You are on page 1of 186

ThS.

LÊ THỊ HỒNG HUẾ (Chủ biên)


ThS. NGUYỄN THỊ LEN
ThS. TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

BÀI GIẢNG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Dùng cho sinh viên hệ đại học ngành Kinh tế vận tải, Logistics và Quản
lý chuỗi cung ứng, Khai thác vận tải)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


LỜI NÓI ĐẦU
Tài liệu được biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức chuyên ngành.
Nội dung Bài giảng gồm có 7 chương, trình bày từ tổng quan về phân tích hoạt động kinh
doanh đến chi tiết từ phân tích tình hình thực hiện sản lượng, phân tích các yếu tố đầu vào
như lao động, trang thiết bị, phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm, phân tích doanh thu, lợi nhuận và cuối cùng đến phân tích tình hình tài chính của
doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải biển, Logistics.
Tài liệu này phù hợp cho sinh viên hệ Đại học ngành Kinh tế vận tải, Logistics và
Quản lý chuỗi cung ứng, Khai thác vận tải.
Bài giảng gồm 7 chương và được phân công biên soạn như sau: ThS. Trần Thị Diệu
Huyền biên soạn chương 1, 2 và 3; ThS. Lê Thị Hồng Huế biên soạn chương 4, 5 và 6;
ThS. Nguyễn Thị Len biên soạn chương 7.
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh được viết bằng kiến thức chuyên ngành,
nỗ lực và kinh nghiệm giảng dạy của nhóm tác giả. Tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết, nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành
của các quý bạn sinh viên, các quý độc giả, để cuốn bài giảng được hoàn thiện hơn cho
những lần xuất bản sau.
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về Bộ môn Kinh tế Tài chính – Khoa Kinh tế vận tải –
Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM- Số 2- Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình
Thạnh- TPHCM.
Email: hue.le@ut.edu.vn
Nhóm tác giả

1
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 1
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. 9
1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh ............................................................ 11
1.2 Đối tượng nghiên cứu môn học ................................................................................... 11
1.2.1 Chỉ tiêu kinh tế. ..................................................................................................... 12
1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng................................................................................................ 13
1.3 Ý nghĩa ........................................................................................................................ 15
1.4 Nhiệm vụ môn học ...................................................................................................... 15
1.5 Các phương pháp phân tích ......................................................................................... 16
1.5.1 Phương pháp so sánh ............................................................................................ 16
1.5.2 Phương pháp thay thế liên hoàn............................................................................ 19
1.5.2 Phương pháp chênh lệch ....................................................................................... 25
1.5.3 Phương pháp cân đối ............................................................................................ 29
1.5.4. Phương pháp chi tiết ............................................................................................ 30
1.6 Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh .................................................................... 31
1.6.1 Các loại phân tích hoạt động kinh doanh.............................................................. 31
1.6.2. Yêu cầu và nguồn tài liệu sử dụng ....................................................................... 32
1.6.3 Quy trình tiến hành công tác phân tích ................................................................. 32
1.6.4 Tổ chức công tác phân tích. .................................................................................. 33
Câu hỏi ôn tập chương 1 ................................................................................................... 35
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ................................................... 37
CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG .................................................................................................. 37
2.1 Mục đích, ý nghĩa phân tích sản lượng ....................................................................... 37
2.1.1 Sản lượng của doanh nghiệp vận tải và logistics ................................................ 37
2.1.2 Mục đích phân tích chỉ tiêu sản lượng ................................................................ 38
2.1.3 Ý nghĩa ................................................................................................................ 38
2.2 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp Logistics ......................... 39
2.2.1 Đánh giá chung tình hình thực hiện sản lượng doanh nghiệp logistics ................ 39
2.2.2 Phân tích chi tiết tình hình thực hiện sản lượng theo từng hoạt động logistics .... 40
2.3 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp vận chuyển ..................... 48
2.3.1 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp vận chuyển theo mặt
hàng ................................................................................................................................ 49
2.3.2 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp vận chuyển theo đội
tàu ................................................................................................................................... 55
2.3.3 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp vận chuyển theo các
chỉ tiêu khai thác và sử dụng phương tiện ..................................................................... 57
2.4 Phân tích chi tiết tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp xếp dỡ ................ 64
2.4.1 Chỉ tiêu dùng để phân tích sản lượng xếp dỡ ....................................................... 65
2.4.2 Các mặt được chi tiết chỉ tiêu tổng sản lượng xếp dỡ của doanh nghiệp ............. 65
Câu hỏi ôn tậpchương 2 .................................................................................................... 73
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG ........................ 75
3.1 Mục đích, ý nghĩa phân tích tình hình lao động, tiền lương ....................................... 75

3
3.1.1 Mục đích của việc phân tích tình hình lao động- tiền lương ................................ 75
3.1.2 Ý nghĩa .................................................................................................................. 75
3.2 Đánh giá chung tình hình lao động- tiền lương ........................................................... 76
3.3 Phân tích tình hình lao động về mặt số lượng và kết cấu ............................................ 76
3.3.1 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động .................................................... 77
3.3.2 Phân tích kết cấu và biến động lao động theo chức năng ..................................... 78
3.4 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng thời gian lao động ......................................... 82
3.4.1 Phân tích tình hình sử dụng ngày công ................................................................. 82
3.4.2. Phân tích tình hình sử dụng lao động theo giờ công ........................................... 86
3.5 Phân tích năng suất lao động ....................................................................................... 88
3.6 Phân tích tình hình tiền lương ..................................................................................... 97
3.6.1 Phân tích tổng quỹ lương theo khoản mục lương ................................................. 98
3.6.2 Phân tích tổng quỹ lương theo chức năng lao động............................................ 101
3.6.3 Phân tích tiền lương bình quân theo chức năng lao động ................................... 102
Câu hỏi ôn tập chương 3 ................................................................................................. 104
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ..................................................... 106
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (TSCĐ) .......................................................................................... 106
4.1 Khái niệm và phân loại .............................................................................................. 106
4.1.1 Khái niệm:........................................................................................................... 106
4.1.2 Phân loại: ............................................................................................................ 106
4.2 Phân tích chung tình hình sử dụng tài sản cố định .................................................... 107
4.2.1 Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản cố định ........................................ 107
4.2.2 Phân tích tình hình trang bị TSCĐ ..................................................................... 109
4.2.3 Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ ..................................................................... 110
4.3 Phân tích tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp vận chuyển
......................................................................................................................................... 110
4.3.1 Phân tích tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển về số lượng và kết cấu .... 111
4.3.2 Phân tích tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển về mặt thời gian.............. 111
4.3.3 Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu năng suất phương tiện vận chuyển ......... 114
4.4 Phân tích tình hình sử dụng thiết bị xếp dỡ của doanh nghiệp xếp dỡ ...................... 114
4.4.1 Phân tích tình hình sử dụng thiết bị xếp dỡ về số lượng và kết cấu ................... 115
4.4.2 Phân tích tình hình sử dụng thiết bị xếp dỡ về mặt thời gian ............................. 115
4.4.3 Phân tích tình hình năng suất thiết bị .................................................................. 116
Câu hỏi ôn tập Chương 4 ................................................................................................. 119
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT ......................................................... 120
VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ....................................................................................... 120
5.1 Mục đích, ý nghĩa: ..................................................................................................... 120
5.2 Khái niệm, phân loại.................................................................................................. 120
5.3 Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng .................................................... 123
5.3.1 Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo khoản mục chi phí: ...... 123
5.3.2 Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo yếu tố chi phí. .............. 128
5.3.3 Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo chi phí cố định và chi phí
biến đổi......................................................................................................................... 129

4
5.3.5 Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo chi phí lao động sống và
chi phí lao động vật hóa. .............................................................................................. 131
5.3.6 Phân tích tình hình thực hiện giá thành đơn vị ................................................... 132
Câu hỏi ôn tập chương 5 .................................................................................................. 133
CHƯƠNG 6. PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN ....................................... 134
CỦA DOANH NGHIỆP.................................................................................................. 134
6.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích...................................................................................... 134
6.1.1 Ý nghĩa:............................................................................................................... 134
6.1.2 Nhiệm vụ phân tích ............................................................................................. 134
6.2 Phân tích tình hình thực hiện doanh thu .................................................................... 134
6.2.1 Khái niệm ............................................................................................................ 134
6.2.2 Thành phần tổng thu ........................................................................................... 134
6.2.3 Phân tích chi tiết doanh thu................................................................................. 135
6.2.4 Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp ..... 136
6.3 Phân tích tổng lợi nhuận ............................................................................................ 138
6.3.1 Khái niệm, ý nghĩa: ............................................................................................. 138
6.3.2 Cách xác định lợi nhuận của doanh nghiệp ........................................................ 138
6.4 Phân tích tỷ suất lợi nhuận ........................................................................................ 141
6.5 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ...................................... 142
Câu hỏi ôn tập chương 6 .................................................................................................. 144
CHƯƠNG 7. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH.................................................. 145
7.1 Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp ....................... 145
7.1.1 Khái niệm ............................................................................................................ 145
7.1.2 Nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính ................................................ 145
7.1.3 Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp ................................... 145
7.2 Tài liệu phân tích .................................................................................................. 147
7.3 Các nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp .................................... 149
7.3.1 Đánh giá chung tình hình tài chính ..................................................................... 149
7.3.2. Phân tích tình tình tăng giảm và kết cấu tài sản ................................................ 151
7.3.3 Phân tích tình hình tài sản cố định ...................................................................... 155
7.3.4. Phân tích tình hình tăng giảm và kết cấu nguồn vốn ......................................... 157
7.3.5 Phân tìch tình hình thanh toán (phải thu & phải trả) .......................................... 160
7.3.6. Phân tích các chỉ tiêu phản ảnh trạng thái tài chính. ......................................... 168
Câu hỏi ôn tập chương 7 .................................................................................................. 182
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 183

5
BẢNG VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Nghĩa tiếng Anh

1 BHYT Bảo hiểm y tế

2 BHXH Bảo hiểm xã hội

3 BQ Bình quân

4 CP Chi phí

5 CPBH Chi phí bán hàng

6 CPQL Chi phí quản lý

7 CPKH Chi phí khấu hao

8 CPNL Chi phí nhiên liệu

9 DT Doanh thu

10 DN Doanh nghiệp

11 DT BH&CCDV Doanh thu bán hàng và


cung cấp dịch vụ

12 DWT Dead Weight Tonnage

13 Đ Đồng

14 ĐỒNG Việt Nam đồng

15 đ/TKm đồng/tấn kilomet

16 ĐVT Đơn vị tính

17 đ/SP đồng/sản phẩm

18 GT Giá trị

19 GVHB Giá vốn hàng bán

20 GTSX Giá trị sản xuất

21 GTGT Giá trị gia tăng

22 HĐKD Hoạt động kinh doanh

6
23 HTK Hàng tồn kho

24 HTKH Hoàn thành kế hoạch

25 HL Hải lý

26 KMCP Khoản mục chi phí

27 KT Kỹ thuật

28 KH Khấu hao

29 Lg Lợi nhuận gộp

30 MĐAH Mức độ ảnh hưởng

31 N/C Nghiên cứu

32 NSPT Năng suất phương tiện

33 NGTSCĐ Nguyên giá tài sản cố


định

34 NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu

35 PP Phương pháp

36 TEU Twenty-foot equivalent

37 Trđ Triệu đồng

38 TT thứ tự

39 TNDN Thu nhập doanh nghiệp

40 TKm Tấn kilomet

41 THL Tấn Hải lý

42 TTT Tấn trọng tải

43 TXD Tấn xếp dỡ

44 TTQ Tấn thông qua

45 TSCĐ Tài sản cố định

7
46 TBCTSCĐ Trang bị chung tài sản cố
định

47 TSCĐTTSX Tài sản cố định trực tiếp


sản xuất

48 TBKT Thiết bị kỹ thuật

49 TNCN Thu nhập cá nhân

50 TSHĐ Tài sản hoạt động

51 TTSX Trực tiếp sản xuất

52 USD United States dollar

8
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu phân tích- PP thay thế liên hoàn [1] ................................ 23
Bảng 1.2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu Chi phí vật liệu [1] ........................................................... 25
Bảng 1.3. Tình hình thực hiện chỉ tiêu Chi phí vật liệu [1] ........................................................... 28
Bảng 1.4. Tình hình thực hiện chỉ tiêu phân tích- PP cân đối [1] ................................................. 30
Bảng 2.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp logistics [5] ........................ 40
Bảng 2.2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng Dịch vụ khách hàng [5] ................................... 41
Bảng 2.3. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng Hệ thống thông tin logistics [5] ...................... 43
Bảng 2.4. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng Quản trị vật tư, nguyên vật liệu [5] ................. 44
Bảng 2.5. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng Vận tải [5] ....................................................... 45
Bảng 2.6. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng Giao nhận hàng hoá [5] ................................... 47
Bảng 2.7. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng Dịch vụ kho bãi [5] ......................................... 48
Bảng 2.8. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng vận chuyển theo mặt hàng [3] ......................... 51
Bảng 2.9. Tình hình thực hiện sản lượng theo mặt hàng [3] ......................................................... 54
Bảng 2.10. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng vận chuyển theo tên tàu [3] ........................... 56
Bảng 2.11. Tình hình thực hiện sản lượng theo các chỉ tiêu khai thác, sử dụng phương tiện vận
chuyển [3] ...................................................................................................................................... 63
Bảng 2.12.Tình hình thực hiện sản lượng theo yếu tố sử dụng lao động [3] ................................ 68
Bảng 2.13. Tình hình thực hiện sản lượng theo yếu tố sử dụng thiết bị [3] .................................. 71
Bảng 3.1. Đánh giá biến động tổng quỹ lương theo khoản mục tiền lương [3] .......................... 101
Bảng 3.2. Phân tích tổng quỹ lương theo chức năng đối với doanh nghiệp xếp dỡ [3] .............. 102
Bảng 3.3. Phân tích lương bình quân theo chức năng lao động ở doanh nghiệp xếp dỡ [3] ....... 103
Bảng 4.1. Phân tích kết cấu và biến động của tài sản cố định [3] ............................................... 108
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển về mặt thời gian đối với chỉ tiêu số lượng
[3] ................................................................................................................................................ 112
Bảng 5.1. Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo khoản mục chi phí [1] .......... 124
Bảng 5.2. Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo yếu tố chi phí [1] ................. 128
Bảng 5.3. Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo chi phí cố định và chi phí biến
đổi [1] .......................................................................................................................................... 129
5.3.4 Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo chi phí trực tiếp và chi phí gián
tiếp. .............................................................................................................................................. 130
Bảng 5.4. Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo chi phí trực tiếp và chi phí gián
tiếp [1] ......................................................................................................................................... 130
Bảng 5.5. Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo chi phí lao động sống và chi phí
lao động vật hóa [1] ..................................................................................................................... 131
Bảng 5.6. Tình hình thực hiện giá thành đơn vị [1] .................................................................... 132
Bảng 6.1. Tình hình thực hiện tổng thu của doanh nghiệp [1] .................................................... 135
Bảng 6.2. Phân tích chi tiết lợi nhuận sau thuế [1] ...................................................................... 139
Bảng 6.3. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [1] ................... 143
Bảng 7.1. Xét cân đối 1 : Vốn chủ sở hữu >< Tài sản hoạt động [2] .......................................... 149
Bảng 7.2. Xét cân đối 2: Vốn chủ sở hữu + vốn vay >< Tài sản hoạt động [2] .......................... 150
Bảng 7.3. Phân tích tình hình tăng giảm và kết cấu tài sản [2] ................................................... 151
Bảng 7.5. Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định vô hình [2] .......................................... 156
Bảng 7.6. Phân tích tình hình tăng giảm và kết cấu nguồn vốn [2]............................................. 157
Bảng 7.7. Phân tích tình hình các khoản phải trả [2]................................................................... 160
Bảng 7.8. Phân tích chi tiết các khoản phải trả [2] ...................................................................... 161
Bảng 7.9. Phân tích tình hình các khoản phải thu [2].................................................................. 164
Bảng 7.10. Phân tích chi tiết các khoản phải thu [2] ................................................................... 165
9
Bảng 7.11.Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước [2].......................... 167
Bảng 7.12. Phân tích tỷ số nợ [2] ................................................................................................ 168
Bảng 7.13. Phân tích tỷ số tự tài trợ [2] ...................................................................................... 168
Bảng 7.14. Phân tích tỷ số khoản phải thu / nguồn vốn [2] ........................................................ 169
Bảng 7.15. Phân tích tỷ số khoản phải trả / tài sản [2] ................................................................ 170
Bảng 7.16. Phân tích tỷ số khoản phải thu / khoản phải trả [2] .................................................. 170
Bảng 7.17. Phân tích hệ số thanh toán tổng quát [2]................................................................... 170
Bảng 7.18. Phân tích hệ số thanh toán hiện hành (ngắn hạn) [2] ................................................ 171
Bảng 7.19. Phân tích hệ số thanh toán nhanh [2] ....................................................................... 172
Bảng 7.20. Phân tích hệ số thanh toán bằng tiền [2] ................................................................... 172
Bảng 7.21. Phân tích sức sản xuất của tổng tài sản [2] ............................................................... 173
Bảng 7.22. Phân tích sức sinh lời của tổng tài sản [2] ................................................................ 174
Bảng 7.23. Phân tích sức sản xuất của tài sản cố định [2] ......................................................... 174
Bảng 7.24. Phân tích sức sinh lời của tài sản cố định [2] ........................................................... 175
Bảng 7.25. Phân tích số vòng quay hàng tồn kho [2] ................................................................. 175
Bảng 7.26. Phân tích số bình quân của 1 vòng tồn kho [2]......................................................... 176
Bảng 7.27. Phân tích vòng quay khoản phải thu [2] ................................................................... 176
Bảng 7.28. Phân tích kì thu tiền bình quân [2]............................................................................ 177
Bảng 7.29. Phân tích vòng quay vốn lưu động [2] ...................................................................... 178
Bảng 7.30. Phân tích kì luân chuyển vốn lưu động [2] ............................................................... 178
Bảng 7.31. Phân tích tỷ suất sinh lời trên doanh thu [2] ............................................................. 179
Bảng 7.32. Phân tích tỷ suất sinh lời trên tài sản [2]................................................................... 179
Bảng 7.33. Phân tích tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu [2] .................................................... 180
Bảng 7.34. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần [2] ............................................................. 180

10
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích là phân giải, phân chia một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thành nhiều bộ
phận cấu thành nên sự vật, hiện tượng mà chúng ta cần xem xét. Thông qua việc phân tích
chúng ta thấy được sự tác động qua lại giữa các bộ phận đó.
- Đối với hoạt động kinh doanh, phân tích là việc mổ xẻ các hiện tượng kinh tế, các
quá trình và các kết quả kinh doanh thành các bộ phận trong sự tác động của các nhân tố
và sử dụng phương pháp nghiên cứu khác nhau như so sánh, liên hệ, đối chiếu và tổng hợp
nhằm rút ra tính quy luật, xu hướng vận động và phát triển của kết quả quá trình kinh
doanh, những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh
tế, tìm ra các biện pháp kinh doanh có hiệu quả hơn.
Ví dụ: Kết quả hoạt động kinh doanh được phản ánh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận của
doanh nghiệp, chúng ta muốn biết lợi nhuận của doanh nghiệp năm nay tăng hay giảm so
với năm trước do nguyên nhân nào, chúng ta cần biết chỉ tiêu này được cấu thành bởi những
bộ phận nào? Về tổng quát, lợi nhuận của doanh nghiệp từ kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí. Do đó, sự biến động của
lợi nhuận giữa các năm phụ thuộc bởi hai nhân tố là doanh thu và chi phí. Chúng ta có thể
đi sâu tìm hiểu thêm doanh thu lại phụ thuôc vào nhân tố nào? Yếu tố sản lượng và giá bán
là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Tổng chi phí chịu ảnh hưởng bởi nhân tố
giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… Bằng sự phân tích chi
tiết như vậy, chúng ta có thể đánh giá một cách chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ
bị chi phối bởi những nhân tố nào, từ đó có biện pháp để nâng cao lợi nhuận trên nguyên
tắc là tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí.
- Đối với hoạt động tài chính, phân tích là việc đánh giá toàn diện, chính xác sức
mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả kinh doanh ở từng khâu, từng bộ
phận và toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh, qua đó chỉ ra triển vọng cũng như những
rủi ro có thể gây ra tổn thất, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định thích hợp đáp ứng
được nhu cầu hoạt động, mở rộng khả năng sinh lời cũng như tìm kiếm cách thức thu hồi
công nợ và phương án trả nợ phù hợp.
- Đối với các hoạt động đầu tư, phân tích là việc nghiên cứu, đánh giá khả năng tổ
chức tìm kiếm các nguồn tài trợ, cách thức khai thác triệt để các nguồn lực hiện có để nâng
cao hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng kiểm soát ngân sách một cách khoa học, cho phép
tính toán đúng các phí tổn, giúp xác định chính xác địa chỉ đầu tư có lợi.
Nói chung, phân tích hoạt động kinh doanh là khoa học nghiên cứu để đánh giá toàn
bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh, xác định các nguồn tiềm năng cần khai
thác, trên cơ sở đó để đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
1.2 Đối tượng nghiên cứu môn học
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là toàn bộ quá trình và kết quả của
hoạt động kinh doanh, là các hiện tượng đã hoặc sẽ xảy ra trong các đơn vị, bộ phận và
11
doanh nghiệp, cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả
đó. Trong đó, kết quả kinh doanh có thể là kết quả riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn
của quá trình hoạt động kinh doanh hoặc có thể là kết quả tổng hợp của cả một quá trình
kinh doanh. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, đánh
giá được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
Phân tích hoạt động kinh doanh, đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ
tiêu kết quả, đồng thời đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, qua
đó đánh giá chính xác kết quả đạt được, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
nói chung và của từng bộ phận trong doanh nghiệp nói riêng. Trong bài giảng môn học
này, phạm vi nghiên cứu được giới hạn chỉ nghiên cứu các hiện tượng, kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp vận tải.
1.2.1 Chỉ tiêu kinh tế.
Chỉ tiêu kinh tế là sự xác định về nội dung và phạm vi nghiên cứu của một hoạt động
kinh tế nào đó. Chỉ tiêu kinh tế có hai thành phần. Một là: nội dung kinh tế của chỉ tiêu,
điều này rất quan trọng vì nó xác định bản chất của một hoạt động kinh tế. Hai là: phạm vi
nghiên cứu. Khi nói đến phạm vi nghiên cứu, nó bao gồm phạm vi không gian và thời gian.
Ví dụ: Doanh thu thuần của doanh nghiệp A năm 2021 là 10 tỷ đồng. Ví dụ này cho
biết doanh thu thuần là nội dung của chi tiêu, nó phản ánh kết quả của hoạt động bán hàng
và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp (là phần doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
sau khi đã trừ đi các khác khoản giảm trừ).
“Doanh nghiệp A năm 2021” là phạm vi nghiên cứu của chỉ tiêu. Phạm vi của chỉ
tiêu đã chỉ rõ doanh thu này là của doanh nghiệp A chứ không phải của doanh nghiệp B
hay doanh nghiệp C nào đó. Mặt khác phạm vi thời gian cũng chỉ rõ doanh thu của doanh
nghiệp A ở thời gian năm 2021 chứ không phải năm nào khác.
Các chỉ tiêu kinh tế là biểu hiện của kết quả kinh tế. Đó là sự xác định về nội dung và
phạm vi của kết quả kinh doanh. Ta có thể phân loại các chỉ tiêu kinh tế như sau:
Phân loại chỉ tiêu theo tính chất của chỉ tiêu
- Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh quy mô của điều kiện hay kết quả sản xuất- kinh doanh.
Ví dụ: tồng số vốn, tổng tài sản, tổng sản lượng, tổng số lao động, tổng lợi nhuận …
- Chỉ tiêu chất lượng: phản ánh hiệu suất sử dụng các điều kiện hay kết quả kinh
doanh như: khi đánh giá tình hình sử dụng lao động thì chỉ tiêu năng suất lao động là một
chỉ tiêu chất lượng, đánh giá tình hình sử dụng yếu tố đầu vào là lao động hoặc chỉ tiêu giá
thành sản xuất sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh tình hình đầu tư chi phí…
Phân loại chỉ tiêu theo mục đích phân tích
- Chỉ tiêu tuyệt đối: phản ánh quy mô, độ lớn, khối lượng của hoạt động sản xuất kinh
doanh tại một địa điểm và thời gian xác định.
Ví dụ: Chỉ tiêu sản lượng hàng hoá thông qua cảng Tân Cảng Cát Lái năm 2021, Lượng
Hành khách được vận chuyển năm 2021, Số đơn hàng được vận chuyển trong tháng 6 năm
2021…
12
- Chỉ tiêu tương đối: phản ánh quan hệ so sánh giữa hai hay nhiều bộ phận trong tổng
thể hay giữa hai hay nhiều chỉ tiêu với nhau. Nó được dùng khi phân tích cơ cấu, xu hướng
phát triển… của các hiện tượng kinh tế. Cơ cấu tài sản (tỷ trọng tài sản ngắn hạn, tài sản
dài hạn), cơ cấu doanh thu (tỷ trọng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh
thu tài chính, thu nhập khác), mức tăng trưởng về sản lượng hàng năm…
- Chỉ tiêu bình quân: là mức độ biểu hiện trị số đại biểu của hiện tượng. Phản ánh
mức độ chung, mức độ chung, mức độ điển hình của cả một tổng thể. Chỉ tiêu bình quân
được sử dụng để nghiên cứu sự thay đổi về mặt thời gian, xu hướng phát triển của tổng thể.
Ví dụ: lương bình quân, số lao động bình quân trong năm…
Đặc điểm chung của số bình quân là nó san bằng mọi chênh lệch của các trị số cá
biệt, một trị số bình quân bao giờ cũng phải đảm bảo nguyên tắc là nằm trong khoảng của
trị số cá biệt lớn nhất và nhỏ nhất.
Phân loại chỉ tiêu theo cách biểu hiện
- Chỉ tiêu hiện vật: đơn vị tính bằng hiện vật là mét, tấn, cái, chiếc…
- Chỉ tiêu thời gian: đơn vị thời gian, biểu thị dưới dạng đơn vị độ dài thời gian làm
việc như ngày công, giờ công, thời gian khai thác phương tiện. Sử dụng đơn vị thời gian
có thể tổng hợp hiện tượng ở nhiều bộ phận khác nhau. Tuy nhiên do không phân biệt được
tính chất kỹ thuật, chỉ tiêu thời gian thường sử dụng trong công tác kế hoạch để giao nhiệm
vụ và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Chỉ tiêu giá trị: đơn vị giá trị được biểu thị dưới dạng đơn vị tiền tệ. Giá thành,
doanh thu, lợi nhuận… có đơn vị tính là Việt Nam đồng, USD…Đây là công cụ có sức
tổng hợp lớn nhất, cho phép mở rộng so sánh với nhiều đối tượng, nội dung, phạm vi khác
nhau, hiện đang được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp.
Tóm lại, hệ thống chỉ tiêu phân tích có rất nhiều loại, việc sử dụng loại chỉ tiêu nào
là do nội dụng, yêu cầu và nhiệm vụ của công tác phân tích cụ thể quyết định.
1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng
Nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình. Nhân tố là một
nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng đến kết quả cho hiện tượng và quá trình kinh tế. Mỗi
biến động của nhân tố đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp ở một mức độ và xu hướng
xác định đến kết quả biểu hiện của các chỉ tiêu. Việc xác định nhân tố tuỳ thuộc vào đặc
điểm của hiện tượng, quá trình kinh doanh. Trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp số lượng nhân tố tác động tuỳ thuộc vào yêu cầu phân tích.
Ví dụ: Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp A năm 2020 là 10 tỷ và của năm 2021 là
12 tỷ. Doanh thu được xác định bằng cách lấy giá bán nhân với số lượng sản phẩm tiêu
thụ. Chênh lệch doanh thu năm 2021 so với năm 2020 là 2 tỷ. Trị số chênh lệch này có thể
mang giá trị âm nếu doanh thu năm 2021 là 8 tỷ. Trị số chênh lệch này được xác định do
hai nhân tố (hai nguyên nhân): nhân tố giá bán và nhân tố khối lượng tiêu thụ. Cách xác
định và tính toán từng nhân tố cụ thể sẽ được trình bày trong phần phương pháp tính toán.
Các nhân tố trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể được phân
loại như sau:
13
Phân loại nhân tố theo nội dung kinh tế
- Nhân tố phản ánh điều kiện kinh doanh: là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như số lượng lao động, số lượng máy móc
thiết bị, lượng vốn…
- Nhân tố kết quả: là các nhân tố có ảnh hưởng dây chuyển từ khâu cung ứng đến sản
xuất tiêu thụ từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như giá cả, chi phí.
Phân loại nhân tố theo tính tất yếu của nhân tố
- Nhân tố chủ quan: là các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh tuỳ thuộc vào
sự nổ lực chủ quan của chủ tiến hành hay nói cách khác những yếu tố mà nó phát triển theo
hướng nào, mức độ bào nhiêu, phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp. Như trình độ sử dụng
lao động, phân bổ nguồn vốn, trình độ quản lý…
- Nhân tố khách quan: là các nhân tố thường phát sinh và tác động đến hoạt động
kinh doanh như một yêu cầu tất yếu ngoài sự kiểm soát của chủ thể tiến hành hoạt động
kinh doanh, không tuân theo ý muốn của doanh nghiệp, có những nhân tố tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển như thuế, giá cả, lãi suất, những vấn đề thuộc môi
trường cạnh tranh quốc tế, chẳng hạn các hiệp định thương mại, các chuẩn mực về tiêu
chuẩn hàng hoá…
Phân tích hoạt động kinh doanh theo tính tất yếu, giúp doanh nghiệp đánh giá đúng
những nỗ lực của bản thân và tìm hướng tăng nhanh hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Phân loại nhân tố theo tính chất của nhân tố
- Nhân tố số lượng: là các nhân tố phản ánh quy mô, điều kiện hoạt động kinh doanh
như số lượng lao động, số tàu, vốn bằng tiền…Số lượng công nhân trong doanh nghiệp ảnh
hưởng đến chỉ tiêu tổng tiền lương bình quân. Tổng doanh thu bán hàng của một doanh
công ty là nhân tố số lượng ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Nhân tố chất lượng: là các nhân tố phản ánh hiệu suất sử dụng điều kiện, trình độ,
chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ví dụ như hệ số sử dụng thời gian của tàu: hệ
số vận doanh, hệ số vận hành, hệ số sử dụng khả năng của tàu: hệ số lợi dụng quảng đường
có hàng, hệ số lợi dụng trọng tải. Giá bán sản phẩm là nhân tố chất lượng trong mối quan
hệ với chỉ tiêu doanh thu khi đánh giá tình hình tiêu thụ của công ty.
Phân tích hoạt động kinh doanh theo tính chất là cơ sở để đánh giá phương hướng, đánh
giá chất lượng, đồng thời giúp cho việc xác định trình tự đánh giá các nhân tố khi sử dụng
phương pháp loại trừ trong phân tích hoạt động kinh doanh.
Phân loại nhân tố theo xu hướng tác động của các nhân tố
- Nhân tố tích cực: là các nhân tố có tác động tốt, làm tăng quy mô, độ lớn của kết
quả kinh doanh, có tác dụng thúc đẩy kinh doanh.
- Nhân tố tiêu cực: là các nhân tố có tác động xấu, làm giảm quy mô, độ lớn của kết
quả hoạt động kinh doanh, có tác động làm kìm hãm sự phát của doanh nghiệp.
Chú ý: giữa nhân tố và chỉ tiêu có thể chuyển hoá cho nhau. Ví dụ: khi phân tích tình
hình tiêu thụ sản phẩm, doanh thu tiêu thụ là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá kết
14
quả hoạt động, với chỉ tiêu lợi nhuận, nó chịu ảnh hưởng của nhân tố doanh thu và nhân tố
tổng chi phí. Trong chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu được xét là nhân tố ảnh hưởng chứ không
còn được xem là một chỉ tiêu phân tích.
- Việc phân loại các nhân tố cũng tuỳ theo mối quan hệ của nhân tố với chỉ tiêu phân
tích. Ví dụ khi nghiên cứu mức hao phí lao động sống thì thời gian làm việc của công nhân
là chỉ tiêu số lượng, khi nghiên cứu tổng sản lượng nó lại là nhân tố chất lượng. Mỗi nhân
tố được coi là nhân tố khách quan trong trường hợp này thì trường hợp khác lại là nhân tố
chủ quan.
- Nhân tố kinh tế là nguyên nhân gây ra ảnh hưởng và làm cho một kết quả nhất định
xảy ra. Nhân tố có thể định lượng được, cũng có thể không định lượng được.
1.3 Ý nghĩa
Phân tích hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị doanh
nghiệp trong việc ra các quyết định. Cụ thể:
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng tiềm
tàng trong hoạt động kinh doanh.
- Thông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp chúng ta mới thấy rõ được các nguyên
nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng,
từ đó đề ra các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất. Do
đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng,
sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các
doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là
cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức
năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn
chặn những rủi ro có thể xảy ra.
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn rất cần thiết cho các đối tượng bên
ngoài, khi họ có các mỗi quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua
phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay, ... đối với
doanh nghiệp nữa hay không?
1.4 Nhiệm vụ môn học
Phân tích hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của hoạt động này là:
- Đánh giá mức độ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và việc chấp hành các chế độ chính
sách về kinh tế tài chính mà nhà nước đã ban hành đối với doanh nghiệp.
- Xác định những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả kinh
tế, tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quá trình, kết quả kinh tế.

15
- Đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế và loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực,
phát huy ảnh hưởng của các nhân tố tích cực, từ đó động viên khai thác khả năng tiềm tàng
trong nội bộ doanh nghiệp.
1.5 Các phương pháp phân tích
1.5.1 Phương pháp so sánh
1.5.1.1 Khái niệm
So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi chủ yếu để xác định đối tượng phân
tích, bằng các đối chiếu giữa các chỉ tiêu, nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động
các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất. Phương pháp so
sánh trong phân tích kinh doanh là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được
lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biến
động của các chỉ tiêu, xác định được mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch…
1.5.1.2 Tiêu chuẩn so sánh
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ
gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các
gốc so sánh có thể là:
- Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển
của các chỉ tiêu.
- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán hay định mức) nhằm đánh giá tình hình
thực hiện so với kế hoạch, dự đoán hay định mức.
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, các khu vực kinh doanh, nhu cầu hoặc đơn đặt
hàng của khách hàng… nhằm khẳng định vị trí của các doanh nghiệp và khả năng đáp ứng
nhu cầu.
Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ nghiên
cứu, chỉ tiêu kỳ phân tích, chỉ tiêu kỳ thực hiện, là các kết quả kinh doanh thực tế đã đạt.
1.5.1.3 Điều kiện so sánh
Để đảm bảo kết quả so sánh khách quan và đúng đắn, khi áp dụng phương pháp so
sánh cần thoả mãn một số điều kiện cơ bản sau:
- Độ dài của kỳ nghiên cứu và kỳ gốc phải giống nhau
- Chỉ tiêu kinh tế của kỳ nghiên cứu và chỉ tiêu kinh tế của kỳ gốc phải cùng một nội
dung kinh tế và cùng phương pháp tính.
- Điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của kỳ nghiên cứu và kỳ gốc phải
tương ứng nhau. Các chỉ tiêu phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện
kinh doanh tương tự nhau.
Ví dụ: Nghiên cứu chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2020 của 2 doanh nghiệp A và B.
Doanh nghiệp A có lợi nhuận sau thuế là 100 triệu đồng, doanh nghiệp B là 50 triệu đồng.
Nếu nhìn vào kết quả đó mà chúng ta vội vàng kết luận doanh nghiệp A đạt hiệu quả kinh
doanh gấp 2 lần doanh nghiệp B thì chưa có sơ sở đúng đắn, cho dù thời gian kinh doanh
16
như nhau. Nhưng, nếu đi sâu nghiên cứu và biết quy mô về vốn hoạt động của doanh nghiệp
A và doanh nghiệp B, giả sử vốn hoạt động của doanh nghiệp A gấp 4 lần vốn hoạt động
của doanh nghiệp B thì kết luận trên sẽ không đúng, mà ngược lại có thể doanh nghiệp B
hoạt động hiệu hơn doanh nghiệp A.
1.5.1.4 Kỹ thuật so sánh
* So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ gốc của
chỉ tiêu kinh tế. So sánh bằng số tuyệt đối sẽ cho biết khối lượng, quy mô mà doanh nghiệp
đạt được vượt (+) hay giảm (-) của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ nghiên cứu với kỳ gốc biểu
hiện bằng thước đo thích hợp (giá trị, hiện vật hay thời gian)
Tổng quát:
Ta có trị số kỳ gốc là A0, Trị số kỳ nghiên cứu là A1
Trị số biến động tuyệt đối là: ∆A= A1-A0
Ví dụ: Giả sử số liệu ở một doanh nghiệp như sau: Chi phí tiền lương của doanh
nghiệp kỳ gốc là 1 tỷ đồng, kỳ nghiên cứu là 1,2 tỷ đồng và sản lượng kỳ nghiên cứu so
với kỳ gốc là 1,25 lần, ta có:
Trị số biến động tuyệt đối về chi phi lương: ∆ Cl= 1,2-1= 0,2 tỷ đồng
Điều này có ý nghĩa là so sánh giữa 2 kỳ thì chi phí tiền lương của doanh nghiệp ở
kỳ nghiên cứu tăng 0,2 tỷ đồng so với kỳ gốc.
So sánh mức biến động tương đối tính theo chỉ số tính chuyển về cùng quy mô của
chỉ tiêu liên quan: được tính bằng cách lấy trị số kỳ nghiên cứu trừ đi trị số kỳ gốc nhân
với hệ số của một chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu.
Gọi K là chỉ số tính chuyển.
Trị số biến động tương đối là ∆A’= A1 – A0*K
Cũng ví dụ trên ta có trị số biến động tương đối là: ∆Cl= 1,2-1*1,25= -0,05 tỷ đồng
Để có thể đánh giá được tình hình chi phí lương của doanh nghiệp là tiết kiệm hay
bội so với kỳ gốc thì cần so sánh chi phí tiền lương trong mối quan hệ với sản lượng (có
thể doanh thu) của doanh nghiệp. Hay nói các khác nếu doanh nghiệp trả lương cho công
nhân theo sản lượng, nếu kỳ nghiên cứu sản lượng tăng thì dẫn đến chi phí lương cũng
tăng. Tuy nhiên phải xác định mức tăng chi phí đó hợp lý hay không.
Qua ví dụ trên có thể thấy tình hình chi phí tiền lương kỳ nghiên cứu tăng 0,2 tỷ đồng so
với kỳ gốc chưa hẳn là không tốt vì tốc độ tăng chi phí chậm hơn tốc độ tăng sản lượng
(1,2<1,25). Cho nên với mức chi phí tiền lương như kỳ gốc, để sản lượng tăng 1,25 lần thì
chi phí tiền lương kỳ nghiên cứu cần 1tỷ*1,25= 1,25 tỷ đồng. Nhưng thực tế chi phí tiền
lương chỉ là 1,2 tỷ đồng. Vậy đã tiết kiệm được 0,05 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy chi phí
tiền lương kỳ nghiên cứu hiệu quả cao hơn kỳ gốc.
So sánh bằng số tương đối
Số tương đối biểu hiện mối quan hệ so sánh, tương quan tỷ lệ giữa hai chỉ tiêu tuyệt
đối với nhay, thường được biểu hiện bằng số lần hoặc tỷ lệ %. Số tương đối có nhiều loại
17
tuỳ vào nội dung, tính chất của các chỉ tiêu đem ra so sánh
- Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức độ cần đạt
của một chỉ tiêu kinh tế nào đó với mức độ thực tế của chỉ tiêu này ở một kỳ được chọn
làm gốc so sánh.
Mức độ cần đạt kỳ KH
Số tương đối nhiệm vụ KH = ∗ 100 (%) (𝟏. 𝟏)
Mức độ thực tế đạt được kỳ trước
Ví dụ: Doanh thu của doanh nghiệp A năm 2020 là 20tỷ đồng, doanh thu kế hoạch đề
ra cho năm 2021 là 22 tỷ đồng. Vậy số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là:
22
Số tương đối nhiệm vụ KH = = 1,1 lần hay 110%
20
- Số tương đối hoàn thành kế hoạch
Số tương đối hoàn thành kế hoạch, là quan hệ tỷ lệ giữa trị số giữa mức độ thực tế
đạt được đạt kỳ kế hoạch với mức độ cần đạt kỳ kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế, phản
ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế. so sánh số tương đối hoàn thành kế
hoạch là so sánh kết quả vừa tính được với 100%.
Mức độ thực hiện đạt được kỳ KH
Mức tương đối hoàn thành KH = ∗ 100(%) (𝟏. 𝟐)
Mức độ cần đạt kỳ KH
Ví dụ: Doanh thu của doanh nghiệp A năm 2020 là 23 tỷ đồng, doanh thu kế hoạch
đề ra cho năm 2020 là 22 tỷ đồng. Vậy số tương đối hoàn thành kế hoạch là:
23
Số tương đối hoàn thành KH = = 1,045 lần hay 104,5 (%)
22
- Số tương đối kết cầu
Số tương đối kết cấu là tỷ lệ của từng bộ phận chiếm trong tổng thể giữ kỳ nghiên
cứu với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Nó phản ánh biến động bên trong của chỉ tiêu.
Mức độ đạt được của bộ phận
Tỷ trọng = ∗ 100(%) (𝟏. 𝟑)
Mức độ đạt được của tổng thể
Ví dụ: Có tài liệu phân tích và kết cấu lao động ở một doanh nghiệp như sau:

Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu


Chỉ tiêu
Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%)

Tổng số công nhân viên (người) 1.000 100 1.200 100

Trong đó:Công nhân SX 900 90 1020 85


- Nhân viên quản lý 100 10 180 15

18
Nhận xét: cùng với sự biến động của tổng số công nhân viên thì kết cấu lao động cũng
thay đổi, tỷ trọng công nhân sản xuất giảm từ 90% xuống còn 85%, tỷ trọng nhân viên
quản lý tăng từ 10% lên 15%. Xu hướng thay đổi này sẽ tác động ảnh hưởng đến sản lượng,
doanh thu của doanh nghiệp.
- Số tương đối động thái.
Số tương đối động thái biểu hiện sự biến động về tỷ lệ của chỉ tiêu kinh tế qua một
khoảng thời gian, được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ nghiên cứu với chỉ tiêu kỳ gốc.
Tuỳ theo mục đích phân tích, nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh
tế trong khoảng thời gian dài, nếu kỳ gốc liên hoàn phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh
tế qua 2 thời kỳ kế tiếp nhau.
X1 X 2 X 3
Số tương đối định gốc: ; ; (𝟏. 𝟒)
X0 X0 X0
X1 X 2 X 3
Số tương đối liên hoàn: ; ; (𝟏. 𝟓)
X 0 X1 X 2
Ví dụ: Có tài liệu về tình hình doanh thu qua các năm ở một doanh nghiệp như sau:

Năm
2016 2017 2018 2019 2020
Chỉ tiêu

Doanh thu (tr.đ) 1.000 1.200 1.380 1.518 1.593,9

Số tương đối động thái định gốc - 120% 138% 151,8% 159,39%

Số tương đối động thái liên hoàn - 120% 115% 110% 105%

Nhận xét: doanh thu qua các năm của doanh nghiệp đều tăng so với năm 2016, điều
này cho thấy quy mô của doanh nghiệp có mở rộng, tuy nhiên tốc độ phát triển của doanh
nghiệp có xu hướng chậm dần qua các năm.
1.5.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Trong phân tích hoạt động kinh tế, để có cơ sở đánh giá, nhận xét đúng thì vấn đề
quan trọng và rất được quan tâm nghiên cứu là các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng,
lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích hay chỉ tiêu
nghiên cứu. Phương pháp thay thế liên hoàn là một trong những phương pháp được sử
dụng để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
1.5.2.1 Phạm vi áp dụng
Sử dụng phương pháp thay thế khi các nhân tố và chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ tích
số, thương số hoặc kết hợp cả tích, thương và tổng, hiệu số.
1.5.2.2 Nguyên tắc của phương pháp thay thế liên hoàn

19
- Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích
theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng, các nhân tố đứng kề
nhau phải có mối quan hệ với nhau.
- Lần lượt thay thế, nhân tố số lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất lượng.
Nhân tố được thay thế thì lấy giá trị kỳ nghiên cứu, nhân tố chưa được thay thế thì giữ
nguyên kỳ gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị kỳ nghiên cứu, cứ mỗi lần thay thế
tính ra giá trị của lần thay thế đó; lấy kết quả tính được trừ đi kết quả thay thế trước nó ta
xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay
thế đầu tiên là so với kỳ gốc)
- Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân tích (là
số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc)
1.5.2.3 Nội dung của phương pháp thay thế liên hoàn
Bước 1: Xác định mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố bằng phương
trình kinh tế. Trong đó cần sắp xếp các nhân tố theo một trình tự nhất định. Nguyên tắc sắp
xếp là:
- Theo quan hệ nhân quả: lượng đổi dẫn đến chất đổi. Các nhân tố số lượng xếp trước
nhân tố chất lượng.
- Các nhân tố đứng kề nhau phải có mối quan hệ với nhau.
Tổng quát: Giả sử chỉ tiêu phân tích A phụ thuộc vào 3 nhân tố a, b, c. Mối liên hệ
thể hiện bằng phương trình kinh tế:
a∗b
A=
c
Trị số kỳ gốc của các nhân tố là a0, b0, c0
Trị số kỳ nghiên cứu của các nhân tố là a1, b1, c1
Bước 2: Xác định đối tượng phân tích
Đối tượng phân tích là mức độ biến động (tuyệt đối và tương đối) của chỉ tiêu A.
𝑎1 ∗𝑏1
Nếu gọi A1 là chỉ tiêu kỳ nghiên cứu : 𝐴1 =
𝑐1
𝑎0 ∗𝑏0
A0 là chỉ tiêu kỳ gốc: 𝐴0 =
𝑐0

Giữa 2 kỳ chỉ tiêu biến động một lượng tuyệt đối là:
𝑎1 − 𝑏1 𝑎0 − 𝑏0
∆𝐴 = 𝐴1 − 𝐴0 = −
𝑐1 𝑐0
Tính bằng chỉ tiêu tương đối là
∆𝐴
𝛿𝐴 = ∗ 100 (%)
𝐴0
Bước 3: Tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

20
Lần lượt thay thế trị số của từng nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến
chỉ tiêu phân tích.
- Mức độ ảnh ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (nhân tố a) lên chỉ tiêu phân tích (chỉ
tiêu A)
+ Tính chỉ tiêu với các giá trị các nhân tố ở kỳ gốc
+ Thay nhân tố thứ nhất (nhân tố a) bằng trị số kỳ nghiên cứu
Tính chỉ tiêu với nhân tố thứ nhất mang trị số kỳ nghiên cứu, các nhân tố còn lại mang
trị số kỳ gốc. Kết quả tính được gọi là kết quả thay thế lần 1.
a1 ∗ b0
Aa =
c0
Lấy kết quả thay thế lần 1 trừ đi giá trị chỉ tiêu chưa thay thế. Hiệu số chính là mức
độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ 1 đến chỉ tiêu nghiên cứu.
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối:
a1 ∗ b0 a0 ∗ b0
∆Aa = −
c0 c0
Lấy mức độ ảnh hưởng tuyệt đối chia cho giá trị của chỉ tiêu chưa thay thế rồi nhân
với 100. Kết quả tính được là mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân tố đến chỉ tiêu nghiên
cứu.
Mức độ ảnh hưởng tương đối:
∆Aa
𝛿Aa = ∗ 100 (%)
A0
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ 2 (nhân tố b) lên chỉ tiêu phân tích (chỉ tiêu A).
Tính giá trị của chỉ tiêu với nhân tố thứ 2 và nhân tố thứ nhất mang trị số kỳ nghiên
cứu. Xác nhân tố còn lại mang trị số kỳ gốc. Kết quả tính được gọi là kết quả thay thế thứ
2.
a1 ∗ b1
Ab =
c0
Lấy kết quả thay thế lần thứ 2 trừ đi kết quả thay thế lần thứ nhất. Hiệu số chính là
mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ 2 đến chỉ tiêu nghiên cứu.
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối:
a1 ∗ b1 a1 ∗ b0
∆Ab = −
c0 c0
Lấy mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ 2 chia cho giá trị chỉ tiêu khi chưa
thay thế, sau đó nhân với 100. Kết quả tính được là mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân
tố thứ 2 đến chỉ tiêu phân tích.
Mức độ ảnh hưởng tương đối:
21
∆Ab
𝛿Ab = ∗ 100 (%)
A0
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ 3 (nhân tố c) lên chỉ tiêu phân tích (chỉ tiêu A).
Tính giá trị của chỉ tiêu với nhân tố thứ 3, nhân tố thứ 2 và nhân tố thứ nhất mang trị
số kỳ nghiên cứu. Xác nhân tố còn lại mang trị số kỳ gốc. Kết quả tính được gọi là kết quả
thay thế thứ 3.
a1 ∗ b1
Ac =
c1
Lấy kết quả thay thế lần thứ 3 trừ đi kết quả thay thế lần thứ hai. Hiệu số chính là
mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ 3 đến chỉ tiêu nghiên cứu.
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối:
a1 ∗ b1 a1 ∗ b1
∆Ac = −
c1 c0
Lấy mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ 3 chia cho giá trị chỉ tiêu khi chưa
thay thế, sau đó nhân với 100. Kết quả tính được là mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân
tố thứ 3 đến chỉ tiêu phân tích.
Mức độ ảnh hưởng tương đối:
∆Ac
𝛿Ac = ∗ 100 (%)
A0
Lần lượt thay thế đến nhân tố cuối cùng (kết quả lần thay thế cuối cùng chính là giá
trị của chỉ tiêu nghiên cứu ở kỳ nghiên cứu), và tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến
chỉ tiêu nghiên cứu.
Bước 4: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét, kiến nghị
Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích thì có bấy nhiêu lần thay thế
và cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chính bằng chênh lệch của trị số chỉ tiêu giữa
hai kỳ.
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng tuyệt đối:
a1 ∗ b0 a0 ∗ b0 a1 ∗ b1 a1 ∗ b0 a1 ∗ b1 a1 ∗ b1
∆𝐴 = ∆𝐴𝑎 + ∆𝐴𝑏 + ∆𝐴𝑐 = − + − + −
c0 c0 c0 c0 c1 c0
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng tương đối
∆Aa ∆Ab ∆Ac
𝛿𝐴 = 𝛿Aa + 𝛿Ab + 𝛿Ac = ∗ 100 + ∗ 100 + ∗ 100
A0 A0 A0

Trên cơ sở tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích sẽ nêu
lên nhận xét, đánh giá về mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, đồng thời chỉ rõ tiềm năng
và đề xuất các giải pháp khai thác, cải tiến công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh trong kỳ tới.
Lập bảng tổng hợp kết quả tính toán: (Bảng 1.1)
22
Bảng 1.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu phân tích- PP thay thế liên hoàn [1]

MĐAH
Năm So
Đơn Ký Năm Chênh Tương
TT Chỉ tiêu nghiên sánh Tuyệt
vị hiệu gốc lệch đối
cứu (%) đối
(%)
a1
1. Nhân tố 1 a a0 a1 a1-a0 . 100 ∆Aa δAa
a0

b1
2. Nhân tố 2 b b0 b1 b1-b0 . 100 ∆Ab δA𝑏
b0
c1
3. Nhân tố 3 c c0 c1 c1-c0 . 100 ∆A𝑐 δA𝑐
c0
A1
Chỉ tiêu A A0 A1 A1-A0 . 100 X X
𝐴0

Nhận xét: sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn tính toán khá đơn giản, có thể áp
dụng đối với các chỉ tiêu có nhiều phép tính khác nhau nhưng do khối lượng tính toán
tương đối nhiều nên dễ gây nhầm lẫn, đặc biệt việc xác định nhân tố chất lượng, nhân tố
số lượng không đúng ngay từ đầu sẽ dẫn đến kết quả sẽ sai. Ngoài ra khi xác định mức độ
ảnh hưởng của nhân tố nào đó, ta phải giả định các nhân tố khác không thay đổi (cố định
ở kỳ gốc khi nhân tố đó chưa được xác định và cố định kỳ phân tích khi nhân tố đó đã được
xác định), nhưng trong thực tế thì các nhân tố luôn có biến động.
Ví dụ: Có tài liệu về chi phí vật liệu để sản xuất sản phẩm tại doanh nghiệp A trong
kỳ như sau:

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Năm gốc Năm N/C

Sản lượng sản phẩm sản


1. Q Cái 1.000 1.200
xuất

Mức tiêu hao vật liệu SX 1


2. Mvl Kg/cái 10 9,5
sản phẩm

103
3. Đơn giá vật liệu Đg 50 55
Đồng/kg

Yêu cầu: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu
chi phí vật liệu giữa năm nghiên cứu và năm gốc, theo phương pháp thay thế liên hoàn
Bước 1: Xác định phương trình kinh tế- thiết lập mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích
và các nhân tố ảnh hưởng
23
∑ 𝐂𝐏𝐯𝐥 = 𝐐 ∗ 𝐌𝐯𝐥 ∗ Đ𝐠 (𝟏𝟎𝟑 𝐯𝐧đ)

Bước 2: Xác định đối tượng phân tích


Tổng chi phí vật liệu năm gốc CPvl0= 1.000* 10*50 = 500.000 (103 đồng)
Tổng chi phí vật liệu năm nghiên cứu CPvl1= 1.200* 9,5 *55 = 627.000 (103 đồng)
Tổng chi phí vật liệu năm nghiên cứu tăng so với năm gốc:
627.000-500.000= 127.000 (103 đồng)
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích
* Nhân tố Q
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối: ∆𝐶𝑃𝑣𝑙𝑄 =1.200*10*50- 1.000*10*50= 100.000 (103 đồng)
100.000
Mức độ ảnh hưởng tương đối: 𝛿𝐶𝑃𝑣𝑙𝑄 = ∗ 100 = 20(%)
500.000
* Nhân tố Mvl
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối:∆𝐶𝑃𝑣𝑙𝑀𝑣𝑙 =1.200*9,5*50-1.200*10*50= -30.000 (103 đồng)
−30.000
Mức độ ảnh hưởng tương đối: 𝛿𝐶𝑃𝑣𝑙𝑀𝑣𝑙 = ∗ 100 = −6(%)
500.000
* Nhân tố Đg
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối: ∆𝐶𝑃𝑣𝑙Đ𝑔 =1.200*9,5*55- 1.200*9,5*50=57.000 (103 đồng)
57.000
Mức độ ảnh hưởng tương đối: 𝛿𝐶𝑃𝑣𝑙Đ𝑔 = ∗ 100 = 11,4(%)
500.000
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối:
∆𝐶𝑃𝑣𝑙 = ∆𝐶𝑃𝑣𝑙𝑄 +:∆𝐶𝑃𝑣𝑙𝑀𝑣𝑙 + ∆𝐶𝑃𝑣𝑙Đ𝑔 = 100.000 - 30.000+ 57.000= 127.000(103 đồng)
Mức độ ảnh hưởng tương đối:
𝛿𝐶𝑃𝑣𝑙 = 𝛿𝐶𝑃𝑣𝑙𝑄 + 𝛿𝐶𝑃𝑣𝑙𝑀𝑣𝑙 + 𝛿𝐶𝑃𝑣𝑙Đ𝑔 = 20 − 6 + 11,4 = 25,4(%)
Lập bảng tổng hợp: (bảng 1.2)
Như vậy, tổng chi phí vật liệu năm nghiên cứu tăng 127.000 (103 đồng) so với năm
gốc, tương ứng là 25,4%. Tổng chi phí vật liệu tăng chủ yếu do tăng số sản lượng sản phẩm
và đơn giá vật liệu, còn mức tiêu hao vật liệu/sản phẩm giảm làm cho chi phí vật liệu giảm.
Cụ thể:
- Sản lượng tạo ra ở năm nghiên cứu tăng 200 sản phẩm tương ứng 20% so với năm
gốc. Sản lượng tăng tác động làm chi phí vật liệu năm nghiên cứu tăng 100.000 (103 đồng)
tương ứng 20%.
- Mức tiêu hao vật liệu năm nghiên cứu giảm 0,5 kg/cái tương ứng giảm 5% so với
năm gốc. Mức tiêu hao giảm đã góp phần làm cho chi phí vật liệu giảm 30.000 (103 đồng)
tương ứng 6%.
24
- Đơn giá vật liệu năm nghiên cứu tăng 5.000 đ/kg tương ứng tăng 10% so với năm
gốc. Đơn giá vật liệu tăng tác động làm chi phí vật liệu tăng 57.000 (103 đồng) tương ứng
11,4%.
Bảng 1.2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu Chi phí vật liệu [1]

MĐAH
So Tuyệt
T Chỉ Ký Năm Năm Chênh
Đơn vị sánh đối Tương
T tiêu hiệu gốc N/C lệch
(%) đối (%)
(103
đồng)

Sản
1. Q Cái 1.000 1.200 200 20 100.000 20
lượng

Mức
tiêu
2. hao Mvl Kg/cái 10 9,5 (0,5) (5) (30.000) (6)
vật
liệu

Đơn
giá 103đ/k
3. Đg 50 55 5 10 57.000 11,4
vật g
liệu

Chi
phí
CPvl 103đ 500.000 627.000 127.000 25,4 X X
vật
liệu

1.5.2 Phương pháp chênh lệch


Phương pháp chênh lệch cũng được dùng để tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến chỉ tiêu phân tích. Thực chất phương pháp này chỉ là sự biến đổi của phương pháp thay
thế liên hoàn
1.5.3.1 Phạm vi áp dụng
Phương pháp chênh lệch được áp dụng trong trường hợp phân tích các chỉ tiêu kinh
tế mà có mối quan hệ với các nhân tố là tích số.
1.5.3.2 Nguyên tắc áp dụng phương pháp chênh lệch
Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố được xác định trực tiếp, bằng cách lấy chênh
lệch giữa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc của nhân tố đang phân tích nhân cho tích số của các
nhân tố còn lại theo đúng phương pháp thay thế dần

25
1.5.3.3 Nội dung của phương pháp chênh lệch.
Giả sử chỉ tiêu phân tích A phụ thuộc vào 3 nhân tố a, b, c. Mối liên hệ thể hiện bằng
phương trình kinh tế: A=a.b.c
Trị số kỳ gốc của các nhân tố là a0, b0, c0
Trị số kỳ nghiên cứu của các nhân tố là a1, b1, c1
Xác định đối tượng phân tích
Đối tượng phân tích là mức độ biến động (tuyệt đối và tương đối) của chỉ tiêu A.
Nếu gọi A1 là chỉ tiêu kỳ nghiên cứu A1=a1.b1.c1
Nếu gọi A0 là chỉ tiêu kỳ gốc. A0=a0.b0.c0
Giữa 2 kỳ chỉ tiêu biến động một lượng tuyệt đối là: ∆𝐴 = 𝐴1 − 𝐴0
Tính bằng chỉ tiêu tương đối là
∆𝐴
𝛿𝐴 = ∗ 100 (%)
𝐴0
Tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
Lần lượt thay thế trị số của từng nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến
chỉ tiêu phân tích. Quá trình thay thế thực hiện tuần tự như sau:
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố (a) lên chỉ tiêu A:
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối
∆𝐴𝑎 = (𝑎1 − 𝑎0 ). 𝑏0 . 𝑐0
Mức độ ảnh hưởng tương đối:
∆Aa
𝛿Aa = ∗ 100 (%)
A0
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố (b) lên chỉ tiêu A:
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối
∆𝐴𝑏 = (𝑏1 − 𝑏0 ). 𝑎1 . 𝑐0
Mức độ ảnh hưởng tương đối:
∆Ab
𝛿Ab = ∗ 100 (%)
A0
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố (c) lên chỉ tiêu A:
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối
∆𝐴𝑐 = (𝑐1 − 𝑐0 ). 𝑎1 . 𝑐1
Mức độ ảnh hưởng tương đối:

26
∆Ac
𝛿Ac = ∗ 100 (%)
A0
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét, kiến nghị
Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích thì có bấy nhiêu lần thay thế
và cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chính bằng chênh lệch của trị số chỉ tiêu giữa
hai kỳ.
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng tuyệt đối:
∆𝐴 = ∆𝐴𝑎 + ∆𝐴𝑏 + ∆𝐴𝑐
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng tương đối
𝛿𝐴 = 𝛿Aa + 𝛿Ab + 𝛿Ac
Sau khi đã xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, các nhà quản trị tiến hành
nhận xét, đánh giá về mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, đồng thời chỉ rõ tiềm năng, đề
xuất các giải pháp khai thác, cải tiến công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
trong kỳ tới.
Ví dụ: Có tài liệu về chi phí vật liệu để sản xuất sản phẩm tại doanh nghiệp A trong
kỳ như sau:


TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm gốc Năm N/C
hiệu

1. Sản lượng sản phẩm sản xuất Q Cái 1.000 1.200

2. Mức tiêu hao vật liệu SX 1 sản phẩm Mvl Kg/cái 10 9,5

3. Đơn giá vật liệu Đg 103 đ/kg 50 55

Yêu cầu: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu
chi phí vật liệu giữa năm nghiên cứu và năm gốc, theo phương pháp chênh lệch.
Bước 1: Xác định phương trình kinh tế- thiết lập mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích
và các nhân tố ảnh hưởng

∑ 𝐂𝐏𝐯𝐥 = 𝐐 ∗ 𝐌𝐯𝐥 ∗ Đ𝐠 (𝟏𝟎𝟑 𝐯𝐧đ)

Bước 2: Xác định đối tượng phân tích


Tổng chi phí vật liệu năm gốc CPvl0= 1.000* 10*50 = 500.000 (103 đồng)
Tổng chi phí vật liệu năm nghiên cứu CPvl1= 1.200* 9,5 *55 = 627.000 (103 đồng)
Tổng chi phí vật liệu năm nghiên cứu tăng so với năm gốc:
627.000-500.000= 127.000 (103 đồng)
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích

27
* Nhân tố Q
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối: ∆𝐶𝑃𝑣𝑙𝑄 =(1.200-1.000)*10*50= 100.000 (103 đồng)
∆𝐶𝑃𝑣𝑙𝑄
Mức độ ảnh hưởng tương đối: 𝛿𝐶𝑃𝑣𝑙𝑄 = ∑ 𝐶𝑃0
∗ 100 = 20(%)
* Nhân tố Mvl
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối: ∆𝐶𝑃𝑣𝑙𝑀𝑣𝑙 =1.200*(9,5-10)*50= -30.000 (103 đồng)
∆𝐶𝑃𝑣𝑙𝑀𝑣𝑙
Mức độ ảnh hưởng tương đối: 𝛿𝐶𝑃𝑣𝑙𝑀𝑣𝑙 = ∑ 𝐶𝑃0
∗ 100 = −6(%)
* Nhân tố Đg
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối: ∆𝐶𝑃𝑣𝑙Đ𝑔 =1.200*9,5*(55-50)= 57.000 (103 đồng)
∆𝐶𝑃𝑣𝑙Đ𝑔
Mức độ ảnh hưởng tương đối: 𝛿𝐶𝑃𝑣𝑙Đ𝑔 = ∑ 𝐶𝑃0
∗ 100 = 11,4(%)

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng


Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối:
∆𝐶𝑃𝑣𝑙 = ∆𝐶𝑃𝑣𝑙𝑄 + ∆𝐶𝑃𝑣𝑙𝑀𝑣𝑙 + ∆𝐶𝑃𝑣𝑙Đ𝑔 = 100.000 - 30.000+ 57.000= 127.000(103 đồng)
Mức độ ảnh hưởng tương đối:
𝛿𝐶𝑃𝑣𝑙 = 𝛿𝐶𝑃𝑣𝑙𝑄 + 𝛿𝐶𝑃𝑣𝑙𝑀𝑣𝑙 + 𝛿𝐶𝑃𝑣𝑙Đ𝑔 = 20 − 6 + 11,4 = 25,4(%)
Lập bảng tổng hợp: (Bảng 1.3)
Bảng 1.3. Tình hình thực hiện chỉ tiêu Chi phí vật liệu [1]

So MĐAH
Chỉ Ký Năm Năm Chênh
TT Đơn vị sánh Tương đối
tiêu hiệu gốc N/C lệch Tuyệt
(%) đối (%)

Sản 100.00
1. Q Cái 1.000 1.200 200 20 20
lượng 0

Mức
tiêu
2. Mvl Kg/cái 10 9,5 (0,5) (5) (30.000) -6
hao vật
liệu

Đơn
3. giá vật Đg 103đ/kg 50 55 5 10 57.000 11,4
liệu

Chi phí
CPvl 103đ 500.000 627.000 127.000 25,4 X X
vật liệu

28
Sau khi tính toán lập bảng, ta đưa ra nhận xét đánh giá tương tự như ở phương pháp
thay thế liên hoàn.
1.5.3 Phương pháp cân đối
1.5.3.1 Khái niệm, mục đích
Phương pháp cân đối trong phân tích kinh doanh là đặt đối tượng nghiên cứu vào
các trường hợp giả định khác nhau. Từ đó, lần lượt xác định và loại trừ mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích.
Mục đích sử dụng phương pháp cân đối là tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến chỉ tiêu phân tích.
1.5.3.2 Phạm vi áp dụng
Phương pháp cân đối được sử dụng khi giữa các nhân tố có mối quan hệ tổng đại số
với chỉ tiêu phân tích.
1.5.3.3 Nội dung của phương pháp cân đối
Để tính mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó thì chỉ việc tính chênh lệch giữa
kỳ nghiên cứu và kỳ gốc của bản thân nhân tố đó.
Tổng quát: Giả sử chỉ tiêu phân tích A chịu ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c. Các
nhân tố này có mối quan hệ tổng số, hiệu số với chỉ tiêu A.
Bước 1: Thiết lập phương trình kinh tế:
Phương trình kinh tế: A= a+b-c
Trị số các nhân tố kỳ gốc là a0 , b0, c0
Trị sô các nhân tố kỳ nghiên cứu là a1 , b1, c1
Bước 2: Xác định đối tượng phân tích
Bước 3: Tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ 1
Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆Aa = a1 − a0
∆Aa
Ảnh hưởng tương đối δAa = ∗ 100 (%)
A0

+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ 2


Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆Ab = b1 − b0
∆Ab
Ảnh hưởng tương đối δAb = ∗ 100 (%)
A0

+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ 3


Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆Ac = c1 − c0
∆Ac
Ảnh hưởng tương đố δAc = ∗ 100 (%)
A0

Bước 4: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố


29
+ Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆A = ∆Aa + ∆Ab − ∆Ac = (a1 − a0 ) + (b1 − b0 ) − (c1 − c0 )
+ Ảnh hưởng tương đối: 𝛿𝐴 = δAa + δAb − δAc
Lập bảng phân tích theo biểu mẫu: (Bảng 1.4)
Bảng 1.4. Tình hình thực hiện chỉ tiêu phân tích- PP cân đối [1]

Kỳ gốc Kỳ n/c
So
Giá Chênh MĐAH
TT Chỉ tiêu Giá
Tỷ
Giá
Tỷ sánh
trị trọng trọng lệch (%)
trị trị (%)
(%) (%)

Nhân tố a0 a1 a1
1. a0 100 a1 100 100 a1 − a 0 δAa
1 A0 A1 a0

Nhân tố b0 b1 b1
2. b0 100 b1 100 100 b1 − b0 δAb
2 A0 A1 b0

Nhân tố c0 c1 c1
3. c0 100 c1 100 100 c1 − c0 δAc
3 A0 A1 c0

A1
Chỉ tiêu A0 100 𝐴1 100 100 A1 − A0 X
A0

1.5.4. Phương pháp chi tiết


Mọi quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh đều có thể và cần thiết phải nghiên
cứu chi tiết theo các chiều hướng khác nhau nhằm đánh giá chính xác kết quả đạt được.
Bởi vậy khi phân tích có thể chi tiết theo chỉ tiêu bộ phận cấu thành, theo thời gian và theo
địa điểm. Sau đó mới tiến hành xem xét so sánh mức độ đạt được của từng bộ phận (kỳ
nghiên cứu so với kỳ gốc) và mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tổng thể.
Phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau:
1.5.4.1 Phân tích chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu.
Một chỉ tiêu thường được cấu thành gồm nhiều bộ phận nên cần phải phân tích chi
tiết theo từng bộ phận cấu thành. Chi tiết chỉ tiêu theo các bộ phận hợp thành cho ta biết rõ
kết quả của chỉ tiêu nghiên cứu được tạo ra do tác động của bộ phận nào, chỉ tiêu nào. Mỗi
bộ phận hợp thành có những xu hướng biến động riêng và chịu tác động của những nguyên
nhân riêng. Cần phải chi tiết theo các bộ phận để nghiên cứu sâu ở mỗi bộ phận ta coi đó
là các nhân tố- các chỉ tiêu cá biệt ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng thể đang nghiên cứu.
Ví dụ: Phân tích giá thành sản phẩm thì phân tích chi tiết từng bộ phận cấu thành là
phân tích từng khoản mục chi tiết trong giá thành: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
1.5.4.2 Phân tích chi tiết theo thời gian

30
Hoạt động kinh doanh tiến hành liên tục, kết quả kinh doanh từng khoảng thời gian
thường không đồng đều nên cần phân tích chi tiết theo từng khoảng thời gian thích hợp.
Ví dụ: Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại doanh nghiệp xuất nhập
khẩu thì phân tích chi tiết theo doanh thu của quý, năm.
1.5.4.3 Phân tích chi tiết theo địa điểm
Hoạt động kinh doanh tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau nên cần phân tích chi
tiết theo từng địa điểm.
Ví dụ: Sản lượng vận chuyển của công ty vận tải biển có thể chi tiết theo các tuyến
đường, các nhóm tàu, các tàu…
Sản lượng xếp dỡ hàng hoá của cảng có thể chi tiết theo các cẩu tàu, các đội công nhân,
các thiết bị xếp dỡ…
Khi chi tiết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị sản xuất theo các
đơn vị thành phần sẽ cho phép ta đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động của mỗi đơn vị
thành phần. Giúp nắm rõ kết quả sản xuất của những đơn vị này về các chỉ tiêu kế hoạch
sản xuất, chi phí, công tác hạch toán nội bộ … có hoàn thành hay không? Những tồn tại,
yếu kém trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất có hợp lý, tiết kiệm hay không? Từ đó làm
căn cứ đề doanh nghiệp xây dựng đơn vị điển hình hoặc tìm cách khắc phục sự yếu kém
của những đơn vị này, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn
doanh nghiệp.
1.6 Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh
1.6.1 Các loại phân tích hoạt động kinh doanh
Phân loại theo thời điểm phân tích
- Phân tích trước kinh doanh: phân tích các dự án, kế hoạch, dự toán… để thẩm định,
dự báo tình hình kinh doanh cho kỳ sau.
- Phân tích trong kinh doanh (còn gọi là phân tích hiện hành): phân tích đồng thời
với quá trình kinh doanh để xem xét, đánh giá, điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý trong
quá trình kinh doanh.
- Phân tích sau kinh doanh: phân tích kết quả thực hiện của toàn bộ các dự án, kế
hoạch hay dự toán để đánh giá hiệu quả và dự báo, tìm biện pháp tốt cho quá trình kinh
doanh tiếp theo.
Phân loại theo thời hạn phân tích
- Phân tích thường xuyên: phân tích hàng ngày khi cần thiết, phục vụ thông tin kịp
thời cho các nhà quản trị để ra các quyết định kinh doanh, theo cách này, phân tích thường
là một bộ phận của phân tích hiện hành.
- Phân tích định kỳ: phân tích theo thời hạn đã ấn định để đánh giá hiệu quả kinh
doanh trong từng thời gian.
Phân loại theo nội dung phân tích
- Phân tích toàn bộ: là phân tích trên tất cả các mặt của kết quả kinh doanh, xem xét
31
trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng với nhau.
Ví dụ: phân tích kết quả tài chính, người ta phải phân tích nguyên nhân khách quan, từ môi
trường kinh doanh, bao gồm môi trường vi mô (trong đó các nhân tố khách hàng, đối thủ
cạnh tranh, nhà cung ứng, công chúng trực tiếp), môi trường vĩ mô (kinh tế vĩ mô, chính
trị, chính sách, văn hoá, khoa học công nghệ…) cho đến việc phân tích các nguyên nhân
thuộc về bản chất doanh nghiệp (các nguyên nhân (các nguyên nhân chủ quan) mỗi nguyên
nhân đã nêu có ảnh hưởng tích cực, tiêu cực hay giữa chúng có sự tương tác với nhau và
sau đó, có ảnh hưởng đến kết quả tài chính?
- Phân tích chuyên đề: là việc phân tích chuyên sâu vào một khía cạnh sử dụng yếu
tố sản xuất (ví dụ: tập tring phân tích tình hình sử dụng lao động, phân tích tình hình sử
dụng máy móc thiết bị…); phân tích nhu cầu thị trường (ví dụ tập trung phân tích khách
hàng mục tiêu của doanh nghiệp)…
1.6.2. Yêu cầu và nguồn tài liệu sử dụng
Phân tích hoạt động kinh doanh phải đảm bảo được các yêu cầu tính đầy đủ, chính
xác và kịp thời.
- Tính đầy đủ, nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều vào sự đầy đủ nguồn
tài liệu phục vụ và việc tính toán tất cả các chỉ tiêu cần thiết.
- Tính chính xác, chất lượng của công tác phân tích phụ thuộc rất nhiều vào tính chính
xác về nguồn số liệu khai thác, lựa chọn phương pháp phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích.
- Tính kịp thời, đúc kết, rút kinh nghiệm kịp thời từ kết quả phân tích là cơ sở để đề
xuất những giải pháp cho thời kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo có kết quả và hiệu quả
cao hơn.
Nguồn tài liệu phục vụ phân tích là các nguồn tài liệu có liên quan bao gồm tài chính
và phi tài chính.
1.6.3 Quy trình tiến hành công tác phân tích
Tổ chức công tác phân tích có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và kết quả công tác
phân tích. Tổ chức công tác phân tích thường được tiến hành theo trình tự:
1.6.3.1 Lập kế hoạch phân tích
Lập kế hoạch phân tích là xác định trước về nội dung, phạm vi, thời gian và cách tổ
chức phân tích
- Về nội dung phân tích, cần xác định rõ các vấn đề cần phân tích, có thể là toàn bộ
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể là một khía cạnh của quá trình kinh doanh.
Đây là cơ sở để xây dựng đề cương cụ thể để tiến hành phân tích.
- Về phạm vi phân tích, có thể toàn doanh nghiệp hoặc một vài đơn vị bộ phận được
chọn làm điểm để phân tích. Tuỳ theo yêu cầu và thực tiễn quản lý kinh doanh mà xác định
nội dung và phạm vi phân tích cho thích hợp.
- Về thời gian phân tích, ấn định trong kế hoạch phân tích bao gồm thời gian chuẩn
bị và thời gian tiến hành phân tích

32
Khi lập kế hoạch phân tích phải chú ý phân công trách nhiệm cho các bộ phận trực
tiếp phục vụ công tác phân tích, chuẩn bị các hình thức hội nghị phân tích nhằm thu thập
nhiều ý kiến, đánh giá đúng thực trạng và phát hiện đầy đủ tiềm năng đảm bảo cho việc
phấn đấu đạt được mục tiêu kết quả cao trong kinh doanh.
1.6.3.2 Thu thập, kiểm tra và xử lý số liệu
Tài liệu sử dụng làm căn cứ phân tích bao gồm có liên quan đến hoạt động kinh
doanh. Các chính sách của nhà nước, luật pháp, các quy định của cơ quan quản lý cấp trên
có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các tài liệu kế hoạch, dự toán,
định mức…
Các tài liệu này phải được kiểm tra và xử lý kỹ càng trước khi sử dụng về tất cả các
mặt từ trình tự lập, ban hành, cấp thẩm quyền ký duyệt… nội dung và phương pháp tính
và cách ghi các con số, cách đánh giá đối với chỉ tiêu giá trị.
1.6.3.3 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích
Tuỳ theo nội dung, nguồn tài liệu thu thập được và loại hình phân tích để xác định hệ
thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích cho thích hợp. Tuỳ theo phương tiện phân tích,
trình độ sử dụng tài liệu phân tích, hệ thống chỉ tiêu được thể hiện khác nhau, có thể sử
dụng sơ đồ khối hoặc bảng phân tích hoặc biểu đồ.
1.6.3.4 Viết báo cáo phân tích và tổ chức hội nghị phân tích
Báo cáo phân tích, thực chất là bảng tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài
liệu chọn lọc để minh họa được rút ra từ quá trình phân tích. Khi đánh giá cần nêu rõ cả
thực trạng và tiềm năng cần khai thác. Đồng thời phải nêu phương hướng và biện pháp cho
kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Báo cáo phân tích cần được trình bày trong hội nghị
phân tích để thu thập các ý kiến đóng góp và thảo luận cách thức thực hiện các phương
hướng và biện pháp trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
1.6.4 Tổ chức công tác phân tích.
Để đạt được các yêu cầu, công tác tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh cần đảm
bảo phù hợp với loại hình, điều kiện, quy mô hoạt động kinh doanh và trình độ quản lý của
doanh nghiệp.
Tổ chức công tác phân tích được thực hiện qua ba bước: chuẩn bị cho quá trình phân
tích, tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá công tác phân tích.
1.6.4.1 Chuẩn bị cho quá trình phân tích
Chuẩn bị cho quá trình phân tích hay còn gọi là lập kế hoạch cho phân tích. Tuỳ thuộc
vào mục đích, yêu cầu của doanh nghiệp mà xác định nội dung cần phân tích, thời gian cần
tiến hành phân tích, nhân sự tham gia, tài liệu chuẩn bị cho phân tích…trong đó, kiểm tra
tính hợp pháp và hợp lý của tài liệu phân tích là vấn đề quan trọng nhất.
Để tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh cho phù hợp cần căn cứ trên
chức năng của từng bộ phận, đánh giá khả năng đáp ứng được yêu cầu quản lý, kiểm tra,
kiểm soát và ra quyết định. Cụ thể:
- Đối với bộ phận được quyền kiểm soát và ra quyết định về chi phí sẽ tổ chức thực
33
hiện phân tích về tình hình biến động giữa thực hiện so kế hoạch nhằm phát hiện chênh
lệch của từng yếu tố chi phí, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp.
- Đối với các bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về doanh thu
thường được gọi là trung tâm kinh doanh, là các bộ phận kinh doanh riêng biệt theo khu
vực địa điểm hay một số sản phẩm nhóm hàng nhất định, chịu trách nhiệm tiến hành phân
tích, đánh giá mối quan hệ chi phí- khối lượng-lợi nhuận làm cơ sở để phân tích đánh giá
hoà vốn trong kinh doanh.
- Đối với bộ phận đưa ra quyết định đầu tư, cần quan tâm đến phân tích hiệu quả của
vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn, phân tích các báo kế toán- tài chính để đưa ra các quyết định
liên quan đến đầu tư.
1.6.4.2 Tiến hành phân tích
Tiến hành phân tích, là việc căn cứ trên tài liệu phân tích, xác định đối tượng phân
tích, sử dụng các đối tượng phân tích riêng để chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố,
phân loại các nhân tố theo nhiều tiêu thức khác nhau để tạo điều kiện cho việc đánh giá
đúng kết quả kinh doanh
1.6.4.3 Tổng hợp, đánh giá công tác phân tích
Tổng hợp, đánh giá là bước cuối cùng của công tác phân tích. Trên cơ sở kết quả đã
phân tích việc tổng tổng hợp và đánh giá phải chỉ ra được bản chất hoạt động kinh doanh,
chỉ rõ những nhược điểm trong quá trình quản lý, đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục
các nhược điểm, phát huy các ưu điểm, khai thác khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
Nội dung của ba bước trên phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu và phạm vi phân tích đặt
ra. Mặc dầu mỗi khâu đều có nội dung, vị trí riêng nhưng luôn có mối quan hệ mật thiết
với nhau, một trong ba bước trên thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân tích.
Vì vậy khi tiến hành cần chú ý tổ chức tốt từng bước để không ảnh hưởng đến quá trình
phân tích chung.
Tóm lại, quá trình tổ chức công tác phân tích được tiến hành tuỳ theo đặc điểm loại
hình tổ chức sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng nhu cầu thoả mãn
thông tin cung cấp cho quy trình lập kế hoạch, kiểm tra và ra quyết định, công tác tổ chức
phân tích phải làm sao thảo mãn được nhu cầu của từng cấp chức năng quản lý.

34
Câu hỏi ôn tập chương 1
I. Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh?
2. Nêu mục đích, ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh.
3. Trình bày đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh.
4. Nêu điều kiện để thực hiện phương pháp so sánh?
5. Trình bày các bước tiến hành phương pháp thay thế liên hoàn? Cho ví dụ minh hoạ.
6. Nêu sự khác nhau giữa phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp chênh lệch.
7. Trình bày phương pháp cân đối.
8. Trình bày khái quát trình tự tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh.
II Bài tập ôn tập
1.Tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp A như sau:

TT Chi tiết Ký Đơn vị Kỳ gốc Kỳ nghiên


hiệu cứu

1. Giá cước đơn vị bình quân ̅̅̅̅


Đ𝑔 103 1.182 1.270
đồng/teu

2. Giá thành đơn vị bình quân 𝑠̅ 103 694 750


đồng/teu

3. Tổng sản lượng thông qua QTQ Teu 1.505.100 1.830.432

4. Tổng chi phí gián tiếp Cgt 103 đồng 150.785.110 174.788.550

5. Thuế suất thuế TNDN t % 20 18

Yêu cầu: Đánh giá kết quả lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm nghiên cứu.
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.

35
2. Tình hình quản lý và sử dụng thiết bị xếp dỡ ở doanh nghiệp ABC như sau:

TT Chi tiết Ký hiệu Đơn vị Kỳ gốc Kỳ nghiên


cứu

1. Năng suất giờ lao động BQ ̅̅̅̅


𝑃𝑔 103 1.356 1.650
đồng/giờ

2. Số người lao động bình quân ̅


𝑁 người/năm 942 996

3. Số ca làm việc bình quân ̅̅̅̅̅


𝑇𝑐𝑎 Ca/ngày 1,2 1.3

4. Số giờ làm việc bình quân ̅̅̅̅


𝑇𝑔 giờ/ca 7,5 7,2

5. Tổng số ngày làm việc toàn ∑ 𝑇𝑛𝑔 ngày 268.470 271.908


DN

Yêu cầu: Đánh giá sản lượng xếp dỡ của doanh nghiệp ABC năm nghiên cứu. Vận
dụng phương pháp chênh lệch xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố quản lý và sử
dụng thiết bị xếp dỡ đến tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp.
3. Công ty giao nhận vận tải A, có tài liệu về doanh thu trong 2 năm 2020, 2021 như sau:
(đơn vị tính: triệu đồng)

TT Chi tiết Năm 2020 Năm 2021

1. Doanh thu cước vận tải đường biển 1.250 1.330

Doanh thu cước vậ


2. 1.820 1.200
n tải hàng không

3. Doanh thu hoạt động vận tải nội địa 900 1.500

4. Doanh thu khai báo hải quan 650 720

Yêu cầu: Đánh giá tình hình doanh thu của doanh nghiệp A năm 2021 so với năm
2020

36
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG
2.1 Mục đích, ý nghĩa phân tích sản lượng
2.1.1 Sản lượng của doanh nghiệp vận tải và logistics
Vận tải là ngành sản xuất vật chất bởi vì hoạt động vận tải có đầy đủ ba yếu tố của
sản xuất vật chất giống như mọi ngành nghề sản xuất vật chất khác: sức lao động, công cụ
lao động và đối tượng lao động. Vận tải được cấu thành bởi hai hoạt động chính: hoạt động
vận chuyển hay còn gọi là quá trình dịch chuyển hàng hoá theo phương ngang và quá trình
xếp dỡ, khoa học gọi là quá trình dịch chuyển theo phương thẳng đứng. Hai thao tác chính
vận chuyển, xếp dỡ, đều có sản phầm riêng, được tổ chức kinh doanh khai thác chuyên biệt
để đảm bảo tính chuyên môn hoá và hiệu quả của vận tải. Hoạt động chuyên chở là chức
năng chính của các doanh nghiệp vận chuyển, hoạt động xếp dỡ được thực hiện bởi các
doanh nghiệp khai thác cảng, bến.
Sản xuất vận tải tạo ra sản phẩm riêng biệt của vận tải. Sản phẩm mang tính trừu
tượng, không có hình dáng, không có hình dáng kích thước cụ thể, vô hình. Sản xuất của
các công ty vận chuyển tạo ra sản phẩm đặc thù là khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân
chuyển. Hoạt động khai thác cảng tạo ra sản phẩm là khối lượng hàng hoá thông qua, khối
lượng hàng hóa lưu kho, kiểm đếm, đóng gói, phân loại.
Sản phẩm vận tải là hàng hoá bởi vì sản phẩm vận tải có đầy đủ hai thuộc tính là giá
trị và giá trị sử dụng. Giá trị của sản phẩm vận tải thể hiện ở sự hao phí lao động sống và
hao phí lao động vật hoá kết tinh trong sản phẩm vận tải. Giá trị sử dụng của sản phẩm vận
tải thể hiện ở sự thoả mãn nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách trong không gian
của khách hàng.
Sản phẩm vận tải được mua bán trao đổi trên thị trường nhưng không thể hiện tính
hữu hình như những sản phẩm vật chất của ngành công nghiệp, nông nghiệp… Chính đặc
điểm này mà vận tải được khách hàng xếp vào ngành sản xuất dịch vụ, không tạo ra sản
phẩm mới (tấn, chiếc, cái…) cho xã hội mà chỉ làm tăng giá trị hàng hoá khi chúng trải qua
quá trình vận tải.
Sản xuất và tiêu thụ của vận tải xảy ra đồng thời: tại một thời điểm nào đó, ở một nơi
nào đó có bao nhiêu sản phẩm vận tải được sản xuất ra thì đồng thời sẽ có bấy nhiêu sản
phẩm vận tải được tiêu thụ tại địa điểm ấy. Như vậy tính thống nhất giữa sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm của vận tải được thể hiện trên cả 3 mặt: không gian, thời gian và số lượng. Giả
sử nhà vận tải nhận của chủ hàng 100 kiện hàng vận chuyển từ Hồ Chí Minh đến Hà Nội,
khi hàng chuyển tới địa điểm trả hàng tại Hà Nội, quá trình sản xuất của vận tải kết thúc
cũng là lúc chủ phương tiện sẽ thu được toàn bộ cước vận tải.
Sản xuất của vận tải không có sản phẩm dở dang, không có bán thành phầm và sản
phẩm tồn kho. Đây là đặc điểm khác biệt của vận tải so với các ngành sản xuất hàng hoá
vật chất hữu hình khác. Chính điều này dẫn đến cơ cấu vốn của vận tải cũng khác biệt. Vốn
cố định chiếm tỷ trọng lớn, vốn lưu động chiếm tỷ trọng nhỏ, vốn hàng hoá tồn kho chủ
yếu là vật liệu tồn kho, hàng hoá mua ngoài tồn kho. Vận tải không có sản phẩm dự trữ tồn
kho, gây bất lợi trong điều tiết cường độ sản xuất của vận tải, có những thời điểm cường
37
độ vận tải tăng rất cao, ngược lại có những thời điểm cường độ vận tải giảm thấp, dư thừa
năng lực của vận tải.
Công thức vòng quay vốn của vận tải cũng đặc biệt (T-H-SX-T’): doanh nghiệp vận
tải bỏ tiền vốn đầu tư, mua nguyên vật liệu, trải qua quá trình sản xuất, thu được tiền, bỏ
qua giai đoạn chuyển từ hàng hóa thành phẩm thành tiền.
Sản xuất của vận tải mang tính phục vụ cao, vận tải phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh của mọi ngành nghề trong nền kinh tế: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, trồng
trọt, chăn nuôi, đánh bắt chế biến hải sản, khoáng sản… Mặc dù hoạt động vì mục tiêu lợi
nhuận nhưng vận tải sẵn sàng phục vụ vô điều kiện vì lợi ích chung của quốc gia.
Hoạt động logistics không tạo ra sản phẩm mới cho nền kinh tế, nhưng tạo ra giá trị
gia tăng của sản phẩm hàng hoá dịch vụ, đóng góp đáng kể vào thu nhập tổng sản phẩm
quốc gia. Logistics làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của mỗi doanh nghiệp,
góp phần thoả mãn nhu cầu khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh
doanh đối với mọi hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Ngày nay logistics đóng góp tích
cực vào nâng cao mức sống, đảm bảo tiêu chuẩn sống của người dân. Nền kinh tế càng
phát triển, dịch vụ logistics càng trở nên thiết yếu. Logistics hiện nay là kết quả cuộc cách
mạng khoa học công nghệ của vận tải. Sản xuất vận tải vừa là ngành sản xuất độc lập, vừa
là hoạt động “lõi” trong chuỗi hoạt động logistics tích hợp. Vận tải có vai trò đặc biệt quan
trọng trong logistics và vai trò này sẽ tăng lên bởi chi phí cho vận chuyển chiếm tỷ trọng
ngày càng lớn trong logistics.
2.1.2 Mục đích phân tích chỉ tiêu sản lượng
Việc phân tích tiêu sản lượng của các doanh nghiệp vận tải nhằm mục đích:
+ Đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu sản lượng, thể hiện bằng mức độ thực hiện kế
hoạch sản lượng hoặc mức tăng trưởng về chỉ tiêu sản lượng thực hiện.
+ Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo các mặt và ở mỗi mặt cần chỉ
ra những ưu, khuyết điểm, những nguyên nhân chủ quan, khách quan chỉ yếu đã tác động
đến tình hình thực hiện này.
+ Nghiên cứu năng lực của doanh nghiệp, xác định mức độ lợi dụng khả năng, phát
hiện những tiềm năng chưa được khai thác.
+ Đề xuất những biện pháp về tổ chức, kỹ thuật để khai thác những tiềm năng của
doanh nghiệp, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng phục vụ, thay đổi cơ cấu sản xuất… Từ
đó xác định con đường phát triển của doanh nghiệp tương lai về cả quy mô và cơ cấu sản
xuất.
2.1.3 Ý nghĩa
- Việc phân tích chỉ tiêu sản lượng rất cần thiết và quan trọng. Kết quả phân tích chỉ
tiêu sản lượng là cơ sở để phân tích các chỉ tiêu khác. Vì kết quả sản xuất phụ thuộc vào
công tác quản lý sản xuất, chịu ảnh hưởng bởi tình hình sử dụng các yếu tố cơ bản của sản
xuất như lao động, tài sản cố định,…Nếu việc phân tích đạt yêu cầu: đầy đủ, khách quan,
triệt để và thực hiện được các mục đích trên sẽ tạo điều kiện xác định được nguyên nhân
gây ra tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả cuối cùng của sản xuất- kinh doanh. Qua quá
38
trình đánh giá được ưu nhược điểm của quá trình tổ chức quản lý sản xuất, từ đó đề ra các
biện pháp khai thác tiềm năng nâng cao kết quả sản xuất cả về mặt số lượng và chất lượng.
- Phân tích tình hình thực hiện sản lượng để phát hiện những lợi thế, khó khăn, nguyên
nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất như: tình hình nhiên liệu, máy móc
thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện, lao động… qua đó có những thông tin để xây dựng kế
hoạch và đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch kỳ sau tốt hơn.
- Phân tích tình hình thực hiện sản lượng là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu khác của
hoạt động sản xuất kinh doanh như giá thành, doanh thu, lợi nhuận.
- Phân tích tình hình thực hiện sản lượng sẽ phát hiện ra những hợp lý, bất hợp lý
trong tổ chức quản lý sản xuất, những nguyên nhân ảnh hưởng để tìm ra các biện pháp tổ
chức quản lý sản xuất hợp lý, phân công lao động phù hợp với năng lực, trình độ người lao
động để đạt được kết quả cao.
2.2 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp Logistics
2.2.1 Đánh giá chung tình hình thực hiện sản lượng doanh nghiệp logistics
Tất cả các doanh nghiệp không thể tách từng hoạt động đơn lẻ ra khỏi tất cả chuỗi
các hoạt động logistics để xem xét. Tuy nhiên, mỗi một hoạt động sẽ ảnh hưởng đến toàn
bộ tiến trình cung cấp dịch vụ. Hoạt động logistics bao gồm chuỗi các hoạt động cơ bản
sau: Dịch vụ với khách hàng, quản trị hàng tồn kho, thông tin logistics, quản trị đơn hàng,
vận tải, giao nhận, dịch vụ kho hàng, dự báo…
Sản lượng của doanh nghiệp logistics chính là tổng sản lượng từ các hoạt động cơ
bản trong chuỗi logistics mang lại. Sự biến động chỉ tiêu sản lượng logistics của doanh
nghiệp chính là sự biến động sản lượng ở mỗi hoạt động tạo ra. Ta muốn biết nguyên nhân
gây ra sự biến động sản lượng của doanh nghiệp thì phải biết nguyên nhân gây biến động
về sản lượng ở mỗi hoạt động trong chuỗi. Mà nguyên nhân làm tăng, giảm sản lượng ở
mỗi hoạt động là khác nhau vì mỗi hoạt động nó cung cấp các dịch vụ không giống nhau,
cho nên ta phải phân tích chi tiết tình hình thực hiện sản lượng theo từng hoạt động
logistics.
Bằng phương pháp chi tiết, ta chi tiết sản lượng của doanh nghiệp thành sản lượng
theo từng hoạt động logistics.
Đối tượng phân tích: ∆𝑄𝑖 = ∑ 𝑄𝑖1 − ∑ 𝑄𝑖0
Trong đó: Qi1, Qi0: lần lượt là tổng sản lượng hoạt động logistics i đạt được ở năm nghiên
cứu và năm gốc.
Cách phân tích:
+ Tập hợp số liệu theo mẫu biểu sau: (bảng 2.1)
+ Ta cần tìm mức độ ảnh hưởng của từng hoạt động logistics đến đối tượng phân tích.
+ Nhận xét chung tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng ở mỗi hoạt động có nét gì
chung nhất.
+ Ở mỗi hoạt động logistics , khi phân tích sẽ xem xét các yếu tố cấu thành nên sản

39
lượng hoạt động đó, các yếu tố này trong kỳ biến động tăng giảm thế nào, tỷ trọng của các
yếu tố… sau đó tính toán mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành lên sản lượng hoạt
động logistics đang đánh giá. Xác định nguyên nhân đã làm cho sản lượng của từng hoạt
động tăng, giảm, từ đó đưa ra các biện pháp gia tăng sản lượng.
Bảng 2.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp logistics [5]

Kế hoạch Thực hiện


Tỷ lệ
TT Chỉ tiêu Tỷ Sản Tỷ HTKH Chênh MĐAH
Sản lệch (%)
trọng trọng (%)
lượng
(%) lượng (%)

1 Dịch vụ khách hàng

2 Quản trị hàng tồn kho

3 Hệ thống thông tin

4 …

Chỉ tiêu

2.2.2 Phân tích chi tiết tình hình thực hiện sản lượng theo từng hoạt động
logistics
2.2.2.1 Phân tích chi tiết sản lượng dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng là toàn bộ các hoạt động hướng đến khách hàng để giải quyết và
quản lý các yếu tố liên quan đến khách hàng nhằm đảm bảo các dịch vụ được cung cấp cho
khách hàng ở mức độ tối ưu nhất với chi phí hợp lý nhất theo kế hoạch đã được định trước.
Dịch vụ khách hàng là kết quả của toàn bộ hệ thống logistics giúp doanh nghiệp có được
sản phẩm đúng, cung cấp đến từng đối tượng khách hàng. Dịch vụ khách hàng tốt mang
đến sự hài lòng của khách hàng đồng thời cũng là kết quả của hoạt động marketing của
doanh nghiệp.
Đặc điểm của dịch vụ khách hàng trong hoạt động logistics:
+ Dịch vụ khách hàng là dịch vụ đi kèm với các sản phẩm chính yếu nhằm cung cấp
sự thoả mãn tối đa cho khách hàng khi đi mua hàng. Nhu cầu về dịch vụ khách hàng là nhu
cầu phát sinh khi khách hàng đi mua sắm, đây chính là những lợi ích mà khách hàng được
thụ hưởng khi đi mua hàng.
+ Dịch vụ khách hàng mang tính vô hình và tạo ra phần giá trị cộng thêm hữu ích cho
sản phẩm. Dịch vụ khách hàng không thể tổn trữ nên không tách rời khỏi sự phân phối dịch
vụ do đó thời gian và địa điểm phân phối dịch vụ là rất quan trọng. Đầu ra của dịch vụ
khách hàng rất đa dạng và không ổn định do tính đa dạng của người cung cấp và người
phục vụ nên thường gặp khó khăn trong việc đánh giá và kiểm soát chất lượng.
+ Dịch vụ khác hàng không thể tồn trữ nên không tách rời khỏi sự phân phối dịch vụ.
40
Cấu trúc dịch vụ hay chuỗi dịch vụ bao gồm một loạt các dịch vụ khách hàng cần
thiết mà doanh nghiệp lựa chọn và cung ứng cho mỗi nhóm khách hàng trong một giai
đoạn nhất định. Tuỳ thuộc vào mục tiêu quản lý và cung cấp dịch vụ có thể phân loại dịch
vụ khách hàng theo nhiều cách khác nhau. Căn cứ vào tiến trình thực hiện giao dịch với
khác hàng, các yếu tố dịch vụ với khách hàng có thể phân chia thành 3 nhóm: trước giao
dịch, trong giao dịch và các yếu tố sau giao dịch
+ Trước khi giao dịch: gồm các dịch vụ về thông tin, giới thiệu, quảng cáo chào hàng,
chuẩn bị hàng hoá, bao bì, đóng gói hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng, nhận đặt hàng
trước, ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá, triển lãm trưng bày, các hoạt động này
thường tạo ra môi trường thuận lợi cho giao dịch được thực hiện tốt.
+ Trong khi giao dịch: gồm các hoạt động tác động trực tiếp tác động tới quá trình
trao đổi sản phẩm với khách hàng, như tính toán mức dự trữ, dịch vụ giới thiệu, tư vấn,
hướng dẫn khách hàng lựa chọn hàng hoá, thanh toán tiền hàng, đóng gói hàng hoá, lựa
chọn phương tiện vận chuyển, xếp dỡ, vận chuyển, giao nhận…
+ Sau khi giao dịch: còn gọi là các dịch vụ hậu mãi bao gồm các dịch vụ để hỗ trợ
sản phẩm sau khi khách hàng đã mua sản phẩm như lắp đặt hàng hoá tại nơi khách hàng
yêu cầu, hướng dẫn sử dụng thiết bị, vận hành máy móc, góp ý về các giải pháp kinh tế -
kỹ thuật trong sử dụng vật tư hàng hoá, sửa chữa, bảo dưỡng, bán và thay thế phụ tùng, các
dịch vụ gia công, thay thế, mua lại hàng cũ, đổi hàng mới, tổ chức tái chế, hội nghị khách
hàng, bảo hành…
Cách phân tích:
Tập hợp số liệu và phân chia tổng giá trị sản lượng Dịch vụ khách hàng theo các giá
trị sản lượng của các dịch vụ cấu thành, theo biểu mẫu sau: (bảng 2.2)
Bảng 2.2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng Dịch vụ khách hàng [5]

Kế hoạch Thực hiện


Tỷ lệ
TT Chỉ tiêu Tỷ Tỷ HTKH Chênh MĐAH
Sản Sản lệch (%)
trọng trọng (%)
lượng lượng
(%) (%)

Dịch vụ trước khi


1
giao dịch

Dịch vụ khi giao


2
dịch

Dịch vụ sau khi


3
giao dịch

Chỉ tiêu

Tính ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng giá trị sản lượng Dịch vụ khách hàng. Ở
41
đây, mỗi nhân tố là một dịch vụ cấu thành nên Dịch vụ khách hàng. Mối quan hệ giữa tổng
giá trị sản lượng và giá trị sản lượng của các dịch vụ cấu thành là mối quan hệ tổng đại số,
nên bằng phương pháp cân đối ta xác định ảnh hưởng tác động của dịch vụ thứ i đến tổng
giá trị sản lượng chính bằng chênh lệch về giá trị sản lượng của dịch vụ đó. Còn ảnh hưởng
tương đối tính từ ảnh hưởng tuyệt đối. Sau khi tính toán đầy đủ số liệu cho biểu mẫu trên,
ta bắt đầu phân tích, nội dung như sau:
Khái quát chung: qua số liệu theo biểu mẫu trên ta nhận xét giá trị sản lượng Dịch vụ
khách hàng thực hiện được tăng giảm như thế nào so với kế hoạch.
Tỷ trọng của các dịch vụ như thế nào, qua tỷ trọng xác định được dịch vụ nào khách
hàng sử dụng nhiều nhất, đó là dịch vụ doanh nghiệp cung cấp nhiều nhất. Sự biến động
các yếu tố cấu thành hoạt động Dịch vụ khách hàng có xu hướng chung là gì? Mức độ biến
động nào cao nhất, thấp nhất.
Phân tích lần lượt từng yếu tố cấu thành nên giá trị sản lượng Dịch vụ khách hàng.
Xem xét các yếu tố này biến động như thế nào và tác động ảnh hưởng chỉ tiêu phân tích
như thế nào? Xác định nguyên nhân gây ra sự biến động đó.
Cuối cùng, tổng hợp các nguyên nhân gây ra sự biến động tổng giá trị sản lượng Dịch
vụ khách hàng, những nguyên nhân nào chung nhất, những nguyên nhân nào đặc biệt đã
tác động làm cho tổng sản lượng biến động nhiều. (Xem chi tiết ở Chương 9- Kinh tế vận
tải và logistics, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Tác giả TS.Phạm Thị Nga).Từ đó đề xuất
các giải pháp để nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị sản lượng Dịch vụ khách hàng
trong thời gian tới.
Để cung cấp dịch vụ khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng thì doanh nghiệp
nên:
+ Xây dựng được chiến lược dịch vụ khách hàng
+ Phát triển các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng và báo cáo kết quả thực hiện.
+ Tránh các trở ngại ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dịch vụ khách hàng.
2.2.2.2 Phân tích chi tiết sản lượng Hệ thống thông tin logistics
Hệ thống thông tin logistics là một cấu trúc tương tác giữa con người, thiết bị, các
phương pháp và quy trình nhằm cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản trị
logistics với mục tiêu lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát logistics hiệu quả. Nếu không
quản lý tốt thông tin, các nhà quản trị logistics không thể biết được khách hàng muốn gì,
cần dự trữ bao nhiêu, kho nào cần sản xuất và vận chuyển…Thông tin giúp doanh nghiệp
thấy được các hoạt động logistics một cách rõ nét, nhờ đó nhà quản trị có thể cải tiến tốt
hơn trong quá trình thực hiện.
Hệ thống thông tin logistics có thể bao gồm một số hệ thống chính như: hệ thống
quản lý đặt hàng, hệ thống quản lý kho bãi, hệ thống quản lý giao nhận. Trong đó, hệ thống
quản lý đặt hàng sẽ thực hiện chức năng quản lý đó là: quản lý liên lạc với khách hàng,
quản lý tình trạng kho hàng, kiểm tra tình trạng hoá đơn, lập hoá đơn, quản lý giao hàng
và kết thúc đơn hàng. Hệ thống quản lý kho bãi sẽ đảm nhận một số nhiệm vụ như: chọn
hàng, xác nhận vị trí hàng hoá trong kho, kiểm tra tính sẵn sàng của từng loại sản phẩm.
42
Hệ thống quản lý giao nhận sẽ thực hiện các công việc: quản lý gom hàng, lập kế hoạch và
định tuyến, đưa ra yêu cầu, theo dõi quá trình giao nhận, thanh toán hoá đơn và kiểm soát
phí vận chuyển của các loại hàng hoá. Nội dung chi tiết hệ thống thông tin logistics có thể
tham khảo thêm ở Chương 9- Kinh tế vận tải và logistics, Nhà xuất bản Giao thông vận
tải, Tác giả TS.Phạm Thị Nga.
Để phân tích đánh giá giá trị sản lượng của hệ thống thông tin logistics ta sẽ phân
tích chi tiết giá trị sản lượng của các dịch vụ cấu thành.
Cách phân tích
Tập hợp số liệu và phân chia tổng giá trị sản lượng Hệ thống thông tin logistics theo
giá trị sản lượng của các dịch vụ cấu thành, theo biểu mẫu sau: (bảng 2.3)
Bảng 2.3. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng Hệ thống thông tin logistics [5]

Kế hoạch Thực hiện


Tỷ lệ
TT Chỉ tiêu Tỷ Tỷ HTKH Chênh MĐAH
Sản Sản lệch (%)
trọng trọng (%)
lượng lượng
(%) (%)

Hệ thống quản lý đặt


1
hàng

Hệ thống quản lý
2
kho bãi

Hệ thống quản lý
3
giao nhận

Chỉ tiêu

Các bước phân tích tiếp theo tương tự như mục 2.2.2.1: Phân tích chi tiết sản lượng
Dịch vụ khách hàng.
2.2.2.3 Phân tích chi tiết sản lượng Quản trị vật tư, nguyên vật liệu
Quản trị vật tư, nguyên vật liệu là hoạt động quan trọng cấu thành tiến trình quản trị
logistics, bao gồm quản trị nguyên vật liệu thô, chi tiết sản phẩm, phụ tùng thay thế, bao
bì, vật liệu đóng gói, sản phẩm đang trong quá trình chế biến. Quản trị tồn kho mặc dù
không gắn kết trực tiếp với khách hàng tiêu thụ cuối cùng nhưng nó là bộ phận quan trọng
trong hệ thống logistics, ảnh hưởng trực tiếp đến cấp độ dịch vụ với khách hàng, mức độ
tiêu thụ, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của công ty. Doanh nghiệp không thể sản xuất
ra sản phẩm ở mức giá hợp lý, cung cấp cho khách hàng ngay thời điểm họ cần nếu không
quản trị dòng vật tư, nguyên vật liệu bên trong nội bộ một cách có hiệu quả. Quản trị vật
tư có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí sản xuất sản phẩm, sản xuất phải cầm chừng,
43
thậm chí phải đóng cửa nếu không có đủ vật tư nguyên liệu trong kho. Quản trị vật liệu
không tốt dẫn đến hết hàng trong kho của nhà bán lẻ, khách hàng sẽ tìm kiếm sản phẩm
thay thế hoặc đến cửa hàng khác, doanh nghiệp có thể mất khách hàng.
Quản trị tồn kho bao gồm rất nhiều hoạt động về logistics đầu vào và quyết định việc
tạo ra sản phẩm, hàng hoá thành phẩm. Cụ thể bao gồm: hoạt động thu mua hàng hoá; kiểm
soát quá trình sản xuất; hoạt động vận tải nguyên vật liệu, vật tư; bảo quản vật tư, nguyên
vật liệu tồn kho; hệ thống thông tin và cung cấp dữ liệu; lập kế hoạch vật tư, nguyên vật
liệu tồn kho; nguyên vật liệu thải loại; dự báo nhu cầu. (Xem chi tiết ở Chương 9- Kinh tế
vận tải và logistics, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Tác giả TS.Phạm Thị Nga).
Cách phân tích:
Tập hợp số liệu và phân chia tổng giá trị sản lượng Quản trị vật tư, nguyên vật liệu
theo các hoạt động cấu thành, theo biểu mẫu sau: (bảng 2.4)
Bảng 2.4. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng Quản trị vật tư, nguyên vật liệu [5]

Kế hoạch Thực hiện


Tỷ lệ
Chênh MĐAH
TT Chỉ tiêu Sản
Tỷ Sản Tỷ HTKH
trọng trọng lệch (%)
lượng (%)
(%) lượng (%)

1 Thu mua

Bảo quản vật tư,


2
nguyên vật liệu

Hệ thống thông tin


3
và cung cấp dữ liệu

Chỉ tiêu

Các bước phân tích tiếp theo tương tự như mục 2.2.2.1: Phân tích chi tiết sản lượng
Dịch vụ khách hàng.
2.2.2.4 Phân tích chi tiết sản lượng vận tải
Vận tải tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống con người. Trong xã hội công nghiệp, hệ
thống vận tải hiệu quả đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh tế của
quốc gia. Tạo ra giá trị gia tăng hàng hoá sản phẩm, tức là tạo ra tiện ích về mặt địa điểm
và tiện ích thời gian của hàng hoá vật chất. Hoạt động vận tải cung cấp hàng hoá đến đúng
địa điểm và kịp ngay lúc khách hàng cần. Giúp thoả mãn sự hài lòng của khách hàng, tăng
doanh thu tiêu thụ cho doanh nghiệp.
Với chức năng chuyển dịch hàng hoá đến từng địa điểm nhất định của thị trường, làm
gia tăng giá trị của hàng hoá khi được giao hàng đúng hẹn, đảm bảo số lượng và chất lượng
44
hàng hoá mà chủ hàng yêu cầu nên vận tải được xem là hoạt động lõi của dịch vụ logistics.
Quản trị có hiệu quả hoạt động vận tải bên trong và bên ngoài doanh nghiệp là một trong
những nhiệm vụ kinh tế quan trọng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp. Căn cứ vào kỹ
thuật vận tải, có 6 hình thức vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường
hàng không và đường ống. Mỗi hình thức vận tải sẽ có những ưu thế nhất định, mang lại
hiệu quả kinh tế trong những phạm vi nhất định và điều kiện chuyên chở, loại hàng chuyên
chở, khoảng cách chuyên chở, tuỳ theo yêu cầu của chủ hàng, khách hàng. Vận tải ở cự ly
gần, đảm bảo tính linh hoạt, lô hàng nhỏ nhà quản trị thường chọn vận tải bộ, cự ly xa hơn,
muốn giá cả hợp lý hơn có thể chọn vận tải đường sắt, thuỷ nội địa. Vận tải quốc tế thường
chọn vận tải biển, vận tải hàng không. Vận tải đường ống, sử dụng thông dụng với truyền
tải thông tin, hàng lỏng, hàng khí…
Giá trị sản lượng vận tải của doanh nghiệp chính là giá trị sản lượng của các phương
thức vận chuyển. Sự biến động của giá trị sản lượng vận tải chính là sự biến động giá trị
sản lượng ở mỗi phương thức vận chuyển. Ta muốn biết nguyên nhân gây ra biến động giá
trị sản lượng vận tải thì phải biết nguyên nhân gây biến động giá trị sản lượng ở mỗi phương
thức vận chuyển. Mà nguyên nhân làm tăng, giảm giá trị sản lượng mỗi phương thức vận
chuyển là khác nhau vì mỗi phương thức vận chuyển nó có những đặc điểm khác nhau như
đã trình bày ở trên, cho nên ta phân tích chi tiết tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng ở
từng phương thức vận chuyển.
Bằng phương pháp chi tiết, ta chi tiết sản lượng vận tải của doanh nghiệp thành sản
lượng theo từng phương thức vận chuyển
Đối tượng phân tích: ∆𝑄𝑖 = ∑ 𝑄𝑖1 − ∑ 𝑄𝑖0
Trong đó: Qi1, Qi0: lần lượt là tổng giá sản lượng theo phương thức vận tải i đạt được ở
năm nghiên cứu và năm gốc.
Cách phân tích: Tập hợp số liệu theo biểu mẫu: (bảng 2.5)
Bảng 2.5. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng Vận tải [5]

Kế hoạch Thực hiện


Tỷ lệ
Chênh MĐAH
TT Chỉ tiêu Sản Tỷ trọng Sản Tỷ trọng HTKH lệch (%)
lượng (%) lượng (%) (%)

1 Vận tải biển

2 Vận tải hàng không

3 Vận tải bộ

….

Chỉ tiêu

45
+ Nhận xét chung tình hình thực hiện giá trị sản lượng ở mỗi phương thức vận tải có
nét gì chung nhất. Tính toán mức độ ảnh hưởng của giá trị sản lượng của các phương thức
vận chuyển đến chỉ tiêu giá trị sản lượng vận tải của doanh nghiệp. Qua phân tích sẽ xác
định được phương thức vận chuyển chính được khách hàng lựa chọn. Xác định các nguyên
nhân đã làm cho giá trị sản lượng vận tải ở các phương thức vận tải thay đổi. Từ đó sẽ đưa
ra các giải pháp liên quan để cải tiến tổ chức sản xuất, đầu tư phương tiện vận tải, tổ chức
lao động… sao cho phù hợp nhất.
Có thể liệt kê một số yếu tố làm ảnh hưởng đến giá trị sản lượng vận tải cũng như các
phương thức vận chuyển đó là: chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển, độ tin cậy, năng
lực vận chuyển, tính linh hoạt, an toàn hàng hoá…( Xem chi tiết ở Chương 9- Kinh tế vận
tải và logistics, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Tác giả TS.Phạm Thị Nga).
2.2.2.5 Phân tích chi tiết sản lượng giao nhận hàng hoá.
Hoạt động giao nhận hàng hoá là một trong những hoạt động dịch vụ quan trọng trong
quản trị logistics. Đây là dịch vụ có giá trị gia tăng cao trong các hoạt động logistics, đặc
biệt là trong logistics xuyên biên giới. Đặc điểm của buôn bán quốc tế là người mua và
người bán ở những nước khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết người bán
thực hiện việc giao hàng, tức là hàng hoá được vận chuyển từ người bán sang người mua.
Để cho quá trình vận chuyển đó bắt được, tức là hàng hoá đến tay người mua, cần phải
thực hiện hàng loạt các công việc khác nhau liên quan đến quá trình chuyên chở, bao bì
đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, vận tải
hàng hoá đến cảng đích, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao hàng cho người nhận…Những công
việc đó được gọi là giao nhận vận tải hàng hoá.
Dịch vụ giao nhận hàng hoá bao gồm 4 loại thông dụng trên thế giới hiện nay là:
+ Loại dịch vụ thay mặt người gửi: Theo chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận
sẽ thực hiện các nhiệm vụ: chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở
thích hợp; lưu cưới với người chuyên chở đã chọn; nhận hàng và cung cấp các chừng từ
thích hợp;cân đo, mua bảo hiểm, vận tải hàng hoá đến cảng; khai báo hải quan…
+ Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng: nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan
đến vận chuyển hàng hoá; nhận hàng của người chuyên chở và nếu cần thì thanh toán cước
phí; khai báo hải quan; giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối nếu cần…
+ Dịch vụ giao nhận hàng hoá đặc biệt: theo yêu cầu của khách hàng người giao nhận
cũng có thể làm các dịch vụ liên quan đến các loại dịch vụ hàng hoá đặc biệt như: vận
chuyển hàng công trình, việc này chủ yếu là vận chuyển máy móc nặng thiết bị để xây
dựng những công trình lớn như sân bay, nhà máy thuỷ điện, cơ sở lọc dầu… từ nơi sản
xuất đến công trình. Việc di chuyển những hàng hoá này cần phải có kế hoạch cẩn thận để
bảo đảm giao hàng đúng thời hạn. Triễn lãm ở nước ngoài, người giao nhận thường được
người tổ chức triển lãm giao cho việc chuyên chở hàng đến triễn lãm ở nước ngoài…
+ Những dịch vụ khác: Ngoài những dịch vụ nêu trên, tuỳ thuộc vào yêu cầu của
khách hàng, người giao nhận cũng có thể làm những dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình
chuyên chở và cả những dịch vụ đặc biệt như gom hàng (tập hợp những lô hàng riêng lẻ
lại)…
46
Cách phân tích:
Tập hợp số liệu và phân chia tổng giá trị sản lượng giao nhận hàng hoá theo các dịch
vụ cấu thành, theo biểu mẫu sau: (bảng 2.6)
Bảng 2.6. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng Giao nhận hàng hoá [5]

Kế hoạch Thực hiện


Tỷ lệ
Chênh MĐAH
TT Chỉ tiêu Sản
Tỷ Sản Tỷ HTKH
trọng trọng lệch (%)
lượng (%)
(%) lượng (%)

Dịch vụ giao nhận


1
thay mặt người gửi

Dịch vụ giao nhận


2
thay mặt người nhận

Dịch vụ giao nhận


3
hàng hoá đặc biệt

Chỉ tiêu

Các bước phân tích tiếp theo tương tự như mục 2.2.2.1: Phân tích chi tiết sản lượng
Dịch vụ khách hàng.
2.2.2.6 Phân tích chi tiết sản lượng Dịch vụ kho bãi
Kho bãi là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu,
bán thành phẩm, thành phẩm,…trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối
của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ
và vị trí của các hàng hoá được lưu kho.
Dịch vụ kho bãi thường bao gồm các dịch vụ: dịch vụ gom hàng đó là khi hàng hoá,
nguyên liệu được nhập từ nhiều nguồn nhỏ, lẻ khác nhau thì kho đóng vai trò là điểm tập
kết để hợp nhất thành nhiều lô hàng lớn; dịch vụ phân phối đó là để đáp ứng tốt đơn hàng
gồm nhiều mặt hàng đa dạng của khách hàng, kho bãi có nhiệm vụ tách lô hàng lớn ra,
phân phối và ghép nhiều loại hàng hoá khác nhau thành một đơn hàng hoàn chỉnh, đảm
bảo hàng hoá sẵn sàng cho quá trình bán hàng, sau đó từng đơn hàng sẽ được vận chuyển
bằng các phương tiện nhỏ tới khách hàng; dịch vụ bảo quản và lưu giữ hàng hoá có nghĩa
là cung cấp dịch vụ để đảm bảo hàng hoá nguyên vẹn về số lượng, chất lượng trong suốt
quá trình tác nghiệp, tận dụng tối đa diện tích và dung tích kho, chăm sóc giữ gìn hàng hoá
trong kho. …( Xem chi tiết ở Chương 9- Kinh tế vận tải và logistics, Nhà xuất bản Giao
thông vận tải, Tác giả TS.Phạm Thị Nga).
Cách phân tích:
47
Tập hợp số liệu và phân chia tổng giá trị sản lượng Dịch vụ kho bãi theo các dịch vụ
cấu thành, theo biểu mẫu sau: (bảng 2.7)
Bảng 2.7. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng Dịch vụ kho bãi [5]

Kế hoạch Thực hiện


Tỷ lệ
Chênh MĐAH
TT Chỉ tiêu Tỷ Sản Tỷ HTKH
Sản lệch (%)
trọng trọng (%)
lượng
(%) lượng (%)

1 Dịch vụ gom hàng

2 Dịch vụ phân phối

Dịch vụ bảo quản và lưu


3
giữ hàng hoá

Chỉ tiêu

Các bước phân tích tiếp theo tương tự như mục 2.2.2.1: Phân tích chi tiết sản lượng
Dịch vụ khách hàng.
2.3 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp vận chuyển
Nhiệm vụ chủ yếu của các doanh nghiệp vận chuyển là vận chuyển hàng hoá, hành
khách trong và ngoài nước:
Đối với vận chuyển hàng hoá, khi phản ánh sản phẩm vận chuyển hàng hoá, người ta
thường sử dụng đồng thời các chỉ tiêu: khối lượng hàng hoá vận chuyển, khối lượng hàng
hoá luân chuyển, cự ly vận chuyển, cự ly vận chuyển.
+ Khối lượng hàng hoá vận chuyển (∑ 𝑄): khối lượng vật lý hàng hoá mà các phương
tiện hoặc một doanh nghiệp vận chuyển được trong kỳ. Đơn vị tính của khối lượng hàng
hoá vận chuyển rất đa dạng, có thể là tấn, kilogam đối với hàng thông thường, là Teu đối
với hàng container, là m3 đối với hàng lỏng, hàng khí… Chỉ tiêu này phản ánh mức độ
phục vụ của doanh nghiệp vận chuyển đối với các ngành khác.
+ Khối lượng hàng hoá luân chuyển ((∑ 𝑄𝑙): khối lượng vật lý hàng hoá mà một
phương tiện hoặc một doanh nghiệp luân chuyển được trong kỳ. Chỉ tiêu này được tính
bằng tích số giữa khối lượng hàng hoá vận chuyển được và cự ly vận chuyển bình quân
một đơn vị khối lượng hàng hoá vận chuyển. Đơn vị tính của chỉ tiêu này là tấn.kilomet,
tấn.hải lý, teu.hải lý…
+ Cự ly vận chuyển: là khoảng cách dịch chuyển của hàng hoá trong không gian.
Đối với vận chuyển hàng khách, tương tự như vận chuyển hàng hoá, sản phẩm của
vận chuyển hành khách cũng được thể hiện ở các chỉ tiêu: khối lượng hành khách vận
chuyển và khối lượng hành khách luân chuyển, cự ly vận chuyển.
48
+ Khối lượng hành khách vận chuyển: là số lượng hành khách mà một phương tiện
hay một doanh nghiệp vận chuyển được trong kỳ. Đơn vị tính của khối lượng hành khách
vận chuyển là số người hoặc số hành khách.
+ Khối lượng hành khách luân chuyển: là số lượng hành khách mà một phương tiện
hoặc một doanh nghiệp luân chuyển được trong kỳ. Đơn vị tính của khối lượng hành khách
luân chuyển là hành khách hải lý, hành khách kilomet… Khối lượng hành khách luân
chuyển được tính bằng tích số giữa khối lượng hành khách vận chuyển và cự lý vận chuyển
bình quân một đơn vị hành khách vận chuyển.
+ Cự ly vận chuyển: là khoảng cách dịch chuyển của hành khách trong không gian.
2.3.1 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp vận chuyển theo
mặt hàng
Đối tượng phục vụ của doanh nghiệp vận tải là hàng hoá và hành khách. Đối với hàng
hoá, người ta phân loại theo nhiều cách khác nhau. Trong đó theo quan điểm đặc tính tự
nhiên của vận tải, ta chia hàng hoá vận chuyển thành các mặt hàng. Mỗi mặt hàng có đặc
tính tự nhiên khác nhau nên yêu cầu bảo quản, vận chuyển cũng như phương án xếp dỡ
cũng khác, giá trị khác nhau và cước phí vận chuyển cũng khác nhau. Có thể phân loại mặt
hàng vận chuyển như hàng than, xi măng, gạo, phân bón…Sản lượng vận chuyển các mặt
hàng trong kỳ sẽ có sự biến động tăng giảm. Mục đích của việc phân tích tình hình thực
hiện sản lượng vận chuyển mặt hàng để biết được sản lượng của doanh nghiệp biến động
thế nào, trong đó sản lượng của mặt hàng nào tăng, sản lượng mặt hàng nào giảm, xem xét
tỷ trọng sản lượng các mặt hàng, khi sản lượng các mặt hàng biến động đã tác động làm
cho tổng sản lượng trong kỳ của doanh nghiệp ảnh hưởng thế nào. Từ đó tìm nguyên nhân
dẫn đến sự biến động. Từ đó có biện pháp tăng sản lượng vận chuyển cho doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích:
Chỉ tiêu dùng để phân tích là khối lượng hàng hoá luân chuyển, khối lượng hàng hoá
luân chuyển và cự ly vận chuyển bình quân.
Khối lượng hàng hoá luân chuyển: ∑ Ql = ∑𝑛𝑖=1 𝑄𝑙𝑚ℎ𝑖 (TKm, THL) (𝟐. 𝟏)
Khối lượng hàng hoá vận chuyển: ∑ Q = ∑𝑛𝑖=1 𝑄𝑚ℎ𝑖 (T) (𝟐. 𝟐)
∑ Ql
Cự ly vận chuyển bình quân: L̅ = ∑Q
(Km, HL) (𝟐. 𝟑)

Trong đó: i= 1,2,…,n: là chỉ số chỉ mặt hàng thứ i


Khi phân tích, phân tích đồng thời 3 chỉ tiêu:
Phương trình kinh tế:

∑ 𝑄𝑙 = ∑ 𝑄. 𝐿̅ (𝑇𝐾𝑚, 𝑇𝐻𝐿)

Đối tượng phân tích


Chênh lệch tuyệt đối: ∆ ∑ 𝑄𝑙 = ∑ 𝑄𝑙1 − ∑ 𝑄𝑙0 = ∑ 𝑄1 ̅̅̅
𝐿1 − ∑ 𝑄0 ̅̅̅
𝐿0 (TKm, THL)
∆ ∑ 𝑄𝑙
Chênh lệch tương đối: δ ∑ 𝑄𝑙 = ∑ Ql0
100 (%)
49
Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
Tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân
tố đó là tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển của i mặt hàng và cự ly vận chuyển bình
quân. Sử dụng phương pháp chênh lệch hoặc phương pháp thay thế liên hoàn để tính mức
độ ảnh hưởng.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố ∑ 𝑄
Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆𝑄𝑙∑ 𝑄 = Q1 L̅0 − Q 0 L̅0 (TKm, THL)
∆Qi li ∑ 𝑄
Ảnh hưởng tương đối: δQl∑ 𝑄 = 100 (%)
Qi0 li0

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố 𝐿̅


Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆Ql𝐿̅ = QL̅1 − QL̅0 (T. Km, THL)
∆QlL̅
Ảnh hưởng tương đối: δQlL̅ = 100 (%)
Q0 l0

- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố


∆Ql = ∆Ql∑ 𝑄 + ∆QlL̅ (T. Km, THL)
δQl = δQl∑ 𝑄 + δQlL̅ (%)
Tương tự, với mỗi mặt hàng, chỉ tiêu khối lượng hàng hoá luân chuyển (𝑄𝑖 𝑙𝑖 ) chịu
ảnh hưởng của 2 nhân tố 𝑄𝑖 và 𝑙𝑖̅ . Cách tính ảnh hưởng của 𝑄𝑖 và 𝑙𝑖̅ đến (𝑄𝑖 𝑙𝑖 ) có thể sử
dụng phương pháp chênh lệch hoặc phương pháp thay thế liên hoàn.
Tập hợp số liệu tính toán theo biểu mẫu: (bảng 2.8)
Phân tích, đánh giá:
- Đánh giá chung tình hình biến động sản lượng của các mặt hàng, nêu các mặt hàng
biến động nhiều nhất, ít nhất, sản lượng hàng hoá luân chuyển của mặt hàng i bị biến động
do khối lượng mặt hàng hay do cự ly vận chuyển bình quân của mặt hàng đó thay đổi. Mặt
hàng nào có khối lượng vận chuyển biến động nhiều, mặt hàng nào có cự ly vận chuyển
bình quân biến động nhiều. Tỷ trọng sản lượng theo mặt hàng thay đổi như thế nào?
- Qua số liệu kết cấu để xác định mặt hàng vận chuyển nào mà mặt hàng chính. Qua
đánh giá mức độ ảnh hưởng để đánh giá mặt hàng đó biến động tác động như thế nào đến
chỉ tiêu phân tích.
- Trong từng mặt hàng nhận xét mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố khối lượng hàng
hoá vận chuyển và cự ly vận chuyển bình quân đến khối lượng hàng hoá luân chuyển. Tìm
hiểu nguyên nhân làm cho 2 nhân tố đó thay đổi.
- Một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khối lượng hàng hoá vận chuyển là:
+ Nguyên nhân chủ quan: Điều kiện về phương tiện vận chuyển, khả năng khai thác
hàng, khai thác phương tiện, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, chất lượng phục
vụ, giá cước…
+ Nguyên nhân khách quan: Do nhu cầu vận chuyển của thị trường thay đổi, do điều
50
kiện tự nhiên liên quan đến hành hải, do yếu tố liên quan đến việc phục vụ ở các điểm ghé
làm ảnh hưởng tăng, giảm thời gian phương tiện chạy, dẫn đến tăng giảm số chuyến trong
kỳ.
- Các nguyên nhân làm thay đổi cự ly vận chuyển bình quân:
+ Do cự ly vận chuyển mỗi mặt hàng thay đổi
+ Do tỷ trọng hàng hoá vận chuyển theo các mặt hàng thay đổi
- Tập hợp các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tổng sản lượng hàng hoá luân chuyển.
Nêu những nguyên nhân có tính chung nhất mà ở nhiều hoặc tất cả các mặt hàng đều xuất
hiện. Nêu những nguyên nhân đặc biệt, có tác động lớn ở một hoặc một số mặt hàng nào
đó làm cho tổng sản lượng hàng hoá luân chuyển biến động nhiều.
- Dựa trên những nguyên nhân đã nêu, sẽ đề xuất một số giải pháp phát huy những
nguyên nhân tích cực làm sản lượng tăng, đồng thời làm hạn chế hoặc triệt tiêu những
nguyên nhân tiêu cực làm sản lượng giảm.
Phân tích 2 chỉ tiêu tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển và cự ly vận chuyển bình
quân cũng tương tự, thực hiện theo các bước trên.
Bảng 2.8. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng vận chuyển theo mặt hàng [3]
Bảng 2.8: Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng vận chuyển theo mặt hàn
Năm gốc Năm n/c MĐAH
So
Mặt Ký Đơn Chênh
TT Số
Tỷ
Số Tỷ sánh Tuyệt Tương
hàng hiệu vị trọng lệch đối đối
lượng lượng trọng (%)
(%) T.Km (%)

∑ 𝑄1 T
Mặt
1. hàng ̅̅̅1
𝐿 Km
1
∑ 𝑄𝑙1 T.km

∑ 𝑄2 T
Mặt
hàng ̅̅̅2
𝐿 Km
2.
2

∑ 𝑄𝑙2 T.km

∑𝑄 T
Tổng 𝐿̅ Km
cộng
∑ 𝑄𝑙 T.km

51
Ví dụ: Tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp A trong năm như sau:

TT Mặt hàng Ký hiệu Đơn vị Năm 2020 Năm 2021

∑ 𝑄𝑔 103 T 40 50
1. Gạo
̅̅̅
𝐿𝑔 103 Km 20 25

∑ 𝑄𝑝𝑏 103 T 60 50
2. Phân bón
̅̅̅̅̅
𝐿𝑝𝑏 103 Km 10 15

Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp A.
Khi phân tích tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp A trong năm 2021, ta
sẽ thực hiện phân tích, đánh giá trên 3 chỉ tiêu: khối lượng hàng hoá vận chuyển, khối
lượng hàng hoá luân chuyển, cự ly vận chuyển bình quân.
Phân tích đánh giá chỉ tiêu tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển:
∑ Ql = ∑ Q. L̅ (TKm)
∑𝑄 𝐿̅
Trong đó: L̅ = ∑ 𝑖 𝑖 (Km)
𝑄
50∗25+50∗15
̅̅̅
𝐿1 = = 20(103 𝑘𝑚)
50+50
40∗20+60∗10
̅̅̅
𝐿0 = = 14(103 𝑘𝑚)
40+60
∑ 𝑄 = ∑ 𝑄𝑖 (𝑇)
∑ 𝑄1 = 50 + 50 = 100(103 𝑇)
∑ 𝑄0 = 40 + 60 = 100(103 𝑇)
Xác định đối tượng phân tích:
̅̅̅1 − ∑ 𝑄𝐿
Chênh lệch tuyệt đối: ∆ ∑ 𝑄𝑙 = ∆ ∑ 𝑄𝐿 ̅̅̅0
= 100.20 − 100.14 = 600 (106 𝑇𝑘𝑚)
600
Chênh lệch tương đối: 𝛿 ∑ 𝑄𝑙 = 100 = 42,86 (%)
100.14
Chỉ số 1,0 thể hiện chỉ số năm 2021, 2020
Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
Sử dụng phương pháp chênh lệch để phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố ∑ 𝑄,𝐿̅ đến
chỉ tiêu tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố ∑ 𝑄
52
MĐAH tuyệt đối: ∆𝑄𝑙∑ 𝑄 = (∑ 𝑄1 − ∑ 𝑄0 )L̅0 = (100 − 100). 14 = 0 (TKm)
∆𝑄𝑙∑ 𝑄
MĐAH tương đối: δQl∑ 𝑄 = ∑ 𝑄𝑙0
100 = 0(%)

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố 𝐿̅


MĐAH tuyệt đối: ∆Ql𝐿̅ = (L̅1 − L̅0 ). ∑ 𝑄1 = (20 − 14). 100 = 600(106 T. Km)
∆QlL̅ 600
MĐAH tương đối: δQlL̅ = ∑ 100 = 100 = 42,86(%)
𝑄𝑙0 1400

- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố


∆Ql = ∆Ql∑ 𝑄 + ∆QlL̅ = 0 + 600 = 600(106 T. Km)
δQl = δQl∑ 𝑄 + δQlL̅ = 0 + 42,86 = 42,86(%)
Tương tự, phân tích khối lượng hàng hoá luân chuyển đối với mỗi mặt hàng ta sử
dụng phương pháp chênh lệch để tính ảnh hưởng của 𝑄𝑖 và 𝐿̅𝑖 đến (𝑄𝑖 𝑙𝑖 ) của mặt hàng i.
Đối với mặt hàng gạo:
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng vận chuyển mặt hàng gạo đến khối lượng
luân chuyển mặt hàng gạo
MĐAH tuyệt đối: ∆𝑄𝑙𝑄𝑔 = (Q1 − Q 0 ). L̅0 = (60 − 50).20 = 200 (T. Km, THL)
∆QlQg 200
MĐAH tương đối: δQlQg = ̅̅̅̅0
= 100 = 25 (%)
Q𝐿𝑔 40.20

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố cự ly vận chuyển bình quân mặt hàng gạo đến khối
lượng luân chuyển mặt hàng gạo
MĐAH tuyệt đối: ∆QlL̅𝑔 = (𝐿̅1 − 𝐿̅0 ). 𝑄1 = (25 − 20). 50 = 250 (T. Km, THL)
∆Ql̅̅̅̅̅
Lg 250
MĐAH tương đối: δQlL̅𝑔 = ̅̅̅̅0
= 100 = 31,25 (%)
Q𝐿𝑔 40.20

Tương tự đối với mặt hàng phân bón.


Lập bảng tổng hợp : (bảng 2.9)
- Doanh nghiệp A trong 2 năm 2020, 2021 thực hiện vận chuyển mặt hàng gạo và phân
bón. Khối lượng vận chuyển đối với mặt hàng gạo năm 2021 tăng 10 (103T) tương ứng
25% so với năm 2020. Sự thay đổi này tác động làm cho khối lượng luân chuyển mặt hàng
gạo tăng 25% tương ứng tăng 200 (106T.Km). Khối lượng vận chuyển đối với mặt hàng
phân bón năm 2021 giảm 10(103T) tương ứng 25% so với năm 2020. Sản lượng vận chuyển
giảm tác động làm cho khối lượng luân chuyển mặt hàng phân bón giảm 16,67% so với
năm 2020 tương ứng giảm 100 (106T.Km). Do khối lượng vận chuyển của 2 mặt hàng này
tăng, giảm cùng một lượng nên dẫn đến sản lượng hàng hoá vận chuyển của doanh nghiệp
năm 2021 không thay đổi với năm 2020 và không tác động làm biến động tổng sản lượng
hàng hoá luân chuyển.
- Cự ly vận chuyển của hai mặt hàng trong năm 2021 đều tăng so với năm 2020 dẫn
đến cự ly vận chuyển bình quân tăng. Cụ thể, cự ly vận chuyển mặt hàng gạo năm 2021
53
tăng 5 (103km) tương ứng là 25% so với năm 2020, tác động làm khối lượng luân chuyển
mặt hàng gạo tăng 31,25% so với năm 2020 tương ứng tăng 250 (106T.Km). Cự ly vận
chuyển mặt hàng phân bón năm 2021 tăng 5 (103 km) tương ứng là 50% so với năm 2020,
tác động làm khối lượng luân chuyển mặt hàng phân bón tăng 41,67% tương ứng tăng 250
(106T.Km). Ngoài ra, cự ly vận chuyển bình quân năm 2021 tăng là tỷ trọng khối lượng
hàng hoá vận chuyển của các mặt hàng trong năm có sự thay đổi. Cự ly vận chuyển bình
quân năm 2021 tăng 6 (103km) tương ứng với 42,86% so với năm 2020, cự ly vận chuyển
bình quân tăng là nhân tố tác động lớn đến sự thay đổi tổng khối lượng hàng hoá luân
chuyển, cụ thể cự ly vận chuyển bình quân làm tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng
600 (106 T.Km) tương ứng 42,86% so với năm 2020.
- Tỷ trọng khối lượng vận chuyển mặt hàng gạo và phân bón trong năm 2021 đều là
50% và sự biến động tăng giảm so với năm 2020 không nhiều chứng tỏ đây chính là hai
mặt hàng vận chuyển chủ lực của doanh nghiệp. Sự thay đổi này có thể do những yếu khách
quan bên ngoài tác động.
Bảng 2.9. Tình hình thực hiện sản lượng theo mặt hàng [3]

Năm 2020 Năm 2021 MĐAH


So
T Mặt Chênh
Ký hiệu Đơn vị Tỷ Tỷ sánh
T hàng Số Số lệch Tuyệt Tương
trọng trọng (%)
lượng lượng đối đối (%)
(%) (%)

∑ 𝑄1 103 T 40 40 50 50 125 10 200 25

1. Gạo ̅̅̅1
𝐿 103 Km 20 - 25 - 125 5 250 31,25

106 T
∑ 𝑄1 𝑙1 800 57,2 1250 62,5 156,25 450 - -
T.km

∑ 𝑄2 103 T 60 60 50 50 83,33 -10 -100 -16,67

Phân ̅̅̅2
2.
bón 𝐿 103 Km 10 - 15 - 150 5 250 41,67

106 T
∑ 𝑄2 𝑙2 600 42,8 750 37,5 125 150 - -
T.km

∑𝑄 103 T 100 100 100 100 100 0 0 0

Tổng 𝐿̅ 103 Km 14 - 20 - 142,86 6 600 42,86


cộng
106 T
∑ 𝑄𝑙 1.400 100 2.000 100 142,86 600 - -
T.km

- Một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khối lượng vận chuyển ở hai mặt hàng:
+ Do chính sách nhà nước thay đổi thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón trong nước
và xuất khẩu, cụ thể là đưa thuế GTGT từ 6% xuống 0% nhằm mục đích để mặt hàng phân
54
bón trong nước có thể cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Đây là nguyên nhân dẫn đến sẽ
dùng sản phẩm trong nước làm giảm sản lượng nhập khẩu mặt hàng này xuống.
+ Nhờ nhiều chính sách quảng bá thương hiệu gạo Việt đến các thị trường trong khu
vực Đông Nam Á, Châu Á nên nhiều nước biết đến sản phẩm gạo của của Việt Nam. Đây
là nguyên nhân chính dẫn đến sản lượng gạo xuất khẩu tăng.
- Một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cự ly vận chuyển đối với các mặt hàng:
+ Sản phẩm gạo của Việt Nam không chỉ xuất khẩu ở các nước trong khu vực Đông
Nam Á, mà trong năm 2021 đã xuất khẩu đi các nước ở Châu Á, Châu Âu…, dẫn đến cự
ly vận chuyển tăng.
+ Do năm 2021 Trung Quốc vẫn áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng chống
dịch Covid-19 nên việc nhập khẩu mặt hàng phân bón ở nước này thường bị chậm trễ, nên
các doanh nghiệp tìm đến các nước khác như Ấn Độ, Parkistan… để thay thế. Do đó làm
tuyến đường vận chuyển bị thay đổi.
2.3.2 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp vận chuyển
theo đội tàu
Sản lượng của một doanh nghiệp vận tải biển chính là do các con tàu thực hiện. Sự
biến động của chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp chính là sự biến động sản lượng ở mỗi
con tàu tạo ra. Muốn biết nguyên nhân làm biến động sản lượng của doanh nghiệp thì cần
phải biết nguyên nhân gây biến động sản lượng ở mỗi con tàu của doanh nghiệp. Nguyên
nhân làm biến động tăng, giảm sản lượng ở mỗi tàu là khác nhau vì chúng khác nhau về
mặt hàng vận chuyển, tuyến đường hoạt động, đặc điểm và trạng thái kỹ thuật con tàu,
năng suất, trang thiết bị xếp dỡ ở mỗi cảng ghé khác nhau…cho nên ta phải phân tích chi
tiết tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng ở từng con tàu.
Phương pháp phân tích:
Bằng phương pháp chi tiết, ta chi tiết sản lượng của cả đội tàu thành sản lượng từng
con tàu. Ở mỗi tàu khi phân tích đều dùng 3 chỉ tiêu khối lượng hàng hoá vận chuyển, khối
lượng hàng hoá luân chuyển, cự ly vận chuyển bình quân.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển của đội tàu: ∑ 𝑄đ𝑡 = ∑𝑛𝑖=1 𝑄𝑖 (𝑇) (𝟐. 𝟒)
Khối lượng hàng hoá luân chuyển của đội tàu: ∑ 𝑄𝑙đ𝑡 = ∑𝑛𝑖=1 𝑄𝑙𝑖 (𝑇. 𝐾𝑚) (𝟐. 𝟓)
∑ 𝑄𝑙
Cự ly vận chuyển bình quân: 𝐿̅ = ∑ 𝑖 (𝐾𝑚) (𝟐. 𝟔)
𝐿

Trong đó i=1,2…n: là chỉ số chỉ con tàu thứ i


Phân tích đối với từng con tàu, ta có
Đối tượng phân tích:
Chênh lệch tuyệt đối: ∆ ∑ 𝑄𝑙 = ∑ 𝑄𝑙1 − ∑ 𝑄𝑙0 = ∑ 𝑄1 ̅̅̅
𝐿1 − ∑ 𝑄0 ̅̅̅
𝐿0 (TKm, THL)
∆ ∑ 𝑄𝑙
Chênh lệch tương đối: δ ∑ 𝑄𝑙 = ∑ Ql0
100 (%)

Trong đó: chỉ số 1,0 dùng để chỉ năm nghiên cứu và năm gốc.
55
Phân tích mức độ ảnh hưởng của Qi, 𝐿̅𝑖 đến khối lượng vận chuyển của con tàu i.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Qi đến khối lượng luân chuyển của tàu i
MĐAH tuyệt đối: ∆𝑄𝑙∑ 𝑄 = Q1 L̅0 − Q 0 L̅0 (TKm, THL)
∆Qi li ∑ 𝑄
MĐAH tương đối: δQl∑ 𝑄 = 100 (%)
Qi0 li0

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố 𝐿̅𝑖 đến khối lượng luân chuyển của tàu i
MĐAH tuyệt đối: ∆Ql𝐿𝑖
̅ = Q1 L̅ 1 − Q1 L̅0 (T. Km, THL)
∆QlLi
̅̅̅̅
MĐAH tương đối: δQlL̅𝑖 = 100 (%)
Q0 l0

Sau khi phân tích chỉ tiêu khối lượng hàng hoá luân chuyển của từng tàu, tương tự ta
phân tích khối lượng hàng hoá luân chuyển của đội tàu.
Lập bảng tổng hợp theo biểu mẫu: (bảng 2.10)
Bảng 2.10. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng vận chuyển theo tên tàu [3]

Năm gốc Năm n/c MĐAH


So
Ký Đơn Chênh
TT Tàu Số
Tỷ
Số Tỷ sánh Tuyệt Tương
hiệu vị trọng lệch đối đối
lượng lượng trọng (%)
(%) T.Km (%)

∑ 𝑄1 T

Tàu ̅̅̅
1. 𝐿1 Km
1

∑ 𝑄𝑙1 T.km

∑ 𝑄2 T
Tàu
2. 2 ̅̅̅2
𝐿 Km

∑ 𝑄𝑙2 T.km

∑𝑄 T

Tổng
𝐿̅ Km
cộng

∑ 𝑄𝑙 T.km

56
2.3.3 Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp vận chuyển
theo các chỉ tiêu khai thác và sử dụng phương tiện
Phương tiện vận tải của các doanh nghiệp vận chuyển là cơ sở vật chất chủ yếu của
doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả sử
dụng phương tiện vận tải. Ta tiến hành phân tích tình hình sử dụng phương tiện vận tải
nhằm tìm ra nguyên nhân gây biến động các trị số của các chỉ tiêu khai thác, sử dụng
phương tiện. Từ đó dẫn đến biến động chỉ tiêu sản lượng.
Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu khai thác, sử dụng phương tiện và sản lượng được thể
hiện như sau:

∑ 𝑄𝑙 = ∅̅ . 𝑇𝑐𝑙 . ̅̅̅̅. 𝑉𝑘𝑡 . 𝛿̅. 𝐷𝑡


𝜀𝑣ℎ ̅̅̅̅
𝜀𝑣𝑑 ̅̅̅̅. ̅̅̅. 𝛽̅ (𝑇. 𝑘𝑚) (𝟐. 𝟕)

Trong đó
- ∅̅ : số phương tiện có bình quân trong kỳ (chiếc)
∑ ∅i . Tcói
𝑁ế𝑢 𝑡í𝑛ℎ 𝑐ℎ𝑜 𝑡𝑜à𝑛 𝑏ộ 𝑝ℎươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ệ𝑛: ̅=
∅ (𝟐. 𝟖)
Tcl
Tcói
𝑁ế𝑢 𝑡í𝑛ℎ 𝑐ℎ𝑜 1 𝑝ℎươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ệ𝑛: ∅i = (𝟐. 𝟗)
Tcl
∅𝑖 : số phương tiện có cùng thời gian có mặt Tcói
Tcói: là thời gian phương tiện i có mặt trong năm, căn cứ vào quyết định mua và thanh
lý phương tiện của doanh nghiệp vận tải.
Ví dụ: Doanh nghiệp vận tải ô tô mua một chiếc ngày 30/11/2020, thời gian có của ô
tô này năm 2014 là 31 ngày (tròn tháng 12 năm 2020), nếu tiếp tục được sử dụng năm
2021, thời gian có của ô tô là 365 ngày (năm 2021)
- Tcl: 365 ngày
- ̅̅̅̅
𝜺 𝒗𝒅 : hệ số vận vận doanh bình quân hay còn gọi là hệ số sử dụng thời gian có của
phương tiện.
Hệ số vận doanh phản ánh bình quân một ngày phương tiện có trong năm thì có bao
nhiêu ngày phương tiện tham gia khai thác. Được tính bằng tỉ lệ giữa số ngày phương tiện
tham gia khai thác và số ngày có của phương tiện trong năm.
T
+ Với 1 phương tiện i: 𝜀𝑣𝑑𝑖 = kti (𝟐. 𝟏𝟎)
Tcói
∑ Dti .Tkti
+ Với toàn bộ phương tiện: ̅̅̅̅
εvd = ∑ (𝟐. 𝟏𝟏)
Dti .Tcói

Tkti: số ngày phương tiện i tham gia khai thác trong năm. Được tính bằng chênh lệch
giữa số ngày có và số ngày ngoài khai thác của phương tiện như sửa chữa lớn, ngưng vì lý
do thời tiết xấu và ngưng khác. Tkti= Tcói – (Tsci+Tngtti+Tngkhaci)
Tcói: số ngày phương tiện i có mặt tại doanh nghiệp vận tải trong năm
57
Tsci: số ngày trong năm phương tiện i đưa vào sửa chữa
Tngtti: số ngày trong năm phương tiện i ngưng vì lý do thời tiết
Tngkhaci: số ngày trong năm phương tiện i ngưng vì lý do khác
Dti: trọng tải đăng kiểm phương tiện i
- ̅̅̅̅:
𝜺𝒗𝒉 hệ số vận hành bình quân còn có tên gọi là hệ số sử dụng thời gian khai thác.
Hệ số vận hành phản ánh bình quân một ngày phương tiện tham gia khai thác (tham gia
kinh doanh vận tải) có bao nhiêu ngày phương tiện chạy trên tuyến, luồng.
Tci
+ Với 1 phương tiện i: 𝜀𝑣ℎ𝑖 = (𝟐. 𝟏𝟐)
Tkti
∑ Dti . Tci
+ Với toàn bộ phương tiện: ̅̅̅̅
εvh = (𝟐. 𝟏𝟑)
∑ Dti . Tkti
Tci: thời gian chạy của phương tiện i trong năm (ngày)
Tci = Tkti – Tđi
Tci = Tccohangi + Tckhonghangi
Tđi = TđXDi + TđkhongXDi
Tđi: Thời gian đỗ của phương tiện i (ngày)
Tccohangi: thời gian phương tiện i chạy có hàng (ngày)
Tckhonghangi: thời gian phương tiện i chạy không có hàng (ngày)
TđXDi: thời gian phương tiện i đỗ để xếp dỡ (ngày)
TđkhongXDi: thời gian phương tiện i đỗ không có tính chất xếp dỡ (ngày)
-𝑽̅̅̅̅
𝒌𝒕 : Vận tốc khai thác bình quân là tốc độ phương tiện chạy tính bình quân
trong một quá trình phương tiện chạy hoặc trong toàn bộ chuyến đi trong năm
∑ 𝐿𝑖
+ Với 1 phương tiện i: 𝑉𝐾𝑇𝑖 = (𝐾𝑚/𝑛𝑔à𝑦), (𝐻𝐿/𝑛𝑔à𝑦) (𝟐. 𝟏𝟒)
∑ 𝑇𝑐𝑖
∑ Dti . Li
̅̅̅̅̅
+ Với toàn bộ phương tiện: V KT = (𝑘𝑚/𝑛𝑔à𝑦, (𝐻𝐿/𝑛𝑔à𝑦)(𝟐. 𝟏𝟓)
∑ Dti . Tci
Li: khoảng cách dịch chuyển của phương tiện i (km hoặc HL) kể cả có hàng và
không hàng
̅: Hệ số lợi dụng quãng đường có hàng bình quân. Hệ số phản ánh mối quan hệ
-𝜹
tương quan giữa cự ly vận chuyển có hàng và không hàng. Hệ số cho biết bình quân một
km hoặc một hải lý phương tiện chạy thì có bao nhiêu km hoặc hải lý chạy có hàng.
∑ 𝐿𝑐ℎ𝑐𝑜ℎ𝑎𝑛𝑔𝑖
+ Với 1 phương tiện i: 𝛿𝑖 = (𝟐. 𝟏𝟔)
∑ 𝐿𝑖

58
∑ Dti . Lchcohangi
+ Với toàn bộ phương tiện: 𝛿̅ = (𝟐. 𝟏𝟕)
∑ Dti . Li
Lchcohangi: quảng đường phương tiện i chạy có hàng (km hoặc hải lý)
- ̅̅̅̅
𝑫𝒕: trọng tải đăng kiểm bình quân
∑ 𝐷 .𝑇
̅̅̅
𝐷𝑡 = ∑ 𝑡𝑖 𝑐𝑜𝑖 (TTT/tàu) (2.18)
∅𝑖 .𝑇𝑐𝑜𝑖

- ̅ : Hệ số lợi dụng trọng tải bình quân.


𝜷
∑ Q hi
+ 𝑉ớ𝑖 1 𝑝ℎươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ệ𝑛 𝑖: βi = (𝟐. 𝟏𝟗)
Dti
∑ Q hi . Lchcohangi
+ 𝑉ớ𝑖 𝑡𝑜à𝑛 𝑏ộ 𝑝ℎươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ệ𝑛: 𝛽̅ = (𝟐. 𝟐𝟎)
∑ Dti . Lchcohangi
Qhi: Khối lượng hàng hoá vận chuyển của phương tiện i
Phương pháp phân tích:
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng theo các chỉ tiêu khai thác, sử
dụng phương tiện vận tải có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp
chênh lệch.
- Đối tượng phân tích:
+ Chênh lệch tuyệt đối: ∆ ∑ 𝑄𝑙 = ∑ 𝑄𝑙1 − ∑ 𝑄𝑙0
∆ ∑ 𝑄𝑙
+ Chênh lệch tương đối: 𝛿 ∑ 𝑄𝑙 = ∑ 𝑄𝑙0
∗ 100 (%)

- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố


̅)
+ Do nhân tố số phương tiện có bình quân (∅
̅̅̅1 − ∅
MĐAH tuyệt đối: ∆ ∑ Ql∅̅ = (∅ ̅̅̅0 ). T
̅̅̅̅̅
cl0 . ε
̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅
vdo … βo (Tkm, THL)

∆ ∑ Ql∅̅
MĐAH tương đối: δ ∑ Ql∅̅ = ∗ 100 (%)
∑ Ql0
+ Do nhân tố hệ số vận doanh bình quân (𝜀̅̅̅̅)
𝑣𝑑

MĐAH tuyệt đối: ∆ ∑ Ql𝜀̅̅̅̅̅ = (ε̅̅̅̅̅


vd1 − ε
̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅
vdo ). ∅1 Tcl1 . ε
̅̅̅̅
vho … βo (Tkm, THL)
𝑣𝑑

∆ ∑ Ql𝜀̅̅̅̅̅
𝑣𝑑
MĐAH tương đối: δ ∑ Ql𝜀̅̅̅̅̅ = ∗ 100 (%)
𝑣𝑑 ∑ Ql0
+ Do nhân tố hệ số vận hành bình quân (𝜀̅̅̅̅)
𝑣ℎ

𝜀𝑣ℎ = (ε
MĐAH tuyệt đối: ∆ ∑ Ql̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅
vh1 − ε
̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅
vho ). ∅1 Tcl1 . ε
̅̅̅̅
vd1 … βo (Tkm, THL)

59
∆ ∑ Ql̅̅̅̅̅
𝜀𝑣ℎ
MĐAH tương đối: δ ∑ Ql̅̅̅̅̅
𝜀𝑣ℎ = ∗ 100 (%)
∑ Ql0
+ Do nhân tố vận tốc khai thác bình quân (𝑉 ̅̅̅̅
𝑘𝑡 )

MĐAH tuyệt đối:

∆ ∑ Ql𝑉̅̅̅̅̅ = (̅̅̅̅̅
Vkt1 − ̅̅̅̅̅ ̅̅̅1 ̅̅̅̅̅
Vkto ). ∅ Tcl1 . ε̅̅̅̅̅.
vd1 ε ̅̅̅̅̅. ̅̅̅ ̅̅̅̅
vh1 𝛿0 … βo (Tkm, THL)
𝑘𝑡

∆ ∑ Ql𝑉̅̅̅̅̅
𝑘𝑡
MĐAH tương đối: δ ∑ Ql𝑉̅̅̅̅̅ = ∗ 100 (%)
𝑘𝑡 ∑ Ql0
+ Do nhân tố hệ số lợi dụng quảng đường có hàng bình quân (𝛿̅)
MĐAH tuyệt đối:

∆ ∑ Qlδ̅ = (δ̅1 − ̅̅̅ ̅̅̅1 ̅̅̅̅̅


δo ). ∅ Tcl1 . ε̅̅̅̅̅.
vd1 ε ̅̅̅̅̅. ̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅̅̅̅
vh1 𝑉𝑘𝑡1 . 𝐷𝑡0 . βo (Tkm, THL)

∆ ∑ Qlδ̅
MĐAH tương đối: δ ∑ Qlδ̅ = ∗ 100 (%)
∑ Ql0
+ Do nhân tố trọng tải đăng kiểm bình quân (𝐷̅̅̅𝑡 )
MĐAH tuyệt đối:

∆ ∑ Ql𝐷̅̅̅𝑡 = (̅̅̅̅
Dt1 − ̅̅̅̅ ̅̅̅1 ̅̅̅̅̅
Dto ). ∅ Tcl1 . ε̅̅̅̅̅.
vd1 ε ̅̅̅̅̅. ̅̅̅̅̅ ̅ ̅̅̅̅
vh1 𝑉𝑘𝑡1 . 𝛿1 . βo (Tkm, THL)

∆ ∑ Ql𝐷̅̅̅𝑡
MĐAH tương đối: δ ∑ Ql𝐷̅̅̅𝑡 = ∗ 100 (%)
∑ Ql0
+ Do nhân tố hệ số lợi dụng trọng tải bình quân (𝛽̅ )
MĐAH tuyệt đối:
̅̅̅1 − β
∆ ∑ Qlβ̅ = (β ̅̅̅o ). ∅
̅̅̅1 ̅̅̅̅̅
Tcl1 . ε̅̅̅̅̅.
vd1 ε ̅̅̅̅̅. ̅̅̅̅̅ ̅ ̅̅̅̅̅
vh1 𝑉𝑘𝑡1 . 𝛿1 . Dt1 (Tkm, THL)

∆ ∑ Qlβ̅
MĐAH tương đối: δ ∑ Qlβ̅ = ∗ 100 (%)
∑ Ql0
+ Tổng hợp mức độ ảnh hưởng
MĐAH tuyệt đối

∆ ∑ Ql = ∆ ∑ Ql∅̅ + ∆ ∑ Ql ̅̅̅̅
𝑇𝑐𝑙 + ∆ ∑ Ql𝜀̅̅̅̅̅
𝑣𝑑
+ ∆ ∑ Ql̅̅̅̅̅
𝜀𝑣ℎ + ∆ ∑ Ql𝑉
̅̅̅̅̅
𝑘𝑡
+ ∆ ∑ Qlδ̅

+ ∆ ∑ Ql𝐷̅̅̅𝑡 + ∆ ∑ Qlβ̅ (𝑇𝐾𝑚, 𝑇𝐻𝐿)

MĐAH tương đối

60
δ ∑ Ql = δ ∑ Ql∅̅ + δ ∑ Ql ̅̅̅̅
𝑇𝑐𝑙 + δ ∑ Ql𝜀̅̅̅̅̅
𝑣𝑑
+ δ ∑ Ql̅̅̅̅̅
𝜀𝑣ℎ + δ ∑ Ql𝑉
̅̅̅̅̅
𝑘𝑡
+ δ ∑ Qlδ̅

+ δ ∑ Ql𝐷̅̅̅𝑡 + δ ∑ Qlβ̅ (%)

Sau khi tính toán các số liệu cần thiết ta tập hợp số liệu vào biểu mẫu: (bảng 2.11)
Từ kết quả tính toán được sẽ đưa ra được nhận xét chung về tình hình biến động của
sản lượng. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích biến động tăng, giảm bao nhiêu,
tác động làm chỉ tiêu biến động nhiều hay ít.
+ Số phương tiện có bình quân
Số phương tiện có bình quân trong kỳ tăng có thể do doanh nghiệp mua thêm, nhận góp
vốn…, do thanh lý, do bán làm cho số phương tiện có bình quân giảm. Số phương tiện có
bình quân tăng, giảm sẽ tác động làm cho tổng sản lượng thay đổi. Việc tăng, giảm số
phương tiện có bình quân trong kỳ chưa thể kết luận là tốt hay không tốt, mà phải xem xét
từng trường hợp cụ thể:
Khi doanh nghiệp đang có định hướng mở rộng quy mô sản xuất, lượng khách hàng
dồi dào, nhu cầu của thị trường tăng mạnh, với số lượng phương tiện hiện tại không thể
vận chuyển hết, bắt buộc doanh nghiệp phải đầu tư mua mới phương tiện.
Ngược lại, khi nhu cầu vận chuyển giảm, nhiều đối thủ cạnh tranh, nền kinh tế đang
gặp khủng hoảng…doanh nghiệp chưa khai thác hết công suất của các phương tiện vận tải
hiện tại có mặt ở doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đầu tư mua thêm phương tiện mới thì
chưa chắc là quyết định mang lại hiệu quả.
Việc đổi mới cơ cấu phương tiện ở doanh nghiệp để có một cơ cấu hợp lý hơn thì
doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ trên nhiều phương diện sao cho cơ cấu phải phù hợp với
định hướng phát triển của doanh nghiệp, phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp với
năng lực, thế mạnh của doanh nghiệp, thì khi đó việc thay đổi mới mang lại hiệu quả kinh
tế chứ doanh nghiệp không nên quan tâm phải đầu tư nhiều phương tiện thì mới có khả
năng cạnh tranh.
+ Hệ số vận doanh bình quân
Hệ số vận doanh bình quân của đội tàu phụ thuộc vào hệ số vận doanh của các tàu.
Hệ số vận doanh phụ thuộc vào thời gian khai thác của các tàu trong thời gian có của nó
trong kỳ: Tkt=Tcó-Tsc-Tngưngtt- Tngưng khác.
Muốn tăng hệ số vận doanh thì doanh nghiệp cần giảm hoặc triệt tiêu các thành phần
thời gian tàu không khai thác. Nguyên nhân làm cho hệ số vận doanh thay đổi cũng là do
các thành phần thời gian không khai thác thay đổi. Cụ thể:
Thời gian sửa chữa thay đổi có thể thay đổi do nguyên nhân khách quan đó là năng
suất của các cơ sở sửa chữa thay đổi (sử dụng công nghệ tiên tiến vào sửa chữa, trình độ,
bố trí số lượng công nhân nhiều hơn, trình độ tay nghề công nhân tốt…dẫn đến thời gian
sửa chữa rút ngắn lại), nhưng cũng có phần tác động chủ quan từ phía doanh nghiệp như:
có thể do thay đổi hạng mục sửa chữa, có những hạng mục sửa chữa ngoài kế hoạch, kéo
dài thời gian sửa chữa do thiếu phụ tùng, vật tư thay thế…Tuỳ từng trường hợp cụ thể làm

61
thay đổi thời gian sửa chữa để đánh giá xem tốt hay không tốt bởi vì thời gian sửa chữa
phải được xem xét cùng với chất lượng sửa chữa. Nếu chất lượng sửa chữa đảm bảo và tốt
thì thời gian sửa chữa không giảm vẫn tốt. Ngược lại nếu thời gian sửa chữa giảm mà không
đảm bảo chất lượng phương tiện thì cũng không tốt, cần tìm biện pháp khắc phục.
Thời gian ngưng khai thác vì lý do thời tiết là nguyên nhân khách quan. Nhưng nếu
chất lượng của phương tiện tốt lên, người điều khiển am hiểu được điều kiện thời tiết của
các khu vực hành hải thì cũng có tác dụng giảm bớt thời gian thời tiết ảnh hưởng và ngược
lại.
Thời gian ngưng khác có thể do thừa phương tiện, do khai thác không hiệu quả nên
tuy phương tiện tốt nhưng không đưa vào khai thác hoặc có thể do phương tiện hỏng trước
thời điểm thanh lý…Tất cả đều là những nguyên nhân tiêu cực, làm cho chỉ tiêu phân tích
giảm. Cần phải triệt tiêu loại thời gian này. Biện pháp chung là: để tăng thời gian khai thác
thì doanh nghiệp cần tăng cường công tác sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo
chất lượng phương tiện luôn tốt, phải có kế hoạch sửa chữa từ trước để đảm bảo cung ứng
vật tư, phụ tùng thay thế được chuẩn bị đầy đủ, cố gắng giảm thời gian sửa chữa nhưng
phải đảm bảo chất lượng, ngoài ra doanh nghiệp nên có kế hoạch sửa chữa phương tiện
vào mùa thấp điểm để tránh tình trạng thiếu phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanh.
Còn thời gian thời tiết muốn giảm thì phải có đội ngũ phương tiện tốt, có khả năng khai
thác trong điều kiện thời tiết xấu. Phương tiện càng già thì thời gian ngưng do thời tiết càng
lớn. Tuyển dụng đội ngũ thuỷ thủ thuyền viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt.
+ Hệ số vận hành
Mỗi con tàu khi đưa vào khai thác thì chỉ có hai trạng thái: chạy và đỗ. Hệ số vận
hành nói lên tỷ lệ giữa thời gian chạy với thời gian khai thác (chạy và đỗ). Nên nguyên
nhân hệ số vận hành thay đổi là do thời gian đỗ thay đổi. Thời gian tàu đỗ bao gồm thời
gian tàu đỗ để xếp dỡ và đỗ không xếp dỡ. Việc thời gian tàu để thay đổi là một số nguyên
nhân:
Thời gian tàu đỗ để xếp dỡ thay đổi do khối lượng hàng hoá vận thay đổi, do loại
hàng hoá vận chuyển (vì mỗi loại hàng có một mức xếp dỡ khác nhau), do năng suất của
cảng xếp dỡ, năng suất giải phóng tàu…Để đánh giá sự thay đổi thời gian đỗ xếp dỡ tốt
hay không tốt thì phải dự vào sản lượng vận chuyển mới đưa ra được kết luận. Thời gian
đỗ xếp dỡ nhiều chưa hoàn toàn xấu vì nếu sản lượng vận chuyển tăng thì đòi hỏi kéo dài
thời gian xếp dỡ là điều tất nhiên. Tuy nhiên nếu giảm được càng tốt vì nó sẽ làm cho vòng
quay của tàu tăng, tăng số chuyến, tăng sản lượng.
Thời gian đỗ không xếp dỡ bao gồm thời gian chờ hàng, chờ cầu bến, thời gian làm
thủ tục nhập xuất tàu, thời gian làm công tác tiếp nhiên liệu, nước ngọt…Thời gian đỗ
không xếp dỡ thay đổi một phần do yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp ví dụ trước khi
tàu đến cảng doanh nghiệp đã thuê đại lý tàu giỏi về nghiệp vụ và thông thạo các quy trình
tại cảng, nhờ mối quan hệ tốt mà đại lý nhanh chóng hoàn thành thủ tục cần thiết cho tàu.
Ngoài ra thời gian đỗ không xếp dỡ cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài như do cảng
cải tiến và rút ngắn các quy trình thủ tục, đầu tư các phần mềm hiện đại có tính năng đồng
bộ thông tin, liên kết thông tin với các cảng khác giúp xử lý thủ tục hành chính nhanh
chóng, giảm thời gian xác minh cũng như kiểm tra. Loại thời gian này càng giảm càng tốt.
62
Biện pháp chung là đẩy mạnh quan hệ với các cảng tàu đến xếp và dỡ hàng để giảm
thời gian chờ cầu bến, tăng năng suất xếp dỡ, giảm thời gian giải phòng tàu. Sĩ quan, thuyền
viên phải nắm được quy định về thủ tục xuất nhập tàu đối với cảng xếp, dỡ để chuẩn bị,
cung cấp đủ và đúng các giấy tờ cần thiết trước đến từ đó giảm thời gian đỗ chờ làm thủ
tục. Đồng thời kết hợp công tác phụ và làm thủ tục với thời gian xếp dỡ, thời gian điều
động tàu.

Bảng 2.11. Tình hình thực hiện sản lượng theo các chỉ tiêu khai thác, sử dụng phương tiện
vận chuyển [3]

MĐAH
T Đơn Năm Năm So sánh
Chi tiết Ký hiệu Chênh lệch Tuyệt
T vị gốc N/C (%) Tương đối
đối
(%)
(TKm)
̅̅̅
∅1
1 Tàu có BQ ̅
∅ tàu ̅̅̅
∅0 ̅̅̅
∅1 ̅̅̅
∅1 − ̅̅̅
∅0 100 ∆ ∑ Ql∅̅ δ ∑ Ql∅̅
̅̅̅0

HS vận doanh ε̅̅̅̅̅


vd1
2 𝜀𝑣𝑑
̅̅̅̅ - ̅̅̅̅̅
εvdo εvd1
̅̅̅̅̅ εvd1 − ̅̅̅̅̅
̅̅̅̅̅ εvdo 100 ∆ ∑ Ql̅̅̅̅̅
𝜀𝑣𝑑 δ ∑ Ql̅̅̅̅̅
𝜀𝑣𝑑
BQ εvdo
̅̅̅̅̅

Hê số vận ε̅̅̅̅̅
vh1
3 𝜀𝑣ℎ
̅̅̅̅ - εvho
̅̅̅̅̅ εvh1
̅̅̅̅̅ εvh1 − ̅̅̅̅̅
̅̅̅̅̅ εvho 100 ∆ ∑ Ql̅̅̅̅̅
𝜀𝑣ℎ δ ∑ Ql̅̅̅̅̅
𝜀𝑣ℎ
hành BQ ε̅̅̅̅̅
vho

Vận tốc khai Km/ ̅̅̅̅̅


V kt1
4 ̅̅̅̅
𝑉𝑘𝑡 ̅̅̅̅̅
Vkt0 ̅̅̅̅̅
V kt1
̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅
Vkt1 − V kt0 100 ∆ ∑ Ql̅̅̅̅̅
𝑉𝑘𝑡 δ ∑ Ql̅̅̅̅̅
𝑉𝑘𝑡
thác BQ ngày ̅̅̅̅̅
V kt0

HS lợi dụng ̅̅̅


δ1
5 QĐ có hàng 𝛿̅ - ̅̅̅
δ0 ̅̅̅
δ1 ̅̅̅
δ1 − ̅̅̅
δ0 100 ∆ ∑ Qlδ̅ δ ∑ Qlδ̅
̅̅̅
δ0
BQ
Trọng tải ̅̅̅̅
Dt1
̅̅̅ TTT/ ̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅̅̅̅
6 đăng kiểm 𝐷𝑡 Dt0 Dt1 Dt1 − D t0 100 ∆ ∑ Ql̅𝐷̅̅𝑡̅ δ ∑ Ql̅𝐷̅̅𝑡̅
tàu ̅̅̅̅
D t0
BQ
HS lợi dụng ̅̅̅
β1
7 𝛽̅ - ̅̅̅
β0 ̅̅̅
β1 ̅̅̅
β1 − ̅̅̅
β0 100 ∆ ∑ Qlβ̅ δ ∑ Qlβ̅
trọng tải BQ ̅̅̅0
β

Sản lượng ∑ 𝑄𝑙1 ∑ 𝑄𝑙1


∑ 𝑄𝑙 TKm ∑ 𝑄𝑙0 ∑ 𝑄𝑙1 100 x x
luân chuyển − ∑ 𝑄𝑙0 ∑ 𝑄𝑙0

+ Tốc độ khai thác


Tốc độ này là tốc độ tàu thực hiện trên một quảng đường ở một thời kỳ, được tính
bằng quãng đường đi được giữa cảng này đến cảng kia chia cho thời gian tàu đi hết quảng
đường đó. Đây là tốc độ vận hành bình quân trong các điều kiện hành hải của chuyến đi.
Tốc độ khai thác thay đổi là do các nguyên nhân:
Điều kiện trên tuyến (sóng, gió, hải lưu…)
Luồng vào cảng, qua âu, qua kênh…

63
Tình trạng kỹ thuật của phương tiện
Trình độ sử dụng phương tiện của cán bộ thuyền viên trên tàu.
Biện pháp để tăng tốc độ khai thác là nâng cao chất lượng phương tiện và nâng cao
trình độ của sĩ quan, thuyền viên trên tàu. Khi con tàu có trạng thái kỹ thuật tốt, sĩ quan
thuyền viên trên tàu giỏi thì có thể điều khiển con tàu với tốc độ khai thác tăng lên. Tuy
nhiên mức độ tăng giảm của chỉ tiêu tốc độ thường không lớn lắm nên ảnh hưởng tới sản
lượng không nhiều.
+ Hệ số lợi dụng quảng đường có hàng
Hệ số này phụ thuộc tình hình khai thác hàng hoá vận chuyển của doanh nghiệp, nếu
khai thác tốt thì tàu luôn có hàng, quãng đường chạy rỗng bằng 0, lúc đó 𝛿 = 1. Trường
hợp xấu nhất thì chỉ có hàng một chiều thì 𝛿 = 0,5. Vậy 0,5 ≤ 𝛿 ≤ 1 là khoảng biến động
của 𝛿. Ngoài ra hệ số 𝛿 còn phụ thuộc vào hình thức khai thác tàu (tàu chợ, tàu chuyến) và
loại hàng tàu vận chuyển (hàng container, hàng xá, hàng rời, hàng lỏng…). Để hệ số đạt
tới bằng 1 thì biện pháp duy nhất là doanh nghiệp tích cực khai thác hàng bằng nhiều cách
khác nhau như tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó đưa ra giá cước cạnh tranh,
đưa ra các chính sách tốt cho bộ phận kinh doanh cho các đại lý môi giới…
+ Trọng tải đăng kiểm bình quân
Hệ số này thay đổi là do sự thay đổi kết cấu đội tàu vì có sự tăng giảm tàu giữa kỳ
gốc và kỳ nghiên cứu. Nếu xét mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu phân tích theo
phương pháp liên hoàn hoặc phương pháp chênh lệch thì trọng tải bình quân tăng (giảm)
sẽ làm cho sản lượng của đội tàu tăng (giảm) theo. Vì đó là do cách tính. Còn thực tế, sự
thay đổi trọng tải bình quân không hoàn toàn làm cho sản lượng và đặc biệt là hiệu quả sản
xuất kinh doanh tính bằng chỉ tiêu lợi nhuận thay đổi cùng chiều. Tương tự như chỉ tiêu số
tàu có bình quân, doanh nghiệp cần có một đội tàu có cơ cấu hợp lý về trọng tải, phù hợp
với xu hướng phát triển của ngành vận tải biển, phù hợp với nguồn hàng, tuyến đường mà
doanh nghiệp khai thác, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Không nên chỉ đề xuất
việc tăng trọng tải bình quân cho đội tàu một cách đơn thuần.
+ Hệ số lợi dụng trọng tải
Hệ số này biểu hiện mức độ lợi dụng khả năng của con tàu khi chở hàng. Hệ số này
trước hết phụ thuộc tình hình chân hàng. Nếu khai thác được nhiều hàng về số lượng thì có
thể nâng cao hệ số này. Mặt khác nó còn phụ thuộc đặc tính hàng hoá mà con tàu chuyển
chở đó là nhân tố khách quan. Về mặt chủ quan cũng có ảnh hưởng đến hệ số chất xếp của
hàng hoá, nó phụ thuộc vào trình độ của sĩ quan trên tàu khi đưa ra những phương án xếp
hàng hợp lý, phụ thuộc vào trình độ công nhân xếp dỡ ở cảng.
2.4 Phân tích chi tiết tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp xếp dỡ
Các doanh nghiệp xếp dỡ với chức năng chính là xếp dỡ hàng hoá từ phương tiện vận
tải biển sang phương tiện vận tải khác và ngược lại.
Việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp xếp dỡ tương
tự như phân tích ở doanh nghiệp vận chuyển về nội dung và trình tự. Nhưng có một số
điểm khác là:
64
2.4.1 Chỉ tiêu dùng để phân tích sản lượng xếp dỡ
Các chỉ tiêu dùng để phân tích sản lượng xếp dỡ gồm:
- Tổng khối lượng hàng hoá thông qua cảng (∑ 𝑄𝑇𝑄 ): là khối lượng hàng hoá thực tế
cảng chuyển qua mặt cắt ngang của cầu tàu và phương án sang mạn trong kỳ. Đơn vị tính
thông dụng của khối lượng hàng hoá thông qua cảng là tấn thông qua (TTQ)
- Tổng khối lượng hàng hoá xếp dỡ (∑ 𝑄𝑋𝐷 ): là khối lượng hàng hoá thực tế cảng xếp
dỡ được qua các phương án xếp dỡ trong kỳ. Đơn vị phổ biến của khối lượng hàng hoá xếp
dỡ của cảng là tấn xếp dỡ (TXD)
∑ 𝑄𝑋𝐷
- Hệ số xếp dỡ: 𝑘𝑋𝐷 = ∑ 𝑄𝑇𝑄
(2.21)

2.4.2 Các mặt được chi tiết chỉ tiêu tổng sản lượng xếp dỡ của doanh nghiệp
2.4.2.1 Phân tích chi tiết sản lượng xếp dỡ theo các mặt hàng
n

∑ Q TQmh = ∑ Q TQmhi (𝟐. 𝟐𝟐)


i=1

Trong đó i=1,..n: chỉ sản lượng thông qua của mặt hàng i
Dùng phương pháp cân đối để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại hàng tác động
là cho tổng sản lượng hàng hoá thông qua tăng, giảm. Đánh giá xem sản lượng loại hàng
hoá nào thông qua cảng chiếm tỷ trọng lớn ở năm nghiên cứu, và biến động tăng, giảm bao
nhiêu so với năm gốc. Sự thay đổi đối tác động như thế nào đến tổng sản lượng hàng hoá
thông qua của cảng. Từ đó, tìm hiểu nguyên nhân làm cho sản lượng hàng hoá i thông qua
cảng tăng, giảm. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng sản lượng thông qua
cảng đối với những mặt hàng chủ lực của cảng.
2.4.2.2 Phân tích chi tiết theo các loại hàng
n

∑ Q TQlh = ∑ Q TQlhj (𝟐. 𝟐𝟑)


j=1

Trong đó j=1,..n: chỉ sản lượng thông qua của loại hàng j
2.4.2.3 Phân tích chi tiết theo chiều hàng

∑ Q TQ = ∑ Q TQX.Nội + ∑ Q TQX.Ngoại + ∑ Q TQN.Nội + ∑ Q TQN.Ngoại (𝟐. 𝟐𝟒)

2.4.2.4 Phân tích chi tiết theo thời gian


4 12

∑ Q TQnăm = ∑ Q TQqi = ∑ Q TQthi (𝟐. 𝟐𝟓)


i=1 i=1

2.4.2.5 Phân tích chi tiết theo địa điểm

∑ Q TQ = ∑ Q TQdđ (𝟐. 𝟐𝟔)

65
2.4.2.6 Phân tích chi tiết theo phương án xếp dỡ
n

∑ Q TQnăm = ∑ Q TQpaxdi (𝟐. 𝟐𝟕)


i=1

Các chỉ tiêu trên có mối quan hệ tổng đại số với các nhân tố, nên ta có thể sử dụng
phương pháp cân đối để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với từng chỉ tiêu
phân tích.
2.4.2.7 Phân tích theo các chỉ tiêu sử dụng sức lao động
- Khi xét cho toàn bộ công nhân viên của doanh nghiệp ta xây dựng phương trình
kinh tế thể hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích là sản lượng với các nhân tố ảnh hưởng
như sau:
̅. ̅̅̅̅
∑ 𝑄𝑇𝑄 = 𝑁 𝑃𝑘ỳ (𝑇𝑇𝑄) (𝟐. 𝟐𝟖)

Trong đó: ∑ Q TQ : tổng sản lượng hàng hoá thông qua cảng (TTQ)
N̅ : Số lao động có bình quân trong kỳ (người)
̅̅̅̅
Pkỳ : năng suất lao động bình quân một công nhân viên của
doanh nghiệp trong kỳ (TTQ/người)
Kỳ ở đây có thể là tháng, quý, năm
- Khi xét đến tình hình sử dụng lao động của công nhân trực tiếp, ta thiết lập phương
trình kinh tế thể hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích là sản lượng với các nhân tố ảnh
hưởng như sau:
̅̅̅̅̅
∑ Q XD = N ̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅ ̅
XD . Tng . Tca . Tg . Pg (TXD) (𝟐. 𝟐𝟗)

Trong đó: ∑ Q XD : tổng sản lượng xếp dỡ của DN trong kỳ (TXD)


̅̅̅̅̅
N XD : số công nhân trực tiếp xếp dỡ bình quân trong kỳ (người)
̅̅̅̅
T ng : số ngày làm việc thực tế bình quân một người (ngày/người)

̅̅̅̅
T ca : số ca làm việc bình quân trong ngày (ca/ngày)

T̅g : số giờ làm việc bình quân một ca (giờ/ca)


P̅g : năng suất bình quân một giờ (TXD/giờ)
Chỉ tiêu sản lượng xếp dỡ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố trên, để phân tích mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích ta có thể sử dụng phương pháp chênh
lệch hoặc phương pháp thay thế liên hoàn.
Phương pháp phân tích như sau:
Đối tượng phân tích:
Chênh lệch tuyệt đối: ∆ ∑ Q XD = ∑ Q XD1 − ∑ Q XD0 (TXD)

66
∆ ∑ QXD
Chênh lệch tương đối: δ ∑ Q XD = ∑ QXD0
100 (%)

Trong đó chỉ số 1,0 dùng để chỉ năm nghiên cứu và năm gốc.
Tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
̅̅̅̅̅
+ Nhân tố N XD
̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅̅̅̅
NXD = (NXD1 − NXD0 ). Tng0 . Tca0 . Tg0 . Pg0 (TXD)
MĐAH tuyệt đối: ∆ ∑ 𝑄𝑋𝐷 ̅̅̅̅̅̅
∑ 𝑄𝑋𝐷 ̅̅̅̅̅̅̅
N
MĐAH tương đối: 𝛿 ∑ 𝑄𝑋𝐷 ̅̅̅̅̅̅
NXD = ∑ QXD0
XD
100 (%)
̅̅̅̅
+ Nhân tố T ng

MĐAH tuyệt đối: ∆ ∑ 𝑄𝑋𝐷T̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅


= (T ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅̅̅̅
ng1 − Tng0 ). NXD1 . Tca0 . Tg0 . Pg0 (TXD)
ng

∆ ∑ 𝑄𝑋𝐷T
̅̅̅̅̅̅
ng
MĐAH tương đối: 𝛿 ∑ 𝑄𝑋𝐷 ̅̅̅̅̅̅
Tng = ∑ QXD0
100 (%)
̅̅̅̅
+Nhân tố T ca

MĐAH tuyệt đối: ∆ ∑ 𝑄𝑋𝐷T̅̅̅̅̅


ca
= (̅̅̅̅̅
Tca1 − ̅̅̅̅̅
Tca0 ). ̅̅̅̅̅̅
NXD1 . ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅
Tng1 . T ̅̅̅̅
g0 . Pg0 (TXD)
∆ ∑ 𝑄𝑋𝐷T
̅̅̅̅̅̅
MĐAH tương đối: 𝛿 ∑ 𝑄𝑋𝐷 T̅̅̅̅̅
ca
= ∑ QXD0
ca
100 (%)

+Nhân tố T̅g
̅̅̅̅
MĐAH tuyệt đối: ∆ ∑ 𝑄𝑋𝐷T̅̅̅̅g = (T ̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅
g1 − Tg0 ). NXD1 . Tng1 . Tca1 . Pg0 (TXD)

∆ ∑ 𝑄𝑋𝐷T
̅̅̅̅
g
MĐAH tương đối: 𝛿 ∑ 𝑄𝑋𝐷 ̅̅̅̅
Tg = ∑ QXD0
100 (%)

+Nhân tố P̅g
̅̅̅̅
MĐAH tuyệt đối: ∆ ∑ 𝑄𝑋𝐷P̅̅̅̅g = (P ̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅
g1 − Pg0 ). NXD1 . Tng1 . Tca1 . Tg1 (TXD)

∆ ∑ 𝑄𝑋𝐷P
̅̅̅̅
g
MĐAH tương đối: 𝛿 ∑ 𝑄𝑋𝐷 ̅̅̅̅
Pg = ∑ QXD0
100 (%)

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng:


MĐAH tuyệt đối:
∆ ∑ Q XD = ∆ ∑ Q XD ̅̅̅̅̅̅
NXD + ∆ ∑ Q XDT
̅̅̅̅̅̅
ng
+ ∆ ∑ Q XDT̅̅̅̅̅
ca
+ ∆ ∑ Q XDT̅̅̅̅g + ∆ ∑ Q XDP̅̅̅̅g (TXD)
MĐAH tương đối:

δ ∑ Q XD = δ ∑ Q XD ̅̅̅̅̅̅
NXD + δ ∑ Q XD ̅̅̅̅̅̅
Tng

+ δ ∑ Q XD T̅̅̅̅̅
ca
+ δ ∑ Q XD ̅̅̅̅
Tg + δ ∑ Q XD ̅̅̅̅
Pg (%)

Lập bảng tổng hợp theo biểu mẫu: (bảng 2.12)


Sau khi có kết quả tính toán sẽ đưa ra nhận xét về tình hình thực hiện sản lượng

67
năm nghiên cứu so với năm gốc biến động tăng, giảm bao nhiêu. Các nhân tố liên quan
biến động tăng, giảm như thế nào? Các nhân tố thay đổi ảnh hưởng làm cho chỉ tiêu phân
tích biến động như thế nào? Trong các nhân tố thì nhân tố nào có tác động mạnh nhất.
Việc nghiên cứu nguyên nhân biến động của các nhân tố trên sẽ được trình bày trong
chương phân tích tình hình lao động-tiền lương.

Bảng 2.12.Tình hình thực hiện sản lượng theo yếu tố sử dụng lao động [3]

Năm So MĐAH
T Chi Ký Đơn Năm Chênh
nghiên sánh
T tiết hiệu vị gốc lệch Tuyệt đối Tương đối
cứu (%)

Số
công ̅̅̅̅̅̅
NXD1 ̅̅̅̅̅̅
NXD1
1. ̅̅̅̅̅
NXD Người ̅̅̅̅̅̅
NXD0 ̅̅̅̅̅̅
NXD1 ∆ ∑ 𝑄𝑋𝐷 ̅̅̅̅̅̅ 𝛿 ∑ 𝑄𝑋𝐷 ̅̅̅̅̅̅
nhân − ̅̅̅̅̅̅
NXD0 ̅̅̅̅̅̅
NXD0
NXD NXD

BQ
Số
ngày ̅̅̅̅̅̅
Tng1 ̅̅̅̅̅̅
Tng1
̅̅̅̅ Ngày/ ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅
2. làm Tng
người
Tng0 Tng1
−T ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅
Tng0
∆ ∑ 𝑄𝑋𝐷T̅̅̅̅̅̅
ng 𝛿 ∑ 𝑄𝑋𝐷 ̅̅̅̅̅̅
Tng
việc ng0

tt BQ
Số ca
làm
việc Ca/ ̅̅̅̅̅
T𝑐𝑎1 ̅̅̅̅̅
T𝑐𝑎1
3. ̅̅̅̅
T𝑐𝑎
ngày
̅̅̅̅̅
T𝑐𝑎0 ̅̅̅̅̅
T𝑐𝑎1
− ̅̅̅̅̅
T𝑐𝑎0 ̅̅̅̅̅
∆ ∑ 𝑄𝑋𝐷T̅̅̅̅̅
𝑐𝑎 𝛿 ∑ 𝑄𝑋𝐷 ̅̅̅̅̅
T𝑐𝑎
BQ T𝑐𝑎0
trong
ngày
Số
giờ
làm ̅̅̅̅
T
Giờ/ g1
4. việc T̅g ̅̅̅̅
Tg0 ̅̅̅̅
Tg1 ̅̅̅̅
Tg1 − ̅̅̅̅
Tg0 ∆ ∑ 𝑄𝑋𝐷T̅̅̅̅g 𝛿 ∑ 𝑄𝑋𝐷 ̅̅̅̅
Tg
ca ̅̅̅̅
T g0
BQ
trong
ca
Năng
suất TXD/ ̅̅̅̅
𝑃g1
5. 𝑃̅g ̅̅̅̅
𝑃g0 ̅̅̅̅
𝑃g1 ̅̅̅̅
𝑃g1 − ̅̅̅̅
𝑃g0 ∆ ∑ 𝑄𝑋𝐷𝑃̅̅̅g̅ 𝛿 ∑ 𝑄𝑋𝐷 ̅̅̅
𝑃g
giờ Giờ ̅̅̅̅
𝑃g0
BQ
Sản
lượng ∑ Q XD1 ∑ Q XD1
∑ Q XD TXD ∑ Q XD0 ∑ Q XD1 X X
2.4.2.8
xếp Phân tích theo các loại thiết bị xếp
− ∑dỡ
Q ∑ Q XD0
XD1
dỡ

Tương tự như phân tích sản lượng vận chuyển theo các tàu thì đối với doanh nghiệp
xếp dỡ thì tổng sản lượng xếp dỡ được chi tiết theo các nhóm thiết bị như nhóm cẩu giàn,
cẩu chân đế, nhóm xe nâng, ô tô…và nhóm lao động hoàn toàn thủ công. Sau đó ta phân
tích cho từng loại thiết bị. Ở mỗi nhóm thiết bị xếp dỡ, việc sử dụng về số lượng, kết cấu,
thời gian, năng suất là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động sản lượng
xếp dỡ. Mối liên hệ giữa các nhân tố đó với sản lượng xếp dỡ được thể hiện qua công
thức tổng quát là:

68
̅̅̅̅̅
∑ Q XD = N ̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅ ̅
XD . Tng . Tca . Tg . Pg (TXD) (𝟐. 𝟑𝟎)

Trong đó: ∑ Q XD : tổng sản lượng xếp dỡ của DN trong kỳ (TXD)


̅̅̅̅̅
N XD : số thiết bị xếp dỡ có bình quân trong kỳ (chiếc)
̅̅̅̅
T ng : số ngày làm việc thực tế bình quân một thiết bị (ngày/chiếc)

̅̅̅̅
T ca : số ca làm việc bình quân trong ngày (ca/ngày)

T̅g : số giờ làm việc bình quân một ca (giờ/ca)


P̅g : năng suất bình quân một giờ (TXD/giờ)
Để tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích, ta thực hiện
các bước tương tự như đối với chỉ tiêu theo yếu tố lao động như đã trình bày ở phần trên.
Sau khi có kết quả tính toán sẽ đưa ra nhận xét về tình hình thực hiện sản lượng năm
nghiên cứu so với năm gốc biến động tăng, giảm bao nhiêu. Các nhân tố liên quan biến
động tăng, giảm như thế nào? Các nhân tố thay đổi ảnh hưởng làm cho chỉ tiêu phân tích
biến động như thế nào? Trong các nhân tố thì nhân tố nào có tác động mạnh nhất. Việc
nghiên cứu nguyên nhân biến động của các nhân tố trên sẽ được trình bày trong chương
phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định.
Đối với sản lượng xếp dỡ được thực hiện bởi cẩu tàu thì không nên phân tích vì nó
không phải thiết bị của cảng, nguyên nhân của việc sử dụng thiết bị chủ yếu là khách
quan.
Cuối cùng, trong nội dung phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của doanh
nghiệp xếp dỡ là phải chỉ ra được nguyên nhân gây ra sự biến động sản lượng và phân
biệt rõ những nguyên nhân chủ quan, chủ yếu từ đó có biện pháp khai thác triệt để khả
năng thông qua của cảng và các biện pháp nâng cao khả năng thông qua của cảng.
Ví dụ: Doanh nghiệp A có tài liệu liên quan đến sử dụng và quản lý thiết bị như sau:

TT Chi tiết Ký hiệu Đơn vị Năm 2020 Năm 2021

1. Số thiết bị bq ̅
𝑁 Chiếc 12 12

2. Số ngày làm việc bình quân ̅̅̅̅̅̅


𝑇𝑛𝑔 Ngày 180 170

3. Số ca làm việc bq trong ngày ̅̅̅̅̅


𝑇𝑐𝑎 Ca/ngày 2,0 1,5

Số giờ làm việc trong ngày ̅̅̅̅


4. 𝑇𝑔 Giờ/ca 6,5 7,0
bình quân

5. Năng suất giờ bình quân ̅̅̅̅


𝑃𝑔 TTQ/giờ 410 400

Yêu cầu: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sản lượng hàng hoá
thông qua của cảng A năm 2021
69
Thiết lập phương trình kinh tế:
∑ 𝑄𝑇𝑄 =𝑁̅ ∗ ̅̅̅̅̅̅
𝑇𝑛𝑔 ∗ ̅̅̅̅̅̅
𝑇𝑐𝑎 ∗ ̅̅̅̅
𝑇𝑔 ∗ ̅̅̅̅̅
𝑃𝑔 ( teus)
- Đối tượng phân tích:
Chênh lệch tuyệt đối: ∆ ∑ 𝑄𝑇𝑄 = ∑ 𝑄𝑇𝑄1 − ∑ 𝑄𝑇𝑄0
= (12*170*1,5*7*400)-(12*180*2*6,5*410)= -2.944.800 (TTQ)
∆ ∑ 𝑄𝑇𝑄 −2.944.800
Chênh lệch tương đối: 𝛿 ∑ 𝑄𝑇𝑄 = ∑ 𝑄𝑇𝑄0
100 = 100 = −25,58(%)
12∗180∗2∗6,5∗410

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố


+ Nhân tố 𝑁̅
MĐAH tuyệt đối: ∆ ∑ 𝑄 𝑇𝑄N̅ = (12 − 12).∗ 180 ∗ 2 ∗ 6,5 ∗ 410 = 0(TTQ)
MĐAH tương đối: 𝛿 ∑ 𝑄 𝑇𝑄 N̅ = 0 (%)
+ Nhân tố ̅̅̅̅̅̅
𝑇𝑛𝑔
Tng = (170 − 180) ∗ 12 ∗ 2 ∗ 6,5 ∗ 410 = −639.600(TXD)
MĐAH tuyệt đối: ∆ ∑ 𝑄 𝑇𝑄 ̅̅̅̅̅̅
−639.600
MĐAH tương đối: 𝛿 ∑ 𝑄 𝑇𝑄 ̅̅̅̅̅̅
Tng = 100 = −5,55(%)
12∗180∗2∗6,5∗410

+ Nhân tố ̅̅̅̅̅
𝑇𝑐𝑎
Tca = (1,5 − 2) ∗ 12 ∗ 170 ∗ 6,5 ∗ 410 = −2.718.300(TXD)
MĐAH tuyệt đối: ∆ ∑ 𝑄 𝑇𝑄 ̅̅̅̅̅
−2.718.300
MĐAH tương đối: 𝛿 ∑ 𝑄 𝑇𝑄 ̅̅̅̅̅̅
Tng = 100 = −23,61(%)
12∗180∗2∗6,5∗410

+ Nhân tố ̅̅̅̅
𝑇𝑔
Tg = (7 − 6,5) ∗ 12 ∗ 170 ∗ 1,5 ∗ 410 = 627.300(TXD)
MĐAH tuyệt đối: ∆ ∑ 𝑄 𝑇𝑄 ̅̅̅̅
627.300
MĐAH tương đối: 𝛿 ∑ 𝑄 𝑇𝑄 ̅̅̅̅̅̅
Tng = 100 = 5,44(%)
12∗180∗2∗6,5∗410

+ Nhân tố ̅̅̅̅
𝑃𝑔
Pg = (400 − 410) ∗ 12 ∗ 170 ∗ 1,5 ∗ 7 = −214.200(TXD)
MĐAH tuyệt đối: ∆ ∑ 𝑄 𝑇𝑄 ̅̅̅̅
−214.200
MĐAH tương đối: 𝛿 ∑ 𝑄 𝑇𝑄 ̅̅̅̅̅̅
Tng = 100 = −1,86(%)
12∗180∗2∗6,5∗410

- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng:


MĐAH tuyệt đối:
∆ ∑ 𝑄𝑇𝑄 =-639.600+(-2.718.300)+627.300+(-214.200)=-2.944.800 (TTQ)
MĐAH tương đối:

𝛿 ∑ Q TQ = (−5,55) + (−23,61) + 5,44 + (−1,86) = −25,58%

Lập bảng tổng hợp: (bảng 2.13)


70
Bảng 2.13. Tình hình thực hiện sản lượng theo yếu tố sử dụng thiết bị [3]

So MĐAH
Chi Ký Năm Chênh
TT Đơn vị Năm 2020 sánh
tiết hiệu 2021 lệch
(%) Tuyệt đối Tương
(TTQ) đối (%)

Số
1. thiết ̅
𝑁 Chiếc 12 12 0 100 0 0
bị bq

Số
ngày
làm ̅̅̅̅̅̅
2. 𝑇𝑛𝑔 Ngày 180 170 -10 94,44 -639.600 -5,55
việc
bình
quân

Số ca
làm
việc ̅̅̅̅̅
3. 𝑇𝑐𝑎 Ca/ngày 2,0 1,5 -0,5 75 -2.718.300 -23,61
bq
trong
ngày
Số giờ
làm
việc ̅̅̅̅
4. 𝑇𝑔 Giờ/ca 6,5 7,0 0,5 107,69 627.300 5,44
bq
trong
ngày
Năng
suất
5. giờ ̅̅̅̅
𝑃𝑔 TTQ/giờ 410 400 -10 97,56 -214.200 -1,86
bình
quân

Sản
lượng QTQ TTQ 11.512.800 8.568.000 -2.944.800 74,42 X X
TQ

Từ kết quả tính toán ta đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình sản lượng
hàng hoá thông qua năm 2021 cụ thể như sau:
- Sản lượng hàng hoá thông qua năm 2021 là 8.568.000 (TTQ) giảm 2.944.800
(TTQ) tương ứng là 25,58% so với năm 2020.
- Số thiết bị bình quân tham gia hoạt động xếp dỡ năm 2021 không thay đổi so với
năm 2021 cho nên nó không tác động làm thay đổi tổng sản lượng hàng hoá thông qua
của doanh nghiệp trong năm 2021.
- Số ngày làm việc thực tế trong năm của mỗi thiết bị giảm 10 ngày/năm, sự thay
71
đổi này tác động làm cho sản lượng hàng hoá thông qua cảng năm 2021giảm 2.718.300
(TTQ) tương ứng 23,61% so với năm 2020. Nhân tố này thay đổi có ảnh hưởng lớn nhất
đến sự thay đổi của sản lượng thông qua. Số ngày làm việc thực tế biến động do những
nguyên nhân khách quan và chủ quan: do chất lượng dịch vụ và giá cước của doanh
nghiệp chưa cạnh tranh với các doanh nghiệp khác dẫn đến lượng hàng qua cảng giảm,
từ đó làm tăng thời gian thiết bị ngưng do thiếu hàng, ngoài ra do một số thiết bị của
doanh nghiệp đã cũ nên trong điều kiện thời tiết xấu thiết bị phải ngưng không tham gia
công tác xếp dỡ.
̅̅̅̅
- Phân tích tương tự với nhân tố 𝑇 ̅̅̅
𝑐𝑎 , và nhân tố 𝑇𝑔. .

- Năng suất giờ bình quân năm 2021 giảm 10 (TTQ/giờ) tương ứng 2,44% so với
năm 2020, nhân tố này thay đổi tác động làm cho sản lượng thông qua cảng giảm 214.200
(TTQ), tương ứng 1,86%. Năng suất lao động giảm do các nguyên nhân: thiết bị xếp dỡ
đã cũ nên năng suất đã giảm, do bố trí nhân công và thiết bị phục vụ xếp dỡ chưa hợp lý,
do điều kiện thời tiết xấu nên làm giảm năng suất…
- Từ những nguyên nhân làm giảm sản lượng hàng hoá thông qua, đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng sảng lượng thông qua cảng trong những năm tiếp theo như sau:
+ Xem xét những thiết bị cũ, năng suất kém có thể bán để đầu từ những thiết bị
hiện đại hơn.
+ Xem xét tiết kiệm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, đồng thời đẩy
mạnh hoạt động marketing để sản phẩm của doanh nghiệp có thể cạnh tranh, tăng lượng
khách hàng.
+ Thường xuyên rà soát lại quy trình xếp dỡ để đưa ra quy trình phù hợp, bố trí
lao động và thiết bị xếp dỡ phù hợp với các phương án xếp dỡ.

72
Câu hỏi ôn tập chương 2
I. Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình thực hiện sản lượng
doanh nghiệp vận tải-logistics.
2. Trình bày nội dung phân tích tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp
vận tải.
3. Trình bày nội dung phân tích tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp
xếp dỡ.
4. Trình bày nội dung phân tích tình hình thực hiện sản lượng của doanh nghiệp
logistics
II. Bài tập ôn tập
1. Có tài liệu về tình hình quản lý và sử dụng thiết bị xếp dỡ tại doanh nghiệp A như
sau:

TT Chi tiết Ký hiệu Đơn vị Kỳ gốc Kỳ nghiên


cứu

1. Năng suất bình quân giờ ̅̅̅̅


𝑃𝑔 Teu/giờ 54 57

2. Số thiết bị có bình quân ̅


𝑁 chiếc 17,0 18,4

3. Tổng số ca làm việc toàn DN ∑ 𝑇𝑐𝑎 Ca 4.590 6.624

4. Số ca làm việc BQ/ngày ̅̅̅̅̅


𝑇𝑐𝑎 Ca/ngày 1,2 1,8

5. Số giờ làm việc BQ/ca ̅̅̅̅


𝑇𝑔 giờ/ca 7,5 7,0

Yêu cầu:
a. Đánh giá khái quát sự tăng (giảm) sản lượng xếp dỡ của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so
với kỳ gốc.
b. Phân tích các nhân tố quản lý và sử dụng thiết bị xếp dỡ ảnh hưởng đến sản lượng của
doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.

73
2. Có tài liệu về tình hình quản lý và sử dụng người lao động tại doanh nghiệp A
như sau:

Kỳ nghiên
TT Chi tiết Đơn vị Ký hiệu Kỳ gốc
cứu

1. Năng suất giờ lao động BQ 103 đồng/giờ ̅̅̅̅


𝑃𝑔 1.884 2.337

2. Số lao động bình quân Người/Năm ̅


𝑁 395 411

3. Số giờ làm việc bình quân giờ/ca ̅̅̅̅


𝑇𝑔 7,5 7,2

4. Số ngày làm việc bình quân Ngày/năm ̅̅̅̅̅̅


𝑇𝑛𝑔 258 250

Tổng số ca làm việc của


5. Ca ∑ 𝑇𝑐𝑎 122.292 133.575
toàn DN

Yêu cầu:
a. Đánh giá khái quát sự tăng (giảm) kết quả kinh doanh (Doanh thu) của doanh nghiệp kỳ
nghiên cứu so với kỳ gốc.
b. Phân tích các nhân tố quản lý và sử dụng lao động ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
3. Công ty cổ phần X có tình hình khai thác tàu như sau, hãy phân tích mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến sản lượng luân chuyển kì nghiên cứu, biết rằng tại các cảng
đều tiến hành xếp và dỡ hàng.

TT Chi tiết Đơn vị Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu

1 Trọng tải đăng kiểm bình quân TTT/tàu 11.000 12.000

2 Thời gian sửa chữa bình quân Ngày/tàu 52 45

3 Vận tốc khai thác BQ Km/ngày 400 410

4 Thời gian đỗ tại cảng BQ Ngày tàu 120 125

5 Số tàu có bq trong năm Chiếc 3 3,5

Tổng thời gian khai thác đội tàu


6 Ngày-tàu 930 1.067,5
trong năm

7 Khối lượng hàng hoá luân chuyển 103 TKm 34.162,5 38.950

103
8 Tổng số tấn trọng tải luân chuyển 45.550 53.356,164
TTTkm

74
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG
3.1 Mục đích, ý nghĩa phân tích tình hình lao động, tiền lương
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ thực hiện khi có đầy đủ ba yếu
tố là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động của con người. Cụ thể là tài sản
cố định, nguyên vật liệu và sức lao động của công nhân. Kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh tốt hay không tốt phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố sản xuất trong suốt quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động là yếu tố quan trọng và quyết định
năng lực sản xuất trong hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay khi điều kiện khoa học, kỹ
thuật và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng
cao khi đó lực lao động trong các doanh nghiệp có xu hướng giảm xuống, nhưng trình độ
và chất lượng lao động lại yêu cầu ngày càng cao hơn. Cho nên doanh nghiệp cần phải
nghiên cứu tình hình lao động của doanh nghiệp một các thường xuyên, có kế hoạch nhằm
đưa ra các giải pháp kịp thời để tổ chức sử dụng lao động tốt nhất phù hợp với tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích lao động trong các doanh nghiệp đòi hỏi phải
phân tích trên nhiều mặt: số lượng và chất lượng (thông qua phân tích năng suất lao động).
3.1.1 Mục đích của việc phân tích tình hình lao động- tiền lương
- Trong ba yếu tố cơ bản của sản xuất, lao động là yếu tố quan trọng nhất tác động
đến sản xuất ở cả hai mặt là: số lượng và chất lượng mà cụ thể là số lượng lao động và
trình độ sử dụng lao động (năng suất lao động). Sự tác động này có thể biểu hiện bằng công
thức:
Kết quả sản lượng= Số lượng lao động BQ*Năng suất lao động BQ. (3.1)
Qua phân tích có thể đánh giá được tình hình biến động về số lượng lao động, tình hình bố
trí lao động, sử dụng lao động đã hợp lý chưa. Từ đó có các biện pháp quản lý, sử dụng lao
động một cách hợp lý, hiệu quả.
- Nghiên cứu kết cấu lao động của doanh nghiệp trên các mặt: chức năng, nghề
nghiệp, trình độ, độ tuổi… đồng thời nghiên cứu sự biến động số lượng lao động để xác
định mức độ hợp lý về quy mô và cơ cấu lao động của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu tình hình sử dụng sức lao động về mặt thời gian, năng suất. Nghiên cứu
tình hình tổ chức tiền lương và công tác kế hoạch lao động- tiền lương. Để xác định các
nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả sử dụng sức lao động trong doanh nghiệp.
- Kiểm tra tình hình thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
- Đánh giá việc áp dụng các hình thức tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp.
- Tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng sức lao động.
3.1.2 Ý nghĩa
Nếu phân tích tình hình sử dụng lao động đạt kết quả tốt sẽ cho người quản lý doanh
nghiệp thấy được thực trạng của doanh nghiệp về lực lao động của doanh nghiệp, thấy
được những mặt yếu cần bổ sung, sửa đổi về mặt cơ cấu, quy mô sức lao động, từ đó có kế
hoạch và biện pháp tăng, giảm, đào tạo cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp một cách
hợp lý, có hiệu quả. Đồng thời cũng cho thấy những tiềm năng chưa khai thác hết hoặc
75
chưa được khai thác từ đó doanh nghiệp có biện pháp cụ thể sử dụng sức lao động của
mình hiệu quả hơn.
3.2 Đánh giá chung tình hình lao động- tiền lương
Việc đánh giá chung tình hình lao động, tiền lương nhằm khái quát sự biến động về
mặt số lượng lao động và mức lương của doanh nghiệp giữa hai kỳ, qua các chỉ tiêu:
* Chỉ tiêu lao động
Tổng số lao động trong doanh nghiệp thường được chia thành hai loại: công nhân
viên sản xuất và nhân viên ngoài sản xuất.
- Công nhân viên sản xuất là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất
sản phẩm và cung cấp dịch vụ, sự biến động của lực lượng lao động này làm ảnh hưởng
rất lớn đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp và được chia thành 2 loại là công nhân trực
tiếp và công nhân gián tiếp.
+ Công nhân trực tiếp là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, chế
tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Chi phí của công nhân sản xuất được
hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm.
+ Nhân viên gián tiếp: là những người trong phân xưởng phục vụ cho quá trình sản
xuất. Chi phí của bộ phận này được hạch toán vào khoản mục chi phí sản xuất chung.
- Nhân viên ngoài sản xuất: là những người không trực tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất, họ là những người tham gia vào lĩnh vực ngoài sản xuất như nhân viên bán hàng,
quản lý doanh nghiệp.
Đối với chỉ tiêu lao động ngoài phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động thì
nhà quản lý cần phải phân tích năng suất lao động của công nhân trực tiếp và của công
nhân viên.
* Chỉ tiêu tiền lương: bao gồm phân tích tổng quỹ lương và tiền lương bình quân
của một công nhân viên.
Qua việc so sánh giữa hai kỳ ta thấy sự biến động về mặt số lượng, kết cấu giữa hai
bộ phận (trong sản xuất và ngoài sản xuất), ta thấy được xu thế biến động của số công nhân
trực tiếp và nhân viên gián tiếp, năng suất tăng, giảm như thế nào? Tốc độ tăng giảm năng
suất lao động so với tốc độ tăng, giảm tiền lương bình quân? Từ số liệu chung như vậy, ta
có nhận xét sơ bộ về tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp.
3.3 Phân tích tình hình lao động về mặt số lượng và kết cấu
Lực lượng lao động của doanh nghiệp là toàn bộ cán bộ công nhân viên mà doanh
nghiệp quản lý và trả lương. Không kể là biên chế chính thức hay hợp đồng, dù có mặt
hoặc không có mặt tại doanh nghiệp. Khi xem xét về số lượng lao động ta thấy rằng số
lượng lao động ở mỗi ngày trong kỳ không hoàn toàn giống nhau, mà việc phân tích tiến
hành trong một kỳ chứ không phải nghiên cứu ở mỗi thời điểm cho nên số lượng lao động
ta nghiên cứu phải lấy số bình quân. Cách tính số lao động bình quân như sau:
- Số lao động bình quân trong một tháng.

76
∑ 𝑁𝑛𝑔𝑗
̅̅̅̅̅
𝑁𝑡ℎ𝑖 = (𝟑. 𝟐)
∑ 𝑇𝑛𝑔
Trong đó:
̅̅̅̅̅
Nthi : số lao động bình quân trong tháng i
∑ Nngj : số lao động có trong ngày j tháng i
∑ Tng : tổng số ngày trong tháng i
- Số lao động bình quân của quý m
∑ ̅̅̅̅̅
Nthi
̅̅̅̅̅̅
N qm = (𝟑. 𝟑)
3
̅̅̅̅̅̅
Trong đó: N qm : số lao động bình quân trong quý m

- Số lao động bình quân trong năm


∑ Nqm
N= (𝟑. 𝟒)
4
Như vậy số lượng lao động ta nghiên cứu ở kỳ nghiên cứu hay kỳ gốc đều là số lao
động bình quân của kỳ đó.
3.3.1 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động
Thông thường lực lượng lao động càng ổn định càng có lợi cho việc phát huy kỹ năng,
kỹ xảo của người lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển. Song trên thực tế, số lượng lao
động thường bị biến động do nhiều nguyên nhân như tuyển mới, đi học về, chuyển từ nơi
khác đến, về hưu, chuyển đi nơi khác, cho thôi việc…
Số lượng lao động và chất lượng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định quy
mô và kết quả sản xuất kinh doanh. Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao
động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí lao động. Trên cơ sở đó tìm mọi biện pháp
tổ chức sử dụng lao động tốt nhất.
Vận dụng phương pháp so sánh xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối về
tình hình sử dụng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc theo trình tự như sau:
Sự biến động tuyệt đối:
∆LĐ = LĐ1 − LĐ0 (người) (3.5)
Trong đó:
LĐ1 , LĐ0 : lần lượt là số lao động năm nghiên cứu và năm gốc.
Kết quả phân tích trên phản ánh tình hình sử dụng lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ
gốc tăng hay giảm, nhưng chưa chỉ ra được việc sử dụng lao động là tiết kiệm hay lãng
phí. Vì lao động được sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, ta so sánh
số lượng lao động kỳ nghiên cứu với kỳ gốc đã điều chỉnh theo tỉ lệ hoàn thành kế hoạch
sản xuất. Chỉ tiêu này cho biết so với mức sử dụng lao động kỳ gốc thì việc sử dụng lao
động ở kỳ nghiên cứu đã tiết kiệm hay lãng phí bao nhiêu lao động.
77
Sự biến động tương đối:
∆′ LĐ = LĐ1 − LĐ0 ∗ ISL (3.6)
SL1 DT1
Trong đó: ISL = hoặc dùng công thức IDT =
SL0 DT0

SL1, SL0: lần lượt là chỉ số giá trị sản lượng năm nghiên cứu và năm gốc.
DT1, DT0: lần lượt là chỉ số doanh thu năm nghiên cứu và năm gốc.
Để xác định giá trị sản lượng ta dùng công thức (3.1).
Lưu ý: Nếu tốc độ tăng lao động nhỏ hơn tốc độ tăng giá trị sản lượng thì lúc này số tăng
giảm tương đối sẽ mang dấu (-) và tuyệt đối sẽ mang dấu (+), sẽ cùng dấu nếu tốc độ tăng
lao động lớn hơn tốc độ tăng sản lượng.
3.3.2 Phân tích kết cấu và biến động lao động theo chức năng
Phân tích kết cấu lao động là xem xét, đánh giá biến động về tỷ trọng lao động giữa
các kỳ phân tích và tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó. Tuỳ theo mục đích và nội
dung nghiên cứu khác nhau để chọn tiêu thức xác định kết quả sẽ khác nhau, tiêu thức đó
có thể là: trình độ chuyên môn, chức năng, giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm…Dù phân tích
kết cấu lao động theo tiêu thức nào thì chúng đều áp dụng theo một công thức chung
nhất.Công thức xác định tỷ trọng lao động:
̅̅̅̅i

Di = 100 (%) (𝟑. 𝟕)
̅̅̅̅
∑ LĐ
Trong đó:
̅̅̅̅i : số lượng lao động thuộc loại i bình quân có trong kỳ

̅̅̅̅ : tổng số lao động bình quân trong kỳ
∑ LĐ
Sau khi xác định được các giá trị của Di qua các kỳ khác nhau sẽ tiến hành so sánh
các giá trị đó giữa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc rồi đưa ra những kết luận phù hợp.
a. Phân tích kết cấu và biến động lao động theo chức năng
Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà tên gọi của các chức năng có khác nhưng tính
chất công việc mà họ đảm nhận là tương tự nhau.
Ví dụ: Trong doanh nghiệp vận chuyển ta phân chia lao động theo chức năng như sau:
Tổng số công nhân viên sẽ bao gồm lao động trong vận doanh và lao động ngoài vận doanh.
I. Lao động trong vận doanh
1. Thuyền viên
2. Thuyền viên phục vụ
3. Nhân viên gián tiếp
- Nhân viên quản lý kinh tế
- Nhân viên quản lý kỹ thuật
78
- Nhân viên hành chính.
II. Lao động ngoài vận doanh
Với doanh nghiệp xếp dỡ ta phân chia như sau:
I. Lao động trong xếp dỡ
1. Công nhân
a. Công nhân trực tiếp xếp dỡ
b. Công nhân phục vụ xếp dỡ
2. Nhân viên
a. Nhân viên quản lý kinh tế
b. Nhân viên quản lý kỹ thuật
c. Nhân viên hành chính
II. Lao động ngoài xếp dỡ
Về mặt sử dụng sức lao động, ta cần có một kết cấu lao động hợp lý. Sự hợp lý đó là
sự phù hợp giữa số lượng và chất lượng lao động mỗi loại với loại hình sản xuất của doanh
nghiệp, phù hợp với quy mô, mức độ trang bị với chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Nghĩa là không thể căn cứ vào mặt số lượng lao động nhiều hay ít mà đánh giá. Nhưng nói
chung ở mọi doanh nghiệp thì lao động trong sản xuất cơ bản phải chiếm tỷ lệ cao hơn
nhiều lao động ngoài sản xuất cơ bản, lao động ngoài sản xuất cơ bản có thể không có cũng
được vì do sự phân công lao động xã hội ngày càng cao nên các doanh nghiệp. Tuy nhiên,
đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, để phục vụ cho sản xuất cơ bản một cách kịp thời
chủ động thì các doanh nghiệp này cần có những bộ phận sản xuất ngoài cơ bản. Ví dụ:
như cảng luôn có nhu cầu sửa chữa máy móc thiết bị của cảng, sửa chữa các phương tiện
của tàu ghé cảng… nhu cầu lớn tới mức cảng có thể hình thành một xí nghiệp sửa chữa,
tương đương với các xí nghiệp sản xuất chính. Các bộ phận ngoài sản xuất cơ bản hoạt
động với chuyên ngành riêng, có sản phẩm riêng nhưng chịu sự quản lý của lãnh đạo doanh
nghiệp.
Trong sản xuất cơ bản, cần có tỷ lệ cao cho khối trực tiếp tạo ra sản phẩm, và số lượng
lao động của khối này cũng phải phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật. Chẳng hạn ở doanh
nghiệp vận chuyển thì số thuyền viên các loại cần chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với gián
tiếp. trong đó số thuyền viên dự trữ cần phù hợp với số tàu, số thuyền viên trên tàu. Số lao
động ở các chức năng nhiều hơn hoặc ít hơn với mức cần thiết dẫn đến kết cấu lao động
không hợp lý. Nếu thừa lao động thì gây lãng phí sức lao động cho doanh nghiệp, tăng chí
phí lương, tăng giá thành, giảm lợi nhuận. Ngược lại, ở một chức năng nào đó mà thiếu lao
động là do sự phân công lao động không hợp lý, một khâu nào đó trong quy trình sản xuất
bị thiếu lao động sẽ dẫn đến sản xuất bị gián đoạn, hiệu quả sản xuất chung bị giảm sút.
Sự tăng giảm lao động trong kỳ đã dẫn đến sự thay đổi kết cấu. Ta nghiên cứu sự tăng
giảm lao động ở từng chức năng. Nếu sự tăng giảm lao động trong kỳ dẫn đến một kết cấu
hợp lý hơn thì sự tăng giảm đó là tốt và ngược lại. Đặc biệt khi kết cấu ở kỳ gốc đã không
hợp lý mà sự tăng giảm lao động lại làm cho nó không hợp lý hơn thì cần tìm hiểu kỹ
79
nguyên nhân. Ví dụ số thuyền viên đã thừa mà trong kỳ lại tăng thêm số thuyền viên thì
làm cho kết cấu càng không hợp lý. Nhưng chưa thể vội vã kết luận là doanh nghiệp đó sử
dụng lao động không tốt, cần giảm số thuyền viên này. Bởi vì có thể vì vì nguyên nhân: để
chuẩn bị cho việc mở rộng của doanh nghiệp, sắp mua thêm tàu chẳng hạn; hoặc có thể
tăng số loại thuyền viên mà doanh nghiệp đang thiếu chứ không tăng loại đang thừa, vì
trong chức năng đó còn có các nghề, các trình độ, lứa tuổi khác nhau. Nghĩa là cần xét
thêm các tiêu thức khác nữa.
Qua phân tích hai mặt: kết cấu và sự biến động lao động theo chức năng ta rút ra
được: để đi đến kết cấu lao động hợp lý cần tăng, giảm loại lao động nào? Bao nhiêu? Và
phương hướng thực hiện. Việc tăng, giảm lao động giữa các chức năng có thể kết hợp với
nhau nghĩa là chuyển lao động từ chức năng này sang chức năng khác. Đó là biện pháp đầu
tiên. Sau đó mới đến các biện pháp khác như điều chuyển vị trí, cho đi đào tạo lại để đảm
nhiệm công việc khác, thuyền viên có thể cho thuê lại…đối với trường hợp cần giảm. Và
tuyển dụng thêm đối với trường hợp cần tăng.
Một kết cấu lao động hợp lý là điều mong muốn, là mục tiêu của việc sử dụng lao
động. Nhưng đó chỉ là phạm trù tương đối. Vì vậy sự biến động lao động sẽ thường xuyên
xảy ra nếu sản xuất của doanh nghiệp không ổn định và sự kiện toàn kết cấu lao động phải
thường xuyên theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Sự kiện toàn kết cấu lao động phát
triển theo hướng ngày càng chú trọng tăng chất lượng, giảm số lượng.
b. Ngoài việc phân tích kết cấu và sự biến động theo chức năng ta còn phải phân tích
kết cấu và sự biến động theo nghề nghiệp, theo trình độ học vấn, trình độ lành nghề, theo
giới tính, lứa tuổi…Cách phân tích tương tự như phân tích theo chức năng. Mỗi cách phân
tích trên sẽ cho ta những kết luận cụ thể về từng mặt. Lập bảng
Ta cũng có thể kết hợp 3 cách phân chia lao động cơ bản: theo chức năng, theo nghề
nghiệp, theo trình độ để phân tích. Theo cách kết hợp này thì toàn bộ số lượng lao động
của doanh nghiệp được phân chia thành các chức năng mỗi chức năng chia thành nhiều
nghề, và mỗi nghề lại chia thành nhiều trình độ khác nhau. Ví dụ trong doanh nghiệp vận
chuyển ta chưa thành các chức năng như phần trên đã nêu, trong đó lực lượng lao động làm
ra sản phẩm là số thuyền viên, trong đó chia nhỏ hơn ra theo nghề có sĩ quan, thuỷ thủ
(nghề boong). Sĩ quan, thợ máy (nghề máy), sĩ quan điện, thợ điện và sĩ quan, thuyền viên
phục vụ. Sau đó lại phân chia mỗi nghề thành những bậc khác nhau như nghề boong chia
thành thuyền trưởng, thuyền phó các cấp và thuỷ thủ các cấp.
Qua phân tích ta có thể chỉ ra tỷ trọng loại lao động nào quá cao, quá thấp, còn thiếu
cần bổ sung hoặc thừa cần giảm một cách cụ thể.
Việc phân tích kết cấu và sự biến động lao động cần kết hợp xem xét tình hình phân
công lao động trong doanh nghiệp. Việc phân công lao động thiếu khoa học sẽ phát sinh
tình trạng thừa thiếu giả tạo và có những tiềm năng về lao động không được khai thác hoặc
khau thác không cao vì phân công không đúng năng lực, sở trường của người lao động,
đồng thời công việc họ đảm nhận sẽ kém hiệu quả.
Ví dụ: có tài liệu về tình hình sử dụng và quản lý lao động của doanh nghiệp A như sau:
Tài liệu 1: Tình hình biến động về số lượng lao động
80
Năm nghiên
Năm gốc
cứu Chênh So sánh
Chỉ tiêu
Số Tỷ Số Tỷ lệch (%)
lượng trọng lượng trọng

1. Công nhân viên trực tiếp (25) 97


850 85% 825 86,7%
sản xuất

- Công nhân trực tiếp 800 80% 780 82% (20) 97,5

- Nhân viên gián tiếp 50 5% 45 4,7% (5) 90

2. Lao động ngoài sản xuất 150 15% 126 13,3% (24) 84

- Nhân viên bán hàng 50 5% 52 5,5% 2 104

- Nhân viên quản lý DN 100 10% 74 7,8% (26) 74

Tổng cộng 1.000 100% 951 100% (49) 95

Qua tài liệu phân tích trên ta thấy tổng số lao động của doanh nghiệp năm nghiên cứu
giảm so với năm gốc là 49 người tương ứng giảm 5%.
Xét về tỷ trọng ta thấy việc giảm này là do giảm số lượng nhân viên quản lý doanh
nghiệp 2,2% và nhân viên gián tiếp giảm 5%. Số lượng lao động giảm là do doanh nghiệp
đơn giản hoá quy trình sản xuất, bố trí thêm máy móc tự động hoá nên không cần nhiều
nhân viên gián tiếp, tinh gọn bộ máy quản lý làm giảm lượng nhân viên quản lý doanh
nghiệp, và nếu việc giảm này không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
thì đánh giá là tốt.
Xét tỷ trọng của công nhân trực tiếp tăng 2% và nhân viên bán hàng tăng 0,5%. Việc
tăng tỷ trọng của hai loại lao động này có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm
sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy để đánh giá tình hình biến động này là tốt hay xấu thì phải liên
hệ với kết quản sản xuất và tiêu thụ mới có kết luận chính xác được.
Tài liệu 2: Phân tích tình hình sử dụng lao động trong mối liên hệ với kết quả sản xuất.

Năm Chênh So sánh


Chi tiết Năm gốc
nghiên cứu lệch (%)

Doanh thu (tr.đ) 50.000 49.000 (1.000) (2)

Số công nhân sản xuất bình quân 800 780 (20) (2,5)

Qua thông tin tài liệu 2 cho thấy: mức biến động tuyệt đối về công nhân sản xuất năm
nghiên cứu giảm so năm gốc là 20 người. Như vậy quy mô lao động giảm, tuy nhiên mức
biến động này chưa phản ánh được tình hình sử dụng công nhân sản xuất như thế nào. Vì
81
vậy cần xét mức biến động tương đối có liên hệ với kết quả sản xuất thông qua công thức:
Mức biến động tương đối=780-800*(49.000/50.000)= 784 (người)
Như vậy với mục tiêu kế hoạch đặt ra cần 800 công nhân để sản xuất đạt doanh thu 50.000
(tr.đ), trên thực tế doanh thu chỉ đạt 49.000(trđ). Nếu muốn đạt đủ kế hoạch thì doanh
nghiệp phải sử dụng 784 công nhân, trên thực tế chỉ sử dụng 780 công nhân, nhự vậy đã
tiết kiệm 4 công nhân, điều này chứng tỏ việc sử dụng công nhân đã hiệu quả.
3.4 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng thời gian lao động
Ngoài phân tích lao động theo số lượng về qui mô và cơ cấu và phân tích năng suất
lao động, trong các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Người ta rất quan tâm đến
việc quản lý thời gian lao động hay nói đúng hơn là quản lý sử dụng ngày công và giờ
công. Theo qui định chung trong một ngày làm việc là 8 giờ. Nhưng, hiện nay tuỳ từng
doanh nghiệp mà thời gian làm việc có thể tăng hay giảm xuống. Trong xu thế phát triển
thì thời gian làm việc có xu thế giảm xuống, nhưng năng suất lao động phải tăng lên. Nhà
quản lý phải phân tích tình hình quản lý và sử dụng thời gian lao động để tìm ra nguyên
nhân gây lãng phí thời gian lao động, giảm hiệu suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của
công nhân viên từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời.
Theo quy định được nêu ở Bộ luật Lao động năm 2019 thì thời gian làm việc bình
thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần. Người sử dụng lao
động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho
người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10
giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử
dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thường có 2 chế độ làm việc là chế độ làm
việc theo giờ hành chính và chế độ làm việc theo ca.
Quỹ thời gian làm việc của người lao động trong doanh nghiệp được tính theo hai
loại đơn vị đo là: ngày công (ngày/người) và giờ công (giờ/người).
3.4.1 Phân tích tình hình sử dụng ngày công
Sử dụng tốt lao động thể hiện qua việc quản lý ngày công lao động là một trong những
vấn đề quan trọng góp phần tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Do vậy,
việc phân tích thời gian sử dụng lao động trong doanh nghiệp là cần thiết. Để phân tích
tình hình quản lý và sử dụng thời gian lao động theo ngày công, trong phân tích người ta
thường sử dụng cả chỉ tiêu sau:
- Số lao động bình quân trong kỳ (người)
- Số ngày công lịch trong kỳ: 365ngày/năm/công nhân.
Tổng số ngày công lịch của toàn doanh nghiệp trong năm= Số lao động bình quân trong
kỳ*số ngày công lịch trong kỳ.
- Số ngày nghỉ theo chế độ: bao gồm ngày nghỉ lễ tết, ngày nghỉ cuối tuần. Theo quy
định của Luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ 11 ngày lễ tết (tết dương lịch 1
82
ngày, tết âm lịch 5 ngày, Ngày chiến thắng 1 ngày, ngày quốc tế lao động 1 ngày, ngày
Quốc khánh 2 ngày, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày). Tổng số ngày nghỉ cuối tuần được
xác định tuỳ thuộc vào chế độ làm của từng doanh nghiệp, có doanh nghiệp áp dụng nghỉ
cuối tuần là 1 ngày/tuần, 1,5 ngày/tuần, hoặc 2 ngày/tuần.
- Số ngày làm việc theo chế độ (TngCĐ): là số ngày công mà nhà nước quy định người
lao động phải làm việc trong kỳ, xác định bằng cách lấy Số ngày công lịch trừ đi số ngày
nghỉ chế độ. Vì vậy nếu như quy định của pháp luật không thay đổi thì nếu tính cho 1 lao
động, chỉ tiêu này hầu như là hằng số, không thay đổi qua các kỳ. Nhưng tổng ngày làm
việc theo chế độ của toàn doanh nghiệp lại luôn thay đổi, nguyên nhân là do số lao động
trong doanh nghiệp thay đổi. Tổng số ngày làm việc theo chế độ năm nghiên cứu TngCĐ1 sẽ
bằng số lao động bình quân năm nghiên cứu nhân với số ngày làm việc chế độ 1 người.
Tương tự tổng số ngày làm việc theo chế độ năm gốc TngCĐo sẽ bằng số lao động bình quân
năm gốc nhân với số ngày làm việc chế độ 1 người.
Tổng số ngày công theo chế độ= Số lao động bình quân trong kỳ * Số ngày lao động
bình quân theo chế độ kỳ nghiên cứu.
Hoặc tổng số ngày công theo chế độ= Tổng số ngày công lịch trong kỳ- tổng số ngày
nghỉ chế độ.
- Số ngày vắng mặt: là những ngày công nhân không đến nơi làm việc. Số ngày vắng
mặt bao gồm:
+ Ngày nghỉ phép hàng năm: pháp luật quy định người lao động sẽ được nghỉ phép
hàng năm là 12-16 ngày/năm tuỳ vào từng trường hợp lao động làm việc đủ 12 tháng.
Người lao động được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong trường hợp nghỉ
phép năm. Như vậy số ngày nghỉ phép hàng năm của toàn doanh nghiệp thay đổi một phần
do số lao động bình quân thay đổi, một phần do chế độ pháp luật quy định thay đổi.
+ Nghỉ việc riêng: quy định pháp luật cũng quy định người lao động được phép nghỉ
việc riêng trong một số trường hợp vẫn được hưởng nguyên lương: kết hôn được nghỉ 3
ngày, con đẻ, con nuôi kết hôn được nghỉ 1 ngày; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ
hoặc của chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi chết nghỉ 3 ngày.
+ Nghỉ thai sản
+ Nghỉ ốm đau
+ Nghỉ đi học, bồi dưỡng kiến thức
+ Nghỉ không lương
+ Nghỉ không có lý do…
- Số ngày ngưng việc: là số ngày người lao động có mặt, sẵn sàng làm việc ở doanh
nghiệp nhưng không được giao việc vì lỗi của doanh nghiệp như máy móc hỏng, thiếu
nguyên vật liệu, mất điện hoặc do lỗi khách quan khác như thời tiết, thiên tai… mà không
phải lỗi của người lao động. Nếu chỉ tiêu này tăng lên sẽ làm cho tổng ngày làm việc trong
doanh nghiệp giảm xuống và tất yếu làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.
- Số ngày ngưng việc được sử dụng: do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà
83
công nhân không thể tiến hành công việc của họ được, doanh nghiệp có thể bố trí, điều
chuyển họ làm việc khác những ngày này được coi là những ngày làm việc thực tế.
- Số ngày làm thêm: tuỳ theo từng doanh nghiệp mà người ta có hay không xây dựng
kế hoạch chỉ tiêu này, nhưng trong thực tế các doanh nghiệp hiện nay một số lớn các doanh
nghiệp hay huy động cán bộ, công nhân viên làm thêm. Việc làm thêm chỉ có thể làm ngoài
giờ, vào những ngày nghỉ tết, lễ, thứ bảy hay chủ nhật. Nhưng đây lại là thời gian nghỉ ngơi
để ổn định sức khoẻ cho người lao động, nên việc tăng số ngày làm thêm chắc chắn sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến nâng cao năng suất lao động, đến sức khoẻ của công nhân viên trong
công ty. Ngoài ra, khi sử dụng ngày nghỉ để làm thêm thì doanh nghiệp sẽ phải trả lương
cho công nhân gấp nhiều lần so với ngày làm việc chế độ, đây cũng là nhân tố làm gia tăng
giá thành sản phẩm, chi phí của doanh nghiệp. Vì những lí do trên nên chỉ tiêu ngày làm
thêm không phải là xu hướng tích cực trong công tác quản lý và sử dụng lao động và cho
nên trong kế hoạch ít khi được xây dựng.
Hiện nay dựa vào nhu cầu thực tế, đảm bảo lợi ích chính đáng của người sử dụng lao
động và bảo vệ sức khoẻ của người lao động, nhà nước đã đưa ra quy định về số giờ làm
thêm. Quy định đã nêu nếu người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của
người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá
300 giờ/năm.
- Số ngày làm việc thực tế (Tng): được tính bằng các lấy số ngày công lịch – ngày nghỉ
chế độ- ngày vắng mặt – ngày ngưng việc+ ngày ngưng việc được sử dụng + ngày làm
thêm
- Hệ số sử dụng ngày công chế độ (HngCĐ): được tính bằng % so sánh giữa ngày làm
việc thực tế với ngày làm việc theo chế độ.
Tng
HngCĐ = ∗ 100. (𝟑. 𝟓)
TngCĐ
Phương pháp phân tích:
- Sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành phân tích và có thể so sánh trực tiếp hoặc
so sánh gián tiếp có liên hệ đến kết quả sản xuất kinh doanh để đánh giá hiệu quả sử dụng
ngày công lao động. So sánh giữa chỉ tiêu ngày công cần phân tích thực tế hay kỳ nghiên
cứu so với kế hoạch hay kỳ trước có điều chỉnh theo số lượng lao động và kết quả sản xuất
kinh doanh. Bên cạnh đó, bằng cách so sánh giữa các yếu tố cấu thành ở hai kỳ ta tìm ra
nguyên nhân dẫn đến kết quả sử dụng thời gian lao động của công nhân tăng, giảm, từ đó
đưa ra nhận xét thích hợp.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của thời gian lao động đến kết quả kinh doanh.
Với hệ thống chỉ tiêu nêu ở phần trên, ta thấy đối tượng phân tích ở đây là sự chênh
lệch hệ số sử dụng ngày công của công nhân ở hai kỳ. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào các thành
phần cấu tạo nên số ngày làm việc thực tế của công nhân.
Qua công thức tính ngày làm việc thực tế ta thấy: số ngày làm việc thực tế tăng hay
giảm phụ thuộc vào các nhân tố: số ngày làm việc theo chế độ, số ngày vắng, số ngày
ngưng việc, số ngày ngưng việc được sử dụng, số ngày làm thêm.
84
Đối với nhà quản lý, mục đích của họ là tìm cách tăng hệ số sử dụng ngày công chế
độ cho nên phải tìm nguyên nhân làm các yếu tố cấu thành tăng, giảm và tìm biện pháp
tăng thời gian làm việc thực tế đến mức cao nhất. Các yếu tố cấu thành có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tăng, giảm khác nhau nên đòi hỏi người làm phân tích phải nghiên cứu, tìm
hiểu kỹ để có giải pháp thích hợp, cụ thể như sau:
+ Ngày làm việc theo chế độ là một đại lượng ổn định, theo quy định của nhà nước
cho nên doanh nghiệp không thể rút ngắn lại được.
+ Rút ngắn thời gian công nhân vắng mặt. Để rút ngắn thời gian vắng mặt, doanh
nghiệp không thể giảm hoặc triệt tiêu thời gian nghỉ phép năm, nghỉ thai sản, nghỉ việc
riêng được phép nghỉ theo quy định của nhà nước, thời gian học tập, bồi dưỡng kiến thức,
nghỉ mát của công nhân vì đây là quy định quyền lợi của công nhân được hưởng. Cho nên
doanh nghiệp chỉ có thể rút ngắn thời gian vắng mặt bằng cách đưa ra các quy định, hướng
dẫn về an toàn lao động, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, tăng cường kỷ luật lao động, giáo
dục công nhân có ý thức chấp hành tốt nội quy làm việc để hạn chế và loại trừ thời gian
nghỉ vì tai nạn lao động. Doanh nghiệp cần có biện pháp tích cực trong quản lý lao động
kết hợp với chế độ thưởng phạt hợp lý để giảm dần tới mức triệt tiêu thời gian vắng do
công nhân nghỉ tự do, đi muộn về sớm.
+ Rút ngắn thời gian ngưng việc, tăng thời gian ngưng việc được sử dụng. Thời gian
ngưng việc có những nguyên nhân khó tránh khỏi như do thời tiết xấu hay do mất điện,
mất nước bất thường… buộc công nhân phải ngưng việc tạm thời. Đối với những nguyên
nhân này doanh nghiệp phải theo dõi thường xuyên các thông báo của nhà cung cấp điện,
nước để có kế hoạch dự phòng, đầu tư các thiết bị lưu trữ nguồn điện dự phòng…, xây
dựng, đầu tư hệ thống kho bãi có mái che, hệ thống kiểm soát nhiệt độ ánh sáng để đảm
bảo công tác xuất nhập hàng trong điều kiện thời tiết xấu vì hàng hoá sẽ dễ bị ẩm ướt dính
mưa trong quá trình xếp dỡ. Thời gian ngưng việc cũng có một số nguyên nhân mà doanh
nghiệp có thể tránh được như thiếu nguyên vật liệu, thiếu hàng hoá, máy móc hư hỏng…
Khi tìm ra nguyên nhân này dẫn đến thời gian ngưng việc tăng, doanh nghiệp có thể đề
xuất một số giải pháp như: doanh nghiệp nên định kỳ thường xuyên bảo dưỡng máy móc
thiết bị, có biện pháp quản lý phương tiện, thiết bị phù hợp, đào tạo hướng dẫn công nhân
sử dụng phương tiện thiết bị theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để hạn chế được thời
gian ngưng do máy móc hư hỏng đột xuất. Có phương án kịp thời để điều chuyển, bố trí
công nhân Doanh nghiệp tích cực tìm kiếm nguồn hàng ổn định, dự báo nhu cầu lao động
cần sử dụng phù hợp với điều kiện tình hình thực tế để hạn chế thấp nhất thời gian tổn thất
do nguyên nhân tổ chức sản xuất. Giải pháp tăng thời gian ngưng việc được sử dụng có
thể: nên thường xuyên đào tạo công nhân các nghiệp vụ tác nghiệp trong doanh nghiệp để
công nhân có thể đảm nhận công việc ở các vị trí khác nhau khi doanh nghiệp điều chuyển,
bố trí sang vị trí mới trong điều kiện vị trí đang phụ trách bị ngưng việc do các nguyên
nhân nêu ở trên.
+ Nên hạn chế tối đa ngày công làm thêm: nhân tố này chỉ nên tăng trong trường hợp
sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp tăng cao có nghĩa là nhu cầu của thị trường về
hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nhiều nên doanh nghiệp phải bố trí công nhân làm
thêm giờ.

85
Từ cách phân tích, chúng ta kết luận: Hệ số sử dụng ngày công chế độ tăng hay giảm
phụ thuộc số ngày làm việc thực tế. Số ngày làm việc thực tế tăng hay giảm lại phụ thuộc
vào số ngày vắng mặt và ngưng việc. Hay thực chất việc phân tích ngày công là phân tích
số ngày vắng mặt và ngưng việc vì các lý do; biện pháp cơ bản để tăng số ngày làm việc
thực tế là giảm một cách hợp lý số ngày ngưng việc và vắng mặt.
3.4.2. Phân tích tình hình sử dụng lao động theo giờ công
- Tổng số giờ công chế độ (TgCĐ): là tổng số giờ mà theo chế độ quy định người lao
động phải làm việc trong kỳ, bằng số ngày công làm việc theo chế độ nhân với số giờ làm
việc trong một ngày theo quy định, hiện tại theo quy định làm việc bình thường là 8 giờ
trong một ngày (hay một ca). Đối với các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt nặng nhọc, độc
hại thì thời gian này ngắn hơn.
- Tổng số giờ công ngưng việc trong ngày là tổng số giờ công mà người lao động
không làm việc trong ca do khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp
như như máy móc hỏng, mất điện, thiếu nguyên vật liệu, thời tiết, thiên tai… hoặc do lỗi
của người lao động như ốm đau bất thường, tai nạn lao động, đi muộn về sớm…
- Tổng số giờ công ngưng việc được sử dụng: do nguyên nhân khách quan hoặc chủ
quan mà công nhân không thể tiến hành công việc của họ được, doanh nghiệp có thể bố trí,
điều chuyển họ làm việc khác thời gian này được coi là những giờ làm việc thực tế.
- Tổng số giờ công làm thêm: là tổng số giờ công được huy động làm thêm vào thời
gian ngoài giờ theo quy định trong ngày hay trong ca.
- Tổng số giờ làm việc thực tế trong ngày (Tg): bằng tổng số giờ công theo chế độ trừ
(-) số giờ ngưng việc, cộng (+) số giờ ngưng việc được sử dụng, cộng (+) số giờ công làm
thêm.
- Hệ số sử dụng giờ công chế độ (HgCĐ): được tính bằng % so sánh giữa giờ công làm
việc thực tế với giờ làm việc theo chế độ.
Tg
HgCĐ = ∗ 100. (𝟑. 𝟔)
TgCĐ
Phương pháp phân tích:
Sử dụng phương pháp so sánh để:
+ So sánh tính chênh lệch tuyệt đối và tương đối của chỉ tiêu cần phân tích giữa năm
nghiên cứu và năm gốc.
+ So sánh có liên hệ đến kết quả sản xuất kinh doanh để đánh giá hiệu quả sử dụng
thời gian lao động.
Tăng cường quản lý giờ công nhằm tăng số giờ làm việc bình quân trong ngày của
công nhân sản xuất là biện pháp quan trọng để tăng năng suất lao động, tăng sản lượng
đảm bảo cho doanh nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất. Biện pháp chủ yếu để tăng
giờ công làm việc là giảm số giờ công thiệt hại do vắng mặt, do ngưng việc chứ không phải
huy động công nhân làm thêm giờ. Mỗi loại thời gian cấu thành trong thời gian vắng mặt,
thời gian ngưng việc đều có những tính chất riêng, phải căn cứ vào tính chất từng loại thời
86
gian để có biện pháp cụ thể thích hợp.
Ví dụ: Trích báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch một doanh nghiệp như sau:
Đvt: ngày

So sánh BQ 1
Năm 2020 Năm 2021
CN
TT Chỉ tiêu
Tổng BQ 1 Tổng BQ 1 Tuyệt Tương
số CN số CN đối đối (%)

1 Số lao động BQ 10 11

2 Số ngày CL trong kỳ 3.650 365 4.015 365 0 100

3 Số ngày nghỉ theo chế độ 1.130 113 1.243 113 0 100

4 Số ngày LV theo chế độ 2.520 252 2.772 252 0 100

5 Số ngày vắng mặt 220 22 220 20 (-2) 91

6 Số ngày ngưng việc 50 5 44 4 (1) 80

7 Số ngày ngưng việc sử dụng 10 1 22 2 1 220

8 Số ngày làm thêm 30 3 55 5 2 183

9 Số ngày làm việc thực tế 2.290 229 2.552 232 1 100,44

10 Hệ số SD ngày công CĐ 0,91 0,92

11 Số giờ công theo CĐ 80 8 88 8 0 100

12 Số giờ ngưng trong ngày 15 1,5 11 1 (0,5) 73

13 Số giờ làm thêm 5 0,5 5,5 0,5 0 100

14 Số giờ LV thực tế 70 7 82,5 7,5 0,5 107

15 Hệ số SD giờ CĐ 0,875 0,937

Nhận xét: Nhìn vào kết quả tính toán ta nhận thấy, tổng số ngày làm việc thực tế
năm 2021 so với tổng số ngày làm việc thực tế năm 2020 đã điều chỉnh theo số công nhân
thực tế tăng 262 ngày (2.552-2.290), số tăng này do các nguyên nhân:
+ Là do số ngày vắng mặt bình quân 1 công nhân giảm 2 ngày/người. Số ngày vắng
mặt giảm bởi vì trong năm 2021 doanh nghiệp đã trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công
nhân, thường xuyên định kỳ tập huấn công tác an toàn lao động, đưa ra các nội quy nghiêm
87
ngặt quy định về những yêu cầu nơi làm việc dẫn đến số vụ tai nạn lao động giảm đáng kể;
đưa ra chính sách phạt nghiêm đối với những trường hợp tự ý nghỉ không lý do; các cuộc
họp và các đào tạo chuyên môn định kỳ cho người lao động dần được sang hình thức online
nên đã rút ngắn được thời gian.
+ Do thời gian ngưng việc bình quân 1 công nhân giảm 1 ngày/người. Số ngày
ngưng việc giảm do công ty đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về giá cước, chất lượng dịch
vụ không ngừng nâng cao nên lượng hàng của doanh nghiệp ổn định, yếu tố này giúp cho
doanh nghiệp gần như loại bỏ được thời gian ngưng do thiếu hàng…
+ Số ngày ngưng việc được sử dụng và số ngày làm thêm tăng. Do nhu cầu hàng
hoá tăng, nên bắt buộc doanh nghiệp phải bố trí công nhân làm thêm vào những ngày nghỉ.
Do điều kiện thời tiết xấu công nhân phải ngưng việc, khi này doanh nghiệp đã điều động
số công nhân này hỗ trợ công việc cho các bộ phận khác…
Do số ngày làm việc thực tế tăng dẫn đến hệ số sử dụng ngày công chế độ năm 2021
tăng so với năm 2020. Đây là tín hiệu tích cực phản ánh những nổ lực cố gắng của doanh
nghiệp trong việc quản lý lao động nói riêng và sản xuất kinh doanh nói chung.
Tương tự phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số sử dụng giờ chế độ.
3.5 Phân tích năng suất lao động
Năng suất lao động có thể biểu hiện bằng thước đo hiện vật, giá trị và thời gian.
- Năng suất lao động biểu hiện bằng hiện vật là số lượng sản phẩm sản xuất ra trong
một đơn vị thời gian lao động hao phí.
Số SPSX trong kỳ
NSLĐ = (𝑆𝑃/𝑔𝑖ờ, ngày, năm) (𝟑. 𝟕)
Thời gian trong kỳ
- Năng suất lao động biểu hiện bằng giá trị là giá trị sản lượng được sản xuất ra trong
một đơn vị thời gian lao động hao phí.
Doanh thu trong kỳ
NSLĐ = (đ/giờ , ngày, năm) (𝟑. 𝟖)
Thời gian trong kỳ
- Năng suất lao động biểu hiện bằng đơn vị thời gian là lượng thời gian lao động hao
phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Thời gian trong kỳ
NSLĐ = (giờ, ngày/SP) (𝟑. 𝟗)
Số SPSX trong kỳ
Vì lượng thời gian lao động hao phí có thể sử dụng nhiều đơn vị thời gian khác nhau
như giờ, ngày, năm... Do đó, chỉ tiêu năng suất lao động được biểu hiện bằng nhiều loại
năng suất khác nhau. Phần lớn năng suất lao động trong các doanh nghiệp được chia làm
3 loại đó là: năng suất lao động bình quân giờ (𝑃̅𝑔 ), năng suất lao động bình quân ngày
̅̅̅̅
(𝑃 ̅
𝑛𝑔 ), và năng suất lao động bình quân năm (𝑃𝑛 ).

- Năng suất lao động bình quân giờ (𝑃̅𝑔 ) là tỷ lệ giá trị sản xuất (hay giá trị sản lượng
hoặc một số doanh nghiệp người ta sử dụng chỉ tiêu doanh thu) với tổng số giờ làm việc
trong doanh nghiệp.
88
∑Q ∑Q
P̅g = = (sp/giờ) (𝟑. 𝟏𝟎)
̅ ̅̅̅̅̅
∑ Tg N. ̅̅̅
Tng. Tg
Chỉ tiêu này nó phản ánh số sản phẩm được tạo ra trong 1 giờ lao động của công nhân.
Trong đó: ∑ Q: Tổng số sản phẩm tạo ra trong kỳ của toàn doanh nghiệp.
∑ Tg : Tổng số giờ làm việc thực tế của toàn doanh nghiệp.
- Năng suất lao động bình quân ngày (𝑃̅̅̅̅
𝑛𝑔 ) là tỷ lệ giá trị sản xuất (hay giá trị sản
lượng hoặc một số doanh nghiệp người ta sử dụng chỉ tiêu doanh thu) với tổng số ngày làm
việc trong doanh nghiệp. Nó phản ánh số sản phẩm bình quân làm ra trong một ngày công
lao động của công nhân.
∑Q ∑Q
̅̅̅̅
Png = = (sp/ngày) (𝟑. 𝟏𝟏)
̅ ̅̅̅̅̅
∑ Tng N. Tng
Trong đó: ∑ Tng : Tổng số ngày làm việc thực tế của toàn doanh nghiệp.
Phân tích mối quan hệ giữa mức năng suất lao động và thời gian lao động
+ Năng suất lao động bình quân ngày làm việc: nói lên khối lượng sản xuất thực hiện
trong một ngày công. Nó không chỉ phản ánh năng suất lao đồng giờ mà còn phản ánh tình
hình sử dụng thời gian lao động trong ngày. Giữa chỉ tiêu năng suất lao động giờ và năng
suất lao động ngày có mối quan hệ như sau:
𝑃̅𝑛𝑔 = 𝑇̅𝑔 . 𝑃̅𝑔 (𝟑. 𝟏𝟐)
Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng hai nhân tố là năng suất lao động giờ và số giờ làm việc
thực tế trong ngày. Qua công thức trên, nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày lớn hơn
năng suất lao động giờ, chứng tỏ số giờ làm việc trong ngày tăng lên và ngược lại. Từ mối
liên hệ này cho phép ta đánh giá được tình hình sử dụng số giờ công lao động của một công
nhân sản xuất trong ngày.
+ Năng suất lao động bình quân năm: Giữa chỉ tiêu năng suất lao động năm và năng
suất lao động ngày được thể hiện qua công thức:
𝑃̅𝑛 = 𝑇
̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅ ̅ ̅ (𝟑. 𝟏𝟑)
𝑛𝑔 . 𝑃𝑛𝑔 = 𝑇𝑛𝑔 . 𝑇𝑔 . 𝑃𝑔

Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố là năng suất lao động giờ, số giờ làm việc
thực tế trong ngày và số ngày làm việc thực tế bình quân năm của một công nhân. Qua
công thức trên, nếu tốc độ tăng năng suất lao động năm lớn hơn năng suất lao động ngày
chứng tỏ ngày làm việc bình quân của một công nhân tăng lên và ngược lại. Từ mối liên
hệ này cho phép ta đánh giá được tình hình sử dụng số ngày công lao động của một công
nhân sản xuất trong năm.
Trong ba chỉ tiêu năng suất lao động giờ, năng suất lao động ngày và năng suất lao
động năm trong đó mức năng suất lao động năm phản ánh đầy đủ nhất chất lượng và thời
gian làm việc của công nhân. Vì vậy nó được sử dụng để phản ánh đúng mức năng suất lao
động của toàn doanh nghiệp.
Phân tích chỉ tiêu năng suất lao động bình quân năm

89
- Phương trình kinh tế : 𝑃̅𝑛 = 𝑇
̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅ ̅ ̅
𝑛𝑔 . 𝑃𝑛𝑔 = 𝑇𝑛𝑔 . 𝑇𝑔 . 𝑃𝑔 (sp/năm), (đồng/năm)…

- Xác định đối tượng phân tích:


+ Năng suất lao động năm ở năm gốc:
𝑃̅𝑛𝑜 = ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅
𝑇𝑛𝑔0 . 𝑃 ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅̅̅̅
𝑛𝑔0 = 𝑇𝑛𝑔0 . 𝑇𝑔0 . 𝑃𝑔0 (sp/năm), (đồng/năm)…

+ Năng suất lao động năm ở năm nghiên cứu


𝑃̅𝑛1 = ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅
𝑇𝑛𝑔1 . 𝑃 ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅̅̅̅
𝑛𝑔1 = 𝑇𝑛𝑔1 . 𝑇𝑔1 . 𝑃𝑔1 (sp/năm) (đồng/năm)…

+ Chênh lệch tuyệt đối:


̅̅̅̅
∆Pn = P ̅̅̅̅̅
n1 − Pn0 (sp/năm), (đồng/năm)

+ Chênh lệch tương đối:


∆P
δPn = ̅̅̅̅̅̅n ∗ 100 (%)
Pno

- Phương pháp phân tích:


Phân tích chung tình hình sử dụng năng suất lao động là xem xét đánh giá tình hình
biến động năng suất lao động giờ, ngày, năm, đồng thời tìm ra những nguyên nhân ảnh
hưởng đến sự biến động đó để đề ra biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động.
Phân tích năng suất lao động cần áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phương
pháp so sánh hoặc phương pháp chênh lệch để thực hiện các nội dung sau:
+ So sánh, xác định mức độ tăng, giảm các loại năng suất lao động. Trên cơ sở đó
đánh giá tình hình thực hiện các loại năng suất lao động, tình hình sử dụng thời gian lao
động theo giờ công, ngày công.
+ Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu giá trị sản xuất trong kỳ,
trong đó đi sâu phân tích nhân tố năng suất lao động.
+ Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân gây ảnh hưởng của các nhân tố.
Trong thực tế để hoàn thành một khối lượng công việc đòi hỏi sự phối hợp nhiều cá
nhân. Ví dụ để xếp dỡ hàng bao từ hầm tàu xuống salan thì đòi hỏi sự kết hợp của cả công
nhân cơ giới và công nhân thủ công. Hơn nữa, ngoài công nhân chính trực tiếp tham gia
hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ còn có những công nhân viên khác phục vụ bán hàng
và quản lý. Do đó thường phải xác định sản suất lao động bình quân.
Mặc khác năng suất lao động cao hay thấp không chỉ phụ thuộc vào tay nghề kỹ thuật
của lao động trực tiếp sản xuất, mà còn phụ thuộc vào trình độ quản lý sử dụng lao động,
tổ chức phối hợp các nguồn lực và các chính sách của doanh nghiệp có liên quan đến việc
sử dụng lao động như tiền lương, khoán sản phẩm, khen thưởng…Vì vậy khi đánh giá cần
có một sự liên hệ toàn diện và phải phù hợp với thực tế sản xuất.
Đánh giá biến động năng suất lao động: năng suất lao động bình quân của công
nhân tăng hay giảm phụ thuộc vào các nguyên nhân sau:
- Do trình độ thành thạo về kỹ thuật, kỹ xảo của công nhân trong việc vận hành công
nghệ thiết bị sản xuất.
90
- Do tổ chức sản suất áp dụng cơ giới hoá, tự động hoá cao hay thấp, tình trạng của
máy móc thiết bị mới hay cũ.
- Khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều kiện làm
việc.
- Do phẩm chất, quy cách, số lượng vật liệu cung cấp cho sản xuất. Ví dụ trong việc
tổ chức xếp dỡ hàng hoá đóng gói bằng container thì quy trình xếp dỡ được tổ chức sẽ đơn
giản hơn đối với xếp dỡ hàng hoá đóng gói bằng bao.
Các biện pháp nâng cao năng suất lao động:
Một là: phân bổ hợp lý lao động vào các bộ phận và thực hiện phối kết hợp chặt chẽ
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hai là: Tạo cho người lao động môi trường làm việc thuận lợi, an toàn nhất để làm
việc và nghỉ ngơi. Điều này liên quan đến các vấn đề cải tiến những điều kiện vệ sinh lao
động, nơi làm việc, giảm tiếng ồn trong sản xuất xuống mức bình thường, trang bị thiết bị
bảo hộ lao động… Điều này ảnh hưởng rất lớn năng suất lao động, tâm trạng người lao
động.
Ba là: Nâng cao trình độ và tay nghề cho người lao động. Thường xuyên tổ chức đào
tạo, phổ biến các phương pháp lao động tiên tiến. Điều thực tế ta thường thấy các công
nhân cùng làm một công việc như nhau, sử dụng các thiết bị như nhau, nhưng họ lại ra
những khối lượng sản phẩm khác nhau. Nguyên nhân của thực trạng này là sự chênh lệch
về trình độ tay nghề. Để khắc phục trường hợp này cần phải thường xuyên phổ biến kiến
thức mới liên quan đến công việc, chia sẽ kinh nghiệm.
Bốn là: đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất.
Cuối cùng, doanh nghiệp phải thường xuyên xây dựng các định mức tiên tiến trong
lao động. Trong thực tế, cải tiến việc lập ra các định mức lao động được tiến hành thông
qua quá trình dự thảo và áp dụng các định mức thời gian, định mức sản phẩm và định mức
phục vụ.
+ Định mức thời gian: đó là lượng thời gian cần thiết cho một công nhân sản xuất ra
một một đơn vị sản phẩm nào đó. Định mức thời gian này không chung chung, mà có tính
đến mức trang bị kỹ thuật và trình độ tổ chức lao động cụ thể.
+ Định mức sản phẩm: là khối lượng sản phẩm do một công nhân sản xuất ra trong
một đơn vị thời gian. Định mức sản phẩm và quy định định mức thời gian có mối liên quan
chặt chẽ với nhau. Và mặc dù mối liên quan trực tiếp, song tác động nó lại đảo ngược. Định
mức thời gian càng thấp, thì định mức sản phẩm càng cao hoặc ngược lại.
+ Định mức phục vụ: định mức này chỉ rõ một công nhân hoặc một nhóm công nhân
phải phục vụ bao nhiêu đơn vị máy móc, thiết bị.
Ý nghĩa khi doanh nghiệp xây dựng được các định mức tiên tiến trong lao động:
Một là: thông qua các định mức lao động doanh nghiệp có thể hoạch định được số
lượng công nhân sản xuất, cùng với số lượng nhân viên cho mục tiêu sản xuất kinh doanh
trong tương lai. Điều này có liên quan đến phân bổ số lượng lao động cần thiết cho từng
91
bộ phận phân xưởng ở doanh nghiệp.
Hai là: thông qua các định mức doanh nghiệp có thể quy định nhiệm vụ sản xuất
cho từng công nhân và nhân viên của doanh nghiệp. Chính những định mức này sẽ là tiêu
chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành của công nhân, điều này làm họ quan tâm đến công
việc của mình hơn, có nghĩa là năng suất lao động tăng lên.
Ba là: định mức lao động là căn cứ để xác định tiền lương phải trả cho công nhân,
nhân viên, do đó việc xây dựng định mức không tốt có ảnh hưởng đến nguyên tắc phân
phối và có tác động xấu đến năng suất lao động.
Như vậy định mức lao động có thể nói là một công cụ quan trọng cho nhà quản trị,
giúp cho việc hoạch định cũng như việc kiểm soát điều hành hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Định mức tiên tiến là định mức phù hợp với mức độ tổ chức, kỹ thuật sản
xuất đạt được, ở đây tính đến trình độ kỹ thuật, tay nghề của công nhân. Nếu định mức lao
động tụt lại sau so với định mức tiến bộ kỹ thuật, tổ chức lao động sản xuất, nó sẽ kìm hãm
năng suất lao động. Còn khi mà định mức lao động tăng lên thiếu cơ sở, vì động cơ riêng
của những người làm công tác định mức hoặc do sự thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết của
họ thì cũng rất nguy hiểm.
Ví dụ: Tài liệu của doanh nghiệp X có số liệu như sau:

Năm So sánh
Đơn Năm
TT Chỉ tiêu nghiên Tương
vị gốc Tuyệt đối
cứu đối (%)

1. Số CN bình quân Người 315 310 -5 -1,6

2. Tổng số ngày làm việc Ngày 83.790 86.180 2.390 2,8

Số ngày làm việc BQ


3. Ngày 266 178 12 4,5
CN (2/1)

4. Tổng số giờ làm việc Giờ 628.425 672.204 43.779 6,7

5. Số giờ bình quân ngày Giờ 7,5 7,8 0,3 0,4

6. Doanh thu 1.000đ 502.740 524.319 21.579 4,3

7. NSLĐ BQ năm (6/1) 1.000đ 1.596 1.691 95 5,9

8. NSLĐ BQ ngày (6/2) Đồng 6.000 6.084 84 1,4

9. NSLĐ BQ giờ (6/4) Đồng 800 780 -20 -2,5

Đánh giá tình hình tăng giảm các loại năng suất lao động
Tài liệu phân tích trên cho ta thấy kết quả so sánh năng suất lao động năm nghiên cứu

92
và năm gốc của mỗi loại không giống, có loại tăng, có loại giảm, cụ thể là:
Năng suất lao động bình quân giờ: So vơi năm gốc giảm 2,5% tương ứng 20 đồng.
Việc giảm này thường do các nguyên nhân gây nên là: do trình độ tay nghề của công nhân
còn thấp, do mức độ áp dụng công nghệ vào sản xuất còn thấp, đầu tư thiết bị sản xuất chưa
theo hướng hiện đại hoá. Có thể do khâu tổ chức bố trí lao động vào sản xuất chưa hợp
lý…Nhìn chung chỉ tiêu này giảm là không tốt, doanh nghiệp cần tìm ra nguyên nhân và
đề ra biện pháp khắc phục kịp thời.
Năng suất lao động bình quân ngày: so với năm gốc tăng 1,4% tương ứng 8 đồng.
Năng suất lao động bình quân ngày tăng, trong khi năng suất lao động giờ bình quân giảm,
chứng tỏ số giờ làm việc trong ngày của năm nghiên cứu tăng so với năm gốc (tăng từ
7,5giờ lên 7,8 giờ).
Năng suất lao động năm: so với năm gốc tăng 5,9% tương ứng 95.000 đồng. Ở đây
ta thấy tốc độ tăng năng suất lao động năm tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động
bình quân ngày, điều này đã chứng tỏ số ngày làm việc thực tế của công nhân sản xuất năm
nghiên cứu cao hơn so với năm gốc.
Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất.
Sau khi đánh giá sự biến động về năng suất lao động, cần phải xác định mức độ ảnh
hưởng các nhân tố về lao động như nhân tố số công nhân bình quân, số ngày làm việc bình
quân, số giờ làm việc bình quân một ngày công và mức năng suất bình quân một giờ công
đến chỉ tiêu kết quả sản xuất. Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích và các nhân tố ảnh hưởng
được thể hiện thông qua phương trình kinh tế sau:
̅.T
∑ Q (DT) = N ̅̅̅̅ ̅ ̅
ng . Tg . Pg (sp), (đồng)

 Đối tượng phân tích

∑ Q 0 (DT0 ): sản lượng hoặc doanh thu năm gốc

∑ Q1 (DT1 ): sản lượng hoặc doanh thu năm nghiên cứu

- Chênh lệch tuyệt đối: ∆𝑄 = 𝑄1 − 𝑄0


∆Q
- Chênh lệch tương đối: δQ = ∗ 100
Q0

 Xác định độ ảnh hưởng của các nhân tố


Có thể sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp chênh lệch để đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích.
- Do ảnh hưởng của số công nhân sản xuất bình quân
̅̅̅1 − ̅̅̅̅̅
Tuyệt đối: ∆𝑄𝑁̅ = (𝑁 𝑁0 ). ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅
𝑇𝑛𝑔0 . 𝑇 ̅̅̅̅
𝑔0 . 𝑃𝑔0 (𝑆𝑃)
∆𝑄𝑁
̅
Tương đối: 𝛿𝑄𝑁̅ = ∑ ∗ 100 (%)
𝑄0

- Do ảnh hưởng của số ngày công làm việc bình quân của một công nhân
93
Tuyệt đối: ∆𝑄 ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅̅̅̅
𝑇𝑛𝑔 = (𝑇𝑛𝑔1 − 𝑇𝑛𝑔0 ). 𝑁1 . 𝑇𝑔0 . 𝑃𝑔0 (𝑆𝑃)
∆𝑄𝑇𝑛𝑔
̅̅̅̅̅̅
Tương đối: 𝛿𝑄 ̅̅̅̅̅̅
𝑇𝑛𝑔 = ∑ 𝑄0
∗ 100 (%)

- Do ảnh hưởng của số giờ làm việc bình quân trong ngày công
Tuyệt đối: ∆𝑄 𝑇𝑔 ̅̅̅̅
̅̅̅̅ = (𝑇 ̅̅̅̅̅ ̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅
𝑔1 − 𝑇𝑔0 ). 𝑁1 . 𝑇𝑛𝑔1 . 𝑃𝑔0 (𝑆𝑃)
∆𝑄𝑇𝑔
̅̅̅̅
Tương đối: 𝛿𝑄 𝑇𝑔
̅̅̅̅ =
∑ 𝑄0
∗ 100 (%)

- Do ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân trong một giờ công
Tuyệt đối: ∆𝑄̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅ ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅
𝑃𝑔 = (𝑃𝑔1 − 𝑃𝑔0 ). 𝑁1 . 𝑇𝑛𝑔1 . 𝑇𝑔1 (𝑆𝑃)
∆𝑄𝑃𝑔
̅̅̅̅
Tương đối: 𝛿𝑄̅̅̅̅
𝑃𝑔 = ∑ 𝑄0
∗ 100 (%)

- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng


Tuyệt đối:
∆𝑄 = ∆𝑄𝑁̅ + ∆𝑄 𝑇𝑛𝑔
̅̅̅̅̅̅ + ∆𝑄 𝑇𝑔
̅̅̅̅ + ∆𝑄𝑃𝑔
̅̅̅̅

Tương đối:
𝛿𝑄 = 𝛿𝑄𝑁̅ + 𝛿𝑄 𝑇𝑛𝑔
̅̅̅̅̅̅ + 𝛿𝑄 𝑇𝑔
̅̅̅̅ + 𝛿𝑄𝑃𝑔
̅̅̅̅ (%)

Ví dụ: Doanh nghiệp ABC có tài liệu về tình hình sử dụng lao động trong năm
nghiên cứu như sau:


TT Chi tiết Đơn vị Kỳ gốc Kỳ n/c
hiệu

1. Số lao động bình quân ̅


𝑁 Người 312 375

2. Số ngày làm việc bình quân ̅̅̅̅̅̅


𝑇𝑛𝑔 Ngày 275 255

3. Số giờ làm việc trong ngày bq ̅̅̅̅


𝑇𝑔 Giờ/ngày 6.80 7.20

̅̅̅̅ 103
4. Năng suất giờ bình quân 𝑃𝑔 3,125 3,300
vnd/giờ

Yêu cầu:
a. Đánh giá khái quát sự tăng (giảm) kết quả kinh doanh (Doanh thu) của doanh nghiệp kỳ
nghiên cứu so với kỳ gốc.
b. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố quản lý và sử dụng lao động đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Lời giải:
a. Đánh giá về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:
94
- Doanh thu của doanh nghiệp năm nghiên cứu:
- ̅̅̅1 . ̅̅̅̅̅̅
𝐷𝑇1 = 𝑁 ̅̅̅̅
Tng1 . T ̅̅̅̅ 3
g1 . Pg1 = 375 ∗ 255 ∗ 7,2 ∗ 3.300 = 2.272.050.000 (10 đ)

- Doanh thu của doanh nghiệp năm gốc:


𝐷𝑇0 = ̅̅̅
𝑁0 . ̅̅̅̅̅̅ ̅̅̅̅
Tng0 . T ̅̅̅̅ 3
g0 . Pg0 = 312 ∗ 275 ∗ 6,8 ∗ 3.125 = 1.823.250.000 (10 đ)

Doanh thu năm nghiên cứu tăng so với năm gốc:


Chênh lệch tuyệt đối:
∆𝐷𝑇 = 𝐷𝑇1 − 𝐷𝑇0 = 448.800.000 (103 𝑣𝑛đ)
Chênh lệch tương đối:
∆𝐷𝑇
𝛿𝐷𝑇 = ∗ 100 (%) = 24,62%
𝐷𝑇0
Kết quả so sánh cho thấy doanh thu của doanh nghiệp năm nghiên cứu đạt 2.272.050.000
(103 đồng), năm gốc đạt 1.823.250.000 (103 đồng). Doanh thu năm nghiên cứu tăng 24,62%
so với năm gốc tương ứng với 448.800.000 (103 đồng). Sự thay đổi doanh thu của doanh
nghiệp là do các nhân tố liên quan đến lao động thay đổi.
b. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố quản lý và sử dụng lao động đến kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Thiết lập phương trình kinh tế:
DT = 𝑁 ̅. T
̅̅̅̅ ̅ ̅ 3
ng . Tg . Pg (10 𝑣𝑛đ)

Doanh thu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố là số lao động bình quân
trong kỳ, số ngày công lao động bình quân của một công nhân trong kỳ, số giờ công bình
quân trong một ngày làm việc, năng suất giờ bình quân của một công nhân.
Dùng phương pháp chênh lệch để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên
chỉ tiêu phân tích. Thứ tự thế các nhân tố như sau:
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lao động bình quân trong kỳ
Ảnh hưởng tuyệt đối:
∆DTN̅ = (375 − 312) ∗ 275 ∗ 6,8 ∗ 3.125 = 368.156.250 (103 đồng)
Ảnh hưởng tương đối:
368.156.250
δDTN̅ = ∗ 100 = 20,19(%)
1.823.250.000
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố ngày công bình quân của công nhân trong kỳ:
Ảnh hưởng tuyệt đối
3
̅̅̅̅̅̅ = (255 − 275) ∗ 375 ∗ 6,8 ∗ 3.125 = (159.375.000) (10 đồng)
∆DTTng
Ảnh hưởng tương đối:

95
(159.375.000)
δDTTng
̅̅̅̅̅̅ = ∗ 100 = (8.74)(%)
1.823.250.000
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số giờ làm việc bình quân trong ngày
Ảnh hưởng tuyệt đối
3
Tg = (7,2 − 6,8) ∗ 375 ∗ 255 ∗ 3.125 = 119.531.250 (10 đồng)
∆DT̅̅̅̅
Ảnh hưởng tương đối:
119.531.250
δDT̅̅̅̅
Tg = ∗ 100 = 6,56 (%)
1.823.250.000
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng suất giờ bình quân
Ảnh hưởng tuyệt đối
3
̅̅̅̅ = (3.300 − 3.125) ∗ 375 ∗ 255 ∗ 7,2 = 120.487.500 (10 đồng)
∆DTPg
Ảnh hưởng tương đối:
120.487.500
δDTPg
̅̅̅̅ = ∗ 100 = 6,61 (%)
1.823.250.000
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng
Ảnh hưởng tuyệt đối: ∆DT = ∆DTN̅ + ∆DTTng
̅̅̅̅̅̅ + ∆DTTg
̅̅̅̅ + ∆DTPg
̅̅̅̅ =448.800.000 (đồng)

Ảnh hưởng tương đối: δDTTg


̅̅̅̅ = δDTN
̅ + δDTTng
̅̅̅̅̅̅ + δDTTg
̅̅̅̅ + δDTPg
̅̅̅̅ = 24,62%

Lập bảng tổng hợp:

MĐAH
So
T Ký Chênh Tương
Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ n/c sánh Tuyệt đối
T hiệu lệch đối
(%) (103 đồng)
(%)

1. Số lao động BQ ̅
𝑁 312 375 63 20,19 368.156.250 20,19

2. Số ngày làm ̅̅̅̅̅̅ (159.375.00


𝑇𝑛𝑔 275 255 (20,00) (7,27) (8,74)
việc BQ 0)

3. Số giờ làm việc ̅̅̅̅


𝑇𝑔 6,80 7,20 0,40 5,88 119.531.250 6,56
trong ngày BQ

4. Năng suất giờ ̅̅̅̅


𝑃𝑔 3.125 3.300 175 5,60 120.487.500 6,61
BQ

106 1.823.2 2.272.0 448.80


Doanh thu 24,62 X X
đồng 50 50 0

- Số lao động bình quân năm nghiên cứu tăng 63 người so với năm gốc tương ứng
96
20,19%. Số lao động bình quân tăng tác động làm cho doanh thu năm nghiên cứu tăng
368.156.250 (103 đồng), tương ứng là 20,19%.
- Số ngày làm việc thực tế bình quân của một công nhân ở năm nghiên cứu giảm 20
ngày/năm so với năm gốc, ảnh hưởng làm doanh thu năm nghiên cứu giảm 159.375.000
(103 đồng) tương ứng 8,74%. Liệt kê một số nguyên nhân dẫn đến số ngày làm việc thực
tế bình quân của một công nhân giảm.
- Số giờ làm việc trong ngày bình quân ở năm nghiên cứu tăng 0,4 giờ/ngày so với
năm gốc, ảnh hưởng làm cho doanh thu năm nghiên cứu tăng 119.531.250 (103 đồng) tương
ứng 6,61%. Liệt kê một số nguyên nhân dẫn đến số giờ làm việc bình quân trong một ngày
của một công nhân tăng.
- Năng suất giờ bình quân năm nghiên cứu tăng 5,6% so năm gốc, tương ứng 175.000
(đ/giờ), sự thay đổi này tác động làm doanh thu năm nghiên cứu tăng 120.487.500 (103
đồng) tương ứng 6,61%. Liệt kê một số nguyên nhân dẫn đến năng suất giờ bình quân của
một công nhân tăng.
Đưa ra đánh giá tình hình sử dụng và quản lý lao động như vậy tốt hay xấu, đưa ra
giải pháp liên quan đến việc sử dụng lao động nhằm tăng doanh thu trong thời gian tới.
3.6 Phân tích tình hình tiền lương
Tiền lương lao động là số tiền người lao động trong doanh nghiệp nhận được sau một
thời gian lao động nhất định cho doanh nghiệp. Tổng số tiền doanh nghiệp trả thù lao lao
động cho người lao động trong doanh nghiệp trong kỳ gọi là quỹ lương.
Tiền lương là một yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với người lao động vì đó vừa
là mục tiêu kinh tế của người lao động, vừa là động lực thúc đẩy người lao động cống hiến
sức lao động cho doanh nghiệp. tuy nhiên, mức lương mà người lao động nhận được không
phù hợp với mức cống hiến lao động của họ thì tiền lương lại là yếu tố kìm hãm lao động
do người lao động chán nản, không muốn cống hiến cho doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu ở học phần này chỉ là nghiên cứu tổng quỹ lương và tiền lương
bình quân. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương và tiền lương bình quân nhằm đánh giá
việc sử dụng quỹ lương của doanh nghiệp là hợp lý hay không hợp lý, phát hiện và phân
tích các nguyên nhân gây ra sự biến động quỹ lương của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so
với kỳ gốc, đánh giá sụ hợp lý hay không hợp lý giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân với
tốc độ tăng năng suất lao động của người lao động.
- Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương và tiền lương bình quân của công nhân cần
tập trung phân tích những nội dung chính sau:
+ Đánh giá khái quát tình hình biến động quỹ lương của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu
so với kỳ gốc
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động quỹ lương
+ Phân tích tốc độ tăng tiền lương bình quân trong mối liên hệ với tốc độ tăng năng
suất lao động bình quân.
- Phương pháp phân tích:
97
Bằng phương pháp chi tiết, ta phân chia đối tượng nghiên cứu: tổng quỹ lương và tiền
lương bình quân của doanh nghiệp theo các góc độ khác nhau (theo thời gian, địa điểm và
các bộ phận cấu thành)
+ Theo thời gian ta có thể chia theo các quý và khi nghiên cứu từng quý ta có thể chia
theo các tháng.
+ Theo địa điểm ta có thể chia tổng quỹ lương và lương bình quân của doanh nghiệp
theo các đơn vị, các xí nghiệp, các bộ phận, có thể phân chia theo các chức năng lao động.
+ Theo các bộ phận cấu thành ta phân chia thành 3 bộ phận: lương cơ bản trong đó
chia ra lương sản phẩm, lương thời gian, phụ cấp các loại và tiền thưởng.
3.6.1 Phân tích tổng quỹ lương theo khoản mục lương
Tiền lương hoặc tiền công là các khoản thù lao được tính bằng tiền mà doanh nghiệp
phải trả cho người lao động của họ. Từ khái niệm tiền lương như vậy, ta có thể đi đến khái
niệm về tổng quỹ lương như sau: Tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất
định là tất cả các khoản mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động theo kết quả lao
động của họ dưới các hình thức, các chế độ lương và chế độ phụ cấp tiền lương hiện hành.
Thành phần quỹ lương thuộc doanh nghiệp bao gồm các khoản chủ yếu sau:
+ Quỹ lương cấp bậc và phụ cấp
+Quỹ lương trả theo sản phẩm: là các khoản tiền lương trả cho người lao động theo
số lượng và chất lượng sản phẩm họ sản xuất ra. Đây là hình thức trả lương tiên tiến nhất
hiện nay. Hình thức trả lương này phát huy đầy đủ vai trò đòn bẩy kinh tế, kích thích sản
xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội. tuy nhiên, để
áp dụng một cách thuận lợi và phát huy hết những ưu điểm của hình thức này thì doanh
nghiệp phải xây dựng được một hệ thống định mức lao động thật hợp lý, xây dựng được
đơn giá tiền lương trả cho từng loại sản phẩm, từng loại công việc một cách khoa học hợp
lý, xây dựng được chế độ thưởng phạt rõ ràng, xây dựng được tỷ lệ thưởng luỹ tiến thích
hợp.
+ Quỹ lương khoán: là hình thức trả lương cho các cá nhân hay tập thể người lao
động dựa theo khối lượng công việc mà doanh nghiệp giao khoán cho họ.
+ Quỹ lương thời gian: là các khoản tiền lương trả cho người lao động theo thời gian
lao động, bao gồm: lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng. Hình thức này
thường được áp dụng với những công việc chưa định mức được, công việc tự động hoá
cao, đòi hỏi chất lượng cao. Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như
hành chính quản trị, tổ chức lao động, tài vụ-kế toán…Lương thời gian có thể gồm, lương
giờ là tiền lương trả cho tổng số giờ công làm việc thực tế, cộng với các khoản tiền thưởng
gắn liền với tiền lương giờ như: thưởng tăng năng suất, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu,
thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm…, lương ngày là tiền lương trả cho tổng số ngày
công làm việc thực tế, cộng với các khoản phụ cấp trong phạm vi ngày làm việc như: tiền
trả cho thời gian ngưng việc trong ca không phải do lỗi của người lao động, tiền trả cho
phế phẩm trong mức quy định…,lương tháng (quý, năm): là tiền lương trả cho người lao
động trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp trong tháng (quý, năm) bao gồm tiền lương ngày

98
và các khoản phụ cấp khác trong tháng như tiền trả cho người lao động trong thời gian nghỉ
phép năm, tiền trả cho thời gian ngưng việc trọn ngày không phải do lỗi người lao động,
phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ…
- Quỹ khen thưởng có tính chất thường xuyên: đây là những khoản chi trực tiếp cho
người lao động nhưng không hạch toán vào giá thành, như tiền lương từ quỹ phúc lợi, chi
phí tham quan, nghỉ mát, chi phí đào tạo…
- Quỹ khác: đây là các khoản doanh nghiệp chi trực tiếp cho người lao động và hạch
toán vào giá thành như tiền ăn ca, ăn trưa, tiền xăng xe, tiền điện thoại…
- Quỹ hỗ trợ khác
Bên cạnh quỹ tiền lương, người lao động trong doanh nghiệp còn được khoản các
khoản trợ cấp từ các quỹ khác: quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp và kinh phí công đoàn.
+ Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) được hình thành chủ yếu bằng cách trích theo tỷ lệ
quy định trong tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực…)thực
tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích hiện hành tổng là 25%, trong đó 17% được tính vào
chi phí doanh nghiệp, 8% được tính trừ vào lương của nhân viên. Quỹ bảo hiểm xã hội
được chi tiêu cho các trường hợp: người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.
+ Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa
bệnh, viện phí, thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Quỹ này
được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp của
người lao động thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT hiện hành là 4,5%, trong
đó 3% tính vào chi phí kinh doanh và 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động.
+ Bảo hiểm thất nghiệp: được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng
số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp cho người lao động thực tế phát sinh trong
tháng. Đây là một biện pháp nhằm hỗ trợ người lao động một khoản tài chính nhằm ổn
định cuộc sống người lao động trong thời gian mất việc. Tỷ lệ trích bảo hiểm thất nghiệp
hiện hành là 2%, trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% trừ vào lương
của người lao động.
+ Kinh phí công đoàn: hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số
tiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2% tính
vào chi phí của doanh nghiệp. Số kinh phí công đoàn doanh nghiệp trích được, một phần
nộp lên liên đoàn lao động cấp trên, một phần để lại chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại
doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích:
Thiết lập phương trình kinh tế:
n

∑ QL = ∑ QLkmi (đồng)
i=1

99
Trong đó:

∑ QL: Tổng quỹ lương của doanh nghiệp (đồng)


QLkmi: Chi phí lương ở khoản mục i
Đánh giá tình hình tăng giảm tổng quỹ lương được xác định bằng cách:
- Biến động tuyệt đối:
∆ ∑ QL = ∑ QL1 − ∑ QL0 (đồng)
- Biến động tương đối:
∆ ∑ QL
𝛿 ∑ QL = 100 (%)
∑ QL0
Đánh giá sự biến động tổng quỹ lương của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc
Đánh giá sự biến động tỷ trọng chi phí lương ở khoản mục i kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
đồng thời tính toán mức độ ảnh hưởng của các khoản mục lương tác động đến tổng quỹ
lương của doanh nghiệp.
Mỗi khoản mục trong quỹ lương chịu ảnh hưởng của những nguyên nhân khác nhau:
- Quỹ lương cấp bậc và phụ cấp sẽ phụ thuộc vào số lượng lao động hưởng lương loại
này. Đó là số lượng nhân viên gián tiếp, công nhân trực tiếp nhưng làm những công việc
không tính lương theo sản phẩm. Tiền lương của họ phụ thuộc nhiều vào chế độ, chính
sách của nhà nước, chế độ trả lương của doanh nghiệp.
Khi số lượng lao động ổn định, nhưng cơ cấu lao động (theo trình độ, theo thời gian
công tác, theo các loại phụ cấp…) thay đổi cũng làm cho quỹ lương thay đổi.
- Quỹ lương sản phẩm: số lượng sản phẩm và đơn giá tiền lương là yếu tố quyết định
sự tăng giảm của quỹ lương này. Số lượng sản phầm tăng giảm kéo theo quỹ lương sản
phẩm tăng giảm là tất yếu. Càng tăng sản lượng đồng thời tăng quỹ lương là tốt. Còn đơn
giá tiền lương thay đổi phụ thuộc vào quy định của nhà nước, phụ thuộc vào địa điểm của
doanh nghiệp vì nhà nước sẽ quy định mức lương tối thiểu vùng, tỷ lệ trích doanh thu đưa
vào quỹ lương hoặc do sự thoả hiệp giữa doanh nghiệp và người lao động.
- Tiền thưởng phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự
đóng góp của người lao động đối với việc phấn đấu thực hiện các mục tiêu của doanh
nghiệp trong kỳ.
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh áp dụng hình thức trả lương theo sản
phẩm là chủ yếu. Hình thức trả lương theo thời gian chỉ áp dụng trả cho những ngày nghỉ
chế độ (nghỉ phép, nghỉ lễ tết, nghỉ ốm đau, thai sản…). Tiền lương trả cho người lao động
phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Lương cấp bậc dùng làm cơ sở để chia lương, chia
thưởng, kết hợp với kết quả thành tích của từng cá nhân, từng bộ phận. Cho nên có thể nói
quỹ lương biến động chủ yếu do kết quả sản xuất kinh doanh, do năng suất lao động của
người lao động tạo nên. Tuy vậy, khi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sụt
kém, quỹ lương có giảm nhưng giảm có giới hạn. Giới hạn đó là phải đảm bảo mức lương
cơ bản cho người lao động. Lúc đó cần xem xét nguồn chi phí trả lương.Cũng có nhiều
100
trường hợp tổ chức trả lương chưa hợp lý, thể hiện ở chỗ tiền lương bình quân tăng nhanh
hơn năng suất lao động. Đó là do cách trả lương chưa xem xét đến tốc độ tăng giữa hai chỉ
tiêu.
Bảng 3.1. Đánh giá biến động tổng quỹ lương theo khoản mục tiền lương [3]

Kỳ gốc Kỳ N/C
% % MĐ
Tỷ Tỷ Chênh
TT Chi tiết So
Giá trị Giá trị lệch AH
trọng trọng sánh
% %

1. Lương SP

2. Lương khoán

3. Lương thời
gian

4. Phụ cấp

5. Khoản khác…

Tổng quỹ
lương

3.6.2 Phân tích tổng quỹ lương theo chức năng lao động.
Phân tích tổng quỹ lương theo chức năng lao động nhằm đánh giá quỹ lương chung
của toàn doanh nghiệp và quỹ lương phân chia cho các bộ phận chức năng trong doanh
nghiệp, xem xét nguyên nhân làm cho quỹ lương ở các bộ phận chức năng biến động, biến
động tăng giảm như vậy có phù hợp hay không.
Khi xem xét tiền lương theo chức năng lao động cần phân tích tình hình biến động
quỹ lương ở từng bộ phận chức năng lao động xem xét sự biến động đó đã phù hợp với kết
quả sản xuất kinh doanh chưa.
Biến động tuyệt đối:
∆QLcni = QLcni1 − QLcni0. (đồng)
Biến động tương đối:
∆′ = QLcni1 − QLcni0 . IDT (đồng)
Trong đó:
QLcni1,QLcn10: lần lượt là quỹ lương của bộ phận chức năng i ở năm nghiên
cứu và năm gốc.
Đối với mỗi doanh nghiệp để phụ hợp với chức năng nhiệm vụ của mình thì sẽ có sự
phân chia các bộ phận chức năng khác nhau. Ví dụ, đối với doanh nghiệp xếp dỡ ta có thể
101
lập bảng phân tích tổng quỹ lương theo chức năng như bảng 3.2:
Bảng 3.2. Phân tích tổng quỹ lương theo chức năng đối với doanh nghiệp xếp dỡ [3]

Tăng (+), giảm


Năm gốc Năm N/C %
(-) (IDT)
TT Chức năng so
Giá Tỷ Giá Tỷ sánh Tuyệt Tương
trị trọng trị trọng đối đối

I QL trong XD

1 Công nhân

a CN trực tiếp XD

+ Cơ giới

+ Thủ công

b NV phục vụ XD

2 CBCNV

a Quản lý kinh tế

b Quản lý kỹ thuật

c QL hành chính

II QL ngoài XD

Tổng QL của DN

3.6.3 Phân tích tiền lương bình quân theo chức năng lao động
Phân chia lao động theo chức năng lao động thì tổng số lao động ở doanh nghiệp
được chia thành lao động trong và ngoài sản xuất. Lao động trong sản xuất là bộ phận trực
tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Cho nên phân tích tiền lương bình quân
theo chức năng lao động nhằm đánh giá sự biến động lương bình quân của một công nhân
viên của doanh nghiệp, lương bình quân của một người lao động ở bộ phận trong sản xuất
và ngoài sản xuất đã tương xứng với kết quả sản xuất hay không.
Phân tích đánh giá chi tiết lương bình quân của một công nhân ở mỗi bộ phận chức
năng để xem tốc độ tăng lương bình quân bộ phận chức đó so với tốc độ tăng hiệu quả
công việc có hợp lý hay không. Sử dụng chỉ số tính chuyển là IDT để đánh giá sự biến động
tuyệt đối và tương đối. Cụ thể như sau:
Biến động tuyệt đối lương bình quân của lao động ở bộ phận chức năng i:
102
∆Lbqi = Lbqi1 − Lbqi0 (đồng/người)
Biến động tương đối lương bình quân của lao động ở bộ phận chức năng i:
∆′Lbqi = Lbqi0 − Lbqi0 . IDT (đồng/người)
Khi phân tích sự biến động lương bình quân theo chức năng lao động ở doanh nghiệp xếp
dỡ ta có thể lập bảng như bảng 3.3
Bảng 3.3. Phân tích lương bình quân theo chức năng lao động ở doanh nghiệp xếp dỡ [3]

Năm Năm
% so Tăng (+) giảm (-)
TT Chức năng gốc N/C
sánh
Giá trị Giá trị Tuyệt đối Tương đối

I TLBQ 1 LĐ trong XD

1 Công nhân

a CN trực tiếp XD

+ Cơ giới

+ Thủ công

b NV phục vụ XD

2 CBCNV

a Quản lý kinh tế

b Quản lý kỹ thuật

c Quản lý hành chính

II TLBQ 1LĐ ngoài XD

TLBQ 1 CBCNV

103
Câu hỏi ôn tập chương 3
I. Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày phương pháp phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lao động về mặt
số lượng? Cho ví dụ cụ thể?
2. Trình bày phương pháp phân tích năng suất lao động trong doanh nghiệp xếp dỡ?
3. Nêu những nhân tố làm cho lương bình quân của người lao động biến động.
II. Bài tập ôn tập
1. Có tài liệu về tình hình quản lý và sử dụng lao động tại doanh nghiệp xếp dỡ A
như sau:

TT Chi tiết Kỳ nghiên


Ký hiệu Đơn vị Kỳ gốc
cứu

1. Năng suất giờ lao động bình ̅̅̅̅ 103


𝑃𝑔 1.356 1.650
quân đồng/giờ

2. Số người lao động bình quân ̅


𝑁 người/năm 942 996

3. Số ca làm việc bình quân ̅̅̅̅̅


𝑇𝑐𝑎 Ca/ngày 1,2 1,3

4. Số giờ làm việc bình quân ̅̅̅̅


𝑇𝑔 giờ/ca 7,5 7,2

5. Tổng số ngày làm việc toàn


∑ 𝑇𝑛𝑔 ngày 268.470 271.908
DN

Yêu cầu:
a. Đánh giá khái quát sự tăng (giảm) kết quả kinh doanh (Doanh thu) của doanh nghiệp kỳ
nghiên cứu so với kỳ gốc.
b. Phân tích các nhân tố quản lý và sử dụng lao động ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
c. Đề xuất một số biện pháp cụ thể về sử dụng và quản lý lao động để doanh nghiệp có thể
tăng kết quả kinh doanh (doanh thu)

104
2. Có tài liệu về tình hình quản lý và sử dụng lao động tại doanh nghiệp A như sau:

TT Chi tiết Ký Đơn vị Kỳ gốc Kỳ nghiên


hiệu cứu

1. Tổng số ngày công chế độ ∑ Tcđ Ngày 97.500 112.500

2. Năng suất giờ bình quân ̅̅̅


Pg 103 3.125 3.300
đồng/giờ

3. Số ngày làm việc bình quân ̅̅̅̅̅


Tng Ngày/người 275 255

4. Hiệu suất sử dụng giờ công Hgiờ % 85 90


chế độ

5. Hiệu suất sử dụng ngày công Hngày % 88 85


chế độ

Yêu cầu:
a. Đánh giá khái quát sự tăng (giảm) kết quả kinh doanh (Doanh thu) của doanh nghiệp kỳ
nghiên cứu so với kỳ gốc.
b. Phân tích các nhân tố quản lý và sử dụng lao động ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
c. Đề xuất một số biện pháp cụ thể về quản lý và sử dụng lao động để doanh nghiệp có thể
tăng kết quả kinh doanh (doanh thu)

105
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (TSCĐ)
4.1 Khái niệm và phân loại
4.1.1 Khái niệm:
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản
xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định, đặc biệt
là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng
năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Đối với khối doanh nghiệp, nếu thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn sau thì tài sản đó
được coi là tài sản cố định:
1 - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
2 - Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;
3 - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng
trở lên.
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng của doanh nghiệp, là yếu tố cơ
bản của quá trình sản xuất kinh doanh, nó giữ vai trò quan trọng đối với hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Để có hiệu quả cao, tài sản cố định phải được sử dụng triệt
để cả về công suất và thời gian.
4.1.2 Phân loại:
Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, mỗi loại có vai trò, vị trí khác
nhau đối với quá trình sản xuất kinh doanh và chúng thường xuyên biến động về cơ cấu,
quy mô và tình trạng kỹ thuật. Theo đó, tài sản cố định có thể được phân loại theo những
cách sau:
 Theo hình thái biểu hiện bao gồm có: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô
hình, tài sản cố định thuê tài chính
- Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất
thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh
doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy
móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
- Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một
lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia
vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi
phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
- Tài sản cố định thuê tài chính: Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của
công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua
lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài
chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải

106
tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Mọi TSCĐ đi thuê nếu
không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
 Theo tình hình sử dụng bao gồm có: tài sản cố định đang dùng và tài sản cố định
không cần dùng
- Tài sản cố định đang dùng là những tài sản cố định đang dùng cho hoạt động sản
xuất kinh doanh
- Tài sản cố định không cần dùng là những tài sản cố định không dùng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân có thể là những tài sản này không phù hợp với
quy trình công nghệ hiện tại nên không dùng hoặc dùng không hiệu quả.
 Căn cứ vào mục đích sử dụng bao gồm:
- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh
- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi. Đây là những tài sản cố định doanh
nghiệp sử dụng vào nhu cầu phúc lợi công cộng như nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà nghỉ….
 Căn cứ vào quyền sở hữu bao gồm:
- Tài sản cố định thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp: doanh nghiệp được toàn
quyền quyết định và sử dụng tài sản cố định này
- Tài sản cố định thuê tài chính
- Tài sản cố định thuê hoạt động
4.2 Phân tích chung tình hình sử dụng tài sản cố định
4.2.1 Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản cố định
Kết cấu tài sản cố định là các loại tài sản cố định và tỷ trọng của từng loại trong tổng
số. Kết cấu này giữa các thời kỳ khác nhau sẽ thay đổi do sự tăng giảm của các loại tài sản
cố định. Kết cấu tài sản cố định chung cả doanh nghiệp được nghiên cứu bằng chỉ tiêu giá
trị vì các loại tài sản cố định không cùng giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không tương
tự, đơn vị tính cũng khác nhau. Nếu dùng chỉ tiêu hiện vật sẽ không phản ánh được kết cấu.
Xu hướng chung khi phân tích là tỷ trọng và tốc độ tăng của tài sản cố định dùng trong sản
xuất kinh doanh bao giờ cũng lớn hơn các loại tài sản cố định khác, trong đó đặc biệt coi
trọng loại máy móc thiết bị sản xuất vì đây là loại tài sản cố định trực tiếp tạo ra sản phẩm,
còn các loại tài sản cố định khác chỉ nên tăng theo một tỷ lệ tương ứng. Đối với tài sản cố
định dùng ngoài sản xuất thì chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm về số tỷ trọng. Đối
với tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý thì doanh nghiệp cần phải có hướng
giải quyết ngay.
Sự biến động của tài sản cố định được biểu hiện bằng chỉ tiêu gía trị, đồng thời dùng
chỉ tiêu hiện vật để minh họa cụ thể. Ví dụ như trong kỳ có tăng tài sản cố định thuộc loại”
phương tiện vận tải” với giá trị 5 tỷ đồng. Cần nói rõ con tàu với trọng tải bao nhiêu? Loại
tàu gì? Hoạt động trên tuyến nào? Tàu mới hay cũ, còn lại giá trị bao nhiêu phần trăm. Có
như vậy mới phân tích được việc tăng như vậy đúng hay sai, mức độ hợp lý của việc đầu
tư, phương hướng biện pháp sử dụng.

107
Bảng phân tích như sau: (Bảng 4.1)
Bảng 4.1. Phân tích kết cấu và biến động của tài sản cố định [3]

Số đầu kỳ Tăng Giảm Số cuối kỳ


STT Loại TSCĐ trong trong Tỷ trọng
Giá trị Tỷ trọng (%) kỳ kỳ Giá trị
(%)

1 Nhà cửa, VKT


2 Máy móc thiết bị
3 Phương tiện vận
tải

 Nghiên cứu kết cấu tài sản cố định ta xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản cố định trong
tổng số
TSCĐ đang dùng
∗ 100% (4.2)
Tổng TSCĐ

Tỷ trọng này càng tăng càng được đánh giá tốt, giảm không tốt. TSCĐ đang dùng
tăng có nghĩa là tài sản này phù hợp với công nghệ hiện tại, dùng có hiệu quả, phù hợp với
quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Ngược lại, TSCĐ đang dùng giảm có nghĩa là TSCĐ
không cần dùng, chưa cần dùng tăng lên. Nguyên nhân có thể là những tài sản không còn
phù hợp với quy trình công nghệ hiện tại nên không dùng hoặc dùng không có hiệu quả.
Cũng có thể do quy mô sản xuất của doanh nghiệp thu nhỏ nên không dùng hết số tài sản
hiện có.
TSCĐ TTSX
∗ 100% (4.3)
Tổng TSCĐ đang dùng

Tỷ trọng này càng tăng càng được đánh giá tốt, giảm không tốt. TSCĐ trực tiếp sản
xuất là những loại TSCĐ trực tiếp tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Khi tỷ trọng này
càng tăng góp phần làm tăng sản lượng cho doanh nghiệp .Việc cải tiến cơ cấu phải hướng
vào việc tăng các loại TSCĐ có tác dụng tích cực đến việc tăng sản lượng như các TSCĐ
trực tiếp sản xuất: thiết bị máy móc, phương tiện vận tải…đồng thời giảm tỷ trọng các bộ
phận không có tác dụng trực tiếp đến sản xuất như nhà cửa, vật kiến trúc…những loại này
chỉ cần vừa đủ để phục vụ cho quá trình sản xuất. Các loại TSCĐ chờ xử lý phải giảm và
triệt tiêu là tốt nhất.
 Nghiên cứu sư biến động TSCĐ: cần nêu rõ những TSCĐ tăng, giảm về các nội dung
như chủng loại, giá trị, số lượng và một số đặc trưng kỹ thuật cơ bản, thời điểm tăng, giảm.
Nêu nguyên nhân vì sao có sự biến động đó: Tăng có thể do đầu tư xây dựng mới, do mua
sắm, do chuyển nhượng, do đánh giá lại tài sản. Giảm do thanh lý, bán, chuyển đi nơi khác,
do đánh giá lại tài sản.

108
Cuối cùng đề xuất các biện pháp tăng giảm TSCĐ để có một kết cấu hợp lý.
4.2.2 Phân tích tình hình trang bị TSCĐ
Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định là xem xét việc trang bị tài sản cố định của
doanh nghiệp có đảm bảo phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh hay không, trên
cơ sở đó đưa ra kế hoạch trang bị tài sản cố định để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày
càng tăng. Để phản ánh tình hình trang bị tài sản cố định, mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng
những chỉ tiêu sau:
- Trình độ trang bị kỹ thuật:
∑Nguyên giá của các phương tiện kỹ thuật
HTBKT= (đồng/người) (4.5)
∑số công nhân (công nhân viên)trong ca lớn nhất

Các phương tiện kỹ thuật bao gồm thiết bị sản xuất, thiết bị động lực, hệ thống truyền
dẫn, dụng cụ đo lường...HTBKT càng cao năng lực sản xuất càng lớn và tạo điều kiện để tăng
năng suất lao động. Vì vậy tốc độ tăng mức trang bị phương tiện kỹ thuật phải nhanh hơn
tốc độ tăng mức trang bị tài sản cố định.
- Trình độ trang bị chung tài sản cố định:
∑NGTSCĐ
HTBCTSCĐ= (đồng/người) (4.6)
∑số công nhân (công nhân viên)trong ca lớn nhất

Mức trang bị tài sản cố định cho công nhân phản ánh một công nhân sản xuất bình
quân được trang bị bao nhiêu đồng tài sản cố định. Mức trang bị càng lớn chứng tỏ điều
kiện sản xuất của công nhân càng được thuận lợi.
Việc trang bị tài sản cố định tốt hay xấu, mới hay cũ đều ảnh hưởng tới năng suất lao
động và kết quả sản xuất. Vì vậy, khi nói đến tình hình trang bị tài sản cố định phải đánh
giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định đó. Tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định căn
cứ vào mức độ hao mòn của tài sản cố định trong quá trình sử dụng. Tài sản cố định sử
dụng càng lâu hao mòn càng nhiều và trích khấu hao càng lớn. Người ta sử dụng hệ số hao
mòn tải sản cố định để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tải sản cố đinh

∑ Lũy kế khấu hao


- Hệ số hao mòn: Hhm= (4.4)
∑NGTSCĐ

Trong đó:
0≤Hhm≤1, Hhm-> 1: có nghĩa là TSCĐ quá cũ kĩ và lạc hậu, Doanh nghiệp phải chú
trọng đổi mới và hiện đại hóa tài sản cố định
Hhm-> 0: có nghĩa là TSCĐ mới được trang bị và càng có khả năng tiên tiến
Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hao mòn dần và đến một lúc nào đó tài sản
cố định không còn sử dụng được nữa. Mặt khác, quá trình hao mòn tài sản cố định diễn ra
đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh. Nghĩa là sản xuất càng khẩn trương bao nhiêu
thì độ hao mòn càng nhanh bấy nhiêu. Vì vậy việc đánh giá tài sản cố định của doanh
nghiệp đang sử dụng đang còn mới hay cũ, cũ ở mức nào là việc rất cần thiết để doanh
nghiệp có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất tài sản cố định.

109
Vậy muốn tăng mức độ trang bị tài sản cố định cần đổi mới tài sản cố định bằng cách
đầu tư xây dựng mới, mua sắm máy móc thiết bị để kịp thời thay thế các tài sản đã hư hỏng,
không còn sử dụng và hiệu quả thấp.
Mức độ trang bị về tài sản cố định càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng
quy mô, phát triển lên theo hướng hiện đại hóa và tiên tiến hơn. Đó là tiền đề để sản xuất
phát triển.
4.2.3 Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ
Việc trang bị tài sản cố định về số lượng, chất lượng, chủng loại mới là điều kiện cần
thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh. Vấn đề cần giải quyết
tiếp theo là phải quản lý và sử dụng những tài sản cố định đó sao cho có hiệu quả kinh tế
cao. Nghĩa là phải làm thế nào để các tài sản cố định đó sản xuất tốt, sản lượng cao, chi phí
thấp, tăng lợi nhuận và vẫn bảo toàn và phát triển vốn dài hạn. Nghiên cứu kết quả của
việc sử dụng tài sản cố định ta có thể dùng các chỉ tiêu sau:
𝑺ố 𝒔ả𝒏 𝒑𝒉ẩ𝒎 𝒔ả𝒏 𝒙𝒖ấ𝒕 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒌ỳ 𝑺𝑷
- Sức sản xuất của TSCĐ= ( ) (4.7)
𝑵𝑮𝑻𝑺𝑪Đ 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 đ𝒏𝒈

Chỉ tiêu này phản ánh rằng trong sản xuất kinh doanh, cứ một đồng nguyên giá tài
sản cố định bình quân thì tạo ra bao nhiêu số sản phẩm sản xuất.
Trong vận tải, số sản phẩm sản xuất có thể tính bằng khối lượng sản phẩm vận tải
(khối lượng hàng hóa vận chuyển hoặc khối lượng hàng hóa luân chuyển, khối lượng hàng
hóa xếp dỡ).
Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, khi chỉ tiêu sản lượng tăng và không có những tài sản
cố định thừa thiếu thì sức sản xuất của tài sản cố định sẽ lớn. Vậy muốn tăng sức sản xuất
của tài sản cố định thì trước hết phải đưa nhanh các máy móc thiết bị vào sản xuất giải
phóng những loại tài sản cố định chưa cần dùng không cần dùng, thanh lý kịp thời các tài
sản cố định đã hư hỏng. Đồng thời tăng ca, giờ máy hoạt động, sử dụng tối đa công suất
thiết kế.
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ= (đ dthu/đng) (4.8)
𝑵𝒈𝒖𝒚ê𝒏 𝒈𝒊á 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒄ố đị𝒏𝒉 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân bỏ ra trong kỳ thì
thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ chất lượng công
tác quản lý và sử dụng tài sản cố định càng tốt và ngược lại.
𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế
- Khả năng sinh lợi của TSCĐ= ∗ 𝟏𝟎𝟎 (%) (4.9)
𝑵𝒈𝒖𝒚ê𝒏 𝒈𝒊á 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒄ố đị𝒏𝒉 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

Ý nghĩa: cứ 1 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân bỏ ra trong kỳ thì thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt và ngược lại. Để tăng
sức sinh lợi của tài sản cố định cần tăng khối lượng sản phẩm, tăng doanh thu và hạ thấp
chi phí sản xuất
4.3 Phân tích tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp vận chuyển
Phương tiện vận chuyển là tài sản cố định chủ yếu của doanh nghiệp vận chuyển.
Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp vận chuyển là vận chuyển hàng hóa, hành khách do
110
đội tàu thực hiện. Trong cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp vận chuyển thì phương
tiện vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn.
4.3.1 Phân tích tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển về số lượng và kết cấu
Trước hết ta phân loại đội tàu của doanh nghiệp. Có nhiều tiêu thức để phân loại,
trong phân tích ta thường phân loại theo các cách sau:
- Theo phạm vi sử dụng bao gồm: tàu đang dùng, không cần dùng, chờ thanh lý, cho
thuê
- Theo đối tượng vận chuyển bao gồm: tàu vận chuyển hàng hóa, tàu vận chuyển
hành khách
- Theo tuổi tàu bao gồm: tàu trẻ (dưới 15 năm), tàu già (trên 15 năm)
- Theo loại hàng vận chuyển bao gồm: tàu vận chuyển hàng rời, hàng container,
hàng lỏng
- Theo hình thức vận chuyển bao gồm: tàu chuyên tuyến và không chuyên tuyến
- Theo vật liệu đóng tàu bao gồm tàu gỗ, tàu thép…
- Theo phạm vi hoạt động bao gồm: tàu viễn dương, tàu ven biển, tàu nội địa
Mỗi cách phân loại sẽ cho ta một kết cấu riêng, nghiên cứu từng kết cấu sẽ thấy được
sự hợp lý của đội tàu nói chung và của mỗi tàu nói riêng. Trong các kết cấu, trước hết ta
cần quan tâm đến kết cấu theo phạm vi sử dụng. Nếu tàu đang dùng chiếm tỷ trọng cao,
tàu không cần dùng hoặc chờ thanh lý chiếm tỷ trọng thấp được đánh giá rất tốt. Và ngược
lại, tỷ trọng tàu không cần dùng hoặc chờ thanh lý chiếm tỷ trọng cao thì cần tìm rõ nguyên
nhân và biện pháp để loại bỏ thành phần này ra khỏi cơ cấu đội tàu. Nguyên nhân “không
cần dùng” có thể do tàu không phù hợp với tuyến đường, mặt hàng. Hoặc do khai thác
không hiệu quả. Và biện pháp tốt nhất là bán đi hoặc hoán cải để phù hợp hơn.
Cuối cùng việc nghiên cứu tình hình sử dụng phương tiện phải đưa ra được kết cấu
hợp lý trong thời gian trước mắt. Đề xuất biện pháp tăng, giảm thay đổi để có kết cấu hợp
lý ấy, cần chú ý: khi đề xuất biện pháp phải xét đến điều kiện cụ thể của doanh nghiệp như
khả năng về vốn, trình độ khai thác, đường lối sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4.3.2 Phân tích tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển về mặt thời gian
Để sử dụng tối ưu con tàu, một trong các biện pháp cơ bản là sử dụng triệt để về mặt
thời gian. Việc phân tích tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển về mặt thời gian được
sử dụng các chỉ tiêu sau:
4.3.2.1 Chỉ tiêu số lượng
Để đánh giá tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển về mặt thời gian, ta phân tích
chỉ tiêu số lượng theo bảng 4.2 dưới đây:

111
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển về mặt thời gian đối với chỉ tiêu số
lượng [3]

Chỉ tiêu Tàu (i) Bình quân (nhóm tàu, đội tàu)
số lượng

* Tổng thời gian có: Tco =∑Tcoi


- Tcoi ∑𝑇𝑐𝑜𝑖
* Thời gian có BQ: ̅̅̅̅̅̅
𝑇𝑐𝑜 =
Thời gian có 𝑚
- Tấn trọng tải
ngày tàu có: Dti. Tcoi * Tổng tấn TT ngày tàu có:
∑Dti.Tcoi= 𝑚. ̅̅̅ . 𝑇𝑐𝑜
̅̅̅ 𝐷𝑡 ̅̅̅̅̅

* Tổng thời gian KT: Tkt =∑Tkti


- Tkti
∑𝑇𝑘𝑡𝑖
Thời gian ̅̅̅̅̅ =
* Thời gian khai thác BQ:𝑇𝑘𝑡
- Tấn trọng tải 𝑚
Khai thác ngày tàu khai thác : * Tổng tấn TT ngày tàu khai thác:
Dti.Tkti
∑Dti.Tkti= 𝑚. ̅̅̅ . ̅̅̅̅̅
̅̅̅ 𝐷𝑡 𝑇𝑘𝑡

* Tổng thời gian chạy: Tch ==∑Tchi


∑𝑇𝑐ℎ𝑖
- Tchi * Thời gian chạy BQ: ̅̅̅̅̅
𝑇𝑐ℎ =
𝑚
Thời gian chạy - Tấn trọng tải * Tổng tấn TT ngày tàu chạy
ngày tàu chạy:
Dti.Tchi ∑Dti.Tchi= 𝑚. ̅̅̅ . ̅̅̅̅̅
̅̅̅ 𝐷𝑡 𝑇𝑐ℎ

4.3.2.2 Chỉ tiêu chất lượng


Những chỉ tiêu phản ánh mức độ lợi dụng khả năng của con tàu về mặt thời gian là
chỉ tiêu chất lượng, đó chính là các hệ số sử dụng thời gian
 Với một con tàu:
- Hệ số vận doanh (hay còn gọi là hệ số sử dụng thời gian tàu có)
Hệ số vận doanh phản ánh bình quân một ngày tàu có trong năm thì có bao nhiêu
ngày tàu tham gia khai thác. Được tính bằng tỷ lệ giữa số ngày tàu tham gia khai thác và
số ngày tàu có trong năm
𝑻𝒌𝒕𝒊
εvdi= ≤1 (4.10)
𝑻𝒄ó𝒊

Trong đó:
112
εvdi : Hệ số vận doanh
Tkti: số ngày tàu i tham gia khai thác trong năm
Tcói: số ngày tàu i có mặt tại doanh nghiệp vận tải trong năm
- Hệ số vận hành (hay còn gọi là hệ số sử dụng thời gian tàu chạy)
Hệ số vận hành phản ánh một ngày phương tiện tham gia khai thác (tham gia kinh
doanh vận tải) thì có bao nhiêu ngày tàu chạy trên tuyến, luồng. Thực tế hệ số này luôn
nhỏ hơn một.
𝑻𝒄𝒉𝒊
εvhi= ≤1 (4.11)
𝑻𝒌𝒕𝒊

Trong đó:
εvhi: Hệ số vận hành
Tchi: Tổng thời gian chạy của 1 tàu trong năm
- Hệ số thời gian tàu đỗ:
Hệ số này cho biết một ngày tàu tham gia khai thác có bao nhiêu ngày tàu đỗ tại các
bến, cảng. Trong khai thác tàu, hệ số thời gian đỗ của tàu phụ thuộc vào tình trạng của tàu,
thủ tục hành chính quy định của các chính quyền cảng (bến) và năng suất xếp dỡ của cảng
(bến)
εđ = 1- εvh (4.12)
 Với cả đội tàu: ta dùng các hệ số bình quân
- Hệ số vận doanh bình quân:
∑𝑚
𝑖=1 𝐷𝑡𝑖 . 𝑇𝑘𝑡𝑖 ̅ ∙ ̅̅̅̅
𝑚 ̅̅̅̅
𝐷𝑡𝑖 . 𝑇 𝑘𝑡
̅̅̅̅
𝑇 𝑘𝑡
𝜀𝑣𝑑 =
̅̅̅̅̅ = = (4.13)
∑𝑚
𝑖=1 𝐷𝑡𝑖 . 𝑇𝑐𝑜𝑖 𝑚 ̅̅̅ ̅̅̅̅
̅ . 𝐷𝑡 . 𝑇𝑐𝑜 ̅̅̅̅
𝑇𝑐𝑜
Trong đó:
𝑚
̅ là số tàu có bình quân
̅̅̅ là trọng tải đăng kiểm bình quân
𝐷𝑡
̅̅̅̅̅
𝑇𝑘𝑡 là thời gian khai thác bình quân
̅̅̅
𝑇𝑐 𝑜 là thời gian có mặt bình quân
- Hệ số vận hành bình quân:
∑𝑚
𝑖=1 𝐷𝑡𝑖 . 𝑇𝑐ℎ𝑖 ̅ ∙ ̅̅̅̅
𝑚 ̅̅̅̅̅
𝐷𝑡𝑖 . 𝑇 𝑐ℎ𝑖
̅̅̅̅
𝑇 𝑐ℎ
𝜀𝑣ℎ = 𝑚
̅̅̅̅̅ = = (4.14)
∑𝑖=1 𝐷𝑡𝑖 . 𝑇𝑘𝑡𝑖 𝑚 ̅̅̅ ̅̅̅̅̅
̅ . 𝐷𝑡 . 𝑇𝑘𝑡𝑖 ̅̅̅̅
𝑇𝑘𝑡
Trong đó:
̅̅̅̅̅
𝑇𝑐ℎ : thời gian tàu chạy bình quân
- Hệ số tàu đỗ:

113
∑𝑚𝑖=1 𝐷𝑡𝑖 . 𝑇đ𝑖 ̅ ∙ ̅̅̅̅
𝑚 𝐷𝑡𝑖 . ̅̅̅̅
𝑇đ𝑖 𝑇̅đ
𝜀̅̅̅
đ = = = (4.15)
∑𝑚
𝑖=1 𝐷𝑡𝑖 . 𝑇𝑘𝑡𝑖 ̅. ̅̅̅
𝑚 ̅̅̅̅̅
𝐷𝑡 . 𝑇 𝑘𝑡𝑖
̅̅̅̅
𝑇 𝑘𝑡

Trong đó:
̅̅̅̅
𝑇đ : thời gian tàu đỗ bình quân
Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian là tìm cách tăng
thời gian tàu chạy có hàng. Đó là thời gian có ích, thời gian tạo ra sản phẩm góp phần tăng
sản lượng, tăng doanh thu, lợi nhuận. Còn các loại thời gian khác có thể giảm tới mức thấp
nhất như thời gian đỗ (cả xếp dỡ và không xếp dỡ). Thời gian ngừng vì thời tiết, ngừng
khác có thể giảm bằng không. Còn thời gian ngừng sữa chữa thì phải đảm bảo vừa phải để
đảm bảo chất lượng phương tiện.
4.3.3 Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu năng suất phương tiện vận chuyển
Chỉ tiêu dùng để phân tích tình hình năng suất phương tiện vận chuyển là:
𝑃̅ = ̅̅̅̅. 𝑉𝑘𝑡 . 𝛿̅. 𝛽̅ (𝑇𝐾𝑚/𝑇𝑇𝑇 𝑛𝑔à𝑦 𝐾𝑇) (4.16)
𝜀𝑣ℎ ̅̅̅̅
Trong đó:
̅̅̅̅̅
𝜀𝑣𝑑 : Hệ số vận doanh bình quân
̅̅̅̅̅ : Vận tốc khai thác tàu bình quân
𝑉𝑘𝑡
𝛿̅ : Hệ số lợi dụng quãng đường có hàng bình quân
𝛽̅ : Hệ số lợi dụng trọng tải bình quân
Năng suất phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào bốn nhân tố: ̅̅̅̅̅
𝜀𝑣𝑑 , 𝑉𝑘𝑡, 𝛿̅, 𝛽̅ Khi
nâng cao bốn nhân tố này đều có tác dụng tích cực tăng năng suất phương tiện vận chuyển.
Việc nghiên cứu chi tiết các nhân tố này đã được trình bày ở Chương 2
4.4 Phân tích tình hình sử dụng thiết bị xếp dỡ của doanh nghiệp xếp dỡ
Tài sản cố định của doanh nghiệp xếp dỡ rất đa dạng, theo ý nghĩa và chức năng của
tài sản cố định trong quá trình sản xuất ở cảng thì tài sản cố định có thể được phân loại như
sau:
 Nhóm 1: Các thiết bị xếp dỡ chính, đó là các trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho
công tác xếp dỡ hàng hóa bao gồm
- Các trang thiết bị kỹ thuật xếp dỡ trên bờ như:
+ Các thiết bị xếp dỡ hoạt động chu kỳ như cần trục chân đế, cần trục bánh xích, cẩu
trục…
+ Các thiết bị xếp dỡ hoạt động liên tục như băng chuyền, thang chuyền, các thiết bị
hút thổi…
+ Phương tiện vận chuyển như ô tô, xe nâng hàng
+ Các loại công cụ mang hàng

114
- Các thiết bị phục vụ việc chứa đựng, bảo quản hàng hóa, nó chính là tổng diện tích
kho bãi chứa hàng hóa ở cảng. Các thiết bị này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp nhập
hàng và chất lượng phục vụ của cảng
- Các trang thiết bị xếp dỡ ở khu nước như cần trục nổi, ca no, tàu lai, xà lan, tàu
kéo…
 Nhóm 2: Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ tàu ra vào cảng, neo đậu như hệ thống
phao, tiêu, còi tín hiệu, phao nổi, cầu tàu….
Qua cách phân loại này ta thấy rằng thiết bị xếp dỡ là thiết bị xếp dỡ chính của cảng.
Đây là yếu tố kỹ thuật quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất của cảng. Nó quyết định
đến năng suất xếp dỡ hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất, kinh doanh
của cảng.
Vì vậy việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp xếp dỡ được
tập trung việc phân tích tình hình sử dụng thiết bị xếp dỡ
4.4.1 Phân tích tình hình sử dụng thiết bị xếp dỡ về số lượng và kết cấu
Khi phân tích thiết bị xếp dỡ về số lượng và kết cấu, ta phải phân tích theo từng
nhóm thiết bị có tính năng tương tự nha. Kết cấu nhóm, loại thiết bị phụ thuộc vào các yếu
tố như: loại hàng đến cảng, phướng án xếp dỡ, chiều hàng, vấn đề quy hoạch kho bãi, bảo
dưỡng sửa chữa và tổ chức xếp dỡ. Bởi vì thiết bị xếp dõ của cảng rất đa dạng, mỗi loại
đều có tính năng, tác dụng khác nhau nên khi phân tích kết cấu không đơn thuần chỉ là quy
mô lớn hay nhỏ so với tổng cộng mà cần phải nghiên cứu cho từng loại thiết bị cụ thể. Ví
dụ số lượng xe nâng là 15 cái, cần trục là 10 cái nhưng chúng ta không thể nói rằng tỷ trọng
của hai loại này bằng nhau mặc dù số thiết bị như nhau.
Trong mỗi nhóm thiết bị trên, tùy đặc điểm của mỗi loại mà ta lựa chọn tiêu thức để
phân loại và nghiên cứu kết cấu. Xem xét kết cấu theo các mặt để thấy được mức độ hợp
lý theo mặt đó. Qua đó đề xuất biện pháp thay đổi các loại thiết bị xếp dỡ sao cho có một
kết cấu tối ưu. Trong đó cần lưu ý nhất đến số thiết bj xếp dỡ các loại trong thành phần
“chờ xử lý”. Hiện nay các các cảng lớn nhỏ đều tồn tại các thiết bị xếp dỡ không sử dụng
được, không cần dùng. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi quy mô của cảng, hoặc do
thay đổi nhiệm vụ, thay đổi loại hàng đến cảng…Cần phải loại bỏ số thiết bị này, đó là
điều cần thiết nhưng cần phải đề cập đến sự phát triển của cảng trong tương lai. Bởi vì các
loại thiết bị này không trực tiếp tạo ra sản lượng cho doanh nghiệp, nếu không giải phóng
thì sẽ tốn rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp xếp dỡ.
4.4.2 Phân tích tình hình sử dụng thiết bị xếp dỡ về mặt thời gian
Khi phân tích tình hình sử dụng thiết bị xếp dỡ về mặt thời gian, ta cũng phải phân
tích theo từng nhóm thiết bị có tính năng tương tự nhau, ta có thể dùng các chỉ tiêu sau:
 Tỷ lệ thiết bị tốt:
𝑻𝒕ố𝒕
Kt = => Ttốt= Kt. Tcó hoặc Ttốt= Tcó- Tot (4.17)
𝑻𝒄ó

Trong đó:
115
Kt: Tỷ lệ thiết bị tốt
Ttốt: Thời gian thiết bị tốt hay thời gian mà thiết bị sẵn sàng làm việc
Tcó: Thời gian có mặt của thiết bị
Tot: Thời gian thiết bị không sẵn sàng làm việc
Chỉ tiêu này phản ánh, trong thời gian có mặt của thiết bị có bao nhiêu thiết bị sẵn
sàng làm việc.
 Tỷ lệ thiết bị tham gia khai thác:
𝑻𝒌𝒕
Kkt= => Tkt= Kkt. Ttốt= Kkt. Kt. Tcó (4.18)
𝑻𝒕ố𝒕

Tkt= Ttốt- Tokt (4.19)


Trong đó:
Tkt: Tỷ lệ thiết bị tham gia khai thác
Tokt: tỷ lệ thiết bị không tham gia khai thác
Chỉ tiêu này phản ánh, trong thời gian tốt có bao nhiêu thiết bị đưa vào khai thác.
Trong thời gian sẵn sàng làm việc, chỉ có Tkt ngày thiết bị được đưa vào khai thác. Còn lại
có thể để dự phòng, thừa năng lực, không cần đến số thiết bị này hoặc là thời gian thiết bị
ngừng làm việc để bảo dưỡng theo quy định của chế độ sử dụng máy móc thiết bị. Trong
thời gian khai thác (thời gian thiết bị làm việc thực tế (Tng)), ta sử dụng các chỉ tiêu sau để
phân tích:
- Số ca làm việc thực tế trong ngày (Tca)
- Số giờ làm việc thực tế trong ca (Tg)
Tóm lại, thiết bị xếp dỡ cần được sử dụng triệt để về mặt thời gian để giảm hao mòn,
tăng sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế.Vì vậy ta cần xem xét đến các nguyên nhân thiết bị
làm việc không có ích. Thiết bị không tham gia khai thác có thể do một vài nguyên nhân
như sau: Nguyên nhân chủ quan: do doanh nghiệp đầu tư dàn trải, dư thừa. Điều này phụ
thuộc nguồn vốn vay, người ta yêu cầu giải ngân nhanh dẫn đến mua sắm thiết bị ồ ạt,
không có kế hoạch cụ thể nên thiết bị dư thừa rất nhiều. Ngoài ra do tổ chức sản xuất ở
cảng như bố trí lao động không phù hợp với thiết bị hoặc thiếu lao động, điều kiện làm
việc của cảng, có thể do thiết bị hư hỏng đột xuất. Nguyên nhân khách quan có thể nói đến
là do thiếu hàng, không có hàng để làm, do cảng thay đổi cơ cấu hàng hóa dẫn đến thiết bị
không còn phù hợp với loại hàng, mặt hàng đó. Cũng có thể do thời thiết xấu, bão, lũ, mất
điện, tính chất không đồng đều về nhu cầu phục vụ…Mỗi nguyên nhân đều có phương
hướng và giải pháp khắc phục riêng. Trong đó thời gian ngừng để bảo dưỡng là điều cần
thiết, phải đảm bảo đúng mức quy định. Còn các nguyên nhân khác cần có biện pháp giảm
với những khả năng cao nhất có thể.
4.4.3 Phân tích tình hình năng suất thiết bị
Năng suất thiết bị là số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian,
đây là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng thiết bị sử dụng. Khi nghiên cứu năng suất của

116
thiết bị cũng nghiên cứu theo từng nhóm, các chỉ tiêu để phân tích là sản lượng bình quân
năm, năng suất bình quân giờ, ca, ngày. Sự biến động không giống nhau giữa các loại năng
suất là do tình hình sử dụng thời gian. Năng suất giờ là cơ sở, là một thành phần cấu tạo
nên các loại năng suất khác như năng suất ca, ngày, năm.
 Năng suất giờ bình quân:
∑ 𝑄𝑇𝑄 ∑ 𝑄𝑇𝑄
𝑃̅𝑔 = = (𝑇𝑇𝑄/𝑔) (4.20)
∑ 𝑇𝑔 ̅. 𝑇
𝑁 ̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅
𝑛𝑔 . 𝑇𝑐𝑎 𝑇𝑔

̅ . ̅̅̅̅̅̅
 ∑QTQ= 𝑵 𝑻𝒏𝒈. ̅̅̅̅̅
𝑻𝒄𝒂. ̅̅̅̅
𝑻𝒈. ̅̅̅̅
𝑷𝒈 (TTQ) (4.21)
Trong đó:
∑QTQ : Tổng sản lượng hàng hóa thông qua trong kỳ (TTQ)
∑Tg : Tổng số giờ làm việc thực tế trong kỳ của nhóm thiết bị (giờ)
̅ : Số thiết bị có bình quân (cái/chiếc)
𝑁
̅̅̅̅̅̅: Số ngày làm việc bình quân của nhóm thiết bị trong kỳ (ngày)
𝑇𝑛𝑔
̅̅̅̅̅
𝑇𝑐𝑎: Số ca làm việc bình quân của nhóm thiết bị trong một ngày (ca/ngày)
̅̅̅̅: Số giờ làm việc bình quân của nhóm thiết bị trong một ca (giờ/ca)
𝑇𝑔
̅̅̅̅
𝑃𝑔: Năng suất giờ bình quân của nhóm thiết bị (TTQ/giờ)
 Năng suất ca bình quân:

∑ 𝑄𝑇𝑄 ∑ 𝑄𝑇𝑄
̅̅̅̅
𝑃 𝑐𝑎 = = (𝑇𝑇𝑄/𝑐𝑎) (4.22)
∑ 𝑇𝑐𝑎 ̅. 𝑇
𝑁 ̅̅̅̅ ̅̅̅̅
𝑛𝑔 . 𝑇𝑐𝑎

̅ . ̅̅̅̅̅̅
 ∑QTQ= 𝑵 𝑻𝒏𝒈. ̅̅̅̅̅
𝑻𝒄𝒂. ̅̅̅̅̅̅
𝑷𝒄𝒂 (4.23)
Trong đó : ∑Tca : Tổng số ca làm việc thực tế trong kỳ của nhóm thiết bị (ca)
̅̅̅̅̅
𝑃𝑐𝑎: Năng suất ca bình quân của nhóm thiết bị (TTQ/ca)
 Năng suất ngày bình quân :
∑ 𝑄𝑇𝑄 ∑ 𝑄𝑇𝑄
̅̅̅̅̅̅̅
𝑃 𝑛𝑔à𝑦 = = (𝑇𝑇𝑄/𝑛𝑔à𝑦) (4.24)
∑ 𝑇𝑛𝑔 𝑁̅. 𝑇
̅̅̅̅
𝑛𝑔

̅ . ̅̅̅̅̅̅
 ∑QTQ= 𝑵 𝑻𝒏𝒈. ̅̅̅̅̅̅
𝑷𝒏𝒈 (4.25)
Trong đó:∑Tng : Tổng số ngày làm việc thực tế trong kỳ của nhóm thiết bị (ngày)
̅̅̅̅̅̅: Năng suất ngày bình quân của nhóm thiết bị (TTQ/ngày)
𝑃𝑛𝑔
 Năng suất năm bình quân :
∑ 𝑄𝑇𝑄
𝑃̅𝑛 = = (𝑇𝑇𝑄/𝑛ă𝑚) (4.26)
̅
𝑁
 ∑QTQ= 𝑵̅ . 𝑷𝒏
̅̅̅̅ (4.27)
117
Trong đó: ̅̅̅̅
𝑃𝑛: Năng suất ngày bình quân của nhóm thiết bị (TTQ/năm)
Các loại năng suất có mối quan hệ với nhau
̅̅̅̅
𝑃 ̅ ̅
𝑐𝑎 = 𝑇𝑔 . 𝑃𝑔 (4.28)

̅̅̅̅
𝑃 ̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅
𝑛𝑔 = 𝑇𝑐𝑎 . 𝑃𝑐𝑎 = 𝑇𝑐𝑎 . 𝑇𝑔 𝑃𝑔 (4.29)

𝑃̅𝑛 = 𝑇
̅̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅ ̅
𝑛𝑔 . 𝑇𝑐𝑎 . 𝑇𝑔 . 𝑃𝑔 (4.30)

Các loại năng suất có thể nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng như sau: Phụ thuộc
vào công suất của thiết bị, loại hàng, phương tiện xếp dỡ hàng, quy trình công nghệ xếp
dỡ, trình độ tổ chức quản lý tổ chức sản xuất tổ chức lao động của doanh nghiệp. Ngoài ra
còn ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, hàng hóa. Vậy để nâng cao năng suất thiết bị việc
cần thiết là phải đổi mới thiết bị làm thế nào để phù hợp với điều kiện sản xuất, bên cạnh
đó cần nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, tổ chức lao động và trình độ
công nhân.

118
Câu hỏi ôn tập Chương 4
Câu hỏi
1. Khái niệm, phân loại tài sản cố đinh
2. Tình hình sử dụng phương tiện về mặt thời gian gồm những chỉ tiêu nào?
3. Năng suất của thiết bị xếp dỡ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Bài tập
Bài tập 1: Phân tích MĐAH của các nhân tố đến NSPT của công ty vận tải có 3 tàu
chở cont theo số liệu sau:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Ký hiệu Kỳ gốc Kỳ N/C

1 Vận tốc khai thác tàu BQ Km/ngày VKT 320 360

2 Tổng số TTT ngày khai thác TTT ngày KT  D .T


ti KTi 600.104 580.104

3 Thời gian chạy bình quân Ngày/chiếc Tch 100 130

4 Hệ số lợi dụng trọng tải BQ T/TTT  0,8 0,9

5 Trọng tải bình quân TTT/chiếc Dt 10.000 10.000

Bài tập 2: Phân tích MĐAH của các nhân tố sử dụng thiết bị đến năng suất bình
quân năm của nhóm cần trục kỳ nghiên cứu.

ST Ký
Chỉ tiêu Đơn vị Kỳ gốc Kỳ NC
T kiệu

1 Số thiết bị BQ N Chiếc 12 12

2 Tổng số tấn thông qua  Qtq TTQ 11.512.800 8.568.000

3
Tổng số ca làm việc  Tca Ca/chiếc 360 255
thực tế trong năm

Số giờ làm việc thực


4 Tg Giờ/ca 6,5 7
tế trong ca BQ

Số ngày làm việc thực


5 Tng Ngày/năm 180 170
tế trong năm

119
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
5.1 Mục đích, ý nghĩa:
 Mục đích:
- Đánh giá khái quát tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành
- Qua nghiên cứu các loại chi phí dưới các góc độ khác nhau để kiểm tra tình hình
sử dụng sức lao động, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, kiểm tra việc chấp hành chế độ
chính sách của nhà nước, phát hiện những bất hợp lý trong chi phí. Từ đó tìm biện pháp
khắc phục để hạ giá thành đơn vị sản phẩm
- Tạo tiền đề cho việc lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau sát thực tế hơn.
 Ý nghĩa:
- Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành để không ngừng nâng cao lợi nhuận là một trong
những yêu cầu cơ bản của công tác quản lý sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Trong
nền kinh tế thị trường, yêu cầu này ngày càng gắt gao hơn. Thông qua giá thành, sự biến
động của thị trường về giá cả, doanh nghiệp sẽ xác định được số lượng sản phẩm cần sản
xuất ra và tiêu thụ để đạt lợi nhuận tối đa.
- Giá thành sản phẩm có nghĩa rất quan trọng, vì vậy thông qua phân tích tình hình
thực hiện giá thành sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí,
thấy được các nguyên nhân làm tăng, giảm giá thành từ đó đánh giá đúng hiệu quả công
tác quản lý chi phí tại doanh nghiệp.
5.2 Khái niệm, phân loại
 Khái niệm:
 Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và
lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời
kỳ nhất định (tháng, quý, năm)
 Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh
nghiệp đã hoàn thành. Nó là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh mọi ưu nhược
điểm trong quá trình tổ chức, quản lý sản xuất ở doanh nghiệp.
 Phân loại chi phí:
 Theo tính chất hoạt động kinh doanh:
- Chi phí hoạt động kinh doanh: là những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm bao gồm:
+ Chi phí Gía vốn hàng bán: là những chi phí trực tiếp mà công ty phải bỏ ra tương
ứng với doanh thu. Đối với lĩnh vực sản xuất thì giá vốn hàng bán là tổng mức chi phí mà
doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất khối lượng sản phẩm đã bán. Đối với lĩnh vực dịch vụ
thì giá vốn hàng bán là những chi phí trực tiếp tạo ra dịch vụ đã cung ứng trong kỳ.

120
+ Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí liên quan đến hoạt động tài chính của
doanh nghiệp ví dụ như chi phí lãi vay.
+ Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiếp thị và lưu thông
hàng hóa như chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, hoa hồng, lương và phụ cấp của nhân
viên bán hàng và tiếp thị…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản để duy trì bộ máy quản lý và hành
chính của doanh nghiệp.
- Chi phí khác là những chi phí nằm ngoài hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
 Phân theo khoản mục chi phí:
Là những chi phí có cùng công dụng và địa điểm phát sinh được phân chung thành
khoản mục chi phí. Mục đích của việc phân tích theo khoản mục chi phí là để đánh giá
công tác quản lý chi phí cho từng khoản mục, đồng thời đánh giá kết cấu chi phí có hợp lý
không. Đây là cách phân loại quan trọng để các nhà quản trị doanh nghiệp tiến hành tập
hợp chi phí tính giá thành thực tế, đồng thời để phân tích kết quả thực hiện kế hoạch giá
thành nhằm tìm ra những nguyên nhân gây bội chi, tiết kiệm giá thành từ đó đề xuất các
giải pháp tương ứng để tiết kiệm từng khoản mục chi phí, hạ giá thành. Các khoản mục chi
phí bao gồm:
- Chi phí trực tiếp sản xuất: thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tổng chi phí
của doanh nghiệp (70%-80%) bao gồm có:
+ Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: là các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản
trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, là hao phí lao động chủ yếu tạo ra số
lượng và chất lượng sản phẩm, thường có quan hệ tỷ lệ trực tiếp với só lượng sản phẩm/dịch
vụ sản xuất (cung cấp).
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định trực tiếp sản xuất: là những chi phí khấu hao tài
sản cố định trực tiếp sản xuất. Khi phân tích chú ý đến nguyên giá tài sản cố định và tỷ lệ
khấu hao.
+ Chi phí nguyên vật liệu, nhiêu liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong
cơ cấu tổng chi phí. Phân tích khoản mục chi phí này sẽ giúp doanh nghiệp thấy rõ ưu,
nhược điểm của mình trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất sản
phẩm.
+ Chi phí mua ngoài, chi phí khác.
- Chi phí quản lý chiếm khoảng 10% trong cơ cấu tổng chi phí, là các khoản chi phí
phát sinh thuộc bộ phận quản lý, gián tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Gồm các
khoản như: tiền lương và các khoản trích theo lương của khối quản lý, chi phí văn phòng
phẩm, lễ tân, khánh tiết, hội nghị…
- Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng rất thấp hoặc không có (đối với doanh nghiệp dịch
vụ vận tải).
 Theo yếu tố chi phí: các chi phí có cùng nội dung kinh tế được sắp xếp vào cùng
một yếu tố chi phí bao gồm:
121
- Yếu tố chi phí tiền lương
- Yếu tố chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất
nghiệp
- Yếu tố chi phí nhiên liệu
- Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền.
Mỗi yếu tố sẽ gồm các chi phí có cùng chung nội dung kinh tế. Ví dụ cùng nội dung
kinh tế tiền lương trả cho công nhân viên trong ga, cảng bao gồm: Tiền lương cho công
nhân viên trực tiếp xếp dỡ, tiền lương chi trả cho công nhân viên bộ phận sửa chữa và tiền
lương khối quản lý được gộp chung thành yếu tố tiền lương. Đây là cách phân loại quan
trọng thường sử dụng trong lập dự toán chi phí, tính giá thành kế hoạch, để kế hoạch giá
thành thống nhất với kế hoạch quỹ lương.
 Theo sự phụ thuộc vào sự thay đổi sản lượng:
- Chi phí cố định (chi phí bất biến) là những chi phí không phụ thuộc vào sự thay
đổi của sản lượng ví dụ như chi phí khấu hao, chi phí lương của nhân viên quản lý, phục
vụ, thuê mặt bằng, chi phí lãi vay…
- Chi phí biến đổi (chi phí khả biến) là những chi phí phục thuộc vào sự thay đổi của
sản lương, thay đổi theo tỷ lệ thuận với sản lượng như chi phí nguyê vật liệu, tiền lương
cho công nhân trực tiếp sản xuất …
 Theo hao phí lao động xã hội bao gồm:
- Chi phí lao động sống là những chi phí liên quan trả cho người lao động như tiền
lương, thưởng, phụ cấp, các khoản trích theo lương như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,
kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp
- Chi phí lao động vật hóa là những khoản chi phí đã kết tinh vào hiện vật mà doanh
nghiệp sử dụng nó để tạo nên sản phẩm của mình như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu
hao…
 Phân loại giá thành:
 Căn cứ theo thời gian:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trước khi vào kinh doanh và được
tính trên cơ sở giá thành thực tế của kỳ trước, các dự toán chi phí kỳ kế hoạch
- Giá thành thực hiện: được tính sau khi đã hoàn thành việc chế tạo/cung cấp sản
phẩm/dịch vụ, có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc sản xuất kinh doanh trong kỳ.
 Căn cứ theo số lượng sản phẩm:
- Giá thành sản lượng (∑C): là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra trong kỳ liên
quan đến khối lượng sản phẩm/ dịch vụ đã hoàn thành. Đây là chỉ tiêu sô lượng phản ánh
quy mô của chi phí và gián tiếp phản ánh quy mô của doanh nghiệp
122
- Giá thành đơn vị (𝑠̅): là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra trong kỳ liên quan
đến sản xuất/cung ứng một đơn vị sản lượng. Đây là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trình độ,
hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố vật chất, kỹ thuật (yếu tố vật chất kỹ thuật là tổng hợp
các tư liệu vật chất như công cụ lao động, nguyên vật liệu, năng lượng.., các phương pháp
công nghệ, những phương tiện kỹ thuật trong công tác quản lý quá trình sản xuất) của sản
xuất và yếu tố sức lao động được sử dụng để khai thác yếu tố vật chất.
Hai loại giá thành phản ánh hai mặt của một vấn đề, chúng khác nhau nhưng bổ sung
cho nhau, được thể hiện rõ ở công thức sau:
∑C= ∑Q. 𝒔̅ (đồng) (5.1)
∑𝑪
 𝒔̅ = (đ/sp) (5.2)
∑𝑸

Trong đó:
∑Q: Tổng sản lượng. Có thể là tổng giá trị sản lượng (doanh nghiệp Logistics), Tổng
khối lượng hàng hóa luân chuyển ∑Ql (trong doanh nghiệp vận chuyển) hoặc có thể là
Tổng khối lượng hàng hóa xếp dỡ ∑Qxd (trong doanh nghiệp xếp dỡ)
𝑠̅ : giá thành đơn vị bình quân (đ/Tkm; đ/TXD)
∑C: Gía thành sản lượng (đồng)
5.3 Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng
5.3.1 Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo khoản mục chi phí:
Việc phân tích chi tiết chỉ tiêu nhằm mục đích cơ bản là tìm nguyên nhân gây biến
động các nhân tố, từ đó dẫn đến biến động chỉ tiêu. Ta sẽ phân tích giá thành sản lượng
theo khoản mục chi phí theo phương trình kinh tế sau:
∑C= ∑𝒏𝟏 𝑪𝒌𝒎𝒊 (5.3)
Trong đó:
∑C: Gía thành sản lượng
∑𝑛1 𝐶𝑘𝑚𝑖 : Tổng các chi phí theo các khoản mục chi phí
Các chỉ tiêu phân tích như sau:
Bội chi (+), tiết kiệm (-) tuyệt đối:
ΔCkmi = Ckmi1 - Ckmi0 (5.4)
Bội chi (+), tiết kiệm (-) tương đối:
ΔC’kmi = Ckmi1 - (Ckmi0 . ISL ) (5.5)
ΔC’ kmi = Ckmi1 - (Ckmi0 . IDT ) 5.6)
Trong đó:
Ckmi1: các chi phí theo khoản mục chi phí ở kỳ nghiên cứu
Ckmi0 : các chi phí theo khoản mục chi phí ở kỳ gốc

123
ISL : hệ số điều chỉnh sản lượng, được tính bằng cách lấy sản lượng kỳ nghiên cứu
chia cho sản lượng kỳ gốc. Đây là hệ số điều chỉnh qua sản lượng khi doanh nghiệp sản
xuất các loại sản phẩm có cùng đơn vị đo lường với nhau. Ví dụ với cảng tính sản lượng
bằng tấn thông qua, kho hàng đóng gói hàng, mặt hàng tính theo kg/chai/chiếc thì lúc này
điều chỉnh qua doanh thu.
IDT: Hệ số điều chỉnh doanh thu, được tính bằng cách lấy doanh thu kỳ nghiên cứu
chia cho doanh thu kỳ gốc.
Trước hết ta tập hợp các khoản mục chi phí, tính toán các số liệu cần thiết theo mẫu
sau:
Bảng 5.1. Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo khoản mục chi phí [1]

ĐVT: 106 đồng

Bội chi
Chi tiết Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
So (tiết kiệm)
theo MĐA
STT sánh
KMCP H (%)
(Idt= 1,12) TT (%) Tuyệt Tương
GT GT TT(%)
(%) đối đối

CP lương
1 266,28 21 362,25 23 136,04 95,97 64,02 7,57
TTSX

2 BHXH+… 57,06 4,5 55,125 3,5 96,6 (1,935) (8,78) (0,15)

3 CP NVL 69,74 5,5 102,375 6,5 146,8 32,365 24,27 2,57

4 CP NL 317 25 409,5 26 129,18 92,5 54,46 7,29

5 CP KH 228,24 18 283,5 18 124,2 55,26 27,87 4,36

CP mua
6 38,04 3 47,25 3 124,2 9,21 4,65 0,726
ngoài

7 CP khác 101,44 8 94,5 6 93,16 (6,94) (19,11) (0,547)

8 CP quản lý 126,8 10 126 8 99,37 (0,8) (16,02) (0,06)

CP bán
9 63,4 5 94,5 6 149,05 31,1 23,49 2,45
hàng

Tổng gía thành


1.268 100 1.575 100 124,2 307 154,85 X
sản lượng

 Phân tích khoản mục chi phí lương trực tiếp sản xuất: là chi phí lương, phụ cấp,
tiền thưởng cho công nhân trực tiếp sản xuất. Nếu là doanh nghiệp vận chuyển thì đó là
cán bộ thuyền viên trên tàu vận chuyển hàng hóa, hành khách. Đối với doanh nghiệp xếp
dỡ thì đây là khoản lương của công nhân trực tiếp xếp dỡ. Khoản mục này phụ thuộc vào
124
cách tính lương của doanh nghiệp. Có nhiều cách tính lương như lương tính theo thời gian
hoặc tính theo sản phẩm.
Qũy lương= Sản lượng* đơn giá tiền lương (5.7)
Hoặc quỹ lương= Doanh thu * đơn giá tiền lương (5.8)
Vậy chi phí lương tính theo (5.7) hay (5.8) thì nó đều phụ thuộc vào đơn giá tiền
lương và sản lượng/ doanh thu thực hiện.
- Sản lượng tăng, doanh thu tăng làm chi phí lương tăng nhưng tốc độ tăng của sản
lượng/doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí lương thì vẫn được đánh giá tích cực. Các
hình thức trả lương phải khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, nâng cao trách
nhiệm trong công việc, làm sao tiền lương bình quân tăng nhưng tăng chậm hơn tốc độ
tăng của năng suất lao động. Từ đó, doanh nghiệp cần tìm biện pháp để giảm chi phí lương
cho doanh nghiệp.
- Đơn giá lương phụ thuộc vào tỷ lệ trích trong doanh thu đã được doanh nghiệp phê
duyệt.Nhà nước cho phép thay đổi cước phí, tỷ lệ trích doanh thu đưa vào quỹ lương
Theo bảng 5.1 chi phí về nhân công tăng 95,97 triệu đồng nhưng thực chất bội chi
64,02 triệu đồng tức là đã loại trừ ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu tăng. Vì vậy chi phí
tiền lương tăng là do đơn giá tiền lương tăng, làm doanh nghiệp bội chi 64,02 triệu đồng.vì
vậy doanh nghiệp cần xem xét lại về đơn giá sao cho phù hợp, xem xét lại phương pháp
trả lương đã phù hợp hay chưa, đã bù đắp được sức lao động hay chưa. Các hình thức trả
lương phải khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, nâng cao trách nhiệm trong
công việc, làm sao tiền lương bình quân tăng nhưng tăng chậm hơn tốc độ tăng của năng
suất lao động. Từ đó, doanh nghiệp cần tìm biện pháp để giảm chi phí lương cho doanh
nghiệp.
 Phân tích khoản mục chi phí nhiên liệu
Chỉ tiêu phân tích:
Chi phí NL= Sản lượng* M*ĐgNL (5.9)
Trong đó: M: định mức tiêu hao nhiên liệu
ĐgNL: Đơn giá nhiên liệu
Các nhân tố ảnh hưởng gồm:
- Sản lượng: Sản lượng càng nhiều thì chi phí nhiên liệu càng nhiều nhưng có khi
không có sản lượng mà vẫn tốn chi phí nhiêu liệu (chạy rỗng). Vì thế chi phí nhiên liệu
phụ thuộc vào thời gian tàu chạy, thời gian tàu đỗ. Nếu thời gian chạy càng nhiều chi phí
nhiên liệu càng tăng, trong đó chạy có hàng nhiều chi phí nhiên liệu tăng là điều không
đáng suy nghĩ, chỉ cần giảm thời gian chạy rỗng, thời gian tàu đỗ là sẽ giảm được giá thành
đơn vị. Lúc này chi phí nhiên liệu sẽ tăng nhưng tăng chậm hơn tốc độ tăng của sản lượng.
Thiết bị xếp dỡ cũng tương tự như vậy.
- Mức tiêu hao nhiên liệu sẽ phụ thuộc vào tình trạng của máy tàu, của thiết bị xếp
dỡ. Thiết bị máy móc càng cũ thì định mức tiêu hao nhiên liệu càng lớn, hiệu suất sử dụng
nhiên liệu thấp, lãng phí xảy ra càng nhiều. Ngoài ra còn phụ thuộc vào trình độ trách
125
nhiệm của người sử dụng , phụ thuộc chế độ quản lý, cấp phát mà cụ thể là công tác định
mức
- Đơn giá nhiên liệu là nhân tố khách quan, nhưng người quản lý doanh nghiệp có
thể lựa chọn linh hoạt mua nhiên liệu ở nơi này nơi khác với mức giá có thể khác nhau.
Đơn giá thay đổi thường do chính sách nhà nước điều chỉnh thay đổi (cước phí, xăng dầu)
do nguồn cung cấp thay đổi hoặc do quy cách chất lượng nguyên liệu thay đổi. Chi phí thu
mua thay đổi có thể do cước phí vận chuyển bốc dỡ, phương tiện vận chuyển hay địa điểm
cung cấp nguyên liệu thay đổi
Theo bảng 5.1 chi phí nhiên liệu bội chi 92,5 triệu đồng, nhưng thực chất bội chi
tương đối chỉ 54 triệu đồng. Bội chi này là do mức tiêu hao nhiên liệu tăng hay do đơn giá
tăng. Nếu do mức tiêu hao nhiên liệu tăng thì cần phải có biện pháp khắc phục như đổi mới
thiết bị máy móc, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, xem xét lại công tác định mức có
phù hợp với tuyến đường, loại hàng xếp dỡ hay không. Còn nếu do đơn giá nhiên liệu tăng
thì cần chỉ rõ nguyên nhân khách quan hay chủ quan, từ đó tìm biện pháp để có đơn giá
thấp hơn ví dụ như mua nhiên liệu ở gần doanh nghiệp để đỡ chi phí vận chuyển hay chi
phí bảo quản.
 Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu
Đối với doanh nghiệp vận chuyển chi phí nguyên vật liệu bao gồm bao bì, vật liệu
đóng gói, vật liêu chèn lót, bạt che phủ hàng hóa, phụ tùng thay thế cấp cho phương tiện
trước mỗi chuyển đi như bình điện, bóng đèn, phu tùng máy, dầu mỡi bôi trơn…Đối với
doanh nghiệp xếp dỡ gồm võng cẩu, dây siling, pallet để cẩu hàng, vật liệu kê hàng trong
kho (bãi), vật liệu đóng gói hàng hóa . nói chung khoản mục chi phí nguyên vật liệu phụ
thuộc vào hai nhân tố sau:
- Số lượng nguyên vật liệu được cấp phát: việc cấp phát nguyên vật liệu phải đầy đủ
về số lượng, đảm bảo chất lượng lúc đó sẽ đảm bảo được quá trình sản xuất diễn ra bình
thường, để bảo quản phương tiện thiết bị, để đảm bảo an toàn lao động, để phục vụ sinh
hoạt cho thuyền viên. Cần định mức sát với thực tế tránh lãng phí, thất thoát tăng chi phí
cho doanh nghiệp.
- Giá cả nguyên vật liệu: tùy thuộc vào từng loại nguyên vật liệu, chất lượng nguyên
vật liệu.
Bảng 5.1 phân tích tương tự, doanh nghiệp bội chi 32,365 triệu đồng thực chất bội
chi tương đối chỉ 24,27 triệu đồng. Vậy cũng phải xem xét chi phí nguyên nhiên liệu tăng
như vậy do định mức nguyên vật liệu hay do giá cả tăng, từ đó có giải pháp khắc phục để
hạ giá thành sản lượng.
 Phân tích khoản mục chi phí khấu hao tài sản cố định
Chỉ tiêu phân tích:
CPKH= NGTSCĐbq* Tỷ lệ khấu hao (5.10)
Trong đó:
CPKH: Chi phí khấu hao

126
NGTSCĐbq: Nguyên giá tài sản cố định bình quân
NGTSCĐ bq= NSTSCĐ đk+ NGTSCĐbqt- NGTSCĐbqg (5.11)
NGTSCĐbqt= (NGTSCĐt*Tsd)/12 (5.12)
NGTSCĐbqg= (NGTSCĐg*Tsd)/12 (5.13)
Trong đó: NSTSCĐ đk: nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ
NGTSCĐbqt: nguyên giá tài sản cố định bình quân tăng
NGTSCĐbqg: nguyên giá tài sản cố định bình quân giảm
NGTSCĐt: nguyên giá tài sản cố định tăng trong kỳ
NGTSCĐg: nguyên giá tài sản cố định giảm trong kỳ
Tsd: thời gian sử dụng
Chi phí khấu hao thay đổi do hai nhóm nhân tố:
- Nguyên giá tài sản cố định biến động là do sự tăng, giảm tài sản tài sản cố định
trong kỳ. Sự giảm tài sản cố đinh do chuyển nhượng, thanh lý, giao trả, mang đi góp vốn,
hư hỏng mất mát hoặc do quá trình đánh giá lại. Tăng tài sản cố định do mua sắm, được
cấp, nhận góp vốn , biếu tặng hoặc do quá trình đánh giá lại
- Tỷ lệ trích khấu hao thay đổi. Tỷ lệ khấu hao thường ổn định, nếu có sự thay đổi
thì coi đây là nhân tố khách quan, không phụ thuộc vào chất lượng công tác quản lý máy
móc thiết bị sản xuất của doanh nghiệp.
Theo bảng 5.1, chi phí khấu hao bội chi tuyệt đối 55,26 triệu đồng, thực chất bội chi
tương đối 227,87 triệu đồng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã mua thêm tài sản cố định
mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhưng cần xem xét lại hiệu quả sử dụng tài
sản cố định nhằm tăng doanh thu hơn nữa.
 Phân tích khoản mục chi phí bán hàng: chi phí bán hàng tăng quá nhanh doanh
nghiệp cần tìm biện pháp khắc phục ngay.
Ngoài ra trong các khoản mục có các khoản mục tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
như:
 Chi phí bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp:
chi phí này giảm trong khi chi phí lương tăng, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã không
tuyển thêm lao động mà vẫn tạo ra được kết quả tốt hơn, đồng thời còn giảm được số lượng
lao động. đây là vấn đề doanh nghiệp cần phát huy.
 Chi phí quản lý giảm rất tốt cho doanh nghiệp, đã tiết kiệm được 16 triệu đồng,
doanh nghiệp cần phát huy.
Tóm lại giá thành sản lượng kì nghiên cứu bội chi tương đối so với kỳ gốc, ta đánh
giá không tốt. bên cạnh các khoản mục làm tăng tổng giá thành sản lượng thì cũng có các
khoản mục là giảm giá thành sản lượng, Doanh nghiệp cần phát huy như công tác về quản
lý lao động tố tiết kiệm được các chi phí liên quan như chi phí quản lý và chi phí bảo hiểm,

127
tuy nhiên các khoản mục làm tăng giá thành sản lượng cần tìm biện pháp khắc phục ngay
như đơn giá tiền lương, chi phí khấu hao, chi phí bán hàng.
5.3.2 Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo yếu tố chi phí.
∑C= ∑𝒏𝟏 𝑪𝒚𝒕𝒊 (5.14)
Trong đó:
∑C: Gía thành sản lượng
∑𝑛1 𝐶𝑦𝑡𝑖 : Tổng các chi phí theo các yếu tố chi phí
Các chỉ tiêu phân tích như sau:
- Bội chi (+), tiết kiệm (-) tuyệt đối:
ΔCyti = Cyti1 - Cyti0 (5.15)
- Bội chi (+), tiết kiệm (-) tương đối:
ΔC/ yti = Cyti1 - (C0 . ISL ) (5.16)
ΔC/ kmi = Ckmi1 - (Ckmi0 . IDT ( 5.17)
Ta có bảng phân tích như sau:

Bảng 5.2. Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo yếu tố chi phí [1]

ĐVT: 106 đồng

Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Bội chi (tiết kiệm)


Chi tiết theo So
STT KMCP (Idt= sánh MĐAH
TT Tương
1,12) GT GT TT(%) (%) Tuyệt đối
(%) đối

1 CP lương

2 BHXH+…

3 CP NVL

4 CP NL

5 CP KH

6 CP mua ngoài

7 CP khác

Tổng gía thành sản


lượng

128
Cách phân tích theo yếu tố chi phí cũng tương tự như phân tích theo khoản mục chi
phí. Nhưng trong mỗi yếu tố sẽ chựa đựng chi phí cùng nội dung ấy ở trong cả ba bộ phận:
trực tiếp, gián tiếp và phục vụ.
5.3.3 Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo chi phí cố định và
chi phí biến đổi.
Bảng 5.3. Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo chi phí cố định và chi phí
biến đổi [1]

ĐVT: 106đồng

Kỳ nghiên Bội chi


Kỳ gốc
Chi tiết theo cứu So (tiết kiệm)
STT KMCP (Idt= sánh MĐAH
1,12) TT TT (%) Tuyệt Tương
GT GT
(%) (%) đối đối

I Chi phí cố định

1 CP KHTSCĐ

2 CP lãi vay

CP thuê mặt
4
bằng, TSCĐ

II Chi phí biến đổi

1 CPNVL

2 CP lương theo sp

3 CP mua ngoài

Tổng giá thành sản


lượng

Khi phân tích ta cũng đánh giá giá thành sản lượng tăng hay giảm, từ đó kết luận tốt
hay dở cho doanh nghiệp. Khi đánh gía, chỉ ra những chi phí nào làm tăng giá tăng, chi phí
nào làm giảm giá thành sản lượng. Đồng thời xác định kết cấu chi phí trong giá thành sản
lượng có hợp lý không. Xu hướng được đánh giá tích cực khi chi phí cố định tăng về số
tuyệt đối, giảm về tỷ trọng. Chứng tỏ lúc này doanh nghiệp gia tăng sản lượng, mở rộng
quy mô sản xuất.
129
5.3.4 Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo chi phí trực tiếp và chi
phí gián tiếp.
Bảng 5.4. Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo chi phí trực tiếp và chi
phí gián tiếp [1]

ĐVT: đồng

Kỳ nghiên Bội chi (tiết


Chi tiết Kỳ gốc
cứu So kiệm) Mức độ
theo
STT sánh ảnh
KMCP TT
GT
TT
GT (%) Tuyệt Tương hưởng
(Idt= 1,12) (%) đối đối
(%)

Chi phí trực


I
tiếp

CP
1 KHTSCĐ
TTSX

CP NNVL
2
TTSX

CP nhân
4
công TTSX

Chi phí gián


II
tiếp

1 CPQL

2 CP bán hàng

3 CP khác

Tổng gía thành sản


lượng

Mục đích của việc phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo chi phí trực
tiếp và chi phí gián tiếp là để thấy được tình hình biến động của từng loại chi phí và nguyên
nhân dẫn đến sự biến động đó. Những chi phí nào làm tăng, chi phí nào làm giảm giá thành
sản lượng. Đồng thời ta đánh gía về kết cấu chi phí trong giá thành sản phẩm, xu hướng
được đánh gía là tốt khi chi phí trực tiếp tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng, chi phí gián
tiếp tăng về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã mở

130
rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm hơn, đồng thời doanh nghiệp đã tiết kiệm
được chi phí gián tiếp trong giá thành sản phẩm
5.3.5 Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo chi phí lao động
sống và chi phí lao động vật hóa.
Bảng 5.5. Phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo chi phí lao động sống và
chi phí lao động vật hóa [1]

Đơn vị tính: đồng

Bội chi (tiết


Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Mức
Chi tiết theo kiệm)
So sánh độ
STT KMCP (Idt=
(%) ảnh
1,12) TT Tuyệt Tương
GT GT TT(%) hưởng
(%) đối đối

Chi phí lao


I
động sống

1 CP lương

CP BHXH,
2 BHYT,
KPCĐ, BHTN

CP thưởng,
4 phụ cấp

Chi phí lao


II động vật hóa

1 CP NNVL

CP
2
KHTSCĐ

3 CP mua ngoài

Tổng giá thành sản


lượng

Mục đích của việc phân tích tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo chi phí lao
động sống và lao động vật hóa nhằm đánh giá tình hình biến động của từng loại chi phí
thay đổi do nguyên nhân gì. Xu hướng được đánh giá tích cực khi chi phí lao động sống
tăng về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng. Chi phí lao động vật hóa tăng về số tuyệt đối
lẫn tỷ trọng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất tạo ra nhiều sản

131
phẩm hơn và càng chứng tỏ doanh nghiệp đã đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, đã tiết kiệm
được chi phí lao động sống.
5.3.6 Phân tích tình hình thực hiện giá thành đơn vị
Do giá thành đơn vị chịu ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm thay đổi, do đó kết quả
sản xuất đôi lúc phản ánh chưa chính xác. Do vậy để đánh giá chính xác chất lượng công
tác quản lý chi phí trong giá thành, ta phải phân tích chi tiết các chi phí trong giá thành đơn
vị, có như vậy ta đánh giá kết cấu chi phí chính xác hơn.
Công thức chung của giá thành đơn vị:
∑𝑪
𝒔̅ = (đ/sp) (5.18)
∑𝑸

Trong đó:
∑C: Tổng chi phí
∑Q: Tổng sản lượng
Các nguyên nhân làm cho tổng chi phí thay đổi đã được xét trong các mục trên. Các
nguyên nhân làm cho sản lượng thay đổi (phân tích chi tiết ở Chương 2) đều ảnh hưởng
đến giá thành đơn vị.
Các phương pháp phân tích: ta cũng chi tiết các nội dung như giá thành sản lượng đó
là: tình hình thực hiện giá thành đơn vị theo chi phí bất biến và khả biến, theo chi phí trực
tiếp và gián tiếp, theo hao phí lao động sống và hao phí lao động vật hóa.
Bảng 5.6. Tình hình thực hiện giá thành đơn vị [1]

Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu MĐAH


So
Gía thành
STT sánh
đơn vị TT Tuyệt Tương
GT GT TT(%) (%)
(%) đối đối

Khi tập hợp số liệu, ta sẽ thực hiện như sau:


- Những chi phí trực tiếp có thể tính riêng tiêu hao cho từng sản phẩm. Những chi
phí phát sinh gắn bó trực tiếp với sản phẩm, với đơn vị ấy. Các chi phí này tính ngay vào
giá thành của sản phẩm ấy hoặc chi phí của đơn vị ấy. Ví dụ tiền lương của thuyền viên

132
mỗi chuyến, chi phí nhiên liệu, chi phí về hoa tiêu, cảng phí, đại lý phí có thể tính cho từng
chuyến hoặc tính cho từng tàu
- Chi phí sản xuất chung dùng phương pháp phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu,
lao động
- Chi phí quản lý, chi phí bán hàng dùng phương pháp phân bổ theo sản lượng hoặc
doanh thu
Câu hỏi ôn tập chương 5
Câu hỏi:
1. Phân biệt giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất
2. Phân loại chi phí sản xuất
3. Phân loại giá thành sản phẩm
4. Mục đích của việc phân tích giá thành sản lượng theo khoản mục chi phí

133
CHƯƠNG 6. PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN
CỦA DOANH NGHIỆP
6.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích
6.1.1 Ý nghĩa:
Trong nền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề quan trọng trước
hết không phải là sản xuất mà là tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Bởi vì:
- Có tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp mới thu hồi được
vốn, mới có quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Và như vậy, sản xuất mới có thể ổn
định và phát triển
- Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có tiêu thụ được mới xác định được kết quả tài chính
cuối cùng của doanh nghiệp là lãi hay lỗ là lãi lỗ ở mức độ nào
- Doanh thu bán hàng, lợi nhuận của doanh nghiệp là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu
chất lượng, nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp trong từng thời
kỳ hoạt động kinh doanh.
6.1.2 Nhiệm vụ phân tích
- Đánh giá chung tình hình thực hiện tổng doanh thu
- Đánh giá chi tiết tình hình thực hiện tổng thu theo nguồn hình thành, theo thời
gian, theo loại hình dịch vụ
- Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp
- Phân tích tổng lợi nhuận và các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận
- Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp.
6.2 Phân tích tình hình thực hiện doanh thu
6.2.1 Khái niệm
Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được do tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hay lao
vụ mà lao động của doanh nghiệp tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định
6.2.2 Thành phần tổng thu
Tổng doanh thu bao gồm:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh chung tổng giá trị sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán/cung cấp trong kỳ, trong đó doanh thu thuần
bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ các khoản
giảm trừ doanh thu. Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản được tính vào tổng
doanh thu nhưng doanh nghiệp không được hưởng bao gồm:
+ Giảm giá hàng bán: phản ánh số tiền doanh nghiệp giảm giá cho khách hàng do sản
phẩm, hàng hóa kém hoặc mất phẩm chất.

134
+ Giá trị hàng bán bị trả lại: phản ánh trị giá theo giá bán của số sản phẩm, hàng hóa
đã bán, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do giao hàng sai quy cách, kém
phẩm chất hoặc do những vi phạm hợp đồng mã lỗi thuộc về người bán
+ Chiết khấu thương mại: là số tiền mà doanh nghiệp ưu đãi giảm trừ cho khách hàng
nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng với khối lượng lớn
- Doanh thu hoạt động tài chính: là những doanh thu liên quan đến hoạt động tài
chính của doanh nghiệp như lãi cho vay, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh liên
kết, cổ tức
- Thu nhập khác là những thu nhập từ các hoạt động khác như thanh lý tài sản, thu
từ phạt vi phạm hợp đồng.
 Tổng doanh thu= DTth BH&CCDV+ DTTC+ Thu nhập khác (6.1)
Trong đó:
DTth BH&CCDV: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
DTTC: Doanh thu hoạt động tài chính
DT khac: Doanh thu từ hoat động khác
Bảng 6.1. Tình hình thực hiện tổng thu của doanh nghiệp [1]

So Chênh MĐ
Kỳ gốc Kỳ NC
STT Chỉ tiêu sánh lệch AH

Gía trị TT(%) Gía trị TT(%)

Doanh thu thuần


1
BH&CCDV

2 Doanh thu tài chính

3 Thu nhập khác

Tổng doanh thu

Khi phân tích, ta phân tích tổng doanh thu thay đổi như thế nào giữa kỳ nghiên cứu
so với kỳ gốc, tìm ra nguyên nhân gây nên biến động đó và đề xuất giải pháp nhằm làm
tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Nên chú trọng phân tích doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ vì nó chiếm tỷ trọng lớn và cũng là nguồn thu chính của doanh nghiệp nhưng
cũng không được xao nhãng nguồn thu khác vì có thể có tiềm năng trong tương lai.
6.2.3 Phân tích chi tiết doanh thu
Mục đích của việc phân tích chi tiết tổng thu là để đánh giá kết cấu nguồn thu của
doanh nghiệp, nguồn thu nào chiếm tỷ trọng lớn thì nguồn thu đó là nguồn thu chính của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần quan tâm và tìm các biện pháp nhằm gia tăng doanh thu
hơn nữa. Nếu nguồn thu này biến động thì nó sẽ làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đồng
135
thời các nguồn thu khác doanh nghiệp cũng cần tìm biện pháp để làm gia tăng nhưng không
được xao nhãng nguồn thu chính.
6.2.3.1 Phân tích chi tiết doanh thu theo nguồn hình thành:
Theo nguồn hình thành, doanh thu có thể được phân tích chi tiết như sau:
- Doanh thu từ kinh doanh dịch vụ
- Doanh thu từ kinh doanh tài chính
- Doanh thu từ hoạt động khác
6.2.3.2 Phân tích chi tiết doanh thu theo thời gian:
Theo thời gian doanh thu có thể phân tích theo bốn quý hoặc theo 12 tháng:
- Doanh thu quý 1
- Doanh thu quý 2
- Doanh thu quý 3
- Doanh thu quý 4
6.2.3.3 Phân tích chi tiết doanh thu theo loại hình dịch vụ:
Theo loại hình dịch vụ gồm:
- Doanh thu từ hoạt động vận tải
- Doanh thu từ hoạt động giao nhận
- Doanh thu từ hoạt động bảo quản, xếp dỡ
- Doanh thu từ hoạt động đại lý
6.2.4 Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp
Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến doanh thu của doanh nghiệp, có thể chia
thành 3 nhóm nguyên nhân sau:
- Những nguyên nhân thuộc bản thân doanh nghiệp
- Những nguyên nhân thuộc về khách hàng (người mua)
- Những nguyên nhân thuộc về nhà nước.
6.2.4.1 Phân tích những nguyên nhân thuộc bản thân doanh nghiệp ảnh hưởng đến
doanh thu:
Có thể xem xét những nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Giá bán /giá cước sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ của doanh nghiệp: giá bán/ giá cước
sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố và có quan hệ trên nhiều mặt. Trước hết, giá bán/giá cước sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ
phụ thuộc vào vị trí của sản phẩm/ dịch vụ đó trên thị trường: sản phẩm/ dịch vụ cạnh tranh
hay độc quyền. Nếu là sản phẩm/ dịch vụ cạnh tranh thì khách hàng có ưu chuộng hay
không. Mặt khác giá bán/ giá cước lại có quan hệ với việc tiêu thụ/ cung cấp nhanh hay

136
chậm, khối lượng sản phẩm /dịch vụ tiêu thụ/ cung ứng nhiều hay ít. Đương nhiện, giá bán
sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ phụ thuộc nhiều vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Vì vậy,
đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp hết sức linh hoạt và năng động.
- Sản lượng hàng hóa/ dịch vụ tiêu thụ là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến doanh
thu, khi sản lượng tăng thì doanh thu sẽ tăng lên và ngược lại.
- Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ: là một cái lõi của chiến lược phát triển sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến và nâng
cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tổ chức, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ: đây là một vấn đề hết sức
phong phú và đa dạng, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp hết sức linh hoạt và năng
động. Tổ chức quá trình tiêu thụ/ cung cấp sản phẩm/ dịch vụ bao gồm các yếu tố như tăng
cường quảng cáo, điều tra nhu cầu thị trường, thăm dò và phát triển thị trường, cải tiến sản
phẩm/ dịch vụ, tăng cường khuyến mại, cải tiến phương thức bán hàng và phương thức
thanh toán.
Vì vậy doanh nghiệp cần xem xét những nhân tố nào làm tăng doanh thu, những nhân
tố nào làm giảm doanh thu để từ đó doanh nghiệp có các giải pháp làm tăng doanh thu cho
doanh nghiệp.
6.2.4.2 Phân tích những nguyên nhân thuộc về khách hàng ảnh hưởng đến doanh thu:
- Nhu cầu của khách hàng: sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
trên thị trường đã đáp ứng được những đối tượng khách hàng nào? Có phù hợp với nhu cầu
của khách hàng hay không?
- Thu nhập của khách hàng: đây là một yếu tố hết sức quan trọng. Bởi vì sự thỏa
mãn mọi nhu cầu là hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập
- Loại sản phẩm dịch vụ: yếu tố này cũng rất quan trọng, sản phẩm/ dịch vụ có thể
không phù hợp với đối tượng khách hàng này nhưng lại đáp ứng nhu cầu của khách hàng
khác.
Khi phân tích cần chỉ rõ doanh thu tăng hay giảm là do nguyên nhân gì thuộc về khách
hàng, từ đó doanh nghiệp có các biện pháp thay đổi về kết cấu các dịch vụ và mặt hàng để
kinh doanh nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
6.2.4.3 Phân tích những nguyên nhân thuộc về nhà nước ảnh hưởng đến doanh thu:
Mỗi chính sách kinh tế xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ đều ảnh hưởng rất lớn
đến doanh thu của doanh nghiệp như chính sách thuế, chính sách lãi suất, chính sách tiền
lương, chính sách phát triển nền kinh tế…
Khi phân tích cần chỉ rõ các chính sách mà nhà nước ban hành tạo điều kiện tích cực
hay tiêu cực đến doanh nghiệp. nếu nó tác động tiêu cực thì cần phải chỉ rõ mức độ ảnh
hưởng như thế nào và có phù hợp với công tác quản lý xã hội hay không, từ đó có quyền
đề xuất để được điều chỉnh các chính sách sao cho hợp lý hơn.

137
6.3 Phân tích tổng lợi nhuận
6.3.1 Khái niệm, ý nghĩa:
 Khái niệm:
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí tạo nên nguồn thu đó
 Ý nghĩa:
- Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp cuối cùng, phản ánh hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, là nguồn để khuyến khích người lao động gắn bó với doanh
nghiệp, là nguồn để mở rộng quy mô sản xuất đầu tư chiều sâu cho sản xuất. Đồng thời
cũng là nguồn để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Vì vậy bất cứ doanh nghiệp nào
cũng luôn tìm biện pháp để tăng lợi nhuận.
6.3.2 Cách xác định lợi nhuận của doanh nghiệp
6.3.2.1 Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm lợi nhuận kinh doanh chính,
lợi nhuận kinh doanh phụ và lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Lợi nhuận từ họat động sản
xuất kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ từ
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản
xuất kinh doanh thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng mức lợi nhuận của doanh
nghiệp. Đây cũng là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp thực hiện tích lũy cho tái sản xuất
kinh doanh mở rộng. Đồng thời cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của doanh
nghiệp như quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ kken thưởng, quỹ phúc lợi…Lợi nhuận thu từ
hoạt động tài chính của doanh nghiệp chính là phần chênh lệch giữ thu và chi về hoạt động
tài chính của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài hoạt động sản
xuất kinh doanh
6.3.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận
- Lợi nhuận gộp là chênh lệch giữa doanh thu thuần và tổng giá vốn hàng bán của
doanh nghiệp. được xác định bằng công thức:
Lg = DTth - GVHB (6.1)
Trong đó:
DTth: Doanh thu thuần được xác định bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu và các
khoản giảm trừ
GVHB: Gía vốn hàng bán (chi phí trực tiếp sản xuất). Bao gồm các các chi phí trực
tiếp, đối với doanh nghiệp vận chuyển nó gồm tiền lương của thuyền viên, vật liệu phụ
tùng thay thế, khấu hao TSCĐ, các khoản lệ phí, phí đại lý môi giới nhưng không bao gồm
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh thuần khoản thu
nhập tăng thêm do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đem lại. được xác định
bằng công thức:
138
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh= Doanh thu thuần - giá vốn hàng bán-
chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp
- Lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh,
được tính bằng công thức: Lợi nhuận trước thuế= Lợi nhuận gộp – chi phí quản lý – chi
phí bán hàng
- Lợi nhuận sau thuế hay còn gọi là lãi ròng là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp. Được tính bằng công thức: Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận
trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp vận chuyển hay xếp dỡ lấy thì lợi nhuận sau thuế có thể được
phân tích chi tiết như sau:
LNst= (Sản lượng*Đơn giá - Sản lượng * Gía thành đơn vị - CPQL – CPBH )
*(1-t) (6.2)
Trong đó: CPQL: Chi phí quản lý
CPBH: Chi phí bán hàng.
t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Lúc này ta phân tích theo mẫu biểu sau:
Bảng 6.2. Phân tích chi tiết lợi nhuận sau thuế [1]

MĐAH

Đơn Kỳ Kỳ
Stt Chỉ tiêu hiệ So sánh Chênh lệch
vị gốc NC Tuyệt Tương
u
đối đối

1 Sản lượng

2 CPQL

Giá thành
3
đơn vị

4 CPBH

5 Đơn giá

Thuế suất
6
TNDN

Lợi nhuận sau


thuế

Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế, tìm
ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp để làm gia tăng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng gồm:
139
- Sản lượng: khi sản lượng tăng giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế.
Nó còn phụ thuộc vào tốc độ tăng/giảm của cước phí với giá thành đơn vị thì mới đánh giá
được lợi nhuận sẽ tăng hay giảm.
- Chi phí quản lý: Chi phí này cao thì làm cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
giảm, bởi vậy doanh nghiệp luôn luôn tìm mọi biên pháp để làm giảm và hạn chế tới mức
thấp nhất sự phát sinh của chi phí này nhằm làm tăng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp
- Giá thành đơn vị: Nhân tố này càng giảm thì lợi nhuận sau thuế càng tăng. Nếu
doanh nghiệp có phượng tiện, cơ cấu lao động, cơ cấu vốn hợp lý, doanh nghiệp có trình
độ tổ chức sản xuất kinh doanh tốt sẽ có giá thành thấp và lợi nhuận sẽ cao. Gía thành đơn
vị lại phụ thuộc vào tổng chi phí sản xuất và tổng sản lượng của doanh nghiệp. Việc phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành đơn vị đã được phân tích ở chương 5
- Chi phí bán hàng: đối với doanh nghiệp vận chuyển, xếp dỡ hay dịch vụ logistics,
chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng rất thấp hoặc không có. Việc tiết kiệm chi phí bán hàng
cũng là cách để gia tăng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. bởi vậy doanh nghiệp cũng
tìm mọi biện pháp để giảm chi phí bán hàng.
- Đơn giá (cước phí): Đơn giá tăng thì làm cho lợi nhuận tăng. Đối với doanh nghiệp
vận chuyển, cước phí vận chuyển lại phụ thuộc vào các yếu tố như:
+ Tình hình hàng hóa như loại hàng, tính chất và giá trị hàng hóa, loại bao gói, khối
lượng, yêu cầu bảo quản…Đây là nhóm nhân tố thuộc nhu cầu vận tải
+ Tình hình tuyến đường vận chuyển như điều kiện hành hải, thời gian đỗ bến, lệ phí
ở cảng, chiều dài của tuyến…Đối với tuyến đường thủy, còn kể đến điều kiện thủy văn như
hướng dòng chảy, tốc độ dòng chảy, chế độ thủy triều. Các nhân tố thuộc hạ tầng kỹ thuật
của vận tải này nên ảnh hưởng lớn đến chi phí khai thác phương tiện nên quyết định mạnh
đến giá cước.
+ Tình hình phương tiện: Đặc trưng kỹ thuật của tàu như loại tàu, trọng tải, tốc độ,
tuổi tàu, thời gian chạy, tính chuyên dụng của phương tiện, độ cũ mới của phương tiện.
Đây là nhóm nhân tố thuộc về yếu tố cung vận tải. Chẳng hạn nếu chủ phương tiện sử dụng
những phương tiện mới, hiện đại, đảm bảm độ an toàn cao thì cước đưa ra thỏa thuận với
chủ hàng cao. Nhưng nếu phương tiện chuyên chở có trọng tải, sức chứa lớn dẫn đến giá
thành chuyên chở cho một đợn vị khối lượng hàng hóa trên tuyến giảm, giá cước có thể hạ
hơn cho khách hàng
+ Quan hệ chủ phương tiện và khách hàng: Mức cước nhà chuyên chở đưa ra thường
phân biệt 2 nhóm khách hàng: khách hàng chung thủy, lâu năm và khách hàng vãng lai,
khách hàng lẻ
+ Uy tín của chủ phương tiện: Uy tín của doanh nghiệp vận chuyển càng cao, chất
lượng dịch vụ tốt dẫn đến mức cược sẽ cao.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến
lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. thuế suất càng cao thì thuế thu nhập doanh nghiệp
nộp càng lớn và lợi nhuận của doanh nghiệp càng giảm.

140
6.4 Phân tích tỷ suất lợi nhuận
Để đánh giá đúng đắn chất lượng công tác của doanh nghiệp ta phải dùng chỉ tiêu
chất lượng. Đó là các tỷ suất lợi nhuận, có thể liệt kê các chỉ tiêu sau:
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản (ROA)
𝑳𝑵𝒔𝒕 𝑳𝑵𝒕𝒕 ∗(𝟏−𝒕 )
ROA= ∗ 𝟏𝟎𝟎(%) (6.3) hay ROA= ∗ 𝟏𝟎𝟎 (%) (𝟔. 𝟒)
𝑻ổ𝒏𝒈 𝑻𝑺𝑩𝑸 𝑻ổ𝒏𝒈 𝑻𝑺𝑩𝑸

Trong đó:
LNst: Lợi nhuận sau thuế
LNtt: Lợi nhuận trước thuế
TSBQ: Tài sản bình quân
t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Ý nghĩa: Cứ 100 đồng tài sản bình quân bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng tăng càng tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp .
Khi phân tích cần chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân đưa
ra giải pháp nhằm nâng cao ROA cho doanh nghiệp
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
𝑳𝑵𝒔𝒕 𝑳𝑵𝒕𝒕∗(𝟏−𝒕)
ROS= *100 (%) (6.5) hay ROS= ∗ 𝟏𝟎𝟎 (%) (6.6)
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝑫𝑻 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏
Trong đó: DT thuần: Doanh thu thuần
Ý nghĩa: cứ 100 đồng doanh thu thuần bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng tăng càng tốt ,góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp .
Khi phân tích cần chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân đưa
ra giải pháp nhằm nâng cao ROS cho doanh nghiệp
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu( ROE)
𝑳𝑵𝒔𝒕 𝑳𝑵𝒕𝒕∗(𝟏−𝒕)
ROE= ∗ 𝟏𝟎𝟎(%)(𝟔. 𝟕) hay ROE= ∗ 𝟏𝟎𝟎 (%) (6.8)
𝑽𝑪𝑺𝑯 𝑩𝑸 𝑽𝑪𝑺𝑯 𝑩𝑸

Trong đó: VCSB BQ: Vốn chủ sở hữu bình quân


Ý nghĩa: cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là một trong những chỉ tiêu mà nhà đầu tư (cổ đông) quan
tâm nhất khi muốn đầu tư vào công ty. Chỉ tiêu này càng tăng càng tốt, góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .
Khi phân tích cần chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân đưa
ra giải pháp nhằm nâng cao ROE cho doanh nghiệp
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu hay thu nhập cơ bản mỗi cổ phiếu (EPS)

141
𝑳𝑵𝒕𝒕((𝟏−𝒕)
EPS= ∗ 𝟏𝟎𝟎 (%)(𝟔. 𝟗)
𝒏𝒄𝒑𝒕𝒍𝒉𝒃𝒒

Trong đó: ncptlhbq: số lượng cổ phiếu thường lưu hành bình quân được tính bằng số
lượng cổ phiếu thường phát hành trừ số lượng cổ phiếu quỹ
EPS là 1 chỉ số tài chính quan trọng để đầu tư chứng khoán. EPS là phiên bản rút gọn
nhất của lợi nhuận sau thuế. Đây có thể coi như là phần lợi nhuận thu được trên mỗi khoản
đầu tư ban đầu.. Chỉ số EPS càng cao thì càng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp tốt .Góp phần nâng cao tiềm lực của doanh nghiệp từ đó góp phần tăng giá cổ phiếu
trên thị trường . Khả năng huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu cũng dễ dàng hơn
Khi phân tích cần chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân đưa
ra giải pháp nhằm nâng cao EPS của doanh nghiệp
- Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E)
𝑷𝒕𝒕
P/E= (6.10)
𝑬𝑷𝑺

Ý nghĩa: chỉ số này thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận
thu được từ cổ phiếu. Hay, bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của một doanh
nghiệp dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Đối với một nhà đầu tư, P/E là công cụ
giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp hơn mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu P/E
càng cao chứng tỏ sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó
sẽ cao hơn trong tương lai. Nhưng ngược lại, cũng có khả năng thị trường cổ phiếu đã tăng
quá nhanh so với tốc độ tăng của hoạt động kinh doanh, dẫn tới P tăng nhanh hơn E, đẩy
tỷ lệ này lên cao, trường hợp này có thể giá cổ phiếu bị thổi phồng quá mức.
6.5 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét trên cơ sở căn
cứ theo từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Các doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện đảm
bảo kết quả sản xuất nhằm cung cấp khối lượng sản phẩm nhất định theo yêu cầu của khách
hàng về số lượng, chất lượng và chủng loại… Các doanh nghiệp thương mại phải đảm bảo
thực hiện khối lượng hàng hóa thu mua về số lượng, chủng loại nhằm đáp ứng yêu cầu của
người mua trên thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp dịch vụ phải thực hiện đảm bảo cung
cấp các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy việc phân tích tình hình thực
hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuân là một điều rất cần thiết để có thể đánh giá doanh nghiệp
đó hoạt động như thế nào. Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí
không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quát quá trình kinh doanh, kết quả kinh doanh
mà còn là phương pháp phân tích dựa trên những dữ liệu mang tính dự báo, phục vụ cho
các quyết định quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và hoạch định kế hoạch tương lai.

142
Bảng phân tích như sau:
Bảng 6.3. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [1]

So
Chỉ tiêu Kì gốc Kì n/c sánh Chênh lệch
STT (%)

1 Doanh thu BH & CCDV

2 Các khoản giảm trừ doanh thu

3 Doanh thu thuần về BH & CCDV

4 Giá vốn hàng bán

5 Lợi nhuận gộp về BH & CCDV

6 Doanh thu HĐTC

7 Chi phí tài chính

Chi phí lãi vay

8 Chi phí bán hàng

9 Chi phí QLDN

10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD

11 Thu nhập khác

12 Chi phí khác

13 Lợi nhuận khác

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu

(Trích trong BCTC của công ty cổ phần)


Cách thức phân tích: Ta đánh giá lần lượt từng chỉ tiêu trong bảng,biến động như
thế nào kì nghiên cứu so với kì gốc, tìm ra nguyên nhân gây nên biến động và đề xuất
giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.
143
Câu hỏi ôn tập chương 6
Câu hỏi:
1. Trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình hình thực hiện doanh thu của doanh
nghiệp?
2. Những nhóm nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp là gì?
3. Trình bày phương pháp xác định và phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp?
4. Trình bày phương pháp và nội dung phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận
cảu doanh nghiệp
Bài tập:
Bài 1: Phân tích MĐAH của các nhân tố đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp,
cho số liệu ở bảng sau:
ĐVT: 106 đ

STT Chi tiết Kì gốc Kỳ nghiên cứu

1 Doanh thu thuần 12.850 15.980

2 CP quản lý 1.550 1.675

3 CP bán hàng 2.258 2.590

4 CP trực tiếp sản xuất 4.780 5.250

5 Thuế suất thuế TNDN 18% 20%

Bài 2: Phân tích MĐAH của các nhân tố đến EPS của doanh nghiệp cổ phần
ĐVT: 106 đ
STT Chi tiết Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
1 Số lượng cổ phiếu 12 15
thường lưu hành
2 Doanh thu thuần 8.850 10.150
3 CP HĐSXKD 4.985 7.152
4 Thuế suất TNDN 18% 20%

144
CHƯƠNG 7. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tức
là nếu huy động được vốn, phân phối sử dụng vốn hợp lý và kịp thời ắt hiệu quả kinh doanh
sẽ tốt. Ngược lại nhờ có hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì việc huy động vốn cũng
thuận lợi và có chi phí sử dụng vốn thấp hơn. Từ đó góp phần tăng lợi nhuận, tăng khả
năng sinh lời trên vốn .
Về bản chất, hoạt động tài chính là những hoạt động gắn với sự vận động và chuyển
hóa các nguồn lực tài chính, tạo ra sự chuyển dịch giá trị trong quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp và làm thay đổi cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
7.1 Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
7.1.1 Khái niệm
Phân tích tài chính doanh nghiệp là sử dụng các công cụ và phương pháp phân tích
thích hợp để làm rõ tình hình huy động vốn và sử dụng vốn cũng như sự biến động của
từng nguồn vốn trong kỳ có ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Giúp cho
các nhà quản lý doanh nghiệp nắm được thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp, qua
đó có thể dự đoán được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai cũng như
những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Từ đó, đề ra các quyết định, điều
chỉnh, quy định phù hợp với lợi ích của các bên liên quan.
Việc phân tích tài chính doanh nghiệp cho phép các nhà quản lý, kinh doanh nhìn
nhận được đúng khả năng, sức mạnh và những sự hạn chế của doanh nghiệp. Trên cơ sở
những đánh giá sẽ xác định được đúng đắn những mục tiêu và chiến lược kinh doanh sao
cho có hiệu quả nhất.
7.1.2 Nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính
- Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Phân tích tình hình tăng, giảm và phân bổ tài sản
- Phân tích tình hình tăng, giảm và kết cấu nguồn vốn đảm bảo cho tài sản
- Phân tích tình hình thanh toán với các bên liên quan
- Đánh giá các chỉ tiêu phản ánh trạng thái tài chính của doanh nghiệp
- Phát hiện, đưa ra các biện pháp khai thác khả năng nâng cao hiệu quả tàì chính
cho doanh nghiệp
7.1.3 Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Các đối tượng sử dụng thông tin phân tích tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết
định với mục đích khác nhau. Vì vậy, phân tích tài chính đối với mỗi đối tượng khác nhau
sẽ đáp ứng các mục tiêu khác nhau. Cụ thể:
 Đối với nhà quản lý doanh nghiệp:
Những nhà quản lý doanh nghiệp là người điều hành, trực tiếp quản lý, hiểu rõ nhất
về tình hình hoạt động cũng như tài chính doanh nghiệp. Cung cấp các căn cứ để kiểm tra,
kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp.
145
Thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính, đánh giá khả năng sinh lời, khả năng
thanh toán và rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp.
Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi
nhuận… phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Dựa vào phân tích tài chính doanh
nghiệp để tính toán đưa ra dự đoán tài chính
Giúp xác định được những thế mạnh và những biểu hiện tốt, không tốt bất cập trong
vấn đề tài chính có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp
 Đối với các nhà đầu tư:
Các nhà đầu tư là những cổ đông, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp khác – Là những
người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý sử dụng, được hưởng lợi và cũng chịu
rủi ro
Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá trị của doanh nghiệp.
Thu nhập của các nhà đầu tư là cổ tức được chia và thặng dư giá trị của vốn. Hai yếu tố
này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Để đánh giá doanh
nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh
dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, thông tin kinh tế, tài chính, những cuộc tiếp
xúc trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, Trong thực tế, các nhà đầu tư thường quan tâm
đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Câu hỏi chủ yếu phải làm rõ là:
- Sức sinh lời bình quân vốn kinh doanh, sức sinh lời vốn cổ phần…. của doanh
nghiệp là bao nhiêu?
- Giá của cổ phiếu trên thị trường so với mệnh giá, so với giá trị ghi sổ như thế
nào?
- Các dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp dựa trên cơ sở nào?
- Tính trung thực, khách quan của các báo cáo tài chính đã công khai,…
 Đối với các chủ nợ, nhà cung cấp tín dụng, ngân hàng,…
Các nhà cung cấp tín dụng là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu
cầu vốn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh. Khi cho vay, họ phải biết chắc được khả
năng hoàn trả tiền vay. Thu nhập của họ là lãi suất tiền cho vay. Do đó, phân tích hoạt động
tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Tuy
nhiên, phân tích đối với những khoản cho vay dài hạn và những khoản cho vay ngắn hạn
có những nét khác nhau
Các khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặc biệt quan tâm đến
khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp. Nói khác đi là khả năng ứng phó của doanh
nghiệp khi nợ vay đến hạn trả. Các khoản cho vay dài hạn, nhà cung cấp tín dụng dài hạn
phải thẩm định tài chính các dự án đầu tư, quản lý được quá trình giải ngân sử dụng vốn
cho từng dự án đầu tư để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ thông qua thu nhập và khả năng

146
sinh lời của doanh nghiệp cũng như kiểm soát dòng tiền của các dự án đầu tư của doanh
nghiệp
Để đánh giá thu nhập, những rủi ro để xem xét nên đầu tư hay rút vốn về hay không.
 Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp (cán bộ, công nhân viên)
Người hưởng lương trong doanh nghiệp là người lao động của doanh nghiệp, có
nguồn thu nhập chính từ tiền lương được trả. Bên cạnh thu nhập từ tiền lương, một số lao
động còn có một phần vốn góp nhất định trong doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài phần thu nhập
từ tiền lương được trả họ còn có tiền lời được chia. Cả hai khoản thu nhập này phụ thuộc
vào kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chính sách đãi
ngộ, cơ hội thăng tiến trong sử dụng lao động của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tài
chính doanh nghiệp giúp họ định hướng việc làm ổn định và yên tâm dốc sức vào hoạt
động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp theo công việc được phân công.
Hiểu được tình hình tài chính của doanh nghiệp để biết được khả năng phát triển của
mình khi làm trong doanh nghiệp. Những thông tin này trực tiếp liên quan tới các quyền
lợi cùng trách nhiệm đến khách hàng và tương lai của họ.
 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Đây là các cơ quan đại diện cho quyền lực và lợi ích của Nhân dân như: Bộ Tài chính,
Quản lý thị trường… thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát nền kinh tế, doanh nghiệp là
đối tượng quản lý, mọi diễn biến, hoạt động của doanh nghiệp đều được phản ánh qua các
dòng di chuyển của các nguồn lực tài chính từ bên ngoài vào doanh nghiệp và từ doanh
nghiệp ra thị trường. Phân tích tài chính doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về tình hình
quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp, giám sát việc thực
hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, kiểm tra việc chấp hành luật pháp
của doanh nghiệp.. nhằm giúp các nhà quản lý của các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ do
Nhà nước giao một cách hiệu quả hơn.
Dựa vào phân tích tài chính để đánh giá tác động của các chính sách điều tiết vĩ mô.
 Các bên liên quan khác
Thuộc nhóm này có các nhà cung cấp, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, các cơ
quan truyền thông đại chúng… Nhóm này quan tâm về thị trường, xu hướng kinh tế, thông
tin doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Doanh nghiệp có ảnh
hưởng tới quyền lợi của mình liên quan.
Tóm lại: Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định
giá trị kinh tế, để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách
quan và chủ quan, giúp cho từng chủ thể quản lý có cơ sở cần thiết để lựa chọn và đưa ra
được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.
7.2 Tài liệu phân tích
 Bảng cân đối kế toán
Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có nguồn
hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định theo hai cách phân loại
147
là kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh. Số liệu bảng cân đối kế
toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ
cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản tài sản. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể
nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp. Kết cấu bảng cân đối kế toán
gồm 2 phần:
- Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời
điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Tài sản được chia thành 2 phần: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn.
- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại
thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh
nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia
thành nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Tài sản = Nguồn vốn
Tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
Nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
 Bảng kết quả sản xuất kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn được gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự
cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ
hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực
trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính chất tổng hợp của báo cáo được biểu hiện ở việc xác định các chỉ tiêu trong bảng,
chỉ tiêu tổng hợp phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả của các loại hoạt động khác nhau.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh nên là
nguồn thông tin cần thiết đối với doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng và các đối
tượng khác có liên quan đến các hoạt động, nó là căn cứ quan trọng để đánh giá và phân
tích tình hình và kết quả hoạt động, đặc biệt khi xem xét khả năng sinh lời từ hoạt động
của doanh nghiệp.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó cung
cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính,
khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh
nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để
xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong
tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra

148
mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động
của thay đổi giá cả.
 Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận lập thành hệ thống báo cáo tài
chính của doanh nghiệp được lập để giải thích bổ sung thông tin về tình hình hoạt động
của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà báo cáo tài chính không thể trình bày rõ ràng và
chi tiết được.
Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát địa điểm hoạt động sản xuất kinh
doanh, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng tình hình
và lý do biến động của một số đối tượng sản xuất và nguồn vốn quan trọng, phân tích một
số chỉ tiêu tài sản chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Cơ sở số liệu lập thuyết minh
báo cáo tài chính là các sổ kế toán kỳ trước báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ trước báo
cáo thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước.
7.3 Các nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
7.3.1 Đánh giá chung tình hình tài chính
Bảng 7.1. Xét cân đối 1 : Vốn chủ sở hữu >< Tài sản hoạt động [2]

Đơn vị tính:đồng

So sánh Chênh
TT Chỉ tiêu Đầu kì Cuối kì
(%) lệch

I Nguồn vốn chủ sở hữu

II Tài sản hoạt động

Tiền và các khoản tương


1
đương tiền

2 Đầu tư tài chính ngắn hạn

3 Hàng tồn kho

4 Tài sản cố định

5 Tài sản dở dang dài hạn

6 Đầu tư tài chính dài hạn

CHÊNH LỆCH (I) - (II)

(Chú ý: Tài sản hoạt động = Toàn bộ tài sản – Các khoản phải thu)
- Xét cân đối 1: So sánh Nguồn vốn chủ sở hữu (NV CSH) với tổng Tài sản hoạt
động (TSHĐ)
149
Mục đích đánh giá việc nguồn vốn chủ sở hữu có đảm bảo đáp ứng được cho các tài
sản hoạt động vào đúng mục đích hay chưa. Các trường hợp có thể xảy ra:
NV CSH > TSHĐ: chứng tỏ doanh nghiệp đã có dư vốn đảm bảo hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn. Vì vậy doanh nghiệp
nên cân nhắc có kế hoạch sử dụng, phân bổ lại, tránh gây lãng phí nguồn tiền này. Tích
cực thu hồi công nợ , nâng cao hiệu quả quản lý vốn .
NV CSH < TSHĐ: chứng tỏ doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu hụt vốn, không
đủ vốn đảm bảo tài sản hoạt động. Cần phải vay thêm hoặc chiếm dụng để trang trải .
NV CSH = TSHĐ: chứng tỏ doanh nghiệp phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động tốt,
có kế hoạch sử dụng hợp lí. Tuy nhiên, trên quan niệm hiệu quả vốn thì việc này cũng
không tốt. Vì không sử dụng được đòn cân nợ cho việc sử dụng vốn vào hoạt động kinh
doanh.
- Xét cân đối 2: So sánh (Nguồn vốn chủ sở hữu + Vốn vay) với (Tổng Tài sản hoạt
động)
Bảng 7.2. Xét cân đối 2: Vốn chủ sở hữu + vốn vay >< Tài sản hoạt động [2]

Đơn vị tính: đồng

Đầu Cuối So sánh


TT CHỈ TIÊU Chênh lệch
kì kì (%)

I Nguồn vốn chủ sở hữu + Vốn vay

1 Vốn chủ sở hữu

2 Vốn vay

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

Vay và nợ thuê tài chính dài hạn

II Tài sản hoạt động

1 Tiền và các khoản tương đương tiền

2 Đầu tư tài chính ngắn hạn

3 Hàng tồn kho

4 Tài sản cố định

5 Tài sản dở dang dài hạn

6 Đầu tư tài chính dài hạn

CHÊNH LỆCH (I) - (II)

150
Tương tự xét cân đối 1 nhưng ở phần nguồn vốn chủ sở hữu có thêm vốn vay. Mục
đích cho thấy việc doanh nghiệp vay thêm tiền cho nguồn vốn có thực sự mang lại hiệu
quả và phân bổ vào đúng mục đích hay chưa. Các trường hợp:
NV CSH + vốn vay > TSHĐ: Chứng tỏ công tác quản lí vốn không hiệu quả. Bởi vì
doanh nghiệp đã đi vay, trả thêm chi phí lãi vay mà cho các doanh nghiệp khác chiếm dụng
vốn tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp. Vì vậy Doanh nghiệp phải có các chính sách thu
hồi công nợ hiệu quả hơn nữa .
NV CSH + vốn vay < TSHĐ: Chứng tỏ doanh nghiệp phải chiếm dụng vốn đáp ứng
nhu cầu tài sản cho kinh doanh . Nếu chiếm dụng hợp lý thì được đánh giá tốt vì không
phải trả chi phí sử dụng vốn . Nếu chiếm dụng không hợp lý thì có thể mất uy tín của doanh
nghiệp .
NV CSH + vốn vay = TSHĐ: Chứng tỏ doanh nghiệp vay vốn gia tăng qui mô kinh
doanh, đầu tư máy móc kỹ thuật hiện đại nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên phải sử
dụng vốn sao cho hiệu quả từ đó mới mang lại lợi ích từ đòn cân nợ cho doanh nghiệp.
7.3.2. Phân tích tình tình tăng giảm và kết cấu tài sản
Bảng 7.3. Phân tích tình hình tăng giảm và kết cấu tài sản [2]

Đơn vị tính: đồng

Đầu kì Cuối kì Chênh lệch


so
TT TÀI SẢN Tỷ Tỷ sánh Tương
Giá Giá Tuyệt
trọng trọng % đối
trị trị đối
(%) (%) (%)

A TÀI SẢN NGẮN HẠN

Tiền và các khoản


I
tương đương tiền

1 Tiền

Các khoản tương đương


2
tiền

Đầu tư tài chính ngắn


II
hạn

Đầu tư nắm giữ đến


1
ngày đáo hạn

Các khoản phải thu


III
ngắn hạn

151
Phải thu ngắn hạn của
1
khách hàng

2 Trả trước cho người bán

3 Phải thu ngắn hạn khác

Dự phòng phải thu ngắn


4
hạn khó đòi (*)

5 Tài sản thiếu chờ xử lí

IV Hàng tồn kho

1 Hàng tồn kho

Dự phòng giảm giá hàng


2
tồn kho (*)

V Tài sản ngắn hạn khác

Chi phí trả trước ngắn


1
hạn

Thuế GTGT được khấu


2
trừ

Thuế và các khoản khác


3
phải thu Nhà nước

B TÀI SẢN DÀI HẠN

Các khoản phải thu dài


I
hạn

1 Phải thu dài hạn khác

II Tài sản cố định

1 Tài sản cố định hữu hình

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn luỹ kế


(*)

2 Tài sản cố định vô hình


152
- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn luỹ kế


(*)

Tài sản dở dang dài


III
hạn

Chi phí xây dựng cơ bản


1
dở dang

Đầu tư tài chính dài


IV
hạn

Đầu tư vào công ty liên


1
doanh, liên kết

Đầu tư góp vốn vào đơn


2
vị khác

V Tài sản dài hạn khác

1 Chi phí trả trước dài hạn

Tài sản thuế thu nhập


2
hoãn lại

TỔNG TÀI SẢN

(Trích theo bảng cân đối kế toán của DN)


(Chú ý : Không dùng kỹ thuật xác định mức độ ảnh hưởng của từng thành phần tài
sản tới tổng tài sản vì vai trò của từng tài sản có tác động đến hoạt động kinh doanh khác
nhau . Mức độ ảnh hưởng có thành phần tài sản tăng thì tốt nhưng có loại tài sản giảm mới
tốt .)
Tổng tài sản gồm hai thành phần chính là Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn .
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao hơn hay thấp hơn tỷ trọng tài sản dài hạn là do đặc điểm
kinh doanh. Do vậy không được đánh giá tốt hơn hay dở hơn .
Đối với các doanh nghiệp khai thác cảng hoặc khai thác đội tàu thì tỷ trọng tài sản
dài hạn thường cao hơn rất nhiều. Vì vốn đầu tư tài sản cố định rất lớn .
Đối với các doanh nghiệp giao nhận hoặc thực hiện các dịch vụ trong chuỗi logistics
(Trừ hoạt động khai thác cảng và khai thác đội tàu ) thì vốn nằm trong tài sản cố định không
lớn. Do vậy tỷ trọng tài sản ngắn hạn thường lớn hơn .
Khi phân tích so sánh cuối kỳ với đầu kỳ :

153
* Tài sản ngắn hạn phải tăng về giá trị nhưng giảm về tỷ trọng đồng thời tài sản dài
hạn tăng cả giá trị và tỷ trọng được đánh giá tốt nhất. Vì chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng
qui mô kinh doanh và tập trung đầu tư cho tài sản cố định để nâng cao năng lực ,nâng cao
năng suất , tăng nhanh vòng quay vốn lưu động. Từ đó sẽ tăng sản lượng, tăng doanh thu,
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên các thành phần trong tài sản ngắn hạn không phải cứ tăng về giá trị và
giảm về tỷ trọng được đanh giá tốt mà tùy thuộc vào vai trò của từng loại tài sản sẽ được
đánh giá khác nhau .
- Tài sản Tiền và các khoản tương đương tiền: Tăng về giá trị, giảm về tỷ trọng nhưng
phải có tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng qui mô mới được đánh giá tốt nhất. Vì vốn bằng
tiền coi như không có khả năng sinh lời hoặc thấp do để ở ngân hàng nên chỉ để ở mức vừa
phải đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời trong kinh doanh .Ngược lại ....
- Đầu tư ngắn hạn: Tăng về giá trị, tăng về tỷ trọng nhưng khả năng sinh lời từ đầu tư
ngắn hạn phải cao hơn khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh ,đồng thời không ảnh
hưởng đến nhu cầu vốn đối với hoạt động kinh doanh chính mới được đánh giá tốt nhất.
Ngược lại ...
- Các khoản phải thu: Giảm cả về giá trị và tỷ trọng được đánh giá là tốt. Vì đây là
khoản vốn bị chiếm dụng nên càng giảm càng tốt. Nếu tăng là không tốt. Doanh nghiệp
phải có các giải pháp như đàm phán lựa chọn các phương thức thanh toán nhanh thu tiền
,tích cực thu hồi công nợ để đưa vốn vào hoạt động. Ngược lại .....
Tuy nhiên nếu doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường, thị phần hoặc giải phóng hàng
tồn kho bằng cách bán chịu thì tăng nên vẫn được đánh giá tốt để thực hiện các mục đích
trên.
- Hàng tồn kho: Tăng về giá trị nhưng giảm về tỷ trọng (Nhưng phải đảm bảo hàng
hóa và nguyên vật liệu .....phục vụ kịp thời trong sản xuất, kinh doanh) được đánh giá tốt
nhất. Chứng tỏ DN mở rộng quy mô và tăng nhanh tốc độ vòng quay vốn hàng tồn kho từ
đó giảm lượng vốn ứ đọng. Tức là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng lợi nhuận
cho DN Hoặc tốc độ tăng hàng tồn kho chậm hơn tốc độ tăng tài sản cũng được đanh giá
tốt. Chứng tỏ DN cũng tiết kiệm được vốn nằm trong hàng tồn kho. Ngược lại .....
- Tài sản ngắn hạn khác: Những tài sản bản chất là các khoản phải thu như (Chi phí
trả trước ngắn hạn ,Các khoản thuế phải thu ....)thì càng giảm cả về giá trị và tỷ trọng càng
tốt.Ngược lại .....
Tài sản ngắn hạn khác mà trực tiếp tham gia vào kinh doanh thì tăng về giá tri và tỷ
trọng được đánh giá tốt và ngược lại .....
* Tài sản dài hạn phải tăng cả về giá trị và tỷ trọng được đánh giá tốt. Chứng tỏ doanh
nghiệp mở rộng qui mô kinh doanh đồng thời tập trung vốn cho tài sản cố định và tài sản
dài hạn khác để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tăng tính chủ động cho doanh
nghiệp .

154
- Các khoản phải thu dài hạn: Giảm về giá trị và tỷ trọng được đánh giá tốt nhất .
Chứng tỏ doanh nghiệp tích cực thu hồi vốn đưa vào kinh doanh. Đồng thời giảm chi phí
sử dụng vốn nếu DN phải đi vay .
- Tài sản cố định: Tăng cả về giá trị và tỷ trọng được đánh gái tốt nhất. Chứng tỏ
doanh nghiệp tập trung vốn đầu tư tài sản cố định phục vụ kinh doanh chính là thế mạnh
của doanh nghiệp. Góp phần nâng cao năng lực đảm bảo kinh doanh và có tính an toàn cao
hơn. Từ đó đảm bảo sự phát triển vững chắc cho doanh nghiệp .
- Tài sản dở dang dài hạn: Phải giảm về giá trị và tỷ trọng được đánh giá tốt. Chứng
tỏ doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để mở rộng qui mô nhưng gia tăng tốc độ
nhanh chóng đưa vào sử dụng tránh ứ đọng vốn trong xây dựng. Ngược lại .....
- Tài sản đầu tư tài chính, bất động sản: Tăng về giá trị, tăng tỷ trọng mà khả năng
sinh lời lớn hơn hoạt động kinh doanh chính nhưng không ảnh hưởng tới nhu cầu vốn của
hoạt động kinh doanh chính thì được đánh giá tốt. Tức là doanh nghiệp đa dạng hóa các
hoạt động kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận và phòng tránh rủi ro. Ngược lại .....
-Tài sản dài hạn khác: Tài sản thuộc nhóm phải thu thì càng giảm giá trị và tỷ trọng
càng tốt
Tài sản khác mà trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tăng về giá trị và tỷ
trong cũng được đánh gía tốt.
7.3.3 Phân tích tình hình tài sản cố định
- Phân tích tài sản cố định hữu hình
Bảng 7.4. Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định hữu hình [2]
Đơn vị tính: đồng

Nhà cửa, Máy móc Phương Thiết bị


TT Chi tiết vật kiến và thiết tiện văn TỔNG
trúc bị vận tải phòng
1 Nguyên giá

Số dư đầu năm

Mua trong năm

Xây dựng cơ bản hoàn


thành

Tăng khác

Thanh lí, nhượng bán

Giảm khác

Số dư cuối năm
155
2 Giá trị hao mòn lũy kế

Số dư đầu năm

Khấu hao trong năm

Thanh lí, nhượng bán

Tăng khác

Số dư cuối năm

3 Giá trị còn lại

Tại ngày cuối năm

Tại ngày đầu năm

4 Hệ số hao mòn

Đầu kỳ

Cuối kỳ

- Phân tích tài sản cố định vô hình


Bảng 7.5. Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định vô hình [2]

Đơn vị tính: đồng

T Quyền sử
Chi tiết Phần mềm Giấy chứng nhận TỔNG
T dụng đất

1 Nguyên giá

Số dư đầu năm

Mua trong năm

Thanh lí, nhượng


bán

Số dư cuối năm

2 Giá trị hao mòn lũy kế

Số dư đầu năm

156
Khấu hao trong
năm

Thanh lí, nhượng


bán

Số dư cuối năm

3 Giá trị còn lại

Tại ngày cuối


năm

Tại ngày đầu


năm

4 Hệ số hao mòn

Đầu kỳ

Cuối kỳ

Nhằm đánh giá trong kỳ tài sản thuộc nhóm nào tăng, giảm ? Do nguyên nhân gì ? Sự thay
đổi đó góp phần nâng cao năng lực kinh doanh hay giảm ? Đồng thời đánh giá giá trị còn
lại của tài sản cố định và hệ số hao mòn ( Tài sản còn mới hay cũ ). Từ đó doanh nghiệp
có kế hoạch đầu tư và phân bổ cho từng loại tài sản sao cho hợp lý để có năng lực tốt nhất
góp phần tạo ra nhiều sản lượng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
7.3.4. Phân tích tình hình tăng giảm và kết cấu nguồn vốn
Bảng 7.6. Phân tích tình hình tăng giảm và kết cấu nguồn vốn [2]

Đơn vị tính: đồng

Đầu kì Cuối kì So Chênh lệch


sánh
TT NGUỒN VỐN Tỷ Tỷ
Giá Giá Tuyệt Tương đối
trọng trọng %
trị trị đối (%)
(%) (%)

NỢ PHẢI
C
TRẢ

I Nợ ngắn hạn

Phải trả người


1
bán ngắn hạn

157
Người mua trả
2 tiền trước ngắn
hạn

Thuế và các
3 khoản phải nộp
Nhà nước

Phải trả người


4
lao động

Chi phí phải trả


5
ngắn hạn

Doanh thu
6 chưa thực hiện
ngắn hạn

Phải trả ngắn


7
hạn khác

Vay và nợ thuê
8 tài chính ngắn
hạn

Quỹ khen
9 thưởng, phúc
lợi

II Nợ dài hạn

Phải trả người


1
bán dài hạn

Chi phí phải trả


2
dài hạn

Phải trả dài hạn


3
khác

Vay và nợ thuê
4 tài chính dài
hạn

VỐN CHỦ
D
SỞ HỮU
158
Vốn chủ sở
I
hữu

1 Vốn góp của


chủ sở hữu

Cổ phiếu phổ
2 thông có quyền
biểu quyết

Quỹ đầu tư
3
phát triển

Quỹ khác
4 thuộc vốn chủ
sở hữu

5 Lợi nhuận sau


thuế chưa phân
phối

- LNST chưa
phân phối lũy
kế đến cuối kỳ
trước

- LNST chưa
phân phối kỳ
này

Lợi ích cổ
6 đông không
kiểm soát

TỔNG NGUỒN VỐN

(Mỗi thành phần nguồn vốn có vai trò và tác động khác nhau tới tổng nguồn vốn.
Có nguồn tăng thì tốt, có nguồn giảm thì tốt. Vì vậy không tính mức độ ảnh hưởng )
Nguồn vốn = Nguồn vốn nợ phải trả + nguồn vốn chủ sở hữu
Nguổn vốn tăng tức là doanh nghiệp đang mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu cho hoạt
động kinh doanh. Tuy nhiên nếu tăng chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu thì chứng tỏ tính tự
chủ tài chính cao hơn góp phần hạn chế rủi ro. Nếu tăng chủ yếu bằng nguồn vay nợ thì
phải đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả cao sẽ góp phần gia tăng khả năng sinh lời trên vốn
chủ sở hữu. Vì được hưởng lợi từ đòn cân nợ. Nếu sử dụng vốn không hiệu quả thì rủi ro
159
phá sản sẽ đến nhanh hơn với doanh nghiệp. Vì vậy DN cần lựa chọn các nguồn vốn huy
động sao cho hợp lý .
Khi phân tích so sánh cuối kỳ với đầu kỳ thì :
* Nguồn vốn nợ phải trả: Tăng về giá trị nhưng giảm về tỷ trọng được đánh giá tốt.
Chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng qui mô kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
Nhưng không đúng với mọi thành phần nguồn vốn.
- Các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, doanh thu chưa thực hiện
thì tăng về giá trị và tỷ trọng được đánh giá tốt. Vì đây là nguồn vốn chiếm dụng, không
phải trả chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên phải chiếm dụng hợp lý ( theo các phương thức
thanh toán ). Nếu chiếm dụng không hợp lý có thể ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp.
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng thì tốt (Nhưng cần tuân thủ thực hiện
đúng luật ngân sách ).
- Các khoản phải trả cho người lao động tăng thì tốt ( Nhưng phải thực hiện đúng
theo luật lao động )
- Các khoản vay và thuê tài chính thì tăng về giá trị và giảm về tỷ trọng đượng đánh
giá tốt .
* Nguồn vốn chủ sở hữu: Tăng giá trị và tỷ trọng được đánh giá tốt. Chứng tỏ tính
tự chủ tài chính của doanh nghiệp tăng cao. Năng lực tài chính được cải thiện
Tất cả các thành phần nguồn vốn chủ sở hữu càng tăng càng tốt. Trừ hai khoản sau
- Quỹ khen thưởng và phúc lợi cho người lao động cần trích hợp lý và thực hiện khen
thưởng kịp thời để phát huy tác dụng .
- Lợi nhuận chưa phân phối càng giảm càng tốt. Tức là có lợi nhuận cần phân phối
ngay vào các quỹ để sử dụng hợp lý và phát huy tác dụng góp phần tạo ra nhiều lợi nhuận
hơn nữa.
7.3.5 Phân tìch tình hình thanh toán (phải thu & phải trả)
- Phân tích các khoản phải trả
Bảng 7.7. Phân tích tình hình các khoản phải trả [2]

Đơn vị tính: đồng

Đầu kì Cuối kì
Chênh
TT CHI TIẾT Giá Tỷ trọng Tỷ trọng MĐAH
Giá trị lệch
trị (%) (%)

Các khoản phải trả


1
người bán ngắn hạn

Người mua trả tiền


2
trước ngắn hạn
160
Thuế và các khoản
3
phải nộp Nhà nước

4 Phải trả người lao động

Chi phí phải trả (ngắn


5
hạn)

Doanh thu chưa thực


6
hiện ngắn hạn

7 Phải trả. phải nộp khác

Vay và nợ thuê tài


8
chính ngắn hạn

Dự phòng phải trả


9
ngắn hạn

Quỹ khen thưởng.


10
phúc lợi

TỔNG CỘNG

Đây là các khoản cần phải trả nợ theo đúng qui định hoặc theo hợp đồng. Tuy nhiên
cần phân tích chi tiết hơn đối với những khoản chiếm tỷ trọng lớn, biến động và có mức
độ ảnh hưởng lớn. Nhằm thúc đẩy thanh toán đúng hạn, tránh mất uy tín của doanh nghiệp.
Cụ thể phân tích chi tiết theo các khách hàng để có các giải pháp hợp lý nhất có lợi
cho DN.
 Phân tích chi tiết các khoản phải trả
Bảng 7.8. Phân tích chi tiết các khoản phải trả [2]

Đơn vị tính: đồng

Giá trị cuối Chênh lệch


TT CHI TIẾT Giá trị đầu kì So sánh
kì tuyệt đối

Các khoản phải


trả người bán
ngắn hạn
1
Khách hàng A

Khách hàng B

161
.........

Người mua trả


tiền trước ngắn
hạn
2
.........

Thuế và các
khoản phải nộp
Nhà nước

Thuế giá trị gia


tăng

Thuế Xuất. nhập


khẩu

3 Thuế Thu nhập


Doanh nghiệp

Thuế Thu nhập cá


nhân

Thuế nhà thầu

Thuế môn bài

Các loại thuế khác

Phải trả người lao


4
động

Chi phí phải trả


(ngắn hạn)

Chi phí lãi vay


5
Phi phí thuê tàu

Phí đại lý

Phí quản lý
162
Chi phí khác

Doanh thu chưa


6 thực hiện ngắn
hạn

Phải trả. phải nộp


khác

Kinh phí công


đoàn

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm thất


nghiệp
7
Nhận ký quỹ. ký
cược ngắn hạn

Cổ tức. lợi nhuận


phải trả

Phải trả khác là các


bên liên quan

Các khoản phải trả


khác

Vay và nợ thuê tài


8
chính ngắn hạn

Dự phòng phải
9
trả ngắn hạn

Quỹ khen thưởng.


10
phúc lợi

TỔNG CỘNG

(Trích theo báo cáo chi tiết trong thuyết minh tài chính)
Căn cứ vào sự biến động về số liệu. Khi phân tích phải chỉ ra được sự biến động đó
là hợp lý hay không ?Vì sao ? chỉ ra những khách hàng nào là chủ yếu, thứ yếu để có các
chính sách thanh toán và trả nợ sao cho phù hợp. Những khoản nào thực hiện đúng, chưa
163
đúng ? Đưa ra các giải pháp sao cho hợp lý nhất. (Về dịch vụ khách hàng ? Phương thức
thanh toán ?......).
 Phân tích các khoản phải thu
Bảng 7.9. Phân tích tình hình các khoản phải thu [2]

Đơn vị tính: đồng

Đầu kì Cuối kì

Tỷ Tỷ Chênh MĐAH
TT CHI TIẾT
Giá trị trọng Giá trị trọng Lệch %
(%) (%)

1 Phải thu Khách hàng

Trả trước cho Nhà


2
cung cấp

Các khoản phải thu


3
khác

Chi phí trả trước ngắn


4
hạn

Thuế và các khoản


5
phải thu Nhà nước

TỔNG CỘNG

Chú ý: Trích (toàn bộ các khoản ở mục III ,trừ dự phòng phải thu) và( 1+2+3) trong
mục V thuộc tài sản ngắn hạn.
Tất cả các khoản phải thu dù lớn hay nhỏ cũng phải tích cực thu hồi. Vì vậy khi so
sánh cuối kỳ với đầu kỳ thì giảm là tốt, tăng không tốt cho tất cả các khoản phải thu.
Tuy nhiên cần xoáy sâu phân tích những khoản có mức độ ảnh hưởng lớn và chiếm
tỷ trọng lớn, biến động lớn. Những khoản có dấu hiệu nợ xấu ( khó đòi ). Đưa ra các giải
pháp tích cực thu hồi công nợ hơn nữa. Nhằm nhanh chóng đưa vốn vào hoạt động, đồng
thời không mất vốn của doanh nghiệp .
Từ đó đánh giá công tác quản lý vốn của doanh nghiệp tốt hơn hay dở hơn ? Đưa ra
các giải pháp sao cho hợp lý nhằm ngày càng giảm tất cả các khoản phải thu và cho từng
khách hàng.
Phân tích chi tiết các khoản phải thu

164
Bảng 7.10. Phân tích chi tiết các khoản phải thu [2]

Đơn vị tính: đồng

Giá trị đầu Giá trị so sánh Chênh lệch


TT CHI TIẾT
kì cuối kì % tuyệt đối

1 Phải thu Khách hàng

a Khách hàng A

b Khách hàng B

Trả trước cho Nhà


2
cung cấp

3 Các khoản phải thu


khác

a Ngắn hạn

Ký cược. ký quỹ

Tạm ứng cho nhân viên

Trích trước lãi tiền gửi


Ngân hàng

Thù lao HĐQT và Ban


kiểm soát

Phải thu tiền bồi


thường

Phải thu khác là các


bên liên quan

b Các khoản phải thu khác

….

165
4 Chi phí trả trước
ngắn hạn

5 Thuế và các khoản


phải thu Nhà nước

Thuế giá trị gia tăng

Thuế Thu nhập Doanh


nghiệp

Thuế Thu nhập cá nhân

TỔNG CỘNG

(Trích theo báo cáo chi tiết trong thuyết minh tài chính)
Cần chỉ rõ sự biến động số liệu là do nguyên nhân gì, hợp lý hay không ? Vì sao ?
Từ đó đưa ra giải pháp lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với từng khách hàng.
Đặc biệt đối với các khách hàng có nợ khó đòi.

166
- Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
Bảng 7.11.Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước [2]

Đơn vị tính: ĐỒNG

CHÊNH
PHÁT SINH TRONG NĂM
LỆCH
ĐẦU CUỐI
CHỈ Cấn trừ Đã nộp
TT NĂM Phải nộp NĂM
TIẾT với thuế trong (5)- (2)-(3)-
(1) trong (5)
phải thu năm (1) (4)
năm(2)
(3) (4)

Thuế
1
GTGT

Thuế
Xuất
2
nhập
khẩu

Thuế
3
TNDN

Thuế
4
TNCN

Các loại
5
thuế khác

TỔNG CỘNG

Doanh nghiệp cần phải thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế và phí lệ phí cho nhà nước
theo đúng quy định của từng luật thuế. Cần chỉ ra được tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân
sách nhà nước của doanh nghiệp tốt hơn hay dở hơn ? Sự biến động đó là do các khoản nào
? Vì sao ? Có hợp lý không ? Cần đưa ra các giải pháp giảm nợ và thực hiện theo đúng quy
định

167
7.3.6. Phân tích các chỉ tiêu phản ảnh trạng thái tài chính.
- Phân tích các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
 Phân tích tỷ số nợ
𝑵ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả
𝑻ỷ 𝒔ố 𝒏ợ = 𝟏𝟎𝟎% (7.1)
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏

Ý nghĩa : 100 đồng nguồn vốn có bao nhiêu đồng vay nợ.
Bảng 7.12. Phân tích tỷ số nợ [2]

So sánh Chênh MĐAH


TT Chi tiết Đơn vị Đầu kì Cuối kì
(%) lệch (%)

1 Nợ phải trả

Tổng nguồn
2
vốn

Tỷ số nợ

Chỉ tiêu này phản ảnh mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này < 50%
được đánh giá là tốt. Nếu tỷ số nợ > 50% thì có thể mất khả năng thanh toán tăng. Tuy
nhiên nếu sử dụng vốn có hiệu quả cao (sử dụng tốt đòn bảy tài chính ) sẽ góp phần gia
tăng lợi ích cho vốn chủ sở hữu .
Sự biến động chỉ tiêu có xu hướng giảm được đánh giá tốt. Ngược lại .
Chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân của từng nhân tố. Đưa ra giải pháp tốt hơn
cho doanh nghiệp.
 Phân tích tỷ số tự tài trợ
𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖
𝑻ỷ 𝒔ố 𝒕ự 𝒕à𝒊 𝒕𝒓ợ = 𝟏𝟎𝟎% (7.2)
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏

Ý nghĩa : 100 đồng nguồn vốn có bao nhiêu đồng là vốn chủ sở hữu
Bảng 7.13. Phân tích tỷ số tự tài trợ [2]

So Chênh MĐAH
TT Chi tiết Đơn vị Đầu kì Cuối kì
sánh(%) lệch %

1 Vốn chủ sở hữu ĐỒNG

2 Tổng nguồn vốn ĐỒNG

Tỷ số tự tài trợ %

168
Tỷ số này phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Nếu hệ số này có
giá trị > 50%, chứng tỏ doanh nghiệp tự chủ tài chính cao. Hạn chế rủi ro mất vốn trong
kinh doanh.
Sự biến động của chỉ tiêu tăng hơn kỳ gốc được đánh giá tốt. Ngược lại
Chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho từng nhân tố.
Nhằm gia tăng tỷ số tự tài trợ cho doanh nghiệp.
 Phân tích tỷ số khoản phải thu / nguồn vốn
𝑲𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖
𝑻ỷ 𝒔ố 𝑲𝑷 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒓ê𝒏 𝑵𝑽 = × 𝟏𝟎𝟎 (%)(7.3)
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏

Ý nghĩa : 100 đồng nguồn vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng bao nhiêu đồng
Bảng 7.14. Phân tích tỷ số khoản phải thu / nguồn vốn [2]

MĐAH
TT Chi tiết Đơn vị Đầu kì Cuối kì Ss (%) Chênh lệch
%

Khoản
1 ĐỒNG
phải thu

Tổng
2 ĐỒNG
nguồn vốn

Tỷ số khoản
phải thu/nguồn %
vốn

Tỷ số phản ảnh mức độ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn như thế nào? Tỷ số này càng
giảm càng tốt. Chứng tỏ công tác quản lý vốn tốt. Nhằm nhanh chóng đưa vốn vào hoạt
động. Bằng cách lựa chọn các phương thức thanh toán nhanh, lựa chọn khách hàng uy tín
và tích cực thu hồi công nợ.
Cần chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Đưa ra giải pháp giảm hơn nữa.
 Phân tích tỷ số khoản phải trả / Tài sản
𝑪á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả
𝑻ỷ 𝒔ố 𝑲𝑷 𝒕𝒓ả 𝒕𝒓ê𝒏 𝑻𝑺 = × 𝟏𝟎𝟎 (%) (7.4)
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏

Ý nghĩa : 100 đồng tài sản hoạt động của doanh nghiệp đang có bao nhiêu đồng phải
trả.
Tỷ số cho thấy phần tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trăm thuộc nợ phải
trả. Tỷ số này tăng mà chiếm dụng hợp lý thì được đánh giá tốt. Ngược lại

169
Bảng 7.15. Phân tích tỷ số khoản phải trả / tài sản [2]

Đầu Cuối So sánh Chênh MĐAH


TT Chi tiết Đơn vị
kì kì (%) lệch %

1 Các khoản phải trả đồng

2 Tổng tài sản đồng

Tỷ số khoản phải trả/tài sản %

 Phân tích tỷ số khoản phải thu / khoản phải trả


𝑲𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖
𝑻ỷ 𝒔ố 𝑲𝑷 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒓ê𝒏 𝑲𝑷 𝒕𝒓ả = × 𝟏𝟎𝟎 (%) (7.5)
𝑪á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả

Ý nghĩa: Cho thấy tỷ tệ phần trăm các khoản bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm
dụng.
Bảng 7.16. Phân tích tỷ số khoản phải thu / khoản phải trả [2]

TT Chi tiết Đơn vị Đầu kì Cuối kì Ss (%) Chênh lệch MĐAH %

1 Khoản phải thu đồng

2 Các khoản phải trả đồng

Tỷ số khoản phải thu/


%
khoản phải trả

Tỷ số này <100% được đánh giá tốt. Tức là lượng vốn Doanh nghiệp đi chiếm dụng
lớn hơn bị chiếm dụng, góp phần giảm chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp và ngược lại
- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.
 Phân tích hệ số thanh toán tổng quát
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏
𝒌𝑻𝑸 = (𝒍ầ𝒏 ) (7.6)
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả

Bảng 7.174. Phân tích hệ số thanh toán tổng quát [2]

Đơn vị SS Chênh MĐAH


TT Chi tiết Đầu kỳ Cuối kỳ
(%) lệch (lần)

1 Tổng tài sản đồng

2 Tổng nợ phải trả đồng

Hệ số thanh toán tổng quát Lần

170
Hệ số phản ảnh về mối quan hệ giữa tổng tải sản mà doanh nghiệp đang quản lí, sử
dụng với tổng nợ phải trả. Cho thấy một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng bao nhiêu
đồng tài sản. Về mặt lí thuyết, hệ số thanh toán tổng quát bằng 1 doanh nghiệp vẫn đảm
bảo khả năng thanh toán. Tuy nhiên toàn bộ tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn vay nợ thì
rất nhiều nguy cơ khi đến hạn trả. Doanh nghiệp không đảm bảo tính tự chủ về tài chính có
thể dẫn đến thu hẹp qui mô kinh doanh, mất vị thế cạnh tranh ...
Do vậy tỷ số này phải >1, tốt nhất là >2 mới đảm bảo an toàn về tài chính. Tránh bị
phá sản.
Khi so sánh cuối kỳ với đầu kỳ thì tỷ số này có xu hướng tăng, đánh giá tốt. Tức là
năng lực tài chính được cải thiện. Cần chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân, giải pháp
cho từng nhân tốt nhằm nâng cao tỷ số này cho doanh nghiệp.
 Phân tích hệ số thanh toán hiện hành (ngắn hạn)
𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏
𝒌𝒉𝒉 = (lần) (7.7)
𝑵ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏

Bảng 7.18. Phân tích hệ số thanh toán hiện hành (ngắn hạn) [2]

Đầu Cuối Ss Chênh MĐAH


TT Chi tiết Đơn vị
kì kì (%) lệch (lần)

1 Tài sản ngắn hạn đồng

2 Các khoản nợ ngắn hạn đồng

Hệ số thanh toán hiện


Lần
hành (ngắn hạn)

Các khoản nợ ngắn hạn thì phải trả trong kỳ. Vì vậy nếu tài sản ngắn hạn có thể đảm
bảo trả nợ ngắn hạn thì góp phần đảm bảo ổn định kinh doanh. Tức là không phải bán tài
sản dài hạn, không ảnh hưởng tới qui mô và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ số này có xu hướng tăng thì được đánh giá tốt. Tức là tình hình thanh toán được
cải thiện, tăng độ tin cậy với bạn hàng .
Tuy nhiên tỷ số này không nên quá cao vì lượng vốn ứ đọng trong tài sản ngắn hạn sẽ
góp phần làm giảm hiệu quả sử dụng vốn .
 Phân tích hệ số thanh toán nhanh
𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏−𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐
𝒌𝒏𝒉 = (lần) (7.8)
𝑵ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏

171
Bảng 7.19. Phân tích hệ số thanh toán nhanh [2]

Ss Chênh MĐAH
TT Chi tiết Đơn vị Đầu kì Cuối kì
(%) lệch (lần)

1 Tổng tài sản ngắn hạn đồng

2 Hàng tồn kho đồng

3 Các khoản nợ ngắn hạn đồng

Hệ số thanh toán nhanh Lần

Trong tỷ số này, hàng tồn kho sẽ bị loại bỏ, bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng tồn
kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn.Vì có thể là hàng bị lỗi mốt, hoặc
hàng kém chất lượng. Do vậy khách hàng không tin tưởng khả năng chuyển thành tiền
nhanh đối với hàng tồn kho. Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán nhanh, góp phần tăng độ
tin cậy về năng lực thanh toán của doanh nghiệp.
Khi so sánh thì tỷ số này có xu hướng tăng được đánh giá tốt. Ngược lại
Chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm nguyên nhân và đưa giải pháp
nhằm tăng khả năng thanh toán nhanh cho doanh nghiệp.
 Phân tích hệ số thanh toán bằng tiền
𝑻𝒊ề𝒏+Đầ𝒖 𝒕ư 𝑻𝑪 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏
𝒌𝒕 = (lần) (7.9)
𝑵ợ 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏

Bảng 7.20. Phân tích hệ số thanh toán bằng tiền [2]

So MĐAH
Đơn Đầu Cuối Chênh
TT Chi tiết sánh
vị kì kì lệch (lần)
(%)

1 Vốn bằng tiền đồng

2 Đầu tư tài chính ngắn hạn đồng

3 Các khoản nợ ngắn hạn đồng

Hệ số thanh toán bằng tiền Lần

Tương tự hàng tồn kho, Khách hàng không tin tưởng các khoản phải thu của doanh
nghiệp có thể thu hồi nhanh chóng. Nên họ quan tâm đến khả năng thanh toán bằng tiền
của doanh nghiệp.
Khi so sánh thì tỷ số này có xu hướng tăng được đánh giá tốt. Ngược lại
Chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm nguyên nhân và đưa giải pháp
nhằm tăng khả năng thanh toán bằng tiền cho doanh nghiệp .
172
Tóm lại : Khi phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán thì càng tăng càng
chứng tỏ năng lực tài chính tốt, tăng độ tin cậy của doanh nghiệp với các bên liên quan.
Tuy nhiên nếu để lượng vốn ứ đọng để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán thì hiệu quả
sử dụng vốn sẽ không cao. Do vậy doanh nghiệp cần cân đối để ở mức hợp lý vẫn đáp ứng
nhu cầu thanh toán đồng thời nhanh chóng tăng nhanh tốc độ vòng quay vốn ngắn hạn để
tạo ra nhiều sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp .
- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn (Hiệu quả hoạt động)
 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản & hàng tồn kho
 Phân tích sức sản xuất của tổng tài sản
Doanh thu thuần (GTSX)
Sức sx của tổng TS = 100% (7.10)
Tổng TS bình quân

ý nghĩa : 100 đồng vốn kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ
Bảng 7.21. Phân tích sức sản xuất của tổng tài sản [2]

Đơn Năm Năm So sánh Chênh MĐAH


TT Chi tiết
vị gốc n/c (%) lệch %

Tổng Tài sản bình


1 đồng
quân

Doanh thu thuần


2 đồng
(GTSX)

Sức sản xuất của tổng TS

Sức sản xuất của tổng tài sản được coi là “thước đo” hiệu quả trong việc sử dụng tài
sản của doanh nghiệp .
Khi so sánh thì tỷ số này có xu hướng tăng được đánh giá tốt. Ngược lại
Chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm nguyên nhân và đưa giải pháp
nhằm tăng cho doanh nghiệp.
 Phân tích sức sinh lời của tổng tài sản
𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế
𝐒ứ𝐜 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐥ờ𝐢 𝐜ủ𝐚 𝐭ổ𝐧𝐠 𝐓𝐒 = 100% (7.11)
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐓𝐒 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧

Ý nghĩa : 100 đồng vốn kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Khi
so sánh thì tỷ số này có xu hướng tăng được đánh giá tốt. Ngược lại
Chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm nguyên nhân và đưa giải pháp
nhằm tăng cho doanh nghiệp.

173
Bảng 7.22. Phân tích sức sinh lời của tổng tài sản [2]

Đơn vị So sánh Chênh MĐAH


TT Chi tiết Năm gốc Năm n/c
(%) lệch %

Tổng Tài
1 sản bình đồng
quân

Lợi nhuận
2 đồng
sau thuế

Sức sinh lời của


tổng TS

 Phân tích sức sản xuất của tài sản cố định


Doanh thu thuần (GTSX)
Sức sx của tổng TSCĐ = 100% (7.12)
Ng.giá bình quân TSCĐ

Bảng 7.23. Phân tích sức sản xuất của tài sản cố định [2]

Đơn So sánh Chênh MĐAH


TT Chi tiết Năm gốc Năm n/c
vị (%) lệch %

Nguyên giá
1 đồng
BQ TSCĐ

Doanh thu
2 thuần đồng
(GTSX)

Sức sản xuất của %


TSCĐ

Đặc biệt tài sản cố định nói lên năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Vì nó đóng vai
trò trực tiếp tạo ra sản phẩm kinh doanh chính của doanh nghiệp. Tỷ số này cũng càng tăng
càng tốt .
 Phân tích sức sinh lời của tài sản cố định
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lời của tổng TSCĐ = 100% (7.13)
Ng.giá bình quân TSCĐ

Ý nghĩa : 100 đồng đầu tư cho tài sản cố định thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ số này càng tăng càng phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định tốt và ngược lại

174
Bảng 7.24. Phân tích sức sinh lời của tài sản cố định [2]

Đơn vị So sánh Chênh MĐAH


TT Chi tiết Năm gốc Năm n/c
(%) lệch %

Nguyên
1 giá BQ đồng
TSCĐ

Lợi nhuận
2 đồng
sau thuế

Sức sinh lời của %


TSCĐ

 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn hàng tồn kho


 Phân tích số vòng quay Hàng tồn kho
Doanh thu thuần (GTSX)
Số vòng quay HTK = ( vòng /kỳ ) (7.14)
Hàng tồn kho bình quân

Bảng 7.25. Phân tích số vòng quay hàng tồn kho [2]

So sánh Chênh MĐAH


TT Chi tiết Đơn vị Năm gốc Năm n/c
(%) lệch (vòng)

Doanh
1 thu thuần đồng
(GTSX)

Hàng tồn
2 kho bình đồng
quân

Số vòng quay
vòng
Hàng tồn kho

Nghĩa là đạt được doanh thu trong kỳ thì hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng. Số vòng
quay càng lớn tức là cần ít vốn nằm trong hàng tồn kho hơn. Chứng tỏ việc sử dụng vốn
hiệu quả hơn.
Khi so sánh thì tỷ số này có xu hướng tăng được đánh giá tốt. Ngược lại
Chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm nguyên nhân và đưa giải pháp
nhằm tăng tốc độ vòng quay hàng tồn kho cho doanh nghiệp .
Nếu muốn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nằm trong hàng tồn kho mà hai kỳ không
cùng khoảng thời gian như nhau thì phải dùng chỉ tiêu số ngày một vòng quay.

175
 Phân tích số ngày bình quân của 1 vòng tồn kho
Thời gian trong kì
Số ngày BQ của 1 vòng TK = ( ngày /vòng ) (7.15)
Số vòng quay HTK

Bảng 7.26. Phân tích số bình quân của 1 vòng tồn kho [2]

So sánh Chênh MĐAH


TT Chi tiết Đơn vị Năm gốc Năm n/c
(%) lệch (vòng)

Thời gian đồng


1
trong kì

Số vòng
2 quay hàng đồng
tồn kho

Số ngày bình
quân của 1 vòng ngày
tồn kho

Thời gian trong kỳ: 1 tháng = 30 ngày; 1 quý =90 ngày; 1 năm = 360 ngày
Số ngày một vòng quay càng ít càng tốt. Chứng tỏ sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn các khoản phải thu
 Phân tích vòng quay các khoản phải thu
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 (𝑮𝑻𝑺𝑿)
𝑺ố 𝒗ò𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂𝒚 𝑲𝑷𝑻 𝑲𝑯 = ( vòng /kỳ ) (7.16)
𝑩ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒉𝒖 𝑲𝑯

Bảng 7.27. Phân tích vòng quay khoản phải thu [2]

So sánh Chênh MĐAH


TT Chi tiết Đơn vị Năm gốc Năm n/c
(%) lệch (vòng)

Doanh thu
1 thuần đồng
(GTSX)

Khoản phải
2 thu bình đồng
quân

Vòng quay
vòng
khoản phải thu

Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh
nghiệp càng nhanh. Khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều

176
này giúp cho doanh nghiệp thu hồi luồng tiền nhanh chóng phục vụ sản xuất kinh doanh.
Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng
nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong
việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân
hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động
Khi so sánh thì tỷ số này càng tăng càng tốt. Chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố, tìm nguyên nhân ,giải pháp cho phù hợp.
 Phân tích kì thu tiền bình quân
Thời gian trong kì
Kì thu tiền BQ = ( ngày /vòng ) (7.17)
Số vòng quay KPT KH

Bảng 7.28. Phân tích kì thu tiền bình quân [2]

So sánh Chênh MĐAH


TT Chi tiết Đơn vị Năm gốc Năm n/c
(%) lệch (ngày)

Số ngày trong
1 ngày

Vòng quay
2 khoản phải vòng
thu

Kì thu tiền bình ngày


quân

Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản
phải thu của mình. Từ đó đánh giá chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp, tình hình thu
hồi nợ của doanh nghiệp. Đưa ra các giải pháp các phương thức thanh toán và thu hồi công
nợ hợp lý hơn .
Số ngày một vòng quay càng giảm càng tốt .
 Phân tích vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động = (vòng /kỳ ) (7.18)
TSNH bình quân

Vòng quay vốn lưu động được hiểu là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh.
Chỉ số của vòng quay vốn lưu động càng lớn thì chứng tỏ Doanh nghiệp đang hoạt động
kinh doanh ổn định và sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao. Ngược lại
Khi phân tích chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân và đưa ra giải pháp nhằm tăng
tốc độ vòng quay vốn lưu động .

177
Bảng 7.29. Phân tích vòng quay vốn lưu động [2]

So sánh Chênh MĐAH


TT Chi tiết Đơn vị Năm gốc Năm n/c
(%) lệch (vòng)

Doanh thu
1 ĐỒNG
thuần (GTSX)

Tài sản ngắn


2 ĐỒNG
hạn bình quân

Vòng quay vốn lưu


vòng
động

 Phân tích kì luân chuyển vốn lưu động


Thời gian trong kì
Kì luân chuyển vốn lưu động = ( ngày /vòng ) (7.19)
Số vòng quay vốn lưu động

Bảng 7.30. Phân tích kì luân chuyển vốn lưu động [2]

So sánh Chênh MĐAH


TT Chi tiết Đơn vị Năm gốc Năm n/c
(%) lệch (vòng)

Số ngày trong
1 ngày

Vòng quay
2 vòng
vốn lưu động

Kì luân chuyển vốn


ngày
lưu động

Chỉ tiêu này càng giảm càng tốt. Điều này chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động
nhanh góp phần tạo ra nhiều sản phẩn hơn, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng khả năng
sinh lời trên vốn .
- Phân tích tình hình khả năng sinh lời
 Phân tích tỷ suất sinh lời trên doanh thu (Return on Sales)
𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế
𝐑𝐎𝐒 = 100 (%) (7.20)
𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮

Ý nghĩa : 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế .
Chỉ tiêu này càng tăng càng tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Khi phân tích cần chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân
đưa ra giải pháp nhằm nâng cao ROS cho doanh nghiệp

178
Bảng 7.31. Phân tích tỷ suất sinh lời trên doanh thu [2]

So sánh Chênh MĐAH


TT Chi tiết Đơn vị Năm gốc Năm n/c
(%) lệch %

Doanh thu
1 thuần đồng
(GTSX)

Lợi nhuận sau


2 đồng
thuế

Doanh lợi doanh


%
thu (ROS)

 Phân tích tỷ suất sinh lời trên tài sản (Return on Assets)
Lợi nhuận sau thuế
ROA = 100 (%) (7.21)
Bình quân tổng tài sản

Bảng 7.32. Phân tích tỷ suất sinh lời trên tài sản [2]

So sánh Chênh MĐAH


TT Chi tiết Đơn vị Năm gốc Năm n/c
(%) lệch %

Tổng Tài
1 sản bình đồng
quân

Lợi nhuận
2 đồng
sau thuế

Doanh lợi tài sản


%
(ROA )

Tỷ số ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế .
Chỉ tiêu này càng tăng càng tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Khi phân tích cần chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân đưa
ra giải pháp nhằm nâng cao ROA cho doanh nghiệp
 Phân tích tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)
𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế
𝐑𝐎𝐄 = *100 (%) (7.22)
𝐁ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐯ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮

179
Bảng 7.33. Phân tích tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu [2]

So sánh Chênh MĐAH


TT Chi tiết Đơn vị Năm gốc Năm n/c
(%) lệch %

Vốn chủ sở
1 đồng
hữu bình quân

Lợi nhuận sau


2 đồng
thuế

Doanh lợi VCSH


%
(ROE)

Tỷ số ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế. Từ đó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và mức doanh
lợi tương đối mà các cổ đông được hưởng khi đầu tư vào doanh nghiệp.
Đây là chỉ tiêu quan trọng đối với các nhà đầu tư. Từ đó có quyết định mua cổ phiếu
của doanh nghiệp không .
Chỉ tiêu này càng tăng càng tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp .
Khi phân tích cần chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân đưa
ra giải pháp nhằm nâng cao ROE cho doanh nghiệp
 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (Earning Per Share)
𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế
𝐄𝐏𝐒 = (đồng/cp) (7.24)
𝐒𝐋 𝐜ổ 𝐩𝐡𝐢ế𝐮 𝐥ư𝐮 𝐡à𝐧𝐡

Bảng 7.34. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần [2]

So MĐAH MĐAH
Năm Năm Chênh
TT Chi tiết Đơn vị sánh
gốc n/c lệch (đồng/cp) (tg đối)%
(%)

Số lượng
1 CP lưu hành CP
bình quân

Lợi nhuận
2 ĐỒNG
sau thuế

Tỷ suất LN/CP - Đồng/cp


EPS

EPS là thu nhập bình quân của một cổ phiếu .

180
EPS là 1 chỉ số tài chính quan trọng để đầu tư chứng khoán. EPS là phiên bản rút gọn
nhất của lợi nhuận sau thuế. Đây có thể coi như là phần lợi nhuận thu được trên mỗi khoản
đầu tư ban đầu. Chỉ số EPS càng cao thì càng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp tốt. Góp phần nâng cao tiềm lực của doanh nghiệp từ đó góp phần tăng giá cổ phiếu
trên thị trường. Khả năng huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu cũng dễ dàng hơn
Khi phân tích cần chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân đưa
ra giải pháp nhằm nâng cao EPS của doanh nghiệp
- Phân tích chỉ số DUPOINT
Để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp cần xem xét tích hợp giữa các chỉ
tiêu tài chính thông qua chỉ số DUPOINT
𝐿𝑁𝑠𝑡 𝐿𝑁𝑠𝑡 𝐷𝑇𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆𝐵𝑄
= * * (7.25)
𝑉ố𝑛 𝐶𝑆𝐻 𝐷𝑇𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆𝐵𝑄 𝑉ố𝑛 𝐶𝑆𝐻𝐵𝑄
1
ROE= ROS* Vòng quay tài sản* (7.26)
1−𝑡ỷ 𝑠ố 𝑛ợ
1
Hay ROE= ROA* (7.27)
1−𝑡ỷ 𝑠ố 𝑛ợ

Khi phân tích ta phân tích tỷ số nợ trước, rồi đến vòng quay tài sản rồi đến ROS. Dùng
phương pháp thay thế liên hoàn để tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE, tìm
ra nguyên nhân gây nên biến động các nhân tố và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao ROE
cho doanh nghiệp.
Để tăng ROE doanh nghiệp cần phải:
- Tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu bằng cách tiết kiệm chi phí, tăng
doanh thu để tăng lợi nhuận nhưng tốc độ tăng lợi nhuận phải nhanh hơn tốc độ tăng doanh
thu.
- Tăng tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn bằng cách tăng doanh thu, đầu tư dự trữ tài
sản hợp lý, huy động tối đa mọi tài sản vào kinh doanh
- Thay đổi cơ cấu tài chính bằng cách thay đổi tỷ lệ nợ vay và vốn chủ sở hữu trong
tổng nguồn vốn. Khi doanh thu tăng, doanh nghiệp có lãi một sự tăng nợ vay sẽ làm cho
ROE càng tăng cao và ngược lại khi doanh nhiệp làm ăn thua lỗ tăng nợ vay làm cho ROE
giảm đi nghiêm trọng (tác động của đòn cân nợ)

181
Câu hỏi ôn tập chương 7
Câu hỏi
1. Trình bày ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp?
2. Trình bày các chỉ tiêu phản ánh trạng thái tài chính của doanh nghiệp?
3. Những đối tượng nào quan tâm đến báo cáo tài chính của Doanh nghiệp ?
4. Kết cấu tài sản và nguồn vốn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
5. Trên quan điểm của chủ đầu tư , thì chủ đầu tư sẽ đánh giá như thế nào khi tỷ số nợ
tăng?
Bài tập
Bài 1: Phân tích MĐAH của các nhân tố đến ROE của DN, chi tiết như sau:

STT Chi tiết Kì gốc Kì nghiên cứu

1 Tổng nợ phải trả BQ 85.195.106 105.250.106

2 Tỷ số nợ 0,6 0,7

3 ROS 5% 5,8%

4 Doanh thu thuần 12.850.106 14.250.106

Bài 2: Phân tích MĐAH của các nhân tố đến ROA của DN, chi tiết như sau:

STT Chi tiết Đơn vị Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu


1 Doanh thu thuần 103VNĐ 25.150.780 28.500.660
2 Gía thành toàn bộ 103VNĐ 17.860.765 20.786.900
3 Thuế suất thuế TNDN % 18 20
4 Tổng TSBQ 103VNĐ 85.456.780 78.365.590

182
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Tấn Bình: Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, 2010
[2] Phạm Văn Dược – Trần Phước : Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Trường
Đại học công nghiệp TP.HCM, 2015
[3] Nguyễn Văn Hưởng: Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp vận tải biển, Nhà
xuất bản Trường Đại học Hàng hải, 2001
[4] Nguyễn Thị Mỵ: Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, 2015
[5] Phạm Thị Nga: Kinh tế vận tải và Logistics, Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2016
[6]Nguyễn Năng Phúc: Phân tích kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính Hà Nội,
2011
[7] PGS.TS.Đoàn Thị Hồng Vân: Quản trị Logistics, Nhà xuất bản thống kê, 2006
[8] Quy định về biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng bài giảng của Trường
Đại học giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh 2021
[9] Website: https://finance.vietstock.vn/ (Trang thông tin điện tử báo cáo tài chính của các
công ty cổ phần) truy cập ngày 30/4/2022

183
ThS. LÊ THỊ HỒNG HUẾ (Chủ biên)
ThS. NGUYỄN THỊ LEN
ThS. TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN

BÀI GIẢNG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Lưu hành nội bộ)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Số 2 - Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (028) 38992862 – 38991373 * Fax: (028) 38980456 - 35120567
Website: http://www.ut.edu.vn * Email: ut-hcmc@ut.edu.vn
Phát hành năm 2022
184

You might also like