You are on page 1of 6

Bài: Tụ Điện

1. Lí thuyết
1.1. Tụ điện là gì
 Tụ điện là một loại linh kiện điện tử gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bởi môi trường
cách điện ( điện môi ). Mỗi vật dẫn được gọi là một bản tụ điện.
 Kí hiệu tụ điện

 Tác dụng của tụ điện:


+ Tụ điện dùng để chứa điện tích.
+ Trong mạch điện xoay chiều và các mạch vô tuyến điện tụ điện có nhiệm vụ tích và phóng điện trong
mạch điện.
* Lưu ý:
Thường lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện:
Tụ không khí, Tụ giấy, Tụ mica, Tụ polycarbonate , Tụ tantalum, Tụ Polypropylen , Tụ nhôm , Tụ
polycarbonate , Tụ gốm , Tụ Polystyrene ,…

tụ nhôm tụ giấy tụ mica tụ Tantalum tụ gốm

Tụ Polypropylen Tụ không khí Tụ polycarbonate Tụ Polystyrene

1.2. Cách tích điện cho tụ điện


 Để tích điện cho tụ người ta nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện (bản nối với cực dương sẽ
tích điện dương, bản nối với cực âm sẽ tích điện âm).
 Độ lớn điện tích trên mỗi bản của tụ điện khi đã tích điện gọi là điện tích của tụ điện.
1.3. Điện dung của tụ điện
 Trên vỏ tụ điện thường ghi hai thông số kĩ thuật quan trọng là điện dung của tụ điện và hiệu điện thế tối
đa được sử dụng (nếu vượt quá hiệu điện thế này tụ điện có nguy cơ bị đánh thủng).
 Người ta còn chế tạo tụ điện có điện dung thay đổi được gọi là tụ xoay.
 Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện khi đặt một hiệu điện thế
U vào hai bản của tụ điện.
Nó được tính bằng tỉ số giữa điện tích Q của tụ điện và hiệu điện thế U đặt vào giữa hai bản của tụ điện
Q
C = ⇒ Q = CU
U
Trong đó
Q là điện tích của tụ điện [C].
U là hiệu điện thế giữa hai bản tụ [V].
C là điện dung của tụ điện [F].
Fara là điện dung của tụ điện mà nếu đặt giữa hai bản của nó hiệu điện thế 1 V thì nó tích điện tích 1 C.
 Điện dung của tụ điện phẳng được tính bằng công thức :
εS
C= (F)
9.109 . 4πd
Trong đó :
S là diện tích của mỗi bản (phần đối diện) [m2].
d là khoảng cách giữa hai bản [m].
 là hằng số điện môi của lớp điện môi chiếm đầy giữa hai bản.
- Điện dung của tụ điện thường nằm trong khoảng từ 10−12 F đến 10−6 F nên ta thường sử dụng các quy
ước sau:
mF (milifara) 1mF = 1.10-3 F
F (micrôfara) 1µF = 1.10-6 F
nF (nanôfara 1nF = 1.10-9 F
pF (picôfara) 1pF = 1.10-12 F
1.4. Năng lượng điện trường trong tụ điện
- Khi tụ được tích điện, hai bản của tụ điện tích điện trái dấu nhau nên hình thành một điện trường
hướng từ bản dương sang bản âm của tụ. Điện trường này có khả năng sinh ra năng lượng (thế năng) nên được
gọi là năng lượng điện trường của tụ.
 Công thức tính năng lượng tụ điện đã tích điện :
1 1 Q2 1 2
W = QU = = CU (J)
2 2 C 2

1.5. Ghép nối tụ điện


GHÉP NỐI TIẾP GHÉP SONG SONG

Bản thứ hai của tụ 1 nối với bản thứ nhất Bản thứ nhất của tụ 1 nối với bản thứ
CÁCH MẮC
của tụ 2, cứ thế tiếp tục. nhất của tụ 2, 3, 4,…

ĐIỆN TÍCH Q b = Q1 = Q2 = … = Qn Q b = Q1 + Q2 + … + Qn
1 1 1 1
ĐIỆN DUNG = + + ... + Cb = C1 + C2 + … + Cn
Cb C1 C2 Cn
CB > C𝑛
Nếu các tụ có hiệu điện thế U giới hạn
GHI CHÚ CB < C1 , C2 , … , Cn
khác nhau thì hiệu điện thế tối đa đặt

vào bản tụ bằng U nhỏ nhất

+ Nối tụ điện vào nguồn thì U = const


CHÚ Ý
+ Ngắt tụ điện khỏi nguồn thì Q = const
2. Bài tập tự luận
BT1: Khi mắc hai bản tụ vào hai cực của một acqui có hiệu điện thế ở hai cực là U1 = 6,0 V thì tụ được tích một
điện tích là Q1 = 12 µC.
a. Hãy tính điện dung của tụ điện.
b. Nếu mắc tụ trên vào một acqui khác có hiệu điện thế U2 = 12 V thì điện tích mà tụ tích được là bao
nhiêu?
_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

BT2: Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 μF – 200 V. Nối hai bản của tụ điện với một hiệu điện thế 120 V.
a. Tính điện tích của tụ điện.
b. Tính điện tích tối đa mà tụ điện tích được.
_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

BT3: Một tụ điện phẳng có điện dung C = 20 µF, khi mắc vào một nguồn điện có hiệu điện thế U thì tụ tích một
điện tích là Q = 80.10−6 C. Cho biết hai bản tụ cách nhau một khoảng d = 0,80 cm. Hãy tính độ lớn của cường
độ điện trường giữa hai bản tụ điện.
_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

BT4: Một tụ điện có ghi 40 μF − 22 V.


a. Nếu nối tụ điện trên vào một nguồn điện có hiệu điện thế 15V hãy tính điện tích mà tụ điện trên tích
được.
b. Tính điện tích tối đa mà tụ điện có thể tích được.
c. Năng lượng tối đa của tụ điện trên tích được bằng bao nhiêu?
_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

BT5: Một tụ điện có ghi 1000μF– 12V.

a. Cho biết ý nghĩa của con số trên. Tính điện tích cực đại của tụ.

b. Mắc tụ trên vào hai điểm có hiệu điện thế 10V. Tính điện tích của tụ khi đó.

c. Muốn tích cho tụ điện một điện tích là 5 mC thì cần phải đặt giữa hai bản tụ một hiệu điện thế là bao

nhiêu?
_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

BT6: Tính điện dung tương đương của bộ tụ, điện tích, hiệu điện thế mỗi tụ điện ở các trường hợp sau. Biết:

Hình 1: C1 = 2 mF, C2 = 4 mF, C3 = 6 mF, UAB = 100 V.


Hình 2: C1 = 1 mF, C2 = 1,5 mF, C3 = 3 mF, UAB = 120 V.
Hình 3: C1 = 0,25 mF, C2 = 1 mF, C3 = 3 mF, UAB = 12 V.
Hình 4: C1 = C2 = 2 mF, C3 = 1 mF, UAB = 10 V.

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________________________
3. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện là:
A. điện dung C B. điện tích Q
C. khoảng cách d giữa hai bản tụ D. cường độ điện trường
Câu 2: Khi trong phòng thí nghiệm chỉ có một số tụ điện giống nhau với cùng điện dung C, muốn thiết kế một
bộ tụ điện có điện dung nhỏ hơn C thì:
A. chắc chắn phải ghép song song các tụ điện B. chắc chắn phải ghép nối tiếp các tụ điện
C. không thể thiết kế được bộ tụ điện như vậy D. chắc chắn phải kết hợp cả ghép song song và nối tiếp
Câu 3: Hai tụ điện có điện dung lần lượt C1 = 1 μF, C2 = 3 μF ghép nối tiếp. Mắc bộ tụ điện đó vào hai cực của
nguồn điện có hiệu điện thế U = 40 V. Điện tích của các tụ điện là
A. Q1 = 40.10−6 C và Q 2 = 120.10−6 C B. Q1 = Q 2 = 30.10−6 C
C. Q1 = 7,5.10−6 C và Q 2 = 22,5.10−6 C D. Q1 = Q 2 = 160.10−6 C
Câu 4: Năng lượng của điện trường trong một tụ điện đã tích được điện tích q không phụ thuộc vào
A. điện tích mà tụ điện tích được B. hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện
C. thời gian đã thực hiện để tích điện cho tụ điện D. điện dung của tụ điện
Câu 5: Năng lượng của tụ điện bằng
A. công để tích điện cho tụ điện B. điện thế của các điện tích trên các bản tụ điện
C. tổng điện thế của các bản tụ điện D. khả năng tích điện của tụ điện
Câu 6: Một tụ điện có điện tích bằng Q và ngắt khỏi nguồn, nếu tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện thì
A. năng lượng của tụ điện giảm
B. năng lượng của tụ điện tăng lên do ta đã cung cấp một công làm tăng thế năng của các điện tích
C. năng lượng của tụ điện không thay đổi
D. năng lượng của tụ điện tăng lên rồi mới giảm
Câu 7: Công dụng nào sau đây của một thiết bị không liên quan tới tụ điện?
A. Tích trữ năng lượng và cung cấp năng lượng
B. Lưu trữ điện tích
C. Lọc dòng điện một chiều
D. Cung cấp nhiệt năng ở bàn là, máy sấy,…
Câu 8: Cách tích điện cho tụ điện là
A. đặt tụ điện gần một nguồn điện. B. cọ xát các bản tụ điện với nhau.
C. đặt tụ điện gần vật nhiễm điện. D. nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.
Câu 9: Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhân xét nào sau đây là đúng?
A. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện.
B. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện, đơn vị của tụ điện là N.
C. Dưới một hiệu điện thế nhất định, tụ điện có điện dung nhỏ sẽ tích được điện tích lớn.
D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
Câu 10: Cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện cho biết điều gì?
A. Giá trị nhỏ nhất của điện dung và hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
B. Phân biệt được tên của các loại tụ điện.
C. Điện dung của tụ và giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
D. Năng lượng của điện trường trong tụ điện.
Câu 11: Ta có một tụ điện khi đặt
A. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit. B. hai tấm thiếc ngâm trong dung dịch NaOH.
C. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
D. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.
Câu 12: Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế hai đầu tụ tăng 2 lần thì năng lượng điện trường của tụ sẽ
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần.
Câu 13: Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào
A. hình dạng, kích thước của hai bản tụ. B. khoảng cách giữa hai bản tụ.
C. bản chất của hai bản tụ. D. chất điện môi giữa hai bản tụ.
Câu 14: Điện dung của tụ điện phẳng phụ thuộc vào
A. hình dạng, kích thước tụ và bản chất điện môi
B. kích thước, vị trí tương đối của 2 bản và bản chất điện môi
C. hình dạng, kích thước, vị trí tương đối của hai bản tụ
D. hình dạng, kích thước, vị trí tương đối của hai bản tụ và bản chất điện môi
Câu 15: Nhận xét không đúng khi nói về tụ điện là
A. điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
B. điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.
C. điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).
D. hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
Câu 16: Một tụ điện có điện dung 5.10-6 F. Điện tích của tụ điện bằng 86 µC. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là
A. 47,2V. B. 17,2V. C. 37,2V. D. 27,2V.
Câu 17: Một tụ điện có điện dung 500 pF được mắc vào hai cực của một máy phát điện một chiều có hiệu điện
thế 220V. Điện tích của tụ điện là
A. 11 µC. B. 1,1 µC. C. 0,11 µC. D. 1 µC.
Câu 18: Một tụ điện phẳng không khí có điện dung 1000 pF và khoảng cách giữa hai bản là 1 mm. Tích điện cho
tụ điện dưới hiệu điện thế 60 V. Điện tích của tụ điện và cường độ điện trường trong tụ điện lần lượt là
A. 60 nC và 60 kV/m. B. 6 nC và 60 kV/m.
C. 60 nC và 6 kV/m. D. 6 nC và 6 kV/m.
Câu 19: Một tụ điện không khí có điện dung 40 pF và khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Xác định điện tích tối
đa có thể tích cho tụ, biết rằng khi cường độ điện trường trong không khí lên đến 3.106 V/m thì không khí sẽ
trở thành dẫn điện là
A. 1,2 µC B. 1,5 µC C. 1,8 µC D. 2,4 µC
Câu 20: Một tụ điện có điện dung 24 nF được tích điện đến hiệu điện thế 450 V thì có bao nhiêu êlectron di
chuyển đến bản tích điện âm của tụ điện?
A. 6,75.1013 êlectron. B. 8,75.1013 êlectron. C. 7,75 1013 êlectron. D. 9,75.1013 êlectron.
Câu 21: Bộ tụ điện gồm ba tụ điện C1 = 10 μF, C2 = 15 μF, C3 = 20 μF mắc song song với nhau. Điện dung của
bộ tụ điện là
A. 5 µF. B. 45 µF. C. 0,21 µF. D. 20 µF.
Câu 22: Một tụ điện có điện dung 2 µF được tích điện ở hiệu điện thế 12 V. Năng lượng điện trường dự trữ
trong tụ điện là
A. 144 J. B. 1,44.10−4 J. C. 1,2.10−5 J. D. 12 J.
Câu 23: Hai tụ điện có điện dung C1 = 0,4 μF, C2 = 0,6 μF ghép song song với nhau. Mắc bộ tụ điện đó vào
nguồn điện có hiệu điện thế U < 60 V thì một trong hai tụ điện đó có điện tích bằng 3.10−5 C. Hiệu điện thế của
nguồn điện là
A. U = 75 V. B. U = 50 V. C. U = 7,5.10−5 V. D. U = 5.10−4 V.
Câu 24: Hai tụ điện có điện dung và hiệu điện thế giới hạn lần lượt là C1 = 5μF, U1gh = 500V, C2 = 10μF, U2gh =
1000V. Hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ khi ghép nối tiếp là
A. 500V B. 3000V C. 750V D. 1500V

You might also like