You are on page 1of 45

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN

MÔN HỌC: NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG

TÊN ĐỀ TÀI:

CÔNG NGHỆ IN 3D VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC


Giảng viên bộ môn: Lê Văn Hùng

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 8

1. Mã SV :26A4011948 Họ và Tên: Nguyễn Thị Xuân Hằng

2. Mã SV: 26A4011953 Họ và Tên:Phạm Thanh Hiền

3. Mã SV: 26A4010221 Họ và Tên:Chu Đức Trung

4. Mã SV: 26A4010213 Họ và Tên:Nguyễn Thị Thu Trang

HÀ NỘI, NGÀY 12 THÁNG 12, NĂM 2023

1
TÊN ĐỀ TÀI

CÔNG NGHỆ IN 3D VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGÀNH Y TẾ

Giảng viên bộ môn: Lê Văn Hùng

Họ và Tên Mã SV Nhiệm vụ Đóng


góp(%)

1. Nguyễn Thị Xuân 26A4011948 - Làm PowerPoint 27 %


Hằng (NT) - Nội dung 1.5, chương II
và soạn thảo phần đó
- Tổng kết nội dung bản
Word

2. Phạm Thanh Hiền 26A4011953 - Làm PowerPoint 27 %


- Nội dung 1.4; chương III
và soạn thảo phần đó

3. Chu Đức Trung 26A4010221 - Làm PowerPoint 23 %


- Nội dung 1.1;1.2 và soạn
thảo phần đó

4. Nguyễn Thị Thu 26A4010213 - Làm PowerPoint 23 %


Trang - Nội dung chương 1.3 và
soạn thảo phần đó

2
LỜI CAM KẾT

Nhóm 8 xin phép được giới thiệu đến thầy và các bạn về chủ đề công nghệ in 3D và đề tài “
Công nghệ in 3D và ứng dụng trong ngành y tế”, Trong suốt quá trình chắt lọc thông tin, tìm
hiểu và nghiên cứu chủ đề, nhóm em nhận thức được công nghệ in 3D đang càng ngày càng
phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tiêu biểu là ứng dụng trong ngành y tế.
Thông qua cả quá trình tìm hiểu đề tài và kiến thức đã được tiếp thu, sự chắt lọc từ các
nguông thông tin chính thống, nhóm em xin cam kết mọi nội dung trong đề tài không có sự
sao chép. Mọi thông tin tham khảo đã được nhóm em trích dẫn nguồn ở cuối tài liệu.

Mong thầy và các bạn sẽ thông cảm nếu bài tập của nhóm em có sự thiếu sót. Nhóm em xin
cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Văn Hùng đã hỗ trợ cho nhóm em để hoàn thiện
được đề tài.

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2023

Thành viên thực hiện

Nguyễn Thị Xuân Hằng

Phạm Thanh Hiền

Chu Đức Trung

Nguyễn Thị Thu Trang

LỜI CẢM ƠN

3
Lời nói đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Văn Hùng, giảng viên
phụ trách môn Năng lực số ứng dụng, đã đồng hành cùng sinh viên lớp K26CLC-TCC trong
học phần Năng lực số ứng dụng và tận tâm hướng dẫn để chúng em hoàn thành tốt bài tập
lớn được giao.

Trong quá trình làm bài, do chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức nên bài làm vẫn
còn có những thiếu sót. Do đó, chúng em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý
từ thầy để cả nhóm em có thể hoàn thiện bài tập hơn và rút kinh nghiệm cho những lần làm
bài sau.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2023

Thành viên thực hiện

Nguyễn Thị Xuân Hằng

Phạm Thanh Hiền

Chu Đức Trung

Nguyễn Thị Thu Trang

4
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH _________________________________________________ 7


MỞ ĐẦU _______________________________________________________________ 8
1, Lí do chọn vấn đề: ___________________________________________________ 8

2, Đối tượng nghiên cứu: _______________________________________________ 8

3, Mục đích nghiên cứu: ________________________________________________ 8

4, Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: _________________________ 8

5, Bố cục đề tài ________________________________________________________ 8

CHƯƠNG I. CÔNG NGHỆ IN 3D __________________________________________ 9


1.1. Khái niệm: ________________________________________________________ 9

1.2. Lịch sử phát triển __________________________________________________ 9

1.3. Lợi ích của công nghệ in 3D mang lại trong y học ______________________ 10

1.3.1. Tạo ra mô hình giả lập để hỗ trợ trong phẫu thuật: ______________________ 10
1.3.2 Hỗ trợ trong giáo dục y học:_________________________________________ 11
1.3.3 Khả năng tùy chỉnh và phục hồi: _____________________________________ 12
1.3.4 Phát triển và nghiên cứu sản phẩm y tế : _______________________________ 13
1.4. Những khó khăn trong y học ________________________________________ 16

1.4.1: Đối với nhà sản xuất in 3D y tế ______________________________________ 16


1.4.2: Đối với nhân viên y tế _____________________________________________ 17
1.4.3: Đối với người sử dụng _____________________________________________ 18
1.5.Tiềm năng phát triển in 3D trong tương lai ____________________________ 19

II. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ IN 3D TỚI NGÀNH Y TẾ HIỆN
NAY __________________________________________________________________ 21
1.Trên thế giới _______________________________________________________ 21

2.Tại Việt Nam _______________________________________________________ 26

2.1.Thay khớp, ghép xương nhân tạo _______________________________________ 27


2.2. Tạo chi giả cho bệnh nhân ___________________________________________ 28
2.3. Ghép tai nhân tạo __________________________________________________ 30

5
2.4. Mô hình giải phẫu __________________________________________________ 31
2.5. Dụng cụ y tế ______________________________________________________ 33
2.6. In sinh học tế bào __________________________________________________ 34
III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI Y HỌC HIỆN NAY VỀ SỬ DỤNG
IN 3D ________________________________________________________________ 36
1. Đối với thế giới: ____________________________________________________ 36

1.1: Nghiên cứu và phát triển nguyên vật liệu tiên tiến: ________________________ 36
1.2: Tối ưu hoá máy in 3D: ______________________________________________ 36
1.3: Đào tạo chuyên nghiệp cho các y bác sĩ: ________________________________ 37
1.4: Tăng cường hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức: ______________ 37
2. Đối với Việt Nam: __________________________________________________ 38

2.1: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: _________________________________ 38


2.2: Hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp: _______________________________ 39
2.3: Nghiên cứu và phát triển công nghệ y học theo sát khoa học thế giới: _________ 39
2.4: Xây dựng hệ thống chuẩn xác và làm theo đúng quy định: __________________ 40
2.5: Tạo điều kiện cho Việt Nam có cơ hội hợp tác quốc tế: _____________________ 40
2.6: Tạo điều kiện để phương pháp này tiếp cận được với nhiều đối tượng: ________ 40
KẾT LUẬN ____________________________________________________________ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ________________________________________________ 44

6
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Mô hình giải phẫu được in 3D từ file chụp CT của bệnh nhân để phục vụ cho quá
trình phẫu thuật ----------------------------------------------------------------------------------------- 11
Hình 2. Tạo ra mẫu in 3D mô phỏng cơ quan cơ thể, mạch máu … để hỗ trợ việc giảng dạy
------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 12
Hình 3. In 3D trong nha khoa ------------------------------------------------------------------------- 13
Hình 4. Dụng cụ y tế được chế tạo bằng in 3D----------------------------------------------------- 14
Hình 5. Tỷ lệ doanh nghiệp trong các ngành đã áp dụng công nghệ in 3D hiện tại và tiềm
năng trong tương lai ------------------------------------------------------------------------------------ 19
Hình 6. Thiết bị van của máy trợ thở được sản xuất nhờ công nghệ in 3D đã giúp cứu sống
nhiều bệnh nhân tại Italy ------------------------------------------------------------------------------ 22
Hình 7. Biểu đồ dự kiến thi trường in 3D trên toàn cầu từ năm 2022-2032 -------------------- 25
Hình 8. Thành phần thị trường in 3D trong lĩnh vực y tế ----------------------------------------- 25
Hình 9. Tóm lược quá trình ứng dụng công nghệ in 3D ở Việt Nam --------------------------- 26
Hình 10. Mô hình xương đùi in công nghệ 3D ----------------------------------------------------- 27
Hình 11.Mô hình tay và hộp sọ chế tạo bằng in 3D ----------------------------------------------- 28
Hình 12. Chi giả được chế tạo bằng công nghệ in 3D chỉ có giá khoảng 20 – 50 USD thay vì
chi giả hiện nay có giá hàng trăm USD. ------------------------------------------------------------- 29
Hình 13. Mô hình tai giả bằng phương pháp in 3D ------------------------------------------------ 31
Hình 14. Mô hình hệ tuần hoàn não bằng phương pháp in 3D ----------------------------------- 32
Hình 15.Phan Nguyễn Quốc Hùng (phải) và Nguyễn Ngọc Minh cùng sản phẩm máy in 3D
giúp tạo ra mô hình, mẫu vật về giải phẫu phục vụ y khoa --------------------------------------- 33
Hình 16. Dụng cu y tế được sản xuất bằng công nghệ in 3D------------------------------------- 34
Hình 17.Một phần trái tim được in bằng công nghệ in sinh học --------------------------------- 35

7
MỞ ĐẦU

1, Lí do chọn vấn đề:

Trong công cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xu thế áp dụng công nghệ trong đời
sống và sản xuất trên thế giới ngày càng phát triển Bất cứ doanh nghiệp nào, công nghiệp
sản xuất nào và quốc gia nào đều phải áp dụng  Ứng dụng công nghệ In 3D trong đời
sống.

2, Đối tượng nghiên cứu:

Công nghệ in 3D và ứng dụng trong y học

3, Mục đích nghiên cứu:

Thời đại công nghệ 4.0 Khách hang ngày càng có nhu cầu cao về sản phẩm sử dụng trong
đời sống Công nghệ in 3D giúp cho việc chế tạo khuôn mẫu và các ứng dụng khác trong
thực tế cuộc sống: sản xuất công nghiệp, giáo dục, y tế -chăm sóc sức khỏe, xây dựng... 
Nghiên cứu và đánh giá khả năng, ưu nhược điểm của công nghệ in 3D.

4, Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:

Các mô hình sản xuất áp dụng công nghệ in 3D và trong y học

1. Phương pháp thu thập số liệu

2. Phương pháp nghiên cứu định tính

3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

5, Bố cục đề tài

Chương 1:Công nghệ In 3D

Chương 2: Thực trạng tác động của công nghệ in 3D tới ngành y tế hiện nay

Chương 3 : Những giải pháp được đề xuất đối với y học hiện nay về sử dụng in
3D

8
NỘI DUNG

CHƯƠNG I. CÔNG NGHỆ IN 3D

1.1. Khái niệm:

Công nghệ in 3D là quy trình sản xuất đối tượng bằng cách xây dựng chúng từ dữ liệu 3D
thông qua việc lặp lại các lớp chồng lên nhau, thường được gọi là "additive manufacturing"
hoặc "fabrication." Dưới đây là một số khái niệm quan trọng:

-Dữ liệu 3D (3D Data): Mô tả số hóa của một đối tượng trong không gian ba chiều, thường
được tạo ra bằng phần mềm thiết kế 3D hoặc quét từ đối tượng thực.

-Máy in 3D (3D Printer): Thiết bị sử dụng để xây dựng đối tượng bằng cách đặt chất liệu
theo từng lớp nhỏ, có thể sử dụng nhiều loại chất liệu.

-Chất liệu (Material): Nguyên liệu sử dụng để in 3D, có thể là nhựa, kim loại, gỗ, thậm chí là
tế bào sống trong y học.

-Layer/Additive Manufacturing: Phương pháp xây dựng đối tượng bằng cách thêm lớp chất
liệu lên nhau, khác với "subtractive manufacturing" truyền thống.

-Slicing: Chia mô hình 3D thành các lớp dày đồng đều để máy in xây dựng từng lớp.

- Support structures (Cấu trúc hỗ trợ): Kết cấu in cùng với đối tượng để hỗ trợ các phần
trong không gian trống hoặc phần có độ dốc lớn.

- Post-processing (Xử lý sau in): Bước xử lý sau khi in để cải thiện chất lượng bề mặt hoặc
loại bỏ các phần hỗ trợ.

-Ứng dụng: Công nghệ in 3D được sử dụng rộng rãi trong chế tạo, y học, kiến trúc, giáo dục
và nhiều lĩnh vực khác, mở ra nhiều cơ hội sáng tạo và giảm chi phí sản xuất.

1.2. Lịch sử phát triển

Công nghệ in 3D phát triển từ nhiều nguồn gốc và đã trải qua nhiều giai đoạn, và sau đây là
giai đoạn phát triển của công nghệ in 3D từ năm 1980 đến nay :

9
-Đầu Tiên Xuất Hiện (1980): Charles Hull, một kỹ sư Mỹ, được coi là người sáng tạo ra
phương pháp in 3D đầu tiên, ông sáng tạo và phát triển stereolithography (SLA).

- Cơ sở khoa học và quân sự (1980 - 1990): Ban đầu, in 3D chủ yếu sử dụng trong khoa học
và quân sự để tạo mô hình và prototype.

- Sự phát triển và ứng dụng rộng rãi (2000 - Nay): Công nghệ in 3D phát triển và mở rộng
nhanh chóng và được ứng dụng từ chế tạo sang y tế, giáo dục, nghệ thuật và cá nhân sử
dụng.

- Mở cửa cho cộng đồng người làm và sáng tạo (2010 - Nay): Máy in 3D thông dụng và
giảm chi phí mở cửa cho cộng đồng người làm và sáng tạo.

-Đa dạng chất liệu và ứng dụng (2010 - Nay): Công nghệ in 3D mở rộng đa dạng chất liệu,
từ nhựa đến kim loại và thậm chí là chất liệu sinh học.

1.3. Lợi ích của công nghệ in 3D mang lại trong y học

Trong những năm vừa qua , lĩnh vực y học có những bước đột phá nhờ công nghệ in 3D. In
3D là một công nghệ mới , nó có thể chế tạo ra nhiều loại vật liệu để phục vụ cho các ngành
khoa học đặc biệt là y học. Trong y học, in 3D đã chế tạo ra nhiều thiết bị hiện đại cho con
người đồng thời tiết kiện thời gian và chi phí thực hiện . Vì vậy, in 3D đã mang lại lợi ích vô
cùng to lớn trong y học .

1.3.1. Tạo ra mô hình giả lập để hỗ trợ trong phẫu thuật:

Trước kia, dù là ca phẫu thuật đơn giản hay phức tạp thì việc chẩn đoán và lập phác đồ điều
trị đều là dựa trên ảnh chụp tia X, chụp CT, MRI,… Khi đó, bác sĩ thường khó dự đoán được
những tình huống rủi ro có thể xảy đến trong quá trình giải phẫu. Vì vậy mà tỉ lệ thành công
của các ca phẫu thuật khó, nghiêm trọng thường không cao.

Công nghệ in 3D cho phép tạo ra các mô hình và bộ phận cơ thể chính xác từ dữ liệu hình ảnh
y tế. Nhờ đó, các bác sĩ có thể có một phiên bản vật lý của cơ thể hoặc bộ phận bị tổn thương
để nghiên cứu và lập kế hoạch phẫu thuật trước khi thực hiện. Điều này giúp cải thiện độ chính

10
xác và an toàn trong quá trình phẫu thuật và giảm thiểu các rủi ro. Ngoài ra, chúng cũng có
thể được sử dụng để huấn luyện các bác sĩ trẻ và cải thiện kỹ năng phẫu thuật.

Hình 1. Mô hình giải phẫu được in 3D từ file chụp CT của bệnh nhân để phục vụ cho quá
trình phẫu thuật

1.3.2 Hỗ trợ trong giáo dục y học:

Hiện nay khi việc giáo dục luôn là điều được mọi người quan tâm nhất là trong việc hỗ trợ
giáo dục y học , in 3D đã mang lại lợi ích để phục vụ cho nhu cầu học tập và phát triển y học
trên toàn thế giới :

 In 3D tạo ra mô hình giả lập chính xác của các cơ quan, cấu trúc và bệnh lý trong cơ
thể. Từ đó , các sinh viên y học có thể nhìn và tương tác trực tiếp với các góc cạnh phức
tạp của cơ thể, từ đó hiểu sâu sắc và nắm bắt rõ hơn về cấu trúc và chức năng của cơ
thể con người.

 In 3D tạo cơ hội thực hành và kỹ năng rèn luyện trên các mô hình thực tế cho sinh viên.
Họ có thể sử dụng các mô hình để học tập cách sử dụng các kỹ thuật y tế, từ các thủ
thuật đơn giản đến các thủ thuật đòi hỏi tay nghề cao . Điều đó giúp cải thiện kỹ năng
và tự tin của sinh viên trước khi thực hiện thực tế trên bệnh nhân.

11
 Việc sử dụng mô hình in 3D trong giảng dạy làm tăng sự hấp dẫn và tính tương tác cho
quá trình học và giảng dạy . Sinh viên có thể thấy và chạm trực tiếp vào các cấu trúc
cơ thể, nắm bắt được chi tiết và cấu trúc phức tạp. Điều này thúc đẩy sự tò mò và động
lực học tập, giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn.

 In 3D cung cấp một công cụ bổ ích để huấn luyện sinh viên y về các kỹ năng quan
trọng như phẫu thuật, chẩn đoán và quản lý bệnh tật . Sinh viên có thể thực hành trên
mô hình trước khi áp dụng vào thực tế , từ đó nâng cao tay nghề và trình độ của bản
thân .

Hình 2. Tạo ra mẫu in 3D mô phỏng cơ quan cơ thể, mạch máu … để hỗ trợ việc giảng dạy

Tóm lại, in 3D đã mang lại nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ giáo dục trong y học. Việc sử dụng
công nghệ in 3D trong giáo dục y học đã cải thiện quá trình học tập và chuẩn bị sinh viên cho
công việc y học thực tế một cách tốt hơn.

1.3.3 Khả năng tùy chỉnh và phục hồi:

12
In 3D cung cấp khả năng tùy chỉnh và phục hồi trong y tế. Với việc tạo ra các bộ phận, khung
xương, hoặc thiết bị y tế được in 3D, bác sĩ có thể tạo ra những giải pháp phù hợp với từng
bệnh nhân cụ thể để điều trị và mang lại hiệu quả cao .

Ví dụ điển hình là hiện nay in 3D được sử dụng để tạo ra các implant đặc biệt, giúp khắc phục
các vấn đề về khung xương hoặc răng miệng để giúp chúng ta có được hàm răng đẹp .Từ đó
giúp chúng ta có thể tự tin hơn mỗi khi cười và tạo thiện cảm ấn tượng với mọi người .

Hình 3. In 3D trong nha khoa

1.3.4 Phát triển và nghiên cứu sản phẩm y tế :

Ngày nay khi công nghệ ngày càng phát triển , nhu cầu cuộc sống ngày càng được nâng cao
và khi sức khỏe được ưu tiên lên hàng đầu nhưng chúng ta lại muốn khám sức khỏe với chi
phí phù hợp . Vậy nên khi ứng dụng in 3D trong y tế, người ta cũng đã tìm giải pháp để sản
xuất các dụng cụ và thiết bị y tế nhanh hơn với chi phí thấp hơn, nhỏ gọn và dễ dụng hơn .
Một số có thể kể đến như: kẹp, kẹp gắp, tay cầm, kẹp dao mổ,….Công nghệ in 3D đã tạo ra
nhiều tiềm năng trong lĩnh vực y tế bằng cách sản xuất dụng cụ và thiết bị y tế có hiệu suất
cao.

13
 Dụng cụ phẫu thuật: In 3D đã được sử dụng để sản xuất các dụng cụ phẫu thuật tùy
chỉnh. Ví dụ, các dụng cụ phẫu thuật như bàn đỡ, mặt nạ nằm, hoặc kẹp có thể được in
3D để phù hợp với nhu cầu cụ thể của bệnh nhân hoặc phẫu thuật cụ thể.

 Kính hiển vi: In 3D có thể chế tạo ra các bộ phận của kính hiển vi, như đế kính và giá
đỡ mẫu, giúp nâng cao quá trình quan sát và chẩn đoán.

 Đồ gắn nội soi: Các bộ phận và phụ kiện của đồ gắn nội soi như ống nội soi, cổng và
các bộ phận khác có thể được in 3D để đảm bảo sự thuận tiện và tiện ích trong các quá
trình nội soi.

 Đồ hỗ trợ y tế: In 3D cũng được sử dụng để tạo ra các thiết bị hỗ trợ y tế như gương
laryngoscope, đế bút truyền dịch, bộ khung gắn khuỷu tay, bộ giữ tay và các phụ kiện
chống trượt.

Hình 4. Dụng cụ y tế được chế tạo bằng in 3D

Lợi ích của việc sử dụng công nghệ in 3D trong y tế bao gồm khả năng tùy chỉnh, giảm thời
gian và chi phí sản xuất, cải thiện hiệu suất và kết quả điều trị. Tuy nhiên, việc áp dụng công
nghệ in 3D trong y tế cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn y tế nghiêm ngặt để đảm bảo an
toàn và hiệu quả trong việc sử dụng các dụng cụ và thiết bị y tế in 3D.

14
Công nghệ in 3D đã được sử dụng để chế tạo các bộ phận thay thế trên cơ thể con người. Các
bộ phận này có thể được in 3D từ các chất liệu y tế an toàn và có khả năng tương thích với cơ
thể, chẳng hạn như polyme sinh học và kim loại y tế. Ví dụ, in 3D đã được sử dụng để tạo ra
các bộ phận thay thế như khung xương, khớp cơ sở, răng, tai giả và các bộ phận ngoại vi khác.
Công nghệ in 3D cho phép tạo ra các bộ phận có hình dạng phức tạp và chi tiết, phù hợp với
yêu cầu cụ thể của từng bệnh nhân.Việc sử dụng in 3D để chế tạo các bộ phận thay thế trên
cơ thể con người mang lại nhiều lợi ích:

 Tùy chỉnh và cá nhân hóa: Tạo ra các bộ phận thay thế có tính tùy chỉnh cao, phù hợp
với từng bệnh nhân cụ thể. Nhờ khả năng tạo hình linh hoạt, các bộ phận in 3D có thể
được thiết kế để phù hợp với kích thước, hình dạng và nhu cầu riêng của từng người.

 Giảm thời gian chế tác : Việc chế tạo truyền thống các bộ phận thay thế có thể mất
nhiều thời gian. Thay vào đó sử dụng in 3D vào quá trình chế tạo có thể được tiến hành
nhanh chóng và hiệu quả. Điều này đặc biệt mang lại lợi ích trong các tình huống khẩn
cấp hoặc khi bệnh nhân đang chờ đợi một bộ phận thay thế để cải thiện chất lượng cuộc
sống và sức khỏe.

 Tăng độ chuẩn xác: Công nghệ in 3D cho phép tạo ra các bộ phận thay thế với độ chính
xác cao. Nhờ vào việc sử dụng thông tin từ hình ảnh chẩn đoán hoặc quét 3D của bệnh
nhân, các bộ phận in 3D có thể được tạo ra với sự chính xác và khớp nối chính xác với
cấu trúc cơ thể người, tạo điều kiện tốt nhất cho việc tích hợp và sử dụng hiệu quả.

 Giảm nguy cơ phản kháng : Dựa trên yếu tố cá nhân hóa, các bộ phận in 3D có thể
được tối ưu hóa để giảm thiểu rủi ro phản pháng và tác dụng phụ. Điều này giúp cải
thiện tính tương thích và sự chấp nhận của cơ thể đối với bộ phận thay thế, giúp giảm
nguy cơ viêm nhiễm hay phản ứng tổn thương.

 Nâng cao trong công nghệ y tế: Công nghệ in 3D đang tiếp tục phát triển và mang lại
những tiên tiến trong lĩnh vực y học . Sự kết hợp của in 3D với các vật liệu tiên tiến,
như vật liệu sinh học hoặc vật liệu phù hợp với cơ thể, có thể tạo ra các bộ phận thay
thế mang tính bền vững và phù hợp cao hơn

15
Tổng quát , in 3D là một công nghệ vô cùng hiện đại và mang lại rất nhiều lợi ích cho loài
người . Chắc chắn trong những năm kế tiếp , in 3D sẽ luôn được cải tiến , phát triển và được
sử dụng rộng rãi hơn để từ đó chữa trị cho những bệnh nhân có bệnh hiểm nghèo hay những
bệnh nhân có điều kiện chưa tốt và tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe .

1.4. Những khó khăn trong y học

Phương pháp in 3D ngày càng phổ biến và được cải tiến theo chiều hướng tích cực để đem
lại nhiều lợi ích hơn cho y học nhân loại thế giới nói chung và y học Việt Nam nói riêng.
Tuy vậy, phương pháp y học này vẫn còn hiện hữu nhiều khuyết điểm điểm đối với các đối
tượng liên quan tới việc sản xuất và sử dụng sản phẩm in 3D trong y học tại Việt Nam. Ta có
thể nhìn vào những thách thức của một số đối tượng chủ chốt trong việc sản xuất và sử dụng
phương pháp này dưới đây:

1.4.1: Đối với nhà sản xuất in 3D y tế

- Do quá trình sản xuất và nguyên liệu, máy móc, thiết bị cần được sát sao về nguồn gốc
cũng như phương thức sử dụng, các nhà sản xuất phải liên tục được các cơ quan quản lí y tế
có thẩm quyền kiểm tra về chất lượng sản phẩm cũng như quy trình tạo ra sản phẩm để đảm
bảo chất lượng đầu ra. Việc bảo đảm chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực y tế đặt ra những
thách thức đối với các nhà sản xuất, đòi hỏi sự tuân thủ và thực hiện một hệ thống kiểm soát
chất lượng toàn diện, kết hợp cả quy định của cơ quan quản lý y tế và việc phát triển và duy
trì một hệ thống quản lý chất lượng cao cấp. Sự kiểm tra này cần đến những chuyên gia có
chuyên môn cao để xác minh đúng những sản phẩm đạt chuẩn, yêu cầu nguồn nhân lực có
đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này.

- Về nguồn nguyên liệu được sử dụng trong y tế, in 3D đòi hỏi cần có những nguyên liệu
khá hiếm, đặc biệt quan trọng là những nguyên liệu được sử dụng cần có những yếu tố riêng
biệt để dễ dàng hơn trong việc tương thích với con người, từ đó hạn chế sự đào thải sau khi

16
bệnh nhân sử dụng. Ngoài ra, các nguyên liệu này cần sự chứng nhận đạt chuẩn được sử
dụng trong y tế, được kiểm tra kĩ càng để đảm bảo về chất lượng, hiệu suất và độ an toàn khi
sử dụng. Việc sử dụng các máy móc hiện đại, đạt chuẩn, phù hợp với từng loại sản phẩm
cũng là một điều quan trọng đối với các nhà sản xuất. Các nhà sản xuất cần đặt ra quy trình
kiểm tra, giám sát khắt khe đối với quá trình làm ra sản phẩm.

- Do sự đặc biệt về nguyên liệu và máy móc cùng với đó là sự yêu cầu cao về chuyên môn
của bác sĩ, người thiết kế bản mẫu và người sản xuất, chi phí để sản xuất ra các sản phẩm in
3D trong y học bị độn lên khá lớn, điều này gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong việc
tìm nguồn vốn đầu tư lâu dài, nhân lực có đào tạo chuyên sâu hay các nguồn nguyên liệu
phù hợp với ngân sách mà vẫn đảm bảo được chất lượng. Hơn nữa, sản phẩm y học từ in 3D
không chỉ đòi hỏi chuyên môn y học mà còn phải kết hợp cả chuyên môn thiết kế, tính toán
số liệu.

1.4.2: Đối với nhân viên y tế

- Việc sử dụng sản phẩm in 3D đối với người bệnh yêu cầu cần có những y bác sĩ có chuyên
môn cao, được đào tạo chuyên sâu để hiểu rõ về công nghệ in 3D. Điều này đòi hỏi các bác
sĩ cần dành rất nhiều thời gian và nỗ lực để hiểu rõ về công nghệ mới này. Sự đào tạo
chuyên sâu này cũng cần nhiều nhân lực chuyên môn cao để đào tạo, điều này sẽ dẫn đến
việc mất rất nhiều chi phí đối với người học lẫn người giảng dạy, gây khó khăn với những
người có năng lực nhưng điều kiện lại không cho phép.

- Các nhân viên y tế đã có chuyên môn về lĩnh vực này cần liên tục theo sát bệnh nhân để
đưa ra phương pháp, yêu cầu chính xác nhất đối với nhà sản xuất sao cho phù hợp với người
bệnh. Tiếp theo đó là giám sát và hỗ trợ về chuyên môn liên tục với nhà sản xuất. Điều này
vô cùng quan trọng để người bệnh nhận được sản phẩm y tế phù hợp nhất nhưng đồng thời
cũng dẫn đến việc mất rất nhiều thời gian và khi xảy ra sơ sót sẽ mất rất nhiều công sức để
khắc phục từ đầu.

- Việc tích hợp công nghệ in 3D vào quy trình làm việc hàng ngày có thể đòi hỏi thêm thời
gian. Nhân viên y tế cần có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để tối ưu hóa ưu điểm của

17
công nghệ này và tận dụng mọi lợi ích mà in 3D mang lại, tăng sự linh hoạt và sử dụng thời
gian hợp lí dành cho người bệnh.

1.4.3: Đối với người sử dụng

- Hiện nay, phương pháp sử dụng sản phẩm in 3D trong y học mới chỉ phổ biến nhiều ở các
nước phát triển còn các nước khác thì có thể nguồn tài nguyên còn hạn chế, điều này dẫn đến
việc nhiều người bệnh khó tiếp xúc với phương pháp này để tìm hiểu và sử dụng nếu không
có đủ điều kiện và kiến thức về y tế. Cần sự tư vấn kĩ càng từ người có chuyên môn về việc
sử dụng và cách bảo quản, các lợi ích và rủi ro khi sử dụng.

- Sự chưa phổ biến ở nhiều đất nước cùng với đó là sự đặc biệt trong sản xuất và sử dụng
khiến cho chi phí của phương pháp này tăng cao. Ngoài ra điều này còn dẫn đến việc nhiều
bệnh nhân có thể tận hưởng với những ưu điểm của phương pháp này nhưng cũng có những
người bệnh khó có khả năng tiếp xúc tiếp cận, tìm hiểu và trải nghiệm bởi chi phí cao và sự
hạn chế về nguyên liệu, tài nguyên cần thiết và phù hợp với thể trạng.

- Mặc dù phương pháp in 3D có độ tuỳ chỉnh cao nhưng không phải mọi sản phẩm đều phù
hợp và tương thích hoàn toàn với cơ thể người bệnh nên cần sự thử nghiệm, tìm kiếm nhiều,
dẫn tới việc người bệnh có thể không có quá nhiều thời gian và sức khoẻ để thử nghiệm phù
hợp quá nhiều lần. Việc nhiều người bệnh có thể trạng đặc biệt có thể dẫn tới việc đào thải
dễ dàng các sản phẩm, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc khám chữa bệnh, cho người bệnh
trong việc đảm bảo sức khoẻ và cho môi trường trong việc xử lí sản phẩm đã bị đào thải vì
những sản phẩm này không thể tái sử dụng.

Tóm lại, phương pháp này khi sử dụng trong y học tại Việt Nam mang lại không ít
lợi ích tích cực cho y bác sĩ hay người bệnh, nhưng mặt khác, những điều khó khăn vẫn còn
hiện hữu và cũng là những vấn đề không hề nhỏ. Việc giải quyết những vấn đề cần rất nhiều
yếu tố, có thể kể đến như thời gian, chi phí hay nhân lực. Để thành công và cải tiến phương
pháp này theo hướng tích cực đòi hỏi sự đổi mới liên tục và cần sự hợp tác giữa nhiều bên
liên quan.

18
1.5.Tiềm năng phát triển in 3D trong tương lai

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và làm việc về công nghệ in 3D mỗi ngày. Họ hy
vọng rằng trong tương lai, nó có thể được sử dụng ở nhiều lĩnh vực hơn.. Trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe, các kỹ thuật mới và công cụ kỹ thuật số đang giúp các bác sĩ giúp đỡ
bệnh nhân ở xa dễ dàng hơn. Trong tương lai, in 3D sẽ rất quan trọng trong y học và các
ngành công nghiệp khác. Nó thậm chí có thể được sử dụng để tạo ra các mô hình giảng dạy
trông giống như các bộ phận cơ thể để học sinh nghiên cứu.

Hình 5. Tỷ lệ doanh nghiệp trong các ngành đã áp dụng công nghệ in 3D hiện tại và tiềm
năng trong tương lai

Trong các lĩnh vực công nghệ cụ thể, tiềm năng ứng dụng của công nghệ in 3D trong hiện tại
và tương lai cũng khác nhau. Hình 5 là tỷ lệ các doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ in 3D
và tỷ lệ doanh nghiệp xem xét áp dụng công nghệ này trong lương lai đối với 9 lĩnh vực
công nghệ, đây là kết quả khảo sát của tập đoàn Ernst&Young cho 900 công ty trên thế giới
vào tháng Tư năm 2019. Có thể thấy ba lĩnh vực mà tất cả các doanh nghiệp đều đã đã áp

19
dụng công nghệ in 3D hoặc đang xem xét áp dụng công nghệ này trong tương lai là lĩnh vực
hàng không vũ trụ, lĩnh vực hàng tiêu dùng và ngành công nghiệp hóa chất/vật liệu, trong đó
tỷ lệ doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ in 3D cho ba lĩnh vực này tương ứng là 78%, 76%
và 75%.

Thị trường toàn cầu của công nghệ in 3D được định giá hơn 9 tỷ USD vào năm 2019. Năm
2020, in 3D nổi lên như một trong những công nghệ quan trọng trong cuộc chiến chống lại
đại dịch COVID-19. Khả năng in nhiều loại sản phẩm như thiết bị bảo vệ cá nhân, thiết bị y
tế, gạc, phụ kiện, bộ dụng cụ đào tạo và khu vực cách ly theo yêu cầu là rất quan trọng để
giải quyết sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu hụt trang thiết bị ở các quốc
gia khác nhau. Theo ước tính, trong tương lai gần giá trị toàn ngành công nghệ in 3D có thể
đạt 600 tỷ USD tương ứng với 5% giá trị của nền sản xuất toàn cầu.

20
II. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ IN 3D TỚI NGÀNH Y TẾ HIỆN
NAY

1.Trên thế giới

Máy in 3D đang nhanh chóng tiến tới một giai đoạn quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc
sức khoẻ. Công nghệ này đã chứng minh thành công trong việc cải tiến các kỹ thuật phẫu
thuật thông qua sự phát triển của các mô hình cơ quan, cấy ghép xương và khớp và các
dụng cụ chính xác. Nghiên cứu cũng đang được tiến hành để sử dụng công nghệ này để
sản xuất thuốc, mô da và cơ quan.

Số lượng bệnh viện có cơ sở in 3D cũng đang tăng lên. Năm 2019, 113 bệnh viện đã tập
trung các cơ sở 3D cho sản xuất điểm chăm sóc, so với chỉ có ba trong năm 2010. Trong
khi đó, FDA đã phê duyệt hàng trăm sản phẩm y tế được làm bằng công nghệ 3D. Thị
trường chăm sóc sức khoẻ in 3D đã tăng lên đáng kể trong đại dịch COVID-19, khi một
số bệnh viện dựa vào công nghệ để triển khai nhanh các thiết bị bảo vệ cá nhân và thiết
bị y tế. Công nghệ in 3D giúp giải quyết tình trạng thiếu thiết bị y tế đặc trị ví dụ như:

21
Hình 6. Thiết bị van của máy trợ thở được sản xuất nhờ công nghệ in 3D đã giúp cứu sống
nhiều bệnh nhân tại Italy

Trong bối cảnh thế giới chưa điều chế được vaccine phòng ngừa hay thuốc đặc trị virus
SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, thiết bị van của máy trợ thở
được sản xuất nhờ công nghệ in 3D đã giúp cứu sống nhiều bệnh nhân tại Italy, kỹ sư
Alessandro Romaioli của công ty Isinnova- vốn là công ty chuyên về công nghệ in 3D, với
các sản phẩm máy cảm biến động đất và phụ tùng xe đạp, đã tìm ra giải pháp .Địa phương
tại Brescia, nơi có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, đã liên hệ với kỹ sư Romaioli để
tìm cách giúp đỡ các bệnh viện thành phố đang bị quá tải. Họ đề nghị kỹ sư này thử in 3D
van khuếch tán, một bộ phận quan trọng của máy trợ thở. Nhóm kỹ sư của Isinnova đã tới
bệnh viện nghiên cứu và thử dùng công nghệ in 3D để tạo ra mô hình bộ phận này. May mắn
là sản phẩm đã hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, công ty Isinnova còn lắp thêm mặt nạ vào
các máy trợ thở. Những chiếc máy này có thể được sản xuất nhanh chóng do ít phức tạp hơn
so với lọai được dùng tại phòng điều trị tích cực, giúp bệnh nhân có thể hít thở dưới áp lực
ổn định trong 3-4 ngày.

22
Ngoài ra, trên cơ sở công nghệ siêu âm, phương pháp mới có thể sử dụng công nghệ 3D để
tiến hành cấy ghép trực tiếp các bộ phận vào bên trong cơ thể sống.Phương pháp này hứa
hẹn sẽ làm cho quá trình phẫu thuật trở nên ít xâm lấn, cho phép ghép mô cấy ở dạng lỏng,
sau đó định hình và làm cứng tại chỗ.Thông thường, in 3D là quá trình tạo ra các vật thể ba
chiều bằng cách liên tục sắp xếp các lớp vật liệu dạng mềm, sau đó được làm cứng.Tuy
nhiên, các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học Duke và Trường Y Harvard đã phát triển một
phương pháp sử dụng âm thanh mới gọi là ‘in 3 chiều âm thanh xuyên sâu’ (DVAP).Thay vì
dùng nhựa cảm quang thường dùng trong công nghệ in 3D, phương pháp này sử dụng ‘mực’
siêu âm tương thích sinh học, với khả năng nóng lên và cứng lại nhờ hiệu ứng nhiệt âm. Loại
mực sinh học này có thể được tiêm vào vị trí cơ thể cần cấy ghép và sau đó được chiếu xạ
bằng sóng siêu âm xuyên sâu được phát ra bởi một đầu phát bên ngoài.Sau khi mô cấy đã có
hình dạng mong muốn, phần mực còn lại có thể được hút khỏi cơ thể bằng ống tiêm.Tùy
thuộc vào cấu tạo của bộ phận cơ thể cần cấy ghép, ‘mực’ siêu âm có thể mang đặc tính tự
phân hủy sinh học hoặc tồn tại lâu dài. Chúng cũng có thể mô phỏng các loại mô sinh học
khác nhau, chẳng hạn như mô xương.Với các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nhà
khoa học Mỹ đã sử dụng công nghệ DVAP để cấy ghép van tim ở dê, chữa trị khuyết tật
xương ở gà và chế tạo lớp hydrogel để giải phóng thuốc chống ung thư bên trong mô gan.
Phó giáo sư Junjie Yao của Đại học Duke, người đứng đầu công trình nghiên cứu, cho
biết: “Với khả năng in trực tiếp xuyên qua mô, kỹ thuật này mở ra nhiều ứng dụng tiềm năng
trong các ca phẫu thuật và trị liệu mà thông thường liên quan đến việc cắt bỏ và xâm lấn
cao”.

Nhóm nghiên cứu sử dụng một loại mực đặc biệt, có khả năng cứng lại khi tiếp xúc với ánh
sáng. Tuy nhiên, ánh sáng chỉ có thể xuyên qua vài mm vào mô của bệnh nhân, trong khi
sóng siêu âm thâm nhập sâu hơn gấp 100 lần. Do đó, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng
hiệu ứng nhiệt siêu âm, xảy ra khi sóng âm được hấp thụ và tăng nhiệt độ để làm cứng mực:
“Do mực là một chất lỏng nhớt nên dễ dàng tiêm nó vào vùng mục tiêu, và khi bạn di
chuyển đầu dò in siêu âm xung quanh, các vật liệu trong mực sẽ liên kết với nhau và cứng
lại để tạo ra các cấu trúc phức tạp”, Junjie Yao, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
Trong tương lai gần, công nghệ này có thể được áp dụng để sửa chữa các bộ phận bị tổn

23
thương hoặc khiếm khuyết, chẳng hạn như lỗi van tim hoặc rạn nứt xương, mà không cần
phẫu thuật mở xâm lấn.

Tại Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cornell đã chế tạo những con người nhân tạo
trông giống như thật bằng máy in 3D , mang lại hy vọng cho bệnh nhân bị mất toàn bộ hoặc
một số bộ phận ví dụ : phần tai của họ.Một chiếc tai rất khó tái tạo bằng các bộ giả giả tổng
hợp vì sụn tai rất độc đáo. Nó là linh hoạt nhưng mạnh mẽ, do đó, cách điển hình là để tạo ra
một cái tai thay thế ra khỏi sụn sườn. Nhưng quá trình này thường gây đau đớn, đặc biệt đối
với trẻ em, vì đôi tai hiếm khi tự nhiên hoặc hoạt động tốt. Để làm cho tai, các nhà nghiên
cứu tại Đại học Cornell lần đầu tiên xây dựng một khuôn nhựa dựa trên hình ảnh 3D được số
hóa. Một gel mật độ cao, tiêm được làm từ tế bào sống giúp lấp khuôn. Một khi nấm mốc
được lấy ra, sụn được nuôi cấy trên collagen.

In 3D là tác nhân mang lại cuộc cách mạng y tế, thay đổi từ phương pháp điều trị cho đến
vật tư, thiết bị y tế. Thị trường công nghệ in 3D đã, đang và sẽ ngày càng phát triển đặc biệt
là trong lĩnh vực y tế, in 3D trong thị trường chăm sóc sức khoẻ toàn cầu được ước tính là
1,2 tỷ đô la vào năm 2022 và dự kiến sẽ đạt khoảng 6,25 tỉ đô la trong năm 2032, sẵn sàng
tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm tổng hợp (CAGR) 18% trong giai đoạn dự báo
2023-2032

24
Hình 7. Biểu đồ dự kiến thi trường in 3D trên toàn cầu từ năm 2022-2032

In 3D được chia làm nhiều thành phần trong thị trường y tế, chăm sóc sức khoẻ tiêu biểu
như: dịch vụ y tế, vật liệu y tế và hệ thống y tế :

Hình 8. Thành phần thị trường in 3D trong lĩnh vực y tế

25
2.Tại Việt Nam

Công nghệ in 3D được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, công nghệ tạo
mẫu nhanh, giúp doanh nghiệp chuyển đổi các sáng kiến, ý tưởng thành những sản phẩm
thực tế một cách nhanh chóng và hiệu quả. Xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2003, từ chủ
yếu ứng du ̣ng trong nghiên cứu, đến nay công nghệ in 3D đã có mặt ở khá nhiều lĩnh vực
như y khoa, kiến trúc, mỹ nghệ, thời trang, cơ khí, giáo dục... Trên cơ sở đánh giá thực
trạng ứng dụng công nghệ in 3D ở Việt Nam, kế hoạch thực hiện công nghệ in 3D đã
được xây dựng nhằm góp phần định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ này ở nước
ta.

Hình 9. Tóm lược quá trình ứng dụng công nghệ in 3D ở Việt Nam

Trong những năm qua, ngành y tế đã có những bước phát triển ấn tượng trong thời gian
qua. In 3D là một trong số tác nhân giúp ngành y tế không ngừng cải thiện và đạt được
chất lượng cao.Công nghệ in ấn đã được áp dụng thành công ở Việt Nam trong việc
khám và điều trị y tế 3D. Chúng ta đã vượt qua nhiều ca phẫu thuật một cách thành công

26
những căn bệnh tưởng chừng như không thể cứu chữa trước đây nhưng giờ đây với công
nghệ in 3D, một số khó khăn đã được giải quyết. Sự ra đời của hàng loạt phương án điều
trị mới đã mang lại chi phí thấp hơn, ổn định cho người bệnh. Sau đây là một số thành
tựu đạt được của y học trong ứng dụng và phát triển công nghệ in 3D.

2.1.Thay khớp, ghép xương nhân tạo

Đối với căn bệnh ung thư xương, công nghệ in 3D kết hợp với vật liệu y sinh PEEK đã
giúp nhiều bệnh nhân có cơ hội cải thiện cuộc sống. Thông qua phương pháp thay thế
xương nhân tạo, là một cuộc phẫu thuật thay xương ,mở ra một hướng đi mới để điều trị
triệt để những bệnh nhân có bệnh lý u xương phức tạp Nó cũng có thể giúp bệnh nhân
hồi phục nhanh chóng. Ví dụ, 2 trường hợp u đầu trên xương đùi là lấy bỏ đoạn xương
kèm u và thay thế bằng xương nhân tạo kèm khớp được in 3D hoàn toàn. PGS. TS. Ngô
Duy Thìn - Bộ môn Mô Phôi, trường Đại Học Y Hà Nội, chuyên gia trong lĩnh vực vật
liệu y sinh cho biết: “ PEEK là vật liệu Polyme mới được ứng dụng trong lĩnh vực chấn
thương chỉnh hình trên thế giới. Loại polyme này có các đặc tính phù hợp để tạo ra các
vật liệu sinh học cấy ghép vào cơ thể người như tính chịu lực, tính đàn hồi, khả năng
tương thích sinh học rất cao, không bị thải ghép và cũng như dễ dàng chế tác, in 3D theo
khuôn mẫu. Sản phẩm của quy trình trên là tạo ra 1 đoạn xương đùi nhân tạo giống y hệt
đoạn xương của bệnh nhân, đồng thời được thiết kế thêm để phù hợp với quá trình cấy
ghép”.

Hình 10. Mô hình xương đùi in công nghệ 3D

27
2.2. Tạo chi giả cho bệnh nhân

Nhiều bệnh nhân gặp phải tai nạn hoặc dị tật bẩm sinh khiến mất đi một phần cơ thể
nhưng hiện nay với sự phát triển của công nghệ in 3D, hàng loạt chi, chân giả ra đời
giúp bệnh nhân thực hiện các hoạt động thường ngày và chắp cánh ước mơ cho họ. Khi
áp dụng công nghệ in 3D, thời gian chế tạo sẽ giảm đáng kể, độ bền, tính linh hoạt của
chi giả sẽ không thua kém phương pháp truyền thống và giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Đặc biệt đối với trẻ em – cơ thể phát triển nhanh chóng và chân tay giả cần được thay
thế, cải tiến thường xuyên nên việc sử dụng sản phẩm chân tay giả in 3D sẽ phù hợp.
Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng và đa dạng hóa của các phương pháp in 3D và vật
liệu mới cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tạo nhanh chóng xương, vỏ não,
khớp và các bộ phận khác của cơ thể. Nhiều vật liệu mới mang lại độ bền tốt hơn và
khả năng phản ứng của cơ thể với các bộ phận mới, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh
chóng và giảm thiểu chi phí.

Hình 11.Mô hình tay và hộp sọ chế tạo bằng in 3D

28
Hình 12. Chi giả được chế tạo bằng công nghệ in 3D chỉ có giá khoảng 20 – 50 USD
thay vì chi giả hiện nay có giá hàng trăm USD.

Theo Tổ chức MSF, trong tháng 6 năm ngoái, tổ chức này đã thiết lập một trung tâm sản
xuất chi giả ở thành phố Irbid, Jordan. Đội ngũ bác sĩ và nhân viên kỹ thuật đã sử dụng
công nghệ in 3D để giúp đỡ những bệnh nhân khuyết tật do bị thương trong chiến tranh.
Các nhân viên kỹ thuật và bác sĩ đã tiến hành chụp nhiều bức ảnh chi bị mất và gửi
chúng đến phòng thí nghiệm ở Irbid, cách Thủ đô Amman của Jordan khoảng 100km về
phía Bắc. Các bức ảnh và dữ liệu này sẽ được nhập vào hệ thống để các chuyên gia phân
tích và tạo nên mô hình chi giả trên máy tính. Bộ phận chi giả này có thể được điều chỉnh
cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân. Sau đó, mô hình được đem in 3D và
gửi trở lại Bệnh viện Al-Mowasah ở Amman để tiến hành lắp chi giả cho người

Abdullah bị thương trong một vụ nổ mìn khi các lực lượng an ninh Iraq chiến đấu chống
lại IS tại Mosul năm 2017. Abdullah bị thương nghiêm trọng, bàn tay phải bị mất hoàn
toàn. Abdullah đã tình nguyện tham gia vào nhóm người khuyết tật được lắp chi giả nhờ
công nghệ in 3D của MSF. Công nghệ in 3D cho phép các chuyên gia y tế chế tạo nên
các bộ phận mà không cần di chuyển các bộ phận, do đó giúp cắt giảm chi phí sản xuất,
đồng thời công nghệ này cũng giúp tạo ra những chi phù hợp với cơ địa của từng người
bệnh. Safa Herfar, kỹ sư sinh học tại MSF cho biết: “Một chi giả thông thường có chi phí

29
đến hàng trăm đôla Mỹ nhưng với công nghệ in 3D, chi giả chỉ có giá khoảng 20 - 50
đôla Mỹ”.

2.3. Ghép tai nhân tạo

Cho tới nay, công nghệ in 3D đã được sử dụng trên thế giới để thực hiện thành công
nhiều ca ghép tai người bằng tế bào từ những bệnh nhân bị dị dạng. Nó mang tới tia hy
vọng cho những người mắc dị tật bẩm sinh hiếm gặp. Công nghệ in 3D tạo ra đôi tai có
hình dạng phức tạp và chi tiết, phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng bệnh nhân, mang lại
sự tự tin đặc biệt cho những bệnh nhân mắc các dị tật này.

Các bệnh nhân microtia - một dị tật bẩm sinh với tai ngoài nhỏ, dị dạng do không được
hình thành đúng cách,được tạo hình tai thay thế bằng việc ghép sụn từ xương sườn của
bệnh nhân hoặc sử dụng vật liệu tổng hợp (polyethylene xốp - PPE) để tái tạo tai ngoài.Kỹ
thuật mới tạo nên một chiếc tai hoàn hảo hơn cho bệnh nhân: hoàn toàn là vật liệu sinh
học, là một phần cơ thể của bệnh nhân, đồng thời lại có được vẻ ngoài hoàn hảo - giống
với tai bên kia hơn hẳn việc tạo hình bằng sụn sườn. Bộ phận cấy ghép mới mang tên
AuriNovo được phát triển bởi công ty 3DBio Therapeutics, trong dự án phối hợp với Viện
Dị dạng Tai bẩm sinh Microtia. Quy trình bao gồm việc quét 3D tai đối diện của bệnh nhân
để tạo một bản thiết kế, sau đó thu thập một mẫu tế bào sụn tai của họ và nuôi cấy chúng
thành một lượng vừa đủ. Các tế bào này được trộn với mực sinh học gốc collagen, được
tạo hình thành tai ngoài với sự hỗ trợ của một lợp vỏ in 3D phân hủy sinh học, giúp chiếc
tai mới phát triển đúng theo bản thiết kế ban đầu. Thử nghiệm lâm sàng dự kiến sẽ thực
hiện trên 11 bệnh nhân và đang được tiến hành ở California và Texas. Bệnh nhân đầu tiên
nói trên là một cô gái trẻ, được ghép tai cách đây hơn 1 tháng. Hiện vết mổ đã gần như
lành hoàn toàn, chiếc tai cấy ghép thích nghi hoàn hảo với cơ thể. Cấy ghép tai dựa vào kỹ
thuật in 3D còn giúp đem đến phẫu thuật ít xâm lấn hơn phương pháp truyền thống, bởi
không cần bước phẫu thuật lấy sụn sườn và công đoạn phẫu thuật tạo hình cũng ít phức
tạp hơn nhiều.

30
Hình 13. Mô hình tai giả bằng phương pháp in 3D

2.4. Mô hình giải phẫu

Các mô hình giải phẫu cơ thể bệnh nhân được tạo ra nhằm giúp bác sĩ nghiên cứu cấu
trúc và thực hành trước khi thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp. Việc có được một mô
hình thực tế giúp giảm thiểu rủi ro cho bệnh nhân và giảm thời gian chuẩn bị cho các thủ
thuật xâm lấn. Ngoài ra, các mô hình giải phẫu người còn được sử dụng để dạy cho các
sinh viên y khoa và bác sĩ mới có được sự hiểu biết trực quan và quen thuộc hơn với công
việc của họ. Ban đầu, dữ liệu hình ảnh được lấy từ chụp cắt lớp vi tính (CT scan) và chụp
cộng hưởng từ (MRI) của cơ thể bệnh nhân. Thông qua xử lý kỹ thuật số, sẽ thu được
một mô hình mô phỏng các chi tiết của cơ thể con người. Các nhà khoa học sẽ lựa chọn
thiết bị in và phương pháp in phù hợp nhất dựa trên đặc điểm, màu sắc và cấu trúc của
mô hình. Kết quả cuối cùng sẽ là một mô hình giải phẫu giống đến 99% các chi tiết cơ
thể ban đầu của bệnh nhân.

31
Hình 14. Mô hình hệ tuần hoàn não bằng phương pháp in 3D
Tại Việt Nam, đã có rất nhiều thành tựu đạt được trong lĩnh vực y tế không chỉ bởi bàn tay
của các bác sĩ giáo sư, thạc sĩ mà còn của các sinh viên trẻ ví dụ như hai sinh viên Phan Nguyễn
Quốc Hùng và Nguyễn Ngọc Minh đã nghiên cứu cải tiến máy in 3D với mong muốn tạo ra
các mô hình, mẫu vật về giải phẫu người với giá phù hợp để phục vụ trong việc học tập của
sinh viên ngành y. Là bạn học từ THCS, Phan Nguyễn Quốc Hùng, sinh viên Trường ĐH Y
khoa Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Ngọc Minh, sinh viên Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc
gia TP.HCM) có chung đam mê khoa học - công nghệ. Đến năm thứ 2 ĐH, Ngọc Minh lập
nhóm nghiên cứu về máy in 3D với các sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia
TP.HCM) và tạo nên máy in 3D Delta Concept X (DCX). DCX được mang đi tham gia cuộc
thi “Bach Khoa Innovation 2022” và đạt được giải khuyến khích. Trong quá trình tham gia
vòng cuối cùng của cuộc thi này, Quốc Hùng đã giúp đỡ nhóm Ngọc Minh tìm hiểu về ứng
dụng in 3D trong y khoa nhằm củng cố tính ứng dụng thực tiễn của sản phẩm. “Máy in 3D
nhóm nghiên cứu cải thiện về cách thức và quy trình vận hành, bảo trì máy tiện lợi và ít chi
phí. Máy in DCX của nhóm có chức năng kết nối internet, giúp cho đội ngũ hỗ trợ có thể trợ
giúp từ xa, cài đặt các thông số để máy in tùy biến theo mô hình cần in”, Ngọc Minh chia sẻ.

32
Quốc Hùng cho biết việc cải tiến máy in là để tạo ra các mô hình học tập với giá phù hợp cho
các ngành đào tạo y khoa. Thông thường một mô hình giải phẫu phải mua từ nước ngoài với
giá cả khá đắt đỏ. Th.S-BS Hà Thanh Đạt, Bí thư Đoàn Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc
Thạch, giảng viên bộ môn giải phẫu, nhận xét đề tài nghiên cứu sử dụng máy in 3D DCX sản
xuất mô hình giải phẫu cơ thể người do sinh viên Phan Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Ngọc
Minh đã thể hiện xuất sắc tinh thần ham học hỏi và nhất là tận dụng những tiến bộ khoa học -
công nghệ cùng sự kết nối, phối hợp liên ngành để hoàn thiện một sản phẩm, là giải pháp phục
vụ cho việc học tập của sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe.

Hình 15.Phan Nguyễn Quốc Hùng (phải) và Nguyễn Ngọc Minh cùng sản phẩm máy in 3D
giúp tạo ra mô hình, mẫu vật về giải phẫu phục vụ y khoa

2.5. Dụng cụ y tế

33
Một ứng dụng quan trọng khác của in 3D trong quá trình điều trị là việc tạo ra cấy ghép
tùy chỉnh và dụng cụ phẫu thuật. Cấy ghép và dụng cụ truyền thống thường được giới
hạn ở kích cỡ và thiết kế tiêu chuẩn, có thể không phải lúc nào cũng đáp ứng các yêu cầu
giải phẫu đặc biệt của từng bệnh nhân. Máy in 3D vượt qua những hạn chế này bằng
cách cho phép sản xuất cấy ghép và dụng cụ cụ thể cho bệnh nhân dựa trên dữ liệu hình
ảnh y tế. Trong phẫu thuật chỉnh hình, ví dụ, cấy ghép in 3D có thể được tùy chỉnh để
phù hợp chính xác bên trong khuyết tật xương của bệnh nhân, tăng cường sự ổn định và
thúc đẩy sự tương thích xương tốt hơn. Tương tự như vậy, các chỉ định và dụng cụ phẫu
thuật có thể được thiết kế tùy chỉnh và in 3D để giúp các bác sĩ thực hiện các ca bệnh
phức tạp với độ chính xác và hiệu quả cao hơn.Chế tạo các dụng cụ y tế bằng cách sử
dụng in 3D là một cách sử dụng công nghệ thực sự thú vị. Nó có thể tạo ra những thứ
như dụng cụ phẫu thuật mà bác sĩ sử dụng trong khi phẫu thuật theo cách rẻ hơn và
nhanh hơn trước. Sử dụng in 3D để tạo ra những công cụ này rất quan trọng vì nó tiết
kiệm tiền bạc và thời gian.

Hình 16. Dụng cu y tế được sản xuất bằng công nghệ in 3D

2.6. In sinh học tế bào

In sinh học (Bioprinting) là một ứng dụng của in 3D để tạo ra những thứ có thể giúp ích
cho sức khỏe của mọi người. Thay vì sử dụng nhựa hoặc kim loại, in sinh học sử dụng tế
bào sống và mô giả mà các nhà khoa học tạo ra trong phòng thí nghiệm. Những thứ này

34
có thể trông và hoạt động giống như các cơ quan trong cơ thể chúng ta và một ngày nào
đó chúng có thể thay thế những bộ phận không hoạt động tốt. In sinh học thực sự hiệu
quả trong việc tạo ra những thứ có nhiều chi tiết nhỏ, như mạch máu và cơ bắp. Nó là
một công nghệ rất quan trọng có thể giúp các bác sĩ và nhà khoa học nghiên cứu và đưa
ra những khám phá mới trong y học. Nó vẫn đang được nghiên cứu và thử nghiệm,
nhưng nhiều chuyên gia tin rằng nó sẽ có thể tạo ra các cơ quan nội tạng mới cho con
người trong tương lai. In 3D là một công nghệ rất thú vị đang thay đổi y học và làm cho
nó trở nên tốt hơn cho mọi người.

Hình 17.Một phần trái tim được in bằng công nghệ in sinh học

Tất cả đây là một số những thành tựu nổi bật của công nghệ in 3D đưa nền y học phát triển
lên một tầm cao mới, giúp con người có cuộc sống thoải mái, dễ dàng hơn. Công nghệ in 3D
có nhiều hướng ứng dụng trong y tế gần như sẽ không có phương pháp nào có thể thay thế
nó trong tương lai gần.

35
III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI Y HỌC HIỆN NAY VỀ SỬ
DỤNG IN 3D

1. Đối với thế giới:

Hiện nay, trong bối cảnh nền y học thế giới đang không ngừng phát triển nhanh chóng
và vượt bậc về công nghệ cũng như kiến thức y khoa, việc hỗ trợ cho in 3D sinh học được
sản xuất linh hoạt và sử dụng một cách chuẩn xác, tinh vi, nhanh chóng đem lại thành tựu tốt
đẹp, có tính ứng dụng cao cho nền y học thế giới là một điều rất quan trọng. Dưới đây là một
số giải pháp được đề xuất đối với nền y học thế giới nhằm phát triển lĩnh vực này:

1.1: Nghiên cứu và phát triển nguyên vật liệu tiên tiến:

Điều này hướng tới việc cần tập trung mục tiêu chi tiết đến việc thiết kế và phát triển vật liệu
in 3D sinh học một cách kĩ càng, chuẩnh chỉnh để không chỉ đáp ứng yêu cầu an toàn mà
còn tối ưu hóa sự tương thích với cấu trúc phức tạp của cơ thể con người. Việc này cần sự
tăng cường hợp tác với các ngành công nghiệp hóa chất và dược phẩm để tìm ra các hợp
chất mới, bên cạnh đó là sự tăng cường nghiên cứu về vật liệu sinh học và những phản ứng
của chúng đối với cơ thể. Từ đó có thể tạo ra vật liệu in 3D có độ an toàn cao, giảm rủi ro về
phản ứng không mong muốn và tăng sự ứng dụng trong nghiên cứu y học. Ví dụ như hiện
nay y học đã sử dụng loại mực in sinh học dành riêng cho in sinh học; mực sinh học là vật
liệu tương thích sinh học có chứa tế bào sống và cung cấp hỗ trợ cho sự phát triển tế bào và
hình thành mô. Chúng đóng vai trò là các khối xây dựng để tạo ra các cấu trúc sinh học phức
tạp với sự kiểm soát không gian chính xác, vậy nên khi sử dụng được loại mực tương thích
với nhiều đối tượng sẽ giúp in 3D sinh học dễ dàng được sử dụng hơn, tính ứng dụng thực
tiễn của phương pháp này được nâng cao.

1.2: Tối ưu hoá máy in 3D:

Điều này nhằm hướng tới mục tiêu chung là giảm chi phí và nâng cao hiệu suất, cần sự tập
trung vào việc tối ưu hóa máy in 3D trong lĩnh vực y học. Điều này sẽ là thành tựu to lớn
vượt bậc bằng việc phát triển máy in 3D đa chức năng, đa nhiệm, từ đó có thể đáp ứng linh
hoạt cho nhiều ứng dụng y tế đa dạng. Để đạt được kỹ thuật sử dụng này cần đặt sự quan

36
trọng cao vào việc đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển máy in 3D với hiệu suất
vượt trội, tập trung vào sự đổi mới và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Đồng thời, cũng cần
hình thành một hệ thống linh hoạt những máy in 3D chuyên sâu dành riêng cho lĩnh vực y
học, kết hợp sự tích hợp và tương tác linh hoạt giữa các thành phần. Vấn đề này nếu được
khắc phục và phát triển thành công thì sẽ đem lại một điều to lớn đó là sự mở rộng đáng kể
trong việc ứng dụng máy in 3D trong chuẩn đoán và phẫu thuật, từ đó tăng cường khả năng
chẩn đoán và điều trị thông qua việc tạo ra các sản phẩm chất lượng và chính xác cao, mở
đường cho những cải tiến lớn trong lĩnh vực y học hiện đại.

1.3: Đào tạo chuyên nghiệp cho các y bác sĩ:

Việc sử dụng phương pháp cứu chữa bệnh này trong y tế cần những bác sĩ có tay nghề
chuyên môn cao, được đào tạo chuyên sâu về tất cả kiến thức cần thiết cũng như kĩ năng.
Ngoài ra việc này còn đòi hỏi những bác sĩ trực tiếp thực hiện những ca phẫu thuật có sử
dụng sản phẩm in 3D sinh học cần có kinh nghiệm nhiều năm, tay nghề chắc chắn; những
người bác sĩ hỗ trợ cũng cần có đủ kinh nghiệm, kĩ năng và kiến thức để tránh sự rủi ro cao
nhất trong phẫu thuật; các nhân viên y tế cũng phải được đào tạo bài bản để chăm sóc người
bệnh trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm in 3D sinh học. Việc này yêu cầu lượng lực
lớn về nguồn nhân lực để đào tạo, cùng với đó là những người có chuyên môn cao, đủ khả
năng đào tạo toàn diện. Đồng thời tổ chức các buổi tập huấn và thực hành bằng máy in 3D
để tạo điều kiện cho việc sử dụng phương pháp in 3D trong y học.

1.4: Tăng cường hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức:

Điều này hỗ trợ cho việc tạo ra môi trường hợp tác to lớn, tạo cơ hội giúp các chuyên gia y
học và nghiên cứu có thể tương tác, chia sẻ về kiến thức cũng như kinh nghiệm, từ đó giúp
các y bác sĩ có nhiều kiến thức, kĩ năng hơn về các vấn đề học thuật trong việc sử dụng in
sinh học trong y tế. Điều này có vể sẽ dễ dành hơn khi công nghệ hiện nay đã vô cùng phát
triển, ta có thể dễ dàng tổ chức không chỉ những buổi hội thảo chuyên gia hàng năm mà còn
kết hợp đa dạng các sự kiện trực tuyến và offline, từ các cuộc họp nhỏ đến các hội nghị quốc
tế quy mô lớn, nhằm tăng cường và tối ưu hóa khả năng tiếp cận và tương tác. Ngoài ra, hỗ
trợ chia sẻ công bố và tài liệu nghiên cứu thông qua các cổng thông tin ảo, đẩy mạnh tính

37
minh bạch và sự tiện lợi trong việc tiếp cận kiến thức cũng là một điều quan trọng có thể áp
dụng để tăng tính toàn diện cho việc đào tạo và học tập.

Trong tương lai không xa, sự kết hợp tinh vi, chính xác giữa y học và công nghệ in 3D
hứa hẹn sẽ là một bước tiến lớn, mở ra những cánh cửa mới đầy tiềm năng và cơ hội. Những
giải pháp đối với việc phát triển in 3D sinh học mang lại không chỉ là về việc tạo ra những
mô hình chính xác của cơ thể, mà còn là về sự hiểu biết sâu sắc về cơ thể con người và cách
nó tương tác với môi trường xung quanh. Sự đa dạng trong các giải pháp, từ việc phát triển
vật liệu mới đến tối ưu hoá những vấn đề liên quan, đã mở ra một thế giới của những ứng
dụng đa dạng. Công nghệ in 3D không chỉ là một công cụ hỗ trợ trong giáo dục y học mà
còn là một phương tiện quan trọng trong nghiên cứu và phát triển dược phẩm.

2. Đối với Việt Nam:

Để y học Việt Nam có thể vươn lên vượt qua những thách thức ngày càng phức tạp
trong việc đưa công nghệ in 3D vào thực tiễn y học, nhằm tạo ra những sản phẩm có độ chủ
động và toàn diện, đem lại cho người sử dụng cái nhìn tích cực về phương pháp này, dưới
đây là những giải pháp nhằm tối ưu hóa tính ứng dụng của công nghệ này trong thực tế y
học tại Việt Nam:

2.1: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp của việc tích hợp công nghệ in 3D vào lĩnh
vực y học, chúng ta cần nâng cao chất lượng của chương trình đào tạo và mở rộng phạm vi
phát triển kỹ năng cho các chuyên gia y tế và kỹ sư. Các chuyên gia với trình độ chuyên môn
cao cấp có thể thực hiện các nghiên cứu khoa học, là người tiên phong, dẫn đầu trong việc
thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo định kỳ, tổ chức hội thảo và khóa học chuyên
sâu tại các trung tâm chuyên nghiệp. Đồng thời, quá trình hợp tác tích cực với các trường đại
học về y học chính quy, có tên tuổi và các tổ chức đào tạo uy tín sẽ đảm bảo rằng nguồn
nhân lực được đào tạo sẽ đáp ứng đúng nhu cầu và yêu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực
này.

38
2.2: Hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp:

Việc tạo ra một môi trường hỗ trợ sự hợp tác giữa chính phủ, bệnh viện và doanh nghiệp
công nghệ có sự liên quan lớn đến việc định hình và kích thích các quan hệ giữa các bên liên
quan. Chính phủ, đại diện đứng đầu trong quá trình này, có thể triển khai các chính sách
khuyến khích và ưu đãi thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự đầu tư từ phía các doanh
nghiệp công nghệ đối với các nhà sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất có thể
thúc đẩy sự tiên tiến trong quá trình sản xuất, không chỉ để giảm chi phí mà còn để duy trì
chất lượng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế. Cùng với đó, việc tổ chức các
diễn đàn và sự kiện hợp tác trở thành một khía cạnh quan trọng, tạo ra cầu nối giữa các bên
liên quan. Những diễn đàn này không chỉ là nơi gặp gỡ, mà còn là môi trường cho việc chia
sẻ thông tin, kinh nghiệm và nguồn lực. Sự kết hợp giữa các bên trong một không gian này
không chỉ thúc đẩy sự hiểu biết chung, mà còn tạo ra đồng thuận và cam kết từ tất cả các
bên, từ chính phủ đến doanh nghiệp và bệnh viện, hướng tới mục tiêu chung là định hình
tương lai y học Việt Nam thông qua công nghệ in 3D.

2.3: Nghiên cứu và phát triển công nghệ y học theo sát khoa học thế giới:

Để nâng cao cường độ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực áp dụng công nghệ in 3D
trong y học một các chính xác và sát khoa học thế giới hiện đại hơn, nhà nước và ban ngành
đứng đầu liên quan cần tiến hành một sự tăng cường đáng kể về đầu tư. Điều này không chỉ
bao gồm việc hỗ trợ các dự án nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng thực tế, mà còn tập trung
vào việc khuyến khích sự đổi mới toàn diện trong ngành đối với việc sử dụng in 3D sinh học
trong y tế. Đồng thời, việc thành lập các trung tâm nghiên cứu chuyên sâu được trang bị cơ
sở vật chất hiện đại sẽ đóng vai trò quan trọng, tạo nền tảng hỗ trợ vững chắc cho các dự án
nghiên cứu tiên tiến, đưa vào hành động những ý tưởng đột phá và tối ưu hóa việc ứng dụng
công nghệ in 3D trong lĩnh vực y học, đồng thời cũng hỗ trợ cho việc các y bác sĩ trong quá
trình đào tạo có được những cơ hội thực hành công nghệ này, được tiếp xúc, tương tác với
phương pháp này để dễ dàng hiểu biết, trải nghiệm nhiều hơn về vấn đề này.

39
2.4: Xây dựng hệ thống chuẩn xác và làm theo đúng quy định:

Vấn đề xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn về quy định trong việc ứng dụng công nghệ in
3D trong lĩnh vực y học là một quá trình toàn diện, liền mạch và cần sự linh hoạt. Điều này
bao gồm việc thiết lập không chỉ các quy trình kiểm soát chất lượng mà còn đảm bảo tính an
toàn và hiệu quả của sản phẩm in 3D sinh học. Đối diện với thách thức này, sự hợp tác chặt
chẽ với cộng đồng y học và các chuyên gia chuyên nghiệp là chìa khóa để xây dựng những
tiêu chuẩn này. Cần sự thực hiện với chuẩn mực và chính xác từ phía nhà sản xuất, y bác sĩ,
và cả bệnh nhân, nhằm đảm bảo rằng mọi khía cạnh của quá trình sử dụng công nghệ in 3D
trong y học đều tuân thủ và đạt được hiệu suất cao nhất. Đồng thời là sự giám sát, kiểm tra
nghiêm ngặt từ những cơ quan có thẩm quyền trong ngành y tế.

2.5: Tạo điều kiện cho Việt Nam có cơ hội hợp tác quốc tế:

Thúc đẩy và tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y học và công
nghệ in 3D đòi hỏi một chiến lược toàn diện. Điều này bao gồm việc thiết lập mối liên kết
vững chắc với các tổ chức quốc tế, không chỉ nhằm khuyến khích mà còn để tạo điều kiện
cho chuyên gia, nhà nghiên cứu, và doanh nghiệp tham gia vào những dự án hợp tác và chia
sẻ kinh nghiệm. Mục tiêu là tạo cơ hội thúc đẩy các nghiên cứu khoa học và trải nghiệm
những tiến bộ khoa học mới. Đồng thời, việc xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ một môi
trường thuận lợi cho quá trình hợp tác và trao đổi thông tin trở thành một yếu tố then chốt.
Nền tảng này không chỉ cung cấp nguồn lực cần thiết mà còn tạo điều kiện cho sự kết nối
mượt mà và linh hoạt giữa các bên liên quan, từ chuyên gia đến doanh nghiệp, thúc đẩy sự
học hỏi và sáng tạo động bộ trong cả cộng đồng quốc tế và nội địa.

2.6: Tạo điều kiện để phương pháp này tiếp cận được với nhiều đối tượng:

In 3D là một phương pháp y học khá mới đối với người dân Việt Nam, điều này cũng dẫn tới
việc giá thành của các sản phẩm in 3D sinh học tăng cao, dẫn tới việc nhiều người khó có
thể cận. Nhà nước, bệnh viện, doanh nghiệp sản xuất có thể thảo luận để đưa ra những chính
sách hợp lí, giúp giảm chi phí sản xuất để từ đó có thể giảm giá thành sản phẩm. Dù vậy sản
phẩm đưa ra vẫn phải đạt chuẩn, đây là một điều thách thức đối với nhiều đối tượng, đặc biệt
là những nhà sản xuất nhưng nếu có thể hợp lí hoá một cách toàn diện, đây sẽ có thể là một

40
bước ngoặt giúp cho những người dân có thể tiếp xúc với phương pháp này nhiều hơn, từ đó
thúc đẩy phát triển ngành sản xuất này. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền và giáo dục người
bệnh về ứng dụng của công nghệ in 3D trong lĩnh vực y tế đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp thông tin chi tiết nhằm giúp người bệnh hiểu rõ hơn về những lợi ích mà in 3D
mang lại trong quá trình chăm sóc sức khỏe, việc này cần các chiến lược tuyên truyền đa
dạng được triển khai. Đồng thời, các buổi hội thảo và workshop đang được tổ chức để tạo cơ
hội gặp gỡ giữa người bệnh và các chuyên gia, giúp họ tương tác trực tiếp và trải nghiệm
những tiến bộ khoa học mới. Điều này thể hiện rõ sự quan trọng của việc tuyên truyền để tối
ưu hóa sức mạnh của công nghệ in 3D trong cải thiện chất lượng cuộc sống và chăm sóc sức
khỏe của mọi người.

Với một số các giải pháp này, nếu được triển khai đồng bộ, sẽ tạo ra một cơ sở hạ tầng
toàn diện và hỗ trợ cho việc áp dụng công nghệ in 3D trong lĩnh vực y học tại Việt Nam.
Việc vượt qua những thách thức và khó khăn hiện nay sẽ mở ra không gian cho sự đổi mới
và phát triển toàn diện, mang lại nhiều cơ hội hứa hẹn cho ngành y tế nước ta. Thực hiện
những giải pháp nhanh chóng sẽ giúp cho nền y học Việt Nam phát triển nhanh chóng, từ đó
sớm được tiếp xúc với nhiều thành tựu khoa học mới nhất và hiện đại nhất.

Tổng kết lại: Các giải pháp về in 3D trong lĩnh vực y học không chỉ là một đột phá kỹ
thuật mà còn mang lại những lợi ích quan trọng và đa chiều không chỉ cho nền y học Việt
Nam mà còn là cho toàn cầu. Tại Việt Nam, việc áp dụng công nghệ in 3D trong y học
không chỉ làm tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị mà còn đóng góp tích cực vào sự
phát triển của ngành y học. Việc tạo những mô hình chính xác từ in 3D không chỉ giúp y bác
sĩ hiểu rõ hơn về cấu trúc cơ thể mà còn hỗ trợ quá trình đào tạo y học và nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế dành cho người dân. Trên quy mô toàn cầu, giải pháp in 3D mở ra những
tiềm năng mới và mang lại những tiện ích đa dạng cùng với đó là sự linh hoạt trong việc sử
dụng. Khả năng tùy chỉnh linh hoạt trong sản xuất các thiết bị y tế, từ bộ phận thay thế đến
dụng cụ phẫu thuật, không chỉ giúp cá nhân hóa điều trị mà còn tối ưu hóa quy trình sản
xuất. Điều này không chỉ giảm chi phí mà còn làm tăng tính sẵn có của các thiết bị y tế, đặc
biệt là ở những khu vực khó tiếp cận như các nước chưa phát triển, đang phát triển. Ngoài ra,
công nghệ in 3D còn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu y học. Tạo ra mô

41
hình và bản sao chính xác của cơ quan và các bệnh lý giúp nghiên cứu và phân tích hiệu quả
các phương pháp điều trị mới, từ đó đưa ra những cải tiến quan trọng trong lĩnh vực y học và
y khoa, làm mở rộng kiến thức về cơ thể con người và các phương pháp cứu chữa bệnh.
Tóm lại, giải pháp in 3D trong y học không chỉ là một công nghệ tiên tiến mà còn là một cơ
hội để nâng cao chất lượng và công bằng trong dịch vụ y tế. Việc tích hợp công nghệ này
không chỉ mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe cộng đồng mà còn thúc đẩy sự đổi mới và
phát triển bền vững trong lĩnh vực y học.

42
KẾT LUẬN

Tổng kết lại , công nghệ in 3D đã đóng vai trò vô cùng to lớn và mang lại nhiều lợi ích đáng
nể cho lĩnh vực y học . Công nghệ này ngày càng được phát triển và sử dụng nhiều trong mọi
lĩnh vực , đặc biệt là y học . Việc tạo ra các mô hình và bộ phận cơ thể chính xác từ dữ liệu
hình ảnh y tế giúp nâng cao độ chuẩn xác và an toàn trong quá trình phẫu thuật. Bên cạnh đó
, in 3D còn hỗ trợ trong giáo dục y học, tạo ra các mô hình giả lập để trau dồi kỹ năng và kiến
thức của sinh viên. Ngoài ra, khả năng tùy chỉnh và phục hồi của in 3D đã giúp cải thiện quá
trình điều trị và khắc phục cho từng bệnh nhân. Công nghệ in 3D cũng đóng vai trò quan trọng
trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm y tế mới, giúp tăng tốc độ phát triển và cải thiện chất
lượng sản phẩm y tế. Cuối cùng, in 3D là một phương tiện hình ảnh rõ ràng để trình bày và
giải thích các khái niệm y học phức tạp, từ đó tăng cường khả năng tư duy và hiểu biết cho cả
bác sĩ và bệnh nhân.

Nhờ có công nghệ in 3D , chúng ta có thể chứng kiến một cuộc cách mạng trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe. Sự tiên tiến của in 3D giúp chúng ta đã đạt được độ chuẩn xác hơn, giảm
thiểu rủi ro và tăng sự hiệu quả trong quá trình chẩn đoán, điều trị và giảng dạy y học. Đây là
một bước tiến quan trọng trong việc phát triển và cải thiện sức khỏe của con người.

Tuy nhiên, công nghệ in 3D trong y học còn đang trong quá trình phát triển và nghiên cứu.
Vậy nên cần đảm bảo rằng công nghệ này được sử dụng một cách hợp lí , đảm bảo an toàn và
đạo đức trong việc chăm sóc sức khỏe.

Với những lợi ích và tiềm năng mà in 3D đem lại trong lĩnh vực y học, chúng ta tin rằng công
nghệ này sẽ tiếp tục phát triển và trở thành một công cụ quan trọng trong việc cải thiện chất
lượng cuộc sống và sức khỏe của con người.

43
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Anne Blair Gould,“ Sea Urchin and a 3D-printer inspire new surgical tools”, Journalistic
platform TU Delft , available at: https://www.delta.tudelft.nl/article/sea-urchin-and-3d-
printer-inspire-new-surgical-tools#. (Feb 9, 2015)

2, Allie Nawrat, “ 3D printing in the medical field: four major applications revolutionising
the industry”, Medical Device Network, available at : https://www.medicaldevice-
network.com/features/3d-printing-in-the-medical-field-applications. (Aug 7, 2018)

3, “Monash University Revolutionizes Human Anatomy Study”, 3S Systems, available at


: https://www.3dsystems.com/learning-center/case-studies/3d-printed-cadavers-monash-
university-poised-revolutionize-human

4, Phạm Trung Hiếu, Tin vui cho những bệnh nhân buộc phải thay xương đùi:
https://www.qdnd.vn/y-te/tin-tuc/tin-vui-cho-nhung-benh-nhan-buoc-phai-thay-xuong-dui-
604428

5, Rose Brooke,“ 3D Systems to Spearhead 3D Printing in Medical Revolution at TCT Show


+ Personalize 2014”, 3D Printing and additive manufacturing intelligence , available
at: https://www.tctmagazine.com/3d-systems-to-spearhead-3d-printing-in-medical-
revolution-at/ . (Jun 20, 2014)

6, Spatial Teamt, “ Applications of 3D Printing in the Medical field”, Spatial, available at


: https://blog.spatial.com/the-future-of-3d-printing-in-the-medical-field. (Aug 8, 2020)

7, Đặng Ánh, Công nghệ in 3D giúp giải quyết tình trạng thiếu thiết bị y tế,Vietnamplus:
https://www.vietnamplus.vn/cong-nghe-in-3d-giup-giai-quyet-tinh-trang-thieu-thiet-bi-y-te-
post630445.vnp (25/03/2020)

8, Vietnamnet, https://vietnamnet.vn/phau-thuat-cay-ghep-tag9616410182261570447.html

9, Công nghệ in 3d trong y học, https://mayin3d.com.vn/cong-nghe-3d-trong-y-hoc.html

10, Precedenceresearch,https://www.precedenceresearch.com/3d-printing-in-healthcare-
market

44
11, Nguyễn Điền, Sinh viên sáng tạo, cải tiến máy in 3D phục vụ y tế,
https://thanhnien.vn/sinh-vien-sang-tao-cai-tien-may-in-3d-phuc-vu-y-te-18, (05/01/2023)

12, Minh Huệ, Công nghệ in 3D tái tạo chi giả, Báo Sức khoẻ & Đời sống,
https://suckhoedoisong.vn/cong-nghe-in-3d-tai-tao-chi-gia-169142713.htm,( 01/01/2020)

13, Thu Anh, Lần đầu tiên trên thế giới: In 3D tai người, cấy ghép thành công cho cô gái,
Báo Người lao động, https://nld.com.vn/suc-khoe/lan-dau-tien-tren-the-gioi-in-3d-tai-nguoi-
cay-ghep-thanh-cong-cho-co-gai-20220603110336463.htm, (03/06/2022)

14, Trung tâm Thống kê dữ liệu và Phân tích sáng chế, Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai
thác công nghệ

15, TS Tạ Việt Dũng, TS Trần Thị Thu Hương, TS Nguyễn Khánh Tùng Cục Ứng dụng và
Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN, Công nghệ in 3D và định hướng lộ trình phát triển tại
Việt Nam, Diễn đàn khoa học và công nghệ, https://vjst.vn/Images/Tapchi/2022/5A/11-5A-
2022.pdf (số 5 năm 2022)

45

You might also like