You are on page 1of 43

CÔNG TY TNHH MTV BÒ SỮA VIỆT NAM

PHÒNG KỸ THUẬT

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT

QUẢN LÝ SINH SẢN


TRONG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Biên soạn: TS. Nguyễn Công Thịnh

LƯU HÀNH NỘI BỘ

THÁNG 06/2014
Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa

MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU i
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH MINH HỌA iv
CHƯƠNG I - SINH LÝ SINH SẢN BÒ CÁI………………………………………… 1
1.1. Giải phẫu và sinh lý sinh sản bò cái……………………………………………….. 1
1.2. Chu kì động dục……………………………………………………………………. 3
1.3. Sự chuyển đổi giữa thể và nang trứng trong chu kì động dục……………………… 4
1.4. Phối giống, quá trình thụ thai, sự làm tổ và phát triển của thai……………………. 5
1.5. Quá trình sinh nở và hồi phục sau đẻ………………………………………………. 7
CHƯƠNG II - HOÓC-MÔN SINH SẢN VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG……………. 12
2.1. Các hoóc-môn tham gia vào hoạt động sinh sản của bò……………………………. 12
2.2. Cơ chế hoạt động của các hoóc-môn……………………………………………….. 12
2.3. Sử dụng hoóc-môn để gây động dục đồng loạt…………………………………….. 13
CHƯƠNG III- THỤ TINH NHÂN TẠO VÀ VAI TRÒ TRONG CHĂN NUÔI
BÒ SỮA………………………………………………………………………………… 18
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp thụ tinh nhân tạo……………… 18
3.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp thụ tinh nhân tạo……………………………. 18
3.3. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo…………………………………………………………. 19
CHƯƠNG IV - NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG CHĂN NUÔI BÒ
SỮA…………………………………………………………………………………….. 21
4.1. Không động dục lại sau đẻ…………………………………………………………. 21
4.2. Khả năng sinh sản kém…………………………………………………………….. 22
4.3. Những nguyên nhân dẫn tới chết phôi và giải pháp………………………………... 24
CHƯƠNG V - QUẢN LÝ SINH SẢN………………………………………………… 27
5.1. Quản lý sinh sản sau đẻ…………………………………………………………….. 27
5.2. Những lưu ý để nâng cao hiệu quả sinh sản………………………………………... 28
CHƯƠNG VI - SINH SẢN BÒ CÁI TRONG CHĂN NUÔI HIỆN ĐẠI…………… 29
6.1. Tuổi phối giống lần đầu…………………………………………………………….. 29
6.2. Phát hiện động dục và thời điểm phối giống thích hợp nhất……………………….. 29
6.3. Ứng dụng hoóc-môn để gây động dục đồng loạt và điều trị đối với bò chậm sinh… 31
6.4. Thụ tinh nhân tạo…………………………………………………………………… 32
6.5. Chẩn đoán mang thai và quá trình mang thai………………………………………. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………... 37

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa i

LỜI NÓI ĐẦU


Vinamilk tự hào là doanh nghiệp hàng đầu và có bề dầy truyền thống về sản xuất, chế
biến và kinh doanh các sản phẩm từ sữa bò. Hiện nay, sản phẩm của Vinamilk không những
đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam mà còn chiếm được cảm tình
của bà con Kiều bào và bạn bè Thế giới.

Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa tại Việt
Nam, Công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam (Một bộ phận không thể tách rời của Vinamilk)
luôn trú trọng đầu tư đổi mới công nghệ kết hợp với đào tạo nguồn nhân lực.

Hiện nay, hệ thống trang trại của Công ty trải dài từ Bắc tới Nam, với số lượng các trang
trại không ngừng được tăng lên. Để củng cố kiến thức cho các cán bộ kỹ thuật và thống nhất ở
tất cả các trang trại trong toàn Công ty, Phòng kỹ thuật tiến hành soạn thảo tài liệu này gồm có 6
chương. Nội dung của tài liệu bao quát từ những kiến thức cơ bản về sinh lý sinh sản bò sữa
(Chương I, II và III), những khó khăn thường gặp trong chăn nuôi bò sữa (Chương IV), cho tới
những biện pháp quản lý và những kỹ thuật tiên tiến đang được áp dụng tại các nước có ngành
chăn nuôi bò sữa hàng đầu Thế giới (Chương V và VI).

Đây là lần biên soạn đầu tiên của tài liệu nên không thể tránh khỏi các thiếu sót, rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các cán bộ kỹ thuật trong toàn Công ty để tài liệu ngày càng
được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn !

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa ii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

GnRH-Gonadotropin Releasing Hoóc-môn kích thích thùy trước Tuyến yên tiết ra FSH
Hormone và LH

FSH-Follicle Stimulating Hormone Hoóc-môn kích thích nang trứng phát triển

LH-Luteinizing Hormone Hoóc-môn kích thích trứng rụng

EB-Estradiol Benzoate Hoóc-môn kích kích phản xạ động dục, co bóp tử cung

PGF2α-Prostagladin F2-alpha Hoóc-môn có tác dụng làm tiêu biến thể vàng

BCS-Body Condition Score Điểm thể trạng

AI-Artificial Insemination Thụ tinh nhân tạo

TAI-Timed Artificial insemination Cố định thời gian phối

NEB-Negative Energy Balance Cân bằng năng lượng âm

Ovsynch-Ovulation synchronization Rụng trứng đồng loạt

CIDR-Controlled Internal Drug


Chế phẩm có chứa progesterone hình chữ T
Release

DIB-Dispositivo Intra-vaginal Bovino Chế phẩm có chứa progesterone hình chữ Y

PRID-Progesterone Releasing Intra-


Chế phẩm có chứa progesterone hình xoắn ốc
vaginal Device

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU


Trang

Bảng VI-1 Tốc độ tăng trưởng trung bình của bò tơ HF 29

Bảng VI-2 Biểu hiện động dục và thời điểm phối giống thích hợp 30

Bảng VI-3 Thời điểm phối giống thích hợp trên thực tế 31

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ


Trang

Biểu đồ I-1 Chu kì sóng nang trứng trong chu kì động dục của bò 1

Biểu đồ I-2 Cơ chế quá trình sinh nở 7

Cơ chế hoạt động của các hoóc-môn tham gia vào quá trình động
Biểu đồ II-1 12
dục

Biểu đồ IV-1 Các bước để bò mang thai sau thụ tinh nhân tạo 23

Biểu đồ IV-2 Ảnh hưởng của stress nhiệt tới sự phát triển của phôi 26

So sánh tỷ lệ đậu thai giữa thụ tinh nhân tạo và cấy truyền phôi khi
Biểu đồ IV-3 26
bò bị stress nhiệt

Biểu đồ VI-1 Mô tả khám thai bằng phương pháp khám qua trực tràng 34

Mặt cắt mô tả sừng tử cung khi khám thai bằng phương pháp
Biểu đồ VI-2 34
khám qua trực tràng

Biểu đồ VI-3 Minh họa cách sử dụng máy siêu âm 34

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa iv

DANH SÁCH CÁC HÌNH MINH HỌA


Trang
Hình I-1 Mô phỏng hệ sinh dục bò cái 1
Hình I-2 Ảnh hệ sinh dục bò cái 1
Hình I-3 Thể vàng, nội mạc tử cung. Núm nhau trên nội mạc tử cung 2
Hình I-4 Các nấc cổ tử cung 2
Hình I-5 Nang trứng thành thục 2
Mặt cắt nang trứng trong giai đoạn động dục. Thể vàng ở buồng
Hình I-6 2
trứng trái và nang trứng ở buồng trứng phải
Hình I-7 Ảnh bò đang trong giai đoạn động dục 3
Hình I-8 Âm hộ sưng, sung huyết và có dịch khi động dục 3
Hình I-9 Dịch động dục chảy thành sợi dài 4
Cổ tử cung sung huyết, mở và có nhiều dịch khi động dục (Khám âm
Hình I-10 4
đạo bằng ống thủy tinh chuyên dụng)
Hình I-11 Thể hồng hình thành tại vị trí trứng rụng vào ngày hôm sau 5
Hình I-12 Phôi được lấy từ tử cung vào ngày thứ 7 sau phối 6
Hình I-13 Màng thai vào ngày 17 sau phối 6
Hình I-14 Thai và màng thai vào khoảng 40 - 45 ngày sau khi thụ tinh 6
Hình I-15 Thai và màng thai vào khoảng tháng thứ 8 của thai kì 6
Hình I-16 Hiện tượng sụt khớp hông đuôi trong vòng 1 - 2 ngày trước khi sinh 8
Hình I-17 Hiện tượng phù nề bầu vú, quan sát dễ nhất ở trên bò tơ 8
Hình I-18 Chân bê chui ra trong giai đoạn rặn đẻ 8
Chân trước của bê bị đẩy ra khỏi âm hộ bò mẹ sau giai đoạn hai vỡ
Hình I-19 9
túi ối
Hình I-20 Đầu bê được đẩy ra ngoài âm hộ bò mẹ 9
Kết thúc quá trình đẩy bê ra. Ngay sau đó bò mẹ sẽ bắt đầu đứng dậy
Hình I-21 9
và sức căng sẽ làm đứt dây rốn
Hình I-22 Trường hợp hai chân sau của bê ra trước 9
Hình I-23 Nhau thai đang được đẩy ra ngoài sau đẻ 10
Hình I-24 Nhau thai được đẩy ra hoàn toàn 10
Hình VI-1 Máy siêu âm 34
Hình VI-2 Kích thước thai ở ngày 30 thau phối 35
Hình VI-3 Kích thước thai ở ngày 40 thau phối 35
Hình VI-4 Kích thước thai ở ngày 45 thau phối 35
Hình VI-5 Kích thước thai ở ngày 50 thau phối 35
Hình VI-6 Kích thước thai ở ngày 55 thau phối 35
Hình VI-7 Kích thước thai ở ngày 60 thau phối 35

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 1

CHƯƠNG I - SINH LÝ SINH SẢN BÒ CÁI


1.1. Giải phẫu và sinh lý sinh sản bò cái
Hệ sinh dục của bò cái từ ngoài vào trong bao gồm một âm hộ, một âm đạo, một tử cung,
hai ống dẫn trứng và hai buống trứng

Hình I-1: Mô phỏng hệ sinh dục của bò cái Hình I-2: Ảnh hệ sinh dục của bò cái
(Nguồn: http://extension.missouri.edu/p/G2015) (Nguồn: Artificial insemination manual for cattle)

1.1.1. Âm hộ
Là bộ phận sinh dục ngoài, gồm có tiền đình và những phần liên quan của âm môn. Tiền
đình là một bộ phận của cơ quan sinh dục cái, nó chung cho hệ sinh dục và hệ tiết niệu, dài
khoảng 10 - 12 cm. Âm môn gồm có tiểu âm môn (Môi trong hay môi nhỏ) và đại âm môn (Môi
ngoài hay môi lớn). Môi ngoài được phủ một lớp lông mịn. Âm vật, tương ứng với quy đầu ở
con đực, nằm ở mặt dưới, có nhiều thần kinh giao cảm và cương cứng khi động dục.

1.1.2. Âm đạo
Âm đạo có hình ống, vách mỏng và đàn hồi, dài khoảng 25 - 30 cm ở bò trưởng thành. Âm
đạo là một bộ phận quan trọng giúp cho tinh trùng di chuyển, đào thải nước tiểu, đỡ và đẩy thai
trong quá trình sinh nở. Đặc biệt, vào giai đoạn động dục, niêm mạc âm đạo tiết ra một lượng lớn
dịch nhầy có vai trò làm sạch âm đạo.

1.1.3. Tử cung
Gồm có cổ, thân và hai sừng tử cung kéo dài từ đoạn nối tử cung-ống dẫn trứng tới cổ tử
cung, dài khoảng 40 - 50 cm. Chức năng chính của tử cung là nơi để phôi làm tổ và phát triển
thành thai.
Cổ tử cung dài khoảng 10 - 12 cm. Niêm mạc cổ tử cung hình thành ba nếp gấp được cấu
tạo bởi cơ trơn hay còn gọi là cơ vòng tử cung. Bình thường cơ vòng tử cung đóng rất chặt, ngoại
trừ trong lúc động dục và lúc sinh con. Khi động dục, cổ tử cung mở to, niêm mạc cổ tử cung
cũng tiết ra dịch nhờn kết hợp cùng dịch tiết âm đạo chảy ra ngoài âm hộ. Trong quá trình mang
thai, dịch tiết cổ tử cung đặc quánh lại tạo thành lớp gel bảo vệ tử cung. Khi chuẩn bị đẻ, lớp gel
này mềm ra và tan biến.
Thân tử cung ngắn, kích thước khoảng 1.5 - 2.0 cm tiếp nối giữa cổ tử cung và hai sừng tử
cung. Các sừng tử cung dài khoảng 30 - 40 cm. Nội mạc sừng tử cung có từ 80 - 120 núm nhỏ có

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 2

kích thước khoảng 1.2 cm và tăng lên gấp 10 lần ở giai đoạn mang thai cuối (Được gọi là núm
nhau).

Các nấc cổ
Núm tử cung
nhau Thể vàng

Hình I-3: Thể vàng, nội mạc tử cung. Núm nhau Hình I-4: Các nấc cổ tử cung
trên nội mạc tử cung (Nguồn: Artificial insemination manual for cattle)
(Nguồn: Artificial insemination manual for cattle)

1.1.4. Ống dẫn trứng


Ống dẫn trứng (còn được gọi là vòi Fallop) là một đôi ống ngoằn ngoèo bắt đầu từ cạnh
buồng trứng đến đỉnh của sừng tử cung. Ỗng dẫn trứng dài khoảng 15 - 20 cm và đường kính
khoảng 3 mm, có chức năng vận chuyển trứng từ buồng trứng xuống, tinh trùng từ sừng tử cung
lên, và hợp tử xuống sừng tử cung làm tổ.

1.1.5. Buồng trứng


Đóng vai trò quan trọng trong sinh sản bò cái bởi chúng sản sinh ra tế bào trứng đồng thời
tiết ra hoóc-môn sinh sản như estrogen và progesterone. Kích thước trung bình của buồng trứng
khoảng 3.5x2.5x1.5 cm.
Các nang trứng được hình thành từ rất sớm, từ khi con vật còn nằm trong bụng mẹ. Buồng
trứng của bê có khoảng 75000 nang trứng.

Thể vàng Nang trứng


vàng

Nang trứng
thành thục

Hình I-5: Nang trứng thành thục Hình I-6: Mặt cắt nang trứng trong giai đoạn động
(Nguồn: Artificial insemination manual for cattle) dục. Thể vàng ở buống trứng trái và nang trứng ở
buống trứng phải
(Nguồn: Artificial insemination manual for cattle)

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 3

1.2. Chu kì động dục


Khái niệm động dục: Động dục là giai đoạn con cái chấp nhận nhận con đực và sẵn sàng
cho quá trình mang thai.
Chu kì động dục: Là khoảng thời gian giữa hai lần động dục, được tính kể từ khi “trứng
chín” cho tới khi thể vàng tiêu biến. Chu kì động dục thường kéo dài khoảng 18 - 24 ngày, trung
bình khoảng 21 ngày.

1.2.1. Cơ chế của quá trình động dục


Biểu hiện động dục sẽ không xảy ra một khi thể vàng vẫn tồn tại (Chu kì thể vàng).
Nguyên nhân là do progesterone được tiết ra từ thể vàng ức chế sự phát triển của nang trứng và
ức chế sự tiết ra estrogen. Khi thể vàng tiêu biến, progesterone không được tạo ra từ đó, sự phát
triển của nang trứng không bị ức chế, tốc độ phát triển được khôi phục, thành thục, estrogen
được tiết ra và kích thích phản xạ động dục. Đồng thời, estrogen kích thích co bóp tử cung, mở
cổ tử cung, âm đạo và âm hộ sưng, tiết dịch.

1.2.2. Biểu hiện động dục


Bò là một trong những loài có biểu hiện động dục mạnh mẽ, nên việc quan sát động dục
tương đối dễ ngay cả khi không cần đến con đực. Bò động dục có các biểu hiện chính như: bồn
chồn, tiếp cận bò khác, chảy dịch âm đạo, ngửi âm hộ con khác, gác cằm lên con khác, nhảy
hoặc để con khác nhảy.

Biểu hiện nhảy con khác hoặc để con khác nhảy (chịu đực) được coi là biểu hiện chính
để xác định bò động dục (Hình I-7). Những biểu hiện còn lại gọi là biểu hiện thứ yếu. Tuy
nhiên, không phải bò nào động dục cũng có đầy đủ các biểu hiện nói trên. Những bò có biểu hiện
động dục thường tập hợp thành nhóm và tách khỏi đàn. Khi bò động dục âm hộ sưng, đỏ và có
dịch trong chảy thành dòng (Hình I-8, I-9). Hiện tượng sung huyết và dịch nhìn rất rõ khi quan
sát bằng ống thủy tinh chuyên dụng (Hình I-10).

Hình I-7: Ảnh bò đang trong giai Hình I-8: Âm hộ sưng, sung huyết và có dịch
đoạn động dục (chịu đực) khi động dục
(Nguồn: Artificial insemination manual for cattle)

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 4

Hình I-9: Dịch động dục chảy Hình I-10: Cổ tử cung sung huyết, mở và
thành sợi dài có nhiều dịch khi động dục (khám âm đạo
bằng ống thủy tinh chuyên dụng)
(Nguồn: Artificial insemination manual for cattle)

1.3. Sự chuyển đổi giữa thể và nang trứng trong chu kì động dục
Thể vàng hình thành vào khoảng 4 - 5 ngày sau khi trứng rụng. Thể vàng tồn tại trong thời
gian khoảng 2 tuần rồi thoái hóa dần. Sau đó, nang trứng mới lại phát triển, thành thục và rụng ở
lần động dục kế tiếp. Khi có sự tồn tại của thể vàng, nang trứng vẫn phát triển nhưng không thể
thành thục và dần thoái hóa. Trong một chu kì động dục, có 2 chu kì sóng trứng ở bò tơ và 3 chu
kì sóng trứng ở bò rạ.

Biểu đồ I-1: Chu kì sóng nang trứng trong chu kì động dục của bò (Kaneko, 2003)

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 5

1.4. Phối giống, quá trình thụ thai, sự làm tổ và phát triển của thai
1.4.1. Phối giống
Khi bò cái được phối giống tự nhiên, tinh trùng được phóng vào sâu bên trong âm đạo ở
phần tiếp giáp với mặt ngoài cổ tử cung. Tinh trùng vượt qua cổ tử cung, tiến về phía sừng, cùng
với sự co bóp của tử cung, chúng bơi tới ống dẫn trứng, sau đó tinh trùng sẽ kết hợp với trứng
tạo thành hợp tử tại phần phình của ống dẫn trứng.
Trong thụ tinh nhân tạo, cọng tinh sau khi được rã đông sẽ được lắp vào dụng cụ chuyên
dụng gọi là súng bắn tinh, súng sẽ được bọc ống gel rồi đưa qua cổ tử cung. Tinh trùng sẽ được
bơm vào mặt trong của cổ tử cung. Có khoảng từ 50 - 100 tỷ tinh trùng được đưa vào âm đạo con
cái/lần phối tự nhiên, trong khi thụ tinh nhân tạo, một liều tinh có khoảng 10 - 30 triệu tinh trùng,
do đó nên bơm vào trong tử cung.
Thời điểm thích hợp nhất là ngay trước khi kết thúc của giai đoạn cuối của chu kì động
dục, nhưng thực tế rất khó xác định được thời điểm cuối đó nên nếu thụ tinh nhân tạo vào
khoảng 8 - 12 tiếng sau khi bò động dục (chịu đực) thì có thể thu được tỷ lệ đậu thai tốt.

1.4.2. Sự rụng trứng và hình thành thể vàng


Nang trứng thành thục tiết ra hoóc-môn
estrogen đóng vai trò kích thích bò có biểu hiện động
dục. Trứng rụng vào khoảng 12 tiếng sau khi bò kết
thúc giai đoạn cuối của chu kì động dục. Sau khi nang Thể hồng
trứng vỡ ra, trứng được chuyển sang phần phình của
ống dẫn trứng để gặp tinh trùng.
Tại vị trí trứng rụng có hiện tượng tổn thương
nhẹ đối với các mao mạch nên được gọi là thể hồng
Hình I-11: Thể hồng hình thành tại vị trí
(Hình I-11), Từ khoảng ngày thứ 4 sau rụng trứng các trứng rụng vào ngày hôm sau
tế bào thể vàng hình thành (Hình I-6). Khi thể vàng (Nguồn: Artificial insemination manual for
cattle)
sắp tiêu biến vào cuối chu kì được gọi là thể bạch.

1.4.3. Quá trình tạo hợp tử và làm tổ trong tử cung


Một số điều kiện bắt buộc để hoàn tất quá trình thụ thai như sau:
- Thứ nhất, tinh trùng phải tồn tại trong tử cung ít nhất 6 tiếng sau khi phối nhưng không
được quá 24 tiếng vì như vậy nó sẽ mất khả năng thụ thai.
- Thứ hai, trứng phải gặp được tinh trùng trong vòng từ 10 tới 12 tiếng sau khi rụng, thời
gian thích hợp nhất là trứng phải gặp tinh trùng trong vòng 2 tiếng sau khi rụng.

Hợp tử sẽ nhân đôi lên trong lúc di chuyển trong ống dẫn trứng và về tới tử cung vào
khoảng ngày thứ 4 sau rụng trứng (Hình I-12). Nhau bắt đầu hình thành từ khoảng 17 ngày sau
khi thụ thai và làm tổ tại niêm mạc tử cung (Hình I-13). Khoảng 45 ngày sau khi thụ tinh, thai
đang dần phát triển và phân chia thành các bộ phận, có thể phân biệt được màng trong và ngoài
nhau thai, núm nhau cũng có thể quan sát được trong giai đoạn này (Hình I-14).

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 6

Hình I-12: Phôi được lấy từ tử cung vào Hình I-13: Ảnh màng thai vào ngày 17
ngày thứ 7 sau phối sau phối

Hình I-14: Ảnh thai và màng thai vào Hình I-15: Ảnh thai và màng thai vào khoảng
khoảng ngày 40 - 45 sau khi thụ tinh tháng thứ 8 của thai kì

(Nguồn: Artificial insemination manual for cattle)

Tiến hành khám thai qua trực tràng vào khoảng ≥ 45 ngày sau phối đối với bò tơ và ≥ 60
ngày sau phối đối với bò rạ, nếu sử dụng máy siêu âm có thể xác định thai sớm hơn vào khoảng
25 - 30 ngày sau phối.

1.4.4. Quá trình phát triển của bào thai và nhau thai
Thai bắt đầu phát triển nhanh từ tháng thứ 5 của thai kì, và tốc độ phát triển nhanh hơn vào
cuối thai kì. Nhau thai cũng phát triển đồng thời với sự phát triển của bào thai. Trong hình I-15 là
ảnh của thai và nhau thai vào khoảng tháng thứ 8 của thai kì. Nhìn vào hình I-15, ta thấy mạch
máu phân bố khắp nhau-thai-con và tập trung vào cuống rốn. Hệ thống mạch máu ở nhau-thai-
mẹ cũng rất phát triển. Bào thai lấy dinh dưỡng và oxy từ cơ thể mẹ thông qua nhau thai. Nhau
thai tiết ra một số hoóc-môn có tác dụng an thai (progesterone), để kích thích tuyến vú phát triển
(estrogen), hoặc tạo ra phản xạ đẻ vào cuối thai kì (relaxin).

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 7

1.5. Quá trình sinh nở và hồi phục sau đẻ


1.5.1. Quá trình sinh nở
Quá trình sinh nở là một giai đoạn quan trọng trong quản lý sinh sản bởi vì nó đánh dấu sự
khởi đầu của quá trình tạo sữa và tạo ra bê con. Khi bò sinh thường, chúng ta sẽ có bê con khỏe
mạnh, nhau thai không bị sót thì đó là dấu hiệu tốt cho thấy bò mẹ khỏe mạnh, trạng thái cơ thể
ổn định, bò hồi phục nhanh, ăn uống tốt. Sau đó, cơ quan sinh sản của bò cũng sẽ hồi phục
nhanh, và dự báo một chu kì sinh sản mới thuận lợi.
Tuy nhiên, những rủi ro xảy ra trong quá trình sinh làm bê chết hoặc bệnh sau đẻ ở bò mẹ,
hoặc chậm hồi phục chức năng của cơ quan sinh sản dẫn tới giảm tỷ lệ đậu thai.
Điểm quan trọng nhất để bò sinh nở bình thường là người hộ lý phải biết rõ những biểu
hiện bình thường khi bò đẻ, từ đó họ sẽ biết can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu bất thường để hạn
chế tối đa rủi ro.

(1) Cơ chế của quá trình sinh nở


Tại thời điểm sinh đẻ, (1) Hoóc-môn ACTH
được tiết ra từ tuyến yên của bê, kích thích (2)
tuyến thượng thận tiết ra adrenocorticoid (F).
Hoóc-môn F tác động tới nhau thai làm giảm hàm
lượng progesterone (P) và kích thích sản sinh ra
estrogen (E). Khi hàm lượng hoóc-môn E trong
máu tăng sẽ (3) làm tăng độ nhạy cảm của tử cung
với oxytocin; (4) cổ tử cung bắt đầu mở và (5) nội
mạc tử bắt đầu tiết ra PGF2α. Hoóc-môn PGF2α (6)
làm thể vàng tiêu biến, và (7) kích thích tử cung co
bóp (đau đẻ). (8) Khi tử cung có bóp liên tục sẽ ép
thai và nhau thai ra dần phía ngoài gần cổ tử cung, Biểu đồ I-2: Cơ chế quá trình sinh nở
(Nguồn: Artificial insemination manual for cattle)
và (9) kích thích tăng hàm lượng oxytocin.
Oxytocin (10) kích thích tử cung co bóp mạnh hơn,
và (11) đồng thời kích thích sự có bóp của thành
bụng đẩy thai ra ngoài.

(2) Biểu hiện khi bò chuẩn bị đẻ


Khi bò chuẩn bị sinh thường có những biểu hiện sau: 1) Bầu và núm vú sưng to, 2) Gốc
đuôi nhìn như nhô cao lên khi khớp hông đuôi sụt xuống (Hình I-16), và 3) âm hộ sưng to và có
nhiều dịch chảy ra. Dấu hiệu quan trọng và dễ quan sát nhất là khớp hông đuôi sụt xuống, và một
khi quan sát được dấu hiệu này thì có nghĩa là bò sẽ sinh trong vòng 1 đến 2 ngày nữa.
Ngay trước khi sinh, có hiện tượng phù nề phần trước và sau bầu vú (Hình I-17). Hiện
tượng phù nề này có thể quan sát rõ nhất trên bò tơ. Khi gặp trường hợp phù nề như vậy thông
thường không cần can thiệp gì, trừ một số trường hợp phù nề cấp tính có thể cho bò vận động 1
đến 2 lần/ngày hoặc dùng thuốc lợi tiểu.

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 8

Hình I-16: Hiện tượng sụt khớp hông đuôi trong Hình I-17: Hiện tượng phù nề bầu vú, quan sát
vòng 1 - 2 ngày trước khi sinh dễ nhất ở trên bò tơ
(Nguồn: Artificial insemination manual for cattle)

(3) Giai đoạn bò rặn đẻ


a) Giai đoạn đầu (giai đoạn mở cổ tử cung):
Tử cung co bóp, bò có/không có hiện tượng đau, áp
lực tử cung tăng lên, màng thai và dịch ối ép lên cổ tử
và kích thích cổ tử cung giãn dần ra. Khi cổ tử cung
giãn ra vừa đủ, chân trước của bê được ép ra và kích
thích cổ tử cung mở hết cỡ. Khoảng thời gian kể từ
khi xuất hiện biểu hiện đau tới khi cổ tử cung mở
được gọi là giai đoạn đầu của quá trình sinh hay còn
gọi là giai đoạn mở cổ tử cung. Thời gian của giai
đoạn này ở bò kéo dài khoảng 4 tiếng, một vài trường
hợp có thể kéo dài tới 6 hoặc 12 tiếng. Lúc này biểu Hình I-18: Chân bê chui ra trong giai đoạn
rặn đẻ
hiện đau vẫn còn yếu và chu kì lặp lại khoảng 15 phút (Nguồn: Artificial insemination manual for
một lần. Bò bồn chồn, đi lại quanh chuồng, đứng lên cattle)
nằm xuống nhiều lần, dịch tiết ra nhiều hơn.

b) Giai đoạn thứ hai (giai đoạn đẩy thai ra): Khi dấu hiệu đau tăng lên và áp lực bê ép
lên cơ quan sinh sản, bò có biểu hiện đau nhiều hơn, màng ối bị rách và dịch ối trào ra ngoài.
Giai đoạn này được gọi là giai đoạn đầu vỡ túi ối. Dịch ối có màu nâu giống như nước. Trong
vòng một tiếng sau khi màng ối rách, hai chân trước của bê sẽ được đẩy ra khỏi màng. Hai chân
trước của bê có thể nhìn rõ nhất nếu bò ngồi (Hình I-18), nhưng lại tụt vào trong tử cung nếu bò
đứng dậy. Khi giai đoạn 2 vỡ túi ối bắt đầu, chân bê có thể nhìn rõ ngay cả khi bò đứng (Hình I-
19). Cơn đau nhiều nhất xuất hiện khi đầu bê được đẩy qua âm hộ, ta có thể thấy nước mắt bò
mẹ. Sau khi đầu được đẩy ra hẳn bên ngoài âm hộ (Hình I-20), cả phần thân bê sẽ tuột theo và
kết thúc giai đoạn đẩy thai (Hình I-21). Dây rốn bị kéo đứt và bê bắt đầu thở. Khoảng thời gian
kể từ khi bê được đẩy ra khỏi tử cung tới khi ra khỏi âm hộ bò mẹ được gọi là giai đoạn thứ hai
của quá trình sinh nở. Giai đoạn thứ hai thường kéo dài từ một tới hai tiếng. Thời gian của giai

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 9

đoạn thứ hai có thể kéo dài hơn trong trường hợp ngôi thai ngược (hai chân sau ra trước) (Hình I-
22).

c) Giai đoạn thứ ba (giai đoạn sau đẻ): Sau khi bê được đẩy ra ngoài, trung bình trong
vòng 5 tiếng nhau thai sẽ được đẩy ra ngoài (Hình I-23). Nếu quá 12 tiếng mà nhau thai chưa ra
hết được coi là sót nhau (sát nhau). Người đỡ đẻ phải kiểm tra để xác định toàn bộ nhau thai đã
được đẩy ra ngoài ngoài hay chưa, để người hộ lý có biện pháp can thiệp chăm sóc bò sau đẻ
(Hình I-24).

Hình I-19: Chân trước của bê được đẩy Hình I-20: Đầu bê được đẩy ra ngoài âm
ra khỏi âm hộ bò mẹ sau giai đoạn hai hộ bò mẹ
vỡ túi ối

Hình I-21: Kết thúc quá trình đẩy bê Hình I-22: Trường hợp hai chân sau
ra. Ngay sau đó bò mẹ sẽ bắt đầu đứng của bê ra trước
dậy và sức căng sẽ làm đứt dây rốn.

(Nguồn: Artificial insemination manual for cattle)

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 10

Hình I-24: Nhau thai được đẩy ra hoàn toàn

Hình I-23: Nhau thai đang (Nguồn: Artificial insemination manual for cattle)
được đẩy ra ngoài sau đẻ

(4) Bê con bắt đầu thở


Sau được đẩy ra khỏi cơ thể bò mẹ và dây rốn bị đứt, bê con bắt đầu thở. Biểu hiện để xác
định bê con khỏe mạnh là chúng có thể ngẩng cổ và lắc đầu. Nếu thấy bê mới sinh không nhấc
đầu và lắc thì có khả năng đã chết vì ngạt thở. Trong trường hợp này, phải hút hết dịch trong
miệng bê và kích thích cho bê thở. Bê sẽ ít có khả năng sống nếu như không bắt đầu thở trong
vòng một đến hai phút sau khi dây rốn đứt.

1.5.2. Hồi phục sau đẻ


(1) Hồi phục của buồng trứng
Thể vàng của bò mang thai tồn tại ở buồng trứng đến cuối giai đoạn mang thai. Thể vàng
tiêu biến ngay trước khi các biểu hiện của quá trình sinh xuất hiện. Ngay sau khi đẻ sẽ không có
bất kì dấu hiệu hoạt động nào của thể vàng hay nang trứng thành thục trên buồng trứng. Buồng
trứng bắt đầu hoạt động trở lại vào khoảng từ 3 - 5 ngày sau khi đẻ.
Các sóng nang trứng mới sẽ bắt đầu phát triển khi buồng trứng hoạt động trở lại và lần
rụng trứng đầu tiên có thể xảy ra vào khoảng 10 - 15 ngày sau đẻ. Tuy nhiên, ở lần rụng trứng
đầu tiên sau đẻ sẽ khó quan sát được bò động dục. Thể vàng của lần rụng trứng đầu tiên tồn tại
trong thời gian ngắn rồi tiêu biến, tiếp đó lần rụng trứng thứ hai sẽ xảy ra vào khoảng 30 - 35
ngày sau đẻ và đây là lần động dục đầu tiên được quan sát rõ nhất sau đẻ. Sau đó, các chu kì
động dục sẽ đều đặn lặp lại theo chu kì 21 ngày.
Ở những bò có sản lượng sữa cao sau đẻ có xu hướng chung là năng lượng ăn vào không
đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa (năng lượng cân bằng âm-NEB), lần rụng trứng đầu tiên thường
hay bị trễ và buồng trứng thường không hoạt động cho tới tận 30 - 35 ngày sau đẻ. Những bò
chậm hồi phục chức năng buồng trứng thường chậm hồi phục chức năng tử cung dẫn tới tỷ lệ
đậu thai thấp.
(2) Hồi phục của tử cung
Ngay sau khi đẻ, tử cung có trọng lượng khoảng 10 kg (bao gồm dịch ối, máu và tế bào
thoái hóa; tất cả gọi là dịch sản) nằm ở đáy xoang bụng. Tử cung co bóp để đẩy tất cả dịch sản ra

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 11

ngoài. Dịch sản sẽ chảy ra với lượng lớn trong vài ngày, sau đó lượng dịch sẽ giảm dần và mầu
sẽ trở nên trong hơn trong vòng 10 - 14 ngày và kết thúc vào khoảng 24 ngày sau đẻ.
Kích thước tử cung giảm dần và co nhỏ lại như trước khi mang thai. Niêm dịch tử cung bắt
đầu tiết trở lại và vi khuẩn sẽ bị loại hết khỏi tử cung vào khoảng ngày thứ 50 sau khi sinh.
Hiệu quả sinh sản giảm ở những bò mà tử cung hồi phục chậm do đẻ khó, sót nhau, viêm
nhiễm, triệu chứng liệt nhẹ, v.v...

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 12

CHƯƠNG II - HOÓC-MÔN SINH SẢN VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG

2.1. Các hoóc-môn tham gia vào hoạt động sinh sản của bò
- Gonadotropin Releasing Hormone (GnRH): Có vai trò kích thích thùy trước Tuyến yên
tiết ra FSH và LH. Các chế phẩm có hoạt tính giống GnRH đang được dùng phổ biến hiện nay có
thành phần chính là buserelin, fetireline và gonadoreline.
- Follicle Stimulating Hormone (FSH): Kích thích nang trứng phát triển và thành thục
- Luteinizing Hormone (LH): Đóng vai trò kích thích trứng rụng và hình thành thể vàng
- Estrogen: Có tác dụng kích thích phản xạ động dục. Trong thực tế sản xuất người ta không
sử dụng estrogen tự nhiên mà dùng các chế phẩm tổng hợp, điển hình là estradiol benzoate.
- Progesterone (P4): Có tác dụng ức chế động dục và rụng trứng, có vai trò an thai; sản
phẩm hiện nay đang được sử dụng rộng rãi như CIDR, DIB hay PRID.
- Prostagladin F2- alpha (PGF2α): Có tác dụng làm tiêu biến thể vàng. Các sản phẩm hiện
nay có thành phần hoạt tính giống PGF2α đang được sử dụng tại Việt Nam như Lutalyse
(Pfizer), Prosolvin của Intervet, Cloprostenol (VMD), Reprodine của Bayer…

2.2. Cơ chế hoạt động của các hoóc-môn


GnRH được tiết ra từ vùng dưới đồi có tác dụng
kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra FSH nhiều hơn
LH. FSH kích thích nang trứng phát triển. Khi nang
trứng thành thục sẽ tiết ra estrogen có vai trò (1) kích
thích bò có phản xạ động dục, (2) kích thích vùng
dưới đồi tiếp tục tiết ra GnRH, và đồng thời (3) ức chế
thùy trước tuyến yên tiết ra FSH.
Lúc này, GnRH sẽ kích thích vùng dưới đồi tiết
ra LH nhiều hơn và hoóc-môn này có tác dụng kích
thích rụng trứng. Tại vị trí trứng rụng, thể vàng được
hình thành và tiết ra progesterone. Progesterone là
một hoóc-môn rất mạnh có tác động ức chế vùng dưới
Biểu đồ II-1: Cơ chế hoạt động của các hoóc-môn
đồi tiết GnRH và ức chế thùy trước tuyến yên tiết LH. tham gia vào quá trình động dục
Chính vì vậy mà khi có mặt của thể vàng bò sẽ không (Nguồn:http://beef.unl.edu/learning/estrous.shtml)
có biểu hiện động dục và rụng trứng; mặc dù các nang
trứng vẫn phát triển nhưng không có đủ hàm lượng
FSH và LH nên nang trứng không thể thành thục và
rụng được.
Ở giai đoạn cuối chu kì động dục, niêm mạc tử cung tiết ra PGF2α làm tiêu biến thể vàng.
Do vậy hàm lượng progesterone giảm đột ngột không còn đủ để ức chế vùng dưới đồi và thùy
trước tuyến yên, và một chu kì mới lại bắt đầu.

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 13

2.3. Sử dụng hoóc-môn để gây động dục đồng loạt


Việc quan sát động dục trở nên khó khăn hơn khi số lượng bò tăng lên, sản lượng sữa tăng
cao và khẩu phần ăn thay đổi. Do đó, việc phát triển kỹ thuật gây động dục và rụng trứng đồng
loạt trở nên hết sức cần thiết khi trong quản lý sinh sản. Các phương pháp gây động dục và rụng
trứng đồng loạt đã được tập trung nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là tại Mỹ và Châu Âu.

2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các phương pháp gây động dục đồng loạt
(Heatsynch) và rụng trứng đồng loạt (Ovsynch)
(1) Phương pháp tiêm một mũi Progesterone

Khi progesterone hoặc các chế phẩm có tác dụng tương tự progesterone được tiêm cho bò,
biểu hiện động dục và rụng trứng được tạo ra ngay cả khi không có sự hiện diện của thể vàng.
Sau khi lượng progesterone đưa vào được đào thải ra ngoài, sự phát triển của nang trứng được
khôi phục và bò có biểu hiện động dục. Tuy nhiên, khi progesterone tiêm vào được đào thải nếu
mà thể vàng vẫn tồn tại và tiết ra progesterone, hàm lượng progesterone trong huyết tương vẫn
cao hơn ngưỡng thì bò sẽ không có biểu hiện động dục. Để chắc chắn bò có hiện tượng động dục
thì phải tiêm progesterone liên lục 14 ngày (một lần/ngày), tuy nhiên, tỷ lệ đậu thai lại thấp.

Sau đó, phương pháp sử dụng PGF2α được nghiên cứu phát triển. Động dục được tạo ra sau
khi thể vàng tiêu biến dưới tác động của PGF2α. Phương pháp này sau đó được ứng dụng rộng rãi
trên toàn Thế giới do khắc phục được nhược điểm của phương pháp tiêm progesterone.

(2) Phương pháp tiêm một mũi PGF2α

Mục đích của phương pháp này là tạo ra biểu hiện động dục sau khi thể vàng tiêu biến nhờ
vai trò của PGF2α. Phương pháp tiêm một mũi PGF2α thường được sử dụng sau khi chắc chắn có
thể vàng bằng phương pháp khám qua trực tràng. Vấn đề của phương pháp này là khoảng thời
gian từ khi tiêm PGF2α tới lúc động dục dao động lớn nên khó để xác định chính xác thời điểm
rụng trứng. Thêm vào đó, tỷ lệ đậu thai và mang thai không đạt như mong muốn bởi vì không thể
quan sát được động dục ở những bò có biểu hiện yếu, dẫn đến phối không đúng thời điểm.

Sau này, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân làm cho thời gian từ lúc tiêm PGF2α tới
khi động dục biến động lớn là do khi tiêm nang trứng đang ở giai đoạn phát triển khác nhau ở
những cá thể bò khác nhau. Để khắc phục yếu điểm này, một phương pháp mới được tìm ra để
kiểm soát giai đoạn phát triển của nang trứng tại thời điểm tiêm PGF2α.

(3) Phương pháp tiêm kết hợp GnRH và PGF2α và phương pháp GnRH-PGF2α-GnRH-TAI
(Phương pháp Ovsynch kết hợp cố định thời gian phối)

Khi GnRH được tiêm 7 ngày trước khi tiêm PGF2α, một sóng trứng mới được tạo ra sau đó
1.5 - 2 ngày. Tiếp theo, tại thời điểm khi PGF2α được tiêm, nang trứng đang ở ngày thứ 5 của giai
đoạn phát triển. Những bò được tiêm cùng ngày sẽ có biểu hiện động dục đồng thời (khoảng 2 -
3 ngày sau khi tiêm PGF2α). Do vậy có thể dễ dàng quan sát động dục. Mặc dù vậy, nếu cố định

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 14

thời gian phối sau khi tiêm PGF2α thì kết quả vẫn chưa được như mong muốn bởi vì không phải
tất cả bò đều rụng trứng ở cùng thời điểm.

Sau đó, người ta đã giải quyết được yếu điểm này bằng cách tiêm mũi GnRH lần thứ hai
(Lúc này phương pháp được gọi là Ovsynch). Kết quả thu lại đã làm hài lòng dẫn tinh viên và
chủ trang trại sau khi tiến hành phối giống ở thời điểm khoảng 16 - 20 tiếng sau mũi tiêm GnRH
lần thứ hai. Do dó, phương pháp này nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi khắp Thế giới.

(4) Phương pháp EB-P-PGF2α-EB


Như đã trình bầy ở phương pháp sử dụng progesterone để gây động dục. Nếu sử dụng
progesterone ít ngày thì tỷ lệ động dục không cao, nhưng nếu điều trị dài ngày thì tỷ lệ đậu thai
lại thấp. Để giải quyết khó khăn này, người ta sử dụng progesterone dưới dạng vòng (CIDR, DIB
hay PRID).
Trong phương pháp này, bò được tiêm EB lần một vào ngày 0 đồng thời được đặt vòng
(progesterone), tiếp đó tiêm PGF2α một ngày trước khi rút vòng (ngày 6) hoặc vào ngày rút vòng
(ngày 7), tiêm EB lần hai vào ngày tiếp theo (ngày 8). Với phương pháp này, tỷ lệ bò động dục
và tỷ lệ đậu thai là khá cao bởi vì bò được phối giống sau khi quan sát động dục và trứng rụng
vào khoảng 1 - 2 ngày sau khi tiêm EB lần 2. Bò cũng có thể được phối cố định 3 ngày sau khi
tiêm EB lần 2 (ngày 11).
Như đã trình bầy ở trên, có rất nhiều phương pháp để gây động dục cho bò, các phương
pháp mới vẫn luôn được cải tiến. Trong số đó, thông thường phương pháp Ovsynch được áp
dụng phổ biến nhất đối với bò rạ và phương pháp sử dụng progesterone kết hợp với EB được
sử dụng chủ yếu cho bò tơ và bò thịt.

2.3.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp GnRH-PGF2α-GnRH-TAI (Ovsynch)


Phương pháp Ovsynch nhanh chóng được ưa thích sử dụng trên khắp thế giới bởi tính ưu
việt của nó. Phương pháp này nâng cao tỷ lệ mang thai và giảm khoảng cách giữa hai lứa đẻ
bằng cách tăng tỷ lệ phát hiện động dục (Có thể tới 100 %). Thực tế hiện nay, không chỉ có các
trang trại chăn nuôi quy mô lớn mà ngay cả các trang trại nhỏ lẻ của bà con nông dân cũng đang
sử dụng phương pháp Ovsynch, bởi vì:
- Giảm thời gian quan sát động dục và phối giống
- Hạn chế được tỷ lệ bò không được phối do biểu hiện động dục yếu hoặc không có
biểu hiện dộng dục.
- Giảm chi phí phối giống cho một bò có thai (Không cần thiết phối lại lần hai đối với
bò vẫn có biểu hiện động dục sau phối giống)
- Giảm số lần điểu trị đối với bò phối nhiều lần không thai
- Điều chỉnh được kế hoạch phối giống như mong muốn nên có thể điều chỉnh được
số lượng bò được phối trong một ngày.
- Điều chỉnh được mùa phối giống

Tuy nhiên, phương pháp Ovsynch vẫn còn một số nhược điểm sau:
- Phải bắt bò 4 lần (3 lần tiêm và một lần phối giống)

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 15

- Tỷ lệ động dục và đậu thai còn thấp trên bò tơ


- Tỷ lệ đậu thai tùy thuộc vào điều kiện từng trang trại và mùa phối

Để giải quyết những khó khăn khi áp dụng phương pháp Ovsynch, một số phương pháp
khác đã được nghiên cứu triển khai dựa trên cơ sở phương pháp Ovsynch. Danh sách các phương
pháp được liệt kê sau đây:

(1) Co-Synch GnRH


GnRH PGF2α AI

(2) Select-Synch
ĐD GnRH
GnRH PGF2α AI AI

(3) Pre-Synch
PGF2α PGF2α GnRH PGF2α GnRH AI
a)
-28 -14

GnRH PGF2α GnRH GnRH PGF2α GnRH AI


b)
-17 -10 -7

(4) Heat-Synch
GnRH
GnRH PGF2α EB AI

0 7 8 9 10 11 ngày

2.3.3. Các phương pháp cải tiến từ phương pháp Ovsynch


(1) Phương pháp Co-Synch (Phối đồng thời với tiêm GnRH)
Trong phương pháp Ovsynch bò được phối cố định sau khi tiêm mũi GnRH lần hai khoảng
16 - 20 tiếng. Phương pháp Co-synch khác với phương pháp Ovsynch ở chỗ bò sẽ được phối cố
định và tiêm đồng thời với mũi GnRH lần thứ hai. Khối lượng công việc giảm hơn nhưng tỷ lệ
đậu thai cũng giảm thấp hơn so với phương pháp Ovsynch.

(2) Phương pháp CIDR-Ovsynch (Kết hợp đặt vòng CIDR khi thực hiện Ovsynch)
Khi áp dụng phương pháp Ovsynch đối với bò tơ, tỷ lệ đậu thai thấp hơn so với phối sau
khi quan sát động dục. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ đậu thai giảm được cho là liên quan tới tỷ lệ
rụng trứng của bò tơ thấp sau khi tiêm mũi GnRH đầu, trên thực tế hiện tượng bò tơ có thể vàng
tiêu biến vào thời điểm tiêm PGF2α xảy ra rất nhiều. Chính vì vậy, phương pháp Ovsynch trên bò
tơ đã được điều chỉnh bằng cách đặt vòng CIDR vào thời điểm tiêm GnRH và rút vòng ra vào

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 16

thời điểm tiêm PGF2α (7 ngày sau đó). Trong khoảng thời gian này, ngay cả khi thể vàng đã tiêu
biến thì progesterone từ vòng CIDR có tác rụng ức chế sự phát triển và thành thục của nang
trứng nên sẽ không có hiện tượng rụng trứng trước thời điểm dự kiến. Sau khi rút vòng CIDR và
tiêm PGF2α, tốc độ phát triển của nang trứng được khôi phục cộng với việc GnRH được bổ sung
lần thứ hai hầu hết bò đều rụng trứng đồng loạt vào thời điểm dự kiến. Bằng phương pháp phối
cố định kết quả đậu thai là tương đối tốt.

(3) Phương pháp Select-Synch (Phối chọn lựa)


Tương tự phương pháp Ovsynch, bò được tiêm PGF2α sau khi tiêm GnRH 7 ngày, bò được
quan sát động dục trong vòng 3 ngày. Bò động dục sẽ phối giống theo quy luật sáng-chiều, còn
những con nào không thấy có biểu hiện động dục sẽ được phối cố định đồng thời tiêm GnRH vào
thời điểm 3 ngày sau khi tiêm PGF2α (ngày 10).

(4) Phương pháp Presynch-Ovsynch (Xử lý trước khi thực hiện Ovsynch)
Nếu bất kì hoóc-môn GnRH hoặc PGF2α được sử dụng trước khi bắt đầu phương pháp
Ovsynch thì khi đó phương pháp được gọi là Presynch.
Đối với phương pháp Ovsynch, tỷ lệ rụng trứng và tỷ lệ đậu thai cao khi bắt đầu áp dụng
phương pháp ở khoảng ngày 5 - 12 sau khi bò động dục. Ngược lại, nếu bắt đầu phương pháp
(Tiêm GnRH lần đầu) vào khoảng ngày 13 - 15 sau động dục thì tỷ lệ đậu thai sẽ thấp bởi vì bò
sẽ động dục và trứng rụng trước khi phối cố định. Do đó, để kiểm soát được chắc chắn buồng
trứng đang ở giai đoạn nào của chu kì động dục, tất cả bò tham gia vào phương pháp đều được
tiêm PGF2α trước khi bắt cầu phương pháp Ovsynch vào khoảng ngày 5 -12 sau động dục, và kết
quả thu được là rất khả quan.
Phương pháp cụ thể như sau:
- Tiêm hai lần PGF2α cách nhau 14 ngày
- Bắt đầu phương pháp Ovsynch vào khoảng ngày 12 - 14 sau động dục. Có thể kết
hợp hoặc không kết hợp với vòng CIDR tùy từng trường hợp.

Khi sử dụng phương pháp Ovsynch trước khi bắt đầu phương pháp Ovsynch lần hai cũng
được coi là phương pháp Presynch. Tuy nhiên trong trường hợp này có thể sử dụng một tên gọi
cụ thể khác đó là Double-Ovsynch (Phương pháp hai lần rụng trứng).

Phương pháp cụ thể như sau:


- Bắt đầu bằng phương pháp Ovsynch lần một: Ngày 0 tiêm GnRH, ngày 7 tiêm
PGF2α, ngày 10 tiêm GnRH lần hai (khác với phương pháp Ovsynch cơ bản mũi
GnRH lần hai tiêm vào ngày 9).
- Phương pháp Ovsynch lần hai sẽ bắt đầu sau đó 7 ngày (ngày 17): Ngày 17 tiêm
GnRH, ngày 24 tiêm PGF2α, sau đó 56 tiếng tiêm GnRH lần hai, và phối cố định sau
đó 16 - 20 tiếng.

Lưu ý: Phân biệt phương pháp Double-Ovsynch với phương pháp Resynch.

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 17

 Phương pháp Double-Ovsynch: Kết thúc phác đồ 28 ngày (hai lần Ovsynch) rồi mới
tiến hành phối giống.
 Phương pháp Resynch: Bò được phối sau khi kết thúc phương pháp Ovsynch lần
đầu, vào khoảng ngày 12 - 25 sau phối bò được áp dụng phương pháp Ovsynch lần
hai với mục đích kích thích những nào không đậu thai có biểu hiện lên giống sớm để
phối. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng phương pháp Resynch mang lại
hiệu quả không cao.

(5) Phương pháp Heat-Synch (Gây động dục đồng loạt)


Như đã trình bầy ở trên, trong phương pháp Ovsynch, GnRH được tiêm hai lần. Khi thay
mũi GnRH lần hai bằng mũi EB vào thời điểm 1 ngày sau khi tiêm PGF2α thì tên phương pháp
bây giờ được gọi là Heat-Synch. Bò dự kiến sẽ có biểu hiện động dục trong vòng 1 - 2 ngày sau
khi tiêm EB.

Tóm lược: có rất nhiều phương pháp gây động dục và gây rụng trứng đồng loạt. Trong đó,
phương pháp Ovsynch và Heatsynch thường được áp dụng đối với bò rạ; phương pháp
Selectsynch sẽ được lựa chọn sử dụng tiếp theo. Phương pháp CIDR-Ovsynch và EB-
P(CIDR)-PGF2α-EB chủ yếu thực hiện trên bò tơ và bò thịt.

Lưu ý: Hiện nay tại Mỹ và Châu Âu không sử dụng phương pháp Heat-synch cho bò đang khai
thác sữa do estrogen-benzoate có thể vào sữa làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 18

CHƯƠNG III- THỤ TINH NHÂN TẠO VÀ VAI TRÒ TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Thụ tinh nhân tạo (AI-Artificial Insemination) là kỹ thuật trong sinh sản gia súc bao gồm
các bước lấy tinh từ con đực, pha loãng và đông lạnh để bảo quản tinh, rã đông tinh và bơm vào
cơ quan sinh dục của con cái, làm cho con cái mang thai thay vì được con đực phối trực tiếp.
Người đầu tiên tiến hành thụ tinh nhân tạo thành công là một thầy tu đồng thời là một nhà
khoa học người Ý mang tên L. Spallanzani vào năm 1780. Ông đã thực hiện thành công trên chó
khi tiến hành bơm tinh trùng vừa lấy cho chó cái Tây Ban Nha, kết quả là ba chú chó con ra đời.
Phương pháp thụ tinh nhân tạo ở trang trại chăn nuôi được phát triển dựa trên kỹ thuật thụ
tinh nhân tạo trên ngựa và những loài động vật khác bởi nhà khoa học người Nga có tên Iwanoff
năm 1907.

3.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp thụ tinh nhân tạo
3.2.1. Ưu điểm
(1) Bò đực giống tốt sẽ được tận dụng tối ưu
Lợi ích lớn nhất của phương pháp thụ tinh nhân tạo là tận dụng tối đa những đặc tính tốt
của bò đực giống. Lượng tinh lấy từ một bò đực giống có thể sử dụng để phối cho 20,000 bò
cái/năm (bò đực được lấy tinh 2 lần/tuần, mỗi lần lấy được khoảng 6 ml, trong 1 ml tinh dịch có
khoảng 1 tỷ tinh trùng, do đó trong một năm bò đực tạo ra 50 x 2 x 6 x 109 = 6 x 1011 tinh trùng.
Một cọng tinh có chứa khoảng 30 triệu tinh trùng. Vì vậy, một năm lượng tinh thu từ một bò đực
giống có thể sản xuất ra 6 x 1011/3 x 107 = 20,000 liều). Trong một đời bò đực có thể tạo ra tới
200,000 bê con.

(2) Cải tạo đàn bò bằng cách chọn lọc gen tốt
Tinh của những bò đực giống tốt được lựa chọn để tạo ra đàn bê con có khả năng cho năng
suất và sản lượng sữa cao nhằm nâng cao tổng sản lượng sữa của trang trại.

(3) Những gen tốt được xác định nhanh và chính xác hơn
Thông qua những thông số về các dòng tinh các trang trại có thể biết được những đặc tính
nổi trội cũng như những bệnh về gen của từng bò đực giống, từ đó sẽ lựa chọn được dòng tinh
phù hợp để cải tạo đàn bò của mình.

(4) Kiểm soát được các bệnh truyền lây khi cho bò phối trực tiếp
Thông qua thụ tinh nhân tạo (bò cái không tiếp xúc trực tiếp với bò đực) chúng ta có thể
kiểm soát được các bệnh nguy hiểm truyền lây qua đường sinh dục như roi trùng
(Trichomoniasis) và bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis).

(5) Tinh sau khi đông lạnh có thể vận chuyển đi xa, có thể sử dụng trong thời gian dài
Hiện nay, tinh đông lạnh được mua bán và sử dụng rộng rãi khắp nơi trên Thế giới bởi vì
tinh cọng rạ sử dụng an toàn, dễ dàng vận chuyển và giá thành rẻ hơn rất nhiều so với việc nhập

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 19

bò đực giống. Thêm vào đó, cọng tinh có thể bảo quản và sử dụng trong thời gian dài ngay cả khi
bò đực giống đã chết.

(6) Những lợi ích khác của việc thụ tinh nhân tạo
- Tránh được những sát thương do bò đực gây ra cho con người
- Không phải lo chỗ nuôi, quản lý, chăm sóc đối với bò đực giống
- Tránh được việc bò đực quá to so với bò tơ khi phối, hay là bò đực chân đau không thể
nhảy được
- Không lo chất lượng tinh do bò đực phải phối quá nhiều hay phối vào mùa hè
- Sử dụng tinh giới tính cho mục đích chăn nuôi
- Hỗ trợ tốt cho kỹ thuật cấy truyền phôi

3.2.2. Nhược điểm


Phương pháp thụ tinh nhân tạo chỉ có một vài bất lợi nhỏ. Dẫn tinh viên và những người
làm công tác liên quan tới thụ tinh nhân tạo phải nắm được những điểm được liệt kê sau đây để
có thể sử dụng công cụ thụ tinh nhân tạo chính xác và hiệu quả.
- Đòi hỏi dụng cụ chuyên dụng và dẫn tinh viên phải là người am hiểu về phương pháp và
có tay nghề cao.
- Phải quan sát bò động dục để xác định thời điểm phối giống thích hợp. Tỷ lệ đậu thai
bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo thường thấp hơn thụ tinh tự nhiên.
- Nếu như dẫn tinh viên làm việc thiếu trách nhiệm và không có ý thức đảm bảo an toàn
sinh học thì kết quả sẽ không như mong đợi và bệnh tật có thể truyền lây từ bò bệnh
sang bò khỏe.

3.3. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo


3.3.1. Những thiết bị và dụng cụ cần thiết cho thụ tinh nhân tạo
Để tiến hành phối giống cho bò, dẫn tinh viên phải chuẩn bị những dụng cụ sau:
- Bình chuyên dụng để bảo quản tinh trong dung dịch nitơ lỏng
- Cồn vệ sinh dụng cụ phối giống, giấy vệ sinh
- Panh gắp tinh và kéo cắt cọng tinh
- Súng bắn tinh và ống gel
- Nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nước và đồng hồ kiểm tra giờ
- Nước nóng, nước lạnh và bình đựng để rã đông tinh
- Găng tay phối giống
3.3.2. Vệ sinh khi thụ tinh nhân tạo
(1) Vệ sinh dụng cụ
Trước mỗi lần phối giống tất cả dụng cụ như súng bắn tinh, panh gắp tinh, kéo cắt cọng
tinh cần phải được sát trùng bằng cồn 70 độ, sau đó được lau khô bằng giấy vệ sinh.

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 20

(2) Vệ sinh âm hộ bò
Âm hộ bò trong tình trạng bẩn do dịch động dục hoặc phân dính vào sau khi khám để xác
định động dục. Để đảm bảo vệ sinh và không làm ảnh hưởng đến quá trình phối giống, cần móc
hết phân trong trực tràng, sau đó dùng giấy lau sạch phân, hoặc có thể dùng nước rửa sạch phân
dính xung quanh âm hộ rồi dùng giấy lau khô trước khi phối.

3.3.3. Phương pháp rã đông tinh


Đọc Quy trình phối giống (W-VP-KTH-09 QUY TRINH PHOI GIONG)

3.3.4. Phương pháp thụ tinh nhân tạo


Đọc Quy trình phối giống (W-VP-KTH-09 QUY TRINH PHOI GIONG)

3.3.5. Bảo quản tinh đông lạnh

Đọc Quy định quản lý và sử dụng tinh bò (số 09-04/BSVN/2010)

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 21

CHƯƠNG IV - NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chu kì sinh sản của bò sữa làm tăng khoảng cách giữa
hai lứa đẻ. Những yếu tố chính đó là: (1) không động dục trở lại sau đẻ, (2) khả năng thụ thai
kém, (3) bất thường trong quá trình mang thai, (4) bất thường trong quá trình sinh nở, và (5)
chậm phục hồi sau đẻ. Hai vấn đề nổi cộm trong chăn nuôi bò sữa quy mô lớn là không động
dục sau đẻ và khả năng thụ thai kém sẽ được tập trung phân tích dưới đây.

4.1. Không động dục trở lại sau đẻ


Bò sẽ không được phối nếu như không có biểu hiện động dục hoặc không quan sát được
các biểu hiện động dục sau đẻ. Cụm từ “không động dục” được dùng chung cho bò không có
biểu hiện động dục sau đẻ, động dục yếu, động dục ngắn và động dục ẩn.
Điều kiện để phát hiện động dục là: 1) nang trứng phát triển tới lúc thành thục sẽ tiết ra
estrogen, 2) thể vàng hình thành tại vị trí trứng rụng, hệ thần kinh trung ương và hệ sinh dục bị
kích thích và kiểm soát bởi progesterone, 3) bò có biểu hiện động dục trong một khoảng thời
gian, và 4) bò động dục được quan sát bằng phương pháp thích hợp. Nếu một trong các điều kiện
trên thiếu thì bò sẽ không quan sát được động dục. Những nguyên nhân không phát hiện được bò
động dục được mô tả sau đây; nguyên nhân thứ ba động dục không rõ ràng và thứ tư động dục ẩn
là quan trọng nhất.

(1) Nang trứng không phát triển


Phần lớn các trường hợp có nguyên nhân là buồng trứng kém phát triển, không hoạt động.

(2) Lần rụng trứng đầu tiên sau giai đoạn buồng trứng không hoạt động
Thể vàng tiêu biến sau khi bò đẻ, chức năng của thể vàng sẽ không được hình thành cho tới
lần rụng trứng đầu tiên. Biểu hiện động dục không thể quan sát được do hàm lượng progesterone
không đủ để kích thích hệ thần kinh, kể cả khi estrogen được tiết ra từ nang trứng thành thục và
vào gần giai đoạn rụng trứng đầu tiên. Trường hợp này thường xảy ra ở lần rụng trứng đầu tiên
sau khi buồng trứng không hoạt động.

(3) Động dục không rõ ràng (chậm động dục, không động dục, động dục yếu, hoặc động dục
ngắn)
Thể vàng hình thành, tồn tại sau đó tiêu biến, nang trứng phát triển và thành thục nhưng
động dục không quan sát được, hoặc không rõ, hoặc không đủ dài để quan sát. Nguyên nhân là
do thiếu năng lượng trong giai đoạn đầu sau đẻ (cân bằng năng lượng âm), bệnh chân móng,
stress nhiệt, khẩu phần mất cân đối, nền chuồng làm bằng xi măng, v.v…

(4) Động dục ngầm (Vấn đề liên quan tới phương pháp phát hiện động dục)
Nguyên nhân chính dẫn tới không quan sát được động dục có thể là do số lượng bò trong
đàn lớn nên người ghi chép không thể bao quát được hết toàn đàn. Thông thường, quá trình động
dục của bò sữa bắt đầu từ lúc nửa đêm và kết thúc sau đó khoảng 20 tiếng. Giải pháp tốt nhất là

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 22

nhân viên quan sát động dục theo dõi và ghi chép cẩn thận ít nhất 20 phút vào cả buổi sáng sớm
và chiều tối.
Một nguyên nhân khác có thể là bò có hiện tượng động dục ngầm, động dục yếu và trong
thời gian ngắn được mô tả ở mục thứ ba “Động dục không rõ ràng”.

4.2. Khả năng sinh sản kém


Bò có khả năng sinh sản kém sẽ không mang thai kể cả sau khi được thụ tinh. Những bò
không có biểu hiện bất thường mà không mang thai sau ba lần phối được gọi là bò có khả năng
sinh sản kém.
Khi bò thuộc diện có khả năng sinh sản kém thì điều quan trọng là phải phân tích từng
bước trong chu kì sinh sản để tìm ra nguyên nhân (Biểu đồ IV-1).
Bò nên được phối trong khoảng thời gian từ 10 tiếng sau khi bò bắt đầu có biểu hiện động
dục tới 8 tiếng sau khi bò kết thúc động dục. Tỷ lệ đậu thai sẽ thấp nếu bò được phối ngoài
khoảng thời gian trên. Sau khi được bơm vào tử cung, tinh trùng tự lội ngược dòng tới chỗ phình
to của ống dẫn trứng. Cùng với sự co bóp của tử cung và ống dẫn trứng, chỉ mất khoảng vài phút
là nhóm tinh trùng đầu tiên đã tới nơi. Tuy nhiên, khả năng thụ thai của tinh trùng chỉ trong vòng
6 tiếng ở trong tử cung hoặc ống dẫn trứng. Quá trình thụ thai tốt nhất là trứng rụng ngay trước
khi hoặc một vài tiếng trước khi tinh trùng mất khả năng thụ thai. Trứng sau khi được thụ tinh
bắt đầu phân chia và nhân đôi phát triển thành phôi, đồng thời di chuyển về tử cung làm tổ cho
tới ngày thứ 4 sau khi thụ thai. Ở cùng thời điểm đó, thể vàng hình thành tại vị trí trứng rụng và
tiết ra progesterone. Progesterone kích thích niêm mạc tử cung tiết ra dịch nhầy có chứa nhiều
dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi. Nếu không có gì bất thường xảy ra thì phôi sẽ làm tổ tại
tử cung và phát triển thành thai.
Một trong những nguyên nhân chính làm cho bò không mang thai đó là quá trình thụ thai
không thành công hoặc là chết phôi mặc dù quá trình thụ thai đã thành công.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ở những bò được coi là bình thường (thụ thai sau khi phối một
đến hai lần) có tỷ lệ thụ thai không thành công và chết phôi lần lượt dao động trong khoảng 10 –
15 % và 15 – 25 %. Tuy nhiên đối với bò có khả năng sinh sản kém, khó đậu thai sau khi phối ba
tới bốn lần, tỷ lệ thụ thai không thành công và chết phôi tăng lên lần lượt là 30 – 40 % và 30 – 35
%. Điều này có nghĩa là ở bò có khả năng sinh sản kém, tỷ lệ thụ thai không đạt và tỷ lệ chết
phôi là tương đương nhau.

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 23

Biểu đồ IV-1: Các bước để bò mang thai sau thụ tinh nhân
tạo

Những nguyên nhân dẫn tới thụ thai không thành công và chết phôi và giải pháp sẽ được
thảo luận ngay sau đây.
Những nguyên nhân dẫn tới thụ thai không thành công
Trứng và tinh trùng không kết hợp được với nhau sau khi phối giống. Những nguyên nhân
sau cần được quan tâm tới: thời điểm phối không chuẩn, động dục ẩn, lỗi trong thao tác phối, rối
loạn rụng trứng và tắc ống dẫn trứng.

 Thời điểm phối không thích hợp


Như đã từng đề cập tới ở phần trước, thời điểm phối thích hợp là cực kì quan trọng trong
thụ tinh nhân tạo. Phối quá sớm thì tinh trùng phải đợi thời gian dài dẫn tới giảm khả năng thụ
thai. Ngược lại, phối quá muộn thì khả năng thụ thai của trứng giảm vì phải đợi tinh trùng lâu.
Cả hai trường hợp trên đều ảnh hưởng tới kết quả thụ thai. Thời gian phối không chính xác có
thể là do phát hiện động dục không chuẩn. Để xác định thời gian phối thích hợp cần phải biết
thời điểm bò bắt đầu động dục và thời điểm kết thúc động dục, tuy nhiên, điều này khó có khả
năng thực hiện trong chăn nuôi công nghiệp. Chính vì vậy, biện pháp thích hợp là quan sát động
dục ít nhất 2 - 3 lần/ngày.

 Động dục ẩn
Bò sẽ không bao giờ đậu thai nếu phối khi không động dục bởi vì không có trứng rụng và
tinh trùng cũng không thể di chuyển tới ống dẫn trứng khi không có sự co bóp hỗ trợ của tử
cung.

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 24

Trên thực tế, dựa vào hàm lượng progesterone trong máu/sữa có thể xác định được bò
động dục hay không. Nếu nếu hàm lượng progesterone thấp hơn ngưỡng (1 ng/ml trong máu
hoặc 5 ng/ml trong sữa) sẽ được coi là động dục kể cả khi bò không có biểu hiện động dục.

 Thao tác thụ tinh nhân tạo


Những sai sót trong quá trình phối có thể là phương pháp rã đông, cách bảo quản tinh
trong thời gian chuyển cho dẫn tinh viên, súng dẫn tinh, không thể đưa súng qua cổ tử cung, vị
trí bơm tinh.
Trên thực tế, lỗi trong thao tác phối giống rất ít xảy ra đối với những dẫn tinh viên có
kinh nghiệm. Mặc dù vậy, việc định kì tự kiểm tra, đánh giá bản thân là cần thiết. Hiện nay, các
trang trại có thống kê tỷ lệ đậu thai của từng kỹ thuật viên nên dễ dàng kiểm tra định kì hàng
tháng.

 Rối loạn rụng trứng


Việc thụ thai có thể không thành công trong trường hợp trứng rụng trễ ngay cả khi thời
điểm phối giống chính xác. Khi bò được quan sát động dục thì khả năng chậm rụng trứng rất khó
xảy ra. Tuy nhiên, nếu cho ăn thiếu năng lượng, khẩu phần nhiều protein, hoặc các nhân tố gây
stress cho bò có thể dẫn tới việc chậm rụng trứng.

 Tắc ống dẫn trứng


Nguyên nhân gây ra tắc ỗng dẫn trứng có thể là do viêm nội mạc tử cung, hoặc máu chảy
ra từ nang trứng do lỗi khi khám dẫn tới viêm ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng tắc làm cho tinh
trùng và trứng không thể gặp nhau được dẫn tới việc thụ thai không thể xảy ra.

4.3. Những nguyên nhân dẫn tới chết phôi và giải pháp
Như đã trình bầy, phôi di chuyển trong ống dẫn trứng về tử cung để làm tổ sau khi tinh
trùng và trứng kết hợp với nhau. Đôi khi có hiện tượng chết phôi trong quá trình di chuyển. Nếu
bò động dục trở lại đúng chu kì thì rất khó để phân biệt là quá trình thụ thai không thành công
hay là chết phôi vì có thể phôi chết và được đẩy ra ngoài cùng với dịch động dục. Tuy nhiên, khi
bò động dục trở lại sau phối vào khoảng từ ngày 25 sau phối thì có thể nhận định rằng đây là
trường hợp chết phôi.
Nguyên nhân chính gây ra chết phôi có thể là: phối quá sớm hoặc quá muộn, viêm nhiễm
tử cung, thiếu dinh dưỡng, thể vàng thoái hóa sớm, và nhiệt độ cơ thể tăng cao do stress nhiệt.

(1) Phối quá sớm hoặc quá muộn


Đã trình bày ở phần “Những nguyên nhân dẫn tới thụ thai không thành công”.

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 25

(2) Viêm nhiễm tử cung


Một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ đậu thai là viêm nội mạc tử cung. Sau khi
bị viêm nhiễm, môi trường bên trong tử cung thay đổi làm ảnh hưởng đến khả năng sống và làm
tổ dẫn tới chết phôi.
Một điều thú vị là phôi lấy từ bò bình thường cấy vào tử cung của bò kém sinh sản thì
hầu hết chúng đều có thai. Ngược lại, phôi lấy từ bò kém sinh sản cấy vào tử cung của bò bình
thường thì không có con nào đậu thai. Điều này cho thấy rằng bò kém sinh sản không có vấn đề
gì với tử cung mà vấn đề chính nằm ở chất lượng phôi của chúng.

(3) Thiếu dinh dưỡng (protein, năng lượng, vitamin và khoáng chất)
Chưa có nghiên cứu cụ thể về cơ chế tác động trực tiếp của việc thiếu dinh dưỡng tới sự
chết phôi. Tuy nhiên, tỷ lệ đậu thai ở lần phối đầu sau đẻ được ghi nhận là thấp trong trường hợp
bò có điểm thể trạng thấp (Body condition score-BCS) và/hoặc hàm lượng mỡ sữa thấp sau đẻ.
Mặc dù vậy, vẫn chưa xác định được cụ thể là tỷ lệ đậu thai bắt nguồn từ việc thụ thai bất thành
hay chết phôi.
Khẩu phần ăn có quá nhiều protein, hoặc thiếu vitamin và khoáng chất đã được công bố
là nguyên nhân làm chết phôi do làm thay đổi môi trường trong tử cung, tuy nhiên, chi tiết mối
quan hệ giữa chúng chưa được khám phá hết.
Để cải thiện khả năng sinh sản, việc đánh giá điểm thể trạng và phân tích hàm lượng mỡ
sữa cần được thực hiện định kì. Đặc biệt phải khắc phục tình trạng bò bị mất cân bằng năng
lượng (cân bằng năng lượng âm). Hiện nay, tại tất cả các trang trại trực thuộc công ty, việc đánh
giá điểm thể trạng được thực hiện định kì theo Quy định chấm thể trạng bò bê (R-VP-KTH-05
QĐ CHAM THE TRANG BO BE); thành phần sữa được đánh giá định kì hàng tháng; và bò được
cho uống propylen glycon theo Quy trình hộ lý sau đẻ để phòng hiện tượng mất cân bằng năng
lượng (W-VP-KTH-10 QUY TRINH HO LY BO SAU DE).

(4) Thể vàng thoái hóa sớm


Thể vàng hình thành tại vị trí trứng rụng vào khoảng ngày thứ 4 sau khi rụng trứng và tiết
ra progesterone.
Progesterone tác động làm cho ống dẫn trứng giãn rộng tạo điều kiện cho phôi di chuyển
xuống tử cung, đồng thời cũng tác động tới tử cung để chuẩn bị môi trường cho phôi di chuyển
về làm tổ. Việc thể vàng chậm hình thành hoặc suy giảm chức năng sẽ làm giảm tốc độ di
chuyển của phôi và tử cung không được kích thích để chuẩn bị môi trường cho phôi phát triển.

(5) Nhiệt độ cơ thể tăng cao do stress nhiệt


Tỷ lệ đậu thai giảm trong mùa nóng được ghi nhận ở khắp nơi trên Thế giới. Nguyên nhân
cần quan tâm ở đây: thứ nhất là stress nhiệt làm việc quan sát động dục trở nên khó khăn do
giảm lượng GnRH tiết ra từ thùy trước tuyến yên dẫn tới khó xác định thời điểm phối thích hợp,
và thứ hai là nhiệt độ cơ thể tăng cao ảnh hưởng tới sự thụ thai và sự phát triên của phôi kể cả
khi phối đúng thời điểm.

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 26

Biểu đồ IV-1 cho thấy tỷ lệ sống sót và phát triển bình thường của phôi ở bò bình thường
và bò bị stress nhiệt trong khoảng thời gian 1 tuần. Tỷ lệ phôi sống sót và phát triển bình thường
giảm thấp hơn ở bò bị stress nhiệt so với bò đối chứng, cho thấy rằng tỷ lệ chết phôi tăng cao ở
bò bị stress nhiệt.
Ngoài ra, stress nhiệt còn tiếp tục ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi trong vòng 1 - 2
ngày sau khi thụ thai. Phôi ở ngày tuổi thứ ba không bị ảnh hưởng bởi stress nhiệt nhiều lắm.
Trong những ngày nắng nóng, tỷ lệ đậu thai thu được ở nhóm bò được cấy truyền phôi 7 - 8 ngày
tuổi cao hơn bò được thụ tinh nhân tạo (Biểu đồ IV-2).
Số liệu trên cho thấy hiện tượng chết phôi vào mùa hè xảy ra trong vòng vài ngày trước và
sau khi phối. Do đó, giải pháp làm mát trước và sau khi phối một vài ngày có thể làm tăng tỷ lệ
đậu thai.
Tóm lại, nguyên nhân chính làm giảm tỷ lệ đậu thai ở bò sữa là thụ thai bất thành và
chết phôi, và yếu tố tác động chính là thời điểm phối, kỹ thuật phối, khẩu phần ăn, viêm
nhiễm tử cung và stress nhiệt.

Biểu đồ IV-2: Ảnh hưởng của stress nhiệt tới sự Biểu đồ IV-3: So sánh tỷ lệ đậu thai giữa thụ tinh
phát triển của phôi (Putney, 1989) nhân tạo vàcấy truyền phôi khi bò bị stress nhiệt
(Nguồn: Artificial Insemination manual for cattle)

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 27

CHƯƠNG V - QUẢN LÝ SINH SẢN

5.1. Quản lý sinh sản sau đẻ

Việc quản lý sinh sản sau đẻ cần tiến hành theo hai chương trình song song với nhau đó là
quản lý cá thể và quản lý theo đàn. Nói chung, việc quản lý sinh sản cần thực hiện như sau: Tiến
hành đánh giá hiệu quả sinh sản định kì đàn bò để tìm ra những vấn đề còn tồn tạiTìm giải
pháp khắc phục những tồn tại Tiếp tục lặp lại chu trình đánh giá và tìm giải pháp  Đạt được
kết quả giống như mục tiêu, triển khai giải pháp để duy trì kết quả đạt được.

Việc đánh giá hiệu quả sinh sản và những điểm cần lưu ý để cải thiện hiệu quả sinh sản của
đàn bò sẽ được thảo luận sau đây

(1) Tiêu chí đánh giá dài hạn

Những tiêu chí thường được dùng để đánh giá hiệu quả sinh sản đàn bò dài hạn bao gồm:

- Trung bình ngày không thai;

- Trung bình khoảng cách giữa hai lứa đẻ;

- Số lần phối giống mang thai, v.v…

Lưu ý những tiêu chí kể trên không thể dùng để đánh giá hiệu quả sinh sản trong ngắn hạn

(2) Những tiêu chí đánh giá ngắn hạn

- Tỷ lệ phát hiện động dục

- Tỷ lệ đậu thai

- Tỷ lệ mang thai

- Ngày phối giống lần đầu sau đẻ, v.v…

Tỷ lệ mang thai được tính = Tỷ lệ phát hiện đông dục x Tỷ lệ đậu thai

Ví dụ: Trong tháng trang trại có 100 bò đủ điều kiện phối giống (Xem thêm W-VP-KTH-09 QUY
TRINH PHOI GIONG). Tỷ lệ phát hiện động dục là 70 % (70 bò được phối giống). Tỷ lệ đậu
thai là 50 %. Khi đó tỷ lệ mang thai = 0.7 x 0.5 = 35 %, tức là trong tháng đó trang trại có 35 bò
mang thai trong tổng số 100 bò đủ điều kiện phối giống.

Để nâng cao tỷ lệ mang thai phải nâng cao đồng thời tỷ lệ phát tỷ lệ phát hiện động dục
(tức là nâng cao số bò được phối trong tháng lên) và nâng cao tỷ lệ đậu thai.

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 28

Để nâng cao tỷ lệ phát hiện động dục, ta có thể sử dụng hoóc-môn để gây động dục đồng
loạt. Để nâng cao tỷ lệ đậu thai trang trại phải lưu ý tới những điểm sau: Phát hiện động dục
chính xác và xác định thời điểm phối thích hợp, rã đông tinh đúng kỹ thuật, cho bò ăn khẩu phần
cân đối từ giai đoạn cạn sữa trước đẻ và kiểm soát bệnh sau đẻ.

Qua đó chúng ta thấy cách dễ nhất để nâng cao tỷ lệ mang thai là cải thiện tỷ lệ phát hiện
động dục trong đàn bò bởi vì rất khó để có thể nâng cao tỷ lệ đậu thai thậm chí chỉ một vài phần
trăm.

5.2. Những lưu ý để nâng cao hiệu quả sinh sản

Tác giả Ferguson (1999) đã tiến hành đánh giá và chỉ ra rằng những yếu tố quan trọng nhất
ảnh hưởng tới khoảng cách giữa hai lứa đẻ là:

Yếu tố tác động Tỷ lệ ảnh hưởng tới khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Tỷ lệ phát hiện động dục ở lần phối đầu
42 %
tiên
Khoảng thời gian dự kiến bò đủ điều kiện
phối lần đầu (Hiện nay Công ty Quy định 25 %
bò rạ ≥ 50 NSĐ)
Tỷ lệ đậu thai 24 %

Để nâng cao hiệu quả sinh sản của đàn bò trong ngắn hạn cần lưu ý những điểm sau:

- Tính toán ty lệ mang thai hàng tháng để có biện pháp điều chỉnh

- Theo dõi tỷ lệ phát hiện động dục và tìm hiểu nguyên nhân khi tỷ lệ này thấp hơn 70%

- Nâng cao tỷ lệ đậu thai bằng cách đào tạo nâng cao tay nghề dẫn tinh viên

- Chẩn đoán thai sớm vào khoảng 32 - 38 ngày sau phối

- Kiểm soát khẩu phần ăn hợp lý, làm tốt công tác đỡ đẻ và hộ lý sau đẻ

- Định kì đánh giá BCS

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 29

CHƯƠNG VI - SINH SẢN BÒ CÁI TRONG CHĂN NUÔI HIỆN ĐẠI

6.1.Tuổi phối giống lần đầu (Bò tơ)


Thông thường khi bò tơ HF đạt trọng lượng 350 kg và cao khoảng 125 cm lúc 12 - 15
tháng tuổi. Có thể tiến hành phối khi bò xuất hiện biểu hiện động dục với chu kì 21 ± 1 ngày và
không có bất kì dấu hiệu bất thường nào ở cơ quan sinh dục (tử cung, buồng trứng…).
Việc quyết định phối lần đầu cho bò tơ phụ thuộc tốc độ tăng trưởng chứ không phụ thuộc
vào tuổi của chúng. Nếu được ăn khẩu phần hợp lý, mỗi ngày bò tơ tăng trưởng khoảng 0.7 - 0.8
kg, và bò tơ sẽ đạt trọng lượng và chiều cao trưởng thành trước khi sinh lứa đầu (Trọng lượng và
chiều cao trưởng thành lần lượt là 600 kg và 140 cm).
Nếu bò phát triển tốt, đạt trọng lượng và chiều cao trưởng thành ở thời điểm sinh lứa đầu
thì bò sẽ ít có nguy cơ đẻ khó ở lần sinh đầu và tăng sản lượng sữa.

Bảng VI-1: Tốc độ tăng trưởng trung bình của bò tơ HF


Tháng tuổi 0 (Sơ sinh) 1 2 3 6 12 14 15 16 18 24
Trọng Trung bình 40 56.3 98.6 98.6 172.4 327.5 375.1 397.0 418.8 458.0 540.3
lượng Tối thiều 34.2 47.1 82.6 82.6 151.2 296.7 342.2 364.9 387.0 422.7 496.4
(Kg) Tối đa 45.8 65.5 114.5 114.5 193.6 358.3 407.5 450.6 493.3 584.2
Chiều Trung bình 75.1 80.6 91.3 91.3 104.5 122.4 126.5 128.2 129.8 132.5 137.7
cao Tối thiểu 71.4 76.9 87.5 87.5 100.7 118.5 122.6 124.2 125.8 128.8 133.8
(Cm) Tối đa 78.8 84.3 95.1 95.1 108.3 126.3 130.4 133.8 136.5 136.5 141.8

(Nguồn: Tiêu chuẩn của Hiệp hội bò sữa Nhật Bản)

6.2. Phát hiện động dục và thời điểm phối giống thích hợp nhất
6.2.1. Phát hiện động dục
Cách tốt nhất để phát hiện bò động dục là quan sát biểu hiện đứng yên cho bò khác nhảy
lên lưn, được gọi là chịu đực. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát bò chịu đực khi bò đi vắt sữa,
ngoài bãi chăn thả hay khi đang ăn,…
Những biểu hiện khác cần chú ý khi quan sát bò động dục là:
- Âm hộ sưng và sung huyết, có dịch chảy ra
- Kêu rống
- Giảm ăn và giảm sản lượng sữa
- Tiếp cận, gác cằm lên lưng, gửi âm hộ hay là nhảy bò khác
- Bồn chồn, đi lại nhiều, hay đi theo người

Nếu bò bị nhốt một chỗ, hoặc nuôi ở những nơi có diện tích hẹp (hộ chăn nuôi nhỏ, hay bò
ở chuồng lưu bệnh,…) cần quan lưu ý tới các biểu hiện như âm hộ sưng và sung huyết, có dịch
trong, nhầy có thể kéo dài thành sợi chảy ra từ âm hộ, hoặc dịch dính xung quanh đuôi hay âm
hộ, kêu rống, giảm ăn, giảm sữa đều là những thông tin để đánh giá bò động dục.

Khi bò được chia theo lô để cho ăn khẩu phần khác nhau, ngoài những biểu hiện được mô
tả ở trên, khi bò gần động dục sẽ có vận động nhiều hơn bình thường, tiếp cận và cố gắng nhảy
bò khác. Tuy nhiên, chúng lại bỏ chạy khi bị con khác nhảy. Những bò thuộc dạng này đang ở

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 30

giai đoạn khoảng 8 tiếng trước khi động dục. Cho nên, khi bò có những biểu hiện như vậy cần
chú ý quan sát ở lần theo dõi tiếp theo.

Khi bò chịu để con khác nhảy lên có nghĩa là dẫu hiệu xác định giai đoạn động dục của bò
bắt đầu. Thời gian động dục kéo dài khoảng 12 - 18 tiếng. Nếu bò không chịu để cho con khác
nhảy lên nữa thì có nghĩa là giai đoạn động dục của bò kết thúc.

Kết thúc quá trình động dục, khi quan sát có thể nhận biết bò động dục thông qua vết trầy
da ở khấu đuôi và ở hai mấu xương ngồi. Hiện tượng chảy máu xuất hiện khoảng 2 ngày sau khi
bò động dục. Dịch nhầy lẫn máu chảy ra từ âm hộ bò được gọi là “hiện tượng kinh nguyệt” trên
bò.

Việc quan sát động dục là rất quan trọng để xác định thời gian phối thích hợp cho bò, và có
thể được hỗ trợ bằng miếng dán ở đuôi, sơn đuôi, máy báo tăng vận động, v.v. Nên quan sát vào
tối hoặc sáng sớm bởi vì đó là thời điểm bò có biểu hiện động dục nhiều nhất.

6.2.2. Thời điểm phối thích hợp


Khoảng thời gian thích hợp để có thể phối giống cho bò là từ khoảng 8 tiếng trước khi
động dục (chịu đực) tới 4 tiếng sau khi kết thúc động dục. Tỷ lệ đậu thai sẽ rất thấp nếu bò được
phối ngoài khoảng thời gian kể trên.
Trên thực tế trong chăn nuôi quy mô lớn, để xác định thời điểm phối thích hợp cần căn cứ
vào thời điểm bò có biểu hiện chịu đực đầu tiên và kết hợp với kết quả khám tử cung, buồng
trứng bằng phương pháp khám qua trực tràng. Nếu nang trứng có thành dầy thì thời điểm đó rơi
vào khoảng giữa của giai đoạn động dục. Nếu nang trứng có kích thước khoảng 1.5 cm (thậm chí
2.0 cm), thành nang trứng mỏng thì đó là dấu hiệu xác định thời điểm cuối của giai đoạn động
dục và trứng sắp rụng, đó là thời điểm thích hợp nhất để phối giống. Tuy nhiên, việc khám nang
trứng đòi hỏi người khám phải có tay nghề cao, cho nên dẫn tinh viên phải hết sức cẩn thận khi
khám vào giai đoạn này.

Bảng VI-2: Biểu hiện động dục và thời điểm phối giống thích hợp
Sớm Có thể Thời điểm thích hợp Có thể Muộn
0 6 9 18 24 28 gi ờ
Rụng trứng

Giai đoạn sớm trước 6-10 tiếng Động dục Giai đoạn muộn
1. Tiếp cận bò khác 1. Để con khác nhảy 1. Khó chịu khi chạm vào 1. Có khả năng đậu
2. Kêu rống phần mông thai sau khi trứng
3. Nhảy con khác rụng 10 tiếng
7. Nhảy bò khác 4. Khi chạm vào mông đứng yên và 2. Không để con khác nhảy
cong đuôi lên
5. Đi lại nhiều, không nằm
6. Chảy dịch trong
3. Âm hộ sưng, sung huyết và tiết 7. Giãn đồng tử 3. Chảy dịch trong, keo
dịch 8. Hay đi theo người nhầy
9. Giảm ăn và giảm sữa
(Nguồn: Tài liệu tập huấn của Livestock artificial insermination)

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 31

Bảng VI-3: Thời điểm phối giống thích hợp trên thực tế
Thời điểm phát hiện động dục Thời gian phối thích hợp Muôn/Trễ
Sáng sớm (trước 9 giờ sáng) Buổi chiều cùng ngày Ngày hôm sau
Buổi sáng (từ 9 giờ tới trưa) Buổi tối cùng ngày hoặc Sau 10 giờ sáng hôm sau
sáng sớm ngày hôm sau
Buổi chiều (từ sau 12 giờ trưa) Sáng hôm sau Sau 2 giờ chiều hôm sau
(Nguồn: Tài liệu tập huấn của Livestock artificial insermination)

6.2.3. Thời điểm phối thích hợp sau đẻ

Lần rụng trứng đầu tiên sẽ xảy ra vào khoảng ngày thứ 20 sau đẻ. Trong giai đoạn này tử
cung đang co nhỏ dần. Phần lớn bò sẽ không có biểu hiện động dục ở lần rụng trứng đầu tiên sau
đẻ. Sau đó, lớp niêm mạc tử cung hồi phục, vào khoảng ngày thứ 30 sau đẻ, bò có thể có biểu
hiện động dục và rụng trứng bình thường. Thông thường bò có thể được phối giống từ ngày 60
sau đẻ nếu động dục. Theo quy định phối giống của Công ty, bắt đầu từ ngày 50 sau đẻ có thể
tiến hành phối giống nếu bò có biểu hiện động dục (W-VP-KTH-09 QUY TRINH PHOI GIONG).

Phải kiểm soát khẩu phần cân đối cho bò để đảm bảo bò không quá béo trước đẻ và không
quá gầy sau khi đẻ. Sau khi đẻ, bò vừa phải tập trung năng lượng để sản xuất sữa đồng thời hồi
phục lại cơ quan sinh sản. Nếu quản lý dinh dưỡng bò không tốt, có thể xẩy ra hiện tượng bò bị
thiếu magie dẫn tới chậm hồi phục cơ quan sinh dục và do đó ảnh hưởng đến lứa tiếp theo. Điều
đó đồng nghĩa với việc giảm hiệu quả sinh sản của đàn bò.
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ càng dài là do khoảng thời gian không mang thai của bò tăng,
bò hay bị tăng cân quá mức. Do vậy, cần kiểm soát khẩu phần ăn của những bò vắt sữa cuối kì,
nên duy trì ở mức 3.5 là tốt nhất để tập trung cho phối giống.

6.3. Ứng dụng hoóc-môn để gây động dục đồng loạt và điều trị đối với bò chậm sinh

Kết quả của quá trình chọn lọc và lại tạo đã tạo ra những giống bò sữa có năng suất và sản
lượng rất cao. Trong vòng bốn thập kỉ trở lại đây sản lượng sữa đã tăng lên gần gấp đôi trong khi
hiệu quả sinh sản của bò sữa lại đang đi xuống. Hiện tượng bò không có biểu hiện động dục sau
đẻ trở nên khá phổ biến trong chăn nuôi quy mô lớn.

Hiện nay, các hoóc-môn đang được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi bò sữa góp phần nâng
cao hiệu quả của công tác quản lý sinh sản như tăng tỷ lệ động dục, nâng cao tỷ lệ đậu thai, điều
trị các rối loạn hoóc-môn trong cơ thể, rối loạn chức năng buồng trứng sau đẻ…

Ở các nước phát triển, tất cả bò bắt đầu được sử dụng hoóc-môn để điều khiển chu kì động
dục từ khoảng ngày 60 sau đẻ, hoặc điều trị các bệnh sinh sản.

Tại các trang trại trực thuộc Công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam, hiện nay, do chi phí
hoóc-môn tương đối cao nên đang ưu tiên sử dụng cho nhóm bò chậm sinh (xem W-VP-KTH-07
QUY TRINH XLSS BO KHONG MANG THAI). Tuy nhiên, do đặc thù thời tiết tại Việt Nam, một

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 32

số trang trại tại miền Bắc bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện khí hậu, cho nên Công ty vẫn tiến
hành sử dụng hoóc-môn để gây động dục đồng loạt đối với nhóm bò 60 - 90 ngày sau đẻ.

6.3.1. Gây động dục đồng loạt

Đối với nhóm bò 60 - 90 ngày sau đẻ có thể áp dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp hai lần PGF2α: nếu xác định bò có thể vàng

- Phương pháp Ovsynch: dùng cho bò rạ

- Phương pháp CIDR-Ovsych: dùng cho bò tơ

- Phương pháp Presynch-Ovsynch (Không sử dụng vòng CIDR): dùng cho cả bò tơ và


bò rạ

6.3.2. Điều trị đối với bò chậm sinh

- Phương pháp hai lần PGF2α: điều trị những bò bị thể vàng tồn lưu

- Phương pháp Ovsynch: dùng cho bò rạ

- Phương pháp CIDR-Ovsynch: dùng cho bò tơ, hoặc dùng cho bò rạ đã sử dụng phương
pháp Ovsynch không đạt.

- Phương pháp Presynch-Ovsynch (Có sử dụng vòng CIDR): dùng cho bò đã xử lý


nhiều lần bằng các phương pháp trên mà không đạt, đặc biệt dùng cho bò bị viêm nội mạc
tử cung.

- Phương pháp Double-Ovsynch: dùng cho bò u nang buồng trứng, buồng trứng không
hoạt động, buồng trứng kém phát triển.

6.4.Thụ tinh nhân tạo


Xem chi tiết trong mục kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (3.3)

6.5. Chẩn đoán mang thai và quá trình mang thai


6.5.1. Biểu hiện mang thai
Biểu hiện lâm sàng để xác định bò mang thai là không quan sát được động dục vào khoảng
thời gian dự kiến của chu kì tiếp theo sau khi phối (khoảng 21 ngày).
Thể vàng sẽ hình thành tại vị trí trứng rụng và tiết ra progesterone. Chính progesterone ức
chế sự phát triển của nang trứng, nang trứng không thể thành thục và rụng chính vì vậy mà bò
không có biểu hiện động dục, progesterone kích thích tử cung tiết dịch để phôi di chuyển về làm
tổ, có tác rụng an thai trong giai đoạn đầu khi nhau thai chưa hình thành.

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 33

6.5.2. Khám thai và và quá trình mang thai


(1) Chẩn đoán thai sớm
 Việc chẩn đoán thai sớm cần được thực hiện càng sớm càng tốt khi có thể sau phối để xác
định bò không mang thai và phối lại, hoặc xác định những bất thường với buồng trứng và
tử cung. Hơn nữa, đó cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả sinh sản của bò khi ghép nhóm.
 Xét về khía cạnh kinh tế, việc chẩn đoán thai sớm cần thực hiện trước ngày dự kiến bò
động dục lần sau để giảm chi phí thức ăn cho bò nếu nhỡ một chu kì động dục. Phương
pháp khám thai phổ biến hiện nay là khám qua trực tràng. Một số phương pháp khác như
sử dụng máy siêu âm hay phân tích hàm lương progesterone trong sữa hoặc máu.
 Khám bằng máy siêu âm có thể thực hiện từ khoảng 25 - 28 ngày sau phối. Phân tích hàm
lượng progesterone có thể thực hiện vào khoảng 21 - 23 ngày sau phối kết hợp xác định
sự hiện diện của thể vàng. Khám qua trực tràng, có thể thực hiện từ khoảng 32 - 35 ngày
sau phối, tuy nhiên, trong điều kiện chăn nuôi quy mô lớn yêu cầu người khám phải có
tay nghề và kinh nghiệm. Hiện nay tại các trang trại trực thuộc Công ty đang tiến hành
khám thai đối với bò tơ và bò rạ lần lượt khoảng ≥ 45 và ≥ 60 ngày sau đẻ.

(2) Chẩn đoán mang thai và khám kiểm tra sự phát triển của thai
a) Chẩn đoán mang thai bằng phương pháp khám qua trực tràng
Phương pháp cơ bản để xác định mang thai đó là phương pháp khám qua trực tràng
Ở bò mang thai, hai bên sừng tử cung (kể cả bên có thai và bên không thai) đều phồng to
hơn bình thường, thành tử cung mỏng đàn hồi, khi sờ cảm giác sừng mọng như có nước bên
trong.
Đối với thai to trên 100 ngày sau phối, có thể cảm nhận được sức nặng khi cầm vào cổ tử
cung hơi nhấc lên.
Theo quy trình khám thai của Công ty hiện nay, thời điểm khám thai ở bò tơ và bò rạ lần
lượt là ≥ 45 và ≥ 60 ngày sau phối. Ở giai đoạn này, khi khám cần để ý những điểm sau đây:
- Đầu tiên xác định vị trí cổ tử cung
- Tiếp đó trượt tay dọc hai bên sừng tử cung để xác định kích thước, cảm nhận về độ
cương cứng, độ giãn, độ đàn hồi của sừng tử cung
- Để xác định chính xác bò mang thai, sử dụng ngón cái và ngón trỏ véo nhẹ vào bên
sừng tử cung nghi có thai để cảm nhận độ trượt của màng thai giống như cảm giác
da tay trượt khi véo qua lớp áo (Hình VI-1 và VI-2).
- Kỹ thuật khám qua trực tràng đồi hỏi người khám phải rèn luyện rất nhiều để có cảm
nhận tốt khi khám thai. Những trường hợp khó (nghi ngờ) không thể xác định được
nên để lại để kiểm tra ở lần khám tiếp theo.

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 34

Biểu đồ VI-1: Mô tả khám thai bằng Biểu đồ VI-2: Mặt cắt mô tả sừng tử ung khi khám
phương pháp khám qua trực tràng thai bằng phương pháp khám qua trực tràng

(Nguồn: Artificial Insemination manual for cattle)

b) Chẩn đoán mang thai bằng máy siêu âm


Sử dụng máy siêu âm có thể xác định có thai hay không ở thời điểm sớm hơn khám qua
trực tràng. Với phương pháp khám qua trực tràng chỉ có thể xác định được bò có thai hay không,
còn khi sử dụng máy siêu âm ngoài việc chẩn đoán mang thai còn có thể biết thêm các thông số
về kích thước thai, hoạt động của tim thai, thai đơn hay đôi, thai phát triển bình thường hay
không, và có thể lưu lại hình ảnh.
Sử dụng máy siêu âm có thể xác định mang thai ở thời điểm 25 ngày sau phối, sớm hơn 10
ngày so với những kỹ thuật viên có tay nghề cao (khoảng 35 ngày sau phối).

Hình VI-1: Máy siêu âm


Biểu đồ VI-3: Minh họa cách sử dụng máy siêu âm
(Nguồn: Draminski.com)
(Nguồn: Artificial Insemination manual for cattle)

Sau đây là một số hình ảnh tham khảo về kích thước của thai ở các giai đoạn phát triển
khác nhau:

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 35

Hình VI-2: Kích thước thai Hình VI-3: Kích thước thai Hình VI-4: Kích thước thai
1.2 cm ở ngày 30 sau phối 2.1 cm ở ngày 40 sau phối 2.7 cm ở ngày 45 sau phối

Hình VI-5: Kích thước thai Hình VI-6: Kích thước thai Hình VI-7: Kích thước thai
3.6 cm ở ngày 50 sau phối 4.9 cm ở ngày 55 sau phối 6.4 cm ở ngày 60 sau phối

(Nguồn: Artificial Insemination manual for cattle)

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 36

c) Khám kiểm tra sự phát triển của thai


Khi bò có dấu hiệu dọa sẩy cần phải được khám xác định sự phát triển của thai.
- Nếu thai còn sống bò cần được điều trị để an thai
- Nếu thai đã chết lưu thì cần tiến hành kích thích để đẩy thai chết ra ngoài bằng hoóc-
môn (PGF2α) hoặc can thiệp ngoại khoa (khi cần thiết).

(3) Quá trình mang thai

Thời gian mang thai của bò dao động từ 273 - 292 ngày tùy từng giống bò. Bò HF mang thai
khoảng 278 - 282 ngày, còn bò Jersey có số ngày mang thai từ 277 - 280 ngày.

Nếu bò mang thai bê cái thì thời gian mang thai sẽ dài hơn từ một đến hai ngày. Trường hợp
bò mang thai đôi thì thường đẻ sớm hơn từ ba đến sáu ngày so với mang thai đơn.

6.5.3. Đỡ đẻ, chăm sóc bê sơ sinh và hộ lý bò sau đẻ

Những năm gần đây, đặc điểm sinh sản của bò sữa được tập trung nghiên cứu và cải thiện,
vóc dáng có bò mẹ to hơn và trọng lượng bê con lúc sinh được nâng lên. Thời gian mang thai
trung bình của bò là khoảng 280 ngày. Tuy nhiên, theo tác giả Dochi (2003) khoảng thời gian
mang thai trung bình của bò có xu hướng kéo dài hơn khoảng 1 - 3 ngày đối với cả bê đực và cái;
Cụ thể thời gian mang thai bê đực trung bình là khoảng 282.7 ngày và mang thai bê cái trung
bình là khoảng 281.2 ngày.

Phải lập danh sách bò gần đến ngày dự kiến đẻ, theo dõi các dấu hiện bò sắp sinh cẩn thận
(xem mục 1.5.1). Bò chuyển dạ cần phải chăm sóc hỗ trợ theo Quy trình đỡ đẻ (W-VP-KTH-…
QUY TRINH DO DE), bê con sinh ra cần được được chăm sóc theo Quy trình chăm sóc bê con
từ lúc sinh tới khi cai sữa (W-VP-KTH-05 QT NUOI DUONG CHAM SOC BE SS DEN CAI
SUA) và bò sau đẻ được theo dõi xử lý theo Quy trình hộ lý sau đẻ (W-VP-KTH-10 QUY TRINH
HO LY CHO BO SAU DE).

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty


Tài liệu huấn luyện kỹ thuật về quản lý sinh sản trong chăn nuôi bò sữa 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dự án nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa cho các trang trại quy mô vừa và nhỏ ở Việt
Nam, 2000. Tài liệu Kỹ thuật sinh sản cho bò sữa.
2. Các quy trình, quy định của Công ty đã ban hành
3. Estrous Cycle Learning Module. http://beef.unl.edu/learning/estrous.shtml.
4. Ferguson JD, Galligan DT, 1999. Veterinary reproductive program. Proceeding 32nd
annual convention of American Association of Bovine Practitioners, trang 131-137.
5. Foote RH, 2002. Department of Animal Science, Cornell University, Ithaca, NY 14853-
4801. The history of artificial insemination: Selected notes and notables, trang 1-10.
6. Giordano JO, Wiltbank MC, Fricke PM, Bas S, Pawlisch R, Guenther JN, Nascimento
AB, 2013. Effect of increasing GnRH and PGF2α dose during double-ovsynch on
ovulatory respone, luteal regression, and fertility of lactating dairy cows. Tạp chí
Theriogenology số 80(7), trang 773-783.
7. Japan Livestock Technology Association, 2004. Artificial insemination manual for cattle,
revised edition.
8. Thatcher WW, Patterson DJ, Moreia F, Pancarci M, Jordan ER, Risco CA, 2001. Current
concept for estrus synchronization and timed insemination. Proceeding 34th annual
convention of American Association of Bovine Practitioners, trang 95-105.
9. Whittier JC, 1993. Reproductive Anatomy and Physiology of the Cow.
http://extension.missouri.edu/p/G2015
10. Whisnant CS, Washburn SP, and Farin PW, 1999. Current concepts for estrus and
ovulation of dairy cows. Proceedings of the American Society of Animal Science, trang
317-320.
11. Ultrasonography machine. http://www.draminski.com

Nguyễn Công Thinh Phòng Kỹ thuật Công ty

You might also like