You are on page 1of 17

Chương 2

Câu 1:
Ham học
 Hoàn thành nhiệm vụ học tập
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống hằng ngày
Đi học đầy đủ, đúng giờ
Hoàn thành nhiệm vụ học tập, không cần nhắc nhở
Thích tìm hiểu, chia sẻ những hiểu biết
Đưa ra những câu hỏi, giúp khám phá, làm rõ nhiệm vụ học tập
Vận dụng những gì được học vào đời sống thường ngày
Chăm làm
 Tham gia các công việc của gia đình vừa sức với bản thân
 Tham gia các công việc của trường, lớp vừa sức với bản thân
Tham gia các công việc của gia đình
Tham gia các công việc của lớp, của tổ
Tham gia giữ vệ sinh trường, lớp
Tham gia hoạt động của địa phương nơi sinh sống
Phiếu quan sát (Phẩm chất chăm chỉ) quan sát học sinh lớp 2
STT Chỉ báo hành vi Có Không
Đi học đúng giờ
(Nếu trong thời gian chúng
ta quan sát học sinh có lần đi
học muộn thì khi đó chúng
ta tích vào cột không, Hoặc
ngược lại trong thời gian
tiến hành quan sát, học sinh
luôn đi đúng, đi học đúng
giờ thì tích vào ô có
Đi học đúng giờ trong thời
gian thực hiện kế hoạch
quan sát. (Chẳng hản, từ đầu
năm đến giữ học kì 1, học
sinh không nghỉ buổi học
nào thì tích vào cột có)
Câu 2: Cho yêu cầu cần đạt về phẩm chất trách nhiệm của học sinhtiểu
học
Có trách nhiệm với bản thân Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện
thân thể, chăm sóc sức khỏe
Có ý thức sinh hoạt nền nếp
Có trách nhiệm với gia đình Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ
dùng cá nhân và gia đình. Không
bỏ thừa đồ ăn, thức uống; có ý thức
tiết kiệm tiền bạc, điện nước trong
gia đình
Có trách nhiệm với nhà trường và Tự giác thực hiện nghiêm túc nội
xã hội quy của nhà trường và các quy
định, quy ước của tập thể; giữ gìn
vệ sinh chung; bảo vệ của công
Không gây mất trật tự, cãi nhau,
đánh nhau
Nhắc nhở bạn bè chấp hành nội quy
trường lớp; nhắc nhở người thân
chấp hành các quy định, quy ước
nơi công cộng
Có trách nhiệm với công việc được
giao ở trường, ở lớp
Tích cực tham gia các hoạt động
tập thể, hoạt động xã hội phù hợp
với lứa tuổi
Có trách nhiệm với môi trường Có ý thức chăm sóc, bảo vệ xây
sống xanh và các con vật có ích
Có ý thức giữ vệ sinh môi trường,
không xả rác bừa bãi
Không đồng tình với những hành vi
xâm hại thiên nhiên
Anh chị hãy thiết kế phiếu quan sát biểu hiện phẩm chất trách nhiệm của
học sinh
Học sinh có trách nhiệm với bản thân biểu hiện:
Giữ gìn vệ sinh thân thể, đánh răng, tắm, gội,..mà không cần ai phải nhắc
nhở
Tham gia các hoạt động thể dục, rèn luyện thân thể hằng ngày
Quan tâm, chăm sóc bản thân thể hiện qua việc:
Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
Tự quản được các sinh hoạt cá nhân, học thói quen tốt: chào hỏi, biết nói
lời cảm ơn. Nói lời xin lỗi
Hạn chế những thói quen xấu: Không nên chơi điện tử, nói bạy, đe dọa
gây bạo lực với bạn bè
Có trách nhiệm với gia đình thể hiện ở việc:
Tham gia các công việc phù hợp với lứa tuổi
Giúp bố mẹ giữ gìn, không làm hỏng, làm mất đồ dùng cá nhân
Giữ gìn và không làm hỏng, làm mất đồ dùng của gia đình
Không bỏ thừa thức ăn, thức uống, không sử dụng lãng phí điện nước
trong gia đình, nhắc nhở người thân sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm
nước
Có trách nhiệm với gia đình, với nhà trường và xã hội biểu hiện ở việc
Thực hiện được nội quy ở lớp học và những quy định mà nhà trường đề
ra
Có trách nhiệm đối với công việc được giao ở lớp, ở trường, tham gia các
hoạt động
Tham gia các hoạt động giữ gìn môi trường lớp học, trường học an toàn,
xanh, sạch đẹp
Biết giữ gìn và bảo vệ của công, không gây mất trật tự tại trường học, nơi
ở và nơi công cộng, tuân thủ các quy định về hành vi có văn hóa ở nơi
công cộng
Tham gia các hoạt động cộng đồng như làm kế hoạch nhỏ, quyên góp
sách vở, giúp đỡ người khuyết tật, người yếu thế
Có trách nhiệm với môi trường sống biểu hiện ở những hành động:
Giữ vệ sinh môi trường sống ở nhà, trường và trong khu dân cư
Không xả rác thải bừa bãi, hạn chế sử dụng túi nilong, đồ nhựa như chai,
lọ cốc, ống hútsử dụng một lần
Nhắc nhở bạn bè, người thân hạn chế sử dụng túi nilong và đồ nhựa sử
dụng một lần
Nhắc nhở các bạn không chơi những trò chơi nguy hiểm
Bài tâp 3: Cho yêu cầu cần đạt của phẩm chất trung thực với cấp tiểu học
Thật thà, ngay thẳng trong học tập,
lao động và sinh hoạt hằng ngày,
mạnh dạn nói lên ý kiến của mình
Luôn giữ lời hứa; mạnh dạn nhận
lỗi và bảo vệ cái đúng, cái tốt
Không nên tự tiện lấy đồ vật, tiền
bạc của người thân , bạn bè, thầy cô
và những người khác
Không đồng tình với các hành vi
thiếu trung thực trong học tập và
trong cuộc sống
Anh chị hãy thiết kế phiếu quan sát đánh giá biểu hiện phẩm chất trung
thực của học sinh
HS thể hiện sự yêu thích, thật thà, mạnh dạn nói lên ý kiến của riêng
mình, mạnh dạn phản đối cái sai, bảo vệ cái đúng, cái tốt trong học tập và
đời sống hằng ngày
Không đồng tình với những hành vi thiếu trung thực trong học tập của
các bạn trong lớp
Không tham gia với những hành vi gian dối
Tôn trọng những gì đã cam kết với nhà trường, lớp, cộng đồng
Không đổ lỗi cho người khác khi đã mắc lỗi
Luôn giữ lời hứa với người thân, với bạn bè, thầy cô
Mạnh dạn nhận lỗi, nhận thiếu sót của bản thân để sửa chữa

Bài 1: Những phương pháp đánh giá nào thường dùng trong đánh giá học
sinh tiểu học?
Phương pháp quan sát: là phương pháp giáo viên theo dõi, lắng nghe học
sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng
kiểm tra, nhật kí ghi chép để ghi chép lại các biểu hiện của học sinh sử
dụng làm minh chứng đánh giá trong quá trình học tập và rèn luyện của
học sinh
Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm hoạt động của
học sinh: là giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá về các sanr phẩm, kết quả
hoạt đọng của học sinh, từ đó, đánh giá học sinh theo từng nộid ung đánh
giá có liên quan
Phương pháp vấn đáp giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi
đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét hoặc biện pháp để
giúp đỡ kịp thời
Phương pháp kiểm tra viết: giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các
câu hỏi, bài tập đươc thiết kế theo mức độ cần đạt của chuongư trình dưới
hình thức trác nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm, tự luận để đánh
giá mức độ đạt được của các nội dung giáo dục cần đánh giá
Bài 2: Phân tích kĩ thuật và công cụ đánh giá theo phương pháp đánh giá
qua hồ sơ học tập, sản phẩm, hoạt động của học sinh
Khái niệm về phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập: GV đưa ra các
nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó
đánh giá HS theo từng nội dung đánh giá có liên quan
Hồ sơ học tập là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của học sinh. Trong
đó, học sinh tự đánh giá về bản thân, nêu lên được những điểm mạnh,
điểm yếu, sở thích của mình tự ghi lại được kết quả của mình trong quá
trình học tập, tự đánh giá và đối chiếu với nội dung học tập đã đặt ra để
nhận thấy có sự tiến bộ hay chưa tiến bộ. Tìm ra nguyên nhân hay cách
khắc phục trong thời gian tiếp theo. Hồ sơ học tập cũng là một minh
chứng về những điều học sinh đã tiếp thu được. Hồ sơ học tập sử dụng để
xác định và điều chỉnh quá trình học tập của học sinh cũng như đánh giá
hoạt động và mức độ đạt được. Tùy mục đích dạy học mà giáo viên có
thể yêu cầu học sinh xây dụng những hồ sơ học tập khác nhau như tự xây
dụng kế hoạch học tập hay xác định mục tiêu, động cơ và tư đánh giá
Đánh giá qua hồ sơ học tập là sự theo dõi, trao đội đoạn ghi chép, lưu giữ
của chính học sinh về những gì mà các em đã nói, đã làm cũng như ý
thức thái độ của học sinh với quá trình học tập của mình và của mọi
người
Phương pháp này giúp cho học sinh thấy được những tiến bộ của mình và
giáo viên thấu được khả năng của từng học sinh, từ đó mỗi giáo viên có
sự điều chỉnh dạy và học sao cho phù hợp
Công cụ, kĩ thuật được sử dụng đánh giá qua hồ sơ học tập: bảng điểm,
thang đo, phiếu đánh giá theo tiêu chí, các phương pháp kiểm tra viết trên
giáy, quan sát hay hồ sơ bổ sung cho nhau trong lớp học mỗi loại thông
tin đều cần thiết để thực hiện đanhs giá đầy đủ và ý nghĩa trong lớp học.
Giáo viên khó đánh giá ra quyết định nếu không chỉ quan sát vẻ mặt,
phản ứng, sự thể hiện kĩ năng trả lời câu hỏi và giao tiếp của học sinh hay
không thu thập được các thông tin từ các bài kiểm tra viết của học sinh.
Hay không thể hỏi từ học sinh, chính vì vậy, việc giáo viên vận dụng linh
hoạt các phương pháp đánh giá trong dạy học là rất quan trọng. Sảm
phẩm hoạt động là kết quả của sự hoạt động trải nghiệm của học sinh, là
bằng chứng của sự vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh đã có. Thông
qua sản phẩm, giáo viên đánh giá sư tiến bộ của HS, quá trình tạo ra sản
phẩm và mức độ đạt được các năng lực của HS
Các công cụ, kĩ thuậ đánh giá qua cá sản phẩm, hoạt động của học sinh
1. Thế nào là đánh giá thường xuyên
Quy định đánh giá hoc sinh tiểu học được Bộ giáo dục và đào tạo bạn
hành đã nêu rõ: đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá thực hiện
hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành
phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện
phẩm chất, năng lực của học sinh
Đánh giá thường xuyên cũng cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học
sinh để kịp thời điều chỉnh quá trình hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học
sinh theo mục tiêu giáo dục.
Như vậy, đánh gia thường xuyên chỉ những hoạt động kiểm tra, đánh giá
được thực hiện trong quá trình dạy học, có ý nghĩa phân biệt với những
hoạt động kiểm tra, đánh giá trc khi bắt đầu một quá trình dạy học, một
môn học, một hoạt động giáo dục nào đó hoặc sau khi kết thúc quá trình
dạy học môn học
Đánh giá thường xuyên được xem là đánh giá vì quá trình học tập hoặc vì
sự tiến bộ của ngưồihcj
Mục đích của đánh giá thường xuyên là nhằm thu thâoj những mình
chứng có liên quan đến học tập của học sinh trong quá trình học để cùng
cấp những phản hồi cho giáo viên và học sinh, biết những gì đã làm được
số với mục tiêu và yêu cầu của bài học , của chương trình, và những gì
chưa làm được. Từ đó, điều chỉnh hoạt động dạy học. Đánh giá thường
xuyên không nhằm xếp loại thành tích hay ra kết luận về kết quả giáo dục
cuối cùng cứ từng học sinh, ngoài kịp thời động viên khuyến khích khi
hoc sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập thì đánh giá thường xuyên con
tập trung vào việc phát hiện, tìm ra những thiếu sót, những lỗi sai, những
nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập, rèn luyện của học sinh để có
những giải pháp hỗ trợ kịp thời nhằm điều chỉnh và nâng cao chất kượng
học tập của học sinh
Bên cạnh đó, đánh giá thường xuyên còn giúp chuẩn đoán, hoặc đo kiến
thức, kĩ năng và nhận định phẩm chất, năng lực hiện tại của học sinh, dự
báo hoặc tiên đoán những bài học hoặc chương trình học tiếp theo cần
được xây dựng ra sao cho phù hợp với trình độ và đặc điểm tâm sinh lí
của học sinh.
Bài 2: anh / chị hãy lấy ví dụ đánh giá thường xuyên trong giờ học môn
Tự nhirn và xã hội
Nội dung “ Ăn uống sạch sẽ”
Xác định nội dung: ăn uống sạch sẽ có yêu cầu cần đạt
+Học sinh nêu được một số việc cần làm để giữ gìn vệ sinh, ăn uống như
ăn chậm, nhai kĩ, không uống nước lã, rửa tay sạch trước khi ăn và sau
khi đi đại tiện,
+Học sinh khởi động hát bài thật đáng chê của tác giả Việt Anh, học sinh
sẽ trả lời câu hỏi “ Ai có thể nói được để ăn uống sạch sẽ chúng ta cần
ohair làm những việc gì” giáo viên có thể cho HS nhận xét bạn, “ ai nhận
xét bạn nói đúng chưa/ ban nào có ý kiến bổ sung/ bạn nào có ý kiến
khác/ ai đồng ý với ý kiến của bạn” GV có thể nhận xét học sinh “ bạn trả
lời đúng rồi, bạn trả lời rất hay, bạn trả lời gâbf đủ rồi đấy” GV hướng
dẫn HS đưa ra các câu trả lời đúng, phù hợp vs nội dung bài học
+ hs quan sát hình vẽ trong SGK, GV hướng dẫn HS hoạt động theo
nhóm, tập đặt câu hỏi và tự trả.lời. chẳng hạn như: rửa tay như thế nào là
sạch và hợp vệ sinh, rửa quả như thế nào cho đúng, bạn gái trong hình
đang làm gì, HS trong nhóm nhận xét câu trả lời của bạn và thống nhất
câu trả lời. Chẳng hạn, với hính 1 rửa tay như thế nào là sạch và hợp vệ
sinh, giáo viên quản sát, theo dõi học sinh thảo luận theo nhóm, nếu học
sinh chỉ trả lời rửa tay bằng nước sạch, GV có thể nhận xét nhóm em làm
đúng rồi, nhưng chưa đủ, ai có thể làm giúp bạn, nếu HS trả lời rửa tay
bằng nước sạch và xà phòng GV có thể nhận xét em trả lời dúng và đủ
rồi. Đại diện từng nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung nhận xét, cả lớp
thảo luận nội dung, trả lời câu hỏi. Để ăn sạch bạn phải làm gì, 1 số HS
trả lời GV nhận xét hoặc gơin ý, câu trả.lời đúng chưa, cần bổ sung gì
không rồi cả lop cùng thôngnnhaats trả lời theo nội dung bài học, HS có
thêt thảo luận nhóm, làm gì để uoongnsachj tuonge tự như ý trước. Hết
giờ, GV có thể nhắc: các con nhớ ăn uoongnsachj sẽ moin lucz, mọi nơi
và nhawcz nhở mọi người trong gia đình ăn uống sạch sẽ nhé.
Bài 3: anh chị hãy lấy ví dụ về đánh giá thường xuyên trong giờ tổ chức
Hoạt động trải nghiệm
Ví dụ: thực hành ứng xử thân thiện lớp 1
Yêu cầu cần đạt
HS thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện sự lễ phép, kính trọng
thầy cô giáo và sự thân thiện với bạn bè. Cụ thể là năng lực giao tiếp và
năng lực hợp tác, phảM chất nhân ái
GV cần nêu đc nội đung hoạt động, tổ chức HS hoạt động sắm vai, thực
hiện lời nói và hành động, ứng xủa thân thiện trong mỗi tình huống dưới
đây
Th1: em được bạn mời đến nhà chơi khi đó em sẽ nói và làm gì với bạn
Th2: biết mẹ vất vả, em muốn làm điều gì bất ngờ mang lại niềm vui cho
mẹ, em sẽ làm gì và nói gì
Th3: cô giáo của em bị ốm phải nghỉ hai hôm, hôm nay mới lên lớp để
dạy các em, em sẽ làm gì và nói gì với cô, GV chia lớp thành các nhóm
cho các nhóm bốc thăm tình huốngnddeer sánh vai, HS phân vai và thử
sắm vai trong nhóm, gết thời gian làm việc nhóm, GV mời các nhóm lên
sắm vai trước lớp
Từ đó, chúng ta tổ chức và đánh giá
Tổ chức cho HS tự đánh giá lẫn nhá( quá trình đánh giá đồng đẳng): đẻ
giúp đỡ học sinh đánh giá về mức độ đáo ứng yêu cầu cần đạt trong hoạt
động sâu mỗi lần có nhóm lên sắm vai, GV mời các nhóm khác nhận xét,
góp ý về cách ứng xử mà nhóm bạnd dưa ra, các yêu cầu gợi ý để học
sinh tham gia đánh giá có thể làm. GV có thể gợi ý cho HS ở tình huống
một, khi đc bạn a mời đến nhà chơi, bạn bè đã thể hiện thái đôi như thêd
nào, bạn a đã nói gì theo em cách ứng xử đó cod thể hiện sự thân thiện
khoong, vì sao. Em học được gì quá cahcs ứng xử của bnaj. Với tình
huoongns 2 bạn đã làm gì để thể hiện tunhg yêu thuonge, lòng biết ơn với
mẹ, bạn đã nói gì, bạn đã làm gì, thái độ của bnaj khó nói như thế noà ,
thái độ của bani khi thực hiện việc làm ra làm sao. Nếu là em, em sẽ làm
gì để thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn với mẹ. Tình huống 3: các
bạnd dã làm và nói gì khi cô giáo quay trả loạ lớp sau thời gian nghỉ ốm,
theo em hành động đó đã thể hiện đc sự kính trọng, lễ phaoes chưa, em đc
giQua cách ứng xủa của bnaj
Để giúp HS đánh giá về năng wlucwj giáo tiếp, hợp tác và phaR chất
nhân ái, GV có thể đề nghị học sinh nhận xét các bạn trong nhóm với
nhau. Chẳng hạn, khi đc nhóm phân vai, bạn đã tích cự trảo đổi, thảo luận
với các bạn trong nhóm như thêd nào, các bạn trong nhóm có hỗ trợ giải
thích cho bạn khi bạn chưa rõ hay ko, thái độ của nhóm khi trao đổi vs
bạn ntn.
Về đánh giá của giáo viên, để đánh giá năng kực giáo tiếp và hợp tác của
HS trong wuas trình tổ chưchoatj động, GV cho HS thảo luận đóng vai,
GV chú ý quan sát để nhận biết đc những HS tích cực, hoạt đọng cùng
các bạn hoàn thành nhuênh vụ để động viên, những HS chưa tích cực
hoạt động để khuyến khích các em tích cực, cần chú xem liệu có phải HS
chưa biết cách phối hợp vs bạn hãy ko để giáo viên còn hướng dẫn, nên
đến cho HS này đề nghị nhóm giành thời gian cho các bạn nêu ý kiến
giúp HS tự tin hơn trong wuas trình hợp tác, những HS đã thể hiến sự
thân thiện với bạn khi làm việc nhóm, những học sinh còn rụt rè, chưa
thân thiện khi làm việc nhóm. Nếu HS thể hiện dự chưa thân thiện như áp
đặt bạn, không chịu nhận vai đc ohaan công, nổi cáu với vạn gv cần chỉ
rõ thái đoooj sai và hướng dâc HS thấy đc cái sai của mk để bt cách ứng
xử. Vd GV có thể hỏi khi ko nhận vai, em thấy các bạn trong nhóm có
khóa khăn thế nào, nếu em bị bạn nổi cá, em cảm thấy thế nào, em nên
ứng xửa thế nào để nhóm vui vẻ và hoàn thành nhiệm vụ
Để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và kiến thức, kĩ nange và
các họt động đc cụ thể hoá từ chương trình hoạt động trải nghiệm, GV
nên quan sát , hướng dẫn học sinh trong quá trình thảo luận bầu, xử lí tình
huốn và quá trình trình diễn tình huống trước lớp. Trong quá trình đó, nếu
phát hiện điểm sai của học sinh thì cần hướng dẫn để học sinh biết sai ở
đâu, nên làm thế nào cho đúng . Chẳng hạn có thể tiến hành như sau: .th1:
khi đc bạn mời đến nhà chơi, HS có thể nói ôi nhà cậu xã thế tớ chẳng
đến đc đâu, nhà cậu có gì hay mà cậu mời tớ đến, tớ nghĩ đã, tớ vs cậu có
thân nhau đâu, GV chỉ rõ đó là cách ứng xử chưa thân thânh. Đầu tiên,
bạn mời em đến nhà chơi, nghĩa là bạn rất quý em, em cần cảm ơn bạn,
em có thể nói, ủi thích thế tớ sẽ đến nhé, hoặc cảm ơn cậu nhá tớ sẽ đến
hoặc em cũng có thể nói cảm ơn cậu nhiều, tớ sẽ xin phép bố mẹ đến nhà
cậu chơi hoặc em sẽ biểu hiện cảm xúc qua lời nói, thích quá cậu cho tớ
địa chỉ đi, sau đó em cần xin phép bố mẹ nếu bố mẹ đồng ý thì có thể đến
nhà bạn chơi, nếu em bận hoặc bố mẹ chưa đồng ý, em cần tsr lời bạn
một cách lịch sự, tiếc quá tớ chưa tới nhất cậu đc, hoặc bố mek tớ bạn
nên chưa đưa tơa tới nhất cậu chơi đươcj hẹn gặp câuk dịp khác nhè
Th2: HS có thể đưa ra nhiều cách để thể hiện tình cảm , lòng biêtd ơn vs
mẹ như nói lời chúc mừng mẹ nhân những ngày đặc biệt như nhày sinh
nhật, ngày 8/3, ngày 20/10 , nói lời quan tâm mẹ có mệt không ạ, còn
giúp mẹ làm nhé, mẹ cho con làm cùng mẹ nhé, tuej tay làm món quà
tặng mẹ, tập làm những công việc ở nhà phù hợp để giúp mẹ, chăm sóc
mẹ đến khi mẹ mệt, mạng nước, mạng thuốc cho mẹ, GV chỉ cần nói cho
HS cách thể hiện thái độ chân trọng, biết ơn bằng liiwf nói, ánh mắt, cử
chỉ với những học sinh chưa biết cách thể hiện, GV chú ý hướng dẫn hạn
chế tạo áp lực cho HS

ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ


Bài 1: Anh/ chị hãy trình bày hiểu biết về đánh giá định kì? Liên hệ với
đánh giá định kì ở tiểu học
Thế nào là đánh giá định kì (khái niệm đánh giá định kì): là danhs giá kết
quả học tập của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác
định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với yêu cầu
cần đạt với quy định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình
thành năng lực, phẩm chất học sinh
Đánh giá định kì nhằm mục đích gì?: mục đích chính của đánh giá định kì
là thu thập thông tin từ học sinh để đánh giá thành quả học tập, giáo dục
sau một giai đoạn học tập nhất định. Dựa vào kết quar này, để xác định
thành tích của học sinh, xếp loại học sinh và đưa ra các kết luận giáo dục
cuối cùng.
Nội dung của đánh giá đinh kì?: Đánh giá định kì mức độ thành thạo của
học sinh ở các YCCD về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập,
có thể là giữa kì hoặc cuối kì
Thời điểm và người thực hiện đánh giá định kì?
Thường được tiến hành sau khi kết thúc một gia đoạn học tập, có thể là
giữa kì hoặc cuối kì
Người thực hiện đánh giá định kì có thể là giáo viên đánh giá, nhà trường
đánh giá và tổ chức kiểm định các cấp đánh giá
Phương pháp đánh giánh giá định kì ?
Có thể là phương pháp kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính, thực
hành vấn đáp, đánh giá thông qua sản phẩm học tập và thông qua hồ sơ
học tập
Công cụ đánh giá định kì có thể là các câu hỏi, bài kiểm tra, dự án học
tập, sản phẩm nghiên cứu
Các yêu cầu, nguyên tắc đánh giá định kì?
Chúng ta cần đa dạng hóa trong sử dụng các phương pháp và công cụ
đánh giá, chú trọng sử dụng cac phương pháp, công cụ đánh giá, những
biểu hiện cụ thể về thái độ, hành vi, kết quả, sản phẩm hoc tập của học
sinh gắn với các chủ đề học tập và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
theo quy định định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong bài kiểm tra, đánh giá trên
máy tính để nâng cao năng lực tự học của học sinh
Đánh giá thường xuyện và đánh giá định kì được thực hiện trong một bối
cảnh học tập Chúng ta sẽ gọi lần lượt là Đánh giá kết quả học tập và đánh
giá vì quá trình học tập hay nói cách khác là đánh giá vì sự tiến bộ của
học sinh
Quy định về đánh giá định kì ở tiểu học như thế nào?
Liên hệ. Đánh giá định kì về nội dung học tập các môn học và hoạt động
giáo dục vào giữa học kì một, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm
học. GV dạy học môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên
và yêu cầu cẩn đạt biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng
môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với utngwf môn
học và hoạt động giáo dục theo các mức sau
Mức hoàn
Bài tập 2: Anh chị hiểu thế nào về mức hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa
hoàn thành khi đánh giá định kì về học tập
Bài tập 3: Anh chị hiểu thêos nào về các mức “Tốt”, “Đạt”, “Cần cố
gắng” khi đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất
Tại khoản 2 điều 7 quy định tại thông tư 27
Vào giữa học kì 1, cuối học kì 1, giữa học kì 2, cuối năm học gv chủ
Đánh giá định kì theo quy định này về năng lực, pahamr chất bằng cách
lượng hóa, đánh giá thường xuyên ở các mức tốt, đạt cần cố gắng được
hiểu là qua quá trình quan sát, theo dõi, giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ,
nắm bắt thông tin về sự hình thành, phát triển của từng năng lực, phẩm
chất của mỗi học sinh trong đánh giá thường xuyên để đến giữa học kì 1,
cuối học kì 1, giữa học kì 2

ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ VỀ PHẨM CHẤT Ở TIỂU HỌC


Câu 1: Anh chị đánh giá cụ thể về phẩm chất “yêu nước” của học
sinh tiểu học như thế nào?
Đánh giá thường xuyên:
Xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong chương trình
giáo dục phổ thông 2018 trong đó:
Cần ước lượng mức độ đạt được ở từng lớp học và phù hợp với từng lứa
tuổi
Sử dụng ;inh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá
Nhận định được các biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh
tương ứng với các bối cảnh cụ thể
Ghi nhận, nắm bắt thông tin về khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục, phù
hợp với bối cảnh cụ thể. Đồng thời đưa ra những nhận xét và có biện
pháp giúp đỡ kịp thời để có kế hoạch giúp học sinh tiến bộ.
Đánh giá định kì
Vào thời điểm đánh giá định kì, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo
viên dạy cùng lớp thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình
đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất để đánh
giá học sinh theo các mức độ đạt được
Xác định yêu cầu cần đạt của phẩm chất yêu nước trong chương trình
giáo dục phổ thông 2018 trong đó
Cần ước lệ những mức độ đạt được đối với từng lớp học và phù hợp với
lứa tuổi
Yêu cầu cần đạt của phẩm chất yêu nước bao gồm: yêu thiên nhiên và có
những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên, Yêu quê hương, yêu tổ
quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước, kính trọng biết ơn người lao
động, người có công với quê hương, đất nước, tham gia các hoạt động
đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với quê hương đất nước
Ước lệ mức độ cần đạt đối với học sinh từng lớp và phù hợp với từng lứa
tuổi
Lớp 1: Bước đầu có ye thức về thiên nhiên và nhận biết được một số việc
làm liên quan đến bảo vệ thiên nhiên. Bước đầu có cảm nhận về yêu quê
hương, yêu tổ quốc. Bước đầu biết kính trọng, biết ơn người lao động,
người có công với quê hương đất nước. Giáo viên sẽ sử dụng linh hoạt
các phương pháp như phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp nhằm
theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh. Nhận định được các biểu hiện về
hình vi, thái độ của học sinh tương ứng với bối cảnh cụ thể trong học tập,
trong cuộc sống, khi vui chơi. Chẳng hạn như,
về nhận thức: bắt đầu nhận thức được về thiên nhiên, nhận thức được một
số việc làm tốt liên quan đến bảo vệ thiên nhiên, bước đầu có ý thức kình
trọng, biết ơn người lao động
Về hình vi: tự giác, chăm sóc bảo vệ cây xanh, bỏ rác đúng nơi quy định,
chào hỏi, lễ phép với các nhân viên, người lao công trong trường học,
tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với người có công với quê
hương đất nước
Về thái độ: hững thú đối với việc tưới hoa, chăm sóc cây xanh, vui vẻ,
tươi cười khi chào hỏi những người lao động, thích hát, đọc thơ hoặc vẽ
tranh, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước
GV ghi nhận và năm bắt thông tin về khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục
trong bối cảnh cụ thể, trong học tập, trong sinh hoạt và khi vui chơi.
Chẳng hạn như: học sinh sẽ vẽ được bức tranh với chủ đề quê hương, kể
được những câu chuyện tôn vinh về người lao động trong học tập, tham
gia chăm sóc, quét dọn nhà cửa, bỏ rác vào thùng rác trong sinh hoạt,
tham gia các hoạt động ở cộng đồng khu dân cư như sẵn sàng tổng vệ
sinh khu dân cư, giữ gìn vệ sinh chung, chăm sóc cây cối trong cộng
đồng.
Giáo viên năm bắt thông tin về phẩm chất yêu nước của mỗi học sinh,
biểu hiện qua những tần suất xuất hiện của các biểu hiện đó, khả năng
đáp ứng yêu cầu giáo dục để sử dụng trong đánh giá định kì về phẩm chất
này, giúp học sinh khắc phục được những hạn chế, phát huy được tính
tích cực nhằm trau dồi phẩm chất ngày càng hoàn thiện hơn

Bài 2: Anh chị đánh giá cụ thể về phẩm chất nhân ái của học sinh
tiểu học nhuư thế nào
Nhận định được các biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học ính
tương ứng với bối cảnh cụ thể. Chăng hạn như:
Về nhận thức: Học sinh có ý thức yêu quý mọi người và tôn trọng sự
kahcs biệt giữa moị người. Nhận thức được một số công việc làm tốt, thể
hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc người thân trong gia đình, quan
tâm, chăm sóc khích lệ bạn bè
Về hình vi: Chủ động thăm hỏi, quan tâm người thân trong gia đình,
thường xuyên động viên, khích lệ bạn bè, giúp đỡ người già, người ốm
yếu, khuyết tật, thể hiện sự nhường nhị với em nhỏ
Về thái độ: Đồng cảm, chân thành hỏi thăm, quan tâm đến những người
thân, thân thiện, sẵn sàng chia se, động viên, khích lệ bạn bè, ui vẻ, tận
tâm, giúp đỡ người già, người ốm yêu
Giáo viên ghi nhận, nắm bắt thông tin và khả năng đáp ứng yêu cầu giáo
dục và bối cảnh cụ thể. Chẳng hanj như:
Trong học tập, học sinh biết động viên, chia sẻ cùng bạn hoàn thành
nhiệm vụ học tập
Trong sinh hoạt: học sinh thường xuyên hỏi thăm, quan tâm và sẵn sàng
chăm sóc người thân trong gia đình
Trong cộng đồng: Học sinh tham gia các hoạt động quyên góp, ủng hộ,
giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn vùng sau, vùng xa,
người khuyết tật, người yuế thế, đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ
lụt
GV nắm bắt thông tin về phẩm chất nhân ái của mỗi học sinh qua các
biểu hiện, tần suất xuất hiện của các biểu hiện, khả năng đáp ứng của đối
với yêu cầu giáp dục để thể hiện sự đánh giá định kì về phẩm chất này,
giúp các em biết khắc phục những hạn chế, phát huy tính tích cực, nhằm
trau dồi phẩm chất nhân ái nagyf một hoàn thiện hơn
Bài 3: Anh chị đánh giá cụ thể về phẩm chất chăm chỉ của hóc sinh
tiểu học như thế nào?
Trong quá trình đánh giá phẩm chất nói chung và phẩm chất chăm chỉ nói
riêng để xác định được mức độ đạt được, giáo viên cần thực hiện các hoạt
động sau
Đánh giá thường xuyên: Xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy
định trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, cần ước lệ
mức độ cần đạt đối với từng lớp học và phù hợp với từng lứa tuổi. Sử
dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhận định được các
biểu hiện nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh tương ứng với bối cảnh
cụ thể, giáo viên ghi nhận, nắm bắt thông tin về khả năng đáp ứng, yêu
cầu giáo dục với bối cảnh cụ thể. Đồng thời, đưa ra nhận xét và có những
biện pháp giúp đỡ kịp thời, hoặc có kế hoạch giúp đỡ học sinh tiến bộ
Đánh giá định kì: Vào thời điểm đánh giá định kì, giáo viên chủ nhiệm
phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu
hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển
phẩm chất để đánh giá học sinh theo các mức độ đạt được
Trong quá trình đánh giá phẩm chất chăm chỉ, giáo viên cần nhận định
được về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh trong những bối cảnh
như trong học tập, trong cuộc sống và trong vui chơi
Nhận thức: nhận thấy học sinh có ý thức chăm học, chăm làm, nhận thức
được chăm học, chăm làm, giúp ích cho bản thân và cho người khác
Hành vi: hóc inh tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập, thường xuyên đọc
sách, báo để tìm nguồn thông tin phục vụ cho công việc học tập, tích cực
tham gia các công việc chung trong sinh hoạt lớp, các phong trào thi đua
ở trường
Thái độ: học sinh có hứng thú với công việc ở lớp, thích làm các công
việc nhà để phụ giúp gia đình
GV ghi nhận và năm bắt thông tin về khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục
trong bối cảnh cụ thể, trong học tập, trong sinh hoạt và khi vui chơi.
Chẳng hạn như
Trong học tập: HS chuẩn bị đầy đủ bài tập và nhiệm vụ thầy cô giao
Trong sinh hoạt: Học sinh tham gia các công việc nhà như nấu cơm, rửa
bát, quét nhà, lau nhà
Trong cộng đồng: HS tham gia các hoạt động cộng đồng ở khu dân cư,
như sẵn sàng tham gia tổng vệ sinh khu dân cư hay giữ gìn vệ sinh chung,
chăm sóc cây cối
Giáo viên năm bắt thông tin về phẩm chất yêu nước của mỗi học sinh,
biểu hiện qua những tần suất xuất hiện của các biểu hiện đó, khả năng
đáp ứng yêu cầu giáo dục để sử dụng trong đánh giá định kì về phẩm chất
này, giúp học sinh khắc phục được những hạn chế, phát huy được tính
tích cực nhằm trau dồi phẩm chất ngày càng hoàn thiện hơn
Bài tập 4: Anh chị đánh giá cụ thể về phẩm chất “trung thực” của
học sinh tiểu học như thế nào?
Nhận định được các biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh
tương ứng với bối cảnh cụ thể trong học tập, trong sinh hoạt, trong vui
chơi
Nhận thức: học sinh có ý thức ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh
hoạt hằng ngày, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, luôn giữ lời hứa,
mạnh dạn nhận lỗi, suae lỗi và bảo vệ cái đúng, cái tốt, nhận thức được
trung thực là phẩm chất tốt góp phần tạo nên nhân cách của con người
Hành vi: thực hiện công băng, khách quan khi chia sẻ công việc của
nhóm, lớp, không nói sai, nói dối bạn bf và người khác
Thái độ: Vui vẻ, chân thành, thật thà, ngay thằng trong học tập, sinh hoạt
hằng ngày, thể hiện sự không đồng tình với các hành vi gian dối trong
học tập, trong cuộc sống
GV ghi nhận và năm bắt thông tin về khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục
trong bối cảnh cụ thể, trong học tập, trong sinh hoạt và khi vui chơi.
Chẳng hạn như
Trong học tập: không có hành vi gian dối trong học tập, không nói sai,
nói dối với bạn bè và người khác trong sinh hoat, trong cuộc sống hằng
ngày, nhặt được của rơi, trả người đánh mất trong cộng đồng
Giáo viên năm bắt thông tin về phẩm chất yêu nước của mỗi học sinh,
biểu hiện qua những tần suất xuất hiện của các biểu hiện đó, khả năng
đáp ứng yêu cầu giáo dục để sử dụng trong đánh giá định kì về phẩm chất
này, giúp học sinh khắc phục được những hạn chế, phát huy được tính
tích cực nhằm trau dồi phẩm chất ngày càng hoàn thiện hơn
Bài tập 5: Anh chị đánh giá cụ thể về phẩm chất trách nheiemj của
học sinh tiểu học như thế nào
Nhận thức: Học sinh sẽ có ý thức làm việc trách nhiệm, nhậnt hức được
làm việc trách nhiệm là phẩm chất góp phần tạo nên nhân cách của mỗi
con người. HS sẽ có ý thức thể hiện kahr năng hoàn thành tốt công việc
được giao
Hành vi: HS biết giữ lời hứa có chính iến, và luôn nhận công việc được
giao
Thái độ: Học sinh sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt công việc khi được
giao và không sai hẹn và luôn thích giữ đúng lời hứa
GV ghi nhận và năm bắt thông tin về khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục
trong bối cảnh cụ thể, trong học tập, trong sinh hoạt và khi vui chơi.
Chẳng hạn như
Trong học tập: HS tự giác chuẩn bị các bài tập và nhiệm vụ của thầy cô
giao
Trong sinh hoạt: HS tự nhận trách nhiệm đối với công việc ở nahf như
nấu cơm, rửa bát, quét nhà, lau nhà
Trong cộng đồng: HS luôn hoàn thành tốt các công việc của mình trong
các hoạt động cộng đồng
Giáo viên năm bắt thông tin về phẩm chất yêu nước của mỗi học sinh,
biểu hiện qua những tần suất xuất hiện của các biểu hiện đó, khả năng
đáp ứng yêu cầu giáo dục để sử dụng trong đánh giá định kì về phẩm chất
này, giúp học sinh khắc phục được những hạn chế, phát huy được tính
tích cực nhằm trau dồi phẩm chất ngày càng hoàn thiện hơn

You might also like