You are on page 1of 2

Tổ chức như một “rãnh mòn tâm lý”

IV. Nguồn gốc lý thuyết


Tư tưởng "rãnh mòn tâm lý" được minh họa qua bức tranh của Plato, mô tả hình ảnh một nô
lệ từ nhỏ bị nhốt trong hang động. Để hiểu về thế giới bên ngoài, nô lệ phải sử dụng trí tưởng
tượng để tưởng tượng ra hình ảnh phản chiếu trên vách đá và tiếng động. Bức tranh mà trí
tưởng tưởng tượng ra sẽ khác biệt với thực tế, khiến người xem rất kinh ngạc khi nhìn thấy
thế giới thực lần đầu. Sự phức tạp của cuộc sống bên ngoài và việc thiếu kinh nghiệm khi đối
mặt với những thử thách mới làm cho nô lệ sợ hãi và cảm thấy an toàn khi lùi lại và quay về
hang động quen thuộc. Có thể họ sẽ cảm thấy yên tâm và hài lòng với cuộc sống nô lệ, và từ
chối cơ hội để thoát ra khỏi hang động và bước vào thế giới tự do và rộng lớn.
Về bản chất, con người thích ở trong "bóng râm" của những thói quen và kinh nghiệm, hơn là
tiếp tục đấu tranh và đối mặt với một thế giới đang thay đổi và đầy thách thức.
V. Phản ánh trong quản lý
Tư tưởng "chủ nghĩa kinh nghiệm" mang theo nguy cơ của sự bảo thủ trong tư duy và hành
động của người quản lý và nhân viên trong quá trình xây dựng và quản lý tổ chức. Những
người thành đạt thường dễ mắc phải "bẫy kinh nghiệm" do tích lũy kiến thức và hài lòng với
thành tựu, khiến họ giữ nguyên thói quen và cách tiếp cận đã quen thuộc trong công việc.
Tuy nhiên, thế giới luôn biến đổi, có thể tạo ra những trở ngại khiến con người khó nhận ra
và tiếp thu những điều mới.
Mỗi người quản lý sẽ áp dụng quan điểm, thói quen và kinh nghiệm của mình trong việc xây
dựng và quản lý tổ chức. Trong quá trình quản lý và bị quản lý, họ phải xây dựng mối quan
hệ với những người có tư tưởng và kinh nghiệm khác nhau và do đó phải thích nghi và thay
đổi. Do đó, họ có thể bị chi phối hoặc ảnh hưởng bởi quan điểm và kinh nghiệm của người
khác.
Thường thì con người cố duy trì tư tưởng, quan điểm, phương pháp và thói quen đã từng giúp
họ thành công, bởi vì việc này sẽ dễ dàng hơn việc phải thay đổi để trở thành người mới,
thiếu kinh nghiệm và luôn ở sau người khác. Tư tưởng này có thể hạn chế việc xây dựng môi
trường tổ chức linh hoạt, vì nó duy trì một cách ý thức.
Một nền tảng quản lý dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm có thể cản trở quyền tự do và sáng tạo
của nhân viên. Điều này là do những giả thiết, niềm tin và quy tắc hành động đã được thiết
lập và không được thách thức. Chúng trở thành "nhãn quan có định kiến" trong tư duy của
chúng ta và khiến chúng ta không nhìn thấy những khía cạnh khác của các vấn đề.. Trong khi
những nhãn quan này giúp chúng ta một “lăng kính” để nhận ra những thứ gì đó và gợi ý
cách thức hành động, nó đồng thời cũng làm cho chúng ta không nhìn thấy những thứ khác
và loại bỏ khả năng hành động (hay chấp nhận hành động) theo cách khác. Một nền văn hóa
được xây dựng bởi một người quản lý có tư tưởng như vậy có thể sẽ tạo ra những “rãnh mòn
tâm lý” đối với những thành viên tổ chức và hạn chế sự tự do và sáng tạo trong tư duy và
hành động.
Tổ chức như một “dòng chảy, biến hóa”
Chúng ta đã quen với quan niệm thực tế là vĩnh cữu và thay đổi chỉ là những biểu hiện tạm
thời của nó. Tuy nhiên, quan điểm "dòng chảy, biến hóa" cho rằng thay đổi chính là trạng thái
vĩnh cửu và thực tế chỉ là biểu hiện của sự chuyển động liên tục trong vũ trụ. Khám phá sâu
hơn về điều này. Câu nói của Heraclite "Không thể nhúng chân hai lần xuống cùng một dòng
sông, vì dòng sông không bao giờ ngừng chảy" đã truyền tải thông điệp rõ ràng về tính liên
tục và thay đổi trong tự nhiên. Ông đã từng nói: “Mọi cái đều trôi đi, không có cái gì đọng lại
cả; Mọi cái đều tàn lụi, không có cái gì cố định”… Cái lạnh sẽ trở nên nóng, cái nóng trở nên
lạnh; cái ấm trở nên khô ráo, rồi cái không ráo lại trở nên ẩm. Chính trong khi biến hóa vạn
vật tìm thấy sự nghỉ ngơi. Điều này ám chỉ rằng không có điều gì tồn tại một cách nằm yên
mãi mãi mà thực tế chính là quá trình diễn ra liên tục. Quan điểm tiếp cận này cho rằng bên
dưới bề mặt của thực tế tồn tại những quá trình hay logic của sự chuyển đổi. Chúng ta có thể
hiểu rõ hơn về thế giới bằng cách nghiên cứu và hiểu các quá trình này, không chỉ vào một
khoảnh khắc cụ thể mà còn trong suốt quá trình diễn ra.
Nếu chúng ta áp dụng quan điểm này vào tổ chức và quản lý, chúng ta thấy rằng nhưng thành
tựu và thành công của một tổ chức không chỉ là một điểm dừng. Thay vào đó, nó là một quá
trình liên tục của sự cải tiến và phát triển. Tổ chức cần thích ứng và tiếp tục chuyển đổi để
đáp ứng với môi trường thay đổi xung quanh nó. Môi trường là một phần của tổ chức, ngược
lại tổ chức là một phần của môi trường.
Khi nghiên cứu môi trường người quản lý thường đặt mình vào vị trí không phải trong tổ
chức để quan sát, tìm hiểu chính tổ chức đó và mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Kết quả
quan sát, tìm hiểu phản ánh tiến độ triển khai công việc mang tính khách quan, giúp thành
viên của tổ chức định vị mình trong môi trường hoạt động liên tục thay đổi. Và nhờ đó họ có
thể can thiệp vào các hoạt động của chính mình đồng thời tham gia vào việc tạo ra dòng chảy
sự kiện, duy trì giá trị bản sắc.
Thông thường chiến lược thể hiện quyết định và ý muốn chủ quan của người quản lý một tổ
chức cần nhận thức được rằng chiến lược không chỉ là mối quan hệ một chiều mà còn là sự
tương tác giữa môi trường tổ chức, giữa tác nhân môi trường và hành vi tổ chức. Như vậy,
các tổ chức và người quản lý có thể tác động đến sự vận dộng của môi trường bên ngoài
thông qua quá trình xây dựng hình tượng bản thân, việc chỉ đạo hoạt động của tổ chức và
thành viên nhằm tác động đến hành vi của đối tượng và đối tác trên thị trường.
Thay vì coi chiến lược là những quyết định và ý muốn chủ quan của một nhà lãnh đạo, một tổ
chức, người quản lý cần phải nhận thức được rằng chiến lược không thể chỉ là mối quan hệ
một chiều mà là một tương tác qua lại giữa môi trường và tổ chức, giữa các tác nhân môi
trường và hành vi tổ chức. Như vậy, các tổ chức và người quản lý có thể tác động đến sự vận
động của môi trường bên ngoài thông qua quá trình xây dựng hình tượng bản thân và việc chỉ
đạo các hoạt động của tổ chức và thành viên nhằm tác động đến hành vi của các đối tượng và
đối tác trên thị trường.
Việc hiểu và nghiên cứu những quá trình hay công nghệ của sự biến hóa là rất quan trọng cho
môi trường kinh doanh hiện đại. Điều này cho phép chúng ta can thiệp một cách tác động vào
các giai đoạn khác nhau của một tổ chức, từ quá trình sản xuất đến quản lý và tiếp thị. Chúng
ta có thể thấy được cơ hội và thách thức trong quá trình và điều chỉnh chiến lược và hành
động của chúng ta.

You might also like