You are on page 1of 120

CHƯƠNG 2: CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA

NGOẠI THƯƠNG BẰNG PHƯƠNG


THỨC VẬN TẢI BIỂN
MỤC TIÊU

 Phân biệt được 2 phương thức thuê tàu: Phương thức thuê
tàu chợ và phương thức thuê tàu chuyến

 Hiểu khái niệm, chức năng, tác dụng vận đơn đường biển,
giấy gửi hàng bằng đường biển; Phân loại được các loại
vận đơn đường biển
 Hiểu được trách nhiệm của các bên trong các phương pháp
giao hàng bằng container

 Phân tích nội dung các điều khoản của hợp đồng thuê tàu
chuyến
NỘI DUNG
2.1. Khái quát về vận tải đường biển
2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải bằng đường biển
2.3. Các phương thức thuê tàu
2.4. Vận đơn đường biển và cơ sở pháp lý của vận tải
đường biển quốc tế
2.5. Chuyên chở hàng hóa theo cách thức chuyên biệt
của hàng hóa.
2.3.1. Chuyên chở hàng rời
2.3.2. Chuyên chở hàng đóng trong container
2.6. Cước đường biển
NỘI DUNG SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU

üVai trò và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường
biển
üCơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển
üTìm hiểu nghiệp vụ giao dịch cước tàu tại hãng tàu,
công ty giao nhận
üSưu tầm, đọc, hiểu vận đơn đường biển, giấy gửi hàng
bằng đường biển và hợp đồng thuê tàu chuyến thực tế
üĐọc các mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến
üTìm hiểu trách nhiệm của người chuyên chở đối với
hàng hóa vận chuyển theo vận đơn đường biển
4
VAI TRÒ

Vận tải đường biển giữ vị trí


số một trong chuyên chở hàng
hóa trên thị trường thế giới.
ĐẶC ĐIỂM
a. Ưu điểm:

 Các tuyến đường hầu hết là tự nhiên

 Có năng lực vận chuyển lớn.

 Giá thành thấp (cước phí chuyên chở).

 Thích hợp với việc chuyên chở hầu hết các loại
hàng hóa trong thương mại quốc tế.
ĐẶC ĐIỂM
b. Nhược điểm
 Phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (rủi ro
cao).
 Tốc độ thấp
Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải biển

v Tàu buôn
v Cảng biển
TÀU BUÔN

Khái niệm:
Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong
hàng hải.
Đặc trưng kinh tế kỹ thuật của tàu buôn:
• Tên tàu (Ship’ s Name)
• Nơi đăng ký của tàu (Place of Registry)
• Cờ tàu (Flag of ship)
• Chủ tàu (Shipowner)
• Chiều dài của tàu (Length Over All)
• Chiều rộng của tàu (Beam)
TÀU BUÔN

Đặc trưng kinh tế kỹ thuật của tàu buôn:


• Mớn nước của tàu (Draught)
-Mớn nước tối thiểu (Light Draft)
-Mớn nước tối đa (Loaded/Laden Draft)
• Trọng lượng của tàu (Displacement)
-Trọng lượng tàu không chở hàng (Light Displacement)
-Trọng lượng tàu khi chở hàng (Heavy Displacement)
TÀU BUÔN
Đặc trưng kinh tế kỹ thuật của tàu buôn:
• Trọng tải của tàu (Carrying Capacity)
-Trọng tải toàn phần của tàu (Deadweight Capacity
– DWC): trọng lượng tàu đầy hàng trừ đi trọng
lượng tàu không hàng.
-Trọng t ải t ị n h c ủ a t à u ( D e a d w e i g h t C a rg o
Capacity-DWCC): trọng tài toàn phần trừ trọng
lượng các vật phẩm cung ứng cho chuyến đi.
• Dung tích đăng ký của tàu (Register Tonnage)
-Dung tích đăng ký toàn phần (Gross Register
Tonnage-GRT):
-Dung tích đăng ký tịnh (Net Register Tonnnage)
TÀU BUÔN

Đặc trưng kinh tế kỹ thuật của tàu buôn:


• Dung tích chứa hàng của tàu (Cargo Space)
• Hệ số xếp hàng của hàng hóa (Stowage Factor-
SF): tỷ lệ giữa thể tích của hàng và trọng lượng
của hàng.
 Lượng rẽ nước của tàu A khi chở đầy hàng là 77 145 LT.
Trọng lượng của vỏ tàu là 26100 LT, của máy móc thiết bị trên
tàu là 12300 LT, trọng lượng của nước trong nồi hơi là 6582
LT, trọng lượng của sĩ quan, thủy thủ và hành lý của họ là 18
LT. Tính:
 Trọng tải tịnh (sức chở) mà tàu có thể chuyên chở được ở mớn
nước tối đa và an toàn. Biết rằng, để thực hiện chuyến hành
trình này, tàu cần phải được cung cấp 1350 LT nhiên liệu, 600
LT nước ngọt, 150 LT vật liệu chèn lót và 45 LT lương thực
thực phẩm.
 Tàu sẽ chở 2 mặt hàng gỗ và bách hóa. Tìm trọng lượng và thể
tích tương ứng của hai mặt hàng trên mà tàu có thể chuyên
chở được an toàn và sử dụng hết dung tích, trọng tải của tàu.
Biết dung tích chứa hàng còn lại của tàu là 52170M3, hệ số
thể tích của gỗ là 0,65M3/tấn (LT) và cùa hàng bách hóa là
2,3M3/tấn (LT)
TÀU BUÔN

Phân loại:
• Theo công dụng
• Theo cỡ tàu
• Theo cờ tàu
• Theo phương thức kinh doanh
TÀU BUÔN
Phân loại:
• Theo công dụng
- Nhóm tàu chở hàng khô (Dry cargo Ship)
Tàu chở hàng bách hoá (General Cargo Ship)
Tàu container
Tàu chở hàng khô với khối lượng lớn
- Nhóm tàu chở hàng lỏng (Tankers)
Tàu chở hàng lỏng có tính chất tổng hợp
Tàu chở hàng lỏng có tính chất chuyên dùng
-Nhóm tàu đặc biệt (Special Ships)
TÀU BUÔN

Phân loại:
• Theo cỡ tàu
Tàu nhỏ
Tàu trung bình
Tàu rất lớn VLCC (Very Large Crate Carrier)
Tàu cực lớn ULCC (Ultra Large Crate Carrier)
TÀU BUÔN

Phân loại:
• Theo cờ tàu
Tàu treo cờ thường: national flag
Tàu treo cờ phương tiện: flag of convenience
TÀU BUÔN

Phân loại:
• Theo phương thức kinh doanh
Tàu chợ (Liner)
Tàu chạy rông (Tramp)
CẢNG BIỂN

Khái niệm:

Là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ


tàu và hàng hoá chuyên chở trên tàu.
Chức năng:

-Phục vụ tàu biển:


-Phục vụ hàng hóa:
CẢNG BIỂN

Trang thiết bị của cảng


-Trang thiết bị phục vụ tàu ra vào, neo đậu để làm hàng
-Trang thiết bị phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá
-Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bảo quản, lưu kho hàng
hóa

-Trang thiết bị phục vụ việc điều hành, quản lý tàu bè và


hàng hóa
CẢNG BIỂN
Các chỉ tiêu hoạt động của cảng:
-Số lượng tàu ra vào cảng trong một năm
-Số lượng tàu có thể cùng tiến hành xếp dỡ trong
cùng một thời gian
-Khối lượng hàng hóa xếp dỡ trong một năm
-Mức xếp dỡ hàng hóa của cảng
-Khả năng chứa hàng của kho bãi cảng
-Chi phí xếp dỡ hàng hóa
PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHỢ

Khái niệm

Tàu chợ (Liner) là tàu chạy thường xuyên trên một


tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định và
theo một lịch trình định trước.

Thuê tàu chợ hay còn gọi là lưu cước tàu chợ (Booking
shipping space) là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc
đại lý của chủ tàu để dành chỗ trên tàu để chuyên chở hàng
hóa từ một cảng này đến một cảng khác.
PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHỢ

Đặc điểm
§ Tàu chạy giữa các cảng theo một lịch trình công bố trước
§ Vận chuyển những lô hàng nhỏ, cảng xếp và cảng dỡ
nằm trên tuyến đường kinh doanh của tàu.
§ Chứng từ điều chỉnh các mối quan hệ trong thuê tàu chợ
là Vận đơn đường biển (Bill of lading).
§ Điều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn
trên B/L.
§ Cước phí do các hãng tàu quy định và công bố
§ Tàu chợ không quy định mức xếp dỡ và thưởng phạt xếp
dỡ nhanh chậm ở cảng.
PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHỢ

Trình tự thuê tàu


§ Chủ hàng xác định số lượng hàng cần xuất, cảng
đi, cảng đến, thời gian…; Liên hệ người chuyên
chở để đặt chỗ
§ Người chuyên chở xác nhận lịch trình và gửi lại
booking confirmation
§ Kiểm tra lại Booking do người chuyên chở gửi
§ Vận chuyển hàng hóa ra cảng
§ Nhận Bill of Lading từ người chuyên chở
 SCHEDULE: LỊCH TRÌNH TÀU CHẠY
 EMPTY PICK UP DATE: NGÀY LẤY CONTAINER
RỖNG
 FULL RETURN: HẠ BÃI
• Số Booking
 Ngày lập
 Tên tàu, Số chuyến tàu
 •Cảng bốc hàng (Port of Loading)
 •Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
 •Địa điểm giao hàng cuối cùng (Place of Delivery)
 •Thời gian dự kiến khởi hành (ETD)
 •Thời gian dự kiến đến (ETA)
 •Số lượng và loại container (Equipment Type/Quantity); GW;
MEASSUREMENT
 •Loại hình vận chuyển đường biển (Ocean Route Type) là tàu đi trực
tiếp (Direct) hay chuyển tải (Transit)
 •Tên hàng hóa (Commodity)
 Nơi đóng hàng: kho của khách hàng hay ở cảng, ICD
 •Nơi lấy và ngày lấy container rỗng (Empty pick up CY/Date)
 •Nơi hạ container (Full return CY)
 Thời gian cắt máng (Cut-off time)
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

KHÁI NIỆM –CÁCH PHÁT HÀNH B/L

(1)Gửi hàng
Người Người
gửi hàng (2)Cấp vận đơn chuyên chở

Là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do


người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở cấp
phát cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên
tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

NỘI DUNG
MẶT SAU
 CÁC ĐỊNH NGHĨA
 ĐIỀU KHOẢN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI
CHUYÊN CHỞ
 ĐIỀU KHOẢN GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI CHUYÊN CHỞ
 ĐIỀU KHOẢN MIỄN TRÁCH CỦA NGƯỜI CHUYÊN
CHỞ
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

CHỨC NĂNG

§ Biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở


(Receipt for cargo).

§ Chứng từ sở hữu những hàng hoá ghi trên vận đơn


(Document of Title).

§ Bằng chứng của hợp đồng chuyên chở (Evidence of


Contract of Carriage).
Tác dụng của vận đơn?
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

 
PHÂN LOẠI
A. Căn cứ vào quyền chuyển nhượng, sở hữu
hàng hóa ghi trên vận đơn.
B. Căn cứ vào phê chú trên vận đơn.
C. Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng.
D. Căn cứ vào hành trình vận chuyển.
E. Căn cứ vào phương thức thuê tàu.
F. Căn cứ vào người cấp vận đơn
G. Căn cứ vào giá trị sử dụng và khả năng lưu
thông
H. Các loại vận đơn khác.
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
 
A. Căn cứ vào quyền chuyển nhượng, sở hữu hàng
hóa ghi trên vận đơn.

§ Phân loại:
üB/L đích danh (Straight B/L)
üB/L theo lệnh (to order B/L)
üB/L vô danh (to bearer B/L)
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

KÝ HẬU CHUYỂN NHƯỢNG B/L

Ký hậu chuyển nhượng vận đơn là một thủ tục chuyển


nhượng quyền sở hữu hàng hoá ghi trên B/L từ người
hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác.
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

CÁC CÁCH KÝ HẬU B/L


§ Ký hậu đích danh
§ Ký hậu theo lệnh
§ Ký hậu vô danh
§ Ký hậu miễn truy đòi
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

 B. Căn cứ vào phê chú trên vận đơn

§ Vận đơn hoàn hảo § Vận đơn không hoàn


(clean B/L): hảo (Unclean B/L):
Không có phê chú xấu của Có phê chú xấu hoặc phản
thuyền trưởng về hàng hoá đối của thuyền trưởng về
hoặc bao bì. hàng hóa.
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

 C. Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng


§ Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on Board
B/L): do người chuyên chở hoặc đại diện của người
chuyên chở cấp khi hàng hoá đã thực sự được xếp lên tàu.

§ Vận đơn nhận để xếp (Received for Shipment B/L):


do người chuyên chở cấp, khi người chuyên chở nhận
hàng (ở kho hoặc bãi) để xếp lên con tàu ghi trên vận
đơn.
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

 D. Căn cứ vào hành trình vận tải:

§ B/L đi thẳng (direct § B/L đi suốt (Through


B/L): B/L):
Dùng cho hành trình đi Dùng c ho h à n h t rì n h c h o
thẳng mà không chuyển phép chuyển tải nhưng chỉ
tải. dùng một phương thức vận tải.
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

 D. Căn cứ vào hành trình vận tải:

§ B/L đa phương thức (Multimodal B/L)


Dùng trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở từ
nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều phương thức vận
tải khác nhau.
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

 E. Căn cứ vào phương thức thuê tàu.

§ Vận đơn tàu chợ (Liner B/L).


§ Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter
Party B/L).
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

 F. Căn cứ vào người cấp vận đơn.

§ Vận đơn chủ (Master B/L)


§ Vận đơn nhà (House B/L)
 Ngày 20 tháng 12 năm 2017 công ty Ngân Hạnh ký hợp đồng xuất
khẩu 495 pcs Pail Band với công ty Aqua ở Nhật Bản, đơn giá là
10 USD/Piece CIF Osaka Port Incoterms 2010. Hàng được đóng
trong 7 thùng carton. Trọng lượng cả bì là 87,75 kg và thể tích là 1
CBM. Hàng được giao từ cảng Cát Lái đến cảng Osaka Nhật Bản.
Phương thức thanh toán là T/T. Người bán đã liên hệ với Công ty
giao nhận Melody Logistics để thuê vận chuyển. Hàng được vận
chuyển trên con tàu ACX PEARL V.125 N. Ngày dự kiến khởi
hành là 11 tháng 1 năm 2018. Hàng được đóng tại Kho 3 ICD
TANAMEXCO. Thời gian muộn nhất phải nộp SI và VGM là 10
giờ ngày 9 tháng 1. Thời gian muộn nhất phải hoàn thành thủ tục
hải quan là 16 giờ ngày 9 tháng 1. Ký mã hiệu là Made in
VietNam.
 Hãy thay mặt công ty Melody Logistics cấp Booking Note cho
khách hàng.
 Ngày 3 tháng 11 năm 2017 công ty Tam Việt Phong ký hợp đồng
nhập khẩu 6 000 mô tơ của máy may với công ty Shenzhen Trade ở
Trung Quốc, đơn giá là 7 USD/Piece CFR Cát Lái Incoterms 2010.
Hàng được đóng trong 817 thùng carton (1X 20 GP). Trọng lượng
cả bì là 11 754 kg và thể tích là 26 CBM. Hàng được giao từ cảng
Huangpu về cảng Cát Lái Việt Nam. Phương thức thanh toán là
L/C. Trên hợp đồng mua bán quy định “Full set of clean on board
B/L (3 originals), consigned to order ACB Tan Dinh Branch, notify
applicant, Freight Prepaid”. Ngày 10 tháng 11 năm 2017, Shenzhen
Trade giao hàng lên tàu WELLINGTON STRAIT V.1875.
 Công ty giao nhận ESG ở Trung Quốc được thuê để vận chuyển, có
đại lý tại Việt Nam là công ty giao nhận Tấn Đạt. Hàng hóa được
hãng tàu TS Lines vận chuyển. TS Lines ở Trung Quốc phát hành
B/L cho ESG.
 Hãy thể hiện các nội dung Shipper, Consignee, Notify Party, No. of
original B/L, Freight and Charge trên B/L do công ty ESG phát
hành.
 Ngày 10 tháng 11 năm 2017 công ty Hòa Bình ký hợp đồng
nhập khẩu 24 máy tập thể dục từ công ty Shandong ở Hàn
Quốc, đơn giá là 900 USD/Piece FOB Busan Incoterms 2010.
Hàng được đóng trong 49 kiện hàng (1X 40 HC). Trọng lượng
cả bì là 7 028 kg và thể tích là 52 CBM. Hàng được giao từ
cảng Busan về cảng Cát Lái Việt Nam. Phương thức thanh toán
là L/C. Trên hợp đồng mua bán quy định “Full set (3/3) of
clean B/L, consigned to order VIB Ben Thanh Branch, notify
applicant, Freight Collect”. Ngày 18 tháng 11 năm 2017,
Shandong giao hàng lên tàu LORRAINE 17003S
 Công ty giao nhận Vinatrans được thuê để vận chuyển, có đại
lý tại Hàn Quốc là công ty giao nhận Global Logistics. Hàng
hóa được hãng tàu MCC vận chuyển.
 Hãy thể hiện các nội dung Shipper, Consignee, Notify Party,
No. of original B/L, Freight and Charge trên B/L do công ty
Global Logistics phát hành.
 Ngày 5 tháng 11 năm 2017 công ty Echo Việt Nam ký hợp đồng
nhập khẩu MOTOR FOR INDUSTRIAL SEWING MACHINE từ
công ty Branded Foods ở Tây Ban Nha. Hàng được đóng trong 1X
20 GP (817 cartons). Trọng lượng cả bì là 11,754 kgs. Thể tích là
26 CBM. Hàng được giao từ cảng Naples về cảng Cát Lái Việt
Nam. Số Container/Số Seal: FCIU9662203/A133659. Phương
thức thanh toán là L/C. Trên hợp đồng mua bán quy định “Full set
(3/3) of clean B/L, consigned to order of BIDV Cong Hoa Branch,
notify applicant, Freight Prepaid”. Ngày 15 tháng 11 năm 2017,
Branded Foods giao hàng lên tàu INDEPENDENT CONCEPT
052S.
 Công ty giao nhận International Logistics được thuê để vận
chuyển, có đại lý tại Việt Nam là công ty giao nhận Ngôi Sao
Xanh. Hàng hóa được hãng tàu Cosco Shipping Lines vận chuyển.
 LẬP B/L do International Logistics phát hành
Ngày 5 tháng 3 năm 2018 công ty IDEXCO Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu lạc nhân với
công ty Foods ở Brazil.
Trích các thông tin trong hợp đồng xuất khẩu trên:
Commodity: Vietnamese groundnut grade 2
Quantity: Net Weight 20 MT +-5%
Unit Price: USD 1,800/MT CIP
Packing: net weight 25 kgs/each bag
Payment: by L/C 30 days after B/L date
Trích nội dung trên L/C:
Marine insurance Policy in duplicate endorsed in blank, with claim payable by Bao Minh,
in Brazil, covering 110 % CIP, A-ICC 1982.
Full set (3/3) of clean on board B/L, made out to order of HSBC, Brazil, notify applicant,
Freight Prepaid
Ngày 4/4/2018, trọng lượng tịnh lạc nhân được xếp lên tàu WANHAI 207 V là 21 MT. Hàng
hóa được giao từ cảng Cát Lái đến cảng Suape, Brazil.
Hàng được đóng trong 1 container. Thể tích là 26 CBM. Số Container/Số Seal:
WHLU0477669/WHLA059017. Trọng lượng mỗi bao (tare weight) là 0.7 kg. Giá bao bì
được tính vào giá hàng.
Công ty giao nhận Bách Hà Logistics được thuê để vận chuyển, có đại lý tại Brazil là OEC
Freight logistics. Hàng hóa được hãng tàu WANHAI vận chuyển. Số vận đơn do WANHAI
cấp cho Bách Hà là 039B5554. Số vận đơn do công ty Bách Hà cấp cho IDEXCO là
BH92734. Thể hiện các thông tin từ (1) đến 10) trên B/L do công ty giao nhận Bách Hà phát
Shipper (1)
Consignee (2)
Freight and Charge (3)
B/L No. (4)
Carrier (5)
Number of Original Bills of Lading (6)
Gross Weight (7)
Measurement (8)
Agent at destination (9)
Place and date of issue (10)
Công ty Anh Minh, trụ sở 110 đường số 8, quận Bình Tân nhập
khẩu lô hàng từ công ty ProKids ở Đài Loan theo điều kiện FOB
Incoterms 2010, thanh toán bằng L/C với điều khoản chứng từ
xuất trình quy định “Full set of clean B/L made out to order
blank endorsed, marked freight payable at destination and notify
the applicant with full address”. Công ty Anh Minh liên hệ với
công ty giao nhận Goldenwave để thuê vận chuyển lô hàng theo
phương thức LCL/LCL. Goldenwave chỉ định người xuất khẩu
giao hàng cho đại diện của mình là CaveLos. Hàng được hãng
tàu Wan Hai vận chuyển.
a/ Ai là người cấp Master B/L? Cấp cho ai?
b/ Ai là người cấp House B/L? Cấp cho ai?
c/ Hãy thể hiện các thông tin Shipper, Consignee, Notify party
trên Master B/L và House B/L.
 Công ty AN BÌNH nhập khẩu về lô hàng qua cảng Cát Lái từ
công ty FUSAKO tại Nhật Bản theo phương thức LCL/LCL.
Điều kiện giao hàng là FOB Osaka Incoterms 2010, thanh toán
bằng L/C có điều khoản quy định “Full set of clean B/L
consigned to order of Eximbank Tan Dinh Branch, notify
Applicant”. FUSAKO giao hàng cho người chuyên chở là
O C E A N P R O c ó đ ạ i d i ệ n t ạ i Vi ệ t N a m l à S I LV E R
LOGISTICS. Hàng được hãng tàu WAN HAI vận chuyển.

 Ai là người cấp Master B/L và House B/L? Hãy thể hiện các
mục Shipper, Consignee, Notify Party trên Master B/L và House
B/L.
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

Căn cứ vào giá trị sử dụng và khả năng lưu


  G.

thông

§Vận đơn gốc

§Vận đơn copy


VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
 H. Các loại vận đơn khác

§ Vận đơn đã xuất trình tại cảng gửi (B/L


Surrendered)

§ Vận đơn bên thứ ba (Third Party B/L)


GIẤY GỬI HÀNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (SEAWAY BILL)

v Lý do ra đời:
v Chức năng:
GIẤY GỬI HÀNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (SEAWAY BILL)

v Lý do ra đời: Khắc phục hạn chế hàng đã


đến cảng đích nhưng chủ hàng chưa nhận được
vận đơn.
GIẤY GỬI HÀNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (SEAWAY BILL)

v Chức năng:

Biên lai nhận hàng

Bằng chứng của hợp đồng chuyên chở


Công ty A Công ty B
CFR
-3 B/L đích danh,
ghi người nhận hàng Xuất trình B/L
là công ty B:
-Freight Prepaid Hãng tàu Đại lý hãng tàu

-Chủ tàu từ chối giao hàng với lý do là họ chưa nhận được


tiền cước mặc dù vận đơn đã ghi rõ là cước trả trước.
-Chủ tàu đã quyết định bắt giữ toàn bộ lô hàng và yêu cầu
B trả toàn bộ tiền cước thì mới nhận được hàng (vì họ điều
tra và biết rằng: công ty A đang trên bờ vực của sự phá
sản).
Theo các nhóm, hành động trên của chủ tàu là đúng hay
sai?. Nếu là B thì nhóm sẽ làm gì? (B đã thanh toán toàn
bộ lô hàng cho A)
PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHUYẾN
Khái niệm

Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hay
nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở một hợp
đồng thuê tàu.

Thuê tàu chuyến (Voyage charter) là chủ tàu (Ship –


Owner) cho người thuê tàu (Charterer) thuê toàn bộ hay
một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này
đến cảng khác và được hưởng tiền cước chuyên chở
(freight) theo quy định của hợp đồng thuê tàu do hai bên
thỏa thuận ký kết.
PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHUYẾN
Đặc điểm
§ Tàu chuyến không chạy theo một hành trình hoặc một
lịch trình sẵn.
§ Thường chuyên chở những loại hàng có khối lượng lớn,
thường chở đầy tàu.
§ Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên gồm có
hợp đồng thuê tàu chuyến và vận đơn đường biển.
§ Các bên trong hợp đồng thuê tàu chuyến có thể tự do
thỏa thuận các điều khoản, điều kiện chuyên chở
§ Cước phí: do người đi thuê và người cho thuê thỏa thuận
và được ghi trong hợp đồng thuê tàu.
PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHUYẾN

Các hình thức thuê tàu chuyến

§ Thuê tàu chuyến một (Single Voyage)


§ Thuê tàu chuyến khứ hồi (Round Voyage)
§ Thuê chuyến một liên tục (Consecutive Voyage)
§ Thuê bao (Lumpsum)
PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHUYẾN

Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chuyến


§ Người thuê tàu thông qua người môi giới yêu cầu thuê
tàu để vận chuyển hàng hóa cho mình.
§ Người môi giới chào hỏi tàu
§ Người môi giới đàm phán với chủ tàu
§ Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người
thuê tàu
§ Người thuê tàu và chủ tàu ký kết hợp đồng thuê tàu
§ Thực hiện hợp đồng
HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN

Hợp đồng thuê tàu chuyến là một loại hợp đồng


vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, trong đó người
chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa để giao cho
người nhận hàng ở cảng đến, còn người thuê tàu cam
kết trả tiền cước phí cho người chuyên chở theo mức 2
bên đã thỏa thuận.
HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN
-Chủ thể của hợp đồng
-Quy định về con tàu và thời gian tàu đến cảng xếp hàng
-Quy định về hàng hóa
-Quy định về cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng
-Quy định về chi phí xếp, dỡ
-Quy định về cước phí, thanh toán cước phí
-Quy định về thời gian làm hàng, thưởng/phạt xếp dỡ
-Luật pháp và trọng tài
-Các điều khoản khác của hợp đồng thuê tàu chuyến: Điều
khoản 2 tàu đâm va nhau đều có lỗi, tổn thất chung…
Điều khoản về chủ thể của hợp đồng

§Người cho thuê:


§Người thuê tàu:
Điều khoản về con tàu (Ship Clause)
ü Tên tàu
ü Quốc tịch tàu, năm đóng, nơi đóng, cờ tàu
ü Mớn nước, chiều dài, chiều rộng
ü Trọng tải toàn phần, dung tích đăng ký toàn phần,
dung tích đăng ký tịnh, dung tích chứa hàng rời,
hàng bao kiện…..
Điều khoản về thời gian tàu đến cảng xếp hàng (Laydays
Clause)
Là thời gian tàu phải đến cảng xếp hàng nhận hàng
để chở theo quy định trong hợp đồng.

Có 2 cách quy định:


-Quy định ngày cụ thể, ví dụ: “ngày 30/1/2015 tàu phải
đến cảng Khánh Hội xếp hàng”
-Quy định một khoảng thời gian, ví dụ: tàu đến cảng
Bến Nghé để nhận hàng vào khoảng từ ngày 20 đến
ngày 28 tháng 1 năm 2015.
Điều khoản về hàng hóa

§ Phải ghi rõ tên hàng, bao bì, đặc điểm của hàng
hóa.
§ Số lượng hàng hóa
Điều khoản về cảng xếp/dỡ (Loading/Discharging Port
Clause)
§Quy định chung chung

§ Quy định cụ thể

Cảng xếp dỡ phải đảm bảo 2 điều kiện cơ bản sau đây:

-An toàn về mặt hàng hải

-An toàn về mặt chính trị


Điều khoản về chi phí xếp/dỡ (Loading/Discharging Charges
Clause)

§ T h e o đ i ề u k h o ả n t à u c h ợ (L i n e r t e rm s / G r o s s
Terms/Berth Terms)

§ Theo điều khoản miễn xếp hàng (Free in – FI)

§ Theo điều khoản miễn dỡ hàng (Free out– FO)

§ Theo điều khoản miễn xếp dỡ (Free in and out – FIO)


Theo điều khoản tàu chợ

Người vận chuyển phải chịu toàn bộ chi phí xếp, dỡ


và thêm cả chi phí sắp đặt, san cào hàng trong hầm tàu,
tức là giống như trong phương thức thuê tàu chợ.
Theo điều khoản miễn chi phí xếp hàng

Người vận chuyển được miễn chi phí về việc xếp


hàng lên tàu ở cảng đi, nhưng phải chịu chi phí dỡ hàng
khỏi tàu ở cảng đến.
Theo điều khoản miễn chi phí dỡ hàng

Người vận chuyển được miễn chi phí về việc dỡ hàng


khỏi tàu ở cảng đến, nhưng phải chịu chi phí xếp hàng
lên tàu ở cảng đi. Người thuê tàu phải chịu chi phí dỡ
hàng ở cảng đến.
Theo điều khoản miễn chi phí xếp dỡ hàng

Người vận chuyển được miễn chi phí về việc xếp


hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu. Chi phí xếp dỡ do
người thuê tàu phải chịu.
Điều khoản về cước phí thuê tàu (Freight Clause)

§ Mức giá cước (Freight Rate)

§ Đơn vị tính cước

§ Trọng lượng hàng hóa tính cước

§ Thời gian thanh toán cước


Điều khoản về thời gian xếp dỡ và thưởng phạt xếp dỡ (Laytime
and Despatch/Demurrage)

§Là khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng thuê
tàu, dành cho việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng xếp và cảng dỡ.
Có 3 cách quy định:

§ Quy định một số ngày cụ thể cho việc xếp hàng, dỡ hàng hoặc cho
cả xếp và dỡ.

§ Quy định mức xếp dỡ hàng hóa

§ Xếp dỡ theo tập quán (Customary Quick Despatch-CQD)


Điều khoản về thời gian xếp dỡ và thưởng phạt xếp dỡ (Laytime
and Despatch/Demurrage)
§ Quy định một số ngày cụ thể cho việc xếp hàng, dỡ hàng
hoặc cho cả xếp và dỡ.
Ø Ngày (Days):
Ø Ngày làm việc (Working Days):
Ø Ngày làm việc 24 giờ (Working Days of 24 hours)
Ø Ngày làm việc 24 giờ liên tục (Working Days of 24
consecutive hours from 0h to 24 h).
Ø Ngày làm việc thời tiết tốt (Weather Working Day-WWD)
Ø Ngày làm việc 24 giờ liên tục thời tiết tốt
Điều khoản về thời gian xếp dỡ và thưởng phạt xếp dỡ (Laytime
and Despatch/Demurrage)
§ Quy định một số ngày cụ thể cho việc xếp hàng, dỡ hàng hoặc cho
cả xếp và dỡ.
Ví dụ:
 WWDSHEX: Weather working day of 24 Consecutive hours,
Sunday Holiday excepted (ngày làm việc thời tiết tốt 24 giờ liên
tục, không bao gồm chủ nhật, ngày lễ).
 WWDSHINC: ……Include (ngày làm việc thời tiết tốt 24 giờ liên
tục, bao gồm chủ nhật, ngày lễ).
 WWDSHEXEU:….excepted even used (ngày làm việc thời tiết tốt
24 giờ liên tục, không bao gồm chủ nhật, ngày lễ dù có làm hay
không).
 WWDSHEXUU:….excepted unless used (ngày làm việc thời tiết
tốt 24 giờ liên tục, không bao gồm chủ nhật, ngày lễ trừ phi có
làm).
Điều khoản về thời gian xếp dỡ và thưởng phạt xếp dỡ (Laytime
and Despatch/Demurrage)
§ Weather working day shall mean a working day of 24 consecutive
hours except for any time when weather prevents the loading or
discharging of the vessel or would have prevented it, had work
been in progress.
§ Một ngày làm việc 24 giờ liên tục, trừ những khoảng thời gian mà
thời tiết cản trở việc xếp hoặc dỡ hàng của tàu hoặc lẻ ra đã cản trở
việc xếp hàng hoặc dỡ hàng nếu công việc (xếp hoặc dỡ) đã được
tiến hành.
§ WWD có đề cập đến tình huống thời tiết xấu, ví dụ như trời mưa
khi tàu đang chờ cầu
Điều khoản về thời gian xếp dỡ và thưởng phạt xếp dỡ (Laytime
and Despatch/Demurrage)
§ Quy định mức xếp dỡ hàng hóa
Ví dụ: Hàng sẽ được xếp theo mức 2.000 MT một ngày
làm việc thời tiết tốt, chủ nhật và ngày lễ không tính, dù có
làm hay không.
§ Xếp dỡ theo tập quán của cảng
Xếp dỡ hàng hóa sẽ được tiến hành theo tốc độ thông
thường của cảng
a. Tiền thưởng xếp dỡ nhanh (Despatch money)

§ Mức tiền thưởng xếp dỡ nhanh thông thường chỉ bằng


một nửa tiền phạt xếp dỡ chậm.

§ Tổng số tiền thưởng = mức thưởng * thời gian được


thưởng

§ Thời gian được thưởng có 2 cách:


üAll time saved
üWorking time saved
b. Tiền phạt xếp dỡ chậm (Demurrage money)
§ Mức phạt thường gấp đôi mức thưởng.
§ Tổng tiền phạt = mức phạt * thời gian phạt
 TÌM HIỂU CÁC LOẠI CONTAINER
 TỪ VIẾT TẮT CÁC LOẠI CONTAINER
 TÌM HIỂU KÝ HIỆU CONTAINER
 TÌM HIỂU KÍCH THƯỚC, TRỌNG LƯỢNG CHỨA HÀNG,
DUNG TÍCH CỦA CONTAINER: 20 DC, 40 DC, 20 HC, 40
HC
 TÌM HIỂU VGM
 CÁC PHỤ PHÍ TRONG VẬN TẢI CONTAINER
 KHAI BÁO MANIFEST
TÊN GỌI CONTAINER

- Số cont: Gồm 4 chữ, 7 số


Như hình trên số cont là: FESU 2130516, trong đó:

+ 3 chữ đầu là mã của chủ sở hữu cont (FES), chữ cuối cùng hầu hết là chữ U. (U for
all freight containers: U đối với tất cả container vận chuyển). Ngoài ra có một số
trường hợp rất hiếm gặp là chữ J và chữ Z.

+ 6 số đầu tự cho của chủ sở hữu ban đầu (213051), số thứ 7 nhằm mục đích kiểm tra
tính chính xác của số cont và được đóng khung trên cont. (6)

- Loại cont, theo hình trên là 22G1, trong đó:

+ Số đầu tiên là chiều dài cont


Ví dụ: Số 2 là 20 feet, Số 4 là 40 feet
Lưu ý: Cont 45 feet thì ký hiệu bằng chữ L
+ Số tiếp theo là chiều cao của cont
Ví dụ: Số 0 là 8 feet; Số 2 là 8.6 feet; Số 5 là 9.6 feet (cont cao)
+ 2 ký tự cuối là tính chất cont:
Ví dụ: G: là cont thường; R là cont lạnh (refrigerate); U là cont open top; T: là cont
bồn; P là cont flat rack
TÍNH SỐ KIỂM TRA
THÔNG TIN CONTAINER

1. MAX. GROSS: Tổng trọng lượng tối đa cho phép của cont khi đã
hoàn thành việc đóng hàng. (bao gồm cả các vật dụng đã chèn lót
trong cont) Được thể hiện bằng 2 đơn vị là Kg và LB (1 kg ~ 2.2 lbs)

2. TARE: Trọng lượng vỏ cont

3. NET (Hoặc PAYLOAD): Trọng lượng hàng tối đa được phép


đóng vào cont.

4. CU.CAP (CUBIC CAPACITY): Số khối trong cont, được tính


bằng m khối và feet khối
• DC (dry container), GP (general purpose), ST
hoặc SD (Standard): là container thường
• HC (high cube): là container cao.
• RE (Reefer): là container lạnh.
• HR (Hi-Cube Reefer): là container vừa lạnh
vừa cao.
• OT (Open Top): container có thế mở nắp
• FR (Flat Rack): container có thể mở nắp, mở
cạnh hoặc có thể chỉ còn mặt đáy cont (chuyên
dùng đóng hàng quá khổ, có kích thước lớn)
C o n t a i n e r   b á c h   h ó a   t h ư ờ n g 
được sử dụng để chở hàng khô
oPEN TOP: Là loại 
container cho phép 
xếp hàng rời khô (xi 
m ă n g ,   n g ũ   c ố c , 
quặng…)
Container chở ô tô
Container chở súc vật
Container lạnh
Container hở mái
Được thiết kế không 
vách, không mái mà 
c h ỉ   c ó   s à n   l à   m ặ t 
b ằ n g   v ữ n g   c h ắ c , 
chuyên dùng để vận 
chuyển hàng nặng 
như máy móc thiết bị, 
sắt thép…
F L A T   R A C K : 
Container mặt bằng có 
loại có vách hai đầu 
( m ặ t   t r ư ớ c   v à   m ặ t 
sau), vách này có thể 
cố định, gập xuống, 
hoặc có thể tháo rời.
Container bồn
Gantry crane - Cẩu giàn
 Multi-function crane (Cẩu chân đế)
 Mobile crane (Cẩu di động)
Stacking crane (Cần cẩu sắp
xếp container)
Fork lift truck (xe nâng container)
Các phương pháp giao hàng bằng Container

§ FCL/FCL: Nhận nguyên –giao nguyên

§ LCL/LCL: Nhận lẻ - Giao lẻ

§ FCL/LCL: Nhận nguyên – Giao lẻ

§ LCL/FCL: Nhận lẻ - Giao nguyên


Phương pháp nhận nguyên –giao nguyên

Hàng nguyên Container (Full Container Load) là


lô hàng của một người gửi hàng, có khối lượng
tương đối lớn, đòi hỏi phải xếp trong một hoặc
nhiều container.
Nhận nguyên-giao nguyên: Người chuyên chở
nhận nguyên container từ người gửi hàng ở nơi đi
và giao nguyên container cho người nhận ở nơi
đến.
Phương pháp nhận nguyên –giao nguyên
a. Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper)
 Liên hệ với người chuyên chở để lấy Booking Note
 Nhận container rỗng
 Đóng hàng vào container, kể cả việc chất xếp, chèn lót
hàng trong container
 Làm thủ tục hải quan
 Giao container cho người chuyên chở tại CY của cảng đi
 Vào sổ tàu
 Nhận BL từ người chuyên chở
Phương pháp nhận nguyên –giao nguyên
b. Trách nhiệm của người chuyên chở (Carrier)
 Cấp booking note cho người gửi hàng
 Nhận nguyên Container từ người gửi hàng tại CY của cảng đi
 Đưa container từ CY xếp lên tàu
 Phát hành vận đơn cho người gửi hàng
 Chuyên chở container đến cảng đích, đưa về CY của cảng
đích
 Thông báo cho người nhận hàng, thu hồi B/L gốc (nếu có),
phát hành D/O
 Giao hàng cho người nhận tại CY
Phương pháp nhận nguyên –giao nguyên
c. Trách nhiệm của người nhận hàng (Consignee)
 Nhận NOA từ người chuyên chở
 Làm thủ tục hải quan
 Xuất trình B/L gốc (nếu có) cho người chuyên chở
để nhận D/O
 Nhận hàng tại cảng
+ Giao thẳng
+ Rút ruột
Căn cứ vào bộ chứng từ công ty Shandong và Trường Việt
1. Người bán hay người mua thuê tàu? Vì sao? Liên hệ với ai để
thuê tàu?
2. Đối với người bán, đây là lô hàng FCL hay LCL? Vì sao?
3. Ai phát hành B/L cho người bán? Đây là loại B/L gì?
4. Ai có trách nhiệm đóng hàng vào contaier, niêm phong, kẹp chì?
5. Người bán giao hàng tại đâu?
6. Trường Việt nhận A/N từ ai? Trường Việt liên hệ với ai để nhận
D/O? Trường Việt nhận container ở đâu?
7. Hãng tàu nào đã gửi A/N? Gửi cho ai?
8. Phương án nhận hàng là Giao thẳng hay rút ruột? Căn cứ vào đâu
để biết?
9. Ai là người cược container? Cược container ở đâu?
Phương pháp nhận lẻ -giao lẻ

LCL: Less than a container load


§ Hàng lẻ là lô hàng của một người gửi hàng
có khối lượng nhỏ, không đủ đóng trong một
container.
§ Nhận lẻ -giao lẻ: Người chuyên chở nhận lẻ
từ người gửi hàng và giao lẻ cho người nhận.
Phương pháp nhận lẻ -giao lẻ

a. Trách nhiệm của người gửi hàng


§ Nhận Booking Note từ người chuyên chở
§ Làm thủ tục hải quan
§ Giao hàng cho người gom hàng tại Trạm
giao nhận đóng gói hàng lẻ (CFS) và chịu
chi phí này.
§ Nhận vận đơn của người gom hàng (House
Bill of Lading)
Phương pháp nhận lẻ -giao lẻ
b. Trách nhiệm của người chuyên chở
+ Người chuyên chở theo hợp đồng (Contracting carrier):
công ty giao nhận
üNhận hàng lẻ từ người gửi hàng tại CFS và xuất B/L
gom hàng.
üĐóng hàng vào container, niêm phong và kẹp seal
üDỡ hàng ra khỏi container và đưa hàng vào kho CFS
+Người chuyên chở thực tế (Actual Carrier): hãng tàu
üXếp container lên tàu và chuyên chở đến cảng đích.
üĐưa container về CY của cảng đích.
Phương pháp nhận lẻ -giao lẻ
c. Trách nhiệm của người nhận hàng
üNhận NOA từ người chuyên chở
üLàm thủ tục hải quan
üMang HBL đến công ty giao nhận để nhận D/O
üNhận hàng tại cảng:
+Phiếu xuất kho
+Nhận hàng
Căn cứ vào bộ chứng từ của Hyoshin và Hato
1. Đối với người bán và người mua, đây là hàng FCL hay
LCL? Vì sao?
2. Người bán hay người mua thuê tàu? Vì sao? Liên hệ với
ai để thuê tàu?
3. Người bán giao hàng tại đâu?
4. Người bán nhận B/L từ ai? Có phải B/L gốc không?
5. Người mua nhận A/N từ ai?
6. Ai đóng vai trò dỡ hàng ra khỏi container và đưa hàng
vào Kho 3 cảng Cát Lái?
7. Người mua nhận hàng tại đâu?
Phương pháp nhận nguyên –giao lẻ
Đặc điểm:
ü Áp dụng khi một người gửi hàng cho nhiều người ở cùng một địa
điểm
üĐịa điểm gửi hàng là CY, địa điểm giao hàng là CFS
üNgười gửi hàng chịu trách nhiệm và chi phí đóng hàng vào
container, kẹp chì, niêm phong
üNgười chuyên chở chịu trách nhiệm dỡ hàng ra khỏi container
Quy trình: đầu đi giống FCL/FCL, đầu nhận giống LCL/LCL
Phương pháp nhận lẻ -giao nguyên
Đặc điểm:
üÁp dụng khi nhiều người gửi hàng cho một người
üĐịa điểm gửi hàng là CFS, địa điểm giao hàng là CY
üNgười chuyên chở chịu trách nhiệm đóng hàng vào container,
kẹp chì, niêm phong.
üNgười nhận hàng chịu trách nhiệm dỡ hàng và trả container
rỗng.
Quy trình: đầu gửi hàng giống LCL/LCL, đầu giao hàng
giống FCL/FCL
CÁC PHỤ PHÍ
THƯỜNG GẶP
TRONG VẬN TẢI
CONTAINER
Công ty Hải Nam ở Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu mặt
hàng gốm sứ với công ty Osaka ở Nhật Bản, phương thức
vận chuyển là đường biển, với các thông tin như sau:
-Thể tích: 2 cbm; Trọng lượng cả bì: 3 000 kg
-Cảng bốc hàng: Cát Lái; Cảng dỡ hàng: Kobe
-Tàu: ST EVER V. 008B
-Điều kiện giao hàng là CIF
-Cước phí: Refund 5 USD/cbm
-Phụ phí hàng xuất: THC: 7 USD/cbm; Bill fee: 35
USD/set; AFR - Phí truyền dữ liệu hải quan đi Nhật: 30
USD/set
a. Người bán hay người mua thuê tàu? Vì sao?
b.Tính số tiền mà nhà xuất khẩu phải trả để lấy B/L gốc.
Trích thông tin liên quan đến lô hàng như sau:
-Cảng bốc hàng: Cát Lái; Cảng dỡ hàng: Pusan
-Điều kiện giao hàng là CIF
-Số lượng là: 1 container 20 DC và 4 container 40 HC
-Cước phí: 80 USD/160 USD cho container 20 DC và container 40 HC
-Export Local charge (Phụ phí hàng xuất):
+THC: 100 USD/156 USD cho container 20 DC và container 40 HC
+Bill fee: 36 USD/set of original B/L
+Seal fee: 9 USD/pc
-Import local charge (Phụ phí hàng nhập):
+D/O fee: 32 USD/set
+THC: 100 USD/156 USD cho container 20 DC và container 40 HC
+CIC: 52 USD/104 USD cho container 20 DC và container 40 HC
+Handling fee: 31 USD/shipment
a.Người bán hay người mua thuê tàu? Vì sao?
b.Tính số tiền mà nhà xuất khẩu phải trả để lấy B/L gốc.
c.Tính số tiền mà nhà nhập khẩu phải trả để lấy D/O
Công ty giao nhận G.T shipping nhận được yêu cầu vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển của 03 chủ hàng đi từ cảng Cát Lái đến cảng Penang, Malaysia với điều
kiện giao hàng là CPT như sau:
Biết các chi phí ở đầu TP Hồ Chí Minh
như sau:
Shipper Gross Measurement -Phí đối với hàng LCL:
weight (cbm) +O/F: USD 17 per w/m
(kgs) +B/L fee: USD 30/ set of original B/L
+THC: USD 8 per w/m
Phuc Vinh 1,200 2.2 +CFS fee: USD 4 per 1 ton/ or 2 CBM
Khai Pham 320 0.78 (min 1 ton/ or 2 CBM) whichever is
greater.
Bui Nguyen 200 4.62 N o t e s : We i g h t o r M e a s u r e ( w / m )
conversion is based on 1 000 kgs or 1.0
cbm whichever is greater, min 1.0 CBM.

Tính lợi nhuận của công ty giao nhận G.T shipping ở đầu
đi biết công ty gửi hàng qua co-loader.
Công ty giao nhận Khải Minh nhận được yêu cầu vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển của 03 chủ hàng đi từ cảng Cát Lái đến cảng
Incheon, Korea với điều kiện giao hàng là CIP như sau:
Shipper Gross weight Measurement Biết các chi phí ở đầu TP Hồ Chí Minh như sau:
(kgs) (cbm) -Phí đối với hàng LCL:
Ai Thiên 160 0.85
+O/F: USD 10 per w/m
Nguyen Thao 400 5.16
+B/L fee: USD 28/ set of original B/L
Tam Ngoc 1,300 2.32 +THC: USD 12 per w/m
+CFS fee: USD 6 per 1 ton/ or 2 CBM (min 1 ton/
or 2 CBM) whichever is greater.
Notes: Weight or Measure (w/m) conversion is
based on 1 000 kgs or 1.0 cbm whichever is
greater, min 1.0 CBM

Tính lợi nhuận của công ty giao nhận Khải Minh ở đầu đi biết công
ty gửi hàng qua co-loader.
Công ty giao nhận Interlink nhận được yêu cầu vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển của 03 chủ hàng đi từ cảng Cát Lái đến cảng
Rotterdam, Hà Lan với điều kiện giao hàng là CPT như sau:
Shipper Gross weight Measurement Biết các chi phí ở đầu TP Hồ Chí Minh như sau:
(kgs) (cbm) -Phí đối với hàng LCL:
Ai Thiên 400 1.9
+O/F: USD 5 per w/m
Nguyen Thao 650 3
+B/L fee: USD 25/ set of original B/L
Tam Ngoc 450 0.8 +THC: USD 12 per w/m
+ENS: USD 25 per shipment for EU cargo
+CFS fee: USD 5 per 1 ton/ or 2 CBM (min 1 ton/
or 2 CBM) whichever is greater.
Notes: Weight or Measure (w/m) conversion is
based on 1 000 kgs or 1.0 cbm whichever is
greater, min 1.0 CBM.
Tính lợi nhuận của công ty giao nhận Interlink ở đầu đi biết công ty
gửi hàng qua co-loader.

You might also like