You are on page 1of 12

BÀI ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II

Ngày soạn:
Ngày dạy
I.Mục tiêu bài học: Yêu cầu tối thiểu đối với toàn bộ học sinh:
1.Kiến thức: Y/C toàn bộ HS:
* Yêu cầu tối thiểu đối với toàn bộ học sinh: Học sinh vận dụng kiến thức về các thể loại văn
học đã học để:
- Trình bày, lý giải được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì II (Thơ và Truyện
ngắn)
- Đọc hiểu được các văn bản tương đương với các văn bản đã học trong nửa đầu học kì II
- Học sinh vận dụng năng lực viết để viết bài văn nghị luận và trả lời câu hỏi đọc hiểu (Viết bài
văn nghị luận về một tác phẩm truyện; Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ).
2.Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực đặc thù: Học sinh vận dụng năng lực viết để viết bài văn nghị luận văn học và trả lời
câu hỏi đọc hiểu
* Yêu cầu đối với học sinh khá giỏi: Vận dụng tốt các kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận
hay, hấp dẫn và trả lời các câu hỏi đọc hiểu ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.
3.Phẩm chất
- Học sinh có thái độ nghiêm túc trong học tập và thi cử.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Tài liệu tham khảo các văn bản cùng thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết ngoài SGK Cánh Diều.
- Đề đánh giá giữa kì II
III. Tiến trình dạy học:
- GV ra đề
- Học sinh làm bài trên giấy trong thời gian 90p.
Hoạt động 1: Ma trận và đặc tả đề: 1. Ma trận:
Mức độ nhận thức Tổng
Vận dụng Tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
cao
TT Kĩ năng
Số
Số Số Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Tỉ lệ
Tỉ lệ) %) câu
câu câu câu (%) câu (%) (%)
hỏi
1 Đọc hiểu 2 10 2 20 1 10 0 0 05 40 4
2 Viết đoạn văn 1 20 01 20 2
nghị luận NLVH
3 Viết bài nghị 1 40 01 40 4
luận XH
Tổng 2 10 2 20 1 10 2 60 07 100 10
Tỉ lệ % 10 20 10 60 100
2. Bản đặc tả các mức độ kiểm tra, đánh giá định kì Ngữ văn, lớp 11
Nội Mức độ kiến thức, kĩ năng
dung Đơn vị cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo
TT kiến kiến thức/ kĩ mức độ Tổng
thức/Kĩ năng nhận thức
năng
1 Đọc Thơ Nhận biết: 2 2 1 0 5
hiểu - Nhận biết được thể thơ của bài thơ.
Nội Mức độ kiến thức, kĩ năng
dung Đơn vị cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo
TT kiến kiến thức/ kĩ mức độ Tổng
thức/Kĩ năng nhận thức
năng
- Nhận biết được từ ngữ, hình ảnh chỉ
đặc điểm nội dung/ ngôn từ nghệ
thuật trong thơ.
Thông hiểu:
- Hiểu và lí giải được việc sử dụng
biện pháp tu từ và hiệu quả trong bài
thơ.
- Lí giải được tam trạng, tình cảm,
cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của
người viết thể hiện qua bài thơ.
Vận dụng:
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của
bài thơ đối với quan niệm, cách nhìn
của cá nhân về những vấn đề văn học
hoặc cuộc sống.
Vận dụng cao:
- Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra
trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ.
2 Viết Dạng đề phân Nhận biết: 1
đoạn tích đánh giá tác - Giới thiệu được thông tin chính về
văn nghị phẩm truyện tên tác phẩm, tác giả, loại hình nghệ
luận văn (phân tích đánh thuật,… của đoạn trích/tác phẩm.
học giá nghệ thuật kể - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một
(Khoảng chuyện) văn bản nghị luận.
150 chữ) Thông hiểu:
- Trình bày được những nội dung
khái quát của tác phẩm
- Phân tích được những biểu hiện của
nghệ thuật kể chuyện thể hiện trong
tác phẩm
- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để
tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận
điểm.
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp
tiếng Việt.
Vận dụng:Đánh giá được giá trị của
nghệ thuật kể chuyện đối với thành
công của tác phẩm
Vận dụng cao:
- Sử dụng kết hợp các phương thức
biểu đạt…để tăng sức thuyết phục
cho bài viết.
- Vận dụng hiệu quả những kiến thức
Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết
phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

3 Viết bài Nghị luận về một Nhận biết: 1


văn nghị tư tưởng đạo lí - Xác định được tư tưởng, đạo lí cần
luận xã bàn luận.
Nội Mức độ kiến thức, kĩ năng
dung Đơn vị cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo
TT kiến kiến thức/ kĩ mức độ Tổng
thức/Kĩ năng nhận thức
năng
hội - Xác định được cách thức trình bày
(Khoảng bài văn.
500 chữ) Thông hiểu:
- Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của
tư tưởng, đạo lí.
Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết
câu, các phép liên kết, các phương
thức biểu đạt, các thao tác lập luận
phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ
quan điểm của bản thân về tư tưởng,
đạo lí.
Vận dụng cao:
- Huy động được kiến thức và trải
nghiệm của bản thân để bàn luận về
tư tưởng đạo lí.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận
làm cho lời văn có giọng điệu, hình
ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

*Hoạt động 2: Ra đề kiểm tra, hướng dẫn chấm.


1. Đề kiểm tra:
SỞ … ĐỀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ II LỚP 11
TRƯỜNG …. NĂM HỌC 2023-2024
Môn: Ngữ văn. Tiết 75, 76
Thời gian làm bài:90 phút, không tính thời gian phát đề
Đề 1
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm): Đọc văn bản sau:

NẮNG MỚI
- Lưu Trọng Lư -

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,


Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời


Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng me tôi chửa xoá mờ


Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.
(Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, NXB Văn học, 2000, tr. 288)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong 2 khổ thơ đầu.
Câu 3 (1,0 điểm). Anh/ chị hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong
câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội”.
Câu 4 (1,0 điểm). Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình trong văn bản.
Câu 5 (1,0 điểm). Từ nội dung của văn bản, anh chị rút ra bài học gì?
II. PHẦN VIẾT. (6,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) làm rõ nghệ thuật kể chuyện của
tác giả Nam Cao trong văn bản sau:
(Lược dẫn: Bà lão có chồng mất sớm, cả đời cặm cụi nuôi đứa con trai. Nhưng rồi đứa con trai
cũng chết, bỏ lại bà và đứa cháu gái. Năm đứa cháu 12 tuổi, bà đành bán đứa cháu đi làm con ở
cho nhà bà Phó Thụ. Số tiền 10 đồng bán được, bà dành 8 đồng để cải mả cho bố nó, còn lại làm
vốn đi buôn. Nhưng việc buôn bán càng ngày càng khó khăn, lại thêm tuổi cao sức yếu, một trận
ốm thập tử nhất sinh đã lấy đi sạch mọi vốn liếng ít ỏi của bà, bà có nguy cơ chết đói. Trong bước
đường cùng, bà nghĩ đến việc thăm đứa cháu gái, cũng là tiện thể xin một bữa ăn dù bị bà Phó
Thụ khinh ra mặt).
[...] Bà phó chẳng nói nửa lời, bê lấy bát cơm ăn. Mặt bà vẫn hằm hằm. Lũ con gái, con nuôi, con
ở, biết hiệu, vội vàng cũng làm theo. Chậm một tí, bà chửi cho phải biết! Có khi bà hắt cả bát
cơm vào mặt. Bà lão nhìn vòng quanh một lượt, rồi cũng cất bát cơm lên:
- Mời bà phó...
Nhưng bà vừa mới hở mồm ra thì bà phó đã cau mặt quát:
- Thôi, bà ăn đi! Đừng mời!
Bà lão vội vàng ăn ngay. Nhưng họ ăn nhanh quá. Mọi người đều lặng lẽ, cắm cúi, mải
mốt. Đôi đũa này lên lại có đôi khác xuống. Liên tiếp luôn như vậy. Cứ tăm tắp tăm tắp. Tay bà
lão lờ rờ, không biết lợi dụng lúc nào để gắp rau vào bát mắm. Lập cập quá, bà đánh rơi cả mắm
ra ngoài bát. Bà phó lại cau mặt, gắt:
- Sẻ riêng cho bà ấy một bát mắm, để ra cạnh mâm cho bà ấy!
Một cô vội làm ngay. Từ đấy, bà lão dễ xoay xở hơn một chút. Nhưng bà mới ăn chưa hết
hai lượt cơm thì bà phó đã quăng bát đũa xuống đất. Chỉ một thoáng sau, mọi người khác cũng
thôi. Họ thôi gần đều một lượt. In như bà mẹ ra hiệu cho họ vậy.
[…]Chỉ còn mình bà lão ngồi ăn với bà phó Thụ ngồi lại để lườm với nguýt. Nhưng bà lão còn
thấy đói. Còn cơm mà thôi ăn thì tiếc. Vả đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ
ăn như không biết gì.
Đến khi bà đã tạm no, thì cơm vừa hết. Chỉ còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi.
Bà vẫn tiếc. Bà kéo cái nồi vào lòng, nhìn, và bảo con bé cháu:
- Còn có mấy hột để nó khô đi mất. Tao vét cho mày ăn nốt đi kẻo hoài, đĩ nhé?
- Khô mặc kệ nó! Bà có ăn được hết thì ăn đi, đừng bảo nó. Nó không ăn vào đâu được nữa. Ăn
cho nó nứt bụng ra thì ăn làm gì?
Bà phó vội gắt gỏng bảo thế. Ừ, thì bà ăn nốt vậy! Bà cạo cái nồi sồn sột. Bà trộn nước
canh, bà rấm nốt. Ái chà! Bây giờ thì bà no. Bà bỗng nhận ra rằng bà no quá. Bụng bà tưng tức.
Bà nới thắt lưng ra một chút cho dễ thở. Bà tựa lưng vào vách để thở cho thoả thích. Mồ hôi bà
toát ra đầm đìa. Bà nhọc lắm. Ruột gan bà xộn xạo. Bà muốn lăn kềnh ra nghỉ, nhưng sợ người
ta cười, cố gượng. Ôi chao! Già yếu thì khổ thật. Đói cũng khổ mà no cũng khổ. Chưa ăn thì
người rời rã. Ăn rồi thì có phần còn nhọc hơn chưa ăn. Ôi chao!
[...]Vào khoảng nửa đêm, bà thấy hơi đau bụng. Cơn đau cứ rõ thêm, cứ tăng dần. Chỉ một
lúc sau, bà đã thấy đau quắn quéo, đau cuống cuồng. Rồi bà thổ. Rồi bà tả. Ôi chao! Ăn thật thì
không bõ mửa. Bà tối tăm mặt mũi. Đến khi bệnh tả dứt thì bà lại sinh chứng đi lị. Ruột bà đau
quằn quặn. Ăn một tí gì cũng đau không chịu được. Luôn nửa tháng trời như vậy. Rồi bà chết.Bà
phó Thụ, nghe tin ấy, bảo: “Bà chết no”. Và bà dùng ngay cái chết ấy làm một bài học dạy lũ con
gái, con nuôi:
- Chúng mày xem đấy. Người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng no một bữa là đủ chết.
Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào! ...
(Trích Một bữa no, Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời
đại, 2010)
*Chú thích:
Nam Cao là một nhà văn hiện thực phê phán (trước Cách mạng) và được xem là một trong
những nhà văn tiêu biểu nhất của thế kỉ XX. Ông có phong cách nghệ thuật độc đáo, đặc biệt
quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật, xây
dựng những đoạn độc thoại nội tâm sâu sắc, giọng điệu buồn thương, chua chat, dửng dung mà
đằm thắm yêu thương…
Câu 2. (4,0 điểm): Được sống trong cuộc đời là điều vô cùng quý giá. Sống hết mình là sự lựa
chọn của nhiều người. Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) bày tỏ ý kiến của anh chị về lối
sống hết mình cho tuổi trẻ.

SỞ GD&ĐT ĐỀ ĐÁNH GIÁ HỌC KỲ II LỚP 11


TRƯỜNG … NĂM HỌC 2023-2024
Môn: Ngữ văn.
Thời gian làm bài:90 phút, không tính thời gian phát đề
Đề 2
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm): Đọc văn bản sau:
MIỀN QUÊ
- Nguyễn Khoa Điềm -

Lại về mảnh trăng đầu tháng


Mông lung mặt đồng bóng chiều,
Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm
Lúa mềm như vai thân yêu

Mùa xuân, là mùa xuân đấy


Thả chim, cỏ nội hương đồng
Đàn trâu bụng tròn qua ngõ
Gõ sừng lên mảnh trăng cong

Có gì xôn xao đằm thắm


Bao nhiêu trông đợi chóng chầy
Đàn em tóc dài mười tám
Thương người ra lính hôm mai

Để rồi bao nhiêu gió thổi


Bên giếng làng, ngoài bến sông
Có tiếng hát như con gái
Cao cao như vầng trăng trong...
(Nguồn: Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012, tr216)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh vật trong 2 khổ thơ đầu.
Câu 3 (1,0 điểm): Nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai
câu thơ sau:
Có tiếng hát như con gái
Cao cao như vầng trăng trong...
Câu 4 (1,0 điểm): Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong văn bản?
Câu 5 (1,0 điểm): Từ nội dung của văn bản, anh/chị rút ra bài học gì?
II. PHẦN VIẾT. (6,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) làm rõ nghệ thuật kể chuyện của
tác giả Nam Cao trong văn bản sau:
(Lược dẫn: Bà lão có chồng mất sớm, cả đời cặm cụi nuôi đứa con trai. Nhưng rồi đứa con trai
cũng chết, bỏ lại bà và đứa cháu gái. Năm đứa cháu 12 tuổi, bà đành bán đứa cháu đi làm con ở
cho nhà bà Phó Thụ. Số tiền 10 đồng bán được, bà dành 8 đồng để cải mả cho bố nó, còn lại làm
vốn đi buôn. Nhưng việc buôn bán càng ngày càng khó khăn, lại thêm tuổi cao sức yếu, một trận
ốm thập tử nhất sinh đã lấy đi sạch mọi vốn liếng ít ỏi của bà, bà có nguy cơ chết đói. Trong bước
đường cùng, bà nghĩ đến việc thăm đứa cháu gái, cũng là tiện thể xin một bữa ăn dù bị bà Phó
Thụ khinh ra mặt).
[...] Bà phó chẳng nói nửa lời, bê lấy bát cơm ăn. Mặt bà vẫn hằm hằm. Lũ con gái, con nuôi, con
ở, biết hiệu, vội vàng cũng làm theo. Chậm một tí, bà chửi cho phải biết! Có khi bà hắt cả bát
cơm vào mặt. Bà lão nhìn vòng quanh một lượt, rồi cũng cất bát cơm lên:
- Mời bà phó...
Nhưng bà vừa mới hở mồm ra thì bà phó đã cau mặt quát:
- Thôi, bà ăn đi! Đừng mời!
Bà lão vội vàng ăn ngay. Nhưng họ ăn nhanh quá. Mọi người đều lặng lẽ, cắm cúi, mải
mốt. Đôi đũa này lên lại có đôi khác xuống. Liên tiếp luôn như vậy. Cứ tăm tắp tăm tắp. Tay bà
lão lờ rờ, không biết lợi dụng lúc nào để gắp rau vào bát mắm. Lập cập quá, bà đánh rơi cả mắm
ra ngoài bát. Bà phó lại cau mặt, gắt:
- Sẻ riêng cho bà ấy một bát mắm, để ra cạnh mâm cho bà ấy!
Một cô vội làm ngay. Từ đấy, bà lão dễ xoay xở hơn một chút. Nhưng bà mới ăn chưa hết
hai lượt cơm thì bà phó đã quăng bát đũa xuống đất. Chỉ một thoáng sau, mọi người khác cũng
thôi. Họ thôi gần đều một lượt. In như bà mẹ ra hiệu cho họ vậy.
[…]Chỉ còn mình bà lão ngồi ăn với bà phó Thụ ngồi lại để lườm với nguýt. Nhưng bà lão còn
thấy đói. Còn cơm mà thôi ăn thì tiếc. Vả đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ
ăn như không biết gì.
Đến khi bà đã tạm no, thì cơm vừa hết. Chỉ còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi.
Bà vẫn tiếc. Bà kéo cái nồi vào lòng, nhìn, và bảo con bé cháu:
- Còn có mấy hột để nó khô đi mất. Tao vét cho mày ăn nốt đi kẻo hoài, đĩ nhé?
- Khô mặc kệ nó! Bà có ăn được hết thì ăn đi, đừng bảo nó. Nó không ăn vào đâu được nữa. Ăn
cho nó nứt bụng ra thì ăn làm gì?
Bà phó vội gắt gỏng bảo thế. Ừ, thì bà ăn nốt vậy! Bà cạo cái nồi sồn sột. Bà trộn nước
canh, bà rấm nốt. Ái chà! Bây giờ thì bà no. Bà bỗng nhận ra rằng bà no quá. Bụng bà tưng tức.
Bà nới thắt lưng ra một chút cho dễ thở. Bà tựa lưng vào vách để thở cho thoả thích. Mồ hôi bà
toát ra đầm đìa. Bà nhọc lắm. Ruột gan bà xộn xạo. Bà muốn lăn kềnh ra nghỉ, nhưng sợ người
ta cười, cố gượng. Ôi chao! Già yếu thì khổ thật. Đói cũng khổ mà no cũng khổ. Chưa ăn thì
người rời rã. Ăn rồi thì có phần còn nhọc hơn chưa ăn. Ôi chao!
[...]Vào khoảng nửa đêm, bà thấy hơi đau bụng. Cơn đau cứ rõ thêm, cứ tăng dần. Chỉ một
lúc sau, bà đã thấy đau quắn quéo, đau cuống cuồng. Rồi bà thổ. Rồi bà tả. Ôi chao! Ăn thật thì
không bõ mửa. Bà tối tăm mặt mũi. Đến khi bệnh tả dứt thì bà lại sinh chứng đi lị. Ruột bà đau
quằn quặn. Ăn một tí gì cũng đau không chịu được. Luôn nửa tháng trời như vậy. Rồi bà chết.Bà
phó Thụ, nghe tin ấy, bảo: “Bà chết no”. Và bà dùng ngay cái chết ấy làm một bài học dạy lũ con
gái, con nuôi:
- Chúng mày xem đấy. Người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng no một bữa là đủ chết.
Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào! ...
(Trích Một bũa no, Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời đại, 2010)
*Chú thích:
Nam Cao là một nhà văn hiện thực phê phán (trước Cách mạng) và được xem là một trong
những nhà văn tiêu biểu nhất của thế kỉ XX. Ông có phong cách nghệ thuật độc đáo, đặc biệt
quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật, xây
dựng những đoạn độc thoại nội tâm sâu sắc, giọng điệu buồn thương, chua chát, dửng dưng mà
đằm thắm yêu thương…
Câu 2. (4,0 điểm): Được sống trong cuộc đời là điều vô cùng quý giá. Sống hết mình là sự lựa
chọn của nhiều người. Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) bày tỏ ý kiến của anh chị về lối
sống hết mình cho tuổi trẻ.

2. Hướng dẫn chấm:


Phần Đề Câu Đáp án Điểm
1 Thể thơ : 7 chữ 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm
Đọc - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả
Đọc hiểu hiểu lời: 0,0 điểm
đề 1
2 Các từ láy có ở 2 khổ thơ đầu: Xao xác, não 0,5
nùng, chập chờn
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời đúng 1/3 hoặc 2/3 từ ngữ
hình ảnh: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả
lời: 0,0 điểm

3 Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được 1,0


sử dụng trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo
ngoài nội”:
-BP nhân hóa: “nắng mới – reo ngoài nội”
- Tác dụng:
+ Làm cho câu thơ sinh động, có hồn, gợi
cảm
+ Góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng,
ấm áp và niềm vui của trẻ thơ trong những
ngày bên mẹ.

Hướng dẫn chấm:


- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời ý 1: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời ý 2: 0,75 điểm
- HS trả lời ½ ý 2: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả
lời: 0,0 điểm
*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án
nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn
hợp lí là chấp nhận được

4 -Nhân vật trữ tình trong bài thơ có tâm trạng: 1,0
buồn nhớ, khắc khoải với dòng hồi ức về quá
khứ cùng kỉ niệm tuổi thơ êm đềm bên mẹ.
-Tâm trạng đó cho thấy tình yêu và sự trân
trọng của nhân vật trữ tình dành cho mẹ và kỉ
niệm tuổi thơ đã qua.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án:
1,0 điểm
- Học sinh trả lời được 1/2 đáp án : 0,5 điểm
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng
diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả
lời: 0,0 điểm
*Lưu ý:Học sinh có thể trả lời khác đáp án
nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn
hợp lí là chấp nhận được.

5 HS rút ra bài học khác nhau từ bài thơ và có lí 1,0


giải thuyết phục song cần phù hợp văn hóa,
đạo đức và thuần phong mĩ tục.
Gợi ý:
- Bài học về giá trị của những kỉ niệm
trong cuộc sống mỗi người, vì đó là cơ
sở để hình thành, vun đắp tình cảm tốt
đẹp, trong sáng, chân thành; tạo động
lực, nâng đỡ con người trong hiện
tại…
- Bài học về lòng biết ơn….

Hướng dẫn chấm:


- Học sinh nêu được bài học và có lí giải
thuyết phục: 1,0 điểm
- Học sinh nêu được bài học và có lí giải
nhưng chưa thuyết phục: 0,75 điểm
- Học sinh chỉ nêu ½ ý: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả
lời: 0,0 điểm
*Lưu ý:Học sinh có thể nêu bài học khác đáp
án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách
miễn hợp lí là chấp nhận được.

1 Thể thơ: 6 chữ 0,5


Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả
lời: 0,0 điểm

2 Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh 0,5


vật trong 2 khổ thơ đầu: trăng, ếch, cỏ,
lúa, chim, trâu.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời 1-2 từ ngữ hình ảnh: 0,25
điểm
- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả
Đọc lời: 0,0 điểm
hiểu
đề 2 3 -Biện pháp tu từ so sánh: “tiếng hát - con 1,0
gái,vầng trăng trong”...
-Tác dụng:
+ Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi
cảm
+ Gợi tả được niềm lạc quan, yêu đời cùng sự mê
say của con người trước vẻ đẹp nên thơ của quê
hương. Tiếng hát trẻ trung, trong sáng, vút cao…
thể hiện được sức sống tâm hồn, tình yêu.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời ý 1: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời ý 2: 0,75 điểm
- HS trả lời ½ ý 2: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả
lời: 0,0 điểm
*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án
nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn
hợp lí là chấp nhận được

4 Nhân vật trữ tình trong bài thơ có tâm


trạng:vui vẻ, lạc quan, yêu đời, ngợi ca vẻ
đẹp của thiên nhiên và con người nơi miền
quê hương yêu dấu.
- Tâm trạng đó cho thấy tình yêu của nhân vật
trữ tình dành cho quê hương.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án:
1,0 điểm
- Học sinh trả lời được 1/2 đáp án : 0,5 điểm
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng
diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả
lời: 0,0 điểm
*Lưu ý:Học sinh có thể trả lời khác đáp án
nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn
hợp lí là chấp nhận được.

5 HS rút ra bài học khác nhau từ bài thơ và có lí 1,0


giải thuyết phục song cần phù hợp văn hóa,
đạo đức và thuần phong mĩ tục.
Gợi ý:
- Bài học về sự chăm chỉ học tập, rèn luyện, trau
dồi tri thức, hoàn thiện nhân cách để sau này
dựng xây quê hương.
- Bài học về lối sống có trách nhiệm với bản thân,
gia đình, cộng đồng
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nêu được bài học và có lí giải
thuyết phục: 1,0 điểm
- Học sinh chỉ nêu được bài học và có lí giải
nhưng chưa thuyết phục: 0,75 điểm
- Học sinh chỉ nêu ½ ý: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả
lời: 0,0 điểm
*Lưu ý:Học sinh có thể nêu bài học khác đáp
án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách
miễn hợp lí là chấp nhận được.

Phần làm Câu 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ)
văn làm rõ nghệ thuật kể chuyện của tác giả Nam
Cao trong đoạn trích
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng 0,25
đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình
thức và dung lượng (khoảng 150 chữ của
đoạn văn ). Thí sinh có thể trình bày theo hình
thức diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc
xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: nghệ 0,25
thuật kể chuyện của tác giả Nam Cao trong
đoạn trích
c.Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ 0,5
vấn đề nghị luận
-Xác định được các ý phù hợp để làm rõ
VĐNL, sau đây là một số gợi ý:
+ Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
+ Nét đặ sắc trong lựa chọn ngôi kể, điểm
nhìn (ngôi kể thứ 3, điểm nhìn của nhân vật)
và vai trò của ngôi kể, điểm nhìn, lời trần
thuật trong khắc họa nhân vật
+ Mối liên hệ giữa người kể chuyện trong tác
phẩm và nhà văn
+ Giọng điệu của người kể chuyện dửng dung
lạnh lùng
+ Khẳng định giá trị nghệ thuật của TP truyện
-Sắp xếp được ý hợp lí theo đặc điểm bố cục
của đoạn văn
d.Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu 0,5
Lựa chọn được các thao tác lập luận , phương
thức biểu đạt phù hợp để triển khai VĐNL
-Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý
-Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác
đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp
nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng
đ. Diễn dạt 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả , dùng từ, ngữ pháp
TV, liên kết văn bản
e.Sáng tạo 0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về VĐNL, có cách
diễn đạt mới mẻ
Câu 2 Được sống trong cuộc đời là điều vô cùng 4 điểm
quý giá. Sống hết mình là sự lựa chọn của
nhiều người. Viết bài văn nghị luận (khoảng
500 chữ) bày tỏ ý kiến của anh chị về lối sống
hết mình cho tuổi trẻ.

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị 0,25
luận xã hội
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: lối sống 0,5
hết mình cho tuổi trẻ
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm 1,0
rõ VĐNL của bài viết
- Xác định được các ý chính của bài viết
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba
phần của bài văn nghị luận:
*Giới thiệu VĐNL và nêu khái quát quan
điểm cá nhân về vấn đề.
*Triển khai VĐNL:
- Giải thích VĐNL
- Thể hiện quan điểm của người viết, có thể
theo một số gợi ý sau:
+ Vì thời gian trôi qua rất nhanh, không chờ
đợi ai, chỉ người biết cố gắng sống hết mình
mới thành công
+ Sống hết mình giúp ta sống đúng nghĩa,
đánh thức được tiềm năng phát triển bản thân
+ Sống hết mình góp phần lan tỏa giá trị tích
cực đến cộng đồng

- Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều
hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện
*Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình
bày và rút ra bài học cho bản thân

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau 1,5
- Triển khai được ít nhất 2 luận điểm để làm
rõ quan điểm cá nhân
- Lựa chọn được các thao tác lập luận,
phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai
VĐNL
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục : lí lẽ xác
đáng bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng
Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan
điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.

d.Diễn đạt 0,25


Đảm bảo chuẩn chính tả, dung từ, ngữ pháp
TV, liên kết văn bản
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0,5
VĐNL, có cách diễn đạt mới mẻ
*Hoạt động 3: Kiểm tra
*Hoạt động 4: Thu bài nhận xét giờ kiểm tra.
*Hoạt động 5: Củng cố dặn dò.
- GV yêu cầu HS lập dàn ý cho bài viết trên.
- Dặn dò: chuẩn bị bài mới theo SGK
IV: Rút kinh nghiệm sau giờ dạy

You might also like