từ A đến B, có quy
định một số điều khoản chủ yếu như sau: C.GO Q.TY: 10.000 MT Rice in bags
(50kg) 10% MOOLOO; Laycan: 5th-10thAPR; Freight Rate: USD 20,0/MT-
FIOS BSS1/1; thời hạn xếp hàng cho phép là 5 ngày theo điều kiện
WWDSHEX-EIU; Thời gian dỡ hàng cho phép là 4 ngày theo điều kiện
WWDSHEX-EIU; Mức thưởng/phạt là DHD rate: 4000 USD /day-ATS-Bend;
NOR được trao và chấp nhận theo GENCON 94 và theo điều kiện W.W.W.W;
Nếu làm hàng trước khi Laytime được tính thì toàn bộ thời gian thực tế đó sẽ
không được tính vào Laytime. Thứ 7 chỉ tính đến 18 giờ. Hoa hồng môi giới là
3,75%, trong đó hoa hồng cho người thuê là 2,0%.
Trên NOR tại cảng xếp ghi: Tàu đã sẵn sàng nhận 11.000 MT. Trên SOF
có ghi: Tại cảng xếp NOR được trao vào lúc 08h00 ngày 4/APR, tàu bắt đầu
xếp hàng liên tục từ lúc 10h00 ngày 4/APR (Thứ 5); Xếp xong hàng lúc 24h00
ngày 8/APR. Trên B/L ghi: Tàu đã nhận 10.500MT để vận chuyển. Tại cảng dỡ
NOR được trao vào lúc 09h00 ngày 18/APR (Thứ 4), tàu bắt đầu dỡ hàng liên
tục từ lúc 12h00 ngày 21/APR; ngày 23/APR trời mưa ngừng làm hàng từ
14h00 đến 18h00; Tàu dỡ xong hàng lúc 14h00 ngày 25/APR.
Yêu cầu : (1) Tính thưởng phat làm hàng theo cách tính Reversible Laytime?
(2) Số tiền thực thu của người khai thác tàu ?

Giải:. 1/Tổng hợp dữ liệu (7,5đ)


- Tổng Laytime =9 ngày
-Chủ nhật vẫn làm hàng nhưng không tính vào Laytime,
-Làm hàng sớm ko tính vào laytime
-Q tính cước = 10.500 tấn (theo NOR)
2/Lập bảng tính thời gian làm hàng cho 2 cảng (12,5đ)
Lập bàn và tính ra thời gian tiết kiệm là 3 tiếng (10đ)
Tiền thưởng = (3 *2000)/24= 250 USD (2,5đ)
3/Số tiền thực thu (10đ)
-Doanh thu của tàu: F= 11.000*20 USD = 220.000 USD
-Trừ hoa hồng MG =3,75%*220.000 =0.0375* 220.000 = 8250 USD
-Trừ thưởng =250USD
Kết quả Thu nhập =220.000 –(250-8250)=211.500 USD

Time sheet Lay time Thưởng/Phạt


Day Date Remasks
From To D H M D H M

Tổng thời gian Laytime


Tổng thời gian tiết kiệm

Câu 4 (30đ): Trong hợp đồng thuê vận chuyển từ A đến B, có quy định: 12.000
MT Rice in bags (50kg) 10% MOOLOO; Freight Rate: USD 25,0/MT-FIOS
BSS1/1; Mức xếp hàng cho phép là 2000T/ngày theo điều kiện WWDSHEX-
UU; Mức dỡ hàng cho phép là 2500T/ngày theo điều kiện WWDSHEX-UU;
Mức thưởng/phạt là DHD rate: 5000 USD /day-WTS-Bend; NOR được trao và
chấp nhận theo GENCON 94 và theo điều kiện W.W.W.W; Nếu làm hàng trước
Laytime thì toàn bộ thời gian thực tế đó sẽ được tính đủ vào Laytime. Thời gian
thực tế các ngày lễ và chủ nhật nếu sử dụng sẽ được tính 1/2 vào Laytime. Hoa
hồng môi giới là 3,75%, trong đó hoa hồng cho người thuê là 2,0%.
Trên NOR tại cảng xếp ghi: Tàu đã sẵn sàng nhận 13.000 MT. Trên SOF
có ghi: Tại cảng xếp NOR được trao vào lúc 08h00 ngày 6/APR, tàu bắt đầu
xếp hàng liên tục từ lúc 14h00 ngày 7/APR (Thứ 5); Xếp xong hàng lúc 24h00
ngày 9/APR. Trên B/L ghi: Tàu đã nhận 12.500MT để vận chuyển. Tại cảng dỡ
NOR được trao vào lúc 13h00 ngày 24/APR (Thứ 6), tàu bắt đầu dỡ hàng liên
tục từ lúc 14h00 ngày 24/APR; ngày 26/APR tàu không dỡ hàng từ 12h00 đến
18h00 do không có công nhân cảng; dỡ xong hàng lúc 24h00 ngày 28/APR.
Yêu cầu : (1).Tính thưởng phat làm hàng theo cách tính Normal Laytime
(2) Số tiền thực thu của người khai thác tàu trong chuyến đi?

Giải
1/ Xác định thời hạn làm hàng cho phép tại các cảng (5đ)
T xếp: Tx=12500 :2000 =6,25 ngày = 6 ngày 6 tiếng
T dỡ =: d=12500/2500 =5 ngày
2/ Lập bảng và tính Laytime tại cảng xếp(7,5đ)
-Thời gian tiết kiệm được cho chủ tàu tại cảng xếp là 1 ngày và 19 tiếng
-Só tiền thưởng là:2500 +(19/24)*2500
3/ Lập bảng và tính Laytime tại cảng dỡ (7,5đ)
Thời gian tiết kiệm tại cảng dỡ là 1 ngày và 10 tiếng
Tiền thưởng tại cảng dỡ =2500 +(10/24)*2500
Do đó tổng thời gian thưởng là 1 ngày 19 tiếng + 1 ngày và 5 tiếng =3
ngày
Do vậy: Tiền thưởng là 3*2500 =7500 USD.
2. Tổng thu của người khai thác tàu trong chuyến đi là: (10đ)
Thu= Tổng cước-Hoa hồng- thưởng
-Doanh thu: F=13.000 *25,00 USD/T= 325.000 USD
-Trừ HH môi giới 3,75% = 0.0375* 325.000 =12.187,5 USD;
-Tiền thưởng 7500 USD
. Tổng thu: = 305.312,5USD
Time sheet Lay time Thưởng/Phạt
Day Date Remasks
From To D H M D H M

Tổng thời gian Laytime


Tổng thời gian tiết kiệm
Câu 5 (30đ) :

Trong hợp đồng thuê vận chuyển từ A đến B, có quy định: 12.000 MT
Ciment in bags (50kg) 10% MOOLOO;. Freight Rate: USD 20,0/MT-FIOS
BSS1/1; thời hạn xếp hàng cho phép: CQD, người thuê được phép chuẩn bị
hàng hóa và giấy tờ liên quan không qua 12 tiêng kể từ khi tàu trao NOR; Thời
gian dỡ hàng cho phép là 5 ngày theo điều kiện WWDSHEX-EIU; Mức phạt
lưu tàu tại cảng xếp là 5000 USD/ngày. Mức thưởng/phạt làm hàng tại cảng dỡ
là DHD rate: 5000 USD /day-ATS; NOR được trao và chấp nhận theo
GENCON 94 và theo điều kiện W.W.W.W; Nếu làm hàng trước NOR có hiệu
lực thì toàn bộ thời gian thực tế đó sẽ tính như Laytime. Thứ 7 chỉ tính đến 12
giờ. Hoa hồng môi giới là 3,75% cước biển..
Trên NOR tại cảng xếp ghi: Tàu đã sẵn sàng nhận 12.000 MT. Trên SOF
có ghi: Tại cảng xếp tàu đến cảng lúc 13h00 ngày 1/SEP (thứ 2); NOR được
trao vào lúc 14h00 ngày 1/SEP, tàu bắt đầu xếp hàng liên tục từ lúc 08h00 ngày
3/SEP, trước đó không có hàng để xếp; Xếp xong hàng lúc 19h00 ngày 8/SEP.
Trên B/L ghi: Tàu đã nhận 11.500MT để vận chuyển. Tại cảng dỡ NOR được
trao vào lúc 09h00 ngày 16/SEP (Thứ 4), tàu bắt đầu dỡ hàng liên tục từ lúc
12h00 ngày 16/SEP; Tàu dỡ xong hàng lúc 15h00 ngày 23/SEP .

Yêu cầu : (1).Tính thưởng phat làm hàng theo cách tính riêng rẽ Laytime
(2). Số tiền thực thu của người khai thác tàu trong chuyến đi?
Giải:
1/ Tính thời gian phạt luuw tàu tại cảng xếp (12,5đ)
Tại cảng xếp: Time sheet: Bắt đầu tính làm hàng từ 14 giờ ngày 2.
- Bắt đầu xếp hàng từ 08 giờ ngày.
- Do vậy Phạt Lưu tàu (DETENTION) từ 14 giờ ngày 2 đến 08 giờ ngày 3
=18 tiếng
- Thời gian lưu tàu quá hạn cho phép là 0,75 ngày
- Số tiền phạt sẽ là: 0,75 *5000 =3750 USD
2/ Lập bảng và tính thưởng phạt tại cảng dỡ ( 7,5đ)
-Lập bảng
- Thời gian kéo dài tại cảng dỡ là 0,75 ngày;
- Số tiền phạt sẽ là: 0,75 x 5000 = 3.750 USD
-Cân đối thưởng phạt như sau:
Tại cảng dỡ : Phạt làm hàng chậm =0,75 * 5000=3750USD.
3/ Tổng thu của người khai thác tàu trong chuyến đi là: (10đ)
Thu= Tổng cước-Hoa hồng+Phạt
-Doanh thu: F=12.000 *20,00 USD/T= 240.000 USD
-Trừ HH môi giới 3,75% = 0.0375* 240.000 = 9000 USD;
-Thu tiền phạt dôi nhật 7500 USD
-Thưởng 3125 USD. Tổng thu: = 238.500 USD
Time sheet Lay time Thưởng/Phạt
Day Date Remasks
From To D H M D H M

Tổng thời gian Laytime


Tổng thời gian tiết kiệm

You might also like