You are on page 1of 19

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE


TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
1. Giới thiệu
ChemOffice Ultra v11.0 là bộ tiện ích hóa học và sinh học được thiết kế để đáp ứng những
nhu cầu của các nhà hóa học. ChemOffice Ultra 2008 cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi công
việc hiệu quả, hiểu sâu hơn các công trình, các cấu trúc hóa học tương quan và hoàn thành các
bản báo cáo chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
ChemOffice là bộ phần mềm mạnh mẽ có rất nhiều tính năng và hỗ trợ nhiều chương
trình Hóa học khác, tuy nhiên hai phần mềm thông dụng hỗ trợ hiệu quả cho dạy và học Hóa
học đó là:
ChemDraw: hỗ trợ vẽ công thức hoá học, các bộ dụng cụ thí nghiệm và minh họa các hình
ảnh không gian hai chiều.
Chem3D: Hỗ trợ minh họa hình ảnh không gian ba chiều các phân tử. Tính toán năng
lượng, mật độ điện tích, độ dài liên kết, góc liên kết, phổ…có thể xuất ra dưới dạng hình ảnh định
dạng (.gif hoặc .jpeg) hoặc file phim (.avi).
2. Sử dụng phần mềm ChemDraw Ultra 11.0 trong dạy học hóa học
2.1. Giao diện
thanh menu

thanh định dạng


thanh công cụ
văn bản

vùng làm việc

thanh trạng thái

Hình 1. Giao diện phần mềm Chemdraw


2.2. Chức năng thanh menu
Ngoài một số lệnh thông thường giống như các lệnh trong phần mềm ChemWindow 6.0,
phần mềm ChemDraw còn có một số lệnh đặc biệt như sau:

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 1
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

• Menu File
+ Open Special: Mở thư viện các cấu trúc hóa học,
dụng cụ thí nghiệm hoá học hoặc mở file mới với
định dạng thống nhất.
+ Revert: phục hồi tập tin lưu sau cùng.
+ Document Settings: định dạng tập tin như kích
thước, font chữ, size chữ…
+ Document Annotation: chú giải
+ List nicknames: Liệt kê dang mục tên viết tắt
của cấu trúc.

• Menu Edit: ngoài các lệnh định dạng thông


thường còn có:
Get 3D Model: chuyển cấu trúc hoá học dạng 2D thành
3D (mạc định dạng 3D ball and stick)

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 2
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

• Menu View: chọn hiển thị trên cửa sổ làm


việc các thanh công cụ hoặc thông tin về
cấu trúc.
+ Show Crosshair: Chọn hiển thị kẻ ô vuông
+ Show Ruler: Chọn hiển thị thước kẻ
+ Show Main Toolbar: Hiển thị thanh công cụ
chính.
+ Show BioDraw Toolbar: Hiển thị thanh công
cụ sinh học
+ Show General Toolbar: Hiển thị thanh công
cụ điều kiển chung
+ Show Style Toolbar: Hiển thị thanh công cụ
định dạng văn bản.

+ Show Analysis Window: Hiển thị cửa sổ phân


tích của chất:

+Show Chemical Properties Window: Hiển thị


cửa sổ thông tin về tính chất hóa học của chất.

+Show Periodic table window: Mở bảng tuần


hoàn các nguyên tố hoá học.
+Show Chemical Warnings: Nhắc nhở tính
chính xác của cấu trúc hóa học (nếu cấu trúc
sai sẽ xuất hiện báo hiệu màu đỏ tại vị trí sai)

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 3
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

• Menu Object: quy định các thuộc tính của


đối tượng
+Show Stereochemistry: Hiển thị cấu hình lập thể
của cấu trúc.
Ví dụ:

+ Add Frame: Thêm bên ngoài cấu trúc các dấu


ngoặc hoặc hình chữ nhật, rất hữu ích trong việc
vẽ các phức chất.

• Menu Structure: gồm các lệnh liên quan đến cấu


trúc hóa học
+Atom Properties… và Bond Properties…: Hiển thị
đặc điểm của các nguyên tử và các liên kết trong cấu
trúc được chọn.
+Check Structure: Kiểm tra cấu trúc được chọn. (nếu
cấu trúc đúng sẽ hiển thị hộp thông báo không tìm
thấy lỗi; nếu cấu trúc sai sẽ hiển thị hộp thoại thông
báo chỗ sai).
+Clean up structure: Tối ưu hóa cấu trúc hóa học
theo đúng thứ tự sắp xếp trong không gian.
+Predict 1H-NMR Shifts và 13C-NMR Shifts: Hiển thị
dự đoán phổ cộng hưởng từ hạt nhân.
+Convert Name to Structure: Vẽ cấu trúc hóa học từ
tên hóa học (tiếng Anh).

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 4
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

+Convert Structure to Name: Gọi tên hóa học của cấu


trúc hóa học được chọn.
• Menu Text: Gồm các lệnh liên quan đến định dạng văn bản

• Menu Curves: Thay đổi kiểu đường viền cho các hình như:
các dụng cụ phòng thí nghiệm….

2.3. Chức năng các thanh công cụ

Biểu
STT Tên Chức năng
tượng
1 Lasso Chọn đối tượng bằng cách kéo xung quanh chúng.

2 Marquee Chọn đối tượng bằng cách kéo chéo qua chúng

3 Structure perspective Xoay phối cảnh cấu trúc phân tử


Mass Framentation
4 Tách phân tử qua những liên kết đặc biệt.
tool
5 Solid Bond Vẽ liên kết

6 Multiple Bonds Vẽ liên kết đôi

7 Dashed Bond Vẽ liên kết đứt đoạn

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 5
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

8 Hashed Bond Vẽ liên kết không xác định

9 Hashed Wedget Bond Vẽ liên kết hướng về phía sau

10 Bold Bond Vẽ liên kết đậm

11 Bold Wedget Bond Vẽ liên kết hướng về phía trước

12 Hollow Wedget Bond Vẽ liên kết có hướng

Wavy Bond Vẽ liên kết không xác định (có dạng sóng)

13 Eraser Công cụ xóa

14 Text Gõ văn bản hoặc viết ký hiệu nguyên tố

15 Pent Vẽ đường cong tùy ý

16 Arrows Vẽ mũi tên

17 Orbitals Vẽ các loại obitan


Vẽ các hình sau:

18 Drawing Element

Vẽ các dấu ngoặc vuông hoặc vòng

19 Brakets

Vẽ một số ký hiệu dùng trong hóa học


20 Chemical symbols

21 Query tools

23 Sequence Tools

24 Acyclic chain Vẽ các mạch gấp khúc với độ dài khác nhau.

25 Table Vẽ bảng biểu hoặc vẽ sắc ký các chất

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 6
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

Chứa thư viện có sẵn như:


– Amino axit:

– Aromatics

Templates
26

– Bicyclics

– Clipsware 1

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 7
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

– Clipsware 2

– Conformers

– DNA templates

– Functional Groups:

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 8
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

– Hexoses

27 Cyclopropane Ring Vẽ cấu trúc vòng 3 cạnh.

28 Cyclopentane Ring Vẽ cấu trúc vòng 5 cạnh.

29 Cycloheptane Ring Vẽ cấu trúc vòng 7 cạnh.

30 Cyclohexane chair 1 Vẽ cấu dạng ghế của vòng 6 cạnh

31 Cyclopentadiene Ring Vẽ cấu trúc vòng 5 cạnh có 2 nối đôi liên hợp

32 Cyclobutane Ring Vẽ cấu trúc vòng 4 cạnh.

33 Cyclohexane Ring Vẽ cấu trúc vòng 6 cạnh.


Cyclooctane Ring
34 Vẽ cấu trúc vòng 8 cạnh.

35 Cyclohexane chair 2 Vẽ cấu dạng ghế của vòng 6 cạnh

36 Benzene Ring Vẽ cấu trúc vòng benzen.

2.4. Một số thao tác trên Chemdraw


a. Gõ tiếng Việt trong phần mềm Chemdraw
Bước 1: Chon bang ma ABC (TCVN3) trong cưa so Unikey hoac Vietkey

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 9
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

Bước 2: Click chon bieu tương tren thanh cong cu.


Bước 3: Đat con tro tai vi trí can go van ban sau đo nhap chuot trai.
Bước 4: Chon Font tương ưng cua bang ma ABC cho đoi tương Text như .VnArial; .VnTime;
.VnTimeH; .Vnuniverse….
b. Cắt và trình bày công thức sang Word và Powerpoint

Bước 1: Click chuột vào một trong hai biểu tượng hoặc trên thanh công cụ để chọn công
thức cần cắt
Bước 2: Click chuột phải trong vùng công thức vừa chọn, chọn lệnh copy hoặc dùng tổ hợp phím
Ctrl + C để sao chép
Bước 3: Mở cửa sổ làm việc Word hoặc Powerpoint, đặt con trỏ tại vị trí cần dán trên màn hình
soạn thảo, click chuột phải chọn lệnh paste hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + V.
c. Vẽ công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ
+ Vẽ các công thức cấu tạo và đọc tên các đồng phân ankylbenzen ứng với CTPT C8H10.

Hướng dẫn:

Để vẽ vòng benzen như trong các công thức trên click vào biểu tượng trên thanh
công cụ, chọn mẫu Ph rings sau đó click chọn vòng benzen rồi kéo thả vào vùng làm việc.
Để đọc tên các đồng phân ankylbenzen trên sử dụng chức năng Convert structure to name
trong menu Structure.
+ Vẽ công thức cấu tạo của phenolphtalein và xác định CTPT, khối lượng mol phân tử và
các thông số hóa lý như nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, năng lượng tự do Gibbs của
phenolphtalein.

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 10
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

Hướng dẫn:

Để vẽ dị vòng oxi, cần vẽ vòng xiclopentan trước, sau đó click chọn biểu tượng Text
trên thanh công cụ, đưa con trỏ vào vị trí cần thêm nguyên tử O và gõ chữ O (gõ chữ in hoa).
Để tối ưu hóa công thức đã vẽ, sử dụng chức năng Clean up Structure trong menu
Structure.
Để xác định các thông số CTPT, khối lượng mol phân tử…, sử dụng chức năng Show
Analysis Window trong menu View. Để hiển thị các thông tin vào dưới cấu trúc, chọn nút Paste
trên cửa sổ thông tin.
Để xác định các thông số hóa lý, sử dụng chức năng Show Chemical Properties Window
trong menu View. Để sao chép các thông tin này, chọn nút Report trên cửa sổ thông tin sẽ tự
động được chuyển qua Notepad.
+ Vẽ công thức của vitamin E

Hướng dẫn:
Sử dụng các chức năng của thanh công cụ để vẽ vòng benzen và dị vòng oxi.

Để vẽ chuỗi mạch gấp khúc dùng công cụ acyclic chain, click chọn biểu tượng trên
thanh công cụ sau đó đưa vào vùng làm việc click và kéo ngang mạch gấp khúc.

Để vẽ các liên kết phối cảnh, dùng các công cụ và


d. Vẽ sơ đồ phản ứng hoá học
Ví dụ 1: Vẽ chuỗi phản ứng hoá học

Ví dụ 2: Viết phương trình phản ứng hoá học

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 11
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

Hướng dẫn:

– Sử dụng các chức năng gõ công thức và vẽ các loại mũi tên trên thanh công
cụ để vẽ các sơ đồ phản ứng hóa học.
– Sử dụng chức năng đọc tên tự động của phần mềm (convert structure to name) trong
menu Structure để đọc tên sản phẩm trong ví dụ 2. Cần lưu ý rằng cách đọc tên của phần mềm
là theo ngôn ngữ tiếng Anh, cần chuyển đổi lại cho phù hợp với cách đọc tên của Việt Nam.
Ví dụ 3: Viết cơ chế phản ứng hóa hữu cơ
+ Viết cơ chế SN2 (thế nucleophin lưỡng phân tử) của dẫn xuất halogen

Hướng dẫn

– Sử dụng công cụ vẽ biểu tượng hoá học để vẽ điện tích

– Để vẽ δ+ và δ+ sử dụng các chức năng gõ công thức sau đó hiệu chỉnh font chữ là Symbol
và size chữ phù hợp, gõ chữ d để vẽ ký hiệu δ, tương tự gõ chữ a để vẽ ký hiệu , chữ b để vẽ ký
hiệu ..

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 12
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

3. Sử dụng phần mềm Chem3D trong dạy học hóa học


3.1. Giao diện
thanh menu

thanh công cụ

cửa sổ chemdraw

vùng làm việc

Hình 2-4. Giao diện phần mềm Chem 3D


3.2. Chức năng thanh menu
Ngoài các menu thông thường giống như phần mềm Chemdraw như File, Edit, phần mềm
Chem3D còn có một số lệnh đặc biệt như sau:
• Menu View
+ Model Display: Chọn các kiểu hiển thị cho công thức 3D.
+ View Position: chọn kiểu vị trí hiển thị
+ Toolbars: Chọn các thanh công cụ cần mở hoặc đóng bao
gồm:
▪ Thanh menu (standard)
▪ Thanh tạo dựng (building)
▪ Thanh trình diễn hình thức hiển thị (model display)
▪ Thanh tạo mặt lớp (surfaces)
▪ Thanh xoay đối tượng (demo)
▪ Thanh tính toán (calculation)
+ ChemDraw Panel: mở cửa sổ chemdraw

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 13
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

3.3. Chức năng các thanh công cụ

Biểu
STT Tên Chức năng
tượng
1 Select Chọn đối tượng, hoặc chọn vùng làm việc

2 Translate Di chuyển toàn bộ màn hình làm việc

3 Rotate Xoay đối tượng theo hướng tùy ý

4 Zoom Phóng to hoặc thu nhỏ trang làm việc

5 Move objects Di chuyển đối tượng được chọn

Single Bond Vẽ liên kết đơn


Double Bond Vẽ liên kết đôi
6
Triple Bond Vẽ liên kết ba
Dummy Bond Vẽ liên kết giả hoặc bị che khuất
Dùng để gõ một đoạn văn bản hoặc tạo một công
7 Build form text thức 3D đơn giản bằng cách nhập công thức phân
tử
8 Eraser Xóa đối tượng

9 Display mode Hình thức hiển thị liên kết, mô hình phân tử
10 Background color Chọn màu nền cho màn hình giao diện sử dụng
11 Background effect Tạo hiệu ứng màu sắc cho màn hình nền
Bỏ màu nền hiện tại và chuyển màn hình nền về
12 Red&Blue
màu đen
13 Stereo Tạo thêm một màn hình tương tác thứ 2

14 Perspective Tạo hiệu ứng nổi hình ảnh

15 Depth Fading Giảm chiều sâu của đối tượng

16 Model Axes Trục tọa độ của giao diện màn hình

17 View Axes Trục tọa độ của đối tượng được chọn

18 Atom Symbol Hiển thị ký hiệu nguyên tử

19 Serial Numbers Hiển thị số thứ tự nguyên tử

20 Residue Label Hiển thị phần dư của tên nguyên tử

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 14
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

21 Full Screen Hiển thị dạng trình chiếu

22 Spin & Rock Xoay đối tượng theo một hoặc hai chiều qua lại

23 Axis Chọn trục quay tương ứng

24 Speed Chọn tốc độ quay quanh trục

25 Stop Dừng chuyển động quay của đối tượng

26 MM2 minimize Thực hiện thao tác tính toán (Ctrl +M)
3.4. Một số thao tác trên Chem3D
a. Sử dụng cửa sổ Chemdraw trong Chem3D
Bước 1: Mở menu View, click chọn Chemdraw Panel, sau khi chọn biểu tượng Chemdraw
sẽ xuất hiện bên phía phải của màn hình làm việc.

Bước 2: Vẽ công thức cấu tạo trên cửa sổ làm việc của Chemdraw thì cấu tạo dạng 3D
tương ứng sẽ xuất hiện trong chem3D và ngược lại, nếu vẽ cấu tạo dạng 3D trong chem3D thì
trên của sổ Chemdraw sẽ xuất hiện công thức cấu tạo tương ứng. Chế độ làm việc qua lại giữa

2D và 3D được thể hiện trên thanh công cụ trong cửa sổ


chemdraw.
Bước 3: Để xuất hiện các công cụ vẽ công thức trên của sổ Chemdraw, click chuột phải
trong cửa sổ Chemdraw, chọn lệnh View sau đó chọn các toolbar cần thiết.
b. Vẽ các phân tử đơn giản, VD: CH4; C2H4, C6H6..
Cách 1:

– Nhắp chuột vào biểu tượng , sau đó đưa ra ngoài màn hình, đến vị trí cần vẽ và nhắp chuột,
sẽ xuất hiện một khung màu trắng cho phép nhập ký tự từ bàn phím.

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 15
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

– Gõ công thức phân tử dạng in hoa sau đó nhấn Enter , trên màn hình sẽ hiển thị cấu tạo dạng
3D

– Để xem cấu tạo dạng 3D ở các góc độ khác nhau, nhắp chuột vào biểu tượng trên thanh
công cụ, sau đó click chọn công thức và nhấn giữ chuột trái và di chuột.

– Để biểu diễn cấu tạo dạng 3D ở các chế độ hiển thị khác nhau, click chọn biểu tượng ,
có các kiểu hiển thị như sau:

Wire Frame (dạng dây) Sticks (dạng que)

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 16
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

Ball & Stick Space Filling


(dạng que và cầu) (dạng lấp đầy không gian)
Cách 2: Dùng công cụ liên kết
Ví dụ: Vẽ cấu tạo dạng 3D của C2H4 bằng cách dùng công cụ liên kết

– Click chọn công cụ vẽ liên kết đôi


– Click chuột trái vào cửa sổ làm việc đồng thời kéo chuột sang phải hoặc trái một đoạn sau đó
nhả chuột ra, cấu tạo dạng 3D của etilen sẽ xuất hiện trên màn hình

c. Vẽ các công thức phức tạp


Bước 1: Vẽ công thức dạng 2D trên cửa sổ Chemdraw tích hợp trong Chem3D hoặc copy
một công thức 2D có sẵn
Bước 2: Chọn công cụ chuyển từ 2D thành 3D trong Chem3D hoặc dán (ctrl+V) công thức
2D vào cửa sổ chem3D
Ví dụ: Vẽ cấu tạo dạng 3D của 2,4,6 -tribromphenol

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 17
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

d. Tối ưu hóa cấu trúc phân tử


Đối với cấu tạo dạng 3D được vẽ bằng công cụ liên kết hoặc bằng cách tích hợp phần
mềm chemdraw các góc liên kết và chiều dài liên kết ngẫu nhiên không chính xác. Để thể hiện
chính xác cấu trúc phân tử cần thực hiện các thao tác sau:

Bước 1: Chọn toàn bộ phân tử bằng công cụ select hoặc vào menu Edit chọn select all (nếu
trên cửa sổ làm việc chỉ có một phân tử)
Bước 2: Chọn menu Structure → Clean up

Bước 3: Để biểu diễn cấu trúc ở mức năng lượng thấp, chọn công cụ để tối ưu hóa hình học
mô hình.
e. Tính độ dài liên kết, góc liên kết, góc nhị diện, mật độ điện tích…
– Tính độ dài liên kết, góc liên kết, góc nhị diện: Chọn menu Structure/ Measurement

Đo độ dài liên kết


Đo góc liên kết
Đo góc nhị diện

– Tính mật độ điện tích: chọn Calculations/ Extended Huckel / Calculate Charges

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 18
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMOFFICE [Ngày Xuất bản]

f. Tạo ảnh động ( .gif) công thức cấu tạo dạng 3D chuyển động
Trong dạy học hóa học, thường sử dụng công thức dạng 3D với định dạng ảnh (Image):
Bitmap, GIF, JPEG… (thường dùng là JPEG) hoặc ảnh động để chèn vào bài trình diễn bằng
MicroSoft PowerPoint. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Vẽ công thức dạng 3D
Bước 2: Chọn File/ save as/ save as type .Gif
Bước 3: Chọn thuộc tính animation – quay quanh trục X, Y hoặc Z; độ phân giải (DPI), kích thước
(Pixels), tốc độ (number of Frames)

Ngoài ra còn có thể lưu trữ tập tin dưới định dạng movie (.avi), các thao tác tương tự như
trên.
Ví dụ: Vẽ công thức cấu tạo dạng 3D của axetilen (C2H2) và lưu với định dạng .gif và chèn vào
bài trình chiếu bằng Microsoft powerpoint

GV: Đinh Thị Xuân Thảo – Trường Đại học Tây Nguyên 19

You might also like