You are on page 1of 138

lOMoARcPSD|24999781

HT Scada Trong HTĐ

Hệ thống Scada điện lực (Đại học Điện lực)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)
lOMoARcPSD|24999781

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI ĐIỆN LỰC

PGS-TS PHẠM VĂN HÒA


ThS ĐẶNG TIẾN TRUNG
ThS LÊ ANH TUẤN

HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT


VÀ THU THẬP DỮ LIỆU

(Supervisory Control And Data Acquisition system)


TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

Hà nội 2010

2    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

LỜI NÓI ĐẦU

Hệ thống điện bao gồm các nhà máy điện, hệ thống lưới truyền tải , lưới
phân phối và các phụ tải tiêu thụ điện; Chúng có quan hệ gắn bó với nhau
thành một thể thống nhất, nếu bị phá vỡ thì sẽ xảy ra những hậu quả nặng
nề cho toàn hệ thống, ảnh hưởng không nhỉ đến nền kinh tế của toàn quốc.
Do vậy đòi hỏi một sự quản lý, giám sát, điều khiển vận hành hệ thống an
toàn, tin cậy cho toàn hệ thống.
Cùng với sự phát triển của hệ thống điện hiện đại có các thiết bị điện
ứng dụng công nghệ tân tiến thì vấn đề quản lý, giám sát, điều khiển vận
hành hệ thống điện cũng không ngừng phát triển với sự trợ giúp đắc lực của
các thiết bị tự động, thiết bị truyền tin và thiết bị điều khiển từ xa, các hệ
thống giám sát điều khiển hệ thống điện. Một trong các hệ thống trợ giúp
đắc lực đó là hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu SCADA
(Supervisory Control And Data Acquisition).
Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập số liệu SCADA ngày càng gần
gũi hơn đối với các kỹ sư, kỹ thuật viên và sinh viên ngành Hệ thống điện và
việc trang bị chúng cho Hệ thống điện là hết sức cần thiết. Các hãng trên
thế giớ đã chế tạo, lắp đặt nhiều mô hình SCADA khác nhau đối với Hệ
thống điện, nhà máy điện, lưới điện hạ thế, công ty,…để quản lý vận hành
các sơ đồ lưới cũng như các thiết bị kỹ thuật số ngày càng được sử dụng
nhiều.
Cuốn sách “ Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu trong hệ
thống điện “ nhằm trợ giúp cho sinh viên, kỹ sư vận hành hệ thống điện
những kiến thức cơ bản về hệ thống SCADA và phạm vi ứng dụng chúng
trong điều độ hệ thống điện, trong nhà máy điện và lưới điện hạ thế.
Nội dung cuốn sách gồm tám chương chính như sau:
Chương một: Tổng quan về hệ thống điều khiển giám sát và thu thập
dữ liệu trong Hệ thống điện.
Chương hai: Cấu trúc phần cứng hệ thống SCADA.

  3  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Chương ba: Cấu trúc phần mềm hệ thống SCADA.


Chương bốn: Các hệ thống mạng cục bộ dùng cho SCADA
Chương năm:Thiết bị MODEM và phòng điều khiển trung tâm.
Chương sáu: Ứng dụng của hệ thống SCADA trong Hệ thống điện
Cuốn sách “Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu trong hệ
thống điện “ được dùng chủ yếu cho sinh viên ngành Hệ thống điện, Công
nghệ thông tin, đồng thời là tài liệu tham khảo cho kỹ sư vận hành hệ thống
điện, vận hành các hệ thống thông tin.
Trong quá trình viết cuốn sách này nhiều cụm từ tiếng Anh chung tôi
không dịch sang tiếng Việt do đó là danh từ riêng hoặc nếu có dịch sẽ dài
mà không sát nghĩa và hơn thế nữa chúng là cụm từ chuyên dụng trong
chuyên ngành thông tin.
Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các cán bộ
giảng dạy tại trường Đại học Điện lực đã tận tình giúp đỡ để hoàn thành
cuốn sách này.
Rất mong sự đóng góp của các độc giả để cuốn sách ngày một hoàn thiện
hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về khoa Hệ thống điện, trường Đại học
Điện lực.
Tel (04)22185612. Emai:hoapv@.epu.edu.vn
Xin chân thành cảm ơn.
Thay mặt tập thể tác giả
PGS-TS PHẠM VĂN HÒA

4    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

DANH MỤC CÁC CHƯ VIẾT TẮT


ACC Area Control Center Trạm điều khiển vùng
A/D Analog/Digital Chuyển đổi tương tự sang số
AI Analog Input Đầu vào tương tự
AO Aanalog Output Đầu ra tương tự
ASSCII Americain Standard Code for Bảng mã chuẩn của Mỹ để
Information Interchange trao đổi thông tin
AUI Attachment Unit Interface
BCD Binary Cod Digit Hệ mã nhị phân
BF Bus Field Bus trường
CPU Central Processing Unit Bộ xử lý trung tâm
CSMA/CD Carrier Sense Multiple Access Đa truy cập nhận biết sóng
with Collision Detect mang tránh xung đột
DA Distribution Automation Tự động hệ thống phân phối
DCS Distributed Control System Hệ thống điều khiển phân
tán
DI Digital Input Đầu vào số
DMM Digital Multifunctional Meter Đồng hồ kỹ thuật số đa chức
năng
DO Digital Output Đầu ra số
DNS Domain Name Service Phục vụ tra cứu danh sách
trên mạng
DR Digital Relay Rơ le kỹ thuật số
DSM Nhu cầu điện năng
EMS Energy Management System Hệ thống quản lý năng
lượng

  5  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

FACTS Flexible AC transmission Thiết bị điều chỉnh trong hệ


Systems) thống truyền tải xoay chiều
linh hoạt
FDDI Fiber Distributed Data
Interface
FR Fault Recorder Bộ ghi sự cố
FTP File Transfer Protocol
FTP Fole Transfer Protocol
GUI Graphical User Interface Màn hình giao diện đồ họa
HDD Hard Disk Drive Ổ cứng
HDLC High Level Data Link Control Điều khiển liên kết dữ liệu
bậc cao
HMI Human Machine Interface Giao diện người-máy
HUU Hand Held Unit Thiết bị cầm tay
IEC International Electrotechnical
Committee
IED Intelligent Electronic Devices Thiết bị điện tử thông minh
IO Input Output Vào ra
LAN Local Area Network Mạng cục bộ
LCC Logical Link Control Điều khiển liên kết logic
MAC Medium Access Control Kiểm soát truy nhập truyền
dẫn
MAP Manufacturing Message
Protocol
MAU Medium Attachment Unit Thiết bị điện tử thu phát
MODEM Modulator/Demodulator Điều biến/Giải điều biến
OSI Open System Interconnection Kiến trúc giao thức

6    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

PC Personal Computer Máy tính các nhân


PLC Programmale Logic Bộ điều khiển logic lập
Controllers trình
PLC Power Line Carrier Thiết bị thông tin tải ba
RAM Random Access Memory Bộ nhớ trong
RTU Remote Terminal Unit Thiết bị đầu cuối

SCADA Supervisory Control And Data Hệ thống điều khiển giám


Acquisition system sát và thu thập số liệu
SMTP Somple Mail Transfer Protocol
SNMP Simple Network Management
Protocol
SS Substation Server Điều khiển mức trạm
TC Technical Commitee
TCP/IP Transmission Control Protocol/
Internet Protocol

  7  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

8    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT
VÀ THU THẬP DỮ LIỆU TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

§ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG


Khả năng thực hiện các hoạt động tại một trạm điện không có nhân viên
kỹ thuật, gọi là trạm không người trực được thực hiện từ Trung tâm điều độ
địa phương hoặc từ Trung tâm điều độ vùng/miền. Điều đó tiết kiệm được
rất nhiều chi phí trong quản lý, vận hành hệ thống điện (HTĐ), nhưng tất
yếu phải dảm bảo các hoạt động được thực hiện tin cậy, chính xác theo yêu
cầu.
Thật vậy, trong HTĐ cần có các thao tác như đóng mở máy cắt, dao
cách ly, theo dõi đọc số liệu từ xa,…nhưng chi phí để duy trì nhân viên tại
chỗ tỏ ra không hợp lý, ngoai ra việc xử lý chậm trễ của nhân viên kỹ thuật
khi xảy ra sự có thể kéo dài thêm thời gian khắc phục sự cố và làm giảm
chất lượng phục vụ khách hàng. Hơn nữa chi phí duy trì nhân viên vận hành
tại chỗ sẽ càng tăng cao khi thực hiện các thao tác đóng cắt, điều này làm
cho chi phí đó trở nên không kinh tế.
Đây là những nguyên nhân chủ yếu làm cho các hệ thống điều khiển
giám sát và thu thập số liệu, gọi tắt bằng tiếng anh là SCADA (Supervisory
Control and Data Acquisition system) phát triển trong hệ thống. Thiết bị
điều khiển từ xa các thiết bị điện đã được sử dụng trong nhiều năm gần đây
và nhu cầu về thông tin cũng như điều từ xa dẫn đến sự phát triển các hệ
thống thiết bị có khả năng thực hiện các thao tác, kiểm soát chúng và báo
cáo lại với Trung tâm điều độ các thao tác điều khiển theo yêu cầu đã thực
hiện có kết quả; đồng thời cũng cần thông báo các thông tin quan trọng khác
như các thông số vận hành của lưới điện như dòng điện, điện áp, công suất,
tần số tới Trung tâm điều độ. Ban đầu một hệ thống như vậy phụ thuộc vào
nhiều đường dây thông tin liên lạc truyền tín hiệu giám sát, điều khiển. Thế
hệ đầu của hệ thống SCADA không thể đáp ứng được với việc thực hiện
nhiều thao tác điều khiển, nhưng với sự phát triển của kỹ thuật trong lĩnh

  9  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

vực thông tin ngày nay các thao tác điều khiển, giám sát trong hệ thống
SCADA là rất lớn khi thực hiện các mệnh lệnh từ Trung tâm điều độ.
Hiện nay tại các Trung tâm điều độ miền Bắc, Trung, Nam, Trung tâm
điều độ hệ thống điện quốc gia và hầu hết các trạm biến áp từ cấp điện áp
110 kV trở lên ở nước ta đều được trang bị hệ thống SCADA. Hệ thống này
rất có hiệu quả trong giám sát, điều khiển vận hành HTĐ.

§1.2. SỰ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CỦA HỆ THỐNG SCADA


Việc giám sát, thu thập số liệu và điều khiển là rất cần thiết đối với một
hệ thống công nghiệp bất kỳ. Đối với HTĐ, đặc thù của nó là quy mô của hệ
thống sản xuất rất lớn, trải trên một không gian rộng, và bao gồm nhiều
phần tử, thiết bị với các chức năng, nguyên lý làm việc khác nhau, đó đó
việc sử dụng một hệ thống điều khiển trung tâm để đảm nhiệm hết tất cả các
chức năng giám sát và điều khiển là hết sức phức tạp. Chính vì vậy tùy theo
mức độ quan trọng và yêu cầu những tính năng giám sát, điều khiển mà các
chức năng giám sát, điều khiển và thu thập số liệu được phân phối và phân
cấp cho các thiết bị khác nhau. Hệ thống SCADA cho hệ thống hợp nhất,
với một công ty điện lực chịu trách nhiệm quản lý, thông thường được chia
thành ba cấp cơ bản như sau đây:
1.2.1. Cấp thứ nhất
Cấp thứ nhất của hệ thống SCADA, các phần tử có chức năng giám sát
các thông số vận hành của lưới, điều khiển ra lệnh cho các phần tử đóng cắt,
ghi chụp phân tích các sự cố xảy tra trên lưới , đó là rơ le bảo vệ kỹ thuật số
DR (Digital Relay), bộ ghí sự có FR (Fault Recorder), đồng hồ kỹ thuật số
đa chức năng DMM (Digital Multi-function Metter), các bộ biến đổi công
suất, dòng điện, điện áp, tần số (Transducer)…..Khi xảy ra sự cố, các rơ le
tính toán và tác động theo thông số chỉnh định đã được cài đặt mà không
cần liên lạc với hệ thống cấp trên. Ngoài ra các phần tử thuộc cấp này còn
có chức năng thu thập số liệu, thông số vận hành ở các chế độ bình thường
của HTĐ để gửi lên các máy tính điều khiển mức trạm (Substation Server )
hoặc các thiết bị đầu cuối RTU (Remote Terminal Unit). Trong các hệ
thống hiện đại, các phần tử này được gọi chung là thiết bị điện tử thông
minh IED (Intelligen Electronic Devieces), chúng có các nguyên lý làm việc
và chức năng khác nhau, nhưng có cùng chuẩn giao tiếp (Protocol), cho

10    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

phép IED này có thể nói chuyện được với các IED khác trong cùng trạm (
peer to peer) và trao đổi với Điều khiển trạm SS (Substation Server) hoặc
RTU. Về nguyên tắc sự hỏng hóc hay bảo trì tại một IED sẽ không làm ảnh
hưởng đến các IED khác trong hệ thống.
1.2.2. Cấp thứ hai
Cấp thứ hai của hệ thống SCADA là các Điều khiển tram SS (Substation
Server) và RTU có chức năng chủ yếu là thu thập số liệu từ các IED do nó
quản lý, lưu lại trong cơ sở dữ liệu, phục vụ các nhu cầu đọc dữ liệu tại chỗ
qua các giao diện người máy HMI (Human Machine Interface) và truyền dữ
liệu thu thập được lên cấp quản lý cao hơn theo các chuẩn truyền thông tin
1.2.3. Cấp thứ ba
Cấp thứ ba là Trung tâm điều khiển của toàn hệ thống, nơi thực hiện
việc thu thập số liệu từ các Điều khiển trạm SS (Substation Server) và
RTU, thực hiện các chức năng tính toán đánh giá trạng thái của hệ thống, dự
báo nhu cầu phụ tải và thực hiện các chức năng điều khiển quan trọng như
việc phân phối lại công suất giữa các nhà máy, lên kế hoạch vận hành của
toàn hệ thống.
Do quy mô rộng lớn của hệ thống truyền tải điện năng, các trạm điều
khiển trung tâm còn có thể được chia thành các cấp điều khiển trung tâm
(Central control) và các trạm điều khiển vùng (Area Control Center)

§1.3 CÁC YÊU CẦU CHUNG CỦA HỆ THỐNG SCADA

Một hệ thống SCADA chuẩn phải cung cấp được các chức năng sau:
1.3.1. Chức năng giám sát
1) Giám sát và đảm bảo được tính chính xác toàn bộ các thông số vận
hành của hệ thống như dòng điện, điện áp, công suất, tần số, vị trí nấc của
máy biến áp,…
2) Giám sát được các trạng thái của các phần tử đóng cắt trong hệ thống.
Đó là trạng thái đóng/mở của máy cắt, dao cách ly, dao tiếp địa,…
1.3.2. Chức năng điều khiển
1) Quá trình điều khiển phải chính xác, tin cậy.

  11  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Trong quá trình thực hiện các thao tác đóng/mở máy cắt, dao cách ly,
điều khiển chuyển nấc phân áp của máy biến áp,… từ xa ( từ Trung tâm
điều độ vùng/miền hoặc quốc gia phải đảm bảo tuyệt đối tin cậy, không
được nhầm lẫn, có nghĩa là các thao tác phải được giám sát chặt chẽ về tính
liên động phối hợp giữa máy cắt, dao cách ly và các thiết bị liên quan tuân
theo quy trình quy phạm vận hành của hệ thống.
2) Cài đặt thông số từ xa.
Khi có sự thay đổi về cấu trúc của lưới hoặc nâng cao công suất chống
quá tải thì các thông số vận hành của lưới và thiết bị sẽ thay đổi, vì vậy ta
cần phải đặt lại các thông số chỉnh định bảo vệ rơ le hoặc thay đổi tỷ số biến
đổi trong các thiết bị đo đếm như đồng hồ và công tơ cho phù hợp với thực
tế. Việc cài đặt này có thể được thực hiện từ xa tại các Trung tâm điều độ
vung/miền hoặc quốc gia
1.3.3. Quản lý và lưu trữ dữ liệu
Giám sát được các sự cố xảy ra trên lưới cũng như của các thiết bị, cảnh
báo sự cố bằng âm thanh, màu sắc hoặc thông báo trên màn hình hiển thị,
ghi lại được các chuỗi sự kiện, sự cố xảy ra và xác định chuẩn đoán sự cố.
Tất cả các chức năng trên của hệ thống phải được bảo mật ở mức cao
nhất và tuyệt đối tin cây.
1.3.4. Tính năng thời gian thực
SCADA là một hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu trong
thời gian thực, do đó tính năng thời gian của hệ thống là rất cần thiết và
quan trọng. Sự hoạt động bình thường của hệ thống kỹ thuật nói chung, hệ
thống điện nói riêng làm việc trong thời gian thực không chỉ phụ thuộc vào
độ chính xác, đúng đắn của các kết quả đầu ra, mà còn phụ thuộc vào thời
điểm đưa ra kết quả. Một hệ thống có tính năng thời gian thực không nhất
thiết phải có phản ứng thật nhanh mà quan trọng hơn phải có phản ứng kịp
thời đối với các yêu cầu, tác động bên ngoài. Như vậy một hệ thống truyền
tin có tính năng thời gian thực phải có khả năng truyền tải thông tin một
cách tin cậy và kịp thời với yêu cầu của các đối tác truyền thông. Do đó tính
năng thời gian thực một hệ thống giám sát, điều khiển phụ thuộc vào rất
nhiều hệ thống thông tin sử dụng trong hệ thống đó, ví dụ như hệ thống Bus
trường.

12    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Để đảm bảo tính năng thời gian thực, một hệ thống Bus phải có những
đặc điểm sau :
1) Độ nhạy nhanh: Tốc độ truyền thông tin hữu ích phải đủ nhanh để đáp
ứng nhu cầu trao đổi dữ liệu trong một giải pháp cụ thể.
2) Tính tiền định: Dự đoán trước được về thời gian phản ứng tiêu biểu và
thời gian phản ứng chậm nhất với yêu cầu của từng trạm.
3) Độ tin cậy, kịp thời: Đảm bảo tổng thời gian cần cho việc vận chuyển
dữ liệu một cách tin cậy giữa các trạm nằm trong một khoảng xác định.
4) Tính bền vững: Có khả năng xử lý sự cố một cách thích hợp để không
gây thiệt hại thêm cho toàn bộ hệ thống.

§1.4 TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU HỆ THỐNG SCADA


Từ sự phân cấp quản lý hệ thống điều khiển giám sát và thu thập số liệu
cũng như yêu cầu chung của hệ thống SCADA nêu trên, một hệ thống
SCADA cần có cơ cấu cơ bản như sau:
Trạm thu thập dữ liệu trung gian: Là các khối thiết bị vào ra đầu

cuối từ xa RTU (Remota Terminal Units) hoặc là các khối (bộ) vi điều
khiển logic lập trình PLC (Programmale Logic Controllers) có chức năng
giao tiếp với các thiết bị chấp hành (cảm biến cấp trường, các hộp điều
khiển đóng cắt và các van chấp hành…).
Trạm điều khiển giám sát trung tâm: là một hay nhiều máy chủ

trung tâm (central host computer server).
Hệ thống truyền thông: bao gồm các mạng truyền thông công

nghiệp, các thiết bị viễn thông và các thiết bị chuyển đổi dồng kênh có chức
năng truyền dữ liệu cấp trường đến các khối điều khiển và máy chủ
Giao diện người - máy HMI (Human - Machine Interface): Là các

thiết bị hiển thị quá trình xử lý dữ liệu để người vận hành điều khiển các
quá trình hoạt động của hệ thống.
Theo các thành phần có một cơ chế thu thập dữ liệu như sau :
Trong hệ SCADA, quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện trước tiên ở
quá trình các RTU quét thông tin có được từ các thiết bị chấp hành nối với
chúng. Thời gian để thực thi nhiệm vụ này được gọi là thời gian quét bên

  13  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

trong. Các máy chủ quét các RTU (với tốc độ chậm hơn) để thu thập dữ liệu
từ các RTU này.
Để điều khiển, các máy chủ sẽ gửi tín hiệu yêu cầu xuống các RTU, từ
đó cho phép các RTU gửi tín hiệu điều khiển trực tiếp xuống các thiết bị
chấp hành thực thi nhiệm vụ.
Trong quá trình truyền tải dữ liệu, dữ liêu có thể là dạng liên tục (anlog),
dạng số (digital) hay dạng xung (pulse).
Giao diện cơ sở để vận hành tại các thiết bị đầu cuối là một màn hình
giao diện đồ họa GUI (Graphical User Interface) dùng để hiển thị toàn bộ hệ
thống điều khiển giám sát hoặc các thiết bị trong hệ thống. Tại một thời
điểm, dữ liệu được hiện thị dưới dạng hình ảnh tĩnh, khi dữ liệu thay đổi thì
hình ảnh này cũng thay đổi theo.
Trong trường hợp dữ liệu của hệ thống biến đổi liên tục theo thời gian,
hệ SCADA thường hiện thị quá trình thay đổi dữ liệu này trên màn hình
giao diện đồ họa GUI dưới dạng đồ thị.
Một ưu điểm lớn của hệ SCADA là khả năng xử lý lỗi rất thành công
khi hệ thống xảy ra sự cố. Nhìn chung, khi có sự cố hệ SCADA có thể lựa
chọn một trong các cách xử lí sau:
• Sử dụng dữ liệu cất giữ trong các RTU: trong các hệ SCADA có các
RTU có dung lượng bộ nhớ lớn, khi hệ thống hoạt động ổn định dữ liệu sẽ
được sao lưu vào trong bộ nhớ của RTU. Do đó, khi hệ thống xảy ra lỗi thì
các RTU sẽ sử dụng tạm dữ liệu này cho đến khi hệ thống hoạt động trở lại
bình thường.
• Sử dụng các phần cứng dự phòng của hệ thống: hầu hết các hệ SCADA
đều được thiết kế thêm các bộ phận dự phòng, ví dụ như hệ thống truyền
thông hai đường truyền, các RTU đôi hoặc hai máy chủ…do vậy, các bộ
phận dự phòng này sẽ được đưa vào sử dụng khi hệ SCADA có sự cố hoặc
hoạt động offline (có thể cho mục đích bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra…).

§1.5. GIỚI THIỆU LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ

14    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SCADA

Vào giữa những thập niên 90 của thế kỷ trước những hệ thống SCADA
đầu tiên chỉ có tác dụng thu thập dữ liệu từ các bộ cảm biến bằng các đồng
hồ đo, đèn báo, và các bộ ghi dữ liệu hiển thị dưới dạng đồ thị. Hệ thống
này hết sức đơn giản (hình 1.1), không đáp ứng được yêu cầu công nghệ
trong sản xuất.

Hình 1.1. Hệ thống thu thập dữ liệu sơ khai.

Đến năm 2000, các chuẩn truyền thông như IEC870-5-101/104 và DNP
3.0 ra đời đã phổ biến trong việc sản xuất các thiết bị cũng như giải pháp
cho hệ thống SCADA. Các thiết bị cảm biến thu thập dữ liệu được thay thế
bằng các thiết bị vào ra I/O (Intput/Output) sử dụng các chuẩn giao thức mở
như Modicon MODBUS dựa trên chuẩn giao thức TCP/IP (Transmission
Control Protocol/ Internet Protocol).
Hiện nay, các hệ SCADA đang trong xu hướng dịch chuyển sang công
nghệ chuẩn truyền thông Ethernet và TCP/IP là các chuẩn cơ bản đang dần
thay thế các chuẩn cũ hơn. Theo nhà cung cấp giải pháp tự động hóa và
thông tin phần mềm Wonderware và công ty tự động hóa Rockwell thế hệ
tiếp theo có thể là chuẩn OPC-UA, do có nhiêu ưu điểm từ việc hỗ trợ của
công nghệ thông tin do sử dụng ngôn ngữ XML (Extensible Markup
Language), các dịch vụ Web và các công nghệ Web hiện đại khác. Hình 1.2
là một ví đụ về hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu SCADA
hiện đại. Hình 1.3 thẻ hiện chi tiết một hệ thống SCADA.
Hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển giám sát SCADA là một hệ
thống bao gồm các thiết bị đầu cuối RTU làm nhiệm vụ nhận tín hiệu điều
khiển từ trạm vận hành trung tâm và thu thập dữ liệu từ các thiết bị cảm
  15  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

biến tại hiện trường gửi dữ liệu trả lại trạm chủ thông qua một hệ thống
truyền thông. Các trạm chủ hiển thị các thông số thu thập được và đồng thời
cho phép người vận hành có thể điều khiển được thiết bị từ xa.
Ưu điểm của hệ thống SCADA là các dữ liệu chính xác và kịp thời
(thường là thời gian thực) cho phép tối ưu hóa hoạt động của nhà máy và
quá trình. Hơn nữa hệ thống SCADA luôn có hiệu quả hơn, độ tin cậy cao
và an toàn hơn trong vận hành.

Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống điều khiển giám sát và thu thập


dữ liệu SCADA hiện đại

Công nghệ SCADA đã hình thành và phát triển rất sớm cùng với sự canh
tranh của hai công nghệ khác là điều khiển phân tán DCS (Distributed
Control System) và bộ điều khiển logic lập trình PLC (Programmale Logic
Controllers). Một đặc điểm khác nhau cơ bản nhất giữa hệ thống SCADA
và các hệ thống điều khiển quá trình khác là hệ thống SCADA có thể giám
sát và điều khiển các thiết bị từ khoảng cách rất xa bởi vì hệ thống SCADA
sử dụng các phương pháp truyền thông hiện đại còn các hệ thống điều khiển
quá trình khác chỉ sử dụng phương pháp nối dây trực tiếp.

16    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 1.3. Sơ đồ chi tiết một hệ thống SCADA.


Các RTU cung cấp một giao diện đến các cảm biến số và tương tự tại
hiện trường.

  17  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hệ thống truyền thông cung cấp đường cho giao tiếp giữa các trạm chủ
và các thiết bị từ xa. Hệ thống này có thể được truyền qua đường dây điện,
cáp quang, phát thanh, điện thoại, và thậm chí có thể vệ tinh. Việc truyền dữ
liệu được thực hiện bằng giao thức thức cụ thể và phát hiện lỗi hiệu quả và
tối ưu dữ liệu.
Trạm chủ (hoặc các trạm con) thu thập dữ liệu từ RTUs khác nhau và
thường cung cấp một giao diện điều hành cho hiển thị các thông tin và kiểm
soát các thiết bị trường từ xa. Trong các hệ thống từ xa lớn, các trạm con tại
công trường thu thập thông tin từ các thiết bị từ xa và gửi thông tin trở lại
trạm chủ để kiểm soát tổng thể.
Trong hệ thống điều khiển phân tán DCS (hình 1.4), sự thu thập dữ liệu
và các chức năng điều khiển được thực hiện bởi một nhóm các bộ điều
khiển phân tán đặt gần với các thiết bị trường. Vì vậy hệ thống DCS chỉ
được thực hiện với các ứng dụng chỉ yêu cầu thiết bị đo đặt trong một phạm
vi thu hẹp.

Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống điều khiển phân tán


Hệ thống DCS được phân thành 4 cấp:
- Cấp quản lý, giám sát

18    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Cấp giao diện vận hành


- Cấp điều khiển
- Cấp chấp hành
Bộ điều khiển logic lập trình PLC, từ những năm 1970 đã được ra đời để
thay thế cho các thiết bị điều khiển dạng cơ khí như Rơ le. Bộ PLC (hình
1.5) bao gồm phần mềm logic và các thiết bị phần cứng như Bộ xử lý trung
tâm CPU (Central Processing Unit), các mô-đun vào ra. Các bộ PLC thường
được sử dụng như là các thiết bị RTU của hệ thống SCADA.

Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống PLC.

Các thiết bị đo thông minh là những thiết bị đo có khả năng xử lý tín hiệu
như là một máy tính (hình 1.6). Chúng có thể dễ dàng liên lạc được với các
RTU và các PLC vì vậy rất hay được sử dụng trong hệ thống SCADA.
Qua các phân tích so sánh nêu trên thấy rằng hệ thống SCADA có các lợi
ích cơ bản sau:
- Tiết kiệm được chi phí vận hành;
- Khả năng phát hiện và thông báo lỗi tốt;
- Tăng năng suất lao động;

  19  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Có khả năng ứng dụng vào trong các lĩnh vực ứng dụng phức tạp.

Hình 1.6. Ví dụ về một thiết bị đo thông minh.

§1.6. THÀNH PHẦN HỆ THỐNG SCADA


1.6.1. Phần cứng
Một hệ thống SCADA bao gồm một số các thiết bị đầu cuối RTUs
(Remote Terminal Unit) làm nhiệm vụ thu thập dữ liệu và gửi dữ liệu quay
trở lại trạm chủ thông qua một hệ thống truyền thông. Trạm chủ hiển thị các
dữ liệu thu được và cho phép người vận hành thực hiện các nhiệm vụ điều
khiển từ xa.
Các dữ liệu chính xác và kịp thời cho phép tối ưu hoá các hoạt động nhà
máy và quá trình. Lợi ích khác của hệ thống SCADA là hiệu quả hơn, độ tin
cậy cao, chi phí vận hành thấp và quan trọng nhất là an toàn hơn trong hoạt
động.
Một hệ thống SCADA phức tạp có năm cấp độ cơ bản sau:
• Thiết bị đo và thiết bị điều khiển;
• Trạm đầu cuối và thiết bị đầu cuối RTU;
• Hệ thống truyền thông;
• Các trạm thu thập dữ liệu;
• Hệ thống xử lý dữ liệu.
20    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Các RTU cung cấp một giao diện đến các cảm biến số và tương tự tại
hiện trường.
Hệ thống truyền thông cung cấp đường cho giao tiếp giữa các trạm chủ
và các thiết bị từ xa. Hệ thống này có thể được truyền qua đường dây điện,
cáp quang, phát thanh, điện thoại, và thậm chí có thể vệ tinh. Việc truyền dữ
liệu được thực hiện bằng giao thức thức cụ thể và phát hiện lỗi hiệu quả và
tối ưu dữ liệu.
Trạm chủ (hoặc các trạm con) thu thập dữ liệu từ RTUs khác nhau và
thường cung cấp một giao diện điều hành cho hiển thị các thông tin và kiểm
soát các thiết bị trường từ xa. Trong các hệ thống từ xa lớn, các trạm con tại
công trường thu thập thông tin từ các thiết bị từ xa và gửi thông tin trở lại
trạm chủ để kiểm soát tổng thể.
1.6.2. Phần mềm
Phần mềm SCADA có thể được chia thành hai loại, thuộc quyền sở hữu
hoặc nguồn mở. Các phần mềm thuộc quyền sở hữu là các phần mềm
SCADA nhà cung cấp hệ thống SCADA thiết kế ra để giao tiếp với phần
cứng của họ. Vấn đề chính với hệ thống này là sự phụ thuộc quá nhiều vào
các nhà cung cấp hệ thống. Vì vậy các phần mềm mở được sử dụng phổ
biến hơn phổ biến vì khả năng tương tác của họ mang lại cho hệ thống.
Thường các phần mềm mở có khả năng trộn các nhà sản xuất thiết bị khác
nhau trên cùng một hệ thống.
Citect và WonderWare chỉ là hai trong số những gói phần mềm mở sẵn
trên thị trường cho các hệ thống SCADA. Một số gói phần mềm hiện nay
bao gồm cả quản lý tài sản tích hợp trong hệ thống SCADA.
Phần mềm SCADA sẽ bao gồm những phần chính sau:
• Giao diện người sử dụng;
• Đồ họa;
• Các cảnh báo (Alarms);
• Các đồ thị (Trends);
• Giao diện cho thiết bị đầu cuối RTU và PLC;
• Khả năng mở rộng;
• Phương thức truy cập dữ liệu;
• Cơ sở dữ liệu;

  21  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

• Mạng truyền thông;


• Lỗi và dự phòng;
• Quá trình phân phối máy chủ/khách.
1.6.3. Cáp truyền thông
Có rất nhiều loại cáp truyền thông được sử dụng trong hệ thống SCADA.
Thông tin trong ngành Điện lực được truyền tải thông qua các hình thức
sau:
1. Các kênh cao tần theo tuyến đường dây tải điện PLC (Poweer Line
Carrier).
Sử dụng các đường dây điện lực, dây chống sét hoặc các đường cáp đặt
cách ly trong chúng để tạo kênh cao tần truyền tin. Việc sử dụng đường dây
điện lực để truyền thông tin cao tần được thực hiện theo các sơ đồ: Dây phát
– Dây nhận, Dây pha – Dây đất, Dây pha – Dây pha, Dây pha của lộ này –
Dây pha của lộ khác. Việc sử . Việc sử dụng đường dây chống sét (DCS)
truyền tin được thực hiện theo các sơ đồ: DCS – DCS, DCS – Dây đất, hai
DCS – Dây đất.
Các đường cáp đặt cách ly trong đường dây điện lực hoặc trong dây
chông sét cũng được thực hiện theo các sơ đồ tương tự.
2. Các kênh theo đường cáp ngầm dưới đất hoặc dây hữu tuyến trên
không, thường sử dụng loại cáp đối xứng hoặc cáp đồng trục.
3. Các kênh liên lạc sử dụng vô tuyến chuyển tiếp hay vi ba với bước sóng
1÷10cm.
4. Các kênh vô tuyến sóng ngắn, bước sóng từ 10 – 50cm.
5. Các kênh cáp quang chôn ngầm dưới đất hoặc đặt theo đường dây
truyền tải điện.
6. Các kênh thuê của ngành bưu điện.
Hiện nay trong ngành Điện lực hình thức truyền tin cao tần theo đường
dây tải điện, vô tuyển chuyển tiếp, và kênh cáp quang được sử dụng rộng rãi
hơn cả. Trong các kênh truyền thông dùng cáp quang có nhiều ưu việt hơn
cả. Hình 1.7 giới thiệu sơ đồ cáp quang sợi thủy tinh. Một số đặc điểm
chung của các loại cáp cần chú ý đó là nhiễu tín hiệu điện và nhiễu sóng
radio.

22    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 1.7. Sơ đồ cáp quang sợi thủy tinh

Các loại nhiễu này là nhân tố quan trọng hàng đầu cần được chú ý khi
thiết kế và lắp đặt một hệ thống truyền thông. Các loại nhiễu này được sinh
ra một cách ngẫu nhiên từ các tin hiệu không mong muốn trong thiết kế. Nó
có thể xâm nhập vào đường cáp hoặc đường dây bằng nhiều cách. Điều này
phụ thuộc rất nhiều vào người thiết kế ban đầu phải có những biện pháp để
giảm tối thiểu nhất các tín hiệu nhiễu. Bởi vậy các hệ thống SCADA thường
sử dụng đường truyền có điện áp bé là đường truyền có thể chịu đựng được
các tín hiệu nhiễu.
Việc sử dụng các cáp xoắn đôi là một yêu cầu tối thiểu của các hệ thống
điều khiển nói chung và hệ thống SCADA nói riêng. Sử dụng một cặp dây
dẫn tốt cộng việc lắp đặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ giảm được tối đa các
tín hiệu nhiễu.
Cáp quang cũng là một trong những loại cáp được sử dụng phổ biến bởi
vì khả năng chống nhiễu của nó. Hiện tại hầu hết các hệ thống đều sử dụng
cáp quang sợi thủy tinh nhưng trong một số lĩnh vực công nghiệp, các cáp
quang sợi nhựa được sử dụng nhiều hơn.
Trong tương lai, các hệ thống truyền thông dữ liệu sẽ được tách ra thành
hệ thống radio, hệ thống cáp quang, và hệ thống tia hồng ngoại. các hệ
thống truyền thông có yêu cầu sử dụng đến năng lượng sẽ bị xóa bỏ.

  23  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

1.6.4. Tổng quan về mạng cục bộ LAN


Mạng cục bộ LAN (Local Area Network) được dùng để chia sẻ toàn bộ
tài nguyên thông tin. Do vậy, có thể sử dụng mạng LAN để các trạm nằm
trong mạng SCADA có thể chia sẻ thông tin được với nhau khi chúng được
kết nối qua các phương tiện truyền thông. Phương thức kết nối là tôpô
(topology) mạng. Tôpô mạng là sự sắp xếp hình học của các nút và cáp nối
trong mạng cục bộ. Các tôpô mạng đều thuộc hai loại: tập trung và phân tán.
Trong tôpô mạng tập trung, như mạng hình sao chẳng hạn, có một máy tính
trung tâm điều khiển việc thâm nhập mạng. Kiểu thiết kế này đảm bảo an
toàn dữ liệu và sự quản lý trung tâm đối với các nội dung và các hoạt động
của toàn mạng. Trong tôpô phân tán như mạng Bus hoặc mạng vòng tròn
chẳng hạn, không có máy trung tâm, mà từng trạm công tác có thể thâm
nhập vào mạng một cách độc lập và tự thiết lập các ghép nối riêng của mình
với các trạm công tác khác.
Trong mạng LAN, các máy tính cá nhân và các máy tính khác trong
phạm vi một khu vực hạn chế được nối với nhau bằng các dây cáp chất
lượng tốt, sao cho những người sử dụng có thể trao đổi thông tin, dùng
chung các thiết bị ngoại vi, và sử dụng các chương trình cũng như các dữ
liệu đã được lưu trữ trong một máy tính dành riêng gọi là máy dịch vụ tệp.
Khác nhau khác nhiều về quy mô và mức độ phức tạp, mạng cục LAN có
thể chỉ liên kết vài ba máy tính cá nhân và một thiết bị ngoại vi dùng chung
đắt tiền, như máy in laser chẳng hạn. Các hệ thống phức tạp hơn thì có các
máy tính trung tâm (máy dịch vụ tệp) và cho phép những người dùng tiến
hành thông tin với nhau thông qua thư điện tử để phân phối các chương
trình nhiều người sử dụng, và để thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu dùng
chung.
Ethernet là phần cứng, định ước, và tiêu chuẩn ghép nối của một loại
mạng cục bộ, do hãng Xerox Corporation đưa ra đầu tiên, có khả năng liên
kết đến 1024 nút trong một mạng Bus (hình 1.8). Do sử dụng tốc độ cao
trong kỹ thuật truyền tin dải tần cơ bản (kênh đơn). Ethernet cho phép
truyền dữ liệu dạng dãy với tốc độ 10 megabit mỗi giây, với thông lượng
thực tế từ 2 đến 3 megabit mỗi giây. Ethernet dùng kỹ thuật thâm nhập
nhiều mối bằng cảm nhận sóng mang có dò xung đột CSMA/CD (Carrier

24    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Sense Multiple Access with Collision Detect) để đề phòng trục trặc cho
mạng khi có hai thiết bị đồng thời cùng cố thâm nhập vào mạng.

Hình 1.8. Ethernet được sử dụng để truyền dữ liệu trên một


hệ thống SCADA.

1.6.5. Thiết bị MODEM


MODEM (Modulator/Demodulator) là một thiết bị biến đổi các tín hiệu
số do cổng nối tiếp của máy tính phát ra thành các tín hiệu dạng tương tự
được điều biến, cần thiết để truyền qua đường điện thoại, và ngược lại nó
cũng biến những tín hiệu tương tự nhận được thành ra các tín hiệu số tương
đương. Trong điện toán cá nhân, người ta thường dùng MODEM để trao đổi
các chương trình và dữ liệu với những máy tính khác và để truy cập các
dịch vụ thông tin trực tuyến như Dow Jones News/Retrieval Service.
Hình 1.9 giới thiệu sự kết nối máy tính PC với RTU bằng MODEM
MODEM là danh từ rút gọn của Modulator/Demodulator (điều biến/giải
điều biến). Việc điều biến này là cần thiết vì các đường dây điện thoại được
thiết kết để xử lý tiếng nói con người, có tần số thay đổi trong khoảng từ
300 Hz đến 3000 Hz trong những cuộc nói chuyện điện thoại bình thường
(từ giọng trầm đến giọng thanh). Tốc độ truyền dữ liệu của một MODEM
được tính bằng đơn vị bit mỗi giây hay là bps (về kỹ thuật), không phải là
baut, mặc dù hai thuật ngữ này được dùng lẫn lộn).

  25  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 1.9. Máy tính PC kết nối với RTU sử dụng MODEM

Chọn dùng MODEM tương đối đơn giản: chọn loại tốc độ chậm ( 300
hoặc 1200 bps) hoặc loại tốc độ nhanh ( 2400 bps). Tuy nhiên, hiện nay có
nhiều khả năng chọn MODEM hơn.
Các giao thức về điều biến chi phối tốc độ phát và thu dữ liệu. Trong
nước Mỹ, hầu như tất cả các modem 2400 bps đều dùng giao thức CCITT
V. 22 bis. Tuy nhiên, các modem tốc độ cao nhất (từ 9600 bps trở lên) thì sử
dụng các giao thức điều biến sở hữu riêng, cho nên bạn phải dùng các
modem cùng nhãn hiệu cho cả hai đầu đường truyền. Hiện nay loại
MODEM 9600 bps sử dụng giao thức CCITT V. 32, còn loại modem 14.
400 bps thì dùng tiêu chuẩn CCITT V. 32 bis. Cả hai đều tương thích ngược
với mọi loại MODEM bất kỳ nào, ngay cả trường hợp nó được chế tạo bởi
một hãng sản xuất khác.
Có hai loại tiêu chuẩn thông dụng đối với các giao thức kiểm lỗi nhằm
hạn chế các sai lỗi do tạp âm và các can nhiễu khác trong hệ thống điện
thoại: đó là MNP- 4 và CCITT V. 42. Đối với loại giao thức nén dữ liệu, thì
có hai tiêu chuẩn hàng đầu là V. 42 bis và MNP- 5. Vì việc nén dữ liệu yêu
cầu phải có kiểm lỗi, cho nên các MODEM nén dữ liệu bao giờ cũng có các
tiêu chuẩn kiểm lỗi; nói chung, một MODEM phải có đủ bốn giao thức
kiểm lỗi và nén dữ liệu ( MNP- 4, MNP- 5, V. 42 và V. 42 bis) hoặc không
có gì cả.
Thông thường trong hệ thống SCADA các thiết bị đầu cuối RTU được
đặt ở vị trí xa so với trung tâm điều khiển từ 10m đến hàng nghìn Km. Một
trong những cách tiết kiệm chi phí nhất để liên kết PC với RTU với một
khoảng cách dài là sử dụng cách kết nối điện thoại dialup thông qua thiết bị
MODEM.
Các MODEM được đặt tại các-chế độ tự động trả lời và RTU có thể quay
số vào máy tính hoặc máy PC có thể quay RTU. Các phần mềm để làm điều

26    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

này là có sẵn từ nhà sản xuất RTU. Các MODEM có thể được mua bất ký ở
cửa hàng máy tính tại địa phương.
1.3.6. Yêu cầu về máy tính trong hệ thống SCADA
Các máy vi tính sử dụng trong hệ thống SCADA phải đạt tiêu chuẩn cao
cả về cấu hình và chất lượng, là máy tính đặc chủng được sản xuất dùng
riêng trong công nghiệp. Hiện nay máy tính thường được sử dụng nhiều
nhất là các dòng máy tính công nghiệp của Dell và HP.
Đối với các máy trạm thường sử dụng máy Workstation mới nhất của
HP là Z600 có cấu hình tối thiểu như sau:
HP z600 WORKSTATION
CPU Intel Xeon E5504 2.00 4MB/800 QC CPU-1
RAM HP 2GB (2x1GB) DDR3-1333 ECC 1-CPU RAM
Genuine Windows Vista® Business 32-bit with
downgrade to Windows® XP Professional 32-bit
OS custom installed**
Hard Drive HP 160GB SATA 7200 1st HDD
Video Card NVIDIA Quadro FX380 256MB Graphics
Mouse HP Optical 3-Button Mouse
Keyboard HP USB Standard Keyboard
Monitor HP LCD 21”

Đối với máy chủ (Server) cần phải đặt hàng các máy chuyên dụng có khả
năng xử lý và lư trữ dữ liệu tốt nhất.
Máy vi tính thường chạy mà không có vấn đề trong một thời gian dài,
nhưng để máy có thể làm việc trong một thời gian dài thì cần phải thực hiện
bảo trì thường xuyên. Công việc bảo trì có thể làm hàng ngày, hàng tuần,
hàng tháng hoặc kiểm tra hàng năm.

  27  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Chương 2
CẤU TRÚC PHẦN CỨNG HỆ THỐNG SCADA

§2.1. GIỚI THIỆU CHUNG


Cấu trúc cơ bản của hệ thống SCADA nêu trên hình 2.1. Bắt đầu từ cấp
thấp nhất của hệ thống SCADA này là các thiết bị điện tử thông minh IEDs
(Intelligent Electronic Devices), cấp trên nó là các Điều khiển trạm SS
(Substation Server) và thiết bị đầu cuối RTU (Remote Terminal Unit) và tại
đây có thể đọc dữ liệu qua các giao diện người – máy HMI (Human Machin
Interface). Cấp cao hơn nữa là Trung tâm điều khiển của toàn hệ thống, nơi
thu thập dữ liệu từ SS (Substation Server) và RTU, thực hiện các tính toán
để rồi từ đó điều khiển toàn hệ thống. Tại trạm điều khiển giám sát trung
tâm có thể sử dụng khối điều khiển logic lập trình PLC (Programmale
Logic Controllers) có chức năng giao tiếp với các thiết bị chấp hành như:
cảm biến cấp trường, các hộp điều khiển đóng cắt và các van chấp hành.
Trong chương này sẽ mô tả chi tiết hơn về các cơ cấu của hệ thống
SCADA :
- Các thiết bị điện tử thông minh IED (Intelligent Electronic Devices);
- Cấu trúc thiết bị đầu cuối RTU (Remote Terminal Unit);
- Ứng dụng khối điều khiển lập trình PLC (Programmale Logic
Controllers) trong hệ thống SCADA;
- Cấu trúc của trạm điều khiển trung tâm;
- Cấu trúc truyền thông;
- Giao diện Người – Máy HMI (Human Machin Interface).

28    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống SCADA cơ bản.

§2.2 CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ THÔNG MINH IEDs


2.2.1. Chức năng của IED
Các IDEs là các thiết bị như rơle kỹ thuật số DR (Digital Relay), đồng
hồ kỹ thuật đa chức năng DMM (Digital Multifunctional Meter), công tơ
điện tử nhiều biểu giá, các bộ biến đổi T (Transducer), ….có những chức
năng, nhiệm vụ sau:

  29  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Bảo vệ tác động khi xảy ra sự cố;


- Biểu thị trạng thái của các phần tử đóng cắt của lưới, ví dụ như trạng
thái đóng/mở của máy cắt và dao cách ly, vị nấc phân áp của máy biến
áp,…;
- Điều khiển các thiết bị đóng cắt của lưới;
- Ghi lại các sự cố, sự kiện xảy ra trên lưới;
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của bản thân chúng.
Ngày nay các IEDs hiện đại được trang bị cổng truyền tin nối tiếp hoặc
cổng truyền thông tin quang. Thông qua đường truyền thông tin chúng được
nối tới hệ thống trạm chủ và các dữ liệu của chúng được kiểm soát, xử lý.
Sau đây giớ thiệu một số IEDs quen thuộc là Rơle kỹ thuật số và Công tơ
điện tử nhiều biểu giá
2.2.2. Rơle kỹ thuật số
Cấu trúc chung của một rơle kỹ thuật số thể hiện dạng các khối như trên
hình 2.2

Biến đổi đại Lọc Biến đổi


Lưu trữ và giao tiếp với

lương đầu vào Các phần tử thực hiện:


Rowle cắt đầu ra; đèn
tương tự tương tự
I,U A/D
LED cảnh báo

Khối xử lý tín hiệu µP


thiết bị

Tín hiệu nhị


phân BI

Nguồn thao tác

Hình 2.2. Cấu trúc rơle kỹ thuật số

Chức năng của từng khối như sau :

30    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

1) Đầu vào: Dòng điện và điện áp được lấy từ các cuộn dây thứ cấp của
biến dòng điện và biến điên áp.
2) Khối biến đổi đại lượng đầu vào.
Dòng điện và điện áp danh định của thứ cấp biến dòng điện và biến điện
áp cóa trị 5A, 1A và 110 V, 100 V còn quá lớn so với các thông số vào của
linh kiện rơle, do đó cần phải giảm tín hiệu vào xuốn thấp cỡ vài mA và
khoảng 10 V.
3) Khối lọc tương tự.
Lọc nhiễu, hài bậc cao và các thành phần không mong muốn trong các
đại lượng đầu vào.
4) Khối biến đổi tương tự - số A/D ( Analog/Digital)
Biến đổi các tín hiệu tương tự thành tín hiệu số.
5) Khối xử lý tín hiệu số µP.
Khối này có chức năng xử lý các tín hiệu đầu vào, sử dụng các bộ vi xử lý
16 bit hoặc 32 bit. Đối với các rơle phức tạp như rơle khoảng cách, rơle so
lệch bảo vệ máy phát điện, máy biến áp, đường dây siêu cao áp, hệ thống
thanh cái sử dụng từ 2÷3 µP và mỗi bộ vi xử lý thực hiện các chức năng
nhiệm vụ sau:
- Vi xử lý thực hiện chức năng bảo vệ chính;
- Vi xử lý thực hiện chức năng bảo vệ dự phòng;
- Vi xử lý thực hiện chức năng điều khiển: Phần mềm tính toán trong các
chế độ vận hành bình thường, sự cố, giáo tiếp với các thiết bị và hệ thống
bên ngoài và phần tử quan trọng nhất làm nhiệm vụ : Xác định sự cố các đại
lượng đầu vào, So sánh quan hệ logic giữa các đại lượng, Đưa ra các quyết
định cảnh báo, cắt sự cố,…
6) Lưu trữ số liệu và giáo tiếp với thiết bị.
Khối này có các nhiệm vụ :
- Lưu trữ dữ liệu ở chế độ vận hành bình thường và chế độ sự cố;
- Công giao tiếp trao đổi dữ liệu, cung cấp tín hiệu cho phần mềm phân
tích sự cố;
- Kết nối thông tin với các đối tượng khác, hệ thống thông tin và điều
độ.

  31  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

7) Các phần tử thực hiện.


- Các rơle thừa hành thực hiện việc đóng cắt máy cắt điện, đưa đi cảnh
báo đèn, còi, chuông,…
- Các đèn tín hiệu LED thông báo về trạng thái của rơle: sẵn sàng, lỗi
phần cứng/mềm, hoạt động của các chức năng.
8) Tín hiệu nhị phân BI ( Binary Input)
Khối này nhận tín hiệu nhị phân từ điều độ hoặc nhận các tín hiệu nhị
phân từ các phần tử khác thực hiện phối hợp liên động trong vận hành của
hệ thống.
9) Nguồn thao tác.
Biến đổi các nguồn điện 220V, 110V thành điện áp 12V, 24V, 48V DC
cung cấp cho các nguồn linh kiện
2.2.3. Công tơ điện tử nhiều biểu giá
Cấu trúc chung của một công tơ điện tử nhiều biểu giá thể hiện dạng các
khối như trên hình 2.3.
Chức năng của từng khối như sau :
1) Đầu vào (Input)
Những tín hiệu đầu vào chủ yếu là :
- Điện áp các pha (U1, U2, U3) và trung tính UN, dòng các pha (I1, I2, I3).
Các đại lượng này cung cấp tín hiệu cho hệ thống đo lường, cung cấp nguồn
nuôi cho công tơ và điện áp giám sát.
- Điện áp điều khiển Ut để thay đổi giá trị điện năng và nhu cầu biểu giá,
cài đặt lại các giá trị, hạn chế nhu cầu sử dụng, đồng bộ các thông số.
- Các nút màn hình để lật trang màn hình, cài đặt thông số cho công tơ và
xóa giá trị điện năng.
2) Đầu ra ( Output)
Các tín hiệu đầu ra của công tơ bao gồm:
- Màn hình tinh thể lỏng LCD và các phím bấm dùng cho việc đọc tại chỗ
các thông số : Giá trị điện năng, Điện áp, Dòng điện, góc pha, tần số, công
suất,…

32    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Tín hiệu quang dùng cho việc thí nghiệm công tơ: các đèn LED với tần
xuất phát tín hiệu tỷ lệ với giá trị điện năng công tơ đo được trong một
khoảng thời gian xác định.
- Các rơle tĩnh sử dụng cho việc cảnh báo tín hiệu mà công toew xác định
như mất điện áp, quá dòng điện, ngược chiều công suất,….
- Giao diện quang sử dụng cho việc thu thập dữ liệu tại chỗ bằng thiết bị
cầm tay HHU (Hand Held Unit) phù hợp.
- Giao diện thông tin RS232, RS485, Optical,…

2. Đầu ra (Hinh 2.3. Sơ đồ khối công tơ điện tử nhiều biểu giá


Output)
3) Hệ thống đo lường
Tín hiệu điện áp và dòng điện từ cuộn dây thứ cấp của biến dòng và biến
điện áp được chuyển đổi từ 1(5)A và 100(110)V xuống cỡ mA và mV thông

  33  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

qua các Shunt dòng điện và điện trở phân áp, sau đó tín hiệu dòng và áp
được đưa vào bộ chuyển đổi tương tự - số A/D (Analog/Digital) và bộ
chuyển đổi này sẽ biến đổi tín hiệu đầu vào thành tín hiệu số tức thời thông
qua các mức hiệu chuẩn đưa tới bộ xử lý tín hiệu số.
4) Xử lý tín hiệu
Bộ xử lý tín hiệu xác dịnh số lượng giá trị đo từ giá trị số tức thời đầu vào
như sau:
- Công suất tác dụng và công suất phản kháng của từng pha;
- Điện áp và dòng điện từng pha;
- Tần số, góc lệch pha.
5) Các giá trị đo
Đối với các tín hiệu được sử dụng ở trên các thanh ghi bộ vi xử lý sẽ quét
liên tục số lượng các giá trị đã đo theo từng giây để xác định các giá trị đo
sau :
- Điện năng hữu công và vô công (tổng ba pha và cho từng riêng biệt) của
các biểu giá mà ta đã xác định cho từng thời điểm;
- Côn suất, điện áp, dòng điện, hệ số công suất,…
6) Thay đổi biểu giá
Sư thay đổi biểu giá có thể thực hiện bằng các cách như sau:
- Thay đổi bằng tín hiệu điều khiển bên ngoài thông qua các điều khiển
đầu vào “Input Control” trên bản mạch mở rông;
- Chuyển mạch thời gian và lịch cài đặt trong công tơ.
7) Dữ liệu cho việc in hóa đơn
Các thanh ghi sau đây sẽ được sử dụng cho việc xác định cấc giá trị đo để
kết xuất thành các hóa đơn:
- Điện năng cho từng biểu giá;
- Điện năng tổng;
- Nhu cầu công suất;
- Nhu cầu công suất theo biểu giá;
- Hệ số công suất, điên áp, dòng điện, tần số,…
8) Bộ nhớ

34    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Một bộ nhớ phục vụ cho việc ghi lại và lưu giữ biều đồ phụ tải, bao gồm ;
cấu hình, các thông số của công tơ và bảo vệ các dữ liệu của hóa đơn không
bị mất khi mất điên.
9) Nguồn nuôi
Nguồn nuôi cung cấp cho công tơ điện tử là nguồn được sử dụng từ
nguồn ba pha của lưới, nhờ đó điện áp pha có thể thay đổi vượt quá dải điện
áp mà không cần có sự điều chỉnh điện áp nguồn nuôi.
10) Giao diện truyền tin.
Công tơ có các cổng truyền thông tin theo các chuẩn RS232, RS485,
Optical,…. Nhờ đó có thể đọc được số liệu từ xa hoặc cài đặt các thông số
từ xa.
§2.3. THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI RTU

2.3.1. Giới thiệu chung


Thiết bị đầu cuối RTU ( Remote Terminal Unit) là một thiết bị thu thập
thông tin từ các IEDs do nó quản lý, lưu vào cơ sở dữ liệu và gửi thông tin
tới trạm chủ hoặc cấp quản lý cao hơn qua các đường truyền tin. Thông
thường, RTU là thiết bị xử lý thông minh có thể giám sát và điều khiển các
thiết bị đặt ở xa trung tâm điều khiển và truyền các tín hiệu thu thập được
đến trung tâm điều khiển.
Một RTU loại nhỏ thường có ít hơn 20 tín hiệu số và tương tự, loại RTU
trung bình có 100 tín hiệu số và khoảng từ 30 đến 40 tín hiệu tương tự.
Những loại RTU có số lượng IO lớn hơn nữa thì được gọi là RTU loại lớn.
Cấu trúc phần cứng cơ bản của RTU gồm những phần sau (hình 2.4):
- Bộ xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit);
- Các đầu vào tương tự AI ( Analog Input);
- Các đầu ra tương tự AO ( Analog Output);
- Các đầu vào đếm;
- Các đầu vào số DI ( Digital Input);
- Các đầu ra số DO ( Digital Output);
- Giao diện truyền thông;
- Nguồn cấp.

  35  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Sau đây sẽ giới thiệu chi tiết hơn từng phần.


2.3.2. Bộ xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit)
Thường dùng họ vi xử lý 16 bit hoặc 32 bit. Tổng dung lượng bộ nhớ 256
kByte (có thể mở rộng lên 4 Mbytes) được chia làm ba loại sau:
1. EPROM 256 kByte
2. RAM 640 kByte
3. EEPROM 128 kByte
Các CPU của RTU thường có thêm một bộ xử lý toán học để thực hiện
các công việc tính toán phức tạp.

Hình 2.4. Cấu trúc phần cứng của RTU

36    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Cổng truyền thông của CPU thường có hai hoặc ba cổng RS-232/RS-
422 hoặc RS-485 dùng cho các công việc sau:
- Giao tiếp với các thiết bị kiểm tra lỗi;
- Giao tiếp với các Trạm vận hành;
- Kết nối truyền thông với Trung tâm điều khiển.
CPU được thiết kế một hệ thống đèn LED báo lỗi để thông báo các sự
cố và báo lỗi của CPU, của các thiết bị vào ra I/O (Intput/Output).
Một bộ phận khác rất quan trọng của CPU đó là bộ định thời, cung cấp
thời gian thực giúp cho việc thông báo các sự kiện theo thời gian được
chính xác tuyệt đối.
2.3.3. Mô-đun đầu vào tương tự AI ( Analog Input)
Sơ đồ phần cứng của Mô-đun đầu vào tương tự như trên hình 2.5.
Mô-đun đầu vào tương tự AI có năm thành phần chính như sau:
- Bộ đa cổng đầu vào (The input multiplexer);
- Bộ khuếch đại tín hiệu đầu vào (The input signal amplifier);
- Mạch lấy mẫu và giữ tín hiệu;
- Bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số A/D
(Analog/Digital);
- Giao diện truyền dữ liệu (Bus interface) và hệ thống định thời
(Timing system)
2.3.4. Mô-đun đầu ra tương tự AO (Analog Output)
Các mô-đun đầu ra tương tự (hình 2.6) có đặc điểm sau:
- 8 đầu ra tương tự;
- Hoạt động ở chế độ 8 hoặc 12 bit;
- Tốc độ chuyển đổi dữ liệu từ 10 ms đến 30 ms;
- Dải đầu ra thường là: 4-20 mA, hoặc +-10V, hoặc từ 0 đến +10V.
2.3.5. Mô-đun đầu vào số DI (Digital Input)
Các tín hiệu đầu vào số DI (hình 2.7) thường được dùng để chỉ ra các
thông số như trạng thái và cảnh báo. Ví dụ các tín hiệu trạng thái từ một bộ
van bao gồm trạng thái đóng và trạng thái mở.

  37  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hầu hết các mạch đầu vào số thường có 8, 16 hoặc 32 đầu. Khi cần sử
dụng nhiều tín hiệu đầu vào thì người ta sẽ lắp ghép nhiều mạch lại với
nhau.
Theo chuẩn, các tiếp điểm thường đóng hoặc thường mở được sử dụng
để làm tín hiệu cảnh báo (Alarm). Thông thường, các đầu vào Alarm thường
đóng được sử dụng để chỉ ra trạng thái của Alarm.
Một mô-đun đầu vào số thường có đặc điểm sau:
- Mỗi mô-đun thường có 16 đầu vào số;
- Có hệ thống đèn hiển thị LED để hiển thị trạng thái của từng tín hiệu.

Hình 2.5. Sơ đồ Mô-đun đầu vào tương tự.

38    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 2.6. Sơ đồ Mô-đun đầu ra tương tự

Hình 2.7. Sơ đồ mạch điện mô-đun đầu vào số.


2.3.6. Mô-đun đầu ra số DO (Digital Output)
Đặc điểm của một mô-đun đầu ra số (hình 2.8):
- 8 đầu ra số;
- Điện áp đầu ra thường là 240V AC hoặc 24V DC;
- Có hệ thống đèn hiển thị LED để hiển thị trạng thái của từng tín hiệu;
- Có cách ly để bảo vệ tín hiệu.

  39  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

2.3.7. Mô-đun số/ tương tự


Do yêu cầu của ứng dụng, nhiều RTU cần có cả mô-đun số và tương tự,
các mô-đun này được chế tạo có đặc điểm sau:
- 4 đầu vào tương tự (8 bit);
- 2 đầu vào số;
- 1 đầu ra số;
- 2 đầu ra tương tự (8 bit).

Hình 2.8. Sơ đồ mô-đun đầu ra số.

2.3.8. Mô-đun truyền thông


Các RTU hiện đại được thiết kế linh hoạt, đủ để xử lý các phương tiện
truyền thông nhiều như:
- RS-232/RS-442/RS-485;
- Dialup telephone lines/dedicated landlines;
- Microwave/MUX;
- Satellite.
- X.25 packet protocols
- Radio via trunked/VHF/UHF/900 MHz.
2.3.9. Mô-đun nguồn cấp
Các RTU có thể hoạt động ở nguồn cấp 110/240V AC ±10% 50Hz hoặc
12/24/48V DC ±10%. Mặt khác để đảm bảo cho hoạt động của RTU được

40    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

liên tục kể cả khi có sự cố mất điện thì các pin sử dụng cho RTU phải là loại
pin chất lượng cao như lead acid hoặc nickel cadmium. Các loại pin này
đảm bảo cho RTU có thể hoạt động được khoảng 20 giờ.
2.3.10. Các yêu cầu cơ bản của một hệ thống RTU
1)Yêu cầu về lắp đặt
- Yêu cầu về quạt làm mát và lọc bụi: Hệ thống quạt làm mát bắt buộc
phải được lắp đặt để tránh nhiệt độ cao có thể làm ảnh hưởng đến RTU. Lọc
bụi cũng phải được lắp đặt tại tủ RTU để ngăn chặn bụi có thể đi vào trong
các mạch điện của RTU.
- Vùng nguy hiểm: RTU phải được lắp đặt tại nơi chống cháy nổ, có mái
che.
2)Yêu cầu về môi trường hoạt động
- RTU phải được đặt tại nơi có nhiệt độ phù hợp, nếu đặt trong nhà phải
đặt trong phòng có điều hòa, còn nếu đặt ngoài trời cần làm mái che cho
RTU và sử dụng loại RTU chuyên dụng cho ngoài trời.
- RTU đặt tại nơi có độ ẩm từ 10-95%.

§2.4. BỘ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH PLC TRONG SCADA


2.4.1 Giới thiệu chung
Bộ điều khiển lập trình PLC (Programmale Logic Controllers) là một
máy tính gồm các thiết bị cố định để điều khiển quá trình và thiết bị trường.
PLC ra đời để thay thế cho việc thực hiện các điều khiển logic bằng rơle,
switch và các bộ đếm cơ học. Hiện này toàn bộ các điều khiển có thể được
thực hiện bằng PLC một cách đơn giản và linh hoạt.
Tiện ích của việc sử dụng một PLC như là một RTU trong hệ thống
SCADA, nó có đầy đủ hết các tính năng của tất cả các loại RTU, hơn nữa
PLC rất dễ dàng cài đặt.
2.4.2 Phần mềm PLC & Phương pháp lập trình giản đồ thang
Phương pháp giản đồ thang (ladder-logic) được sử dụng rộng rãi để lập
trình PLC bởi vì nó gần gũi như là một mạch điện (hình 2.9).
Các quy luật cơ bản của phương pháp giản đồ thang:

  41  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Các đường thẳng đứng là đường nguồn cấp cho hệ thống (từ 12V DC
hoặc 24V DC). “Dòng nguồn cấp” có thể coi như dịch chuyển từ trái sang
phải;
- Đọc giản đồ thang từ trái sang phải và từ trên xuống dưới;
- Các thiết bị điện thông thường cũng được chỉ ra trong sơ đồ;
- Các tiếp điểm được liên kết với các cuộn dây, bộ định thời (timer), bộ
đếm (counter) và các thành phần khác;
- Các thiết bị mà chỉ ra một hoạt động bắt đầu thường được đặt song song
như hình 2.10.
- Thiết bị mà chỉ ra hoạt động kết thúc thường được đặt nối tiếp (hình
2.11).

Hình 2.9. Cấu trúc cơ bản của phần mềm PLC

42    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 2.10. Sơ đồ “Bắt đầu” của giản đồ thang

Hình 2.11. Sơ đồ “Kết thúc” của giản đồ thang

Các thành phần trong giản đồ thang:


1) Tiếp điểm thường mở NO ( Normally Open)

Giá trị ban đầu của tiếp điểm mở (có giá trị là 1).
2) Tiếp điểm thường đóng NC ( Normally Closed)

Giá trị ban đầu của tiếp điểm là đóng (có giá trị là 0).
3) Đầu ra

  43  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Đầu ra trong giản đồ thang được hiển thị như hình vẽ.
4) Bộ định thời Timer
Có hai loại bộ định thời:
o Timer ON Delay.
o Timer OFF Delay.
Có ba tham số tương ứng với mỗi bộ định thời:
o The preset value: đây là một hằng số được tính bằng giây để tính
toán thời gian kích hoạt bộ định thời.
o The accumulated value: Số thời gian được tính bằng giây trong thời
gian bộ định thời làm việc.
o The time base: Chỉ ra thời gian thực tế bộ định thời hoạt động
Hoạt động của Timer ON Delay:

Hoạt động của Timer OFF Delay

44    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

5) Bộ đếm (Counter)
Có hai loại bộ đếm, đếm tiến (Count up), và đếm lùi (Count down).
Hoạt động của bộ đếm tương tự như hoạt động của bộ định thời.
Bộ đếm có 2 tham số:
o Giá trị tích lũy (Accumulated Value);
o Giá trị đặt trước (Presset Value).
Bộ đếm tiến (Count up Counters)
Bộ đếm này làm tăng giá trị của Accumulated value từng 1 đơn vị.
Khi giá trị của Accumulated value bằng với Preset Value đầu ra của bộ đếm
sẽ được kích hoạt. Khi một giá trị khởi tạo lại được đưa ra thì bộ đếm được
khởi tạo lại và tham số accumulated value có giá trị bằng 0.
Bộ đếm lùi (Count down Counters)
Bộ đếm này làm giảm giá trị của Accumulated value từng 1 đơn vị.
Khi giá trị của Accumulated value về bằng 0 thì đầu ra của bộ đếm sẽ được
kích hoạt
6) Các bộ tính toán.

  45  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

PLC sử dụng nhiều bộ tính toán ở hệ mã chuẩn của Mỹ để trao đổi


thông tin ASCII (Americain Standard Code for Information Interchange)
hoặc hệ mã nhị phân BCD (Binary Code Digit):
o Bộ cộng (Addition).
o Bộ trừ (Subtraction).
o Bộ nhân (Multiplication).
o Bộ chia (Division).
o Căn bậc hai.
o Chuyển đổi sang hệ mã nhị phân BCD (Binary Code Digit)
7) Các bộ logic
PLC hỗ trợ các hàm logic sau:
o AND
o OR
o XOR

o NOT

§2.5. TRẠM CHỦ


2.5.1 Giới thiệu chung
Cấu trúc chung của một trạm chủ giới thiệu trên hình 2.12
Trung tâm điều khiển hay trạm chủ có thể được mô tả như là một hoặc
nhiều các trạm vận hành, được liên kết với nhau bằng mạng cục bộ LAN
(Local Area Network), liên kết với hệ thống truyền thông như MODEM và
các thiết bị thu phát tín hiệu radio. Thông thường sẽ không một mô-đun vào
ra nào kết nối trực tiếp với trung tâm điều khiển mà thường phải qua các
RTU đặt tại những điểm gần nhất có thể so với trung tâm.
Một trung tâm điều khiển phải có hai chức năng chính như sau:
o Thu thập dữ liệu từ các RTU và các trạm con.
o Điều khiển các thiết bị trường thông qua các trạm vận hành.

46    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 2.12. Cấu trúc của trạm chủ.

2.5.2 Phần mềm cho trạm chủ


Có 3 thành phần chính cho phần mềm của trạm chủ:
o Hệ điều hành.
o Phần mềm SCADA.
o Các phần mềm ứng dụng.
2.5.3 Phần mềm SCADA
Các phần mềm SCADA thường được thiết kế bởi nhà cung cấp hệ
thống. Thông thường một phần mềm SCADA gồm 4 phần chính sau:
- Thu thập dữ liệu.
- Điều khiển.
- Cơ sở dữ liệu.

  47  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Phần giao diện giữa người và máy HMI (Human Machine Interface).
Phần mềm SCADA sẽ được thảo luận kỹ hơn trong chương sau.
2.5.4. Mạng nội bộ cho trạm chủ
Cấu trúc của trạm chủ có thể được dựa trên một kiến trúc phần tán và
một đường truyền dữ liệu ở tốc độ cao như là Ethernet, token bus, hoặc
token ring. Hầu hết các ứng dụng đều sử dụng mạng Ehternet hoặc token
bus khi mà trạm chủ không sử dụng một máy vận hành chủ nào.
1) Mạng Ethernet
Ethernet là một họ lớn và đa dạng gồm các công nghệ mạng dựa (frame-
based) dành cho . Ethernet định nghĩa một loạt các chuẩn nối dây và phát tín
hiệu cho, phương tiện để truy nhập mạng tại phần Kiểm soát truy nhập môi
trường truyền dẫn MAC (Medium Access Control) và định dạng chung cho
việc đánh địa chỉ.
Ethernet đã được chuẩn hóa thành IEEE 802.3, hình thức nối dây
(twisted pair) của Ethernet đã trở thành công nghệ mạng cục bộ LAN được
sử dụng rộng rãi nhất từ thập kỷ 1990 cho tới nay, nó đã thay thế các chuẩn
LAN cạnh tranh khác như Ethernet (coaxial cable), FDDI (Fiber Distributed
Data Interface) và ARCNET. Trong những năm gần đây, dạng LAN không
dây đã được chuẩn hóa bởi IEEE 802.11, đã được sử dụng bên cạnh hoặc
thay thế cho Ethernet trong nhiều cấu hình mạng.
2) Mạng nội bộ dạng vòng (Token Ring)
Ngoài Ethernet LAN một công nghệ LAN chủ yếu khác đang được dùng
hiện nay là Token Ring. Trên hình 2.13 giới thiệu hệ thống mạng vòng
Token Ring. Nguyên tắc của mạng Token Ring được định nghĩa trong tiêu
chuẩn IEEE 802.5. Mạng Token Ring có thể chạy ở tốc độ 4Mbps hoặc
16Mbps. Phương pháp truy cập dùng trong mạng Token Ring gọi là Token
passing. Token passing là phương pháp truy nhập xác định, trong đó các
xung đột được ngǎn ngừa bằng cách ở mỗi thời điểm chỉ một trạm có thể
được truyền tín hiệu. Điều này được thực hiện bằng việc truyền một bó tín
hiệu đặc biệt gọi là Token (mã thông báo) xoay vòng từ trạm này qua trạm
khác. Một trạm chỉ có thể gửi đi bó dữ liệu khi nó nhận được mã không bận.

48    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 2.13. Hệ thống mạng vòng Token Ring

Hoạt động của Token ring:


- Token ring bao gồm một số lượng các repeater (điểm lặp), mỗi repeater
được kết nối với 2 repeater khác theo một chiều truyền dữ liệu duy nhất tạo
thành một vòng khép kín.
- Để một ring (vòng) có thể hoạt động được thì cần phải có 3 chức năng
đó là: chức năng đưa dữ liệu vào ring, lấy dữ liệu từ ring và gỡ bỏ gói tin.
các chức năng này được thực hiện bởi các repeater.
- Trong ring các dữ liệu được đóng gói thành các frame. trong đó có một
trường địa chỉ đích. khi gói tin đi qua các repeatert thì trường địa chỉ sẽ
được copy xuống. và so sánh với đại chỉ của trạm, nếu giống nhau thì phần
còn lại của frame sẽ được copy và gói tin tiếp tục được gửi đi.
- Việc gỡ bỏ một gói tin trong ring thì phức tạp hơn so với dạng Bus. Để
gỡ bỏ các gói tin ta có hai cách để lựa chọn:
Cách thứ nhất là sử dụng một Repeater chuyên làm nhiệm vụ gỡ bỏ các
gói tin nó được xác định rõ địa chỉ.
Cách thứ hai là các gói tin được gỡ bỏ bằng chính trạm gởi gói tin đó.
Thông thường vẫn thường dùng cách thứ hai vì có hai ưu điểm: tạo ra một
cơ chế trả lời tự động và có thể truyền một gói tin đến nhiều trạm đích.

  49  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

3) Mạng Token Bus.


Trên hình 2.14 giới thiệu hệ thống mạng vòng Token Bus. Trong mạng
Token Bus thẻ bài là đơn vị dữ liệu đặc biệt dùng để cấp phát quyền truyền
dữ liệu. Phương pháp truy nhập có điều khiển như sau:
- Các đối tượng có nhu cầu truyền dữ liệu sẽ "bắt tay" với nhau tào thành
1 vòng logic và thẻ bài sẽ được lưu truyền trong vòng logic này.
- Sau khi truyền xong data hoặc hết thời gian cầm thẻ bài thì thẻ bài được
chuyển sang trạm kế tiếp trong vòng logic.

Hình 2.14. Hệ thống mạng Token Bus.

§2.6. ĐÔ TIN CẬY VÀ SẴN SÀNG CỦA HỆ THỐNG SCADA


2.6.1 Giới thiệu chung
Từng thành phần của hệ thống SCADA phải đảm bảo được độ tin cậy
khi nằm trong hệ thống. Ví dụ hệ thống trung tâm điều khiển là phần tối
quan trong của hệ thống SCADA, việc mất liên lạc với một RTU cũng có
thể ảnh hưởng rất lớn đến những hoạt động tiếp theo của hệ thống. Vì vậy
khi lựa chọn máy tính cho trung tâm điều khiển, cần chú ý lựa chọn các
thành phần then chốt như:

50    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Bộ xử lý trung tâm CPU


- Bộ nhớ RAM.
- Ổ cứng HDD.
- Các giao diện truyền thông.
2.6.2 Cấu hình dự phòng của hệ thống
Có rất nhiều cấu hình dự phòng có thể được lựa chọn, trong đó có 2 hệ
thống dự phòng cơ bản như sau:
1) Hệ thống dự phòng “lạnh” (Cold Standby System)
Trên hình 2.15 giới thiệu cấu hình dự phòng “lạnh” của hệ thống
SCADA.

Hình 2.15. Cấu hình dự phòng “lạnh” của hệ thống SCADA.

  51  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Trong cấu hình dự phòng “lạnh”, khi CPU chính (Primary) đang làm
việc mà gặp sự cố thì lập tức sẽ được chuyển sang CPU phụ (Secondary)
bằng hệ thống chuyển mạch switch.
2) Cấu hình dự phòng “nóng” (Hot standby System)
Một ví dụ về dự phòng “nóng” được thể hiện như hình 2.16. Hệ thống
làm việc luôn có 2 CPU và các CPU có thể thế chỗ của nhau bất kỳ lúc nào
bằng phần mềm điều khiển.

Hình 2.16. Cấu hình dự phòng “nóng” của hệ thống SCADA.

52    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

§2.7. CẤU TRÚC TRUYỀN THÔNG

2.7.1 Giới thiệu chung


Có nhiều cấu trúc truyền thông và nó được sử dụng với từng mục đích
khác nhau của ứng dụng. Cấu trúc dựa trên cơ sở các liên kết, là mối liên hệ
vật lý hoặc logic giữa hai hay nhiều đối tác truyền thông. Với liên kết vật lý
các đối tác là các trạm truyền thông được liên kết với nhau qua một môi
trường vật lý. Khái niệm liên kết logic được hiểu như sau: dối tác truyền
thông không nhất thiết phải là một thiết bị phần cứng mà có thể là một
chương trình hệ thống hy một chương trình ứng dụng trên một trạm quan hệ
giữa các đối tác này chỉ có tính logic. Do đó tương ứng với một đối tác vật
lý thường có nhiều đối tác logic và tất nhiên mối liên kết logic được xây
dựng trên cơ sở một mối liên kết vật lý.
Có thể có các kiểu liên kết logic sau:
- Liên kết Điểm – Điểm ( Point to Point): mối liên kết này chỉ có hai đối
tác tham gia, về mặt vật lý hai trạm được nối với nhau bởi một đường
truyền. Để thực hiện một mạng tuyền tin dựa trên liên kết này sẽ la tập hợp
của nhiều đường dây độc lập.
- Liên kết Điểm – Nhiều điểm ( Multi – Drop): nhiều trạm được nói chung
với một trạm chủ, như vậy các đối tác được nối chung vào một đường dây.
- Liên kết Nhiều điểm – nhiều điểm ( Multi – Point): nhiều đối tác tham
gia và thông tin được trao đổi theo nhiều hướng, các đối tác cũng được nối
vào một đường dây.
Khả năng liên kết nhiều điểm là đặc trưng của mạng trong điều khiển
phân tán.
Các cấu trúc truyền thông hay sử dụng là:
- Cấu trúc liên kết Điểm – Điểm (Point to Point), dùng cho 2 trạm;
- Cấu trúc liên kết Nhiều điểm – Nhiều điểm ( Multipoint): dùng cho
nhiều trạm.
Dưới đây sẽ giới thiệu một số cấu trúc mà chúng sử dụng các cấu trúc
liên kết nêu trên.
2.7.2 Cấu trúc Chủ - Khách (Master - Slave)

  53  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Cấu trúc Chủ - Khách có thể được sử dụng trong cả hai liên kết: point to
poit và multipoint. Hình 2.17 giới thiệu cấu hình Chủ - Khách giữa trung
tâm và các RTU. Máy chủ (Master) sở hữu toàn bộ quyền điều khiển trong
hệ thống truyền thông, nó có quyền đưa ra các yêu cầu về dữ liệu và truyền
dữ liệu đi hoặc đến các trạm khách (Slave). Các trạm khách (slave) không
có khả năng tự nhận hoặc truyền dữ liệu mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào
trạm chủ.

Hình 2.17. Cấu hình chủ khách giữa trung tâm và các RTU

54    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

2.7.3 Hệ thống Truy cập nhận biết sóng mang tránh xung đột CSMA–CD
CSMA-CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision Detect) là đa
truy cập nhận biết sóng mang tránh xung đột. Đây là nguyên tắc hoạt động
của mạng cục bộ LAN. Trong mạng cục bộ LAN, khi một trạm muốn
truyền một gói tin, trước tiên nó sẽ lắng nghe xem trên đường truyền có
sóng mang hay không. Nếu không có, nó sẽ thực hiện truyền gói tin (theo
frame). Sau khi truyền gói tin, nó vẫn tiếp tục lắng nghe để xem có máy nào
định truyền tin hay không. Nếu không có xung đột, máy tính sẽ truyền gói
tin cho đến hết. Nếu phát hiện xung đột, nó sẽ gửi một gói tin (broadcast)
báo hiệu cho các máy trên mạng không nên gửi tin để tránh làm nhiễu
đường truyền, và sẽ tiến hành gửi lại gói tin. tiến trình các bước như sau:
- Một thiết bị có frame cần truyền sẽ lắng nghe đường truyền cho đến khi
nào đường truyền Ethernet không còn bị chiếm.
- Khi đường truyền Ethernet không còn bị chiếm, máy gửi bắt đầu gửi
frame.
- Máy gửi cũng bắt đầu lắng nghe để đảm bảo rằng không có xung đột xảy
ra.
- Nếu có xung đột, tất cả các máy trạm đã từng gửi ra frame sẽ gửi ra một
tín hiệu nghẽn để đảm bảo tất cả các máy trạm đều nhận ra sự xung đột đó
(collision).
- Sau khi tín hiệu nghẽn là hoàn tất, mỗi máy gửi của của những frame bị
xung đột sẽ khởi động một bộ định thời (Timer) và chờ hết khoản thời gian
này sẽ cố gắng truyền lại. Những máy không tạo ra collision sẽ không phải
chờ.

- Sau khi các thời gian định thời là hết, máy gửi có thể bắt đầu một lần
nữa với bước 1.

§2.8 GIAO DIỆN NGƯỜI – MÁY HMI

2.8.1.Khái niệm chung


HMI chỉ về mối liên hệ qua lại giữa người vận hành và các thiết bị, máy
móc xung quanh trong quá trình điều phối vận hành hệ thống. Cần phải xử
lý mối quan hệ này nhăm tạo ra sự tương thích hoàn toàn giữa con người và

  55  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

thiết bi. Điều này đặc biệt quan trọng trong các chế độ sự cố, chỉ trong thời
gian rất ngắn người điều hành phải nhận thức được tình huống đã xảy ra
bằng cách chắt lọc được thông tin quan trọng nhất trong rất nhiều thông tin
được gửi về bàn điều khiển và đồng thời dễ dàng thao tác để khắc phục sự
cố đó.
Trong các hệ thống điện với thế hệ thiết bị cú giao diện Người – Máy
chưa được chú ý đầy đủ do những hạn chế về công nghệ và nhận thức. Với
sự phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật số,
mạng thông tin số,… đã xuất hiện nhiều công nghệ lưu trữ, xử lý, sắp xếp
truy xuất và hiển thị thông tin đã góp phần hoàn thiện hơn về giao diện
Người – Máy. Nhiều công ty Điện lực trên thế giơi đã nâng cấp hệ thống
điều khiển phân phối điện năng theo hướng này nhằm giảm thiểu chi phí.
Trong hệ thống điện Việt nam vào trước những năm 1990 của thế kỷ 20 các
thiết bị điều khiển, bảo vệ, hiển thị của các trạm biến âp, nhà máy điện chủ
yếu là các thiết bị kiểu cơ khí, điện từ. Khoảng từ năm 1995 trở lại đây các
thiết bị này dần được thay thế bằng các thiết bị kỹ thuật số hiện đại và theo
đó đã dần hoàn thiện hệ thống SCADA cho từng trạm và toàn bộ được giám
sát điều khiển bởi các Trung tâm điều độ miền Bắc, miền Trung, miền Nam
và Trung tâm điều độ quốc gia.
2.8.2. Thể hiện sơ đồ lưới
Có hai phương pháp thể hiện sơ đồ lưới điện xuất phát từ nhu cầu thực tế
khác nhau:
- Thể hiện kiểu sơ đồ kết dây một sợi điều khiển xa;
- Thể hiện kiểu địa đồ cho các đội sử chữa.
Thể hiện kiểu sơ đồ kết dây là phương pháp thể hiện đơn giản và rõ
ràng, cho phép người điều hành phân tích nhanh chóng và chính xác tình
trạng lưới điện, thao tác các thiết bị điều khiển từ xa và ghi lại các thao tác
của thiết bị dùng tay. Cách thể hiện này cho phép hiển thị các kết nối và tổ
hợp lưới phân phối dưới dạng một só đồ có kích thước lớn hơn, nó liên quan
đến hầu hết các thao tác của người điều hành. Sơ đồ tổng thể này còn có thể
được bổ sung các thông số chi tiết của cac trạm dưới dạng một sơ đồ thứ hai
trên cùng sơ đồ với thông tin phong phú hơn và được phóng to, thu nhỏ với
tỷ lệ do người điều hành chọn.

56    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Thể hiện kiểu địa đồ cho phép người điều hành hướng dẫn các đội sửa
chữa thực hiện các chuyến công tác trên vùng lãnh thổ. Khi đó lưới điện sẽ
được xây dựng theo các toạn độ địa lý sao cho nó có thể làm việc kết hợp
với các bản đồ. Điều này cho phép can thiệp nhanh các sự cố và bớt thời
gian cắt điện.
2.8.3. Các chức năng của giao diện Người – Máy
Chức năng hàng đầu của giao diện HMI là hiển thị đầy đủ các tình trạng
của lưới điện và giúp cho người điều hành hieur được các thao tác cần phải
điều hành, cụ thể như sau:
1) Chức năng định hướng
Cung cấp các khả năng định hướng bằng cách đưa ra được sơ đồ toàn
cảnh của lưới:
- Con trỏ lên xuống: một phần của sơ đồ giới hạn bởi phạm vi các chiều
ngang và dọc, gọi là cửa sổ được thay đổi theo ý muốn của người sử dụng (
dùng thanh cuốn/điểm cuốn như trong Windows);
- Thay đổi toàn cảnh: sự thay hình được thực hiện trên toàn bộ màn hình
điều khiển một cách tức thời theo cả hai chiều;
- Cửa số định hướng: thực chất là nhìn tổng quan về lưới điện, cho phép
định vị các phần của lyuwowis hiển thị trong các cửa sổ trên màm hình. Có
thể truy nhập đấn cửa sổ định hướng tùy theo yêu cầu của người điều hành.
Sự thay đổi hình ảnh trên cửa sổ định hướng dẫn đến sự thay đổi trên các
cửa sổ liên quan.
- Cửa số thu phóng: phóng to, thu nhỏ các phần của sơ đồ. Sơ đồ có thể
được mở bằng sử dụng chuột hoặc menu cuốn.
2) Chức năn phân tầng thông tin (decluttering)
Các sơ đồ lưới điện được chia thành các tầng, trên đó sắp xếp các phần tử
tĩnh và động, chúng được cập nhật liên tục. Như vậy có thể hiện thị hoặc
không hiển thị một tầng hoặc một nhóm tầng tùy theo yêu cầu truy nhập đến
các thông tin liên quan. Ví dụ, trong một sơ đồ lưới có thể chỉ cần hiển thị
các thiết bị điều khiển từ xa. Bằng cách truy nhập tới tầng sâu hơn người
điều hành có thể thấy được các trang thiết bị điều khiển bằng tay. Trong
trường hợp chung, tồn tại bốn cấp phân tầng thông tin:
- Cấp thứ nhất là mạng hệ thống điện hợp nhất;

  57  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Cấp thứ hai là lưới điện nhỏ của khu vực;


- Cấp thứ ba là cấu hình của trạm phân phối;
- Cấp thứ tư là sơ đồ của một đường dây xuất tuyến nào đó.
Mức độ chi tiết có thể được kết hợp với mức độ thu phóng sao cho mức
độ phong phú của thông tin trở thành hàm số tỷ lệ thu phóng. Các mức độ
sâu của thông tin thường được tính toán tự động theo tỷ lệ này.
3) Chức năng tô màu các động thái của lưới
Sự kết nối của lưới được mô tả chính xác bằng các màu sắc tương ứng
với các động thái có thể cho phép tổng hợp được trạng thái thực tế của lưới
điện. Các hình ảnh trên màn hình khi đó có thể cho phép hiển thị:
- Các phần của lưới không được cung cấp nguồn;
- Các nút giới hạn bởi hai xuất tuyến;
- Vùng của lưới cung cấp bởi một máy biến áp hay một trạm đầu nguồn;
- Sự tồn tại của một chuỗi xích trên lưới nếu nó được phân cấp theo sơ đồ
hình cây;
- Trạng thái của các máy cắt hoặc dao cách ly.
4) Chức năng cảnh báo khi có sự kiện
Khi có biến động nào đó trong lưới cần gay chú ý, cảnh báo cho người
vận hành người ta thường sử dụng cảnh báo bằng ánh sáng và âm thanh.
Cảnh báo bằng ánh sáng có thể là sự đôi màu của những phần tử trong lưới,
sự chớp nháy trong khoảng thời gian nào đó kèm theo thông báo sự kiện
xảy ra. Cảnh báo bằng âm thanh thường dùng các âm thanh ngắt quãng có
tần số cao trong dải tần nghe thấy dễ gây chú ý hơn cho người vận hành.
2.8.4. Các sơ đồ lưới
- Các nguyên tắc của sơ đồ: các sơ đồ của lưới có thể cùng được hiển thị
trên một vài cửa sổ của màn hình điều hành. Các quá trình xảy ra trên sơ đồ
sẽ được thẻ hiện đồng thời.
Các phần tử trên sơ đồ có thể là đối tượng tĩnh hoặc động như máy cắt,
máy biến áp, máy phát, tụ bù,…Sự thể hiện bằng đồ thị của một đối tượng,
ví dụ như máy cắt sẽ là kết quả tính toán từ các dữ liệu mô phỏng đối tượng
đó.

58    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Các đối tượng của sơ đồ: một điểm dễ nhận thấy của các lưới phân phối
là sự biến thái rất mạnh của nó. Do đó, việc thể hiện sơ đồ cuối cùng phải
do người sử dụng thực hiện. Để người sử dụng có thể dẽ dàng tiếp cận với
việc quản lý hệ thống kỹ thuật cần thỏa mãn các điều kiện sau:
1. Xác định cấu hình lưới mỗi khi có đủ thông số để tạo ra các sơ đồ
kiểu đồ thị;
2. Xác định sơ bộ các đối tượng của lưới để đơn giản hóa việc định
dạng lưới bới vì lưới điện thường gồm có các phần tử có bản chất giống
nhau, có giá trị và cách thể hiện các đặc tính như nhau, ví dụ: các xuất tuyến
trung áp, các trạm trung/hạ áp,…
- Các dữ liệu về sơ đồ ghép nối: mô tả các phương thức kết nối về điện
giữa các phần tử trong hệ thống điện, số lượng các điểm kết nối. Xác định
một đường dây, một thanh cái, một đầu dây hở, hoặc một điểm nối hình
tia,…cung cấp thông tin về một trạm với sơ đồ kết dây phức tạp có sử dụng
hệ thống thanh cái vòng.
- Các thông số điện: các thông số về điện là các dữ liệu không thể thiều
trong các tính toán về điện. Đó là các thông số: tổng trở, điện kháng các
phần tử, đặc tuyến của tải tại đầu cung cấp,…
- Các thông tin về hệ thống: chúng có thể là các IED, RTU truyền tới hoặc
là các kết quả tính toán hoặc trạng thái các phần tử thao tác bằng tay,…
2.8.5 Tạo và thay đổi các sơ đồ
Chỉnh lý các đối tượng (máy cắt, máy biến áp,…): chỉnh lý các biểu
tượng đồ họa được thực hiện bằng phần mềm chỉnh lý nhằm mục đích mo
phỏng các chức năng của phần tử mới khi lưu trữ trong thư viện. Tổ hợp các
thông tin khác nhau như phương thức kết nối, các thông số điện cũng được
lưu trữ trong thư viện để đơn giản hóa việc chỉnh lý lưới.
Chỉnh lý lưới sử dụng các phương tiện đồ họa để thay đổi cấu hình của
lưới phù hợp với các thao tác điều hành. Ở đây ta sử dụng các biểu tượng
ứng với các đối tượng đã được thiết kế từ trước để rút ngắn thời gian thay
đổi cấu hình lưới.
Khi thay đổi một bộ phận lưới, các cơ cấu tính toán bên trong sẽ xác định
lại tất cả các quá trình trong đối tượng và các thành phần của nó. Toàn bộ

  59  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

thông tin bên trong vẫn bị che khuất đối với người vận hành nếu như họ
không yêu cầu thông tin.
Khi thay đổi biểu tượng chuẩn của một loại đối tượng, tất cả các quá
trình tương ứng của đối tượng này cũng sẽ thay đổi.

60    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Chương 3
CẤU TRÚC PHẦN MỀM HỆ THỐNG SCADA

§3.1. GIỚI THIỆU CHUNG


Chương này sẽ tập trung cụ thể vào các hệ thống SCADA và giao thức
truyền thông được sử dụng trong hệ thống, cụ thể giới thiệu các nội dung
sau:
- Các thành phần của một hệ thống SCADA;
- Các gói phần mềm SCADA;
- Các giao thức sử dụng trong hệ thống SCADA;
- Phát hiện lỗi.

§3.2 THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG SCADA


Các thành phần cơ bản của hệ thống SCADA được chỉ ra như trong hình
3.1. Các đặc điểm chính một hệ thống SCADA như sau:
1) Giao diện người sử dụng:
o Bàn phím.
o Chuột.
o Màn hình cảm ứng.
2) Trang đồ họa hiển thị:
o Giao diện
o Giới hạn số trang đồ họa.
o Độ phân giải: lên tới 1280 x1024 triệu màu.
3) Cảnh báo (Alarm) :
o Cảnh báo toàn bộ các sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động.
o Khoảng thời gian đưa ra cảnh báo 1 mili giây hoặc nhanh hơn.

  61  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

o Các cảnh báo đều được hiển thị tại tất cả các máy trạm.
o Hiển thị cảnh báo theo thứ tự.
4) Đồ thị (Trend);
5) Giao diện RTU (hoặc PLC);
6) Khả năng mở rộng;
7) Truy cập dữ liệu;
8) Cơ sở dữ liệu;
9) Mạng truyền thông;
10) Phát hiện lỗi và dự phòng.

Hình 3.1. Thành phần cơ bản của một hệ thống SCADA.

§3.3. GÓI PHẦN MÊM CỦA HỆ THỐNG SCADA

3.3.1 Giới thiệu chung


Hiệu suất và năng suất của một hệ thống SCADA đối với đối tượng đang
sử dụng nó là rất quan trọng, điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng mở
rộng của hệ thống theo các yêu cầu trong tương lai. Hệ thống phải dễ dàng

62    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

trong nâng cấp và chỉnh sửa theo các yêu cầu thực tế của đối tượng, để làm
được điều này phụ thuộc rất nhiều vào cấu hình phần mềm của hệ thống.
Có hai phương pháp chính để thiết kế hệ thống SCADA. Đó là phương
pháp tập trung và phương pháp phân tán.
Phương pháp tập trung có nghĩa là một máy tính thực hiện toàn bộ việc
giám sát và thu thập dữ liệu dựa trên cơ sở dữ liệu bên trong máy tính đó.
Trên hình 3.2 giới thiệu hệ thống tập trung.

Hình 3.2. Hệ thống tập trung

Những hạn chế của phương pháp này là:


- Giá thành đầu tư ban đầu rất lớn đối với các hệ thống nhỏ;
- Khả năng mở rộng nhà máy bị hạn chế;
- Hệ thống dự phòng rất tốn kém bởi vì toàn bộ hệ thống phải được
nhân đôi;

  63  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Nhân viên bảo dưỡng, bảo trì phải yêu cầu có trình độ cao.
Phương pháp phân tán có nghĩa là hệ thống SCADA sẽ được điều khiển
bởi nhiều trạm máy tính nhỏ. Trên hình 3.3 giới thiệu hệ thống phân tán.Với
hệ thống này thì cần chú ý một số vấn đề sau:
- Truyền thông giữa các máy tính là không phải đơn giản;
- Truyền dữ liệu và cơ sở dữ liệu phải được nhân đôi đối với toàn bộ
các máy tính;
- Không có cách tiếp cận để thu thập dữ liệu trực tiếp từ các thiết bị
trường (ví dụ nếu có 2 trạm vận hành yêu cầu cùng một dữ liệu, các RTU
phải được hỏi 2 lần).

Hình 3.3. Hệ thống phân tán

Một giải pháp có hiệu quả là kiểm tra các loại dữ liệu cần thiết cho mỗi
công việc và sau đó đến cấu trúc của hệ thống một cách thích hợp. Kiểu cấu
trúc chủ khách sẽ làm cho hệ thống hoạt động hiệu quả hơn.
Một hệ thống chủ khách được hiểu như sau:
- Một máy chủ (server) là thiết bị mà cung cấp toàn bộ dịch vụ cho
các máy khác trên hệ thống mạng. Tất cả các máy khách (Client) muốn sử
dụng dịch vụ thì cần phải yêu cầu lệnh từ máy chủ.
- Một ví dụ là một hệ thống hiển thị dữ liệu cần hiển thị. Nút hiển thị
(hoặc khách hàng) yêu cầu các dữ liệu từ máy chủ điều khiển. Các máy chủ

64    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

điều khiển sau đó tìm kiếm cơ sở dữ liệu và trả về dữ liệu yêu cầu, do đó
làm giảm overhead mạng so với các phương pháp tiếp cận khác để hiển thị
nút phải làm các việc tìm kiếm cơ sở dữ liệu bản thân
Hệ thống SCADA theo phương pháp chủ khách cần phải thực hiện đầy
đủ các công việc như hình 3.4.

Hình 3.4. Cấu hình chủ khách ứng dụng trong hệ thống SCADA.

  65  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Mỗi phần mềm SCADA có 5 chương trình cơ bản như sau:


- Nhiệm vụ vào ra (Input/Output Task): Chương trình này là giao diện
giữa hệ thống điều khiển và giám sát.
- Nhiệm vụ cảnh báo (Alarm Task): Chương trình này quản lý toàn bộ
các Cảnh báo của hệ thống.
- Nhiệm vụ đồ thị (Trend Task): Chương trình này thu thập dữ liệu và
hiển thị bằng đồ thị các dữ liệu thu thập được.
- Nhiệm vụ báo cáo (Reports Task): Các báo cáo được xuất ra từ dữ
liệu của nhà máy. Các báo cáo có thể theo chu kỳ, theo thời gian định sẵn
tùy thuộc vào người vận hành nhà máy.
- Nhiệm vụ hiển thị (Display Task): Chương trình này quản lý toàn bộ
dữ liệu được hiển thị lên các trạm vận hành.
3.3.2 Hệ thống dự phòng
Một ví dụ điển hình của một hệ thống SCADA, nơi một trong những
thành phần có thể làm gián đoạn hoạt động của toàn bộ hệ thống được giới
thiệu trên hình 3.5, gọi là hệ thống SCADA không được bảo vệ tốt.

Hình 3.5. Hệ thống SCADA không được bảo vệ tốt

66    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Để đảm bảo một kỳ quy trình hay một hoạt động trong hệ thống có độ tin
cây cao, hoặc để giảm chi phí tổn thất về sản xuất thì nhất thiết hệ dự
phòng phải được xây dựng vào hệ thống. Điều này có thể thực hiện được
bằng một số cách như thể hiện trên hình 3.6.

Hình 3.6. Sơ đồ sử dụng hai server.

Trong sơ đồ như hình 3.6, hệ thống SCADA sử dụng hai server, một
server hoạt động chính và một server dự phòng. Khi server chính có sự cố
lập tức server dự phòng thay thế vào ngay để đảm bảo quá trình hoạt động
của nhà máy được liên tục.
Để hệ thống được đảm bảo hơn, người ta thiết kế hai đường mạng cho hệ
thống, một đường hoạt động chính và một đường dự phòng như hình 3.7.

  67  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 3.7. Sơ đồ sử dụng hai đường mạng LAN mà mạng PLC

3.3.3 Thời gian phản hồi.


Các yêu cầu về mặt thời gian rất quan trọng đối với hệ thống SCADA, do
đó thời gian phản hồi của nó cần phải được đáp ứng đúng yêu cầu:
- Hiển thị các giá trị tương tự và số (thu được từ các RTU) trên trung
tâm điều khiển tại các trạm vận hành: Thời gian đáp ứng lớn nhất phải từ 1
đến 2 giây;
- Yêu cầu điều khiển từ trạm vận hành đến các RTU: 1 giây cho các
yêu cầu quan trọng, 3 giây cho các yêu cầu ở mức độ khác;
- Xuất hiện cảnh báo (Alarm) trên các trạm vận hành: 1 giây;
- Hiển thị các màn hình mới trên màn hình của trạm vận hành: 1 giây;
- Nhận các đồ thị và hiển thị trên trạm vận hành: 2 giây;

68    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Truy cập đến các sự kiện (ở RTU) hoặc các sự kiện quan trọng khác:
1 mili giây.
3.3.4 Khả năng mở rộng của hệ thống.
Khả năng mở rộng của hệ thống là rất quan trọng, nó liên quan đến
tương lai sau này của một đối tượng có trang bị SCADA. Do vậy khi thiết
kế nhà đối tượng có trang bị hệ thống SCADA cần chú ý đến các vấn đề
sau:
- Phần cứng có thể được thêm vào phải tương thích với các phần cứng
đang sử dụng;
- Việc cài đặt phần cứng hiện tại của hệ thống SCADA / tủ điều khiển
/ nhà điều hành hiển thị sẽ không bị ảnh hưởng khi bổ sung thêm phần cứng
. Điều này bao gồm các hạng mục như cung cấp điện / điều hoà không khí /
tổ chức hiển thị SCADA …vv;
- Các hệ điều hành sẽ có thể hỗ trợ được các yêu cầu bổ xung mà
không cần sự thay đổi lớn nào;
- Các phần mềm ứng dụng nên không cần sửa đổi trong cách thêm
mới RTU hoặc trạm vận hành tại trung tâm điều khiển.

§3.4 GIAO THỨC TRONG HỆ THỐNG SCADA


3.4.1 Giới thiệu chung
Vấn đề trong một hệ thống mạng là phải làm sao cho các thiết bị có cấu
trúc không tương thích có thể truyền thông cho nhau. Như vậy cần đưa ra
một thủ tục quy định chuẩn cho tất cả các thiết bị khi muốn tham gia mạng
phải tuân theo. Nó được gọi là giao thức truyền thông ( Protocol).
Quy định về giao thức bao gồm:
- Định thời (Timing): Quy định về các thủ tục giao tiếp, chế độ truyền, tốc
độ truyền,…;
- Ngữ nghĩa ( Sematic): Quy định về nội dung của từng phần trong khung
truyền (frames);
- Cú pháp ( Syntax): quy định về cấu trúc.

  69  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Quá trình xử lý giao thức có thể là mã hóa hoặc giải mã, như vậy việc xử
lý giao thức chính là việc thực hiện một quá trình truyền thông dựa trên cơ
sở giáo thức định sẵn.
Giao thức cấp cao gần với người sử dụng thường được thực hiện bằng
phàn mềm, ví dụ FTP ( File Transfer Protocol) dùng cho việc trao đổi dữ
liệu từ xa, HTTP ( Hyper Text Transfer Protocol) dùng để trao đổi các trang
HTML, MMS ( Manufactoring Message Specification) dùng trong các giải
pháp về đo lường điều khiển.
Giao thức cấp thấp thường được thực hiện nhờ các thiết bị phần cứng,
chẳng hạn như TCP/IP ( Transmission Control Protocol/ Internet Protocol)
dùng trong giao diện vật lý của hệ thống Bus trường ( Bus Field)
Các yêu cầu đối các giao thức :
- Dễ dàng cho các hệ thống xử lý.
Mức độ yêu cầu của hệ thống truyền thông ở mức trạm là cấp thấp, do
vậy cần thiết chọn các giao thức đơn giản, chẳng hạn giao thức ASCII (
Americain Standard Code for Information Interchange).
- Tính bảo toàn dữ liệu .\
Trong môi trường công nghiệp có nhiều nhiễu điện từ, cần thiết phải
truyền dữ liệu sao cho không có lỗi, giao thức được chọn phải có khả năng
kiểm soát lỗi hiệu quả, chẳng hạn như phương pháp soát lỗi CRC.
- Chuẩn hóa giao thức.
Xuất phát tù yêu cầu trao đổi thông tin giữa các đối tác trao đổi thông tin
(IED, RTU, PLC, PC,…) được sản xuất bới các hãng khác nhau, cần thiết
phải có giáo thức truyền thông chung, ví dụ như ModBus.
- Tốc độ truy cập các thông số cao:
Xuất phát từ yêu cầu việc cập nhật các thông số từ các thiết bị trường nối
tiếp nhau gần như là đồng thời.
Sau đây sẽ giới một số giao thức thông tin phổ biến.
3.4.2.Giao thức mã chuẩn của Mỹ cho trao đổi thông tin ASCII
Giao thức ASCII (Americain Standard Code for Information
Interchange) được sử dụng rộng rãi bới sự đơn giản của nó, tuy vậy giao
thức này là chậm và khó sử dụng với các hệ thống lớn với nhiều nút mạng.

70    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Nói chung giao thức ASCII chỉ sử dụng trong các hệ thống không đòi hỏi
tốc độ trao đổi thông tin nhanh với một trạm chủ (Master) và các trạm tớ
(Slave).
1) Giao thức ASCII cơ bản cho các IED
Các IED số có sẵn các cổng ghép nối truyền thông như chuẩn truyền
thông RS232, RS485,…Các chuẩn này được sử dụng trong việc truyền số
liệu giữa các trạm chủ (Master) và các trạm tơ (Slave). Sơ đồ ghép nối được
mô tả như trên hình 3.8

Master

Line Bus

Slavel Slave2 SlaveN

Hình 3.8. Sơ đồ ghép nối giữa trạm chủ và trạm tớ

- Theo chuẩn RS232 (hình 3.9), trạm chủ sẽ gửi thông báo tới các trạm tớ,
trong thông báo này có mang địa chỉ của trạm được nhaann, do đó trạm nào
không có địa chỉ trong thông báo thì sẽ không được biết nội dung thông báo.
Sau đó các thông báo trả lời sẽ được chuyển về trạm chủ theo trình tự nối
tiếp sau.
RxD
Master

TxD RxD TxD


RxD TxD RxD TxD
Slavel Slave2 SlaveN

Hình 3.9. Sơ đồ ghép nối Master/Slave theo chuẩn RS232

  71  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Theo chuẩn RS485 (hình 3.10), chế độ hoạt động là bán song công sử
dụng phương thức truyền sai lệch đối xứng khả năng khử nhiễu tốt, cho
phép truyền xa với tốc độ cao, thực hiện việc giao tiếp Điểm – Nhiều điểm (
Multi-Drop). Tram chủ sẽ phát tín hiệu trên đường truyền và các trạm tớ
cùng nghe, nếu trạm tớ nhận thấy địa chỉ của trạm chủ guiwr cho là của
mình thì nó được phép đọc thông báo đó. Số lượng các đối tượng tham gia
trong mạng không đươc vượt quá 32 trạm, trong trường hợp số trạm vướt
quá phải đòi hỏi có bộ lặp (Repeater)

Master

Slavel Slave2 SlaveN

Hình 3.10. Sơ đồ ghép nối Master/Slave theo chuẩn RS485


2) Cấu trúc giao thức
- Phương thức hoạt động của giao thức ASCII cơ bản là hỏi/đáp, chúng
được áp dụng trong truyền thông giữa trạm chủ (PC, PLC) với các IDE,
trạm chủ luôn phát tín hiệu một cách tuần tự.
- Độ dài cực đại của mỗi mã trả lời tối đa 20 ký tự.
- Dùng phương pháp kiểm soát lỗi tổng ( Check Sum) để kiểm tra giá trị
các số HEX trong bản tin.
3.4.3. Giao thức ModBus
Giao thức ModBus là giao thức được phát triển bởi những Modicol (sau
này thuộc AEG). ModBus thực chất là một chuẩn giao thức và dịch vụ
thuộc lớp ứng dụng, vì vậy nó được thực hiện trên các cơ chế vận chuyển
cấp thấp như TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol),
MAP (Manufacturing Message Protocol).
ModBus định nghĩa một tập hợp rộng lớn các dịch vụ trao đổi dữ liệu
quá trình, dữ liệu điều khiển. Trong kỹ thuật điều khiển Mỹ hơn 40% các
ứng dụng truyền thông đã được sử dụng giao thức ModBus cho giao tiếp

72    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

của mình. ModBus thực hiện việc giao tiếp giữ bộ điều khiển và thiết bị
truyền thông qua cơ chế hỏi đáp, nó được sử dụng trên các đường truyền
RS232 ghép nối giữa các thiết bị đầu cuối DTE với các DCE.
1) Cơ chế giao tiếp
ModBus phụ thuộc vào hệ thống cấp thấp, người ta chia chúng thành 2
loại: mạng ModBus chuẩn (ModBus II) và ModBus trên các mạng khác
(ModBus Plus).
- ModBus II: Sử dụng giao diện RS232 các bộ điều khiển có các cổng
giao tiếp này có thể được nối mạng trực tiếp thông qua một MODEM.
Chúng giao tiếp với nhau theo cơ chế chủ/tơ (Master/Slave), trong đó trạm
chủ (Master) được chủ động gửi yêu cầu cho trạm tớ (Slave).
- ModBus Plus : ModBus Plus là giao thức cho các lớp ứng dụng, các thiết
bị có thể giao tiếp theo cơ chế riêng, chẳng hạn như trong giao tiếp peer-to-
peer các bộ điều khiển có thể thay nhau đóng vai trò Master/Slave.
2) Chu trình hỏi đáp
Việc thông báo hỏi (yêu cầu) tới các trạm Slave như trên hình 3.11.

Yêu cầu từ Master

Địa chỉ thiết bị Địa chỉ thiết bị

Mã hàm Mã hàm

Dữ liệu Dữ liệu
Kiểm tra lỗi Kiểm tra lỗi

Hình 3.11. Chu trình hỏi/đáp giữa Master/Slave

Từ hình 3.11, cụ thể như sau:

  73  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Địa chỉ thiết bị: (0 – 247) trong đó 0 tức là gửi đồng loạt;
- Mã hàm: Gọi chỉ thị hoạt đọng trạm Slave cần thực hiện theo yêu cầu.
Ví dụ mã hàm 03 yêu cầu tram Slave đọc nội dung các thanh ghi lưu trữ và
trả lại kết quả;
- Dữ liệu: Chứa các thông tin bổ sung mà trạm Slave cần cho việc thực
hiện yêu cầu của trạm Master;
- Thông tin kiểm tra lỗi: Giúp trạm Slave kiểm tra sự toàn vẹn của nội
dung thông báo.
Thông báo trả lời từ Slave :
- Địa chỉ: trạm nhận là trạm chủ;
- Mã hàm: Trả lời từ trạng thái của chính mình, ví dụ: mã 02 địa chỉ dữ
liệu yêu cầu là không có hoặc mã 06 là trạm Slave đang bận;
3.4.3. Giao thức Kết nối hệ thống mở OSI
Mô hình Kết nối hệ thống mở OSI (Open System Interconnection), còn
được gọi là mô hình quy chiếu OSI được tổ chức tiêu chuẩn hóa ISO đưa ra
năm 1983. Mô hình này bao gồm 7 lớp, trong đó mỗi lớp được phân công
một chức năng riêng nhằm mục đích trao đổi dữ liệu của các thiết bị khác
nhau trong mạng. Các chức năng của 7 lớp này có thể chia ra làm 2 nhóm
như sau:
Nhóm 1, Kết nối (Interconnection): có chức năng tạo và duy trì đường
truyền dữ liệu để cho 2 thiết bị truyền dữ liệu. Chức năng này phải có nhiệm
vụ giải quyết một loạt các vấn đề như: tốc độ truyền, kích cỡ gói truyền,
phát hiện lỗi trong quá trình truyền.
Nhóm 2, Trao đổi ứng dụng (Interworking): nhóm này liên quan đến các
vấn đề ở cấp độ cao hơn trong việc truyền dữ liệu. Việc truyền dữ liệu phải
thoả mãn các yêu cầu để hoàn thành một ứng dụng.
Do vậy phải có sự thoả thuận giữa hai thiết bị. Các yêu cầu về dữ liệu
phải tuân theo và phụ thuộc vào một ứng dụng nào đó.
Trên hình 3.12 giới thiệu mô hình quy chiếu OSI với 7 lớp như sau:
1. Lớp Ứng dụng (Application Layer)

74    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Lớp này liên quan đến vấn đề giao diện với người dùng phục vụ cho
những ứng dụng cụ thể. Những ứng dụng liên quan đến việc chuyển các file
dữ liệu, quản lý thông tin, truy nhập file.
2. Lớp Biểu diễn dữ liệu ( Presentation Layer)
Lớp Biểu diễn dữ liệu chuyển đổi biểu diễn các dữ liệu ứng dụng về cú
pháp thành một dạng chuẩn nhằm tạo điều kiện cho các đối tác truyền thông
có thể hiểu được nhau mặc dù chúng sử dụng các kiểu dữ liệu khác nhau.
Ngoài ra nó còn có thể cung cấp các dịch vụ bảo mật dữ liệu qua phương
pháp sử dụng mã khóa.
3. Lớp Kiểm soát nối (Session Layer)
Trong quá trình truyền thông sẽ có sự trao đổi dữ liệu giữa hai chương
trình ứng dụng thuộc hai nút mạng. Lớp Kiểm soát lỗi có chức năng kiểm
soát mối liên kết truyền thông giữa các chương trình ứng dụng, bao gồm tạo
lập, quản lý và kết thúc các đường nối giữa các ứng dụng đối tác. Mối liên
kết giữa các chương trình ứng dụng mang tính chất logic, thông qua một
mối liên kết vật lý (giữa hai trạm, giữa hai nút mạng) có thể tồn tại nhiều
đường nối logic. Thông thường việc kiểm soát nối thuộc chức năng của hệ
điều hành. Để thực hiện các đường nối giữa hai ứng dụng đối tác, hệ điều
hành có thể tạo các quá trình tính toán song song (cạnh tranh). Như vậy,
nhiệm vụ đồng bộ hóa các quá trình tính toán đối với việc sử dụng chung
một giao diện mạng cũng thuộc chức năng của lớp Kiểm soát nối, vì thế lớp
này còn có tên là lớp Đồng bộ
4. Lớp Vận chuyển (Transport Layer)
Lớp Vận chuyển quản lý việc chuyển dữ liệu qua mạng. Khi dữ liệu
được chuyển đi thành từng gói cần phải đảm bảo các gói đều đến đích và
đúng trình tự chúng được chuyển đi, bao gồm cả chức năng khắc phục lỗi và
điều khiển lưu thông. Nhờ lớp này các lớp trên thực hiện được các chức
năng cao cấp mà không cần quan tâm tới cơ chế vận chuyển dữ liệu cụ thể.
Các nhiệm vụ của lớp Vận chuyển bao gồm:
- Quản lý về tên hình thức cho các trạm sử dụng;
- Định vị các đối tác truyền thông qua tên hình thức hoặc địa chỉ;
- Xư lý lỗi và kiểm soát dòng thông tin, trong đó có cả việc lập lại quan
hệ liên kết và thực hiện các thủ tục gửi dữ liệu khi cần thiết;

  75  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Dồn kênh các nguồn dữ liệu khác nhau;


- Đồng bộ hóa giữa các trạm đối tác.

Hệ thống gửi- Sending system Hệ thống nhận- Receive system

1. Ứng dụng- Application 1. Ứng dụng- Application

2. Trình diễn-Presentation 2. Trình diễn-Presentation

3. Kiểm soát lỗi- Session 3. Kiểm soát lỗi- Session

4. Vận- Transport 4. Vận- Transport

5. Mạng- Networkce 5. Mạng- Networkce

6. Liên kết- Link 6. Liên kết- Link

7. Vật lý- Physical 7. Vật lý- Physical

Thông tin

Hình 3.8. Mô hình quy chiếu OSI

5. Lớp Mạng (Network Layer)


Một hệ thống mạng diện rộng, chẳng hạn như mạng Internet hoặc mạng
viễn thông có sự liên kết nhiều mạng tồn tại độc lập. Lớp Mạng có trách

76    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

nhiêm chọn đường đi tối ưu cho việc vận chuyển dữ liệu, giải phóng sự phụ
thuộc của các lớp trên vào phương thức chuyển giao giữ liệu và công nghệ
chuyển mạch dùng kết nối của các hệ thống khác nhau. Tiêu chuẩn tối ưu ở
đây hoàn toàn dựa trên yêu cầu của đối tác, ví dụ yêu cầu về thời gian,
quãng đường và giá thành dịch vụ hay yêu cầu về chất lượng dịch vụ. Việc
xây dựng và hủy bổ quan hệ liên kết giữa các nút mạng cũng là trách nhiệm
của lớp Mạng.
6. Lớp liên kết dữ liệu (Data Link Layer):
Lớp Liên kết dữ liệu liên quan đến việc chuyển giao dữ liệu một cách
tin cậy giữa hai lớp: lớp Mạng và lớp Vật lý. Lớp này thường chia thành hai
lớp con: lớp Kiểm soát truy nhập môi trường MAC (Medium Access
Control) và Liên kết logic LLC (Logical Link Control). Để thực hiện chức
năng bảo toàn dữ liệu, thông tin nhận được từ các lớp phía trên được đóng
gói thành các bức điện có chiều dài hợp lý. Lớp Liên kết dữ liệu phía bên
nhận thông tin sẽ dựa vào các thông tin này để xác định chính xác các dữ
liệu, sắp xếp lại các khung theo đúng trình tự và khôi phục lại thông tin để
chuyển tiếp lớp dưới nó.
7. Lớp Vật lý (Physical Layer)
Lớp Vật lý là lớp dưới cùng trong mô hình phân lớp chức năng truyền
thông của một trạm thiết bị. Lớp này đảm nhiệm toàn bộ công việc giao
diện vật lý giữa một trạm thiết bị và môi trường truyền thông:
- Các chi tiết về cấu trúc mạng (Bus, Cây, Hình sao,….);
- Chuẩn truyền dẫn (RS485, RS232, IEC1158-2, firbe-optic,..);
- Phương pháp mã hóa bit (NRZ, Manchester, FSK,….);
- Chế độ truyền tải (dải rộng/dải cơ sở/dải mang đồng bộ, không đồng bộ);
- Giao diện cơ học (phíc cắm, rắc cắm,…).
Lớp Vật lý được chuẩn hóa sao cho một hệ thống truyền thông có sự lựa
chọn giữa một vài khả năng khác nhau. Trong các hệ thống Bus, sự lựa chọn
này không quá lớn, hầu hết dựa trên một vài chuẩn và kỹ thuật cơ bản.
Thông tin được định dạng tuỳ thuộc vào 7 lớp này tại trạm gửi, sau đó
được truyền dọc theo đường truyền và khi đến trạm đích chúng lại được
biên dịch ngược lại bởi 7 lớp trên. Trong sơ đồ, mỗi lớp có thể hoạt động

  77  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

độc lập, sau khi hoàn thành nhiệm vụ của nó, thì thông tin sẽ được chuyển
qua lớp kế tiếp tuỳ thuộc vào chiều truyền thông.
3.4.4. Giao thức TCP/IP
1) Giới thiệu chung
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet) bao gồm 5 lớp được sắp
xếp như trên hình 3.8a.
1. Lớp Ứng dụng (Application Layer)
Lớp ứng dụng thực hiện các chức năng hỗ trọ cần thiết cho nhiều ứng
dụng khác nhau. Với mỗi laoij ứng dụng cần một module riêng biệt, ví dụ
FPT (Fole Transfer Protocol) cho chuyển giao file, TELNET cho làm việc
với trạm chủ từ xa, SMTP (Somple Mail Transfer Protocol) cho chuyển thư
điện tử, SNMP (Simple Network Management Protocol) cho quản trị mạng
và DNS (Domain Namre Service) phục vụ tra cứu danh sách tên và địa chỉ
trên Internet, vsf ứng dụng khác như IEC 870-5, DNP, Profibus,…

Hình 3.8a. Truyền thông giữa 2 lớp khác nhau sử dụng TCP/IP.
78    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

2. Lớp Vận chuyển (Transport Layer)


Cơ chế đảm bảo được vận chuyển một cách tin cậy hoàn toàn không phụ
thuộc vào đặc tính của các ứng dụng sử dụng dữ liệu. Chính vì thế cơ cách
độc lập để tất cả các ứng dụng khác nhau có thể sử dụng chung, được gọi là
lớp vận chuyển. Có thể thấy rằng TCP là một giao thức tiêu biểu nhất, phổ
biến nhất phục vụ việc thực hiện chức năng nói trên. TCP hỗ trong việc trao
đổi dữ liệu trên cơ sở dịch vụ có nối.
3. Lớp Mạng (Network Layer)
Tương tự như lớp Mạng của OSI, lớp này có chức năng chuyển giao dữ
liệu giữa nhiều mạng liên kết với nhau. Giao thức IP được sử dụng chính ở
lớp này như tên gọi của nó. Giao thức IP được thực hiện không những ở các
thiết bị đầu cuối mà còn ở các bộ router. Một router chính là thiết bị xử lý
giao thức dùng để liên kết hai mạng, có chức năng chuyển giao dữ liệu từ
một mạng này sang mạng khác, trong đó có chức năng chuyển giao dữ liệu
từ một mạng này sang mạng khác, trong đó có cả nhiệm vụ tìm đường đi tối
ưu.
4. Lớp Truy nhập mạng
Lớp Truy nhập mạng liên quan tới việc trao đổi dữ liệu hai trạm thiết bị
trong cùng một mạng, bao gồm các chức năng kiểm soát truy nhập môi
trường truyền dẫn, kiểm soát lỗi và lưu thông dữ liệu giống như lớp liên kết
dữ liệu trong OSI
5. Lớp Vật lý (Physical Layer):
Lớp Vật lý giống như lớp Vật lý của ISO, đề cập đến giao diện vật lý
giữa một thiết bị truyền dữ liệu (ví dụ PC, PLC, RTU,…) với môi trường
truyền dẫn hay mạng, trong đó có đặc tính tín hiệu, chế độ truyền, tốc độ
truyền và cấu trúc cơ học của phíc cắm, rắc cắm.
2) Cấu trúc của giao thức TCP/IP
TCP/IP cung cấp 3 lớp như sau::
- Application Service;
- Quarateed Reliable Transport Service;
- Connectionless Packet Delivery Service.

  79  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

IP có ba chức năng quan trọng:


• Thông số định dạng giao thức;
• Các gói thông tin truyền qua một đường Internet xác định;
• Thông tin về các gói giữ liệu, các lỗi trong quá trình truyền.
2) Lộ trình trong mạng Internet (Routing in an internet)
Lộ trình sẽ lựa chọn đường để truyền thông tin, sẽ tham chiếu đến bất cứ
máy tính nào để lựa chọn đường và router sử dụng.
Cả các nút và gateway đều liên quan đến lộ trình trong thông tin IP.
Có 2 dạng lộ trình:
• Lộ trình trực tiếp: nơi mà 1 nút truyền thông tin trực tiếp tới các nút
khác, tất cả kết nối trong cùng một mạng;
• Lộ trình gián tiếp: nới mà nút đến không trực tiếp kết nối và thông tin
phải truyền qua gateway.

4) Giao thức điều khiển truyền nhận TCP


Mặc dù TCP (Transmission Control Protocol) luôn được coi là một phần
của giao thức Internet TCP/IP. Một giao thức có thể sử dụng độc lập. Nó có
thể xem như hoạt động độc lập dưới nền các lớp mạng vật lý.

80    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Giao thức này xác định rõ cấu trúc của thông tin, sự tin cậy giữa 2 nút để
đảm bảo việc chuyển dữ liệu là đáng tin cậy, có thể phát hiện và sửa lỗi.
TCP là giao thức khá hiệu quả mặc dù nó được viết cho những ứng dụng
chung. Tốc độ của nó có thể là 8Mbps cho 2 máy trạm vận hành hoặc với
những máy tính có cấu hình mạnh thì tốc độ có thể lên đến 600Mbps.
Việc truyền tải thông tin một cách đáng tin cậy là rất cần thiết. Tuy
nhiên các gói dữ liệu có thể bị mất hoặc phá hủy bởi các lỗi xảy ra trong quá
trình truyền hoặc khi mạng trở lên quá tải. Ứng dụng chương trình ở mức
cao nhất có thể truyền dữ liệu từ điểm này đến điểm khác một cách đáng tin
cậy.
3.4.5. Giao thức Bus trường FB
1) Khái niệm về Bus trường FB (Field Bus)
Field Bus là hệ thống nối tiếp sử dụng kỹ thuật truyền tin số để kết nối
các thiết bị trong cấp điều khiển (các bộ Controller, các máy tính điều
khiển,….) với nhau và tới các thiết bị ở cấp hiện trường (hay còn goi là thiết
bị trường).
Do nhiệm vụ của Field Bus là chuyển dữ liệu quá trình lên cấp điều
khiển để xử lý và chuyển quyết định điều khiển từ cấp điều khiển xuống cấp
chấp hành, do đó mà tính năng thời gian thực được yêu tiên hàng đầu. Thời
gian đáp ứng có thể lên đến ms. Mặt khác yêu cầu về lượng thông tin trong
thông báo không lớn (khoảng vài Byte) nên tốc độ truyền nhất thiết phải quá
lớn (cỡ Mbit/s). Việc trao đổi thông tin về quá trình chủ yếu mang tính chất
định kỳ, tuần hoàn bên cạnh các thông tin cảnh báo.
2) Đặc điểm của Field Bus
Field Bus không những là giao thức thông tin mà nó còn có các đặc điểm
sau:
-Thay thế được hoàn toàn các hệ thống truyền cũ như: 0-20mA, 0-10V,….
- Cho phép làm việc với thiết bị của nhiều hãng sản xuất khác nhau;
- Là hệ thống mở, đồng thời cho phép hiệu chỉnh điều khiển từ phòng điều
khiển trung tâm.
3) Ưu điểm của Field Bus

  81  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Hệ thống hoạt động với độ tin cậy cao;


- Độ mềm dẻo gần như không có giới han;
- Giá thành thấp;
- Lượng thông tin truyền tải lớn;
- Lập trình cho hệ thống Field Bú có thể được thực hiện theo các khối
chức năng bằng phần mềm. Nó cho phép thay đổi lại cấu trúc của hệ thống
mà không phải thay đổi phần cứng.
Tổ chức Field Bus coi mô hình OSI là cơ sở bắt đầu cho các thiết kế của
mình.
4) Các lớp của Field Bus
Mô hình mạng ba lớp được áp dụng trong các hệ thống Field Bus; Đó là :
lớp Ứng dụng, lớp Liên kết và lớp Vật lý :
1. Lớp Ứng dụng (Application Layer)
Lớp Ứng dụng được định nghĩa như là một nội dung của các thông điệp
với các dịch vụ yêu caauuf được hỗ trợ.
2. Lớp Liên kết dữ liệu (Data Link Layer)
Lớp liên kết dữ liệu là giao thức và phần tìm kiếm lỗi của các giao thức
ở đó thông điệp gửi trên đường dây đã được mã hóa.
3. Lớp Vật lý (Physical Layer)
Việc nhận dữ liệu từ lớp này được mã hóa khi đến lớp Vật lý của môi
trường khác. Tín hiệu nhận được từ lớp Liển kết dữ liệu đã được mã hóa
dưới dạng dữ liệu nhị phân và đưa xuống lớp Vật lý.
3.4.6. Giao thức Điều khiển dữ liệu mức cao HDLC.
Giao thức HDLC (High Level Data Control) được định nghĩa theo tiêu
chuẩn của tổ chức quốc tế để sử dụng cho cả hai trường hợp kết nối kiểu
Nhiều điểm – Nhiều điểm ( multipoint) và Điểm – Điểm (point to point).
Có hai kiểu hoạt động của HDLC là:
- Kiểu đáp ứng bình thường NRM (Normal Response Mode): Được
sử dụng với chỉ trạm chủ để khởi tạo toàn bộ hoạt động;

82    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Kiểu cân bằng không đồng bộ ABM (Asynchronous Balance Mode):


Trong chế độ này mỗi trạm đề có quyền như nhau và có thể hoạt động như
là trạm chính hoặc trạm phụ.
Khung dữ liệu của giao thức HDLC được giới thiệu trên hình 3.9

Hình 3.9. Khung dữ liệu của HDLC

  83  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

§3.5 PHÁT HIỆN LỖI

3.5.1 Nguyên nhân gây lỗi.


Trong thực tế một tín hiệu được truyền đi qua bất kỳ hình thức phương
tiện truyền dẫn nào cũng bị ảnh hưởng của bốn yếu tố sau:
1) Sự suy giảm: đây là hiện tượng cường độ tín hiệu bị mất do cáp dẫn của
hệ thống dài vượt quá cự ly cực đại cho phép, theo các đặc trưng kỹ thuât
của mạng. Sự suy giảm sẽ làm cho việc truyền dữ liệu bị thất bại. Bạn có
thể dùng thiết bị gọi là bộ lặp lại để tăng cự ly truyền thông cực đại của
mạng.
2) Hạn chế băng thông (Limitted Bandwith): Do giới hạn của băng thông
nên nhiều khi tín hiệu truyền gặp lỗi.
3) Méo tín hiệu (Delay distortion): Khi truyền tín hiệu tần số các thành
phần khác nhau của tín hiệu đến máy thu với sự chậm trễ khác nhau giữa
chúng. Do đó tín hiệu nhận được là méo với những ảnh hưởng của biến
dạng chậm trễ.
4) Nhiễu (Noise): Có rất nhiều tác động ngoại cảnh tạo nhiễu trong truyền
tín hiệu.
3.5.2 Điều khiển phản hồi lỗi
Một điều cần thiết là cần bảo vệ chống lại việc làm rối loạn dữ liệu trong
quá trình truyền dữ liệu. Điều này yêu cầu cần phải bảo mật nghĩa bằng
cách thêm một mã kiểm tra trong mỗi tin nhắn truyền đi. Khái niệm này
dành cho các trạm truyền để tính toán mã kiểm tra từ các mẫu tin nhắn. Các
trạm tiếp nhận sau đó lặp đi lặp lại việc tính kiểm tra mã trên cùng một tin
nhắn và so sánh mã kiểm tra tính của mình cho rằng của tin nhắn nhận
được. Nếu chúng là giống hệt nhau là giả định rằng các thông báo đã nhận
được chưa được hỏng. Nếu chúng khác nhau có nghĩa là việc truyền thông
tin bị lỗi.
Các kiểu kiểm tra thêm bit vào khung dữ liệu gồm có:
1) Bit kiểm tra lỗi (Parity Bit): là một bit đơn được thêm vào mỗi byte của
bản tin để thể hiện tổng số các bit chẵn của bản tín đó.

84    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

2) Block check calculation: Đây là một phần mở rộng về việc kiểm tra
tính chẵn lẻ duy nhất trong một byte mới được tính (ở cuối thư), dựa trên
tính chẵn lẻ kiểm tra hoặc một tổng số học đơn giản của bit.
3) Mã 2-out-of-5: Hai trong số năm bit trên mỗi nhóm trong số năm được
đặt tại bất kỳ thời gian nhất định.
4) Cyclic Redundancy Check (CRC-16 or CRC-CCITT): Điều này tương
tự trong quan niệm của BCH trong đó còn lại là một 16-bit, được nối vào
cuối của bản tin. Một CRC-16 có lẽ là kiểm tra an ninh đáng tin cậy nhất,
mà có thể dễ dàng được thực hiện.

  85  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Chương 4
CÁC HỆ THỐNG MẠNG CỤC BỘ DÙNG CHO SCADA

§4.1 GIỚI THIỆU CHUNG


Những mạng nội bộ LANs (Local Area Network) là những mạng chia
sẻ thông tin và tài nguyên. Để kích hoạt tất cả các nút trên mạng để chia sẻ
thông tin này, chúng phải được kết nối bởi một số truyền dẫn trung gian.
Phương pháp kết nối được gọi là Topology mạng. Các nút cần phải chia sẻ
đường truyền này để cho phép các nút mạng truy cập vào mạng và giảm
thiểu gián đoạn của việc gửi thông tin. Các nguyên tắc chính của việc truyền
thông này sẽ được thảo luận. Những ảnh hưởng của nó tới hệ thống cũng sẽ
được xem xét.
Một mạng LAN là một mạng liên lạc giữa một hoặc nhiều máy tính, tệp
tin máy chủ, thiết bị đầu cuối, máy trạm, thông minh và các thiết bị ngoại vi
khác nhau, thường được gọi là các thiết bị (devices) hoặc máy chủ (hosts).
Một mạng LAN cho phép truy cập vào các thiết bị để chia sẻ thông tin trong
một nhóm người sử dụng, với đầy đủ các kết nối giữa tất cả các trạm trên
mạng. Một mạng LAN là thường sở hữu và quản lý bởi một chủ sở hữu tư
nhân (admin) và thường đặt trong các tòa nhà.
Các kết nối của thiết bị vào một mạng LAN được thực hiện thông qua
một nút. Nút A là một nút trên mạng LAN mà thiết bị được kết nối và mỗi
nút được phân bổ một số địa chỉ duy nhất. Mỗi tin nhắn được gửi vào mạng
LAN phải có tiền tố với các địa chỉ duy nhất của điểm đến. Tất cả thiết bị
kết nối với một nút cũng xem có thông điệp gửi đến địa chỉ của riêng mình
về mạng lưới. Mạng LAN hoạt động ở tốc độ tương đối cao (khoảng Mbps
và hơn nữa) với một chia sẻ đường truyền dẫn trên một không gian nhỏ.
Trong một mạng LAN, phần mềm kiểm soát việc chuyển tải các gói dữ
liệu trong giữa các thiết bị để đảm bảo không có xung đột hay gián đoạn của
dữ liệu. Để nhiều người sử dụng có thể truy cập mạng tại cùng một thời

86    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

gian, một số quy tắc phải được thành lập, khi nào được truy cập và theo
những điều kiện gì. Những quy định vẫn bảo đảm được theo tiêu chuẩn
chung của việc truy cập vào mạng. Các quy tắc áp dụng phụ thuộc vào cấu
trúc mạng (tức là các quy định là khác nhau cho các mạng khác nhau).
Khi một nút có quyền truy cập vào kênh để truyền dữ liệu, nó sẽ gửi các
dữ liệu trong theo gói, bao gồm, trong phần đầu của nó, địa chỉ cả điểm đầu
và điểm đến của dữ liệu. Điều này cho phép mỗi nút có thể nhận hoặc bỏ
qua dữ liệu trên mạng. Một khung dữ liệu thường được sử dụng để chỉ ra
các gói được gửi (hoặc thông báo truyền qua đường).
Topology là cấu trúc liên kết mạng, hay nói cáh khác nó chính là tổng
hợp của các mối liên kết. Topology được hiểu là cách xắp xếp, tổ chức về
mặt vật lý của mạng nhưng cũng được hiểu là cách xắp xếp logic của các
nút mạng. Sau đây sẽ giới thiệu và phân tích các loại Topology

§4.2 CẤU TRÚC LIÊN KẾT MẠNG TRONG HỆ THÔNG

4.2.1. Topology loại kết nối đầy đủ


Topology loại kết nối đầy đủ giới thiệu trên hình 4.1

A
B

D
C

Hình 4.1 Topology loại kết nối đầy đủ

Với cấu trúc đầy đủ thì sự giao tiếp giữa các trạm và các thiết bị là
nhanh, nếu một đối tác bị sự cố sẽ không ảnh hưởng tới các đối tác còn lại.
Tuy vậy cấu trúc này giá thành cao do tốn kém do đường truyền dẫn.

  87  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

4.2.2. Topology loại kết nối hình sao


Topology hình sao là một mạng trong đó nhiều nút được kết nối với một
trung tâm, thường là các hub. Hub nói chung chỉ là một trung tâm kết nối
dây; có nghĩa là, có một dây nối từ nút mạng tới trung tâm. Trong một số
trường hợp, các trung tâm thực sự có thể là một máy chủ(một máy tính
trung tâm có chứa một tập tin tập trung và hệ thống điều khiển), với tất cả
các nút của nó được gắn trực tiếp vào máy chủ. Mọi tín hiệu, chỉ dẫn, và dữ
liệu đến và đi từ mỗi nút phải vượt qua thông qua các trung tâm mà nút
được kết nối. Hệ thống điện thoại cũng được tổ chức theo dạng này, với dây
chuyền cho các cá nhân đến từ một trung tâm.

Hình 4.2. Topology loại kết nối hình sao.


Ưu, nhược điểm của Topology loại kết nối hình sao như sau:
Ưu điểm:
- Chuẩn đoán và sửa lỗi được tách biệt dễ dàng.
- Rất đơn giản để thêm, bớt các nút mạng hoặc cải tạo nút mạng.
- Một nút mạng bị hỏng sẽ không ảnh hưởng đến các nút khác.
- Sự tập trung thông tin về hub cho phép kiểm soát dế dàng hơn.
Nhược điểm:
- Nếu như hub bi hỏng thì toàn bộ mạng sẽ hỏng, do vậy trạm chủ đòi
hỏi phải có độ tin cậy rất cao;
- Topology hình sao sẽ yêu cầu khá nhiều cáp.
Topology kết nối hình sao được thiết kế trợ giúp cho những hệ thống có
nhiều loại IEDs. Những rơ le có khả năng thông tin tốc độ thấp lắp đặt cùng

88    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

với những rơle hiện đại có tốc độ nhanh hơn. Trong Topology hình sao,
thiết bị có xuất xứ từ nhiều nhà sản xuất với các giao thức (Protocol) khác
nhau có thể cùng nối trực tiếp tới bộ xử lý trung tâm. Tính mở ở đây được
thể hiện khi mạng có khả năng giao tiếp giữa phần cứng và phân mềm của
nhiều hãng sản xuất với nhiều giao thức (Protocol), nhiều tỷ số truyền (baut
rate) và nhiều hình thức giao tiếp mạng.
4.2.3. Topology loại kết nối hình vòng
Hình 4.3 giới thiệu Topology loại kết nối hình vòng. Topology mạch
vòng là một mạng mà các nút được sắp xếp theo một vòng kín, vì vậy không
phân biệt nút đầu và nút cuối. Trong dạng mạch vòng này thi một nút bất kỳ
được kết nối với 2 nút khác nên cũng xác định rõ dữ liệu do nút nào gửi và
gửi đến nút nào. Trong mạch vòng thì mỗi một nút cũng đóng vai trò như
một bộ repeater làm tăng tín hiệu trước khi gửi nó đi.

Hình 4.3. Topology loại kết nối hình vòng


Ưu, nhược điểm của Topology loại kết nối hình vòng như sau:
Ưu điểm:
- Tốn ít cáp;
- Không cần nối dây trung tâm;
- Thông tin có thể được tự động ghi nhận;
- Mỗi nút có thể là máy phát tín hiệu;
- Dễ xác định vị trí xảy ra sự cố ( trong mạng thông tin) như đứt dây,
mất nguồn.
Nhược điểm:
- Bất kỳ nút nào hỏng thì mạng sẽ hỏng.

  89  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Chuẩn đoán và sửa lỗi cúng khó vì truyền thông chỉ theo một chiều.
- Khi thêm hoặc bớt nút thì phải dừng hoạt động của mạng.
- Khoảng cách giữa các nút bị giới hạn.
4.2.4. Topology loại kết nối Bus
Topology BUS có 3 kiểu (hình 4.4): Daisy – Chain, Trunk – Line/Drop,
Mạch vòng không tích cực. Hai kiểu đầu được xếp vào kiểu cấu trúc thẳng
với tính chất hai đầu vòng không khép kín, còn kiểu ba là cấu trúc vòng.

Hub
Trunk-Line

Daisy - chain
Drop-line Drop-line Drop-line

Trunk-line/drop-line

Mạch vòng không tích cực

Hình 4.4. Topology loại kết nối Bus

Đặc điểm của cấu trúc Bus là nếu một trạm, phần tử hay IDE không làm
việc (hư hỏng, mất nguồn,..) gây ảnh hưởng đến các phần tử còn lại. Một
đặc điểm khác nữa là việc dùng chung một đường dẫn dòi hỏi có một
phương pháp phân chia thời gian sử dụng thích hợp để tránh xung đột tín
hiệu gọi là phương pháp truy nhập môi trường hay truy nhập Bus. Nguyên
tắc phân chia đó là: tại một thời điểm nhất định chỉ có một thành viên gửi
tín hiệu, còn các thành viên khác chỉ có quyền nhận. Với mạng IED mang
đặc tính khác nhau như : dung lượng nhớ, tốc độ xử lý và có nhiều protocols

90    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

thì trong mạng chúng yêu cầu cùng làm việc tại giá trị hoát động thấp nhất
và tất cả các thành viên có cùng tỷ số truyền ( baud rate) và luật nối chung.
Ưu, nhược điểm của Topology loại kết nối Bus như sau:
Ưu điểm:
- Sử dụng ít dây cáp và nối dây đơn giản;
- Các nút được kết nối bởi trở kháng cao trên một cáp chính, rất dễ dàng
để thêm hoặc bỏ các nút trong bus. Điều này giúp dễ dàng mở rộng mạng;
- Cấu trúc mạng này khá đơn giản và linh hoạt.
Nhược điểm:
- Vấn đề an ninh, các nút đều có thể xem thông tin mặc dù thông tin đó
không gửi cho nút đó. Điều đó dẫn đến tốn thời gian.
- Chuẩn đoán và sửa lỗi gặp khó khăn do lỗi có thể xảy ra ở bất cứ điểm
nào dọc theo Bus.
- Không có sự phản hồi trong việc tin đã được nhận hay chưa.
4.2.5. Topology loại kết nối cây
Topology loại kết nối cây giới thiệu trên hình 4.5.

Bộ nối Bộ lặp Bộ nối sao

Hình 4.5. Topology loại kết nối cây

Topology loại kết nối cây bao gồm các liên kết nói trên, với phạm vi là
xử lý thông tin thực tế trong HTĐ. Nó sẽ thực hiện được nhiều tác dụng như
điều khiển, bảo vệ, phân tích, kiểm tra, bảo dưỡng trong HTĐ.

  91  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Trong mạng LAN, các máy tính cá nhân và các máy tính khác trong
phạm vi một khu vực hạn chế được nối với nhau bằng các dây cáp chất
lượng tốt, sao cho những người sử dụng có thể trao đổi thông tin, dùng
chung các thiết bị ngoại vi, và sử dụng các chương trình cũng như các dữ
liệu đã được lưu trữ trong một máy tính dành riêng gọi là máy dịch vụ tệp.
Khác nhau khác nhiều về quy mô và mức độ phức tạp, mạng cục LAN có
thể chỉ liên kết vài ba máy tính cá nhân và một thiết bị ngoại vi dùng chung
đắt tiền, như máy in laser chẳng hạn. Các hệ thống phức tạp hơn thì có các
máy tính trung tâm (máy dịch vụ tệp) và cho phép những người dùng tiến
hành thông tin với nhau thông qua thư điện tử để phân phối các chương
trình nhiều người sử dụng, và để thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu dùng
chung.

§4.3 CHUẨN IEEE 802.3 ETHERNET


4.3.1 Giới thiệu chung
Ethernet sử dụng CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with
Collision Detect) phương pháp tiếp cận thảo luận trong phần 2.7.3. Điều
này tạo ra một hệ thống, mà có thể hoạt động với sự chậm trễ nhỏ nếu tải
nhẹ, nhưng cơ chế truy cập có thể không hoàn toàn nếu tải lớn. Ethernet
được sử dụng rộng rãi vì mục đích thương mại. Phần cứng mạng là tương
đối rẻ và sản xuất với số lượng lớn. Bởi vì nó cơ chế truy cập xác suất,
không có bảo lãnh của chuyển tin nhắn và tin nhắn không thể được ưu tiên.
Điều này có nghĩa là thông điệp quan trọng (như là báo động) trên một mặt
và tin nhắn không quan trọng về mặt khác có ưu tiên giống nhau để truy cập
mạng lưới. Nó được sử dụng rộng rãi công nghiệp bất chấp những bất lợi.
Tuy nhiên, mạng LAN Ethernet phương pháp phổ biến như vậy chỉ đơn
giản là do chi phí.
4.3.2 Kiểu Ethernet 10BASE
Các tiêu chuẩn IEEE 802.3 định nghĩa một loạt các loại cáp mà có thể
được sử dụng cho mạng dựa trên các tiêu chuẩn này. Chúng bao gồm cáp
đồng trục, cáp cặp xoắn và cáp quang. Ngoài ra, có những tín hiệu khác
nhau tiêu chuẩn và tốc độ truyền dẫn, có thể được dùng. Trong đó có cả
baseband và băng rộng tốc độ 1 Mbps và 10 Mbps. Các tiêu chuẩn đang tiếp
tục phát triển: Ethernet tốc độ cao (100 Mbps) và Gigabit Ethernet (1000

92    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Mbps). Các văn bản tiêu chuẩn IEEE 802.3 (ISO 8802,3) hỗ trợ phương tiện
truyền thông khác nhau và cáp tỷ lệ lây truyền lên đến 10 Mbps như sau:
- 10 BASE-2 Cáp đồng trục loại nhỏ (Đường kính 0.25 inch), 10Mbps.
- 10 BASE-5 Cáp đồng trục loại lớn (Đường kính 0.5 inch), 10Mbps.
- 10 BASE-T Cáp đôi xoắn, 10Mbps.
- 10 BASE-F Cáp quang, 10Mbps.
- 10 BOARD-36 Cáp tivi, 10Mbps.
Sau đây sẽ giới thiệu qua các hệ thống truyền 10 Mbps
1) Hệ thống 10BASE-5
Đây là một hệ thống cáp đồng trục và được sử dụng ban đầu cho các hệ
thống Ethernet, thường được gọi là 'Thicknet'. Đây là một dây cáp đồng
trục, trở kháng 50Ω, và màu vàng hoặc màu da cam. Quy ước đặt tên cho
10BASE-5, có nghĩa là với tốc độ 10 Mbps, tín hiệu trên một cáp sẽ hỗ trợ
các phân đoạn dài 500 mét. Các cáp này thường được được kết nối với các
Card, vv và các thiết bị điện tử thu phát MAU (Medium Attachment Unit)
cài đặt trực tiếp trên cáp. Từ đó, một dây cáp trung gian, được biết đến như
một bộ trao đổi thông tin gắn vào AUI (Attachment Unit Interface), được sử
dụng để kết nối với các NIC. Cáp này có độ dài tối đa là 50 mét. Nó làm
cho các đầu mạng của 10BASE-5 linh hoạt hơn. Cáp AUI bao gồm 5 cặp
được bọc riêng rẽ thành từng đôi một (điều khiển và dữ liệu) cho cả truyền
và nhận dữ liệu.
Kết nối MAU (Medium Access Control) có thể được thực hiện bằng
cách cắt dây cáp và chèn một đầu nối N vào và một đồng trục hình T hoặc
phổ biến hơn bằng cách sử dụng bee sting một '' hoặc 'vampire' tap. Điều
này kết nối bằng các kẹp cơ khí trực tiếp vào cáp. Kết nối điện được thực
hiện thông qua một đầu dò kết nối đến các trung tâm. Các bộ phận phần
cứng được miêu tả như hình 4.6.
Các vị trí của kết nối là rất quan trọng để tránh sự dội lại của nhiều dòng
tín hiệu trên dây cáp và cáp Thicknet được đánh dấu mỗi 2,5 mét, với một
vòng màu đen hoặc nâu để chỉ ra nơi một nút mạng nên được đặt. Bộ chia
đầu ra có thể được sử dụng nếu có một số các nút để kết nối, cho phép một
nút có thể đáp ứng mỗi nút như thể nó đã được kết nối theo một đường riêng

  93  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

biệt. Kết nối ở hai đầu của cáp AUI được thực hiện thông qua một cổng 25
chân (hình 4.7)

Hình 4.6. Cấu trúc phần cứng của 10BASE-5.

Hình 4.7. Cáp kết nối AUI

94    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Một số thông số yêu cầu khi sử dụng loại cáp này:


• Mỗi đoạn phải nhỏ hơn 500m để tránh sự suy giảm của tín hiệu;
• Không được nhiều hơn 100 nút trên mỗi đoạn;
• Các nút phải được đặt ở bội số nguyên của 2.5;
• Sử dụng điện trở 50Ω tại đầu cuối của mạng;
• Cuối của mạng phải được nối đất.
Hình 4.8 giới thiệu sơ đồ vật lý của mạng 10BASE-5

Hình 4.8. Sơ đồ vật lý của mạng 10BASE-5

Cáp Thicknet được sử dụng như một đường mạng chính cho đến năm
1995. Nhưng 10BASE-T và cáp quang đã trở lên phổ biến hơn.

2) Hệ thống 10BASE-2

  95  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Một loại khác của cáp mạng Ethernet là 10BASE-2 (hình 4.9) và thường
được gọi là: “Thinnet” và đôi khi là “thinwire ethernet”. Nó sử dụng RG-58
A/U hoặc C/U với điện trở 50Ω. Cáp này thông thường sẽ được kết nối với
NICs tại các nút bằng các đầu nối BNC hình T. Những kết nối này yêu cầu:
• Sử dụng các điện trở 50Ω;
• Độ dài tối đa các đoạn là 185m;
• Không lắp quá 30 bộ thu phát trên một đoạn;
• Khoảng cách nhỏ nhất giữa các nodes là 0.5m;
• Nó có thể sử dụng như các đường nối giữa các đoạn mạng “Thicknet”.

Hình 4.9. Sơ đồ vật lý của mạng 10BASE-2

Mạng này được sử dụng khá phổ biến vì giá thành rẻ và dễ dàng thiết
lập. Tuy nhiên cũng có một vài nhược điểm của mạng này. Khi cáp mạng bị
96    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

lỗi sẽ dẫn đến cả hệ thống rất nhanh. Để tránh những lỗi như vậy, các cáp
thường được dùng để kết nối với một bức tường make-break nối kết hợp.
Cái kết nối đến các nút đó có thể được thực hiện bởi 'bay dẫn' của cùng một
loại cáp. Nó là quan trọng để có chiều dài của bay này dẫn vào xem xét
trong tính toán bất kỳ trên chiều dài cáp. Ngoài ra còn có cung cấp cho
Maus từ xa trong hệ thống này, với cáp AUI tạo kết nối nút, một cách tương
tự như kết nối Thicknet.

3) Hệ thống 10BASE-T
Cáp 10BASE-T (hình 4.10) tiêu chuẩn sử dụng cặp dây xoắn AWG24
(UTP) để kết nối giữa các nút. Mạng vật lý của nó theo dạng hình sao với
các nút được kết nối với các hub hoặc các bộ tập trung. Các bộ này thường
được kết nối với các mạng chính bằng các cáp dây xoắn hoặc cáp quang. Độ
dài của cáp lớn nhất là 100m bao gồm 2 cáp xoắn nhận và truyền dữ liệu
được kết nối theo kiểu RJ45.

Hình 4.10. Sơ đồ 10BASE-T

  97  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Mạng này ngày càng trở lên phổ biến mặc dù vậy nó cũng có một số
những nhược điểm sau:
• Cáp này không có khả năng chống nhiễu và cũng không có tính ổn định
trong các môi trường công nghiệp;
• Mặc dù cáp này không đắt nhưng chúng ta lại mất thêm chi phí cho các
phụ kiện như: hub, dây nối…;
• Khoảng cách từ nút đến hub là có giới hạn (<100m).

4) Hệ thống 10BASE-F
Mạng chuẩn 10BASE-F cũng giống như mạng chuẩn 10BASE-T. Nó
dựa trên nguyên lý mạng hình sao và nối dây với hub. Nó được chia làm ba
dạng:
• 10BASE-FL: Các đoạn cáp quang tiêu chuẩn được nâng cấp độ dài lên
đến 2 km dựa trên các bộ lặp chuẩn (FOIRL). Trong phần 802.3 đã nói rõ
rằng giới hạn giữa hai bộ lặp là 1km. Với chiều dài tối đa là 2,5 km nếu có 5
phân đoạn trong liên kết. Lưu ý rằng đây là một liên kết giữa hai bộ lặp
trong một mạng và không có các nút kết nối đến nó.
• 10BASE-FP: Một mạng hình sao dựa trên một cặp cáp quang thụ động.
Có thể lên đến 33 cổng cho mỗi mạng hình sao và độ dài mỗi đoạn có thể
lên đến 500m. Những hub thụ động này thường không bị ảnh hưởng bởi
nhiễu và là một lựa chọn tốt cho những mỗi trường có nhiễu cao.
• 10BASE-FB: là các đoạn cáp quang trục chính, nơi mà dữ liệu được
truyền đồng bộ. Nó được thiết kế để kết nối với các bộ lặp, chúng phải bao
gồm các bộ thu nhận tín hiệu. Khoảng cách lớn nhất có thể lên tới 2km và
có thể chứa 15 bộ lặp. Điều này dẫn đến sự linh hoạt rất lớn cho mạng.

4.3.3 Khung dữ liệu Điều khiển truy nhập truyền dẫn MAC
Định dạng cơ bản của một khung dữ liệu cho mạng 802.3 được mô tả như
hình 4.11. Có 8 phần chính trong mỗi một định dạng khung dữ liệu MAC
(:Medium Access Control):
• Mở đầu (preamble): Được sử dụng để đồng bộ hóa việc truyền và nhận
dữ liệu;

98    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

• Định danh giới khung (Start frame delimiter): Xác định địa chỉ khởi
đầu của khung;
• Nguồn và địa chỉ đến (Source and destination address): Nó bao gồm
địa chỉ vật lý của cả nguồn và đích;
• Độ dài (length): Nó cho biết độ dài của khung dữ liệu. Điều này rất
cần thiết nếu không có xác định danh giới kết thúc của khung;
• Dữ liêu thông tin (data): Thông tin được truyền từ các lớp phụ LLC;
• Đệm (Pad);
• FCS (Frame Check Sequence).

Hình 4.11. Định dạng khung MAC

§4.4 HỆ THỐNG MẠNG ETHERNET TỐC ĐỘ


4.4.1 Giới thiệu chung
Mặc dù Ethernet đã rất phổ biến trên toàn thế giới nhưng với tốc độ
truyền chỉ 10Mbps vẫn còn quá chậm để đáp ứng được những ứng dụng đòi
hỏi thời gian thực. Có một số cách để có thể nâng cao tốc độ truyền của
  99  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

mạng và cho phép việc truyền tải dữ liệu được nhanh hơn. Việc này đòi hỏi
tăng kích thước của cáp và công suất phát. Nhưng đi kèm với nó là nhiễu sẽ
lớn. Cách thứ hai là thay đổi từ các đường truyền nối tiếp thành các đường
mạch vòng hoặc đường truyền song song. Cách thứ ba là nén dữ liệu. Cách
thư tư là sử dụng đường truyền 1000Mbps.
Ở đây tập trung hướng tới mạng có tốc độ truyền 100Mbps cái mà được
sử dụng dựa trên lớp MAC Ethernet. Thay đổi cấu trúc vật lý để làm tăng
tốc độ của mạng.
4.4.2 Kiểu Ethernet 100BASE
Sau đây sẽ miêu tả các mạng tiêu chuẩn IEEE 802.3u và 802.3y:
IEEE 802.3u: được chia làm ba loại:
• 100BASE-TX cái sử dụng dây xoắn đôi loại 5, UTP hoặc STP
• 100BASE-T4 cái sử dụng dây xoắn bốn loại 3, 4, 5 hoặc UTP
• 100BASE-FX cái sử dụng cáp quang.
IEEE 802.3y:
• 100BASE-T2 sử dụng dây xoắn đôi loại 3, 4, 5, UTP
Hình 4.12 giới thiệu sơ lược chuẩn 100BASE-T.
Một trong những giới hạn của hệ thống 100BASE-T là giới hạn về chiều
dài, lớn nhất là 250m. Khoảng cách giới hạn giữa các trạm vận hành và các
hub là 100m, cũng giống như 10BASE-T. Nhưng chỉ sử dụng một hub cho
một domain. Điều này có nghĩa rằng với những mạng lưới lớn hơn 200m thì
phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ như: routers, switchs…
Ưu thế của mạng 100BASE-T là 100BASE-TX, cái mà chiếm thị phần
khoảng 95%. Hệ thống 100BASE-T4 được phát triển sử dụng loại dây đôi
bốn của loại cáp 3. Tuy nhiên một số khách hàng đã có sẵn cáp dự phòng và
hệ thống 100BASE-T4 cũng không có khả năng hoạt động hoàn toàn song
song nên nó cũng không được sử dụng phổ biến. 100BASE-T2 cũng không
được sử dụng ở trên thị trường nhiều. Tuy nhiên nó sử dụng công nghệ tín
hiệu số dựa trên nền tảng là 100BASE-T với 2 cáp đôi loại 5.

100    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 4.12. Sơ lược chuẩn 100BASE-T

Sau đây sẽ giới thiệu qua các hệ thống truyền 100 Mbps.
1) 100BASE-TX và FX
Mạng này hoạt động dựa trên 2 cặp dây xoăn loại 5 hoặc cáp quang. Nó
sử dụng 3 loại mật mã tương ứng với 3 mức điện áp: +1, 0, -1V. Khi 1 bit
thay đổi thì mức điện áp sẽ chuyển sang trạng thái tiếp theo tuần tự: 0V,
+1V, 0V, -1V, 0V … kết quả sẽ là một bảng mã. Trong mạng 100BASE-TX
yêu cầu hai cặp dây xoắn, bộ kết nối RJ45, hub. Khoảng cách giữa nút và
hub là 100m.
2) 100BASE-T4
Mạng 100BASE-T4 sử dụng 4 cặp dây loại 3 UTP. Dư liệu được mã
hóa bằng 3 mức điện áp cho mỗi bit. +V, 0V, -V, thường được viết dưới
dạng +, 0, -.
3) 100BASE-T2
Hệ thống 100BASE-T2 (hình 4.13) được đưa ra vào năm 1996 và cũng
dựa trên chuẩn IEEE802.3y. Nó được thiết kế để bù đắp lại nhưng thiếu sót
  101  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

của 100BASE-T, cho phép điều khiển song song toàn bộ chỉ với 2 dây xoắn
loại 3. Chuẩn này cũng đã được hoàn thành 2 năm sau 100BASE-TX. Dòng
TX là dòng có ưu thế hơn trên thị trường. T2 không phải là các sản phẩm
thương mại. Tuy nhiên ở đây nó sử dụng công nghệ số (DSP) với 5 lớp mã
hóa (PAM-5).

Hình 4.13. Sơ lược chuẩn của 100BASE-T2

Đặc tính của 100BASE-T2:


• Sử dụng 2 dây đôi loại 3, 4, 5 UTP;
• Sử dụng dây đôi cho cả việc truyền và nhận dữ liệu;
• Mã hóa 5 lớp.
100BASE-T hubs:
Thông số kỹ thuật của chuẩn IEEE802.3u được chia làm 2 lớp của
100BASE-T hubs thường được gọi là bộ lặp:
• Lớp 1: hoặc là bộ lặp tịnh tiến cái mà hỗ trợ cả hệ thống TX/FX và T4;
• Lớp 2: hoặc bộ lặp cái chỉ hỗ trợ tín hiệu của hệ thống.

102    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

. Lớp 1 có thời gian trễ rất ngắn (lớn nhất 0,7µs). Nó cũng mã hóa toàn bộ
cho tín hiệu vào là TX và T4 sau do chuyển đổi tín hiệu số thành tín hiệu
tương tự và chuyền tới các cổng của hub. Bộ lặp này cũng hỗ trợ toàn bộ tất
cả T4, tất cả TX, hoặc kết hợp cả 2 loại trên.
4) 100BASE-T adapters
Card adapter có sẵn chuẩn 100Mbps và 10/100Mbps. Các card này có thể
kết hợp với hub cho cả 2 tốc độ này.
Những điều cần lưu ý khi thiết kế mạng Ethernet tốc độ cao:
- Khoảng cách cáp UTP 100BASE-TX/T4;
- Khoảng cách tối đa giữa UTP hub và màn hình NIC là 100m và thiết
lập như sau:
• 5m từ hub tới panel;
• 90m từ panel đến phòng;
• 5m từ phòng đến màn hình NIC.

5) Luật bộ lặp 100Base-T


Khoảng cách của cáp, số lượng bộ lặp được sử dụng trong một domain
100Base-T tùy thuộc vào khả năng truyền của cáp, thời gian trễ của bộ lặp
và thời gian trễ của NIC. Thời gian trễ lớn nhất trong một hệ thống
100Base-T là thời gian để truyền 64bytes tương ứng với 512µs. Một cái
khung dư liệu như vậy phải đi từ bộ truyền đến nút xa nhất và trở lại bộ
truyền. Thường có công thức tính như sau:
Repeater delay + Cables delay + NIC delay + Safety factor (5bits) < 2.56µs

  103  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

§4.5.CÁC THÀNH PHẦN LIÊN KẾT MẠNG


4.5.1.Giới thiệu chung
Khoảng cách của mạng LAN thường bị giới hạn và điều này luôn dẫn đến
một yêu cầu là phải tăng được khoảng cách này. Dưới đây là một số các
thiết bị liên kết để thực hiện việc trên:
• Bộ lặp
• Cầu
• Rounters
• Gateways
• Hubs
• Switches
4.5.2 Bộ lặp Repeater
Hoạt động của bộ lặp đơn giản là một bộ nhận tín hiệu, khuếch đại tín
hiệu và truyền tín hiệu đi. Lý do chính để sử dụng các bộ lặp là muốn mở
rộng mạng lưới. Trên hình 4.14 giới thiệu sơ đồ bộ lặp Repeater.
Vấn đề thời gian trễ xảy ra khi quá nhiều các bộ lặp được sử dụng.

Hình 4.14. Sơ đồ bộ lặp Repeater

104    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

4.5.3 Cầu nối Bridges


Cầu được sử dụng để nối 2 mạng tách biệt để trở thành một mạng logic.
Cầu nối có một nút trong mỗi một mạng. Cầu sẽ lưu giữ định dạng của một
mạng và sẽ kiểm tra địa chỉ nơi đến để xác định nó có truyền qua cầu được
hay không.
Hình 4.15 giới thiệu cầu Ethernet.

Hình 4.15. Cầu Ethernet

Cầu sẽ lưu giữ thông tin địa chỉ của cả các nút và 2 hệ thống được kết
nối với nhau. Phương thức truyền thông dữ liệu phải được xác định ở cả 2
bên của cầu, tuy nhiên về mặt vật lý thì không cần phải giống nhau.
Cầu có thể sử dụng để mở rộng chiều dài của mạng (giống như các bộ
lặp) nhưng chúng còn nâng cao sự hoạt động của mạng. Ví dụ như trong
một mạng có thời gian đáp ứng chậm. Tất cả những nút mạng chính có thể
gom lại thành một nhóm (một segment). Những nút còn lại gom lại thành
một nhóm khác (một segment khác). Khi mà một nhóm bị bận nó có thể
không kiểm soát được sự tăng lên về tỉ lệ đáp ứng. Nhưng ở những đoạn mà
hoạt động chậm hơn thì có thể kiểm soát được tỉ lệ đáp ứng này. Cầu được
thiết kế để hơn 80% thông tin là qua mạng LAN và chỉ khoảng gần 20% là
đi qua cầu.
4.5.4 Cầu dẫn Router
Router dùng để truyền dữ liệu giữa 2 mạng có cùng giao thức truyền
thông như TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) nhưng
không nhất thiết phải giống nhau về mặt vật lý.
Hình 4.16 giới thiệu ứng dụng Router.

  105  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 4.16. Ứng dụng của Router

Router sẽ duy trì những thông tin mà chúng mang theo và gửi đi. Router
sử dụng địa chỉ IP của mạng để xác định địa chỉ mà nó sẽ gửi thông tin tới.
Ví dụ như hình 4.16, để truyền thông tin từ nút A với địa chỉ 13.0 tới nút B
với địa chỉ 16.0, router 1 sẽ truyền thông tin tới 14.0, router 2 sẽ truyền
thông tin tới 16.0.
Router 1 sẽ lưu giữ thông tin từ điểm A, xác định địa chỉ của nới đến
(16.0.1.7). Xem xét bảng chuyển đổi để chuyển thông tin đến router 2 trước
khi chuyển đến mạng 16.0.Thay thế địa chỉ phần cứng nới đến bằng địa chỉ
của router 2. Router 2 sẽ lặp lại quá trình này và xác định địa chỉ IP nơi đến
(16.0.1.17). Nó có thể truyền trực tiếp thông tin đến mạng 16.0. Router 2 sẽ

106    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

thiết lập một địa chỉ phần cứng (16.0.1.17) từ bảng địa chỉ và sẽ đặt địa chỉ
này trong gói thông tin cái mà sẽ được truyền đến mạng 16.0.
4.5.5 Cổng nối Gateways
Gateway được thiết kế để kết nối những mạng không giống nhau. Một
gateway có thể sử dụng để giải mã và tái mã hóa cho tất cả 7 lớp của hai
mạng khác nhau. Một gateway có thể kết nối mạng Ethernet với mạng vòng
token. Gateway chuyển đổi từ dạng truyền thông này sang dạng truyền
thông khác, các tín hiệu vật lý khác nhau, các định dạng và tốc độ giữ liệu
khác nhau.
4.5.6 Hubs và Switchs
Hubs được sử dụng với nhiệm vụ phân chia mạng 10Base-T và mạng
vòng token. Chủ yếu là để mở rộng mạng theo kiểu mạng hình sao (Hinh
4.17).

Hình 4.17. Hubs và Switchs

  107  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

§4.6 MẠNG SCADA VÀ INTERNET


4.6.1 Giới thiệu chung
Internet là một mạng khá đơn giản tại đó tất cả các trạm được nối với
nhau, không cần phải quan tâm đến các lớp kết nối vật lý. Về cơ bản, giao
thức IP (Internet Protocol) có khả năng truyền các gói tin tới một mạng khác
phức tập hơn được kết nối vơi nhau. Phần TCP (Transmission Control
Protocol) để đảm bảo các gói thông tin được gửi từ một điểm này đến một
điểm khác và bảo đảm đến đúng địa chỉ yêu cầu.
Việc ứng dụng các lớp giao thức có thể dưới dạng như siêu văn bản
(HTTP) được sử dụng bởi WWW (World Wide Web), hoặc trang web đơn
giản, là đồ họa giao diện cho phép bản đọc và tải dữ liệu. Internet rất là phổ
biến và là cách hữu hiệu để giao tiếp giữa các trạm, các mạng nội bộ. Nó
cũng đóng vai trò quan trọng trong mạng SCADA.
Hình 4.18 thể hiện sự so sánh giữa Internet, Intranet và mạng nội bộ
chuẩn.

Hình 4.18. So sánh giữa internet, internet và mạng nội bộ

Một mạng Internet được thiết kế để giao tiếp với những mạng đơn lẻ. Nó
có thể xây dựng trên nền tảng mạng IP (Internet Protocol). Đây là một ứng

108    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

dụng rất hữu ích của mạng Internet. Một giao diện toàn mạng, dễ sử dụng,
chia sẽ dễ dàng các nguồn tài nguyên trong mạng.
4.6.2. Ứng dụng Internet cho mạng SCADA
Với việc bổ xung thêm các modem và các phần mềm. Các tầng của cơ
quan/nhà máy trở thành các nút mạng Internet mà có thể thâm nhập từ bất
kỳ nới nào trên thế giới. Khách hàng và những người tích hợp hệ thống có
thể đăng nhập vào mạng từ xa và có thể làm bất cứ điều gì nếu được phân
quyền. Có thể nhìn vào phiên bản của CPU (Central Processing Unit), giám
sát chương trình đang thực hiện.
Với các phần mềm và phần cứng đáng tin cậy hoạt động cùng nhau có
thể đáp ứng việc truyền tải giữ liệu theo thời gian thực tới bất kỳ nới nào với
chi phí thấp.
Có một số công ty phần mềm SCADA cung cấp giải pháp trong lĩnh vực
này. Một trong số đó là FIX. Đấy là một giải pháp “thin client” cái mà có
thể hoạch định, quản lý, sản xuất, bảo dưỡng, giám sát quá trình theo thời
gian thực tại một địa điểm xa dựa theo chuẩn Internet và Intranet. Nó chỉ
truy cập thời gian thực phần đồ họa và phần mềm tự động hóa trong công
nghiệp từ web hoặc mạng nội bộ.
Tử trung tâm SCADA có thể giám sát bằng cách sử dụng các trình duyệt
Internet chuẩn. Tuy nhiên dữ liệu cũng sẽ được bảo vệ để tránh các truy
nhập trái phép.
Mạng nội bộ (Intranet) đã trở thành một khối xây dựng trọng điểm. Chi
tiêu cho mạng nội bộ dự kiến lớn hơn 10 lần cho mạng Internet trong thế kỷ
này.
Công nghệ truyền thông Internet và Intranet (hình 4.19) sẽ thay đổi khả
năng của con người Sử dụng thu thập và xem thông tin của công ty, kế
hoạch sản xuất … từ bất cứ nơi nào. Áp dụng công nghệ chuẩn và mở có thể
phát triển dễ dàng bất kỳ một ứng dụng nào trong các nhà máy. Truy cập sử
dụng giao tiếp mở tiêu chuẩn TCP/IP và Ethernet.
Hình 4.20 thể hiện hoạt động của Web.

  109  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 4.19. Intranet và Internet

Hình 4.20. Hoạt động của Web.

110    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

4.6.3 Bảo mật hệ thống


Hệ thống SCADA sử dụng công nghệ Internet, tuy nhiên những vấn đề
trong thương mại quốc tế và bảo mật luôn được xem xét cẩn thận. SCADA
là một môi trường tốt và được ứng dụng nhiều nên việc bảo vệ thông tin và
tài nguyên của nó là rất cần thiết.
Trong thực tế, hầu hết nhiều người muốn làm việc từ xa qua Internet, sử
dụng nó để truy cập cơ sở dữ liệu từ xa theo thời gian thực. Từ đó các vấn
đề đặt ra là:
• Hệ thống SCADA yêu cầu IP để truy cập trên mạng. Điều này cho
phép bất kỳ ai trên mạng cũng có thể truy nhập vào hê thống SCADA.
• Hệ thống SCADA (dựa trên Intranet hoặc Internet) phải được quản lý.
Điều này có nghĩa những người quản lý hệ thống phải có thông tin rõ ràng
về dữ liệu, phương thức truyền…
• Cuối cùng là hệ thống phải linh hoạt, có khả năng đối phó với những
thay đổi bất thường.

  111  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Chương 5
THIẾT BỊ MODEM
VÀ PHÒNG ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM

§5.1 THIẾT BỊ MODEM


5.1.1 Khái niệm cơ bản về Modem
Trong hệ thống Telephone, hệ thống truyền bằng dây và hệ thống truyền
bằng sóng radio không thể truyền trực tiếp các thông tin số mà không cần
một vài sự biến đổi tín hiệu. Bộ biến đổi tín hiệu được gọi là MODEM
(modulator/demodulator), thiết bị này có thể biến đổi tín hiệu số thành tín
hiệu tương tự chuẩn để truyền đi trên mạng Telephone.
Hình 5.1 thể hiện truyền dữ liệu bằng MODEM trên mạng Telephone.

Hình 5.1. Truyền dữ liệu bằng modem trên mạng telephone.

Trên hình 5.2 giới thiệu các thành phần của MODEM.
Các thành phần của MODEM bao gồm:
- Bộ nhận (Modem receiver).
- Bộ truyền (Modem transmitter).
- Giao diện truyền thông RS-232/RS-422/RS485.

112    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 5.2. Các thành phần của MODEM

5.1.2 Chuẩn giao tiếp.


Modem có thể hoạt động ở hai chế độ:
- Haft-duplex.
- Full- duplex.
Một hệ thống đơn giản (Hình 5.3) trong truyền dữ liệu là một hệ thống
mà chỉ một bên gửi dữ liệu và cũng chỉ môt bên nhận dữ liệu:

Hình 5.3. Sơ đồ hệ thống đơn giản.

  113  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hệ thống kép Duplex trong truyền dữ liệu là hệ thống được thiết kế để


có thể gửi dữ liệu đi từ cả hai phía. Hệ thống kép được gọi là Haft-duplex
(Hình 5.4) khi dữ liệu có thể gửi từ cả hai phía nhưng cùng một thời điểm
chỉ một phía có thể gửi dữ liệu.

Hình 5.4. Sơ đồ truyền thông kiểu haft-duplex.

Hệ thống kép được gọi là full-duplex (hình 5.5) khi dữ liệu có thể đồng
thời đi từ cả hai phía.

Hình 5.5. Sơ đồ truyền thông kiểu full-duplex

5.1.3 Radio MODEM


Radio MODEM (hình 5.6) dùng trong các ứng dụng truyền dữ liệu giữa
các thiết bị đặt cách xa nhau khó khăn trong việc dung dây để kết nối.
Radio modem hoạt động ở dải tần số 400 và 900 Hz. Hầu hết dải tần số
này được yêu cầu cho các đường truyền và nhận tín hiệu bằng ang-ten.
Chúng có thể hoạt động trong một mạng nhưng yêu cầu một hệ thống phần
mềm quản lý mạng để quản lý sự truy cập vào mạng và phát hiện lỗi xảy ra
trong hệ thống mạng. Bình thường, một trạm chủ giao tiếp với rất nhiều các
trạm con bằng sóng radio, và giao thức thường sử dụng trong các ứng dụng
này là thăm do/trả lời (poll/response).
114    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 5.6. Cấu hình của Radio MODEM

Các MODEM đều được thiết kế để đảm bảo các PLC và máy tính có thể
kết nối được vói chúng mà không cần một yêu cầu nào thêm.
Cấu trúc của một radio MODEM như hình 5.7.

Hình 5.7. Cấu trúc của một radio modem.

  115  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Từ hình 5.7 thấy, cấu trúc của radio MODEM gồm có:
• PTT (Push to talk signal).
• RSSI.
• Noise squelch: Cố gắng giảm tối thiểu bất kỳ một tín hiệu nhiễu nào
tại đầu ra.
• RSSI squelch: Bộ phận này mở phần “receive radio” khi tín hiệu RF ở
mức cao.
• Channel Monitor: được hiển thị khi squelch mở.
• Soft carrier delay: cho phép sự truyền RF bị phát sinh nhỏ nhất sau quá
trình thực tế của bản tin dữ liệu.
5.1.4 Sự cố thường xảy ra với MODEM

Hình 5.8 thể hiện khả nằng sự cố của hệ thống sử dụng MODEM.

Hình 5.8. Sự cố của hệ thống sử dụng Modem.

Có hai sự cố thường xảy ra đối với một hệ thống truyền thông sử dụng
MODEM là:
- Sự cố về truyền dữ liệu nối tiếp.
- Sự cố xảy ra đối với thiết bị Modem.
Sau đây ta xem xét cụ thể các sự cố này.
1) Sự cố về truyền dữ liệu nối tiếp
Khi một sự cố về truyền dữ liệu nối tiếp xảy ra đối với hệ thống cần chú
ý các điểm sau:

116    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

• Kiểm tra các thông số cơ bản như: baud rate, khung dữ liệu (data
format) ở cả hai phía.
• Nhận dạng các thiết bị DTE và DCE và chắc chắn rằng các chân của
thiết bị được kết nối chính xác.
• Sàng lọc và tìm kiếm lỗi để đảm bảo phần cứng đã “bắt tay” được.
• Kiểm tra giao thức đang sử dụng
2) Sự cố xảy ra đối với thiết bị MODEM
Có nhiều cách kiểm tra khi modem gặp sự cố để tìm ra lỗi của nó.
Cách kiểm tra đầu tiên đó là sử dụng chế độ tự kiểm tra (self-test) của
MODEM bằng cách kết nối bộ nhận và bộ truyền của MODEM như hinh
5.9. Lỗi sẽ được phát hiện ngay trên giao diện của MODEM.

Hình 5.9. Sơ đồ tự kiểm tra của Modem

Cách kiểm tra thứ hai là cách kiểm tra vòng lặp (loop back test), có bốn
kiểu như sau (Hình 5.10):
• Local digital loop: để kiểm tra đầu cuối và đường RS-232.

  117  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

• Local analog loop: để kiểm tra mạch modulator và demodulator.


• Remote analog loop: để kiểm tra dây nối và modem đặt tại trung tâm.
• Remote digital loop: để kiểm tra modem ở xa và ở trung tâm và kết nối
của dây.

Hình 5.10. Sơ đồ kiểm tra kiểu vòng lặp (loop back test)

§5.2 PHÒNG ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM


5.2.1 Giới thiệu chung
Phòng điều khiển trung tâm phải được thiết kế và lắp đặt để đảm bảo thỏa
mãn các hoạt động của phần cứng và phần mềm để người vận hành và
những người khác có thể sử dụng nó một cách có hiệu quả và an toàn nhất.

118    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

5.2.2 Thi công và lắp đặt & các yêu cầu thiết kế phòng điều khiển trung
tâm.
Có một số các yêu cầu khi lắp đặt hệ thống máy tính trong phòng trung
tâm điều khiển như sau:
1. Môi trường xung quanh:
Môi trường cần phải thích hợp với hệ thống máy tính và các hệ thống
điện tử khác. Điều kiện môi trường phải phù hợp với điều kiện trong công
nghiệp như sau:

2. Nối đất.
Phải đảm bảo rằng toàn bộ phần cứng phải được nối đất an toàn.
3. Đấu dây.
Một vài điểm cần chú ý khi đấu dây giữa các máy tính trong phòng điều
khiển trung tâm như sau:
- Tính toán khoảng cách thực của dây, chọn đường đi ngắn nhất có thể
để tránh nhiễu.
- Tránh đi dây vào những nơi có môi trường không tốt như: nơi bị ăn
mòn bởi chất hóa học, nơi có nhiệt độ cao, nới có môi trường ẩm ướt ..vv..
- Phải đảm bảo rằng không một ai có thể bị vướng bởi dây.
4. Kết nối với nguồn điện.

  119  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Thông thường các nhà máy thường sử dụng nguồn điện ba pha do vậy
để đảm bảo nguồn cấp cho các thiết bị điện thông thường cần sử dụng các
máy biến áp. Hình 5.11 giới thiệu sơ đồ cấp điện cho hệ thống máy tính.
Một việc rất quan trọng đó là phải chọn máy biến áp phù hợp bởi vì:
- Nếu máy biến áp quá nhỏ, nó sẽ làm cắt đi đỉnh của hình sin điện áp,
sẽ dẫn đến giá trị điện áp thấp do đó nguồn cấp cho các thiết bị điện không
đủ và hệ thống sẽ bị dừng hoạt động.
- Nếu chọn máy biến áp quá lớn sẽ gây hỏng các mạch bảo vệ cách ly.

Hình 5.11. Sơ đồ cấp điện cho hệ thống máy tính.

5. Các yêu cầu về thiết kế trạm vận hành.


Hình 5.12 giới thiệu mặt bằng phòng điều khiển trung tâm. Hình 5.13 thể
hiện vị trí không thuận lợi / thuận lợi cho người vận hành.
Để đảm bảo về môi trường làm việc cho người lao động trong phòng
điều khiển trung tâm thì cần phải:
- Thiết kế của phòng điều khiển phải đặt tiêu chuẩn;
- Hệ thống chiếu sáng phải được lắp đặt đúng như thiết kế;
- Độ ồn của môi trường phải đặt tiêu chuẩn từ 54 đến 59 dB;
120    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Phải có hệ thống thông gió;


- Phải thiết kế vị trí đặt màn hình thuận tiện cho người vận hành.

Hình 5.12. Mặt bằng phòng điều khiển trung tâm.

Hình 5.13. Vị trí không thuận lợi và thuận lợi cho người vận hành.

  121  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Chương 6
ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG SCADA
TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

§6.1. ỨNG DỤNG SCADA TRONG ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN


Hệ thống SCADA cũng đang được sử dụng trong điều hành hệ thống
điện Việt Nam. Hiện nay đang vận hành có các hệ thống SCADA và
MiniSCADA, đó là:
- SCADA tại Công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.
- SCADA tại Trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia: A0,A1,A2,A3.
- SCADA tại Điện lực Đà Lạt.
- MiniSCADA của Bà Ria.
- MinniSCADA Cần Thơ, Biên Hoà.
Các hệ thống SCADA của các điều độ phân phối là các dự án được thiết
kế một cách độc lập, do các nhà thầu khác nhau cung cấp theo các hợp đồng
khác nhau, không đồng bộ về thời gian và phương thức ghép nối, trong quá
trình triển khai lắp đặt và hoạt động đã bắt đầu bộc lộ một số điểm bất cập
trên các mặt vận hành, khai thác, cập nhật, nâng cấp mở rộng.
Trên thực tế hiện nay, trang thiết bị điều độ cho các điện lực thành phố,
tỉnh và các trạm còn rất nghèo nàn. Phần lớn các đơn vị này chưa được
trang bị hệ thống SCADA, việc điều hành lưới điện còn lạc hậu, chủ yếu
bằng sơ đồ lưới điện tĩnh và điện thoại, nên xử lý kém linh hoạt và không
kinh tế. Thực trạng đó dẫn đến nhu cầu sử dụng hệ thống SCADA cho các
cấp điều độ và các nhà máy, trạm điện là một nhu cầu cấp thiết.
Ngành điện thừa hưởng mọi thành quả trong công nghệ truyền thông và
công nghệ thông tin trong việc vận hành điều khiển các đường dây truyền

122    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

tải, các nhà máy điện. Cùng với sự mở rộng của hệ thống truyền tải, và nhu
cầu ngày càng tăng của khách hàng, nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng
tăng.
Các chức năng quan trọng của hệ thống truyền thông tin trong hệ thống
điện cụ thể kể đến như:
- Thu thập số liệu của các nhà máy điện, thông số của các đường dây
truyền tải, các hộ tiêu thụ;
- Thông tin liên lạc giữa các nhà máy, các trạm điện khác nhau.;
- Trao đổi cơ sở dữ liệu giữa các trung tâm điều khiển;
- Chỉnh định thông số của hệ thống rơ le bảo vệ ;
- Tự động sa thải phụ tải dựa trên phân tích hệ thống;
- Điều khiển các thiết bị, thường là thiết bị FACTS (Flexible AC
transmission systems);
Thông tin trong hệ thống điện cụ thể được truyền đi bằng cách sử dụng
các mạng thông tin sau:
- Mạng điện thoại cố định (Mạng điện thoại cố định có rất lâu trước mạng
Internet và người ta sử dụng để liên lạc trong hệ thống điện, không tuân
theo các chuẩn của Internet hiện nay);
- Mạng điện thoại không dây;
- Mạng máy tính, bao gồm các hệ thống mạng LAN, WAN, Internet.
Ngoài ba hệ thống thông tin trên, hệ thống truyền thông sử dụng vệ tinh
cũng được ứng dụng trong hệ thống điện (chưa phải ở VN). Ứng dụng điển
hình nhất của hệ thống thông tin vệ tinh là điều khiển đồng bộ góc pha của
các máy phát (synchroniezed phasor measurement) và rơ le so lệch.
Hệ thống SCADA cho HTĐ hợp nhất, với một công ty điện lực chịu
trách nhiệm quản lý, củ thể được chia thành ba cấp:
- Ở cấp thấp nhất của hệ thống SCADA, là các phần có chức năng theo
dõi và điều khiển cho từng thiết bị riêng biệt. Thường gặp nhất trong HTĐ
là các rơ le bảo vệ. Khi thiết bị gặp sự cố, các rơle này hoàn toàn có thể tính
toán và tác động theo thông số chỉnh định trước mà không cần liên lạc với
hệ thống cấp trên. Ngoài chức năng điều khiển, các phần tử thuộc cấp này
cũng có chức năng thu thập số liệu, thông số của các thiết bị để gửi lên các
Substation server. Trong các hệ thống hiện đại, các phần tử này được gọi
  123  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

chung là IED (Intelligent Electronic Devices), có các nguyên lý làm việc và


chức năng khác nhau, nhưng có cùng chuẩn giao tiếp, cho phép IED này có
thể nói chuyện được với các IED khác trong cùng trạm (peer to peer) và trao
đổi với substation server. Về nguyên tắc, sự hỏng hóc hay bảo trợ tại một
IED sẽ không làm ảnh hưởng đến các IED khác trong hệ thống.
- Cấp thứ hai của hệ thống SCADA là các Substation Server, với chức
năng chủ yếu là thu thập số liệu từ các IED do nó quản lý, lưu lại trong cơ
sở dữ liệu, phục vụ các nhu cầu đọc dữ liệu tại chỗ qua các HMI (Human
Machine Interface)
- Cấp thứ ba là Trung tâm điều khiển của toàn hệ thống, nơi thực hiện
việc thu thập số liệu từ các Substation Server, thực hiện các chức năng tính
toán đánh giá trạng thái của hệ thống, dự báo nhu cầu phụ tải, và thực hiện
các chức năng điều khiển quan trọng, như việc phân phối lại công suất phát
giữa các nhà máy, lên kế hoạch vận hành của toàn hệ thống.
Do quy mô rộng lớn của hệ thống truyền tải điện năng, các trạm điều
khiển trung tâm cũng có thể được chia thành các cấp: Điều khiển trung tâm
(Central control Center hay Central Dispatching Center), và các trạm điều
khiển vùng (Area Control Center).
SCADA/EMS :
Hệ thống quản lý năng lượng EMS (Energy Management System) là tập
hợp các công cụ cho phép người vận hành hệ thống phân tích đánh giá, đưa
ra quyết định điều khiển hệ thống. EMS được sử dụng tại các trung tâm điều
độ (CCC hoặc ACC ). Với EMS luôn yêu cầu có một hệ thống số liệu thu
thập từ hệ thống, và bản thân nó tham gia như một bộ phận trong SCADA,
nên người ta sử dụng thuật ngữ SCADA/EMS.
Tại các trung tâm điều độ (ACC và CCC), với sự trợ giúp của hệ thống
máy tính mạnh, và các phần mềm chuyên dụng, người vận hành thực hiện
các chức năng SCADA/EMS, có thể kể ra một số chức năng quan trọng như
sau:
- Đánh giá trạng thái hệ thống (SE - Online State Estimation);
- Tính toán trào lưu công suất (LF - Load Flow);
- Tính toán tối ưu trào lưu công suất (OPF - Optimal Load Flow);
- Dự báo phụ tải (LF-Load forecast);

124    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Đánh giá mức độ an toàn của hệ thống(DSA-Dynamic Security


Assesment);
- Xây dựng các chiến lược phục hồi hệ thống khi có sự cố.

§6.2. ỨNG DỤNG SCADA TRONG GIÁM SÁT LƯỚI HẠ THẾ

Mạng SCADA giám sát lưới hạ thế , trong xuthế phát triển hiện nay,
ngoài chức năng giám sát và thu thập xử lý dữ liệu, còn phải góp phần thoả
mãn các mục tiêu bao gồm :
- Bảo đảm tính liên tục của lưới hạ thế;
- Tối ưu hóa các nguồn tài nguyên cũng như chất lượng bảo trì;
- Nâng cao chất lượng điện năng;
- Bảo đảm an toàn lưới hạ thế.
Lưới điện hạ thế hiện đại khi được lắp đặt luôn luôn phải thoả mãn các
mục tiêu sau :
- Nâng cao mức linh hoạt khi xử dụng điện năng;
- Giảm giá thành sử dụng điện;
- Tiết kiệm chi phi lắp đặt, bảo trì và nâng cấp;
- Bảo đảm an toàn cho người vận hành;
- Cải thiện tiện nghi khi vận hành lưới hạ thế.
Muốn thế lưới hạ thế cần phải có tính thích ứng cao, khả năng nâng cấp
và tính thích nghi với mọi cấu hình khi lắp đặt.
Người vận hành lưới hạ thế để thoả mãn các yêu cầu của mạng SCADA
giám sát lưới cần phải biết:
- Cài đặt đầy đủ các chức năng điều khiển khi lắp đặt , nắm tốt các trạng
thái vận hành , trong đó gồm cả khả năng điều khiển từ xa của các khí cụ và
thiết bị.
- Kết nối tốt với mọi phần tử nằm trong mạng hạ thế đang vận hành, bảo
đảm đáp ứng nhanh nhất khi có sự cố xảy ra.
- Khai thác và xử lý tốt dữ liệu thu thập .
- Đo và hiển thị mọi thông số của lưới phân phối (dòng , áp , công suất ,
cosϕ..).

  125  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị.


Như vậy ta có thể qui về 4 nhóm chức năng chính cho mạng SCADA
giám sát lưới hạ thế bao gồm : Đo lường, Hiển thị, Điều khiển và Quản lý ,
được minh họa theo hình 6.1.

Hình 6.1. Bốn nhóm chức năng chính cho mạng


SCADA giám sát lưới hạ thế

Tóm tắt bốn nhóm chức năng như sau:


- Chức năng Đo lường: Bảo đảm thu thập được đầy đủ dữ liệu liên quan
đến hệ thống phân phối lưới hạ thế .

126    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

- Chức năng Hiển thị: Thể hiện đầy đủ mọi thông số lưới cũng như luôn
kịp thời cảnh báo sự cố nếu có.
- Chức năng Điều khiển: Có khả năng giám sát và điều khiển từ xa mọi
thành phần của lưới hạ thế.
- Chức năng Quản lý: Bảo đảm giảm chi phi vận hành tăng cường tiện
nghi và đơn giản hóa công tác bảo trì.
Các thiết bị bảo vệ và đóng cắt hiện đại cho phép mở rộng 4 chức năng
chính nêu trên, cu thể :
- Nâng cao tính năng khi đo các thông số của lưới điện , không chỉ thể
hiện giá trị dòng & áp ở mặt trước của PANEL hiển thị , mà còn thể hiện
các đại lượng P; S; cosϕ cùng khả năng truyền giá trị đo về máy tính PC
trung tâm;
- Chức năng điều khiển có nhiều tính năng mới;
- Có khả năng tập trung dữ liệu để kiểm tra và phân tích;
- Điều khiển từ xa CB cùng các thiết bị khác trong mạng;
- Hiển thị thông báo trạng thái từng thiết bị cũng như tình trạng điện áp
trên từng thanh cái;
- Phát hiện sự cố và cảnh báo kịp thời;
- Chức năng chẩn đoán và bảo trì có thêm tính năng định vị trí nơi bị sự
cố cũng như lưu trữ các thông số liên quan đến từng sự cố;
- Chức năng quản lý có khả năng đọc thông số điện tiêu thụ từ xa , giám
sát và phân tích đầy đủ các đại lượng P; S; cosϕ.
Hình 6.2 giới thiệu lưu đồ vận hành và giám sát lưới điện hạ thế.
Hình 6.3 giới thiệu lưu đồ chương trình con phát hiện và khắc phục sự
cố.
Hình 6.4 giới thiệu lưu đồ chương trình con phát hiện và phân loại sự cố
về dòng.
Hình 6.5 giới thiệu lưu đồ chương trình con theo dõi bù công suuats phản
kháng.

  127  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 6.2. Lưu đồ chính vận hành và giám sát lưới điện hạ thế

128    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 6.3. Chương trình con phát hiện và khắc phục các sự cố

  129  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 6.4. Chương trình con phát hiện và phân loại sự cố về dòng

130    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Hình 6.5. Chương trình con theo dõi bù công suất phản kháng.

  131  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

§6.3. ỨNG DỤNG SCADA TRONG CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN

SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition) là hệ thống thu


thập dữ liệu và điều khiển giám sát. Khái niệm được sử dụng rộng rãi trong
công nghiệp và các nhà máy hiện đại. Đối với một nhà máy hiện đại, khi
xây dựng và đưa vào hoạt động, để có thể tạo ra được sản phẩm đạt yêu cầu
về chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường.
Nhà máy cần được trang bị các máy móc hiện đại, đạt được các tiêu
chuẩn về chất lượng và môi trường, độ an toàn, năng suất và tiết kiệm.
Chính vì thế, việc tích hợp tự động hóa nhà máy là một yêu cầu bức thiết
được ra. Các hạng mục sản xuất được trang bị máy móc tự động, phần mềm
điều khiển hiện đại để tiết kiệm nhiên liệu, điện năng, nhân công và đảm
bảo chính xác theo yêu cầu.
Đối với các nhà máy điện, ngoài việc tự động hóa toàn bộ dây truyền
sản xuất điện năng, nhà quản lý cần được cung cấp các thông tin về tình
hình sản xuất, tình trạng máy móc thiết bị, các thông số sản phẩm điện năng
của nhà máy, các vấn đề liên quan đến sản xuất và truyền tải đi xa,...Tuy
nhiên mức độ thông tin ở các cấp khác nhau sẽ rất khác nhau.
Thông thường được chia ra làm 3 cấp:
1) Cấp vận hành (Cấp trường)
Cấp vận hành là cấp độ để các kỹ sư, công nhân vận hành, theo dõi hoạt
động của thiết bị, các thông số theo quy trình công nghệ đặt ra.
2) Cấp điều khiển (Tại phòng điều khiển)
Cấp điều khiển là cấp độ các kỹ sư điều khiển tự động sẽ giám sát, điều
khiển các thông số, tình trạng của các thiết bị và toàn bộ dây truyền sản xuất
theo quy trình đã đặt ra bằng thao tác, theo dõi trên bảng thông số, màn hình
hiển thị và điều khiển qua giao diện phần mềm HMI (Human Machine
Interface) hay bàn điều khiển OP (Operator Panel).
3) Cấp giám sát, quản lý
Đối với cấp giám sát, quản lý có hai hình thức tương đương nhau; Đó
là:
- Giám sát tại nhà máy (Tại nhà vận hành): Nhà quản lý sẽ theo dõi các
thông số, tình trạng thiết bị và toàn bộ hoạt động của dây truyền sản xuất
theo yêu cầu qua giao diện máy tính được kết nối trực tiếp với phòng điều

132    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

khiển qua đó có thể nắm được tình hình sản xuất, tình trạng vật tư thiết bị,
lên kế hoạch sản xuất ,truyền tải,...
- Giám sát từ xa (Tại trung tâm): Tại trung tâm của tổng công ty, nhà
quản lý tại đây có thể theo dõi, giám sát mọi hoạt động của nhà máy thông
qua máy tính được kết nối từ xa qua mạng. Từ đó có kế hoạch sản xuất, điều
độ, bán hàng và nhập hàng.
Hình 6.6 mô tả sơ đồ hệ thống SCADA cho nhà máy điện.

Hình 6.6. Sơ đồ mô tả hệ thống SCADA cho nhà máy điện.

  133  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

Các thông tin trong hệ thống SCADA để giám sát điều khiển thông
thường bao gồm:
- Các công suất P, Q, S ;
- Sản lượng điện luỹ kế ;
- Tần số, điện áp;
- Tình trạng đóng cắt của các máy cắt ;
- Số lần dừng máy;
- Những tuabin nào đang hoạt động;
- Tình hình sự cố (nếu có);
- Dự trữ dầu, lượng tiêu thụ dầu trong ngày;
- Sản lượng, chất lượng khí hoặc than tiêu thụ, v.v...
Các thông số này được cung cấp từ các thiết bị đo ở cấp trường, chúng
được tích hợp vào các bộ điều khiển và các thông tin của chúng được dùng
làm đầu vào để điều khiển các thiết bị và các thông số khác. Chúng còn
được truyền lên máy tính giám sát và điều khiển và hiển thị trên màn hình
giao diện điều khiển (tại phòng điều khiển), được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu
để tạo báo cáo khi cần thiết và gửi về trung tâm qua đường Internet. Tại
trung tâm, các thông số này cũng được hiển thị trên giao diện đồ họa và lưu
trữ trong cơ sở dữ liệu của máy tính để lập báo cáo.
Thiết bị của hệ thống SCADA:
1) Phần cứng
Để xây dựng hệ thống SCADA cho nhà máy cần các phần cứng sau:
- Máy tính công nghiệp (IPC);
- Bộ tích hợp thiết bị (Kết nối và thu thập dữ liệu lên máy tính);
- Thiết bị mạng (Switch, Router,...).
2) Phần mềm
- Phần mềm cho giám sát điều khiển: Tạo ra giao diện hiển thị các thông
số, điều khiển qua giao diện hiển thị, lưu trữ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu. (Mỗi
máy có 1 license và theo số điểm tích hợp điều khiển I/O point)
- Phần mềm giám sát, quản lý: Hiển thị các thông số, lưu trữ các dữ liệu
vào cơ sở dữ liệu (Giao diện có thể là web navigator)
- Các phần mềm phụ trợ: Kết nối mạng, kết nối PLC -IPC, ...

134    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

3) Mạng kết nối


Các hình thức có thể sử dụng:
- Đường truyền lease-line: Là kênh thuê bao riêng của của bưu điện cho
phép truyền dữ liệu với tốc độ cao bằng các thiết bị đầu cuối bằng modem
truyền thống, tốc độ tối đa cho phép 19.2 kb/s. (của riêng nhà máy-private
line)
- Đường truyền cáp quang: Dùng cáp quang để truyền dữ liệu từ nhà máy
về trung tâm (có thể thuê của bưu điện hoặc tự kéo cáp nếu khoảng cách
gần) với khoảng cách xa, băng thông rộng, tin cậy, tốc độ cao. Tại mỗi đầu
phải có thiết bị chuyển đổi quang để kết nối với máy tính.
- Đường truyền ADSL: Là đường truyền internet băng thông rộng, cho
phép dữ liệu với tốc độ cao, dễ kết nối. (Là mạng công cộng)
Khả năng tích hợp vào các hệ thống tại trung tâm:
Tại trung tâm, nhà quản lý không chỉ thu nhận và giám sát các thông tin
liên quan đến các nhà máy điện từ xa qua mạng mà còn giám sát và quản lý
nhiều hệ thống khác: trung tâm dữ liệu (thu thập toàn bộ các dữ liệu chuyên
ngành và tích hợp vào các hệ thống con của tầng dữ liệu, truyền hình hội
nghị (tele conference), tổng đài điện thoại (PABX), bán hàng & thương mại
điện tử (e-commerce), tư vấn và các dịch vụ điện tử sử dụng nội bộ và cho
thuê, ...Tất cả các dịch vụ này đều không chỉ thuần túy về kỹ thuật và còn
liên quan đến các vấn đề về thông tin, quản lý, bán hàng, định hướng, phát
triển và các dịch vụ giá trị gia tăng.
Hệ thống SCADA sẽ xây dựng hoàn toàn có thể tích hợp để giám sát từ
xa trên cùng một máy tính tại trung tâm, luồng dữ liệu thu thập từ nhà máy
được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu nên hoàn toàn có thể dùng để tạo các báo
về các hoạt động có liên quan.
Tuy nhiên hệ thống điều khiển giám sát SCADA vẫn hoạt động độc lập
mà không bị phụ thuộc hay cản trở từ bất kỳ hệ thống nào khác kể cả khi
các hệ thống khác gặp sự cố, hệ thống SCADA vẫn hoạt động bình thường.

  135  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ABB, User Manual Remote Terminal Unit RTU 211.


2. AREVA, Protection-Automation&Control Integrated System,
October 2004.
3. Bailey D., Practical SCADA for Industry. Elsevier. 2003. 288 p.
4. Darol Woodward, Protocol and atchitectures for Power Delivery
Automation, Proceeding ò the 1st Annual Western Power Delivery
Automation.
5. IEC Standard 61850
6. International Power Generation, May 2003.
7. Trương Đình Châu., Hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển giám sát.
Bộ môn Điều khiển Tự động, ĐH BK TP. HCM. 2006. 30 trang.
8. Phạm Văn Hòa, Đặng Tiến Trung, Hệ thống thông tin trong Hệ thống
điện, Nhà xuất bản Bách khoa, 2010
9. Hoàng Minh Sơn., Mạng truyền thông công nghiệp, Nhà xuất bản
Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội 2000.
10. Tài liệu kỹ thuật số ICS03-02-EVN, Hệ thống điều khiển cho trạm
biến áp trên 220 kV.
11. Tài liệu Trung tâm Điều độ quốc gia A0 và Điều độ miền Bắc A1

136    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

MỤC LỤC

Lời nói đầu ............................................................................................ 3


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GIÁM
SÁT VÀ THU THẬP DỮ LIỆU TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN .......... 9
1.1. Khái quát chung ......................................................................... 9
1.2. Sự phân cấp quản lý của hệ thống SCADA ............................. 10
1.3. Các yêu cầu chung của hệ thống SCADA ............................... 11
1.4. Tổng quan về cơ cấu hệ thống SCADA .................................. 13
1.5. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển hệ thống SCADA . 15
1.6. Thành phần hệ thống SCADA ................................................. 20
Chương 2. CẤU TRÚC PHẦN CỨNG HỆ THỐNG SCADA ......... 28
2.1. Giới thiệu chung ...................................................................... 28
2.2. Các thiết bị điện tử thông minh IED........................................ 29
2.3. Thiết bị đầu cuối RTU ............................................................. 35
2.4. Bộ điều khiển lập trình PLC trong SCADA ............................ 41
2.5. Trạm chủ .................................................................................. 46
2.6. Độ tin cậy và sẵn sàng của hệ thống SCADA ......................... 50
2.7. Cấu trúc truyền thông .............................................................. 53
2.8. Giao diện Người – Máy HMI .................................................. 55
Chương 3. CẤU TRÚC PHẦN MÊM CỦA HỆ THỐNG SCADA . 61
3.1. Giới thiệu chung ...................................................................... 61
3.2. Thành phần của một hệ thống SCADA ................................... 61
3.3. Giói phần mềm của hệ thống SCADA .................................... 62
3.4. Giao thức trong hệ thống SCADA .......................................... 69
3.5. Phát hiện lỗi ............................................................................. 84
Chương 4. CÁC HỆ THỐNG MẠNG CỤC BỘ DÙNG CHO
SCADA ............................................................................................... 86
4.1. Giới thiệu chung ...................................................................... 86

  137  

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)


lOMoARcPSD|24999781

4.2. Cấu trúc liên kết mạng trong hệ thống ................................... 87


4.3. Chuẩn IEEE 802.3 Ethernet..................................................... 92
4.4. Hệ thống mạng Ethernet tốc độ .............................................. 99
4.5. Các thành phần liên kết mạng............................................... 104
4.6. Mạng SCADA và Internet .................................................... 108
Chương 5. THIẾT BỊ MODEM VÀ
PHÒNG ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM ........................ 112
5.1. Thiết bị MODEM .................................................................. 112
5.2. Phòng điều khiển trung tâm ................................................... 118
Chương 6. ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG SCADA
TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN.......................................... 122
6.1. Ứng dụng SCADA trong điều độ Hệ thống điện................... 122
6.2. Ứng dụng SCADA trong giám sát lưới hạ thế ...................... 125
6.3. Ứng dụng SCADA trong các nhà máy điện .......................... 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 136

138    

Downloaded by Ph?m Ti?n Sao (hoho26996@gmail.com)

You might also like