You are on page 1of 4

BÀI 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

A. ĐỊNH NGHĨA

Nghiên cứu quan sát: là thiết kế nghiên cứu trong đo các nghiên cứu viên chỉ quan sát mọi sự
kiện diễn ra theo tự nhiên và ghi nhận thực trạng/đặc điểm và sự kiện diễn ra trong nghiên cứu mà
không có tác động đến đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu quan sát bao gồm:

o Nghiên cứu quan sát mô tả


o Nghiên cứu quan sát phân tích

Nghiên cứu mô tả:

o Chỉ mô tả thực trạng đặc điểm/đặc tính của đối tượng nghiên cứu
o Không đề cập đến nguyên nhân/hậu quả hay các yếu tố có liên quan
o Mô tả sự xuất hiện của một bệnh trong một quần thể và thường là bước đầu tiên trong một
điều tra dịch tễ học
Ưu điểm:
o Đơn giản
o Là nguồn dữ liệu hữu ích của các ý tưởng cho các nghiên cứu dịch tễ học
o Thường khởi xướng cho các nghiên cứu dịch tễ học chi tiết hơn
Nhược điểm:
o Các thông tin mô tả hạn chế, trong đó các đặc điểm của một vài bệnh nhân với một bệnh
đặc biệt được mô tả nhưng không được so sánh với một quàn thể tham chiếu

Nghiên cứu phân tích:

o Kiểm định các giả thuyết về mối liên quan, quan hệ nhân quả nào đó. Qua đó phân tích các
mối liên hệ giữa tình trạng sức khỏe và các yếu tố liên quan

2. Nghiên cứu thực nghiệm: Là nghiên cứu về hiệu quả của một can thiệp nào đó thông qua việc
so sánh chỉ số/biến số nghiên cứu của nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. Trong nghiên cứu
thực nghiệm, can thiệp được đưa vào chủ động. Điều này khác với nghiên cứu thuần tập, tình
trạng phơi nhiễm của các đối tượng nghiên cứu là tự có. Các nghiên cứu thực nghiệm hay can
thiệp liên quan đến một cố gắng tích cực để thay đổi một yếu tố quyết định bệnh. Tuy nhiên,
chúng có một số hạn chế, do sức khỏe của những người trong nhóm nghiên cứu có thể bị đe
dọa. Các thiết kế nghiên cứu thực nghiệm chính bao gồm:
o Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng
o Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng theo cụm
o Thử nghiệm cộng đồng
o Bán Thực nghiệm
B. NGHIÊN CỨU MÔ TẢ:
1. Khái niệm:
NCMT là nghiên cứu về hình thái xuất hiện bệnh, có liên quan đến các biến số: con người, không
gian, thời gian
NCMT Bao gồm việc thu thập và trình bày có hệ thống các số liệu nhằm cung cấp một bức tranh
về một tình huống cụ thể
Có thể tiến hành trên:
o Quy mô nhỏ: Bao gồm việc mô tả sâu các đặc tính của một số bệnh nhân / đối tượng nghiên
cứu.
- Nghiên cứu trường hợp
- Nghiên cứu ca bệnh hay chùm bệnh
o Quy mô lớn: Các cuộc điều tra cắt ngang nhằm xác định sự phân bố của các biến số nhất
định ở một thời điểm. Các đặc tính này có thể là các đặc tính thực thể, kinh tế xã hội hay
hành vi của cộng đồng
2. Mục đích
- Đánh giá chiều hướng sức khỏe cộng đồng
- Cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch và bước đầu đánh giá các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
- Hình thành giả thuyết về mối quan hệ nhân – quả giữa yếu tố nguy cơ nghi ngờ và bệnh trạng
của chúng
3. Nghiên cứu một trường hợp bệnh và hàng loạt ca bệnh
a. Nghiên cứu một trường hợp bệnh:
- Là việc mô tả các sự kiện về một trường hợp bệnh đặc biệt / bất thường, chưa có trong y văn
dựa trên một bệnh án tỉ mỉ, chi tiết, đầy đủ do một hay nhiều thầy thuốc lâm sàng khám nghiệm
nhằm tìm ra những khía cạnh căn nguyên nghi ngờ của người bệnh đó
- Có giá trị gợi ý giả thuyết nghiên cứu hoặc gợi ý về việc xuất hiện một vấn đề sức khỏe / bệnh
dịch mới trong cộng đồng
b. Nghiên cứu hàng loạt ca bệnh
- Là việc mô tả đặc điểm lâm sàng, diễn biến, điều trị, phơi nhiễm trên hàng loạt các ca bệnh
nhằm tìm ra đặc trưng chung nhất của người bệnh đó trước bệnh mà họ mắc phải
- Có giá trị gợi ý giả thuyết nghiên cứu hoặc gợi ý về việc xuất hiện một vấn đề sức khỏe / bệnh
dịch mới trong cộng đồng
c. Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm:
o Rất có ích trong việc hình thành giả thuyết liên quan đến các yếu tố nguy cơ
o Nhận biết bệnh mới
o Xác định bùng phát dịch
- Nhược điểm:
o Không có khả năng kiểm tra được sự có mặt của kết hợp thống kê (mối liên quan giữa
nguyên nhân / yếu tố nguy cơ và bệnh) vì thiếu nhóm đối chứng để so sánh
4. Nghiên cứu mô tả cắt ngang
a. Đặc điểm
- Thuộc loại hình nghiên cứu mô tả
- Cả thông tin về bệnh và thông tin về phơi nhiễm được thu thập tại cùng một thời điểm cho nên
thường được dùng để hình thành các giả thuyết nghiên cứu chứ không cho phép chứng minh giả
thuyết nghiên cứu
- Giúp tính được tỷ lệ hiện mắc bệnh và tỷ số chênh hiện mắc
- Mô tả sự phân bố bệnh tật và các yếu tố quyết định sức khỏe trong dân số
- Hữu ích cho điều tra các phơi nhiễm là các đặc tính cố định của các cá thể
- Trong các vụ dịch bệnh bùng nổ đột ngột, nghiên cứu cắt ngang đo lường một số yếu tố phơi
nhiễm là bước đầu tiên thuận tiện nhất trong điều tra că nguyên
- Số liệu từ nghiên cứu cắt ngang hữu ích trong đánh giá các nhu cầu chăm sóc y tế của các quần
thể. Mỗi điều tra cần có một mục đích rõ ràng, Các điều tra có giá trị cần bộ câu hỏi được thiết
kế tốt, một mẫu nghiên cứu phù hợp với kích thước và độ lớn và một tỷ lệ tham gia cao
b. Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm:
o Đơn giản, dễ tiến hành, ít tốn kém
o Nhanh chóng thu dược thông tin mong muốn
o Hình thành giả thuyết
o Mô tả tình hình sức khỏe cộng đồng
- Nhược điểm:
o Khong thể nói được yếu tố nghiên cứu và bệnh, cái nào xảy ra trước, cái nào xảy ra sau,
cái nào là hậu quả của cái nào mà chi cho phép hình thành giả thuyết nhân quẩ
o Chỉ mô tả được số hiện mắc: Phản ánh tình hình của hiện tượng sức khỏe ở thời điểm
nghiên cứu
5. Nghiên cứu sinh thái / Nghiên cứu tương quan
a. Đặc điểm
- Là nghiên cứu lấy số liệu thống kê của quần thể để mô tả sự tương quan giữa hai biến số nghiên
cứu
- Rất có giá trị trong gợi ý hình thành giả thuyết nghiên cứu
- Đơn vị phân tích là các nhóm người
- Có thể được thực hiện bằng cách:
o So sánh các quần thể tại các khu vực khác nhau trong cùng một thời điểm
o So sánh cùng một quần thể ở 1 vị trí tại các thời điểm khác nhau. So sánh theo thời gian
làm giảm các yếu tố nhiễu về kinh tế xã hội, một vấn đề tiềm tàng trong nghiên cứu sinh
thái. Khoảng thời gian càng ngắn, yếu tố nhiễu gần như bằng không.
- Rất khó diễn giải do chúng hiếm khi có khả năng xác định trực tiếp những giải thích tiềm năng
khác nhau cho các kết quả
- Thường dựa vào số liệu thu thập cho các mục đích khác:
o Số liệu về các phơi nhiễm khác nhau và về các yếu tố kinh tế xã hội có thể không sẵn có
o Số liệu có thể được sử dụng từ các quần thể với các đặc tính khác nhau nhiều hoặc được
lấy từ các nguồn số liệu khác nhau
- Ngụy biện sinh thái là những kết luận không phù hợp được đưa ra từ sai số quả số liệu sinh thái.
Sai số xảy ra vì mối quan hệ quan sát được giữa các biến ở mức độ nhóm không nhất thiết thể
hiện mối liên hệ tồn tại ở mức cá thể
- Dựa trên những dữ kiện chung của quần thể, những dữ kiện này thường được tính theo đầu
người
- Để đánh giá mức độ tương quan, căn cứ vào hệ số r:
r < 0,3: Hầu như không có sự tương quan tuyến tính
0,3 – r – 0,6: Tương quan tuyến tính nhưng chưa chặt chẽ
R > 0,6: tương quan tuyến tính chặt chẽ
R âm: nghịch chiều
R dương: thuận chiều
b. Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm:
o Bước đầu khai thác mối quan hệ nhân quả một các nhanh chóng
o Ít tốn kém
o Số liệu sẵn có
- Nhược điểm:
o Không thể gán tương quan két hợp giữa phơi nhiễm và bệnh cho bất kỳ cá thể nào trong
quần thể
o Không thể loại trừ được các nhiễu tiềm ẩn trong kết hợp tương quan, mặc tương quan
rất chặt chẽ
o Chỉ mô tả mức phơi nhiễm trung bình của quầ thể chứ không mô tả mức phơi nhiễm của
từng cá thể
6. Các đặc trưng mô tả:
a. Con người: “Ai bị bệnh”
- Tuổi
- Giới tính
- Nhóm dân tộc, chủng tộc
- Tầng lớp xã hội
- Nghề nghiệp
- Tình trạng hôn nhân
- Các đặc trưng về gia đình
o Số người trong gia đình
o Thứ tự sinh
o Tuổi của cha mẹ
o Mất bố, mẹ
- Các đặc trưng khác
o Nhóm máu
o Tiếp xúc môi trường xung quanh
o Cá tính con người
b. Không gian “Nơi nào có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hay thấp nhất”
- Biên giới tự nhiên: Những nơi có điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau
do chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, môi trường
- Sự phân vùng hành chính
- Bản đồ các yếu tố môi trường và bản đồ điểm
- Sự khác nhau giữa thành phố và nông thôn
- So sánh quốc tế
- Nghiên cứu người di cư
c. Thời gian “Bệnh xảy ra thường xuyên hay ít xảy ra”

You might also like