You are on page 1of 52

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

BÁO CÁO
HỌC PHẦN KỸ NĂNG ĐIỀU TRA

Giảng viên học phần: TS. Nguyễn Nga Huyền


Lớp: Báo phát thanh K40
Thành viên nhóm: 1. Lê Hải Anh (2056040005)
2. Nguyễn Hà Chi (2056040018)
3. Trương Ngọc Quỳnh Chi (2056040020)
4. Trần Phương Thảo (2056040051)
5. Nguyễn Bảo Yến (2056040061)

HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2023


MỤC LỤC

PHẦN I. KỊCH BẢN TÁC PHẨM BÁO CHÍ ĐIỀU TRA .................................. 2
PHẦN II. BÀI THU HOẠCH ............................................................................. 15
Lê Hải Anh - MSV: 2056040005 .................................................................... 15
Nguyễn Hà Chi - MSV: 2056040018 .............................................................. 23
Trương Ngọc Quỳnh Chi – MSV: 2056040020 .............................................. 30
Trần Phương Thảo - 2056040051 .................................................................... 37
Nguyễn Bảo Yến – MSV: 2056040061 ........................................................... 43

1
PHẦN I. KỊCH BẢN TÁC PHẨM BÁO CHÍ ĐIỀU TRA
1.1. Kế hoạch
1.1.1. Đề tài
Diễn ra có vẻ im ắng, lặng lẽ, không có những tác động hay hậu quả ngay
lập tức như những loại hàng giả, hàng lậu khác, nhưng sách giả, sách lậu đang
đem đến sự hủy hoại nghiêm trọng đối với văn hóa đọc, niềm tin của độc giả, của
những người làm sách, cùng với nhiều hậu quả khác về văn hóa, kinh tế, xã hội.
Sách lậu là sách được in, sao chép trái phép mà không được phép của chủ
sở hữu quyền tác giả. Sách lậu được bày bán công khai trên nhiều tuyến phố ở Hà
Nội là một vấn nạn nhức nhối, gây ảnh hưởng xấu đến thị trường sách chính thống
và quyền lợi của các nhà xuất bản, tác giả. Mặc dù đã có nhiều lưu ý, nhắc nhở,
song vẫn nhiều trường hợp vi phạm.
Đề tài điều tra “Cuộc chiến chống sách lậu: Bao giờ có hồi kết?” sẽ đi sâu
tìm hiểu về việc có hay không tình trạng bày bán sách lậu tràn lan trên các tuyến
phố ở Hà Nội mà chủ yếu là phố Trần Quốc Hoàn và Đường Láng; khiến mọi
người nhận thức được việc sách lậu tràn lan ngoài thị trường gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tác giả và nhà xuất bản như thế nào; đưa ra những trường hợp
vi phạm đã bị xử lý nặng nhằm cảnh tỉnh cả những nguồn buôn bán lẫn khách
hàng mua sách lậu ấy.
1.1.2. Những hình ảnh đã quay, chụp
Trong quá trình thực hiện, nhóm đã quay/chụp được những hình ảnh sau:
- Hình ảnh những cửa hàng sách lậu tràn lan trên các tuyến phố Trần Quốc
Hoàn, Đường Láng.
- Hình ảnh những cuộc trao đổi cùng người bán sách lậu trong chính cửa
hàng của họ được quay lén bằng điện thoại cá nhân.
- Hình ảnh những cuốn sách lậu in mờ, nhòe, không rõ chữ.
- Hình ảnh những đoạn tin nhắn trò chuyện, thừa nhận của người bán sách
lậu qua Zalo.

2
- Hình ảnh các khách hàng mua sách tại những cửa hàng sách lậu này.
- Hình ảnh phỏng vấn các chuyên gia có liên quan.
1.1.3. Những nhân vật đã tiếp cận, phỏng vấn
Tác phẩm báo chí điều tra đã tiến hành phỏng vấn:
- Th. S Vũ Thùy Dương – Trưởng Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền tại văn phòng với các câu hỏi sau:
+ Việc sách lậu tràn lan ngoài thị trường gây ảnh hưởng đến tác giả và nhà
xuất bản như thế nào?
+ Bà có thể chia sẻ một số dấu hiệu để nhận biết sách thật và sách giả?
+ Các nhà xuất bản đã có phương án nào để đối phó và giảm thiểu việc sách
lậu được buôn bán tràn lan ngoài thị trường?
- Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội tại văn
phòng luật sư với các câu hỏi:
+ Luật pháp Việt Nam đã có những chế tài xử phạt gì đối với những hành
vi in và buôn bán sách lậu?
+ Đối với những người đã mua những cuốn sách lậu thì có bị coi là vi phạm
không?
+ Theo luật sư thì cần có những biện pháp gì để ngăn chặn được hành vi in
và buôn bán sách lậu?
+ Đối với tác giả bị sao chép trái phép hoặc xuất bản sai mục đích, luật sư
có những lời khuyên gì cho họ để bảo vệ quyền lợi của mình?
- Khách hàng mua sách tại các cửa hàng sách lậu, ngoài đường, sau khi
họ mua những cuốn sách lậu đó xong:
+ Tiêu chí chọn sách của bạn là gì?
+ Bạn có biết đây là sách lậu ko?
+ Nếu biết, tại sao vẫn mua?
+ Khi mua sách thì bạn có quan tâm đến bản quyền của các đầu sách không?

3
Đặc biệt, tác phẩm còn phải tiếp cận với các chủ cửa hàng sách lậu, tìm
cách đặt câu hỏi, khai thác thông tin tùy vào tình huống để nhận được câu trả lời
thật.
1.1.4. Những bằng chứng phải có
a. Hình ảnh:
- Gian sách trưng bày, không gian cửa hàng bán sách lậu: quảng cáo sách
giá rẻ, sách bày tràn lan => Mức độ phổ biến rộng rãi của sách lậu hiện nay, về
giá cả rẻ.
- Hình ảnh sách: sách bị in mờ, không rõ nguồn gốc => Chứng minh sách
đã bị in lại, không phải sách chính thống, ko được xuất bản chính gốc => Dấu
hiệu sách lậu.
- Người bán sách, người mua hàng => Nguồn gốc, chất lượng sách lậu …
- Video minh chứng cuộc nói chuyện với người bán hàng, có trích dẫn lời
cụ thể => Thực trạng sách lậu hiện nay đang tràn lan
b. Lời nhân vật:
- Chủ cửa hàng bán sách lậu => Vô tư, thờ ơ với thực trạng sách lậu
- Đại diện nhà xuất bản => Dấu hiệu sách lậu, sách lậu ảnh hưởng đến xấu
đến tác giả và bên xuất bản
- Khách hàng mua sách => Tâm lý của khách hàng: giá rẻ, tiện lợi
- Luật sư => Những chế tài xử phạt hành vi khi vi phạm
1.1.5. Phương tiện kỹ thuật dự kiến sử dụng
Do còn là sinh viên nên phương tiện kỹ thuật không được chuyên nghiệp.
Nhóm chỉ sử dụng điện thoại cá nhân để ghi âm, ghi hình cho toàn bộ quá trình
thực hiện tác phẩm. Với những tình huống phải quay lén, thành viên của nhóm sẽ
giả vờ cầm điện thoại trên tay, mặt lưng camera hướng ra ngoài sao cho quay
được mặt nhân vật, hai tay giả vờ cầm quyển sách để xem xét chất lượng. Ghi âm
sẽ do người tiếp cận và trò chuyện cùng nhân vật thực hiện.

4
1.1.6. Những phương án để “thoát thân” khi cần thiết
Nhận thấy việc trang bị kỹ năng tự bảo vệ khi tác nghiệp là vấn đề quan
trọng, nhóm đã lên kế hoạch cẩn trọng cho từng bước. Với mỗi buổi đi thăm dò,
điều tra, thu thập thông tin, … nhóm luôn cố gắng sắp xếp để có ít nhất 2 thành
viên đi cùng nhau để nếu cần thiết còn có thể hỗ trợ nhau. Hơn hết, các thành viên
đều phải cẩn trọng, nhanh nhạy nhận ra khi thấy điểm bất thường hoặc có khả
năng đã bị nghi ngờ để có thể đối phó kịp thời. Khi bị phát hiện, đối tượng nếu có
những hành vi đi quá giới hạn, cần ngay lập tức chạy về phía đông người để tìm
kiếm sự trợ giúp.
1.2. Kịch bản

STT Cảnh quay Nội dung Ghi chú

1 - Cảnh đằng sau lưng Có ý định tự học tiếng Nhật, cô gái


cô gái cầm quyển sách này đã tìm đến một cửa hàng sách
(Cảnh ngồi học) tại quận Cầu Giấy và được tư vấn
- Cảnh cận quyển sách mua quyển “Bản dịch và Giải thích
và các trang sách bị lỗi Ngữ pháp” này. Sách có giá bìa là
- Cảnh phỏng vấn 90.000 đồng, song được giảm giá
(Quay sau lưng) chỉ còn 40.000 đồng. Nhưng khi
bắt đầu học, cô mới phát hiện có
những trang sách in mờ, không rõ
chữ khiến cô không thể đọc được.
“Sách được đóng bóng kính trông
rất mới, chủ cửa hàng cũng khẳng
định là sách mới và bảo là không
cần kiểm tra. Nhưng khi mang về
thì mình hơi sốc, nhiều chỗ mình

5
còn không hiểu sách viết gì. Đây
như chỗ này, chữ Kanji còn bị có
dấu chấm ở ngay giữa chữ, mình
không thể nhìn ra được đây là chữ
gì nếu không có phần dịch bên
dưới.”
Đây là một trong những trường hợp
mà người đọc có thể gặp khi chẳng
may mua phải sách kém chất
lượng.

2 - Cảnh các cửa hàng Trên các tuyến phố như Trần Quốc
sách lậu trên phố Trần Hoàn, Đường Láng không khó để
Quốc Hoàn, Đường bắt gặp những cửa hàng treo bảng
Láng hiệu sách đại hạ giá 50-80%. Tìm
- Cảnh quay lén cuộc đến các cửa hàng sách trên phố
trò chuyện giữa phóng Trần Quốc Hoàn (quận Cầu Giấy,
viên với chủ hiệu sách Hà Nội), chủ hiệu sách không ngần
ngại giới thiệu với chúng tôi về
những cuốn sách với giá rất rẻ.
“Nếu mà lấy 20 quyển thì giảm cho
40%, lấy lẻ giảm 30%.”
“Cái này thì trừ cháu 30%, 30
hoặc 40%”
“- Nếu như mà mua lẻ là 90 đúng
ko, gần 93. Mua lẻ là 116 còn 9
mấy nhỉ?

6
- 90, gần 93
- Còn nếu em mua tầm 60 quyển là
chị lấy giá là 30 đúng không?
- Thôi chị lấy cho em giá 35%.”

3 Cảnh quay lén cuộc trò Đóng vai là một người nhập sách
chuyện giữa phóng với số lượng lớn, chúng tôi hỏi về
viên với chủ hiệu sách nguồn gốc của sách và nhận được
lời khẳng định:
“Cái này của bên nhà sản xuất, nếu
in lại thì chất lượng kém người ta
không mua, giáo viên người ta
không mua, in lại chỉ có sách vớ
vẩn thôi. Nhà bác không có sách in
lại, sách in lại là sách nó photo ở
quán photo ra nó bán. Sách mới,
sách tốt cháu ạ. Nhà bác bán cửa
hàng toàn sách tốt thôi.”
“- Đây là sách nguyên bản, em về
em tải.
- Sách nguyên bản luôn ạ?
- Sách nguyên bản, em về em tải mã
là ra.
- Đây là sách thật luôn đúng không
chị.
- Đúng rồi, sách nguyên bản

7
- Là sách chuẩn luôn đúng không
chị?
- Là sách chuẩn luôn. Em yên tâm,
riêng tất cả những sách này là sách
chuẩn luôn đây này. Có vấn đề gì
bảo đảm luôn.”

- Ảnh tin nhắn hỏi và Khẳng định là vậy, nhưng khi trao
trả lời vòng vo đổi qua tin nhắn và được hỏi về
- Cảnh quay lén cuộc giấy tờ thì chủ cửa hàng nói chuyện
trò chuyện giữa phóng vòng vo, không đưa ra được bất cứ
viên với chủ hiệu sách giấy tờ chứng minh nào về nguồn
gốc của những cuốn sách này.

Chúng tôi đặt ra một nghi vấn: Liệu


những cuốn sách này có thật sự là
sách chuẩn theo như lời mà họ nói?
4
Để chắc chắn hơn về nghi ngờ của
mình, chúng tôi cũng đã tìm đến
những người chuyên về tiếng Nhật
và nhận được câu trả lời, đây là
sách cũ, đã không còn xuất bản từ
lâu. Thế nhưng, khi hỏi để nhập số
lượng lớn, chủ cửa hàng sách này
lại tự tin nói:
“- Chị có luôn đúng không?
- Có

8
- Chị có sẵn luôn đúng không?
- Lấy số lượng nhiều quá thì chị gọi
công ty thì có luôn. Tầm 2 3 mươi
quyển thì chị có luôn.
- Thế 60 là phải đặt ạ? Tầm bao lâu
thì có ạ?
- Chỉ 1 tiếng đồng hồ thôi
- Ui nhanh thế ạ
- Ơ công ty mà.”

5 - Cảnh quay tại cửa Nhà xuất bản đã ngừng xuất bản từ
hàng sách lậu lâu, vậy câu hỏi đặt ra ở đây là
những cuốn sách đó lấy từ đâu ra?

6 - Ảnh tin nhắn thừa Đúng như dự đoán, sau một thời
nhận. gian trò chuyện, làm thân và lấy
- Cảnh quay lén cuộc được lòng tin, thì lúc này, người
trò chuyện giữa phóng bán lại tự thừa nhận rằng, có sách
viên với chủ hiệu sách in lậu nên rất rẻ.

Tại một cửa hàng khác, chủ cửa


hàng cũng đã thừa nhận đây là sách
kém chất lượng nhưng lại không
nhận thấy được những tác hại của
việc buôn bán sách lậu.
“Nó như kiểu nó dọa để lấy tiền, nó
dọa nó bảo sách kém chất lượng
với lại sách in lại, còn sách này

9
sách tốt nó lấy cháu đắt tiền. Nó
dọa để nó lấy tiền. Bọn buôn bán
giờ lớp trẻ nó cần tiền nó cứ dọa ui
mua cái sách kém chất lượng
không học được.”

7 Phỏng vấn cô Vũ Thùy “Có thể nói là tình trạng sách lậu,
Dương, Trưởng khoa sách giả đã gây thiệt hại lớn cho
Xuất bản, Học viện các nhà xuất bản và tác giả rất là
Báo chí và Tuyên nhiều. Cái thứ nhất đó là làm cho
truyền các nhà xuất bản thiệt hại về kinh
tế bởi vì nhà xuất bản là đơn vị sẽ
bỏ tiền ra để mua bản quyền và đầu
tư vào trong các khâu như là thẩm
định, biên tập, in ấn và phát hành.
Còn đối với tác giả, thiệt hại lớn
nhất đó chính là tác giả bị mất
quyền lợi, quyền tác giả và quyền
liên quan đối với tác phẩm mình
sáng tạo ra.”

8 - Cảnh thầy giáo trung Mặc dù biết việc sử dụng sách lậu
tâm đến mua sách gây ảnh hưởng lớn đến tác giả và
- Cảnh quay lén cuộc nhà xuất bản nhưng rất nhiều trung
trò chuyện giữa phóng tâm vẫn đặt mua với số lượng lớn
viên với chủ hiệu sách tại các cửa hàng này và bán lại cho
học viên của mình.

10
“Bác toàn bán cho các trung tâm
tiếng Nhật, người ta toàn mua 5-60
bộ thôi mà mỗi 1 bộ là 5 quyển.
Đây này của trung tâm này nó mua
đây này cháu này. Nó toàn mua 15
triệu 1. Người ta toàn lấy 120
quyển 1.”

“-Bán cho trung tâm giá ghi như


này những bán có 35 nghìn thôi.
- Như thế thì rẻ quá luôn, thì lãi
- Chị bán cho những cái trung tâm,
họ lại bán lại cho học sinh, sinh
viên. Người ta bán lấy lãi, tức là họ
đã mua lại của chị rồi xong họ bán
lại với giá cao hơn lấy lãi. Họ sẽ
bảo là em mua chị đưa em cái hóa
đơn này, ghi cho em giá gốc, tình
tiền kiểu khác.”

9 Cảnh khách hàng mua Không chỉ những trung tâm mà


sách tại những cửa những cửa hàng sách này còn có
hàng này một lượng khách lẻ lớn.
Lượng khách này chỉ quan tâm đến
giá rẻ mà không quan tâm đến chất
lượng của cuốn sách mà họ mua.

11
10 Phỏng vấn khách hàng “Mình mua chỉ để đọc nội dung
mua sách thôi. Giá rẻ là được còn bản quyển
hay không thì cũng không quan tâm
lắm.”
“Cái thứ mình quan tâm là nội
dung. Mình chỉ muốn mua và đọc,
trải nghiệm cuốn sách đó thật là
nhanh. Giá thành của nó cũng hợp
lý hơn những cái quyển mà mua
chính hãng ngoài shop.”

11 Người bán phải chịu trách nhiệm


pháp lý với hành vi buôn bán sách
lậu của mình, còn người mua thì là
đang tiếp tay cho những hành vi vi
phạm pháp luật.

12 Phỏng vấn luật sư “Hiện tại chúng ta có 2 quy định.


Nguyễn Ngọc Hùng – Một là quy định liên quan đến việc
Đoàn Luật sư thành in ấn tài liệu giả. Thì đối với hành
phố Hà Nội vi in ấn tài liệu giả, mức xử phạt
hiện nay từ 15-35 triệu đồng. Đối
với hành vi buôn bán các tài liệu
sách, giấy tờ giả, tài liệu in ấn như
này thì lên đến 70 triệu đồng. Vì có
cầu nên là những người bán sách
lậu, in sách lậu họ mới có cơ sở để
họ cung cấp ra thị trường. Thì với

12
những cái sơ hở như này thì rõ
ràng đã tạo điều kiện cho những
đối tượng buôn bán sách lậu tràn
lan như hiện nay. Vì chúng ta
không xử phạt đối với người mua
nên chính vì vậy đây cũng là một kẽ
hở rất là lớn.”

13 Các trường hợp vi Trên thực tế đã có không ít những


phạm đã bị xử lý trường hợp in ấn, buôn bán sách lậu
và bị các cơ quan chức năng bắt
giữ, xử lý. Tại Hà Nội khi tiến hành
493 cuộc thanh tra kiểm tra tình
trạng buôn bán sách lậu đã xử phạt
vi phạm hành chính 12 tổ chức, cá
nhân với tổng số tiền xử phạt là
341,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy
1.425 xuất bản phẩm, 7.270kg bán
thành phẩm không rõ nguồn gốc,
xuất xứ.

Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ


đưa ngày 27/7/2023, ông Trần
Hùng - cựu cục phó Cục Quản lý
thị trường, cựu tổ trưởng tổ 304
Tổng cục Quản lý thị trường trong
vụ án sản xuất 27.000 quyển sách

13
giáo khoa giả đã lãnh án 9 năm tù
cho các hành vi nhận hối lộ, tiếp tay
cho sách giả, sách lậu.

Cũng vào tháng 7/2023 cơ quan


chức năng đã xử phạt hơn 36 triệu
đồng với 2 cơ sở mua bán sách giáo
khoa giả tại Cà Mau.

Đây chỉ là số ít những trường hợp


đã bị phát hiện và xử lý giữa “ma
trận” sách lậu tràn lan trên thị
trường. Thế nhưng dường như
cũng chẳng hề hấn gì. Sau tất cả,
những cửa hàng sách lậu vẫn
“mọc” lên không ít. Có cầu thì mới
có cung. Độc giả trước tiên phải
tỉnh táo, nhận thức được việc mua
sách tại những cửa hàng này là
không đúng và cần dứt khoát
không mua bán những cuốn sách
như vậy. Đến lúc đó, cuộc chiến
chống sách lậu có lẽ mới thực sự có
hồi kết.

14
PHẦN II. BÀI THU HOẠCH
Lê Hải Anh - MSV: 2056040005
2.1. Những kiến thức, kỹ năng thu nhận được từ học phần
2.1.1. Kiến thức
Trong học phần này em đã thu nhận được rất nhiều những kiến thức từ cô
Nguyễn Nga Huyền, các nhà báo, giáo trình và các phương tiện báo đài
- Em đã học được cách xác định tính chính xác, cách phân biệt các nguồn tin
trước khi bắt tay vào thực hiện.
- Em cũng học được kỹ năng tiếp nhận nhân vật, cách đặt câu hỏi, cách nhập
vai thật tự nhiên khi làm một tác phẩm điều tra để tránh bị lộ thân phận.
- Bên cạnh đó, em cũng học thêm được cách bảo vệ nguồn tin mình có và đề
cao đạo đức bản thân cũng như đạo đức nghề nghiệp khi làm việc
- Ngoài ra em cũng học được cách thoát thân khi gặp phải những tình huống
nguy hiểm trong quá trình điều tra.
2.1.2. Kỹ năng
Các kỹ năng em đã được học trong quá trình học học phần môn Kỹ năng điều
tra là:
- Kỹ năng kiểm chứng thông tin
- Kỹ năng xác định đề tài
- Kỹ năng nhập vai
- Kỹ năng phỏng vấn
- Kỹ năng quan sát
- Kỹ năng xử lý tình huống
- Kỹ năng lập kế hoạch điều tra
- Kỹ năng nghiên cứu, phân tích thông tin
- Kỹ năng quay, chụp, ghi âm lén
- Kỹ năng tiếp cận nhân vật
- Các kỹ năng giữ tâm lý bình tĩnh

15
Về phần kỹ năng, nhóm em được phân làm về phần kỹ năng kiểm chứng thông
tin, ở kỹ năng này em được tiếp xúc với những thông tin từ hai nhà báo là nhà báo
Hồ Trí (tác phẩm “Bẫy”) và nhà báo Đỗ Doãn Hoàng do các thành viên phụ trách
phỏng vấn trong quá trình làm bài tập.
Em đã học được rất nhiều từ những chia sẻ của 2 nhà báo và 2 nhà báo cũng
đã truyền cho em rất nhiều động lực để em hoàn thành tốt những tác phẩm trong
môn học và trong chặng đường sắp tới.

2.2. Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình học
2.2.1. Khó khăn
- Chúng em gặp khó khăn trong việc mời một số khách mời tham gia phỏng
vấn vì đa số đều có việc cá nhân không thể tham gia.
- Vì là lần đầu tiên em được thực hành làm tác phẩm điều tra, chưa có kinh
nghiệm trong việc dùng camera ẩn nên chất lượng các cảnh quay lén chưa được
chất lượng, còn rung lắc.
- Vì chưa thể đầu tư được máy ghi âm nên chất lượng ghi âm của chúng em
chưa được tốt.

16
- Các cửa hàng buôn bán sách lậu đã ít đi nhiều so với trước đây nên chúng
em gặp khó khăn khi đi tìm các cửa hàng để khai thác.
- Đang là thời gian cuối kỳ nên các môn đều có những bài tập lớn khá nặng,
nhưng cuối cùng các thành viên đều hoàn thành tốt bài tập này.
2.2.2. Thuận lợi
- Chúng em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình từ cô Nguyễn Nga Huyền những
lúc chúng em gặp khó khăn về ý tưởng, cách triển khai và liên hệ khách mời.
- Nhờ sự giúp đỡ của các thành viên trong nhóm nên trong quá trình làm
bài, khi gặp những chỗ còn chưa biết hoặc chưa hiểu, em đã được các bạn chỉ bảo
để hoàn thành bài được tốt hơn.
- Các thành viên trong nhóm đều lắng nghe và đóng góp cho ý kiến của
nhau, không xuất hiện tình trạng tranh cãi.
- Thời tiết cũng ủng hộ em trong những ngày đi ghi hình, tuy có một hôm
trời mưa nhưng cũng chỉ là mưa nhỏ.
- Khách mời phỏng vấn rất nhiệt tình hỗ trợ chúng em hoàn thành bài tập.
2.3. Nhận xét và chấm điểm thành viên nhóm
TT Họ tên thành viên nhóm Mô tả công việc Chấm điểm

- Liên hệ, phỏng vấn


luật sư.

- Quay lén cuộc trò


1 Lê Hải Anh chuyện với chủ cửa 10

hàng sách lậu.

- Tìm kiếm sách thật để


so sánh (nhưng sau đó

17
biết sách đã ngừng xuất
bản).

- Hỗ trợ quay nhân vật


bị ảnh hưởng do mua
phải sách lậu.

- Nhóm trưởng, lên kế


hoạch và phân công
công việc.

- Tiếp cận, trò chuyện


và quay lén cuộc trò
chuyện với chủ cửa
hàng sách lậu.

- Tìm kiếm người biết


tiếng Nhật để hỏi về
2 Nguyễn Hà Chi sách. 10

- Quay nhân vật bị ảnh


hưởng do mua phải sách
lậu.

- Hoàn thiện kịch bản


sau khi đã tác nghiệp
xong và họp.

- Dựng hoàn chỉnh tác


phẩm điều tra.

18
- Lên ý tưởng cho đề tài
điều tra

- Liên hệ, phỏng vấn


giảng viên khoa Xuất
bản.

- Hỗ trợ phỏng vấn luật


3 Trương Ngọc Quỳnh Chi sư. 10

- Quay lén cuộc trò


chuyện với chủ cửa
hàng sách lậu.

- Tìm kiếm nhân vật đã


bị ảnh hưởng do mua
phải sách lậu.

- Tiếp cận, trò chuyện


và ghi âm lén cuộc trò
chuyện với chủ cửa
hàng sách lậu.

4 Trần Phương Thảo - Làm thân và trò 10


chuyện cùng chủ cửa
hàng sách lậu qua Zalo.

- Hỗ trợ phỏng vấn


khách hàng.

19
- Hoàn thiện kịch bản
sau khi đã tác nghiệp
xong và họp.

- Tiếp cận, trò chuyện


với chủ cửa hàng sách
lậu.

- Tìm kiếm, phỏng vấn


khách hàng.

- Hỗ trợ phỏng vấn


giảng viên khoa Xuất

5 Nguyễn Bảo Yến bản, luật sư. 10

- Tìm kiếm sách thật để


so sánh (nhưng sau đó
biết sách đã ngừng xuất
bản).

- Đọc voice off cho bài


điều tra

- Hoàn thiện kịch bản.

2.4. Đề xuất & Kết luận


2.4.1. Đề xuất
2.4.1.1. Về cách thức tổ chức môn học
Môn học Kỹ năng điều tra đã cho em có cái nhìn rõ hơn về cách thức, kiến
thức, kỹ năng cần có khi thực hiện một tác phẩm điều tra. Vì thời gian của môn

20
đã được quy định rõ nhưng nếu có thể có thêm những buổi trải nghiệm thực tế và
được giao lưu, trao đổi với nhiều nhà báo trong lĩnh vực này, chúng em sẽ hiểu
sâu hơn về môn học.
2.4.1.2. Về giảng viên hướng dẫn
- Hướng dẫn đầy đủ cách thức làm bài.
- Phân tích đánh giá hiệu quả các hoạt động trong suốt quá trình học của
sinh viên.
- Phương pháp giảng dạy khuyến khích sinh viên nâng cao tinh thần tích
cực tham gia học tập, phát triển năng lực tự học của sinh viên.
- Phương pháp giảng dạy giúp sinh viên nâng cao và phát triển các kỹ năng
tư duy.
- Các hình thức, họạt động học tập đa dạng, phù hợp với nội dung, mục tiêu
bải giảng. Các yêu cầu đưa ra về việc đi thực tế và làm báo là hợp lí, đa dạng, phù
hợp với môn học, tạo nền tăng vừng chắc cho việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
sau này.
2.4.2. Kết luận

Tác phẩm kỹ năng điều tra là môn học mới với rất nhiều kiến thức, việc
nắm hết các lý thuyết để thực hành theo em cảm nhận còn nhiều khó khăn. Tuy
nhiên, việc trực tiếp thực hiện sản xuất một tác phẩm điều tra đã cho cá nhân em
và các thành viên nhiều trải nghiệm quý giá về quá trình làm việc nhóm, xây dựng
kịch bản, lấy tin, làm phóng sự. Từ đó, em đã có cái nhìn tổng quan và chân thật
hơn về về quá trình làm tác phẩm điều tra trong thực tế và rút ra nhiều bài học
kinh nghiệm cho bản thân trong học tập và làm việc từ nay về sau.

Em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Nga Huyền - giảng viên bộ môn đã tạo
cho chúng em một hình thức học tập hiệu quả, thực tế cùng với nhiều lời nhận xét
sát sao để chúng em có thể hoàn thiện bài tập một cách trọn vẹn nhất. Em có thể

21
nói là qua môn học này, em thấy được làm tác phẩm điều tra là một công việc rất
vất vả, đòi hỏi nhiều công sức và không dễ dàng như khi đứng ở bên ngoài nhìn
vào. Từ đó em cũng trân trọng những trải nghiệm mà em đã đang và sẽ gặp trên
con đường học tập và làm việc của mình.

22
Nguyễn Hà Chi - MSV: 2056040018
2.5. Những kiến thức, kỹ năng thu nhận được từ học phần
2.5.1. Kiến thức
Nhằm giúp cho sinh viên có được những kiến thức đa dạng, sau này có thể
trở thành một nhà báo đa năng, Học viện đã tổ chức dạy- học học phần Kỹ năng
điều tra cho toàn bộ sinh viên thuộc khối ngành Báo chí. Bằng sự hướng dẫn nhiệt
huyết, tận tâm của giảng viên bộ môn cô Nguyễn Nga Huyền, cùng sự tương tác,
làm việc của lớp đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Học phần này giúp em hiểu rõ hơn về những lý luận chung về báo chí điều
tra như:
- Khái niệm điều tra;
- Phân biệt tác phẩm điều tra và kỹ năng điều tra;
- Đặc thù của thể loại điều tra;
- Những yêu cầu đối với nhà báo điều tra:
+ Đạo đức nhà báo điều tra và tại sao đạo đức nhà báo điều tra lại quan
trọng, những nguy cơ về mặt đạo đức mà nhà báo điều tra đối mặt;
+ Kiến thức pháp luật của nhà báo điều tra và tại sao nhà báo điều tra cần
hiểu biết pháp luật, những nguy cơ mà nhà báo điều tra đối mặt khi thiếu hụt kiến
thức pháp luật, nhà báo điều tra cần làm gì để củng cố kiến thức pháp luật.
Không chỉ là lý thuyết suông, em còn có cơ hội được nghe những điều thật
thấm, thật quý về nghề báo từ một nhà báo điều tra hàng đầu là nhà báo Đỗ Doãn
Hoàng thông qua buổi học do cô Nga Huyền tổ chức. Buổi học đã giúp em có
những góc nhìn thực tế hơn với nghề báo nói chung và báo chí điều tra nói riêng.
2.5.2. Kỹ năng
Ngoài những kiến thức chuyên môn, em còn được học thêm nhiều kỹ năng
thông qua các buổi thuyết trình mà cô đã giao chủ đề cho các nhóm tìm hiểu:
- Kỹ năng quan sát;
- Kỹ năng phỏng vấn;

23
- Kỹ năng xử lý tình huống;
- Kỹ năng lựa chọn đề tài;
- Kỹ năng nhập vai;
- Kỹ năng kiểm chứng thông tin;
- Kỹ năng lên kế hoạch;
- Kỹ năng tiếp cận nhân vật;
- Kỹ năng quay/chụp/ghi âm lén;
- Kỹ năng phân tích thông tin.
Đặc biệt, trong 10 kỹ năng, nhóm em được phân công tìm hiểu về kỹ năng
kiểm chứng thông tin. Em nhận thấy kỹ năng kiểm chứng thông tin trong báo chí
nói chung và trong báo chí điều tra nói riêng là vô cùng quan trọng. Đối với mỗi
nguồn tin, nhà báo sẽ có các cách kiểm chứng thông tin khác nhau nhưng về cơ
bản, mỗi nhà báo cần phải đặt trọn tâm huyết của mình vào bài viết, phóng sự,
kiểm chứng thông tin một cách kỹ càng, không bỏ sót bất cứ thông tin gì.
Với những điều được học trong học phần này, em đã có thể phần nào tự tin
hơn vào khả năng tổ chức sản xuất các tác phẩm báo chí điều tra của mình sau
này.

2.6. Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình học
2.6.1. Khó khăn
Khó khăn đầu tiên là việc lựa chọn đề tài. Vì điều tra là một loại tác phẩm
khó, đòi hỏi nhiều kỹ năng nghiệp vụ, mà còn là sinh viên nên không phải đề tài
nào cũng có thể làm được. Khi lựa chọn đề tài, chúng em phải xem xét đề tài ấy
ở nhiều khía cảnh mà quan trọng nhất là tính khả thi của đề tài. Nhóm đã từng có
đề tài phải loại bỏ vì độ phức tạp của đề tài đối với một nhóm sinh viên nhỏ bé.
Trong quá trình điều tra, khó khăn lớn nhất đó chính là việc moi thông tin.
Vì đề tài điều tra đã từng được lên báo nên các chủ cửa hàng đều rất cảnh giác,

24
khó để lộ ra sơ hở. Điều này khiến cho kế hoạch điều tra của nhóm không được
thuận lợi như mong muốn.
Việc liên hệ phỏng vấn cho tác phẩm cũng gặp rất nhiều trắc trở khi nhóm
đã bị từ chối khá nhiều lần. Mà bản thân còn là sinh viên, chưa có nhiều mối quan
hệ nên thông tin liên hệ cũng bị hạn chế.
Khó khăn nữa mà bản thân em cũng như nhóm gặp phải chắc chắn là việc
có thành viên trong nhóm bị mắc sốt xuất huyết, trong khi nhóm cũng đã ít thành
viên hơn nhóm khác. Chính vì vậy mà việc hoàn thành bài tập cũng bị kéo dài
thời gian hơn rất nhiều.
2.6.2. Thuận lợi
Tuy là có những khó khăn như vậy, nhưng với sự dẫn dắt tận tâm, vui vẻ,
tràn đầy nhiệt huyết của giảng viên bộ môn TS. Nguyễn Nga Huyền, cùng sự hợp
tác của các bạn sinh viên trong khi làm việc nhóm, đã giúp đỡ em rất nhiều trong
quá trình học và làm bài tập. Ngay khi gặp khó khăn và cần sự trợ giúp, cô Nga
Huyền đã không ngần ngại mà hướng dẫn chúng em cách làm, cho chúng em
thông tin liên hệ của các luật sư liên quan… Các thành viên trong nhóm cũng rất
năng nổ, trách nhiệm, luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình. Được
làm việc cùng cô và các bạn đã giúp em phát triển rất nhiều về kiến thức cũng như
kỹ năng nghiệp vụ.
Qua môn học, em đã được học các kiến thức chuyên môn, kỹ năng tác
nghiệp … Những kiến thức này là cơ sở thuận lợi để em hiểu sâu hơn về điều tra
và có thể trực tiếp sáng tạo những sản phẩm báo chí điều tra. Tuy thực tế có thể
khác, nhưng cũng nhờ những kiến thức đã được trang bị mà em cũng đỡ lóng
ngóng phần nào.
Ngoài ra, em đã được tiếp xúc với truyền hình ngay từ năm nhất nên khi
học và làm bài tập, em cũng không quá bỡ ngỡ với quy trình sản xuất, cách quay
dựng tác phẩm … Từ đó mà cũng có thể phần nào giúp ích cho nhóm trong quá
trình thực hiện và hoàn thiện tác phẩm.

25
2.7. Nhận xét và chấm điểm thành viên nhóm

Họ tên thành Chấm


STT Mô tả công việc
viên nhóm điểm

- Liên hệ, phỏng vấn luật sư.

- Quay lén cuộc trò chuyện với chủ cửa hàng


sách lậu.

1 Lê Hải Anh - Tìm kiếm sách thật để so sánh (nhưng sau đó A

biết sách đã ngừng xuất bản).

- Hỗ trợ quay nhân vật bị ảnh hưởng do mua


phải sách lậu.

- Nhóm trưởng, lên kế hoạch và phân công công


việc.

- Tiếp cận, trò chuyện và quay lén cuộc trò


chuyện với chủ cửa hàng sách lậu.

- Tìm kiếm người biết tiếng Nhật để hỏi về sách.


2 Nguyễn Hà Chi A
- Quay nhân vật bị ảnh hưởng do mua phải sách
lậu.

- Hoàn thiện kịch bản sau khi đã tác nghiệp xong


và họp.

- Dựng hoàn chỉnh tác phẩm điều tra.

26
- Lên ý tưởng cho đề tài điều tra

- Liên hệ, phỏng vấn giảng viên khoa Xuất bản.

- Hỗ trợ phỏng vấn luật sư.


Trương Ngọc
3 A
Quỳnh Chi - Quay lén cuộc trò chuyện với chủ cửa hàng
sách lậu.

- Tìm kiếm nhân vật đã bị ảnh hưởng do mua


phải sách lậu.

- Tiếp cận, trò chuyện và ghi âm lén cuộc trò


chuyện với chủ cửa hàng sách lậu.

- Làm thân và trò chuyện cùng chủ cửa hàng


Trần Phương sách lậu qua Zalo.
4 A
Thảo
- Hỗ trợ phỏng vấn khách hàng.

- Hoàn thiện kịch bản sau khi đã tác nghiệp xong


và họp.

27
- Tiếp cận, trò chuyện với chủ cửa hàng sách
lậu.

- Tìm kiếm, phỏng vấn khách hàng.

- Hỗ trợ phỏng vấn giảng viên khoa Xuất bản,


Nguyễn Bảo luật sư.
5 A
Yến
- Tìm kiếm sách thật để so sánh (nhưng sau đó
biết sách đã ngừng xuất bản).

- Đọc voice off cho bài điều tra

- Hoàn thiện kịch bản.

2.8. Đề xuất & Kết luận


2.8.1. Đề xuất
Hiện tại, em cảm thấy rất hài lòng với phương pháp giảng dạy và kiểm tra,
đánh giá của cô TS Nguyễn Nga Huyền. Nếu cần phải đề xuất thêm thì có lẽ em
mong muốn sẽ có nhiều buổi được giao lưu, học hỏi cùng nhà báo điều tra hơn để
được tiếp cận kiến thức thực tiễn, cũng như được truyền cảm hứng trên con đường
theo đuổi sự nghiệp làm báo.
2.8.2. Kết luận
Học phần Kỹ năng điều tra do TS Nguyễn Nga Huyền phụ trách giảng dạy
là một học phần khó. Nhưng dưới sự dẫn dắt, phương pháp dạy học hiệu quả của
cô Nga Huyền, cô đã khiến môn học trở nên thú vị và dễ hiểu hơn rất nhiều. Cảm
ơn cô, TS Nguyễn Nga Huyền vì đã đồng hành cùng lớp chúng em trong học phần
này, cho chúng em cơ hội được học hỏi và cọ xát rất nhiều với nghề báo, và chính
sự tâm huyết của cô cũng đã truyền cảm hứng rất nhiều cho em. Là sinh viên, sản

28
phẩm điều tra chúng em làm ra có thể còn chưa được hoàn thiện, nhưng đó là tác
phẩm đầu tay và là tác phẩm mang đến những trải nghiệm mới lạ, khó quên nhất
cho đến thời điểm hiện tại, thậm chí có thể là cả trong sự nghiệp làm báo tương
lai của em.

29
Trương Ngọc Quỳnh Chi – MSV: 2056040020
Lời nói đầu
Học kỳ vừa qua, chúng em đã được học môn “Tác phẩm điều tra” với 3 tín
chỉ. Trước hết, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Nga Huyền
đã chỉ bảo và dạy chúng em những kiến thức cần thiết để tạo nên một tác phẩm
điều tra. Từ những bài tập em đã hoàn thành trong quá trình học, em đã có thêm
được nhiều kiến thức về điều tra và rút ra được những kinh nghiệm để hoàn thiện
hơn kỹ năng của mình. Sau đây là báo cáo của em về những điều em đã tích lũy
và học hỏi được từ môn học “Tác phẩm điều tra”.

2.1. Những kiến thức, kỹ năng thu nhận được từ học phần

- Cách tìm tin tức, đề tài, thông tin cho quá trình lên ý tưởng bài điều tra:
Thông tin phải chính xác, mang tính thời sự, cập nhật.
- Trước khi tham gia quá trình làm điều tra, cần dành thời gian để nghiên
cứu vấn đề mà mình muốn đề cập tới, tìm hiểu về nhân vật sắp được phỏng vấn.
Sau khi phỏng vấn hoặc tìm kiếm, thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho
bài điều tra, cần chọn lọc, biên tập lại và tìm kiếm thêm những thông tin cho phù
hợp với bài. Các thông tin chọn lọc để viết bài cần phải ở những trang web, tài
liệu có nguồn gốc chính thống, tính xác thực cao tránh trường hợp tin sai, không
chính xác.
- Chuẩn bị những câu hỏi chính, xoáy sâu vào vấn đề cần khai thác.
- Chuẩn bị máy quay, máy ghi âm đầy pin, kiểm tra trước khi lên đường,
cẩn thận khi quay lén đối tượng.
- Bật máy ghi âm suốt buổi nói chuyện, vì mình không thể ghi chép được
hết tất cả, nhân vật nói nhanh, nói nhiều, nên tốt nhất cứ ghi âm hết lại, rồi về
nghe lại và lọc ý.

30
Đối với ngành học của mình, em nhận thấy đối với các nhân sự làm công
tác báo chí - truyền thông hiện nay, cần có những năng lực và phẩm chất sau:
- Kỹ năng giao tiếp, trình bày tốt: giao tiếp là một trong những kĩ năng quan
trọng để đạt được kết quả trong việc thiết lập mối quan hệ, phát triển quan hệ tốt
đối với nhân vật. Giao tiếp cũng là chìa khóa để bắt đầu và duy trì mối quan hệ
trong cơ quan và những người làm việc cùng lĩnh vực
- Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập: đây là 2 kỹ năng bổ
trợ nhau để hoàn thành tốt công việc dưới tinh thần hợp tác và chủ động.
- Cách tìm tài liệu phục vụ cho viết bài: tài liệu phải chính xác, phù hợp,
cần dẫn nguồn cụ thể. Số liệu cần phải đến từ các đơn vị chuyển khảo sát và
nghiên cứu thị trường, báo cáo của bộ, ban ngành liên quan, không được mắc lỗi
chính tả hay sai lệch thông tin. Kỹ năng chọn lọc, tìm kiếm thông tin, nắm bắt
những vấn đề mang tính thời sự, phù hợp xu hướng, kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn,
tổng hợp thông tin. Đây là những kỹ năng cần thiết và quan trọng đối với công
việc viết báo.
- Kiến thức xã hội sâu rộng: Việc am hiểu sâu rộng các lĩnh vực của đời
sống xã hội là một yêu cầu tất yếu đối với bất kì ngành nghề nào. Ngành báo chí
– truyền thông cũng không ngoại lệ. Cần phải có sự am hiểu nhất định trong nhiều
lĩnh vực xã hội để có khả năng chọn lọc tài liệu phù hợp.
- Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, mối quan hệ với
những người xung quanh… Nhận thức rõ về bản thân giúp cá nhân thể hiện sự tự
tin và tính kiên định để có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả.
- Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình, góp ý của người khác
Đối với môn điều tra, em đã học được:
- 8 kỹ năng: quan sát, phỏng vấn, xử lý tình huống, lựa chọn đề tài, nhập
vai, kiểm chứng thông tin, tiếp cận nhân vật, quay lén + ghi âm lén
- Biết cách quay lén và bắt chuyện với đối tượng điều tra
- Phương pháp thoát thân khi cần thiết

31
2.2. Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình học và làm bài tập
• Thuận lợi:
- Em đã được học những kỹ năng cơ bản trong quá trình tác nghiệp, khai
thác thông tin và tiếp cận nhân vật.
- Làm bài tập theo nhóm, em được tham gia vào các công việc như chọn đề
tài, lên nội dung, đi thực tế lấy tin, phỏng vấn, viết bài và sáng tạo tác phẩm điều
tra.
- Có cơ hội học hỏi nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu qua quá trình làm
bài tập.
• Khó khăn:
- Khi đi tác nghiệp, chúng em gặp khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng,
đối tượng không hợp tác.
- Do vốn kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình làm bài tập đôi khi em
còn gặp nhiều bỡ ngỡ.
- Chưa phát huy được hết khả năng quan sát, cũng như các cách khai thác
thông tin.
- Cần trau dồi, học hỏi thêm kiến thức thực tế để phục vụ trong quá trình
tác nghiệp.
* Các bài tập
- Bài tập 1: Tìm hiểu về kĩ năng “Kiểm chứng thông tin”
- Bài tập 2: Làm điều tra về đề tài “Sách lậu bày bán công khai tại Hà Nội”
2.3. Đánh giá và chấm điểm từng thành viên

TT Họ và tên Mô tả công việc Chấm


điểm
1 Lê Hải Anh - Liên hệ, phỏng vấn luật sư. A
- Quay lén cuộc trò chuyện với chủ
cửa hàng sách lậu.

32
- Tìm kiếm sách thật để so sánh
(nhưng sau đó biết sách đã ngừng
xuất bản).
- Hỗ trợ quay nhân vật bị ảnh hưởng
do mua phải sách lậu.
2 Nguyễn Hà Chi - Nhóm trưởng, lên kế hoạch và A
phân công công việc.
- Tiếp cận, trò chuyện và quay lén
cuộc trò chuyện với chủ cửa hàng
sách lậu.
- Tìm kiếm người biết tiếng Nhật để
hỏi về sách.
- Quay nhân vật bị ảnh hưởng do
mua phải sách lậu.
- Hoàn thiện kịch bản sau khi đã tác
nghiệp xong và họp.
- Dựng hoàn chỉnh tác phẩm điều
tra.
3 Trương Ngọc - Lên ý tưởng cho đề tài điều tra A
Quỳnh Chi - Liên hệ, phỏng vấn giảng viên
khoa Xuất bản.
- Hỗ trợ phỏng vấn luật sư.
- Quay lén cuộc trò chuyện với chủ
cửa hàng sách lậu.
- Tìm kiếm nhân vật đã bị ảnh hưởng
do mua phải sách lậu.

33
4 Trần Phương - Tiếp cận, trò chuyện và ghi âm lén A
Thảo cuộc trò chuyện với chủ cửa hàng
sách lậu.
- Làm thân và trò chuyện cùng chủ
cửa hàng sách lậu qua Zalo.
- Hỗ trợ phỏng vấn khách hàng.
- Hoàn thiện kịch bản sau khi đã tác
nghiệp xong và họp.

5 Nguyễn Bảo Yến - Tiếp cận, trò chuyện với chủ cửa A
hàng sách lậu.
- Tìm kiếm, phỏng vấn khách hàng.
- Hỗ trợ phỏng vấn giảng viên khoa
Xuất bản, luật sư.
- Tìm kiếm sách thật để so sánh
(nhưng sau đó biết sách đã ngừng
xuất bản).
- Đọc voice off cho bài điều tra
- Hoàn thiện kịch bản.

34
Các hình ảnh tác nghiệp:

Phỏng vấn cô Vũ Thùy Dương – trưởng khoa Xuất bản

Hỗ trợ quay nhân vật mua phải sách lậu

35
2.4. Đề xuất và kết luận
2.4.1. Đề xuất

Em mong muốn sẽ được giao lưu với nhiều nhà báo điều tra hơn để được
học hỏi và trao đổi về kinh nghiệm trong nghề, ngoài ra em không còn đề xuất
nào.
2.4.2. Kết luận

Qua quá trình học tập môn “Tác phẩm điều tra”, cũng như qua bài tập cuối
môn, bản thân em đã học được thêm nhiều kiến thức bổ ích. Dù tác phẩm còn
nhiều thiếu sót, nhưng chúng em đã cố gắng trong từng ý tưởng, từng bước làm.
Đây sẽ là những kinh nghiệm giúp em có thể tạo nên những tác phẩm chỉn chu
hơn, tiến bộ hơn sau này.

36
Trần Phương Thảo - 2056040051
2.1. Những kiến thức, kỹ năng thu nhận được từ học phần
2.1.1. Kiến thức
Môn Kỹ năng điều tra do cô Nguyễn Nga Huyền giảng dạy là một trong
những môn quan trọng của sinh viên thuộc khoa Phát thanh Truyền hình. Kỹ năng
điều tra là môn học cơ sở, đào tạo sinh viên những kiến thức cơ bản xoay quanh
thể loại điều tra.
Dù chuyên ngành của em là báo Phát thanh nhưng những kiến thức về kỹ
năng điều tra đã giúp em có thêm nhiều hiểu biết, áp dụng vào trong công việc và
học tập.
• Thứ nhất, môn học giúp sinh viên có những kiến thức về vấn đề pháp lý,
đạo đức và trách nhiệm của nhà báo điều tra.
Nhà báo điều tra cần tiếp cận đối tượng điều tra dựa trên những quy định
pháp lý và chuẩn mực đạo đức.
• Thứ hai, môn học cung cấp quy trình sáng tạo một tác phẩm điều tra.
Quy trình chung cho hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí điều tra gồm tìm
hiểu và nghiên cứu thực tế, xác định được đề tài, thu thập khai thác thông tin, thể
hiện nội dung, đăng bài, và lắng nghe phản hồi.
• Thứ ba, môn học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
Học đi đôi với hành. Ngoài việc học lý thuyết trên giảng đường, sinh viên
còn được thực hành, tự tay làm tác phẩm điều tra. Được thực hành nghiên cứu về
mặt lý thuyết và trực tiếp tham gia hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu về điều tra.
Nâng cao khả năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm trong học tập.
2.1.2. Kỹ năng
Thông qua môn học Kỹ năng điều tra do cô Nguyễn Nga Huyền giảng dạy,
em có thêm cho mình những kỹ năng cần thiết cho việc điều tra.
• Thứ nhất, kỹ năng chọn đề tài

37
Có thể lựa chọn đề tài điều tra từ chính cuộc sống, mạng xã hội, bạn bè…
Lựa chọn đề tài dựa vào lợi ích công, mang tính thời sự, thể hiện góc nhìn của nhà
báo và thúc đẩy hành động, tính khả thi.
• Thứ hai, kỹ năng lên kế hoạch điều tra.
Kế hoạch điều tra đòi hỏi cần dựa trên nhiều tiêu chí, cần đầy đủ chi tiết
nhằm tránh sai sót.
• Thứ ba, kỹ năng thu thập thông tin, phân tích hồ sơ, tài liệu.
Tìm kiếm, thu thập thông tin trên nhiều trang khác nhau, đảm bảo thông tin
đúng sự thật, phân tích những số liệu để có kết quả chuẩn xác nhất.
• Thứ tư, kỹ năng phỏng vấn.
Phỏng vấn trong điều tra cần lựa chọn đối tượng kỹ lưỡng, phù hợp với đề
tài và có hiểu biết nhất định liên quan đến đề tài đang thực hiện điều tra.
• Thứ năm, kỹ năng nhập vai.
Nhập vai, làm thân với đối tượng điều tra nhằm thâm nhập vào nơi điều tra
để thu thập chứng cứ cần thiết để lật tẩy những chiêu trò của đối tượng điều tra.
Phóng viên cần đặt mình vào vị trí của đối tượng, trở thành đối tượng để theo dõi
và giám sát.
• Thứ sáu, kỹ năng xử lý tình huống đặc biệt.
Trong quá trình điều tra, không tránh khỏi những tình huống bất ngờ xảy
ra. Vì vậy cần chuẩn bị những kỹ năng để sẵn sàng xử lý những tình huống đó,
nhằm đảm bảo an toàn cá nhân.
Ngoài ra còn học thêm kỹ năng sử dụng những thiết bị quay lén phục vụ
cho việc điều tra.

2.2. Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình học
2.2.1. Khó khăn
Trong quá trình thực hiện học tập trên giảng đường và trong quá trình thực
hiện bài tập cuối môn, em và nhóm đã gặp phải một số khó khăn.

38
• Trong quá trình học
Những buổi học online, chất lượng mạng kém dẫn đến khi xem những video
điều tra mẫu thường lag, không rõ hay cản trở trong quá trình học.
• Khi thực hiện bài tập cuối môn
Gặp khó khăn trong việc moi thông tin từ đối tượng buôn bán sách lậu. Tìm
kiếm khách mời còn khó khăn do liên hệ không được hoặc khách mời từ chối
phỏng vấn. Thành viên trong nhóm gặp vấn đề về sức khỏe nên việc điều tra gặp
nhiều trở ngại, bản thân em bị sốt xuất huyết trong thời gian 1 tuần nên thời gian
điều tra bị kéo dài đáng kể.

2.2.2. Thuận lợi


Bên cạnh những khó khăn, vẫn còn những thuận lợi giúp môn kỹ năng điều
tra thành công.
Giảng viên nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy những kiến thức cần thiết cho
bộ môn kỹ năng điều tra. Ngoài ra giảng viên hỗ trợ sinh viên hết mình khi thực
hiện bài cuối môn. Sinh viên được tiếp xúc trực tiếp đi tìm hiểu, khai thác thông
tin, dấn thân thực hiện điều tra. Được lắng nghe những chia sẻ từ các nhà báo
chuyên môn.

39
2.3. Nhận xét và chấm điểm thành viên nhóm

TT Họ tên thành Mô tả công việc Chấm


viên nhóm điểm

1 Lê Hải Anh - Liên hệ, phỏng vấn luật sư. 10

- Quay lén cuộc trò chuyện với chủ cửa hàng


sách lậu.

- Tìm kiếm sách thật để so sánh (nhưng sau


đó biết sách đã ngừng xuất bản).

- Hỗ trợ quay nhân vật bị ảnh hưởng do mua


phải sách lậu.

2 Nguyễn Hà Chi - Nhóm trưởng, lên kế hoạch và phân công 10


công việc.

- Tiếp cận, trò chuyện và quay lén cuộc trò


chuyện với chủ cửa hàng sách lậu.

- Tìm kiếm người biết tiếng Nhật để hỏi về


sách.

- Quay nhân vật bị ảnh hưởng do mua phải


sách lậu.

- Hoàn thiện kịch bản sau khi đã tác nghiệp


xong và họp.

40
- Dựng hoàn chỉnh tác phẩm điều tra.

3 Trương Ngọc - Lên ý tưởng cho đề tài điều tra 10


Quỳnh Chi
- Liên hệ, phỏng vấn giảng viên khoa Xuất
bản.

- Hỗ trợ phỏng vấn luật sư.

- Quay lén cuộc trò chuyện với chủ cửa hàng


sách lậu.

- Tìm kiếm nhân vật đã bị ảnh hưởng do mua


phải sách lậu.

4 Trần Phương - Tiếp cận, trò chuyện và ghi âm lén cuộc trò 10
Thảo chuyện với chủ cửa hàng sách lậu.

- Làm thân và trò chuyện cùng chủ cửa hàng


sách lậu qua Zalo.

- Hỗ trợ phỏng vấn khách hàng.

- Hoàn thiện kịch bản sau khi đã tác nghiệp


xong và họp.

41
5 Nguyễn Bảo - Tiếp cận, trò chuyện với chủ cửa hàng sách 10
Yến lậu.

- Tìm kiếm, phỏng vấn khách hàng.

- Hỗ trợ phỏng vấn giảng viên khoa Xuất


bản, luật sư.

- Tìm kiếm sách thật để so sánh (nhưng sau


đó biết sách đã ngừng xuất bản).

- Đọc voice off cho bài điều tra

- Hoàn thiện kịch bản.

2.4. Đề xuất và Kết luận


2.4.1. Đề xuất
Em không có đề xuất gì cho bộ môn Kỹ năng điều tra do cô Nguyễn Nga
Huyền giảng dạy.
2.4.2. Kết luận
Môn Kỹ năng điều tra đã kết thúc và đã cho em thêm nhiều kiến thức về
điều tra cũng như cách khai thác những yếu tố cần cho bài điều tra. Em cảm ơn
cô Nguyễn Nga Huyền đã tận tâm giảng dạy và hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình
học và thực hiện bài cuối môn ạ.

42
Nguyễn Bảo Yến – MSV: 2056040061
2.1. Những kiến thức, kỹ năng thu nhận được từ học phần
2.1.2. Kiến thức
Trong học phần này em đã thu nhận được rất nhiều những kiến thức từ cô
Nguyễn Nga Huyền, các nhà báo, giáo trình và các phương tiện báo đài
- Em nhận được sự truyền cảm hứng của cô và các nhà báo điều tra. Em
học được cách sử dụng, phân biệt các nguồn tin và xác định tính chính xác của
các nguồn tin trong kỹ năng kiểm chứng thông tin
- Em học được kỹ năng phỏng vấn nhân vật, tiếp cận nhân vật sao cho tự
nhiên nhất, nghệ thuật đặt câu hỏi để không bị lộ thân phận là một nhà báo đang
làm tác phẩm điều tra
- Bên cạnh đó, em cũng học thêm được cách bảo vệ nguồn tin mình có và
đề cao đạo đức bản thân cũng như đạo đức nghề nghiệp khi làm việc
- Ngoài ra em cũng học được cách thoát thân khi gặp phải những tình huống
nguy hiểm trong quá trình điều tra.
2.1.2. Kỹ năng
Các kỹ năng em đã được học trong quá trình học học phần môn Kỹ năng
điều tra là:
- Kỹ năng kiểm chứng thông tin
- Kỹ năng xác định đề tài
- Kỹ năng nhập vai
- Kỹ năng phỏng vấn
- Kỹ năng quan sát
- Kỹ năng xử lý tình huống
- Kỹ năng lập kế hoạch điều tra
- Kỹ năng nghiên cứu, phân tích thông tin
- Kỹ năng quay, chụp, ghi âm lén
- Kỹ năng tiếp cận nhân vật

43
- Các kỹ năng giữ tâm lý bình tĩnh
Về phần kỹ năng, nhóm em được phân làm về phần kỹ năng kiểm chứng
thông tin, ở kỹ năng này em được làm việc, tiếp xúc cùng nhà báo Hồ Trí (tác
phẩm “Bẫy”) và nhà báo Đỗ Doãn Hoàng. Em đã học được rất nhiều từ những
chia sẻ của 2 nhà báo và 2 nhà báo cũng đã truyền cho em rất nhiều động lực, sự
say mê dấn thân với môn học cũng như nghề nghiệp của em sau này.

2.2. Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình học
2.2.1. Thuận lợi
- Trong quá trình học, em được cô Nguyễn Nga Huyền chỉ dạy từng kỹ
năng, góp ý sửa đổi từ những chi tiết nhỏ nhất, được lắng nghe cô chia sẻ về nghề,
được gặp gỡ nhà báo Đỗ Doãn Hoàng và được nghe những kinh nghiệm thực tế
từ nhà báo, được xem những tư liệu cụ thể từ các bài điều tra.
- Trong quá trình thực tế làm việc, nhóm chúng em đã được sự giúp đỡ
nhiệt tình từ cô Nguyễn Nga Huyền, được cô góp ý về ý tưởng, cách triển khai và
liên hệ khách mời.
- Các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau nhiệt tình, không xảy ra tranh cãi
trong quá trình làm việc, luôn giúp đỡ, chia sẻ công việc khi thực hiện tác phẩm.
Các thành viên hoàn thành đúng tiến độ và công việc được giao.
- Khách mời khi nhận lời phỏng vấn đều rất nhiệt tình trả lời những câu hỏi
của nhóm đặt ra.
2.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi có được, chúng em cũng gặp phải không ít những
khó khăn như:
- Một số khách mời từ chối phỏng vấn vì bận các công việc cá nhân hoặc
không sắp xếp được thời gian
- Vì lần đầu tiên được thực tế trải nghiệm làm điều tra nên ban đầu khi nhập
vai em vẫn còn lúng túng trong xử lí tình huống

44
- Đề tài đã được khai thác nên một số chủ cửa hàng đã cẩn trọng hơn nên
thời gian đầu khi mới bắt đầu điều tra chúng em vẫn chưa thể khai thác được quá
nhiều thông tin, dẫn đến quá trình điều tra ban đầu bị chậm trễ, không diễn ra
đúng như kế hoạch đã đề ra
- Chất lượng ghi âm của nhóm chưa tốt do chưa có sự đầu tư máy ghi âm
- Do đang là thời gian cuối kì nên số lượng bài tập khá lớn và nặng đối với
nhóm, nhưng các thành viên đều cố gắng hết sức để hoàn thành tác phẩm.
*Một số hình ảnh khi em tham gia tác nghiệp cho tác phẩm cuối môn

Nhập vai là khách hàng đang tìm hiểu về sách

45
Tham gia hỗ trợ phỏng vấn cô Trưởng Khoa Xuất bản

Phỏng vấn khách hàng mua sách

46
2.3. Nhận xét và chấm điểm thành viên nhóm
TT Họ tên thành viên nhóm Mô tả công việc Chấm điểm
1 Lê Hải Anh 10
- Liên hệ, phỏng vấn luật
sư.

- Quay lén cuộc trò


chuyện với chủ cửa hàng
sách lậu.

- Tìm kiếm sách thật để


so sánh (nhưng sau đó
biết sách đã ngừng xuất
bản).

- Hỗ trợ quay nhân vật bị


ảnh hưởng do mua phải
sách lậu.

2 Nguyễn Hà Chi 10
- Nhóm trưởng, lên kế
hoạch và phân công công
việc.

- Tiếp cận, trò chuyện và


quay lén cuộc trò chuyện
với chủ cửa hàng sách
lậu.

47
- Tìm kiếm người biết
tiếng Nhật để hỏi về
sách.

- Quay nhân vật bị ảnh


hưởng do mua phải sách
lậu.

- Hoàn thiện kịch bản sau


khi đã tác nghiệp xong
và họp.

- Dựng hoàn chỉnh tác


phẩm điều tra.

3 Trương Ngọc Quỳnh Chi 10


- Lên ý tưởng cho đề tài
điều tra

- Liên hệ, phỏng vấn


giảng viên khoa Xuất
bản.

- Hỗ trợ phỏng vấn luật


sư.

- Quay lén cuộc trò


chuyện với chủ cửa hàng
sách lậu.

48
- Tìm kiếm nhân vật đã
bị ảnh hưởng do mua
phải sách lậu.

4 Trần Phương Thảo 10


- Tiếp cận, trò chuyện và
ghi âm lén cuộc trò
chuyện với chủ cửa hàng
sách lậu.

- Làm thân và trò chuyện


cùng chủ cửa hàng sách
lậu qua Zalo.

- Hỗ trợ phỏng vấn khách


hàng.

- Hoàn thiện kịch bản sau


khi đã tác nghiệp xong
và họp.
5 Nguyễn Bảo Yến 10
- Tiếp cận, trò chuyện
với chủ cửa hàng sách
lậu.

- Tìm kiếm, phỏng vấn


khách hàng.

49
- Hỗ trợ phỏng vấn giảng
viên khoa Xuất bản, luật
sư.

- Tìm kiếm sách thật để


so sánh (nhưng sau đó
biết sách đã ngừng xuất
bản).

- Đọc voice off cho bài


điều tra

- Hoàn thiện kịch bản.

2.4. Đề xuất & Kết luận


2.4.1. Đề xuất
2.4.1.1. Về cách thức tổ chức môn học
Theo em Kỹ năng điều tra là một học phần thú vị và cho em rất nhiều những
trải nghiệm đáng nhớ. Nhưng do thời gian ngắn và mới được tiếp xúc nên cần có
thêm thời gian cho môn học để chúng em có thêm những chia sẻ từ những nhà
báo đi trước. Mặc dù cô cũng đã mời nhà báo tới nhưng em hy vọng sau này môn
học sẽ có thêm những nhà báo khác và thời gian học sẽ được kéo dài thêm. Đó là
những đề xuất của em về môn học.
2.4.1.2. Về giảng viên hướng dẫn
- Cô rất tâm huyết và tỉ mỉ, tạo điều kiện cho sinh viên được phát triển năng
lực cá nhân
- Phương pháp dạy phù hợp kích thích sự tò mò và tính sáng tạo của từng
sinh viên

50
- Sinh viên được trải nghiệm thực tế qua việc được xem các video về điều
tra, được tạo điều kiện để gặp gỡ nhà báo điều tra
- Cô luôn quan tâm tới sinh viên, sát sao với sinh viên, đặc biệt trong quá
trình điều tra
- Cô nhiệt tình giúp đỡ sinh viên khi gặp khó khăn như liên hệ nhân vật,
gặp tình huống khó khăn cần giải quyết ...
2.4.2. Kết luận

Tác phẩm kỹ năng điều tra là môn học thú vị nhưng cũng có rất nhiều những
nguy hiểm khi thực hiện tác phẩm cũng như dấn thân vào nghề sau này. Tuy nhiên,
việc trực tiếp thực hiện sản xuất tác phẩm điều tra đã cho cá nhân em và các thành
viên nhóm nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Từ đó, em đã có thêm được những kinh
nghiệm cho bản thân cũng như công việc sau này.

Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Nga Huyền - giảng viên bộ môn đã
tạo cho chúng em một hình thức học tập hiệu quả, luôn sát sao và truyền cảm
hứng học tập cũng như công việc sau này cho chúng em. Sự nhiệt huyết của cô
chính là động lực để chúng em cố gắng hơn không chỉ môn học này mà cả quá
trình làm nghề trong tương lai. Sau môn học, em cũng cảm nhận được sự vất vả,
khó khăn của các nhà báo để có thể hoàn thành được một tác phẩm điều tra từ đó
em cảm thấy trân trọng hơn những công sức của các anh chị nhà báo, phóng viên.
Và cũng cảm thấy tự hào về công việc mà bản thân đang theo đuổi đã, đang và sẽ
giúp ích cho xã hội.

51

You might also like