You are on page 1of 13

GIAO Lưu VĂN HÓA VIỆT NAM - NHẬT BÀN

(QUA KHẢO SÁT sự XUẤT HIỆN VÀ ẢNH HƯỞNG


CỦA TRUYỆN TRANH NHẬT BÀN TẠI VIỆT NAM)

Ngô Thanh Mai1

Tóm tát: Truyện tranh Nhật Bản (Manga) được du nhập vào Việt Nam từ sau nẫm 1986, đặc biệt
là những năm 90 của thế kỷ XX và được giới trẻ Việt Nam đón nhận một cách nồng nhiệt. Sự
hòa quyện giữa văn hóa truyền thống với đời sống đương đại, giữa văn hóa phương Đông và văn
hóa phương Tây sự phong phú về nội dung và thể loại đã làm cho truyện tranh Nhật Bản nhanh
chóng lan ra nhiều quốc gia và có ảnh hưởng không nhỏ tới độc giả, nhất là giới trẻ, trong đó có
thanh thiếu niên tại Việt Nam. Từ khi xuất hiện tại Việt Nam đến nay truyện tranh Nhật Bản đã
góp phần làm phong phú hơn đời sống vẫn hoá giải trí cho nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Việt
Nam. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ phân tích sự xuất hiện và ảnh hưởng của truyện
tranh Nhật Bản tới thị trường truyện tranh tại Việt Nam, quá trình hình thành thế giới quan, nhân
sinh quan của giới trẻ và ngành truyện tranh Việt Nam. Những ảnh hưởng của truyện tranh Nhật
Bản tới độc giả, thị trường truyện tranh và ngành xuất bản truyện tranh tại Việt Nam như một
minh chứng rõ ràng cho sự giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Từ khóa: Giao lưu văn hóa, truyện tranh, truyện thiếu nhi, manga, truyện tranh Nhật Bản.

VIETNAM - JAPAN ACCULTUARATION


(THROUGH THE SURVEY 0F ỨAPANESE COLLECTION AND EFFECTS IN VIETNAM)
Abstract: Japanese manga (Manga) was introduced to Vietnam after 1986, especially the 90s
of the twentieth century and warmly welcomed by Vietnamese youth. The ỉusion of traditional
culture with contemporary life, Eastern culture and Western culture, and the richness otcontent
and genre have made Japanese manga quickly spread to many countries and signiticantly
atíects readers, especially young people, including teenagers in Vietnam. Since its appearance
in Vietnam up to now, Japanese manga has contributed to enriching the cultural and entertaining
life for many generations of Vietnamese students. In the framework otthis article, we will analyze
the appearance and infìuence ofJapanese comics on the comic market in Vietnam, the process
offorming a worldview, the life ofthe young people and the comic industry. Vietnam. The infỉuence
of Japanese comics on readers, the comic market and comic publishing industry in Vietnam is a
clear testament to the cultural exchange between Japan and Vietnam.
Keywords: Acculturation, comics, children’s stories, Manga, Japanese comics.

Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN, Email: thanhmai.ulis@gmail.com.


408 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 202

1. ĐẶT VÂN ĐÊ

Truyện tranh Nhật Bản (Manga) không chỉ là một loại hình văn hóa giải trí mang tính đạ
chúng, phản ánh đời sống văn hóa xà hội Nhật Bản mà còn là một hình thức nghệ thuật được sánl
với văn học và nghệ thuật thị giác. Sự hòa quyện giữa văn hóa truyền thống với đời sống đươn<
đại, giữa vàn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây, sự phong phú về nội dung và thể loại đi
làm cho truyện tranh Nhật Bản nhanh chóng lan ra nhiều quốc gia và có ảnh hưởng không nhỏ tớ
độc giả. nhất là giới trẻ, trong đó có thanh thiếu niên tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, truyện tranh Nhật Bản cũng được du nhập nhiều vào Việt Nam từ sau năn
1986, đặc biệt là những năm 90 của thế kỷ XX và được đón nhận một cách nồng nhiệt. Năm 1992
bộ truyện tranh Doraemon được Nhà xuất bản Kim Đồng mua bản quyền xuất bản đã đánh dấi
một bước ngoặt trong lịch sử trong ngành xuất bản sách truyện cho thiếu nhi tại Việt Nam. Khi xuấ
hiện mạng intemet và rất nhiều các trò chơi điện tử, đặc biệt là mạng xã hội sẽ làm cho truyện tranl
ít được quan tâm hơn nhưng thực tế lại cho thấy truyện tranh vẫn đang thu hút được sự quan tân
của giới trẻ. "Cho đến nay, ‘'truyện tranh” (hay bất cứ điều gì liên quan đến truyện tranh) gợi lêr
ký ức về hình ảnh của các nam - nữ thiếu niên luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt tại các nhè
sách, những cuộc trò chuyện của những người yêu thích truyện tranh hơn là các vấn đề công cộng,
những độc giả rắc rối hay những hội nghị mang tính học thuật. Nhưng bàng nhiều cách khác nhau,
truyện tranh vẫn luôn hướng về phía liên văn hóa” (Jacqueline Berndt. 2010. “Comics Worlds ana
the Worỉd of Comỉcs: Towards Scholarshỉp on Gỉobaỉ Scale - series Global Manga Studies, vol 1.
p.5). Vì thế, nghiên cứu truyện tranh dưới góc độ xuyên văn hóa là một việc làm can thiết. Trong
khuôn khô bài viết này, chúng tôi muốn phân tích sự xuất hiện và ảnh hướng của truyện tranh Nhật
Bản đối với giới trẻ ở Việt Nam như là một kết quả của sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Nhạt
Bản qua số liệu từ một số cuộc khảo sát mà chúng tôi đã tiến hành từ năm 2015 đen 2018.

2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1. Lý thuyết nghiên cứu

Thuật ngữ "giao lưu và tiếp biến vãn hóa” (acculturation) được cho là xuất hiện lần đâu tiên
vào năm 1880 trong các báo cáo mang tính khoa học về dân tộc học Mỹ qua các cuộc thám hiêm
và trong các công trình về phân loại ngôn ngừ của John Wesley Poxvell (24/03/1834 - 23/09/1902)
một nhà địa chất và thám hiềm người Mỹ. Khái niệm “acculturation" được dịch ra nhiêu cụm từ
khác nhau như "giao lưu, tiếp biến văn hóa”, "tương tác văn hóa”, "giao thoa văn hóa” ... Các thuật
ngữ này đều có điểm chung là hai hay nhiều nền văn hóa tiếp xúc với nhau và có sự bô sung làm
phong phú cho một hoặc cả hai nền văn hóa, đáp ứng nhu cầu của cả hai nền văn hỏa đó. Trong
bài viết này, chúng tôi sử dụng khái niệm “tiếp xúc và giao lưu văn hóa”. Theo Cơ sở văn hóa
Việt Nam. Trần Quốc Vượng (2013), tr. 51, “tiếp xúc vả giao ỉưu vãn hóa là hiện tượng xảy ra
khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lảu dài và trực tiếp, gây ra sự biên dôi mó
thức vàn hóa han đầu cùa một hay cà hai nhóm". Từ khái niệm này, tiếp xúc và giao lưu văn hóa
cũng có các mức độ khác nhau: (1) Chọn lấy những giá trị thích hợp cho tộc người mình; (2) 1 iêp
nhận cả hệ thống nhưng đà có sự sảp xếp lại theo quan niệm giá trị của tộc người chủ thê; (3) Mỏ
phỏng và biến thể một số thành tựu của văn hóa tộc người khác bởi tộc người chu thê. Tuy nhiên,
do sự biến động của lịch sử, xà hội nên các nhân tổ dẫn đến sự tiếp biến và giao lưu văn hóa cũng
NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TẾ HỌC TẠI VIỆT NAM 409

đa dạng hơn. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển của các
trang mạng xã hội làm cho quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa sẽ diễn ra nhanh hơn. mạnh hơn
và có ảnh hưởng sâu rộng hơn. Chúng ta có thể thấy được điều này qua trường hợp truyện tranh
Nhật Bản tại Việt Nam.
Truyện tranh Nhật Bản là một loại hình thuộc ấn phẩm đọc mang tính giải trí và là một trong
những thể loại được giới trẻ Việt Nam rất yêu thích. Khi tiếp xúc với truyện tranh Nhật Bản, giới
trẻ đã có những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành động lựa chọn các giá trị từ các bộ truyện
tranh, các nhân vật mà họ yêu thích.

2.2. Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản

Cho đến nay đà có nhiều cuốn sách viết về mối quan hệ giừa Việt Nam và Nhật Bản như Bài
giảng chuyên đề Nghiên cứu Nhật Bản và Châu A (Phan Hải Linh, 2012), Việt Nam và Nhật Bản —
giao lưu vãn hóa (Vĩnh Sính, 200 ụ, đặc biệt là cuốn Lịch sư giao lưu Việt Nam - Nhật Ban (Phạm
Thị Thu Giang, 2014) đã tập trung những bài viết có thể khắc họa mối quan hệ đó từ thời cổ đại
đến thời cận, hiện đại và từ các lĩnh vực khác nhau như sử học, khảo cô học, chính trị học, xà hội
học... thông qua các trường hợp cụ thể. Những mối liên hệ đó có thể là giữa con người với con
người, có thể là sự trao đổi vật chất và cũng có khi được thực hiện thông qua các văn ban ngoại
giao, nhưng đều được sinh ra bời tình cảm, sự thông hiểu và hiểu biết chung giừa những người đến
từ hai đất nước.
Tuy nhiên, sự giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản diễn ra thực sự mạnh mổ sau năm 1986 -
khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới. Ngoài phim ảnh, truyện tranh cũng là một trong những
“hiện tượng” được rất nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam yêu thích.
Truyện tranh Nhật Bản (truyện tranh giấy và truyện tranh online) và các hình ảnh của các nhân
vật truyện tranh xuất hiện trên các tấm quảng cáo, thời trang, ba lô, túi xách, chìa khóa, đồ dùng
học tập... được trẻ em Việt Nam đón nhận đà chứng tỏ sức hấp dẫn của thể loại văn học này đối
với thanh thiếu niên Việt Nam. Sức ảnh hưởng của truyện tranh tới thanh thiếu niên, các hoạt động
xuất bản và rất nhiều các lĩnh vực khác chính là kết quả của sự giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và
Việt Nam. Kết quả ấy sẽ được chúng tôi phân tích dưới đây.

23. Một sô' ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản tới Việt Nam

23.7. Truyện trunh Nhật Bản chiếm lĩnh thị trường truyện tranh tại Việt Nơm

Qua kêt quả khảo sát những truyện tranh được xuất bản tại Việt Nam tính đến tháng 01 năm
2019 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam cho thấy, truyện tranh Nhật Bản có số lượng vượt trội so với
truyện tranh của các quốc gia khác:

Bảng 1: Thông kê sô truyện tranh được xuất bản tại Việt Nam của Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Bỉ và Việt Nam tính đến năm 2018

TT Quốc gia Số truyện tranh theo tập Số truyện tranh đơn


1 Nhật Bản 2090 73
2 Việt Nam 1296 1416
3 Trung Quốc 249 83
410 KỲ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 202

4 Hàn Quốc 26 5
5 Mỹ 133 25
6 Pháp 110 46
7 Bỉ 32 3
Tổng 3936 1651

(Nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam

Qua kết quả thống kê trên đây cho thấy, truyện tranh Nhật Bản chiếm số lượng rất lớn trên th
trường xuất bản truyện tranh tại Việt Nam, đặc biệt là truyện tranh theo tập. Giai đoạn mà truyệr
tranh Nhật Bản được xuất bản nhiều nhất là những năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là giai đoạn 200z
- 2005. Truyện tranh lúc đó như “làn gió mới” mang lại niềm vui cho rất nhiều người thuộc thí
hệ 7X, 8X, 9X. Tuy nhiên, trong khoảng hon chục năm trở lại đây, tình hình xuất bản truyện tranl
đang chậm lại do sự bùng nổ công nghệ thông tin. nhiều truyện tranh đã có thêm phiên bản onlint
thu hút được sự quan tâm mạnh hon so với truyện tranh giấy. Truyện tranh Nhật nói riêng và truyệr
tranh nói chung đang hàng ngày hàng giờ được cập nhật trên nhiều trang mạng khác nhau. Nhiềi
truyện tranh chưa được kiêm duyệt về mặt nội dung hoặc có nội dung không phù họp với văn hÓ2
Việt Nam cũng xuất hiện nhiều hơn. Những truyện tranh như vậy cũng đang có những ảnh hưởng
tiêu cực đến độc giả, nhất là độc giả là thiếu niên, nhi đồng.

23.2. Truyện tranh Nhật Bản đà trờ thành một phẩn trong ký ức tuổi thơ của nhiều người
Như kết quả chúng tôi thống kê ở phần trên đây, truyện tranh Nhật Bản đà thực sự đem lại một
hình thức giải trí mới cho những thế hệ 8X, 9X.

Bảng 2: Những truyện tranh gắn liền với tuổi thơ (www.webtretho.com)

stt Tên truyện tranh Tỉ lệ %

1 Nữ hoàng Ai Cập 41.2


2 Jin đô - Đường dẫn đến khung thành 31.26
3 Vua trò chơi 17.83
4 Nhóc Maruko 38.49
5 Chie - Cô bẻ hạt tiêu 24.38
6 Thám tử lừng danh Conan 62.3
7 Dấu ấn rồng thiêng 31.04
8 Ninja loạn thị 33.75

9 Dũng sĩ Hesman 31.14

10 Siêu quậy Teppi 39.05


11 Thủy thủ mặt trăng 45.71

12 Bảy viên ngọc rồng 61.17

13 Doraemon 87.13
NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TÊ HỌC TẠI VIỆT NAM 411

Trong số 13 bộ truyện tranh được thống kê trên đây, chỉ có 1 bộ truyện tranh là của Việt Nam
là "Dũng sĩ Hesman”, còn lại đều là truyện tranh của Nhật Bản. Đây là truyện tranh được thiếu
niên và nhi đồng thế hệ 8X rất thích vì truyện tranh này được in đều đặn trong một số trang của
báo "Thiếu niên tiền phong'
* - một ấn phẩm dành cho học sinh Việt Nam những nãm 1990. Việc
truyện tranh Nhật Bản chiếm tỉ lệ lớn ở thời điểm đó chứng tỏ Việt Nam đà chu động trong việc
tiếp thu những sản phẩm văn hóa từ bên ngoài. Sự xuất hiện của truyện tranh nói chung và truyện
tranh Nhật Bản nói riêng như một luồng gió mới cho độc giả Việt Nam.
Không ít người trải qua tuổi thơ mà không gắn liền với những cuốn truyện tranh, đặc biệt là
thế hệ 8X, 9X. Đến thế hệ 2000 tưởng ràng sự bùng nổ của mạng intemet và các loại thiết bị cầm
tay thông minh sẽ làm các em giảm đi sự yêu mến với truyện tranh nhung thực tế lại không như
vậy. Các em vẫn rất thích truyện tranh, đặc biệt là truyện tranh Nhật Bản.

Bảng 3: Truyện tranh của quốc gia được học sinh cấp 2 yêu thích
(Khảo sát do chúng tôi thực hiện năm 2016 với 152 học sinh THCS tại Hà Nội)

Quốc gia Số lượt chọn Tỉ lệ (%)


Nhật Bản 141 92.8
Trung Quốc 15 9.9
Hàn Quốc 22 14.5
Châu Âu - Mỹ 5 3.3
Việt Nam 54 35.5

Bảng 4: Truyện tranh của quốc gia được học sinh cáp 3 yêu thích
(Khảo sát do chúng tôi thực hiện năm 2016 với 162 học sinh THPT tại Hà Nội)

Đáp án Số lượt chọn Tỉ lệ (%)


Nhật Bản 145 89.5
Trung Quốc 25 15.4
Hàn Quốc 42 25.9
Châu Âu - Mỹ 7 4.3
Việt Nam 45 27.8

Sô liệu trên đây là kết quả chúng tôi thống kê được qua 162 học sinh tại một trường Trung học
phổ thông tại Hà Nội. số lượng học sinh đọc truyện tranh Nhật Bản là 145/162 (chiếm 89,5%).
Đây cũng là một tỉ lệ rất cao so với truyện tranh ở các quốc gia khác. Truyện tranh Âu - Mỹ được
rât ít các em đọc. Có lẽ sự khác biệt vê văn hóa, nội dung và hình ảnh các nhân vật không có nhiêu
sự tương đồng nên không “chiếm” được sự yêu mến của các em.
Rât nhiều bộ truyện tranh Nhật Bản cũng được biết đến nhiều hơn truyện tranh ở các quốc gia
khác qua biểu đồ sau:
412 KỲ YÊU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 202

Biểu đồ 1: Các truyện tranh được biết nhiều (www.slideshare.net)

Nhừng truyện tranh trên đây đều là nhũng truyện tranh của Nhật Bản được nhiều người biế
đến và yêu mến. Trong những truyện tranh đó, Thảm tử ỉừng danh Conan, Doraemon, Dragon baL
vẫn là những truyện tranh được biết đến nhiều nhất... Có thể nói, sự yêu mến truyện tranh Nhại
Bản là sự yêu mên liên thế hệ. Điêu chứng tỏ được sự lôi cuốn của truyện tranh Nhật Bản với thanh
thiếu niên Việt Nam.

233. Truyện tranh Nhật Bản đã giúp cho nhiều người hiểu biết thêm về vàn hóa Nhật Bản

Trong hơn 30 năm Việt Nam tiến hành công cuôc đôi mới, mở cửa, hội nhập với thê giới, đặc
biệt là cuôi những năm 1990 và đầu những năm 2000, truyện tranh đã thực sự là hình thức giải
trí của nhiều trẻ em. Trẻ em thời kỳ đó biết đến văn hóa Nhật Bản qua những truyện tranh như
“Doraemon”, “Bảy viên ngọc rồng”, “Thủy thù mặt trăng”, “Thám tử lừng danh Conan”, và một
số truyện tranh gần đây như “Đào hải tặc”, “Naruto”, “Shin - Cậu bé bút chì”... Đó là tên các nhân
vật. hình ảnh núi Phú Sĩ, hình ảnh hoa anh đào, Kimono, các món ăn Nhật... Tất cả những hình anh
ấy giúp các thế hệ học trò Việt Nam biết đến Nhật Bản gần gùi và thân quen hơn.
Ngoài ra, nội dung trong nhiều bộ truyện tranh Nhật Bản cũng cho thây sự cời mở vê văn hóa
qua bảng các trường phái truyện tranh Nhật Bản dưới đây:
Bảng 5: Một sô trường phái truyện tranh Nhật Bản

Trường phái Đối tượng/ nội dung Đặc điểm


Shounen Một trường phải manga Cách lựa chọn chủ đề phù hợp với giới tính của độc giả
dành riêng cho phái Cách kết cấu nội dung thiên vẻ hành động
nam ở độ tuổi thiếu
Cách thẻ hiện hình vẽ luôn luôn chuyển động
niên với nhiều đặc
Sự chiếm ưu thế của ngôn ngữ đối thoại
điểm điển hình trong
nghệ thuật. Sự xuất hiện của những yếu tố siêu năng lực
NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐCTẾ HỌC TẠI VIỆT NAM 413

Shoujo Dùng để chỉ những tạp Vấn đề bình đẳng giới


chí dành cho nữ thiếu Cách thẻ hiện hình vẽ lâng mạn
niên tại Nhật Bản Nội dung nhẹ nhàng và mang tính chất tình cảm
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Sự khẳng định vị trí của một số mangaka nữ qua shoujo
Kodomo Đối tượng tiếp nhận là Chủ nghĩa nhân văn và tính giáo dục sâu sắc
thiếu nhi Hình vẽ thẻ hiện đơn giản và mang tính ước lệ cao
Nội dung luôn hướng theo kết thúc có hậu và không có cái
chết
Ngôn ngữ trẻ thơ có tính phổ thông cao
Chủ yếu đi sâu phân tích những mối quan hệ xâ hội và gia đình
Trường phải Đối tượng tiếp nhận từ Nghệ thuật vẽ tả thực
Hentai và Ecchi 18+ Nội dung mang yếu tố phản ánh xã hội
Gắn yếu tố tình dục với các nội dung khác
Một kiểu manga dành cho người lớn

Sự xuất hiện của nhiều thể loại truyện tranh Nhật Bản tại Việt Nam làm cho nhiều người Việt
Nam hiêu hon về văn hóa cùa Nhật Bản, sự cởi mở về văn hóa, sức sáng tạo không giới hạn cua
những họa sĩ truyện tranh, khát vọng và ước mơ của Nhật Bản được thẻ hiện xuyên suốt các bộ truyện
tranh. Đó là ước mơ về những con người có thân hình, khuôn mặt hoàn hảo; giấc mơ về khoa học kỹ
thuật hiện đại; chiên đâu đê bảo vệ lẽ phải, gia đình (Bay viên ngọc rong. Naruto...); sự thông mình
và lòng tốt của con người vượt trên những hạn chế về cơ thể (Thủm tư lừng danh conan, Bác sĩ quái
dị...). Những nhân vật truyện tranh ấy đà mang vãn hóa Nhật tới Việt Nam và trở thành nhừng nhân
vật được nhiều người yêu thích. Chúng ta bắt gặp những hình ảnh như thế trong rất nhiều sản phẩm
thời trang, đồ chơi, đồ dùng học tập... của nhiều thể hệ học trò ở Việt Nam.

Thêm vào đó, những lễ hội thời trang cosplay đà được tổ chức tại Việt Nam thu hút rất nhiều
người tham gia, nhất là học sinh và sinh viên chứng tỏ niềm yêu thích của giới trẻ Việt Nam với
loại hình nghệ thuật này.

23.4. Truyện tranh Nhật Bán ảnh hường tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em Việt Nam

Truyện tranh như một đại điện cho ngành công nghiệp để quảng bá văn hóa Nhật Bản ra thế
giới. Tại Việt Nam truyện tranh Nhật Bản đã trở thành một hình thức giải trí của nhiều em nhỏ, các
em đên với truyện tranh từ sớm (chủ yếu ở giai đoạn tiểu học và trung học cơ sở).

Bảng 6: Giai đoạn đọc truyện tranh nhiều nhất


(Khảo sát với 62 sinh viên Trường ĐHNN - ĐHQGHN năm 2018)

Cấp học SỐ lượng Tỉ lệ (%)


Mẫu giáo 1 1.6
Cấp 1 17 27.4
Cấp 2 39 62.9
Cấp 3 6 9.7
Tổng 62 100
414 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 202

Bảng 7: Mức độ ảnh hưởng của truyện tranh ở giai đoạn đọc nhiều nhất
(Khảo sát với 62 sinh viên Trường ĐHNN - ĐHQGHN năm 2018

Mức độ SỐ lượng Tỉ lệ (%)


Rất ảnh hưởng 6 9.7
Khá ảnh hưởng 25 40.3
Ãnh hưởng ít 25 40.3
Không ảnh hưởng 6 9.7
Tồng 62 100

Bảng 8: Thời điểm bắt đầu tiếp xúc với truyện tranh
(Khảo sát với 162 học sinh THPT tại Hà Nội năm 2016)

Đáp án SỐ lượt chọn Tỉ lệ (%)


Mẫu giáo 72 44.4
Cấp 1 81 50.0
Cấp 2 8 4.9
Cấp 3 1 0.6

Chưa từng đọc 0 0.0


Tổng 162 100.0

Qua 2 bảng trên đây có thê nhận thấy truyện tranh đã có ảnh hưởng tới nhiều em học sinh ỏ
các giai đoạn các em đọc nhiêu nhất là cấp 1 và cấp 2. Và trong giai đoạn ấy. truyện tranh cũng đã
có những ảnh hưởng nhất định đối với các em.

Bảng 9: Các phương diện bị ảnh hưởng từ truyện tranh


(Khảo sát với 152 học sinh THCS tại Hà Nội nầm 2016)

Các phương diện bị ảnh hưởng SỐ lượng Tỉ lệ (%)


Ngôn ngữ 12 16.4
Hình ảnh 11 15.1
Tính cách nhân vật 25 34.2
Thòng điệp về cuộc sống 21 28.8
Ý kiến khác 4 5.5
Tổng 73 100

Có những ảnh hưởng mang tính nhất thời và những ảnh hưởng mang tính lâu dài. Nhừng
ảnh hưởng nhất thời như mang lại cho các em sự vui vẻ; ngôn từ trong truyện tranh đôi khi cũng
anh hưởng tới giao tiếp của các em; phong cách thời trang cua các nhân vật trong truyện tranh...
Những ảnh hưởng có tính chât lâu dài như hình ảnh cua nhân vật; đặc diêm tính cách cua nhân vặt;
thông điệp qua các nhân vật và nội dung của các bộ truyện; ước mơ vê một công việc mà các em
yêu thích (ước mơ trở thành bác sĩ, thám tư. họa sĩ... hay có thể là những nhân vật siêu anh hùng).
Tất cả đà trở thành những hình ảnh không phai mờ trong ký ức của nhiều người cả trong quá khứ.
hiện tại và cả tương lai nữa.
NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TÊ HỌCTẠI VIỆT NAM 415

Một trong những khía cạnh mà các em học sinh và thanh niên Việt Nam cũng bị ảnh hường từ
truyện tranh mà gần đây xuất hiện nhiều ở Việt Nam, nhất là khu vực thành phố là lề hội Cosplay
dành cho những người yêu thích truyện tranh và phim hoạt hình của Nhật Bàn. Cosplay là một
từ tiếng Anh do người Nhật sáng tạo ra, viết tát của "costume” nghĩa là trang phục và ••roleplay”
(nhập vai). Từ này chỉ việc người hâm mộ các nhân vật trong manga, tokusatsu. anime. truyện
tranh sách, video games, tiểu thuyết đồ họa. phim giả tường,... ăn mặc giong nhân vật mà mình
yêu thích.

Ảnh 1,2: Lễ hội Cosplay tại Hà Nội nảm 2013 va 2015


(Nguồn: VTV news)

Bảng 10: Những ảnh hưởng của các nhân vật truyện tranh đến học sinh THPT
(Khảo sát với 162 học sinh PTTH tại Hà Nội nám 2016)

Đáp án SỐ lượt chọn Tỉ lệ (%)


Gu thời trang 14 7.7
Lối sống 34 18.6
Ngôn ngữ 38 20.8
Khống ảnh hưởng gì 87 47.5
Ý kiến khác 10 5.5
Tổng 183 100.0

Theo Hạ Thị Lan Phi: "Truyện tranh có rất nhỉêu tảc dụng với trẻ em như hình thành thói
quen hành vỉ văn minh và hành vỉ đạo đức cho trẻ; giảo dục thâm mỹ. phát triên thị hiếu nghệ thuật
của trẻ, hình thành nhừng năng lực thụ cảm. biêt đánh giá đủng dãn và sáng tạo ra cái đẹp trong
cuộc sông cũng như trong nghệ thuật: giáo dục giới tỉnh: kích thích kha năng sảng tạo ơ trê... " (Sự
du nhập và phát triên của Manga ở Việt Nam hiện nay, Hạ Thị Lan Phi, 2007). Tuy nhiên mức độ
ảnh hưởng của thê loại văn học này đến từng đối tượng là không giống nhau. Có em bị ảnh hường
vê phong cách thời trang, có em bị ảnh hưởng về ngôn ngữ, có em bị ảnh hưởng về lối sống, suy
nghĩ... Những sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực chỉ là tưong đối. Vì thế lựa chọn nhừng truyện
tranh phù hợp đê "đánh trúng'’ vào sự phát triên tâm lý lứa tuôi của các em cũng không kém phần
quan trọng bên cạnh các hình thức giải trí khác.

23.5. Sự xuất hiện của truyện tranh Nhật Bản "đánh thức" ngành truyện tranh Việt Nam

Từ khi truyện tranh Nhật Bản xuất hiện cho đến nay, thị trường xuất bản phẩm của Việt Nam
trở nên sôi động hom; độc giả có nhiều sự lựa chọn hom và đà có nhiều người mong muốn xây dựng
một ngành truyện tranh mang thương hiệu Việt Nam hom. Nếu so sánh số lượng truyện tranh Việt
416 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 202.

so với truyện tranh Nhật Bản, truyện tranh Việt có số lượng không thua kém. Tuy nhiên, nhũn<
truyện tranh (theo bộ) cùa Việt Nam được trẻ em Việt Nam yêu thích vẫn có số lượng rất khiên
tốn. Theo khảo sát của chủng tôi năm 2016 với 162 học sinh phổ thông trung học tại Hà Nội, C(
hai bộ truyện tranh được các em đọc nhiều nhất là Tý quậy (145/162 em đã đọc) và Thần đồng đấ
Việt (128/162 em đà đọc), một số truyện tranh khác như Nhi và Tủn, Học sinh chán kinh, Long thầt
tướng... có tỉ lệ đọc khá thấp.
Hai truyện tranh được các em yêu thích và đọc nhiều nhất là Tỷ quậy của họa sĩ Đào Hai vè
Thân đồng đất Việt của họa sĩ Lê Linh được đánh giá cao bởi nội dung và hình ảnh phù hợp vớ
trẻ em Việt Nam.
Ngay cả những truyện tranh được đánh giá cao như Thần đồng đất Việt, Long thần tưởng...
vẫn có hơi hướng ảnh hưởng từ truyện tranh Nhật Bản như nét vẽ các nhân vật hoặc mô típ các
nhân vật. Theo quan điểm của 62 sinh viên mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát, truyện tranh Việi
Nam vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ truyện tranh Nhật Bản.

Bảng 11: Mức độ ảnh hưởng cùa truyện tranh Nhật Bản
tới truyện tranh Việt Nam (Theo khảo sát với 62 sinh vién tại Hà Nội năm 2018)

Mức độ SỐ lượng Tỉ lệ (%)


Rất ảnh hưởng 6 9.7
Khá ảnh hưởng 37 59.7
Ảnh hưởng ít 19 30.6
Không ảnh hưởng 0 0.0
Tổng 62 100

Sự xuất hiện, doanh thu và đặc biệt là sự yêu thích của thanh thiếu niên ở Việt Nam với truyện
tranh Nhật Bản đã thúc đẩy một số trường thành lập ngành học, trung tâm, lớp học dạy vẽ truyện
tranh. Tuy đây là ngành học mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng cũng thu hút được nhiều người tham
gia. Điều này chứng tỏ nhiều người có sự quan tâm tới ngành nghệ thuật này.
Tuy nhiên, nhiều truyện tranh danh tác vẫn chịu ảnh hưởng về phong cách vẽ các nhân vật của
truyện tranh Nhật Bản như truyện Tắt đèn, Chiếc lược ngà...

Ảnh 3: Trang bìa của truyện tranh danh tác Tắt đèn Ảnh 4: Một trang trong truyện tranh
danh tác Chiếc lược ngà
(Nguồn: thichtruyentranh. com)
(Nguồn: thichtruyeníranh. com)
NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮVÀ QUỐC TÊ HỌCTẠI VIỆT NAM 417

Ảnh 5: Các nhân vật trong Bad luck của tác giả Ành 6: Mô típ nhân vật trong Thần đồng
Châu Chặt Chém đất Việt cùa tác già Lê Linh

(Nguồn: thichtruyentranh.com) (Nguón: thichtruyentranh.com)

Lịch sử văn học nghệ thuật là nhừng quá trình sáng tạo. nghiên cứu. học tập. tiếp biên và học
hỏi không ngừng. Sự giao lưu với truyện ưanh Nhật Bàn và nhiêu loại truyện tranh khác nừa đà
tạo nhừng cánh cửa mới cho sự phát ưiển của nền truyện ưanh Việt Nam.

2.3.6. Truyện tranh Nhật Bản có ảnh hưởng tới quan điểm thấm mỹ của giới trè Việt Nam

Truyện tranh đà làm cho các em nhỏ hiêu thêm về văn hóa nước ngoài. Chính điêu đó làm
cho các em tò mò muốn thưởng thức nhừng món ăn mà các em đà thày ưong truyện tranh, muôn đi
du lịch ở các địa danh ưong truyện tranh... Điều này thẻ hiện ràt rõ cho một chức năng cua truyện
tranh là chức năng thông tin - giao tiếp. Truyện tranh như là một công cụ cùa sự giao lưu văn hóa.
nhưng tín hiệu từ truyện tranh đà giúp con người ở các the hệ. các dàn tộc. các thời đại hièu biết
lẫn nhau, xích lại gần nhau.

Bảng 12: Một sô lý do khiến trẻ em thích các nhân vặt trong truyện tranh

Nhân vật Lý do thích


Conan (Thám tử lừng danh Conan) Thông minh, phá án giỏi, đáng yêu: đẹp trai, ngầu...
Doraemon (Doraemon) Đáng yêu, nhiều bảo bối, tốt bụng....

Nobita (Doraemon) Đáng yêu, tốt bụng, sống tình cảm, giống bản thân các em...

Songoku (Bảy viên ngọc rồng) Giỏi võ, đẹp trai: nỗ lực chiến đáu bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ hòa binh

utachi (Naruto) Đẹp trai, có sức mạnh; nhân vật chính; có đức hì sinh cao cả...

Truyện ưanh và nhừng nhân vật truyện tranh đà làm cho hình thức, kiểu dáng cùa các đồ dùng,
thời trang, dụng cụ học tập cùa trẻ em Việt Nam phong phú và sinh động lèn rất nhiều. Nhừng nhàn
vật truyện tranh được in trên vở, nhãn vở, quần áo, ba lô... và được nhiều em rất yêu thích. Chúng
thực sự đà trở thành những người bạn của các em trong cuộc sống hàng ngày, đồng hành cùng các
em đên trường, theo các em vào giấc ngủ. Điều này cho thấy sức lan tỏa mạnh mè của các nhân
vật truyện ưanh, sức hút còn lớn hơn các nhân vật công chúa và hoàng tử trong các càu chuyện cổ
tích. Trân ưọng những đức tính tốt từ những nhân vật truyện tranh cũng giúp các em hình thành
những thói quen tốt, phân biệt cái tốt - cái xấu và giúp các em trưởng thành hơn, trở thành những
người có ích cho xã hội.
418 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 202

Bảng 13: Ảnh hưởng của những phẩm chất tốt


từ các nhân vật truyện tranh đến học sinh THPT và THCS

Ảnh hưởng từ các nhân vật truyện tranh Học sinh THPT Học sinh THCS Tổng Tỉ lệ (%)
Học được nhiều phẩm chất tốt 27 18 45 14.3
Học được một số phẩm chất tốt 36 39 75 23.9
Thích những phẩm chất tốt của các nhân
vật đó nhưng không ảnh hưởng lớn đến 51 42 93 29.6
bản thân
Không có ảnh hưởng 27 33 60 19.1
Ý kiến khác 14 7 21 6.7
Không trả lởi 7 13 20 6.4
Tổng 162 152 314 100.0

Có thê thấy, truyện tranh đà mang lại cho trẻ sự vui vẻ, những bài học làm người hốt sức thí
vị. Qua nhừng truyện tranh ấy, nhiều em còn thấy được bóng dáng, tính cách của mình ở trong ấy
Có lẽ vì thế mà trong truyện tranh các em tìm được sự đồng điệu với mình. Các em tìm thấy mìnl
trong sự hậu đậu của Nobita, sự hồn nhiên của Shin, sự thông minh, nhanh trí của Conan... Tất CÉ
đã tạo nên một thế giới muôn màu của cuộc sống, cuốn hút tất cả các em. Sự vui vẻ là nhất thời
nhưng cũng giúp các em quên đi sự mệt nhọc sau mỗi buổi học, hăng hái hon trong cuộc sống.

Nhìn nhận một cách khách quan, truyện tranh Nhật Bản vẫn luôn có những ưu diêm không
thể phủ nhận: Truyện tranh là cầu nối giữa phim ảnh và sách vở bởi truyện tranh chứa đụng nhũng
gì trẻ yêu thích; trong truyện có cả hình ảnh minh hoạ lẫn câu chữ. Câu chuyện và nhân vật chính
trong truyện luôn được xây dụng trên quan điểm giá trị đạo đức mà xã hội ủng hộ khiến nhiều tre
nhận thức và vô thức tiếp thu các bài học đạo đức, giúp đỡ mọi người, thảng thán trung thực, có
trách nhiệm luôn đứng về phía lẽ phải... Ngoài ra, truyện tranh bồi đáp trí tưởng tưọng bàng nhũng
câu truyện chiến đấu giữa hai thế lực Thiện - Ác, các hình vẽ đẹp mắt, giàu tính nghệ thuật... thôi
thúc trẻ đóng vai bát chước nhân vật trong truyện, kể lại nội dung câu chuyện. Phát triển kỹ năng
hội hoạ thông qua dam mê chép lại hình ảnh nhân vật trẻ yêu thích trong truyện. Việc đọc truyện
tranh có thể kích thích được óc quan sát, tính tập trung và làm cho tâm hồn trẻ nhỏ trơ nên phong
phú hon qua những hình ảnh sinh động. Những bài học, nhừng thông điệp trong mỗi bộ truyện
tranh sẽ giúp trẻ em có những nhận thức, suy nghĩ và hành động tích cực.
Tuy nhiên, truyện tranh Nhật Bản cũng có những ảnh hưởng tiêu cực và cần phải được quan
tâm hon như việc đọc nhũng truyện tranh không lành mạnh, ngôn từ trong truyện tranh quá thiên
vê hội thoại, ít hình ảnh văn học, có ảnh hưỏng nhàt định đên cách hành văn và giao tiêp của trè
em. Việc quá ham mê truyện tranh, ngồi đọc sai tư thế là một trong nhũng nguyên nhân khiến cho
các em không tập trung vào việc học, ảnh hưởng tới sức khóe, làng phí tiền bạc.

Truyện tranh là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa, do vậy, truyện tranh đà giúp trê em
Việt Nam hiểu biết thêm về văn hóa, lối sống của các quôc gia khác. Nhu câu tìm hiểu, khám phá
nhũng điều mới lạ là nhu cầu bình thường của con người, nhất là ở độ tuôi “khủng hoảng" của tuỏi
dậy thì. Nhũng ảnh hưởng về phong cách thời trang, ấm thực, suy nghĩ... từ truyện tranh là một
ví dụ diển hình cho quá trình giao lưu vãn hóa của giới trẻ Việt Nam với truyện tranh nước ngoài.
NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ, NGÔN NGỮ VÀ QUỐC TÊ HỌCTẠI VIỆT NAM 419

3. KẾT LUẬN

Vai trò của truyền thông đại chúng trong giao lưu và tiếp biến văn hóa hiện nay được thể hiện
rõ nét qua trường hợp ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản tại Việt Nam trong những năm gần
đây. Sự phổ biến của mạng internet và các phương tiện cầm tay thông minh đã làm cho việc đọc
truyện tranh và xem phim hoạt hình Nhật Bản trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn. Mục đích của các
truyện tranh của Nhật là hướng tới sự khai thác tối đa xúc cảm ở từng độ tuôi khác nhau. Vì thế,
các nhà xuất bản tại Nhật Bản đã tuân thủ chỉ số phân loại truyện tranh rất rõ ràng nhưng tại Việt
Nam, việc này ít được quan tâm (ngay cả phụ huynh cũng rất ít người quan tâm). Đọc quá nhiều
truyện tranh có nội dung không phù hợp cũng có ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động của các em.
Bởi vì “Sự ghi nhớ trong não bộ của chúng ta luôn luôn có sụ liên hệ mật thiết với hình ảnh. Tuy đó
không phải là yếu tố duy nhất nhưng lại là một phân quan trọng và không thê thiếu trong trí nhớ'’.
{Hình ảnh - công cụ truyền thông thị giác hữu hiệu' tại http://rgb.vn). Vì thế, các nhà xuất bản,
nhà quản lý, phụ huynh, thầy cô giáo... nên có những sự định hướng đê các em lựa chọn những
truyện tranh phù họp với độ tuôi của mình.
Hiện nay, sự biến đổi của văn hóa là vô cùng rõ nét. Việc nghiên cứu tiếp biến và giao lưu vãn
hóa ở Việt Nam hiện nay cần phải chú ý hơn nữa tới đối tượng là văn hóa đại chúng; văn hóa của
thanh thiếu niên và vai trò của truyền thông đại chúng tới thanh thiếu niên và vai trò của thanh thiếu
niên trong phát triển văn hóa. Nghiên cứu sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản qua truyện
tranh cũng là một trong những cách đê chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa nền văn hóa của hai
nước. Trên cơ sở đó giúp cho độc giả trẻ tuổi Việt Nam biết lựa chọn những truyện tranh phù họp với
văn hóa của nước mình, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vĩnh Sính (2001), Việt Nam và Nhật Bản - giao lưu văn hỏa, NXB Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (2013), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Jacqueline Berndt (2010), Comics Worỉds and the Worỉd of Comics: Tơnards Schoỉarshỉp on
Gỉobaỉ Scaỉe (series Global Manga Studies, vol 1), International Manga Research Center,
Kyoko Seika University Kinbuki cho 452. Nagakyoku, Kyoto, Japan 604 - 0846.
Hạ Thị Lan Phi (2007), Sự du nhập và phát triển của Manga ở Việt Nam hiện nay, Tạp chỉ Đông
Băc A, (2), truy xuất từ http://www.inas.gov.vn/! 58-su-du-nhap-va-anlì-huong-cua-manga-o-
viet-nam-hien-nay.html, truy xuất ngày 5 tháng 01 năm 2019.
Những truyện tranh gắn ỉỉền với tuổi thơ, truy xuất từ http://www.webtretho.com/forum/f26/
nhung-bo-truyen-tranh-teen-minh-khong-the-nao-quen-928424/index47.html ngày 5 tháng
01 năm 2019.
Các truyện tranh được biết nhiều tại Việt Nam được khảo sát với 300 người năm 2014, truy xuất
từ https://www.slideshare.net, ngày 21 tháng 12 năm 2018.
Giới trẻ hào hứng với lễ hội Cosplay, Báo điện tử VTV news ngày 01/09/2013, truy cập ngày 01
tháng 1 năm 2019.
Hmh anh - công cụ truyền thông thị giác hữu hiệu, tại http://rgb.vn (truy xuất ngày 5 tháng 1 năm 2019).
www.thichtruyentranh.com.

You might also like