You are on page 1of 28

1- Tóm tắt ý tưởng kinh doanh

Đọc sách từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người. Nó không
chỉ là nguồn kho tàng tri thức quan trọng phục vụ cho sự phát triển dân trí mà
còn giúp chúng ta giải trí, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Hình thức
giải trí thông qua văn hóa đọc sách có nhiều hình thức, một trong số đó phải kể
đến đầu tiên chính là “truyện tranh”.
Quan hệ ngoại giao Việt - Nhật chính thức được thiết lập vào năm 1973,
và cũng trong khoảng thời gian đó, có đến quá nửa là sự hiện diện của truyện
tranh Nhật Bản tại Việt Nam. Nói cách khác gần 24 năm về trước (cuối năm
1992), Nhà xuất bản Kim Đồng cho ra mắt những tập đầu tiên của bộ truyện
tranh Doremon (tên nguyên gốc: Doraemon) nổi tiếng của Nhật Bản. Đây quả là
sự kiện gây chấn động không chỉ hoạt động xuất bản sách ở Việt Nam, mà đã
tác động sâu sắc đến thói quen đọc sách của người Việt, trước hết là các bạn đọc
nhỏ tuổi. Kể từ đây, không chỉ trẻ em mà cả những người trưởng thành bắt đầu
biết đến một loại hình sách kết hợp đan xen giữa tranh và hình, thường là gồm
nhiều tập, có nhiều yếu tố hài hước, gây cười, nhưng đồng thời cũng chứa đựng
những yếu tố nhân văn, nhân bản không kém sâu sắc. Và sau đó hàng loạt tựa
truyện khác được ra đời: Thám tử lừng danh Conan (Conan Ditective), Hiệp sĩ
giấy (Origami Fighter), Bảy viên ngọc rồng (Dragon Ball),… Tuy nhiên, đáng
buồn là thời điểm đó đa phần là truyện tranh được xuất bản lậu, không có sự cho
phép của tác giả cũng như kí kết hợp đồng mua bản quyền với nxb bên Nhật.
Tính đến thời điểm hiện nay, trong công cuộc hội nhập thế giới, tình hình
xuất bản sách truyện nói chung, truyện tranh nói riêng đã có nhiều thay đổi lớn
mang tính tích cực ( về hình thức in ấn , dịch thuật, đăng kí bản quyền, kiểm
soát nội dung phù hợp với thuần phong mĩ tục,..) Tính đến nay, đã có khoảng
700 bộ truyện tranh các loại – chủ yếu của nước ngoài – được xuất bản ở Việt
Nam (ở đây hiểu “truyện tranh” theo nghĩa truyện tranh hiện đại – manga,
comic…) và được nhiều độc giả hoàn toàn ủng hộ.
Tóm lại, truyện tranh - với mức độ phổ biến hiện nay, với xu hướng ngày
càng được tiếp nhận rộng rãi hơn, một khi có được những tác động tích cực từ
phía nhà xuất bản, xã hội, bạn đọc…, chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ trong
tương lai. Với mục tiêu định hướng độc giả hiểu rõ một cách đúng đắn về thể
loại này, mặt khác góp phần thúc đẩy văn hóa đọc của người Việt trong thời
gian tới, một Nhà xuất bản có khả năng thỏa mãn tiêu chuẩn sản phẩm cho độc
giả cũng như đáp ứng yêu cầu của nhà xuất bản nước ngoài là rất cần thiết. Vậy
phải chuẩn bị những gì để xây dựng một hệ thống xuất bản đạt chuẩn?!!! Mặc
dù còn nhiều thiếu xót nhưng hi vọng rằng ý tưởng kinh doanh Công ty xuất bản
và phát hành sách JYO sẽ được hoàn thiện hơn trong tương lai.
2- Phân tích SWOT
Cơ hội Nguy cơ
- Thị trường xuất bản - Một số thể loại truyện
truyện tranh đang ngày tranh bên Nhật không
càng mở rộng. phù hợp với thuần
- Nhu cầu của độc giả về phong mĩ tục của Việt
hình thức, sự độc đáo, Nam.
dịch thuật ngày càng - Một số nxb lậu vẫn
tăng cao đang phát hành, khiến
- Hiện tại chỉ có 3 nxb việc mua bản quyền và
lớn có bản quyền ở Việt xuất bản gặp khó khăn.
Nam với tựa truyện giới - Người dân Việt Nam
hạn, chất lượng chưa đa phần vẫn chưa có cái
hoàn toàn ổn định. nhìn đúng đắn về truyện
- Quan hệ ngoại giao tranh và những thứ liên
Việt – Nhật đang ngày quan đến nó.
càng được thắt chặt.

Điểm mạnh Chiến lược SO Chiến lược ST


- Tựa truyện ổn định tập - Ngày càng hoàn thiện - Lựa chọn những thể
trung nâng cao chất hơn để đem đến chất loại phù hợp với văn hóa
lượng sản phẩm. lượng tốt nhất. Việt.
- Đội ngũ dịch thuật, - Đẩy mạnh hoạt động - Với những nội dung
biên tập viên, designer, của Nxb để tương lai có giới hạn (kinh dị, giáo
nhân viên có tâm với thể mở thêm chi nhánh, dục, giải trí,…) nên có
nghề, nhiệt huyết, năng phân phối đến bạn đọc chú thích rõ ràng dành
động. toàn quốc. cho lứa tuổi nào.
- Tạo mối quan hệ tốt - Đáp ứng thỏa đáng yêu - Tuyên truyền, mở họp
với đối tác Nhật, cho họ cầu của nxb đối tác, giữ báo giới thiệu về nền
thấy tiềm năng xuất bản mối quan hệ lâu dài. truyện tranh cũng như
mà nxb JYO có thể đem cung cấp thong tin,
lại. hướng dẫn người lớn
cách quản lí và chọn thể
loại phù hợp cho trẻ em
thay vì cấm đoán.
- Tuyên truyền tẩy chay
truyện lậu không chất
lượng, bảo vệ quyền lợi
bạn đọc cũng như lợi ích
của tác giả và nxb bên
Nhật.
Điểm yếu Chiến lược WO Chiến lược WT
- Nxb cạnh tranh tạo - Gây dựng danh tiếng - Dựa trên sự phát triển
được độ tin cậy với độc cũng như uy tín với độc của sách truyện Nhật
giả và thời gian hoạt giả cả nước bằng các Bản và hội nhập quốc tế,
động đã lâu. Đơn vị nxb biện pháp marketing, tuyên truyền để người
Kim Đồng nhận được sự lắng nghe ý kiến độc giả đọc biết đến danh tiếng
trợ giá của Nhà nước. để hoàn thiện sản phẩm. nxb cũng như tạo ấn
Nxb Trẻ cũng nhận được - Giá cả đi kèm với chất tượng đúng đắn về
một phần trợ giá vì là lượng, có kèm theo ấn ngành xuất bản truyện
Nxb của nhà nước phẩm tặng kèm những tranh ở Việt Nam.
- Giá cả chưa rẻ nhất. tựa được ủng hộ để đáp - Tạo sự thân thiện nhiệt
- Danh tiếng chưa có lại tình cảm của độc giả. tình, giải thích thắc mắc
nhiều. - Thương thảo bản rõ ràng cho độc giả để
- Kỹ năng quản lí cần quyền những bộ khó của rèn luyện kĩ năng làm
nâng cao các nxb đối tác. việc chuyên nghiệp.
- Học tập, theo dõi hoạt
động của các nxb trong
và ngoài nước để hoàn
thiện khả năng quản lí
ổn định và phát triển
hơn về mọi mặt thông
qua quan hệ ngoại giao.

3- Giới thiệu mô hình doanh nghiệp được thành lập


- Tên công ty: Công ty xuất bản và phát hành sách JYO
- Địa điểm Trụ sở: thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Lĩnh vực kinh doanh: Xuất bản truyện tranh bản quyền và các ấn bản ăn theo
với đối tác là các nxb lớn của Nhật
- Đặc trưng của doanh nghiệp, địa vị pháp lí: Công ty xuất bản và phát hành
sách JYO ( gọi tắt nxb JYO) là công ty tư nhân nằm trên lãnh thổ Việt Nam do
người Việt nắm giữ (không có vốn đầu tư nước ngoài) dựa trên việc kí kết mua
bản quyền tác phẩm truyện sách với các nxb của Nhật Bản như nxb Kōdansha,
nxb Shogakukan, nxb Shueisha,…. nhằm đưa tới độc giả Việt Nam những tác
phẩm của nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản. Hình thức in ấn, dịch thuật
được thương lượng cụ thể theo hợp đồng kí kết giữa hai bên xuất bản theo công
ước Berne về quyền tác giả và phát hành toàn quốc dưới sự giám sát của Cục
xuất bản Việt Nam căn cứ theo luật xuất bản đề ra.
4- Phân tích thị trường
a. Phân tích ngành kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, là công cụ giúp cho doanh nghiệp hiểu khách hàng và chinh phục
khách hàng thông qua việc thu thập và xử lý thông tin đáng tin cậy về thị trường.
Vì vậy trước hết chúng ta cần nắm rõ về nó.
Trụ sở chính của nxb JYO được đặt tại Hà Nội với hoạt động phát hành sách
truyện toàn quốc thông qua hệ thống sách online (Tiki.vn, Fahasa.com,
Takara.vn, Bookbuy.vn,…) cùng với hệ thống nhà sách trên toàn quốc (Fahasa,
Tiền Phong, Đinh Lễ,….).
Nxb JYO xuất bản tập trung vào mảng truyện tranh phong cách Nhật Bản và
các ấn bản liên quan. Bước đầu tập trung vào các thể loại dễ đọc như thể loại
dành cho trẻ 6 tuổi trở lên, sau đó sẽ bắt đầu đặt vấn đề với những mảng truyện
tranh với thể loại rộng hơn như kinh dị; khoa học; truyện tranh truyền tải kiến
thức….
Khoảng thời gian lâu về trước, nhắc đến truyện tranh mọi người thường nghĩ
ngay đến thể loại chỉ dành cho trẻ em, nhưng thực sự truyện tranh không phân
biệt tuổi tác, nó là một hình thức đọc “không giới hạn trong giới hạn”. “Không
giới hạn” dành cho tất cả mọi đối tượng, không phân biệt nghề nghiệp, công
việc, giới tính, dân tộc,… còn “giới hạn” chính là truyện tranh được phân chia
nhiều thể loại, lĩnh vực, và phân nhỏ lứa tuổi phù hợp với nội dung được đề cập
tới…. Có thể loại giáo dục trẻ em, có thể loại truyền tải kiến thức về y học, về
nông nghiệp, có loại dùng để giải trí…. Mặc dù văn hóa đọc của người Việt
đang giảm đi do sự phát triển của các thiết bị nghe nhìn hiện đại, tưởng chừng
như những “tác phẩm giấy” sẽ không còn chỗ đứng trên thị trường Việt Nam
trong đó có cả truyện tranh nhưng theo một cuộc thăm dò của Báo Lao động gần
đây, loại sách đang được người Việt đọc nhiều nhất là... truyện tranh (60%), kế
đến là truyện ngắn (50%), truyện dịch (35%), tiểu thuyết trong nước (30%) và
thơ (20%)!!! Điều đó cho thấy rằng sức hút của truyện tranh không hề giảm,
ngược lại nếu biết cách thúc đẩy nó có thể trở thành một ngành xuất bản phát
triển mạnh mẽ. Và chắc chắn sẽ là bước đầu đẩy mạnh văn hóa đọc trong tương
lai không xa.
Truyện tranh thời gian trước đa phần xuất bản dưới hình thức lậu do sự quản
lí lỏng lẻo của Cục xuất bản. Đó là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng
bản in cũng nhu việc mua bản quyền đối với các đối tác nxb Nhật. Bởi lẽ đa
phần người đọc coi truyện tranh chỉ để giải trí nên hầu như thụ động trong việc
chọn truyện, với suy nghĩ “có gì đọc nấy”, “ có truyện đọc là tốt rồi”. Việc
chúng ta ra các cửa hàng chọn mua truyện tranh, có bộ nào thì đọc bộ ấy, thích
thì có thể mua, không thì thôi; mọi việc xuất bản, phát hành đều do phía nhà
xuất bản quyết định hoàn toàn đã trở thành cách làm việc một chiều quen thuộc
của các đơn vị xuất bản Việt Nam thời gian trước. Vậy nên truyện lậu (không
tốn tiền bản quyền, không tốn công dịch thuật vì chỉ việc download bản dịch
miễn phí trên mạng, chất lượng truyện xấu, in ấn, dịch thuật, bìa,.. kém chất
lượng) mới hoành hành được như vậy. Mặc dù giá thành ngang với truyện có
bản quyền!!! và lẽ hiển nhiên người đọc đã bị lừa khi mua về những tác phẩm
không xứng với đồng tiền bỏ ra. Bên cạnh đó việc có quá nhiều truyện lậu ảnh
hưởng đến các nxb trong việc thương thảo bản quyền. Điển hình như nxb Kim
Đồng thời gian trước cũng xuất bản truyện lậu, cho đến khi mua bản quyền lại
những tựa đó thì phải mất một khoản bồi thường cho các nxb bên Nhật về vấn
đề vi phạm bản quyền theo công ước Berne về quyền tác giả, sau đó họ mới
đồng ý cho bên nxb Kim Đồng mua bản quyền. Cũng như vậy mà nxb Trẻ đã
phải bỏ lỡ nhiều tựa truyện tiềm năng vì không có đủ chi phí để bồi thường vi
phạm bản quyền!!!
Vậy nên, thời điểm hiện tại nxb JYO cần tuân thủ theo đúng luật xuất bản
trong và ngoài nước, làm đúng theo những điều luật có trong luật xuất bản do
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định
số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản.

b. Tình hình cung cầu hiện tại.


Như đã trình bày ở trên, nhu cầu của độc giả ngày càng hoàn thiện hơn.
Trước kia theo hình thức “có gì đọc nấy”, “ có truyện đọc là tốt rồi”, thì bây giờ
yêu cầu đã cao hơn rất nhiều. Bởi lẽ, chúng ta đang sống trong thời đại thông tin
đại chúng, chỉ cần có internet là có thể lên mạng theo dõi miễn phí bộ truyện yêu
thích do các nhóm dịch tự do trên mạng. Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam số lượng
truyện tranh giấy vẫn đang được tiêu thụ mạnh mẽ và có xu hướng tăng rõ rệt.
Người đọc mua về không chỉ để đọc mà còn sưu tầm để thỏa mãn sở thích cá
nhân nên họ đòi hỏi về chất lượng là điều dễ hiểu. Những trao đổi của độc giả
cũng như hàng ngàn góp ý được các nxb tiếp nhận thông qua fanpage trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
Các page lớn của các nhà xuất bản trên mạng xã hội:
NXB Kim Đồng (https://www.facebook.com/nxbkimdong/?fref=ts)
Truyện tranh NXB Trẻ (https://www.facebook.com/truyentranhnxbtre/?fref=ts)
TVM Comics (https://www.facebook.com/TVMComics/?fref=ts)
Hay trên các fanpage của truyện tranh ở Việt Nam như:
Hội những người thích sưu tập Truyện Tranh (MangaHolic) với hơn 128.000
lượt thích
(https://www.facebook.com/MangaholicVn/?fref=ts)

Hội những người ủng hộ truyện bản quyền với hơn 20.000 người ủng hộ
(https://www.facebook.com/truyenbanquyen/?fref=ts)
Người theo dõi sẽ dễ dàng thấy được những dòng góp ý hay comment yêu cầu
của các độc giả về các bộ truyện tranh đã, đang và sẽ xuất bản ở Việt Nam.

Tuy số lượng độc giả đang ngày càng tăng, và thậm chí dám chi “mạnh tay” để
mang những cuốn truyện gốc Nhật dù không thể đọc được chỉ để sưu tầm về vì
hiện tại chưa có nxb Việt Nam nào mua bản quyền đã cho thấy tiềm năng tiềm
ẩn của thị trường truyện tranh mang lại. So với giá của một cuốn truyện thông
thường ở Việt Nam là 18.000- 25.000 vnd/ cuốn thì truyện gốc Nhật có giá gấp
từ 10-15 lần do phải chịu phí ship quốc tế, vậy mà vẫn có rất nhiều bạn trẻ ủng
hộ. Hàng loạt page order ấn phẩm gốc Nhật cũng mở ra trên mạng xã hội như
Gác Xép Bookstore, Shino Shino Store, Aoba shop, Thế giới Manga,
ChocoMaruSam,…. Và gần đây nhất là sự kiện vào ngày 12.5.2016, Công ty Cổ
Phần Phát hành sách TP.HCM - FAHASA lần đầu tiên phối hợp với Tập đoàn
Kinokuniya – Tập đoàn lớn của Nhật Bản có hệ thống Nhà sách ở các nước
Châu Á tổ chức “Tuần lễ sách Nhật Bản từ ngày 12-5-2016 đến ngày 19-5-2016
và Khai trương gian hàng sách Tiếng Nhật” tại Nhà sách Nguyễn Huệ và Nhà
sách FAHASA Tân Định. Công ty FAHASA đã nhập khẩu sách gốc bằng Tiếng
Nhật của nhiều NXB Nhật Bản thông qua nhà cung cấp lớn của Châu Á là
Kynokuniya. Nhà sách đã trưng bày hơn 2000 tựa sách với hơn 12.000 bản sách
các loại, tổng trị giá bán hơn 5 tỉ đồng. Với các thể loại: sách học Tiếng Nhật,
sách thiếu nhi, sách văn hóa Nhật bản, sách văn học, sách thời trang, sách nấu
ăn, sách thủ công, sách làm vườn, sách kiến trúc,.. đặt biệt có rất nhiều thể loại
sách truyện tranh, sách phim hoạt hình Nhật bản dành cho thiếu nhi và tuổi
teen.Trong thời gian tới, công ty FAHASA sẽ cùng với tập đoàn Kinokuniya sẽ
mở gian hàng sách Tiếng Nhật tại Nhà sách FAHASA Hà Nội để phục vụ bạn
đọc tại Hà Nội và các tỉnh Phía Bắc. Thông qua tuần lễ này đã có rất nhiều độc
giả ủng hộ nhiệt tình, các tựa sách truyện được tiêu thụ một cách nhanh chóng
chỉ trong vài ngày cho thấy sức hút của Truyện sách văn hóa Nhật Bản đặc biệt
là những ấn phẩm liên quan đến truyện tranh. Khi được phỏng vấn, nhiều bạn trẻ
đã được hỏi rằng “một cuốn sách gốc như vậy có giá rất đắt, cộng thêm việc
không phải ai mua về cũng đọc vậy tại sao các bạn vẫn quyết định mua về??!”
thì câu trả lời được thấy nhiều nhất đó chính là: “trình độ in ấn của Nhật rất
tuyệt, các ấn phẩm được chăm chút tỉ mỉ, chất liệu của cuốn sách cũng bền đẹp
hơn, nên tiền nào của nấy, dù không thể đọc nhưng đối với người hâm mộ, có
trong tay bản ngôn ngữ gốc cũng đủ thỏa mãn đam mê rồi!!!”.

Nếu như thời gian đầu sau Doraemon, mỗi năm ở Việt Nam trung bình xuất hiện
khoảng 10 bộ truyện tranh, thì sau đó là 25 bộ, thì những năm gần đây lên tới
hơn 50 bộ. Tính đến nay, đã có khoảng hơn 700 bộ truyện tranh các loại – chủ
yếu của nước ngoài – được xuất bản ở Việt Nam. Tóm lại, thị trường truyện
tranh thời điểm hiện tại, trong khi “cung” đang ngày càng lên cao thì chỉ có 3
nxb tạm thời đang làm chủ thị trường trong nước. “Cung” nhiều mà “cầu” ít,
truyện tranh của các nxb có chất lượng lại chưa hẳn ổn định nên việc có thêm
một nxb có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của độc giả trong nước và phía
nxb đối tác là rất cần thiết vào khoảng thời gian trong tương lai tới đây.
c. Các tiêu chí phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu và lựa
chọn khách hàng mục tiêu.

-Khách hàng:
 Cá nhân: Công dân từ 6 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, nghề
nghiệp, thu nhập,…
 Tổ chức: Các hệ thống sách online (Tiki.vn, Fahasa.com, Takara.vn,
Bookbuy.vn,…) cùng với hệ thống nhà sách trên toàn quốc (Fahasa,
Tiền Phong, Đinh Lễ,….) và một số đại lí bán lẻ tren toàn quốc.
 Khách hàng mục tiêu:
 Ước tính số lượng khách hàng: mỗi tháng trung bình có
6 tựa truyện với khoảng 5.000-10.000 bản in/ tựa, số
lượng khách hàng trung bình một tháng khoảng 45.000-
60.000 người/ tháng. (những tháng có thêm sản phẩm
như art book hoặc light novel sẽ tăng thêm số lượng)
 Xu hướng tăng giảm trong tương lai: Trong tương lai có
xu hướng tăng, vì như đã phân tích ở trên, nhu cầu đọc
truyện tranh cũng tăng cao qua các năm. Tuy nhiên
không vì thế mà cho xuất bản quá nhiều tựa trong một
thời gian, dễ gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm do
khâu quản lí làm không kĩ. Vậy nên, khi mua được bản
quyền và nghĩ tới việc xuất bản tựa truyện mới, cần cân
nhắc nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất bản như
“xuất bản vào thời điểm nào”, “marketing ra sao”, “chọn
hình thức xuất bản nào”, “kinh phí cần cân nhắc ra sao’’,
“đội ngũ nhân viên designer, dịch thuật cần chọn ai phụ
trách để tránh mắc lỗi tối đa” (vì thể loại truyện tranh
khá nhiều cần chọn người có khả năng về thể loại đó
nhất,…)
 Tiêu chí lựa chọn sản phẩm của khách hàng: Ngoài nội
dung không mắc lỗi dịch thuật, đúng nghĩa và hay cuốn
hút độc giả thì những trang truyện có hình ảnh bắt buộc
phải xóa (hoặc chỉnh sửa cho phù hợp) phải khéo léo,
hình ảnh phải in rõ nét; bìa không dập, gãy , in vết, gáy
truyện phải đều các tập, vuông vức; Truyện cầm chắc
tay, đóng gáy kĩ, không thừa keo,….vv…. Ngoài ra, giá
cả phù hợp là điều nxb JYO đang thực hiện, trong tương
lai hướng đến việc đem tới cho khách hàng chất lượng
tốt nhất và giá cả vừa lòng nhất.
d. Phân tích đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ Thông tin
Nxb Kim Đồng Địa điểm: 22 Hàng Chuối, Hà Nội
Thị phần:
Doanh số hàng năm: 25 tỷ đồng (*)

Nxb Trẻ Địa điểm: 161 Lý Chính Thắng, q.3 tp Hồ Chí Minh
Thị phần:
Doanh số hàng năm: 11,3 tỷ đồng (**)

Nxb TVM Địa điểm: 134 Nguyễn Văn Thủ, p.Dakao, q.1 tp Hồ Chí Minh
Thị Phần:
Doanh số hàng năm:

(*) (**) doanh số năm 2015 của toàn bộ đầu sách đã xuất bản( không tính
riêng mảng truyện tranh) của 2 nxb Kim Đồng và nxb Trẻ dựa trên thống kê mới
nhất vào ngày 22/3/2016.

Bảng đánh giá điểm mạnh điểm yếu của nxb JYO đối với đối thủ cạnh tranh
(thang đánh giá từ thấp đến cao: 12345 )
Đặc tính Nxb JYO Nxb Kim Nxb Trẻ Nxb
Đồng TVM
Chất lượng SP 3 4 3 2
Giá bán 3 4 3 2
Dịch vụ kèm theo 5 4 4 3
Kênh phân phối 5 5 5 5
Xúc tiến bán 4 5 3 3
Quy mô 3 5 4 3
Danh tiếng 1 5 4 2
Vị trí 4 4 4 4
Kỹ năng quản lý 4 5 5 3
Tính linh hoạt 4 5 4 3
Độ tin cậy 3 4 4 2
Hậu mãi 2 4 4 2
Quản lý khách 3 3 3 2
hàng
5- Kế hoạch Marketing/ Bán hàng
a. Định hướng mục tiêu kinh doanh cho nxb JYO
 Doanh số: 3 năm đầu phấn đấu doanh số khoảng 75% số lượng xuất bản
ngoài thị trường, các năm tiếp theo sẽ tăng dần.
 Lợi nhuận: Sau 2 năm đầu đạt mốc lợi nhuận 30%, các năm tiếp tới sẽ
tăng dần.
 Chi phí: Vốn ban đầu 1.500.000.000 VND
 Thị phần: Sau 3 năm thị phần đứng thứ 2 trong 4 NXB về mảng tiêu thụ
truyện tranh.
 Mức độ nhận biết thương hiệu: Sau 2 năm thương hiệu được đa số độc
giả trong lĩnh vực xuất bản biết đến.
b. Sản phẩm và dịch vụ
SST Sản phẩm Đặc tính Khách hàng
(bao bì, nhãn hiệu, thiết kế)
1 Truyện tranh - Bìa đa phần được giữ nguyên - Tập trung chủ
Nhật Bản theo bản gốc. Một số trường hợp yếu vào độc giả là
theo yêu cầu của đối tác có thể trẻ em và thanh
thiết kế design lại bìa. (Ví dụ: trên thiếu niên và một
bìa có hình ảnh không phù hợp với bộ phận người
thuần phong mĩ tục Việt Nam…; trưởng thành (từ
Bìa đối tác bên Nhật yêu cầu thay 6-25 tuổi)
đổi để không giống y nguyên bản
Nhật…;…).
- Trên bìa trước ngoài nội dung
chính ra sẽ có logo nxb JYO; phân
loại đối tượng đọc truyện (thể loại
này dành cho đối tượng nào; tên
tác giả, tên người dịch;..). Bìa sau
sẽ chú thích thêm về phần chuyển
nhượng bản quyền; mã vạch; tem
nxb JYO; giá niêm yết trên thị
trường;….)
- Tên truyện được dịch sang tiếng
Việt tương ứng hoặc cũng có thể
giữ nguyên kèm tên phụ bằng tiếng
Việt nếu việc thay đổi tên làm ảnh
hưởng tới nội dung tác phẩm. (Ví
dụ: tên tác phẩm là tên của nhân
vật chính trong truyện, việc phiên
âm sẽ làm ảnh hưởng tới nội dung
vì theo bản quyền kí kết với đối tác
nxb bên Nhật phải đáp ứng yêu
cầu sử dụng đúng tên theo phát âm
của Nhật. Ví dụ tiêu biểu như
truyện tranh Doraemon, cũng
chính lí do đó, những lần xuất bản
trước đây vì không có bản quyền
nên tên truyện hay tên nhân vật
được xuất ban ở Việt Nam là
Doremon thay vì Doraemon, và
hàng loạt các nhân vật khác trong
truyện. Và thời điểm hiện tại khi
đã nắm ban quyền trong tay thì tên
đã được sửa thành Doraemon kèm
tên phụ “Chú mèo máy đến từ
tương lai”.)
- Nhãn hiệu: Một số nxb đối tác
không yêu cầu giữ lại logo biểu
tượng của họ như nxb
Shogakukan, tuy nhiên cũng có đối
tác yêu cầu là phần gáy phải giữ lại
tên tạp chí (thể loại phát hành) như
logo “shonen jump” của nxb
Shueisha.
- Truyện thường được in bằng giấy
xốp của Phần Lan. Bìa gập hoặc
bìa rời tùy vào việc xin bản quyền
và số lượng bán ra để cân bằng
được cả 2 đầu cung cầu. (Bởi lẽ
bìa rời sẽ đắt hơn bìa gập thông
thường từ 2000-3000vnd, với một
số tựa không nhiều độc giả yêu
thích do thể loại kén người đọc
hoặc chưa được biết đến, nếu giá
cao sẽ làm giảm số lượng bản in
ảnh hưởng trực tiếp đến nxb JYO
và gián tiếp ảnh hưởng đến việc
mua bản quyền lần sau với đối tác
nxb bên Nhật)
- Bên trong nếu có trang màu sẽ in
theo bản dự liệu mà phía đối tác
gửi và định giá lại cho phù hợp
-kích thước thường là 11,3x17,6
cm; 14,5x20,5 cm
2 Art book - Bao bì in theo bản gốc; tên - Hướng tới đối
(SP ăn theo) (thường được in nhũ nổi) sẽ giữ tượng đọc giả từ
theo tác phẩm truyện tranh đã phát 16-25 tuổi (dựa
hành ở Việt Nam trên tính toán độ
- Phát hành hai dạng bìa mềm và phổ biến của tác
bìa cứng (có bìa rời đi kèm cả 2 phẩm truyện
bản). Một số ấn phẩm đặc biệt có tranh đó)
thể có thêm box set.
- Bên trong in màu toàn bộ trên
giấy bóng; với nội dung chú thích
về nhân vật hay đôi lời của tác giả
sẽ được dịch thuật sang tiếng Việt.
3 Light - Hình thức bìa và tên trình bày, - Hướng tới đối
novel(*) dịch thuật sẽ được in ấn và thực tượng độc giả từ
văn học Nhật hiện giống như mục ‘Truyện 16 tuổi trở lên.
tranh”
- Truyện chữ, bìa rời, giấy xốp.
(với ấn bản trọn vẹn 2-7 tập có thể
cân nhắc làm box set).
Ghi chú: (*) Light novel (ライトノベル raito noberu, gọi tắt ranobe hoặc
rainobe) là một dòng tiểu thuyết Nhật Bản vốn nhằm vào giới độc giả là các học
sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông. Từ tiếng Anh "raito noberu" là
một từ mượn Nhật Bản có gốc từ tiếng Anh "light novel". Mỗi light novel
thường dài không quá 4-5 vạn từ và thường có hình minh họa. Nội dung truyện
thường được đăng nhiều kỳ trên các tập san văn thơ trước khi xuất bản dưới
dạng một tập tiểu thuyết hoàn chỉnh. Nội dung của Light Novel cũng rất đa
dạng: từ thể loại tình cảm lãng mạn cho đến trinh thám, phiêu lưu mạo hiểm.
Light novel chịu ảnh hưởng khá lớn từ Manga – Anime (truyện tranh và phim
hoạt hình phong cách Nhật Bản); cốt truyện thường giống với cốt truyện của
Manga; ngoài ra các light novel cũng sử dụng rất nhiều hình minh họa theo
phong cách này. Rất nhiều light novel nổi tiếng đã được chuyển thể thành
Anime - Manga, có thể nói Light Novel là một kho tàng kịch bản to lớn cho nền
công nghiệp 2D Nhật Bản cũng không sai. Ngược lại, các Anime hay Manga ăn
khách cũng có thể được chuyển thể thành light novel.
(Nguồn tham khảo: Wikipedia Tiếng Việt)

c. Các đặc tính nổi trội của sản phẩm.


+ Định vị sản phẩm trên thị trường
Chất lượng cao

Giá thấp Giá cao

Chất lượng thấp


+ Giá cả
 Trên thực tế, ngành xuất bản là một ngành giá cả không cố định, đặc biệt
đối với sách truyện phải mua bản quyền với đối tác nước ngoài. Bởi lẽ,
một ấn phẩm được xuất bản ngoài phụ thuộc vào những yếu tố như số
lượng bản in, chất liệu, hình thức,… giờ còn mang trên mình gánh nặng
mua bản quyền. Đơn cử như hiện tại Việt Nam chưa nxb nào đủ tiềm lực
kinh tế để mua bản quyền tác phẩm truyện tranh Chihayafuru của nxb
Koudansha, vì nội dung truyện gắn liền với trò chơi truyền thống Karuta
của Nhật, sử dụng 100 bài thơ cổ và khi xuất bản nxb bên Nhật cũng
phải mua bản quyền 100 bài thơ đó, nên giá để có thể xuất bản tại Việt
Nam là không hề nhỏ, và thể loại của nó cũng kén đối tượng. Vậy nên,
với các nhà xuất bản nên chọn “phương pháp định giá dựa vào khách
hàng”.
 Bảng giá bán cho từng sản phẩm:
Sản phẩm Giá bán

Truyện tranh Nhật Bản 25.000-30.000vnd/cuốn


Art book (SP ăn theo) 200.000-250.000 vnd/cuốn
Light novel văn học Nhật 100.000-150.000 vnd/cuốn

 Ngoài ra áp dụng chính sách giá cho từng đối tượng khách hàng: Vì thời
điểm ban đầu nxb JYO hướng đến việc bán hàng qua kênh phân phối
gián tiếp, nên việc chiết khấu sản phẩm sẽ dựa trên tiêu chí số lượng mà
mỗi đơn vị trung gian trong kênh đăng kí với nxb.
 Từ 100-300 sản phẩm: chiết khấu 15%
 Từ 301- 600sản phẩm: chiết khấu 20%
 Từ 601-1000 sản phẩm: chiết khấu 30%
(lưu ý: không phân phối sản phẩm cho một đơn vị vượt quá ngưỡng 1000, tránh
tình trạng độc quyền, nâng giá cao làm nhiễu loạn thị trường, đồng thời gây ảnh
hưởng tới khả năng tiếp cận sản phẩm của độc giả trên toàn quốc)

+ Kênh phân phối


 Thời gian đầu nxb JYO sẽ tập trung sử dụng kênh phân phối gián tiếp để
tập trung nguồn lực phát triển thế mạnh quản lý, nâng cao chất lượng sản
phẩm.
 Các hệ thống sách online (Tiki.vn, Fahasa.com, Takara.vn, Bookbuy.vn,
…), hệ thống nhà sách trên toàn quốc (Fahasa, Tiền Phong, Đinh Lễ,….)
cùng với hệ thống bán lẻ trên toàn quốc (đăng kí với nxb) là kênh phân
phối chính mặt hàng sách truyện toàn quốc.

SƠ ĐỒ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM

Nxb JYO

Hệ thống bán Hệ thống nhà sách Đại lí bán lẻ


sách online trên toàn quốc trên toàn quốc

Độc giả
Người tiêu dùng

 Sau khoảng 3-5 năm hoạt động, có nền tảng vững chắc và ổn định trong
kinh doanh, nxb sẽ đề cập đến việc mở chi nhánh và nhà sách của riêng
mình để đếm gần với độc giả trên cả nước hơn.
+ Quảng cáo & xúc tiến bán
Đặt vấn đề quảng cáo và xúc tiến bán, cũng như các nhà xuất bản khác, đối
tượng mà nxb JYO hướng tới đa phần chủ yếu là các bạn trẻ từ 16- 25 tuổi. Đây
là độ tuổi sử dụng các trang mạng xã hội và internet nhiều nhất. Bên cạnh đó,
mỗi khi có một nxb đặt vấn đề bản quyền truyện tranh với một nxb Nhật, thì
thông tín cũng được truyền đi nhanh chóng trên cộng đồng yêu thích truyện
tranh của Việt Nam, đơn cử như page Hội những người thích sưu tập Truyện
Tranh (MangaHolic) đã nhắc đến ở trên. Thông tin mua bản quyền trong nước
và tình hình xuất bản ngoài nước được admin quản lí và lọc khá kĩ lưỡng, các
nxb khác cũng thường xuyên nhờ page để thăm dò ý kiến cũng như đề xuất,
phản hồi của các độc giả trên toàn quốc. Việc thông qua các page lớn với số
lượng người theo dõi thường xuyên như vậy sẽ đưa được thương hiệu tới gần
với độc giả hơn, đồng thời góp phần xúc tiến việc kinh doanh của chính nxb
JYO.
Bên cạnh đó, nxb cũng phải có một trang page riêng để có thể cập nhật các
tựa truyện phát hành cho độc giả theo dõi. Đồng thời mở hòm thư góp ý về các
vấn đề hình thức in ấn, dịch thuật; tổ chức các game show tặng sách, review cảm
nhận sách đã xuất bản,… Có thể giải đáp nhanh chóng các thắc mắc và phản hồi
của độc giả cũng giúp khẳng định vị thế nhanh chóng trong lòng độc giả.
Không chỉ dừng lại trên các trang mạng xã hội, những kênh turyền thông như
Game.K và những kênh khác quan tâm đến vấn đề xuất bản cũng rất chú ý đến
các nxb mới có tiềm năng. Mỗi lần có một tác phẩm khó được mua bản quyền
và chăm chút cũng đặt vấn đề phỏng vấn để có thể đưa được thông tín chính xác
đến độc giả từ nội bộ các nxb.
~> Chương trình quảng cáo trực tiếp và tiến độ tiến hành
Ngoài những cách quảng cáo và xúc tiến gián tiếp kể trên, nxb JYO nên sử
dụng những hoạt động quảng cáo và xúc tiến trực tiếp như mở họp báo giới
thiệu sản phẩm mới, mở gian hàng ở các hội sách lớn của Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh. Ở những hoạt động này nên có thêm chương trình tặng quà, bốc
thăm may mắn, giảm giá truyện tranh,…vv…
Ngân sách cho hoạt động quảng cáo & xúc tiến thương mại gián tiếp trên thực
tế không mất phí, hoặc có cũng rất ít, đa phần là chi phí các chương trình tặng
quà và game dành độc giả; Biên tập viên là người quản lí, bộ phận truyền thông
phụ trách, còn lại là theo xu hướng “2 bên cùng có lợi” (một bên có thông tin
chính xác, một bên có được sự quản cáo đẩy mạnh sản phẩm). Còn đối với trực
tiếp (1 năm 5,6 lần) thường sẽ mất phí vẫn chuyển hàng hóa, thuê địa điểm, quà
tặng cho độc giả, lương thưởng cho nhân viên phụ trách hoạt động lần đó,…
=> Ngân sách cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp:

5.000.000vnd/ tháng x 12 tháng = 60.000.000vnd/ năm

Dự báo khối lượng hàng bán ra (đơn vị: bản in)


Khoản mục T1 T2 T3 T4 T5 T6
Truyện tranh 16.000 16.000 16.000 24.000 24.000 24.000
Nhật Bản
Art book 0 0 0 0 0 0
(SP ăn theo)
Light novel 0 0 0 3000 0 0
văn học Nhật

Khoản mục T7 T8 T9 T10 T11 T12


Truyện tranh 28.000 28.000 28.000 30.000 30.000 30.000
Nhật Bản
Art book 0 2000 0 0 0 0
(SP ăn theo)
Light novel 0 0 0 0 0 3000
văn học Nhật

Phân tích bảng số liệu: Như đã nói ở trên, nxb JYO tập trung phát triển mạnh
về mảng truyện tranh Nhật Bản. Các sản phẩm còn lại là sản phẩm ăn theo thị
trường truyện tranh, một mặt làm nền tảng cho chính các thể loại mới này của
văn học Nhật Bản sẽ từng bước tiến sâu vào văn hóa đọc người Việt; một mặt
làm tăng khả năng cạnh tranh cũng như ấn tượng của độc giả với những tác
phẩm truyện tranh, hướng đến người ưa chuộng sưu tầm những ấn phẩm liên
quan đến tác phẩm mà mình yêu thích.
Tuy nhiên, vì art book là một hình thức sử dụng tranh màu đến 90%,
giấy in là loại giấy đắt hơn (thường là giấy couche định lượng 200 – 300g/m2),
và bìa cũng đa phần là loại bản cứng nên cần có thời gian để đầu tư thực hiện.
Một năm chỉ nên thực hiện xuất bản 1 tác phẩm với số lượng bản in vừa phải.
Tương tự như vậy, light novel là một thể loại tiểu thuyết của Nhật hướng
đến độc giả trẻ tuổi, giọng văn cũng tự do hơn, không gò bó nên nếu biết cách
phát triển tỉ lệ thành công rất cao sau này. Đa phần bạn trẻ yêu thích truyện tranh
Nhật Bản cũng yêu thích thể loại tiểu thuyết này, vì nội dung của nó thường
được chuyển thể từ truyện tranh hoặc phim hoạt hình, đem đến một cách nhìn
mới về nội dung cũng như các nhân vật trong câu chuyện mà không làm mất đi
tính nhân văn hay giáo dục mà tác giả muốn truyền tải. Tuy nhiên, đây cũng là
một hình thức mới nên nxb cần phải ổn định được thị trường đọc và đầu tư thời
gian. Khác với truyện tranh đa phần sử dụng ngôn từ là dịch đối thoại của các
nhân vật, thì đối với light novel ngoài đối thoại còn có những đoạn thay đổi ngôi
kể, nội tâm nhân vật,…vv… Nếu dịch thuật không sát và không hợp với văn
phong Việt Nam sẽ nhận được cái quay lưng của độc giả.
Về mảng truyện tranh cũng chính là mảng phát huy thế mạnh của nxb JYO,
quý đầu tiên nên nhận bản quyền và xuất bản 4 tựa/ tháng với bản in khoảng
4.000 bản/ tựa; sau khi ổn định hơn về cơ cấu tổ chức cũng như cách thức làm
việc thì quý II sẽ tăng thêm 2 tựa nữa và số bản in một tựa giữ nguyên như quý
I.
Thường sản phẩm tốt sẽ nhận được phản hồi của độc giả trên mạng xã hội, trên
các diễn đàn, fanpage về việc in bổ sung, cung cấp thêm bản in cho các tựa. Lúc
này nxb JYO sẽ nghĩ đến việc in nối bản (thêm bản in) một số tựa đang hết hàng
trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của độc giả. Vậy nên số lượng bản in quý 3
sẽ tăng lên một lượng nhất định. Và hướng tới quý IV với 1,2 tác phẩm được
mua bản quyền mới nếu thuận lợi.

6- Kế hoạch sản xuất


a. Chương trình sản xuất
Xét về lĩnh vực kinh doanh, nxb JYO là công ty tư nhân xuất bản và
phát hành sách. Cho nên, có 2 chuyên môn chính là bộ phận cán sự văn
phòng (lo liệu các việc liên quan đến giấy tờ, thương thảo cũng như lên
kế hoạch) và thứ hai chính là bộ phận in ấn. Tuy nhiên, trên thực tế,
nxb sẽ thuê nhà in riêng. Hay nói cách khác, máy móc thiết bị bên Nhà
in sẽ chịu trách nhiệm khi bên nxb kí hợp đồng in ấn lâu dài với họ.
Với kế hoạch sản xuất được đề cập đến trong nội dung này, sẽ tập
trung vào bộ phận văn phòng- quản lí toàn bộ các khâu thực hiện của
nxb JYO.
 Vị trí, địa điểm: Tầng 2 Tòa nhà Trung yên 1 số 58A Trung
Kính, quận Cầu Giấy Hà Nội.
 Thiết bị máy móc:
Thiết bị Quy cách Chức năng Số lượng Đơn giá Ghi chú
(cái) (vnd)
Máy tính Hãng dell Nhập, sao lưu 7 91.000.000 Mua
bàn dữ liệu,quảng
cáo & xúc
tiến thương
mại
Bàn, ghế Chất liệu ván Chỗ làm việc 13 bộ 1.000.000/ Thuê
phủ một lớp cho nhân viên tháng
melamine nxb
mỏng

Máy Hãng In tài liệu cần 1 14.900.000 Mua


photocopy DocuCentre thiết
2000DC
Máy fax Panasonic Gửi tài liệu 1 2.200.000 Mua
KX-FT983
Điện thoại Panasonic Liên lạc 6 840.000 Mua
bàn KX-
TS500MX

Máy scan HP 2410 Scan bản in 1 1.700.000 Mua


Tủ đứng Chất liệu ván Đựng hồ sơ 3 900.000/tháng Thuê
phủ một lớp tài liệu
melamine
mỏng
Điều hòa Panasonic Làm mát 3 2.000.000/ Thuê
tháng
Bảng thông Bảng viết bút Ghi kế hoạch 2 500.000/ Thuê
báo (ghi kế dạ làm việc, tháng
hoạch) thông báo

+ Quy trình xuất bản:

Thương thảo (1) Xử lí nội dung, (2) Xin giấy phép (3) Chế bản
bản quyền hình ảnh xuất bản điện tử

(2) (4)
(5)
Gửi cho nxb Thiết kế bìa,
đối tác duyệt dịch thuật,…
(6)
(7) (8)
In gia công Đóng gói- vận Phát hành
chuyển

Thương thảo bản quyền


Để xuất bản một cuốn sách tại Việt Nam phải qua một số khâu. Điều
quan trọng hơn, nxb JYO kinh doanh trên lĩnh vực xuất bản sách truyện ngoại
văn nên trước tiên phải đặt vấn đề bản quyền với nxb bên Nhật. Các đối tác
nước ngoài trước khi làm việc với nxb Việt Nam đều điều tra lý lịch, tìm hiểu
thông tin, độ tin cậy về nxb ấy rồi mới quyết định gặp gỡ. Vì thế, khi thương
lượng, nxb JYO cần có thái độ chân thành, bày tỏ những khó khăn của mình để
hai bên thương thảo, giải quyết.
Nội dung thương thảo: Thương lượng đàm phán trên cơ sở những quy định của
công ước Berne về luật bản quyền và quyền tác giả. Ngoài giá cả và số lượng
bản in theo yêu cầu của đối tác ra, nxb sẽ phải trao đổi kĩ về hình thức xuất bản
của tác phẩm.
Thông tin chung: Khổ sách – Loại giấy – Loại bìa
Khổ sách: Hiện trên thị trường Việt Nam có các khổ sách phổ biến sau (thông số
đứng trước là chiều ngang, đứng sau là chiều đứng cuốn sách, tính theo chiều
thuận của bìa sách): 10 cm x 15,5 cm; 13 cm x 19 cm; 13 cm x 20,5 cm; 13,5 cm
x 20,5 cm; 14,5 cm x 20,5 cm; 16 cm x 24 cm; 19 cm x 27 cm.
Loại giấy: hiện tại với mảng truyện tranh đa phần dùng giấy xốp hoặc giấy chất
lượng cao hơn để in những ấn phẩm đặc biệt là giấy Couche (định lượng từ 80 –
120g/m2.)
Loại bìa: Có 2 loại chính: Bìa cứng (bìa được làm bằng các tông và bọc); bìa
mềm (thường thường được in giấy couche định lượng 200 – 300g/m2)Sách được
đóng gáy bằng ép keo hoặc khâu chỉ, ép keo.

Xử lí nội dung:
Sau khi đàm phán thành công, nxb đối tác sẽ gửi dữ liệu cứng (mềm) cho bên
nxb JYO. Lúc này, nxb JYO biên tập lại nội dung theo đúng quy định của pháp
luật hiện hành.
Sau đó gửi bản thảo lại cho nxb đối tác duyệt đồng thời làm thủ tục xin giấy
phép xuất bản.

Thủ tục xin giấy phép xuất bản


Các nhà xuất bản khi kiểm duyệt nội dung thấy đáp ứng được quy định chung,
đề xuất báo cáo với cơ quan chủ quản và Cục xuất bản. Khi được sự đồng ý thì
mới được cấp giấy phép xuất bản.

Chế bản điện tử


Sau khi được cấp giấy phép xuất bản, dữ liệu cuốn sách được đánh máy
và trình bày lại theo khổ sách được chọn in, và được in ra trên một loại gọi là
giấy can ( tiếng Pháp: Papier calque - giấy để sao chép, đồ lại) là giấy có khả
năng thấu quang cao, nghĩa là có thể cho ánh sáng đi qua).

Thiết kế bìa, dịch thuật,…


Bìa được thiết kế lại tên, logo nxb cũng như một số nội dung bắt buộc
khác. Thông thường với truyện tranh không cần thay đổi hình minh họa bìa. Tuy
nhiên có thể thay đổi một số chi tiết, điều này có thể thương thảo với nxb đối tác
nếu nxb JYO có nhu cầu thay đổi cho phù hợp với thị trường Việt Nam. Một số
quy định là bìa trước của cuốn sách phải ghi rõ tên tác giả, tác phẩm, nhà xuất
bản. Bìa sau phải ghi rõ giá tiền, mã vạch chuẩn,…. Bìa cấm quảng cáo bất kì
loại gì.
Dịch thuật cũng được thực hiện trong giai đoạn này. Thường sẽ do một
Translator (dịch giả) đảm nhận. Sau khi dịch xong sẽ được biên tập viên rà soát lại

lỗi cũng như cách dùng từ ngữ đã đúng chưa. Và sau khi các công đoạn hoàn
thành sẽ làm bản demo gửi bên nxb đối tác duyệt lần cuối.
In – gia công – đóng gói
Xong khâu này sách mới được là thành phẩm.

Phát hành
Sách sau khi được in ra, được kiểm tra chất lượng phải nộp lưu chiểu lên Nhà
xuất bản đã cấp phép, sau thời hạn ít nhất 7 ngày sách không có vấn đề gì mới
được phát hành. Các nhà xuất bản khi cho phát hành phải có lệnh phát hành
Các cá nhân và tổ chức đều có thể xuất bản tác phẩm của mình, miễn là tuân thủ
theo đúng các quy định của Luật xuất bản Việt Nam.
Biểu giá dịch vụ bao gồm từng khâu
1. Quản lý phí (nộp các nhà xuất bản)
2. Thiết kế trình bày - Chế bản điện tử
3. Vẽ bìa
4. In
Giá sẽ phụ thuộc vào khổ sách, chất lượng giấy, hình thức bìa, số lượng in,…
(bao gồm các khâu trong Quy trình xuất bản)

b. Các yếu tố đầu vào


- Nguyên nhiên vật liệu: điện, nước, giấy in, bìa,….
- Lao động trực tiếp: 19 người, ước tính chi phí lao động khoảng
c. Tiến độ sản xuất
- Bên ta kí kết hợp đồng với 2 nhà in, dự kiến trung bình 25.000 bản in/
tháng.
- Chủng loại: sách truyện bìa rời (gập), giấy xốp, chất lượng cao.
Art book bìa cứng, giấy couche.
Tiểu thuyết light novel bìa rời, giấy xốp.

7- Kế hoạch nhân sự
 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Giám đốc
(kiêm tổng biên tập)

Phó giám đốc


(phó tổng biên tập)

Phòng kế toán Phòng tổng hợp

Ban Ban Bộ phận Bộ phận


biên phát kĩ thuật Marketing
tập hàn
h

 Chức năng nhiệm vụ của từng vị trí


- Giám đốc (tổng biên tập):
a) Điều hành hoạt động của nhà xuất bản đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng,
nhiệm vụ ghi trong giấy phép và quyết định thành lập nhà xuất bản.
b) Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản.
c) Tổ chức thực hiện việc đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông.
d) Tổ chức thẩm định tác phẩm, tài liệu quy định.
đ) Ký hợp đồng liên kết xuất bản.
e) Ký duyệt bản thảo hoàn chỉnh trước khi đưa in.
g) Ký quyết định xuất bản đối với từng xuất bản phẩm đúng với giấy xác nhận
đăng ký xuất bản, kể cả việc in tăng số lượng.
h) Ký quyết định phát hành xuất bản phẩm.
i) Định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật.
k) Tổ chức việc lưu trữ hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của từng
xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật.
ỉ) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản
phẩm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
m) Thực hiện việc báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt
động xuất bản.
n) Bảo đảm không để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát
hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
o) Quản lý tài sản và cơ sở vật chất của nhà xuất bản.
p) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quản về xuất bản phẩm
và mọi hoạt động của nhà xuất bản.
- Phó giám đốc (phó tổng biên tập)
a) Giúp tổng giám đốc (giám đốc) chỉ đạo việc tổ chức bản thảo;
b) Tổ chức biên tập bản thảo;
c) Đọc và ký duyệt đối với từng bản thảo để trình tổng giám đốc (giám đốc) nhà
xuất bản ký quyết định xuất bản;
d) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát
hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
đ) Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản và trước pháp
luật về nội dung xuất bản phẩm của nhà xuất bản.
- Phòng kế toán:
a) Tham mưu, hỗ trợ công việc cho lãnh đão nxb về công tác quản lí tài chính.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng theo quy định của
Nhà nước trong lĩnh vực tài chính kế toán.
- Phòng tổng hợp:
 Ban biên tập: chịu trách nhiệm nội dung, phụ trách xuất bản.
 Ban phát hành: chịu trách nhiệm liên hệ nhà in, quan sát, quản lí số
lượng, tình hình in ấn, đóng gói, vận chuyển và phát hành.
 Bộ phận kĩ thuật: Chịu trách nhiệm dịch thuật; design bìa; xử lý RAW,
làm mịn, redraw, xóa text trong các trang truyện; kiểm tra, chỉnh sửa,
đảm bảo chất lượng bản dịch cũng như bản edit, type bản dịch vào các
trang truyện đã được clean;…
 Bộ phận Marketing: quảng cáo và xúc tiến hoạt động kinh daonh ra
ngoài thị trường; quản lí các trang page của nxb, lắng nghe ý kiến phản
hồi của độc giả; hoạch định các chương trình quảng bá hình ảnh xnb,….

 Dự kiến số lượng lao động trong từng bộ phận


Bộ phận Số lượng (người)
Phòng kế toán 2
Phòng tổng hợp
 Ban biên tập 1
 Ban phát hành 2
 Bộ phận kĩ thuật 4
 Bộ phận Marketing 2

 Dự kiến tiền lương


Vị trí Tiền lương dự kiến
(đồng/người)
Phó giám đốc (1 người) 11.000.000
Kế toán trưởng (1 người) 8.000.000
Kế toán viên (1 người) 6.000.000
Biên tập viên (1 người) 7.500.000
Phát hành viên (2 người) 6.000.000
Kĩ thuật viên (4 người) 6.000.000
Nhân viên marketing (2 người) 6.000.000

8- Kế hoạch tài chính


 Xác định vốn đầu tư:
- Vốn cố định
- Vốn lưu động dự kiến
- Vốn dự phòng
- Tổng số vồn cần để khởi sự
- Nguồn vốn:
 Vốn tự có: 700.000.000 vnd (chung vốn)
 Vốn vay từ: Họ hàng- 500.000.000 vnd
Bạn bè - 100.000.000 vnd
Người thân- 200.000.000 vnd

 Chi phí
- Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Bảng tổng hợp chi phí hoạt động
STT Danh mục Đơn vị Chi phí

1 Lương nhân viên Triệu đồng/ tháng 54

2 Tiền mua bản quyền Triệu đồng/ tháng 30

3 Hợp đồng với nhà in Triệu đồng/ tháng 8

4 Tiền mua nguyên liệu in Triệu đồng/ tháng 8


ấn

- Chi phí hoạt động:


STT Danh mục Đơn vị Chi phí

1 Lương bộ phận quản lí Triệu đồng/ tháng 26.5


2 Tiền thuê văn phòng Triệu đồng/ tháng 15
3 Máy móc (mua) Triệu đồng 110,64
4 Thiết bị hỗ trợ (thuê) Triệu đồng/ tháng 4.4
5 Tiền điện, nước, internet Triệu đồng/ tháng 9
6 Xúc tiến quảng cáo Triệu đồng/ tháng 5

- Chi phí đầu tư ban đầu:


Vốn đầu tư ban Số tiền Thời gian khấu Ghi chú
đầu (triệu đồng) hao
Máy tính, thiết bị 110,64 5 năm Chi vào tháng 1
văn phòng
Vốn lưu động dự 600 Chi vào tháng 1
kiến
Tiền thuê văn 90 Chi vào tháng 1
phòng (6 năm)

 Doanh thu dự kiến


- sản lượng tiêu thụ hàng tháng:
Chỉ tiêu T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Truyện
tranh
-số lượng 30 30 32 40 40 42 45 46 46 50 55 55
(ngàn bản)
-giá bán 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25
(ngàn
đồng)
Art book
-số lượng 0 0 0 0 0 0 0 500 400 250 250 300
(bản)
-giá bán 0 0 0 0 0 0 0 250 250 250 250 250
(ngàn
đồng)
Light novel
-số lượng 0 0 0 1000 900 700 0 0 300 200 0 1000
(bản)
-giá bán 0 0 0 130 130 130 0 0 130 130 0 150
(ngàn
đồng)
Tổng thu: 13.753.000.000 vnd

Bảng kết chuyển lãi lỗ năm thứ nhất (đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T1 T1 T1
0 1 2
1. DDT 75 75 80 11 11 11 11 12 12 13 14 16
0 0 0 30 17 41 25 75 89 38. 37. 00
5 5
2. Giá thành 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
3. Lãi gộp 56 56 61 94 92 95 93 10 10 11 12 14
0 0 0 0 7 1 5 85 99 48. 47. 10
5 5
4. Tổng chi 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14
phí hoạt động 45. 45. 45. 45. 45. 45. 45. 45. 45. 45. 45. 45.
- CP bán 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9
hàng. 1.8 1.8 1.8 1.8 1.8 1.8 1.8 1.8 1.8 1.8 1.8 1.8
- CP quản lý 44 44 44 44 44 44 44 44 44 44 44 44
- CP khấu hao 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
- Lãi vay
5. Lợi nhuận 49 49 54 87 86 88 87 10 10 10 11 13
trước thuế 8.2 8.2 8.2 8.2 5.2 9.2 3.2 23. 37. 86. 85. 48.
56 56 56 56 56 56 56 25 25 75 75 25
6 6 6 6 6
6. Thuế 10 10 12 19 19 19 19 22 22 23 26 29
TNDN (22%) 9.6 9.6 0.6 3.2 0.3 5.6 2.1 5.1 8.1 9.0 0.8 6.6
16 16 16 16 56 36 16 16 96 86 66 16
7. Lợi nhuận 38 38 42 68 67 69 68 79 80 84 92 10
sau thuế 8.6 8.6 7.6 5.0 4.9 3.6 1.1 8.1 9.0 7.6 4.8 51.
37 37 4 4 2 4 4 6 7 9 64

Lập báo cáo tài chính:

Bảng lưu chuyển tiền tệ theo 12 tháng cho năm 1(đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T1 T1 T1
0 1 2
1. Số dư TM 15 12 16 20 27 34 41 48 56 64 73 82
đầu kỳ 00 79. 70. 99. 86. 63. 58. 41. 41. 52. 02. 29.
84 32 81 69 44 90 88 87 77 29 02
4 8 2 6 4 8 2 6 4
2. Tổng thu 75 75 80 11 11 11 11 12 12 13 14 16
- HĐSXKD 0 0 0 30 17 41 25 75 89 38. 37. 00
5 5
3. Tổng chi 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19 19
- CPSX 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
- CPBH 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14 14
- CPQL 45. 45. 45. 45. 45. 45. 45. 45. 45. 45. 45. 45.
9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9
- Nợ gốc & 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Lãi vay 10 10 12 19 19 19 19 22 22 23 26 29
- Thuế p/n 9.6 9.6 0.6 3.2 0.3 5.6 2.1 5.1 8.1 9.0 0.8 6.6
16 16 16 16 56 36 16 16 96 86 66 16
61 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
- Đầu tư 0.6
4
4. Số dư TM 12 16 20 27 34 41 48 56 64 73 82 92
cuối kỳ 79. 70. 99. 86. 63. 58. 41. 41. 52. 02. 29. 82.
84 32 81 69 44 90 88 87 77 29 02 50
4 8 2 6 4 8 2 6 4 8

9- Nguy cơ rủi ro
- Gặp nhiều khó khăn trong việc liên hệ với đối tác mua bản quyền do ta là nxb
mới. Sau khi có được bản quyền thì phải lập tức đi xin giấy phép xuất bản, dịch
thuật, biên tập, in ấn,… Và thêm vào đó là quảng bá cho sản phẩm của mình
dưới nhiều hình thức, cả trả lời những thắc mắc, chất vấn của bạn đọc nữa.
-Trong quá trình trình bìa cho bên đối tác duyệt, nếu không vừa ý họ thì phải
làm đi làm lại nhiều lần đến khi nào đạt thì mới được xuất bản.
- Bên cạnh đó, vì văn hóa Việt Nam không cho phép nên một số nội dung phải
chỉnh sửa cho phù hợp. Điều này thường tốn thời gian thương thảo đàm phán
với nxb đối tác.
- Như đã nói ở phía trên, hiện tại nhu cầu của độc giả về thị trường này không
chỉ là đọc đơn thuần nữa mà còn mua về sưu tầm, nên đòi hỏi sản phẩm chất
lượng cao, càng “giống bản gốc Nhật càng tốt”. Tuy nhiên, trên thực tế trình độ
in ấn của các nhà in nước ta không bằng bên Nhật; có những điều về sản phẩm
chúng ta chưa thể làm được công nghệ đó, nên việc đưa được sản phẩm giống
Nhật 100% là điều khá khó khăn. Hơn thế, phần dịch thuật cũng phải chăn chút
kĩ lưỡng. Không chỉ cần dịch đúng mà còn phải dịch hay. Tuy nhiên lương dịch
giả truyện tranh của Việt Nam không hề cao, áp lực công việc lại lớn nên rất ít
người nhận việc này. Không yêu nghề và nhiệt tâm thì khó làm việc được
- Cũng chính vì thế nên nếu không làm tốt từ những giai đoạn ban đầu rất dễ bị
độc giả quay lưng ~> ảnh hưởng trực tiếp tới danh tiếng cũng như việc thương
thảo mua bản quyền sau này. Chỉ cần số lượng bản in sụt giảm quá quy định thì
sẽ phải bồi thường thêm cho đối tác bản quyền.
10- Xây dựng tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh
- Cần tìm được đội ngũ kĩ thuật ổn định có tay nghề ngay từ ban đầu. Việc này
cần giao lưu với những người trong ngành nghề nhiều để tiếp thu lời khuyên,
định hướng đúng mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp, đánh giá thị trường tiềm
năng. Ngoài ra phải tìm được nhà in chất lượng, kí kết hợp đồng đảm bảo chất
lượng in ấn phải ổn định, hạn chế tối đa lỗi in ấn.
- Gây dựng danh tiếng cũng như quảng cáo cho thị trường đọc biết đến công ty
xuất bản của mình bằng những hoạt động thăm dò ý kiến độc giả, làm bản điều
tra, đồng thời sử dụng cộng đồng mạng để nghe góp ý khắc phục sai sót cũng
như nâng cao chất lượng sản phẩm như mong muốn của người tiêu dùng.
- Đối với các luật liên quan đến việc xuất bản cần nắm vững để kí kết hợp đồng
mua bản quyền với bên đối tác, tránh tình trạng mua về không được cấp giấy
phép xuất bản, vừa tốn thêm công sức thời gian chỉnh sửa nội dung và gửi nhiều
lần xin giấy phép và gửi cho đối tác duyệt.
- Đa phần thị trường truyện tranh bị người Việt hiểu nhầm là danh cho trẻ em,
mà thực tế là nó có phân chia độ tuổi đọc rõ ràng nhưng khi mua, khách hàng
không để ý nên thường chọn mua nội dung không phù hợp với độ tuổi, gây hiểu
nhầm với thị trường truyện tranh. Nxb cần có kế hoạch hướng dẫn, tuyên truyền
cách đọc những ấn phẩm này một cách đúng đắn, thiết thực nhất.

You might also like