You are on page 1of 5

Cấu trúc của một mật thư phổ biến bao gồm:

– Khóa của mật thư: là gợi ý để tìm ra dạng và chìa khóa của mật thư, kí hiệu là OTT hay O=n / On.
– Nội dung của mật thư: là đoạn văn bản / kí hiệu nằm giữa NW và AR. Kí hiệu NW và AR từng được sử
dụng trong kĩ thuật điện báo vô tuyến (radiotelegraphy) trong đó NW: bắt đầu truyền tin và AR: kết thúc
truyền tin. Nhiều nơi mật thư còn được kí hiệu là BV (bản văn – dễ gây nhầm lẫn với bạch văn) hay MT
(mật thư).
Thông điệp sau khi giải mã thường được gọi là Bạch văn (BV). Hiện tại cách gọi thông điệp mã hóa là
NW( kết thúc bằng AR) và thông điệp sau khi giải mã là BV (bạch văn) thường được dùng nhất.
Bên cạnh những mật thư phổ biến, cũng có những mật thư đặc biệt, không theo cấu trúc như trên (ở đây
đang nói đến khái niệm mật thư được dùng trong các cuộc đọ trí, trò chơi). Những mật thư loại này thường
đơn giản, dễ thấy cách giải (xem ví dụ a, b, c của phần giới thiệu sơ lược hệ thống ẩn giấu bên dưới). Tuy
nhiên, cũng có những dạng phức tạp và những dạng này thường dành cho những người giải mật thư cao cấp
hơn bình thường.
Mật thư gồm 3 hệ thống lớn:
I. Hệ thống thay thế: các chữ hoặc nhóm chữ trong BV được thay bằng các chữ / nhóm chữ hoặc kí hiệu
(mật thư chuồng bồ câu, chuồng bò…) theo một quy tắc nhất định.
Chi tiết về “hệ thống thay thế” được đề cập bên dưới, trong khuôn khổ bài viết này.
II. Hệ thống dời chỗ (hệ thống chuyển vị): các chữ trong BV được sắp xếp lại theo một quy tắc nhất định.
Điểm khác nhau cơ bản giữa hệ thống thay thế và dời chỗ (hoán vị) là việc thay thế sẽ làm thay đổi các “giá
trị” của mỗi chữ trong BV mà không thay đổi vị trí của chúng, còn dời chỗ thì ngược lại. Các hệ thống (và
các dạng) có thể đồng thời được sử dụng trong mật thư.
III. Hệ thống ẩn giấu: gồm 2 dạng chính:
1) BV được ẩn ngay trong mật thư: Trong mật thư thường là một đoạn văn, một câu chuyện hay một đoạn
(bài) thơ, hoặc thậm chí là một dãy ký tự. Trong đó nội dung chính thường được che giấu bởi các nội dung
phụ được sắp xếp khéo léo xung quanh. Các nội dung phụ này hoặc vô nghĩa, hoặc đóng vai trò gợi ý, bổ
sung ý nghĩa cho nội dung chính.
2) Mật thư được ẩn đi bằng các biện pháp hóa học (còn gọi là mật thư hóa học): như làm chữ chìm trên
giấy, phải dùng lửa hơ lửa hay nhúng nước mới nhìn thấy (thường được viết bằng xà bông, huyết thanh, mủ
xương rồng, nước chanh, amoniắc…). Mật thư loại này có lúc không cần phải mã hóa, nhưng khi được sử
dụng để liên lạc thông tin mật với nhau (đặc biệt là trong quân sự), nhằm tăng tính bảo mật, người ta thường
kết hợp với mã hóa. Trong các trò chơi, mật thư loại này cũng thường được đưa ra những gợi ý bí ẩn chỉ dẫn
đến cách thức để làm cho nội dung hiện lên (có thể trong khóa vẽ một ngọn lửa hoặc một câu có liên quan
đến lửa để diễn tả một mật thư đọc bằng cách hơ lửa; hay hình sóng nước, kí hiệu nước, H2O, một câu có
liên quan đến nước để diễn tả một mật thư đọc bằng cách nhúng nước).
QUY ƯỚC CHUNG
1. Trong bài viết này, mật thư sẽ được trình bày như sau:
– OTT: <khóa>
– NW và BV: có 2 cách trình bày:
+ Ngắt từng từ: XIN – CHAO – CAC – BAN.
+ Ngắt thành từng cụm 5 chữ: XINCH – AOCAC – BAN.
2. Bảng chữ cái:
26 chữ:

29 chữ:

3. Quốc ngữ điện tín (TELEX) và VNI:


AS = A1 = Á
AF = A2 = À
AR = A3 = Ả
AX = A4 = Ã
AJ = A5 = Ạ
AA = A6 = Â
OW = O7 = Ơ
(UOW = ƯƠ)
AW = A8 = Ă
DD = D9 = Đ
4. Morse:

Bảng mã Morse quốc tế


-**********-
I. HỆ THỐNG THAY THẾ:
I.1. Mã Caesar và các dạng thể hiện: Mã Caesar là dạng thay thế chữ – chữ đơn giản nhất, mỗi chữ cái
trong BV được thay thế bằng chữ cái tương ứng cách nó k chữ trong bảng alphabet. Ví dụ với k=3 thì A thay
bằng D, B thay bằng E, …, Z thay bằng B. Mã này được đặt tên theo Julius Caesar.
I.1a. Một số dấu hiệu nhận dạng: (sưu tầm)
*Chữ:
A: Người đứng đầu(Vua, anh cả,..), át xì, ây, ngôi sao, anh*, ách
B: Bò, Bi, 13, Bê…
C: Cê, cờ, trăng khuyết
D: Dê, đê
E: e thẹn, 3 ngược, tích, em*, đồi* (morse)
F: ép, huyền
G: Gờ, ghê, gà
H: Hắc, đen, thang, hờ, hát
I: cây gậy, ai, số một, tôi*
J: Dù*, gì*, móc, nặng, bồi (bài)
K: Già, ca, kha, ngã ba số 2
L: En, eo, cái cuốc, lờ
M: Em, mờ, mã*
N: Anh, nờ, phương bắc*
O: Trăng tròn, bánh xe, trứng, tròn, không* (tình yêu không phai…)
P: Phở, phê, chín ngựơc
Q: Cu, rùa, quy, ba ba, bà đầm, bà già, đồng (hóa học…)
R: Hỏi, rờ
S: Việt Nam, hai ngược, sắc
T: Tê, Ngã ba, te, kiềng 3 chân*, núi* (morse)
U: Mẹ, you, nam châm
V: Vê, vờ, số 5 La Mã
W: Oai, kép, anh em song sinh, ba nằm, mờ ngược
X: Kéo, ích, Ngã tư, cấm, dấu ngã
Y: Ngã ba, cái ná, kiềng 3 chân*
Z: Kẽ ngoại tộc, anh nằm, co….
** Ngoài ra còn có 1 số trường hơp như “Đầu lòng hai ả tố nga…” thì L=2 và còn có thể áp dụng SMP
(semaphore).
*Số:
(bổ sung sau)
I.1b: Ví dụ và thực hành:
VD1:
OTT:Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
NW: DIVD – OHBZ – NPJ – UPU – MBOI – AR.
Anh = N, Em = M, tra bảng chữ cái hoặc xoay vòng đĩa với N=M ta có:
NW: A B C / D E F / G H I / J K L
BV: Z A B / C D E / F G H / I J K
NW: M N O / P Q R / S T U / V W X / Y Z
BV: L M N / O P Q / R S T / U V W / X Y
=> BV: CHUC NGAY MOI TOT LANH.
VD2:
OTT: Em tôi 16 trăng tròn.
NW: 4, 17, 11 – 8, 16 – 23, 4 – 25, 8 – AR.
Em = M, ta có M = 16.
Lập bảng hoặc xoay vòng đĩa để M = 16:
BV: A. B. C. / D. E. F. / G. H. I. / J. K. L.
NW: 4. 5. 6. / 7. 8. 9. / 10 11 12 / 13 14 15
BV: M. N. O. / P. Q. R. / S. T. U. / V. W. X. / Y. Z.
NW: 16 17 18 / 19 20 21 / 22 23 24 / 25 26 1. / 2. 3.
Thực hành:
1/

OTT: Đi chăn bò, cầm cây roi thật to. B=I ✓


NW: FTM – MAN – MATR – MAX – AR.
2/
OTT: Con ma con quỷ.
NW: OLSM – HSRK – AR.
3/
OTT: Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. I=Y ✓


NW: ZTGZS – ZSGAU – CBO – NPJ – AR.
4/
OTT: sin x = x
NW: 5, 10, 24, 16, 9, 21 – 25, 3 – 12, 3, 8 – 4, 3, 16, 12 – AR.
5/
OTT: Áo anh 3 màu.
NW: 23, 2, 15, 21, 21 – 8, 12, 3, 4, 6 – 25, 25, 8, 24, 15 – 9, 17, 8, 1 – AR.
6/

OTT: 3/4 = N, 4/3 = 2 ✓


NW: 8, 6, 3, 20, 17 – 22, 3, 11, 23 – 26, 3, 12, 2 – AR
7/

OTT: Nguyên tử lượng của Oxi. ✓


NW: 13, 6, 15 – 5, 22, 16, 15, 8 – 15, 2, 16 – 4, 2, 4 – 3, 2, 15 – AR.
-***-

You might also like