You are on page 1of 10

PHÂN TÍCH SWOT VẾ TRUYỆN TRANH VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngô Thanh Mai1

Tóm tắt: Truyện tranh đã và đang trở thành một hình thức giải trí phổ biển của nhiều trẻ em Việt
Nam. Tuy nhiên, truyện tranh Nhật Bản vẫn là sự lựa chọn số một của nhiều trẻ em Việt Nam.
Mặc dù đã có những thành công bước đầu đáng ghi nhận nhưng truyện tranh Việt vẫn chưa thực
sự chiếm được sự yêu mến của độc giả. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích những điểm
mạnh, hạn chế, cơ hội và thách thức của truyện tranh Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở tập hợp
các ý kiến từ độc giả, đặc biệt là nhóm đối tượng thụ hưởng các ấn phẩm truyện tranh, chúng
tôi cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm xây dựng một ngành truyện tranh mang thương hiệu
Việt trong thời gian tới.
Từ khóa: Truyện tranh, Manga, truyện tranh Việt Nam, truyện thiểu nhi, trẻ em.

SWOT ANALYSIS 0F VIETNAMESE COMICS NOWADAYS


Abstract: Comics have become a populartorm of entertainment for many Vietnamese children.
However, Japanese comics are still the numberone choice oỉmany Vietnamese children. Although
the re have been remarkable initial successes, Vietnamese comics have not really captured
the love of readers. In this article, we will analyze the Strengths VVeaknesses, Opportunities
and Threats of Vietnamese comics today. Based on the collection of opinions from readers,
especially the beneíiciaries otcomic publications, we also ma ke some recommendations to build
a Vietnamese-branded comic book industry in the near tuture.
Keywords: Comics, Manga, Vietnamese comics, children’s stories, children

ĐÔI
1. NÉT VẼ PHÂN TÍCH SWOT

Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược cho sự phát triến của một ngành,
một lĩnh vực cụ thể. về cơ bản, phân tích SWOT tửc là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điềm mạnh),
Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp chúng la xác định mục
tiêu chiến lược, hướng đi cho sự phát triển. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ dựa trên phân tích này
để đưa ra những nhận định khách quan và cách nhìn toàn diện về truyện tranh Việt Nam.
Đẻ có thể nhìn nhận một cách khách quan và toàn diện về ngành truyện tranh Việt Nam. chúng
tôi đã vận dụng phân tích SWOT để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu. cơ hội và thách thức cua
ngành truyện tranh dựa trên những số liệu và các ý kiến của độc giả mà chúng tôi thu thập dược
trong quá trình nghiên cứu.

Trường Đại học Ngoại ngừ, ĐHQGHN, Email: thanhinai.ulis@gniail.com


NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TẾ HỌC TẠI VIỆT NAM 421

2. PHÂN TÍCH SW0T VÊ TRUYỆN TRANH VIỆT NAM

Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến về nguồn gốc cùa truyện tranh Việt. Tuy nhiên từ sau thập
niên 1930 đến năm 1986, truyện tranh Việt Nam đã phát triển chịu những ảnh hưởng nhất định
từ truyện tranh phương Tây. Từ những năm 2000 trở đi với sự du nhập mạnh mẽ của truyện tranh
Nhật Ban. truyện Việt Nam cũng có dấu hiệu nồ lực lớn. một số đơn vị đã đưa ra thị trường truyện
Việt cho người Việt, khởi đầu là TVM Comics với một loạt truyện cho thiêu nhi và cả người lớn,
trội nhất là tác phẩm của nhóm B.R.O (Sài Gòn) đà được doanh nghiệp Nhật Bàn đề nghị cộng tác,
sau đó nhiều đơn vị cũng mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này và thu hút sô lượng lớn đội ngũ họa sĩ.
sáng tác có chất lượng khả quan. Với lịch sử phát triển và nhừng thành tựu đà đạt được, chúng tôi
xin chỉ ra một số điểm mạnh, diêm yếu, cơ hội và thách thức của truyên tranh Việt Nam như sau:

2.1. Một sô điểm mạnh của truyện tranh Việt Nam

Thứ nhắt, truyện tranh ở Việt Nam đã xuất hiện những thế hệ sảng tác mới như nhóm BRO.
Thành Phong... và đà tạo nên được những sự thành công ban đầu đáng khích lệ như "Long thân
tướng” do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2004, "Nhi và Tùn”, "Thần đồng đất Việt” của công
ty Phan Thị, truyện tranh về đề tài bóng rồ mang tên "Orange” cũng đà được xuất bản năm 2011.
Năm 2015, Cuộc hành trình đầu tiên - The First Journey, một trong số ít các tác phấm truyện
tranh cho thiếu nhi của tác giả Việt Nam đà giành giải thưởng Truyện tranh màu về giáo dục xuất
sắc - Scholastic Picture Book A\vard trao bởi Hội đồng Phát triển Văn học Singapore và Châu Á
NBDCSSA. Câu chuyện kể về chuyến phiêu lưu của cậu bé An đà xuất sắc vượt qua những đại
diện tiêu biêu cũa 135 quốc gia và giành danh hiệu cao quý. Mặc dù không can những cảnh đánh
đâm nảy lửa, hình ảnh khêu gợi nhưng truyện tranh này đà tạo được ấn tượng tốt vì mang phong
cách Việt và dấu ấn vãn hóa riêng ở vùng sông nước miền Nam.
Thứ hai, đội ngữ sảng tác truyện tranh được đầu tư đào tạo bài bản hơn, với sự ra đời của
Viện Truyện tranh và Hoạt hình được thành lập vào nãm 2014 có tên tiếng Anh là Comic media
academy - http://cmavn.org/ đà tạo cơ hội cho nhừng tay bút có dam mê về nghề làm truyện tranh
và phim hoạt hình tại Việt Nam có cơ hội học tập trong môi trường chuyên nghiệp với các công
nghệ vẽ hiện đại.
Mặc dù đê tài trong truyện tranh Việt đã có những sự cải tiến, phong phú hơn nhưng vẫn chưa
đáp ửng được nhu cầu của trẻ em Việt Nam. Bên cạnh đó, mỗi khi xuất hiện một bộ truyện tranh
mới lại gặp rất nhiều chỉ trích từ dư luận. Vì lè đó mà sau đổi mới đến nay, truyện tranh Việt vẫn
chưa tạo ra được những bước bứt phá lớn nào so với truyện tranh ngoại, đặc biệt là "người không
lồ” về truyện tranh là Manga.
Thứ ba, tại Việt Nam có nhiều nhà xuất bản phục vụ công tác in ấn và xuất bản truyện tranh.
Hiện nay có hơn 20 nhà xuất bản sách dành cho thiếu niên và nhi đồng. Các nhà xuất bản đà thành
công trong việc xuất bản truyện tranh ở Việt Nam như Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Trẻ,
Nhà xuât bản Văn hóa thông tin. Bên cạnh đó còn rất nhiều nhà xuất bản khác cũng đà từng in và
cho xuât bản truyện tranh như Nhà xuất bản Hà Nội, Nhà xuất bản Hải Phòng, Nhà xuất bàn Đà
Nằng, Nhà xuất bản Đồng Nai, Nhà xuất bản Thanh Hóa... Nhà xuất bản Kim Đồng đã mua bản
quyên hai truyện tranh nồi tiếng của Nhật là Doraemon và Thám tử lừng danh Conan đã giúp cho
đơn vị này thu được doanh thu khá ổn định. Đại diện Nhà xuất bản Kim Đồng cho biết, số lượng
422 KỶ YÊU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 202

truyện tranh chiếm tỷ lệ khoảng 35-40% trong tổng số 1.500 - 1.800 đầu sách xuất bản hàng năm
đây cũng là số lượng đầu sách xuất bản tương đối ổn định trong vòng 5 năm trở lại đây của nh;
xuất bản này.

2.2. Một sô hạn chế của truyện tranh Việt Nam

Thứ nhất, đề tài trong truyện tranh Việt Nam chưa phong phú
Truyện tranh Việt vẫn tập trung chủ yếu vào những đề tài mang tính giáo dục, tính giải trí b
giới hạn trong những khuôn khổ giáo dục và hướng tới đối tượng là trẻ em nên khó cạnh tranh đưự(
với truyện tranh nước ngoài.

B Lịch sử dàn tộc


s Tu ỏi học trò
» Đời sống xà hội hiện tại
Văn hóa truyẻn thống
s Khoa học viễn tường
s Truyện danh tác

Biểu đồ 1. Các mảng đề tài của truyện tranh Việt Nam (ý kiến của học sinh THPT)

Theo kết quả thống kê trên đây. truyện tranh về mảng lịch sử và tuổi học trò vẫn chiếm ti lệ
lớn, nhũng đề tài khác chưa được quan tâm nhiều. Cuộc sống muôn màu, muôn sắc, sức cám dồ
lại luôn bủa vây, do đó cân khai thác nhiều hon tới mảng đề tài sinh hoạt hàng ngày đê các em có
nliừng cách nhìn nhận và những hành trang phù hợp khi trưởng thành hơn.
Thứ hai, kỉnh phí cho việc sủng tác và xuất bán còn hạn hẹp. Theo các họa sĩ sảng tác truyện
tranh thì thời gian là một yếu tố rất quan trọng với truyện tranh. Một bộ truyện mói thì phải mât rât
nhiều năm đầu tư, vẽ vời1. Bà Nguyễn Kim Thoa. Phó Giám đốc Công ty Sách Tân Việt, cho biết:
^Chi phỉ để sản xuất một bộ truyện tranh thuần Việt quả ton kém và quả mạo hiêm do chưa biêt chăc
tác giả Việt có thu hút được người đọc hay không; còn đa phần tác phủm nước ngoài dã vượt qua
biên giới, tức ỉà sức hút rất ỉớn nên mua bản quyền nước ngoài về san xuất có khả nấng thu lời”.
Chính vì sợ mạo hiềm như vậy nên khiến việc đầu tư cho truyện tranh Việt càng khó hon. Đê có một
tập truyện tranh đến tay người đọc cần khoảng ít nhất 100 triệu đồng. Với “Long thần tướng” đẻ
xuất bản một tập, nhóm Thành Phong phải kêu gọi được số vốn tối thiểu là 300 triệu. Dây là con sò
không nhỏ đối với các nhà xuất bản, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Bộ truyện
tranh này được xây dựng nhờ gây quỹ xã hội hóa. Tuy nhiên, nếu có được nguồn vôn từ huy động xà
hội hóa mới làm truyện tranh thì rất lâu. Thêm vào đó. truyện tranh nước ngoài tràn ngập thị trường
truyện tranh Việt Nam khiến cho truyện tranh Việt càng khó cạnh tranh hơn.

1 Nguyền Thành Phong trà lời phòng vẩn: http://in.vietnaninet.vn/vn/van-hoa/76697/viet-nani-chua-co-niot-nen-


truyen-tranh.html
NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TẾ HỌC TẠI VIỆT NAM 423

Thứ ba, việc sản xuất truyện tranh ở Việt Nam còn rời rạc và manh mủn. Các công ty truyện
tranh đều có đặc điểm là chưa có nhiều nguồn đầu tư, quy mô nhỏ, mới rời vạch xuất phát chưa
lâu, đang ngang ngừa với nhau trên đường đua. Mặc dù đều có mục tiêu chung là xây dựng truyện
tranh Việt Nam nhưng chưa có sự liên kết. Có họa sĩ vẽ tốt nhưng lại thiếu một biên kịch giỏi. Có
một kịch giỏi lại không hợp sức được một họa sĩ tài ba. Chế độ đãi ngộ cũng là một rào cản khiến
các tác giả chưa thể hiện hết được tài năng và tâm huyết của mình.

2.3. Cơ hội của truyện tranh Việt Nam

Thứ nhát, còn những người thích truyện tranh ỉà còn cơ hội cho truyện tranh phát trỉên. Phân
lớn độc giả thích truyện tranh ở Việt Nam là trẻ em và những người trẻ. Thêm vào đó là một xà hội
hiện đại, nơi con người ít có thời gian thưởng thức những sản phâm văn hóa tôn thời gian và cân
thời gian để suy ngẫm thì truyện tranh là một gợi ý hữu ích. Có một xu hướng là nhiều trẻ em rất
ngại đọc sách thì truyện tranh có thể là những bước đệm đầu tiên đê các em tiếp xúc dần với văn
hóa đọc. Những dòng chữ ngắn, có tranh minh họa sẽ là cách tốt để cho những bạn lười đọc học
cách đọc và làm quen dần với văn học viết. Tuy nhiên phải chọn những truyện tranh có chất lượng,
phù họp với từng em.
Theo khảo sát của chúng tôi tại một số trường tiều học ở Hà Nội, các em học sinh từ lóp 3 trở
lên có tỉ lệ đọc truyện tranh nhiều hơn các em lóp 1 và lóp 2. Các truyện được các em lựa chọn
nhiều nhất là Doraemon, Bảy viên ngọc rồng, Shin - Cậu bẻ bút chì (học sinh Trường Tiều học
L.M.N.X). Các truyện Doraemon, Bảy viên ngọc rồng. Thám tư lừng danh Conan, Thân đông đát
Việt được các em lựa chọn nhiều nhất (học sinh Trường Tiểu học T.N.D, Hoàn Kiếm). Như vậy,
các em vẫn lựa chọn các truyện tranh Nhật Bản là chủ yếu. Lý do mà các em lựa chọn là đọc vui,
nhanh hết, dễ hiêu. Đây là một đặc trưng của truyện tranh phù họp với độc giả nhỏ tuôi. Neu truyện
tranh Việt khai thác các đề tài nhàm tới đối tượng này thì có cả một cơ hội rất lớn phía trước.

Với sô lượng học sinh các cấp học tăng lên hàng năm, chỉ tính riêng năm học 2019-2020, theo
thông kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam có hơn 5 triệu trẻ mầm non, 8 triệu học sinh tiểu
học, 5 triệu học sinh THCS và gần 3 triệu học sinh ở bậc THPT và hơn 1 triệu sinh viên đại học.
Điêu này cho thấy lượng độc giả tiềm năng của thị trường truyện tranh Việt Nam.
Cơ hội thứ hai ỉa Việt Nam đã tham gia Công ước Bern từ năm 2004. Lợi ích chủ yếu đối với
quôc gia nhập Công ước Berne là các tác phẩm của tác giả quốc gia đó tự động được bảo hộ tại
tât cả các quôc gia thành viên khác. Từ đó, các tác giả có thể được hưởng những lợi ích kinh tế tại
các thị trường rộng lớn hơn nhiều so với thị trường trong nước. Mặc dù khi mới tham gia công ước
này, những người làm nghệ thuật nói chung và những người làm trong lĩnh vực xuất bản nói riêng
gặp không ít khó khăn. Có mặt trong sân chơi này, cũng có nghĩa là môi trường vãn hóa Việt Nam
sẽ được thanh lọc, tình trạng vi phạm bản quyền, dùng tác phẩm của người khác để khai thác lợi
nhuận sẽ bị loại trừ. Khi công sức của mình được công nhận, quyền lợi chính đáng được bảo 11Ộ
một cách nghiêm túc, các tác giả sẽ có nhiều động lực để thúc đẩy sự sáng tạo. Người Việt Nam
sẽ được thưởng thức nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật hay hơn không chỉ vì nguồn lực sáng tạo
trong nước được thúc đẩy, mà còn vì chất lượng nguồn tác phâm nước ngoài vào Việt Nam sẽ được
chọn lọc kỹ càng hơn.
424 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 202

Cơ hộỉ nữa cho truyện tranh ở Việt Nam đỏ là sự giao ỉưu văn hóa ngày càng rộng mở. S1
rộng mở này tạo điều kiện cho những người đam mê tìm hiểu về truyện tranh học tập để trở thànl
nhừng họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp. Đây là cơ hội lớn cho các họa sĩ trẻ Việt Nam. Tại Nhậ
Bản đã có những trường đại học mở ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ, Cừ nhân về truyện tranh vó
đội ngũ giảng viên là các mangaka nổi tiếng của Nhật Bản đến giảng dạy. số trường đại học có b<
môn liên quan đến Manga và Anime đà lên đến 151. Trong đỏ có một số trường nổi tiếng như Đạ
học Kyoto Seika, Đại học Nghệ thuật tạo hình Nagoya, Đại học Nghệ thuật Tokyo...
Lúc này, các ấn phẩm truyện tranh *4made in Việt Nam” lại tìm được cơ hội đế thử sức với th
trường. Tiêu biêu là dự án Long thần tướng vừa ra mắt thành công trong thời gian qua. Việc tại
dụng rất tốt yếu tố mạng xã hội cũng như khơi gợi tinh thần yêu nước với cách làm sách chín chu
ê-kíp thực hiện bộ truyện đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của đông đảo độc giả trẻ và gió
truyền thông.
Những người dam mê sáng tác truyện tranh có nhiều cơ hội học tập, giao lưu với những quốc
gia có nền truyện tranh phát triển. Họ có thể đến đó đê học tập và tiếp thu được những kỹ thuật mớ
trong nét vẽ và cách tạo một kịch bản truyện tranh hấp dẫn. Làm việc một cách nghiêm túc và bà
bản cũng góp phần tạo ra những tác phẩm có giá trị.
Ngày càng có nhiều người quan tâm và mong muốn xây dựng một ngành truyện tranh riênị.
cùa Việt Nam.
Với mong muốn phát triển ngành truyện tranh Việt Nam, nhũng người làm truyện tranh Việ
đà tự tìm cách để lấy lại thị trường truyện tranh trong nước (vốn từ trước đã bị manga Nhật chiên
lĩnh). Comicola không chỉ phát triển theo hình thức gây quỹ cộng đồng. Từ tháng 9/2015, mội
số đầu truyện cùa đơn vị này như 50 sắc màu, Tây du hí đã được trực tiếp xuất bản và đưa ra thị
trường mà không thông qua hình thức gây quỹ. Các nhà xuất bản lớn cũng đang quan tâm hơn tới
những sản phẩm truyện tranh Việt.
Đối với nhùng người trẻ, vẫn có nhiều người yêu thích và quan tâm đến truyện tranh Việt Nam.

s Rất quan tâm


® Klìá quan tâm
Hơi quan tâm
s Không quan tàm
53%

Biểu đồ 2. Mức độ quan tâm của sinh viên đến truyện tranh Việt Nam

Nguồn: http://www.asahi.coin/culture/update/l 117/TKY200711170224.html


NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TẾ HỌC TẠI VIỆT NAM 425

Mặc dù tỉ lệ hơi quan tâm chiếm tới hơn 50% nhưng đây cũng cho thấy là độc giả trẻ vẫn chưa
lãng quên truyện tranh Việt Nam. vẫn có sự quan tâm, vẫn còn người yêu truyện tranh Việt, vẫn là
cơ hội tốt để cho truyện tranh Việt Nam phát triển.
Mô hình gây vốn từ cộng đồng (crowdfunding) đã ra đời từ lâu và khá phổ biến trên thế
giới, nhàm tạo điều kiện cho các nghệ sĩ đưa sản phẩm của mình đen với công chúng một cách
độc lập. Đặc biệt là đối với các ý tưởng hoặc dự án nghệ thuật bị trì hoãn vì lý do thiếu kinh phí.
Những trang web kêu gọi vốn cộng đồng hoạt động thành công và có quy mô 10
*11 có thể kể đến
KickStarter, IndieGoGo, PledgeMusic, Ưnbound, Distriíy...
Một số dự án truyện tranh đang được kêu gọi đầu tư gần đây, có thể nhận thấy phần lớn tác
giả, nhóm tác giả là người trẻ. Đe thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng internet và tạo hiệu
ứng lan tỏa, nội dung các tác phẩm chia hai xu hướng khá rò rệt. Một là, nội dung chứa đựng nhiều
yếu tố gần gũi về con người, lịch sử - văn hóa, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Chăng hạn như với
Truyền thuyết Long thần tướng, bối cảnh truyện diền ra song song ở hiện tại và ở thời nhà Trân, nồn
các tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, lịch sử đê truyền tái một cách phù hợp, thuyết phục
bạn đọc. Hoặc Thành Kỳ Ý, tiểu thuyết minh họa bàng tranh vừa gây quỹ vượt mức đề ra tới hon
140%, cũng lấy bối cảnh là triều đại Lê Sơ, dựa vào nhũng sự kiện có thật cùng các điên tích lưu
truyền trong dân gian để xây dựng cốt truyện. Hai là. khai thác các câu chuyện thường ngày, các
mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, tình yêu, với kết cấu đơn giản, dề hiểu, ngôn ngừ hoặc giàu cảm
xúc hoặc đậm tính hài hước để người đọc dễ gần gũi. đồng cảm. Nhật ký Mèo Mốc (Đặng Quang
Dũng), Mật ngọt chết mèo (Đặng Ngọc Minh Trang), Truyện cực ngắn (Đào Quang Huy) ... hút
khách bởi những yếu tố như vậy.

Các nhà xuất bản Việt Nam khá nhiều, các công ty liên kết xuất bản cũng không ngại ngần
họp tác khi có những truyện tranh hay. Chính vì thế, điều quan trọng là phải tìm ra được những ý
tưởng đê hình thành nên những cốt truyện hay để trẻ em Việt Nam được đọc nhũng tác phẩm hay
của ngành truyện tranh Việt Nam.

2.4. Thách thức của truyện tranh Việt Nam

Mặc dù đà có những bước tiến mới nhưng truyện tranh Việt Nam vẫn đứng trước rất nhiều
thách thức.
Thứ nhất, sự xuất hiện tràn lan của truyện tranh ngoại nhập không có bản quyền tại Việt Nam
đang là môi đe dọa với truyện tranh trong nước.
Bên cạnh các nhà xuất bản tuân thủ nghiêm túc Luật Bản quyền thì một số nhà xuất bản ở
Việt Nam vẫn không ghi rõ thông tin bản quyền hoặc giấu nguồn thông tin tác phẩm. Đây là những
hoạt động bất họp pháp và ảnh hưởng đến việc xuất bản truyện tranh Việt Nam nói riêng và làm
mât uy tín của ngành xuất bản nói chung. Ngoài ra, các trang mạng đăng tải truyện tranh online
lại rât nhiều. Trên rất nhiều trang web truyện tranh có nhiều truyện tranh chưa được phép xuất bản
tại Việt Nam, rất nhiều trong số đó là các truyện tranh có nội dung khiêu dâm, khổng phù họp với
văn hóa Việt Nam.
426 KỶ YẾU HỘI THÀO KHOA HỌC QUỐC GIA 202

B Làm phong pliủ thị trường


truyện tranh Việt Nam
19%
s c ản trở sự phát triẻn của
truyện tranh trong nước
44%

Truyện tranh trong mrớc sè


20%
có cơ hội cạnh tranh một
. - ý. % 7^ >> cách lành mạnh
Không liên quan đẻn em

Biểu đồ 3: Quan điểm của học sinh THPT về sự xuất hiện của truyện tranh nước ngoài ở Việt Nam

Sự xuât hiện của truyện tranh ngoại cũng làm phong phú thị trường truyện tranh ở Việt Nan:
và làm cho truyện tranh Việt có cơ hội cạnh tranh một cách lành mạnh.
Tuy nhiên, một số ý kiến của các em học sinh cũng cho rằng: sự xuất hiện nhiều của truyện
tranh nước ngoài cũng cân trở sự phát triển của truyện tranh trong nước. Điều này là cỏ căn cứ khi
mà truyện tranh nước ngoài, nhất là manga của Nhật đà, đang và sè được nhiều người đón nhận
vì đề tài đa dạng, hình ảnh đẹp và những cốt truyện hấp dẫn. 18,8% các em được hòi cho ràng
sự xuất hiện của truyện tranh nước ngoài chẳng liên quan gì đến em. Thái độ này cũng phần nào
cho thay các em ít quan tàm đến những sự biến động của thị trường truyện tranh. Đối với một sổ
người không ham mê đọc truyện tranh thì điều này là dề hiêu bởi truyện tranh chỉ là một bộ phận
nhỏ trong đời sống văn học nghệ thuật nói chung nhưng với những người sáng tác truyện tranh và
những người muôn phát triên truyện tranh nước nhà thì quả là một thách thức không hẻ nho.
Sau hon 10 năm tham gia Công ước Bern. nạn vi phạm bản quyền với những truyện tranh
được xuất bản có phần giảm đi thì một sự vi phạm bản quyền khác lại tiếp diễn, đó là các trang
web đãng tải nhừng truyện tranh chưa được sử đồng ý của chính phủ Nhật xuất hiện rất nhiều trên
internet. Trong danh sách được công bố năm 2014. có cả trang web Việt Nam là Manga24h với
93% nội dung vi phạm bản quyền1. Thực tế còn rất nhiều các tranh web truyện tranh khác vi phạm
ban quyền mà chính phũ Nhật cũng không thê kiêm soát hết được.
Truyện tranh là một loại hình tác phẩm viết cho nên vẫn có thê đi đăng ký quyên tác giả. Vì
tính chất không bắt buộc nên có nhiều tác giả vẫn chưa có ý thức tích cực về vấn đề ban quyền
truyện tranh nên chỉ khi nào có vấn đề tranh chấp xảy ra mới hiêu tâm quan trọng của việc dăng ký
bản quyền tác giả. Vì thế, những người sáng tác cần quan tâm đen vấn đê hâu sáng tác đê bào vệ
quyền lợi của mình và làm trong sáng thị trường truyện tranh trong nước.
Thứ hai, rủi ro trong việc gày quỹ xã hội hỏa đế làm truyện tranh. Mặc dù là cơ hội cho nhưng
người sáng tác truyện tranh nhưng hình thức này cũng tiềm ân nhiều rủi ro. Thòng kê của ngành

1 http://gamek.vn/nianga-film/website-truyen-tranh-lau-hang-dau-viet-nam-bi-chinh-phu-nhat-so-
gay-201408011435163 77.chn
NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TẾ HỌC TẠI VIỆT NAM 427

xuất bản. truyện tranh Việt Nam mới chỉ chiếm 1% thị phần so với truyện tranh nước ngoài. Gày
quỹ cộng đồng là mô hình tiến bộ nhưng cũng không phải là không vấp phải nhừng ưở ngại. Tàm
lý và niềm tin của cộng đồng vừa là động lực vừa là thách thức lớn nhất. Đẻ dự án thành công, các
chù dự án phải không ngừng tương tác với cộng đồng cùa mình và phải chứng minh được niềm
say mê cùng quá trình thực hiện để các thành viên cộng đồng hửng thú. Mặt khác, nèu dự án biến
đồi lệch lạc. không phù hợp với suy nghĩ, tình cảm cùa bạn đọc thì chãc chăn sè thàt bại và còn
gây hiệu ứng xà hội không tốt. Cải Hô Đen, một dự án gày quỹ cộng đồng khá nôi tiếng đà phải
ngừng lại sau khi bị phản đối dừ dội. Ban đầu. đây là nơi thu thập nhưng bí mật tâm sự cùa mọi
người (giấu danh tính) và được họa sĩ thê hiện ra băng hình vè minh họa. Nhưng sau đó. nhiêu
câu chuyện tội lồi, gày tranh câi về đạo đức đà xuất hiện, ưở nên khó kiêm soát, khiên ẻ-kíp thực
hiện buộc phải khép lại dự án. Thêm vào đó. việc quyên tiền cho cro\vdfunding cũng gặp một số
khó khăn vì hình thức thanh toán trực tuyến ở Việt Nam chưa thật thuận lợi. Các chính sách của
cơ quan có thầm quyền đè hồ trợ hay định hướng đòi với loại hình này cùng gần như chưa cỏ. Các
nhóm sáng tác độc lập đều mong mòi nhưng vàn đê này sớm được giải quyẻt đê họ yên tàm hoạt
động sáng tạo.
Thứ ba ỉă, truyện tranh Việt Nam van chịu nhiêu anh hưởng từ phong cách truy ện tranh
nước ngoài
Nhừng truyện tranh Việt đà gây được những dấu ân lớn ưong ngành truyện tranh Việt Nam
vẫn chịu ảnh hường từ phong cách vẽ của truyện ưanh Nhật. Trung Quòc mà chưa tạo được phong
cách riêng của truyện tranh Việt Nam.
Trong các bộ truyện tranh nôi tiếng ờ Việt Nam như Thần đồng đất liệt, Truyền thuyết Long
thản tướng hay một số truyện tranh tác như Chí Phèo, Tắt đèn... vẫn có nhừng nét vê mang phong
cách cùa manga Nhật như mặt nhọn, măt to... rồi đen nhừng hình anh như kinh thành, khóm ưe
cũng có phân bị ảnh hưởng từ truyện tranh Trung Quôc. Truyện ưanh mang phong cách Việt nhiều
hơn như Tỉ Quậy lại mang phong cách quá cù. không phù hợp với thời đại. Vì vậy. việc tỉm ra
phong cách sáng tác riêng cua truyện tranh Việt, đồng thời mang dấu ân riêng của người sáng tác
là một việc làm không dề.

0°o

» Rất ánh hường


■ Khá ảnh hưởng
Ấnli hường ít
8 Không ảnh hường

Biểu đồ 4. Mức độ ảnh hưởng của truyện tranh nước ngoài đến truyện tranh Việt Nam
428 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 202.

Thử tư, thách thức trong việc ngăn chặn yếu tố bạo lực và những nội dung khiêu dám tron},
truyện tranh.

Hiện nay trên các trang mạng, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến sự ảnh hưởn<
của ngôn từ trong truyện tranh tới tư duy ngôn ngữ của trẻ, dẫn đến những câu nói thiếu chuẩr
mực, nhũng câu văn mà theo các nhà chuyên môn là 4ícâu văn què, cụt” và những câu vàn như vậ)
có ảnh hưởng tới cách hành văn và đặc biệt là trong giao tiếp hàng ngày của trẻ.

Chỉ với thao tác đơn giản, gõ '‘truyện tranh sex” trên Google thì có đến gần 5 triệu kết quà chc
từ khóa này. Trong đó chủ yếu là truyện của Nhật Bản, một sổ của Trung Quốc, Hàn Quốc,... Mặc
dù là truyện tranh dành cho thiêu niên, nhi đồng hoặc lứa tuôi mới lớn nhưng hình ảnh và tình tiểi
trong truyện lại hết sức người lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Với tuổi mới
lớn thì vì tò mò giới tính, thích tìm hiểu những điều mới lạ. Phụ huynh của các em thì coi nhẹ vê
không lường trước tác hại. Trong khi đó phía cơ quan chức nàng chưa có nhũng biện pháp quản lý
chặt chẽ. Nguồn thư viện trong thời đại công nghiệp 4.0 đà tạo điều kiện để giới trẻ có nhiều sự lựa
chọn, say sưa và rất dễ “lạc trôi” trong thế giới của những nhân vật hình họa vói những ảnh khiêu
dâm dễ lưu nhưng khó xóa đi trong tâm trí còn khá non nớt của các em.
Nhiều truyện được chuyển the thành truyện tranh, có những truyện có nội dung tốt, hình ảnh
đẹp, giúp trẻ em dễ hiểu hơn, dễ tiếp cận với bổi cảnh lịch sừ qua tranh vè như truyện Chiếc lược
ngà, Tắt đèn, Giông tố, De Mèn phiêu lưu kỷ’... Bên cạnh đó, nhiều chuyện bị biến thê ảnh hưởng
không nhỏ tới trẻ em như truyện “Tấm cảm hiện đạf\ nhiều câu thoại rất chợ búa: “Tấm! Tao cám
mày xào nám với dam rồi cơ mà ”. Đó là những thách thức không nhỏ, nếu không có những biện
pháp khắc phục nhanh sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình nhận thức và hành vi của trẻ em.

3. KẾT LUẬN

Xà hội phát triển, xu hướng thưởng thức và thầm mỹ của con người cũng thay đôi. Đẻ đưa
ngành truyện tranh Việt Nam phát triển cần phải được đầu tư bài bản hon về chuyên môn và công
nghệ sáng tác, khai thác nhiều hon với nhũng khía cạnh khác trong đời sống con người. Mỗi một
quốc gia có một nền văn hỏa riêng, một bản sác riêng. Đây cũng là những chất liệu quý cho những
tác giả yêu văn hóa Việt Nam. Các sản phẩm văn hóa khi được tạo ra bởi nhũng con người trong
nền văn hóa ấy sẽ có nét riêng không thể trộn lẫn. Đó cũng là mảnh đất cho các họa sĩ trẻ tân dụng
để khai thác. Với những truyện tranh có nội dung hay, phù họp với trẻ em và đà thành công thì có
thể chuyển sang một hướng khác là chuyển thể thành phim hoạt hình - một thề loại mà tre em trên
thế giới rất yêu thích. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng truyện tranh Việt Nam vẫn
đang có những sự biến chuyên nhât định. Họ không chỉ đâu tư vào hình thức, nét vẽ mà còn rât chú
trọng đến kết họp nét đẹp văn hóa truyền thống, sự kiện lịch sử, xã hội vào làm tư liệu sảng tác. nội
dung cho truyện tranh. Mặc dù hưóng đi này gặp không ít khó khăn do vẫn chịu anh hưởng từ nét
vẽ của manga Nhật Bản nhưng nhũng ý tưỏng mà các tác giả gửi găm trong các bộ truyện tranh rât
đáng tràn trọng, góp phần giáo dục cho giới trẻ vê lịch sử và văn hóa Việt Nam một cách gân gùi,
nhẹ nhàng mà cùng đầy sâu sắc, giúp chúng ta yêu hơn, tự hào hon về đất nước mình.
NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÕN NGỮ VÀ QUỐC TẾ HỌC TẠI VIỆT NAM 429

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lịch sử truyện tranh Việt Nam. http://phanthimyhanh.com, truy cập ngày 10 tháng 03 nãm 2019
Nguyễn Huy Tháng - Tổng biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng. Truy ện tranh ở Việt Nam - Thực
trạng và triên vọng, Tham luận tại Hội thảo nhân 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật
Bản, Hà Nội, 22-12-2013
Truyện tranh thuần Việt: Tiềm năng lớn, thách thức nhiều, https://vtv.vn/chuyen-dong-24h. truy
cập ngày 13 tháng 03 nầm 2021.
https://www.facebook.com/DoiKhiCoNhungQuyenSachLamThayDoiCuocDoi/posts/
854042814613710, truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2021.
Nguyền Thành Phong trả lời phỏng vấn: http://rn.vietnamnet.vn/vn/van-hoa/76697/viet-nam-
chua-co-mot-nen-truyen-tranh.html, truy cập ngày 20 tháng 12 nãm 2021.
Quyết định số 1755/QĐ-TTg, ngày 8-9-2016 của Thu tướng Chính phù phê duyệt Chiến lược
phát triển các ngành Công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020. tầm nhìn đến nãm 2030.
Trích lời họa sĩ, nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng - Tác giả Tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
trên báo nhandan.com.vn ngày 07.02.2008 http://nhandan.com.vn/xuan2018/item/35508502-
phat-trien-cong-nghiep-van-hoa-tao-dung-vi-the-dat-nuoc.html, truy cập ngày 20 tháng 10
năm 2021.
http://gamek.vn/manga-fìlm/website-truyen-tranh-lau-hang-dau-viet-nam-bi-chinh-phu-nhat-so-
gay-20140801143516377.chn, truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.

You might also like