You are on page 1of 4

1. (0.

40 Point)
Biểu thức toán của nguyên lý I nhiệt động học, dựa trên:
A. Định luật bảo toàn khối lượng.
B. Định luật bảo toàn năng lượng.
C. Định luật bảo toàn xung lượng.
D. Định luật bảo toàn động lượng.
2. (0.40 Point)
Hệ kín là:
A. hệ không trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
B. hệ không trao đổi chất nhưng có thể trao đổi năng lượng với môi trường.
C. hệ có thể trao đổi chất nhưng không trao đổi năng lượng với môi trường.
D. hệ vừa trao đổi chất và vừa trao đổi năng lượng với môi trường bên ngoài.
3. (0.40 Point)
Chọn phát biểu đúng:
A. Nhiệt đốt cháy của một chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 mol chất đó bằng oxi.
B. Nhiệt đốt cháy của một chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 mol chất đó để tạo ra oxít
cao nhất.
C. Nhiệt đốt cháy của một chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 mol chất đó bằng oxi để tạo
thành các oxit hóa trị cao nhất trong điều kiện nhiệt độ và áp suất xác định.
D. Nhiệt đốt cháy của một chất hữu cơ là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 mol chất đó để tạo
thành sản phẩm đốt cháy.
4. (0.40 Point)
Hệ cô lập là hệ:
A. có thể trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
B. không trao đổi cả chất và năng lượng với môi trường.
C. không trao đổi chất nhưng có trao đổi năng lượng với môi trường.
D. có trao đổi chất nhưng không trao đổi năng lượng với môi trường.
5. (0.40 Point)
Hệ đồng thể là hệ gồm có mấy pha?
A. 1 pha
B. 2 pha
C. 3 pha
D. 4 pha
6. (0.40 Point)
Trong hệ đẳng nhiệt, đẳng áp. Nếu ∆G < 0
A. Quá trình không tự xảy ra.
B. Quá trình cân bằng.
C. Quá trình tự xảy ra.
D. Quá trình chưa đạt cân bằng.
7. (0.40 Point)
Chọn phát biểu đúng:
A. Entropy không phải là hàm trạng thái, biến thiên entropy không phụ thuộc đường đi.
B. Entropy là thuộc tính cường độ của hệ, giá trị của nó phụ thuộc lượng chất.
C. Trong quá trình tự nhiên bất kỳ, ta luôn có ∆S < 0.
D. Entropy đặc trưng cho mức độ hỗn độn của các tiểu phân trong hệ. Mức độ hỗn độn của các tiểu
phân trong hệ càng nhỏ thì giá trị của entropy càng nhỏ.
8. (0.40 Point)
Định luật tác dụng khối lượng chỉ được áp dụng cho:
A. Các chất tham gia phản ứng.
B. Phản ứng đơn giản, một giai đoạn.
C. Phản ứng nhiều giai đoạn nối tiếp nhau.
D. Các chất tham gia phản ứng và phản ứng đơn giản, một giai đoạn.
9. (0.40 Point)
Hằng số tốc độ phản ứng phụ thuộc chủ yếu vào:
A. nhiệt độ.
B. áp suất.
C. nồng độ.
D. thể tích.
10. (0.40 Point)
Chọn phát biểu đúng:
A. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng và biến đổi về chất khi phản ứng xảy ra.
B. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng và không biến đổi về chất khi phản ứng xảy ra.
C. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng và không biến đổi về chất và lượng khi phản ứng
xảy ra.
D. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng và không biến đổi về lượng khi phản ứng xảy ra.
11. (0.40 Point)
Phản ứng có năng lượng hoạt hóa càng cao thì:
A. càng dễ xảy ra.
B. càng khó xảy ra.
C. không ảnh hưởng tới khả năng phản ứng.
D. phản ứng xảy ra càng nhanh.
12. (0.40 Point)
Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây:
A. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng
B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng
C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng.
D. Chất xúc tác
13. (0.40 Point)
Trong hóa học, trạng thái cân bằng có tính chất:
A. Là cân bằng động.
B. Cân bằng tuyệt đối.
C. Cân bằng tĩnh.
D. Cân bằng như cơ học.
14. (0.40 Point)
Hằng số cân bằng của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
A. Nhiệt độ
B. Chất xúc tác
C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng
D. Áp suất
15. (0.40 Point)
Cho phản ứng : N2 (k) + 3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k) ∆H < 0

Yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hoá học trên?
A. Áp suất
B. Nhiệt độ
C. Nồng độ
D. Áp suất, nhiệt độ, nồng độ.
16. (0.40 Point)
Sự tăng áp suất có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng hoá học của phản ứng:
H2(k) + Br2(k) ⇔ 2HBr(k)
A. Cân bằng chuyển dịch sang chiều nghịch
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
C. Phản ứng trở thành một chiều
D. Cân bằng không thay đổi
17. (0.40 Point)
Hàm H, G và S có mối quan hệ ràng buộc theo mô tả toán học như sau:
A. H = G - T.S.
B. G = H - T.S.
C. T.S = G + H
D. G = - H + T.S
18. (0.40 points)
Biểu thức nào sau đây mô tả nhiệt tham gia trong một phản ứng hóa học khi phản ứng thực hiện ở điều
kiện thể tích không đổi?
A. Qv = ∆H
B. Qv = ∆nRT
C. Qv = Qp + ∆nRT
D. Qv = ∆U
19. (0.40 points)
Quá trình nào sau đây là quá trình tỏa nhiệt:
A. Khí thiên nhiên bị đốt cháy
B. Khí O2 và N2 hòa trộn vào nhau
C. Nước chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng
D. Khí Ar và He hòa trộn vào nhau.
20. (0.40 points)
Cho phản ứng:
CO2(k) + H2(k)  CO(k) + H2O(k)
có hằng số cân bằng Kc = 9/4. Giả sử lúc đầu ta đưa vào bình phản ứng 1 mol CO 2, 1 mol H2, 1 mol
CO và 1 mol H2O. Vậy, tại thời điểm cân bằng số mol CO là:
A. 0,12 mol
B. 0,24 mol
C. 1,20 mol
D. 2,40 mol
21. (0.40 points)
Trộn 2 mol khí CO với 6 mol H 2O ở 8500C trong một bình phản ứng dung tích 2 lít. Phản ứng xảy ra:
CO(k) + H2O(k)  CO2(k) + H2(k). Khi cân bằng, số mol CO 2 thu được là 1,5 mol. Tính giá trị hằng số
cân bằng KP?

A. KP = 1

B. KP = 2

C. KP = 0,1875

D. KP = 5,333

22. (0.40 points)


Khi nhiệt độ tăng lên 100C, tốc độ của một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Điều khẳng định nào sau
đây là đúng?
A. Tốc độ phản ứng tăng lên 256 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.
B. Tốc độ phản ứng tăng lên 243 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.
C. Tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.
D. Tốc độ phản ứng tăng lên 81 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.
23. (0.40 points)
Cho phản ứng : 2A + B → C, là phản ứng đơn giản. Tại t oC, nồng độ ban đầu của A là 6M, của B là
4M, hằng số tốc độ k = 0,5. Tốc độ phản ứng lúc ban đầu là :
A. 12
B. 18
C.48
D.72
24. (0.40 points)
Tính nhiệt tạo thành chuẩn của CH3OH lỏng, biết rằng:
C(r) + O2(k) → CO2(k) ∆H1o = -94kcal
H2(k) + 1/2O2(k) → H2O(l) ∆Ho2 = -68,5 kcal
CH3OH(l) + 3/2O2(k) → CO2(k) + 2H2O(l) ∆Ho3 = -171 kcal
A. +60kcal/mol
B. -402kcal/mol
C.-60kcal/mol
D.+402kcal/mol
∆H=-∆Ho3 + ∆Ho1 + 2.∆Ho2
25. (0.40 points)
Chọn trường hợp đúng:
Ở điều kiện chuẩn: H2(k) + 1/2O2(k) → H2O(l)
Tỏa ra một lượng nhiệt 241,84kJ. Từ đây suy ra:
A. Nhiệt đốt cháy chuẩn của khí H2 là -241,84kJ/mol
B. Nhiệt tạo thành chuẩn của hơi nước là -241,84kJ/mol
C. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng trên là -241,84kJ/mol
D. Nhiệt đốt cháy chuẩn của khí H2 là -241,84kJ/mol và hiệu ứng nhiệt của phản ứng trên là -
241,84kJ/mol.

You might also like