You are on page 1of 2

GỢI Ý ÔN TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ

– Áp dụng trong HK1 năm học 2023-2024

Bài làm cố gắng viết trong 1 tờ giấy thi


Nội dung lý thuyết trong giáo trình, bài giảng.
Vận dụng ví dụ, bài tập.
Lưu ý: trình bày ngắn gọn, sát câu hỏi, trả lời đủ các thành phần hỏi

A. LÝ THUYẾT (2-4 câu – 4 điểm)


Lưu ý: trình bày ngắn gọn, sát câu hỏi, trả lời đủ các thành phần hỏi
1. Quy luật cầu cung, giá cân bằng.
2. Các yếu tố ảnh hưởng làm dịch chuyển đường cầu; Các yếu tố ảnh hưởng
làm dịch chuyển đường cung.
3. Sự dịch chuyển điểm cân bằng.
4. Hệ số co giãn của cầu theo giá: ý nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số co
giãn của cầu theo giá, mối quan hệ doanh thu và giá cả.
5. Giá trần, giá sàn: ý nghĩa, áp dụng khi nào, ai có lợi.
6. Quy luật hữu dụng biên giảm dần và ứng dụng; Quy luật năng suất biên
giảm dần và ứng dụng
7. Mối quan hệ của năng suất biên và năng suất trung bình, ứng dụng trong
việc tuyển dụng nhân viên
8. DN có thực hiện đồng thời tối đa hóa LN và tối đa hóa doanh thu không
9. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: đặc điểm, vì sao doanh nghiệp là người
chấp nhận giá
10.Thị trường độc quyền: đặc điểm, nguyên nhân làm xuất hiện độc quyền, có
thể loại bỏ tình trạng độc quyền không
B. BÀI TẬP (2 câu – 6 điểm)
Lưu ý: Tính từng bước các biến số, thế số vào, ghi kết quả,
Ghi đơn vị tính (q: đvsp và các biến số còn lại là đvt)
Kết quả sử dụng phía sau thì phải được tính trước đó
Bài tập chương 2: Lý thuyết cung cầu
1. Vẽ đồ thị Hàm số: cung S, cầu D
2. Tìm giá và sản lượng cân bằng:
Gợi ý: Thị trường cân bằng khi: QD = QS hoặc PS=PD
Sau đó tìm QE và PE
3. Xác định tính chất của đường cầu và đường cung
- Tính Hệ số co giãn cầu theo giá, cung theo giá sau đó kết luận tính chất co giãn
(lưu ý sử dụng hàm số S cầu/cung Q theo biến P, ví dụ: QD = a + b PD hoặc
hàm số cung dạng QS = a +b PS )
- Cho biết ý nghĩa của hệ số co giãn
- Ứng dụng của hệ số co giãn cầu theo giá về mối quan hệ doanh thu và giá cả

Bài tập chương 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo


1. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận
Để tối đa hóa lợi nhuận thì P = MC, tìm Q, tính TR, tính TC, Lợi nhuận
1
2. Vẽ đồ thị: đường MC, P, giá sàn
3. Xác định Đường cung của DN trong ngắn hạn
Đường cung của DN là (S) PS=SMC= (hàm số có biến q), với P ≥ SAVCmin
Gợi ý: SAVCmin khi SMC = SAVC, tìm Q, thay Q vào SAVC (nếu có 02
SAVC thì chọn SAVCmin) và ghi lại kết luận
4. Xác định đường cung của ngành trong ngắn hạn
Số lượng doanh nghiệp trong ngành: n
Lượng cung của ngành: QS = n.q  q = QS / n
Dựa trên đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp để suy ra của ngành
 Hàm số cung sẽ là: (S) PS = SMC =… (hàm số có biến QS)…
5. Tính giá và sản lượng cân bằng của thị trường/ngành
Thị trường cân bằng khi: QD = QS hoặc PS=PD
 Sau đó tìm QE và PE
6. Tìm số lượng doanh nghiệp tham gia trong ngành
Số lượng doanh nghiệp trong ngành: n
Lượng cung của mỗi doanh nghiệp: q
Lượng cung của ngành: QS
 Số lượng doanh nghiệp trong ngành: n = QS / q
7. Tìm điểm đóng cửa
- Trong ngắn hạn: Doanh nghiệp sẽ đóng cửa khi P ≤ SAVCmin
Gợi ý: SAVCmin khi SMC = SAVC, tìm Q, thay Q vào SAVC (nếu có 02
SAVC thì chọn SAVCmin) và ghi lại kết luận

Đây là những nội dung chính, những phần không đề cập thì có thể bỏ qua.

---Hết---
CHÚC CÁC BẠN HOÀN THÀNH TỐT BÀI LÀM CỦA MÌNH

Bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa Kinh tế


TM. Nhóm GV giảng dạy
GV Nguyễn Ngọc Trân

You might also like