You are on page 1of 2

- Văn hoá Sa Huỳnh:

+ tiếp thu và sử dụng ngay hệ thống thần quyền của Ấn Độ để xây dựng hệ thống
thần quyền cho mình. Họ tôn thờ các thần sơ khai của người Ấn, đứng đầu là
Indra, vị thần chủ của các thần. Họ cũng sùng bái các thần Ấn giáo như bộ ba
Bơrama, Visnu, Siva và thiếp thu đạo Phật thuộc phái đại thừa.
+ về chữ viết, chữ Phạn ( sanskrit) – 1 văn tự cổ của Ấn Độ cũng được tiếp thu
thành chữ Chăm.
+ Triều đình Chămpa đã lấy các từ Ấn Độ, thậm chí các địa danh Ấn Độ để đặt tên
nước, tên châu, tỉnh và kinh đô của mình như Chămpa, Amaravati( vùng bắc
Champa), Sinhapura…
+ các công thức văn bia chữ Phạn các điển tích tôn giáo và văn học Ấn Độ được
vua chúa và các học giả Champa lĩnh hội và sử dụng rất rộng rãi.
+ Người Chăm còn tiếp thu và sử dụng lịch Ấn Độ trong sản xuất và đời sống. Đó
là hệ thống lịch Saka, áp dụng ở miền Bắc Ấn Độ.
+ các công trình xây dựng đền tháp, nghệ thuật kiến trúc, môtip kiến trúc của
Chămpa cũng đều học tập từ Ấn Độ. Mỹ Sơn( Quảng Nam) là khu di tích Chămpa
nổi tiếng gồm gần 70 đền tháo xây dựng vào nữ sau thiên niên kỷ I.
- Văn Hoá Óc Eo:

+ Kỹ thuật chế tác đồ thủ công có thể phân biệt thành 3 loại:

 Những vật phẩm được mang đến từ Ấn Độ như những chiếc nhẫn, con dấu
mang dòng chữ viết bằng các kiểu văn tự Ấn Độ... Đây là những di vật có
được qua quá trình trao đổi mua bán.
 Những vật phẩm kiểu Ấn Độ nhưng được sản xuất, chế tác tại Óc Eo như các
công trình kiến trúc tôn giáo (đền đài, mộ táng...), đồ kim hoàn, chữ viết...
Đây là những sản phẩm của sự giao lưu văn hóa giữa Ấn Độ và văn hóa Óc
Eo.
 Những sản phẩm chịu ảnh hưởng Ấn Độ nhưng đã có phần pha trộn truyền
thống địa phương. Đó là những đồ gốm như bình có vòi, các loại nắp đậy...
được cải biên cho phù hợp với điều kiện tại chỗ.
+ Về kiến trúc: Cư dân Óc Eo đã dựa trên kiến trúc truyền thống của họ là gỗ, tre, lá để
tiếp nhận kiến trúc gạch đá xây dựng nên những đền tháp tôn giáo. Những kiểu kiến trúc
đền tháp được phát hiện ở các di tích thuộc văn hóa Óc Eo như: Gò Tháp (Đồng Tháp),
Óc Eo (An Giang), Nền Chùa (Kiên Giang)... chính là sự tiếp thu kiến trúc của Ấn Độ.
Kiến trúc của cư dân Óc Eo cũng như Ấn Độ có đặc điểm chung là những đền tháp đứng
riêng lẻ hoặc hợp thành từng cụm, hầu hết đều xây bằng gạch. Một số điện thờ vẫn giữ
được một số yếu tố Ấn Độ như cách đặt các thánh tích trong lòng các ngôi tháp.
+ Ngôn ngữ, chữ viết: Nền văn hóa Ấn Độ được chuyển tải qua con đường truyền giáo và
buôn bán con đường tiếp xúc ngôn ngữ và văn tự chủ yếu qua đạo Bàlamôn, đạo Phật,
“Chữ viết ở vùng châu thổ sông Mê Kông vào khoảng đầu Công nguyên là một sản phẩm
của sự giao lưu văn hóa do các thương nhân, các tu sĩ Phật giáo và ấn giáo đem đến”
+ Về nghệ thuật: các phong tục tập quán, những điệu múa, những nhạc cụ và cả một hệ
nguyên lý thẩm mỹ đã được định hình. Đây là những người được sống trong một nền văn
hóa lâu đời của Ấn Độ khi cư dân Phù Nam bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ từ các
thương nhân, tu sĩ, tăng lữ Ấn Độ. Ngoài ra còn có hạt chuỗi, đồ thủy tinh, đồ đất nung,
đồ đồng… các hiện vật của ÂD.
+ Phù Nam có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, chịu ảnh hưởng bởi các trào lưu
nghệ thuật ở Ấn Độ. Những hiện vật được tìm thấy ở các di tích Óc Eo là các vật nhỏ,
mảnh vàng và một số loại tiền bằng kim loại đều có nhiều hình vẽ thể hiện những biểu
tượng tôn giáo như lối trang trí trên các loại tiền dập, biểu tượng Ujain, hình cá và hình
đinh ba được thấy trên các mảnh tiền dập một loại tiền được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ.

You might also like