You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


KHOA TOÁN KINH TẾ
----------⁂----------

BÀI TIỂU LUẬN

NHẬP MÔN NGÀNH


MÔN: NHẬP MÔN NGÀNH TOÁN KINH TẾ
HỌC KÌ I – NĂM 2023

TP.HCM, tháng 01 năm 2024


Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Hoàng Uyên

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hải Sơn

Lớp : K23413B
MỤC LỤC MSSV : K234131566

I. Trình bày những hiểu biết của em về mô hình Input/Output? Sử dụng Python để giải tìm nghiệm của mô hình trên trong trường hợp

đơn giản (sử dụng thư viện sympy)?............................................................................................................................................................................... 3

I.1. Mô hình Input/Output......................................................................................................................................................................... 3

I.2. Bài toán Input/Output: Sử dụng Python để giải............................................................................................................................... 4

II. Phân tích dưới góc độ thống kê mô tả một bộ data tùy ý? Nêu một vài nhận xét về bộ dữ liệu này?......................................................5

II.1. Thống kê mô tả bằng Python............................................................................................................................................................................. 7

II.2. Thống kê mô tả bằng Excel................................................................................................................................................................................ 8

II.3. Nhận xét............................................................................................................................................................................................................... 8

III. Một số ứng dụng về xác suất trong thực tế.................................................................................................................................................... 9

IV. Các kỹ năng và phương pháp học ngành Toán kinh tế.............................................................................................................................. 14

IV.1. Tổng quan về ngành Toán kinh tế.................................................................................................................................................... 14

IV.2. Các kỹ năng........................................................................................................................................................................................ 14

0
IV.2.1. Kỹ năng cứng.......................................................................................................................................................................................... 14

IV.2.2. Kỹ năng mềm.......................................................................................................................................................................................... 14

IV.3. Phương pháp học............................................................................................................................................................................... 15

IV.3.1. Nghiên cứu chương trình đào tạo của ngành....................................................................................................................................... 15

IV.3.2. Xác định mục tiêu và định hướng học tập............................................................................................................................................ 15

IV.3.3. Tìm kiếm nguồn tài liệu và giáo trình phù hợp.................................................................................................................................... 15

IV.3.4. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ giảng viên và bạn bè....................................................................................................................................... 15

IV.3.5. Thực hành và áp dụng kiến thức ngành học vào thực tiễn.................................................................................................................. 16

V. Đề xuất kỹ năng và phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả của 1 môn học của ngành Toán kinh tế: Môn Kinh tế vi mô...........17

V.1. Tổng quan về môn học Kinh tế vi mô............................................................................................................................................... 17

V.2. Các kỹ năng........................................................................................................................................................................................ 17

V.3. Phương pháp học............................................................................................................................................................................... 17

V.3.1. Phương pháp nghe giảng – ghi chép....................................................................................................................................................... 18

V.3.2. Phương pháp tìm kiếm và sử dụng tài liệu............................................................................................................................................. 18

V.3.3. Phương pháp tự học................................................................................................................................................................................. 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO:............................................................................................................................................................................................. 20

1
I. Trình bày những hiểu biết của em về mô hình Input/Output? Sử dụng Python để giải tìm nghiệm của mô hình trên trong trường hợp đơn

giản (sử dụng thư viện sympy)?

I.1. Mô hình Input/Output.


Đây là một mô hình kinh tế học đã đoạt giải Nobel Kinh tế vào năm 1973. Trong mô hình này, tồn tại ma trận đầu vào – đầu ra, được phát triển bởi nhà Kinh tế

học Wassily W. Leotief. Lý thuyết này được khởi xướng bởi Cantillon và Quesnay, Leontief đã kế thừa và đưa những mối quan hệ đó vào thuật ngữ toán học, tập

hợp dữ liệu cần thiết để xây dựng bảng đầu vào – đầu ra.

Kỹ thuật này miêu tả được mối tương quan giữa những lĩnh vực khác nhau hoặc những ngành sản xuất khác nhau của nền kinh tế, từ đó cho phép một nhà phân

tích lý giải vì sao thay đổi của một hay nhiều ngành sản xuất lại ảnh hưởng đến những ngành còn lại của nền kinh tế. Kỹ thuật này có nhiều ứng dụng quan trọng

và cung cấp cái nhìn bao quát về hoạt động của nền kinh tế. Sử dụng kỹ thuật trên để tìm hiểu vì sao những điều cản trở sản xuất có thể gia tăng khi nền kinh tế

phát triển, và làm sao quá trình lạm phát có thể phân bổ và tràn lan khắp toàn bộ nền kinh tế. Cụm từ đầu vào – đầu ra (Input – Output) đã được sử dụng bởi vì ma

trận này thể hiện đầu ra của một ngành có thể là đầu vào cần thiết cho các ngành khác cũng như cho người tiêu dùng.

Mô hình này nhằm xác định đầu ra của mỗi ngành trong n ngành sao cho vừa đủ để thỏa mãn toàn bộ nhu cầu về loại sản phẩm đó.

Giả sử trong mô hình ta có:

- Mỗi ngành chỉ sản xuất một mặt hàng thuần nhất.

- Mỗi ngành sử dụng một tỷ lệ cố định các đầu vào cho sản xuất đầu ra.

- Mọi đầu vào thay đổi k lần thì đầu ra thay đổi k lần.

Với mỗi ngành j, sản xuất một sản phẩm j cần đầu vào từ các ngành khác, bao gồm cả ngành j. Nếu ta đặt aij là số lượng đầu vào lấy từ ngành i cần có để sản xuất

một sản phẩm của j thì các số aij tạo thành một ma trận vuông:

( )
a 11 a12 ⋯ a1 n
a 21 a22 ⋯ a 2n
A=
⋮ ⋮ ⋱ ⋮
an 1 a n 2 ⋯ ann

Bên cạnh n ngành, mô hình còn có một ngành khác được gọi là ngành mở. Ngành này xác định một cách độc lập một yêu cầu cuối cùng (yêu cầu không như đầu

vào) về hàng hóa của mỗi ngành. Bản thân nó lại cung ứng những đầu vào thiết yếu (ví dụ như lao động, dịch vụ,...) cho n ngành trên. Những đầu vào thiết yếu do

ngành mở cung cấp không được sản xuất bởi bất kỳ ngành nào trong số n ngành kể trên. Trên quan điểm của mô hình trên, ta chỉ quan tâm đến vấn đề duy nhất từ

yêu cầu cuối cùng, chúng sẽ không trùng với yêu cầu được miêu tả bởi ma trận A.

()
b1
b2
B=

bn

Gọi lượng đầu ra của n ngành là x1, x2, ...,xn yêu cầu cuối cùng cho đầu ra của ngành thứ i là bi, i=1 , n. Giả sử ngành thứ i sản xuất một lượng đầu ra Xi vừa
đủ để đáp ứng những điều kiện đầu vào của n ngành và đáp ứng yêu cầu cuối cùng của ngành mở. Khi đó, ta có:

xi = ai1x1 + ai2x2 + ai3x3 + ... + ainxn + bi , ∀ i=1 , n


 - ai1x1 - ai2x2 - ai3x3 - ... + (1 – aii)xi - ... – ainxn = bi , ∀ i=1 , n

( )( ) ( )
1−a11 −a 12 ⋯ −a1 n x1 b1

−a21 1−a22 ⋯ −a2 n x2 b2
b =
⋮ ⋮ ⋱ ⋮ ⋮ ⋮
−an 1 −an 2 ⋯ 1−ann x n bn

2
 (In – A).X = B

-1
 X = (In – A) .B

{
−I n là matrận đơn vị cấp n .
Trong đó − A làma trậncác hệ số đầu vào .
− X là véctơ cột củalượng đầu ra .
−B là vectơ cột biểu thị các yêu cầu cuối cùng .

I.2. Bài toán Input/Output: Sử dụng Python để giải.


Đề bài: Giả sử một nền kinh tế có ba ngành sản xuất: ngành 1, ngành 2, ngành 3. Cho biết ma trận hệ số đầu vào:

( )
0 ,2 0 , 4 0 ,5
A= 0 ,6 0 ,2 0 ,1
0 ,1 0 ,2 0 ,1

Cho biết tổng cầu cuối đối mỗi ngành 1, 2, 3 lần lượt là 107, 11 và 91. Hãy xác định lượng đầu ra đối với mỗi hàng hóa của ngành 1, 2, 3.

Giải:

https://colab.research.google.com/drive/1VVXYcZAjYdynfNiIbPdVPkAjF66sbLpg?usp=sharing

3
II. Phân tích dưới góc độ thống kê mô tả một bộ data tùy ý? Nêu một vài nhận xét về bộ dữ liệu này?

Bộ data: GDP bình quân đầu người thực tế của một số quốc gia trên thế giới năm 2017.

4
Bộ số dữ liệu về GDP bình quân đầu người thực tế của một số quốc gia trên thế giới năm 2017 được tính bằng Đô la Mỹ.

5
II.1. Thống kê mô tả bằng Python.

https://colab.research.google.com/drive/1yAI4AEkTyTG57A_VNLRr3IMStkQAcusz#scrollTo=A5xwp3m6B4YJ&line=1&uniqifier=1

- Cỡ mẫu (count): 104

- GDP trung bình (mean): 19635,13697 (Đô la Mỹ).

- Độ lệch chuẩn (std): 21640,68054 (Đô la Mỹ).

- Giá trị GDP nhỏ nhất (min): 450,744 (Đô la Mỹ).

- Tứ phân vị thứ nhất (25%): 3706,81875 (Đô la Mỹ).

- Tứ phân vị thứ hai - Trung vị (50%): 9179,8105 (Đô la Mỹ).

- Tứ phân vị thứ ba (75%): 34212,395 (Đô la Mỹ).

- Giá trị GDP lớn nhất (max): 82584,38 (Đô la Mỹ).

II.2. Thống kê mô tả bằng Excel.

6
Bảng phân tích thống kê mô tả GDP đầu người thực tế của một số quốc gia trên thế giới năm 2017 (Đô la Mỹ).

- GDP trung bình (Mean): 19635,13697 (Đô la Mỹ).

- Trung vị (Median): 9179,8105 (Đô la Mỹ).

- Yếu vị (Mode): Không có dữ liệu nào được lặp lại trong bộ dữ liệu.

- Độ lệch chuẩn (Standard Deviation): 21640,68054 (Đô la Mỹ).

- Khoảng biến thiên (Range): 82133,636 (Đô la Mỹ).

- Giá trị GDP nhỏ nhất (Minimum): 450,744 (Đô la Mỹ).

- Giá trị GDP lớn nhất (Maximum): 82584,38 (Đô la Mỹ).

- Tổng GDP (Sum): 2042054,245 (Đô la Mỹ).

- Cỡ mẫu (Count): 104

II.3. Nhận xét.

- Theo thống kê GDP bình quân đầu người thực tế của 104 quốc gia trên thế giới năm 2017, tổng GDP bình quân đầu người của các quốc gia là 2042054,245

Đô la Mỹ với GDP trung bình là 19635,13697 Đô la Mỹ.

- Độ lệch chuẩn là 21640,68054 Đô la Mỹ cho thấy các quốc gia có mức GDP bình quân đầu người rất khác biệt nhau, nên mức điểm cho chênh lệch nhau

khá nhiều.

- Khoảng biến thiên là 82133,636 Đô la Mỹ với giá trị GDP bình quân đầu người nhỏ nhất là 450,744 Đô la Mỹ và giá trị GDP bình quân đầu người lớn nhất

là 82584,38 Đô la Mỹ.

7
III. Một số ứng dụng về xác suất trong thực tế.

III.1. Một nhà phân tích thị trường chứng khoán xem xét triển vọng của các chứng khoản của nhiều công ty đang phát hành. Một năm sau 45% số chứng khoán tỏ

ra tốt hơn nhiều so với trung bình của thị trường, 15% số chứng khoán tỏ ra xấu hơn nhiều so với trung bình của thị trường và 40% bằng trung bình của thị

trường. Trong số những chứng khoản trở nên tốt có 15% được nhà phân tích đánh giá là mua tốt, 25% số chứng khoán là trung bình cũng được đánh giá là

mua tốt và 20% số chứng khoản trở nên xấu cũng được đánh giá là mua tốt.

a) Tính xác suất để một chứng khoán được đánh giá là mua tốt sẽ trở nên tốt.

b) Tính xác suất để một chứng khoán được đánh giá là mua tốt sẽ trở thành xấu.

Giải:

a) Giả sử có tất cả n chứng khoán, ta có không gian mẫu:

3 n 20 2 n 25 9 n 15 79 n
n (Ω)= . + . + . =
20 100 5 100 20 100 400
Gọi A là biến cố để một chứng khoán được đánh giá là mua tốt sẽ trở nên tốt.

9 n 15 27 n
⇔ n ( A )= . =
20 100 400
Xác suất để một chứng khoán được đánh giá là mua tốt sẽ trở nên tốt là:

27 n
n ( A ) 400 27
P ( A )= = =
n ( Ω ) 79 n 79
400

b) Gọi B là biến cố để một chứng khoán được đánh giá là mua tốt sẽ trở thành xấu.

3 n 20 3 n
⟺ n ( B )= . =
20 100 100
Xác suất để một chứng khoán được đánh giá là mua tốt sẽ trở thành xấu là:

3n
n ( B ) 100 12
P ( B )= = =
n ( Ω ) 79 n 79
400

 Nhận xét: Trên thực tế, sự may rủi đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên nếu biết phân tích, tính toán, phán đoán tốt và

đưa ra những quyết định hợp lý thì người kinh doanh sẽ đạt được lợi ích cao hơn so với rủi ro mà họ nhận. Như trường hợp trên, nhà đầu tư đã có những

phán đoán, đánh giá rất tốt dẫn đến khả năng thành công cao gấp 9/4 lần so với khả năng rủi ro, thất bại.

III.2. Trường Đại học Kinh tế - Luật đã tiến hành khảo sát cựu sinh viên để tìm hiểu hơn về ý kiến của họ về trường. Một phần của cuộc khảo sát yêu cầu người

tham gia chỉ ra liệu trải nghiệm tổng thể của họ tại trường có không đạt kỳ vọng, đạt kỳ vọng, hay vượt kỳ vọng không. Kết quả cho thấy 6% số người tham

gia không cung cấp phản hồi, 22% cho biết trải nghiệm của họ không đạt kỳ vọng, và 55% số người tham gia cho biết trải nghiệm của họ đã đạt kỳ vọng.

a) Nếu chúng ta chọn ngẫu nhiên một cựu sinh viên, xác suất mà cựu sinh viên đó nói rằng trải nghiệm của họ vượt kỳ vọng là bao nhiêu?

8
b) Nếu chúng ta chọn ngẫu nhiên một cựu sinh viên, xác suất mà cựu sinh viên đó nói rằng trải nghiệm của họ đã đạt hoặc vượt kỳ vọng là bao nhiêu?

Giải:

a) Gọi A là biến cố “vượt kỳ vọng”.

B là biến cố “đạt kỳ vọng”  P(B) = 55%

C là biến cố “không đạt kỳ vọng”  P(C) = 22%

Khi chọn ngẫu nhiên một cựu sinh viên, xác suất mà cựu sinh viên đó nói rằng trải nghiệm của họ vượt kỳ vọng là:

P ( A )=100 %−P ( B )−P ( C )=100 %−55 %−22 %=23 %


b) Khi chọn ngẫu nhiên một cựu sinh viên, xác suất mà cựu sinh viên đó nói rằng trải nghiệm của họ đã đạt hoặc vượt kỳ vọng là:

P=P ( B ) + P ( C ) =55 %+22 %=77 %

 Nhận xét: Sau mỗi khóa sinh viên, các trường đại học nên tổ chức một cuộc khảo sát ý kiến của các cựu sinh viên về chất lượng đào tạo, giảng dạy,

chất lượng làm việc của các phòng, ban đối với các sinh viên, an ninh quốc phòng cũng như cơ sở vật chất để biết được mức độ hài lòng của các sinh

viên về chất lượng của trường. Từ đó khắc phục những điểm còn hạn chế đồng thời phát huy và nâng cao những mặt tích cực của trường học, tạo ra

môi trường học tập tốt và lành mạnh cho sinh viên.

9
III.3. Xổ số Powerball được tổ chức hai lần mỗi tuần ở 28 tiểu bang, Quần đảo Virgin và Quận Columbia. Để chơi Powerball, người tham gia phải mua một vé và

sau đó chọn năm số từ các chữ số 1 đến 55 và một số Powerball từ các chữ số 1 đến 42. Để xác định số trúng thưởng cho mỗi trò chơi, quan chức xổ số rút

năm quả bóng trắng từ một thùng có 55 quả bóng trắng và một quả bóng đỏ từ một thùng có 42 quả bóng đỏ. Để giành được giải độc đắc, các số của người

tham gia phải trùng với số trên năm quả bóng trắng theo bất kỳ thứ tự nào và số trên quả bóng Powerball đỏ. Một người tham gia ở Nebraska đã giành được

giải độc đắc 300 triệu Đô-la, bằng cách trùng khớp với các số 6 – 11 – 24 – 48 - 50 và số Powerball 20. Một loạt các giải thưởng tiền mặt khác được trao

mỗi khi trò chơi được tổ chức. Ví dụ, một giải thưởng 250,000 Đô-la được trả nếu năm số của người tham gia trùng với số trên năm quả bóng trắng.

a) Tính số cách chọn năm số đầu tiên.

b) Xác suất giành giải 250,000 Đô-la bằng cách trùng khớp với các số trên năm quả bóng trắng là bao nhiêu?

c) Xác suất giành giải độc đắc Powerball là bao nhiêu?

Giải:

a) Số cách chọn năm số đầu tiên:

5 55 !
C 55= =3478761 (Cách )
5 ! ( 55−5 ) !
b) Gọi A là biến cố “giành giải 250,000 Đô-la”.

Số cách để thắng là: n(A) = 1

5
Tổng số kết quả có được là: C 55=3478761
Xác suất giành giải 250,000 Đô-la bằng cách trùng khớp với các số trên năm quả bóng trắng là:

n ( A) 1
P ( A )= =
C
5
55
3478761

c) Gọi B là biến cố “giành giải độc đắc Powerball”.

Số cách để thắng là: n(B) = 1

5
Tổng số kết quả có thể có là: n ( Ω ) =42. C55=42.3478761=146107962
Xác suất giành giải độc đắc Powerball là:

n ( B) 1
P ( B )= =
n ( Ω ) 146107962

 Nhận xét: Có thể nói rằng đây là một trò chơi phụ thuộc hoàn toàn vào sự may rủi khi xác suất để trúng các giải thưởng là quá nhỏ. Trò chơi cũng không có

bất kì một quy luật nào nên tỉ lệ giành được các giải thưởng của mỗi người tham gia chương trình là như nhau.

III.4. Để thành lập đội tuyển quốc gia về một môn học, người ta tổ chức một cuộc thi tuyển gồm 3 vòng. Vòng thứ nhất lấy 75% thí sinh; vòng thứ hai lấy 60%

thí sinh đã qua vòng thứ nhất và vòng thứ ba lấy 40% thí sinh đã qua vòng thứ hai. Để vào được đội tuyển, thí sinh phải vượt qua được cả 3 vòng thi. Tính

xác suất để một thí sinh bất kỳ

a) Được vào đội tuyển.

b) Bị loại ở vòng thứ hai, biết rằng thí sinh này bị loại.

Giải:

10
a) Đặt Ai là thí sinh được chọn ở vòng i , với i ∈ {1, 2, 3}.

Theo đề bài ta có:

P(A1) = 0,75 là xác suất thí sinh được chọn ở vòng 1.

P(A2│A1) = 0,6 là xác suất thí sinh đã qua vòng 1 và được chọn trong vòng 2.

P(A3│A1A2) = 0,4 là xác suất thí sinh đã qua vòng 2 và được chọn ở vòng 3.

Xác suất để một thí sinh bất kỳ được vào đội tuyển là:

P(A1A2A3) = P(A1). P(A2│A1). P(A3│A1A2) = 0,75.0,6.0,4 = 0,18

b) Đặt K là thí sinh bị loại.

P ( K )=P ( A1 ) + P ( A1 A2 ) + P ( A1 A 2 A 3 )=1−P ( A 1 A 2 A3 ) =0 , 82

Xác suất để một thí sinh bất kỳ bị loại ở vòng thứ hai, biết rằng thí sinh này bị loại là:

P ( A2 K ) P( A1 A2) P ( A1 ) . P ( A 2| A 1 )
P ( A2|K ) = = =
P(K) P(K) P (K )
0 , 75.(1−0 , 6)
⟺ P ( A 2|K ) = ≈ 0,366
0 ,82

 Nhận xét: Để thành lập ra một đội tuyển học sinh giỏi quốc gia phải thông qua quá trình tuyển chọn nghiêm ngặt. Xác suất để một thí sinh được vào đội

tuyển là vô cùng thấp chỉ khoảng 18% trong khi khả năng bị loại là vô cùng cao đến 82%. Vì vậy có thể thấy rằng đây là một cuộc thi khốc liệt để tuyển

chọn ra những gương mặt ưu tú và đại diện cho cả một quốc gia trong môn học đó.

11
III.5. Giả sử có 12% dân số mắc một loại bệnh M. Một bài kiểm tra máu trong phòng thí nghiệm cho kết quả dương tính 97% người mắc bệnh và 18% kết quả

dương tính cho những người không mắc bệnh. Xác suất của việc kiểm tra dương tính là bao nhiêu?

Giải:

Đặt A là biến cố của “người mắc bệnh”.

B là biến cố “kết quả kiểm tra dương tính”.

Xác suất kiểm tra dương tính có thể được tính bằng cách sử dụng công thức xác suất tổng:

P ( B )=P ( B| A ) . P ( A ) + P ( B|¬ A ) . P ( ¬ A )
P ( B| A )=0 , 97 l à x á c suất kiểm tra d ươ ng t í nh khi biết ng ư ời mắc bệnh .
P ( A )=0 ,12 l à x á c suất của biến cố ng ư ời mắc bệnh ”
P ( B|¬ A ) =0 ,18 l à x á c suất kiểm trad ươ ng t í nh khi biết ng ư ời kh ô ng mắc
bệnh .
P ( ¬ A ) =1−0 , 12l à x á c suất của biến cố “ ng ư ời kh ô ng mắc bệnh ” .
Thay các giá trị vào, ta có:

P ( B )=0 , 97.0 , 12+ 0 ,18.0 ,88=0,2748

 Nhận xét: Mỗi khi đi kiểm tra máu cho ra kết quả dương tính, ta có thể dừng lại vài phút để suy nghĩ tỷ lệ để từ dương tính đến mắc bệnh là bao nhiêu phần

trăm.

12
IV. Các kỹ năng và phương pháp học ngành Toán kinh tế.

IV.1. Tổng quan về ngành Toán kinh tế.

Ngành Toán kinh tế (chuyên ngành Toán ứng dụng trong Kinh tế, Quản trị và Tài chính) là một ngành học có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực kinh doanh, cụ thể

là việc vận dụng kiến thức toán học vào việc phân tích các mô hình toán kinh tế nhằm hiểu rõ và nắm bắt được các quy luật kinh tế trên thị trường.

Ngành Toán kinh tế trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về kinh tế - xã hội, quản lý và quản trị kinh doanh; về Toán ứng dụng trong kinh tế từ đó tạo

ra tư duy nghiên cứu độc lập, năng lực tự học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn để thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc;...

IV.2. Các kỹ năng.

IV.2.1. Kỹ năng cứng.

- Mô hình hóa, xây dựng thuật toán, chương trình máy tính từ các vấn đề đặt ra của thực tế trong lĩnh vực kinh tế.

- Thu thập số liệu, sử dụng thống kê để phân tích và đánh giá số liệu.

- Có kỹ năng lập trình và sử dụng các phần mềm và công nghệ hiện đại.

- Đưa ra những đánh giá, nhận xét, dự đoán từ những dữ liệu đã được phân tích thống kê, xử lí và các mô hình kinh tế đã thiết lập.

- Sử dụng các phần mềm toán học, thống kê để giải quyết một số vấn đề tính toán số, xử lí số liệu thống kê.

IV.2.2. Kỹ năng mềm.

- Ngoại ngữ: Có khả năng giao tiếp thông dụng ít nhất bằng tiếng Anh. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.

- Công nghệ thông tin: Am hiểu, khai thác và vận dụng công nghệ thông tin vào công tác nghiên cứu.

- Kỹ năng làm việc nhóm: Hiểu được nhiệm vụ và các quy trình hoạt động nhóm; xác định đặc tính, vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong

nhóm. Chia sẻ thông tin, cùng nhau thảo luận và hợp tác trong nhóm. Khát quát các mục tiêu và công việc cần làm; xác định nguyên tắc làm việc

nhóm, lập kế hoạch cho dự án, các thành viên trong nhóm phân chia công việc dựa trên thế mạnh của từng cá nhân.

- Kỹ năng trình bày, giao tiếp: Biết cách trình bày để mọi người có thể hiểu những ý kiến, quan điểm của bản thân về các vấn đề liên quan đến ngành

học. Thuyết trình bằng phương tiện điện tử, linh hoạt trong phát ngôn và sử dụng từ ngữ cũng như tư duy phản biện, giao tiếp chuyên môn.

- Sự sáng tạo và đam mê: Toán kinh tế là một lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo và đam mê, đặc biệt là trong việc tìm kiếm giải pháp mới và phát triển các

mô hình toán học mới để giải quyết các vấn đề kinh tế.

13
IV.3. Phương pháp học.

IV.3.1. Nghiên cứu chương trình đào tạo của ngành.

- Nghiên cứu trước chương trình đào tạo giúp sinh viên có thể chuẩn bị, hành trang tốt hơn khi bước vào môi trường đại học. Khi nghiên cứu chương

trình đào tạo của ngành, ta sẽ biết được những yêu cầu đầu vào, đầu ra. Từ đó sinh viên sẽ xác định được mục tiêu đào tạo mà ngành học hướng tới,

bước đầu hình thành định hướng tương lai cho bản thân.

- Đối với ngành Toán kinh tế, có thể thấy chương trình đào tạo sẽ nghiên cứu không chỉ những kiến thức về kinh doanh, tài chính mà còn bao gồm cả

mảng công nghệ thông tin như học về thống kê, lập trình, sử dụng các phần mềm để phân tích dữ liệu, mô hình hóa, xây dựng thuật toán, chương

trình máy tính.

IV.3.2. Xác định mục tiêu và định hướng học tập.

- Sau khi nghiên cứu chương trình đạo tạo, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định mục tiêu của ngành học, xác định mục tiêu, yêu cầu của bản

thân đối với ngành học. Chúng ta xác định được những môn học nào sẽ thuộc về trọng tâm của ngành học. Từ những mục tiêu đó, chúng ta có thể

đưa ra định hướng học tập cho bản thân.

- Đối với ngành Toán kinh tế, các môn trọng tâm sẽ thuộc về các lĩnh vực toán học, kinh doanh, tài chính và công nghệ thông tin như thống kê mô tả,

lập trình, xây dựng các thuật toán, khởi chạy các chương trình, phần mềm phân tích dữ liệu. Từ đó lên kế hoạch học tập phù hợp với ngành học.

Ngoài những môn học bắt buộc, chuyên ngành ra chúng ta có thể đăng ký học các môn học tự chọn mang tính bổ trợ cao cho định hướng tương lai

của ngành học. Tập trung hơn, chú ý hơn vào các môn học chuyên ngành, dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu các kỹ năng tư duy toán học, thống

kê mô tả và lập trình phân tích dữ liệu.

IV.3.3. Tìm kiếm nguồn tài liệu và giáo trình phù hợp.

- Sử dụng sách giáo trình chính thống: Tìm hiểu và lựa chọn sách giáo trình phù hợp từ các tác giả, nhà xuất bản có uy tín trong lĩnh vực Toán Kinh tế.

Những sách này thường cung cấp kiến thức cơ bản và lý thuyết sắp xếp một cách logic và có cấu trúc.

- Tìm nguồn tài liệu phụ: Để đào sâu hơn và cung cấp ví dụ thực tế, tìm kiếm các tài liệu phụ như sách tham khảo, bài giảng trực tuyến, bài viết chuyên

ngành từ các nguồn đáng tin cậy. Nghiên cứu các bài báo khoa học, tạp chí chuyên ngành, và các nghiên cứu kinh tế để mở rộng hiểu biết và áp dụng

Toán Kinh tế vào thực tế.

IV.3.4. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ giảng viên và bạn bè.

- Đối với những sinh viên năm nhất, việc vạch ra định hướng học tập cho bản thân sẽ gặp rất nhiều sự khó khăn nhất định. Hay đôi khi chúng ta đột

nhiên dậm chân lại một chỗ, bị mất định hướng, phương hướng trong ngành học. Với những trường hợp đó, chúng ta có thể tìm đến sự trợ giúp, tư

vấn của cố vấn học tập hoặc các giảng viên thuộc chuyên ngành để xác định được đúng đắn định hướng và mục tiêu của ngành học và nghề nghiệp

trong tương lai.

- Người ta nói rằng: “Học thầy không tày học bạn”. Học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi sinh viên vì giảng viên chỉ dạy

ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của sinh viên là tự học và học tập với bạn bè. Kiến thức là vô cùng rộng lớn và tốc độ xử lí dữ liệu của mỗi

người về một vấn đề là khác nhau. Vì vậy mà chúng ta có thể học tập thêm ở bạn bè của mình, trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy

dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Đó là phương pháp học hiểu quả đối với một môi trường mang bản chất tự học.

IV.3.5. Thực hành và áp dụng kiến thức ngành học vào thực tiễn.

- Luyện tập và giải nhiều bài tập chính là cách thức tốt để củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng. Lựa chọn bài tập từ dễ đến khó và từ cơ bản đến

nâng cao để tăng dần độ khó và cải thiện khả năng giải quyết vấn đề.

- Áp dụng vào các tình huống thực tế: Tìm hiểu và áp dụng kiến thức các môn học của ngành vào các ví dụ và tình huống thực tế, như các vấn đề kinh

tế xã hội, quản lý tài chính, và phân tích dự án. Thực hành áp dụng kiến thức vào các bài toán thực tế giúp hiểu rõ hơn về cách áp dụng kiến thức và

khám phá tác động của nó trong thực tế.

14
V. Đề xuất kỹ năng và phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả của 1 môn học của ngành Toán kinh tế: Môn Kinh tế vi mô.

V.1. Tổng quan về môn học Kinh tế vi mô.

Kinh tế học vi mô là một phân ngành chủ yếu của kinh tế học. Trong kinh tế học vi mô nghiên cứu những quyết định của các cá nhân (người tiêu dùng và người

sản xuất) trên từng loại thị trường, mối quan hệ giữa các chủ thể này và nền kinh tế như thế nào. Từ đó, rút ra những vấn đề mang tính quy luật kinh tế.

Kinh tế vi mô tập trung nghiên cứu các hành vi của nhiều chủ thể trong nền kinh tế như doanh nghiệp, người tiêu dùng, hộ kinh doanh… để có thể nhận được về

cung, cầu, giá cả và mặt bằng thị trường cho các mặt hàng cụ thể trong phạm vi nào đó.

Một số đầu mục của kinh tế vi mô phải kể đến như:

- Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng.

- Khả năng cung ứng sản phẩm của nhà sản xuất, doanh nghiệp.

- Các chi phí ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm: chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo, chi phí lao động….

- Các nhân tố khác ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp với thị trường.

V.2. Các kỹ năng.


- Hiểu và phân biệt được các khái niệm cơ bản trong kinh tế học nói chung và kinh tế vi mô nói riêng; giới thiệu được 10 nguyên lý kinh tế học cũng
như các phương pháp nghiên cứu kinh tế học.
- Hiểu được những lý thuyết liên quan đến cung và cầu.
- Diễn giải được khái niệm cũng như ý nghĩa của độ co giãn và sử dụng những kiến thức về độ co giãn để giải thích phản ứng của người tiêu dùng
cũng như doanh nghiệp khi các yếu tố tác động đến cầu và cung thay đổi.
- Biết được các chính sách mà các chính phủ thường sử dụng để can thiệp vào thị trường cũng như phân tích được tác động của các chính sách đó có
những lợi ích và tác hại như thế nào đến người tiêu dùng, nhà sản xuất và cả nền kinh tế, xã hội.
- Vận dụng được các công cụ, các mô hình để phân tích sự lựa chọn của người tiêu dùng.
- Hiểu được các đặc điểm về cấu trúc, sự vận hành cũng như phân tích được các hành vi của mỗi cá nhân tham gia vào các loại thị trường (thị trường
cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền thuần túy, thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường độc quyền nhóm). Từ đó dự đoán được chính sách
mà chính phủ can thiệp để kiểm soát mỗi thị trường.
- Thực hiện tìm kiếm, thu thập và tính toán dữ liệu kinh tế vi mô.

V.3. Phương pháp học.

“Vạn sự khởi đầu nan”. Hầu hết các sinh viên đều đã từng có những phương pháp học hiểu quả ở bậc trung học phổ thông. Tuy nhiên khi bước vào một môi

trường mới, tiếp xúc với môi trường đại học chúng ta gặp khó khăn, loay hoay trong việc định hình, tìm hiểu về một môi trường mới, đi tìm những phương pháp

học mới thực sự hiểu quả phù hợp. Sự khác biệt về môi trường sống, môi trường học tập, sự khác biệt về mục tiêu học tập và cả những khác biệt về bạn bè và thầy

cô,... Chính những sự mới mẻ đó khiến cho giai đoạn đầu của sinh viên gặp rất nhiều khó khăn. Và để học tập hiểu quả trên bậc đại học, đặc biệt trong chính

ngành học của mình chúng ta cần vạch ra một số phương pháp học phù hợp như sau:

V.3.1. Phương pháp nghe giảng – ghi chép.

Phương pháp nghe giảng – ghi chép đã không quá xa lạ với sinh viên vì đây luôn là phương pháp học hiểu quả ở mọi cấp bậc giáo dục. Nhưng đối với đại

học, để ghi chép lại đầy đủ như những gì giảng viên giảng là hoàn toàn không thể. Và cũng sẽ chẳng có chuyện giảng viên phải có nhiệm vụ đọc lại cho

chúng ta ghi chép từng chữ một hay dừng slide bài giảng lại vài giây, vài phút cho chúng ta ghi chép. Mọi thứ khác xa với cấp bậc phổ thông. Vì vậy, bắt

buộc phải có những giải pháp hiệu quả để theo kịp các bài giảng của giảng viên.

- Đọc trước tài liệu của buổi học: Phần lớn các giảng viên sẽ gửi trước slide bài giảng của tiết học tiếp theo cho sinh viên nghiên cứu bài học trước.

Việc nghiên cứu trước các tài liệu học tập, phân tích trước bài học sẽ giúp chúng ta không phải tốn quá nhiều thời gian cho việc nghe giảng trên lớp,

hơn nữa chúng ta có thể nắm bắt được những ý tưởng một cách tốt hơn mà giảng viên truyền đạt.

- Tập trung vào các nội dung trọng tâm: Việc đọc trước tài liệu cũng chính là giúp sinh viên có thể nắm bắt được những ý chính một cách tốt hơn, từ

đó ta có thể dễ dàng xác định được nội dung trọng tâm của bài giảng. Bên cạnh đó, hãy quan tâm đến các sơ đồ, bảng biểu, tóm tắt bởi vì bản chất

môn Kinh tế vi mô thường dễ dàng phân tích hơn thông qua các biểu đồ về đường cầu của người tiêu dùng hay đường cung của nhà sản xuất.

- Lắng nghe và ghi chép theo sự hiểu biết của bản thân: Chúng ta không thể vừa viết vừa xử lí theo kịp với một lượng thông tin đầu vào quá nhiều. Vì

thế hãy lắng nghe giảng viên giảng và ghi chép có chọn lọc những nội dung trọng tâm, quan trọng theo sự hiểu biết của bản thân. Đồng thời không

15
khuyến khích ghi những gì có trên slide bài giảng của giảng viên. Bởi vì hầu hết các giảng viên đều gửi slide bài giảng đến sinh viên vì vậy việc ghi

lại những nội dung đã có hoàn toàn không cần thiết mà hãy ghi chép lại những ví dụ thực tiễn, những ứng dụng của các môn học trong thực tế và

những điểm chú ý mà giảng viên nhấn mạnh nhiều lần.

V.3.2. Phương pháp tìm kiếm và sử dụng tài liệu.

Mỗi một môn học ngoài những tài liệu tham khảo mà giảng viên cung cấp ra thì có rất nhiều, vô vàn tài liệu học tập. Nhưng không phải tài liệu nào cũng là

nguồn tài liệu đáng tin cậy. Cần xác định những nguồn tài liệu hữu ích cho môn học.

- Xác định mục tiêu và nội dung tìm kiếm: Đầu tiên phải xác định được mục tiêu của môn học là gì. Đối với môn Kinh tế vi mô thì mục tiêu chính là

nắm vững các kiến thức về quy luật cung cầu, đặc điểm, cấu trúc và cách vận hành của từng loại thị trường; tính toán, phân tích dữ liệu kinh tế vi mô

để đưa ra phán đoán về chính sách của chính phủ phải can thiệp cho từng loại thị trường. Từ đó tìm kiếm những tài liệu học tập, tham khảo về các

kiến thức bổ trợ cho môn học như Principles of Microeconomics của Gregory Mankiw,...

- Lựa chọn những nguồn thông tin đáng tin cậy: Chúng ta có thể tìm tài liệu ở bất cứ nơi nào, trong thư viện, trên tạp chí, hoặc trên Internet. Nhưng

phải biết chọn lọc tài liệu phù hợp trong phạm vi môn học và nhu cầu sử dụng. Nếu như không biết nguồn tài liệu nào đáng tin cậy, có thể nhờ đến sự

tư vấn từ giảng viên đứng lớp của mình hoặc các giảng viên có chuyên môn để dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm tài liệu.

- Thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin từ báo đài: Để hiểu biết sâu rộng cũng như có thể vận dụng kiến thức vào thực tế chúng ta có thể theo

dõi trên báo đài, các trang chuyên đưa tin về thị trường để theo dõi về sự biến động của thị trường, phân tích và đưa ra dự đoán về tương lai của thị

trường đó.

V.3.3. Phương pháp tự học.

- Ôn tập: Con người ta có xu hướng dễ quên đi và lẫn lộn một phần đối với những sự việc có quá nhiều chi tiết và quá nhiều thông tin. Vì vậy mà sau

mỗi buổi học trên giảng đường, sinh viên cần phải ôn tập lại những kiến thức đã học được trong buổi học đó để không quên đi những phần quan

trọng, “râu ông nọ cắm cằm bà kia” lẫn lộn giữa kiến thức ở phần này với phần khác. Bởi vì kiến thức vi mô tập trung vào các yếu tố làm cung cầu

thay đổi, các đặc điểm về cấu trúc, cách vận hành của từng loại thị trường, với lượng lý thuyết nhiều như thế nếu không ôn tập sẽ rất dễ quên và lẫn

lộn.

- Làm nhiều bài tập: Kinh tế vi mô không chỉ nặng về phần lý thuyết mà còn nặng về phần bài tập với rất nhiều công thức áp dụng cho từng loại bài

tập. Do đó mà phương pháp làm bài tập sẽ giúp ghi nhớ được các công thức và rèn luyện, phát triển tư duy cho từng bài tập của từng loại thị trường,

đưa ra những phân tích, đánh giá hợp lí và phán đoán chính xác tình hình của thị trường trong tương lai.

- Làm bài kiểm tra: Bên cạnh đó việc thi thử, làm các bài kiểm tra thử cũng giúp sinh viên biết cách phân bố hợp lí thời gian cho từng câu hỏi, căn cứ

vào sở trường, mức độ khó – dễ của câu hỏi và mức độ phân bố điểm của từng câu để quyết định thứ tự làm bài. Kiểm tra lại bài làm về hình thức

trình bày, lỗi chính tả, các thông tin cơ bản,...

- Tụ đánh giá: Sinh viên phải tự biết đánh giá quá trình học tập của bản thân mình, đánh giá những sản phẩm mình tạo ra trong quá trình học tập, nó đã

tốt chưa, cần cải thiện thêm những gì, cần phải hạn chế những điểm nào.Biết vị trí của mình ở đâu để phấn đấu và cải thiện vị trí của mình. Tự đánh

giá cũng là một hình thức nâng cao trình độ và ý thức học tập.

- Suy nghĩ lại: Điều này giúp sinh viên luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Bản chất việc học ở đại học không

thể nhìn theo một đường thẳng, đơn thuần mà phải soi chiếu vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, đa chiều để khám phá ra được những khía cạnh mới

mẻ hơn, sáng tạo hơn đồng thời phức tạp hơn . Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại và tái tạo quá trình học tập trên căn bản

nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Mô hình Input/Output: https://tuanvanle.wordpress.com/2013/08/07/giai-nobel-kinh-te-1973/

Bộ số dữ liệu thống kê mô tả: https://www.kaggle.com/datasets/kanchana1990/imfs-gdp-data-1980-2028-global-trends/data

Một số ứng dụng về xác suất trong thực tế: Statistics for Business and Economics – Anderson Sweeney Williams.

Tổng quan về ngành Toán kinh tế: https://career.gpo.vn/nganh-toan-kinh-te-la-gi-hoc-nganh-toan-kinh-te-ra-truong-lam-gi-a2172.html

Tổng quan về môn học Kinh tế vi mô: https://onthisinhvien.com/bi-kip-dat-a-kinh-te-vi-mo-

17

You might also like