You are on page 1of 80

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA Y – DƯỢC

CÁC THIẾT KẾ


NGHIÊN CỨU CƠ BẢN

TSBS CKII NGUYỄN VĂN LÀNH


GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG
TỈNH HẬU GIANG
MỤC TIÊU

1. Trình bày được định nghĩa của các thiết kế nghiên


cứu.
2. Trình bày được ưu, nhược điểm của từng thiết kế.
3. Trình bày được các đặc trưng cần mô tả trong
nghiên cứu mô tả.
4. Mô tả được các bước thiết kế nghiên cứu bệnh -
chứng, thuần tập.
5. Trình bày được các phân tích và giải thích kết quả
của các thiết kế nghiên cứu cơ bản.
I. GIỚI THIỆU
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

MÔ TẢ PHÂN TÍCH

Dữ kiện Dữ kiện Quan sát Can thiệp


của cá thể của quần thể

Đoàn hệ RCT
NC thử nghiệm LS
Ca bệnh ngẩu nghiên có đối
Tương quan chứng (RCT)

Can thiệp cộng


Bệnh chứng
Lọat ca bệnh đồng

Cắt ngang Thử nghiệm


Cắt ngang mô tả thực địa
phân tích
I. GIỚI THIỆU

Trong nghiên cứu y học, có hai loại nghiên cứu:


+ Nghiên cứu mô tả (Descriptive).
+ Nghiên cứu phân tích (Analytic).
I. GIỚI THIỆU
+ Nghiên cứu mô tả là những nghiên cứu chỉ
gồm một nhóm đối tượng nghiên cứu, nhằm mô tả
sự phân bố của hiện tượng.
+ Nghiên cứu phân tích là những nghiên cứu bao
gồm ít nhất hai đối tượng để tìm sự khác biệt về vấn
đề nghiên cứu giữa các nhóm.
Trong nghiên cứu phân tích có thể thực hiện
thông qua Quan sát hoặc Thực nghiệm.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

1. Định nghĩa
Nghiên cứu mô tả là nghiên cứu về hình thái
xuất hiện của bệnh, có liên quan đến các biến số: Con
người, không gian, thời gian.
2. Mục tiêu của nghiên cứu mô tả
- Đánh giá chiều hướng sức khỏe cộng đồng.
- Cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch và đánh giá
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Hình thành giả thuyết về mối quan hệ nhân – quả
giữa yếu tố nguy cơ nghi ngờ và bệnh trạng của
chúng.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

3. Thiết kế nghiên cứu mô tả


* Từ dữ liệu thu thập được ở cá thể:
+ Mô tả trường hợp bệnh đơn lẻ (Case Study).
+ Mô tả chùm bệnh (Cluster of case).
+ Mô tả bằng các đợt nghiên cứu ngang (Cross
– Sectional – Study).
* Từ dữ liệu của quần thể:
+ Mô tả tương quan.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

3. Thiết kế nghiên cứu mô tả


* Mô tả trường hợp bệnh đơn lẻ và mô tả chùm
bệnh:
- Áp dụng: Bệnh lạ, bệnh đặc biệt, bệnh hiếm gặp.
+ Mô tả trường hợp bệnh đơn lẻ: Mô tả về một
trường hợp bệnh.
+ Mô tả chùm bệnh: Mô tả tính chất của một số
người bệnh đối với một bệnh nhất định.
- Ưu điểm: Rất có ích cho việc hình thành giả thuyết.
- Nhược điểm: Không có khả năng kiểm tra được sự có
mặt của một kết hợp thống kê.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

3. Thiết kế nghiên cứu mô tả

* Mô tả bằng những đợt nghiên cứu ngang:


- Nghiên cứu ngang (nghiên cứu hiện mắc):
Cả phơi nhiễm và bệnh trạng được xem xét cùng
một lúc ở tại một thời điểm nhất định.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

3. Thiết kế nghiên cứu mô tả


* Mô tả bằng những đợt nghiên cứu ngang:
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ tiến hành, nhanh chóng thu được
thông tin mong muốn.
- Nhược điểm:
- Không thể nói được yếu tố nghiên cứu và bệnh, cái nào
xảy ra trước, cái nào xảy ra sau, cái nào là hậu quả cái nào.
- Chỉ mô tả được số hiện mắc: Phản ánh tình hình của
hiện tượng sức khỏe ở thời điểm nghiên cứu.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

3. Thiết kế nghiên cứu mô tả


* Mô tả tương quan
- Dựa trên những dữ kiện chung của quần thể,
những dữ kiện này thường được tính theo đầu người.
- Để đánh giá mức độ tương quan: Căn cứ vào
“hệ số r”
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

3. Thiết kế nghiên cứu mô tả


* Mô tả tương quan
/r/ < 0,3: không có sự tương quan tuyến tính.
0,3 ≤ /r/ < 0,6: Tương quan tuyến tính nhưng
chưa chặt chẽ.
0,6 ≤ /r/ ≤ 1: Tương quan tuyến tính chặt chẽ.
r dương: tương quan tuyến tính thuận chiều.
r âm: tương quan tuyến tính nghịch chiều.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

3. Thiết kế nghiên cứu mô tả


* Mô tả tương quan
- Ưu điểm: Bước đầu khai thác mối quan hệ nhân quả
một cách nhanh chóng, ít tốn kém.
- Nhược điểm:
+ Không thể gán tương quan kết hợp giữa phơi
nhiễm và bệnh cho bất kỳ cá thể nào trong quần thể.
+ Không loại trừ được các nhiễu tiềm ẩn trong kết
hợp tương quan, mặc dù tương quan rất chặt chẽ.
+ Chỉ mô tả mức phơi nhiễm trung bình của quần
thể chứng không mô tả mức phơi nhiễm của từng cá thể.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

4. Các đặc trưng cần mô tả


* Con người: “Ai bị bệnh?”

-Tuổi:
+ Trẻ
+ Người cao tuổi

-Giới:
+ Nam
+ Nữ
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

4. Các đặc trưng cần mô tả


- Dân tộc:
- Tầng lớp xã hội:
- Nghề nghiệp:
-Tình trạng hôn nhân:
- Các đặc trưng về gia đình:

+ Số người trong gia đình.


+ Thứ tự sinh.
+ Tuổi của cha mẹ.
+ Mất bố, mẹ.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

4. Các đặc trưng cần mô tả

- Các đặc trưng khác về con người:


+ Nhóm máu.
+ Tiếp xúc môi trường.
+ Cá tính con người.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

4. Các đặc trưng cần mô tả


* Không gian: “Nơi nào có tỷ lệ mắc bệnh cao
nhất hay thấp nhất”.
- Biên giới tự nhiên.
- Sự phân vùng hành chính.
- Bản đồ các yếu tố môi trường và bản đồ
điểm.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

4. Các đặc trưng cần mô tả


* Không gian: “Nơi nào có tỷ lệ mắc bệnh cao
nhất hay thấp nhất”.
- Sự khác nhau giữa thành phố và nông thôn:
- So sánh quốc tế:
- Nghiên cứu người di cư: Để phân biệt vai trò
của các yếu tố môi trường và di truyền.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ

4. Các đặc trưng cần mô tả


* Thời gian: “Bệnh xảy ra thường xuyên hay ít xảy
ra”.
- Sự tăng tần số mắc bệnh trong một khoảng thời
gian:
- Tính chu kỳ:
+ Chu kỳ nhiều năm: Dịch sởi, dịch cúm 2 – 3
năm/lần.
+ Tính theo mùa: Là thuộc tính của các bệnh
nhiễm khuẩn.
- Xu thế của bệnh:
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

1. Định nghĩa
Nghiên cứu bệnh – chứng là một phương
pháp nghiên cứu dịch tễ học phân tích quan
sát, trong đó đối tượng nghiên cứu được xếp
thành hai nhóm: Nhóm có bệnh được gọi là
nhóm chủ cứu, nhóm không có bệnh được gọi
là nhóm đối chứng. Sau đó điều tra ngược về
quá khứ để xem các cá thể ở cả hai nhóm có
phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ cần nghiên cứu
không.
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

2. Thiết kế

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG


III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

3. Thực hiện nghiên cứu

* Định nghĩa và lựa chọn nhóm bệnh:


Phải định nghĩa bệnh hay xác định tiêu
chuẩn chẩn đoán bệnh nghiêm ngặt.
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

3. Thực hiện nghiên cứu


* Nguồn chọn nhóm bệnh
- Nghiên cứu bệnh – chứng dựa trên bệnh viện: Nhóm
bệnh được chọn từ những bệnh nhân đang điều trị ở một
bệnh viện.
+Ưu điểm: Dễ chọn, đảm bảo cỡ mẫu, không tốn
kém.
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

3. Thực hiện nghiên cứu


* Nguồn chọn nhóm bệnh
-Nghiên cứu bệnh – chứng dựa trên quần thể: Nhóm bệnh
được chọn từ tất cả các bệnh nhân hay một mẫu ngẫu
nhiên từ quần thể, tại một thời điểm hay một khoảng thời
gian xác định.
+Ưu điểm: Tránh được sai lệch lựa chọn. Mô tả
được toàn bộ dân số.
+ Nhược điểm: Tốn kém.
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

3. Thực hiện nghiên cứu


* Nguồn chọn nhóm chứng
- Từ bệnh viện: Nhóm chứng được chọn là những bệnh nhân mắc
bệnh khác, không phải bệnh mà ta nghiên cứu.
+Ưu điểm:
- Nhóm chứng dễ tập hợp, dễ xác định, có đủ số lượng, ít tốn
kém.
- Họ nhận thức và nhớ tốt hơn tiền sử phơi nhiễm trước đây
của họ, do đó làm giảm nguy cơ sai chệch hồi tưởng.
- Họ tình nguyện hợp tác tham gia nghiên cứu hơn so với
người khỏe mạnh, do đó hạn chế sai chệch không đáp ứng.
+Nhược điểm: Do đó là người bệnh, họ khác với người khỏe
mạnh về nhiều mặt có thể liên quan đến bệnh.
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

3. Thực hiện nghiên cứu


* Nguồn chọn nhóm chứng
- Từ quần thể tổng quát: Điều tra các hộ gia đình. Sổ đăng ký
hộ khẩu hay danh sách bầu cử.
+Ưu điểm: Đảm bảo so sánh tốt nhất.
+Nhược điểm:
Tốn kém, mất nhiều thời gian.
Rất khó tiếp xúc với người khỏe mạnh vì họ bận công tác.

Người khỏe ít có động cơ thúc đẩy tham gia nghiên cứu, ít


hợp tác và ảnh hưởng đến chất lượng thông tin.
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

3. Thực hiện nghiên cứu


* Nguồn chọn nhóm chứng
- Từ bạn bè, hàng xóm, vợ chồng, hàng xóm của
nhóm bệnh.
+Ưu điểm: Hợp tác với nghiên cứu hơn nhóm
chứng từ quần thể.
+Nhược điểm: Nếu yếu tố nghiên cứu giống nhau:
chế độ ăn, hút thuốc lá…dẫn đến ước lượng sai ảnh
hưởng thật của phơi nhiễm và bệnh.
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

3. Thực hiện nghiên cứu


- Số nhóm chứng:
+ Tốt nhất là 1 nhóm chứng thích hợp, đặc biệt
khi nhóm chứng chọn từ bệnh viện.
- Số cá thể của nhóm chứng: Tùy thuộc vào cỡ
mẫu của nhóm bệnh mà quyết định số cá thể trong
nhóm chứng: tốt nhất tỉ số chứng/bệnh là 1:1,
không nên quá 4:1.
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

3. Thực hiện nghiên cứu


* Thu thập thông tin về bệnh và tình trạng phơi
nhiễm:
-Thông tin về bệnh:
+ Giấy chứng nhận tử vong.
+ Sổ đăng ký bệnh, khám bệnh của bác sĩ.
+ Hồ sơ nhập viện, ra viện.
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

3. Thực hiện nghiên cứu


* Thu thập thông tin về bệnh và tình trạng phơi
nhiễm:
-Thông tin về tình trạng phơi nhiễm:
+ Phỏng vấn trực tiếp hay người đại diện: vợ,
chồng,..
+ Gửi bộ câu hỏi qua đường bưu điện.
+ Ghi chép trong các hồ sơ sức khỏe.
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

4. Phân tích nghiên cứu bệnh – chứng


* Tính tỷ suất chênh: Nghiên cứu không áp dụng kỹ thuật
ghép cặp.
Bệnh Không
Có bệnh Tổng
Phơi nhiễm bệnh
Có phơi nhiễm a b a+b
Không phơi nhiễm c d c+d
Tổng a+c b+d a + b + c +d

Tính tỷ suất chênh:


OR (odds Ratio) = ad/bc
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

4. Phân tích nghiên cứu bệnh – chứng


* Tính tỷ suất chênh: Nghiên cứu có áp dụng kỹ thuật
ghép cặp.
Nhóm chứng
Có phơi Không phơi Tổng
nhiễm nhiễm

Nhóm Có phơi nhiễm r s a


bệnh Không phơi nhiễm t u c
Tổng b d N/2 cặp

Tính tỷ suất chênh:


OR = s/t (t≠0)
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

4. Phân tích nghiên cứu bệnh – chứng


* Ý nghĩa của OR:
+ OR= 1: không có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bênh.
+ OR >1: có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh, nguy
cơ mắc bệnh tăng lên ở nhóm có phơi nhiễm.
+ OR < 1: kết hợp đảo ngược, nguy cơ mắc bệnh giảm ở
nhóm có phơi nhiễm.
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

4. Phân tích nghiên cứu bệnh – chứng

* Nguy cơ quy thuộc (Attributable Risk)

AR% = (OR – 1)/OR * 100

* Nguy cơ quy thuộc quần thể (Population


Attributable Risk)

PAR% = AR%*(a/(a + c))


III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

5. Các sai số thường gặp trong NC bệnh – chứng

- Sai lệch lựa chọn (Selection bias): Xảy ra trong quá


trình lựa chọn nhóm bệnh và nhóm chứng vào
nghiên cứu. Do không xây dựng tiêu chuẩn chọn cụ
thể, hoặc không tuân thủ theo tiêu chuẩn đã đề ra
để chọn các cá thể vào nghiên cứu, dẫn đến tỉ lệ trả
lời không giống nhau giữa nhóm bệnh và nhóm
chứng.
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

5. Các sai số thường gặp trong NC bệnh – chứng


-Sai lệch quan sát (Observation bias): Xảy ra trong
quá trình thu thập thông tin về tình trạng bệnh và
phơi nhiễm. Sai chệch này có thể xảy ra do đối
tượng nghiên cứu hoặc do điều tra viên gây ra.
- Sai lệch hồi tưởng (Recall bias): Là sự sai chệch
sự nhớ lại tiền sử phơi nhiễm ở hai nhóm bệnh và
chứng.
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

5. Các sai số thường gặp trong NC bệnh – chứng


- Sai lệch phân loại:
+ Sai lệch phân loại ngẫu nhiên: Xảy ra khi
phân loại tình trạng phơi nhiễm và bệnh sai như
nhau ở cả hai nhóm bệnh và chứng.
+ Sai lệch phân loại không ngẫu nhiên: Xảy ra
khi phân loại tình trạng phơi nhiễm và bệnh sai
không như nhau ở cả hai nhóm bệnh và chứng. Dẫn
đến tình trạng ước lượng trội hoặc ước lượng non
ảnh hưởng thật của phơi nhiễm.
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

6. Ưu điểm của NC bệnh – chứng


-Thực hiện tương đối nhanh, ít tốn kém so với các
nghiên cứu phân tích khác.
- Đặc biệt thích hợp với những bệnh có thời kỳ ủ
bệnh kéo dài.
- Tối ưu khi nghiên cứu các bệnh hiếm: Vì các đối
tượng nghiên cứu được lựa chọn trên cơ sở tình trạng
bệnh.
- Có khả năng điều tra ảnh hưởng của nhiều yếu tố
căn nguyên và là bước khởi đầu cho việc xác định các yếu
tố phòng bệnh hay nguyên nhân của một bệnh mà ta còn
biết rất ít.
III. NGHIÊN CỨU BỆNH – CHỨNG

7. Nhược điểm của NC bệnh – chứng


- Không có hiệu quả khi nghiên cứu các phơi nhiễm
hiếm, trừ khi nghiên cứu là rất lớn hay phơi nhiễm, phổ biến ở
những người mắc bệnh.
- Không thể tính toán trực tiếp tỉ lệ mắc bệnh ở nhóm
phơi nhiễm và nhóm không phơi nhiễm trừ khi nghiên cứu dựa
trên quần thể.
- Trong một vài trường hợp, mối quan hệ về mặt thời
gian giữa phơi nhiễm và bệnh có thể xác định được.
- Nhạy cảm với các sai lệch: Lựa chọn và hồi tưởng.
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

1. Định nghĩa
Nghiên cứu thuần tập là một loại nghiên
cứu phân tích quan sát, trong đó một hay nhiều
nhóm cá thể được chọn trên cơ sở có phơi
nhiễm hay không phơi nhiễm với một yếu tố
nguy cơ.
Tại thời điểm tình trạng phơi nhiễm được
xác định, tất cả các đối tượng nghiên cứu chưa
mắc bệnh mà ta nghiên cứu, sau đó theo dõi
trong một thời gian dài để đánh giá sự xuất hiện
bệnh đó.
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

1. Thiết kế nghiên cứu

- Là một thiết kế nghiên cứu dọc.

- Có thể thiết kế tương lai hay hồi cứu

- Xuất phát điểm của nghiên cứu là phơi nhiễm


III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

1. Thiết kế nghiên cứu

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP


III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

2. Thực hiện nghiên cứu


* Lựa chọn quần thể có phơi nhiễm
Sự lựa chọn phơi nhiễm phụ thuộc vào tính
khoa học và khả năng thực hiện, trong đó phải kể
đến: Tần số phơi nhiễm, nhu cầu đạt được các thông
tin theo dõi về phơi nhiễm chính xác và đầy đủ từ tất
cả các đối tượng nghiên cứu và bản chất của vấn đề
nghiên cứu.
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

2. Thực hiện nghiên cứu


* Lựa chọn quần thể có phơi nhiễm
+ Đối với phơi nhiễm phổ biến: Chọn dễ dàng một
số lượng đủ lớn từ quần thể.
+ Đối với phơi nhiễm hiếm: Phơi nhiễm liên quan
đến những yếu tố nghề nghiệp, hoàn cảnh, môi
trường đặc biệt,…Phải chọn từ những nguồn gốc
đặc biệt mới có hiệu quả nghiên cứu.
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

2. Thực hiện nghiên cứu


* Lựa chọn nhóm đối chứng
-Nguyên tắc: Phải giống nhóm phơi nhiễm về tất
cả các yếu tố có thể liên quan đến bệnh chờ đợi,
trừ yếu tố phơi nhiễm mà ta nghiên cứu. Hơn nữa
đảm bảo thông tin thu thập được có thể so sánh
được với nhóm có phơi nhiễm.
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

2. Thực hiện nghiên cứu


* Lựa chọn nhóm đối chứng
- Nguồn chọn nhóm chứng:
+Nhóm đối chứng lấy ở toàn dân: Đối với
nghiên cứu thuần tập có sử dụng những nhóm phơi
nhiễm đặc biêt, người ta không thể xác định được
một nhóm so sánh mà hoàn toàn không có phơi
nhiễm. Trường hợp này người ta chọn nhóm so
sánh từ quần thể tổng quát ở vùng mà nhóm phơi
nhiễm sống.
+ Nhóm đối chứng xung quanh nhóm phơi
nhiễm
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

2. Thực hiện nghiên cứu


* Lựa chọn nhóm đối chứng
- Vấn đề chọn nhiều nhóm chứng:
Những trường hợp không tìm thấy một
nhóm đối tượng riêng rẽ nào tương tự như nhóm
phơi nhiễm. Việc chọn nhiều nhóm đối tượng, kết
quả nghiên cứu sẽ thuyết phục hơn một nhóm
chứng.
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

3. Nguồn thu thập các dữ kiện


* Nguồn thông tin về phơi nhiễm
- Từ hồ sơ có từ trước.
- Từ chính người dự cuộc.
- Thăm khám lâm sàng và xét nghiệm trực tiếp.
- Đối với các ô nhiễm môi trường: điều tra và xét
nghiệm trực tiếp.
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

3. Nguồn thu thập các dữ kiện


* Nguồn thông tin về bệnh
- Giấy chứng nhận tử vong.
- Hồ sơ bệnh án hay sổ khám bệnh.
- Hỏi trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu
hỏi.
- Tự báo cáo về bệnh trạng.
- Khám sức khỏe định kỳ.
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

4. Phân tích kết quả nghiên cứu


* Trình bày số liệu bằng bảng liên tiếp 2 x 2

Bệnh
Có bệnh Không bệnh Tổng
Phơi nhiễm

Có phơi nhiễm a b a+b

Không phơi nhiễm c d c+d

Tổng a+c b+d a + b + c +d


III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

4. Phân tích kết quả nghiên cứu


* Tính các chỉ số

-Nguy cơ tương đối: Relative Risk (RR)


R1=a/(a+b)
Ro=c/(c+d)
RR = R1/Ro
=[a/(a + b)]/[c/(c + d)]
*
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

4. Phân tích kết quả nghiên cứu


* Tính các chỉ số
*Ý nghĩa của RR:

+ RR = 1: Không có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và


bệnh.

+ RR > 1: Có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh,


nguy cơ mắc bệnh tăng lên ở nhóm có phơi nhiễm.

+ RR < 1: Kết hợp đảo ngược, nguy cơ mắc bệnh


giảm ở nhóm có phơi nhiễm.
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

4. Phân tích kết quả nghiên cứu


* Tính các chỉ số

- Nguy cơ qui thuộc: Attributable Risk (AR)

AR = R1-Ro

=[a/(a + b)]- [c/(c + d)]


III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

5. Phiên giải kết quả nghiên cứu

- Vai trò của sai số hệ thống: (Xem chi tiết ở


phần các sai số trong nghiên cứu dịch tễ học).
+ Sai chệch lựa chọn.
+ Sai chệch phân loại.
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

5. Phiên giải kết quả nghiên cứu

- Ảnh hưởng của việc mất các đối tượng nghiên


cứu trong quá trình theo dõi:
Nếu mất 30% - 40% sẽ ảnh hưởng đến
kết quả nghiên cứu.
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

5. Phiên giải kết quả nghiên cứu

- Ảnh hưởng của sự không tham gia nghiên


cứu:
Nếu tỉ lệ không tham gia chỉ liên quan đến
phơi nhiễm dẫn đến ước lượng non tỉ lệ phơi
nhiễm trong quần thể.
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

6. Ưu điểm của nghiên cứu thuần tập


+ Rất có giá trị và tối ưu khi nghiên cứu ảnh
hưởng của các phơi nhiễm hiếm gặp.
+ Cho phép người nghiên cứu xác định được
cỡ mẫu thích hợp ở nhóm phơi nhiễm và không
phơi nhiễm.
+ Có thể kiểm định ảnh hưởng nhiều mặt của
một phơi nhiễm đến sự phát triển nhiều bệnh.
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

6. Ưu điểm của nghiên cứu thuần tập


+ Có thể làm sang tỏ mối quan hệ về thời
gian giữa phơi nhiễm và bệnh.
+ Hạn chế được các sai số hệ thống trong khi
xác định tình trạng phơi nhiễm (nghiên cứu thuần
tập tương lai).
+ Cho phép tính trực tiếp tỉ lệ mới mắc bệnh
ở cả hai nhóm có và không phơi nhiễm.
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

7. Nhược điểm
+ Không có hiệu quả khi đánh giá các bệnh
hiếm gặp, trừ khi quần thể nghiên cứu là rất lớn.
+ Rất tốn kém về kinh tế và thời gian
(Nghiên cứu thuần tập tương lai) so với nghiên
cứu bệnh – chứng và thuần tập hồi cứu.
III. NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

7. Nhược điểm
+ Đòi hỏi phải có hồ sơ đầy đủ (nghiên cứu
thuần tập hồi cứu).
+ Giá trị của kết quả nghiên cứu có thể bị
ảnh hưởng nghiêm trọng do mất các đối tượng
nghiên cứu trong quá trình theo dõi.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

1. Định nghĩa
Nghiên cứu can thiệp là một nghiên cứu
thực nghiệm có kế hoạch. Nó có thể được coi là
một nghiên cứu thuần tập tương lai, vì các đối
tượng nghiên cứu được xác định dựa trên tình
trạng phơi nhiễm, sau đó theo dõi sự phát triển
bệnh của họ, nhưng tình trạng phơi nhiễm ở đây
do người nghiên cứu chỉ định.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

2. Phân loại

-Thử nghiệm lâm sàng: Đối tượng là bệnh nhân.


+Thử nghiệm phương pháp điều trị.
+ Thử nghiệm thuốc điều trị.
-Thử nghiệm phòng bệnh: Đối tượng là người
khỏe mạnh.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

3. Các vấn đề đặc biệt trong nghiên cứu can thiệp


- Đạo đức:
Người nghiên cứu không được phép chỉ
định nghiên cứu những chất được biết là độc hại
hoặc những liệu pháp điều trị được biết là có
hiệu quả không được áp dụng cho tất cả các
bệnh nhân.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

3. Các vấn đề đặc biệt trong nghiên cứu can thiệp


- Khả năng thực hiện:
Sự chấp nhận rộng rãi một phương pháp
điều trị hay phòng bệnh của một cộng đồng y tế
hay một quần thể tổng quát có thể ảnh hưởng tới
khả năng thực hiện nghiên cứu.
Khó có thể xác định được một quần thể đủ
lớn các cá thể mong muốn tiếp nhận một loại
thuốc hay một phương pháp điều trị, nếu không
có bằng chứng rõ ràng khẳng định vai trò của
điều trị.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

3. Các vấn đề đặc biệt trong nghiên cứu can thiệp

- Giá thành:
Tốn kém hơn nhiều so với các nghiên cứu
quan sát.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

4. Thực hiện nghiên cứu


* Lựa chọn quần thể nghiên cứu
- Quần thể liên quan: Là nhóm tổng quát
mà người nghiên cứu muốn áp dụng thử nghiệm.
- Quần thể thực nghiệm: Là nhóm người ta
sẽ áp dụng thử nghiệm can thiệp.
- Tiêu chuẩn:
+ Phải đại diện cho quần thể.
+ Tính giá trị: Gần giá trị thật của quần thể.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

4. Thực hiện nghiên cứu


* Duy trì sự tuân thủ chế độ nghiên cứu:
+ Quần thể nghiên cứu được lựa chọn phải
tin cậy và quan tâm đến nghiên cứu.
+ Người nghiên cứu phải thường xuyên tiếp
xúc với đối tượng nghiên cứu.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

4. Thực hiện nghiên cứu


* Đánh giá sự tuân thủ nghiên cứu:
+ Tự báo cáo: Đối với can thiệp về thể dục,
thay đổi lối sống.
+ Đối với thử nghiệm lâm sàng:
- Đếm số thuốc không sử dụng còn thừa
lại.
- Xét nghiệm máu, nước tiểu: Phát hiện sự
có mặt của thuốc, chất chuyển hóa của nó hay
một chỉ thị nào đó.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

4. Thực hiện nghiên cứu


* Xác định kết quả không bị sai lệch:
- Đảm bảo kết quả không bị sai chệch: Thu thập
thông tin đầy đủ, chính xác.
- Xác định bệnh đồng nhất: Theo dõi đầy đủ các đối
tượng nghiên cứu trong suốt thời gian thử nghiệm.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

4. Thực hiện nghiên cứu


* Xác định kết quả không bị sai lệch:
- Làm “mù” để triệt tiêu các sai chệch quan sát:
+ Mù đơn: Chỉ có đối tượng nghiên cứu không
biết được mình ở nhóm can thiệp nào.
+ Mù kép: Cả người thực hiện nghiên cứu và
đối tượng nghiên cứu đều không biết mình ở nhóm
can thiệp nào.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

4. Thực hiện nghiên cứu


* Vấn đề kết thúc sớm thử nghiệm
- Khi biết nghiên cứu có hiệu quả tốt phải
dừng thử nghiệm.
- Căn cứ vào kết hợp thống kê: Xem kết
hợp thống kê có mạnh hay không để quyết định
dừng thử nghiệm.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

4. Thực hiện nghiên cứu


* Cỡ mẫu nghiên cứu
- Cỡ mẫu: Đủ lớn > 2000.
- Tích lũy đủ số người phát triển hậu quả của
bệnh:
+ Lựa chọn quần thể có nguy cơ cao: Tùy
theo từng mục đích nghiên cứu có thể lựa chọn
quần thể có nguy cơ cao theo tuổi, giới, nghề
nghiệp,…
+ Độ dài thời gian theo dõi: Cách duy nhất để
làm tăng hậu quả là tăng độ dài thời gian theo dõi.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

4. Thực hiện nghiên cứu


* Cỡ mẫu nghiên cứu
- Ảnh hưởng của sự tuân thủ chế độ
nghiên cứu: Đánh giá tuân thủ chế độ nghiên
cứu phải được thực hiện ở tất cả các đối tượng
nghiên cứu, không quan tâm đến chỉ định điều trị
của họ.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

5. Phân tích và phiên giải kết quả


* Phân tích kết quả nghiên cứu:
Dựa vào bảng liên tiếp 2 x 2.
- Dùng test χ2
- Hoặc tính RR
- Hoặc HLBV=(Tni-Ti)/Tni *100
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

6. Các sai số thường gặp

- Sai số ngẫu nhiên: Do yếu tố may, rủi xen


vào kết quả nghiên cứu.
Biện pháp khắc phục: Cỡ mẫu nghiên cứu
phải đủ lớn, đảm bảo tính ngẫu nhiên.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

6. Các sai số thường gặp

- Sai số lựa chọn: Nảy sinh do không xây


dựng tiêu chuẩn chọn hoặc không tuân thủ triệt để
tiêu chuẩn lựa chọn các cá thể vào nghiên cứu.
Biện pháp khắc phục: Xây dựng tiêu chuẩn
chọn và tuân thủ triệt để tiêu chuẩn này khi chọn
các cá thể vào nghiên cứu.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

6. Các sai số thường gặp

- Sai số quan sát:


Có thể do đối tượng nghiên cứu hoặc
người nghiên cứu gây ra.
Biện pháp khắc phục: Làm “mù”.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

6. Các sai số thường gặp

- Sai số do không tuân thủ chế độ nghiên


cứu hoặc sai số do mất cá thể nghiên cứu.
Biện pháp khắc phục: Cần phải chọn
những người hợp tác và quan tâm đến nghiên
cứu. Tốt nhất là thực hiện chạy thử trước khi chỉ
định can thiệp.
IV. NGHIÊN CỨU CAN THIỆP

6. Các sai số thường gặp

- Sai số do yếu tố gây nhiễu: Có thể khống


chế bằng cách ghép cặp, ngẫu nhiên, phân tích
theo tầng,..vv..
- Sai số do phân tích kết quả.
HẾT

You might also like