You are on page 1of 15

KT Lần 1

1.∆Hthuận: Hiệu ứng nhiệt của phản ứng thuận ∆Hnghịch:


Hiệu ứng nhiệt của phản ứng nghịch Hệ quả 1 của
định luật Hess cho biết:
A. ∆Hthuận > ∆Hnghịch B. ∆Hthuận = ∆Hnghịch
C. ∆Hthuận < ∆Hnghịch D. ∆Hthuận = - ∆Hnghịch

2.Trạng thái cân bằng của phản ứng sau được thiết lập:
PCl3(k) + Cl2(k) → PCl5(k) + nhiệt. Yếu tố nào sau 
đây làm cân bằng chuyển dịch sang phải:
A. Tăng nhiệt độ B. Giảm áp suất
C. Thêm khí PCl5 D. Thêm khí Cl2

3. Hàm nào sau đây không phải là hàm trạng thái:


A. U (nội năng) B. q (nhiệt)
C. H (entanpy) D. G (entanpy tự do)

4. Xác định quá trình nào sau đây có ∆S < 0.


A. 2CH4(k) + 3O2(k) → 2CO(k) + 4H2O(k)
B. N2 (k, 250C, 1atm) → N2 (k, 00C, 1atm)
C. O2(k) → 2O(k)
D. NH4Cl(r) → NH3(r) + HCl(k)

5. Quá trình “Sự đông đặc của nước” có ∆S > 0 đúng hay sai:
A. Sai B. Đúng

6. Chọn phương án đúng: N2(k) + O2(k) → 2NO(k) ; ∆H0298


= +180,8 kJ Ở điều kiện chuẩn, khi thu được 1
mol khí NO từ phản ứng trên thì:
A. Lượng nhiệt thu vào là 90,4kJ
B. Lượng nhiệt tỏa ra là 90,4kJ
C. Lượng nhiệt thu vào là 180,8kJ
D. Lượng nhiệt tỏa ra là 180,8kJ

7. Hằng số cân bằng của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào:
A. Áp suất B. Nhiệt độ
C. Chất xúc tác D. Nồng độ

8. Cho phản ứng: CaCO3(r) → CaO(r) + CO2(k), vậy biến


thiên số mol khí của hệ bằng: 
A. Δn = 0. B. Δn = 3 D. Δn = 2.. C. Δn = 1.

9. Tốc độ phản ứng dị thể tăng lên khi:


A. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
B. Giảm nhiệt độ
C. Giảm lượng chất xúc tác
D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng

10. Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: 2 SO2(k) +
O2(k) ⇔ 2 SO3 (k)
Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi:
A. Giảm nồng độ của O2
B. Giảm nồng độ của SO2
C. Giảm nhiệt độ xuống rất thấp
D. Tăng nhiệt độ lên rất cao

11. Quá trình nào sau đây là tự phát:


A. Nước nóng nguội đến nhiệt độ phòng
B. Sự trích tách kim loại từ quặng sắt
C. Nước chảy từ dưới thấp lên cao
D. Tách khí oxi ra khỏi không khí

12. Tính nhiệt tạo thành của CS2 lỏng dựa vào các dữ liệu sau:
S (r) + O2(k) → SO2(k) ;ΔH1 = -296,9 kJ
CS2(l) + 3O2(k) → CO2(k) + 2SO2(k) ;ΔH2 = -1109 kJ
C(gr) + O2(k) → CO2(k) ; ΔH3 = -393,5 kJ
A. -1799,4 kJ B. 121,7kJ
C. -1012,4 kJ D. 418,6 kJ

13. Quá trình nào sau đây là tự phát:


A. Một chiếc xe đạp đi lên đồi B. Sự trích tách kim
loại từ quặng sắt
C. Một quả bóng lăn xuống dốc
D. Thu khí hydrogen từ nước

14. Chọn phát biểu đúng


A. Độ tan của chất khí không bị ảnh hưởng bởi áp suất
B. Độ tan của các chất càng tăng khi nhiệt độ dung dịch càng
tăng.
C. Độ tan của các chất chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất tan
và nhiệt độ.
D. Độ tan của chất khí tỉ lệ thuận với áp suất riêng phần của
khí đó.

15. Chọn phát biểu đúng:


A. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng đo ở điều kiện đẳng áp bằng
biến thiên entanpy của hệ
B. Phản ứng thu nhiệt có ∆H < 0
C. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng không phụ thuộc vào trạng
thái ban đầu của chất tham gia cũng như sản phẩm
tạo thành.
D. Phản ứng tỏa nhiệt có ∆H > 0

16. Phản ứng: 2Fe2O3 (r) + 3C (r) → 4Fe (r) + 3CO2 (r) được
sử dụng để sản xuất sắt. Cho biết biến thiên
entanpi và biến thiên entropi của phản ứng: ∆Ho = +467,9kJ;
∆So = 560,3J/K. Hãy cho biết phản ứng phải được
thực hiện ở nhiệt độ nào để phản ứng có thể tự xảy ra.
A. T < 0,8351K B. T < 835,1K
C. T > 0,8351K D. T > 835,1K

17. Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch
NaCl 15%?
A. Hòa tan 15g NaCl vào 90g nước cất.
B. Hòa tan 30g NaCl vào 170g nước cất.
C. Hòa tan 15g NaCl vào 100g nước cất.
D. Hòa tan 15g NaCl vào 190g nước cất.

18. Cho phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: H2 (k) + F2 (k)
⇔delta 2HF (k) Sự biến đổi nào sau đây không làm chuyển
dịch cân bằng hóa học?
A. Thay đổi nồng độ khí HF
B. Thay đổi nồng độ khí H2 hoặc F2
C. Thay đổi nhiệt độ
D. Thay đổi áp suất

19. Chọn phát biểu đúng


A. Khi hòa tan một chất X trong dung môi Y, áp suất hơi bão
hòa của dung môi Y giảm.
B. Nước muối sôi ở nhiệt độ thấp hơn nước nguyên chất.
C. Một chất lỏng luôn sôi ở nhiệt độ mà áp suất hơi bão hòa
của nó bằng 1 atm.
D. Nước luôn sôi ở 100oC.

20. Quá trình nào sau đây là quá trình tỏa nhiệt:
A. Khí O2 và N2 hòa trộn vào nhau
B. Khí thiên nhiên bị đốt cháy
C. Khí Ar và He hòa trộn vào nhau.
D. Nước chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng

21. Nhiệt độ sôi của chất lỏng là nhiệt độ tại đó:


A. áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng bằng 760mmHg B.
áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng bằng áp suấtbên ngoài. C. áp
suất hơi trên bề mặt chất lỏng lớn hơn 760mmHg. D. áp
suất hơi trên bề mặt chất lỏng nhỏ hơn 760mmHg.

22. Ở một nhiệt độ, phản ứng thuận nghịch dưới đây có hằng
số cân bằng KC = 8. A(k) + B(k) ⇔ C(k) + D(k) Tại một thời
điểm nào đó, ta có nồng độ mol/l của từng chất như sau: CA =
0,1 M; CB = 0,1M; CC = 0,3M; CD = 0,3M. Phát biểu nào
dưới đây là đúng ứng với thời điểm này:
A. Phản ứng đang chủ yếu diễn theo chiều thuận.
B. Không thể biết được phản ứng chủ yếu diễn ra theo chiều
nào.
C. Phản ứng đang ở trạng thái cân bằng.
D. Phản ứng đang chủ yếu diễn theo chiều nghịch.

23.Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng:


2SO2(k) + O2(k) ⇔ 2SO3(k); ∆H = -198 kJ
Khi tăng nhiệt độ, phản ứng chuyển dịch theo chiều nào sau
đây:
A. Chiều thuận
B. Chiều nghịch

24. Trường hợp nào sau đây phản ứng không có thể thực hiện
được ở bất kì nhiệt độ nào:
A. ∆H > 0, ∆S < 0
B. ∆H < 0, ∆S < 0
C. ∆H < 0, ∆S > 0
D. ∆H > 0, ∆S > 0

25. Người ta gọi cân bằng phản ứng là một cân bằng động vì
lý do:
A. Khi cân bằng, phản ứng thuận và nghịch vẫn xảy ra
B. Khi cân bằng, phản ứng thuận và nghịch vẫn xảy ra nhưng
khác chiều.
C. Khi cân bằng, phản ứng thuận và nghịch vẫn xảy ra nhưng
cùng chiều.
D. Khi cân bằng, phản ứng thuận và nghịch vẫn xảy ra cùng
tốc độ.

KT LẦN 2
1.Chọn phát biểu đúng trong những phát biểu sau đây:
A. Khi giảm áp suất, cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều
giảm số phân tử khí.
B. Nếu ta cho vào hệ phản ứng một chất xúc tác thì cân
bằng của hệ sẽ bị thay đổi.
C. Hệ đạt trạng thái cân bằng khi bổ sung lượng các chất
phản ứng vào sẽ không làm ảnh hưởng đến
trạng thái cân bằng.
D. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng dịch chuyển theo chiều thu
nhiệt.

2. Trong các ý sau đây, ý nào là nội dung của định luật
Hess?
A. Nhiệt phản ứng chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu mà
không phụ thuộc vào trạng thái cuối.
B. Trong quá trình đẳng áp hoặc đẳng tích, nhiệt phản ứng
chỉ phụ thuộc vào những trạng thái trung
gian.
C. Trong quá trình đẳng áp, nhiệt phản ứng chỉ phụ thuộc
vào trạng thái cuối.
D. Hiệu ứng nhiệt đẳng áp hay đẳng tích của quá trình hóa
học chỉ phụ thuộc vào bản chất và
trạng thái của các chất đầu và các chất cuối chứ không
phụ thuộc vào đường đi của quá trình.

3. Trong các hệ sau đây, hệ nào là hệ đồng thể:


A. Hỗn hợp gồm: AgNO3 + Ba(OH)2 + NaNO3.
B. Hỗn hợp muối ăn và sucrose.
C. Dung dịch NaCl bão hòa + NaCl rắn.
D. Dung dịch sucrose chưa bão hòa.

4. Chọn phát biểu đúng:


A. Nồng độ molan của dung dịch là số gam chất tan có
trong 1000g dung dịch.
B. Nồng độ molan của dung dịch là số mol chất tan có
trong 1000g dung môi.
C. Nồng độ molan của dung dịch là số mol chất tan có
trong 1000g dung dịch.
D. Nồng độ molan của dung dịch là số gam chất tan có
trong 1000g dung môi.

5. Phát biểu nào sau đây là sai:


A. Chất xúc tác làm thay đổi năng lượng hoạt hóa của
phản ứng
B. Chất xúc tác có tính chọn lọc
C. Chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận mà
không làm tăng tốc độ phản ứng nghịch
D. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng và còn lại sau
khi kết thúc phản ứng

6. Cho phản ứng: N2(k) + 3H2(k) ⇔ 2NH3(k), vậy biến


thiên hệ số mol khí của hệ bằng:
A. Δn = -1. B. Δn = 1. C. Δn = 2 .. D.
Δn = -2

7. Dung dịch nào sau đây là dung dịch phân tử?


A. Dung dịch NaCl B. Dung dịch BaCl2 C. Dung
dịch NaNO3 D. Dung dịch glucose

8. Người ta gọi cân bằng phản ứng là một cân bằng động
vì lý do:
A. Khi cân bằng, phản ứng thuận và nghịch vẫn xảy ra.
B. Khi cân bằng, phản ứng thuận và nghịch vẫn xảy ra
cùng tốc độ.
C. Khi cân bằng, phản ứng thuận và nghịch vẫn xảy ra
nhưng cùng chiều.
D. Khi cân bằng, phản ứng thuận và nghịch vẫn xảy ra
nhưng khác chiều

9. Trong hóa học, trạng thái cân bằng của phản ứng thuận
nghịch có tính chất:
A. Cân bằng tĩnh. B. Cân bằng tuyệt đối. C. Cân
bằng như cơ học. .D. Là cân bằng động

10. Chất nào sau đây không dẫn điện được?


A. NaCl nóng chảy B. NaCl trong dung dịch nước C.
MgCl2 nóng chảy D. NaCl khan

11. Các phản ứng sau đang đạt trạng thái cân bằng, nếu
tăng áp suất tổng thì phản ứng nào sẽ không bị
ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng?
A. H2O(k) + C(r) ↔ H2(k) + CO(k)
B. 2HD(k) ↔ H2(k) + D2(k)
C. 4NH3(k) + 5O2(k) ↔ 4NO(k) + 6H2O(k)
D. 2O3(k) ↔ 3O2(k)

13. Xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy một
mol metan theo phản ứng:
CH4(k) + 2O2(k) → CO2(k) + 2H2O(l)
Biết hiệu ứng nhiệt tạo thành chuẩn của các chất CH4(k),
CO2(k) và H2O(l) lần lượt bằng
-74,85; -393,51; -285,84kJ/mol.
A. -890,34kJ B. 890,34kJ C. -604,5kJ
D. 604,5kJ
14. Chọn phát biểu đúng:
A. Phản ứng đồng thể là phản ứng có các chất tham gia phản
ứng không cùng pha với nhau còn phản ứng dị thể là phản ứng
nhiều pha.
B. Đối với phản ứng đồng thể và phản ứng dị thể thì các chất
tham gia phản ứng đều có mặt trong phương trình động học
của phản ứng đó.
C. Phản ứng đồng thể là phản ứng có các chất tham gia phản
ứng cùng pha với nhau còn phản ứng dị thể là phản ứng có các
chất tham gia phản ứng khác pha với nhau.
D. Khi phản ứng xảy ra trong điều kiện đẳng tích và đẳng
nhiệt thì biến thiên số mol một chất bất kỳ tham gia phản ứng
trong 1 đơn vị thời gian được gọi là tốc độ phản ứng.

15.Ở một nhiệt độ, phản ứng thuận nghịch dưới đây có hằng số
cân bằng KC = 10. A(k) + B(k) ⇔ C(k) + D(k) Tại một thời
điểm nào đó, nồng độ mol/l của từng chất trong hệ như sau:
[A] = 0,2M; [B] = 0,2M; [C] = 0,4M; [D] = 0,4M. Phát biểu
nào dưới đây là đúng ứng với thời điểm này:
A. Không thể biết được.
B. Phản ứng đang ở trạng thái cân bằng.
C. Phản ứng đang chủ yếu diễn theo chiều nghịch.
D. Phản ứng đang chủ yếu diễn theo chiều thuận.

16. Định luật tác dụng khối lượng (phương trình động học của
phản ứng) chỉ được áp dụng cho:
A. Phản ứng nhiều giai đoạn nối tiếp nhau.
B. Các chất tham gia phản ứng.
C. Phản ứng đơn giản, một giai đoạn.
D. Các chất tham gia phản ứng và phản ứng đơn giản, một giai
đoạn.

17. Axit liên hợp của H2PO4- là:


A. H3O+ B. H3PO4 C. PO43- D.
HPO42-

18. Tính ∆So298 của phản ứng:


2Mg(r) + CO2(k) → 2MgO(r) + C(gr)
Biết So298(J/mol.K) các chất: Mg(r), CO2(k), MgO(r), C(gr)
lần lượt bằng: 33; 214; 27 và 6.
A. -220 J/K B. -214 J/K C. 208 J/K
D. -187 J/K

19. Hệ dị thể là:


A. hệ gồm hai pha trở lên.
B. hệ gồm ba pha trở lên.
C. hệ gồm hai pha.
D. hệ gồm một pha trở lên.
20. Chọn phát biểu đúng:
A. Đối với phản ứng đồng thể và phản ứng dị thể thì các chất
tham gia phản ứng đều có mặt trong phương trình động học
của phản ứng đó
B. Phản ứng đồng thể là phản ứng có các chất tham gia phản
ứng cùng pha với nhau còn phản ứng dị thể là phản ứng có các
chất tham gia phản ứng khác pha với nhau.
C. Phản ứng đồng thể là phản ứng có các chất tham gia phản
ứng không cùng pha với nhau còn phản ứng dị thể là phản ứng
nhiều pha.
D. Khi phản ứng xảy ra trong điều kiện đẳng tích và đẳng
nhiệt thì biến thiên số mol một chất bất kỳ tham gia phản ứng
trong 1 đơn vị thời gian được gọi là tốc độ phản ứng

21. Trộn 1,0 mol A; 1,0 mol B và 0,5 mol C vào bình
dung tích 1,0 lít. Phản ứng xảy ra:
A(k) + B(k)→ 2C(k)
Khi cân bằng nồng độ của C là 0,7 M. Hằng số cân bằng
KC của phản ứng là:
A. 0,605 B. 5,06 C. 50,6
D. 0,506

22. Cho phản ứng: 2NO(k) + O2(k) 2NO2(k), có biểu


thức tốc độ là v = k[NO]2[O2]. Tốc độ phản ⇔
ứng thay đổi như thế nào khi nồng độ NO và O2 đều tăng
lên 3 lần.
A. tăng 3 lần
B. tăng 9 lần
D. tăng 18 lần
C. tăng 27 lần
[3NO]2 . [3O2]  9 . 3  27
23. Nhiệt độ sôi của chất lỏng là nhiệt độ tại đó:
A. áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng nhỏ hơn 1atm
B. áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng lớn hơn 1atm
C. áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng bằng áp suất bên
ngoài.
D. áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng bằng 1atm

24. Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch
NaCl 25%
A. Hòa tan 25g NaCl vào 200g nước cất.
B. Hòa tan 50g NaCl vào 150g nước cất.
C. Hòa tan 25g NaCl vào 175g nước cất.
D. Hòa tan 25g NaCl vào 100g nước cất.

25. Trạng thái cân bằng của phản ứng sau được thiết lập:
PCl3(k) + Cl2(k) PCl5(k) + nhiệt. Yếu tố ⇔
nào sau đây làm cân bằng chuyển dịch sang phải:
A. Thêm khí Cl2 B. Giảm áp suất
D. Tăng nhiệt độ C. Thêm khí PCl5

26. Phản ứng thuận nghịch, khi chất khí tham gia vào
phương trình phản ứng có Δn = 0 thì:
A. KP = KN = KC = 1 B. KP = KN = KC = 2
C. KP = KN = KC = 0 D. KP = KN = KC

You might also like